ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
- - - - - - - - - - - -
ĐÀO VŨ VŨ
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG DONGHAK (ĐÔNG HỌC)
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Ở TRIỀU TIÊN
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Châu Á học
HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
- - - - - - - - - - - -
ĐÀO VŨ VŨ
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG DONGHAK (ĐÔNG HỌC)
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Ở TRIỀU TIÊN
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Chỉnh
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
Phần mở đầu
01
Phần nội dung
13
Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ BÁN ĐẢO KOREA CUỐI THẾ KỶ XIX
1.1. Vài nét về tình chính trị, xã hội trước khi xuất hiện
tư tưởngg Donghak
1.2. Vài nét về tư tưởng học thuật. tôn giáo
Tiểu kết chương 1
13
13
23
32
Chương 2
SUUN CHOI JAE U VÀ NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNGG DONGHAK
2. 1. Cuộc đời và sự nghiệp của SuUn Choi Jae U
2.2. Hai tác phẩm chính của tư tưởng Donghak
2. 3. Nội dungcơ bản của tư tưởng Donghak
2.4. Tư tưởng Donghak mang đậm tính chất văn hóa Korea
Tiểu kết chương 2
35
35
37
48
60
67
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG DONGHAK TỚI XÃ HỘI JOSEON
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
3.1. Phong trào cách mạng nông dân Donghak
3. 2. Các tôn giáo bắt nguồn từ tư tưởng Donghak
3. 3. Khơi nguồn ý tưởng về ‘KOREA HỌC’
Tiểu kết chương 3
69
69
76
79
81
Phần kết luận
Danh mục Tài Liệu Tham Khảo
82
86
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trước năm 1948, vùng bán đảo Korea là một quốc gia thống nhất. Trải qua
những bước thăng trầm của lịch sử, bán đảo Korea đã mang nhiều tên gọi khác
nhau. Những tên gọi ấy có thể là một quốc hiệu của một quốc gia thống nhất
hay chia thành các quốc gia cát cứ tồn tại cùng thời trên vùng bán đảo. Chẳng
hạn, nhà nước Joseon cổ (고조선) tương truyền ra đời năm 2333 TCN là một
vương quốc hùng mạnh và sau đó trở thành một nhà nước liên minh thống nhất
phát triển qua ba giai đoạn từ Joseon Dangun (조선단군) đến Wiman Joseon
(위만조선). Tương tự, bước vào thời kỳ Tam quốc, trên vùng bán đảo Korea
lại xuất hiện ba quốc gia cát cứ: Goguryo (고구려), Shilla (신라) và PaekJe
(백제). Sự xuất hiện của các quốc gia trên đã làm cho tình hình bán đảo trở
nên phức tạp và đã dẫn tới những cuộc thôn tính lẫn nhau nhằm tranh giành
quyền thống trị. Cuối cùng, nhà nước Shilla đã thống nhất vùng bán đảo và trở
thành vương quốc cường thịnh từ thế kỷ VII đến thế kỷ X.
Sự sụp đổ của nhà nước Shilla vào đầu thế kỷ X đã kết thúc thời kỳ cổ đại,
đồng thời cũng mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử trên vùng bán
đảo Korea - giai đoạn phong kiến. Nhà nước Goryo (고려, 918-1392) không
chỉ là nhà nước phong kiến đầu tiên xuất hiện, vừa đại diện cho một phương
thức sản xuất mới vào thời điểm đó vừa sớm trở thành một vương quốc hùng
mạnh, để lại nhiều thành tựu văn hoá, văn minh rực rỡ trên vùng bán đảo.
Trong lịch sử thời Goryo không thể không nhắc đến công sức lao động và sự
sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân Korea trong việc sáng chế ra bản khắc in
bộ kinh phật Tripitaka (Đại tạng kinh - 팔만대장경) hiện còn được lưu giữ tại
Haein-sa (Hải Ấn tự - 해인사) gần Daegu ngày nay.
Trong lịch sử bán đảo Korea, không thể không kể đến vị trí lịch sử của
triều đại Joseon (조선, 1392-1910). Joseon không chỉ là triều đại tồn tại lâu
2
dài nhất trong lịch sử trung đại mà còn đưa dân tộc Korea vượt qua những biến
cố, thăng trầm của lịch sử trước sự bành trướng xâm thực của các cường quốc
phương Tây và Nhật Bản. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, trong tiến trình lịch
sử Korea vào giai đoạn Joseon, một trong những thành tựu quan trọng trong
lĩnh vực tư tưởng triết học mang đậm bản sắc của người Korea để lại là tư
tưởng Donghak và những ảnh hưởng của nó diễn ra trên vùng bán đảo vào nửa
cuối thế kỷ XIX. Với nhiều lý do khác nhau, tư tưởng Donghak (동학) của
Choi Jae U (Thôi Tế Ngu, 최제우, 1824-1864) đã có sức cảm hoá mạnh mẽ,
thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tại các vùng nông thôn trên bán
đảo Korea lúc bấy giờ. Có thể thấy, tư tưởng này xuất hiện vào thời buổi lịch
sử đặc biệt - thời kỳ mà triều đại phong kiến Joseon đang trong giai đoạn suy
yếu khủng hoảng. Mặt khác, tư tưởng Donghak cùng cuộc cách mạng nông
dân Donghak là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước
phát triển của lịch sử vùng bán đảo Korea, nhất là đánh dấu sự tiếp xúc văn
hóa của vùng bán đảo với văn hóa phương Tây vào cuối thế kỷ XIX. Có thể
thấy, tư tưởng Donghak đã góp phần bổ sung và tiếp tục phát triển nền triết
học độc đáo và đang ngày càng được thế giới công nhận của Hàn Quốc. Đặc
biệt là sau Đại hội Triết học thế giới lần thứ 09, được tổ chức lần đầu tiên tại
một nước châu Á là Hàn Quốc vào tháng 08 năm 2008. Sự kiện này đánh dấu
mối quan tâm của thế giới về các nền triết học khác ngoài Trung Quốc và Ấn
Độ.
Thực tế lịch sử cho thấy, sau khi tư tưởng này trở thành một học thuyết với
tư cách là tôn giáo, nó đã có sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc khởi nghĩa của nông
dân và sau đó trở thành một phong trào nông dân rộng lớn lôi cuốn hàng vạn
người tham gia chống lại ách thống trị của chính quyền phong kiến và sự xâm
thực của đế quốc Nhật Bản. Lịch sử Hàn Quốc gọi đó là cuộc cách mạng nông
dân Donghak. Đoạn văn sau đây cho chúng ta thấy mầm mống của một phong
trào giải phóng dân tộc đã được hình thành cùng với sự xuất hiện của tư tưởng
3
Choi Jae U: “Từ năm 1863, Choi Jae U đã thiết lập các cơ sở của giáo đoàn tại
nhiều nơi ở tỉnh Kyungsang, rồi nhiều người có danh tiếng tụ tập ở đâu cùng
đàm đạo. Trong quá trình ấy, SuUn trở thành cha của dân chúng và được cho là
nhân vật có đôi bàn tay cứu rỗi thần kỳ. Tin vào Donghak là chữa được bệnh
và có thể làm đất nước an bình – lời đồn đại lan nhanh như gió thổi khiến chỉ
trong vòng 3 năm Donghak đã mở rộng trên phạm vi toàn quốc” [32, 231].
Ngày 01 tháng 12 năm 1905, giáo chủ thứ 3 của Donghak là ƯiAm Sơng
Sa (Sôn Byơng Hy, 의암 성사 – 손병희) đã tuyên bố Donghak là
“Chondogyo” (Thiên đạo giáo, 천도교). Năm 1923, tổ chức tôn giáo “SuUn
gyo” (SuUn giáo, 수운교) ra đời. Với tư cách là cội nguồn của một số tôn giáo
bản địa, tư tưởng Donghak đã và đang đóng vai trò quan trọng trong xã hội,
cũng như trong tâm thức của người dân trên vùng bán đảo Korea nói chung và
trong xã hội Hàn Quốc hiện đại ngày nay.
Với mục tiêu tìm hiểu về đất nước và con người vùng bán đảo Korea,
đồng thời cũng nhằm mục đích tiếp tục theo đuổi chủ đề nghiên cứu của mình
trong luận văn cử nhân, trên cơ sở của các tài liệu đã sưu tầm được, chúng tôi
đã chọn hướng nghiên cứu cho luận văn cao học của mình với tiêu đề: “Bước
đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa
cuối thế kỷ XIX”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cũng như Việt Nam, bán đảo Korea trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX là thời kỳ đầy biến động của lịch sử. Trước hết có thể thấy, thời kỳ
này chính quyền nhà nước phong kiến Joseon đang bước vào giai đoạn suy yếu
khủng hoảng với những mâu thuẫn nội bộ khá sâu sắc. Các dòng họ thông gia
trong hoàng gia mà điển hình là dòng họ Kim gốc AnDong (An Đông Kim thị,
안동김씨) và dòng họ Jo gốc PhungYang (Phong Nhưỡng Triệu thị,
풍양조씨) thay nhau thao túng quyền lực của Nhà vua, phá vỡ chính sách
ThangPyong (Thang Bình thuyết – 탕평책, chính sách công bằng) được vua
4
SukJong (Túc Tông, 숙종) ban hành trước đó. Sự tập trung quyền lực vào tay
một số dòng họ lớn trong hoàng gia đã làm cho tình hình chính trị trở nên rối
ren và chính những người nông dân đã phải gánh những hậu quả nghiêm trọng
của sự rối ren này. Tình trạng mua quan, bán tước, hối lộ, tham nhũng trong
hàng ngũ quan lại của hoàng gia diễn ra khá phổ biến. Trong xã hội, tầng lớp
yangban (Lưỡng ban, 양반) trước đó vốn là tầng lớp quan lại cao quý của triều
đình Joseon đến thời điểm này không còn gây nhiều ảnh hưởng tới xã hội
khiến địa vị trở nên mờ nhạt, thậm chí nhiều người bị sa sút, không còn đủ sức
duy trì nổi phẩm giá và uy quyền của mình như những thời kỳ đầu, được gọi là
“lưỡng ban khánh kiệt”. Trước sự lũng đoạn của các dòng họ thông gia hoàng
tộc và triều đình, nhiều nông dân bị phá sản, tình trạng phiêu tán của nông dân
tăng lên nhanh chóng. Nhiều cuộc nổi loạn của nông dân đã diễn ra, điển hình
là các cuộc nổi loạn của Hong Kyong Rae (Hồng Cảnh Lai - 홍경래) - một
lưỡng ban thất thế ở khu vực Bình An đạo, hoặc Jinju Min Ran (Tấn Châu dân
loạn - 진주민란) nổ ra năm 1862 do Liễu Kế Xuân lãnh đạo ở Jinju. Mặc dù
còn mang tính tự phát và sau đó bị thất bại nhưng là một đòn tấn công vào xã
hội yangban bị lung lay trước sự thao túng chủa các dòng họ thông gia hoàng
tộc.
Về học thuật tư tưởng, xã hội Triều Tiên thời gian này đã xuất hiện nhiều
trường phái học thuật lớn, ngoài trường phái Silhak (Thực học, 실학) xuất
hiện từ những thế kỷ trước đó, đến thời điểm này Công giáo đã được truyền
vào bán đảo Korea và ngày càng có xu hướng phát triển. Chẳng hạn, dưới triều
vua CheolJong (Triết Tông - 철종, 1849-1963), số dân theo Công giáo đã lên
tới 20.000 cùng với nhiều kinh sách được xuất bản. Tuy nhiên cũng cần thấy
rằng, xã hội Joseon là xã hội mang đậm nét Nho giáo, và chính bởi đặc điểm
này mà Công giáo với giáo lý tự do bình đẳng của nó có thể nhanh chóng có
chỗ đứng trong xã hội Joseon vốn đang chịu sự ràng buộc trong các khuôn hổ
5
cố định của xã hội Nho giáo. Tuy vậy, khi mới du nhập vào xã hội Korea,
Công giáo mới chủ yếu gây được ảnh hưởng trong tầng lớp bình dân thành thị
và địa bàn chủ yếu là khu vực Seoul cùng một số vùng lân cận mà chưa hề có
chỗ đứng trong xã hội nông thôn. Trong khi đó, tại nhiều vùng nông thôn tư
tưởng Donghak do Choi Jae U khởi xướng đã nhanh chóng phát triển trong
khu vực nông thôn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nông dân: “Donghak
không chỉ là một phong trào tôn giáo mà còn là một phong trào xã hội, một
phong trào liên quan trước tiên với giới nông dân và với việc cải thiện hoàn
cảnh sinh sống của dân làng. Donghak cổ vũ tinh thần dân tộc bằng việc dân
tộc phải được củng cố và người dân phải được bảo đảm có kế sinh nhai và
Donghak kêu gọi sự cải tổ triệt tiêu sự thối nát đè nặng lên chính quyền…” [10,
375].
Từ những cơ sở nhận thức nêu trên, đối chiếu với các hệ tư tưởng triết học
khác cùng thời tồn tại trên bán đảo, chúng tôi xác định hướng nghiên cứu chủ
yếu của đề tài là bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu có tính chất hệ thống về nội
dung tư tưởng của SuUn Choi Jae U và ảnh hưởng của tư tưởng này trong xã
hội Korea thời điểm đó, đồng thời cũng nêu ra một số nhận xét về những thành
tựu đã đạt được và sự hạn chế của tư tưởng này trong nửa cuối thế kỷ XIX trên
vùng bán đảo Korea.Về phạm vi nghiên cứu: Như đã nêu trong tiêu đề của
luận văn, nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn được thể hiện bởi hai vấn
đề cơ bản sau: Thứ nhất là, luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề cơ
bản của tư tưởng Donghak do SuUn Choi Jae U sáng lập với tư cách là một
nhà tư tưởng học thuật ở bán đảo Korea thế kỷ XIX, nên hướng chủ yếu của
luận văn sẽ được thể hiện qua việc nghiên cứu về các nội dung cơ bản của học
thuyết mà SuUn Choi Jae U nêu ra cũng như giới thiệu một vài nét về cuộc đời
và sự nghiệp của nhà tư tưởng học thuật này.
Thứ hai, Donghak với tư cách là một học thuyết tôn giáo chủ trương bình
6
đẳng cho tất cả mọi con người vượt lên trên địa vị xã hội và địa vị giai cấp,
học thuyết này đã nhanh chóng chiếm được sự ủng hộ của những người nông
dân vốn đang trực tiếp hứng chụ sự bóc lột của tầng lớp Yangban. Mặc dù sau
cái chết của SuUn Choi Jae U, tư tưởng Donghak vốn đã được nuôi dưỡng
trong quần chúng nông dân đã trở thành phong trào cách mạng của nghĩa quân
Donghak vào những năm cuối thế kỷ XIX.
Tuy vậy do giới hạn của đề tài cũng như một số yếu tố khác nên nội dung
của luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U
dưới góc độ giới thiệu tư tưởng mà không nghiên cứu tới sự phát triển tư
tưởng của SuUn mà không để tâm vào các đóng góp của HaeWol Choi Si
Hyong (해월 최시형, đệ tử thứ nhất của SuUn Choi Jae U) cùng các tôn giáo
như SuUn giáo hay Thiên đạo giáo vốn bắt nguồn từ tư tưởng Donghak. Chính
vì vậy mà về mặt tài liệu, hai tác phẩm của SuUn Choi Jae U sẽ là tài liệu được
khai thác chính trong phần nội dung đặc biệt ở chương 2 của luận văn. Đó là
hai cuốn sách: DongKyongDaeJeon (동경대전 - Đông Kinh Đại Toàn) được
viết bằng chữ Hán, và cuốn YongDamYuSa (용담유사 - Long Đàm Di Từ)
được viết bằng chữ Hangul.
Thứ ba, trên cơ sở các nguồn tài liệu đã sưu tầm được (gồm các nguồn tài
liệu tiếng Hàn, tiếng Việt ở Việt Nam và Hàn Quốc), đề tài sẽ tập trung làm rõ
và hệ thống lại về quá trình nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của
nó tới xã hội Korea nửa cuối thế kỷ XIX, cũng như bước đầu nêu ra một số
nhận xét về những giá trị tư tưởng của học thuyết này. Mặc dù vậy, luận văn
chắc chắn còn nhiều hạn chế khi chưa có điều kiện tiếp xúc, khảo sát và tìm
hiểu được lập trường cũng như quan điểm nghiên cứu về tư tưởng Donghak
của các nhà nghiên cứu tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp mô tả
lịch sử, phương pháp liên ngành và tổng hợp. Trong đó, phương pháp mô tả
7
lịch sử và phương pháp liên ngành sẽ giúp cho đề tài luận văn hệ thống được
nội dung, trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản của tư tưởng học thuyết
Donghak qua hai tác phẩm “Đông Kinh Đại Toàn” và “Long Đàm Di Từ”.
Bên cạnh đó, phương pháp liên ngành và phương pháp tổng hợp còn giúp cho
đề tài xử lý cũng như sắp xếp các nguồn tài liệu phục vụ cho các bước nghiên
cứu được thuận tiện hơn. Trên cơ sở nêu và phân tích những nội dung cơ bản
của đề tài, đề tài sẽ đưa ra một số nhận xét về quá trình hình thành và phát
triển của tư tưởng Donghak cũng như những ảnh hưởng của nó đối với cuộc
cách mạng của nông dân trên bán đảo Korea trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XIX.
Về công tác sưu tầm tài liệu, nhìn chung tài liệu được sử dụng chủ yếu
trong luận văn là nguồn tài liệu xuất bản tại Hàn Quốc và được viết bằng tiếng
Hàn Quốc. Hai cuốn sách của SuUn Choi Jae U là “Đông Kinh Đại Toàn” và
“Long Đàm Di Từ
”
như đề cập ở trên, một được viết bằng chữ Hán, một được
viết bằng chữ Hangul. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng các tài liệu của các nhà
nghiên cứu Hàn Quốc đã biên dịch qua tiếng Hàn hiện đại trong quá trình
nghiên cứu. Sau công tác thu thập tài liệu là quá trình biên dịch. Luận văn sử
dụng các biên dịch từ tiếng Hangul qua tiếng Việt của hai tác phẩm chính –
“Đông Kinh Đại Toàn” và “Long Đàm Di Từ”. “Đông Kinh Đại Toàn” đã
được học viên dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2008.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nêu, “Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của
nó vào nửa cuối thế kỷ XIX ở bán đảo Korea” là một chủ đề khoa học có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Đây là chủ đề khoa học lớn đề cập đến sự hình thành và phát triển của một
học thuyết tôn giáo do SuUn Choi Jae U khởi xướng và sau đó là sự ảnh
hưởng sâu rộng của nó trong xã hội Korea. Chủ đề khoa học này được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau của nhiều ngành khoa
8
học: lịch sử, triết học, xã hội học, chính trị học đã cho công bố các bài nghiên
cứu, bài báo, các ấn phẩm… Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, trên một phương
diện nào đó, các nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ nhất định mà chưa đi sâu
phân tích một cách có hệ thống về nội dung tư tưởng. Qua khảo sát, chúng tôi
nhận thấy một số hướng nghiên cứu liên quan đến chủ đề như sau:
4.1. Tại Hàn Quốc
Trước hết có thể thấy, các nhà xuất bản tôn giáo ở Hàn Quốc thường tập
trung vào khai thác hai cuốn sách do SuUn Choi Jae U viết là “Đông Kinh Đại
Toàn” và “Long Đàm Di Từ” vốn được coi như kinh điển của tổ chức tôn giáo
Thiên chủ. Các cuốn sách này thường đưa cả phần chữ Hán và chữ Hangul cổ,
sau đó có phần phân tích, chú giải ở dưới. Bởi tư tưởng Donghak là cội rễ của
một số tôn giáo hiện tồn tại Hàn Quốc, nên việc tư tưởng này trở thành đối
tượng nghiên cứu của các tôn giáo tiếp nối là điều dễ hiểu. Tuy nhiên các
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm trù niềm tin hoặc tôn giáo nên chúng
thường đi theo hướng vừa kiến giải vừa “ca tụng”, có khi bao gồm cả mục tiêu
nâng cao uy tín của tôn giáo mình nên phần lớn mặc dù có tính hệ thống nhưng
thiếu tính khách quan khoa học và cũng mới dừng lại ở mức độ nhất định.
Các nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc luôn coi hai tác phẩm của SuUn Choi
Jae U như tài liệu quý về chữ Hangul thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tương tự, các nhà xã hội học, chính trị học thường luận giải về các vấn đề
như: chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Donghak, tư tưởng Donghak với sinh
mệnh con người; tư tưởng Donghak và xã hội “thị Thiên chủ” Về mặt triết
học, các học giả thường tập trung nghiên cứu các khái niệm xuất hiện trong tư
tưởng Donghak như: thần Trời, thị Thiên chủ, chú văn, thần dược, các phạm
trù như nhân sinh quan, thần luận.
Các nghiên cứu về Donghak ngày càng tăng về mặt số lượng nhưng các
hướng nghiên cứu chính về Donghak một mặt cũng chịu ảnh hưởng của hoàn
cảnh xã hội Hàn Quốc hiện đại: “vào những năm 1970 có khoảng 102 tài liệu
9
nghiên cứu về Donghak được công bố, chính thức mở đầu cho việc nghiên cứu
về SuUn Choi Jae U và tư tưởng Donghak. Sang những năm 1980 thì số lượng
công trình nghiên cứu đã lên tới con số kỷ lục là 209 công trình. Tương tự,
những năm 1990 có 165 công trình nghiên cứu được công bố. Vào thập niên
80 và 90, khối xã hội học và chính trị học cũng bắt đầu quan tâm tới Donghak.
Điều này không phải không có mối quan hệ với các phong trào vận động dân
chủ trong những năm 1980 tại Hàn Quốc” [26, 64].
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn
diện về tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae Uchưa đạt được nhiều thành quả.
Một mặt bởi tính chất “phức hợp” của tư tưởng này mà các nhà nghiên cứu
khó giải mã được các nội dung của nó. Mặt khác, trong xã hội Hàn Quốc, tư
tưởng Donghak vẫn chưa là một trào lưu tư tưởng chiếm giữ vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội của người dân Hàn nên nó chưa được đánh giá cao trong
hệ thống tư tưởng truyền thống Hàn Quốc. Chẳng hạn: “Qua những năm 1980,
một hướng nghiên cứu mới về tư tưởng Donghak với các cuộc thảo luận đã mở
ra. Nhưng có một sực thực là các nghiên cứu mặc dù tăng về lượng nhưng các
tranh luận về tư tưởng Donghak không có chiều sâu nên không phát triển rộng
được. Điều này cho thấy các nghiên cứu sâu về tư tưởng Donghak vẫn chưa
được tiến hành”[26, 64].
“Năm 1994 kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng nông dân Donghak , đã có
nhiều nghiên cứu về Donghak theo hướng nghiên cứu tư tưởng. Có một số đầu
sách như: “Tư tưởng Donghak và cách mạng nông dân Donghak” (Sin Il Chơl,
1991), “Tư tưởng Donghak và cách mạng nông dân Giáp Ngọ” (Sin Bok
Ryong, 1991), “Nghiên cứu về Donghak và chiến tranh nông dân Giáp Ngọ”
(Sin Yong Ha, 1993). Ngoài ra có Kim Ji Ha đi theo hướng nghiên cứu các ảnh
hưởng của tư tưởng triết học Donghak trên lĩnh vực xã hội với cuốn “Câu
chuyện Donghak” (1993).
Tới cuối những năm 1990 đã có 2 học hội Donghak được thành lập. Thứ
10
nhất là “Học hội Donghak Hàn Quốc” do khoa lịch sử của Đại học Dong Guk
ở tỉnh Kyong Ju (nơi SuUn Choi Jae U ra đời) với một Trung tâm nghiên cứu
do vị giáo sư có tên là Choi Hyo Sik thành lập. Tháng 12 năm 1997, Học hội
đã xuất bản cuốn “Nghiên cứu Donghak” và “Tuyển tập nghiên cứu
Donghak”.
Tại Khoa Quốc sử (Lịch sử Hàn Quốc) của Đại học nữ sinh Sang Myong
với hiệu trưởng là giáo sư Lee Hyon Hee cũng đã thành lập một hiệp hội
Donghak. Hiệp hội này vào tháng 01 năm 2000 đã tổ chức buổi semina và
xuất bản cuốn tổng hợp các bài nghiên cứu về Donghak có tên “Dong Hak
Hak Bo” [26 - 44, 45, 46, 47].
Dựa vào nội dung dưới đây, chúng ta có thể biết được tình hình nhận định
về tư tưởng này trong giới học thuật Hàn Quốc:
Cuốn “Giáo chủ Donghak SuUn Choi Jae U” của học giả Yun Seok San
có viết như sau: “„Donghak bên trong khắc phục những mâu thuẫn thể chế
Nho giáo, bên ngoài phê phán các thế lực xâm lược ngoại bang‟ là những kiến
giải đầu tiên và thông thường nhất trong việc nghiên cứu Donghak . Chính
vì vậy mà hầu hết các luận điểm về Donghak đều chưa thoát khỏi phạm vi của
„một cuộc cách mạng cải cách‟ hay „tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc” [29, 14].
Trong những năm gần đây, tại Hàn Quốc tiếp tục xuất hiện một số sách
nghiên cứu về Donghak có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trước hết
phải nhắc tới cuốn “Chiến tranh nông dân Donghak – Ký sự lịch sử” do Trung
tâm nghiên cứu các vấn đề lịch sử xuất bản năm 1993 tại Nxb YoGang. Tương
tự, cuốn “DongHak 1 – Cuộc đời và tư tưởng SuUn” của tác giả Sam Am Fyo
Young Sam; Nxb Thông Namu - 2004 là tác phẩm của học giả dành trọn cuộc
đời để lần theo dấu vết của SuUn Choi Jae U và nghiên cứu về Donghak. Liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài còn có cuốn “Các phong trào đấu
tranh tôn giáo của Hàn Quốc” của Noh Gil Myung xuất bản năm 2006 tại
Nxb GoryoDaehakgyo Chulfanbu. Trong cuốn sách này, Donghak được phân
11
tích trong mối tương quan với các tôn giáo khác trên bán đảo Korea nên chưa
được tập trung nghiên cứu sâu sắc trên phương diện tư tưởng.
Với tính chất của một nghiên cứu cấp luận văn thạc sỹ, học viên tham
khảo các nguồn tài liệu này trong việc dựng nên bức tranh tổng hợp về tình
hình văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội Joseon cuối thế kỷ XIX và cuộc cách
mạng nông dân Donghak, thông qua đó tìm ra các mối liên hệ giữa tư tưởng
Donghak và cách mạng nông dân cũng như các nguyên nhân về mặt xã hội
khiến phong trào cách mạng nông dân Donghak nổ ra.
4.2. Tại Việt Nam
Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ ngoại giao từ khá sớm. Nhưng do
những biến cố lịch sử mà hai nước mới tái thiết quan hệ ngoại giao vào tháng
12 năm 1992. Tuy nhiên đối với người Việt Nam, việc nghiên cứu về Donghak
nói riêng và lịch sử Korea nói chung vẫn còn là một điều mới mẻ. Cho đến nay
những tài liệu tìm thấy ở Việt Nam có liên quan đến Donghak mới chỉ xuất
hiện ở một vài tác phẩm sử học. Chẳng hạn cuốn “Đại cương lịch sử thế giới
cận đại” của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng (tập 2) Nxb Giáo Dục có
đề cập đến cuộc khởi nghĩa nông dân Giáp Ngọ (1894) trên vùng bán đảo
Korea. Tương tự, cuốn “Hàn Quốc- Lịch sử và văn hoá” của Nguyễn Văn Ánh,
Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh; Nxb Văn hoá Thông tin 1996 cũng đưa ra khái
quát nội dung về tư tưởng Donghak và cuộc cách mạng nông dân Donghak
cuối thế kỷ XIX. Tuy mới chỉ là những thông tin được đề cập trong các cuốn
lịch sử và nội dung còn khá cơ bản nhưng những cuốn sử nêu trên cũng là
nguồn tham khảo có liên quan đến đề tài.
Như vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả, nhất là các nguồn
tài liệu nghiên cứu của Hàn Quốc, chúng tôi xác định hướng nghiên cứu của
mình là từ góc độ tổng hợp các nguồn tư liệu, nhất là hai tác phẩm của chính
nhà tư tưởng SuUn để lại, tập trung đi sâu phân tích về tư tưởng của SuUn và
sau đó là những ảnh hưởng của tư tưởng này đến cuộc cách mạng nông dân ở
12
bán đảo Korea. Qua đó chúng tôi cũng nêu lên một số những nhận xét bước
đầu về vai trò của tư tưởng này đối với xã hội Korea trong lịch sử cũng như
hiện tại.
5. Đóng góp của luận văn
Với tính chất là nghiên cứu bước đầu về tư tưởng Donghak, luận văn tập
trung vào việc phân tích các khái niệm cơ bản như “Thiên chủ”, “thị Thiên
chủ”, “bất nhiên kỳ nhiên” trong tư tưởng này. Để hiểu rõ hơn về tư tưởng
Donghak này, bối cảnh gia đình của SuUn cũng như hai tác phẩm chính của
ông cũng sẽ được giới thiệu. Một đóng góp nữa là hình ảnh tổng thể về xã hội
Joseon với các mâu thuẫn xã hội trong bối cảnh quốc tế đầy biến động cuối thế
kỷ XIX. Bên cạnh đó, luận văn hệ thống tiến trình, diễn biến của cách mạng
nông dân Donghak cùng một số ảnh hưởng khác của tư tưởng trên bán đảo
Korea như: sự hình thành của các tôn giáo bản địa mới trên nền tư tưởng
Donghak. Mặt khác, với đặc tính là người nghiên cứu nước ngoài, học viên
cũng cố gắng đưa ra các đặc trưng của tư tưởng Donghak, kết nối với hệ thống
tư tưởng truyền thống của người Korea nhằm đưa ra một góc nhìn về người
Korea.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần
nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Bối cảnh lịch sử bán đảo Korea thế kỷ XIX
1.1. Vài nét về chính trị xã hội trước khi xuất hiện tư tưởng Donghak
1.2. Vài nét về tư tưởng học thuật và tôn giáo
Tiểu kết
Chƣơng 2: SuUn Choi Jae U và nội dung tƣ tƣởng Donghak
2.1. Cuộc đời sự nghiệp của SuUn Choi Jae U
2.2. Hai tác phẩm chính của tư tưởng Donghak
2.3. Khái lược nội dung tư tưởng Donghak
13
2.4. Tư tưởng Donghak mang đậm tính chất văn hóa Korea
Tiểu kết
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Donghak đối với cuộc cách mạng
nông dân Donghak cuối thế kỷ XIX.
3.1. Phong trào cách mạng nông dân Donghak
3. 2. Các tôn giáo bắt nguồn từ tư tưởng Donghak
3. 3. Khơi nguồn ý tưởng về „KOREA HỌC‟
14
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I
BỐI CẢNH LỊCH SỬ BÁN ĐẢO KOREA THẾ KỶ XIX
1.1. Vài nét về tình chính trị, xã hội Joseon trước khi xuất hiện tư tưởng
Donghak
Nhà nước Joseon do Lee Seong Gye (Lý Thành Quế - 이성계) sáng lập
vào năm 1392. Lee Seong Gye vốn đại diện cho lực lượng mới nổi lên vào
cuối triều đại Koryo. Trong thực tế, ông không phải là người thuộc dòng họ
nổi tiếng và có lịch sử lâu đời ở vùng bán đảo Korea. Ông tiến thân được là
nhờ vào sự thành công của mình trên con đường binh nghiệp, nhất là chiếm
được sự ủng hộ của các bậc “khai quốc công thần” (Gaeguk Gongsin-
개국공신) cuối triều đại Koryo như Jeong Do Jeon (Trịnh Đạo Truyền -
정도전) và Jo Jun (Triệu Lăng - 조준). Lee Seong Gye đã thành công trong
việc thiết lập một triều đại mới, lấy Hanyang (Hán Dương, 한양: Seoul) làm
kinh đô và mở ra một giai đoạn lịch sử mới trên vùng bán đảo, cũng từ đó kinh
đô Hanyang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của Korea.
Thời kỳ đầu mới thành lập, trên danh nghĩa vua là người nắm quyền điều
hành đất nước nhưng Lee Seong Gye không phải là người nắm thực quyền.
Quyền lực triều đình chủ yếu nằm trong tay các bậc “khai quốc công thần”. Vì
vậy, mọi quyết định của quốc gia đều do các bậc khai quốc công thần trong tổ
chức Top‟yonguisasa (Đô Bình Nghị Sứ Ty - 도평귀사사) soạn thảo, sau đó
Nhà vua chỉ việc phê chuẩn và đưa chúng vào thực hiện. Sự thao túng quyền
lực của các bậc khai quốc công thần lấn sát quyền lực Nhà vua đã dẫn tới
những hậu quả nghiêm trọng. Năm 1400, sau khi kế vị ngai vàng, Lee Bang
Won (Lý Phương Viễn, 이방원) đã thực hiện một cuộc tảo thanh trong hoàng
gia, trừ khử Jeong Do Jeon và loại bỏ nhiều thế lực chống đối Nhà vua. Để hạn
chế sự lạm quyền của các công thần, vua Lee Bang Won (이방원) còn cho đổi
15
Đô Bình Nghị Sứ Ty thành Nghị Chính phủ, quyền điều hành đất nước vua chủ
yếu giao cho các Lục Tào (sáu bộ) đảm nhiệm.
Trong lịch sử triều đại Joseon, thời kỳ hoàng kim nhất của vương triều này
là thời kỳ do vua SeJong (Thế Tông, 세종) trị vì từ năm 1418-1450. Để chấn
hưng đất nước, xây dựng một triều đại mạnh, sau khi nắm thực quyền, vua
SeJong đã thành lập Chiphyonjon (Tập Hiền Điện, 집현전) nhằm thu hút nhân
tài trong nước. Chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” đúng đắn của Nhà vua đã nhanh
chóng quy tụ được nhiều học giả nổi tiếng trong nước về Tập Hiền Điện để
nghiên cứu và học tập, tập trung trí tuệ cùng hoàng gia xây dựng đất nước. Do
có sự quan tâm sâu sắc và sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà vua và các học giả
trong Tập Hiền Điện mà nhiều công trình văn hoá, khoa học, kĩ thuật dưới thời
vua SeJong đã ra đời. Tuy vậy sự tồn tại của Tập Hiền Điện cũng không được
lâu dài. Năm 1456, vua SeJo (Thế Tổ, 세조) sau khi lên ngôi đã ra lệnh giải
tán Tập Hiền Điện và tiến hành một cuộc thanh trừng nhằm loại bỏ nhiều viên
quan đại thần có tư tưởng chống đối. Các nhà nghiên cứu gọi sự kiện này là
“Tử lục thần” tức là sự kiện sáu quan đại thần bị xử tử gồm: Seong Sam Mun
(Thành Tam Vấn, 송삼문); Park P‟aeng Nyon (Phác Bành Niên, 박평년), Ha
Wi Ji (Hà Vĩ Địa, 하위지), Lee Gae (Lý Khải, 이개), Yu Eung Bu (Du Ứng
Phù, 유응부) và Yu Seong Won (Liễu Thọ Viên, 유성원). Ngoài ra, vua SeJo
còn cho biên soạn một bộ luật mới là Kinh Quốc Đại Điển (경국대전) nhằm
xác định chức năng và cơ cấu của triều đình Joseon.
Trong triều đình Joseon, các bậc khai quốc công thần đều là những người
nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Tuy nhiên từ nửa cuối thế kỷ XV, trên sân
khấu chính trị Joseon đã xuất hiện một tầng lớp trí thức mới - tầng lớp Sarim
(Sĩ Lâm, 사림), họ là những người đỗ đạt từ các Seowon (서원, Trường Tư)
có gốc gác từ các vùng thôn quê. Tầng lớp trí thức này là những nhà Nho vốn
coi trọng học vấn thâm sâu về kinh điển Trung Quốc nên họ có nền tảng học
16
vấn chắc chắn về lý tưởng và đạo đức khác xa với nền học vấn của các bậc
khai quốc công thần ở kinh đô. Sau khi vua SeongJong (성종, Thành Tông)
lên ngôi (1469-1494), nhiều Sarim đã được Nhà vua bổ nhiệm vào các chức vụ
quan trọng trong các tổ chức như Ngự Sử Đài (Osadae, 오사대) hoặc Hoằng
Văn Quán (Hoangmun‟gwan, 황문관) trong triều đình. Cách dụng thần này đã
ngăn chặn sự bành trướng quyền lực của tầng lớp công thần. Sự xuất hiện của
tầng lớp Sarim trong hoàng gia chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc thanh
trừng trí thức, lịch sử Korea gọi đó là các vụ “sĩ hoạ”. Vụ sĩ hoạ đầu tiên nổ ra
vào năm Mậu Ngọ (Mậu Ngọ sĩ hoạ) dưới triều vua Yonsan‟gun (Yến Sơn
Quân, 연산군, 1494-1506) và sau đó là triều vua JungJong (Trung Tông, 중종,
1506-1544), liên tiếp xảy ra 4 cuộc thanh trừng trí thức. Nguyên nhân các cuộc
thanh trừng trên có khác nhau, nhưng chủ đề chính xuyên suốt từ vụ thứ nhất
đến vụ cuối cùng là cuộc đấu tranh dành quyền lực giữa phái công thần và phái
Sarim. Kết quả các Sarim đều bị thất bại và phải chịu những hậu quả nặng nề
và đều là những nạn nhân của các đợt thanh trừng. Mặc dù phải chịu nhiều tổn
thất to lớn, nhưng các Sarim có nền tảng vững chắc trong các trường tư, hương
ước và nông trang của họ trên nhiều địa phương trong nước, họ cũng từng
bước khắc phục hậu quả và tiếp tục khẳng định vị thế của họ trên sân khấu
chính trị ở Joseon.
Bước vào nửa cuối thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển của xã hội và sự
phục hồi vị thế của tầng lớp Sarim, cùng với nhiều chuyển biến của đời sống
chính trị, xã hội đòi hỏi cần phải có sự bổ sung thêm quan chức vào bộ máy
chính quyền để lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên việc tuyển chọn quan lại bổ sung
vào bộ máy chính quyền ở Joseon vào thời gian này không phải là việc làm
đơn giản mà trái lại đã trở thành vấn đề khó khăn, phức tạp khi số lượng quan
lại trong bộ máy chính quyền đã được sắp đặt cố định và khó có thể thay đổi vị
trí của quan lại trong một thời gian dài. Việc nhiều người thuộc tầng lớp
yangban cùng tranh chấp một số vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền tất
17
yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa các phe phái trong nội bộ hoàng gia. Lịch sử
Korea gọi hiện tượng này là hiện tượng “Đảng tranh” (당쟁). Vụ đảng tranh
lớn nhất trong triều đình Joseon diễn ra xoay quanh nhân vật có chức quan
JeonLang (전랑) - một chức quan tầm trung bình trong Bộ Nhân sự (이조).
Kết quả, cuộc đảng tranh đã dẫn tới mâu thuẫn nội bộ và cuối cùng trong triều
đình đã xuất hiện hai phái đối lập: phái Đông Đảng (Dongin, 동인) và phái
Tây Đảng (Seoin, 서인). Trong thời kỳ đầu, phái Đông đảng chiếm ưu thế
trong hoàng gia, lấn át phái Tây đảng. Tuy nhiên sau đó nội bộ phái Đông đảng
cũng có sự phân hoá thành hai phái nhỏ: phái Bắc và phái Nam. Từ năm 1623
dưới thời vua InJo (Nhân Tổ, 인조), phái Tây đảng đã nắm ưu thế chính trị
trong triều đình và sau đó phái này cũng có sự rạn nứt chia thành 2 phái nhỏ:
phái Noron (Lão luận, 노론) và phái Soron (Thiếu luận, 소론). Sự xung khắc
giữa các phe phái kéo dài trong triều đình Joseon đã xuất hiện một số dòng họ
lớn nắm giữ nhiều quyền lực lớn trong triều đình. Điển hình là các dòng họ
theo phái Noron thay nhau nắm quyền lực chính trị trong triều đình từ đời này
qua đời khác.
Như đã nêu ở trên, từ hai thế kỷ trước đó (thế kỷ XIV, XV), giới trí thức
Sarim đã nhiều lần chiếm địa vị trong hoàng gia, nhưng họ đều bị phái công
thần lấn át. Bước sang nửa cuối thế kỷ XVI, Tính lý học (성리학, Tân Nho
giáo) đã được công nhận về phương diện triết học và các giá trị xã hội của nó.
Tuy nhiên về tình hình chính trị thời kỳ này, quyền lực chủ yếu nằm trong tay
một vài dòng họ lớn, vì vậy nhiều trí thức Nho giáo đã từ bỏ quyền lực chính
trị về ở ẩn dật tại các vùng nông thôn. Nhiều người tìm cách cáo quan về quê
mở trường tư dạy học. Vì lẽ đó, những năm cuối thế kỷ XVII, số trường tư ở
Joseon tăng lên khá nhanh, khoảng gần 300 trường được thiết lập dưới triều
vua SukJong (Túc Tông, 숙종, 1674-1720). Sự lũng đoạn quyền lực của các
dòng họ lớn trong triều đình, nhất là sự lũng đoạn của phái Lão luận đã gây ra
18
những phản ứng của nhiều người trong hàng ngũ quan lại. Họ không chỉ chỉ
trích và mất lòng tin vào sự công bằng xã hội của triều đại Joseon mà còn cho
rằng Tính lý học chẳng qua cũng chỉ là một thứ giáo điều bất khả xâm phạm.
Họ chủ trương nêu ra một phương pháp tiếp cận mới với một tinh thần khác
hẳn với các trào lưu đương thời trong việc cải cách thể chế chính trị của triều
đại Joseon. Từ những nhận thức đó, những người có chủ trương cấp tiến nêu
trên đã thiết lập một trường phái học thuật mới - trường phái Thực học (Silhak,
실학). Nội dung nghiên cứu chủ yếu của trường phái này là nhận thức hiện
thực, nhờ vào việc xây dựng niềm tự hào dân tộc, cải cách các vấn đề xã hội
hậu kỳ Joseon và đại diện cho suy nghĩ của dân chúng. Để bảo vệ mục đích
của mình, trường phái Thực học không chỉ công kích xã hội hiện tại mà còn
hoàn toàn đối lập với các học thuyết khác đang thịnh hành thời đó như thuật
phong thuỷ (기하학) ghi chép trong JeongGamRok (Trịnh Giám lục, 정감록),
bác bỏ những tín điều mang tính chất phá hoại của Tây học (Công giáo:
Catholicism, 서학), phủ nhận các thuyết hướng về cá nhân theo học phái của
Vương Dương Minh (Wang Yang Myong, 왕양명) thuộc Tính lý học, và
chống lại sự bài xích của học thuyết chính tông của Chu Hi.
Sự mâu thuẫn về chính trị giữa các phe phái trong nội bộ hoàng gia ngày
càng sâu sắc đã khiến nền chính trị ngày càng khủng hoảng và quyền lực nhà
vua ngày càng suy yếu. Vì vậy, trên cơ sở của sự tiến bộ của trường phái học
thuật mới, đồng thời nhằm khắc phục tình trạng bè phái giữa phái Noron và
phái Soron, nhà vua SukJong đã đưa ra TangFyeongchaek (Thang Bình thuyết,
탕평책) còn gọi là chính sách phi thiên vị. Tuy nhiên dưới thời vua SukJong,
chính sách này chưa thực hiện ngay được vì tình hình chính trị chưa thuận lợi,
mâu thuẫn phe phái vẫn sâu sắc. Sau đó, dưới thời vua YoungJo (Anh Tổ, 영조,
1724-1776) và tiếp đó là vua JeongJo (Chính Tổ, 정조, 1776-1800), Thang
Bình thuyết đã được áp dụng triệt để, nhờ vậy mà quyền lực đã được chia đều
cho cả bốn phái trong hoàng gia. Kết quả, sự xung đột giữa các phe phái đã
19
lắng xuống, uy tín của triều đình được đề cao, tình hình chính trị được duy trì
khá ổn định trong suốt hai triều vua trên. Tuy nhiên, Thang Bình thuyết cũng
không sao tránh khỏi những hạn chế của nó. Nó không những không tiêu diệt
được tận gốc mâu thuẫn bè phái, mà còn đẩy số lượng quan lại tăng lên nhanh
chóng trong bộ máy chính quyền. Vì vậy, sau khi Youngjo (영조) qua đời năm
1800, ấu vương SunJo (Thuần Tổ, 순조) kế vị, vương quyền đã nhanh chóng
nằm trong tay của gia đình bên vợ của nhà vua, và một thời kỳ lũng đoạn
quyền lực mới trong triều đình Joseon lại bắt đầu. Thời kỳ này được gọi là thời
kỳ thống trị của các gia đình thông gia hoàng tộc hay còn được gọi là Sedo
chongch‟i: chính trị Thế đạo (세도정치). Thời gian đầu, Kim Jo Sun (Kim Tổ
Thuần, 김조순) - nhạc phụ của vua SunJo thuộc dòng họ An Đông Kim thị đã
nhanh chóng thâu tóm quyền lực hoàng gia. Điều này đã dẫn tới việc những
người thân của dòng họ này nhanh chóng chiếm giữ các chức vụ quan trọng
trong triều đình, quyền lực của nhà vua trên ngai vàng chỉ là hình thức. Tuy
nhiên sau đó, ngai vàng được chuyển từ vua SunJo sang vua mới HeonJong
(Hiến Tông, 헌종, 1834-1849) thì một dòng họ thông gia khác là Phong
Nhưỡng Triệu thị nắm quyền điều hành triều đình trong suốt thời gian vua
HeonJong trị vì. Mặc dù vậy, thời gian cầm quyền của dòng họ này cũng
không được lâu, sau khi vua Ch‟olchong (Triết Tông, 철종, 1849-1863) nắm
quyền, dòng họ An Đông Kim thị lại tiếp tục nắm quyền điều khiển hoàng gia.
Như vậy, trong hơn nửa thế kỷ, ngai vàng của triều đại Joseon chỉ là hình thức,
thực quyền đều nằm trong tay các dòng họ thông gia hoàng tộc, nhiều yangban
thuộc dòng dõi quý tộc cao quý đã bị các dòng họ thông gia chèn ép, lấn át
quyền lực. Sự tập trung quyền lực vào trong tay các dòng họ thông gia đã làm
cho uy tín của triều đình giảm sút. Nền chính trị rơi vào khủng hoảng, suy yếu.
Sự tập trung quyền lực vào tay các dòng họ thông gia trong triều đình đã
dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng là tình trạng mua quan, bán tước trở nên phổ
biến. Cuối cùng những người nông dân trong xã hội phải gánh chịu các hậu
20
quả nghiêm trọng này. Trên thực tế các cơ quan thu thuế của nhà nước - còn
được gọi là Samjeong (Tam Chính - 삼정) là ba cơ quan thu thuế quan trọng
của quốc gia (thuế đất, thuế quân dịch và hệ thống kho lẫm của quốc gia) đã
rơi vào tình trạng rối ren và bị biến thành phương tiện biển thủ công quỹ của
quan chức nhà nước. Do sự hỗn loạn Samjeong và sự bóc lột của tầng lớp
tham quan ô, đời sống của người nông dân trở nên nghèo khó và khốn cùng.
Tình trạng phiêu tán xuất hiện trong nông dân diễn ra ngày một gia tăng, địa
bàn đến của họ là những vùng núi xa xôi hẻo lánh hoặc vượt qua biên giới
sang vùng Manju (Mãn châu, 만주) hoặc Gando (Trung Quốc, 간도) và vùng
lãnh hải Nga – YeonHaeJu (연해주). Ngoài ra cũng có nhiều người tìm đường
lên thành phố hoặc vào các khu hầm mỏ để làm thuê kiếm sống. Trước sự rối
loạn về trật tự của nền chính trị thế đạo, sự bất mãn của nông dân ngày càng
lớn. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra khắp nơi, điển hình là cuộc nổi dậy của
Hong Gyeong Rae (Hồng Cảnh Lại, 홍경래) vốn là một yangban sa sút. Cuộc
nổi dậy đã thu hút được đông đảo nông dân vùng Pyeongan-do (평안도) tham
gia, đội quân đã chiến đấu và trụ vững trong thời gian khá dài. Tuy nhiên cuối
cùng cuộc khởi nghĩa cũng bị thất bại. Ngoài cuộc khởi nghĩa của Hong
Gyeong Rae, trong thời gia này còn xuất hiện phong trào khởi nghĩa của nông
dân Jinju (진주, 1862), thủ lĩnh của phong trào là Yu Gye Jun (유계준) cũng
là một yangban thất thế. Trước đó những người khởi nghĩa đã nhiều lần gửi
đơn kháng cáo lên triều đình đề nghị chấm dứt tình trạng tham nhũng nhưng
không được chấp nhận và cuối cùng họ phải chọn giải pháp bạo động. Vì vậy
có thể nói đây chính là những cuộc khởi nghĩa có ý thức tự giác của nông dân
đối với xã hội Joseon đương thời.
Ngoài các cuộc khởi nghĩa trên, do sự lũng đoạn của nền chính trị Thế đạo,
cuộc sống của nông dân khó khăn đã dẫn đến tình trạng phiêu tán, nhiều nông
dân không tìm được lối thoát trong hiện thực mà cuối cùng họ phải tìm đến
một lối thoát về tinh thần. Chính trong bối cảnh đó, ngoài việc người nông dân
21
dựa vào sức mạnh tinh thần của đạo Phật đã có từ nhiều thế kỷ trước, hoặc dựa
vào tín ngưỡng dân gian Musok (Vu tục - lên đồng, 무속), thì đến giai đoạn
này Công giáo đã được truyền bá vào Joseon từ Trung Quốc và cũng đã sớm
thu hút được nhiều người tin theo. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, Thiên chúa
giáo là tôn giáo du nhập nên có giai đoạn nó đã bị triều đình Joseon cấm hoạt
động. Mặt khác, Phật giáo thì tìm cách lánh xa vào rừng núi, xa cách với xã
hội, Nho giáo đến thời điểm này cũng ngày càng tách biệt với đời sống của
nông dân.
Trong bối cảnh đó, SuUn Choi Jae U - một yangban sa sút ở vùng
Kyongju (경주) đã tạo ra một học thuyết mới gọi là Donghak. Như vậy, về mặt
chính trị, xã hội, sự xuất hiện của tôn giáo Donghak phản ánh nỗi khát vọng
của những người nông dân Joseon thời điểm đó trước sự tham tàn của chính
quyền phong kiến và sự hạn chế về mặt tinh thần của các tôn giáo khác cùng
thời đối với người dân cùng khổ. Sự ra đời của Donghak cũng phản ánh một
quy luật tất yếu của bối cảnh chính trị, xã hội của sự rối loạn trong trật tự của
chính quyền Joseon vào thời điểm cuối thế kỷ XIX.
Về xã hội, trong lịch sử thời kỳ Joseon, cấu trúc của xã hội được hình
thành bởi hệ thống đẳng cấp chuyên biệt với hai tầng lớp chính chiếm vị trí
vận hành xã hội Joseon thường được các sách sử đề cập tới là tầng lớp trí thức
Nho giáo và tầng lớp nô dịch nô tỳ.
Trong xã hội Joseon giới trí thức là tầng lớp chiếm ưu thế trong đời sống
chính trị xã hội, họ chính là những người lập nên tầng lớp yangban bao gồm
những thành viên của hai phái dân sự và phái quân sự trong bộ máy chính
quyền Joseon. Ở triều đình, tầng lớp yangban bao gồm các quan văn và quan
võ nắm quyền thống trị bộ máy chính quyền quốc gia. Do chiếm địa vị cao
trong xã hội nên tầng lớp yangban chỉ làm các công việc hành chính và họ
dành cả cuộc đời cho học tập, tu dưỡng đạo đức Nho giáo vì đó là một hệ tư
tưởng thống trị duy nhất của triều đại Joseon. So với tầng lớp quý tộc Thánh
22
cốt, Chân cốt hoặc quý tộc của Koryo, thì tầng lớp yangban thời Joseon chiếm
ưu thế và có cơ sở rộng rãi hơn rất nhiều. Do số lượng tầng lớp yangban ngày
càng nhiều nên việc tuyển chọn yangban tham gia bộ máy chính quyền ngày
càng được nhà nước Joseon quy định chặt chẽ. Để bảo vệ quyền lợi cho tầng
lớp yangban, triều đình Joseon thường tổ chức các đợt thi cấp quốc gia tuyển
chọn quan chức có sự giám sát khá chặt chẽ của nhà vua. Nho giáo là nội dung
cơ bản cho giới trí thức học tập và đồng thờ cũng là nội dung thi tuyển quan lại
vào bộ máy chính quyền. Trong quá trình theo học, tầng lớp yangban được ưu
tiên đặc biệt, họ được miễn tất cả các công việc do nhà nước quy định và hoàn
toàn tự do về thời gian để học tập. Trong quan hệ hôn nhân, yangban chỉ kết
hôn với những người cùng đẳng cấp nên địa vị của yangban mang tính cha
truyền con nối. Nơi ở của yangban cũng có những điểm khá đặc biệt thường
tách riêng ra từng khu đối lập với dân chúng. Ở kinh đô Hán Dương, yangban
chỉ ở các khu phía Bắc và khu phía Nam. Tại các vùng nông thôn, yangban ở
trong các làng riêng biệt, xa nơi đồng ruộng và cũng không ở trong các thị trấn.
Trong nội bộ yangban cũng có sự phân biệt đối xử, giới dân sự thường có địa
vị cao hơn giới quân sự. Luật của nhà nước Joseon còn quy định con của vợ lẽ
và dòng dõi của họ không được tham gia các cuộc thi tuyển nên họ không thể
có điều kiện trở thành công chức trong bộ máy chính quyền. Thêm nữa, con
hoặc cháu của những phụ nữ tái giá cũng không được tham gia vào guồng máy
công chức của nhà nước… Chuyên môn duy nhất của yangban là công chức
nhà nước. Yangban không bao giờ tham gia các công việc khác mà họ coi đó là
các chức vụ có địa vị thấp như thầy thuốc, phiên dịch, luật gia, nghệ sĩ…
Ngoài ra, yangban cũng không hề quan tâm đến nông nghiệp, thủ công nghiệp
hoặc thương nghiệp, vì họ cho rằng đó là các công việc của nông dân, thợ thủ
công và thương nhân.
Trong xã hội Joseon, vị trí của những người nông dân cũng được cải thiện.
Để có ruộng đất canh tác, những người nông dân buộc phải trả một thứ thuế