1
DỰ ÁN CẢI THIỆN VỆ SINH VÀ NÂNG CẤP ĐÔ THỊ
KÊNH TÂN HOÁ LÒ GỐM
Giai đoạn 1
Tháng 4/ 1998 – Tháng 9/ 2001
Báo cáo cuối cùng
2
NỘI DUNG TÓM TẮT
Ngày 25/06/1997, chính phủ Bỉ và chính phủ Việt nam đã ký Hiệp định riêng về Dự
án “Dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị kênh Tân hóa – Lò gốm” ở TP Hồ Chí
Minh, được xác định như một dự án nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề một cách
toàn diện thông qua phương pháp tham dự. Dự án bắt đầu hoạt động ngày 24/4/1998
và kết thúc ngày 30/09/2001.
Ban Quản lý dự án đã thu thập và phân tích một khối lượng
đáng kể số liệu về thu
gom rác thải, xử lý nước thải, duy tu bờ kênh, quy hoạch đô thị và tình hình kinh tế –
xã hội trong lưu vực kênh. Xây dựng năng lực là một vấn đề then chốt ngay từ lúc bắt
đầu dự án và một cơ cấu được hình thành để đảm bảo quy trình tham dự. Phương
pháp tiếp cận sáng tạo đã thu hút sự tham gia của các sở ngành thành phố, cơ quan
chính quyền các cấp và dân cư
và dẫn đến việc xác định các dự án thí điểm, bao gồm
một số dự án đầu tư. Quá trình thực hiện được theo dõi chặt chẽ không chỉ bởi các cơ
quan chính quyền cấp cao của thành phố mà còn bởi cả những nhà tài trợ (tiềm năng).
Tuy nhiên, ngay sau đó đã thấy rằng các mục tiêu của dự án là quá tham vọng xét về
mặt phương tiện và thời gian. Ngân sách không được dự trù cho việc giải to
ả, đền bù
và di dời những người dân bị ảnh hưởng. Thời gian cần thiết để thực hiện phương
pháp tham dự và toàn diện, cũng như thời gian cần thiết để thực hiện các thủ tục hành
chính cả về phía Bỉ và Việt nam đã không được dự liệu đầy đủ. Tại cuộc họp cấp cao
giữa Việt nam và Bỉ ngày 25/07/2000, đã đồng ý về nguyên tắc gia hạ
n dự án và bổ
sung ngân sách, đồng thời giới hạn lại phạm vi các dự án thí điểm. Quy mô của các dự
án thí điểm được tăng thêm để đảm bảo việc đầu tư được hiệu quả hơn và có khả năng
đo được ảnh hưởng của chúng.
Bản báo cáo này đưa ra đánh giá tổng quan về các hoạt động được triển khai và những
kết quả đạt được trong giai đo
ạn một, trong khuôn khổ 7 chiến lược như đã xác định
trong hồ sơ kỹ thuật và tài chính lúc đầu. Đối với từng chiến lược, các dữ liệu và các
nghiên cứu, thiết kế chuẩn bị đều có thể tham khảo.
1.
Thu gom rác thải và tái chế
Một hệ thống thu gom rác đã được thiết lập và thực thi. Các đường thu gom rác đã
được tái tổ chức lại tại phường 8, Quận 6 nhằm nâng cao hiệu quả. Thu nhập của
người thu gom rác tăng và các điều kiện làm việc được cải thiện. Việc xây dựng trạm
trung chuyển rác nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của hệ thống và điều kiện làm việc,
đã đượ
c triển khai. Việc mở rộng hệ thống mới này đang được thực hiện ở các
phường khác.
2.
Duy tu bảo dưỡng kênh
Công việc chuẩn bị để xây dựng bờ kè kênh dài khoảng 350m đã tiến đến giai đoạn
thiết kế cuối cùng. Các công trình này cần được phối hợp chặt chẽ với việc di dời
những người dân bị ảnh hưởng mà các chính sách phù hợp đã được soạn thảo. 350 hộ
sẽ phải di dời.
3.
Xử lý nước thải
Công nghệ hồ sinh học được xem là phù hợp cho việc xử lý nước thải trong khu vực
này. Một khu đất được dành để xây dựng một hồ sinh học 37 ha ở xã Bình Hưng Hoà,
huyện Bình Chánh để xây dựng một hệ thống có khả năng xử lý nước thải cho khoảng
200,000 dân.
3
4.
Củng cố thể chế
Sự hỗ trợ kỹ thuật đáng kể từ cả trong nước lẫn quốc tế do các chuyên gia dự án đã
được thực hiện cho các sở ngành và quận huyện nhằm hỗ trợ việc triển khai các nội
dung môi trường, nâng cấp đô thị và xã hội.
5.
Xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức và tham gia cộng đồng
Các hoạt động xây dựng năng lực đã được tổ chức cho các bên liên quan ở tất cả các
cấp về các chủ đề liên quan đến dự án (rác thải, xử lý nước thải, duy tu bảo dưỡng
kênh, nâng cấp đô thị và hỗ trợ kinh tế xã hội). Các hoạt động này đã giúp cho sự
tham gia cộng đồng thành công, làm tăng nhận thức qua các hoạt động và giai đoạn
của dự án.
6.
Nâng cấp đô thị
Một quy trình quy hoạch đô thị chiến lược đã được triển khai. Một dự án thí điểm
nâng cấp khu nhà ở lụp xụp đã được thực hiện tại phường 11, quận 6, cho 166 hộ gia
đình. Những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thí điểm kè bờ kênh sẽ được tái định
cư tại hai khu. Họ sẽ được lựa chọn giữa khu căn hộ th
ấp tầng, mật độ cao, hoàn thiện
nội thất ở mức cơ bản với việc chọn khu đất phân lô có các hạ tầng cơ bản. Một chính
sách di dời đã được soạn thảo.
7.
Hỗ trợ kinh tế – xã hội
Các hoạt động tín dụng nhỏ và tiết kiệm được triển khai thu hút 350m hộ nghèo.
Trong khuôn khổ dự án thí điểm nâng cấp khu nhà ở lụp xụp, tín dụng được cung cấp
cho những hộ nghèo để giúp nhà họ được nối với hệ thống cấp điện và nước. Một hệ
thống tư vấn được hình thành và được hỗ trợ bởi các luật sư để bảo vệ quy
ền lợi của
những người dân phải di dời. Cửa hàng và chợ cũng được đưa vào quy hoạch các khu
tái định cư.
Tốc độ công việc chuẩn bị đã bị chậm. Tổng giải ngân cũng ở mức thấp (32%) và việc
thực hiện hầu hết các dự án thí điểm chưa được bắt đầu. Tuy nhiên sự chuẩn bị kỹ
lưỡng là cần thiết cho việ
c triển khai phương pháp tham dự toàn diện và giải quyết
những vướng mắc hành chính. Trong giai đoạn hai, tốc độ giải ngân dự kiến sẽ tăng
nhanh chóng vì một số hợp đồng đầu tư đã được ký kết trong khi các hợp đồng còn lại
đang ở giai đoạn cuối của quá trình chuẩn bị. Dự kiến rằng những kết quả đã đạt được
sẽ là nhữ
ng ví dụ để áp dụng ở quy mô rộng hơn.
4
Mục lục
NỘI DUNG TÓM TẮT .................................................................................................2
Mục lục ..........................................................................................................................4
Tên viết tắt .....................................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................6
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT............................................................................................8
MỤC TIÊU CỤ THỂ.....................................................................................................8
Chiến lược 1: Thu gom và tái chế rác............................................................................9
1.1 Các hoạt động dự kiến: ........................................................................................9
1.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được: ................................................9
1.3 Các hoạt động kế tiếp:........................................................................................11
Chiến lược 2: Giám sát và duy tu kênh........................................................................12
2.1 Các hoạt động dự kiến .......................................................................................12
2.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được: ..............................................12
2.3 Các hoạt động kế tiếp:........................................................................................12
Chiến lược 3: Xử lý nước thải......................................................................................13
3.1 Các hoạt động dự kiến .......................................................................................13
3.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được: ..............................................13
3.3 Các hoạt động kế tiếp:........................................................................................14
Chiến lược 4: Củng cố thể chế.....................................................................................15
4.1 Các hoạt động dự kiến: ......................................................................................15
4.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được: ..............................................15
4.3 Hoạt động kế tiếp:..............................................................................................16
Chiến lược 5: Xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng...17
5.1 Các hoạt động dự kiến: ......................................................................................17
5.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được: ..............................................17
5.3 Các hoạt động kế tiếp:........................................................................................18
Chiến lược 6: Quy hoạch đô thị...................................................................................19
6.1 Các hoạt động dự kiến; ......................................................................................19
6.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được ...............................................19
6.3 Các hoạt động kế tiếp:........................................................................................21
Chiến lược 7: Hỗ trợ kinh tế xã hội .............................................................................22
7.1 Các hoạt động dự kiến .......................................................................................22
7.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được: ..............................................22
7.3 Hoạt động kế tiếp :.............................................................................................23
Báo cáo tài chính..........................................................................................................24
Ngân sách Việt Nam................................................................................................25
Ngân sách Bỉ............................................................................................................28
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA.............................................................32
KẾT LUẬN..................................................................................................................35
PHỤ LỤC.....................................................................................................................36
5
Tên viết tắt
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
BADC Cơ quan Hợp tác Phát triển Bỉ (nay là DGIC)
BEF Đồng Franc Bỉ
BTC Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ
CAO Văn phòng Kiến trúc sư Trưởng
CITENCO Công ty Môi trường Đô thị
DGIC Tổng vụ Hợp tác Quốc tế Bỉ
DPI Sở Kế hoạch Đầu tư
DoSTE Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
DTPW Sở Giao thông công chánh
EIA Đánh giá tác động môi trường
ENCO Uy ban môi trường
EUR Đồng EURO (1 EURO = 40.3399 Bef)
FS Nghiên cứu khả thi
GIS Hệ th
ống thông tin địa lý
HCMC Thành Phố Hồ Chí Minh
IFC Hợp tác tài chính quốc tế
JBIC Ngân hàng Nhật bản về Hợp tác quốc tế
JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
MPI Bộ Kế hoạch – Đầu tư
NGO Tổ chức phi chính phủ
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
ODAP Văn phòng Hợp tác Hỗ trợ phát triển chính thức cho TP HCM
PCHCMC Uy ban nhân dân TP. HCM
PMU Ban Quản lý dự án
PMU 415 Ban Quản lý dự án 415, chịu trách nhiệm quản lý dự án “Nâng C
ấp đô
thị và làm sạch kênh Tân Hoá Lò Gốm
SC Ban chỉ đạo
STS Trạm trung chuyển
THLG Tân Hoá – Lò Gốm
UDC Công ty thoát nước đô thị
UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
WB Ngân Hàng Thế giới
6
PHẦN MỞ ĐẦU
Vào ngày 25 tháng 6 năm 1997, chính phủ Bỉ và Việt Nam đã ký Hiệp định riêng về
“Dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị kênh THLG”. Tổng ngân sách dự án là
220 triệu quan Bỉ (5.453.657 EUR) trong đó phía Bỉ viện trợ không hoàn lại là 175
triệu quan Bỉ và phía VN đóng góp bằng tiền đồng VN tương đương 45 triệu quan Bỉ.
Dự án bắt đầu từ ngày 24 tháng 4 năm 1998 với thời hạn là 3 năm. Hiệu lực Hiệp
định được gia h
ạn thêm 5 tháng cho đến 30/9/2001. Báo cáo này tóm lược các hoạt
động và kết quả đạt được của dự án từ tháng 4/1998 đến tháng 9/2001. Hồ sơ tài chính
và kỹ thuật là một phần của Hiệp định riêng ký kết năm 1997 được dùng làm cơ sở
đánh giá. Báo cáo bao gồm các mặt mạnh, yếu và các bài học, vàgiải thích vì sao một
số quyết định được đưa ra. Báo cáo này được viết cho người không thuộc chuyên
ngành có thể đọc dễ dàng. Các thông tin kỹ thuật và chi ti
ết hơn có thể tham khảo
trong nhiều báo cáo nghiên cứu, khảo sát, hội nghị chuyên đề, hội thảo đã được thực
hiện trong khuôn khổ dự án.
Kênh Tân Hoá Lò Gốm (THLG) là một trong các kênh ô nhiễm nhất TPHCM cả về
nước thải sinh hoạt lẫn công nghiệp. Lưu vực bao phủ diện tích độ 19km
2
với dân số
là 700.000 dân. Kênh là một phần của hệ thống thu nước thải và nước mưa nhưng
cũng được sử dụng cho vận chuyển. Kênh bị ô nhiễm nặng bởi nhiều yếu tố, như mật
độ dân cư cao, định cư không kiểm soát trên các bờ sông, kênh rạch, sự hiện diện của
các hoạt động công nghiệp và thương mại với mật độ rất cao, nhận thứ
c môi trường
giới hạn, nguồn lực định chế và tài chính giới hạn để có thể áp dụng các chính sách
môi trường và đô thị phù hợp.
Dự án được xác định là một dự án nghiên cứu để giải quyết các vấn đề một cách toàn
diện dựa trên phương pháp có sự tham gia. Trong hồ sơ tài chính và kỹ thuật, 7 chiến
lược đã được xác định gồm:
- Thu và tái chế rác thải
- Duy tu kênh
-
Xử lý nước thải
- Củng cố định chế
- Xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng
- Nâng cấp đô thị
- Hỗ trợ kinh tế xã hội
Các chiến lược này liên quan lẫn nhau và phương pháp tiếp cận bao gồm phân tích chi
tiết hiện trạng và các vấn đề đang diễn ra, phân tích các bài học kinh nghiệm của các
dự án tương tự, và tiế
p xúc và bàn bạc thường xuyên với người thụ hưởng và các cơ
quan liên quan.
Việc thực hiện dự án được giám sát bởi Ban Chỉ Đạo dự án (SC) gồm đại diện của
UBND TP, các cơ quan TP, Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ (BADC) và của người thụ
hưởng. Việc quản lý dự án hàng ngày do Ban QLDA 415 chịu trách nhiệm dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Văn phòng KTST TPHCM (CAO). Ban QLDA 415 là một đội
ngũ đa ngành g
ồm có kiến trúc sư, quy hoạch đô thị gia, kỹ sư, chuyên gia môi trường
và xã hội học. Ban QLDA 415 là người tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ Đạo, soạn thảo
báo cáo hoạt động và tài chính, đề xuất các kế hoạch hoạt động mới gồm có các dự án
thí điểm cụ thể để trình Ban Chỉ Đạo phê duyệt. Dự án đã tổ chức tất cả 5 cuộc họp
Ban Chỉ Đạ
o. Các báo cáo hoạt động chi tiết và biên bản họp Ban Chỉ Đạo được các
thành viên BCĐ phê duyệt có tại văn phòng BQLDA 415.
7
Do có sự tổ chức lại tại Bỉ, BADC tách ra thành Tổng Vụ hợp tác quốc tế (DGIC) phụ
trách chính sách của Bỉ về hợp tác quốc tế và Cơ quan hợp tác kỹ thuật Bỉ (BTC) chịu
trách nhiệm thực hiện các chương trình và dự án song phương. Từ 1/4/2000, cả DGIC
và BTC đều tham dự cuộc họp Ban Chỉ Đạo.
Tại cuộc họp Ban Chỉ Đạo lần 4 vào tháng 9/1999, nhận thấy rằng với th
ời hạn và
ngân sách hiện nay sẽ không đủ để hoàn thành các hoạt động đang thực hiện và dự
kiến, đặc biệt là các dự án thí điểm. Tại cuộc họp cấp cao giữa Bỉ và VN vào ngày 25
tháng 7 năm 2000, cả 2 bên đều thống nhất trên nguyên tắc là dự án sẽ được gia hạn
cùng nguồn ngân sách bổ sung. Do đó, thời gian từ tháng 4/1998 đến 9/2001 được gọi
là giai đoạn 1 của dự án. Trong giai đoạn này, th
ực tế cho thấy các kết quả mong
muốn là quá tham vọng và tại cuộc họp cấp cao đã thống nhất giới hạn lĩnh vực hoạt
động của dự án. Cũng cần nhấn mạnh là các quyết định huỷ bỏ hoặc bổ sung thêm bất
cứ hoạt động nào đều được BCĐ quyết định. Trong giai đoạn 2, các hoạt động đã khởi
động trong giai đoạ
n 1 sẽ được hoàn thành và hoặc triển khai thêm.
Ngoài ra, một Hiệp định riêng khác đã được ký vào ngày 9/11/2001 về “Nghiên cứu
khả thi vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực THLG” mà kết quả là sẽ đưa ra một kế
hoạch hành động cho toàn bộ lưu vực THLG. Một phần các hoạt động dự kiến trong
dự án ban đầu sẽ được giải quyết trong NCKT này.
8
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
- Cải thiện chất lượng sống trong khu vực kênh THLG bằng cách giảm ô nhiễm và
gia tăng việc xây dựng đô thị và môi trường liên quan đến các hoạt động phát triển
kinh tế và cộng đồng.
- Củng cố năng lực cộng đồng, viên chức nhà nước và các bên liên quan khác ở các
quận thuộc khu vực dự án và cho cả các cơ quan cấp TP nhằm giải quyết các vấn
đề liên quan đến ô nhiễm kênh rạch, xuống c
ấp của môi trường và phát triển đô thị
nói chung.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Cải thiện công tác thu gom rác trong các quận nằm trong lưu vực kênh cùng với
hệ thống thu gom rác thường xuyên của toàn TP, bao gồm quy hoạch việc tái chế
hoặc chôn rác tại các địa điểm được phê duyệt.
- Lập kế hoạch và từng bước tiến hành nạo vét lớp rác, bùn và đưa công tác duy tu,
giám sát kênh trở thành công tác thường xuyên.
- Cải thiện công tác thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp trong khu
vực dự án.
- Đánh giá, đị
nh hướng lại và hoặc thiết lập thể chế giải quyết việc thu gom rác, duy
tu kênh, xử lý nước thải, xây dựng cộng đồng, quy hoạch đô thị và phát triển kinh
tế xã hội thích hợp.
- Gia tăng nâng cao nhận thức cộng đồng và quy hoạch có sự tham gia trong các
quận nằm dọc kênh, củng cố năng lực giải quyết các vấn đề ở cấp quận và TP.
- Lập kế
hoạch và từng bước di dời có chọn lọc cư dân và cơ sở công nghiệp có hại
cho môi trường, có tính đến sự công bằng về mặt xã hội và hiện thực kinh tế.
- Giảm nghèo và gia tăng các cơ hội kinh tế xã hội trong các quận liên quan
9
Chiến lược 1: Thu gom và tái chế rác
1.1 Các hoạt động dự kiến:
- Đánh giá công tác thu gom rác hiện tại trong khu vực dự án
- Xem xét và cập nhật địa điểm xử lý rác và phần thiết kế, và thủ tục có tính đến các
quy định mới về môi trường.
- Hỗ trợ kỹ thuật và bổ sung thiết bị chọn lọc cho công tác thu gom rác cấp quận và
để vận chuyển từ điểm thu gom đến địa điể
m xử lý.
- Thành lập Trung Tâm Thông Tin Môi Trường Công Nghiệp và giúp hỗ trợ kỹ
thuật & đào tạo đội ngũ nhân sự.
- Thiết kế và thực hiện dự án thí điểm giảm bớt rác thải công nghiệp
1.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được:
Tình trạng lúc ban đầu của dự án có thể tóm tắt như sau:
Việc thu gom rác ban đầu từ các hộ gia đình do các cá nhân đơn lẻ thực hiện sử dụng
xe đẩy tay. Từng người thu gom rác thường thoả thuận với nhau về tuyến thu gom
rác, nhưng việc phân chia các đường rác này thường chắp vá chứ không theo tuyến
thu hợp lý. Xe rác đẩy tay không vào được tất c
ả các hẻm giữa nhà dân. Vào một số
giờ nhất định trong ngày, người thu gom rác từ nguồn sẽ chuyển rác đến xe tải nhỏ
chở rác của quận. Các xe rác nhỏ này lại chuyển rác sang xe tải lớn hơn để chuyển
đến bãi chôn rác bên ngoài TP. Thời gian chờ đợi tại các điểm tập kết rác thường lâu,
làm giảm thu nhập của người thu gom. Việc gom rác tại các điểm này thường làm tắc
nghẽn giao thông và không vệ
sinh. Mỗi chuyến rác người thu gom đều phải trả phí
do đó họ luôn luôn vận chuyển rác quá tải. Sự trùng lắp giữa khu vực rác dân lập và
công lập được xem là điểm yếu kém quan trọng của hệ thống. Tỉ lệ phần trăm các hộ
được hệ thống thu rác từ nguồn phụ trách không vượt quá 70%.
Đánh giá
- Số liệu hiện trạng về thu gom rác
đã được thu thập và phân tích bao gồm phần tổ
chức, địa điểm xử lý, quy định và trang thiết bị;
- TMB về địa điểm xử lý và về rác thải đã được xem xét cũng như quy định cũng
được đánh giá;
- Nhóm xã hội đã tổ chức các cuộc khảo sát tại các phường để phân tích các hoạt
động tái chế hiện hữu
- Dự án đã mờ
i các chuyên gia quốc tế hàng đầu để hỗ trợ tư vấn
- Dự án đã tổ chức và tham dự các cuộc hội thảo;
- Đi tham quan các dự án về rác thải trong nước (như Vinh, Hải Phòng) và ngoài
nước (như Kunming –Trung Quốc)
- Các giải pháp đã được BCĐ phê duyệt gồm có xây dựng 1 trạm trung chuyển nhỏ
(STS)
Tổ chức lại đường thu rác từ nguồn :
- Từ lúc bắt đầu, dự án đã hợp đồng với nhóm xã hội khởi đầu các hoạt động nâng
cao nhận thức, thu hút chính quyền địa phương, người thu gom rác dân lập và
người dân
10
- BCĐ đã phê duyệt việc sắp xếp lại và hợp lý hoá các đường thu rác từ nguồn. Các
đặc điểm chính của việc tổ chức lại đường thu rác như sau :
- Quận là cơ quan chịu trách nhiệm
- Thu nhập của người thu gom không được giảm xuống
- Khu vực rác dân lập được tổ chức và cơ cấu lại thông qua việc thành
lập hợp tác xã thu gom rác.
- Đường rác đượ
c hệ thống lại hợp lý : mỗi người thu gom rác phụ trách
trọn một tiểu khu;
- Giảm thời gian chờ đợi tại điểm thu rác
- Miễn phí bốc dỡ rác cho mỗi chuyến
- Điều kiện làm việc của người thu gom tốt hơn
Việc tổ chức lại đường rác đã áp dụng thành công tại P.8, Q.6. Một hợp tác xã gồm 25
người thu gom đã được thành l
ập. Hệ thống thu gom rác từ nguồn hiện bao gồm 3.637
hộ trong số 3.953 hộ đang sống trong phường (92%), tăng 21% so với trước đó. Vào
cuối giai đoạn 1 của dự án, thu nhập của người thu gom rác ước tính là 1 triệu
đồng/tháng/người, trong đó chưa kể đến tiền thu được từ các hoạt động tái chế. Tổng
chiều dài đường rác được rút ngắn đi từ 3,4km xuống còn 2,4 km (30%) và thời gian
thu rác từ
3 giờ còn lại 2 giờ rưỡi (17%). Do lệ phí bốc dỡ rác được miễn thì trọng tải
rác sẽ nhẹ bớt. Hợp đồng giữa các hộ và người thu gom đã được ký kết, 5% của lệ phí
thu được hàng tháng được giao cho chính quyền phường dành cho chi phí hành chánh
và công tác phí.
Tại P. 3, 4 và 7 của quận 6, công tác chuẩn bị cũng đã bắt đầu để áp dụng việc sắp xếp
lại đường rác này.
- Đồng phục mớ
i và trang bị bảo hộ cũng được dự án phân phối đến người thu gom
- Các mẫu xe rác đẩy tay đã được thiết kế và thử nghiệm. Loại xe rác mới này có
thể đi vào các hẻm nhỏ và dễ sử dụng hơn.
Trạm trung chuyển rác nhỏ (STS):
- Để cải thiện công tác thu gom rác cấp 2, cuộc họp BCĐ lần 4 vào tháng 10/1999
đã quyết định xây dựng Trạm trung chuyển (STS) làm dự án thí điểm, bao trùm
diện tích có bán kính 1km. Loại xe tải 16 tấn có thể vào được STS này, vào ban
đêm xe này sẽ vận chuyển rác trực tiếp đến bãi chôn rác bên ngoài TP.
Các ưu điểm chính của STS này là:
- Giúp giảm bớt một bước trong hệ thống thu gom rác (2 thay vì 3 bước);
- Người thu gom rác từ nguồn có thể b
ốc dỡ rác thu được vào mọi lúc trong
ngày và không phải trả lệ phí;
- Khoảng cách đường rác của người thu gom rác từ nguồn được giảm đi;
- Môi trường tại các điểm lấy rác sẽ sạch hơn;
- Điều kiện tái chế và vệ sinh được cải thiện;
- Số xe tải cần cho quy trình thu gom rác được giảm bớt
- Việc thu gom rác không làm giao thông bị tắc nghẽn
-
Thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết, cấp đất và đấu thầu đòi hỏi nhiều thời gian hơn dự
tính. Hợp đồng xây dựng STS đã được ký vào tháng 9/2001.
- Ban QLDA đã liên lạc thường xuyên với ADB do họ muốn xây dựng một hệ
thống STS cho TPHCM, trong khuôn khổ dự án Cải thiện môi trường tại TPHCM
11
Trung tâm thông tin môi trường công nghiệp và Dự án thí điểm giảm thiểu rác:
- Ban
QLDA
đã thực hiện khảo sát sơ bộ về ô nhiễm công nghiệp, tổ chức thu thập
và phân tích số liệu.
- Các mẫu do một sinh viên Việt Nam học Master tại Bỉ khảo sát
- Trung tâm thông tin môi trường chưa được triển khai do có sự trùng lập một số
hoạt động của dự án do UNIDO hỗ trợ.
- Xét khía cạnh phức tạp của vấn đề và xét sự giới hạn của các ngu
ồn về tài chính
cũng như nhân lực, Ban Chỉ Đạo lần 5 đã quyết định giới hạn các hoạt động dự án
thuộc lĩnh vực này.
- Trong Dự án “Nghiên cứu khả thi về vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực THLG“,
vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng.
1.3 Các hoạt động kế tiếp:
- Hệ thống thu gom rác từ nguồn s
ẽ được triển khai thêm tại P. 3, 4, 7, 8, 11 – Q6
- Xây dựng STS
- Đưa STS đi vào hoạt động.
- Đánh giá kết quả đạt được.
12
Chiến lược 2: Giám sát và duy tu kênh
2.1 Các hoạt động dự kiến
- Đánh giá công tác duy tu kênh hiện nay và đặc biệt xác định những vấn đề cần
giải quyết (rác làm tắc nghẽn dòng chảy, bờ kênh yếu, v.v.)
- Củng cố các dịch vụ giám sát, duy tu kênh.
- Thiết kế và thực hiện dự án thí điểm làm sạch và chỉnh dòng kênh
2.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được:
Đánh giá
- Số liệu về kênh đã được thu thập và đánh giá, bao gồm các đoạn dòng chảy bị tắc
nghẽn và đánh giá các phương án làm giảm ngập úng.
- Đã thực hiện nghiên cứu để xem xét hệ thống giao thông thuỷ và xác định mặt cắt
kênh để có thể phù hợp với giao thông trong tương lai
- Đã khảo sát để phân tích điều kiện sinh sống của các hộ sống dọc hoặc trên kênh.
- Đã tiến hành khảo sát thuỷ động học bao gồm giám sát mực thuỷ triều.
- Nhiều loại kè bờ đã được thiết kế để nhằm so sánh về kinh phí và tính kinh tế. Các
thông số được đưa vào tính toán như độ dốc, bề rộng và hành lang kỹ thuật dọc
theo kênh.
- Khả năng các vị trí có thể làm kè bờ thí điểm đã được phân tích (P. 11 và 14, Q6)
Dự án thí điểm
- Dự án thí điểm kè bờ bằng đá đã được quyết định tiến hành trên đoạn kênh dài
340m. Lòng kênh sẽ được mở rộng ra 24m với hành lang kỹ thuật dọc theo kênh
là 12m. Với kích thước này tàu 50 tấn có thể lưu thông phù hợp với TMB
TPHCM cho đoạn kênh này. Một cầu tàu nổi để tàu thuyền có thể neo bến đã
được đặt ra trong kế hoạch này.
- Khảo sát địa chất của
đoạn kênh này cũng đã được hoàn thành
- Đã bắt đầu tiến hành thủ tục đền bù thu hồi đất và thiết kế chi tiết
- Việc thực hiện dự án này sẽ phải di dời 350 hộ. Do đó dự án thí điểm này sẽ phải
gắn liền với 2 dự án thí điểm khác (xem chiến lược 6)
2.3 Các hoạt động kế tiếp:
- Kè bờ sẽ được xây dựng như một phần của dự án thí điểm lớn hơn tại P.11 (xem
chiến lược 6).
- NCKT sẽ tiếp tục đánh giá và đề xuất các giải pháp cho những vấn đề tồn tại,
chiều rộng kênh và kè bờ dọc theo kênh THLG.
13
Chiến lược 3: Xử lý nước thải
3.1 Các hoạt động dự kiến
- Xem xét và cập nhật quy hoạch tổng thể thoát nước, đặc biệt phần liên quan đến
khu THLG
- Đánh giá và cải thiện công tác kiểm tra và duy tu kênh
- Thành lập trung tâm thông tin môi trường và đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo
đội ngũ nhân viên.
- Thiết kế và thực hiện một dự án thí điểm về giảm thiểu nước thải công nghiệ
p và
xử lý sơ bộ.
- Xem xét và cập nhật quy hoạch xử lý nước thải khi liên quan đến lưu vực THLG.
Thiết kế và thực hiện nhà máy xử lý nước thải thí điểm.
3.2 Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được:
Dự án xử lý nước thải:
- Tại cuộc họp Ban Chỉ Đạo lần 4 vào tháng 10/1999, đề xuất xây dựng nhà máy xử
lý nước thải bằng công nghệ sinh học đã được phê duyệt.
- Nghiên cứu, hội thảo và đi nghiên cứu thực tế cho thấy công nghệ sinh học là kỹ
thuật phù hợp và tương đối rẻ để xử lý nước thải trong các huyện ven đô.
- Các cơ quan TP đã thống nhất cung cấp m
ột khu đất ngoại ô 37 ha tại xã Bình
Hưng Hoa-Huyện Bình Chánh để xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho
khoảng 200.000 dân. Địa điểm này bao gồm cả dự án thí điểm khu đất có hạ tầng
dành cho dân phải di dời (xem chiến lược 6)
- Phạm vi của dự án thí điểm được phê duyệt lớn hơn so với dự án thí điểm dự kiến
ban đầu, đòi h
ỏi nguồn vốn bổ sung dù một số hoạt động dự kiến khác trong lĩnh
vực nước thải đã bị cắt (xem phần dưới đây). Tính hiệu quả của kỹ thuật này đã
được chứng minh, quy mô của hệ thống được phê duyệt đủ lớn để cho phép phân
tích tác động và tính hiệu quả của kỹ thuật này tại TPHCM. Tại cuộc họp cấp cao
ngày 25/7/2000 giữa Bỉ và Vi
ệt Nam, dự án xử lý nước thải này đã được chấp
thuận về nguyên tắc với điều kiện là nghiên cứu khả thi phải được điều chỉnh
thêm
1
.
Thoát nước thải :
Tại cuộc họp Ban Chỉ Đạo lần 2 vào tháng 9/98, đã quyết định không tiến hành
việc xem xét quy hoạch tổng thể thoát nước vì Cục Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
đã được giao soạn thảo QHTT thoát nước cho TPHCM.
Ô nhiễm công nghiệp:
- Vấn đề ô nhiễm công nghiệp tại TPHCM rất phức tạp và đã được nhiều dự án
nghiên cứu (UNIDO, DoSTE, ADB). Do đó các vấn đề ô nhiễm công nghiệp chưa
được giải quyết đầy đủ trong giai đoạn 1 của Dự án
- Một sinh viên được học bổng đã nghiên cứu xác định các nguyên nhân gây ô
nhiễm kênh, phân tích các vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ các cơ sở
dệ
t và chế biến thực phẩm gây nên.
14
3.3 Các hoạt động kế tiếp:
- Xây dựng hồ sinh học tại xã Bình Hưng Hoà
-
Đánh giá vận hành của hồ khi đưa vào hoạt động
-
Đào tạo các kỹ thuật viên vận hành và duy tu hồ
-
Trong dự án “Nghiên cứu khả thi về Cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực
THLG” các vấn đề sau đây sẽ được triển khai thêm :
- Khảo sát hệ thống thoát nước thải và nước mưa trong lưu vực THLG
- Đề xuất cải thiện hệ thống thoát nước
- Đề xuất xử lý nước thải cho toàn lưu vực
- Đề xuất giải quyết các vấn đề ô nhiễm công nghiệp
15
Chiến lược 4: Củng cố thể chế
4.1 Các hoạt động dự kiến:
- Đánh giá các quy định về môi trường, cơ chế quản lý và quy định xây dựng hiện
hành.
- Củng cố một số mặt năng lực quản lý và tác nghiệp của Uy Ban Môi Trường
(ENCO), Văn phòng Kiến Trúc Sư trưởng(CAO) và các cơ quan chuyên môn về
quy hoạch đô thị có liên quan.
- Hỗ trợ soạn thảo chương trình hành động môi trường
4.2 Các hoạt động đã th
ực hiện và kết quả đạt được:
Đánh giá:
- Đã xem xét các quy định về môi trường, xây dựng và QHTT phát triển đô thị.
- Đã đánh giá tác động kinh tế và xã hội của các quy định hiện nay
Năng lực quản lý và tác nghiệp:
Hỗ trợ kỹ thuật:
- Phòng thí nghiệm về quan trắc và kiểm soát môi trường của ENCO đã được cải
thiện và cung cấp các thiết bị kiểm soát tại hiện trường ;
- Hợp đồng ngắn hạn với chuyên gia quốc tế và trong nước trong các lĩnh vực rác
thải, xử lý nước thải, thuỷ văn, quy hoạch đô thị, di dời và hệ thống thông tin địa
lý (GIS);
- Quy hoạch chiến lược TP đã đượ
c giải quyết tại hội thảo ở cấp TP, cấp quận, đặc
biệt tập trung vào Q6;
Chia sẻ thông tin
- Hơn 75 bản đồ chứa các thông tin liên quan đến 7 chiến lược của Dự án đã được
thực hiện
- Đã thực hiện khảo sát không ảnh cho toàn lưu vực. Tài liệu này đã được xử lý và
có thể sử dụng dễ dàng trong hệ thống GIS của d
ự án
- Có nhiều cơ quan và tổ chức tại TPHCM sử dụng GIS nhưng rõ ràng còn thiếu
thông tin địa lý được số hoá mới nhất và thiếu phối hợp. PMU 415 đã chuyển các
dữ liệu có sẵn về lưu vực THLG vào hồ sơ tương thích với chương trình đang
được các Sở Ban ngành sử dụng.
- Để phân phối thông tin liên quan đến lưu vực THLG, đã biên soạn 1 CD- Rom.
Đĩa này chứa 750MB tài liệu dự án như
không ảnh, bản đồ và các báo cáo.
Phối hợp với các nhà tài trợ và Dự án khác:
- Năm 1999, hợp tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODAP) đã được thành lập giữa
UBND TPHCM, Bộ KHĐT và một nhóm các nhà tài trợ chính như Chương trình
phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Ngân Hàng Thế Giới(WB), Ngân hàng Phát
Triển Á Châu (ADB), Tổ chức Tài Chính Quốc Tế(IFC), Cục Hợp Tác Quốc Tế
Nhật Bản (JICA), Tổng vụ Hợp tác quốc tế và Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ
(DGIC và BTC) vào tháng 11/1999. Mục đích của ODAP là thúc đầy và phối h
ợp
16
sự hỗ trợ của các nhà tài trợ để trợ giúp hình thành chiến lược chung và Thực hiện
các ưu tiên đầu tư và củng cố thể chế.
- Là thành viên tích cực của ODAP, dự án đã đóng góp để cải thiện sự hợp tác và
phối hợp giữa các cơ quan khác nhau và các cấp quyết định của TP. Các chủ đề
hội thảo gồm có: tái định cư, GIS, quản lý dự án ODA, quy hoạch quận và giao
thông công cộng đô thị.
4.3 Hoạt động kế tiếp:
- Tại quận 6, một nhóm nghiên cứu sẽ được thành lập để tiếp tục thử nghiệm quy
hoạch chiến lược cho quận.
- Đánh giá tất cả các dự án thí điểm.
- PMU 415 sẽ phối hợp thêm với ODAP và đóng góp cho việc hợp nhất ODAP vào
Sở KHĐT-TPHCM.
- FS sẽ đánh giá thêm về các quy
định hiện nay và đề xuất cơ chế kiểm soát ô
nhiễm.