Bảng xếp hạng 50 hãng chế tạo thiết bị kỹ thuật xây dựng lớn nhất thế giới
Doanh số của 50 hãng chế tạo thiết bị kỹ thuật xây dựng lớn nhất thế giới đã tăng lên 14,4% năm
2005, trong số đó sự tăng trưởng lớn nhất quan sát thấy ở các hãng chế tạo thuộc khu vực Bắc
Mỹ.
Doanh số của 50 hãng chế tạo thiết bị kỹ thuật xây dựng lớn nhất thế giới trong năm 2005 đạt tới
98,8 tỷ USD, tức là tăng 14,4% so với năm 2004 (doanh số đạt 86,3 tỷ USD).
Trong năm 2005, tạp chí “International Construction”(Xây dựng quốc tế) đã lần thứ 4 lập bảng
xếp hạng các hãng chế tạo thiết bị xây dựng hàng đầu thế giới - “Bảng vàng” (lần đầu là Bảng
năm 2002), so với năm 2002, doanh số của 50 hãng năm 2005 tăng lên 78%.
Caterpillar (Mỹ) là hãng đứng đầu Bảng vàng, là nhờ doanh số và lợi nhuận tăng liên tục. Dựa
trên kết quả năm 2005, tỷ phần của Caterpillar chiếm tới 23,2% tổng doanh thu của tất cả 50
hãng, tức là tăng 1,6% so với tỷ phần của hãng này bằng 21,7% trong năm 2004.
Hãng Komatsu lại một lần nữa chiếm vị trí thứ 2 với tỷ phần không đổi chiếm 9,6%, còn hãng
Terex vẫn giữ vị trí thứ 3 với tỷ phần 6,5%, tăng lên 0,7% so với năm 2004.
Sự cải thiện các chỉ tiêu của các hãng Caterpillar và Terex phản ánh vị thế mạnh của tất cả các
hãng chế tạo Mỹ. Tất cả các hãng này nhìn chung vẫn giữ được vị trí của mình so với năm 2004,
còn nhiều hãng khác lại cải thiện vị trí của mình tốt hơn. Ngoại trừ một hãng duy nhất là “Altec
Industries” lại bị tụt xuống dưới 6 vị trí.
Tuy nhiên, trừ hãng này, các hãng sản xuất của Mỹ đã có sự chuyển dịch đáng kể lên phía trên
trong Bảng vàng. Hãng “John Deere” đã vượt hãng “Volvo”, chiếm vị trí thứ 4, còn các hãng
“JLG” và “Manitowoc” lần đầu tiên đã chuyển lên phía trên 15 vị trí. Các hãng ở phía dưới như
“Astec” và “Gehl” cũng cải thiện được vị trí của mình.
Tỷ phần của các hãng chế tạo Mỹ chiếm 47,8% tổng doanh số của tất cả 50 hãng trong Bảng
vàng, tức là tăng 2,8% so với năm 2004 (tỷ phần bằng 45%). Nếu quay lại năm 2003, thì tỷ phần
của các hãng chế tạo Mỹ chỉ chiếm 43,4%. Sự tăng trưởng 4,4% trong 2 năm tương ứng với
doanh thu 4,35 tỷ USD, trên cơ sở các số liệu năm 2005. Điều đó chứng tỏ các hãng chế tạo của
Mỹ gặt hái được từ doanh thu toàn cầu về thiết bị kỹ thuật xây dựng.
Từ Bảng vàng năm 2005 thấy rằng, các hãng chế tạo Bắc Mỹ và châu Á đã tăng tỷ phần của mình
trên thị trường thuộc về các hãng chế tạo châu Âu. Tuy nhiên, trong năm nay vị trí của các hãng
châu Âu đã được cải thiện, và các hãng chế tạo của Mỹ lại bảo đảm sự tăng trưởng doanh số của
mình nhờ vào các hãng chế tạo thiết bị kỹ thuật xây dựng của châu Á.
Tỷ phần của các hãng châu Âu trên thị trường năm 2005 chiếm 26,3%, tức là ít hơn 0,6% so với
26,9% của năm 2004. Tuy nhiên, các hãng chế tạo châu Á lại bị mất 2,5%, còn lại tỷ phần 25,4%.
Nếu xem xét Bảng vàng dưới đây, có thể dễ dàng thấy được tình hình thực tế hiện nay. Trong số
10 hãng đứng đầu, hãng “Liebherr” đã vượt “Hitachi”, trong khi đó các hãng châu Á khác tại tụt
xuống dưới, gồm có hãng “Kobelco”, “Doosan”, “Sumitomo” và “Kato”.
Các hãng của Nhật Bản là một khối mạnh nhất của các hãng chế tạo châu Á, bởi vậy Bảng vàng
2005 phản ánh sự tụt giảm rõ dệt tỷ phần của họ trên thị trường của ngành. Tỷ phần tổng cộng chỉ
bằng 19,6% là mức thấp nhất đối với các hãng chế tạo Nhật Bản trong 4 năm vừa qua được phản
ánh trong Bảng vàng xếp hạng.
Tỷ phần của các hãng chế tạo Trung Quốc trên thị trường thế giới đã giảm xuống trong năm 2005
từ 2,9% xuống 2,6%. Phần lớn các hãng dẫn đầu như “Liugong”, “Sany”, “Shangdong”,
“Heunkong”, “Xiamen” và “XCMG” đã bị giảm vị thế của mình, hãng “Shantui” chiếm vị trí 50
trong Bảng năm 2004 đã bị đưa ra ngoài Bảng năm 2005.
Chỉ có hãng “Zoomlion” là chuyển dịch lên phía trên trong Bảng vàng. Theo đánh giá của tạp chí
“International Construction” thì hiện nay hãng này là nhà sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất ở
Trung Quốc. Điều này diễn ra chủ yếu là nhờ vào đầu năm 2004 hãng này đã sáp nhập công ty
cần cẩu xây dựng “Puyuan”.
Tình trạng hạ vị trí nói chung của các hãng Trung Quốc trong Bảng vàng xếp hạng năm 2005
dường như là do có sự kiềm chế cho vay tín dụng được Chính phủ Trung Quốc áp dụng vào giữa
năm 2004. Điều đó rõ ràng đạt được kết quả mong muốn “hãm nhẹ phanh” nền kinh tế Trung
Quốc phát triển quá nóng, và kết quả như dự kiến đã ảnh hưởng nhiều hơn tới các hãng chế tạo
trong năm 2005 so với năm 2004. Điều này bởi vì năm 2004 là thời kỳ tiêu thụ lớn vào đầu năm
và 7 tháng tiếp theo kiềm chế vay tín dụng, kết quả đã đạt được mức trung bình tối ưu.Tuy nhiên,
trong năm 2005 đã hiện hành những điều kiện kiềm chế tín dụng, và mặc dù vào cuối năm tiêu
thụ có tăng lên, nhưng không đủ để đạt được mức doanh số của năm 2004.
Bảng vàng xếp hạng 50 hãng chế tạo thiết bị kỹ thuật xây dựng lớn nhất thế giới
Thứ tự
xếp hạng
Tên hãng Nước Doanh số,
triệu USD
Tỷ lệ so với
tổng số, %
1 Caterpillar Mỹ 22.931 23,2
2 Komatsu Nhật 9.470 9,6
3 Terex Mỹ 6.400 6,5
4 John Deere Mỹ 5.229 5,3
5 Volvo Construction Equipment Thụy Điển 4.582 4,6
6 Liebherr Đức 4.151 4,2
7 Hitachi CM Nhật 3.998 4,0
8 CNH Mỹ 3.963 4,0
9 Ingersol-Rand Mỹ 3.850 3,9
10 Sandvik Mining & Construction Thụy Điển 2.706 2,7
11 JCB Anh 2.230 2,3
12 Metso Mineral Phần Lan 2.118 2,1
13 Atlas Copco Thụy Điển 1.995 2,0
14 JLG Mỹ 1.735 1,8
15 Manitowoc Crane Group Mỹ 1.629 1,6
16 Kobelco Construction Machinery Nhật 1.557 1,6
17 Doosan Infracore Hàn Quốc 1.358 1,4
18 Hyundai Heavy Industries Hàn Quốc 1.288 1,3
19 Manitou Pháp 1.207 1,2
20 Hiab Phần Lan 1.031 1,0
21 Wirtgen Group Đức 1.013 1,0
22 Sumitomo Heavy Industries Nhật 977 1,0
23 Tadano Nhật 909 0,9
24 Putzmeister Đức 780 0,8
25 Ammann Thụy Sỹ 730 0,7
26 Fayat Group Pháp 728 0,7
27 Palfinger Áo 635 0,6
28 Astec Industries Mỹ 616 0,6
29 Kubota Nhật 564 0,6
30 Furukawa Nhật 556 0,6
31 Altec Industries Mỹ 550 0,6
32 Bell Equipment Nam Phi 506 0,5
33 Changsha Zoomlion Trung Quốc 497 0,5
34 Bauer Đức 488 0,5
35 Dynapac Thụy Điển 480 0,5
36 Pinguely-Haulotte Pháp 470 0,5
37 Guanxi Liugong Trung Quốc 461 0,5
38 Bharat Earth Movers Ltd.(BEML) Ấn Độ 420 0,4
39 Takeuchi Nhật 400 0,4
40 Xiamen Trung Quốc 395 0,4
41 Xugong(XCMG) Trung Quốc 376 0,4
42 Aichi Nhật 362 0,4
43 Gehl Mỹ 344 0,3
44 Merlo Italia 342 0,3
45 Kato Works Nhật 314 0,3
46 Maeda Seisakusho Nhật 300 0,3
47 Shangdong Heungkong Trung Quốc 292 0,3
48 Sany Heavy Industries Trung Quốc 290 0,3
49 China Infrastructure Machinery
Holdings
Trung Quốc 280 0,3
50 Neuson Áo 270 0,3
Dự báo sắp tới
Dường như trong năm nay có sự phục hồi vị trí của các hãng chế tạo thiết bị kỹ thuật xây dựng
châu Á. Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng, và mặc dù có các biện pháp hạn chế việc cho
vay tín dụng năm 2004, nhưng nhu cầu về thiết bị kỹ thuật xây dựng ở Trung Quốc vẫn tăng lên.
Mức tăng trưởng tổng cộng của toàn ngành giảm đi trong năm 2005, liệu năm 2006 có đến lượt
tăng hay không. Dường như, bất kỳ sự tăng trưởng nào cũng sẽ không lớn, mà phụ thuộc nhiều
vào những gì sẽ diễn ra ở Mỹ, và ở mức thấp hơn, trên thị trường châu Âu. Trong năm nay, cả hai
thị trường này có thể giảm sút, còn nếu tình hình này diễn ra, thì toàn ngành có thể hy vọng rằng
bất kỳ sự giảm sút nào cũng được bù lại bằng sự tăng trưởng cao ở châu Á.
Trong năm 2005, các hãng lớn trong Bảng vàng xếp hạng đã tăng tỷ phần của mình trên thị
trường. Có thể nhận thấy rõ 15 hãng chế tạo lớn nhất chiếm tới 77,9% tổng khối lượng tiêu thụ
của 50 hãng, tức là lớn hơn 0,9% so với 77,0% năm 2004.
Đáng chú ý là, tỷ phần của 5 hãng lớn nhất-Caterpillar, Komatshu, Terex, Deere và Volvo ngày
nay chiếm tới 49,2% tổng số, với sự tăng đáng kể so với 47,1% trong năm 2004.
Năm 2005, các hãng chế tạo Mỹ có tỷ phần lớn nhất, điều này không đáng ngạc nhiên. Thị
trường Mỹ từ giữa năm 2003 đã khởi sắc, và sự tăng giá năm 2005 lên tới 16%(theo số liệu khảo
sát của Off-Highway).
Nhờ sự tăng giá ở Mỹ mà toàn ngành đã tăng trưởng nói chung, nhưng nếu xem xét riêng một thị
trường nào đó, thì gặt hái nhiều nhất là các hãng chế tạo trong nước(địa phương). Điều này một
phần được giải thích bởi chủ nghĩa yêu nước, những người Mỹ tất nhiên ưa chuộng sản phẩm chế
tạo tại Mỹ hơn, nhưng dường như một thực tế đơn giản có ý nghĩa quan trọng hơn, đó là các
hãng chế tạo trong nước đã hoạt động tích cực trên thị trường của mình trong thời gian dài hơn.
Họ có một mạng lưới tiêu thụ lớn hơn và nhiều chi nhánh hơn, bởi vậy họ chiếm được các vị trí
tốt hơn để thu được lợi nhuận khi nhu cầu thị trường tăng lên.
Đinh Bá Lô
Theo T/C “Kỹ thuật và công nghệ xây dựng” Nga N5/2006