Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua vận dụng tiếp cận tranh luận khoa học trong dạy học sinh học ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.79 KB, 49 trang )

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống đang biến động và đổi thay từng ngày, trong thời đại mới
cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo nhiều cơ hội
lớn về mọi mặt đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trong giáo dục thế hệ trẻ.
Điều này đòi hỏi thế hệ trẻ ngồi vốn kiến thức khoa học thuần túy cịn phải có khả
năng ứng biến linh hoạt, nhạy bén, có tư duy vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn…Trong đó, tư duy phản biện là một trong những năng lực quan trọng trong
mỗi người học cần phát huy trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.
Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 khẳng định “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực…”.
Trong dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng theo định hướng
phát triển phẩm chất, năng lực cho người học có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực được các chuyên gia giáo dục đưa ra và nhiều giáo viên (GV) áp
dụng hiệu quả. Tranh luận khoa học là một kĩ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa
trong việc khuyến khích học sinh (HS) tham gia vào các hoạt động học, tạo cho
người học có thái độ cởi mở, kích thích và khơi dậy trí tị mị đồng thời luyện tập,
nâng cao năng lực tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm…Trong q trình
tranh luận cả GV và HS sẽ có cái nhìn đa chiều về một chủ đề, một đơn vị kiến
thức, dần dần các em sẽ chủ động nắm bắt kiến thức, tìm ra chân lí khoa học tránh
lối tiếp thu kiến thức một chiều.
Khảo sát thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy số GV tổ chức dạy học
theo hình thức tranh luận khoa học (TLKH) ở các trường trung học phổ thông
(THPT) hiện nay chưa nhiều. Các nghiên cứu bài bản về vấn đề này ở nước ta cịn
hạn chế.
Qua phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh học tế bào (Sinh học 10) và
chương Sinh trưởng và phát triển (Sinh học 11), chúng tôi thấy tổ chức cho HS
tranh luận về các vấn đề thuộc lĩnh vực này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát
triển năng lực tư duy phản biện (NLTDPB), đồng thời góp phần phần phát triển


những phẩm chất và năng lực khác cho HS.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Phát triển năng
lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua vận dụng tiếp cận tranh luận khoa
học trong dạy học Sinh học ở trường THPT.”

1


Những điểm mới trong đề tài của chúng tôi là
1. Thiết kế được hệ thống các tình huống chứa đựng nội dung có thể tranh luận
để phát triển năng lực tư duy phản biện cho HS.
2. Đề xuất được quy trình tổ chức một cuộc tranh luận khoa học trong dạy học.
3. Xây dựng các tiêu chí và bộ cơng cụ để đánh giá năng lực tư duy phản biện của
HS trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển (Sinh học 11) và chương
Thành phần hóa học của tế bào (Sinh học 10).

PHẦN II - NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tranh luận khoa học
Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” của Như Ý, NXB Giáo dục (2002)
“Tranh luận là bàn cãi có phân tích lí lẽ để tìm ra lẽ phải” [tr808].
Từ điển Tiếng Việt thông dụng của tác giả Như Ý và cộng sự đã định
nghĩa khoa học là “Hệ thống tri thức về thế giới khách quan” [tr514]
Từ những định nghĩa về TL và khoa học nêu trên, trong đề tài này chúng
tôi hiểu: TLKH là hình thức đối thoại thơng qua ngơn ngữ giữa hai hay nhiều
người, cùng trao đổi về một chủ đề, theo các quan điểm khác nhau, bằng cách đưa
ra các lập luận và chứng cứ khoa học để xác nhận hay bác bỏ một vấn đề nào đó.
Về cơ bản, TLKH là một cuộc tranh cãi có quy tắc, là cách mà các bên
có quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một vấn đề, lần lượt đưa ra
những lập luận, lí lẽ để thuyết phục người cùng TL theo lập trường của mình, đồng

thời cũng dùng những bằng chứng khoa học để phản bác ý kiến của họ một cách
có lơgic và khoa học. TLKH khơng có nghĩa là bảo vệ ý kiến của mình, nâng cao
bản thân mình bằng mọi giá và hạ thấp, coi thường quan điểm của người cùng TL
mà TLKH chính là một nghệ thuật: nghệ thuật thuyết phục, nghệ thuật hùng biện
và trên hết là sự lắng nghe người khác một cách tích cực. Đích của TLKH là để
nhận xét, đánh giá về một vấn đề, có cái nhìn đa chiều về vấn đề đó.
1.1.1. Tranh luận khoa học trong dạy học
Qua tham khảo 1 số tác giả, chúng tôi cho rằng, TLKH trong dạy học là
GV tổ chức cho HS đối thoại với nhau thông qua ngôn ngữ, cùng trao đổi về một
chủ đề nhất định, theo các quan điểm khác nhau, bằng cách hướng dẫn HS đưa ra
các lập luận và chứng cứ khoa học nhằm làm rõ những khía cạnh khác nhau của
một vấn đề và làm giàu vốn hiểu biết của HS theo yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ
dạy học.
2


Trong dạy học hiện nay, hầu hết nội dung kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh
vực khoa học, đời sống đều được tóm lược khá ngắn gọn trong chương trình SGK.
Nếu GV khơng có cách tổ chức dạy học khéo léo, linh hoạt thì HS rất dễ sa vào
cách tiếp cận nội dung bài học.
Khơng có phương pháp giảng dạy nào là hoàn hảo. Khi HS học theo
nhiều cách khác nhau thì lợi ích từ sự đa dạng các phương pháp giảng dạy được thể
hiện trong bất kỳ lớp học nào. Việc sử dụng các cuộc TL trong lớp học làm cho
người học tham gia tích cực vào các hoạt động học, đồng thời giúp cho họ trở nên
có trách nhiệm hơn trong việc điều tra, trình bày và bảo vệ một vấn đề cụ thể.
TL trong lớp học còn khuyến khích sự tham gia của các HS được xem là
ít nói ở lớp. Cuộc TL trong lớp học cịn có thể tạo ra những cơ hội có một khơng
hai cho HS phát triển sự thấu cảm. Thông qua tiếp cận với quan điểm tương phản
hoặc bảo vệ lập trường mà HS bị phản bác, HS học cách lắng nghe cả hai bên
trong một cuộc TL và để xem xét sự việc theo nhiều chiều hướng, khía cạnh khác

nhau.
1.1.2. Tổ chức dạy học bằng tiếp cận TLKH
Có nhiều hình thức TL trong dạy học mà GV có thể tổ chức như: TL cá
nhân giữa HS với HS, TL theo nhóm hay TL giữa GV với HS.
1.2. Năng lực tư duy phản biện
1.2.1. Khái niệm năng lực tư duy phản biện
Qua tham khảo một số tác giả, chúng tôi quan niệm rằng: NLTDPB là
khả năng khám phá và phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng, xem xét thấu đáo
dựa trên các bằng chứng và lập luận rõ ràng để đánh giá sự hợp lý, độ tin cậy khác
với các ý kiến, quan điểm trước đó đã nêu, với thái độ hồi nghi tích cực về một
điều gì đó trong một tình huống cho trước, từ đó hình thành, triển khai các ý tưởng
có tính mới lạ và phù hợp với bối cảnh.
1.2.2. Hình thành và phát triển NLTDPB
Trong dạy học Sinh học ở trường phổ thơng hình thành và phát triển
NLTDPB khơng chỉ góp phần phát triển và củng cố các NL chung và NL đặc thù
của bộ môn mà cịn có vai trị rất quan trọng trong việc bước đầu trang bị những
hành trang cơ bản để HS thành công trong một xã hội hiện đại và dân chủ.
1.2.3. Cấu trúc của NLTDPB
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để phát triển NLTDPB cho HS
bằng vận dung tiếp cận TLKH, chúng tôi đã xây dựng cấu trúc của NLTDPB để
rèn luyện cho HS gồm:
3


- Kỹ năng phân tích vấn đề cần phản biện.
- Kỹ năng nhận ra vấn đề cần phản biện.
- Kỹ năng xác định luận cứ để xác nhận hay bác bỏ vấn đề.
- Kỹ năng diễn đạt lập luận để thuyết phục.
- Kỹ năng lắng nghe và tự rút ra kết luận khoa học cùng lôgic khám phá ra kết luận
Mỗi năng lực thành phần này chúng tôi đã thiết kế các tiêu chí để đánh

giá cụ thể và được đề cập ở chương 2 (mục 2.3.2).
1.2.4. Vai trò của tư duy phản biện
TDPB có vai trị quan trọng đối với mọi lứa tuổi. Với HS THPT việc rèn
luyện và phát triển TDPB càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi những lí do sau đây:
- TDPB giúp HS vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khn mẫu, kích thích
sự sáng tạo trong tư duy.
- TDPB giúp HS suy nghĩ một vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau
với những cách giải quyết khác nhau. Nhờ có cái nhìn đa chiều trước một vấn đề
cần giải quyết trong cuộc sống, trong khoa học, trong học tập.
- TDPB giúp HS có ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng
ý kiến người khác trong lúc tranh luận, sẵn sàng chấp nhận sai lầm của bản thân một trong những kĩ năng sống quan trọng và cần thiết để giao tiếp, tạo dựng mối
quan hệ tốt đẹp với mọi người.
- TDPB giúp cho chủ thể tư duy có phương pháp tư duy độc lập, có thể
nhìn ra những hạn chế và sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của chính
mình, từ đó đưa ra những nhận định, phán đốn tối ưu nhất có thể.
- TDPB giúp HS ln có suy nghĩ theo hướng tích cực, hạn chế trạng
thái tâm lý chán nản, thất vọng, mất lòng tin khi gặp thất bại trong cuộc sống, trong
học tập và các mối quan hệ.
- TDPB giúp HS nâng cao kĩ năng tiếp cận mọi nguồn thông tin. HS biết
chọn lọc những thơng tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân.
1.2.5. Đánh giá NLTDPB
Đánh giá nhằm mục đích đưa ra các phán định có giá trị giúp GV thay
đổi, cải tiến nội dung, phương pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Đối với người học,
đánh giá giúp xác định mức độ đạt được các năng lực của bản thân, làm cơ sở để
điều chỉnh phương pháp và cách thức học cho phù hợp. Việc đánh giá NLTDPB
cần căn cứ vào cấu trúc, các tiêu chí mức độ biểu hiện của NLTDPB.
4


1. 3. TLKH trong dạy học đối với việc phát triển NLTDPB cho HS THPT

Trong dạy học, có rất nhiều phương pháp có khả năng tích cực hóa hoạt
động và phát triển NLTDPB của HS. Tuy nhiên, TLKH có ưu thế hơn cả trong việc
phát triển NLTDPB của HS. Đồng thời, phát triển NLTDPB là lợi ích lớn nhất mà
TLKH mang lại.
Thông qua TL, HS sẽ tự rút những bài học trong cuộc sống như tinh thần
đoàn kết khi làm việc nhóm, biết cân bằng cảm xúc, tơn trọng và biết lắng nghe,
thấu hiểu người khác.
Từ những phân tích trên, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định vận
dụng tiếp cận TLKH trong dạy học là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để phát triển
NLTDPB cho HS. Những vấn đề TL mà GV đưa ra sẽ kích thích HS sử dụng TDPB
và ngược lại việc sử dụng TDPB giúp cho việc giải quyết vấn đề đó nhanh hơn,
hiệu quả hơn.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để tìm hiểu về thực trạng dạy học bằng tiếp cận TLKH trong dạy học Sinh
học ở các trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tham
khảo ý kiến, tìm hiểu qua phiếu khảo sát với các GV Sinh học và HS thuộc một số
trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số GV tham gia khảo sát là 31; tổng số
HS tham gia khảo sát là 170.
Bảng 1. Kết quả điều tra thực trạng dạy học bằng tiếp cận TLKH ở các
trường THPT từ HS
Nội dung

Trả lời

1. Có nên sử dụng phương pháp TL
trong dạy học Sinh học khơng?



2. Em thường được GV tổ chức TL

theo hình thức nào?

3. Khi được GV tổ chức tranh luận, em
thường được TL vào thời điểm nào?

4. Em cảm thấy thế nào khi được tham
gia TL trong giờ học Sinh học?

Số GV

Tỉ lệ%

170

100

0

0

TL nhóm

125

73,5

TL cá nhân

30


17,6

TL giữa GV với HS

15

21,4

Học bài mới ở lớp

85

50

Củng cố bài ở lớp

56

32,9

Ơn tập chương/chun
đề

72

42,4

Thực hành thí nghiệm

20


11,8

Thích thú

152

89,4

Khơng hào hứng

18

10,6

Không

5


Kết quả khảo sát cho thấy, việc tiếp cận phương pháp TLKH còn xa lạ đối
với nhiều HS ở các trường THPT. Khi gửi khảo sát đến HS, nhiều HS cịn ngạc
nhiên với phương pháp này, có những HS khơng biết phương pháp TL là gì và
khơng biết rằng có phương pháp này trong dạy học do chưa bao giờ được tham gia
TL trong học tập nói chung và học tập Sinh học nói riêng.
Bảng 2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học bằng tiếp cận TLKH ở
các trường THPT từ GV
Nội dung

Trả lời


Số GV

Tỉ lệ%

1. Có nên sử dụng phương pháp
TLKH trong dạy học Sinh học
khơng?



31

100

Khơng

0

0

2. Phương pháp TLKH là gì?

Hiểu đúng

12

38.7

Hiểu chưa đầy đủ


19

61,3

Thường xuyên

1

3,2

Thỉnh thoảng

13

41,9

Chưa bao giờ

17

54,8

3

9,7

27

87,1


Phát triển tư duy

30

96,8

Khó tìm ra vấn đề
tranh luận

3

9,7

Thái độ chuẩn bị và
sự tham gia chưa tích
cực của HS

11

35,5

Hạn chế về thời gian
của giờ học

30

96,8

3. Tần suất sử dụng phương pháp tổ

chức TL trong dạy học Sinh học

4. Mục đích của GV khi sử dụng
Mở rộng kiến thức
phương pháp TL trong dạy học Sinh
Thay đổi khơng khí
học là gì?
học tập

5. Khó khăn gặp phải khi sử dụng
phương pháp tranh luận?

Kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn GV THPT đã ý thức được tác dụng
to lớn của vận dụng tiếp cận TLKH trong dạy học Sinh học, đặc biệt là đối với việc
phát triển NLTDPB cho HS. Tuy nhiên, đa số GV đều chưa hiểu rõ bản chất cũng
6


như cách sử dụng sao cho hiệu quả phương pháp này vì phương pháp này cịn khá
xa lạ với mơi trường học tập ở trường THPT.
Vì vậy, chúng tơi lần nữa khẳng định rằng việc vận dụng tiếp cận TLKH để
phát triển tư duy phản biện cho HS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
3. VẬN DỤNG TIẾP CẬN TRANH LUẬN KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT
3.1. XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC BẰNG TLKH

Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ mới xây dựng được công cụ vận
dụng tiếp cận TLKH để phát triển năng lực TDPB cho HS là các tình huống chứa
đựng nội dung có thể tranh luận và sử dụng trong dạy học chương Sinh trưởng và
phát triển (Sinh học 11) và chương Thành phần hóa học của tế bào (Sinh học 10).

3.1.1. Nguyên tắc xây dựng tình huống dạy học bằng TLKH
Khi xây dựng tình huống dạy học bằng TLKH cần đảm bảo những
nguyên tắc sau:
3.1.1.1. Tình huống phải có mục đích rõ ràng
Mục đích mà GV xây dựng tình huống sử dụng trong dạy học cốt là để
sau quá trình dạy học HS đạt được mục tiêu dạy học. Vì vậy, khi xây dựng tình
huống cần bám sát mục tiêu dạy học.
3.1.1.2. Tình huống phải có tính chất tranh luận
Tình huống muốn sử dụng được trong dạy học bằng TLKH thì bản thân
tình huống đó phải chứa đựng những xung đột, mâu thuẫn nhất định khiến HS phải
suy nghĩ và quyết định lựa chọn đứng về phe nào, chẳng hạn như HS phải đứng
trước lựa chọn giữa có hay khơng; đúng hay sai; đồng ý hay không đồng ý; ủng hộ
hay phản đối,… và vì sao các em lại có lựa chọn như vậy. Điều này có nghĩa là
tình huống phải xây dựng sao cho khi HS gặp phải thì buộc các em phải lựa chọn
hoặc cái này hoặc cái kia mà không trung lập, khi đã lựa chọn rồi thì các em phải
huy động được vốn hiểu biết của cá nhân và đồng đội để trình bày, đưa ra các bằng
chứng, lập luận để thuyết phục đội bạn đồng ý với quan điểm của đội mình hoặc
cũng có thể thay đổi quyết định nếu bị đội bạn thuyết phục. Dưới sự hướng dẫn của
GV, cả hai đội sẽ tìm được tiếng nói chung chính là tri thức cần hướng tới.
3.1.1.3. Tình huống phải có tính tồn diện
Tình huống phải được xây dựng sao cho khi HS nhìn vấn đề ở các góc
độ khác nhau các em đều có thể vận dụng hiểu biết của mình, bao gồm cả vốn kiến
thức nội mơn và liên mơn đã có để đưa ra những lí lẽ, hay chứng cứ khi tranh luận
để bảo vệ quan điểm của đội mình và thuyết phục đội bạn. Kết quả là, cũng vẫn
tình huống đó nhưng nhìn ở các góc độ khác nhau nó sẽ có điểm mạnh và điểm yếu
7


nhất định. Bằng cách này, tình huống tranh luận phải đảm bảo rằng khi HS tranh
luận các em cùng nhau tìm ra tri thức mới và hiểu sâu sắc nội dung bài học.

3.1.1.4. Tình huống phải có tính thực tiễn
Trong thực tế, người ta có thể tranh luận với nhau về những điều rất viển
vơng. Tuy nhiên tình huống tranh luận trong dạy học phải chứa đựng nội dung có
tính thực tiễn, nghĩa là sau khi tranh luận HS phải rút ra được tri thức khoa học có
giá trị nào đó, đáp ứng mục tiêu dạy học.
3.1.1.5. Tình huống phải vừa sức, phù hợp tâm sinh lý HS, có tính chất chất
khoa học và không được nhằm đến các vấn đề về chính trị, tơn giáo, phân biệt
chủng tộc.
Ngun tắc này đảm bảo rằng HS có hứng thú khi tiếp nhận tình huống.
Các em có thể huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có, đồng thời háo hức tìm
hiểu tri thức khoa học mới có liên quan đến vấn đề đặt ra trong bài học.
3.1.2. Quy trình xây dựng tình huống dạy học bằng TLKH
Qua tham khảo một số tác giả, chúng tơi đề xuất quy trình xây dựng tình
huống dạy học bằng TLKH như sau:
Bước 1:

Xác định mục tiêu bài học

Bước 2: Phân tích nội dung bài học để xác định các đơn vị kiến thức có thể
xây dựng được các tình huống tranh luận
Bước 3:

Diễn đạt tình huống có tính chất tranh luận

Bước 4:

Đánh giá tình huống tranh luận đã xây dựng
Hình 1. Quy trình xây dựng tình huống dạy học bằng TLKH

3.2. VẬN DỤNG TIẾP CẬN TLKH ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN – SINH HỌC 11

3.2.1. Sự phù hợp của vận dụng tiếp cận TLKH để tổ chức dạy học chương
Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11
Cấu trúc nội dung chương III – Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 được
chia thành 2 phần là sinh trưởng ở thực vật và sinh trưởng ở động vật. Mỗi phần
đều chứa đựng nhiều nội dung kiến thức liên quan đến các vấn đề trong thực tiễn
8


đời sống và sản xuất, rất gần gũi với HS như: các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật và người; hoocmôn thực
vật; điều khiển sinh trưởng và phát triển… Do đó, GV dễ dàng đưa ra các tình
huống có tính chất tranh luận, làm HS hứng thú, tị mị trong việc tìm ra các chứng
cứ để chứng minh cho ý kiến hay luận điểm của mình đưa ra khi tranh luận. Thông
qua tranh luận, HS được bày tỏ quan điểm, huy động vốn kiến thức đã có để làm
sáng tỏ tính đa chiều của vấn đề, giúp các em biết lắng nghe, chia sẻ để hiểu nội
dung bài học, bổ sung kiến thức mới theo cách tự nhiên mà sâu sắc.
3.2.2. Phân tích mục tiêu, nội dung chương Sinh trưởng và phát triển
( Sinh học 11) theo công văn 3280 BGDĐT – GDTrH
(Thể hiện trong 2 giáo thực nghiệm về 2 chủ đề: Sinh trưởng, phát triển ở TV và
Sinh trưởng, phát triển ở ĐV – Phần phụ lục)
3.2.3. Những nội dung có thể vận dụng tiếp cận TLKH chương Sinh trưởng và
phát triển - Sinh học 11 THPT
Chương Sinh trưởng và phát triển bên cạnh các khái niệm, cơ chế thì
trong mỗi bài học đều đề cập đến các ứng dụng của các đơn vị kiến thức vào thực
tiễn sản xuất và đời sống. Qua nghiên cứu, chúng tơi thấy những vấn đề có thể tổ
chức dạy học bằng TLKH để phát triển NL TDPB cho HS như sau:
Bảng 3. Bảng thống kê đơn vị kiến thức chương Sinh trưởng và phát triển có
thể tổ chức tranh luận

Đơn vị kiến thức

Bài, mục

Vấn đề có thể tranh luận

1. Hoocmơn kích thích

Bài 35,
mục II.1

Có thể tạo quả khơng hạt bằng cách
loại bỏ hạt và xử lí AIA hay khơng?

2. Hoocmơn kích thích và
hoocmơn ức chế

Bài 35,
Có phải sự phối hợp của tất cả các loại
mục II, III hoocmôn giúp tăng chiều cao vượt trội
của 1 số lồi cây khơng không?

3. . Hoocmôn ức chế

Bài 35,
mục III

Nên hay không nên để quả xanh lẫn
quả chín?


4. Các hoocmơn ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển
của động vật có xương sống.

Bài 38,
mục I.1

Dậy thì sớm có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của trẻ không?
Nên hay không nên tiêm hoocmôn sinh
trưởng? Tiêm ở giai đoạn nào là phù
hợp?
9


5. Ảnh hưởng của các yếu tố Bài 39,
bên ngoài đến sinh trưởng và mục II
phát triển ở động vật và
người

Nên hay không nên sử dụng mỹ phẩm
từ rất sớm (khi cịn là trẻ em)?
Nên hay khơng nên cho trẻ tắm nắng
khi ánh sáng yếu?
Nên hay không nên nuôi ĐV hằng
nhiệt/biến nhiệt vào mùa đơng?
Có phải chiều cao của mỗi người chỉ
do gen quyết định không? Nên hay
không nên quan tâm chế độ dinh
dưỡng, tăng cường luyện tập để cải

thiện chiều cao của con người?

3.2.3.1. Tình huống để tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức mới
Trong quá trình tổ chức dạy học chương: Sinh trưởng và phát triển (Sinh
học 11), chúng tơi đã thiết kế một số tình huống có thể tranh luận để phát triển NL
TDPB. Khi tổ chức các hoạt động dạy học chương này, tùy từng lớp, từng đối
tượng HS và mục đích dạy học mà GV có sự vận dụng linh hoạt cho phù hợp.
Tình huống 1: Sau khi học xong bài 35 – Sinh học 11 – Hoocmơn thực vật, một
nhóm học sinh cho rằng: “Người ta có thể tạo quả khơng hạt bằng cách loại bỏ hạt
và xử lí AIA”. Em có đồng tình với nhận định của nhóm học sinh trên khơng? Tại
sao?
Khi tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng ở TV”, mục II.1 – Bài 35: “Auxin”,
GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tơi ghi lại ở 1 lớp

Nhóm đồng tình

Nhóm phản đối

- Hạt là nguồn cung cấp AIA cho quả
phát triển. Sau khi thụ tinh, nếu loại bỏ
hạt và xử lí AIA thì quả vẫn phát triển
bình thường.

- Hạt là nguồn cung cấp AIA cho quả
phát triển. Nếu loại bỏ hạt và xử lí AIA
ngoại sinh thì quả khơng thể phát triển
được.

- Quả sau khi thụ tinh, muốn loại bỏ hạt

để tạo quả khơng hạt cần xử lí AIA tự
nhiên để không gây độc hại cho con
người.

- AIA ngoại sinh dùng để xử lí hạt là
AIA nhân tạo (khơng có enzim phân
giải) nên nếu tích lũy trong quả sẽ gây
độc hại cho người.

10


Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Hạt là nguồn cung cấp AIA cho quả phát triển. Sau khi thụ
tinh, nếu loại bỏ hạt và xử lí AIA thì quả vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên,
AIA sử dụng để xử lí hạt phải là AIA tự nhiên.

Quả được tạo ra do thụ tinh bình thường

Quả bị loại bỏ hạt và xử lí AIA

Quả bị loại bỏ hạt và khơng xử lí AIA
Hình 2. Hạt của quả dâu tây bị loại bỏ sau khi thụ tinh, có thể thay thế nó
bằng cách xử lí AIA ngoại sinh (SGK – Sinh 11 – Tr139)
Tình huống 2: Tháng 11 năm nay là sinh nhật lần thứ 17 của Minh, để chuẩn bị
cho tiệc sinh nhật với khoảng 20 bạn tham dự, Minh đặt mua bơ qua mạng để đãi
các bạn món sinh tố bơ. Khi nhận hàng Minh thấy có 1/3 số bơ đã chín số cịn lại
gần chín. Chỉ cịn 2 ngày nữa là đến sinh nhật, Minh đã để quả xanh ở ngồi cịn
quả chín thì cho vào tủ lạnh. Em có đồng tình với cách xử lí của Minh khơng? Tại
sao?

Khi tổ chức dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở TV” mục III.1 –
Bài 35 “Êtilen”, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tơi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm đồng tình

Nhóm khơng đồng tình

11


- Quả chín mau hỏng để trong tủ lạnh ăn - Tháng 11, trời lạnh, quả lâu chín để
trước, quả xanh để ngồi ăn sau.
riêng như vậy chỉ cịn 2 ngày nữa quả
xanh sẽ khơng kịp chín.
- Quả chín mau thối hỏng do sự xâm
nhập của virut, để lẫn quả xanh sẽ làm - Trong quả chín có nhiều êtilen, chất
quả xanh mau hỏng nên có thể thiếu bơ này có vai trị thúc quả chóng chín. Nên
cho việc dự định mời 20 “vị khách” của để lẫn quả xanh và quả chín để êtilen từ
Minh.
quả chín khuếch tán sang quả xanh làm
quả xanh mau chín hơn.
Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Êtilen có nhiều trong quả đang chín, quả chín; có vai trị thúc
quả chong chín. Khi để quả xanh lẫn quả chín thì các phân tử êtilen từ quả chín sẽ
khuếch tán sang quả xanh kích thích nhanh q trình chín của các quả xanh.
Tình huống 3: Nhà chị Lan có bé gái 3 tuổi, do sợ con ốm nên chị rất ít cho con
ra ngoài, mỗi khi ra ngoài chị đều trùm kín vì sợ nắng làm con ốm. M ỗi ngày
chị đều cho con uống sữa 2-3 lần, ăn các thực phẩm giàu canxi thế nhưng khi
đưa con đi khám, xét nghiệm kết quả vẫn thiếu canxi. Em đồng tình hay phản
đối cách chăm sóc con gái chị của chị Lan? Tại sao?

Khi tổ chức dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở ĐV”, mục II.3 Bài 39 : “Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển ở ĐV”, GV có
thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tôi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm đồng tình

Nhóm phản đối

- Chị Lan đã chăm sóc con rất chu đáo
nhưng có thể khả năng hấp thu canxi
của con kém nên kết quả xét nghiệm bé
vẫn thiếu canxi.

- Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi. Trẻ
tắm nắng ở ánh sáng yếu (sáng sớm
hoặc chiều tối), tia tử ngoại tác động lên
da giúp biến tiền vitamin D thành
vitamin D → tăng chuyển hóa canxi để
hình thành xương.

- Để cải thiện tình trạng thiếu canxi của
- Mỗi khi ra nắng chị Lan trùm kín đã
con gái chị Lan cần cho trẻ uống thêm
ngăn cản hình thành vitamin D → bé
thực phẩm chức năng có chứa canxi.
khơng hấp thu được canxi → thiếu
canxi. Chị Lan cần thay đổi cách chăm
sóc con gái, tạo điều kiện cho bé được
tắm nắng.
Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Nên cho trẻ tắm vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng

12


yếu) vì tia tử ngoại trong ánh sáng tác động lên da biến tiền vitamin D thành
vitamin D. Vitamin D có vai trị trong chuyển hóa canxi để hình thành xương qua
đó ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Tình huống 4: Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã
thông tin về một trường hợp sau gần 1 năm rưỡi tiêm hoocmôn sinh trưởng, bổ
sung các hoocmôn tuyến yên, bé trai N.M.T. (14 tuổi, Bình Phước) đã tăng chiều
cao hơn 18cm, so với chiều cao trước đó chỉ 135cm.
Bé trai này mặc dù đã 14 tuổi nhưng chỉ nặng 33kg, cao 135cm (so với
chuẩn chiều cao trung bình thì bé thiếu đến 28cm). Mỗi năm bé chỉ tăng 1 - 2cm và
thậm chí có năm khơng tăng. Bác sĩ nhận định bé T. bị thiếu hụt hoocmôn sinh
trưởng trầm trọng do suy tuyến yên toàn bộ. Tháng 2 - 2019, các bác sĩ đã tiêm
hoocmôn sinh trưởng, đồng thời bổ sung các hoocmôn tuyến yên cho bé. Đến giữa
tháng 9 - 2020, chiều cao của bé tăng hơn 18cm, đạt hơn 153cm.
Sau khi đọc báo, biết được thông tin trên, Mai và Hiền (học sinh lớp 11A3,
năm nay đã 17 tuổi) rỉ tai nhau về xin tiền bố mẹ để tiêm hoocmôn sinh trưởng hi
vọng tăng chiều cao thêm khoảng 10cm (Hiện tại 2 nữ sinh này chỉ cao 1m55). Em
ủng hộ hay phản đối dự định “cải tạo” chiều cao của Hiền và Mai? Vì sao?
Khi tổ chức dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở ĐV”, mục I.1 –
bài 38: “Ảnh hưởng của hoocmơn đến sinh trưởng và phát triển của ĐV có
xương sống”, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tôi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm ủng hộ

Nhóm phản đối

13



- Biết được thông tin này là cơ hội vàng. - Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa
Hai bạn cần nhanh chóng xúc tiến dự học đề cập chỉ tiêm hoocmôn sinh
định để cải thiện chiều cao.
trưởng cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn (có
chiều cao khiêm tốn do thiếu GH và
phải xác định chắc chắn có nồng độ GH
trong máu thấp bằng xét nghiệm).
- Hoocmôn sinh trưởng (GH) do tuyến
yên tiết ra giúp kích thích phát triển
xương (xương dài ra và to lên). Hai bạn
đã có dự định cần tiêm ngay trong 2
năm lớp 11 và lớp 12.

- So với các bạn khối 11, chắc chắn 2
bạn thiếu hoocmôn sinh trưởng nên
không cần thiết phải đi khám và làm các
xét nghiệm mất thời gian, cần tiêm ngay,
càng sớm càng tốt.

- Hai bạn đã 17 tuổi, có thể 2 bạn đã kết
thúc giai đoạn dậy thì, các đầu xương đã
đóng nên việc tiêm hoocmơn sẽ khơng
cịn tác dụng mà có thể gây nhiều tác
dụng phụ như to đầu xương chi, nhức
đầu đau xương khớp, sưng tay chân…
- Muốn tiêm hoocmôn sinh trưởng 2 bạn
cần đi khám, chụp X quang để kiểm tra
sự phát triển của xương và xét nghiệm
xem mình có thực sự bị thiếu hoocmơn

sinh trưởng. Nếu 2 bạn khơng bị thiếu
hụt hoocmơn sinh trưởng thì cần quan
tâm đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập
thể dục thể thao để có thể phát triển
thêm về chiều cao.

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Hoocmôn sinh trưởng có vai trị kích thích phân chia tế bào và
tăng kích thước của tế bào; kích thích q trình sinh trưởng và phát triển bình
thường của cơ thể. Chỉ tiêm hoocmôn sinh trưởng khi thực sự bị thiếu hụt loại
hoocmôn (qua kết quả xét nghiệm) và không nên tiêm khi đã kết thúc giai đoạn dậy
thì (do các đầu xương đã đóng)
Tình huống 5: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng của
động vật biến nhiệt, bạn Vinh cho rằng: “Không nên nuôi cá rô phi vào mùa đơng
vì vào mùa này cá thường lớn chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết”. Em có
đồng ý với quan điểm của bạn Vinh khơng? Hãy đưa ra lập luận để bảo vệ quan
điểm của mình.
Khi tổ chức dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở ĐV”, mục II.2 Bài 39 “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở ĐV”, GV có
thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tôi ghi lại ở 1 lớp

14


Nhóm đồng tình

Nhóm phản đối

- Cá là động vật biến nhiệt. Vào mùa
đông, nhiệt độ thường thấp → thân

nhiệt giảm → hoạt tính của các enzim
giảm → các q trình chuyển hóa
trong cơ thể giảm → cá thường lớn
chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể
chết.

- Cần tìm hiểu để khắc phục các thay đỏi
bất lợi của môi trường trong mùa đông;
Tham khảo các chuyên gia nuôi trồng
thủy sản về cách thả giống, chăm sóc và
quản lý các yếu tố mơi trường ao ni thì
mùa đơng vẫn có thể ni cá rô phi được.

- Nên nuôi cá mùa đông để đảm bảo cá
- Nếu nuôi cá rô phi vào mùa đông, xét giống, cá thịt qua vụ đông. Để giảm thiểu
về mặt kinh tế người nuôi thủy sản sẽ rủi ro do thời tiết lạnh, người nuôi cá cần
bị lỗ.
nắm vững kỹ thuật ni cá qua đơng.
Các bạn có thể tham khảo bài viết ở link
sau:
/>Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Cá rô phi là động vật biến nhiệt. Đối với động vật biến nhiệt:
Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của ĐV giảm theo.
Khi đó các q trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt
động của ĐV như sinh sản, kiếm ăn cũng bị giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng,
phát triển chậm lại.

Tình huống 6: Huy là học sinh lớp 12, hàng xóm của Huy là Khơi (HS sinh lớp
9). Em Khơi đã vỡ giọng nhưng chiều cao mới chỉ đạt 1,55 m. Với mong muốn
giúp em cải thiện chiều cao, cứ mỗi chiều Huy rủ Khơi đi chơi bóng rổ và khuyên

Khôi nên lưu ý khẩu phần ăn hằng ngày. Khôi nói: “Khó cải thiện lắm anh ơi, bố
mẹ em đều khơng cao nên em cũng chẳng hi vọng gì, chơi thể thao và chuẩn bị
bữa ăn rườm ra chỉ mất thời gian thôi anh ạ” Em ủng hộ hay phản đối quan điểm
của Nam? Tại sao?
Khi dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”, mục III –
bài 39, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tôi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm ủng hộ

Nhóm phản đối

15


- Chiều cao chủ yếu do di truyền (kiểu
gen) quyết định. Dinh dưỡng và luyện
tập chỉ đóng vai trị nhỏ trong sự phát
triển chiều cao của trẻ.

- Theo nhiều nghiên cứu của các nhà
khoa học, chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh
hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền,
dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế
độ vận động, thể dục thể thao quyết định
20%. Còn lại là những yếu tố của môi
trường sống, giấc ngủ…

- Bố mẹ Nam đều không cao nên dù - Bố mẹ Nam đều không cao nhưng nếu
Nam có luyện tập và dinh dưỡng tốt thì Nam đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh
dưỡng, luyện tập thể dục thể thao… thì

sự cải thiện cũng là khơng đáng kể.
Nam hồn tồn có thể cải thiện đáng kể
chiều cao của mình.
Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Sự tăng trưởng chiều cao của người là sự kết hợp của nhiều
yếu tố, trong đó 3 yếu tố đóng vai trị chủ đạo là di truyền, dinh dưỡng và luyện
tập thể dục, thể thao. Khôi là HS lớp 9, có thể đây là giai đoạn vàng của tăng
trưởng chiều cao. Vì vậy, Khơi cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày và
môn thể thao giúp tăng chiều cao (bóng rổ, bơi, xà đơn…) thì có thể sẽ “cải thiện”
chiều cao đáng kể so với bố mẹ.
3.2.3.2. Tình huống để tổ chức hoạt động Luyện tập/Vận dụng/Kiểm tra đánh giá

Các tình huống mà chúng tôi xây dựng trong đề tài này, trong quá trình
dạy học GV có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức hoạt động luyện tâp/vận
dụng/kiểm tra đánh giá.
Tình huống 7: Khi nước lũ tràn về, cây lúa nước sâu có thể ln ngoi lên trên mặt
nước. Tốc độ sinh trưởng của loài cây này đo được đến 25cm/ngày. Giải thích về
sự sinh trưởng chiều cao của lồi cây này, bạn Nhật cho rằng: “Do người trồng lúa
bón nhiều phân và tác động phối hợp của tất cả các loại hoocmôn trong cây giúp
tốc độ sinh trưởng của cây lúa nước sâu đạt 25cm/ngày”. Em có đồng tình với giải
thích của bạn Nhật không? Tại sao?

16


Hình 3. Cây lúa nước sâu ( />language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-Cong-nghe/Su-dung-gen-lua-de-thichung-voi-lu-lut-7380)
Khi dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật”, phần: Luyện
tập/Vận dụng, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tôi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm ủng hộ


Nhóm phản đối

- Bón nhiều phân giúp cây sinh trưởng - Cây lúa nước sâu đạt 25cm/ngày là do
nhanh nên có thể đạt chiều dài tối đa ở hoạt động của mơ phân sinh lóng và mô
từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
phân sinh đỉnh, phân bón chỉ có tác dụng
hỗ trợ.
- Hoocmơn TV có vai trị kích thích sự
sinh trưởng sinh trưởng giãn dài của tế - Cây lúa nước sâu đạt 25cm/ngày là do
bào, kích thích sự sinh trưởng chiều cao sự phối hợp của auxin, gibêrelin,
của cây nên sự phối hợp của tất cả các xitokinin, trong đó gibêrelin đóng vai trị
loại hoocmơn trong cây giúp tốc độ sinh chủ đạo. Axit abxixic, êtylen là các
trưởng của cây lúa nước sâu đạt hoocmôn ức chế nên khơng có tác dụng
25cm/ngày”.
đối với sự tăng chiều dài của loài cây này.

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Sự tăng chiều dài của cây lúa nước sâu đạt 25cm/ngày ngồi
vai trị của phân bón thì tác động chủ yếu thuộc về hoạt động của mơ phân sinh
lóng, mơ phân sinh đỉnh và tác động phối hợp của các hoocmơn kích thích (auxin,
gibêrelin, xitokinin), trong đó gibêrelin đóng vai trị chủ đạo. Axit abxixic, êtylen
là các hoocmơn ức chế nên khơng có tác dụng làm tăng chiều dài của lồi cây này.
Tình huống 8: Vài tháng gần đây, cô con gái hơn 7 tuổi nhà chị Hoa phàn nàn với
mẹ về tình trạng bị đau ở hai bên ngực. Sắp xếp công việc đưa con đi khám tại
Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Hoa bàng hoàng khi các bác sĩ cho biết, bé nhà chị
bị dậy thì sớm. Khi nghe câu chuyện này, bạn Hải cho rằng: “Dậy thì sớm hay
muộn cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ”. Em có đồng tình với ý
kiến của bạn Hải khơng? Vì sao?
Khi dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”, phần: Luyện

tập, vận dụng, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tơi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm đồng tình

Nhóm khơng đồng tình
17


- Dậy thì sớm hay muộn cũng chẳng ảnh - Bình thường trẻ gái bước vào độ tuổi
hưởng gì đến sự phát triển của trẻ.
dậy thì trung bình từ 8 - 13 tuổi và ở trẻ
trai là từ 9 - 14 tuổi. Ở độ tuổi này nồng
- Dậy thì sớm trẻ sẽ sớm ổn đinh về tâm
độ ơstrôgen ở buồng trứng/testostêrơn ở
lí, giúp trẻ tự tin hơn trong các hoạt
tinh hồn tăng mạnh kích thích sự hình
động.
thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ
- Ở giai đoạn dậy thì nồng độ nồng độ cấp. Dậy thì sớm là khi trẻ có các dấu
ơstrơgen ở buồng trứng/testostêrơn ở hiệu phát triển về giới tính trước 8 tuổi
tinh hồn tăng cao giúp tăng nhanh sự đối với nữ và trước 9 tuổi đối với nam.
phát triển xương. Trong tổng thời gian
- Dậy thì sớm ở trẻ có thể gây ra tâm lý
sinh trưởng và phát triển của một con
ngại ngùng, dễ làm trẻ thiếu tự tin ảnh
người, dậy thì sớm trẻ sẽ cao sớm còn
hưởng tới chất lượng học tập của trẻ
dậy thì muộn trẻ sẽ tăng trưởng chiều
cao muộn nhưng tổng sẽ khơng đổi.
- Dậy thì sớm ở trẻ làm các khớp xương

bị đóng sớm hơn bình thường, rút ngắn
- Dậy thì sớm giúp trẻ sớm ổn định về
thời gian sinh trưởng do đó làm ảnh
nhận thức, tránh được tình trạng quan
hưởng tới chiều cao của trẻ khi trưởng
hệ tình dục sớm → tránh có thai ngồi ý
thành.
muốn.
- Dậy thì sớm, trẻ có xu hướng quan hệ
tình dục sớm trước tuổi trưởng thành
gây hậu quả với trẻ gái là có thai ngoài ý
muốn do chưa đủ kiến thức.
Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề
cơ bản, trọng tâm: Bình thường trẻ gái bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 8 13 tuổi và ở trẻ trai là từ 9 - 14 tuổi. Ở độ tuổi này nồng độ ơstrôgen ở buồng
trứng/testostêrơn ở tinh hồn tăng mạnh kích thích sự hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp. Nếu dậy thì (sớm trước 8 tuổi đối với nữ và trước 9 tuổi đối
với nam) sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất (ảnh hưởng đến sự phát triển
chiều cao do các khớp xương bị đóng sớm) và tâm lí.
Tình huống 9: Cơ bé Lee Eun Chae, sinh năm 2011 ở Hàn Quốc nổi tiếng mạng
xã hội với gương mặt xinh xắn, phong cách ăn mặc thời trang sành điệu. Cô bé
được mệnh danh là "cô bé 6 tuổi xinh nhất thế giới" này đã được mẹ rất quan tâm
đến khẩu phần ăn và cho dùng mỹ phẩm, chăm sóc da sớm. Mới đây thơng tin cơ
bé khơng thể phát triển chiều cao dù đang tuổi ăn tuổi lớn đã được cộng đồng
mạng rất quan tâm. Bố mẹ của mẫu nhí này đã đưa con đi kiểm tra. Sau khi thăm
khám, các bác sĩ cho biết tuổi xương của Eun Chae hiện tại đã đạt tới mức 16 tuổi,
phát triển hồn thiện và khó có thể cao thêm, mặc dù bé chỉ mới 9 tuổi. Phỏng
đoán về nguyên nhân của hiện tượng trên, một nhóm HS cho rằng: Có thể do mẫu
nhí này sử dụng mỹ phẩm từ quá sớm trong 1 thời gian dài dẫn đến hiện tượng dậy
thì sớm. Em có đồng tình với ý kiến của nhóm HS trên khơng? Vì sao?
18



Hình 4. Mẫu nhí ở Hàn Quốc Lee Eun Chae, sinh năm 2011
( 520029.html)
Khi dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”, phần: Luyện
tập, vận dụng , GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tôi ghi lại ở 1 lớp

Nhóm đồng tình

Nhóm khơng đồng tình

19


- Mẹ của bé rất quan tâm đến chế độ ăn - Mỹ phẩm không liên quan đến hiện
nên nguyên nhân dậy thì sớm có thể do tượng dậy thì sớm ở trẻ. Mẫu nhí này
bé sử dụng mỹ phẩm từ rất sớm.
dậy thì sớm có thể do ăn các loại thức
ăn nhanh.
- Theo nghiên cứu của tại Đại học
California-Berkeley (Mỹ) cho thấy - Mỹ phẩm là an toàn cho mọi lứa tuổi.
những hóa chất liên quan đến tình trạng Sử dụng mỹ phẩm sớm khơng thể gây
dậy thì sớm gồm phthalate (thường có dậy thì sớm ở trẻ mà giúp trẻ trông xinh
trong nước hoa, xà bông, dầu gội và xắn hơn nhờ đó trẻ tự tin hơn.
chất khử mùi); paraben (chất bảo quản
trong mỹ phẩm) và phenol (có trong mọi
thứ từ son môi đến kem dưỡng da hay
triclosan trong kem đánh răng).
- Bố mẹ không nên cho con làm điệu từ

nhỏ, một hai tuổi đã cho sơn móng tay
móng chân, uốn tóc, dùng mỹ phẩm
make up để tránh hiện tượng dậy thì
sớm gây rối loạn nội tiết tố, nguy hại
sức khỏe về sau.

- Các bà mẹ có thể cho con làm điệu từ
nhỏ như sơn móng tay móng chân, uốn
tóc, dùng mỹ phẩm make up vì mỹ
phẩm là vô hại và trông con xinh xắn
hơn.

Sau khi HS tranh luận GV phân tích, bổ sung và kết luận: Sử dụng mỹ phẩm
khi các bé cịn nhỏ tuổi có thể gây dậy thì sớm do trong nhiều loại mỹ phẩm (thuốc
làm móng tay/chân, son, phấn, thuốc nhuộm tóc… chứa những hóa chất liên quan
đến tình trạng dậy thì sớm.
Tình huống 10: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng của
người, bạn Linh cho rằng: “Vào mùa đơng trẻ em thường lớn chậm và dễ ốm”. Em
có đồng tình với quan điểm của bạn Linh khơng? Làm thế nào để khắc phục tình
trạng trên? Hãy đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.
Khi dạy học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”, phần: Luyện
tập, vận dụng, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là ví dụ kết quả tranh luận được chúng tơi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm đồng tình

Nhóm phản đối

- Người được xếp vào nhóm động vật
hằng nhiệt. Vào mùa đơng, nhiệt độ
thường thấp → cơ thể mất nhiều nhiệt

vào môi trường xung quanh để duy trì
thân nhiệt; các q trình hơ hấp tế bào
tăng lên nên trẻ em dễ bị sút cân và ốm.

- Khắc phục những bất lợi của thời tiết
mùa đông bằng cách mặc đủ ấm, tăng
khẩu phần ăn, ăn thức ăn đủ ấm, tắm
nước ấm và được sưởi ấm sau tắm →
đáp ứng q trình hơ hấp tế bào tăng để
duy trì thân nhiệt và đủ năng lượng cho
các hoạt động của trẻ thì trẻ em vẫn sinh
20


Khơng thể khắc phục được tình trạng trưởng, phát triển bình thường.
trên, mùa đơng chấp nhận trẻ chậm lớn
và dễ ốm; sang mùa xuân, thu, hè trẻ sẽ
tăng cân để bù lại.
Sau khi HS tranh luận GV phân tích, bổ sung và kết luận: Vào mùa đông,
nhiệt độ thường thấp → cơ thể mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh để duy
trì thân nhiệt; các q trình hơ hấp tế bào tăng lên nên trẻ em dễ bị sút cân và ốm.
Khắc phục những bất lợi của thời tiết mùa đông bằng cách mặc đủ ấm, tăng khẩu
phần ăn, ăn thức ăn đủ ấm, tắm nước ấm và được sưởi ấm sau tắm → đáp ứng
q trình hơ hấp tế bào tăng để duy trì thân nhiệt và đủ năng lượng cho các hoạt
động của trẻ thì trẻ em vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường.
Tình huống 11: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng của
động vật hằng nhiệt, bạn Hiển cho rằng: “Không nên ni lợn vào mùa đơng vì
vào mùa này lợn sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết”. Em có đồng
tình với quan điểm của bạn Hiển không? Hãy đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm
của mình.

Sử dụng tình huống này để kiểm tra, đánh giá sau khi dạy xong chủ đề:
“Sinh trưởng và phát triển ở ĐV”, chúng tôi tổng hợp được 2 nhóm ý kiến chủ
yếu như sau:
Nhóm đồng tình

Nhóm phản đối

- Lợn là động vật hằng nhiệt. Vào mùa
đông, nhiệt độ thường thấp → cơ thể
mất nhiều nhiệt vào môi trường xung
quanh để duy trì thân nhiệt; các q
trình hơ hấp tế bào tăng lên nên lợn dễ
bị sút cân, mắc bệnh thậm chí có thể
chết.

- Khắc phục những bất lợi của thời tiết
mùa đông bằng cách đảm bảo chuồng
trại đủ ấm, tăng khẩu phần ăn, ăn thức ăn
đủ ấm, tắm nước ấm và được sưởi ấm
sau tắm → đáp ứng q trình hơ hấp tế
bào tăng để duy trì thân nhiệt và đủ năng
lượng cho các hoạt động của lợn thì lợn
vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường.

- Nếu nuôi lợn vào mùa đông, lợn lớn
chậm, người chăn nuôi sẽ bị lỗ.
- Hồn tồn có thể ni lợn mùa đông để
đảm bảo nguồn giống và thịt qua vụ
đông. Để giảm thiểu rủi ro do thời tiết
lạnh, người nuôi lợn cần nắm vững kỹ

thuật ni lợn qua đơng.
Có thể tham khảo bài viết ở link sau:
/>21


Sau khi phân tích kết quả bài làm của HS, GV chốt vấn đề: Lợn là ĐV hằng
nhiệt. Đối với ĐV hằng nhiệt: Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét). Do
thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên ĐV mất nhiều nhiệt vào môi
trường xung quanh. Để bù lại lượng nhiệt đã mất, cơ chế chống lạnh được tăng
cường, q trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi
hóa nhiều hơn. Nếu khơng được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng
khẩu phần ăn so với ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh,
thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy
đủ, ĐV sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để
chống rét.Vì vậy vẫn có thể ni lợn vào mùa đông nhưng lưu ý tăng khẩu phần ăn
và đảm bảo chuồng trại đủ ấm.
Tình huống 12: Trúc sào (Phyllostacthys pubescens) là một trong những loài thực
vật sinh trưởng nhanh nhất. Thân cây này có thể sinh trưởng hơn 1 m/ngày. Giải
thích về sự tăng chiều dài của lồi cây này một nhóm HS cho rằng: “Sự phối hợp
của tất cả các loại hoocmôn trong cây giúp trúc sào (Phyllostacthys pubescens)
tăng chiều dài hơn 1 m/ngày”. Em có đồng tình với giải thích của nhóm HS trên
khơng? Hãy đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.

Hình 5. Trúc sào – cây trồng mũi nhọn tỉnh Cao Bằng
( />Sử dụng tình huống này để kiểm tra, đánh giá sau khi dạy xong chủ đề:
“Sinh trưởng và phát triển ở TV”, chúng tơi tổng hợp được 2 nhóm ý kiến chủ
yếu như sau:
22



Nhóm ủng hộ

Nhóm phản đối

Hoocmơn thực vật có vai trị kích
thích sự sinh trưởng sinh trưởng giãn dài
của tế bào, kích thích sự sinh trưởng
chiều cao của cây nên sự phối hợp của
tất cả các loại hoocmôn trong cây giúp
trúc sào (Phyllostacthys pubescens)
tăng chiều dài hơn 1 m/ngày”.

Trúc sào tăng chiều dài hơn 1
m/ngày là do sự phối hợp của auxin,
gibêrelin, xitokinin, trong đó gibêrelin
đóng vai trị chủ đạo. Axit abxixic,
êtylen là các hoocmơn ức chế nên khơng
có tác dụng đối với sự tăng chiều dài
của loài cây này.

Sau khi phân tích kết quả bài làm của HS, GV chốt vấn đề: Hoocmơn thực
vật gồm 2 nhóm: hoocmơn kích thích (gồm auxin, gibêrelin, xitokinin) và
hoocmôn (gồm Axit abxixic, êtylen). Sự tăng chiều dài hơn 1m/ngày của Trúc sào
(Phyllostacthys pubescens) là do sự phối hợp của auxin, gibêrelin, xitokinin, trong
đó gibêrelin đóng vai trị chủ đạo.
3.3. VẬN DỤNG TIẾP CẬN TLKH ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG: THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO – SINH HỌC 10

3.3.1. Sự phù hợp của vận dụng tiếp cận TLKH để tổ chức dạy học chương:
Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10

Cấu trúc nội dung chương: Thành phần hóa học của tế bào – Sinh học 10
chứa đựng nhiều nội dung kiến thức liên quan đến các vấn đề trong thực tiễn đời
sống như vai trò của nước, cấu trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu
cấu tạo nên tế bào. Hiểu được chức năng của các chất cấu tạo nên tế bào giúp học
sinh biết vận dụng dinh dưỡng hợp lí trong xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày…
Do đó, GV dễ dàng đưa ra các tình huống có tính chất tranh luận, làm HS hứng
thú, tị mị trong việc tìm ra các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến hay luận điểm
của mình đưa ra khi tranh luận.
3.3.2. Những nội dung có thể vận dụng tiếp cận TLKH chương: Thành phần
hóa học của tế bào – Sinh học 10
Chương Thành phần hóa học của tế bào bên cạnh các khái niệm, cấu
trúc, chức năng của các chất cấu tạo nên tế bào thì trong mỗi bài học đều đề cập
đến ứng dụng của các đơn vị kiến thức vào thực tiễn đời sống. Qua nghiên cứu,
chúng tơi thấy những vấn đề có thể tổ chức dạy học bằng TLKH để phát triển NL
TDPB như sau:

23


Bảng 4. Bảng thống kê đơn vị kiến thức phần sinh học tế bào có thể
tổ chức tranh luận
Đơn vị kiến thức Bài, mục

Vấn đề có thể tranh luận

1. Các nguyên tố
hóa học

Bài 3,
mục I


Bón phân cho cây trồng thế nào là hợp lí?

2. Vai trị của
nước đối với TB

Bài 3,
mục II.2

Uống nước thế nào là hợp lí?

3. Cacbohidrat

Bài 4,
mục I

- Người mắc bệnh tiểu đường có cần phải hạn chế
ăn cơm hay khơng?
- Trẻ em ăn nhiều kẹo có bị suy dinh dưỡng khơng?
- Có phải tất cả các bệnh nhân tiểu đường đều phải
tiêm insulin?

(Đường)

- Trong sữa tươi ngun chất có/khơng có đường?
4. Lipit

Bài 4,
mục II


Dầu thực vật hay mỡ động vật tốt hơn?

5. Prơtêin

Bài 5

Liệu có phải ăn chay tốt cho sức khỏe?

3.3.2.1. Tình huống để tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức mới
Trong quá trình tổ chức dạy học chương: Thành phần hóa học của tế
bào, ), chúng tơi đã thiết kế một số tình huống có thể tranh luận để phát triển NL
TDPB. Khi tổ chức các hoạt động dạy học chương này, tùy từng lớp, từng đối
tượng HS và mục đích dạy học mà GV có sự vận dụng linh hoạt cho phù hợp.
Tình huống 1: Dưới đây là cách ghi nhãn sữa của 2 cơng ty sản xuất sữa.

Sữa bị tươi ngun chất
khơng đường

Sữa tươi ngun chất

Hình 6. Cách ghi nhãn sữa

24


Theo em công ty nào ghi nhãn sữa đúng, công ty nào ghi chưa đúng? Giải thích.
Khi tổ chức dạy học chủ đề: “Thành phần hóa học của tế bào”, mục I –
bài 4: “Cacbohđrat”, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.
Sau đây là 1 ví dụ về kết quả tranh luận được chúng tơi ghi lại ở 1 lớp
Nhóm ủng hộ cơng ty Mộc Châu


Nhóm ủng hộ cơng ty vinamilk

- Trong sữa bị tươi ngun chất khơng - Dựa vào cấu trúc hóa học người ta chia
chứa bất cứ loại đường nào.
đường thành các loại đường đơn gồm
glucôzơ (đường nho), fructôzơ (đường
quả), galactôzơ; đường đơi gồm
saccarơzơ (đường mía), lactơzơ (đường
sữa)
- Sữa tươi có đường là loại sữa tươi
được nhà sản xuất cho thêm đường mía - Trong sữa tươi vốn có đường lactơzơ
(saccarơzơ) vào → công ty sữa Mộc nên cách ghi nhãn của cơng ty sữa
Châu ghi đúng cịn cơng ty sữa vinamilk vinamilk đúng cịn cơng ty Mộc Châu
ghi sai.
ghi sai.
Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả tranh luận và chốt
lại vấn đề cơ bản, trọng tâm: Lactôzơ là 1 loại đường với độ ngọt thấp có trong
sữa tươi (sữa bị, sữa mẹ…) nên các cơng ty sữa ghi nhãn là: “Sữa tươi không
đường” là chưa phù hợp.
Tình huống 3: Sau khi học về: Vai trị của các nguyên tố hóa học đối với tế bào,
bạn Nam cho rằng nếu cây bị vàng lá thì có thể đưa vào gốc hoặc phun lên lá các
loại ion sau: Ca2, Fe3+, Mg2+ để lá cây xanh trở lại. Em có đồng tình với ý kiến của
Nam khơng? Tại sao?

Hình 7. Cây thiếu dinh dưỡng khống (SGK Sinh 11 nâng cao – Tr 21)
Khi tổ chức dạy học chủ đề: “Thành phần hóa học của tế bào”, phần: Vai
trị của các nguyên tố hóa học đối với tế bào, GV có thể tổ chức cho HS tranh
luận về tình huống trên.
25



×