Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu HÕ TRỢ ĐẦU TƯ VÀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ SAU GIẤY PHÉP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.67 KB, 4 trang )

Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư, Bài 7 Trang 1
Liên Hiệp Quốc - ESCAP

Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư


Bài 7
“Hỗ trợ Đầu tư và Các Dịch vụ Hỗ trợ Sau Giấy phép”

Trình bày:
Asia Policy Research Co., Ltd., 2003


1. Mục tiêu và nguyên tắc hỗ trợ đầu tư

Mục tiêu chính của dịch vụ hỗ trợ đầu tư bao gồm: 1. hỗ trợ dự án đầu tư từ đầu; 2. giữ chân các nhà
đầu tư tại địa phương của bạn (tức là khiến nhà đầu tư hài lòng về địa phương của bạn); 3. mở rộng
các dự án đầu tư hiện tại; và 4. tạo ra các nhà đầu tư hài lòng, những người sẽ giúp quảng bá địa
phương bạn.

Có một số nguyên tắc cơ bản về xúc tiến đầu tư mà các cán bộ xúc tiến đầu tư cần luôn ghi nhớ.
Những nguyên tắc này là kim chỉ nam cho toàn bộ dịch vụ hỗ trợ của các cơ quan xúc tiến đầu tư.
1. Khuyến khích đầu tư phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án, từ những yêu
cầu ban đầu cho tới những dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép.
2. Luôn có thái độ phục vụ, hãy nhớ rằng nhà đầu tư là khách hàng của bạn.
3. Chuẩn bị tốt là bí quyết thành công khi đàm phán với nhà đầu tư. Hãy nghiên cứu kỹ những
đặc điểm cơ bản và tình trạng của doanh nghiệp/dự án.
4. Các vướng mắc, tìm hiểu thông tin hoặc yêu cầu hỗ trợ cần được giải quyết kịp thời.
5. Mọi khó khăn cần được phát hiện khi mới phát sinh: chỉ đạt được điều này khi chủ động giữ
liên lạc với nhà đầu tư từ đầu.
6. Phải nhận thức được rằng các dự án mới thành lập cần nhiều hỗ trợ, và những doanh nghiệp


nhỏ có nhu cầu và khả năng khác với các Công ty xuyên quốc gia.
7. Hãy giữ liên lạc thường xuyên với nhà đầu tư, ít nhất là các nhà đầu tư quan trọng.
8. Các dịch vụ nên phù hợp với từng trường hợp thay vì máy móc, rập khuôn, theo phương pháp
tiếp cận “người có thể đưa ra quyết định” như đã trình bày trong khoá tập huấn này
9. Cơ quan xúc tiến đầu tư phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với khu vực kinh tế tư nhân và các cơ
quan chức năng khác để cung cấp cho nhà đầu tư nhiều địa chỉ tin cậy và hỗ trợ nhà đầu tư
vượt qua những trở ngại quan liêu hành chính và các trở ngại khác có liên quan.

Những nguyên tắc nêu trên phải luôn được ghi nhớ và áp dụng khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho
nhà đầu tư như tư vấn trước khi quyết định đầu tư, tổ chức thăm quan thực địa, giải quyết hồ sơ xin
giấy phép đầu tư, giải quyết khó khăn cũng như các hoạt động khác.

2. Những yếu tố chính của một Trung tâm Dịch vụ Đầu tư

Nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư và các cơ quan khác đã thành lập các trung tâm dịch vụ đầu tư để tập
trung và tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư. Những chức năng chính của một Trung tâm
dịch vụ đầu tư bao gồm cung cấp thông tin và các loại văn bản cho nhà đầu tư, giải quyết hồ sơ xin
giấy phép đầu tư, cung cấp các dịch vụ liên kết đối tác, và hợp tác với các cơ quan hữu quan khác
trong việc giải quyết những vướng mắc của nhà đầu tư.

Một trung tâm dịch vụ đầu tư không chỉ giúp đỡ các nhà đầu tư trong giai đoạn xin giấy phép; mà xa
hơn nữa, một tổng thể các dịch vụ hỗ trợ cần được triển khai trong suốt chu trình đầu tư.

Hoạt động hiệu quả của một Trung tâm dịch vụ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố thành công chính.
Thiếu những yếu tố này, Trung tâm dịch vụ đầu tư có thể gây nhiều thất vọng cho nhà đầu tư, vì nhà
Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư, Bài 7 Trang 2
đầu tư luôn yêu cầu các trung tâm dịch vụ đầu tư hoạt động hiệu quả. Bài 7 đã đề cập chi tiết những
yếu tố quan trọng này, nhưng nói chung các yếu tố thành công đòi hỏi sự ủng hộ về chính trị ở cấp độ
cao (giúp cơ quan xúc tiến đầu tư có được tiếng nói quan trọng khi tiếp xúc với các bộ, ngành khác),
đào tạo chuyên môn cho nhân viên, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác liên quan trực tiếp hay gián

tiếp đến các vấn đề đầu tư (như cấp giấy phép, hộ chiếu...), cùng các dịch vụ minh bạch và có thể
đoán trước.

Điều kiện tiên quyết là cơ quan xúc tiến đầu tư phải có thái độ phục vụ nhà đầu tư (là khách hàng của
cơ quan này) hơn là chỉ cố kiểm soát hoặc giám sát họ.

3. Hỗ trợ một dự án: giai đoạn lập kế hoạch ban đầu và khảo sát

Đa số các công ty quan tâm đến việc đầu tư tại địa phương bạn sẽ tiến hành những chuyến tham quan
thực tế để đi tới quyết định đầu tư cuối cùng. Mục đích của những chuyến khảo sát này thường là thu
thập thêm thông tin cụ thể cần thiết cho dự án của họ, gặp gỡ các quan chức chính phủ liên quan cũng
như các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân để thảo luận về mội trường kinh doanh, những
vấn đề cụ thể, đánh giá tổng quan về địa phương của bạn. Nếu một nhà đầu tư chưa thực có quyết
định đầu tư tại địa phương bạn thì chuyến khảo sát thường là yếu tố quyết định. Vì vậy cơ quan xúc
tiến đầu tư phải tổ chức chuyến khảo sát thật hiệu quả.

Thông thường, tốt nhất nên phân công một nhân viên chịu trách nhiệm cho cả chuyến khảo sát (tương
tự phương pháp “tiếp cận nhân viên phụ trách” như đã nêu trong khóa tập huấn), để giúp nhà đầu tư
tiềm năng biết chính xác ai đang phụ trách chuyến đi này, ai có thể đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu
tư và việc báo cáo nội dung chuyến khảo sát cũng dễ dàng hơn. Nếu công ty thực hiện chuyến khảo
sát là một công ty lớn, nên có một chuyên viên cấp cao của cơ quan xúc tiến đầu tư phụ trách chuyến
khảo sát nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà đầu tư đó.

Để thành công, cần thiết kế những chuyến khảo sát riêng biệt cho từng nhóm các nhà đầu tư dựa vào
yêu cầu và lợi ích riêng của họ. Cơ quan xúc tiến đầu tư cần xác định những đối tác phù hợp trong
khu vực tư nhân cũng như nhà nước có liên quan tới dự án của nhà đầu tư, ví dụ như các nhà đầu tư
hiện tại tại địa phương trong cùng lĩnh vực, những cán bộ có khả năng giải đáp các câu hỏi cụ thể và
quan trọng liên quan đến dự án. Để làm được việc này, cơ quan xúc tiến đầu tư cần thu thập trước
những thông tin về nhà đầu tư cũng như những dự án tương lai của họ.


Thông tin cần sưu tập trước khi lập kế hoạch cho chuyến khảo sát thường gồm những thông tin sau
(tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng dự án đầu tư):
• Phạm vi của những dự án đầu tư tiềm năng.
• Những yếu tố chính được các nhà đẩu tư quan tâm khi lựa chọn địa điểm đầu tư.
• Họ quan tâm tới địa phương của bạn ở những điểm nào?
• Họ muốn gặp ai, cơ quan nào trong chuyến khảo sát ?
• Thông tin liên hệ và đặc điểm của cơ quan nhà nước có liên quan tới lĩnh vực, ngành nghề của
nhà đẩu tư.
• Thông tin về từng địa phương, quốc gia hay cả khu vực.
• Thông tin về các nhà cung cấp.
• Thông tin về đất đai dùng trong công nghiệp.
• Danh bạ công nghiệp hay những nguồn thông tin khác.

Đối với mỗi chuyến khảo sát, nhân viên chuyên trách của cơ quan xúc tiến đầu tư sẽ phải quyết định
những cơ quan, cá nhân nào mà nhà đầu tư nên gặp gỡ. Những cá nhân, tổ chức cần tiếp xúc theo kế
hoạch rõ ràng tùy thuộc vào nhu cầu và mối quan tâm của nhà đầu tư. Vì vậy, danh sách tiếp xúc cần
được lập phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Các nhà đầu tư nên gặp thường là những cá nhân, đơn vị sau:
• Các nhà đầu tư quan trọng hiện tại (thành viên Ban Giám đốc Công ty).
Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư, Bài 7 Trang 3
• Nhân viên đại sứ quán tại nước sở tại.
• Các nhà cung cấp trong nước có tiềm năng.
• Khách hàng tiềm năng.
• Đại diện hiệp hội kinh doanh trong và ngoài nước.
• Các quan chức cao cấp.
• Cơ quan thuế.
• Hải quan (nếu dự án dự định xuất khẩu sản phẩm hoặc nhập khẩu nhiều nguyên liệu).
• Viên chức ngành hàng không, đường sắt (nếu dự án dự định xuất khẩu sản phẩm hoặc nhập
khẩu nhiều nguyên liệu).

• Các cơ quan quản lý chuyên ngành (tài chính, khai khoáng ….).
• Luật sư.
• Kế toán viên.
• Các công ty kỹ thuật.
• Công ty cung cấp nguồn nhân lực.
• Các tổ chức kinh doanh bất động sản/ đất đai dùng trong công nghiệp.

Cán bộ chuyên trách của chuyến khảo sát chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp kế hoạch chi tiết, đảm bảo
sự kết hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị liên quan, cung cấp đẩy đủ thông tin cho các nhà đầu tư, hướng
dẫn khách mời tham gia hội thảo đúng giờ, hỗ trợ tối đa để cuộc họp được theo kế hoạch.

Những nguyên tắc đơn giản để điều hành một chuyến khảo sát:
• Hãy tuân thủ kế hoạch đề ra;
• Làm việc có trách nhiệm;
• Tìm kiếm những thông tin bổ sung theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Nhân viên IPA, người chịu trách nhiệm về chuyến khảo sát, cần hiểu rõ đặc điểm của địa phương
mình (bao gồm cả lợi thế và nhược điểm so sánh) để có thể trả lời chính xác những câu hỏi của nhà
đầu tư. Các IPA phải làm nổi bật ưu điểm của địa phương mình đồng thời phải đề ra những giải pháp
khả thi nhằm khắc phục nhược điểm.

Kết thúc mỗi chuyến khảo sát, nhân viên của IPA nên tập hợp những thắc mắc của nhà đầu tư chưa
được trả lời thỏa đáng, theo sát nhà đầu tư để giúp họ giải quyết những vấn đề mới phát sinh, đồng
thời giúp các nhà đầu tư cập nhật thông tin về tình hình phát triển liên quan đến dự án của họ.

4. Hỗ trợ một dự án: giai đoạn thành lập dự án

Nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ của nhà đầu tư thay đổi sau khi bắt đầu giai đoạn thành lập dự án. Trong
giai đoạn này, các nhà đầu tư cần rất nhiều giúp đỡ từ phía IPA từ việc phê duyệt dự án đầu tư, xin ưu
đãi tối đa từ Chính phủ cho dự án của họ, đến việc hoàn tất những thủ tục hành chính để nhận được

giấy phép đầu tư.

Tùy vào mức độ thủ tục hành chính và tính nhất quán của những thủ tục này tại địa phương bạn, giai
đoạn thành lập dự án có thể làm nản lòng một số nhà đầu tư, và họ sẽ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía
các Trung tâm dịch vụ hỗ trợ đầu tư của IPA. Nếu không có sự hỗ trợ thỏa đáng để hoàn tất các thủ
tục hành chính để thành lập dự án, nhà đầu tư có thể rút lui, không triển khai dự án như đã cam kết.
Kinh nghiệm đắt giá của nhiều quốc gia cho thấy, thói quan liêu là một trong những lý do chính làm
nản lòng các nhà đầu tư (ngoài ra cũng có những lý do khác như nhà đầu tư thiếu khả năng tài chính
hoặc những lý do khác).

Thói quan liêu rất đa dạng, nó là kẻ thù của các nhà đầu tư, và xa hơn, nó gây tác hại rất lớn cho các
nhà đầu tư nhỏ vốn yếu thế hơn các công ty xuyên quốc gia. Hầu như tất cả các nhà đầu tư sẽ phải
đương đầu với hậu quả khắc nghiệt của tệ quan liêu, vì vậy hãy cố gắng tìm hiểu nghe những quy
trình, thiết lập mạng lưới các cơ quan hỗ trợ và hãy luôn chuẩn bị để giúp đỡ khách hàng của bạn.
Hãy luôn nhớ rằng mọi chậm trễ có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Càng chậm trễ thì càng thiệt
hại cho các nhà đầu tư là càng lớn và họ có thể rút lui bất cứ lúc nào.

Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư, Bài 7 Trang 4
Bên cạnh việc hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc vượt qua thói quan liêu trong giai đoạn thành lập dự
án, một nhân viên IPA giỏi còn phải có khả năng thấy trước những nhu cầu trước mắt và trong tương
lai của nhà đầu tư khi thành lập dự án. Điều này có thể là giúp tìm các tổ chức dịch vụ nguồn nhân
lực, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác như luật sư, kế toán.

5. Hỗ trợ một dự án: giai đoạn triển khai dự án và dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép

Sau khi dự án đầu tư đi vào hoạt động, không có nghĩa là công việc của các cơ quan xúc tiến đầu tư đã
hoàn tất. Hãy nhớ rằng ngày nay các ngành công nghiệp có tính cơ động rất cao và nhà đầu tư sẽ
nhanh chóng rời bỏ một địa điểm đầu tư đến nơi khác nếu họ cảm thấy môi trường kinh doanh không
còn hấp dẫn hay hoạt động kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngay cả khi dự án đã đi
vào hoạt động, dự án đầu tư vẫn cần IPA hỗ trợ trong việc giải quyết những vướng mắc phát sinh

hoặc không thể lường trước.

Một IPA năng động và thân thiện vẫn giữ liên lạc đều đặn với doanh nghiệp sau khi dự án đã đi vào
hoạt động nhằm nắm bắt kịp thời các diễn biến của tình hình và giải quyết kịp thời những khó khăn
trước khi chúng trở nên quá phức tạp.

Các hoạt động hỗ trợ điển hình mà một IPA có thể cung cấp cho các nhà đầu tư trong giai đoạn hoạt
động bao gồm giải quyết những khó khăn phát sinh khi liên hệ với các cơ quan hữu quan như hải
quan, xuất nhập cảnh (có khả năng xuất hiện khi nhà đầu tư triển khai dự án); thúc đẩy cơ hội làm ăn
thông qua những hiệp hội, nhóm các nhà đầu tư; cung cấp những dịch vụ hiệu quả cao như tìm kiếm
các đối tác triển vọng, các nhà cung cấp mới, hợp tác vớicác nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh khác.

IPA cần chủ động tiếp xúc định kỳ với các nhà đầu tư, ngay cả các nhà đầu tư đã hoạt động lâu năm,
để phát hiện bất kỳ khó khăn nào các nhà đầu tư gặp phải và IPA có thể giúp họ giải quyết. Việc tiếp
xúc định kỳ với các nhà đầu tư cũng rất hữu ích trong việc dự đoán những khó khăn mà nhà đầu tư sẽ
gặp trong tương lai. Từ đó bạn có thể đề ra biện pháp giúp đỡ hay thuyết phục các nhà đầu tư mở rộng
hoạt động kinh doanh tại địa phương mình.

Một điều đáng mừng là nhu cầu hỗ trợ các nhà đầu tư từ phía IPA sẽ giảm dần theo thời gian. Các dự
án mới hoạt động thường cần nhiều quan tâm và hỗ trợ từ IPA hơn những dự án đã hoạt động lâu
năm, nhưng IPA không bao giờ được phép nghĩ rằng công việc của mình đã hoàn tất. Những vấn đề
mới liên tục phát sinh, chẳng hạn như việc gia hạn giấy phép, thị thực nhập cảnh, bên cạnh đó việc
môi trường pháp luật thay đổi thường xuyên cũng ảnh hưởng không tốt đến các nhà đầu tư. Việc nhà
đầu tư chưa gõ cửa để tìm kiếm sự giúp đỡ không có nghĩa là IPA đã chấm dứt vai trò của mình. Hãy
tin rằng sự giúp đỡ nhiệt tình của IPA đối với các nhà đầu tư là một giải pháp tuyệt vời để đánh bóng
và nâng cao uy tín của địa phương bạn và đây cũng là một biện pháp hiệu quả để thu hút thêm đầu tư .

IPA có thể đưa ra một số dịch vụ sau giấp phép cho khách hàng của mình. Ngày nay, các ngành công
nghiệp phát triển rất nhanh, các dự án tại địa phương có thể cần sự giúp đỡ nhiều hơn trong việc tìm
kiếm lao động lành nghề hoặc các công nghệ hiện đại hơn. Một số dự án lại cần tìm kiếm những đối

tác mới để mở rộng hoạt động hay huy động thêm vốn. Các doanh nghiệp đôi khi cũng gặp phải khó
khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp hay khách hàng trong thời gian khẩn trương, lúc này hệ
thống dữ liệu doanh nghiệp của IPA sẽ là một nguồn thông tin hữu ích. Ngoài ra, IPA cũng nên đại
diện các nhà đầu tư trong việc đề ra những giải pháp nhằm cải thiện mội trường kinh doanh trong
nước như đơn giản hoá thủ tục giấy tờ, giảm thiểu số lần thanh tra không cần thiết, loại bỏ các hình
thức thao túng kinh tế hoặc quy định thiếu công bằng về cạnh tranh, thực hiện các chiến dịch chống
tham nhũng, cũng như quan tâm hơn đến giới doanh nghiệp trong công tác hoạch định chính sách. Cơ
quan xúc tiến đầu tư thường đóng vai trò trung gian giữa nhà đầu tư và các cơ quan hữu quan (địa
phương) đồng thời thực hiện vai trò tư vấn hỗ trợ mối quan hệ doanh nghiệp – chính phủ.

Có vẻ như công việc của cơ quan xúc tiến đầu tư là quá nhiều, và đúng là như vậy, nhưng đây là
những công việc cần thiết giúp địa phương bạn trở nên cạnh tranh hơn, hấp dẫn hơn trong một thế giới
nơi mà các nhà đầu tư dường như có vô số các sự lựa chọn khi chọn địa điểm đầu tư.

×