Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Kỹ thuật phương tây – tư tưởng phương đông” trong công cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (1868 1912)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
“KỸ THUẬT PHƢƠNG TÂY – TƢ TƢỞNG PHƢƠNG ĐÔNG”
TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN
(1868 - 1912)

SVTH: Nguyễn Tuấn Anh
Lớp 10SLS. Khoa Lịch sử. Trường Đại học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS Dương Thị Tuyết
Khoa Lịch sử. Trường Đại học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng

Đà Nẵng, 5/2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
Chƣơng 1. CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 1912) .............................................................................................................. 7
1.1. Khái quát tình hình thế giới và Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX .................. 7
1.1.1 Tình hình thế giới nửa đầu thế kỉ XIX ................................................... 7


1.1.2. Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX ............................................... 8
1.1.2.1. Sự suy thối của chính quyền Tukugawa ........................................... 8
1.1.2.2. Sự xuất hiện của các yếu tố mới ...................................................... 12
1.2. Khái quát công cuộc Duy tân Minh Trị của Nhât Bản (1868 - 1912) ..... 14
1.2.1. Kinh tế ................................................................................................ 14
1.2.2. Chính trị ............................................................................................. 15
1.2.3. Văn hóa – Giáo dục ............................................................................ 16
1.3.4. Quân sự .............................................................................................. 17
1.2.5. Kết quả ............................................................................................... 17
Chƣơng 2. “KĨ THUẬT PHƢƠNG TÂY – TƢ TƢỞNG PHƢƠNG
ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN (1868 - 1912) Ở
NHẬT BẢN................................................................................................. 19
2.1. Điều kiện để thực hiện “Kỹ thuật Phương Tây – Tư tưởng Phương Đông”
trong Minh Trị Duy tân ................................................................................ 19
2.1.1. Điều kiện chủ quan ............................................................................. 19

1


2.1.1,1. Cơ sở kinh tế ................................................................................... 19
2.1.1.2. Cơ sở xã hội..................................................................................... 22
2.1.1.3. Văn hóa truyền thống ...................................................................... 25
2.1.2 . Điều kiện khách quan ........................................................................ 27
2.1.2.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nửa đầu thế kỉ XIX .................... 27
2.1.2.2. Quan hệ Nhật Bản với phương Tây nửa đầu thế kỉ XIX................... 29
2.2. Việc thực hiện phương châm “Kỹ thuật Phương Tây – Tư tưởng Phương
Đông” trong cải cách Minh Trị Duy tân (1868 - 1912) ................................. 32
2.2.1. Thuê chuyên gia nước ngoài và cử học sinh du học ............................ 32
2.2.2. Chính Trị ............................................................................................ 35
2.2.2.1. Hiến pháp Minh Trị năm 1889 ......................................................... 35

2.2.2.2. Thể chế chính trị và nguyên tắc tam quyền phân lập ........................ 37
2.2.2.3. Tổ chức chính quyền trung ương ..................................................... 39
2.2.3. Giáo dục ............................................................................................. 42
2.2.3.1. Tư tưởng chủ đạo trong giáo dục ..................................................... 42
2.2.3.2. Vấn đề giáo dục đạo đức và văn hóa truyền thống ........................... 44
2.2.3.3. Việc giảng dạy tiếng Nhật ............................................................... 46
2.2.4. Văn hóa .............................................................................................. 48
2.2.5. Quân sự .............................................................................................. 53
2.3. Nhận xét, đánh giá ................................................................................. 57
2.3.1. Sự nhạy bén trong tiếp nhận thành tựu văn minh ................................ 57
2.3.2. Tính chọn lọc trong học tập văn minh phương Tây ............................. 57
2.3.3. Vai trò của yếu tố văn hóa truyền thống ............................................. 58
2.3.4. Một số hạn chế ................................................................................... 60
2.3.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam............................................... 60
KẾT LUẬN ................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 65
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào giữa thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản phương Tây ồ ạt xâm nhập vào
phương Đông. Các quốc gia phương Đông đều đứng trước những thách thức vô
cùng to lớn: hoặc bị xâm chiếm biến thành các nước thuộc địa, hoặc từng bước
trở thành các nước phụ thuộc, hoặc phải ký với phương Tây các hiệp ước bất
bình đẳng. Trước làn sóng xâm lược mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân phương
Tây, hầu hết các nước châu Á đều thực thi chính sách “đóng cửa” tuyệt giao để
tự vệ. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện một số trường hợp đặc biệt. Nhật Bản, với
khát khao về một nền độc lập, về một sức mạnh quốc gia đã thơi thúc nước này
phải tìm ra một hướng đi mới, nhìn ra thế giới bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm,

tri thức tiến bộ của phương Tây để làm cho quốc gia, dân tộc mình “phú quốc,
cường binh”.
Đứng trước xu thế phát triển mới của thời đại, Nhật Bản đã tiến hành công
cuộc Duy tân Minh Trị (1868 - 1912) đưa đất nước tiến lên con đường tư bản
chủ nghĩa. Có thể nói, cơng cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản đạt được nhiều
thành tựu về mọi mặt, tạo cho Nhật Bản một sức mạnh nội lực để vượt ra khỏi
bốn bức tường khép kín, lạc hậu ở phương Đông và bước vào hàng ngũ các nước
tư bản phương Tây. Minh Trị Duy tân là một bước ngoặt vĩ đại trong quá trình
phát triển của lịch sử dân tộc Nhật Bản, đánh dấu một giai đoạn thần kỳ của đảo
quốc này. Với Minh Trị Duy tân đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc đầu tiên
ở châu Á, đồng thời là bước đệm cho Nhật Bảntrên những chặng đường tiếp
theo.
Một trong những nhân tố làm nên thành công rực rỡ của công cuộc Duy tân
Minh Trị đó là Nhật Bản đã thực hiện phương châm “kỹ thuật phương Tây – tư
tưởng phương Đông” trong cải cách, từ đó chủ trương tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu về khoa học kỹ thuật, giáo dục, quân sự… của các nước tư bản
phương Tây, đồng thời để lại dấu ấn sâu đậm về tính cách và truyền thống

1


củacon người Nhật Bản trong từng lĩnh vực của công cuộc canh tân đất nước.
Chính vì vậy, với cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản vừa học tập và đuổi kịp văn
minh phương Tây vừa tạo nên sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống dân tộc với
việc tiếp thu những thành tựu bên ngoài, đưa Nhật Bản bước vào kỷ ngun phát
triển thần kỳ của đất nước, đó chính là kỷ nguyên Minh Trị (1868 - 1912). Vì
vậy, nghiên cứu về phương châm “kỹ thuật phương Tây – tư tưởng phương
Đông” trong cuộc Duy tân Minh Trị là một điều hết sức cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Trong thời đại tồn cầu hóa và và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Việt

Nam hay bất cứ một quốc gia nào trong quá trình phát triển đều phải tiếp nhận
thành tựu văn minh bên ngoài để xây dựng đất nước. Vấn đề là ở chỗ phương
cách tiếp thu những thành tựu văn minh đó như thế nào để vừa phù hợp với
truyền thống văn hóa của dân tộc vừa phát triển kịp với các nước văn minh, tiên
tiến nhất trên thế giới.
Với những lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề: “kỹ thuật phương Tây – tư
tưởng phương Đông” trong công cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản (1868 1912) làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Minh Trị Duy tân là một trong những sự kiện quan trọng của Lịch sử Nhật
Bản, đưa Nhật Bản từ một nước Phong kiến lạc hậu trở thành một cường quốc
trên thế giới sách ngang với các nước Tư bản Âu – Mĩ. Để có được bước nhảy
vượt bật đó thì kỹ thuật phương Tây và tính cách Nhật Bản như một nhân tố
quan trọng làm nên thành công của cuộc cải cách. Cho đến nay vẫn chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng công nghệ phương Tây cùng kết
hợp với văn hóa truyền thốngcủa Nhật Bản trong cuộc Minh Trị Duy tân. Tuy
nhiên, qua quá trình tìm hiểu chúng tơi đã tìm thấy một số nghiên cứu có liên
quan đến vấn đề như sau:
Trong cuốn Lịch sử Nhật Bản do Phan Ngọc Liên chủ biên đã đề cập đến
cuộc Duy tân Minh Trị và việc Nhật Bản học tập phương Tây, trong đó nêu lên

2


một số điểm cho thấy việc học tập đó mang màu sắc riêng của Nhật Bản. Tuy
nhiên, cơng trình này chưa đi sâu và chưa có cái nhìn cụ thể về việc vận dụng kỹ
thuật phương Tây và tư tưởng của người Nhật trong cải cách.
Tác giả Nguyễn Văn Kim trong tác phẩm Nhật Bản Với Châu Á – Những
Mối Liên hệ Lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội cũng nhắc tới việc phái đồn
Nhật Bản tìm hiểu, học tập phương Tây cũng như khẳng định việc tiếp thu kỹ
thuật phương Tây trên cơ sở phù hợp với truyền thống của Nhật Bản. Cơng trình

này cũng chưa đưa ra được những minh chứng cụ thể về việc vận dụng kỹ thuật
Phương Tây và tư tưởng Phương Đông trong cuộc cải cách Minh Trị.
Tác giả Nguyễn Văn Hoàn trong tác phẩm Nhật Bản trong dòng chảy lịch
sử cận thế cũng đề cập tới chủ trương học tập văn minh phương Tây kết hợp với
các yếu tố truyền thống để canh tân đất nước. Tuy nhiên, cơng trình này cũng
chưa đi sâu khai thác vào các lĩnh vực cụ thể về việc học tập văn minh phương
Tây kết hợp với truyền thống văn hóa của con người Nhật Bản.
Trong cuốn Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệ phương Tây và tính
cách Nhật Bản của tác giả Michio Morishim đã nêu lên vai trị của cơng nghệ
phương Tây kết hợp với tính cách của người Nhật làm nên sự thành công thần kỳ
cuả Nhật Bản. Nhưng sự kết hợp đó vẫn chưa được hệ thống hóa một cách cụ
thể.
Hay trong một số bài nghiên cứu của các tập chí như: trên tạp chí nghiên
cứu Đơng Bắc Á số 12 (12-2007) có bài Tác động của yếu tố nước ngồi đối với
Nhật Bản thời Minh Trị, bài viếtMơhình phát triển của Âu – Mỹ và Nhật Bản
đăng trên Tạp chí VHNT số 322, tháng 4-2011, bài viết Sự phát triển của Nhật
Bản thời cận đại – nhìn từ quan điểm địa văn hóa của Tiến sĩ Đinh Thị Dung
được đăng trong Kỉ yếu hội thảo toàn quốc về văn minh Nhật Bản - Trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, bài
viết Về cách thức tiếp nhận văn minh bên ngoài của Nhật Bản của PGS. TS.
Nguyễn Tiến Lực cũng nhắc đến việc tiếp thu khoa học kỹ thuật của phương Tây

3


trong cải cách Minh Trị và đặc biệt nói đến tính cách văn hóa của người Nhật
trong việc tiếp nhận thành tựu kĩ thuật từ các nước Âu – Mĩ.
Ngoài ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này
như: Luận văn Thạc sĩ Quan hệ Nhật Bản với các nước phương Tây thời
Tokukawa (1603 - 1868) của Trần Văn Đạt; Khóa Luận tốt nghiệp Giáo dục

Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912) của Nguyễn Thị Hồn; Khóa luận tốt
nghiệp Bộ máy hành chính của Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912) của Lê Thị
Bích Thảo… đây là những cơng trình có liên quan đến vấn đề tiếp thu văn minh
phương Tây của Nhật Bản trong cuộc Duy tân Minh Trị nhưng chưa đi vào cụ
thể, làm rõ dấu ấn của Nhật Bản trong việc tiếp thu đó.
Mặc dù đã có các cơng trình, bài viết nghiên cứu về việc vận dụng kỹ thuật
phương Tây – tư tưởng phương Đông của Nhật Bản. Nhưng vẫn chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, sâu sắc và có hệ thống về việc vận
dụng kỹ thuật phương Tây – tư tưởng phương Đông trong công cuộc cải cách
Duy tân Minh Trị (1868 - 1912) của Nhật Bản.
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên các tư liệu sưu tầm được, mục đích của đề tài là nhằm tái hiện lại
một cách trung thực, khách quan cơng cuộc cải cách của Thiên Hồng Minh Trị.
Từ đó nghiên cứu việc áp dụng cơng nghệ Phương Tây vào cuộc cải cách cũng
như làm rõ những dấu ấn của Nhật Bản trong việc sử dụng khoa học kỹ thuật
phương Tây vào cải cách.
Thơng qua đó tác giả muốn giúp cho người đọc nhận diện một cách chân
thực, khách quan về việc vận dụng kĩ thuật phương Tây nhưng khơng phải là sự
vận dụng hồn tồn mà là sự tiếp nhận có chon lọc, mang màu sắc của Nhật Bản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng văn minh phương Tây vào công
cuộc cải cách Minh Trị (1868 – 1912), trong đó đi sâu vào nghiên cứu sự kết hợp

4


giữa văn hóa truyền thống của Nhật Bản với việc sử dụng văn minh Phương Tây
trong quá trình cải cách đất nước qua các lĩnh vực.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đề cập đến “Kỹ thuật phương Tây – tư tưởng Phương Đông” trong
cuộc cải cách của Minh Trị ở Nhật Bản giai đoạn 1868 – 1912, được thể hiện
trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó trọng tâm của đề tài là nghiên cứu
sự kết hợp giữa đặc điểm và truyền thốngvăn hóa của Nhật Bản với những thành
tựu tiến bộ của nền văn minh phương Tây trong công cuộc Minh Trị Duy tân, để
tạo nên bước tiến nhảy vọt của Nhật Bản trong thời kỳ này.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng các phương pháp chính của
chuyên ngành Lịch sử như: phương pháp logic, phương pháp lịch sử kế hợp với
sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, thống kê, mơ tả, so sách, đối chiếu…
sử dụng các phương pháp và thao tác đó, chúng tôi thực hiện đề tài theo ba bước
sau:
Bước một: Sưa tầm và tìm kiếm tài liệu. Sau khi xác định tên, đối tượng và
giới hạn của đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầm các tài liệu có liên quan như:
sách, tập chí nghiên cứu về Nhật Bản và quan hệ của Nhật Bản. Thực hiện điều
này chúng tơi tìm kiếm và sử dụng các tài liệu được lưu trữ tại thư viện Đại Học
Sư Phạm – ĐHĐN, Phòng Học liệu – Khoa Lịch sử - ĐH Sư Phạm – ĐHĐN,
Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Huế, Phòng Học liệu – Khoa Lịch sử - ĐH
Sư Phạm Huế, Thư viện Đại Học Khoa Học Huế, Thư Viện Tổng Hợp Huế…
Bước hai: Trên cơ sở những tài liệu thu thập, tìm kiếm được chúng tơi tiến
hành phân tích để tổng hợp nên những nội dung quan trọng trong việc tiếp thu kỹ
thuật phương Tây vận dụng cụ thể và phù hợp với tình hình Nhật Bản trong cơng
cuộc cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị, đồng thời đưa ra một số nhận xét đánh
giá về vấn đề này.
Bước ba; Sau Khi trình bày nội dung cụ thể của cuộc cải cánh Minh Trị.
Chúng tôi làm nổi bật lên việc tiếp thu kỹ thuật phương Tây trong cuộc cải cách

5



đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề Nhật Bản tiếp thu của phương Tây
nhưng lại để lại dấu ấn đậm nét của con người Nhật Bản qua các lĩnh vực khác
nhau.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài hồn thành sẽ giúp cung cấp nguồn tư liệu có tính hệ thống giúp cho
chúng ta tái hiện được một cách chân thực và khách quan về việc tiếp thu văn
minh phương Tây và dấu ấn của con người Nhật Bản trong cuộc Duy tân Minh
Trị (1868 - 10912). Thông qua đó giúp người đọc hiểu hơn về cơng cuộc cải
cách của Nhật Bản, thấy rõ được một trong những nhân tố làm nên thành công
trong cuộc Minh Trị Duy tân là việc vận dụng, kết hợp khoa học, kỹ thuật
phương Tây với văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Đồng thời nhận thức được
tầm quan trọng cuộc Duy tân Minh Trị đối với tiến trình phát triển của đất nước
trong dịng chảy lịch sử của Nhật Bản.
Ngồi ra, vấn đề nghiên cứu cũng là nội dung quan trọng trong học tập và
giảng dạy lịch sử thế giới cận đại. Vì vậy, việc hồn thành đề tài cịn là nguồn
tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, đối với sinh viên chuyên ngành Lịch sử,
Đông Phương học và những ai quan tâm về vấn đề này.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm có hai chương:
Chương 1. Công cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản (1868 - 1912).
Chương 2. “Kỹ thuật Phương Tây – Tư tưởng Phương Đông” trong công
cuộc Minh Trị Duy tân (1868 - 1912) ở Nhật Bản.

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN
(1868 - 1912)

1.1. Khái quát tình hình thế giới và Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX
1.1.1 Tình hình thế giới nửa đầu thế kỉ XIX
Thắng lợi của cuộc cách mạng Nêđeclan (1566 - 1648) đã mở ra một trang
mới của lịch sử nhân loài, là sự kiện đánh dấu mốc mở đầu cho thời kỳ cận đại
của thế giới. Tiếp sau cuộc cách mạng Nêđeclan, trên thế giới lần lượt bùng nổ
cuộc cách mạng tư sản Anh vào thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13
bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cuộc cách mạng tư sản Pháp vào cuối thế kỉ
XVIII. Thắng lợi và ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên này ngày
một to lớn và sâu rộng trên phạm vi thế giới vào buổi đầu của thời cận đại.
Cùng với sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản, từ cuối thế kỉ XVIII
đến giữ thế kỉ XIX ở các nước Châu Âu đã có sự phát triển nhảy vọt trong lĩnh
vực sản xuất, đặc biệt tại các nước Anh, Pháp, Đức cuộc cách mạng công nghiệp
phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu về kỹ thuật và cơng nghệ. Đó là
cuộc cách mạng nhằm cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công,
Nhằm tăng năng xuất lao động và củng cố nền tảng của chế độ mới.
Cùng với sự phát triển và lan rộng của cách mạng tư sản trên phạm vi thế
giới. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản,
nhiều trung tâm công nghiệp mới hình thành, thành thị đơng dân xuất hiện, năng
suất lao động tăng cao và ngày càng xã hội hóa q trình lao động của chủ nghĩa
tư bản. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dần được hình thành và ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp cũng dẫn đến việc hình thành và phân
hóa hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản công nghiệp và vô sản công
nghiệp, làm nẩy sinh mâu thuẫn trong xã hội và các cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản không ngừng tăng lên. Mặt khác, với sự phát triển cao về trình độ sản
xuất thì nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu, thuộc địa phục vụ cho
7


nền kinh tế tư bản ngày càng cấp bách. Chính điều này đã thơi thúc các nước tư

bản phải tìm kiếm các vùng đất mới và tiến hành các cuộc xâm chiếm thuộc địa
trong suốt thế kỉ XIX mà đối tượng là các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
Đến đầu thế kỉ XIX, về căn bản nền kinh tế của các nước châu Ấ vẫn là nền
kinh tế tự nhiên, xây dựng trên nền tảng tiểu nông kết hợp với thủ cơng gia đình.
Về chính trị, tình hình chính trị ở châu Á hết sức phức tạp, nhìn chung chế độ
phong kiến vẫn còn tồn tại nhưng trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái trầm
trọng. Trong xã hội thì thành phần chủ yếu là nơng dân sống trong các làng mạc
với các tập tục phong kiến lỗi thời. Cũng như các nước châu Á, các quốc gia
châu Phi và Mỹ - Latinh cũng nằm trong tình trạng lạc hậu, lỗi thời và ngày càng
suy yếu.
Trước tình hình đó, yêu một yêu cầu đặt ra với các nước châu Á, châu Phi
và Mĩ - latinh là phải nhanh chóng tìm ra một hướng đi mới cho dân tộc, để vừa
bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại vừa đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị
xâm lược và nô dịch.
Như vậy, đến nửa đầu thế kỉ XIX trong khi các nước tư bản phương Tây
ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về thị trường, thuộc địa ngày càng tăng
thì ở các nước châu Á, châu Phi, Mỹ - Latinh lại rơi vào khủng hoảng, suy
thối.Vì vậy, các nước châu Á, châu Phi, Mỹ - Latinh trở thành đối tượng xâm
nhập của các nướctư bản chủ nghĩa, cũng từ đây các quốc gia này đứng trước
nguy cơ bị xâm nhập, cai trị, bóc lột của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
1.1.2. Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX
1.1.2.1. Sự suy thối của chính quyền Tukugawa
Sau khi Toyotomi Hideyoshi (1536-1598) qua đời, Tokugawa Ieyasu (15421616) với tư cách là lañ h chúa lớn nhấ t Nhâ ̣t bản lúc bấ y giờ đã sáng lâ ̣p ra triề u
đa ̣i Tokugawa kéo dài 250 năm trong lich
̣ sử Nhâ ̣t Bản . Tokugawa đươ ̣c Thiên
Hoàng phong ban vào năm 1603.

8



Đây là mô ̣t triề u đa ̣i ra đời trong hoàn cảnh đấ t nước bi ̣giày xéo bởi nô ̣i
chiế n, quyề n lực bi ̣chia rẽ và thường xuyên bi ̣tranh giành với các lañ h chúa
quân sự , liên minh nông dân và các tổ chức nhà thờ Thiên Chúa Giáo

. “Trên

thực tế , dưới thời Tokugawa nước Nhật hầ u như không có nội chiế n và được
hưởng một thời thanh bình có lẽ lâu dài nhấ t trong li ̣ch sử các dân tộc trên thế
giới” [34, tr. 52]. Sau năm 1603, nhâ ̣t Bản trở thành mô ̣t quố c gia thố ng nhấ t . Để
có được sự thớ ng nhấ t đó Tokugawa Ieyasu bắ t đầ u đươ ̣c đă ̣t nề n móng cho mơ ̣t
chính thể có kỉ cương và hiệu quả hơn bất kì m

ột thời kì nào trước đó ở Nhâ ̣t

Bản bằng việc thiết lập chế độ phong kiến theo hướ ng tâ ̣p quyề n .
Tokugawa Ieyasu khi nắ m quyề n lực điề u hành quố c gia đã nhanh chóng
đảm đương chức năng của mô ̣t chin
́ h phủ : kiể m soát công viê ̣c đố i ngoa ̣i , tiề n tê ̣,
kiể m soát các tổ chức tôn giáo

, quản lý phần lớn tài nguyên c

ủa nước Nhật .

Cùng với việc sở hữu nguồn tài nguyên triều đình Tokugawa cịn nắm các thành
phớ lớn ở Nhâ ̣t Bản và dời đô đế n Edo

(Tokyo ngày nay ), cho nên thời kỳ này

cịn được gọi là thời kỳ Edo.

Chế đơ ̣ Ma ̣c Phủ đươ ̣c thi ết lập từ thời Kamakura (1185-1333), Minamoto
Yoritomo đươ ̣c thiên hoàng phong làm Tướng quân vào năm

1192. Ông đã đă ̣t

các võ sĩ của ơng vào các chức vụ hành chính đồng thời thiết lập chế độ Mạc
Phủ để thực sự cai trị tồn q́ c. Và trong lịch sử nước Nhật dưới thời Tokugawa
chế đô ̣ Ma ̣c Phủ v ẫn đươ ̣c duy trì , tổ chức mô ̣t thể chế chin
̣ a trên sự hiê ̣n
́ h tri dự
diê ̣n song song của hai guồ ng máy : bakufu, đứng đầ u là Shogun Tokugawa ở
trung ương và các daimyo cai tri ̣các han ở điạ phương.
Chính quyền Tokugawa kiểm số

t toàn bơ ̣ tầ ng lớp võ si ̃

bằ ng chế đơ ̣

Sankin Kotai, một chính sách lớn của Mạc phủ Tokugawa nhằm thâu tóm quyền
lực về chính trị, kiểm soát hoạt động của các lãnh chúa đồng thời qua đó khẳng
định lịng trung thành của các daimyo với tướng qn.
Ngồi ra chính quyền Mạc Phủ cũng chia xã hội thành bốn đ ẳng cấp là: sĩ,
nông, công, thương. Ở Nhật Bản sĩ có thể là văn ho

ặc võ sĩ . Nông là nh ững

người làm r a của cải. Công là thơ ̣ thủ công , đươ ̣c coi là những người sản xuấ t

9



hạng hai. Còn thương nhân đươ ̣c coi là nh ững người ăn bám do đó bi ̣xế p ở ha ̣ng
dưới cùng.
Thời kì Tokugawa là giai đoa ̣n phát triể n cuố i cùng và cao nhấ t của chế

đô ̣

phong kiế n Nhâ ̣t Bản . Tuy nhiên, từ cuố i thế kỉ XVIII đế n đầ u thế kỉ XIX thì chế
đô ̣ Tokugawa Bakufu rơi vào sự khủng hoảng toàn diê ̣n và sâu sắ c trên tấ t cả các
mă ̣t kinh tế , xã hội.
“Tình trạng hủ bại , tham nhũng , hố i lộ ngày càng tăng trong bộ

máy

Bakufu cũng như ở các Han. Mặc dù nắ m quyề n sở hữu nhiề u vùng đấ t rộng lớn
và màu mở , nhiề u mỏ khoáng sản quan trọng cùng với những trung tâm thương
mại lớn như Edo , Kobe, Nagasaki. Thế nhưng Bakafu luôn rơi vào tình trạng bi ̣
thiế u hụt về tài chính” [22, tr.35]. Để khắ c phu ̣c tin
̀ h tra ̣ng đó chin
́ h quyề n và
các Daimyo thường xun tăng cường thuế khó

a bóc lơ ̣t nă ̣ng nề ngư ời nông

dân. Đây là đẳng cấp đông đảo và cũng bị áp bức nặng nề nhất nhấ t trong xã hô ̣i.
Bên ca ̣nh đó , chính quyền Bakufu đã vấp phải c ̣c đấ u tranh của b ộ phận
phú nông. Phú nông là điạ chủ mới , vừa kinh doanh mang tin
́ h chấ t phong kiế n
vừa có khuynh hướng phát triể n theo hướng tư bản chủ nghiã . Mô ̣t mă ̣t ho ̣ chiế m
đoa ̣t, áp bức từ những người nông dân nghèo


, mă ̣t khác ho ̣ cũng vấ p phải sự

chèn ép, kìm hãm từ phía ch ính quyền Bakufu . Chính vì thế mâu thu ẫn của phú
nông với Bakufu ngày càng gay gắ t hơn .Trong bâ ̣c thang đẳ ng cấ p thời Edo thì
chính quyền Tokugawa báo hiệu cho một cuộc khủng hoảng xã hội đang diễn ra
trầ m tro ̣ng. Những cuô ̣c ba ̣ o đô ̣ng của người dân thành thi ̣cùng với cuô ̣c khởi
nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra . Nó đã giáng một địn mạnh vào bộ máy chính
trị của chính quyền Bakufu . Mạc Phủ đã đàn áp hế t sức dã man các c ̣c kh

ởi

nghĩa và tăng cường hơn sự kiểm sốt đối với nhân dân .
Sau mô ̣t thời gian dài đươ ̣c số ng trong điề u kiê ̣n hòa bình
ngày càng trở nên an nhàn và nghèo khổ hơn

, tầ ng lớp võ si ̃

. Vào đầu thời kì Tokugawa thì

bở ng lơ ̣c của giới võ si ̃ là đủ s ống nhưng đến đầu thế kỉ XIX thì bổng lộc ngày
càng bị giảm sút do nguồn lực của Bakufu suy yếu

. Đế n giữa thế kỉ XIX , có

nhiề u võ si ̃ phải sớ ng trong cảnh nghèo túng , nơ ̣ nầ n . Để đảm bảo cho đời số ng

10



thì nhiều võ sĩ p hải bán một phần thu nhập bằng lúa hoặc có khơng ít người phải
bán đồ gia bảo , kiế m hay đồ trang phu ̣c truyề n thố ng của dòng ho ̣ để lấ y tiề n chi
tiêu, trang trải cuô ̣c số ng của min
̀ h.
Vào cuối thời Edo, hiê ̣n tươ ̣ng bầ n cùng hóa võ sĩ diễn ra rõ rệt. Nhiề u võ si ̃
cấ p thấ p với số bổ ng lô ̣c it́ ỏi không thể số ng đươ ̣c nên đã bỏ chủ đi lang thang .
Và ở nhiều nơi cũng diễn ra việc bán tước hiệu võ sĩ cho thương nhân hoặc phú
nông giàu có . Hâ ̣u quả của tầng lớp này đã làm giảm sự tôn quý của tầng lớp võ
sĩ vốn đã được gìn giữ một cách thiêng liêng từ thế hệ này đến thế hệ khác .
Trong tiǹ h hiǹ h đó , Mạc Phủ Tokugawa lại phải đương đầu với

tình hình

mới, đó là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây . “Người châu Âu đế n
nhật bản sớm nhấ t là người Bồ Đào Nha”

[24, tr.79]. Lúc đầu do mong muốn

mua đươ ̣c nhiề u vũ khí tố i tân để tăng cường lực lươ ̣ng quân sự nên các Daimyo
đều hoan ngh ênh người châu Âu đế n lañ h điạ của mình để bn bán

. Chính vì

thế có giai đoa ̣n quan hê ̣ của Nhâ ̣t bản với các nước Tây Âu rấ t phát triể n .
Về sau các nước Tây Âu dần để lộ âm mưu xâm lược của mình cho nên
chính quyền Nhật Bả n đã ra lê ̣nh cấ m đa ̣o . Dưới thời Ma ̣c Phủ Tokugawa tiế p
theo do yêu cầ u phát triể n quan hê ̣ với bên ngoài nên đố i với viê ̣c truyề n đa ̣o
cũng làm ngơ. Về sau trong liên minh với các Daimyo chố ng la ̣i Tokugawa có kẻ
là tín đồ của đa ̣o Thiên Chúa. Đồng thời Mạc Phủ lại sợ các Daimyo ở vùng Tây
Nam sẽ trở nên ma ̣nh hơn nhờ viê ̣c quan hê ̣ mâ ̣u dich

̣ với các nước Phương Tây
và sẽ đe dọa sự thống trị của mình. Vì vậy chính quyền Mạc Phủ Tokugawa đã đi
đến biê ̣n pháp tố i hâ ̣u thư để giữ toàn quyề n quyế t đinh
̣ đố i với vâ ̣n mê ̣nh của
nước Nhật là “bế quan tỏa cảng” vào năm 1639.
Từ sau cuô ̣c k hởi nghiã của nông dân cùng với sự ủng hơ ̣ của các võ si ̃ vơ
chủ thì chính sách “bế quan tỏa cảng” bắ t đầ u đươ ̣c thi hành mô ̣t cách ráo riế t ,
triê ̣t để “bấ t cứ người Nhật nào cũng bi ̣ cấ m không được đi ra khỏi nước và ai
đã đi ra nước ngoài thì không được trở về ” [34, tr.60]. Chính quyền Mạc Phủ đã
ra lê ̣nh cấ m buôn bán với nước ngoài , lái bn và giáo sĩ nước ngồi phải rời

11


khỏi Nhật Bản , chỉ trừ Trung Quốc và Hà Lan được tiếp tục buôn bán ở
Deshima, mô ̣t hòn đảo nhỏ nằ m trong hải cảng Nagasaki .
Chính sách “ đóng cửa tự phòng vệ ” của Nhâ ̣t Bản cho thấ y sự chủ đô ̣ng
trong quan hê ̣ ngoa ̣i giao , trong vấ n đề xử lý các mố i quan hê ̣ quố c tế nhưng
đồ ng thời cũng thể hiê ̣n những nhươ ̣c đ iể m căn bản của các quố c g ia phong kiế n
phương Đông.
Như vậy, sự khủng hoảng của chế độ Mạc Phủ Tokugawa diễn ra trên tất cả
các mặt. Biể u hiện đầ u tiên của sự khủng hoảng đó là nề n kinh tế phong kiế n su ̣p
đổ .Trong nông nghiê ̣p, chế đô ̣ tô thuế nă ̣ng nề , viê ̣c nô ̣p tô thuế nă ̣ng nề đó khiế n
cho người nông dân lê ̣ thuô ̣c hơn vào điạ chủ và các thương nhân , những người
cho vay nă ̣ng laĩ . Hiê ̣n tươ ̣ng mua bán ruô ̣ng đấ t ngày càng gia tăng . Đất nước
rơi vào tình trạng lạc hậu, khủng hoảng trong khi xã hội lại xuất hiện các yếu tố
mới tạo nên những chuyển biến quan trọng cho giai đoạn tiếp theo.
1.1.2.2. Sự xuất hiện của các yếu tố mới
Điể m đáng chú ý của chế đô ̣ Ma ̣c Phủ là quá trin
̀ h phát triể n nhanh chóng

của các đô thị và thương nghiệp. Sự chuyể n min
̀ h từ “thành phố pháo đài” thành
các đo thị buôn bán lớn cùng với việc gia tăng dân số mạnh như Edo

, Osaka,

Kyoto, Kagoshima… khiế n Nhâ ̣t Bản thời Ma ̣c Phủ trở thành quố c gia có tố c đô ̣
đô thi ̣hóa cao nhấ t lúc bấ y giờ .
Từ sự phát triể n ngày càng lớn ma ̣nh của các ngành thủ công nghiê ̣p và
thương nghiê ̣p đã dẫn đế n sự thàn h lâ ̣p của tầ ng lớp thi ̣dân . Sự xuấ t hiê ̣n ngày
càng nhiều của các công trường thủ công cũng như các vùng chuyên môn sản
xuấ t những mă ṭ hàng xuấ t khẩ u thủ công nhấ t đinh
̣ đã làm cho số lươ ̣ng thơ ̣ thủ
công ngày càng tăng lên . Bên cạnh tầng lớp thợ thủ cơng thì tầng lớp thương
nhân cũng ngày càng phát triể n và giàu lên nhanh chóng

. Công viê ̣c buôn bán

ngày càng phức ta ̣p và phân hóa nên tầ ng lớp thương nhân đươ ̣c chia làm ba loa ̣i
rõ rệt : tonya có nghi ̃ a là người buôn bán s ỉ, nakagaiya có nghiã là người buôn
bán trung gian và kourinin là người buôn bán lẻ .

12


Với sự phổ biế n của nề n k inh tế tiề n tê ̣ và mức tiêu thu ̣ ngày càng cao

,

trong khi giai cấ p thương nhân ngà y càng giàu có thì võ sĩ và nông đân lại ng ày

càng nghèo khó . Tầng lớp võ sĩ –từng đươ ̣c coi tro ̣ng nhấ t trong xã hô ̣i phải vay
mươ ̣n tiề n ba ̣c của các thương nhân , và ngày càng lệ t huô ̣c tài chin
́ h vào đ ẳng
cấp này , là đẳng cấp“thấ p” nhấ t trong xã hô ̣i . Tình trạng này đã đảo lộn những
nguyên tắ c căn bản nhấ t trong chin
́ h quyề n Tokugawa .
Để giải quyế t những khó khăn về kinh tế , chính quyền Tokugawa đã đưa ra
nhiề u chính sách , biê ̣n pháp nhằ m cải cách về tài chính , khi thì đổ i tiề n , khi thì
đánh thuế cao vào tầ ng lớp thương nhân giàu có , khi thì kêu go ̣i dân chúng cầ n
kiê ̣m... nhưng không có biê ̣n pháp nào đem la ̣i kế t quả .
Sự phát triể n ma ̣nh mẽ của đẳ ng cấ p công thương cùng với nề n kinh tế
hàng hóa và nền sản xuất mang tính chun mơn hóa đã làm nảy sinh m
mớ ng tư bản chủ nghiã trong lòng xã hô ̣i phong kiế n
yế u của chính quyề n Ma ̣c Phủ Tokugawa

ầm

Nhâ ̣t Bản cùng với sự suy

. Cho đế n giữa thế kỉ XIX thì mâu

thuẫn trong nước ngày càng trở nên trầ m tro ̣ng hơn , đó là mâu thu ẫn giữa quan
hê ̣ sản xuấ t cũ lỗi thời với phương thức sản xuấ t mới tư bản chủ nghiã
Như vậy, đến đầu thế kỉ XIX Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra cho thấy chính quyền
Tokugawa sau mấy trăm năm tồn tại đã đến lúc khơng đủ sức điều hịa các mâu
thuẫn trong xã hội và giải quyết con đường phát triển cho đất nước. Trong khi
đó, tại Nhật Bản đã xuất hiện của các yếu tố mới và những tiền đề mới để phát
triển đất nước theo con đường khác.
Trong cùng một bối cảnh với các nước châu Á, khi mà chế độ phong kiến

trở nên khủng hoảng và lỗi thời, khơng cịn đáp ứng được nhu cầu phát triển của
xã hội thì việc tìm ra một con đường mới cho dân tộc là một điều tất yếu. Lịch sử
đã đặt ra cho Nhật Bản một yêu cầu là phải có một hướng đi mới, để vừa đưa đất
nước vượt qua khủng hoảng vừa bắt kịp với xu thế thời đại. Chính vì vậy, trong
lúc này Nhật Bản cần nhanh chóng có những bước đi phù hợp hơn, tiến bộ hơn.
Cuộc Minh Trị Duy tân diễn ranhư một điều tất yếu để đưa Nhật Bản đi theo con

13


đường tư bản chủ nghĩa vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước vừa
phù hợp vớiyếu tố thời đại.
1.2. Khái quát công cuộc Duy tân Minh Trị của Nhât Bản (1868 - 1912)
1.2.1. Kinh tế
Nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nông
nghiệp, cũng như để gia tăng nguồn thu tài chính cho chính phủ trong điều kiện
kinh tế cơng thương nghiệp còn yếu kém. Từ năm 1872 – 1873 nhà nước đã ban
hành nhiều sắc lệnh về cải cách ruộng đất, xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho
người đang chiếm hữu, đánh thuế đất dựa trên giá đất và đánh vào người sở hữu
đất đai, ruộng đất được phép mua bán, nguyên tắc sở hữu một phần ruộng đất
được ban hành, quyền tự do trồng trọt trên mảnh đất được thừa nhận,sự độc
quyền của giai cấp phong kiến bị xóa bỏ.
Cải cách ruộng đất đã góp phần giải quyết vấn đề tài chính và giữ vai trị
quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa đất nước. “Nơng nghiệp đã đáp ứng
đủ nhu cầu lương thực trong nước, tăng ngân sách cho nhà nước, năm 1873 tiền
thuế đất chiếm 90% tổng số thuế và khoảng 70% thu nhập của chính phủ” [24,
tr.95].
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển của
đất nước, năm 1780 chính quyền Minh Trị đã thành lập bộ cơng nghiệp. Trong
vịng 20 năm từ năm 1875 – 1895 đầu tư công nghiệp của chính phủ chiếm

khoảng 30 – 40% tổng đầu tư quốc gia, cơ sở thiết bị công nghiệp và cơ sở hạ
tầng được chú ý xây dựng. “Đến năm 1893, hệ thống đường sắc Nhật Bản lên
tới 2000 dặm, việc vận tải đường biển cũng được hiện đại hóa với các tàu chạy
bằng hơi nước, mạng lưới thông tin liên lạc cũng được mở rộng” [24, tr.97].
Nhật Bản cũng nhanh chóng phát triển các cơ sở cơng nghiệp hiện đại như
khai thác mỏ, xây dựng các nhà máy dệt, nhà máy luyện kim, xi măng, đóng
tàu… Như vậy, trong công nghiệp nhà nước chú trọng đầu tư công nghiệp nặng,
tuy nhiên cũng phát triển công nghiệp nhẹ một cách tương ứng cũng như tham

14


gia điều tiết sự phát triển của nền kinh tế, chú ý phát triển cả công nghiệp quốc
doanh và công nghiệp tư nhân.
Ngồi ra, Nhật Bản cịn tiến hành thành lập ngân hàng, thống nhất tiền tệ
dựa trên cơ sở đồng Yên, sử dụng một loại tiền do cục đúc tiền phát hành, chính
phủ cịn thống nhất hệ thống đo lường, thống nhất thị trường, tạo điều kiện cho
việc giao lưu bn bán trong nước phát triển.
1.2.2. Chính trị
Ngay khi lên cầm quyền, Thiên hồng đã tun bố xóa bỏ chế độ Mạc phủ
thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sảnhóa đóng
vai trị quan trọng. Về hình thức, quyền lực của nhà nước được tổ chức theo
nguyên “tắc tam quyền phân lập” do chính viện (nội các chính phủ), Hữu viện
(chăm lo việc tư pháp), Tả viện (cơ quan lập pháp) điều hành. Tuy nhiên, trên
thực tế mọi quyền lực đều tập trung trong tay Thiên hoàng với sự giúp sức của
các đại thần thân tín. Và các cơ quan này tồn tại đến năm 1885, khi chính quyền
Minh Trị thực thi chế độ nội các, cùng với tam viện, chính quyền còn thiết lập
sáu bộ: bộ Dân vụ; bộ Quốc phòng; bộ Tài chính; bộ Tư pháp; bộ Hồng cung;
bộ Ngoại giao.
Chính phủ của Minh Trị cịn thực thi nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện

cho việc thống nhất đất nước, xóa bỏ chế độ đẳng cấp phong kiến, thủ tiêu đặc
quyền của Samurai để tập trung mọi quyền lực vào tay Thiên hồng. Ngày 12 –
7 – 1871, chính phủ đã đưa ra mệnh lệnh “phế Han lập Ken”, theo đó hơn 265
Han bị xóa bỏ thay vào đó là hệ thống chính quyền địa phương thống nhất với 3
phủ và 72 Ken.
Ngày 11 – 2 – 1889, Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản được công bố. Đây
được xem là bộ luật căn bản của nhà nước Nhật Bản trong suốt thời kỳ Minh Trị
cho đến năm 1946. Hiến pháp quy định quyền lực tuyệt đối của Thiên Hoàng,
theo hiến pháp thì Quốc hội có khả năng phản ánh rộng rãi ý kiến của nhân dân
thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

15


Như vây, Hiến pháp được ban hành đã xác lập rõ ràng thể chế chính trị mới
của Nhật Bản là chế độ quân chủ lập hiến. Hiến pháp “là ví dụ điển hình của
quan điểm xây dựng một mơ hình Nhà nước hiện đại theo kiểu phương Tây
nhưng vẫn kết hợp, duy trì những yếu tố truyền thống”[29, tr.177].
1.2.3. Văn hóa – Giáo dục
Với chủ trương tiếp thu văn minh phương Tây của nhà cầm quyền mới
nhằm hiện đại hóa đất nước, thời Minh Trị trên khắp cả nước đã lan rộng phong
trào văn minh khai hóa. Phong trào đã làm thayđổi bộ mặt của các đô thị với
những ngôi nhà mới có kiến trúc theo lối phương Tây. Ngay cả người Nhật cũng
thay đổi theo phong cách phương Tây, nhất là những người có địa vị, mà Thiên
Hồng Minh Trị là người đi đầu trong phong trào này.
Để nâng cao trình độ dân trí,đáp ứng nhu cầu tiếp thu khoa học kỹ thuật và
phát triển của xã hội, chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú ý đến cải cách giáo dục.
Việc chăm lo giáo dục dưới thời Minh Trị được xem là một chiến lược hàng đầu
cho việc xây dựng một xã hội văn minh. Điều này không chỉ giới hạn trong việc
học tập khoa học kỹ thuật để xây dựng kinh tế mà còn là việc tiếp thu, giáo dục,

văn hóa, tư tưởng, phong cách, lối sống của xã hội tư sản phương Tây.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, Nhật Bản đã thi hành chế độ
giáo dục cưỡng bức. “Từ nay trở đi, chúng thứ nhơn dân, không kể hoa tộc, sĩ
tộc, cùng là các hạng cày ruộng, làm nghề đi buôn cho đến đàn bà con gái cũng
vậy, tất sao trong làng đừng còn một nhà nào khơng học, trong nhà đừng cịn
một người nào không học” [28, tr.177].
Chế độ giáo dục phong kiến cũ dần bị xóa bỏ và được thay thế bằng hệ
thống giáo dục mới, gồm các bậc tiểu học, trung học, đại học. Giáo dục Nhật
Bản được thành 8 khu đại học, mỗi khu đại học được chia thành 32 khu trung
học và mỗi khu trung học được chia thành 10 khu tiểu học. Cùng với hệ thống
trường công, các trường chính quy, trường tư thục, dân lập, bổ túc và các trường
dạy ở chùa cũng đóng vai trị to lớn và được khuyến khích phát triển.

16


Nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập cũng có những thay đổi căn
bản. Phương pháp dạy học bằng đồ dùng trực quan được chú trọng, việc học gắn
với đời sống thực tế, phát huy tính tư duy độc lập, tính sáng tạo của người học.
Với việc chú trọng đầu tư và cải cách mạnh mẽ nền giáo dục, chỉ trong một
thời gian ngắn giáo dục Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. “Đến
đầu thế kỉ XIX có đến 98% số trẻ em đến tuổi đi học được đến trường, so với
năm 1886 là 46%” [24, tr.92].“văn hóa tri thức được phổ cập đến tồn diện;
trình độ học vấn của nhân dân được nâng cao; tình thần, tác phong khoa học
xâm nhập vào đời sống xã hội” [27, tr.141].
1.3.4. Quân sự
Trong thời kỳ Mạc phủ, Nhật Bản phải phụ thuộc vào lực lượng quân sự từ
các Han, nhưng sau khi lên nắm quyền Minh Trị đã tiến hành cải cách quân sự
nhằm tiến tới xây dựng một nền quân sự thống nhất, đủ sức đương đầu với các
thế lực bên ngoài. Để thực hiện mục tiêu đó, năm 1872 chính phủ Nhật Bản ban

hành sắc lệnh thành lập quân đội thường trực, trên cơ sở thi hành nghĩa vụ quân
sự toàn dân và cải tổ quân đội theo khuôn mẫu của các nước tư bản phương Tây.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đẩy mạnh việc mua vũ khí hiện đại của
phương Tây để tăng sức mạnh cho quân đội, cho người ra nước ngoài học tập và
nghiên cứu về mơ hình qn sự của các nước tiên tiến cũng như việc chế tạo vũ
khí để có thể tự chủ trong vấn đề phát triển quân đội thực sự hùng mạnh. Nhờ
những cải cách trong lĩnh vực quân sự mà quân đội Nhật Bản từng bước phát
triển và “chỉ trong vòng vài chục năm ngắn ngủi, Nhật Bản đã xây dựng được
một lực lượng quân sự hùng hậu và thiện chiến” [22, tr.88]
1.2.5. Kết quả
Công cuộc Minh Trị Duy tân về bản chất là một cuộc cách mạng tư sản và
có một ý nghĩa vơ cùng to lớn, đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử Nhật Bản
thời kỳ cận đại. Duy tân Minh Trị đã đưa Nhật Bản thốt ra khỏi tình trạng
khủng hoảng và tiến lên theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nhờ cuộc cách mạng
này mà Nhật Bản đã tạo được sự thay đổi thần kỳ, xóa bỏ mọi cản trở của chế độ
phong kiến, đặt nền móng cơ bản đưa Nhật Bản trở một trong những cường quốc
17


trên thế giới. Công cuộc cải cách không chỉ giúp cho Nhật Bản trở thành quốc
gia duy nhất ở châu Á hồn tồn thốt khỏi ách nơ dịch của chủ nghĩa thực dân
phương Tây, mà còn đưa Nhật Bản bước vào hàng ngũ các cường quốc tư bản
phát triển lúc bấy giờ.
Với cuộc cách mạng năm 1868, Nhật Bản đã gặt hái được nhiều thành tựu
quan trong trên tất cả các lĩnh vực. cuộc cách mạng này đã dẫn đến q trình
cơng nghiệp hóa của Nhật Bản, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong
30 năm cuối thế kỉ XIX, khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự khi
giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895) và đánh bại
Hải quân Hoàng gia Nga (1904 - 1905).
Như vậy, vào nửa đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đang trên đà xác lập ở

phạm vi thế giới cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
ở các nước tư bản Âu – Mĩ. Trong khi đó, châu Á vẫn nằm trong bốn bức tường
khép kín của chế độ phong kiến, với sự lạc hậu và khủng hoảng về mọi mặt. Chế
độ phong kiến khơng cịn đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Một yêu
cầu đặt ra đối với các quốc gia phương Đông là phải tìm ra con đường mới để
đưa đất nước vừa thốt khỏi cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng, vừa phù
hợp với xu thế thời đại và đuổi kịp các nước phương Tây.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước châu Á đã thực hiện chính sách “đóng
cửa”để tự vệ đất nước, nhưng khi chủ nghĩa thực dân phương Tây ồ ạt xâm nhập
vào châu Á, hầu hết các quốc gia này đều không thể chống đỡ được trước sức
mạnh tuyệt đối của các nước phương Tây.
Nhật Bản – một trường hợp hết sức đặc biệt, trên tinh thần tự lực tự cường
cùng với một nền văn hóa giàu bản sắc, Nhật Bản đã tiến hành công cuộc Minh
Trị Duy tân, chủ trương học tập phương Tây để canh tân đất nước dựa trên cơ sở
của “tinh thần Nhật Bản”. Chính cuộc Minh Trị Duy tân đã tạo cho Nhật Bản
những bước tiến thần kỳ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đưa Nhật
Bản thoát ra khỏi số phận của một nước phụ thuộc, thuộc địa như hầu hết các
nước phong kiến châu Á, trở thành một nước tư bản bắt kịp và sánh ngang hàng
với các nước tư bản Âu – Mĩ.

18


Chƣơng 2. “KĨ THUẬT PHƢƠNG TÂY – TƢ TƢỞNG PHƢƠNG
ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN (1868 - 1912)
Ở NHẬT BẢN
2.1. Điều kiện để thực hiện “Kỹ thuật Phƣơng Tây – Tƣ tƣởng Phƣơng
Đông” trong Minh Trị Duy tân
2.1.1. Điều kiện chủ quan
2.1.1,1. Cơ sở kinh tế

Cho đến đầu thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến dưới sự
cai trị của chính quyền Mạc Phủ.Chính vì vậy, để có thể tiếp nhận những thành
tựu của văn minh phương Tây vào công cuộc Duy Tân Minh Trị thì Nhật Bản
phải có những điều kiện nhất định. Những chuyển biến của nền kinh tế Nhật Bản
nửa đầu thế kỉ XIX đã tạo ra những tiền đề quan trọng, làm cơ sởcho chính
quyền Thiên Hồng Minh Trị áp dụng những thành tựu của văn minh phương
Tây vào công cuộc duy tân đất nước.
Trước hết, vào thời kỳ Mạc Phủ do nắm giữ được ưu thế vượt trội về chính
trị, kinh tế mà chính quyền Tukugawa đã duy trì được nền hịa bình và ổn định ở
Nhật Bản. Mơi trường hịa bình và ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
ngành kinh tế nhật Bản phát triển trong suốt thời kỳ cầm quyền của Mạc Phủ.
Xuất phát từ nhận thức kinh tế là nền tảng cơ bản để tái thiết đất nước. Từ đầu
thế kỉ XVII, Mạc Phủ Tukugawa đã thi hành một số chính sách nhằm tạo nên
những động lực cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.
Trong sản xuất nơng nghiệp, được chính quyền chú trọng đầu tư, diện tích
dất canh tác được mở rộng, sản lượng không ngừng tăng lên và loại hình sản
phẩm cũng phong phú hơn. Cùng với việc mở rộng diện tích thì sản lượng cũng
tăng lên rõ rệt, diện tích đất canh tác “giữa thế kỉ XV là từ 950.000 ha tăng lên
1.640.000 ha vào năm 1600 và đến năm 1720 tăng lên 2.970.000 ha. Năm 1600,
tổng sản lượng lương thực đạt 19,7 triệu Koku thì đếncuối thời kỳ Mạc Phủ đã
vượt lên 48,6 triệu Koku” [36, tr.206].

19


Ngồi ra, nơng nghiệp Nhật Bản cũng hình thành các khu chuyên canh, từ
đó tạo nên nguồn sản phẩm hàng hóa phong phú và cung cấp nguyên liệu cho
các xưởng thủ công. Kinh tế nông nghiệp đã được đa dạng hóa, nhiều nơng đân
trở thành người lao động kiêm nghiệp, vừa làm nghề nông vừa kết hợp với sản
xuất thủ công nghiệp hay buôn bán chuyên nghiệp. Hoạt động của họ đã phục vụ

đắc lực cho nhu cầu sản xuất và đời sống nơng thơn, đồng thời góp phần gắn kết
kinh tế nông thôn với mạng lưới thị trường chung, đem lại sức sống mới cho
kinh tế nông nghiệp.
Thủ công nghiệp và công nghiệp cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu
của giai cấp phong kiến. Việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới cũng như khả
năng mở rộng quy mơ sản xuất cũng góp phần tạo nên những biến đổi trong
ngành thủ công. Trên cả nước đã hình thành nhiều trung tâm thủ cơng nghiệp với
quy mơ tương đối lớn. Trong thủ cơng nghiệp đã hình thành các ngành như dệt
lụa, giấy, in, nấu rượu, sản xuất đường, chế biến hải sản… trong công nghiệp các
ngành khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí… cũng bắt đầu phát triển.
Với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản thì việc ra đời đội ngũ thương
nhân chuyên nghiệp cùng với hoạt động thương mại là một điều tất yếu, đó cũng
chính là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
hình thành mạng lưới thị trường trong nước và quốc tế. “Đến năm 1783, qua
phân loại dân số, thương nhân chiếm tỉ lệ 12/2% so với chỉ có 7,7% thuộc về
đẳn cấp Samurai” [36, tr.224], điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng về
số lượng của đội ngũ thương nhân và cũng chứng tỏ giai đoạn này hoạt động
thương mại của Nhật Bản cũng phát triển mạnh.
Nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ đã phát triển ở một trình độ nhất
định. Nếu như, trong thời kỳ nắm quyền của Mạc Phủ nền kinh tế Nhật Bản trì
trệ, lạc hậu, yếu kém thì sẽ khơng tạo được những cơ sở cần thiết để nước này áp
dụng những thành tựu văn minh tiên tiến vào công cuộc cải cách. Tuy nhiên, với
sự phát triển của các ngành kinh tế đã tạo ra nguồn nội lực từ bên trong, tạo ra

20


những tiền đề cần thiết để Nhật Bản có thể áp dụng những thành tựu của văn
minh phương Tây vào cơng cuộc Minh Trị Duy tân của mình.
Từ giữa thế kỉ XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu phát

triển ở thành thị và phần nào ở nông thôn Nhật Bản. “Nhiều công trường thủ
công xuất hiện, nhất là công trường dệt vải lụa (năm 1850, ở Tokyo có cơng
trường sử dụng đến 10 – 20 máy dệt). Năm 1854, cả nước Nhật có trên 300 cơng
trường thủ cơng, có từ 10 cơng nhân trở lên. Năm 1869, số công trường thủ công
tăng lên 400. Trong sản xuất công nghiệp công trường thủ công vẫn chưa chiếm
ưu thế”[25, tr.130]. Tuy vậy, Vào nửa đầu thế kỉ XIX, tại Nhật Bản các yếu tố tư
bản chủ nghĩa đã xuất hiện và xâm nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế phong kiến
của quốc gia này.
Dưới thời Tukugawa đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các
thành phố lớn và thương nghiệp. Thời kỳ này Nhật Bản có trên 200 thành phố,
thị trấn. Thành phố trở thành trung tâm của sản xuất thủ công nghiệp cung cấp
cho thị trường. Thợ thủ công tập trung trong các phường hội, độc quyền sản xuất
một số loại hàng hóa. Bên cạnh đó, “sản xuất hàng hóa và quan hệ hàng hóa –
tiền tệ phát triển đã tác động to lớn đến xã hội Tukugawa. Càng củng cố thêm
chế độ phong kiến và mỗi quan hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau giữa nhà sản
xuất, thương nhân, cho vay lãi. Quan hệ sản xuất mới tư bản chủ nghĩa thâm
nhập vào xã hội phong kiến nhưng không phá vỡ xã hội này” [24, tr.83]. Nếu xét
về xu thế của thời đại, tại thời điểm này xu thế trên thế giới là xóa bỏ nền kinh tế
phong kiến tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa như các nước phương Tây,và
chính Nhật Bản cũng đang chuyển mình trên con đường này.
Có thể khẳng định, việc các yếu tố tư bản chủ nghĩa thâm nhập ngày càng
sâu vào Nhật Bản cũng là một cơ sở quan trọng để quốc gia nhanh chóng áp
dụng những thành tựu của văn minh phương Tây vào cuộc Duy tân của mình đặc
biệt trong lĩnh vực kinh tế.

21


2.1.1.2. Cơ sở xã hội
Bên cạnh những chuyển biến về kinh tế làm cơ sở cho chính quyền mới áp

dụng những thành tựu của văn minh phương Tây vào công cuộc Minh Trị Duy
tân, thì những chuyển biến về xã hội cũng tạo ra những điều kiện nhất định và có
vai trị hết sức quan trọng để Nhật Bản có thể thích ứng nhanh chóng với nền văn
minh phương Tây, khi quốc gia này tiến hành học hỏi vàáp dụng văn minh
phương Tây vào công cuộc canh tân đất nước.
Vào cuối thời kỳ Tukugawa, trong tình hình chính trị hết sức phức tạp các
nước phương Tây không ngừng ra tăng sức ép, thì ở Nhật Bản đã đồng thời xuất
hiện những trào lưu tư tưởng và học thuật như: Khai quốc học (kaikoku), Hà Lan
học (rangaku), Tây dương học (seiyogaku)…
Trong đó trào lưu học thuật Hà Lan học có vai trị quan trọng,“khơng chỉ
thức tỉnh người Nhật trước những thành tự khoa học, kĩ thuật phương Tây mà
còn đem lại một niềm đam mê mãnh liệt về những gì mà phương Tây có vào đầu
thời Minh Trị” [27, tr.150].“Tuy nhiên, trong q trình phát triển, Hà Lan học
khơng chỉ có nghĩa là học tập Hà Lan mà còn mở rộng tầm nghiên cứa ra nhiều
nước châu Âu. Do vậy, về sau Rangaku đã chuyển dần thành trào lưu Tây
Phương học (Yogaku, Dương học)” [36, tr.236].
Rangaku là một trào lưu học tập và tư tưởng phát triển mạnh ở Nhật Bản
sau chính sách văn hóa thơng thống Tướng qn Yoshimune, chính sách này đã
nới lỏng luật kiểm soát đối với sách báo nước ngồi mà trước kia bị chính quyền
Mạc phủ cấm.Tướng quân Yoshimune cho rằng, Nhật Bản phải quan tâm học tập
khoa học phương Tây, vì vậy ơng khuyến khích việc học tập, nghiên cứu sách
báo phương Tây và học tiếng Hà Lan. Phong trào Hà Lan học phát triển từ năm
1720 đến 1868, “đã khuyến khích người Nhật tiếp thu tư tưởng, khoa học kỹ
thuật phương Tây để qua đó tăng cường sức mạnh đất nước đồng thời đả phá
những quan niệm tư duy thủ cựu. Các học giả nổi tiếng của phong trào Rangaku
như Aoki Konyo, Ino Tadataka, Sugita Genpaku…” [13, tr.89].

22



×