Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giờ học thực hành môn thể dục ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.71 KB, 25 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY THỰC HÀNH MÔN
THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THPT

Môn: THỂ DỤC


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY THỰC HÀNH MƠN
THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THPT

Mơn: THỂ DỤC
Tác giả: TẠ VĂN CƯỜNG – LÊ VĂN MẾN
Tổ : Xã Hội
Trường THPT Bắc Yên Thành - Nghệ An

Yên Thành tháng 3/2021


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng và nhà
nước ta luôn chú trọng tới phát triển nhân tố con người. Nghị quyết Trung Ương
IV khóa VII đã khẳng định: “ xây dựng con người phát triển cao về trí tuệ, cường


tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức là động lực của
sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Để
thực hiện được điều đó một yếu tố khơng thể thiếu chính là cơng tác phát triển sức
khỏe cho con người, đặc biệt là phát triển sức khỏe cho thế hệ trẻ. Sinh thời Bác
Hồ đã từng nói: " Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì
cũng có sức khỏe mới thành cơng và coi luyện tập TDTT là bổn phận của mỗi
người ".
Để phát triển thể chất cho thế hệ trẻ nói chung và phát triển thể chất cho học
sinh THPT nói riêng, một nội dung hết sức quan trọng đó chính là dạy học bộ môn
Thể dục trong các nhà trường. Trong những năm qua việc dạy học bộ môn Thể dục
trong các nhà trường đã luôn được chú trọng, quan tâm, từ đó đã mang lại những
hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng
thời thực Nghị quyết số 29 –NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn
bản toàn diện GD&ĐT, đòi hỏi các nhà sư phạm Thể dục phải tích cực trau dồi
phẩm chất đạo đức, tích lũy chun mơn, nghiệp vụ , có những đổi mới trong dạy
học, kiểm tra, đánh giá để phù hợp với tinh thần đổi mới của ngành và yêu cầu của
xã hội.
Trong chương trình Giáo dục phổ thơng 2018, Thể dục là một môn học hết
sức quan trọng, là môn học bắt buộc nhằm hình thành các phẩm chất chủ yếu và
các năng lực cốt lõi để phát triển toàn diện con người. Là môn học được thực hiện
xuyên suốt trong cả quá trình ở tất cả các bậc học, cấp học. Nó khơng những trang
bị cho người học các kỉ năng về chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và hoạt động
thể dục thể thao để phát triển thể chất cho học sinh, mà cịn là cơ sở để hồn thành
tốt nhiệm vụ các môn học và các hoạt động khác.
Bên cạnh đó, qua thực tế kinh nghiệm nhiều năm cơng tác, tơi nhận thấy trong
GDTC nói chung và trong dạy học bộ mơn Thể dục ở trường THPT nói riêng, việc
đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá chưa được nhiều giáo viên chú trọng. Trong
dạy học , kiểm tra, đánh giá chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, chưa bám sát
tinh thần đổi mới của ngành, nhiều giáo viên cịn ngại, cịn lúng túng trong q
trình đổi mới.

Với mong muốn tạo những nét mới trong công tác giảng day, kiểm tra, đánh
giá, hợp lý hóa các hình thức, các phương pháp, biện pháp phục vụ giảng dạy, kiểm
tra, đánh giá, tôi lựa chọn đề tài: " Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh
1


giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy giờ học thực hành môn Thể dục ở trường THPT ".
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giờ học thực hành
môn Thể dục ở trường THPT
Áp dụng thực nghiệm trên 294 em học sinh lớp 10 (7 lớp)
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy giờ học thực hành môn Thể
dục ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này tôi đặt ra các nhiệm vụ như sau:
- Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới dạy học, kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Nhiệm vụ 2: Xác định các chỉ số biểu thị phương pháp, hình thức, kết quả
dạy học, kiểm tra, đánh giá khi chưa thực hiện đổi mới theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
- Nhiệm vụ 3: Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh và so sánh kết quả
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu lý luận

+ Phương pháp toán học thống kê
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu, ứng dụng ở cấp trường với các đối tượng nêu trên.
4.2. Thời gian ngiên cứu
Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021

2


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI DẠY
HỌC, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH

1. Cơ sở lý luận của đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
1.1. Cơ sở pháp lý của việc đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá
- Luật giáo dục số 43/2019/QH14, Điều 30 quy định: “ Phương pháp giáo dục
phổ thơng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp
với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng
phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập;
phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thơng vào q trình giáo dục ”.
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “ Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện
đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ

năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “ Tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của
người học”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/202013 của Hội nghị TW 8 khóa XI về
đổi mới căn bản tồn diện giáo dục và đào tạo xác định: “ Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phẩm
chất, năng lực người học”; “ Tập trung phát triển trí tuệ, phẩm chất, hình thành
phẩm chất năng lực công dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời”.
- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 9/6/2014 ban hành chương trình hành động
của chính phủ thực hiện Nghi quyết số 29-NQ/TW xác định rõ: “ Đổi mới hình
thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá
năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối
năm học theo mơ hình của các nước có nền giáo dục phát triển”.
3


1.2. Định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra,
đánh giá
1.2.1. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học
* Các định hướng chung, tổng quát:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi phẩm chất linh hoạt độc lập, sáng
tạo của tư duy.

- Có thể lựa chọn một cách linh hoạt phương pháp chung và phương pháp đặc
thù bộ môn. Tuy nhiên sử dụng phương pháp nào thì cũng phải đảo bảo ngun
tắc” Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn
của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với hình thức tổ chức dạy học.
Tùy vào mục tiêu, nội dung, đối tượng mà có hình thức tổ chức thích hợp.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mơn học tổi thiểu đã quy
định. Có thể sử dụng các đồ dùng tự làm nếu thấy cần thiết và phù hợp. Tích cực
ứng dụng cơng nghệ thông tin.
* Các đặc điểm đổi mới phương pháp dạy học:
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học
sinh khám khá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri
thức sẵn có.
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh tri thức phương pháp để họ biết cách đọc
SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách
suy luận để tìm tịi kiến thức mới.
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm:
“ tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều
hơn”.
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình học thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh
giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
* Một số biện pháp đổi mới:
- Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống.
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
- Vận dụng dạy học theo tình huống.
- Vận dụng dạy học định hướng hành động.
4



- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ
trợ dạy học.
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, tự giác.
- Chú trọng phương pháp dạy học đặc thù bộ mơn.
- Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
1.2.2. Những định hướng trong đổi mới kiểm tra, đánh giá
* Các định hướng:
- Chuyển từ đánh giá kết quả học tập cuối năm, khóa học nhằm mục đích xếp
hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá
định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá
trình dạy học.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của
người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức…
sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề thực tiễn, đặc biệt chú
trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.
- Chuyển từ đánh giá một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học
sang đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy
học.
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: Sử dụng
các phần mềm đặc tính đo lường, sử dụng các mơ hình thống kê vào xử lý, phân
tích, lý giải kết quả.
* Các yêu cầu khi đánh giá kết quả học tập môn học:
- Dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học(Theo định hướng tiếp cận
năng lực), hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp, yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến
thức, kỹ năng , thái độ(Theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh cấp học.
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của
giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá
của gia đình, cộng đồng.
- Kết hợp giữa đánh giá trắc nghiệm và tự luận.

- Có cơng cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá tồn diện, cơng bằng, trung
thực, có khả năng phân loại giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy
học
* Các đặc trưng đổi mới đánh giá:
+ Xác định mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực
của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng(năng lực)môn học
ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó cải thiện hoạt động dạy và học.
5


+ Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là
thu thập thông tin, phân tích xử lý thơng tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết
định điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học.
* Đánh giá theo năng lực: Là đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ trong bối
cảnh có ý nghĩa.
* Các yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá
- Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh.
- Đảm bảo tính khách quan.
- Đảm bảo sự cơng bằng.
- Đảm bảo tính tồn diện.
- Đảm bảo tính cơng khai.
- Đảm bảo tính phát triển.
1.3. Định hướng đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá bộ môn Thể dục
1.3.1. Định hướng đổi mới dạy học
- Dạy học Thể dục là dạy học vận động (dạy học động tác) và giáo dục các tố
chất vận động. Có các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở người học kỹ
năng vận động, kỹ năng vận dụng, kỹ năng phức hợp trong vận động…
- Dạy học Thể dục là tổ chức các hoạt động nhằm trang bị kiến thức và hình
thành năng vận động (kỹ năng thực hiện bài tập,, động tác, trị chơi…) thơng qua
dạy học tổ chức các hoạt động, học sinh được hình thành các năng lực như: Năng

lực thể chất, năng lực lựa chọn và sử dụng kỹ năng vận động để tự tập, năng lực xử
lý các tình huống trong vận động, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực thi đấu.
- Các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học Thể dục cũng dựa trên các
phương pháp chung và phương pháp đặc thù của từng nội dung môn học, đó là các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích
cực có thể vận dụng trong Thể dục là: Vấn đáp, đàm thoại, dạy và học phát hiện và
giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác thảo luận theo nhóm, dạy học với lý thuyết tình
huống; dạy học với lý thuyết kiến tạo,…
- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức là phải sử dụng hợp lý các
phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh như
giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học theo dự án…; Chú
trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; Cần đa dạng hóa các hình thức trong và ngồi lớp học, trong và
ngoài nhà trường; cân đối dạy học và giáo dục, giữa hoạt động tập thể, nhóm và cá
nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn; Tăng cường hiệu quả các phương
tiện dạy học.
6


1.3.2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá
* Mục tiêu của đổi mới, kiểm tra, đánh giá theo hướng năng lực: Là quá trình
tìm kiếm minh chứng, chứng cứ về việc học sinh đã thực hiện các sản phẩm đầu ra
tới mức độ thành công như thế nào, thông qua những hành động cụ thể của học
sinh trong một số nhiệm vụ học tập tiêu biểu.
* Năng lực chung cốt lõi và năng lực đặc thù thể hiện trong hoạt động dạy
Thể dục:
- Năng lực chung cốt lõi: Năng lực học tập chung, cơ bản; năng lực tư duy;
năng lực thu thập, xử lý thông tin; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Nhóm năng lực đặc thù: Năng lực vận động, năng lực thể lực, các năng lực

thể thao, năng lực hình thành lối sống mạnh khỏe, năng lực tổ chức hoạt động vận
động, hợp tác, năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hoạt động học tập.
* Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều cơng cụ,
phương pháp và hình thức khác nhau. Hiện nay đánh giá kết quả học tập mơn Thể
dục có 2 loại là Đ(Đạt) và CĐ(chưa đạt) theo thông tư số 26/2020 ngày 26 tháng 8
năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sữa đổi bổ sung một số điều quy chế đánh
giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TTBGD ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng, thái
độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả bài kiểm tra theo hai
mức:
- Đạt yêu cầu(Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng đối với nội dung
trong bài kiểm tra.
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu
chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt u cầu(CĐ): Các trường hợp cịn lại.
* Quy trình soạn đề kiểm tra về kiến thức: gồm các bước
- Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra.
- Bước2. Xác định hình thức kiểm tra.
- Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra.
- Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận.
- Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm.
- Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
7


1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi THPT
* Đặc điểm tâm lý: Lứa tuổi THPT là lứa tuổi thanh niên mới lớn, có những
nét hình dáng như người lớn, thái độ đối với các môn học trở nên có lựa chọn. Ở

các em hình thành được những hứng thú học tập gắn với khuynh hướng nghề
nghiệp. Ở giai đoạn này quá trình hưng phấn chiếm ưu thế nhiều hơn quá trình ức
chế. Các em tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng cũng rất dễ nhàm chán, chóng quên
và dễ bị môi trường tác động vào. Khi thành công thì hay tự kiêu, tự mãn, ngược
lại thì thất bại thì rụt rè, nản chí, tự trách mình. Ngồi ra độ tuổi này cần chú ý tới
mối quan hệ tình cảm, đặc điểm sinh lý của các em nữ do biểu hiện giới tính của
các em đã phát triển.
* Đặc điểm giải phẫu sinh lý: Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang phát
triển mạnh về các cơ quan trong cơ thể, có một số bộ phận đã đạt đến mức người
lớn, cụ thể:
+ Hệ xương: Phát triển một cách nhanh về các chiều và bề dày, đàn tính của
xương giảm do hàm lượng phốt pho và can xi trong xương tăng, làm cho xương
cứng và cốt hóa ở một số bộ phận như xương mặt, xương sống. Có thể xẩy ra vẹo
cột sống nếu như tư thế ngồi sai, hoạt động vận động không đúng.
+ Hệ cơ: Hệ cơ đã rất phát triển, tốc độ phát triển của hệ cơ có phần phát triển
hơn hệ xương, khối lượng cơ tăng nhanh. Cơ chủ yếu phát triển chiều dài nên cơ
dài và nhỏ. Khi hoạt động cơ rất nhanh mệt vì chưa có sự phát triển về bề dày của
cơ. Do vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện giáo viên cần có phương pháp
đúng để phát triển cân đối cơ bắp.
+ Hệ hô hấp: Lứa tuổi này phổi phát triển mạnh nhưng không đồng đều dẫn
đến lồng ngực cịn hẹp, nhịp thở nhanh và chưa có sự ổn định của dung tích sống,
thơng khí phổi, nhu mơ phổi, đó là ngun nhân chính làm cho tần số hơ hấp tăng
cao khi hoạt động vận động dẫn đến hiện tượng mệt mỏi do thiếu ơ xy.
+ Hệ tuần hồn: Phát triển mạnh nhưng vẫn thiếu sự cân đối nên các bộ phận
cơ thể không tránh khỏi sự mất cân bằng. Vì vậy thường mất cân bằng hệ tim
mạch. Dung tích sống tăng gấp đơi nhưng tính đàn hồi tăng gấp rưỡi. Hệ tuần hoàn
tạm thời bị rối loạn gây nên hiện tượng thiếu mãu não do thiếu ô xy. Từ nguyên
nhân đó làm cho huyết áp học sinh tăng cao đột ngột, máu vận chuyển không ổn
định, nên khi hoạt động rất nhanh mệt mỏi và uể oải.
+ Hệ thần kinh: Các hoạt động phân tích , tổng hợp của vỏ não đã tăng lên, tư

duy trìu tượng đã hình thành tốt. Ngồi ra do hoạt động của tuyến giáp, tuyến yên
đã chịu ảnh hưởng của sinh lý hệ nội tiết làm cho hệ thần kinh hưng phấn chiếm ưu
thế dẫn đến quá trình hưng phấn và ức chế không cân bằng, ảnh hưởng dến các
hoạt động TDTT.
* Đặc điểm phát triển khả năng vận động và tố chất thể lực
8


Sự phát triển khả năng vận động và các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ
với với sự phát triển của cơ thể nói chung và của từng cơ quan nói riêng. Bản thân
sự vận động cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển cơ thể.
+ Phát triển bộ máy vận động: Trong quá trình phát triển của cơ thể có sự thay
đỗi mơ sụn bằng mơ xương. Cùng với sự phát triển cơ thể chiều dài, chiều dày và
biến đỗi thành phần hóa hóa học của xương cũng như độ bền của xương tăng lên,
tủy xương trong ống xương cũng phát triển dần theo lứa tuổi. Sự phát triển của cơ
phụ thuộc vào sự phát triển của xương.
+ Sự phát triển các tố chất thể lực: Quá trình hình thành và phát triển các các
tố chất thể lực ln có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành kỹ năng vận động và
mức độ phát triển các cơ quan , hệ cơ quan cơ thể. Sự phát triển tố chất thể lực
không đồng đều, các tố chất thể lực có giai đoạn phát triển nhanh, có giai đoạn
phát triển tương đối chậm
2. Cở sở thực tiễn của việc dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường THPT
Trong những năm qua việc dạy học, kiểm tra, đánh giá môn Thể dục luôn
được chú trọng, đội ngũ các nhà sư phạm Thể dục đã có nhiều cố gắng để tìm ra
phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh
giá phù hợp, song vẫn cịn những hạn chế, đó là:
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học chưa mạng lại hiệu quả cao.
Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo
viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các
phương pháp dạy học cũng như dạy học phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của

học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn
luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh thơng
qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa được quan tâm. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin chưa hiệu quả.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác,
cơng bằng. Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá
qua xếp loại. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên
lớp chưa quan tâm một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định
kỳ, đánh giá thường xuyên chưa thật đồng bộ, hiệu quả.
Thực trạng trên dẫn tới hệ quả không rèn luyện được tính trung thực, nhiều
học sinh cịn thụ động trong học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri
thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn còn hạn chế.
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ BIỂU THỊ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH
THỨC, KẾT QUẢ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KHI CHƯA THỰC
HIỆN ĐỔI MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Chỉ số biểu thị phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
9


Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khi chưa thực hiện đổi mới được
thể hiện minh họa qua giáo án giảng dạy một tiết dạy như sau:
Tiết PPCT: 37 – TD 10
CẦU LÔNG – CHẠY BỀN
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ Biết cách thực hiện tư thế chuẩn bị , cách cầm vợt, cách cầm
cầu
+ Biết tác dụng của TL môn cầu lông

- Kỷ năng:
+ Thực hiện được tư thế chuẩn bị và cách cầm vợt , cách cầm
cầu, các bài tập làm quen với cầu
- Thái độ: Tự giác, tích cực trong tập luyện, biết giúp đỡ người khác
II. Địa điểm – Phương tiện
1. Địa điểm :

Trên sân trường , vệ sinh an toàn sân bại

2. Phương tiện: Vợt cầu lơng 25 bộ
II.Tiến trình lên lớp
Nội dung

Định lượng
TG

I. Phần mở đầu .

8p

1.Nhận lớp :

2p

Phương pháp tổ chức

SL
- Đội hình nhận lớp
x x x x x x x x x x


- Lớp trưởng tập trung và báo cáo
sỉ số cho gv

x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x

- GV nhận lớp và phổ biến nội
dung ,yêu cầu tiết học
2.Khởi động:
- Thực hiện các động tác TD pt
chung

 GV
6p

2lx8
n

- Xoay các khớp và ép dây chằng

2lx8
n

- Chạy bước nhỏ và nâng cao đùi
tại chổ

2 lần

- Đội hình khởi động.
x


x
x

x

x
x

x

x
x

x

x
x

x

x
x

10


 GV
II.Phần cơ bản :


32p

1. Cầu lông:

24p

Học :

* GV tập trung lớp giới thiệu
môn cầu lông và tác dụng của nó

- Giới thiệu nội dung , tác dụng
tập luyện mơn cầu lơng

- GV phân tích tư thế đứng
chuẩn bị , cách cầm vợt , cầm cầu
sau đó cho hs thực hện đồng loạt
cả lớp

- Học cách cầm vợt , cầm cầu và
tư thế đứng chuẩn bị .
- một số trò chơi làm quen với cầu

- Đội hình :

( gv cho hs thành đôi và đánh cầu
tự do qua lại với nhau)

x


x
x

x

x
x

x
x

x

x
x

x

x
x

3p

* Củng cố :

 GV

-. Cách cầm vợt , cầm cầu và tư
thế đứng chuẩn bị .
2. Chạy bền :


5p

- Luyện tập chạy bền trên địa hình
tự nhiên.
500m

III.Phần kết thúc .

- GV gọi hs lên thực hiện KT sau
đó gv sửa sai cho hs
- Đội hình chạy bền quanh SVĐ
trường với địa hình lên xuống
dốc và trèo tường

- Cử ly : Nam 1000m
Nử

x

5p

- GV hướng dẫn và cho hs thả
lỏng tích cực các cơ , khớp và
tồn thân.

2. Nhận xét giờ học

- GV dồn lớp nhận xét , ra bài tập
về nhà và xuống lớp


3 . Ra bài tập về nhà

- Đội hình xuống lớp

1.Thả lỏng

4. Xuống lớp

x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
 GV
11


2.2. Các chỉ số biểu thị kết quả dạy học và kiểm tra, đánh giá
2.2.1. Kết quả đánh giá các giờ dạy
- Để đánh giá kết quả dạy học trước khi thực hiện đổi mới tôi cùng các thành
viên trong tổ chuyên môn đã tiến hành dự giờ 20 tiết, trong đó có 10 tiết ở các lớp
thuộc nhóm đối chứng và 10 tiết ở các lớp thuộc nhóm thực nghiệm. Sau quá trình
dự giờ và đánh giá thu được kết quả như sau:
Các giờ dạy ở các lớp thuộc

Các giờ dạy ở các lớp thuộc

nhóm đối chứng

nhóm thực nghiệm


Tổng số Xếp loại Xếp loại Xếp loại Tổng số Xếp loại Xếp loại Xếp loại
giỏi
khá
trung
giỏi
khá
trung
bình
bình
10

0

2

8

10

0

3

7

- Nhận xét: Kết quả giờ dạy ở các lớp thuộc nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm khơng có sự khác biệt lớn.
2.2.2. Kết quả đánh giá xếp loại học lực của sinh
- Kết quả dựa trên số liệu học tập của các lớp học kỳ I năm học 2020 – 2021
Nhóm đối chứng


Nhóm thực nghiệm

Tổng số
học sinh

Xếp loại đạt Xếp loại
chưa đạt

Tổng số
học sinh

Xếp loại đạt Xếp loại
chưa đạt

294

200

294

202

94

92

- Nhận xét: Kết quả xếp loại học lực ở các lớp thuộc nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm khơng có sự khác biệt lớn.
2.2.3. Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh ( Qua thăm dị ý kiến

của các lớp)
Phương pháp, hình thức dạy học
kiểm tra, đánh giá theo định hướng nội
dung

Phương pháp hình thức dạy học,
kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng
lực

Tổng
số

Rất
thíc
h

Thích

Bình
thườn
g

Khơng
thích

Tổng
số

294


0

20

198

76

294

Rất
thích
0

Thích

Bình
thườn
g

Khơng
thích

0

0

0

12



Nhận xét: Phần lớn học sinh có cảm nhận bình thường về phương pháp, hình
thức dạy học theo định hướng nội dung, chưa rõ về phương pháp, hình thức dạy
học theo định hướng năng lực.
CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM
TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Nội dung đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy
- Việc thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy được
thực hiện theo định hướng: Phải sử dụng hợp lý các phương pháp phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh như giải quyết vấn đề, dạy học
kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học theo dự án…; Chú trọng bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Cần đa
dạng hóa các hình thức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; cân đối
dạy học và giáo dục, giữa hoạt động tập thể, nhóm và cá nhân, giữa dạy học bắt
buộc và dạy học tự chọn; Tăng cường hiệu quả các phương tiện dạy học.
- Việc thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy được
minh họa qua giáo án giảng dạy như sau:
TIẾT PPCT: 37 – TD 10
BÀI: CẦU LƠNG – CHẠY BỀN
Cầu lơng: + Giới thiệu nội dung, tác dụng của tập luyện môn cầu lông.
+ Cách cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị.
+ Một số trò chơi làm quyen với cầu (do giáo viên chọn).
Chạy bền: + Luyện chạy bền trên địa hình tự nhiên.
I. Mục tiêu:
1. Cầu lông:
a) Kiến thức
- Hiểu biết về môn cầu lông, biết thực hiện kỹ thuật cầm vợt, cầm cầu, thực
hiện đúng tư thế chuẩn bị.

b) Kỷ năng
- Thực hiện đúng kỹ thuật cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị, thực được kỹ
thuật tâng cầu.
2. Chạy bền
a) Kiến thức: Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên.
b) Kĩ năng: Thực hiện được đúng yêu cầu kỉ thuật chạy bền trên địa hình tự
nhiên.
13


3. Năng lực cần phát triển
- HS biết cách vệ sinh sân tập để phòng tránh chấn thương trong tập luyện.
- Hình thành và phát triển được các năng lực vận động cơ bản
- Khơi dậy cho HS lòng đam mê và thói quen tập luyện, duy trì tập luyện
thường xuyên.
II. Phương pháp giảng dạy
- GV dùng phương pháp giảng giải, phân tích, đánh giá, đồng loạt, phân nhóm
theo định hướng phát triển năng lực.
III. Địa điểm – Phương tiện
- Địa điểm: Sân vận động Trường THPT Bắc Yên Thành
- Phương tiện: + Chuẩn bị giáo án, còi, tài liệu liên quan, tranh ảnh KT ( nếu
có).
+ Hs chuẩn bị dụng cụ học tập như vợt, cầu lông, làm vệ sinh
sân tập.
IV – Tiến trình lên lớp:

14


NỘI DUNG


Thời
gian

Phương pháp,

Mục tiêu cần đạt

Hình thức tổ chức

I - Hoạt động 1
(Hoạt động mở đầu)

2p

- Đội hình1: nhận lớp

1. Nhận lớp.

x

x

x

x

x

- Ổn định tổ chức.


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


- Kiểm tra tình hinh lớp
học

GV
- Phổ biến nội dung yêu
cầu tiết học.

- HS tập trung
nhanh nhẹn,
nghiêm túc.

- Lớp trưởng tập trung và
báo cáo sỹ số.
- Gv nhận lớp, hỏi thăm
sức khoẻ học sinh, phổ
biến nội dung, nhiệm vụ
tiết học

2. Khởi động.

6p

a) Khởi động chung
- Bài TD tay không 6 động
tác phát triển chung.

- Đội hình: 4 hàng ngang.
Giãn cách cự li 1 sải tay,
đứng so le.

x

x

x x

- Xoay các khớp: cổ tay, cổ
chân, khớp vai, khớp hông,
khớp gối.

x

x
x

x
x

x
x

x
x

x
x

x

x


x

x

x

- Ép giây chằng ngang,
giây chằng dọc.
b) Khởi động chuyên
môn.

2p

- Tại chổ đi bước nhỏ, chạy
nâng cao đùi, chạy gót
chạm mơng.

- Học sinh nhận
thức được tầm
quan trọng của
khởi động.

- GV hướng dẫn HS khởi
động.
- Lớp trưởng điều hành
khởi động chung.
- GV quan sát và sửa sai
( nếu có)


- Làm cho cơ thể
nhanh chóng
chuyển từ trạng
thái tĩnh sang trang
thái động.
- Giúp cho học
sinh nhanh chóng
tiếp thu bài mới

II - Hoạt động 2
- Đội hình : Đội hình giới
thiệu về cầu lơng .

(Hoạt động hình thành kiến
thức
1. Cầu lơng:
+ Giới thiệu nội dung, tác
dụng của tập luyện môn
cầu lông.

2p

x

x
x

x

x

x

x

x
x

x

x
x

x

x
x

-Học sinh nắm bắt
được nguồn gốc ra
đời môn cầu lông
15
- KT: Nắm được
khái niệm KT môn
cầu lông


2. Nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá
Để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh bản thân tôi đã thực hiện như sau:
- Tìm hiểu rõ đối tượng dạy học trước khi lên lớp: Để có thể nắm bắt tình hình

chung của cả lớp, cũng như từng điểm đặc biệt cần lưu ý trong từng lớp. Từ đó xây
dựng giáo án giảng dạy phù hợp cũng như có cách kiểm tra, đánh giá sát với từng
đối tượng.
- Tiến hành khảo sát sơ lược về mức độ, khả năng của các học sinh khi bắt
đầu học tập một chủ đề mới.
- Tìm hiểu rõ học sinh khi bắt đầu bước vào giờ học: Để nắm bắt sát, chính
xác hơn, cụ thể hơn các đối tượng.
- Trong quá trình dạy học phải kết hợp vừa giảng dạy, vừa đánh giá mức độ
tiếp thu, ý thức tham gia, sự cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu của tiết học
trong từng cá nhân. Sau khi kết thúc tiết dạy ghi chép lại đầy đủ sự đánh giá đó(đặc
biệt phải ghi chép lại những vấn đề cơ bản ghi nhận sự cố gắng, sự tiến bộ của
HS).
- Kết thúc dạy học một chủ đề, cơng bố q trình theo dõi, kiểm tra đánh giá
hàng tiết, công bố kết quả kiểm tra, đánh giá cuối chủ đề. Từ đó yêu cầu học sinh
đối chiếu, so sánh với kết quả ban đầu khi khảo sát. Trên cơ sở đó cho học sinh tự
đánh giá mức độ tiến bộ và kết quả đạt được của bản thân. Sau khi học sinh tự
đánh giá giáo viên sẽ kết hợp sự cố gắng, nỗ lực học tập, mức độ tiến bộ so với ban
đầu và kết quả đạt được cuối chủ đề để đánh giá chính xác kết quả học tập của học
sinh.
3. Quá trình thực hiện đổi mới và kết quả đạt được sau khi thực hiện đổi
mới theo định hướng phát triển năng lực
Trong năm học 2020 – 2021, ở học kỳ I tôi đã thực hiện các khảo sát. Ở học
kỳ II, để so sánh trước và sau đổi mới, tôi đã ứng dụng hai phương pháp cho 2
nhóm là nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng áp dụng phương
pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng nội dung. Nhóm thực
nghiệm áp dụng phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực. Việc áp dụng hai phương pháp này được thực hiện trong
thời khóa biểu mơn học Thể dục của nhà trường trong suốt năm học. Qua thực tế
áp dụng thu được các kết quả như sau:
3.3.1. Kết quả đánh giá các giờ dạy

Để đánh giá giờ dạy của hai phương pháp trên, tôi đã mời các thành viên
trong tổ chuyên môn tiến hành dự giờ và đánh giá thực hiện giờ dạy theo 2 giáo án
của hai phương pháp, kết quả thu được như sau:
Các giờ dạy ở các lớp thuộc

Các giờ dạy ở các lớp thuộc
16


nhóm đối chứng
Xếp loại Xếp loại
Tổng số
giỏi
khá
10

1

nhóm thực nghiệm
Xếp loại
Xếp loại
Xếp loại Xếp loại
trung
Tổng số
trung
giỏi
khá
bình
bình


2

7

10

6

3

1

3.3.2. Kết quả đánh giá xếp loại học lực của sinh
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Tổng số
học sinh

Xếp loại đạt Xếp loại
chưa đạt

Tổng số
học sinh

Xếp loại đạt Xếp loại
chưa đạt

294


254

294

292

40

2

3.3.3. Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của HS ( Qua thăm dị ý kiến của
các lớp)
Phương pháp, hình thức dạy học kiểm
tra, đánh giá theo định hướng nội dung
Tổng
số
294

Rất
thích

Thích

0 20

Phương pháp hình thức dạy học, kiểm
tra, đánh giá theo định hướng năng lực

Bình

thườn
g

Khơng Tổng
thích
số

Rất
thích

Thích

Bình
thườn
g

152

122

101

120

73

294

Khơng
thích

0

4. So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đổi mới phương pháp, hình
thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giữa 2
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Qua số liệu khảo sát ban đầu và số liệu thu được sau quá trình áp dụng
phương pháp, hình thức mới, ta thấy đã có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt đó được
thể hiện như sau:
4.1. Kết quả đánh giá giờ dạy
- Kết quả 2 nhóm thể hiện dưới bảng:
Xếp loại

Các giờ dạy ở các lớp thuộc
nhóm đối chứng

Các giờ dạy ở các lớp
thuộc nhóm thực nghiệm

Giỏi

1

6

Khá

2

3
17



Trung bình

7

1

- Sự khác biệt đó được thể hiện qua biểu đồ sau

Số giờ dạy
10

5

Giỏi

Khá

Trung bình

Xếp loại giờ dạy các lớp nhóm đối chứng.
Xếp loại giờ dạy các lớp nhóm thực nghiệm.

4.2. Kết quả đánh giá xếp loại học lực
- Kết quả đánh giá xếp loại học lực được thể hiện dưới bảng sau:
Xếp loại
Đạt

Nhóm đối chứng


Nhóm thực nghiệm

254

292
18


Chưa đạt

40

2

Tổng số

294

294

- Sự khác biệt thể hiện qua biểu đồ sau:
Số lượng
300

150

100
50


Xếp loại

Đạt

Chưa đạt

Xếp loại học lực nhóm đối chứng.
Xếp loại học lực nhóm thực nghiệm.
4.3. Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh
- Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh thể hiện dưới bảng sau:
Mức độ

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Rất thích

0

101

Thích

20

120

Bình thường


152

73
19


Khơng thích

122

0

Tổng

294

294

- Sự khác biệt đó thể hiện qua biểu đồ như sau:
Số lượng
150

100

50

Rất thích

Thích


Bình thường

Khơng thích

Mức độ u thích của nhóm đối chứng.
Mức độ u thích của nhóm thực nghiệm
Như vậy qua phân tích kết quả cho thấy, việc áp dụng đổi mới dạy học, kiểm
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã mang lại sự khác biệt,
tạo nên hiệu quả rõ rệt trong sự tiến bộ các mặt. Từ đó, có thể khẳng định phương
pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh là phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo tinh thần
của Nghị quyết số 29 –NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản
toàn diện GD&ĐT.

20


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Qua việc thực hiện đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh đã tạo nên những khác biệt rõ rệt. Nó giúp giáo viên có thể
tự điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá ngay
trong từng tiết học học, trong từng chủ đề dạy học, trong từng học kỳ, trong từng
năm học. Đồng thời cũng như giúp học sinh nắm bắt được mức độ đạt được và sự
tiến bộ của bản thân trong từng tiết học, trong chủ đề dạy học, trong từng học kỳ và
trong từng năm học. Từ đó đã mang lại hiệu quả rõ nét, thiết thực trong giảng dạy
của giáo viên và trong trong học tập của học sinh. Ngồi ra phương pháp này cịn
hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý giáo dục, chỉ đạo chun mơn cũng như xây
dựng và hồn thành chương trình dạy học.

Qua kết quả trên, có thể khẳng định rằng phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, kiểm tra, đánh theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phù hợp, đảm
bảo tính khoa học, tính thực tiễn của dạy học.
2. KIẾN NGHỊ

Qua thực hiện đề tài và qua kết quả đạt được tơi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với ngành
- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về đổi mới dạy học, kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để giúp đội ngũ các nhà sư
phạm hiểu rõ hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong quá trình thực hiện đổi mới.
- Sở GD&ĐT Nghệ An cần tăng cường hỗ trợ các nhà trường về cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học.
2.2. Đối với nhà trường
- BGH nhà trường cần chú trọng, quan tâm đầu tư về vật chất phục vụ cho
việc đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
- Hệ thống các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phù hợp với đối tượng học sinh và
điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, do đó nhà trường cần có kế hoạch lâu dài đưa
dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học vào trong kế
hoạch dạy học hàng năm của nhà trường.

21


- Nhà trường cần phối hợp với các trường bạn tổ chức các đợt sinh hoạt
chuyên đề về đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá. Tổ chức các tiết dạy theo định
hướng phát triển năng lực để cùng góp ý, xây dựng.

2.3. Đối với tổ chuyên môn

- Cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Thường xuyên
tổ chức các tiết dạy thể nghiệm theo định hướng phát triển năng lực để tiếp tục đúc
rút kinh nghiệm.
Do đề tài trải qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn chưa nhiều, phạm
vi ứng dụng hẹp. Đồng thời với bản thân đang trong quá trình thực hiện đổi mới,
kinh nghiệm cịn có những hạn chế, từ đó đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Do vậy, kính đề nghị các nhà sư phạm Thể dục, bạn bè đồng nghiệp, bạn đọc góp ý
thêm để có thể hồn thiện và đưa đề tài vào vận dụng rộng rãi trong công tác giảng
dạy sau này.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp toán học thống kê - NXB TDTT .
2. Nguyễn Trung Hiếu - Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao - NXB
TDTT .
3. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1994), Sinh lý học TDTT - NXB
TDTT.
4. Dương Nghiệp Chí (1981), Sách giáo khoa điền kinh - NXB TDTT Hà
Nội.
5. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn - Trần Thúc Phong (1993), Lý luận và
phương pháp giáo dục TDTT - NXB TDTT.
6. Cơng trình nghiên cứu khoa học của Nguyễn Kim Minh ( 2-1986).
7. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT,
nhà xuất bản TDTT Hà Nội.
8. Hiến pháp nước CHXHCNVN 2013.
9. Đặng Đức Thao-Phạm Khắc Học- Vũ Đào Hùng – Trần Thị Hằng(1999),
Thể dục và phương pháp dạy học.
10. Vũ Đức Thu – Trương Anh Tuấn (2008), Sách giáo khoa Thể dục 10,

Thể dục 11, Thể dục 12
11. Tài liệu tập huấn dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh (2014).

23


×