Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Mot so bien phap gop phan giao duc dao duc hs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.55 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MUÏC LUÏC</b>



<b>A/. Phần mở đầu ...Trang: 02</b>


<b>1. Tính cấp thiết vấn đề:</b>



<b>2. Mục đích nghiên cứu:</b>


<b>3. Đối tượng nghiên cứu:</b>



<b>4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:</b>


<b>5. Các phương pháp nghiên cứu:</b>



<b>B/. Phần nội dung ...Trang 04</b>


<b>1. Cơ sở lý luận:</b>



<b>2. Thực trạng vấn đề:</b>


<b>3. Các giải pháp đề ra:</b>



<b>C/. Phần kết luận – Đề xuất ...Trang 09</b>


<b>1. Kết luận:</b>



<b>2. Ý kiến đề xuất:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A/. PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ:</b>


Ngày nay giáo dục là quốc sách hàng đầu của nhà nước ta, nhằm tạo ra những nhân
tài của đất nước, những con người vừa có đức vừa có tài để tiếp tục sự nghiệp cách mạng,
đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc năm Châu. Trong đó giáo viên là đội ngũ
đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp: <i><b>"trồng người".</b></i>


Xã hội chúng ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại đất nước, làm cho dân


giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng văn minh thì phải lấy dân làm gốc. Nhưng nếu muốn có
gốc vững chắc thì phải gieo hạt, chăm bón, uốn nắn cây hàng ngày.


Ơng bà ta ngày xưa có câu: <i><b>"dạy con từ thuở còn thơ"</b></i> giống như nghệ thuật trồng cây
kiểng, người ta uốn cây từ lúc còn non. Thời gian ngồi trên ghế nhà trường phần lớn quyết
định những việc hình thành nhân cách học sinh. Học sinh Tiểu học mới bước vào một môi
trường mới với nhiều thầy cô, bạn bè mới, với phương pháp, nội dung học tập mới và
phong phú hơn. Thời điểm này có nhiều biến đổi trong tam sinh lý của trẻ, các nét tính
cách mới được hình thành. Vì vậy việc tạo nên một nền tảng đạo đức là hết sức cần thiết,
bởi vì có một nền móng tốt thì cơng trình giáo dục, đạo tạo sẽ vững chắc.


Hơn nữa, trong thời kỳ bùng nổ thơng tin như hiện nay, ngồi những tác dụng tích cực
thì mặt trái của nó cũng gây khơng ít khó khăn cho tập thể Sư phạm trong việc giáo dục
đạo đức học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học, nhằm hình thành một nề nếp ngay từ ban
đầu để định hướng phát triển nhân cách hoàn thiện cho các chủ nhân tương lai của đất
nước.


<b>2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:</b>


Những trẻ em được người thầy giáo dục sẽ là thành viên của xã hội Cộng sản chủ
nghĩa, đó là hình thái xã hội cao nhất. Bỡi thế ta chưa có được nhiều tấm gương của con
người là thành viên của xã hội Cộng sản chủ nghĩa, vậy mục tiêu tiến tới của giáo viên là
gì? Đâu là mẫu người mới ta cần noi theo? Làm như thế nào để giáo dục đạo đức cho
những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước? …


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trực, thẳng thắng, trong sạch, giản dị, khiêm tốn… đặc biệt phải có lòng yêu nghề mến trẻ.
Với những nhiệm vụ nêu trên, trong khi giáo dục học sinh đòi học người giáo viên nói
chung, giáo viên-Tổng Phụ Trách nói riêng, có định hướn giải quyết sao cho phù hợp với
sự phát triển nhân cách của từng cá nhân học sinh. Nhưng để có được những kết quả đó thì
chúng ta phải được trang bị những kiến thức, đạo đức, không chỉ đơn thuần tiếp thu nề nếp


đạo đức mà cịn biến nó thành niềm tin, ta phải hiểu rỏ mình đang làm gì để giáo dục
phẩm chất đạo đức cho bản thân và cho học sinh. Mục tiêu rỏ ràng và lòng khát khao tiến
tới mục tiêu đó sẽ giúp ta giải quyết được nhiệm vụ lớn lao đã và đang đặt ra cho chúng ta.


<b>3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:</b>


Tình hình phát triển nhân cách, các vấn đề về đạo đức học sinh và một số giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học Trường Tiểu học Tân Long 2.


<b>4. KHÁCH THỂ VAØ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:</b>


- Học sinh Tiểu học trường Tiểu học Tân Long 2.
- Năm học: 2007-2008.


5<b>. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>


5.1. <b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT:</b>


- Tổ hợp các phương pháp nhận thức khoa học bằng con đường suy luận dựa trên các
tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau: Tâm lý giáo dục, nghiên cứu quá trình dạy
học, …


<b>5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỂN:</b>


- Quan sát sư phạm: thu thập thơng tin về q trình giáo dục, quan sát các hoạt động
thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>B/. PHẦN NỘI DUNG</b>


<b>1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:</b>



Chúng ta đang phấn đấu xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới. Đó là nhân cách của người lao động sáng tạo, năng động, có
kỷ luật, có kỷ thuật, có tay nghề và có đủ các phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, được
hun húc qua 4000 năm lịch sử. Để có được điều đó, thế hệ Việt Nam trong đó học sinh,
sinh viên cần trở thành các chủ thể có ý thức đồi với các hoạt động như: Học tập, lao động,
giao lưu, vui chơi giải trí, … Cần tự giác tích cực và chủ động tu dưỡng, rèn luyện bản thân
mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Để trở thành những nhân cách , những chủ
nhân của đất nước.


Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự tác động của nhiều nhân tố,
trong đó có nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Các nhân tố này tác động đến con người
không phải song song với nhau, có giá trị như nhau và độc lập với nhau. Vì vậy cần phải
xem xét đúng đắn, khách quan, khoa học các tác động của di truyền và môi trường trong
công tác giáo dục. Giáo dục là yếu tố giữ vai trị to lớn, chủ đạo trong sự hình thành và
phát triển nhân cách. Nó khơng chỉ vạch ra nhiều hướng cho học sinh mà còn tổ chức dẫn
dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo nhiều hướng đó. Giáo dục có thể mang lại
tiến bộ mà các nhân khác khơng thể có được. Hơn nữa giáo dục có thể uốn nắn những
phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng của xã hội. (theo tài liệu
Tâm lý-giáo dục học đại cương của Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê).


Tóm lại, nhân cách của con người có thể hồn thiện dưới sự điều khiển của quá trình
giáo dục của giáo viên những người đào tạo thế hệ trẻ thành cơng nhân có ích cho xã hội.


Muốn vậy, người giáo viên cần phải trang bị cho mình những phẩm chất đạo đức tốt
đẹp, mà đức đầu là lòng yêu nước, hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và nhà
nước, có niềm tin cách mạng là cơ sở để người giáo viên gắn bó cuộc đời mình với sự
nghiệp giáo dục, mà trọng trách của nó là bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Có
niềm tin Sư phạm, ln tin tưởng vào bản chất tốt của con người, vào khả năng giáo dục,
là động lực thúc đẩy người giáo viên tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát
triển của học sinh và xác định biện pháp tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng của những


nguyên nhân đó. Người giáo viên cần có tình cảm trong sáng, cao thượng, long yêu trẻ,
yêu nghề, hứng thú và có nhu cầulàm việc với thế hệ trẻ, có tình thương con người để có
trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.


<b>2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bên cạnh đó, việc tiếp xác với các loại văn hóa khơng lành mạnh, phim ảnh mang
tính bạo lực, việc tiếp thu thông tin thiếu chọn lọc cũng làm cho việc hình thành nhân cách
đạo đức của trẻ có những khiếm khuyết. Đã vậy, về phía gia đình cịn nhiều phụ huynh
thiếu sự quan tâm cần thiết đối với con mình, chỉ khốn trắng cơng tác giáo dục trẻ cho
nhà trường, trông khi thời gian học sinh ở trường rất ít. Qua kỳ đại hội phụ huynh học sinh
đầu năm cho thấy, số phụ huynh quan tâm đến hoạt động học tập sinh hoạt của con em
mình, chú trọng sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh không nhiều. Số
lượng phụ huynh đi dự họp đã thể hiện điều đó.


<b>LỚP</b> <b>TỔNG SỐ HỌC SINH</b> <b>SỐ PHHS DỰ HỌP</b>


<b>KHOÁI 1</b> 122 79


<b>KHOÁI 2</b> 95 47


<b>KHỐI 3</b> 87 39


<b>KHỐI 4</b> 70 48


<b>KHỐI 5</b> 65 51


<b>TỔNG COÄNG</b> 439 264


Từ <i><b>"một con sâu làm sầu nồi canh"</b></i> một học sinh cá biệt cũng có ảnh hưởng đến các


bạn học, dẫn đến hình thành các nhóm cá biệt trong lớp, trong trường.


Một số giáo viên không chịu được sự nghịch ngợm của học sinh, quở trách không
ngừng và hay nhắc đến lỗi củ có khi là một số lỗi không cố ý. Làm nãy sinh trong các em
ý nghỉ rằng thầy cô hay bắt bẻ, thù vặt, cố chấp và khơng khách quan. Ơû trạng thái đó các
em khơng thể tập trung vào việc phân tích, nhìn nhận sai lầm của mình, đồng thời việc đó
cịn phá hủy mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô và hình thành một thế hệ đối lập, gây
ra sự phản ứng đôi khi quyết liệt làm phản tác dụng giáo dục hoàn toàn.


Học sinh Tiểu học vốn rất hiếu động, hay bắt chước chưa nắm vững nề nếp học tập
sinh hoạt của một học sinh do mới bước vào cấp học nền tảng, từ đó ý thức chưa cao vì vậy
vơ tình dẫn đến vi phạm.


Các lỗi thường mắc phải: hay phát biểu linh tinh, ít học bài ở nhà, khơng được sạch
sẽ, trực vệ sinh chưa tốt, có thái độ khơng hay khi giáo viên xử lí vi phạm, nói tục chửi thề,
chọc ghẹo, giỡn hớt trong giờ học, …


Thống kê tình hình đạo đức học sinh tồn trường đầu năm học 2007-2008.


<b>KHOÁI 1</b> <b>KHOÁI 2</b> <b>KHOÁI 3</b> <b>KHOÁI 4</b> <b>KHOÁI 5</b>


<b>TSHS</b> 122 95 87 70 65


<b>TOÁT</b> 89 64 67 52 48


<b>KHAÙ</b> 21 26 13 12 11


<b>TB</b> 9 4 5 4 4


<b>YEÁU</b> 3 1 2 2 2



Trước thực trạng trên cần thực hiện một số giải pháp thiết thực để vực dậy nề nếp,
đạo đức học sinh Tiểu học, cụ thể như sau:


<b>3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Theo điều lệ trường Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ: tìm hiểu và nắm
vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm
thúc đẩy sự tiến bộ của lớp, cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp
với giáo viên bộ môn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong hoạt động
giảng dạy và giáo dục học sinh. (điểm a, b; khoảng 2; điều 29).


Từ đó giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tìm hiểu và nắm vững học sinh; chủ động phối
hợp giảng dạy và giáo dục học sinh.


Người giáo viên chủ nhiệm muốn thàh công trong công tác giáo dục phải nắm vững
thơng tin về phía bản thân học sinh (thích mơn nào, chưa thích mơn nào, tình trạng sức
khỏe, sở thích chung, năng khiếu, bạn bè,… ); Về phía gia đình học sinh (cha mẹ, điều kiện
sống, hồn cảnh gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên, …)


Có nhiều cách để giáo viên thu thập thơng tin của học sinh như: Quan sát, trị chuyện,
hỏi thăm, thăm gia đình, họp phụ huynh, lập phiếu điều tra, … Sau khi có thơng tin giáo
viên sẽ có cơ sở phân loại đối tượng học sinh của mình, từ đó lập kế hoạch giáo dục hiệu
quả. Ngồi ra đối với lớp chủ nhiệm giáo viên cần thực hiện một số công việc như sau:


- Triển khai giáo dục đến từng học sinh nội quy nhà trường.


- Tổ chức cho học sinh học tập hiểu rỏ nhiệm vụ học sinh, cho học hiểu rỏ luật khen
thưởng và xử phạt cho học sinh phấn đấu.



- Có kế hoạch thi đua cho cá nhân, tổ.


- Tổ chức đôi bạn cùng tiến, các tổ nhóm học tập.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh.


<b>3.2. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN BỘ MƠN:</b>


Khơng ít giáo viên nhầm lẫn khi nghỉ rằng, là giáo viên bộ mơn thì chỉ cần dạy xong
bài, hết giờ là đủ. Thực sự mỗi giờ lên lớp giáo viên mang đến cho học sinh không chỉ là
bài hát, hình vẽ, … mà qua bài học, cách dạy, tác phong người thầy. Giáo viên còn truyền
cho học sinh một bài học về cách cư xử, ăn nói, tác phong lịch sự của một người có văn
hóa, nét đẹp cụ thể mà mỗi người thầy mang lại cho học sinh cịn hơn trăm nghìn bài học
lý thuyết.


Việc giảng dạy trên lớp có tình cảm sẽ hình thành niềm tin cho học sinh, thái độ của
giáo viên với học sinh, lời nói, sự đánh giá, tán thành hay quở trách khơng chỉ được các em
chứng kiến, mà còn được các em thể nghiệm và gây ra ở các em những hành động tương
ứng. Người giáo viên tốt là người biết hướng dẫn bài học một cách sinh động, vui tươi, biết
thường xun trị chuyện với các em. Những việc đó đem lại niềm vui cho cả thầy lẫn trị
và hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp nơi các học sinh.


<b>3.3. ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nhà trường cần tận dụng triệt để sự hỗ trợ của các ban ngành đồn thể, chính quy6n2
địa phương để tác động đến một số phụ huynh chưa ý thức, vận động, tuyên truyền để họ
nắm bắt vai trò nhiệm vụ của mình. Cha mẹ nào chẳng thương con, khi họ biết điều gì là
tốt cho con cái họ, họ sẽ thực hiện. Cụ thể trong kỳ họp phụ huynh lần 2, số lượng phụ
huynh dự tăng rõ rệt các phụ huynh vắng đều có lý do và có liên hệ riêng với GVCN.


<b>LỚP</b> <b>TỔNG SỐ HỌC SINH</b> <b>SỐ PHHS DỰ HỌP</b>



<b>KHOÁI 1</b> 122 113


<b>KHOÁI 2</b> 95 93


<b>KHOÁI 3</b> 87 81


<b>KHOÁI 4</b> 70 67


<b>KHỐI 5</b> 65 60


<b>TỔNG CỘNG</b> 439 414


<b>3.4. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN-TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI:</b>


Nếu giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị như người cha, người mẹ của học sinh ở trường,
thì Tổng Phụ Trách lại phải dung hịa giữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Tổng Phụ
Trách phải là người anh, người chị, một người bạn đồng hành với các em. Tổng Phụ Trách
phải là chất keo gắn kết các hoạt động của học sinh, giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu,
phụ huynh học sinh. Làm tốt công tác này hoạt động giáo dục sẽ đạt hiệu quả hơn.


Giáo viên-Tổng Phụ Trách phải nắm vững và làm tốt vai trò tham mưu cho ban giám
hiệu, để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong tập thể Sư phạm về việc
giáo dục đạo đức cho học sinh.


Tổ chức phổ biến tiêu chuẩn thi đua đến từng chi đội phát động phong trào thi đua
giữa các chi đội.


Thông qua giáo viên chủ nhiệm phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp giáo
dục tư tưởng, đạo đức phù hợp với tâm lý các em, đứng bên cạnh để tìm hiểu nguyên nhân


dẫn đến hành vi sai phạm, chứ khơng ở trong phía đối lập với các em như đối với giáo viên
chủ nhiệm (do giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chịu trách nhiệm nên có sức ép về
tâm lý).


Trong thực tế khi gặp vấn đề gì thì các em dễ dàng chia sẽ với bạn bè hơn là đối với
cha mẹ.


Các hoạt động tập thể là rất cần thiết, khi tham gia hoạt động lành mạnh các em sẽ
dễ quên việc đi quấy rối mọi người, bản tính hiếu thắng sẽ thúc đẩy các em hịa mình vào
cơng việc chung để đạt kết quả cao cho lớp mình. Thường xuyên sinh hoạt tập thể vui tươi
bổ ích, sẽ hình thành thói quen tốt đẹp nơi các em, làm nền tảng cho các năm học tiếp
theo.


Tóm lại, dù ở vị trí nào đi nữa, người giáo viên phải làm cho học sinh hiểu thầy cô
luôn yêu thương các em, tránh để cho các em tạo ra thế đối lập với mình làm được điều đó
kết hợp với phương pháp nêu gương sáng thì công tác giáo dục sẽ đạt hiệu quả tối ưu.


Bảng thống kê đạo đức học sinh Tiểu học ở học kỳ 1 năm học 2007-2008.


<b>KHOÁI 1</b> <b>KHOÁI 2</b> <b>KHOÁI 3</b> <b>KHOÁI 4</b> <b>KHOÁI 5</b>


<b>TSHS</b> 122 95 87 70 65


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>KHÁ</b> 21 25 11 9 10


<b>TB</b> 2 1


<b>YẾU</b>


Qua khảo sát đạo đức học sinh Tiểu học cuối học kỳ 1 có những tiến bộ đáng kể.


Khơng cịn học sinh có hạnh kiểm chưa đạt, thói quen hành vi đạo đức học sinh có chuyển
biến tốt nhiều hơn, những em thường phá phách, mất trật tự giảm đi nhiều.


- Các em ổn định giờ học khá tốt.


- Biết tự quản giờ trống, trực nhật, vệ sinh quang cảnh trước giờ học.


- Thực hiện tốt nội quy, đồng phục gọn gàng, sạch sẽ khi đến lớp. (đối với lớp 3,4,5).
Tuy nhiên lúc này do đã quen với lớp, trường mới, bạn mới ... bắt đầu xuất hiện một
số biểu hiện sai phạm như: Đùa giỡn, đi hàng 2 hàng 3, đi bên lề trái trên đường đến lớp
và ra về, làm mất trật tự an tồn giao thơng; mê chơi đến lớp muộn; gian lận trong kiểm
tra thi cử; gây rổ đánh nhau, ... Đa số trường hợp các em sai phạm là do sự bồng bột, bắt
trước bạn xấu, khơng cố ý làm như vậy.


Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc tiếp tục cũng cố các hoạt động đã nói trên,
tơi cần hỗ trợ một số biện pháp thêm như sau:


Không ngừng rèn luyện nhân cách bản thân để trở thành tấm gương sáng mẫu mực ,
có uy tín với các em và đồng nghệp về chun mơn nghiệp vụ, tư cách đạo đức, tác phong
sinh hoạt. Có nghệ thuật ứng xử với mọi học sinh, có biện pháp giáo dục thích hợp với
từng đối tượng học sinh nhất là đối với học sinh cá biệt.


Khích lệ kịp thời đúng lúc, động viên học sinh, khen thưởng, biểu dương trước tập thể
để nêu gương người tốt việc tốt cho các em noi theo. Bởi vì đặc điểm tăm lý nổi bậc ở học
sinhTie6u3 học là rất hay bắt chước, càng có nhiều tấm gương tốt sẽ càng che khuất các
tấm gương xấu trước mắt các em.


Luôn bao dung, rộng lượng, yêu quí con người, tin tưởng vào sự phát triển tốt đẹp của
nhân cách, giữ thái độ khách quan khi xử lý cá vi phạm, hạn chế nhắc lại lỗi cũ và không
được thành kiến với các em.



Để đảm bảo tác dụng giáo dục ý thức về an tồn giao thơngo73 các em, tơi thành lập
đội cờ đỏ theo tuyến đường ghi nhận các em làm cản chở giao thơng để có biện pháp giáo
dục riêng, có kiểm tra đột xuất một số tuyến đường chính.


Kết quả của việc kiên trì nghiên cứu và thực hiện các giải pháp trên, đến tháng
4/2008 Học sinh khơng cịn có hạnh kiểm yếu.


Bảng thống kê đạo đức học sinh Tiểu học ở cuối tháng 4/2008.


<b>KHOÁI 1</b> <b>KHOÁI 2</b> <b>KHOÁI 3</b> <b>KHOÁI 4</b> <b>KHOÁI 5</b>


<b>TSHS</b> 122 95 87 70 65


<b>TOÁT</b> upload.123d


oc.net 93 85 67 63


<b>KHÁ</b> 04 02 02 03 02


<b>TB</b>
<b>YẾU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

việc giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học là rất cần thiết, nó tạo tiền đề thuận lợi thực hiện
các hoạt động trong chương trình, nhiệm vụ năm học của nhà trường và tạo điều kiện cho
học sinh học ở cấp 2 tốt hơn.


<b>C/. PHẦN KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT</b>



<b>1. KẾT LUẬN:</b>



Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên ta thấy phẩm chất
nhân cách là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của công tác giáo dục, để làm tốt
công tác này trong nhà trường, giáo viên cần phải có những phẩm chất đạo đức, năng lực
và tài năng, nhưng cần coi trọng trước hết về mặt chính trị tư tưởng, nó được hình thành,
phát triển và hồn thiện dần thơng qua giáo dục và hoạt động giao tiếp Sư phạm.


Tuy nhiên, một vấn đề cũng khơng kém phần quan trọng là sự đồn kết phối hợp
chặt chẽ giữa các giáo viên, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, ngoài xã hội, cha
mẹ học sinh, ... Bởi vì có sự đồn kết thì mới có sức mạnh để giành chiến thắng trong mọi
lĩnh vực, như Bác Hồ đã day:


<i><b>“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,</b></i>
<i><b>Thành công, thành công, đại thành công.”</b></i>


<b>2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:</b>


Để hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học được giữ vững, đòi hỏi đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm phải ln tích cực cộng tác với ban giám hiệu, Tổng Phụ Trách để có biện
pháp xử lý các vấn đề của học sinh nhằm uốn nắn lịp thời, đúng lúc.


Để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn mong được sự góp ý kiến trân
thành của các đồng chí đồng nghiệp và ban giám khảo.


<i><b>Trân trọng kính chaøo!</b></i>


<i><b>Tân Long,</b></i> ngày … tháng …. Năm 2008
<b>Người viết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU</b>




<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>


<b>………</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN</b>



</div>

<!--links-->

×