Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đối sánh “con đường nông nghiệp kiểu mỹ” và “con đường nông nghiệp kiểu phổ” thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:
ĐỐI SÁNH “CON ĐƯỜNG NÔNG NGHIỆP KIỂU MỸ”
VÀ “CON ĐƯỜNG NÔNG NGHIỆP KIỂU PHỔ”
THỜI CẬN ĐẠI

SVTH: Trần Thị Phúc
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Dương Thị Tuyết
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................4
4.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................5
5.1. Nguồn tư liệu ...................................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài............................................................................................5


7. Bố cục của đề tài ................................................................................................6
B. NỘI DUNG .......................................................................................................7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA “CON ĐƯỜNG NÔNG NGHIỆP KIỂU MỸ” VÀ “CON ĐƯỜNG
NÔNG NGHIỆP KIỂU PHỔ” THỜI CẬN ĐẠI .............................................. 7
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ........................................................................... 7
1.1.1. Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ ................................................................7
1.1.2. Con đường nông nghiệp kiểu Phổ ................................................................8
1.2. Q trình hình thành, phát triển của “Con đường nơng nghiệp kiểu Mỹ” .....9
1.2.1. Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII .........................................10
1.2.2. Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX ......................................13
1.1.3. Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX...........................................19
1.3. Quá trình hình thành, phát triển của “Con đường nơng nghiệp kiểu Phổ” ..23
1.3.1. Giai đoạn đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XIX ..........................................23
1.3.2. Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX............................................26


CHƯƠNG 2. SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA “CON ĐƯỜNG
NÔNG NGHIỆP KIỂU MỸ” VÀ “CON ĐƯỜNG NÔNG NGHIỆP KIỂU
PHỔ” THỜI CẬN ĐẠI ......................................................................................32
2.1. Sự tương đồng giữa “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường
nông nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại .....................................................................32
2.1.1. Nguồn nhân công .......................................................................................32
2.1.2. Kỹ thuật canh tác ........................................................................................35
2.1.3. Sản phẩm ....................................................................................................37
2.2. Sự khác biệt giữa “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông
nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại ..............................................................................41
2.2.1. Tiền đề ........................................................................................................41
2.2.1.1. Kinh tế .....................................................................................................41
2.2.1.2. Chính trị - xã hội .....................................................................................44

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng...............................................................................45
2.2.3. Mơ hình sản xuất ........................................................................................51
2.2.4. Sở hữu ruộng đất ........................................................................................55
2.3. Một số nhận xét, đánh giá .............................................................................58
2.3.1. Tác động và ảnh hưởng đối với tình hình trong nước................................58
2.3.2. Tác động và ảnh hưởng đối với thế giới ....................................................62
C. KẾT LUẬN ....................................................................................................65
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................67
E. PHỤ LỤC .......................................................................................................70


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào thế kỷ XVI, với sự thắng lợi của cách mạng tư sản Nêđéclan, nhân
loại đã bước sang một thời kì mới: Thời Cận Đại. Thời kì này, chế độ phong kiến
bảo thủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người dần dần bị đánh đổ
bởi chế độ tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, phù hợp với quy luật đi lên từ thấp đến
cao của lịch sử, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu nảy sinh và được
xác lập trên phạm vi toàn thế giới.
Dựa vào yếu tố điển hình của một số nước trong quá trình hình thành Chủ
Nghĩa Tư Bản, Lênin đã chỉ ra 5 con đường làm nảy sinh Chủ Nghĩa Tư Bản
thời cận đại đó là: Con đường cổ điển (gồm các nước Anh, Hà Lan), con đường
kiểu Mỹ (gồm Mỹ, Canada, Úc), con đường thuộc địa (gồm Ấn Độ, Trung
Quốc), con đường kiểu Phổ (gồm Đức, Ba Lan, Hunggary, Nga, Nhật Bản,
Bungari), con đường cách mạng Pháp.
Các con đường này được thể hiện trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp đặc biệt nông nghiệp là lĩnh vực thể hiện rõ nét. Nền
nông nghiệp của các nước – một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh
tế, cũng vận hành theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, tùy theo đặc thù về điều
kiện tự nhiên, dân cư, văn hóa, lịch sử...của mỗi quốc gia mà sự hình thành và

phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp mang nhiều màu sắc phong phú,
đa dạng.
Trong đó, “Con đường nơng nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông
nghiệp kiểu Phổ” là 2 trong 5 con đường hình thành tư bản chủ nghĩa trên thế
giới, mang những sắc thái riêng, không chỉ tác động sâu sắc đến nền kinh tế của
hai nước mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khu vực và thế giới.
“Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” thời cận đại là con đường tiên tiến
nhất, được hình thành từ thế kỷ XVII khi những người châu Âu di cư khẩn
hoang đến vùng đất “Tân lục địa” đã thành lập các trang trại nông nghiệp, trải

1


qua thời kì 13 bang thuộc địa của thực dân Anh, đến thời kì giành độc lập, thành
lập liên bang Hoa Kỳ các trang trại nông nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật trở
thành đặc trưng tiêu biểu của nền kinh tế Mỹ. Con đường phát triển nông nghiệp
Mỹ theo hướng tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đưa
nước Mỹ trở thành siêu cường kinh tế về công nghiệp và nông nghiệp.
Mặc dù hình thành muộn hơn (mãi đến thế kỷ XIX), nhưng “Con đường
nông nghiệp kiểu Phổ” với đặc điểm kinh tế hàng hóa đại địa chủ Junker, sử
dụng lao động làm th cũng góp phần phát triển nơng nghiệp, làm nền tảng cho
cơng nghiệp, tạo diều kiện cho q trình thống nhất nước Đức, đưa Đức vươn
lên vị trí mới trên trường thế giới.
Cả hai con đường này, có những đểm tương đồng và khác biệt về nhiều
mặt như: mơ hình sản xuất, phương thức sản xuất, cơ sở hình thành, nhân tố ảnh
hưởng...chính những điểm tương đồng và khác biệt tạo nên sự mn mùa mn
vẻ trong con đường hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản, được nhiều quốc
gia, khu vực đã lựa chọn và áp dụng, ảnh hưởng của nó khơng những ở thời cận
đại mà cịn kéo dài đến thời kì hiện nay.
Việc làm rõ vấn đề: Đối sánh “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và

“Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” là điều hết sức cần thiết, một mặt làm rõ
những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai con đường qua đó thấy được mặt tiến
bộ, hạn chế cũng như tác động và ảnh hưởng của mỗi con đường trong lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội.
Đối với các quốc gia phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng,
nơng nghiệp giữ một vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế, Việt Nam cần
học hỏi những kinh nghiệm gì trong sản xuất nơng nghiệp? Vì sao ở nước Mỹ số
lượng lao động trong nghành nông nghiệp rất thấp nhưng Mỹ luôn là nước xếp
hạng top 3 nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới? Mặt khác, thơng qua đề
tài cịn giúp tơi lĩnh hội thêm nhiều kiến thức về lịch sử thế giới cận đại, phục vụ
cho công tác giảng dạy sau này và đây sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên
chuyên ngành Lịch sử.

2


Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tơi chọn đề tài: Đối sánh
“Con đường nơng nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ”
thời cận đại làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu riêng lẻ, khái quát “Con đường nông
nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đề cập đến:
Trong khóa luận tốt nghiệp: “Con đường kiểu Mỹ” trong nông nghiệp Mỹ
thời cận đại ( Từ thế kỷ XVII – 1918)” của Phạm Thị Thủy (2009), Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã đề cập khá nhiều, chi tiết đến con đường con đường
nơng nghiệp kiểu Mỹ về khái niệm, cơ sở hình thành, đặc trưng..
Trong khóa luận tốt nghiệp: “Con đường kiểu Phổ” trong nông nghiệp
Đức thời cận đại ( Từ thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX)” của Phan Thị Tuyết (2010),
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã đề cập khá nhiều, chi tiết đến con

đường con đường nông nghiệp kiểu Phổ về khái niệm, nhân tố ảnh hưởng...
Trong cuốn Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô), cuả tác giả
F.Ia.Polianxki, Tập 2 và 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã đề cập khá nhiều
đến chủ nghĩa tư bản Mỹ và Phổ trong nông nghiệp, về khái niệm, đặc trưng của
sự phát triển“Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp
kiểu Phổ” thời cận đại.
Trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn
Hồng, Nhà xuất bản Giáo Dục đã trình bày khái qt về cơng cuộc di thực bành
trướng đất đai, sự phát triển kinh tế nông nghiệp Mỹ từ sau cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc đến cuộc nội chiến bên cạnh đó cuốn sách cũng đề cập đến tình
hình nơng nghiệp của nước Đức, vương quốc Prussia (vương quốc Phổ) từ thế kỷ
XVII – XIX.
Ngoài ra, cịn có một số tác phẩm, bài báo, tạp chí, trang web viết về địa
lí, dân cư, văn hóa, kinh tế...của nước Mỹ và nước Đức như: Tác phẩm: Kinh tế
Mĩ vấn đề và triển vọng của tác giả Nguyễn Thiết Sơn, Nhà xuất bản Khoa học

3


xã hội nhân văn; Một số vấn đề về địa lý dân cư trên thế giới của tác giả Hoàng
văn Hiền, Nhà xuất bản Giáo dục; Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 3, năm 2007
của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương có bài: “Thịnh vượng kinh tế Mỹ và đặc
diểm văn hóa Mỹ”; Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Đào Huy Ngọc, Nguyên Thái
Yên Hương, Bùi Thanh Sơn (1994), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt giữa hai
con đường trong thời cận đại thì rất ít, chỉ dừng lại ở mức độ nhất định và chưa
có đề tài nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và có hệ thống. Tập hợp các tài
liệu trên và các tài liệu có liên quan bản thân tơi mong muốn làm rõ những điểm
tương đồng và dị biệt giữa “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường
nông nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là q trình hình thành và phát triển của “Con
đường nơng nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” . Đặc
biệt là tập trung đối sánh những điểm tương đông và dị biệt giữa “Con đường
nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” ở Hoa kỳ và
“Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” ở nước Đức.
- Về mặt thời gian: Thời cận đại (1566 – 1918).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề: Đối sánh “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con
đường nông nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại, nhằm thực hiện mục đích:
Làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai con đường qua đó thấy
được mặt tiến bộ, hạn chế cũng như tác động và ảnh hưởng của mỗi con đường
trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ đối với hai nước Mỹ và Đức
mà cịn đối với khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

4


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của “Con đường nông
nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ”.
- Vạch ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa “Con đường nông
nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về mặt tiến bộ, hạn chế cũng như tác
động và ảnh hưởng của “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường
nơng nghiệp kiểu Phổ” trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ đối với

hai nước Mỹ và Đức mà cịn đối với khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này tôi sưu tầm các nguồn tư liệu trong các sách
chuyên khảo, các giáo trình, các khóa luận, các tạp chí ở phòng học liệu Khoa
Lịch Sử, Thư viện trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Thư viện Tổng
Hợp Đà Nẵng, phòng tư liệu Khoa Lịch sử – Trường Đại học Sư Phạm Huế,
Thư viện Tổng Hợp Huế, Đại học Khoa Học Huế...sử dụng các bài viết trên báo
và Internet..
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: phương pháp lịch sử, phương pháp loogic.
- Phương pháp cụ thể: tiến hành chon lọc, sắp xếp tư liệu và sau đó bằng
các thao tác so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích các tài liệu khác nhau để
phục vụ mục đích nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài: “Đối sánh con đường nông nghiệp kiểu Mỹ và con
đường nông nghiệp kiểu Phổ thời cận đại” một mặt làm rõ những điểm tương
đồng và dị biệt giữa hai con đường qua đó thấy được mặt tiến bộ, hạn chế cũng
như tác động và ảnh hưởng của mỗi con đường trong lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội khơng chỉ đối với hai nước Mỹ và Đức mà còn đối với khu vực nói riêng

5


và thế giới nói chung. Mặt khác, khi đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo
cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài này ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, phần tài liệu
tham khảo, phần nội dung gồm có hai chương:
Chương 1: Khái quát quá trình hình thành, phát triển của “Con đường

nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại.
Chương 2: Sự tương đồng và khác biệt giữa “Con đường nông nghiệp
kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” thời cận đại.

6


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN CỦA “CON ĐƯỜNG NÔNG NGHIỆP KIỂU MỸ”
VÀ “CON ĐƯỜNG NÔNG NGHIỆP KIỂU PHỔ” THỜI CẬN ĐẠI

1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
1.1.1. Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ
Sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong nền nông nghiệp nước Mỹ phản ánh
sự ra đời của một phương thức sản xuất mới trong lịch sử Hợp chủng quốc Hoa
Kì và nó mang những nét đặc trưng riêng. Lênin đã vạch ra đặc trưng này bằng
cách nêu lên “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” hay con đường trang trại.
Theo Lenin: “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ là con đưởng tiên tiến
nhất, tạo ra những trang trại giàu có và tách giai cấp tư sản nơng nghiệp ra trên
cơ sở phân hóa kinh tế của giai cấp nơng dân .Con đường đó nảy sinh từ giai
đoạn tiền tư bản và bắt rễ vững vàng sau cách mạng” [32; tr. 455] . Lênin nêu
lên khái niệm một cách cơ động bao hàm trong đó đặc trưng tiêu biểu của con
đường kiểu Mỹ đó là việc hình thành các trang trại, và điều kiện cần thiết là sự
phân hóa giai cấp nơng dân .
Như vậy, chính sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã làm cho giai cấp
nơng dân phân hóa và xuất hiện tư bản chủ nghĩa. Ở nước Mỹ, ngay từ đầu,
trong những người tiểu nơng đã có sự khác nhau về mặt tài sản. Hơn nữa cịn
một số nơng dân thơng qua việc đầu cơ ruộng đất, tích lũy được một số tiền của.

Những người nơng dân giàu có này đã dựa vào sức bóc lột đơng đảo của những
người bần nơng nên trở thành giàu có thêm. Sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa đã tạo cho họ rất nhiều cơ hội tiến hành việc bóc lột nói trên. Do vậy, có
nhiều nơng dân giàu có đã đem tiền của tích lũy được chuyển hóa thành tư bản,
rồi th mướn nhân công, mở rộng việc kinh doanh, và qua đó họ đã trở thành
những nhà tư bản nơng nghiệp. Nhưng một mặt khác, đông dảo người nông dân

7


nghèo chịu sự bóc lột cũng như sự chèn ép của những người nơng dân giàu, đã
lâm vịa cảnh phá sản. Nhiều người trong số họ bắt buộc phải đi làm thuê cho
người khác và trở thành công nhân nông nghiệp. Qua đó ta thấy sự phát triển cúa
chủ nghĩa tư bản trong nơng nghiệp khơng thể tách rời tình hình đơng đảo, người
lao động gặp phải bao nhiêu tai họa. Con đường phát triển như trên chứa đựng cả
yếu tố tích cực và cả tiêu cực.
Có thể thấy: Con đường trang trại là hình thức sản xuất chủ yếu trong
nơng nghiệp Mỹ, có mục đích là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền
sở hữu và sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy
mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đử lớn với cách thức tổ chức
quản lí tiến bộ, trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tựu chủ và luôn gắn với thị
trường.
1.1.2. Con đường nông nghiệp kiểu Phổ
Ở Phổ, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nền nông nghiệp đã đưa
đến sự ra đời của một phương thức sản xuất mới. Nhiều quý tộc địa chủ chuyển
sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, dùng máy móc, thuê mướn lao động ,
đẩy mạnh khai khẩn... Các quý tộc địa chủ đã có xay bằng hơi nước, máy rượu.
Một vài địa chủ còn làm chủ các lò luyện kim. Phương thức kinh doanh mới tạo
nên tầng lớp tư sản quý tộc mới gọi là Junker. Vậy con đường nông nghiệp kiểu
Phổ theo Lênin: “Là dạng tiến hóa nơng nghiệp kiểu Junker chủ nghĩa tư bản

trong nơng nghiệp phần lớn phát triển trên cơ sở các điền trang quý tộc bảo
tồn tàn dư của chế độ nơng nơ, của tình trạng thiếu đất của nông dân và của chế
độ lĩnh canh nô dịch. Cho nên, chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp phát triển
rất chậm chạp và trong những điều kiên rất khổ cực cho quần chúng nơng dân”
[31; tr.21].
Tính chất tiến bộ của cuộc cải cách ruộng đất vào nửa đầu thế kỉ XIX là
hồn tồn rõ ràng. Tuy nhiên, nó vẫn giữ lại tàn dư của chế độ phong kiến trong
một thời gian dài. Những tàn dư này không phải chỉ bao gồm những nghĩa vụ
phong kiến mà nông dân phải chịu, mà nó cịn bao gồm sự nơ dịch về tài chính.

8


Tàn dư của chế độ phong kiến ở Phổ là chế độ chiếm hữu ruộng đất của tầng lớp
Junker. Nó là cơ sở của sự lệ thuộc ruộng đất, của hình thức bốc lột nửa phong
kiến. Nơng dân khơng có ruộng đất ở Đông Phổ dã phải lĩnh canh ruộng đất của
địa chủ và rơi vào vòng của lệ thuộc. Một đặc sắc trong nơng nghiệp Phổ là mơ
hình sản xuất điền trang, trong đó sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu thị trường
nhưng yếu tố phong kiến tồn tại trên cả kinh tế - chính trị - văn hóa.
Do đó, Lenin cũng chỉ ra rằng: “Con đường nơng nghiệp kiểu Phổ là con
đường mà khi đưa nông nghiệp đi theo chủ nghĩa tư bản thì vẫn duy trì tàn tích
của chế độ bóc lột phong kiến” [27; tr.359].
1.2. Q trình hình thành, phát triển của “Con đường nơng nghiệp kiểu Mỹ”
Ở Bắc Mỹ, trước khi quá trình xâm lược thực dân tàn bạo bắt đầu, căn cứ
vào kết quả nghiên cứu của các nhà nhân chủng học, khảo cổ học, văn hóa
học...chủ nhân đầu tiên của Bắc Mỹ là những người da đỏ hay còn gọi là Anh
điêng có nguồn gốc từ Châu Á di cư sang khoản 25000 năm trước. Họ vượt qua
eo biển Berinh và Alatka, rồi từ đó tràn vào Bắc Mỹ. Những bộ lạc người da đỏ
sống trên những vùng đất phì nhiêu, họ trải qua các thời kì phát triển với những
trình độ khác nhau. Moocgan đã nhận định: “Tộc Iroqua, Angonkin..ở miền đơng

sơng Mitxuri đang trong giai đoan thấp của thời kì dã man. Nhưng nói chung họ
cịn sống trong giai đoạn bộ lạc, sở hữu đât đai chung” [27; tr.41]. Việc bầu cử
bầu cử dân chủ công bằng đã tuyển lựa thủ lĩnh có tài, có khả năng đồn kết bộ
lạc, chống những kẻ cướp bóc. Họ làm nghề trồng tỉa, hái lượm, đánh cá, săn
bắt, thích nghi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Cứ như vậy cho đến thế
kỉ XVI, cư dân Bắc Mỹ đang ở trong tình trạng ngun thủy thì các cuộc phát
kiến địa lí của những nhà thám hiểm đã tìm ra mảnh đất này, cũng từ đây, những
luồng di cư ồ ạt của người châu Âu sang Bắc Mỹ trong suốt 3 thế kỉ (thế kỉ XVI
– XVIII). Đầu tiên là người Tây Ban Nha đến vùng Trung và Nam Mĩ, sau đó
các nước Hà Lan, Thụy Điển, Pháp...di dân người Anh đặt chân lên đất Bắc Mĩ
vào những thập niên đầu thế kỉ XVII. Người Anh sang Bắc Mĩ thường do các
nguyên nhân sau đây: Việc rào đất nuôi cừu ở nước Anh đã làm cho đông đảo

9


nơng dân khơng có nơi nương thân, phải rời bỏ quê hương đi tìm kiếm việc làm,
vượt biển sang miền đất hứa; để trốn chạy vì biến động chính trị thời cách mạng;
để tránh xung đột tôn giáo giữa người theo Thanh Giáo với Giáo hội Anh; sau đó
khả năng làm giàu do khai phá đồn điền và phát triển thương mại càng thu hút
nhiều người sang Bắc Mĩ.
Người châu Âu khi đến đây, họ mang theo phương thức sản xuất mới đã
làm xuất hiện yếu tố mới trong nền kinh tế, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp mà
biểu hiện rõ nét của nó là sự hình thành những trang trại đầu tiên, mở đầu cho
quá trình hình thành “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ”.
Từ thế kỉ XVI – XVII, Bắc Mỹ nằm trong sự giành dật của các nước thực
dân như: Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển..cuối cùng với những lợi thế
về kinh tế, xã hội Anh đã gạt bỏ các nước độc chiếm Bắc Mỹ, biến nơi này thành
thuộc địa của Anh, đó là thời điểm mà Bắc Mỹ bước vào thời cận đại.
Như vậy, nước Mỹ không trải qua chế độ phong kiến nên hầu như khơng

có nền kinh tế tiểu nơng tự cấp, tự túc mà bước vào chế độ tư bản chủ nghĩa
trong ách thống trị của thực dân đối với nước thuộc địa. Đây là một trong những
nhân tố tạo nên sự khác biệt trong con đường nông nghiệp kiểu Mỹ và con
đường nông nghiệp kiểu Phổ sau này.
1.2.1. Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII
Trong thế kỉ XVII, khi những người dân châu Âu di cư đến Bắc Mỹ, một
số làm công việc buôn bán, nhưng số đông đi vào sản xuất nông nghiệp trến các
vùng đất đai màu mỡ chưa được khai phá. Các trang trại nông nghiệp của người
châu Âu xuất hiện đầu tiên ở vùng biển phía Đơng nước Mỹ, sau đó tiến sâu vào
nội địa, xuống phía Nam và sang phía Tây. Những người dân châu Âu khi đến
định cư ở Mỹ mang theo gia đình, khai phá đất hoang thành đất canh tác. Họ sử
dụng các giống cây trồng như: lúa mì, lúa mạch, các giống rau, các giống cây ăn
quả như táo, nho...các giống gia súc như ngựa, bò làm sức kéo, cừu, gia
cầm..Công cụ sản xuất (cày, bừa, súc vật kéo, xe bị..), và kỹ thuật sản xuất
(cơng cụ gieo hạt, đập lúa mì, cơng cụ lấy nước, xay bột..) từ châu Âu vào hình

10


thành các trang trại nông nghiệp của nhiều dân tộc khác nhau: Tây Ban Nha,
Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ailen...Các trang trại để sản xuất ra lương thực, thực
phẩm để tiêu dùng tại chổ và xuất khẩu sang các nước Châu Âu. “Ở vùng đất
ven biển này là New Mexico, từ sau năm 1605, người di dân Tây Ban Nha đã
đưa vào đây ngựa, cừu, các giống cây ăn quả để phục vụ yêu cầu phát triển
trồng trọt và chăn ni ở các trang trại nơng nghiệp” [8; tr.15].
Khi cịn là thuộc địa Anh, sản xuất theo hình thức trang trại cũng rất phát
triển. Ở các thuộc địa phía Bắc, sản xuất nông nghiệp được quan tâm hàng đầu
để giải quyết lương thực, thực phẩm cho dân di cư. Người ta tiến hành khai
hoang, phá rừng tạo ra đất trồng trọt. Khởi đầu mỗi gia đình được nhận một phần
đất của mình và mọi người già, trẻ, lớn, bé đều phải làm ruộng. Ở các thuộc địa

miền Trung, các trang trại nhỏ chiếm số đông như Long Island và New Yord, nơi
có nền nơng nghiệp thịnh vượng là Pennsy Leania.
Có thể thấy rằng: Trong giai đoạn này, kinh tế nông nghiệp Mỹ theo con
đường trang trại từng bước hình thành. Những người dân di thực châu Âu khi
đến Bắc Mỹ họ đã dựa trên đặc thù của nông nghiệp vùng đất này, đó chính là
đối tượng tác động. Đối tượng tác động của sản xuất nông nghiệp là đất đai, cây
trồng, vật ni, chu trình sản xuất nơng nghiệp chịu sự chi phối của các yếu tố tự
nhiên cần có người chủ trực tiếp thực hiện những hoạt động phù hợp với đặc
điểm thổ nhưỡng. Do vậy, “Sau này tư bản Mỹ ít tập trung đầu tư phát triển
cơng nghiệp như các nước khác ở châu Âu mà hình thành các trang trại nơng
nghiệp với quy mơ khác nhau thích hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng,
từng loại cây trồng, vật nuôi để dảm nhiệm công đoạn sản xuất trực tiếp, đảm
bảo sản xuất nông nhiệp đạt kết quả cao. Đồng thời thúc đẩy cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa sản xuất nơng nghiệp, nâng cao giá trị nơng sản. Tư bản Mỹ đã
thực hiện tập trung các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, các
nghành công nghiệp dịch vụ chế biến, lưu thông nông sản” [3; tr.53].
Tuy nhiên, trong giai đoạn này “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” vẫn
chưa có điều kiện chín muồi cho sự phát triển. Bởi vì, ruộng đất thuộc sở hữu

11


của chính quyền thực dân Anh, việc tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ
Anh phát triển rất mạnh, “Trước cách mạng ở đất thực dân New York 2,5 triệu
acrơ đã thuộc về tay bọn đại địa chủ. Có những lãnh địa rộng lớn khoảng
50.000 acres” [31; tr.139]. Điều này là hậu quả bởi chính sách phân cấp ruộng
đất của vua Anh, bọn quý tộc đại chủ Anh trở thành những công tước ở đất thực
dân. Giai cấp này tăng cường chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột địa tô đối với nông
dân. Trên vùng đất thực dân, số địa chủ ngày càng tăng. Việc tập trung ruộng đất
vào tay địa chủ, quý tộc là một trở ngại rất lớn đối với sự phát trển của con

đường trang trại Mỹ, chế độ “phacmơ”, người chủ trang trại cũng khó thốt khỏi
cảnh bị nơng nơ hóa. Vì vậy, trong các thế kỉ XVII – XVIII, các trại chủ thường
nổi dậy đấu tranh chống lại bọn địa chủ, qúy tộc Anh. Năm 1676, trên đất
Virginnia, cuộc khởi nghĩa của Becon đã bùng nổ. Trên đất New York, cuộc
khởi nghĩa của Lexle đã bùng nổ vào 1689 – 1691. Năm 1768 đã bùng nổ phong
trào “Những người san bằng” .
Đầu thế kỉ XVII, vùng đất phía Tây mở ra lối thốt cho những mâu thuẩn
thuộc địa. Các công ty và đại địa chủ không thể chặn đứng phong trào Tây tiến,
mà trái lại dòng người di dân tiếp tục lấn chiếm vùng đất tự do. Phần lớn các trại
chủ tránh âm mưu biến họ thành nông nô nên đa trốn sang phiá Tây. Chính
những tiền đề về ruộng đất và sự xung đột giữa chế độ trang trại và chế độ phong
kiến mà bọn quý tộc ruộng đất đang cố bắm chặt đã nêu lên yêu cầu cần phải giải
quyết, từ đó trong cách mạng Mỹ vấn đề ruộng đất đóng vai trò chi phối sự ủng
hộ của nhân dân Bắc Mỹ đối với cách mạng. Trước khi bùng nổ cách mạng đã
diễn ra các cuộc chiến tranh dành những vùng đất hoang, có thể khai phá được –
nơi đó hình thành nên chế độ trang trại tự do của người nông dân, trại chủ.
Như vậy, trong giai đoạn từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII, con đường
trang trại ra đời bắt đầu biểu hiện xu thế phát triển trong nền nông nghiệp Mỹ.
Sự ra đời và phát triển “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” giai đoạn này tạo cơ
sở vững chắc cho giai đoạn sau. Cuộc cách mạng Bắc Mỹ (1775 – 1783) thắng
lợi, dọn đường cho sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản, cho sự thắng lợi của

12


chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, bước đầu thủ tiêu chế độ phong kiến và
thực đân. Con đường trang trại phát triển và càng được mở rộng ở phia Tây khác
hẳn, và không thể dung nập chế độ nô lệ đồn điền ở phía Nam, vì thế cơng cuộc
giải phóng nơ lệ càng được thơi thúc mạnh mẽ hơn, đây được coi là một trong
những yêu tố làm bùng nổ cuộc nội chiến ở Bắc Mỹ.

1.2.2. Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
Cuộc chiến tranh giành độc lập kết thúc, gánh nặng đè lên vai những
người lao động, chính quyền hồn tồn nằm trong tay giai cấp tư sản, chủ nô,
chủ đồn điền. Nền kinh tế không ổn định, lạm phát gây rối thị trường, thuế má
tăng, nợ nước ngoài tăng lên tới 56 triệu đôla, cuộc sống nhân dân cực khổ.
Nhiều phong trào đấu tranh nổ ra, trong đó có phong trào của các trại chủ:
“Trong những năm 80 thế kỉ XVIII, các cuộc nổi dậy ngày càng nhiều
hơn...Phong trào đấu tranh của các trại chủ cũng gia tăng vì bị phá sản trước sự
phá giá của đồng tiền, khơng có cách gì kinh doanh và bảo đảm thuế má. Năm
1876, một “phacmơ” nghèo đã từng phục vụ trong quân đội là Đanien Sexo
(1747 – 1825) đã tập hợp được 2.000 người chống lại chính quyền ở bang
Masaxuxet. Họ tấn cơng cơng binh xưởng ở Sporingphing nhưng thất bại. Đông
đảo công nhân ở New Inglan và New Hamoai nổi dậy hưởng ứng. Phong trào
kéo dài từ mùa hạ năm 1786 đến mùa xuân năm 1787 với chủ trương: phân chia
ruộng cơng bằng, xóa bỏ nợ nần, xét xử công minh. Nguyên tắc đề ra của họ là:
thắng lợi nhờ công sức của mọi người thì đất đai phải thuộc về tất cả” [26;
tr.55].
Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan rộng sang các bang, hàng chục vạn
người đứng lên địi quyền dân chủ nhưng chính quyền tư sản đã huy động lực
lượng đàn áp. Đanien Sexo cùng 13 người chiến hữu bị bắt và bị đày. Cuộc đấu
tranh giành đất đai kể từ đây trở thành nội dung trong tiến trình cách mạng. Cách
mạng tuyên bố thủ tiêu các hình thức chiếm hữu phong kiến và tước dân quý tộc;
bãi bỏ chế độ lĩnh canh cha truyền con nối, đến 1791 bỏ quyền thế tập con
trưởng. Nhưng vấn đề dặt ra là việc mở rộng vùng đất miền Tây, mở mang con

13


đường lập trang trại của các trại chủ, xóa bỏ luật cấm di thực của nhà vua. Trong
thời gian 6 năm chiến tranh đã có tới 25.000 người dân nghèo kéo đi lập nghiệp

ở vùng đất bên kia dãy Aliganit. Dân tự do Bắc Mỹ đã dùng biện pháp di thực
mạnh mẽ để phá vỡ chế độ phong kiến và mở đường đi lên chủ nghĩa tư bản.
Nhưng nhà nước tư sản đã trực tiếp chi phối vùng đất phía Tây Aliganit.
“Năm 1785 chính phủ đã quyết định bán lại đất đai, theo điều luật năm
1787 người ta dem chuyển nhượng từng ô đất 640 acres với giá hơn 1.000 đơla
như vậy chỉ có chủ đồn điền mới có khả năng mua được. Đến năm 1800, chính
phủ phải ra đạo luật cho phép bán những ô đất nhỏ hơn 160 acres – 320 acres
và được trả tiền dần sau khi trả trước 1/4 giá đất” [26; tr.246]. Những
“phacmơ” nhỏ nhờ vậy có khả năng mua được ruộng đất. Điều này, tạo điều kiện
cho nền kinh tế trang trại phát triển. Ngồi các trang trại có từ trước, nhiều trang
trại mới được thành lập.
Như vậy, với cuộc cách mạng chiến tranh giành độc lập đã tạo ra đông
đảo lực lượng các chủ sở hữu nhỏ, kết quả là khẳng định con đường trang trại tủ
bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Nước Mỹ nửa công nghiệp, nửa nông nghiệp
ra đời.
Trong sự phát triển nơng nghiệp Mỹ có sự phân biệt giữa các vùng: Miền
Đông Bắc là vùng công nghiệp phát triển; miền Nam là vùng nơng nghiệp đồn
điền; phía Tây dãy Aliganit là vùng đất bao la, khoảng trời rộng lớn của dân di
cư cho nên việc giải quyết vấn đề ruộng đất sau cách mạng thúc đẩy hàng loạt
cuộc di dân từ châu Âu, châu Á sang nước Mỹ, điều này đã đem dến cho các
trang trại Mỹ nguồn nhân lực vô cùng phong phú. Từ đây, nền kinh tế trang trại
tỏa khắp, ăn sâu vào lãnh thổ rộng lớn. Việc khẩn thực vùng Tây Bắc (vùng ở
phía Nam các hồ lớn gồm các bang: Ohaio, Indiana, Misigon, Uyxconxin,
Alova) được đẩy mạnh góp phần mở mang thêm các trang trại nhỏ.
Phong trào khẩn thực đã biến Tây Bắc thành khu chăn ni cừu, lợn, sản
xuất lúa mì. Từ cuối thế kỉ XVIII, việc chun mơn hóa nơng nghiệp của vùng
Tây Bắc hết sức rõ ràng. Nghề nuôi cừu được mở rộng tận dụng các nguồn thức

14



ăn của rừng núi, các trại chủ thả cừu ăn cỏ tươi ở các bụi cây. Người chủ còn lợi
dụng các đồng cỏ xanh tươi để nuôi các súc vật lớn có sừng. Nghề chăn ni đã
mở rộng, có ý nghĩa kinh tế lớn lao. Các trại chủ tiến hành chăn nuôi lợn, rồi mổ
lợn tại chổ, thành phố Xixninnati phát triển lên nhờ cơ sở đó (Năm 1845 ở đây
đã mổ 400.000 con lợn). Bên cạnh đó, ngườ ta gieo ngơ trên diện tích ngày càng
rộng. Nghề trơng ngơ vừa đem lại nguồn lợi nông nghiệp vừa phụ trợ chăn nuôi.
“Ngô biến thành cây trồng cơ bản, từ 1840 – 1850, việc sản xuất ngô ở các bang
Tây Bắc tăng từ 228,4 triệu busen lên 642,1 triệu busen. Ngoài ra, người ta cịn
gieo lúa mì đen, đại mạch, yến mạch trên diện tích lớn. Việc sản xuất lúa mì
mang quy mô lớn vào những năm 20 – 30 của thế kỉ XIX, sau đó tăng lên dữ dội
và đến năm 1850 thì Ilinox, Indana, Uycoxin trở thành trung tâm chính của
nghành sản xuất lúa mì. Vào những năm 50 của thế kỉ XIX, ở khu vực Tây Bắc
sản xuất lúa mì tăng lên 125%, trở thành nơi cung cấp lúa mì và gia sức trong
cả nước” [11; tr.261].
Tuy nhiên, việc vận chuyển các mặt hàng này rất khó khăn, người ta bắt
đầu chế biến thịt hộp, túi thực phẩm nhờ đó vận chuyển đến các thị trường xa xơi
hơn. Sự xuất hiện của tàu thủy ở Ohaio, Misipipi đã giảm nhẹ đi rất nhiều việc
chuyên chở, với việc kênh đào Eri kết hợp với việc xây dựng tuyến đường sắt đã
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản. Năm 1838, một bộ phận lúa mì đầu
tiên của Chicago được bán ra, về sau Chicago trở thành trung tâm lúa mì quan
trọng nhất.
Một nhân tố thuận lợi nữa cho việc phát triển các trang trại nơng nghiệp
đó là: Năm 1830, chế độ tự do chiếm chiếm đất và sử dụng đất đai được phê
chuẩn. Dân chiếm đất được quyền ưu tiên mua lại phần đất mà họ khai khẩn, rồi
đạo luật tạm thời ấy được kéo dài đến năm 1841 thì thành chính thức. Dân chiếm
đất được mua từ 80 – 160 acres với mức giá tối thiểu. Vào giữa thế kỉ XIX, nhà
nước ban hành những đạo luật phân bố lại đất xấu. Theo đạo luật 1854, những
phần đất này được bán với giá 12,5 xu/1 acres, với điều kiện trong khoảng 30
năm nó khơng được bán lại. Tất cả những điều đó tạo điều kiện cho hình thức


15


trang trại nơng nghiệp trở thành điển hình. Việc khai khẩn vùng Tây Bắc trong
chừng mực nhất định là sự nghiệp của chủ trang trại nhỏ, và xu hướng sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã trở thành tất yếu trong sản xuất nơng nghiệp. Mác đã chỉ rõ
điều đó: “Ở Mỹ vào thế kỉ XIX, xu hướng ấy được biểu hiện rõ nét. Chúng chứa
đựng mầm mống phát triển và được tăng thêm sức mạnh bởi các hìnht hức sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành. Thắng lợi của chủ nghiã tư bản trong
công nghiệp đã làm cho sự tiến hóa chủ nghĩa tư bản trong nơng nghiệp trở
thành tất yếu” [24; tr.387].
Nhưng lịch sử đã chứng minh: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản thời cận
đại phải trải qua quy luật tất yếu đó là quy luật tích lũy vì có tích lũy ngun
thủy thì chủ nghĩa tư bản mới có thể hình thành và đánh đổ chế độ phong kiến.
Biểu hiện đầu tiên của quy luật này chính là nạn đầu cơ ruộng đất (điển hình nhất
là ở Anh). Khi các đạo luật phân phối ruộng đất được ban hành, tất cả mọi người
ai cũng được mua đất chỉ cần có tiền. Sau khi cách mạng thành cơng, thành quả
cách mạng hay nói cách khác là chính quyền thuộc vào tay giai cấp tư sản, lúc
này giai cấp tư sản mở rộng quyền thống trị của mình thơng qua mở rộng việc
chiếm hữu đất đai. Đất đai luôn đêm lại các nguồn lợi nhuận khổng lồ nên giai
cấp tư sản nhảy vào đầu cơ tích lũy đất. Việc đầu cơ đất trở thành một hiện
tượng phổ biến: “Một công ty đứng đầu là Rmoric đã chiếm 2,3 triệu ha đất ở
các bang miền Bắc. Đất đai miền Nam còn bị chiếm trắng trợn hơn nữa...đến
năm 1858 trên lãnh thổ Texac 2,7 triệu ha đã bị chiếm và rơi vào tay bọn chủ
nô” [10; tr.98]. Cũng trong thời kì nội chiến, giai cấp tư sản đã lợi dụng tình
hình khó khăn, thơng qua những thủ đoạn đầu cơ tài sản của quốc gia và những
thủ đoạn khác để thu lợi nhuận. Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục đem ruộng sở hữu
quốc gia tặng cho các công ty đường sắt: “Liên hiệp Thái Bình Dương đã được
chính phủ cấp cho 2.000 mẫu Anh đất, một công ty đường sắt khác cũng được

chính phủ cấp cho 1.700 mẫu Anh đất. Chính phủ cũng vì ủng hộ các cơng ty
đường sắt xây dựng nhanh chóng mạng đường sắt trên đất nước nên đã ban
hành cấp nhiều đất đai cho họ tổng số đất đai cấp cho các công ty đường sắt lên

16


đến 158.293.337 mẫu Anh đất. Tương đương với diện tích của 2 nước Pháp và
Đức cộng lại” [32; tr.377] ( Một Mẫu Anh là một đơn vị đo diện tích trong hệ
đo lường Anh và hệ đo lường Mỹ. Theo hệ đo lường Anh mà The Units of
Measurement Regulations 1995 công nhận đơn vị đo này được định nghĩa là
4.046,8564224 m² tương ứng với 0.40468564224 hectar. Theo Hệ đo lường Mỹ
mà NIST Handbook 44 công nhận đơn vị này bằng 43.560 foot vng. Trong khi
đó, chuẩn foot mẫu quốc tế bằng 4.046,8564224 m², 1 Hectar = khoảng 10.000
m2 =2.471 Acres. Như vây, 1 Acres = 4,046945 m2 ). Nó được tăng cường nhờ
vào việc tăng giá các phần đất một cách có hệ thống. Những phần đất đoạt được
với giá rẻ hay khơng mất tiền, sau một thời gian có thể đem bán với một số tiền
lớn. Đầu cơ ruộng đất trở thành một nhân tố quan trọng của việc tích lũy nguyên
thủy tư bản. Việc đầu cơ tích lũy ruộng đất của giai cấp tư sản làm xuất hiện 2
vấn đề đối với trang trại Mỹ: Một là, các trại chủ có nguy cơ bị mất đất vào tay
giai cấp tư sản; Hai là, các trại chủ có điều kiện cũng tiến hành mua ruộng đất,
thâu tóm ruộng đất của các trại chủ nhỏ khác. Sau này, xu hướng thứ hai thắng
thế.
Có thể thấy rằng: Sau cuộc chiến tranh giành độc lập thắng lợi, Hợp
chủng quốc Hoa Kì ra đời khẳng định sự hình thành của “Con đường kiểu Mỹ”
trong nông nghiệp. Hệ quả ruộng đất của cuộc cách mạng chiến tranh giành độc
lập đã mở đường cho bước phát triển mới của con đường trang trại tư bản Mỹ,
do vậy xu hướng tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp Mỹ biểu hiện mạnh hơn so
với các nước Nga, Nhật, Đức, Ý. Thơng qua các hình thức chiếm đoạt và mua
đất các trại chủ nhỏ cũng biến thành các trại chủ lớn, những phú nông và làm

phá sản những người láng giềng. Kết quả là, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
được đẩy nhanh và một bộ phận trại chủ nhỏ bị phá sản, hơn nữa ở Mỹ, ngay từ
khi nảy sinh vốn tư bản lớn đã hướng vào nông nghiệp và đến giai đoạn này sự
xâm nhập của đại tư bản vào nông nghiệp càng được đẩy mạnh kéo theo đó là
làm phá sản trang trại nhỏ. Các chủ tư bản xây dựng những trang trại lớn, sử
dụng lao động làm thuê và máy móc, nảy sinh nền nông nghiệp sản xuất đại quy

17


mơ. Đạo luật về ruộng đất đã thủ tiêu hình thức chiếm hữu ruộng đất phong kiến
và các danh vị quý tộc, nhũng đòn quyết định làm mở cửa vùng đất phía Tây một
cách tự do, lập trang trại. Chế độ phát canh thu tô, chế độ lĩnh canh thế nghiệp
khơng cịn chổ đứng. Con đường trang trại của các trại chủ tự mở đường đi và
dành thắng lợi.
Cùng lúc đó, ở miền Nam, các đồn điền trồng bơng phát triển nhanh.
Bơng trở thành loại cây trồng có lợi ích kinh tế hàng đầu. Vùng đất màu mở của
Alabama và Mitxixibi rất thuận lợi cho nghề trồng bông. “Ludiana và Texac
cũng chiếm vị trí quan trọng trong ngành sản xuất này. Năm 1808, sản lượng
bông đạt 365000 phun, đến 1849 sản lượng bông lên tới 1.920.500.000 phun.
Bên cạnh những đồn điền trịng bơng là những đồn điền trồng mía. Chính cở sở
này đã làm cho công nghiệp sản xuất đường phát triển. Năm 1744, ở Ludiana có
762 đồn điền mía, sản lượng đường năm 1847 lên đến 856 tấn. ở Nam Carolinna
và Gioocda lúa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, năm 1820 – 1850
tăng lên ba lần. Nghề thuốc lá có cơ sở lâu đời, đáp ứng nhu cầu sang xuất cảng
các nước châu Âu, từ 1848- 1850 sản lượng thuốc lá cũng tăng gấp 2 lần” [12;
tr.87]. Thuốc lá Viecginia được coi là loại hành quý trên thị trường thế giới. Sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông nghiệp Mỹ gắn liền với kinh tế trại chủ và
kinh tế đồn điền. Nó đem lại nguồn sản phẩm dồi dào phong phú, nhưng cũng
phải trả giá bằng mmồ hôi và xương máu của hàng vạn người thổ dân da đỏ và

nô lệ da đen.
Nhưng con đường phát triển nông nghiệp kiểu tư bản Mỹ không thể dung
nạp chế độ nô lệ đồn điền miền Nam và bản thân những người nô lệ ngày càng
đông sẽ đấu tranh địi giải phóng. Mâu thuẫn sẽ dẫn nước Mỹ đến cuộc nội chiến
là không thể tránh khỏi, cuộc đấu tranh sẽ quét sạch những tàn dư của chế độ nô
lệ của phương thức sản xuất lạc hậu, mở đường cho chủ ngĩa tư bản Mỹ phát
triển.

18


1.1.3. Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Từ năm 1861 – 1865, xảy ra cuộc nội chiến giữa trại chủ tư sản miền Bắc
và chủ nô miền Nam. Cuộc nội chiến xảy ra đã tiêu diệt chế độ nơ lệ da đen miền
Nam, giải phóng nơ lệ da đen, thêm vào đó “Luật đất thổ cư” đã thúc đẩy con
đường nông nghiệp kiểu Mỹ phát triển vượt bậc. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX,
Mỹ từ một nước có nền kinh tế phụ thuộc châu Âu nhanh chóng trở thành một
quốc gia cơng nơng nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Nước Mỹ đạt được như vậy
bởi vì nhiều yếu tố từ cuộc nội chiến mang lại kết hợp với điều kiện thuận lợi
của nước Mỹ.
Do sự phá vỡ của chế độ nô lệ cũng như sự phá hoại của chiến tranh, địa
vị kinh tế của các chủ đồn điền bị tụt thấp, thêm vào đó là số lượng các tiểu nông
độc lập tăng lên. Nhiều chủ đồn điền bắt buộc bán đất với giá rẻ. Trước kia giá
đất của một mẫu Anh là 100 Mỹ kim, nay chỉ còn 5 Mỹ kim. Hơn một nửa đất
đai ở miền Nam đã chuyển vào tay những người da trắng bần cùng. Họ từ người
khơng có ruộng đất trở thành người sở hữu một số ruộng đất nhỏ. Số lượng các
tiểu nông độc lập tăng lên từ 370.000 năm 1860 lên 1306000 năm 1900. Hơn
nữa, “Luật đất thổ cư” được ban bố cho thời kì nội chiến cũng tạo điều kiện cho
nơng nghiệp phía Tây phát triển theo “con đường kiểu Mỹ”. Từ năm 1868 –
1900, dựa vào “Luật đất thổ cư” có đến 600.000 gia đình được phân phối đất với

tổng diện tích là 8.000 mẫu Anh vng. Những người nhận đất thổ cư thành
những người tiểu nông độc lập. Từ đó nâng cao sức sản xuất và tạo bộ mặt phồn
vinh tại phía Tây. Kết quả của sự phát triển kinh tế tiểu nông, điều không thể
tránh khỏi là sự phân hóa giai cấp. Đơng đảo nơng dân lâm vào cảnh phá sản và
một số nông dân giàu có đã sử dụng máy móc, phân bón nhân tạo, mở rộng
những nông trường lớn theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Năm 1900, khắp cả nước Mỹ
có khoảng 5.800.000 hộ nơng dân, trong đó những nơng trường canh tác theo
kiểu tư bản chủ nghĩa chỉ có 1.000.000 hộ, nhưng sản phẩm do họ sản xuất ra
chiếm đến 52% tổng sản lượng nơng nghiệp tồn quốc. Nếu như trước nội chiến
(1861 – 1865), những đồn điền lớn với hàng trăm hecta, nếu khơng muốn nói là

19


hàng nghìn hecta, được thiết lập để sản xuất thuốc lá, gạo và bông với quy mô
lớn. Các trang trại này được kiểm sốt chặt chẽ bởi một số ít gia đình giàu có.
Hầu hết người lao động ở trang trại là nơ lệ sau khi được giải phóng. Với việc
xóa bỏ chế độ nơ lệ sau nội chiến, nhiều nơ lệ trước đây ở lại trên vùng đất đó
như các nông dân làm thuê theo các thỏa thuận với các chủ cũ của họ.
Cũng trong giai đoạn này, việc cung cấp rất nhiều lương thực, thực phẩm
cho công nhân trong nhà máy, công xưởng và các cửa hàng là yếu tố thiết yếu
cho tiến trình cơng nghiệp hóa ban đầu của nước Mỹ. Hệ thống đường thủy và
đường bộ phát triển mở ra khả năng vận chuyển nông phẩm trên các tuyến
đường dài. Bên cạnh đó, các sáng kiến mới như máy cày rẽ bằng thép (cần thiết
cho vùng đất cứng), máy gặt (một loại máy thu hoach lúa hạt) và máy liên hoàn
(một loại máy cắt, đập và quạt lúa) đã cho phép các trang trại nâng cao năng
suất. Nhiều công nhân trong các nhà máy và công xưởng của quốc gia là những
người con của các gia đình nơng dân mà lao động của họ khơng cịn cần thiết
cho nông trại nhờ thành quả của những sáng kiến đó. Vào năm 1860, 2.000.000
nơng trại của quốc gia dã sản xuất dư thừa hàng hóa. Trên thực tế, các sản phẩm

nơng nghiệp chiếm 82% hàng hóa xuất khẩu của đất nước trong năm 1860. Với
một ý nghĩa quan trọng, nghành nông nghiệp đã tạo ra sức mạnh cho sự phát
triển kinh tế Mỹ.
Cuộc di dân ồ ạt ở miền Viễn Tây góp phần mở rộng sự phát triển của con
đường trang trại kiểu tư bản Mỹ. Việc chăn ni gia súc, một thời gian dài góp
phần quan trọng trong vấn đề phát triển nông nghiệp ở Texas, vốn đã phát triển
mạnh mẽ sau nội chiến khi những con người dám nghĩ dám làm bắt đầu xua đàn
gia súc sừng dài lên phía Bắc đi qua những khu vực đất công. Vừa đi vừa nuôi,
đàn gia súc của họ khi đến điểm chuyên chở gia súc bằng tàu hỏa Kansas đã lớn
hơn và béo hơn nhiều khi bắt đầu lên đường. Các trang trại nuôi gia súc lớn đã
xuất hiện tại các bang Colorado, Wyoming, Kansas, Nebraska và lãnh thổ
Dakota. Các thành phố phía Tây đã phát triển thành trung tâm giết mổ gia súc
lấy thịt. Ngành chăn nuôi gia súc phát triển mạnh vào giữa thập niên 1880. Vào

20


thời điểm đó khơng xa, các trang trại chăn ni là các trang trại gia đình họ
mang theo ngựa kéo, bò, lợn đến đây. Theo “Luật đất thổ cư” cho người di dân,
họ đóng cọc, chiếm đất và rào mảnh đất của họ bằng dây thép gai. Dù vậy, việc
kinh doanh trang trại chăn ni khơng cịn có pháp luật đảm bảo, những mảnh
đất của họ khơng có giấy tờ cơng nhận về mặt pháp lí, chính vì vậy họ dễ dàng bị
xua đuổi ra khỏi mảnh đất của mình.
Cuối thế kỉ XIX, ở Mỹ quá trình tập sản xuất và tập trung tư bản diễn ra
mạnh mẽ, nhiều công ti đường sắt, ngân hàng nắm quyền chi phối các ngành sản
xuất, hình thành các tổ chức lũng đoạn có trong mọi ngành kinh tế. Năm 1887,
những tổ chức Trust trong nông nghiệp như rượu, làm đường, thuốc lá xuất hiện.
Khi nền kinh tế trang trại phát triển, người nông dân ngày càng nhận thức
được rằng các chính sách của chính phủ đã tác động đến kế sinh nhai của họ.
Nhóm vận động chính trị cho nơng dân đầu tiên - nghiệp đồn nơng dân được

thành lập vào năm 1867. Nó phát triển rất nhanh chóng, và tiếp theo là các nhóm
tương tự như liên minh nơng dân và Đảng dân túy. Các nhóm này nhằm mục tiêu
vào các ngành đường sắt, thương nhân và ngân hàng – họ nhằm vào đường sắt vì
cước phí vận chuyển cao, nhằm vào thương nhân vì những gì người nơng dân
cho là những khoản lợi nhuận vô lương tâm bị lấy đi bởi “những người mua
giới”, và nhằm vào ngân hàng vì những hoạt động tín dụng quá chặt chẽ. Sự kích
động chính trị của nông dân cũng đem lại một số kết quả. Đường sắt và máy
băng vận chuyển lúa được đặt dưới sự điều tiết của chính phủ, hàng trăm hợp tác
xã được hình thành. Tuy nhiên, khi những nhóm nơng dân cố gắng định hình
chương trình nghị sự của quốc gia bằng việc ủng hộ nhà hùng biện nổi tiếng
thuộc đảng Dân chủ Wiliiam Jennings Bryan trong cuộc tranh cử Tổng thống
vào năm 1896, thì ứng cử viên của họ bị thất bại. người dân thành phố và các lợi
ích kinh doanh ở miền Đơng nhìn những u cầu của nông dân với con mắt ngờ
vực, sợ rằng các yêu cầu về vay lãi thấp và tín dụng có thể dẫn đến lạm phát tai
hại.

21


Hai thập niên đầu tiên của thế kỉ XX, đã trở thành thời kì vàng son của
ngành nơng nghiệp Mỹ. Giá nông phẩm rất cao khi nhu cầu về hàng hóa gia tăng
và giá trị của đất đai tăng. Những tiến bộ kĩ thuật tiếp tục nâng cao năng xuất. Đã
thành lập các trang trại thử nghiêm nhằm trưng bày các kĩ thuật mới làm tăng sản
lượng mùa màng. Năm 1914, Quốc hội lập ra cơ quan dịch vụ phát triển nông
nghiệp, cơ quan này tuyển mộ một đội ngũ cán bộ để cố vấn cho nơng dân và gia
đình họ mọi việc, từ phân bón cho đến các dự án sữa chữa cải tạo của gia đình.
Bộ nơng nghiệp tiến hành các nghiên cứu mới phát triển những giống lợn tăng
trọng nhanh hơn và đỡ tốn thức ăn hơn những loại phân bón làm tăng sản lượng
hạt, các loại giống lai cho cây trồng khỏe hơn, các phương pháp chữa trị nhằm
bảo vệ và chăm sóc cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật và nhiều phương

pháp khác kiểm sốt các lồi vật gây hại.
Những năm đầu thế kỉ XX, ngành nơng nghiệp Mỹ đóng góp lớn cho sự
phát triển kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng khi chiến tranh thế
giới thứ nhất bùng nổ, kéo dài và kết thúc vào năm 1918, hậu quả khốc liệt của
cuộc chiến tranh làm tổn hại đến sinh mạng, của cải vật chất, nền kinh tế thế
giới. Mặc dù nước Mỹ giàu lên nhanh chóng nhờ tận dụng các cơ hội trong chiến
tranh nhưng giá cả thế giới giảm cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ trong đó
có nơng nghiệp. Nơng dân lại kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ Liên bang. Tuy
nhiên, những lời yêu cầu của họ đã bị bỏ ngoài tai khi mà phần còn lại của quốc
gia – đặc biệt là những vùng đô thị - đang tận hưởng cuộc sống thịnh vượng của
những năm 1920. Giai đoạn này, người nông dân gặp nhiều thảm họa hơn cả
những thời kì khó khăn trước đây bởi vì họ khơng cịn tự cung tự cấp nữa. Họ
phải thanh toán bằng tiền mặt cho máy móc, hạt giống và phân bón cũng như
cho hàng hóa tiêu dùng, trong khi thu nhập của họ tụt xuống cực kì thấp.
Trong giai đoạn này, sự phát triển của con đường kiểu Mỹ trải qua những
bước thăng trầm, các trại chủ trang trại luôn đứng lên đấu tranh chống lại các thủ
đoạn đầu cơ ruộng đất – mối nguy hiểm lớn nhất đe doa cuộc sống của họ. Mặc
dù giai đoạn này, con đường trang trại tư bản chủ nghĩa vẫn còn vấp phải trên

22


×