Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hoàn thiện sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ cho mỏ than tràng bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

HOÀNG VĂN LÊ

HOÀN THIỆN SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ
RUỘNG MỎ CHO MỎ THAN TRÀNG BẠCH
Ngành: Khai thác mỏ
Mã số: 60520603

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS ĐỖ MẠNH PHONG

HÀ NỘI - 2014


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Lê



3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………….
Lời cam đoan …………………………………………………….

2

Mục lục …………………………………………………………...

3

Danh mục các từ viết tắt…………………………………………

6

Danh mục các hình vẽ …………………………………………...

7

Danh mục các bảng………………………………………………

8

MỞ ĐẦU…………………………………………………………. 10
CHƯƠNG 1 - ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI KHU MỎ VÀ ĐỊA
CHẤT KHOÁNG SÀNG MỎ THAN TRÀNG BẠCH …………….. 14
1.1. Điều kiện địa chất mỏ………………………………………… 14

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện kinh tế - xã hội……………………. 14
1.1.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất…………………………………. 17
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than.……………………………... 19
1.1.4. Phẩm chất than……………………………………………... 22
1.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình…………… 23
1.1.6. Đặc điểm khí mỏ…………………………………………... 26
1.1.7. Chất lượng than…………………………………………….. 28
1.1.8. Trữ lượng mỏ……………………………………………….. 28
1.2. Nhận xét và đánh giá…………………………………………. 29
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ
CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ CỦA MỎ THAN TRÀNG BẠCH ………..

31

2.1. Hiện trạng sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị cho khu mỏ Tràng Bạch
theo thiết kế được duyệt từ mức +30 đến -150…………………………. 31
2.1.1. Khái quát chung…………………………………………….

31

2.1.2. Hiện trạng khai trường……………………………………... 31


4

2.1.3. Tài nguyên, trữ lượng khai trường…………………………. 31
2.1.3.1. Trữ lượng địa chất………………………………………... 31
2.1.3.2. Trữ lượng địa chất huy động……………………………... 32
2.1.3.3. Trữ lượng công nghiệp…………………………………… 32
2.1.4. Công suất thiết kế và tuổi thọ mỏ…………………………..


33

2.1.4.1. Công suất thiết kế………………………………………… 33
2.1.4.2. Tuổi thọ mỏ………………………………………………. 33
2.1.5. Hiện trạng sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị theo dự án xuống sâu
của mỏ than Tràng Bạch………………………………………………... 33
2.1.5.1. Mặt bằng sân công nghiệp………………………………..

34

2.1.5.2. Sơ đồ mở vỉa……………………………………………… 35
2.1.5.3. Thứ tự đào lò……………………………………………... 35
2.1.5.4. Chuẩn bị ruộng mỏ……………………………………….

38

2.1.6. Vận tải trong lò……………………………………………..

42

2.1.6.1. Cách thức vận tải…………………………………………. 42
2.1.6.2. Vận tải than bằng máng cào và băng tải………………….. 42
2.1.6.3. Vận tải thiết bị, vật liệu…………………………………... 43
2.1.6.4. Vận tải đất đá thải………………………………………… 43
2.1.6.5. Vận tải người……………………………………………..

43

2.1.7. Thơng gió mỏ………………………………………………. 43

2.1.7.1. Cấp khí mỏ……………………………………………….

44

2.1.7.2. Phương pháp thơng gió…………………………………..

44

2.1.8. Thốt nước mỏ……………………………………………..

46

2.2. Phân tích, đánh giá sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị mỏ than Tràng
Bạch……………………………………………………………………… 46
2.2.1. Phân tích và đánh giá sơ đồ mở vỉa………………………… 47
2.2.2. Phân tích và đánh giá sơ đồ chuẩn bị………………………. 50


5

2.2.3. Nhận xét ……………………………………………………

53

CHƯƠNG 3 - HOÀN THIỆN SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ
RUỘNG MỎ CHO MỎ THAN TRÀNG BẠCH……………………. 55
3.1. Hoàn thiện sơ đồ mở vỉa……………………………………… 55
3.1.1. Nguyên tắc chung…………………………………………... 55
3.1.2. Giải pháp mở vỉa khai trường……………………………… 56
3.1.2.1. Sơ đồ mở vỉa, thứ tự đào lò……………………………….. 56

3.1.2.2. Vận tải, thơng gió và thốt nước…………………………. 58
3.2. Xác định khoảng cách các đường lò dọc vỉa chuẩn bị trong đá
đến vỉa than …………………………………………………………….. 59
3.3. Hoàn thiện sơ đồ chuẩn bị……………………………………. 61
3.3.1. Nguyên tắc chung…………………………………………... 61
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện sơ đồ chuẩn bị……………………….. 61
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật………………………….. 64
3.4.1. Hiệu quả kỹ thuật…………………………………………... 64
3.4.2. Hiệu quả kinh tế……………………………………………. 67
3.4.2.1. Chi phí xây dựng cơ bản…………………………………. 67
3.4.2.2. Chi phí bảo vệ lị……………………………………......... 69
3.4.2.3. Chi phí vận tải……………………………………………. 70
3.4.2.4. Tổn thất than do để lại trụ bảo vệ………………………….. 72
3.4.3. Đánh giá hiệu quả…………………………………………... 75
3.5. Dự kiến công nghệ khai thác áp dụng tại mỏ than Tràng
Bạch-Công ty than Uông Bí…………………………………………….. 76
3.5.1. Đặc điểm các vỉa than khai thác…………………………… 76
3.5.1.1. Mức độ biến đổi chiều dầy……………………………….. 76
3.5.1.2. Trữ lượng theo góc dốc…………………………………... 77
3.5.1.3. Kiến tạo và đứt gãy………………………………………. 77
3.5.2. Lựa chọn hệ thống khai thác……………………………….. 78
3.5.2.1. Hệ thống khai thác thác lị chợ cơ giới hóa đồng bộ……... 78
3.5.2.2. Hệ thống khai thác lị chợ cơ giới hóa 2ANSH…………... 79


6

3.5.2.3. Hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giữ
bằng giá thủy lực gi động ………………………………………………


79

3.5.2.4. Hệ thống khai thác lò chợ bậc chân khay chống giữ bằng
cột thủy lực đơn…………………………………………………………. 79
3.5.2.5. Hệ thống khai thác lò dọc vỉa phần tầng ………………… 80
3.5.2.6. Hệ thống khai thác chống giữ bằng cột thủy lực đơn…….. 80
KẾT LUẬN ……………………………………………………………. 81
Danh mục cơng trình của tác giả …………………………………….. 83
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………. 84


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DAĐT

Dự án đầu tư

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

XV

Xun vỉa

V/v

Về việc


GNTG

Giếng nghiêng thơng gió

GNC

Giếng nghiêng chính

GNP

Giếng nghiêng phụ

CGH

Cơ giới hố

LK

Lỗ khoan

TDTM

Thăm dị tỉ mỉ

TDT

Tổng dự tốn

DVVT


Dọc vỉa vận tải

DVTG

Dọc vỉa thơng gió

LV

Lộ vỉa

XDCB

Xây dựng cơ bản

LC

Lị chợ

HTKT

Hệ thống khai thác

TLĐ

Thuỷ lực đơn

TLDĐ

Thuỷ lực di động


TDBS

Thăm dò bổ sung

CRG

Cửa rãnh gió


8

DANH MỤC CÁC BẢN VẼ
STT

Tên bản vẽ

Trang

BVTK: 2-01 Sơ đồ khai thông mức +30

35a

BVTK: 2-02 Sơ đồ khai thông mức -150

35b

BVTK: 2-03

Mặt cắt qua tuyến giếng chính, phụ và mặt cắt
C-C (khu Đông Nam)


35c

BVTK: 3-01 Sơ đồ khai thông mức +30

56a

BVTK: 3-02 Sơ đồ khai thông mức -60

56b

BVTK: 3-03 Sơ đồ khai thơng mức -150

56c

Mặt cắt qua tuyến giếng chính, phụ và mặt cắt
C-C (khu Đông Nam)

56d

BVTK: 3-05 Hệ thống khai thác lị chợ cơ giới hóa đồng bộ

80a

BVTK: 3-04

BVTK: 3-06

Hệ thống khai thác cơ giới hoá tổ hợp giàn
2ANSH


80b

BVTK: 3-07

Hệ thống khai thác lò chợ ngang nghiêng chống
giá thuỷ lực di động

80c

BVTK: 3-08

Hệ thống khai thác bậc chân khay chống giữ bằng
cột thuỷ lực đơn

80d

BVTK: 3-9

Hệ thống khai thác dọc vỉa phân tầng

80e

BVTK: 3-10

Hệ thống khai thác cột dài theo phương chống giữ
bằng cột thủy lực đơn

80f



9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Tên danh mục bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Các điểm mốc toạ độ mỏ than Tràng Bạch

15

Bảng 1.2

Bảng tổng hợp đặc điểm các đứt gãy chính trong mỏ

18

Bảng 1.3

Bảng đặc điểm cấu tạo các vỉa than

20

Bảng 1.4


Tính chất cơ lý đá của các loại nham thạch

26

Bảng 1.5

Chi tiết tài nguyên trữ lượng địa chất theo tầng và cấp
trữ lượng trong ranh giới khai trường

29

Bảng 2.1

Bảng trữ lượng than địa chất

32

Bảng 2.2

Khối lượng các đường lị khai thơng XDCB

38

Bảng 2.3

Khối lượng các đường lò chuẩn bị XDCB

41

Bảng 3.1


Khối lượng đường lị khai thơng XDCB theo phương
án hồn thiện

57

Bảng 3.2

Khối lượng đường lị chuẩn bị XDCB theo phương án
hồn thiện

63

Bảng 3.3

Bảng chỉ tiêu so sánh tiêu chí kỹ thuật giữa các
phương án

64

Bảng 3.4

Chia tầng khai thác

65

Bảng 3.5

Bảng chi phí XDCB theo phương án dự án


68

Bảng 3.6

Bảng chi phí XDCB theo phương án hồn thiện

68

Bảng 3.7

Bảng chi phí bảo vệ theo phương án dự án

69

Bảng 3.8

Bảng chi phí bảo vệ theo phương án hồn thiện

70

Bảng 3.9

Bảng chi phí vận tải theo phương án dự án

71

Bảng 3.10

Bảng chi phí vận tải theo phương án hoàn thiện


71

Bảng 3.11

Bảng khối lượng tổn thất than do để lại trụ bảo vệ đối
với các cặp thượng trong các vỉa

73

Bảng 3.12

Bảng so sánh tổng hợp 02 phương án

74


10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy hoạch phát triển nghành than Việt Nam đến năm 2020 có xét
triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết
định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012, thì mỏ than Tràng Bạch
tham gia sản lượng vào năm 2014 là 1,2 triệu tấn than nguyên khai. Hiện tại
mỏ than Tràng Bạch đang triển khai theo DAĐT mở rộng nâng công suất khu
Tràng Khê, Hồng Thái (mỏ Tràng Bạch)-Cơng ty than ng Bí-TKV tầng từ
+30÷-150, Trong q trình thi cơng các đường lị xây dựng cơ bản, kết hợp
với tài liệu thăm dò bổ sung cho thấy có sự biến động về tài liệu địa chất và
cơ lý đá của trụ, vách vỉa. Do đó tiến độ thi cơng khơng theo dự án được
duyệt. Chính vì vậy cần thiết phải điều cho phù hợp. Vì vậy việc nghiên cứu

hoàn thiện sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ cho mỏ than Tràng Bạch là cần
thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo được tiến độ đào lò và ra than.
Hiện nay, việc khai thác than bằng phương pháp lộ thiên ngày càng khó
khăn về diện sản xuất, hệ số bóc tăng cao, giá thành sản xuất lớn,… theo đó
sản lượng khai thác than bằng phương pháp lộ thiên trong những năm tới sẽ
giảm đáng kể như theo QH60 năm 2015: 20,31 triệu tấn; năm 2020: 17,27
triệu tấn; năm 2025: 10,25 triệu tấn và năm 2030: 7,80 triệu tấn. Để đáp ứng
nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế quốc dân và hoàn thành kế hoạch đặt
ra, cần thiết phải tăng năng suất khai thác ở các mỏ than hầm lị. Việc tăng sản
lượng cũng có nghĩa là mở rộng sản xuất và tập trung khai thác phần trữ
lượng nằm dưới sâu của các mỏ.
Khi khác thác than hầm lị, có rất nhiều khâu cần giải quyết như mở
vỉa, chuẩn bị, lựa chọn hệ thống và cơng nghệ khai thác, thốt nước, vận tải,
cung cấp điện. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật, trực tiếp quyết định năng suất và tuổi thọ của mỏ là phương án mở vỉa


11

và chuẩn bị ruộng mỏ. Phương án mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ phải đảm bảo
về mặt kỹ thuật và tuân theo quy phạm an toàn ,đồng thời phải tối ưu về
phương diện kinh tế.
Hiện tại, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã phê
duyệt DAĐT mở rộng nâng công suất khu Tràng Khê, Hồng Thái (mỏ Tràng
Bạch)-Cơng ty than ng Bí-TKV với cơng suất 1,2 triệu tấn/năm, khai thác
từ mức +30 -150.
Việc phân tích, đánh giá và hoàn thiện sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng
mỏ cho mỏ than Tràng Bạch nhằm đảm bảo tiến độ, đào lò, ra than và nâng
cao hiệu quả khai thác là rất cần thiết và cấp bách.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Phân tích đánh giá chính xác, đầy đủ các ưu điểm, nhược điểm của sơ
đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ cho mỏ than Tràng Bạch;
- Nghiên cứu tài liệu địa chất khoáng sàng mỏ than Tràng Bạch nhằm
đưa ra sơ đồ điều chỉnh, hoàn thiện sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ cho
mỏ than Tràng Bạch giải quyết vấn đề:
+ Sơ đồ mở vỉa hợp lý nhất
+ Trình tự khai thác hợp lý
+ Ra than theo đúng quy hoạch
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mỏ than hầm lị vùng ng Bí
- Quảng Ninh đã và đang áp dụng phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ;
- Phạm vi nghiên cứu: Hoàn thiện sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ
cho mỏ than Tràng Bạch.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đặc điểm và điều kiện địa chất mỏ than Tràng Bạch.


12

- Xác định sơ đồ mở vỉa hợp lý nhất được làm trên tài liệu địa chất mới
sau khi cập nhật thêm 90 lỗ khoan địa chất có cơ sở pháp lý.
- Phân tích nhược điểm của thiết kế kỹ thuật làm trên tài liệu địa chất
cũ để đưa ra giải pháp điều chỉnh mở vỉa hợp lý trong quá trình làm trên tài
liệu địa chất mới.
- Lập sơ đồ tổng hợp năm đạt công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm đảm
bảo thời gian ra than, sản lượng than, khối lượng đường lị, thơng gió, vận tải,
vốn đầu tư hầm lò hợp lý nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Các cơng trình đã nghiên cứu về
phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ.

- Phương pháp đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác: Nghiên cứu
đánh giá hiện trạng phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia
chuyên ngành khai thác mỏ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Góp phần đánh giá, xác định các ưu, nhược điểm của sơ đồ mở vỉa và
chuẩn bị ruộng mỏ cho mỏ than Tràng Bạch.
- Góp phần đề xuất các biện pháp để hạn chế các nhược điểm, hoàn
thiện sơ đồ.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng
cho một số mỏ Hầm lò đã và đang sử dụng sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng
mỏ trong các điều kiện tương tự như mỏ than Tràng Bạch.
7. Cấu trúc của đề tài
Nội dung Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến
nghị.


13

Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường đại học Mỏ - Địa chất, Khoa Mỏ, Phòng Đại học và
Sau đại học, Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV than ng Bí - Vinacomin,
Ban lãnh đạo Cơng ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin,
Tập thể các thầy giáo trong Bộ môn Khai thác hầm lò và đặc biệt là PGS.TS
Đỗ Mạnh Phong, PGS đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn này. Đồng thời tơi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các
nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.



14

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI KHU MỎ VÀ ĐỊA CHẤT
KHOÁNG SÀNG MỎ THAN TRÀNG BẠCH

1.1. Đặc điểm địa chất mỏ
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội
Biên giới khai trường mỏ than Tràng Bạch được xác định trên cơ sở:
- Quyết định số 1122/QĐ-HĐQT ngày 16 tháng 05 năm 2008 của Hội
đồng quản trị Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam về việc
phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh ranh giới các mỏ than thuộc Tập đồn Cơng
nghiệp Than - Khống sản Việt Nam.
- Quyết định số 1870/QĐ-HĐQT ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Chủ
tịch HĐQT Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc giao
thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai
thác than cho Công ty TNHH MTV than ng Bí - TKV.
Khai trường mỏ than Tràng Bạch nằm trong giới hạn các điểm mốc tọa
độ TB.1  TB.10, chi tiết xem bảng 1-01.
- Tuy nhiên theo quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm
2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012, khoáng sàng
được phân chia thành 02 khu mỏ bao gồm: mỏ than Tràng Bạch và mỏ than
Nam Tràng Bạch. Trong đó mỏ than Nam Tràng Bạch thuộc khu vực cấm,
hạn chế hoạt động khoáng sản theo cơng văn số 491/CP-CN ngày 13/5/2002
của Chính phủ và hiện Tập đồn CN Than-Khống sản Việt Nam đã giao cho
Tổng công ty Đông Bắc bảo vệ, quản lý và khai thác; mỏ than Tràng Bạch
một phần thuộc khu vực hạn chế hoạt động khống sản theo cơng văn số
491/CP-CN ngày 13/5/2002 của Chính phủ. Tuy nhiên UBND tỉnh Quảng



15

Ninh đã có cơng văn số 3458/UBND-CN2 ngày 03 tháng 9 năm 2008 đồng ý
cho Cơng ty than ng Bí - TKV triển khai dự án Mở rộng nâng công suất
khu Tràng Khê và Hồng Thái (mỏ Tràng Bạch) - Cơng ty than ng Bí TKV. Giới hạn vị trí các điểm mốc tọa độ thuộc khai trường mỏ than Tràng
Bạch được giới hạn từ TB.1TB.10 phù hợp với ranh giới mỏ đã xác định
trong quy hoạch phát triển ngành, chi tiết xem bảng 1.1.
Mỏ than Tràng Bạch nằm ở phía Tây và cách trung tâm Thành phố
ng Bí khoảng 5 km.
Phía Đơng giáp tuyến XX;
Phía Tây giáp tuyến IXA ;
Phía Nam giáp vùng cấm hoạt động khai thác khống sản;
Phía Bắc lộ vỉa 24(59).
Bảng 1.1. Các điểm mốc toạ độ mỏ than Tràng Bạch
Toạ độ mốc mỏ
STT

Tên Mỏ
Ký hiệu mốc
(mã số mỏ)
mỏ

X

Y

1


TB.1

34890

358230

2

TB.2

35075

358700

3

TB.3

35150

359330

4

TB.4

34945

360975


5

TB.5

34972

363481

6

TB.5a

31298

363481

7

TB.5b

31167

363079

TB.5c

31440

362310


TB.5d

31760

361670

10

TB.5e

31940

360690

11

TB.5f

31614

360580

12

TB.5g

31670

360470


8
9

Mỏ than
Tràng Bạch

Z: Chiều Diện tích
sâu mỏ
mỏ
(m)
(km2)

Từ mức cao
+30 đến
mức cao
-350m

17,4


16

Toạ độ mốc mỏ
STT

Tên Mỏ
Ký hiệu mốc
(mã số mỏ)
mỏ


X

Y

13

TB.5h

31810

360479

14

TB.5i

32020

360300

15

TB.5j

32070

358990

16


TB.5k

31750

358990

17

TB.5l

31460

358860

18

TB.5m

31640

358440

19

TB.5n

31578

358230


20

TB.10

32281

358229

Z: Chiều Diện tích
sâu mỏ
mỏ
(m)
(km2)

* Địa hình khu mỏ
- Địa hình núi thấp: Bao gồm các đồi chạy dọc phía Bắc đường 18A từ
T.IXA đến T.XX. Độ cao thường từ 20m40m, đôi khi có chỗ nhơ cao hơn.
Hầu hết các đỉnh đồi được nối liền bởi các sườn Delivi của quá trình san
phẳng chưa hồn chỉnh.
- Địa hình núi cao: Gồm các dãy núi phân bố kế tiếp theo phía Bắc
phần đồi núi thấp. Các sườn núi gần như không đối xứng và có dạng phân
bậc, hướng về Nam. Các dãy núi chính sắp xếp theo hướng vĩ tuyến hoặc á vĩ
tuyến, đỉnh cao nhất 554m. Sườn núi có độ dốc từ 300400, thường bị chia
cắt bởi những dịng suối có hướng gần Bắc - Nam và vng góc với đường
phương của đất đá.
* Khí hậu khu mỏ
Khí hậu thuộc loại lục địa ven biển, độ ẩm cao chia làm hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9
(Tháng 8 năm 1973 lượng mưa cao nhất trong ngày lên tới 374,90 mm).
Lượng mưa trung bình 850mm/năm. Nhiệt độ trung bình trong năm vào



17

khoảng 260C, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là những tháng có
nhiệt độ thấp nhất, có lúc xuống đến 6.20C, độ ẩm trung bình từ 65 - 89%. Về
mùa mưa khu mỏ chịu ảnh hưởng chính gió Đơng Nam, thường mưa nhiều và
giơng bão, gây ra các đợt mưa dài ngày, ảnh hưởng lớn đến công tác thăm dị,
khai thác mỏ.
* Sơng suối khu mỏ
Trong khu mỏ hầu hết các suối đều xuất phát từ các đỉnh cao của dãy
núi Mạo khê- Tràng Bạch. Các dòng suối này đều có hướng chảy từ Bắc về
Nam tập trung về sông Đá Bạch rồi đổ ra biển. Trong khu mỏ có các suối lớn
đó là: suối Tràng Bạch, suối Yên Dưỡng. Lưu lượng về mùa mưa từ 7 818 l/s
88 130 l/s, về mùa khô lưu lượng từ 1222 l/s3673 l/s. Ngồi ra trong khu
vực cịn có các hồ lớn như hồ Khe Ươn, hồ Yên Trung, hồ Nội Hoàng.
* Đặc điểm kinh tế, dân cư
Khu Mạo Khê - Tràng Bạch dân cư tập trung khá đông chủ yếu dọc
đường 18A và 18B, phần lớn là công nhân của các mỏ khai thác than. Ngồi
ra có một phần nhỏ là đồng bào Sán Rìu ở rải rác ven chân, sườn núi, chủ yếu
canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp là chính.
1.1.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất
1.1.2.1. Đặc điểm địa tầng
Địa tầng trong khu mỏ bao gồm các trầm tích hệ Đệ tứ và các trầm tích
thuộc địa tầng chứa than có tuổi (T3n-r)hg.
+ Nham thạch trong trầm tích Đệ tứ bao gồm các sản phẩm eluvi,
deluvi, aluvi…cấu tạo bở rời, tổng chiều dày từ 5~10m.
+ Nham thạch trong trầm tích chứa than báo gồm: bột kết, cát kết, sạn
kết, đá sét và 62 vỉa than. Các lớp đá nằm xen kẽ hoặc chuyển tiếp đột ngột.
Chiều dày trung bình khoảng 600m.

1.1.2.2. Đặc điểm kiến tạo


18

Bình đồ kiến tạo mỏ Tràng Bạch có cấu trúc dạng phức nếp lồi Mạo
Khê-Tràng Bạch. Hai cánh của phức nếp lồi này có dạng khơng đối xứng,
cánh Nam bị đứt gãy F.B chặn lại và nâng lên đồng thời bị tác động của q
trình xâm thực bào mịn lộ ra trầm tích của phụ điệp Hịn gai dưới (T3n r)hg1,. Cánh Bắc lộ ra diện lớn kéo dài từ Mạo Khê về phía Tây dạng đơn tà
cắm Bắc và một số đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam gần song song với
trục nếp lồi Mạo Khê-Tràng Bạch. Một số đứt gãy điển hình trong khu mỏ
gồm:
- Đứt gãy nghịch: F.A, F.T, F.2, F.4. Trong đó đứt gãy F.A là đứt gãy
phức tạp nhất nó là ranh giới phân chia hai cánh Nam và Bắc khu vực khoáng
sàng Mạo Khê
- Đứt gãy thuận gồm có: F.B, F.1, F.3, F.129, F.443, F.11, F.15. Trong
số các đứt gãy này có đứt gãy F.B cũng là ranh giới phân chia 2 cánh Nam và
Bắc khu Tràng Bạch và đứt gãy F.15 là ranh giới phân chi giữa hai khoáng
sàng Tràng Bạch và Mạo Khê.
- Ngồi ra, cịn có hệ thống các đứt gãy khác: F.280; F.CB; F.424; F.D;
F.H. Chi tiết xem bảng 1.2.
Bảng số 1.2. Bảng tổng hợp đặc điểm các đứt gãy chính trong mỏ
Tên
Số
đứt
TT
gãy

Tính
chất


Cự ly dịch
chuyển (m)

Đặc điểm
Phương

Chiều H.cắm;
dài(m) góc dốc

1

F.B

Thuận

TB-ĐN 5370

ĐB
600 - 750

2

F.11

Thuận

TB-ĐN 3280

ĐB

700 - 750

3

F.CB

Thuận

Đ-T

2230

Bắc
600 - 650

4

F.10

Thuận

TB-ĐN

880

TN

Cơ sở xác định

Ghi chú


Đứng Ngang
LK.202, 217, 61a,
Kế thừa
53, 214, 38a, 44a,
tài liệu cũ
119,
LK.24, 380, 24a,
30- 402, 416, 424, 434,
>200m
50m
474, XV+40, Lò
KTII+26, BMI+88
C.11, C.12, lß 58III,
lß CB I+147,
80-150m
LK.372, 371C, 23,
391, …
50-60m 40Lị, H.Ixa.68b,
-

-


19

Tên
Số
đứt
TT

gãy

Tính
chất

Cự ly dịch
chuyển (m)

Đặc điểm
Chiều H.cắm;
Phương
dài(m) góc dốc
650 - 700

Cơ sở xác định

Ghi chú

Đứng Ngang
60m

H.IX.34, G.IXa.26,
G.IXa.86

5 F.424

Thuận

TB-ĐN


600

TN
700

35-40m

1520m

LK.424, 564.

-

6 F.280

Thuận

TB-ĐN 1080

ĐB
750

5-45m

50m

Lò V.10(45), mức
+280m

-


7 F.129

Thuận

TB-ĐN 6570

ĐB
70 - 750

LK.116a, 576, 439,
>350m >250m 440, 447, 609, 54,
H810, 81, 823, 699

-

8

F433

Thuận

TB-ĐN 3590

ĐB
50- LK.209, KN30, 433, BC1970;
50-100m
700 - 800
80m
458, KN34,

BC1994

9

F.H

Thuận

Đ-T

2660

Nam
20-30m
650 - 700

10 F.15

Thuận

B-N

1390

Đông
20-30m
700 - 750

11


F.A

Nghịch TB-ĐN 3960

Đ bắc
700 - 800

-

-

12

F.D

Nghịch

2430

Bắc
600 - 750

190

-

4240

Bắc
700 - 750


13

F.T

Nghịch

T-ĐB

T-Đ

0

90-120

LK.122, 445, 215,
Điều
50, 50B, G.71, 101; chỉnh KQ
H.523
KT
LK.122, 445, 215,
Điều
50, 50B, G.71, 101; chỉnh KQ
H.523
KT
LK.64, 317, 56A,
MK45, 18, MK6,
BC1979;
409, 557A; Lß V10TKI+31, H.FA…
LK.451


LK.64, 317, 56A,
220- MK45, 18, MK6, BC1979;
250 409, 557A; Lß V10- BC1994
TKI+31, H.FA…

1.1.3. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than
Trong phạm vi khu mỏ, địa tầng chứa than tồn tại 47 vỉa than chính (từ
V.1- V59), ngồi ra cịn rất nhiều vỉa phụ, hầu hết các vỉa than duy trì từ tương
đối ổn định đến không ổn định. Phần nông và lộ vỉa đã được khống chế bởi các
hào, giếng thăm dò, phần dưới sâu đến mức -150m các lỗ khoan đã khống chế
các vỉa than tương đối chắc chắn. Các vỉa than có chiều dày mỏng đến trung
bình, về phía Bắc và phía Đơng, các vỉa than có xu hướng mỏng dần đến vát
vỉa, cấu tạo khá phức tạp, chiều dày vỉa thay đổi từ 0,08m [V.1E(28)] đến


20

31,98m [V1I(26)], thường ít ổn định, bị vát mỏng theo đường phương, hướng
dốc. Trong vỉa có từ 0 [V.4(39)] đến 15 [V.9b(44b) lớp kẹp. Những lớp kẹp
này thường gây khó khăn khi khai thác các vỉa có chiều dày lớn. Các vỉa than
trong khu mỏ thường khá dốc, về phía Tây khu mỏ các vỉa thường dốc trên 350,
về phía Đông các vỉa than thoải dần nhưng chiều dày vỉa thường mỏng và
không ổn định. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than xem bảng 1.3.
Bảng 1.3: Bảng đặc điểm cấu tạo các vỉa than
Tên
vỉa than
24(59)

CD tổng quát

Chiều dày
của vỉa
riêng than (m)
( m)
0.35-5.44
0.35-3.67
2.17(36)
1.95

Chiều dày
đá kẹp
(m)
0.00-2.60
0.22

Tổng số lớp
kẹp
(số lớp)
0-5
1

Độ dốc
vỉa
(độ)
32-45
40

Cấu tạo
vỉa
Phức tạp


23(58)

0.23-1.84
1.04(27)

0.23-1.47
0.99

0.00-0.46
0.05

0-3
0

40-55
25

Tương đối
Phức tạp

22(57)

0.28-1.80
1.06(24)

0.28-1.67
0.97

0.00-0.46

0.08

0-4
1

25-50
50

Tương đối
Phức tạp

18(53)

0.31-3.55
1.62(46)

0.31-2.79
1.45

0.00-0.90
0.17

0-5
1

25-50
45

Phức tạp


16(51)

0.42-6.16
1.96(17)

0.42-3.03
1.33

0.00-3.19
0.63

0-2
1

30-45
45

Tương đối
đơn giản

12(47)

0.17-3.28
1.73(46)

0.17-2.90
1.52

0.00-1.07
0.21


0-5
1

20-50
40

Phức tạp

11(46)

0.22-6.53
2.62(33)

0.22-540
2.15

0.00-1.95
0.46

0-4
1

20-60
45

Tương đối
Phức tạp

10(45)


0.10-14.45
2.27(71)

0.10-10.82
1.91

0.00-0.63
0.37

0-11
1

20-50
45

Rất phức
tạp

9B(44B)

0.09-9.17
2.90(60)

0.09-6.43
2.3

0.00-5.16
0.6


0-19
2

20-60
35

Rất phức
tạp

0.16-8.45
1.99(20)

0.16-4.79
1.57

0.00-3.66
0.42

0-8
1

20-75
42

Phức tạp

9(44)

0.10-7.55
1.75(39)


0.10-3.40
1.46

0.00-4.47
0.3

0-8
1

20-75
42

Phức tạp

8(43)

0.25-16.38
2.25(51)

0.25-10.81
1.86

0.00-5.57
0.59

0-7
1

20-75

45

Phức tạp

7(42)

0.09-5.81
1.34(46)

0.09-5.00
1.23

0.00-1.40
0.11

0-3
0

30-70
54

Tương đối
Phức tạp

6(41)

0.09-8.16
2.13(44)

0.09-4.54

1.67

0.00-4.01
0.46

0-7
1

15-70
55

Phức tạp

5(40)

0.20-3.41
1.12(20)

0.20-3.29
1.64

0.00-1.08
0.25

0-4
1

20-45
27


Tương đối
Phức tạp

9A(44A)


21

Tên
vỉa than
5A(40A)

CD tổng quát
Chiều dày
của vỉa
riêng than (m)
( m)
0.53-8.86
0.48-3.90
3.81(8)
2.67

Chiều dày
đá kẹp
(m)
0.00-4.96
1.14

Tổng số lớp
kẹp

(số lớp)
0-3
2

Độ dốc
vỉa
(độ)
25-30
28

Cấu tạo
vỉa
Tương đối
Phức tạp

4(39)

0.50-3.79
1.42(8)

0.50-3.79
1.42

0
0

0
0

60

60

Đơn giản

3(38)

0.30-4.15
1.30(15)

0.25-3.15
1.13

0.00-1.00
0.16

0-11
2

60-75
65

Rất phức
tạp

2(37)

0.21-3.69
0.92(14)

0.21-1.72

0.92

0
0

0
0

30-70
46

Đơn giản

1(36)

0.10-27.59
6.09(64)

0.10-12.46
4.25

0.00-15.13
1.84

0-7
2

20-70
47


Phức tạp

1T(36A)

0.20-5.08
2.46(24)

0.20-3.10
1.86

0.00-2.30
0.6

0-2
1

30-70
52

Tương đối
đơn giản

1A(36B)

0.62-7.60
1.60(15)

0.62-4.60
1.39


0.00-3.00
0.21

0-2
0

45-70
58

Tương đối
đơn giản

1B(35)

0.50-25.51
5.89(70)

0.50-20.37
4.93

0.00-5.14
0.96

0-13
2

30-80
50

Rất phức

tạp

1CV(34)

0.60-8.52
2.29(13)

0.60-2.64
1.31

0.00-6.68
0.97

0-2
0

20-60
46

Tương đối
đơn giản

1C(33)

0.10-6.85
2.12(37)

0.10-5.30
1.82


0.00-2.73
0.3

0-3
1

18-70
45

Tương đối
Phức tạp

1CT(32)

0.20-20.51
4.12(40)

0.20-17.25
3.47

0.00-7.01
0.64

0-11
1

30-65
46

Rất phức

tạp

1D(31)

0.19-10.43
2.09(64)

0.19-0.82
1.92

0.00-1.69
0.16

0-3
0

20-70
46

Tương đối
Phức tạp

1DT(30)

0.57-5.10
2.16(28)

0.57-4.16
2.03


0.00-1.15
0.13

0-5
1

30-70
49

Phức tạp

1E(29)

0.08-7.02
3.30(39)

0.08-6.88
2.7

0.00-3.81
0.6

0-6
1

25-60
44

Phức tạp


1F(28)

0.20-8.55
2.18(25)

0.20-5.72
1.72

0.00-2.95
0.46

0-4
1

25-65
48

Tương đối
Phức tạp

1G(27)

0.23-14.70
2.63(32)

0.23-7.49
2.15

0.00-7.40
0.48


0-6
1

15-65
35

Phức tạp

1H(27A)

0.65-4.79
2.05(15)

0.65-3.22
1.69

0.00-1.88
0.36

0-2
1

20-60
44

Tương đối
đơn giản

1I(26)


0.10-31.98
3.17(32)

0.10-25.47
2.61

0.00-6.51
0.56

0-8
1

20-75
48

Phức tạp

1K(25)

0.46-8.17
2.75(22)

0.46-7.21
2.33

0.00-2.97
0.42

0-5

1

25-75
47

Phức tạp

1-19(24)

0.28-3.37
1.39(15)

0.28-2.82
1.28

0.00-0.89
0.11

0-4
1

20-70
46

Tương đối
Phức tạp


22


Tên
vỉa than
1-20(24A)

CD tổng quát
Chiều dày
của vỉa
riêng than (m)
( m)
0.26-6.18
0.26-4.48
1.74(18)
1.57

Chiều dày
đá kẹp
(m)
0.00-0.89
0.1

Tổng số lớp
kẹp
(số lớp)
0-4
1

Độ dốc
vỉa
(độ)
30-80

54

Tương đối
Phức tạp

Cấu tạo
vỉa

1-21(24B)

0.24-1.47
0.60(7)

0.16-1.47
0.54

0.00-0.20
0.006

0-2
1

25-75
51

Tương đối
đơn giản

1-22(23)


0.52-8.80
2.25(21)

0.37-7.50
1.96

0.00-1.47
0.3

0-3
1

10-75
36

Tương đối
Phức tạp

1-23(22)

0.16-9.46
2.65(21)

0.16-2.63
1.24

0.00-1.95
0.38

0-4

1

20-75
41

Tương đối
Phức tạp

1-24(21)

0.10-4.81
1.53(22)

0.10-4.02
1.3

0.00-2.36
0.23

0-3
1

10-80
40

Tương đối
Phức tạp

1-25(21A)


0.16-5.40
1.58(19)

0.16-2.50
1.29

0.00-2.90
0.29

0-4
1

10-75
48

Tương đối
Phức tạp

1-28(20A)

0.23-5.05
1.37(19)

0.23-3.71
0.99

0.00-4.50
0.39

0-5

1

15-80
45

Phức tạp

1-31(17)

0.10-5.05
1.78(7)

0.10-4.89
1.56

0.00-1.99
0.22

0-3
1

10-80
47

Tương đối
Phức tạp

1-34(16)

1.05-11.07

4.77(7)

1.05-9.82
3.44

0.00-5.57
1.32

0-2
1

47-65
59

Tương đối
đơn giản

1-50(1)

1.20-6.20
1.44(9)

1.00-420
2.03

0.00-2.00
0.41

0-2
1


65-70
67

Tương đối
đơn giản

1-51(1A)

0.80-8.27
3.38(6)

0.80-6.01
2.55

0.00-2.70
0.83

0-5
2

55-65
62

Phức tạp

1-52(1B)

0.61-4.70
2.39(6)


0.61-3.00
1.81

0.00-1.70
0.58

0-2
1

55-65
62

Tương đối
đơn giản

1.1.4. Phẩm chất than
Đặc tính kỹ thuật cơ bản chung của các vỉa than trong khu mỏ như sau:
- Độ ẩm phân tích (Wpt) thay đổi từ 3,86%  5,85%,trung bình 5,02 %.
- Chất bốc của than (Vch) thay đổi từ 2,91%  15,97%, TB: 6,54%.
- Nhiệt lượng khô(Qch)thay đổi từ 7139  8172,TB:7820 Kcal/kg.
- Nhiệt lượng cháy Qk thay đổi từ 4766  7516,TB: 6013 Kcal/kg.
- Tỷ trọng than (d) thay đổi từ 1,06g/cm  2,80, TB: 1,77 g/cm3.
- Lưu huỳnh (Sch) thay đổi từ 0,58%  0,81%, TB: 0,64%.
Độ tro trung bình cân (AkTBC) thay đổi từ 2,93%  40%, TB 23,62%.
Độ tro hàng hoá (AkHH) thay đổi từ 8,03%  39,00%, TB: 23,28 %.


23


Từ các kết quả phân tích trên cho thấy than ở đây thuộc loại than có
nhiệt lượng cao, độ tro thuộc loại thấp đến trung bình, chất bốc trung bình,
hàm lượng lưu huỳnh trong than cao, tỷ trọng than thuộc loại cao so với than
vùng Quảng Ninh.
1.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình
1.1.5.1. Đặc điểm địa chất thủy văn
* Nước mặt:
Nước mặt trong khu mỏ được lưu thông và tàng trữ chủ yếu ở các sông,
suối trong khu vực hầu hết bắt nguồn từ các dãy núi Mạo Khê. Hướng dịng
chảy chủ yếu là Bắc- Nam.
Có các suối lớn là: suối Tràng Bạch, suối Yên Dưỡng. Lưu lượng về
mùa mưa từ 7818 l/s 88130l/s, về mùa khơ lưu lượng từ 1222 l/s3673 l/s.
Ngồi ra trong khu vực cịn có các hồ lớn như hồ Khe Ươm, hồ Yên Trung,
hồ Nội Hoàng.
Ngoài các suối, hồ nêu trên trong khu vực Đông Mạo Khê-Tràng Bạch
- Đông Tràng Bạch cịn có những suối khác như suối Đầm Vơng, suối Bãi
Dài, suối Sông Sinh...hồ Sen, hồ Đá Cổng, hồ Thượng Thơng...
Tuy chưa có cơng trình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nước mặt
nói trên đến khai thác hầm lị phía dưới. Song yếu tố ảnh hưởng là khó tránh
khỏi, vì vậy trong q trình khai thác hầm lị phía dưới cần có cơng trình
nghiên cứu để đảm bảo an tồn trong q trình khai thác.
* Nước dưới đất:
Căn cứ vào thành phần hố học, tính chất thuỷ lực, tính chất chứa nước
và đặc điểm các loại nham thạch, các nhà địa chất đã chia nước dưới đất trong
khu mỏ như sau:
- Nước trong trầm tích Đệ Tứ: Trầm tích Đệ tứ chủ yếu phân bố hầu
khắp khu mỏ, chiều dày trầm tích biến đổi lớn. Trên các sườn núi chiều dày từ


24


1.5m 5m, ở các thung lũng, ven suối chiều dày từ 5,0m 10,0m đặc biệt ở
vùng đồng bằng cánh Nam chiều dày lên đến 30m hoặc lớn hơn.
- Thành phần hố học trong trầm tích Đệ Tứ có độ pH biến đổi từ
5.56.0. Tổng độ khoáng hoá cao nhất là 0.163g/l. Nhìn chung phức hệ chứa
nước trong trầm tích Đệ Tứ thuộc loại nghèo nước.
- Nước trong tầng chứa than (T3 n - r) hg: được chia thành 3 phụ tầng
như sau:
+ Nước trong trầm tích (T3 n - r)3hg: Tầng chứa nước này dày khoảng
500m. Các nhịp trầm tích thuộc tướng lịng sơng, chiền sơng, bao gồm các lớp
đá hạt thơ, có các lớp mịn nằm xen kẽ.
+ Nước trong tầng (T3 n - r)3hg có tính chất áp lực cục bộ, chiều sâu
gặp nước áp lực thường 150m  200m. Nước có pHTB = 6.2, tổng độ
khống hố thường thấp 0.052  0.026 g/l, trung bình 0.038g/l. Nước có tên
gọi: Bicácbonat - Cloruanatri - Canxi; và Clorua - Bicácbonat Natri.
+ Nước trong tầng (T3 n - r)2hg, nằm tiếp xúc với tầng (T3 n - r)1hg,
chiều dày khoảng 1266m, chứa 50 vỉa than đạt giá trị công nghiệp. Thành
phần hoá học của nước trong tầng này chủ yếu như tầng (T3 n - r)3hg. Tuy
nhiên, hàm lương Mg+2 tăng lên, Fe+2 ln có mặt. Trong một số lị cũ có
hàm lượng ion SO4-2, nhưng khơng cao (Max: 135.52mg/l-Lị1). Nước có tên
gọi: Bicacbonnat-natri, Sunphatnatri-magie.
+ Nước tầng (T3 n - r)1hg là tầng chứa nước nằm dưới cùng phức hệ
chứa nước trầm tích Hệ Triat - thống thượng bậc Nori -bậc Reti Hòn Gai.
Chiều dày tổng cộng của lớp khoảng 600m. Nước trong trầm tích (T3 n r)1hg thuộc loại Bicacbonat Natri - Canxi. Lưu lượng Qmax= 0.396l/s, q =
0.171l/ms, K = 0.068 m/ng. Vì tầng chứa nước (T3 n - r)1 hg tiếp xúc với
tầng (T3 n - r)2 hg bằng F.B - có thể coi F.B là giải cách nước tương đối nên


25


nước ở tầng này ít có khả năng ảnh hưởng lớn tới việc khai thác than trong
khu mỏ.
- Nước trong đứt gãy: Hầu hết các đứt gãy đều nằm về phía Nam khu
mỏ, trừ đứt gãy F.3 nằm phía Bắc và thường cắm rất dốc. Trong đó F.B là đứt
gãy lớn có tính chất khu vực đồng thời là ranh giới phân chia giữa hai tầng
chứa nước (T3n - r)1hg và (T3 n - r)2hg. Đất đá trong các đới huỷ hoại bao
gồm: bột kết, đá sét, sét than và các mảnh vụn cát kết, sạn kết nằm hỗn độn.
Điều đó chứng tỏ khả năng chứa nước trong các đứt gãy rất kém, đã được
chứng minh khi tiến hành khoan thí nghiệm lỗ khoan LK.8A có QMax =
0.235l/s, tương ứng q = 0.00798 l/ms, KTB = 0.00749 m/ng, LK 537- T.XA
có hệ số thẩm thấu, biến đổi từ 0,731m/ngđ đến 0,017m/ngđ.
1.1.5.2. Đặc điểm địa chất cơng trình
Trầm tích chứa than bao gồm các loại đá sạn kết, cát kết, bột kết, sét
kết đá sét và các vỉa than. Các lớp đá hạt thơ có chiều dày lớn được phân bố ở
phần phía Bắc khống sàng. Đặc điểm cơ bản của các loại nham thạch này
như sau:
- Sạn kết: Các lớp sạn kết phân bố chủ yếu từ vách vỉa 1(36) trở lên,
chiều dày lớp thay đổi từ mỏng đến trung bình. Từ trụ vỉa 1(36) trở xuống,
sạn kết thường có chiều dày mỏng, nằm xen kẽ các lớp cát kết hạt trung đến
hạt thô.
- Cát kết: Bao gồm các loại từ hạt mịn đến hạt thô. Các khe nứt thường
phát triển theo nhiều phương, độ hở của khe nứt nhỏ, trong các khe nứt
thường có oxit sắt hoặc thạch cao bám.
- Bột kết: Bột kết gồm hạt mịn và hạt thơ, thành phần chính là thạch
anh, silic, sét, ximăng. Các lớp bột kết thường nằm xen với các đá sét hoặc cát
kết, do đó chiều dày biến đổi khá mạnh từ vài centimet đến vài chục mét.


×