Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SKKN peptit hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.11 KB, 42 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến nghành Giáo Dục – Đào Tạo Tỉnh Bắc Ninh.
1. Tên sáng kiến: ‘‘ Nâng cao hiệu quả giải bài tập liên quan đến peptit’’
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giảng dạy Hóa Học ( Học sinh lớp 12 + ôn thi đại học + BDHSG 12).
3. Tác giả sáng kiến:
-

Họ tên: NGUYỄN CÔNG THIẾT

-

Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Yên Phong số 1.

-

Địa chỉ: Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh

-

Điện thoại: 0982 628 835

-

Email:

Ngày Sinh: 19/06/1983.

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Cơng Thiết ( Đóng góp 100%).


5. Các tài liệu kèm theo:
5.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến.
5.2. Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở

Yên Phong, ngày ... tháng 03 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Chữ ký và họ tên)

Nguyễn Công Thiết

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
‘‘ Nâng cao hiệu quả giải bài tập liên quan đến peptit’’.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm 2016 - 2017
3. Các thơng tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:

– Ưu điểm:
+ Đảm bảo đúng thời lượng chương trình.
+ Dành nhiều thời gian hơn để luyện tập các phần kiến thức khác.
- Nhược điểm:
+ Đa số học sinh thường bỏ qua bài tập phần peptit.
+ Lượng học sinh giải được bài tập liên quan tới peptit ít, do đó số lượng học
sinh đạt 9-10 trong thi THPT QG ít. Chất lượng học sinh giỏi trong cuộc thi HSG

cấp tỉnh chưa cao.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
- Peptit thường xuyên xuất hiện trong các đề thi HSG, ĐH, CĐ và
THPT Quốc Gia với số lượng ngày càng nhiều, kiến thức ngày càng khó.
- Peptit là một trong những câu hỏi phân loại trong đề thi THPT Quốc Gia
trong những năm gần đây. Do đó, để giải quyết câu hỏi loại này đỏi hỏi học sinh
phải hiểu được bản chất của bài toán, khéo léo vận dụng linh hoạt các phương
pháp giải toán.
2


6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
Nâng cao hiệu quả khi học và làm bài tập liên quan đến Peptit. Cụ thể:
- Phân chia nhỏ các dạng bài tập và định hướng cách giải giúp học sinh định
hướng nhanh bài tập dẫn đến tiết kiệm thời gian khi giải toán.
- Tùy theo đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp giảng dạy, điều chỉnh
thời gian, lượng kiến thức để giảng dạy cho phù hợp.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm, đặc
biệt là phương pháp quy đổi và tổng hợp các phương pháp giải nhanh.
7.

Nội dung

7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
Sáng kiến này đưa ra dựa theo tiến trình:
- Thực trạng giảng dạy về peptit, và những khó khăn khi học sinh làm bài tập
liên quan đến peptit.
- Cung cấp cơ sở lý thuyết liên quan. Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả
khi giải bài tập liên quan.
- Phân tích một số ví dụ, hướng giải quyết bài toán và định hướng của người dạy

để học sinh, giáo viên khác tham khảo.
* Kết quả của sáng kiến (Số liệu cụ thể):
Sau khi dạy xong chuyên đề “ Peptit”, tiến hành kiểm tra kiến thức về peptit
với 2 lớp 12A1, 12A2 ( Năm 2019 – 2020). Phổ điểm như sau:
Điểm

(0-4)

[4-5)

[5-6)

[6-7)

12A1 TN
(52)

0

0

02
(3,8%)

04
(7,7%)

12A2 ĐC
(45)


0

02
(4,4%)

0

[ 7-8)

[8-9)

11
23
12
(24,4%) (44,2%) (23,1%).

05
19
16
(11,1%) (42,2%) (35,6%)

3

[9-10)

03
(6,7%)


7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến

- Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THPT Yên Phong số 1 .
- Đối tượng: Học sinh lớp 12 ( đặc biệt là học sinh thi THPT Quốc Gia và HSG)
- Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy THPT.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
+ Học sinh tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm, lựa chọn tài liệu
tham khảo, định hướng cách giải.
+ Giảm bớt lo lắng cho học sinh khi ơn tập kiến thức từ đó nâng cao thành
tích học tập của học sinh.
+ Rèn luyện kĩ năng tư duy giải quyết vấn đề từ đó giúp các em có cách nhìn
nhận vấn đề và giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau.
Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép
hoặc vi phạm bản quyền.

Xác nhận của cơ quan

Tác giả sáng kiến

(Chữ ký, dấu)

(Chữ ký và họ tên)

Nguyễn Công Thiết

4


BẢNG DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu, Viết tắt

Nghĩa


THPT

Trung học phổ thông

ĐH–CĐ

Đại Học – Cao Đẳng

HD

Hướng dẫn

HSG

Học Sinh Giỏi

HS

Học Sinh

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

TH


Trường hợp

5


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..................................................................................................

8

1. Mục đích của sáng kiến ......................................................................................... 8
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. ......................................................... 8
3. Đóng góp của sáng kiến. ....................................................................................... 8
PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 9
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .......................................... 10
1. GIẢI PHÁP 1: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PEPTIT. ... 10
1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 10
1.1.1.Peptit ............................................................................................................... 1
0
1.1.2. Liên kết peptit ................................................................................................ 1
0
1.1.3. Cấu tạo .......................................................................................................... 1
0
1.1.4. Phân loại ....................................................................................................... 11
1.1.5. Tên gọi ........................................................................................................... 11
1.2. Tính chất hóa học ............................................................................................. 12
1.2.1. Phản ứng thủy phân....................................................................................... 1
2
1.2.2. Phản ứng màu biure ...................................................................................... 1

2
1.2. 3. Phản ứng cháy .............................................................................................. 1
2
2. Giải pháp 2: RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TƯ DUY, PHƯƠNG PHÁP GIẢI
NHANH CHO HỌC SINH .................................................................................. 13
3. GIẢI PHÁP 3: PHÂN CHIA BÀI TẬP PEPTIT THÀNH NHIỀU DẠNG
NHỎ........................................................................................................................ 13
3.1. Dạng 1: BÀI TẬP DẠNG LÝ THUYẾT. ........................................................ 14
3.2. Dạng 2: PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY .................................................................. 17
3. 3. Dạng 3: THỦY PHÂN PEPTIT KHI TÍNH TỐN KHƠNG LIÊN QUAN
ĐẾN MƠI TRƯỜNG .............................................................................................. 19
3. 4. Dạng 4: THUỶ PHÂN HỖN HỢP PEPTIT CÓ TỈ LỆ MOL CHO TRƯỚC 20
3.5. Dạng 5: THUỶ PHÂN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT, KIỀM ...... 22


3. 6. Dạng 6: TỔNG HỢP PEPTIT ......................................................................... 25
6


4. GIẢI PHÁP 4: PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH...............................30
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG
KIẾN...................................................................................................................... 31
PHẦN III. KẾT LUẬN......................................................................................... 32
1. Những vấn đề quan trọng của sáng kiến.........................................................32
2. Hiệu quả, tác dụng, ứng dụng của sáng kiến..................................................32
3. Kiến nghị............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 33

7



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
Trong những năm gần đây, peptit thường xuyên có mặt trong các đề thi THPT
QG từ mức độ dễ đến khó. Đặc biệt trong phần vận dụng cao thường xuyên có
kiến thức liên quan đến Peptit. Do kiến thức về peptit trừu tượng, nội dung kiến
thức được trình bày trong sách giáo khoa cịn sơ sài nên học sinh khó khái qt.
Hơn nữa, thiếu thời gian để luyện tập cho nên peptit là bài tốn khó cho cả học
sinh và giáo viên. Nhiều học sinh xác định nếu gặp bài toán liên quan đến peptit là
bỏ, không cần đọc đề, chẳng cần biết dễ hay khó. Để góp phần tối ưu hóa điểm số
cho học sinh và giảm bớt tâm lý lo sợ khi làm bài peptit, tôi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến: ‘‘ Nâng cao hiệu quả giải bài tập liên quan đến peptit’’.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
- Xuất phát từ những khó khăn của học sinh khi học phần peptit vì thế tơi mạnh
dạn đề ra các giải pháp khắc phục.
- Đưa ra cơ sở lý thuyết, phân chia các dạng bài tập cụ thể cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh.
3. Đóng góp của sáng kiến.
- Giúp học sinh và giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để giải quyết kiến thức
phần peptit.
- Giúp học sinh móc nối kiến thức giữa các phần và cách tiếp cận tư duy giải
quyết vấn đề.

8


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP VỀ
PEPTIT.
- Thời lượng cho phần kiến thức Peptit ít ( chỉ có 1 tiết lý thuyết và gần 1

tiết luyện tập) vì thế rất khó hướng dẫn học sinh có kỹ năng, đồng thời làm chủ
được lý thuyết và bài tập liên quan đến peptit.
- Một bộ phận khơng nhỏ các em học sinh cịn yếu về các môn học khoa
học tự nhiên, đặc biệt tư duy và kỹ năng mơn hóa cịn yếu, vì thế chưa biết vận
dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.
- Một số học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn và đa số học sinh có tư
tưởng “ bỏ qua” phần này, bởi cho rằng nó chiếm một lượng nhỏ trong các đề thi
THPT QG.

9


CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1.GIẢI PHÁP 1: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PEPTIT.
Để tiến hành hệ thống hóa lý thuyết về peptit, tơi tiến hành lọc những câu
hỏi lý thuyết và bài tập phần peptit trong đề thi ĐH, CĐ, THPTQG, HSG các tỉnh
để xác định phần kiến thức quan trọng và phạm vi kiến thức Peptit thường thi.
Trên cơ sở khoanh vùng kiến thức, tùy theo đặc điểm tình hình lớp mà lựa
chọn phương pháp giảng dạy hoặc lượng kiến thức cho phù hợp với trình độ của
học sinh.
Sau đây là những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến Peptit.
1.1. Khái niệm
1.1.1.Peptit: Là những hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α – amino axit liên kết với nhau
bằng liên kết peptit.
1.1.2. Liên kết peptit
- Là liên kết được hình thành giữa nhóm NH với nhóm CO của hai đơn vị α
– amino axit.
Ví dụ:

Số liên kết peptit ( trong peptit mạch hở) = Số aa – 1.

1.1.3. Cấu tạo
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α – amino axit bằng liên kết peptit theo một

trật tự nhất định. Trong đó:
+ Amino axit đầu N: cịn nhóm NH2.
+ Amino axit đầu C: cịn nhóm COOH.

Ví dụ:
10


1.1.4. Phân loại:
- Peptit được chia làm 2 loại là oligopeptit và polipeptit
a. Oligopeptit
- Là các peptit chứa từ 2 đến 10 gốc α – amino axit, được gọi tương ứng là:
+ Đipeptit: có 2 gốc α – amino axit.
+ Tripeptit: có 3 gốc α – amino axit .
+ Tetrapeptit: có 4 gốc α – amino axit .
…..…
+ Đecapeptit: có 10 gốc α – amino axit
Ví dụ:

 tetrapeptit

b. Polipeptit:
- Là các peptit chứa từ 11 đến 50 gốc α – amino axit.
1.1.5. Tên gọi
Khi gọi tên của peptit, bắt đầu từ amino axit đầu N và kết thúc bằng tên của
amino axit đầu C. Chỉ có amino axit đầu C giữ nguyên tên gọi, các gốc còn lại đọc
bằng tên gốc axyl tương ứng.

Ví dụ:

H 2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 –
COOH Alanylglyxin (Ala-Gly)

Glyxylalanylvalin (Gly-Ala-Val)

11


1.2. Tính chất hóa học
1.2.1. Phản ứng thủy phân
Khi peptit bị thủy phân, các phân tử H – OH tấn công vào liên kết peptit và
phá vỡ các liên kết peptit. Như vậy, peptit có thể bị thủy phân hồn toàn thành các
α – amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazo:

- Thực tế khi phản ứng thủy phân peptit trong mơi trường axit hoặc kiềm thì amino
axit tạo thành sẽ tiếp tục tác dụng với axit hoặc kiềm để tạo sản phẩm cuối cùng là
muối của amino axit.
- Peptit có thẻ bị thủy phân khơng hồn tồn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác
axit hoặc bazo và đặc biệt là nhờ các Enzim. Dựa vào quá trình thủy phân hồn
tồn và khơng hồn tồn ta có thể xác định được trật tự của chuỗi peptit.
1.2.2. Phản ứng màu biure
-

Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2

tạo phức màu tím.
1.2. 3. Phản ứng cháy
- Các peptit khi cháy tạo sản phẩm cuối cùng là CO2; H2O và N2.


12


2. Giải pháp 2: RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TƯ DUY, PHƯƠNG PHÁP GIẢI
NHANH CHO HỌC SINH.
Để nâng cao hiệu quả giải bài tập liên quan đến peptit; ngoài việc rèn luyện
khả năng tư duy, suy luận thì giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh các
phương pháp giải nhanh. Các phương pháp giải nhanh thường gặp trong phần
peptit gồm:
+ Phương pháp bảo toàn nguyên tố.
+ Phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng.
+ Phương pháp trung bình.
+ Phương pháp bảo tồn mol e.
+ Phương pháp quy đổi.
Đối với mỗi loại bài tốn có thể chỉ khai thác một hoặc có thể kết hợp nhiều
phương pháp. Để làm được câu hỏi phân loại liên quan đến peptit thì việc kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trên là hết sức cần thiết.
Lý thuyết về các phương pháp và vận dụng các phương pháp này thì giáo viên
phải cho học sinh rèn luyện từ các lớp dưới hoặc các phần khác. Nếu học sinh vẫn
chưa rõ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh về xem lại các tài liệu tham khảo có
liên quan. Việc vận dụng các phương pháp giải nhanh trên như thế nào và trong
dạng bài tập nào, tơi xin trình bày ở phần bài tập cụ thể.
3. GIẢI PHÁP 3: PHÂN CHIA BÀI TẬP PEPTIT THÀNH NHIỀU DẠNG
NHỎ.
Để hoàn thành được mục tiêu của sáng kiến đề ra, ở đây tôi tiến hành chia
bài tập liên quan đến peptit thành nhiều phần nhỏ. Mỗi giáo viên có cách nhìn nhận
Peptit dưới dạng khác nhau nên chia bài tập hoặc hướng dẫn học sinh học tập khác
nhau. Trong phần này, dựa trên phương pháp giải toán, cách giải quyết vấn đề mà
tôi chia Peptit thành các dạng sau:


13


3.1. Dạng 1: BÀI TẬP DẠNG LÝ THUYẾT.
Mảng lý thuyết liên quan đến Peptit trong đề thi thường khơng khó. Các câu hỏi
thường tập trung vào những kiến thức rất cơ bản trong sách giáo khoa, khơng có
nhiều biến động. Vì thế, để làm được phần này, học sinh cần phải nắm vững kiến
thức lý thuyết trong sách giáo khoa, đồng thời kết hợp với suy luận và luyện tập
nhiều thì đây là phần mà học sinh dễ kiếm điểm. Theo kinh nghiệm của tôi, để làm
nhanh bài tập hoặc lý thuyết liên quan đến peptit ta cần lưu ý một số “mẹo” sau: +
Nhớ công thức và phân tử khối của một số - amino axit thường gặp sau:
Công thức

Tên gọi

Khối lượng phân tử

H2NCH2COOH

Glyxin hoặc Gly

75

H2NCH(CH3)COOH

Alanin hoặc Ala

89


CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH

Valin hoặc Val

117

HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH

Axit Glutamic

147

hoặc Glu
H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH

Lysin hoặc Lys

146

+ Cách tính phân tử khối của peptit, số liên kết peptit, trật tự aa đầu N, đầu
C, phân biệt peptit... Cụ thể:
Mpeptit XnYm = m.MX + nMY - ( m+n-1)MH2O
Số liên kết peptit = số - amino axit - 1

Ví dụ: Trong peptit: Ala – Gly – Ala – Val thì:
+ Mpeptit = 2.Mala + Mgly + M Val – 3MH2O = 318.
+ Số liên kết peptit = số gốc - amino axit - 1 = 4 – 1 = 3.
+ amino axit đầu N là Ala; amino axit đầu C là Val.
Sau đây là một số câu được trích dẫn trong đề thi ĐH, CĐ, THPT QG.
Câu 1. THPTQG - 2017. Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

A. 1.

B. 3.

C. 4.
14

D. 2.


HD
Số liên kết peptit = 4 – 1 = 3.
Câu 2. THPTQG - 2017. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu
được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

HD
X có 3 gốc Gly và 1 gốc Ala. Số liên kết peptit = 4 – 1 = 3.
Câu 3. ĐH KHỐI B - 2009. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm
alanin và glyxin là
A. 3.
HD

B. 1.


C. 2.

D. 4.

Peptit có thể được tạo ra từ các gốc - amino axit giống nhau hoặc khác nhau nên
số đipeptit ( Có 2 gốc - amino axit) là: Ala-Ala; Ala-Gly; Gly – Ala; Gly – Gly.
Tổng số là 4.
Câu 4 ( ĐH KHỐI B - 2008): Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu
được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
HD
+ Thủy phân peptit trong môi trường axit dư thì sau phản ứng sẽ thu được muối
của - amino axit nên loại A, D.
+ Thủy phân peptit thì khơng làm thay đổi cấu trúc mạch cacbon trong amino axit
nên loại B.
Chọn C.
15


Câu 4. ( ĐH KHỐI B – 2010): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu
được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol
phenylalanin (Phe). Thủy phân khơng hồn tồn X thu được đipeptit Val-Phe và
tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có cơng
thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.


B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

HD
1 mol X →2 mol Gly + 1 mol Ala + 1 mol Val + 1 mol Phe nên X chỉ có 2 gốc Gly
( Loại B).
Thủy phân X thu được Val – Phe; Gly – Ala – Val nên X có dạng: Gly – Ala – Val
– Phe ( Chỉ có C thỏa mãn).
Câu 5. ĐH KHỐI A - 2009. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với
Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch NaCl.

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

D. dung dịch HCl.

HD
Gly – Ala – Gly: Có 2 liên kết peptit; Gly – Ala chỉ có 1 liên kết peptit. Để phân
biệt chúng ta dùng Cu(OH)2/OH-. Khi đó: Gly – Ala – Gly: tạo màu tím; Gly –
Ala: khơng có hiện tượng.
Câu 6. ĐH KHỐI A-2012. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.

HD
A Sai vì chỉ peptit có 2 liên kết peptit trở lên mới phản ứng.
16


B. Sai vì amino axit đầu là

- amino axit

C. Sai vì muối của amin tương tự như muối amoni dễ tan trong nước.
D. Đúng.
Câu 7. ( ĐH KHỐI A – 2011): Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây
là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là
liên kết peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
HD
D – Sai vì chỉ có protein hình cầu mới tan được trong nước.
3.2. Dạng 2: PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY
Bài toán đốt cháy peptit xuất hiện và khai thác nhiều từ năm 2009 – 2010.
Trong dạng này, ta chỉ xét đến đốt cháy peptit đơn thuẩn.
Công thức tổng quát của peptit mạch hở được tạo nên từ các α – amino axit
no, chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 là: CmH2m +2 – k Ok+1Nk ( Số nguyên tử
C trong - amino axit = m/k).
Bài tập loại này thường dùng định luật bảo toàn nguyên tố hoặc có thể
dùng phương pháp quy đổi peptit thành đipeptit.
Trong phản ứng đốt cháy, muốn tìm mối quan hệ số mol giữa chất hữu cơ đem
đốt với oxi, thông thường học sinh thường làm theo một trong các cách sau:

+ Cách 1: Viết phương trình phản ứng rồi tính theo phương trình.
+ Cách 2: Áp dụng bảo tồn ngun tố để tìm số mol CO2, H2O. Sau đó áp
dụng bảo toàn nguyên tố oxi hoặc khối lượng. Cách này nếu áp dụng với các
chất hữu cơ đơn giản hoặc có cơng thức đã biết thì có thể chấp nhận được, nhưng
đối với Peptit thì cách làm này lại dài dòng và mất nhiều thời gian.
17


+ Cách 3: Học sinh có thể tách các chất hữu cơ thành các đơn chất cấu tạo nên nó.
Sau đó, biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố kết hợp với phân tử oxi để ra
được công thức biểu diễn mối quan hệ giữa chất hữu cơ với oxi cho riêng

mình.
C + O2 →CO2
4H + O2 →2H2O
2O→O2
Nito không phản ứng với oxi trong điều kiện phản ứng nên có thể bỏ qua.
Nên nO = nC + 0, 25nH − 0, 5nO Cách tính này so với cách trên thì nhanh hơn
2

tuy nhiên vẫn dài dịng, đơi khi nếu khơng nhớ bản chất thì dễ nhầm lẫn các hệ
số trước số mol H, O.
0

0

+4

→CO2


+1 −2

0

+H2O+N2

+ Cách 4: Theo sơ đồ phản ứng: (CxHyOzNt) + O2
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố, học sinh có thể biểu thị số
mol Oxi với chất hữu cơ như sau: 4nO2= ( 4x + y-2z).nhữu cơ
Trong quá trình giảng dạy, tôi thường khuyên học sinh dùng cách thứ 4 để biểu
thị mối quan hệ giữa số mol Oxi với số mol chất hữu cơ.
Sau đây là một số bài toán minh họa:
Câu 8. ĐH KHỐI B - 2010. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được
tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và
một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2
và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội
từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120.

B. 60.

C. 30.

D. 45.

HD
Y: CmH2m-1O4N3: 0,1 mol
Cm H 2 m−1O4 N 3

+O 2


BTNTC,H
0,1( mol )

→ 54, 9( g )

CO : 0,1m
2


H 2O : 0, 05(2 m 1)

→m=9

Do Y là tripeptit nên số nguyên tử C trong amino axit tạo peptit = 9/3 = 3
18


Cơng thức của X có dạng: C6....
Kết tủa thu được là CaCO3.
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta được: 0,2.6 = nCaCO3 = 1,2 (mol)
nên mkết tủa = 120 (g)
Câu 9. ĐH KHỐI B- 2013. Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy
phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có cơng
thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3
gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm
cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng
đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 29,55.


B. 17,73.

C. 23,64.

D. 11,82.

3. 3. Dạng 3: THỦY PHÂN PEPTIT KHI TÍNH TỐN KHƠNG LIÊN
QUAN ĐẾN MƠI TRƯỜNG
Phương pháp giải bài tập loại này thường dùng định luật bảo toàn nguyên tố,
nhóm nguyên tố.
Câu 10. ĐH KHỐI A - 2011. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala
(mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam
Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 81,54.
HD

B. 66,44.

n = 28,48 = 0, 32( mol ); n Ala − Ala =

C. 111,74.
32

= 0, 2( mol ); n Ala − Ala −Ala =

D. 90,6.
27,72 = 0,12( mol)

Ala


89.2 −18

89

89.3 − 2.18

Áp dụng định luật bảo tồn cho gốc Ala ta có
4n
= n + 2n
+ 3n
→n
Ala − Ala − Ala − Ala

Ala

Ala − Ala

Ala − Ala − Ala

= 0, 27( mol)

Ala − Ala − Ala −Ala

= 0, 27.(89.4 − 3.18) = 81,54( g)

m
Ala − Ala − Ala −Ala

Câu 11. ĐH KHỐI A - 2013. Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và
19



Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X
và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá
trị của m là
A. 77,6

B. 83,2

C. 87,4

D. 73,4

3. 4. Dạng 4: THUỶ PHÂN HỖN HỢP PEPTIT CÓ TỈ LỆ MOL CHO TRƯỚC
Bài toán này xuất hiện nhiều từ năm 2014 trở lại đây. Để giải bài tốn này,

thơng thường có hai cách chính.
+ Cách 1: Dựa vào tỉ lệ mol giữa các amino axit tạo thành và dữ kiện đầu bài ta sẽ
chọn được peptit ban đầu ( có thể có nhiều cơng thức thoả mãn)
+ Cách 2: Dùng phương pháp trùng ngưng hoá. Theo cách này, ta giả định có sự
trùng ngưng giữa các peptit theo đúng tỉ lệ mol để thành một peptit tương đương
( Một dạng khác của phương pháp quy đổi).
Câu 12. ĐH KHỐI B - 2014. Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol
tương ứng là 1: 1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm
gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử
của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là:
A. 18,83.
HD

B. 18,29.


C. 19,19.

D. 18,47.

nAla = 0,16 ( mol); nVal = 0,07 ( mol)
nAla : nVal = 16:7
Cách 1: Dùng theo phương pháp trùng ngưng hố
Ta có sơ đồ: X + H2O → 16kAla + 7kVal.
Có thể coi X có dạng: (Ala16Val7)k ( k Z) → Số mắt xích = 16k + 7k =23k. Để xác
định được k ta biện luận như sau:
Vì tỉ lệ mol giữa các peptit = 1:1:3 nên số mắt xích trung bình =

23k

= 4, 6k

1 +1+ 3

Do có 3 peptit nên số liên kết peptit trong X = (4,6k-1).3 < 13 nên k < 1,16
Vì k Z nên chỉ có k = 1 là thoả mãn
20


Nếu gọi 3 peptit trong X lần lượt là A, B, C thì
A+B+
MàE+

3C → E+4H2O
4H 2O + 18H2O →16Ala + 7Val

X

0,18

0,16

( mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mH2O ( 18H2O) = mAla +
mVal mX = 14,24 + 8,19 -0,18.18 = 19,19 (g)
Chú ý: Khi làm theo phương pháp trùng ngưng này thì hầu hết các bài tập đều cho
giá trị k = 1. Cho nên khi giải bài tập để tiết kiệm thời gian ta có thể bỏ qua bước
biện luận xác định giá trị của k.
Cách 2: Tự chọn bộ peptit cho phù hợp với bài tốn ( phương pháp mị)
Vì 3 peptit có tỉ lệ mol 1:1:3 và n Ala : nVal = 16:7. Để đơn giản ta coi hỗn hợp
peptit có chứa 16 gốc Ala; 7 gốc Val. Ta chọn các peptit sau:
Val

7

Ala x
Al y
a


03(
mol
)



Số liên kêt peptit = 7-1 + x-1 + y – 1 < 13 → x +y < 9 (II)
Dùng chức năng TABLE trong máy tính CaSio FX 570 để giải phương trình (I) kết
hợp với điều kiện (II) ta sẽ được: x = y = 4
Vậy Peptit tương ứng là: Val7: 0,01 ( mol); Ala4: 0,01 ( mol); Ala 4: 0,03 ( mol)
mX = 0,01. ( 117.7-6.18) + 0,01. (89.4-3.18) + 0,03. (89.4-3.18) = 19,19 (g)
Chú ý: Theo cách này có thể chọn các peptit có thể trùng hoặc khác nhau ( có nhiều
cách lựa chọn peptit khác nhau). Các bạn cũng có thể chọn lại bộ 3 peptit tương ứng
là: Val6: 0,01 ( mol); Ala4Val: 0,01 ( mol) và Ala4: 0,03 ( mol) thì mX = 19,19 (g).

Câu 13. Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y ( mỗi peptit được cấu tạo từ
một loại amino axit, tổng số nhóm -CONH- trong hai phân tử X và Y là 5) với tỉ lệ
số mol nX: nY = 1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam Glyxin
và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là:
A. 104,28

B. 109,5

C. 116,28
21

D. 110,28


Câu 14. Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3.
Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 6,23 gam alanin;
6,00 gam glyxin và 9,36 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của
ba peptit trong X lớn hơn 8. Giá trị của m là:
A. 18,35

B. 18,80


C. 18,89

D. 19,07

3.5. Dạng 5: THUỶ PHÂN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT, KIỀM
Trong đề thi của Bộ Giáo Dục, các peptit thường cho dưới dạng mạch hở,
được tạo bởi các - amino axit no, mạch hở trong phân tử chỉ chứa nhóm COOH và
NH2. Vì thế ở đây tơi chủ yếu đề cập đến các bài toán thuỷ phân peptit mạch hở
thuộc loại trên. Sau đây là một số phản ứng dạng tổng quát:
+ Trong môi trường axit:
Xn + (n-1)H2O + nHCl → Muối của

- amino axit

Nếu peptit có chứa m gốc Lys thì:
XnLysm + (m+n-1)H2O + (2m+n)HCl → Muối của
( Nếu peptit chứa đồng đẳng của Lys hoặc chứa

- amino axit

- amino axit có nhiều hơn 1

nhóm NH2 thì nHCl pư = nN ( trong Peptit) )
+ Trong môi trường kiềm:
Xn + nNaOH → Muối của

- amino axit + H2O

( n là số gốc amino axit có trong peptit)

Nếu peptit có chứa m gốc Glu thì:
XnGlum + (2m+n) NaOH → Muối của - amino axit + ( m+1)H2O
( Nếu peptit chứa đồng đẳng của Glu hoặc chứa - amino axit có nhiều hơn 1
nhóm COOH thì
Số phân tử H2O sinh ra = số nhóm COOH trong amino axit tạo peptit – số liên kết
peptit
Số phân tử NaOH phản ứng = số nhóm COOH trong amino axit tạo peptit.
22


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×