Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn đổi mới KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH môn TIN học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.51 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
MÔN TIN HỌC

Người thực hiện:

TRỊNH QUỐC HUYNH

Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC



(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình


 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2014 - 2015


ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH - MÔN TIN HỌC
 Sơ lược lý lịch khoa học:.........................................................................Trang 02
I. Lý do chọn đề tài:....................................................................................Trang 03
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn:......................................................................Trang 04
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp:............................................................Trang 05
1. Mục tiêu, hình thức và thời điểm tiến hành kiểm tra:.......................Trang 05
2. Các căn cứ để tiến hành KTĐG Học sinh:........................................Trang 05
3. Hình thức kiểm tra đánh giá:.............................................................Trang 06
4. Quy trình biên soạn câu hỏi/ bài tập theo năng lực:..........................Trang 07
IV. Một số ví dụ minh hoạ: ..........................................................................Trang 08
5. Ví dụ bài kiểm tra theo hình thức TỰ LUẬN: .................................Trang 14
6. Ví dụ bài kiêm tra theo hình thức TRẮC NGHIỆM kết hợp với hình
thức TỰ LUẬN: ...............................................................................Trang 15
7. Ví dụ bài kiểm tra theo hình thức THỰC HÀNH:...........................Trang 24
V. Hiệu quả của đề tài:...............................................................................Trang 25
VI. Đề xuất khuyến nghị khả năng áp dụng:............................................... Trang 26
VII. Tài liệu tham khảo:................................................................................Trang 27

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 2



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:

TRỊNH QUỐC HUYNH

2. Ngày tháng năm sinh: 09/01/1978
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: 1190/46, Tổ 27, KP.3, P.Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0902.678 689 - (CQ): 061.3882 001
6. Fax: 061.3998877

E-mail:

7. Chức vụ: Tổ Trưởng Chuyên môn
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Tin học; Quản lý mảng CNTT.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Biên Hoà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Kỹ sư Tin học
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Thông tin
III.

KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công nghệ Thông tin
Số năm có kinh nghiệm: 15 năm


- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“DÙNG MỘT SỐ BÀI TOÁN QUẢN LÝ MINH HOẠ CHO PHẦN
HỆ QUẢN TRỊ CSDL MICROSOFT ACCESS TIN HỌC 12”

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 3


GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 4


Tên SKKN: “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH - MÔN TIN HỌC”
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Áp dụng đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá (KTĐG) theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh vào môn Tin học THPT. Hiện nay Tin học đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình trung học phổ thông và trở thành một môn
học quan trọng. Đáp ứng với sự phát triển của xã hội và cùng với cuộc cách mạng
công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề
trong đời sống xã hội con người. Ngày này việc ứng dụng các sản phẩm của CNTT
đang dần dần thay thế những công cụ truyền thống, giảm bới sức lao động, tăng hiệu
quả công việc góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển trên hầu hết các lĩnh vực như
khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, kinh tế, xã hội …


- Cuộc cách mạng CNTT đang mở ra những thay đổi quan trọng trong cách sống
và cả cách suy nghĩ của chúng ta. Các sản phẩm ứng dụng CNTT ngày càng phổ biến
và được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động, chính vì vậy nó kích thích tính tò mò,
ham học hỏi của mọi người và nhất là lứa tuổi học sinh. Do đó việc đưa bộ môn Tin
học vào giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông là việc làm rất cần thiết,
giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản, cũng như những lợi ích của tin học
mang lại để áp dụng vào cuộc sống.

- Trong quá trình giảng dạy bộ môn tin học cấp THPT, tôi nhận thấy đa số học
sinh không hứng thú với môn học. Nội dung chương trình tin học THPT là giới thiệu
cho các em kiến thức cơ bản nhất.

- Tuy nhiên để đánh giá đúng, công bằng và phát huy được tính tự học và sáng
tạo của các em học sinh một cách khách quan. Đồng thời hưởng ứng tích cực việc Đổi
mới dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực của
người học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai.

- Chính từ những lý do đó tôi xin trình bày một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ mang
tên: “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH - MÔN TIN HỌC”
-

Ở đây tôi đưa ra một số ví dụ minh hoạ cho việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh mà tôi đã được tập huấn. Áp dụng vào
các bài kiểm tra 45’ của học sinh THPT mà tôi đang dạy thay cho cách ra đề kiểm tra
thường dùng trước đây, qua đó chúng ta thấy được sự sáng tạo trong cách tư duy và

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong


Page 5


cách học của học sinh. Như vậy học sinh cảm thấy hứng thu hơn với môn học và hiệu
quả học tập được cải thiện rõ rệt.
II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a) Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây, Tin học trở thành môn học chính quy trong chương

trình giáo dục THPT, đội ngũ giáo viên cũng đã đáp ứng đủ về mặt số lượng cũng như chất
lượng, cơ sở vật chất như phòng máy tính thực hành cũng được trang bị đầy đủ. Đối với học
sinh THPT mới đầu học sinh rất hứng thú với môn học vì được tiếp cận và tìm hiểu một lĩnh
vực mà hiện nay nó rất phổ biến và rất cần thiết cho mọi người ở mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội con người.
Vấn đề đặt ra là làm sao để các em học sinh không cảm thấy nhàm chán với môn
học, ngoài ra cũng xoá bỏ quan niệm của đại đa số học sinh thường coi môn tin học là môn
phụ để tập trung vào các môn học khác. Để làm được điều đó cần phải có giải pháp cho vấn
đề này và đây chính là 1 trong các giải pháp nhằm làm thay đổi cách nhìn nhận, tiếp thu của
học sinh cũng như hình thức kiểm tra đánh giá học sinh đối với môn học. Tránh tình trạng
học xong khi ra làm việc gặp những tình huống thực tế thì lại không xử lý được.
b) Thực tiễn:
Qua các năm trực tiếp giảng dạy môn tin học cho học sinh THPT, tôi nhận
thấy đa số các em có quan niệm môn tin học là môn học phụ vì không tổ chức thi kiểm
tra tập trung, không thi cuối kỳ, không thi tốt nghiệp. Chính vì thế đại đa số các em
không chú trọng môn học, nội dung môn học thì đa số chỉ dừng lại ở mức độ biết và
bước đầu thực hiện một số thao tác đơn giản. Nội dung kiến thức khá mới lạ, trừu
tượng, khó tiếp thu dẫn đến các em lơ là với môn học.
Thông qua việc áp dụng đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực của học sinh, cho các em một số ví dụ liên hệ thực tế và gần gũi với các em.
Chính vì thế các em có cái nhìn toàn cảnh hơn về nội dung, chương trình mình đang
học và nó được ứng dụng ra sao trong xã hội thực tế với rất nhiều các sản phẩm được
tạo ra nhờ vào việc ứng dụng các thành tựu của CNTT.

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 6


III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

“ĐỔI MỚI KTĐG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH - MÔN TIN HỌC”
Trong qúa trình giảng dạy môn tin học cấp THPT tôi đã áp dụng hình thức kiểm
tra đánh giá học sinh thông qua các bước như sau:
1.

2.

Mục tiêu, hình thực và thời điểm tiến hành Bài kiểm tra:
a)

Xác định Mục tiêu của Bài kiểm tra:
- Để khảo sát KTKN => Chọn ra cách thức tổ chức dạy học, phương án
dạy phù hợp.
- Để đánh giá KTKN => Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, năng
lực.

- Điều chỉnh quá trình dạy học => Giúp GV điều chỉnh quá trình dạy học
để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, điều chỉnh sai sót, lệnh lạc.

b)

Lựa chọn hình thức của Bài kiểm tra:
- Hình thức tiến hành phụ thuộc vào nội dung KTĐG => Có thể kiểm tra
thực hành, tự luận, trắc nghiệm, hay vận dụng kiến thức vào một tình
huống thực tiễn.
- Có thể dùng hình thức: KTĐG từng cá nhân, theo nhóm, HS tự đánh giá,
HS đánh giá lẫn nhau.

c)

Xác định thời điểm tiến hành làm bài kiểm tra:
- Với mục tiêu là khảo sát: thường là trước khi bắt đầu một giai đoạn học
mới.
- Với mục tiêu là đánh giá, tổng kết: thường là kết thúc một giai đoạn
dạy học.
- Với mục tiêu là điều chỉnh: thường trong quá trình dạy học.
Các căn cứ để tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh:

a) Căn cứ vào Chương trình GDPT môn Tin học và định hướng phát triển
năng lực:
- Căn cứ Chuẩn KTKN.
- Dựa trên KTKN, GV cần xác định những năng lực cần đạt của HS.
- Đảm bảo đúng mức độ yêu cầu trong chuẩn KTKN (biết, hiểu, vận dụng):

Biết: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gọi tên, vẽ ra, mô tả, nên tên, nêu đặc
điểm, nêu ví dụ, xác định, chỉ ra, định nghĩa, cho vài ví dụ,…


Hiểu: Giải thích, minh họa, nhận biết, phán đoán,…

Vận dụng: Xử lý tình huống, phân biệt, chỉ rõ, giải quyết vấn đề, tìm
phương án giải bài toán,…

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 7


b) Căn cứ vào nội dung dạy học:
- “Dạy cái gì thì kiểm tra cái đó” và phải căn cứ vào nội dung SGK và
KTKN.
c) Căn cứ vào điều kiện thực tế:
- Tùy theo điều kiện thực tế mà điều chỉnh độ khó, dễ khác nhau nhưng vẫn
đảm bảo mức KTKN cần đạt được.
3.

Hình thức kiểm tra đánh giá học sinh:
a) KTĐG trong các tiết thực hành:
- Mục đích để nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiết thực hành trên máy của
HS
- GV nên kết hợp giữa theo dõi quá trình thực hành, ý thức học tập và sản
phẩm cuối tiết thực hành để cho điểm HS.
b) KTĐG bằng trắc nghiệm hoặc tự luận:
- Nội dung và trang thiết bị dạy học môn tin học thuận lợi cho việc áp dụng
hình thức trắc nghiệm để phát huy được ưu điểm.
- Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều bài trắc nghiệm, có một số nội
dung thì tự luận vẫn phù hợp hơn.

c) KTĐG bằng hình thức thực hành trên máy:
- Dùng để đánh giá kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác phần mềm.
- Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế gv có thể cho làm bài trên giấy (trừ
những nội dung bắt buộc phải kiểm tra thực hành trên máy).
d) KTĐG theo nhóm:
- HS sẽ được đánh giá về KTKN dựa trên sản phẩm bài làm và đánh giá thái
độ dựa trên sự hợp tác làm việc giữa các thành viên.
- Một số cách cho điểm:
- Cách 1: Chấm điểm trên sản phẩm chung + Phỏng vấn từng thành viên.
- Cách 2: GV chấm sản phẩm và cho sản phẩm đó một lượng điểm nhất định
và yêu cầu nhóm tự chia số điểm đó cho từng thành viên theo mức độ công
sức đã đóng góp.
e) Tổ chức để học sinh tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau:
- Là một cách làm theo phương chấm “học thầy không tày học bạn”
- Cách tổ chức:
- Cách 1: GV cho HS làm bài cá nhân. GV thu bài khi kết thúc. GV phát lại
bài làm của HS kèm theo đáp án để HS kiểm tra chéo nhau. GV yêu cầu
HS trả lại bài làm về đúng bạn có bài đó. GV có thể cho HS trao đổi và
chữa lỗi bài để thống nhất.
- Cách 2: HS làm bài theo nhóm và trình bày sản phẩm trước lớp. Các nhóm
còn lại theo dõi và đưa ra câu hỏi. GV chuẩn bị phiếu chấm để phát cho HS
chấm theo tiêu chí đã có.

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 8


- Chú ý: GV vẫn là người kiểm soát, quản lý việc chấm, là người hoàn thiện
việc sửa chữa lỗi của HS và trọng tài cho cuộc tranh luận.

4.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.

Quy trình biên soạn câu hỏi/ bài tập theo năng lực:
Xác định chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá.
Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Lập bảng mô tả mức độ các yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập
trong chủ đề.
Đề xuất năng lực cần hướng tới.
Xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức yêu cầu.
Xây dựng đề kiểm tra.

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 9


IV.

VÍ DỤ MINH HOẠ QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI KTĐG
THEO NĂNG LỰC:
Với môn Tin học lớp 11 chương trình GDPT:
Ví dụ: Đối với phần Tin học lớp 11
“Bài 9: Cầu trúc rẽ nhánh: (if – then) - SGK Tin học lớp 11”




Bước 1: Xác định chủ đề, nội dung cần đạt:
Căn cứ vào CTGDPT hiện hành môn tin học để xác định: chủ đề, nội
dung dạy học.
Ví dụ, chủ đề là: “Bài 9 – Cấu trúc rẻ nhánh – SGK Tin Học 11”.



Bước 2: Xác định chuẩn kỹ năng - kiến thức, thái độ:

Về kiến thức:
Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán
Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
Hiểu câu lệnh ghép.

Về kỹ năng:
Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của môt số bài toán đơn
giản.
Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng để thể
hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.

Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu cần đạt:
Nội dung
1.Câu lệnh Ifthen (dạng
thiếu)

Loại câu
hỏi/bài
tập

Câu
hỏi/bài
tập định
tính
Bài tập
định
lượng

Nhận biết
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
Học sinh mô tả
cấu trúc, ý
nghĩa lệnh Ifthen.
Câu hỏi
ND1.DT.NB.1
Học sinh chỉ ra
được hoạt động
một lệnh dạng
If-then cụ thể.

Câu hỏi
ND1.DL.NB.1
Bài tập
thực
hành

Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Học sinh chỉ ra
được các thành
phần của một câu
lệnh If-then cụ thể.
Câu hỏi
ND1.DT.TH.1
Học sinh hiểu cơ
chế hoạt động của
câu lệnh rẽ nhánh
dạng If-then để
giải thích được
hoạt động một tập
lệnh cụ thể chứa
If-then.
Câu hỏi
ND1.DL.TH.1
Học sinh sửa lỗi
lệnh rẽ nhánh dạng
If-then
trong
chương trình quen
thuộc có lỗi.

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Vận dụng cao

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)ụạt)

Học sinh viết
được câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen thực hiện
một tình huống
quen thuộc.

Học sinh viết
được câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen thực hiện
một tình huống
mới.

Câu hỏi
ND1.DL.VDT.1
Học sinh vận
dụng câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen kết hợp với
các lệnh khác đã

Câu hỏi
ND1.DL.VDC.1
Học sinh vận
dụng câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen kết hợp với
các lệnh khác đã

Page 10



Câu
hỏi/bài
tập định
tính

Học sinh mô tả
cấu trúc, ý
nghĩa lệnh Ifthen else.

Bài tập
định
lượng

Câu hỏi
ND2.DT.NB.1
Học sinh chỉ ra
được hoạt động
một lệnh dạng
If-then else cụ
thể.

2. Câu lệnh Ifthen-else
(dạng đủ)

Câu hỏi
ND2.DL.NB.1
Bài tập
thực

hành

3. Câu lệnh
ghép

Câu
hỏi/bài
tập định
tính

Học sinh mô tả
cấu trúc, ý
nghĩa câu lệnh
ghép.
Câu hỏi
ND3.DT.NB.1

Câu hỏi
ND1.TH.TH.1
Học sinh chỉ ra
được các thành
phần của một câu
lệnh If-then else cụ
thể.
Câu hỏi
ND2.DT.TH.1
Học sinh hiểu cơ
chế hoạt động của
câu lệnh rẽ nhánh
dạng If-then else

để giải thích được
hoạt động một tập
lệnh cụ thể chứa
If-then else.
Câu hỏi
ND2.DL.TH.1
Học sinh sửa lỗi
lệnh rẽ nhánh dạng
If-then else trong
chương trình quen
thuộc có lỗi.

Câu hỏi
ND2.TH.TH.1
Học sinh chỉ ra
được các thành
phần của một câu
lệnh ghép cụ thể.
Câu hỏi
ND3.DT.TH.1

học để viết được
chương trình hoàn
chỉnh giải quyết
vấn đề trong tình
huống quen thuộc.
Câu hỏi
ND1.TH.VDT.1

học để viết được

chương trình hoàn
chỉnh giải quyết
vấn đề trong tình
huống mới.
Câu hỏi
ND1.TH.VDC.1

Học sinh viết
được câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen else
thực
hiện một tình
huống quen thuộc.

Học sinh viết
được câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen else
thực
hiện một tình
huống mới.

Câu hỏi
ND2.DL.VDT.1
Học sinh vận
dụng câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen else kết hợp
với các lệnh khác
đã học để viết
được chương trình
hoàn chỉnh giải

quyết vấn đề
trong tình huống
quen thuộc.
Câu hỏi
ND2.TH.VDT.1

Câu hỏi
ND2.DL.VDC.1
Học sinh vận
dụng câu lệnh rẽ
nhánh dạng Ifthen else kết hợp
với các lệnh khác
đã học để viết
được
chương
trình hoàn chỉnh
giải quyết vấn đề
trong tình huống
mới.
Câu hỏi
ND2.TH.VDC.1

Bài tập
định
lượng

Bài tập
thực
hành


Học sinh sửa lỗi
câu lệnh ghép
trong chương trình
quen thuộc có lỗi.

Câu hỏi

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Học sinh vận
dụng câu lệnh
ghép kết hợp với
các lệnh khác đã
học để viết được
chương trình hoàn
chỉnh giải quyết
vấn đề trong tình
huống quen thuộc.
Câu hỏi

Page 11


ND3.TH.TH.1

ND3.TH.VDT.1

 Bước 4: Năng lực hướng tới
Giải quyết các vấn đề dựa trên tin học
- Mô hình hóa các bước cơ bản giải quyết bài toán/vấn đề trên máy tính

- Tư duy thuật toán, tự động hóa thông qua tư duy thuật toán.
- Năng lực làm việc nhóm…
 Bước 5: Hệ thống câu hỏi
Câu 1: (ND1.DT.NB.1):
Em hãy lấy một ví dụ về việc sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong giải quyết bài toán?
Câu 2: (ND1.DT.TH.1) :
Cho biết sơ đồ khối sau thực hiện công việc gì?

Câu 3: (ND1.DL.NB.1):
Xét lệnh:
if a>b then writeln(a);
Hỏi nếu a:=7; b:=6; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a) Không đưa ra gì.

c) Đưa ra số 7.

b) Đưa ra số 6.

d) Đưa ra số 67.

Câu 4: (ND1.DL.TH.1):
Xét lệnh
if a>b then a:=b;
if a>c then a:=c;
writeln(a);
GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 12



Hỏi nếu a:=7; b:=6; c:=8; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a) Không đưa ra gì;

c) Đưa ra số 7;

b) Đưa ra số 6;

d) Đưa ra số 8;

Câu 5: (ND1.DL.VDT.1):
Viết câu lệnh đưa ra giá trị nhỏ nhất trong hai số a, b.
Câu 6: (ND1.DL.VDC.1):
Viết đoạn lệnh tìm số nhỏ nhất trong ba số a, b, c.
Câu 7: (ND1.TH.TH.1):
Chương trình dưới đây có một lỗi về mặt cú pháp, hãy sửa lỗi và chạy chương trình với:

1) a:=15; b:=10; c:=0;
2) a:=-3; b:=-5; c:=0;
Cho biết thông tin được ghi ra màn hình cho mỗi trường hợp.
Var a, b: longint;
Begin
Readln(a,b);
If a>b then writeln(‘a lon hon b’);
If a>c then writeln(‘a lon hon c’);
Readln;
End.
Câu 8: (ND1.TH.VDT.1):
Một rạp chiếu phim A chiếu các bộ phim với giá 50000 VNĐ/vé. Nếu người xem
vào thứ 2, 3, 4 thì giảm 20% giá vé, nếu người xem vào thứ 5, 6, 7 thì giảm 10%
giá vé, chủ nhật thì giữ nguyên giá vé. Viết chương trình tính số tiền rạp A thu

được trong mỗi ngày, biết rằng số lượng vé bán trong mỗi ngày và thứ trong tuần
(thứ 2, thứ 3, …chủ nhật) được nhập từ bàn phím.
Câu 9: (ND1.TH.VDC.1):
Viết chương trình giải bài toán nhập vào ba số nguyên a, b, c và tìm số nhỏ nhất
trong ba số a, b, c.
Câu 10: (ND2.DT.NB.1):
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc lệnh nào sau đây là đúng?
A. If <biểu thức logic>; then <câu lệnh 1>; else <câu lệnh 2>;
B. If <biểu thức logic>; then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
C. If <biểu thức logic> then <câu lệnh 1>; else <câu lệnh 2>;
D. If <biểu thức logic> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 13


Câu 11: (ND2.DT.TH.1):
Một người cha nói với người con:”Năm nay nếu con thi đậu đại học thì cha sẽ mua
xe máy cho con, ngược lại thì con phải lau nhà một tháng”.
Sử dụng cấu trúc gì để giải quyết vấn đề?
a) Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

c) Cả a b đều sai.

b) Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

d) Cả a b đều đúng.

Câu 12: (ND2.DL.NB.1):

Xét lệnh
If a > b then a:=a-b else a:=b-a;
Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a ≥ 0;
B. Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a > 0;
C. Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a ≤ 0;
D. Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a < 0.
Câu 13: (ND2.DL.TH.1):
Cho đoạn chương trình sau:
Readln (a, b );
If a mod b = 0 then writeln (a,’ chia het cho ‘, b)
Else writeln (a,’ khong chia het cho ‘, b);
Nhận xét đoạn chương trình trên cho kết quả như thế nào nếu ta cho a= 10, b=2.
Câu 14: (ND2.DL.VDT.1):
Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, viết lệnh kiểm tra một số tự nhiên n là số chẵn
hay số lẻ.
Câu 15: (ND2.DL.VDC.1):
Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, viết lệnh so sánh diện tích hai hình chữ nhật,
hình thứ nhất có 2 cạnh độ dài là a, b, hình thứ hai có 2 cạnh độ dài là c,d.
Câu 16: (ND2.TH.TH.1):
Hãy hoàn thiện chương trình sau:
Program vidu;
Var a, b: real;
Begin
Readln (a, b);
If ... Writeln (‘Thuong cua ‘,a,’ chia cho ‘ ,b, ’ la ’, a/b)
GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 14



... Writeln (‘ Khong chia duoc vi b bang khong’);
Readln
End.
Chạy chương trình với:
1) a=5; b=2;
2) a=0; b=0;
Cho biết thông tin được ghi ra màn hình cho từng trường hợp.
Câu 17: (ND2.TH.VDT.1):
Viết chương trình nhập vào một số tự nhiên n, sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
để kiểm tra một số tự nhiên n là số chẵn hay số lẻ
Câu 18: (ND2.TH.VDC.1):
Viết chương trình nhập vào 4 số tự nhiên a, b, c, d, sử dung cấu trúc rẽ nhánh dạng
đủ để so sánh diện tích hai hình chữ nhật, hình thứ nhất có độ dài hai cạnh là a, b,
hình thứ hai có độ dài hai cạnh là c,d.
Câu 19: (ND3.DT.NB.1):
Trình bày cấu trúc lệnh ghép?
Câu 20: (ND3.DT.TH.1):
Quan sát đoạn lệnh dưới đây và cho biết lệnh ghép đã được viết đúng cấu trúc hay
chưa?
if a>b then
tmp:=a;
a:=b;
b:=tmp;
end;
Câu 21: (ND3.TH.TH.1):
Viết chương trình theo các lệnh dưới đây để nhận được chương trình nhập vào 2
số a, b là hai cạnh của một hình chữ nhật rồi đưa ra chiều dài và chiều rộng của
một hình chữ nhật đó?
var a, b :longint;

BEGIN
readln(a,b);
If a>b Then
Begin
GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 15


writeln(‘chieu dai la’,a);
writeln(‘chieu rong la’,b);
End;
Else
...
END.
Câu 22: (ND3.TH.VDT.1):
Viết chương trình giải phương trình bậc nhất ax + b =0 (a≠0). Với giá trị a,b được
nhập từ bàn phím.
 Bước 6: Xây dựng đề kiểm tra:
 Dựa vào các bước trên ta có thể tiến hành bài kiểm tra theo 2 hình thức sau:

Ví dụ
dụ Bài
Bài kiểm
kiểm tra
tra theo
theo hình
hình thức
thức TỰ
TỰ LUẬN

LUẬN 45
45 phút:
phút:
Câu 1: Viết câu lệnh đưa ra màn hình giá trị nhỏ nhất trong hai số a, b được nhập
vào từ bài phím.
Câu 2: Viết chương trình nhập vào một số tự nhiên n, sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
dạng đủ để kiểm tra một số tự nhiên n là số chẵn hay số lẻ
Câu 3: Viết chương trình theo các lệnh dưới đây để nhận được chương trình nhập
vào 2 số a, b là hai cạnh của một hình chữ nhật rồi đưa ra chiều dài và
chiều rộng của một hình chữ nhật đó?
var a, b :longint;
BEGIN
readln(a,b);
If a>b Then
Begin
writeln(‘chieu dai la’,a);
writeln(‘chieu rong la’,b);
End;
Else
...
END.

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 16



Ví dụ
dụ Bài

Bài kiểm
kiểm tra
tra theo
theo hình
hình thức
thức TRẮC
TRẮC NGHIỆM
NGHIỆM &
& TỰ
TỰ LUẬN
LUẬN 45
45 phút:
phút:
Phân I: Trắc nghiệm:
Cấu 1: Xét lệnh:
if a>b then writeln(a);
Hỏi nếu a:=7; b:=6; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a) Không đưa ra gì.

c) Đưa ra số 7.

b) Đưa ra số 6.

d) Đưa ra số 67.

Câu 2: Xét lệnh
if a>b then a:=b;
if a>c then a:=c;
writeln(a);
Hỏi nếu a:=7; b:=6; c:=8; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?

a) Không đưa ra gì;

c) Đưa ra số 7;

b) Đưa ra số 6;

d) Đưa ra số 8;

Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc lệnh nào sau đây là đúng?
A. If <biểu thức logic>; then <câu lệnh 1>; else <câu lệnh 2>;
B. If <biểu thức logic>; then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
C. If <biểu thức logic> then <câu lệnh 1>; else <câu lệnh 2>;
D. If <biểu thức logic> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
Câu 4: Một người cha nói với người con:”Năm nay nếu con thi đậu đại học thì cha
sẽ mua xe máy cho con, ngược lại thì con phải lau nhà một tháng”.
Sử dụng cấu trúc gì để giải quyết vấn đề?
a) Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

c) Cả a b đều sai.

b) Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

d) Cả a b đều đúng.

Câu 5: Xét lệnh
If a > b then a:=a-b else a:=b-a;
Phát biểu nào dưới đây đúng?
a) Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a ≥ 0;
b) Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a > 0;
c) Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a ≤ 0;

d) Sau khi thực hiện lệnh If-then-else trên thì a < 0.


Phần II: Tự luận:
Câu 1: Viết đoạn lệnh tìm số nhỏ nhất trong ba số a, b, c.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 2: Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, viết lệnh kiểm tra một số tự nhiên n là
số chẵn hay số lẻ.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 18


Ví dụ đối với môn Tin học lớp 12: “Bài 5 – Các thao tác cơ bản trên bảng
– SGK Tin Học 12”.
 Bước 1: Xác định chủ đề, nội dung cần đạt:
- Căn cứ vào CTGDPT hiện hành môn tin học để xác định: chủ đề, nội dung dạy
học.
- Ví dụ, chủ đề là: “Bài 5 – Các thao tác cơ bản trên bảng – SGK Tin Học 12”.
 Bước 2: Xác định chuẩn kỹ năng - kiến thức, thái độ:
- Căn cứ CTGDPT, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định
yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định trong chương trình.

Kiến thức:
- Biết cách cập nhật dữ liệu, thêm bản ghi mới, chỉnh sửa bản ghi, xoá bản ghi
- Biết cách sắp xếp dữ liệu tăng, giảm theo trường (ở chế độ hiển thị dạng bảng)
- Biết cách tìm kiếm các bản ghi theo giá trị của một trường (hoặc một phần của
trường)
- Biết cách lọc dữ liệu để lấy một số bản ghi thoả mãn một số điều kiện (lọc theo
ô dữ liệu đang chọn và lọc theo mẫu)
- Biết cách in dữ liệu từ bảng

Kỹ năng:

- Thực hiện cập nhật dữ liệu ở chế độ hiển thị trang dữ liệu:

Thêm bản ghi mới (Add)

Chỉnh sửa bản ghi hiện thời (Edit)

Xoá bản ghi hiện thời (Delete)
- Thực hiện sắp xếp và lọc:

Sắp xếp ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng nút lệnh sắp xếp
tăng dần hoặc giảm dần trên thanh công cụ dựa trên giá trị của trường được
chọn

Lọc ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng các nút lệnh tương
ứng trên thanh công cụ Table Datasheet để thực hiện lọc theo ô dữ liệu đang
chọn và lọc theo mẫu

Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc học bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Ghi chép bài đầy đủ
- Quan sát các thao tác thực hành của giáo viên

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 19


 Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt:

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong


Page 20


GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 21


 Bước 4: Đề xuất năng lực hướng tới:
- Năng lực làm việc nhóm: giao tiếp, hợp tác hiệu quả để tìm ra giải pháp, đạt
được mục tiêu của bài toán tin học đặt ra.
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra khi giải quyết các bài toán liên
quan đến quản lý cơ sở dữ liệu.
- Làm việc có phương pháp, tự tin, kiên trì trước những vấn đề phức tạp, khó; làm
việc có kế hoạch, khoa học, chính xác, tỉ mỉ.
- Năng lực tự học.
- Sử dụng thành thạo, đúng quy định các thiết bị vào/ra.
- Tìm kiếm, xác định được công nghệ nào là hữu ích và chọn lựa công cụ, công
nghệ thích hợp cho các công việc khác nhau.
 Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi:
Câu 1: ND1.DT.NB.1:
Trong MS Access, bảng Bang_diem dưới đây đang ở chế độ trang dữ liệu (datasheet
view). Phát biểu trên đúng hay sai?
GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 22


Sử dụng cơ sở dữ liệu QLSinhvien.mdb

Câu 2: ND1.TH.VDT.1:
Thêm mới hai sinh viên sau vào bảng SINHVIEN
Mã SV Họ và tên lót Tên
Phái Ngày sinh
SV7
Nguyễn Thị
Lan
Nữ
12/05/1991
SV8
Hoàng Đình
Vinh
Nam 26/07/1991

Học bổng
0
300000

Câu 3: ND1.DT.TH.1:
Một học sinh có tên là Nguyễn Văn Anh đang học ở trường THPT Long Thành
– Huyện Long Thành – Đồng Nai vì gia đình chuyển lên thành phố Biên Hòa – Đồng
Nai để sinh sống nên muốn xin cho con mình vào học ở trường THPT Lê Hồng Phong
– Biên Hòa để tiện đưa đón. Sau khi trường Lê Hồng Phong đã chấp nhận hồ sơ
chuyển trường của học sinh này thì trường sẽ phải thực hiện công việc nào sau đây?
a. Thêm mới một hồ sơ mới nhận về.
b. Sửa một hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
c. Xóa hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
d. Xóa một hồ sơ đã có, rồi thêm mới một hồ sơ.
Câu 4: ND1.DT.TH.1:
Một học sinh có tên là Nguyễn Văn Anh đang học ở trường THPT Long Thành

– Huyện Long Thành – Đồng Nai vì gia đình chuyển lên thành phố Biên Hòa – Đồng
Nai để sinh sống nên muốn xin cho con mình vào học ở trường THPT Lê Hồng Phong
– Biên Hòa để tiện đưa đón. Sau khi nhà trường đã chấp nhận hồ sơ chuyển trường thì
người quản lý dữ liệu trên máy tính bằng phần mêm MS Access sẽ thực hiện thao tác
nào sau đây?
a. Vào Insert/New
c. Vào Insert/New Record
b. Vào Edit/New
d. Vào Edit/New Record
GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 23


Câu 5: ND1.TH.VDC.1:
Một cửa hàng kinh doanh về mặt hàng sách cần tin học hóa quá trình quản lý
của mình, sau quá trình phân tích thực tế thì thiết kế được CSDL có tên là QLNS.mdb
được tổ chức lưu trữ ở ổ đĩa D:\ của máy tính.
Chúng ta hãy quan sát 2 bảng sau của cơ sở dữ liệu ở chế độ design view:

Và chế độ datasheet view:

Ban đầu cửa hàng nhập về quyển sách tin học 10 với số lượng là 100 (quan sát
cách tổ chức lưu trong như trong 2 bảng trên). Sau 1 tuần thì cửa hàng bán hết lượng
sách trên. Để có thể tiếp tục bán sách đó thì cửa hàng phải nhập sách về. Vậy theo em
các thao tác nào sau đây được thực hiện để đáp ứng việc kinh doanh của cửa hàng?
Chọn phương án tốt nhất.
a. Thêm mới quyển sách đó với số lượng nhập về thực tế
b. Xóa thông tin quyển sách đó trong bảng ThongTinSach rồi thêm mới sách đó
với số lượng thực tế trong bảng NhapSach

c. Thêm mới một bản ghi ở bảng NhapSach với mã sách, ngày nhập và số lượng
nhập thực tế
d. Sao chép bảng dữ liệu NhapSach thành bảng NhapSachMoi đồng thời sửa số
lượng để đúng với số lượng sách nhập về
Câu 6: ND2.TH.VDT.1:
Sắp xếp danh sách sinh viên theo chiều giảm dần của học bổng
Câu 7: ND2.TH.VDT.2:
Cho biết danh sách sinh viên có tên lót là “Thị”

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 24


Câu 8: ND2.TH.VDC.2:
Cho biết danh sách sinh viên có giới tính là “Nam” và có học bổng lớn hơn hoặc
bằng 300000.
Câu 9: ND2.DT.NB.1:
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường THPT Long Thành tổ chức lưu trữ
thông tin về kỳ thi trong cơ sở dữ liệu MS Access. Sau kỳ thi, điểm số của thí sinh
được cập nhật trong bảng Điểm_Thi với các cột: Số_BD, Môn_1, Môn_2, Môn_3,
ĐiểmKK, Tổng_Điểm. Để xác định điểm chuẩn vào lớp 10 cần sắp xếp bảng
Điểm_Thi như thế nào?
a. Sắp tăng dần theo Số_BD.
c. Sắp tăng dần theo Tổng_Điểm.
b. Sắp giảm dần theo Số_BD.
d. Sắp giảm dần theo Tổng_Điểm.
Câu 10: ND2.DT.NB.2:
Nút lệnh nào sau đây dùng để lọc dữ liệu theo ô đang chọn?
a.


c.

b.
d.
Câu 11: ND2.TH.VDC.1:
Trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS có bảng Học_Sinh có các cột: STT, Họ_Tên,
Đoàn_Viên, … Em hãy thực hiện thao tác lọc ra những học sinh họ “Nguyễn” và là
đoàn viên.
Câu 12: ND3.TH.VDT.1:
Tìm những sinh viên có họ là “Nguyễn”.
Câu 13: ND3.TH.VDT.2:
Tìm những sinh viên có giới tính là “Nam” và có học bổng lớn hơn hoặc bằng
300000.
Câu 14: ND4.TH.VDT.1:
Em hãy tiến hành in bảng Học_Sinh trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS trên khổ
giấy A4.

GV: Trịnh Quốc Huynh – THPT Lê Hồng Phong

Page 25


×