Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ-BLOG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.67 KB, 22 trang )

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
PHỤ LỤC

1. Giới thiệu Blog
¾ Blog là gì?
Blog là từ viết tắt của Web log. Blog là nhật ký (tạp chí hàng ngày)
có sẵn trên web, và thường được tổ chức theo thứ tự thời gian với các đầu
vào gần nhất ở trên. Blog là web site dễ dùng, mà chúng ta có thể đưa
những suy nghĩ của chúng ta lên đó nhanh, tương tác với mọi người và
nhiều hơn nữa.
Blog là một nhật ký cá nhân. Một nơi chia sẻ cảm xúc, quan niệm và
vui buồn trong công việc hàng ngày. Một không gian cộng tác. Một nơi diễn
thuyết chính trị. Một đài phát thanh tin tức quan trọng. Một tập hợp các liên
kết. Các suy nghĩ riêng tư của chúng ta. Các sổ lưu niệm cho thế giới.
Blog là bất kỳ cái gì mà bạn muốn nó trở thành. Có hàng triệu thứ ở
tất cả các dạng hình dạng, kích thước và thực sự không có luật lệ.
Blog là một web site, mà bạn có thể viết những câu chuyện đang
diễn ra. Câu chuyện mới sẽ trình bày ở trên để người đọc có thể đọc được
những gì mới nhất. Sau đó, họ bình luận về điều đó, hoặc liên kết đến nó,
hoặc gởi thư điện tử cho bạn hoặc không gởi thư.
¾ So sánh blog và trang web
Bạn có thể có một blog trên một trang web
(). Bạn có thể có một trang web chỉ là một
blog lớn ().
* Giống nhau
o Công bố thông tin và dữ liệu trực tuyến.
o Bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu với blog và trang web.
o Có URL mà bất kỳ ai kết nối với Internet đều có thể truy xuất
được.
* Khác nhau
o Blog được cập nhật thường xuyên hơn.


o Blog được cập nhật bằng thư (post) không bằng trang.
o Dễ dàng cập nhật blog mà không cần có kỹ năng lập trình
hoặc có ít kỹ năng lập trình.
o Blog xây dựng nên các cộng đồng.
¾
Tại sao có blog?
Có nhiều loại người cũng như có nhiều loại blog (chia sẻ kiến thức
và quản lý kiến thức, dịch vụ khách hàng, giao tiếp, tiếp thị và tự thể hiện
mình, tổ chức buổi họp mặt, xây dựng cộng đồng, kể truyện, …), nhưng

 - 110 - Þ

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
chỉ có 3 mục tiêu chính: chia sẻ thông tin, xây dựng tiếng tăm, và diễn đạt ý
kiến cá nhân.
Blog không chỉ đưa suy nghĩ của bạn lên web, mà còn nghe lại phản
hồi và liên lạc với những người có cùng ý nghĩ. Bạn cho phép người đọc
trên khắp thế giới thêm những lời bình luận, nhằm phản hồi lại những gì
bạn chia sẻ trên blog. Bạn có thể chọn cho phép hoặc không cho phép
người sử dụng thêm các lời bình luận vào phần cơ bản của từng thư (post)
(và bạn có thể xóa bất cứ cái gì mà bạn không thích). Bạn có nhiều quyền
hơn cho những cố gắng công bố của bạn.
¾ Các loại blog
 Blog cá nhân (Personal blogs) là nhật ký mà người chủ blog viết về
các trãi nghiệm hàng ngày.
 Blog theo chủ đề (Topical blogs) tập trung vào một lĩnh vực cụ thể.
 Blog theo sự quan tâm (Thoughtful blogs) khác nhau về các vấn đề
có xu hướng tránh đề cập đến đời sống cá nhân. Họ thảo luận các
vấn đề theo chủ đề khác nhau.
 Blog bạn bè (Friend blogs) thường có một nhóm bạn có sở thích

tương tự soạn các thư ngắn và được cập nhật thường xuyên. Tất
cả các blog được liên kết để nếu bạn đưa thư vào blog, thì nó cũng
sẽ xuất hiện trên blog của những người khác.
 Blog cộng tác (Collaborative blogs) được viết bởi một nhóm người
về một chủ đề cụ thể.
 Blog chính trị (Political blogs) thường kết nối với các trang web tin
tức và đưa ra lời bình luận cá nhân về vấn đề chính trị.
 Blog thư mục (Directory blogs) thu thập thông tin từ các trang web
khác nhau, ví dụ Slashdot.org.
 Blog theo định dạng (Format blogs) chuyên về một loại giới thiệu cụ
thể,
như chụp hình hoặc trang chuyện tranh vui.

2. Ẩn danh khi lướt web
(Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, thứ Năm, 30/03/2006, 04:12 (GMT+7)


TT - Ẩn danh khi lướt web và biết kết hợp với các proxy là một biện
pháp hữu hiệu để bảo vệ mình trước mọi hiểm họa trên Internet. Hide IP
Platinum được xem là một công cụ siêu hiệu quả để thực hiện việc ẩn
mình trên mạng này.
Sau khi cài đặt và đăng ký thành công, Hide IP Platinum sẽ cung
cấp cho bạn một giao diện... chẳng có gì, ngoài việc liệt kê phiên bản Hide
IP Platinum hiện tại, trang web của nhà cung cấp và số IP máy tính của
bạn cộng với số IP của máy chủ proxy nếu bạn có sử dụng.

 - 111 - Þ

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
Khi hoạt động, công cụ này chỉ hiển thị dưới dạng một quả địa cầu

nhỏ màu xanh đang quay và nằm ở khay đồng hồ ở góc phải dưới cùng
màn hình. Muốn sử dụng các tính năng của nó, bạn cần nhấp chuột phải
một lần vào biểu tượng của Hide IP Platinum để hiện ra menu sử dụng
chính.
Ngoài tính năng làm ẩn IP máy tính tuyệt hảo, tính năng được cho là
“độc chiêu” nhất của công cụ này chính là “Change proxy”. Nếu bạn muốn
thay đổi proxy đang lướt web hiện tại thì chỉ việc nhấp vào nút này, Hide IP
Platinum sẽ thay đổi proxy xoành xoạch, nhanh như chớp, nhảy từ proxy
đang ở Mỹ, xuống Colombia, rồi lại vọt qua Trung Quốc...
Hiện Công ty RegNow đang bán bản Hide IP Platinum 2.5 với giá 35
USD cho người dùng lẻ. Người dùng có thể vào địa chỉ
để tải về bản dùng thử hoặc
tìm mua tại các cửa hàng phần mềm ở TP.HCM.
HOÀNG KIM ANH

3. Đầu cơ tên miền
(Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, thứ Hai, 13/02/2006, 05:18 (GMT+7)
)

TT - Chỉ cần bỏ ra chưa tới 1 triệu đồng để đăng ký và duy trì tên
miền (TM) trong một năm, nếu gặp khách, số tiền bán lại TM (nếu là TM
đẹp) sẽ lên đến con số hàng tỉ đồng.
Tài nguyên quốc gia đang được rao bán công khai và làm giàu cho
nhiều cá nhân nhưng Trung tâm Internet VN (VNNIC) - đơn vị được Bộ
Bưu chính - viễn thông giao cấp phát TM - lại cho rằng rất khó phát hiện
tình trạng đầu cơ, buôn bán TM. Thực tế thì sao?
Không mấy khó khăn để truy ra những TM đang bị rao bán. Chỉ cần
vào trang tìm kiếm
www.google.com.vn và gõ cụm từ “bán TM” là có thể
tìm được hàng loạt website rao bán TM. Tại địa chỉ

www.raobandomain.com, có tới 2.490 TM được rao bán, gồm cả những
TM VN (“đuôi” .vn) và các TM quốc tế. Qua một hồi tìm kiếm, chúng tôi có
trong tay 50 TM của VN do VNNIC cấp phát đang bị rao bán.
¾ Những TM tiền tỉ
150.000 USD (khoảng 2,38 tỉ đồng) là giá TM 365.com.vn được rao
bán trên trang web www.raobandomain.com.vn. Không dám chắc đây là
TM VN đắt giá nhất nhưng đó là TM có giá bán cao nhất trong số 50 TM
chúng tôi tìm thấy. Theo thông tin cung cấp từ website của VNNIC
(www.vnnic.net.vn), TM này thuộc chủ sở hữu là Công ty cổ phần Cung
cấp dịch vụ thông tin (ISSC).
TM 365.com.vn hiện chỉ hoạt động dưới một website sơ sài thông
báo nội dung chương trình nhắn tin trúng thưởng xe BMW do ISSC tổ
chức. Người rao bán 365.com.vn ghi tên Nguyen Hoang Long, điện thoại
liên lạc là 0904.286xxx. TM này được chủ nhân quảng cáo là “vô cùng phù

 - 112 - Þ

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
hợp với trang tin tức hoặc mọi trang về thương mại điện tử. Chắc chắn hay
hơn vì một năm có 365 ngày liên tục, liên tục, liên
tục”.
Bấm điện thoại gọi vào số máy trên,
người nhấc máy xưng tên Linh (?) nhưng thừa
nhận mình đang rao bán TM 365.com.vn. Linh
cho biết đã có một số người liên hệ và trả giá
120.000 USD nhưng anh chưa đồng ý bán.
Anh này cũng nói chủ thể đăng ký TM này là
ISSC nhưng đưa rao bán thì không thể đăng
tên công ty. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua TM
này, Linh nói giá bán có thể hạ so với giá rao

nhưng không thể thấp hơn 120.000 USD.
Linh còn nói nếu có ý định mua thì mail
vào địa chỉ chứ không
nên gọi điện thoại vì “nội dung câu chuyện của
chúng ta hôm nay, chỉ cần lệnh của công an,
họ có thể in ra giấy và chúng ta nói với nhau
những gì thì không cãi được nữa. Mua bán TM nguy hiểm lắm nhưng khéo
một tí là được”.
Tại VN, qui định về quản
lý và sử dụng tài nguyên
Internet (bao gồm TM) ghi
rõ “nghiêm cấm việc
chuyển nhượng, cho
thuê, bán lại tài nguyên
Internet dưới bấy kỳ hình
thức nào”. Giải thích về
điều này, ông Phạm Hồng
Hải, vụ trưởng Vụ Viễn
thông (Bộ Bưu chính -
viễn thông), cho biết do
TM là tài nguyên quốc gia
nên việc kinh doanh TM
bị coi là trái pháp luật.
Ngoài 365.com.vn, còn có trangtinvietnam.com.vn được rao bán với
giá 150.000 USD. Người rao là Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm giải pháp
mạng và khắc phục nhanh sự cố máy tính Protect, điện thoại 04.7870xxx
và 0983.081xxx. TM này, theo đăng ký tại VNNIC, do Công ty Quảng cáo
chuyên nghiệp đứng tên. Ngoài ra, trong số 50 TM chúng tôi ghi lại, có một
số TM khác được rao bán với giá cao như TM lafarge.com.vn (120.000
USD) do bà Phạm Thị Ngọc Hân là chủ thể đăng ký nhưng người rao bán

là Phung.
DS (email liên lạc là
); TM showbiz.com.vn
(100.000 USD) do ông Nguyễn Ngọc Vũ đăng ký, người rao bán không nói
tên, chỉ ghi ABC, nhưng cho số điện thoại liên lạc là 0904.438xxx. Một số
TM có giá dưới 100.000 USD gồm hopcho.com.vn (50.000 USD, người rao
bán: Pham Sanh Tai, điện thoại: 0905.217xxx), muavang.net.vn (30.000
USD, Vinh Do, 0989.989xxx), myphamonline.com.vn (20.000 USD, Đỗ Huy
Cảnh, 04. 8464xxx), 7eleven.com.vn (15.000 USD, Nguyễn Anh Vũ, 0912.
009xxx), vienthong.com.vn (10.000 USD, Do Hoang Diep, 0904. 307xxx)…
¾ Đăng ký để đầu cơ
Xem qua danh sách những TM bị rao bán có thể thấy rất nhiều TM
do một người rao bán và nhiều TM được đăng ký trùng với tên các công ty,
các tổ chức hoặc các ngành nghề kinh doanh, thể hiện rõ chủ đích đầu cơ
của người đăng ký. Thậm chí trên tin rao bán, chủ nhân TM lafarge.com.vn
không giấu giếm ý định bán lại TM này cho Tập đoàn vật liệu xây dựng
Lafarge khi thẳng thừng tuyên bố họ biết Lafarge đang xây dựng các nhà
máy ximăng tại Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Lê Vũ Hoàng () là chủ sở hữu bốn TM rao
bán, trong đó có ba TM được rao bán dưới tên Trịnh Hải Ngọc
(098.996xxx) gồm boeing.com.vn (2.000 USD, dành cho hãng máy bay),

 - 113 - Þ

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
kaspersky.com.vn (1.000 USD, dành cho Công ty bảo mật Kapspersky nổi
tiếng thế giới), zonelabs.com.vn (1.000 USD, dành cho một công ty bảo
mật khác là Zonelabs) và mcafee.com.vn (700 USD, dành cho một hãng
diệt virus).
Nguyen The Phu (0989.112xxx) rao bán TM tuanchau.com.vn (500

USD) cho người có nhu cầu xây dựng web quảng bá du lịch về Tuần Châu
(Quảng Ninh). Đoàn Hải Anh (0903.229xxx) rao bán TM dnhanam.com.vn
(10.000 USD) và quảng cáo đây là website của Hội Doanh nghiệp tỉnh Hà
Nam...
Bên cạnh những TM bị rao bán đã được đăng ký tại VNNIC, có
không ít TM không thấy trong danh sách đăng ký tại VNNIC nhưng cũng đã
bị rao bán như shophangdoc.com.vn (400 $), shopquatang.com.vn (1.000
$), kientrucnhaxinh.com.vn (1.000 $), mobileone.com.vn (850 $).
Tuy nhiên, dù không có tên trong danh sách đăng ký tại VNNIC
nhưng mobileone.com.vn lại đang là một website hoạt động liên quan đến
kinh doanh điện thoại di động. Khi chúng tôi thắc mắc về việc tại sao rao
bán những TM chưa được đăng ký ở VNNIC, Nguyễn Trường Minh (điện
thoại: 0918.501xxx), người rao bán bốn TM trên, khẳng định đó là những
TM đã đăng ký, đồng thời nói sẽ kiểm tra lại thông tin tại VNNIC.
Chúng tôi cũng phát hiện TM eoffice.com.vn của Trung tâm An ninh
mạng (Đại học Bách khoa Hà Nội) bị rao bán với giá 1.000 USD. Hỏi chủ
rao bán là Nguyễn Thành Biên (điện thoại: 0904.140xxx) mới biết TM đó
đã được bán cho Trung tâm An ninh mạng với giá 500 USD hồi cuối năm
ngoái nhưng tin rao bán chưa được gỡ xuống!
Tài nguyên quốc gia đang làm lợi cho những kẻ đầu cơ. Nhưng
VNNIC - cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, thúc đẩy, hỗ trợ
việc sử dụng tài nguyên Internet tại VN - lại đang làm ngơ trước tình trạng
này.
KHIẾT HƯNG

4. Một số văn bản pháp lý về TMĐT
Ðạo luật mẫu về Thương mại điện tử của
Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)

Phần một: Thương mại điện tử nói chung


Chương I: Các quy định chung
Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh

Ðạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ
liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại

Ðiều 2. Các định nghĩa

Trong đạo luật này, các từ ngữ được hiểu như sau:

(a) "Thông điệp dữ liệu" là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng
phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, và bao gồm, nhưng
không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo
hoặc FAX;

 - 114 - Þ

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
(b) "Trao đổi dữ liệu điện tử" (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử
này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn
đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin;
(c) "Người khởi phát" một thông điệp dữ liệu là người hoặc nhân danh người ấy, gửi
hoặc tạo ra thông điệp dữ liệu ấy trước khi nó được lưu trữ, nếu có, nhưng không bao
gồm người đứng làm trung gian đối với thông điệp dữ liệu đó;
(d) "Người tiếp thụ" một thông điệp dữ liệu là người mà người khởi phát chủ định sẽ
tiếp nhận thông điệp dữ liệu đó, nhưng không bao gồm người đứng làm trung gian đối
với thông điệp dữ liệu đó;
(e) "Người trung gian" đối với một thông điệp dữ liệu cụ thể, là người nhân danh một
người khác mà gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu đó hoặc cung ứng các dịch vụ

liên quan tới thông điệp dữ liệu đó;
(f) "Hệ thống thông tin" là một hệ thống tạo ra, gửi đi, tiếp nhận, lưu trữ, hoặc xử lý
bằng cách khác các thông điệp dữ liệu;

Ðiều 3: Diễn giải

(1) Khi diễn giải Ðạo luật này, phải tham chiếu tới nguồn gốc quốc tế của nó và tới nhu
cầu thúc đẩy tính thống nhất trong khi áp dụng nó, và tới việc tôn trọng sự ngay tình.

(2) Các vấn đề liên quan tới các tình huống được điều chỉnh bưỏi Ðạo luật này mà
không được giải quyết phù hợp với các nguyên tắc chung mà Ðạo luật này lấy làm cơ
sở.

Ðiều 4: Sai biến theo thoả thuận

(1) Trong quan hệ giữa các bên tham dự vào việc tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ hoặc xử lý
bằng cách khác các thông điệp điện tử, các điều khoản của chương III có thể được sửa
đổi theo thoả thuận, trừ trường hợp có quy định khác.

(2) Ðoạn (1) không ảnh hưởng tới bất kỳ quyền nào mà có thể đã có về việc sửa đổi
theo thoả thuận, bất kỳ quy tắc pháp lý nào được đề cập tại chương III

Chương II: Các điều kiện luật định đối với các thông điệp dữ liệu


Ðiều 5. Công nhận pháp lý các thông điệp dữ liệu

Hiệu lực pháp lý, tính giá trị hoặc hiệu lực thi hành của thông tin không thể bị phủ nhận
chỉ vì lý do thông tin ấy được thể hiện dưới dạng một thông điệp dữ liệu.



Ðiều 6. Văn bản viết

(1) Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi thông tin phải thể hiện bằng văn bản viết, thì
một thông điệp dữ liệu được coi là thoả mãn đòi hỏi ấy nếu thông tin hàm chứa trong
đó là có thể truy cập được để sử dụng cho mục đích tham chiếu sau này; và

(2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt
buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ qủa pháp lý đối với thông tin
không thể hiện dưới dạng văn viết.
(3) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (lược bớt).

Ðiều 7. Chữ ký

(1) Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có chữ ký của một trong người nào đó, thì
một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu:

(a) có sử dụng một phương pháp nào đó để xác minh được người ấy và chứng tỏ được
sự phê chuẩn của người ấy đối thông tin hàm chứa trong thông điệp dữ liệu đó; và

 - 115 - Þ

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
(b) phương pháp ấy là đủ tin cậy với nghĩa là thích hợp cho mục đích mà theo đó thông
điệp dữ liệu ấy đã được tạo ra và truyền đi, tính đến tất cả các cảnh huống, bao gồm cả
các thoả thuận bất kỳ có liên quan.
(2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đỏi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt
buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ quả pháp lý đối với sự thiếu chữ
ký.
(3) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (lược bớt).


Ðiều 8. Bản gốc

(1) Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi thông tịn phải được xuất trình hoặc lưu trữ dưới
dạng bản gốc, thì một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu:

(a) có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin kể từ lúc nó lần đầu được
tạo ra dưới dạng hoàn chỉnh như một thông điệp dữ liệu hoặc theo cách khác; và
(b) khi có đòi hỏi thông tin ấy phải được xuất trình, thì thông tin có khả năng được
hiển thị ra cho người mà nó phải hiển thị.
(2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt
buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ quả pháp lý đối với thông tin
không được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng văn bản gốc.
(3) Để đáp ứng phân đoạn (a) của đoạn (1):
(a) các tiêu chuẩn thẩm định tính toàn vẹn là thông tin vẫn còn hoàn chỉnh và không bị
thay đổi, không kể các bổ sung do bất kỳ lần ký hậu nào và bất kỳ sự thay đổi nào phát
sinh ra trong tiến trình bình thường của việc truyền gửi lưu trữ và hiển thị: và
(b) tiêu chuẩn tính đủ tin cậy theo dõi đòi hỏi phải được đánh giá căn cứ vào mục đích
mà theo đó thông tin đã được tạo ra, tính tất cả các cảnh huống có liên quan.
(4) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (lược bớt).

Ðiều 9. Tính khả dung và giá trị chứng cứ của các thông điệp dữ liệu:

(1) Trong bất kỳ thủ tục pháp lý nào, đều không được viện dẫn bất cứ hiệu lực áp dụng
nào của các quy định về chứng cứ để bác bỏ tính khả dung như chứng cứ của một
thông điệp dữ liệu:

(a) chỉ vì lý do duy nhất rằng nó là một thông điệp dữ liệu: hoặc
(b) lấy lý do nó không ở dạng bản gốc mà không chấp nhận nó là chứng cứ có giá trị
nhất mà người viện dẫn nó có thể có được.

(2) Thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu phải được hưởng giá trị bằng chứng
xứng đáng. Khi thẩm định giá trị chứng cứ của một thông điệp dữ liệu, phải tham chiếu
tới tính đáng tin cậy của cách thức mà thông điệp dữ liệu ấy được tạo ra, lưu trữ hoặc
truyền gửi, tới tính đáng tin cậy của cách thức mà tính toàn vẹn của thông tin được duy
trì, tới cách thức minh xác người khởi phát nó, và tới bất kỳ nhân tố có liên quan nào
khác.

Ðiều 10. Lưu giữ các thông điệp dữ liệu

(1) Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi rằng các chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin nào đó
phải được lưu giữ, thì việc lưu giữ các thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy,
miễn là thoả mãn các điều kiện sau đây:

(a) thông tin hàm chứa trong đó là có thể truy cập được để sử dụng cho mục đích tham
chiếu sau này; và
(b) thông điệp dữ liệu ấy được lưu giữ trong khuôn dạng mà nó đã được tạo ra, gửi đi,
hoặc tiếp nhận, hoặc trong khuôn dạng mà nó có thể phô diễn để thể hiện chính xác
thông tin đã được tạo ra, gửi đi hoặc tiếp nhận; và

 - 116 - Þ

Phụ lục – Tài liệu tham khảo Môn học : Thương Mại Điện Tử
(c) thông tin như thế, nếu có, được lưu giữ sao cho có thể xác minh được xuất xứ và
đích đến của một thông điệp dữ liệu và ngày giờ gửi đi hoặc đích tiếp nhân.
(2) Nghĩa vụ lưu giữ chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phù hợp với đoạn (1) không mở
rộng tới bất kỳ thông tin nào mà mục đích duy nhất chỉ là tạo điều kiện cho thông điệp
gửi đi hoặc được tiếp nhận.
(3) Một người có thể thoả mãn đòi hỏi đã nêu tại đoạn (1) bằng cách sử dụng các dịch
vụ của một người khác, miễn là các điều kiện nêu ra tại các phân đoạn (a), (b) và (c)
được đáp ứng.


Chương III: Truyền gửi các thông điệp dữ liệu

Ðiều 11. Sự hình thành và giá trị của các hợp đồng

(1) Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác,
một chào hàng và chấp nhận một chào hàng được phép thể hiện bằng phương tiện các
thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong việc hình thành một
hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với
lý do rằng một thông điệp dữ liệu đã được dùng vào mục đích ấy.

(2) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (lược bớt).

Ðiều 12. Sự công nhận của các bên đối với thông điệp dữ liệu

(1) Trong quan hệ giữa người khởi phát và người tiếp thụ một thông điệp dữ liệu, giá trị
và hiệu lực thi hành của một sự bầy tỏ ý chí hoặc một tuyên bố nào khác sẽ không thể
bị phủ nhận chỉ với lý do rằng nó ở dạng một thông điệp dữ liệu.

(2) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (lược bớt).

Ðiều 13. Quy thuộc các thông điệp dữ liệu

(1) Một thông điệp dữ liệu là một thông điệp dữ liệu của người khởi phát nếu nó được
chính người khởi phát gửi đi.

(2) Trong quan hệ giữa ngưòi khởi phát và người tiếp thụ, một thông điệp dữ liệu được
suy đoán là thông điệp dữ liệu của người khởi phát nếu nó được gửi:
(a) bởi một người mà đối với thông điệp dữ liệu ấy thì có thẩm quyền nhân danh người
khởi phát; hoặc

(b) bởi một hệ thống thông tin do người khởi phát, hoặc người nhân danh người khởi
phát, lập chương trình cho hoạt động tự động.
(3) Trong mối quan hệ giữa người khởi phát và người tiếp thụ, người tiếp thụ được
quyền coi một thông điệp dữ liệu là thông điệp dữ liệu của người khởi phát, và hành
động xuất phát từ đoán định đó, nếu:
(a) để minh xác có phải thông điệp đó là của người khởi phát hay không, người tiếp thụ
đã áp dụng một thủ tục đã được người khởi phát thoả thuận từ trước cho mục đích này;
hoặc
(b) thông điệp dữ liệu như người tiếp thụ nhận được phát sinh ra từ các hành vi của
một người mà bằng quan hệ người khởi phát hoặc với bất kỳ đại lý nào của người khởi
phát đã thâm nhập được vào một phương pháp mà người khởi phát sử dụng để nhận ra
các thông điệp dữ liệu là của mình.
(4) Ðoạn (3) không áp dụng
(a) khi người tiếp thụ đã nhận được thông báo của người khởi phát rằng thông điệp dữ
liệu đó không phải là của người khởi phát, đồng thời đã có đủ thời gian hợp lý để có
hành động thích ứng; hoặc

 - 117 - Þ

×