Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT quỳnh lưu 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023 KB, 51 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BÀI TẬP SỬA SAI NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY NHẢY
CAO LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
Lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BÀI TẬP SỬA SAI NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY NHẢY
CAO LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
Lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn
Người thực hiện: Trần Văn Chương

NĂM HỌC: 2020 – 2021


MỤC LỤC
Phần I. Đặt vấn đề.........................................................................................................1
Phần II. Nội Dung nghiên cứu.......................................................................................4
1. Cơ sở khoa học......................................................................................................4
a. Cơ sở lý luận........................................................................................................4
b. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................6
2. Thực trạng vấn đề:................................................................................................7


Bảng 2.1 . Thực trạng về mức độ yêu thích các nội dung điền kinh của học sinh
những năm gần đây (số học snh được phỏng vấn n = 100)..................................10
Năm học 2019-2020...............................................................................................10
Năm học 2020-2021...............................................................................................10
Bảng 2.2 . Kết quả phỏng vấn về yêu cầu lựa chọn bài tập bổ trợ........................11
(số người phỏng vấn n = 10).................................................................................11
3. Lựa chọn hệ thống các bài tập...........................................................................12
3.1. Hệ thống các bài tập sửa sai............................................................................12
3.2. Hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng................................13
3.3. Hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực:.......................................................14
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập sửa sai.........................................15
(số người phỏng vấn n = 10).................................................................................15
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật............................16
(số người phỏng vấn n = 10).................................................................................16
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập phát triển thể lực(số người phỏng
vấn n = 10).............................................................................................................18
4. Các giải pháp.......................................................................................................20
4.1. Giải pháp 1: Công tác tư tưởng và khảo sát..................................................20
4.2. Giải pháp 2: Phân nhóm đối tưởng học sinh..................................................21
4.3. Giải pháp 3: Lồng ghép các bài tập sửa sai vào từng tiết học.......................21


4.4. Giải pháp 4: Kết hợp hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn và hệ thống bài tập
phát triển thể lực vào giảng dạy kĩ thuật...............................................................22
4.5. Giải pháp 5: Sự dụng một số trò chơi nhỏ vào giảng dạy nhằm tạo hứng thú
cho học sinh trong tập luyện thể thao....................................................................24
4.6. Giải pháp 6: Giáo dục đạo đức, tinh thần, thái độ cho học sinh trong giờ học.
...............................................................................................................................29
4.7. Giải pháp 7: Giao bài tập về nhà...................................................................30
Phần III : Kết luận.......................................................................................................37

1. Kết luận :..............................................................................................................37
2. Kiến nghị:.............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................38
PHỤ LỤC.................................................................................................................39


Phần I. Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Ngày nay đất nước ta đang trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá với tinh
thần “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việc tập luyện thể dục thể thao (TDTT)
đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao động, có
thể nói sức khoẻ con người là một yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản
xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải
vật chất. Đất nước lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước,
trong đó TDTT cũng được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Điền kinh là môn
thể thao cơ bản nó chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội
Olympic Quốc tế, cịn được mệnh danh là nữ hồng sắc đẹp và trong đời sống thể
thao của nhân loại. Điền kinh được phát triển cùng với sự ra đời của xã hội loài người,
ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện xã hội loài người, các bài tập điền kinh đã
được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử phát triển của nó được ghi
nhận trong cuộc thi đấu chính thức từ năm 776 trước cơng ngun, cùng với sự phát
triển của xã hội loài người. Từ những hoạt động trong lao động sản xuất tạo ra những
kỹ năng, kỹ xảo để tự vệ, để chiến đấu và phịng chống thiên tai, dần dần hình thành
các trị chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi người tham gia tập luyện.
Chính vì thế mà điền kinh được coi là một trong những nội dung chính và không thể
thiếu được trong các kỳ thi đấu của thế vận hội Olympic, giải thế giới châu lục và
quốc gia. Nội dung điền kinh không chỉ là các môn thi đấu mà nó có ý nghĩa tập
luyện, do đó điền kinh là một trong những mơn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ
thống giáo dục thể chất, đồng thời là môn học chủ yếu đối với học sinh ở các trường
trung học, nó chiếm tỷ lệ 60% so với các nội dung khác.

Điền kinh nói chung, gồm nhảy cao nói riêng trong trường trung học phổ thơng
cịn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh
vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tổ chức thể lực giúp các em có thể học
tốt các mơn học văn hóa, lao động sản xuất và mọi cơng tác khác. Tập luyện điền kinh
một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, là cơ
sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các
mơn thể thao khác.Trong cuộc sống hiện nay, vị trí cơng tác TDTT trong nhà trường càng
được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thơng qua giáo dục trong bộ môn giáo
dục thể chất (GDTC), đã bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh
biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn
luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể
dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học
vào nếp sinh hoạt ở trong và ngồi nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp
1


sống, tác phong công nghiệp. Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản, là
nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Điền kinh
bao gồm nhiều môn thi đấu, trong đó mơn nhảy cao nói chung và nhảy cao kiểu nằm
nghiêng nói riêng là mơn thi đấu và tập luyện phổ biến rộng rãi trong các trường phổ
thông, các hội khỏe phù đổng từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, thành tích
nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh, sinh viên so với khu vực và thế giới còn khá
khiêm tốn. Bởi vậy mà việc giảng dạy môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng ngày càng
được chú trọng song vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.

Như ta đã biết nhảy cao là một mơn thể thao có tác dụng nâng cao năng lực hoạt
động nội tạng, phát triển các tố chất sức bật, sức nhanh, sự khéo léo...Không chỉ vậy
nhảy cao kiểu nằm nghiêng cịn có tác dụng rèn luyện tinh thần dũng cảm và ý chí
vượt qua mọi khó khăn, phục vụ tốt yêu cầu của đời sống hàng ngày trong lao động

và học tập. Mặt khác mục tiêu cần đạt của kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng là: Học sinh biết cách thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy cao
kiểu nằm nghiêng. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh
chân; Thực hiện cơ bản đúng các giai đoạn kĩ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không,
tiếp đất. Vận dụng những kiến thức đã học vào tập luyện và thi đấu.

2


Qua nhiều năm công tác và giảng dạy ở trường THPT tôi nhận thấy kĩ thuật nhảy
cao của học sinh còn yếu, đặc biệt là kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Vì nội dung
học hồn tồn mới và tương đối khó so với nhảy cao kiểu bước qua mà các em đã học
ở trường cấp II nên mức độ tiếp thu cịn chậm, khơng vận dụng được kỷ thuật để thực
hiện tốt động tác, tính tích cực chủ động còn yếu. Qua trao đổi và dự giờ với đồng
nghiêp hầu như các đồng chí đều băn khoăn trăn trở, chưa có hướng giảng dạy để
khắc phục những điểm yếu trên. Xuất phát từ thực tế nêu trên vấn đề đặt ra là phải lựa
chọn ra những bài tập phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao thành tích mơn
nhảy cao nằm nghiêng trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, trong
những năm gần đây tôi đã mày mò, thử nghiệm một số bài tập và đã có kết quả khả
quan, hy vọng sẽ giúp được nhiều đồng nghiệp tháo gỡ khó khăn khi giảng dạy nhảy
cao lớp 10.
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số bài tập sửa sai
nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT
Quỳnh lưu 4”
Đề tài là các giải pháp hoàn toàn mới do cá nhân tự mày mò đúc rút từ kinh
nghiệm của bản thân nghiên cứu mong rằng sẽ góp một phần nhỏ vào công tác viết
sáng kiến, nghiên cứu khoa học của trường cũng như của nghành trong tỉnh nhà và
các giải pháp tơi đưa ra góp phần nào nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung nhảy
cao cho các thầy cô của trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũng như các thầy cô ở các
trường trong huyện, trong tỉnh.


3


Phần II. Nội Dung nghiên cứu
1. Cơ sở khoa học
a. Cơ sở lý luận
- Vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của điền kinh nói chung và nhảy cao nói riêng
Ngày nay, với quan điểm giáo dục tồn diện về “Đức, trí, thể, mỹ” hay phậm chất
và năng lực trong đó giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ, là 1/10 năng lực mà
giáo dục hướng tới, là yêu cầu tất yếu, nội dung quan trọng của q trình giáo dục thế
hệ trẻ, bởi xét về góc độ nào đó thì giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm
tăng cường bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, đặc biệt là học sinh THPT, những chủ
nhân tương lai của đất nước. Với chiến lược phát triển con người tồn diện thì việc
tập luyện thể dục thể thao chiếm vị trí quan trọng ở mỗi cấp học.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”. Ngày nay, Đảng và Chính phủ lấy tư tưởng đó làm nền tảng
cho cơng tác giáo dục thế hệ trẻ, trở thành con người phát triển về mọi mặt: Có tri
thức, có sức khỏe dồi dào và thể chất cường tráng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, phong trào tập luyện thể dục thể thao được phát
triển rộng rãi khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và
đặc biệt là được phát triển sâu rộng trong các trường học. Giáo dục thể chất trong
trường học là nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản cho
học sinh, củng cố và phát triển tố chất thể lực học sinh. Mục tiêu của Giáo dục thể
chất là phát triển tồn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển
thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh các cấp.
Mơn điền kinh là một mơn thể thao có vị trí quan trọng trên đấu trường quốc tế, là
một trong những mơn thi chính trong các kì đại hội thể thao của các châu lục, của thế
giới, của các kì Olympic quốc tế và nó đáp ứng được các mục tiêu của giáo dục thể
chất. Chính vì vậy, điền kinh nói chung và nội dung nhảy cao nói riêng là một trong

những nội dung học bắt buộc của GDTC trong trường phổ thơng, trong chương trình
giáo dục phổ thơng mới phẩm chất và năng lực trong đó có năng lực thể chất. Việc
nâng cao kết quả học tập là một yêu cầu tất yếu trong giáo dục phổ thông.
Mặt khác GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện ngoài phát triển năng lực thể
chất, còn rèn luyện các năng lực giải quyết vấn đề, giao lưu hợp tác và phẩm chất
nhân ái trung thực yêu nước trong trường phổ thơng, trong đó mơn GDTC có vị trí
quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, thể lực của học sinh, chuẩn bị cho
người lao động tương lai đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hố đất nước. Việc dạy và học mơn GDTC trong trường phổ thơng có nhiệm vụ trang
bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khoẻ,

4


thể lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời
giúp học sinh giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên.
- Đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông:
Lứa tuổi THPT việc hứng thú học tập của các em mang tính chất rộng rãi và sâu sắc
hơn lứa tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này tri giác thể hiện tương đối chính xác trong các
hoạt động TDTT. Cảm giác vận động cho phép kiểm tra tính chất vận động, hình
dáng, biên độ, phương hướng, trương lực cơ tức là kiểm tra được sự vận động của cơ
thể mình. Sự tri giác về vận động thông qua cảm giác cơ bắp sẽ tạo cho các em khả
năng tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật của bài tập thể thao.
Hoạt động học tập ở lứa tuổi này khác nhiều so với lứa tuổi thiếu niên, thái độ học
tập của các em với môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành hứng
thú học tập gắn liền với nghề nghiệp, các em đã xác định cho mình hứng thú ổn định
với mơn học nào đó, hứng thú này liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp nhất định
sau này.
Ở thanh niên mới lớn, tính định hướng được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá
trình nhận thức, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và hồn thiện hơn. Ghi nhớ

chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời ghi nhớ logic trừu
tượng ngày một có ý nghĩa rõ rệt. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu
tượng một cách độc đáo, sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất
quán hơn.
Sự phát triển có ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển tâm lý của lứa
tuổi thanh niên, quá trình này rất phong phú và phức tạp.
Tuổi thanh niên là tuổi quyết định hình thành thế giới quan. Hệ thống quan điểm
về khoa học, tự nhiên, về các nguyên tắc ứng xử...Đời sống tình cảm của thanh niên
rất phong phú và mới mẻ, đặc điểm đó thể hiện rất rõ trong tình bạn của các em. Vì
đây là lứa tuổi mà các hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc
hơn.
Nói chung đặc điểm diễn biến tâm lý ở lứa tuổi thanh niên còn rất phức tạp, bởi đây
là giai đoạn chuyển giao từ trẻ em sang người lớn. Tất cả các quá trình, đặc điểm về
nhân cách đang dần trưởng thành. Sự nơng nổi bồng bột trong tình cảm, sai lầm nhận
xét, đánh giá thế giơi quan có thể chịu ảnh hưởng của nhiều mặt ở lứa tuổi thiếu
niên...
Giáo dục ở lứa tuổi học sinh THPT cần phải khéo léo, giúp đỡ các em hình thành
những phẩm chất, năng lực tiềm năng.

5


Tuổi thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về thể lực nhưng sự phát triển
về cơ thể còn kém so với sự phát triển của cơ thể người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu
thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý.
Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng cơ thể đã chậm lại. Sự phát triển
của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của võ não phức
tạp và các chức năng của võ não đang phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não
có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần
kinh tăng lên, liên kết các phần khác nhau của võ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết

cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích tổng hợp...của vỏ bán cầu đại não trong quá
trình hoạt đọng.
Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi có cơ thể
phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát
triển về cơ thể như người lớn.
b. Cơ sở thực tiễn
Ngày nay trong hệ thống Giáo dục thể chất nước ta, điền kinh là một môn thể thao
có vị trí quan trọng. nó được mệnh danh là mơn “Nữ hồng sắc đẹp” trên võ đài
Olympic và là nội dung cơ bản trong các chương trình thi đấu trong các kì đại hội
TDTT quốc gia, khu vực, tỉnh và Hội khỏe phù động các cấp. Chính vì vậy điền kinh
được phổ biến trong các trường phổ thông và là nội dung chính trong mơn Giáo dục
thể chất ở THPT.
Nhảy cao là một trong những môn điền kinh có lịch sử lâu đời và phát triển rất
rộng rãi ở nhiều quốc gia, là một môn thể thao sử dụng chủ yếu năng lực bản thân
thông qua một số hình thức vận động. Ngày nay, khơng chỉ là một mơn thi đấu trong
các cuộc thi điền kinh, mà cịn một nội dung giảng dạy chính trong các trường chuyên
nghiệp củng như các trường THPT.
Việc nâng cao kết quả học tập là một yêu cầu tất yếu trong giáo dục phổ thơng.
Thành tích các mơn thể thao là kết quả của q trình chuẩn bị khác nhau. Đó là: “Thể
lực, kĩ thuật, chiến thuật, tâm lý và ý chí”. Trong đó, yếu tố kĩ thuật đóng vai trị hơn
cả và là nhân tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình đào tạo và giảng dạy thể
dục thể thao. Hoàn thiện kĩ thuật là một vấn đề quan trọng quyết định đến thành tích
thể thao. Qua kinh nghiệm thực tế và các cơng trình nghiên cứu khoa học đã chứng
minh: Động tác kĩ thuật càng thuần thục, chính xác thì càng tiết kiệm, tận dụng và
phát huy khả năng dùng sức của cơ thể. Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là một kĩ thuật
khó trong mơn thề dục của chương trình giáo dục phổ thơng, là một hoạt động khơng
có chu kì, địi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kĩ thuật và tư duy thực hiện động tác.
Trong giảng dạy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kĩ thuật là quan trọng, nhưng việc
tìm ra những sai lầm thường mắc và nguyên nhân của nó, xác định vận dụng các biện
6



pháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó cũng quan trọng khơng kém. Chính vì
vậy, việc tìm ra các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho
học sinh trung học phổ thông là cần thiết.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục tồn diện trong nhà trường phổ thơng, nó
có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ thể lực cho học sinh, chuẩn
bị cho người lao động trong tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Cơng nghiệp
hố - Hiện đại hố đất nước.
Với mục tiêu “Khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “khoẻ để chinh
phục đỉnh cao tri thức” giáo dục thể chất đã góp phần trang bị cho học sinh những
phẩm chất năng lực để rèn luyện sức khoẻ, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây
dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp học sinh giải toả những căng thẳng do thiếu
vận động tạo nên và giúp các em giải quyết tốt nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Song công tác giáo dục thể chất học đường nói chung và giáo dục thể chất trong
trường THPT nói riêng vẫn cịn là mối day dứt, lo âu của nhiều nhà khoa học chuyên
ngành. Thực tế thấy rằng từ trước đến nay giáo dục thể chất vẫn được xem là môn phụ
ở các trường phổ thông. Bởi nó khơng thuộc các mơn văn hóa và khơng phải là môn
thi tốt nghiệp. Sự quan tâm và đầu tư đối với giáo dục thể chất cũng chưa đầy đủ và
thiết bị phục vụ giảng dạy và tập luyện vẫn còn nhiều thiếu thốn. Hiện nay, hầu hết
các trường học trong cả nước học sinh học môn thể dục đều phải học ngoài sân. Nếu
mưa các em phải nghỉ vì điều kiện sân bãi chưa thực sự tốt và được đầu tư đúng mức.
Thực tế nhiều học sinh ngại học nhảy cao, nguyên nhân do đặc thù bộ môn là vượt
chướng ngại vật, dễ gây ra chấn thương, nhưng ngun nhân chính cũng do một số
giáo viên chưa có những phương pháp, kĩ năng và cách thức dạy học tạo hứng thú cho
học sinh.
2. Thực trạng vấn đề:
Trước khi vào bậc trung học phổ thông, phần lớn các em là học sinh của nhiều
trường trung học cơ sở khác nhau nên kĩ năng, nhận thức của các em với mơn học
Nhảy cao cũng khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn giữa các em và sự thay

đổi kĩ thuật động tác từ nhảy cao “kiểu bước qua” ở cấp II sang kĩ thuật nhảy cao
“Kiểu nằm nghiêng” ở cấp III, nhiều em còn nhận thức “kĩ thuật bước qua tốt hơn kĩ
thuật nằm nghiêng về thành tích”. Điều này làm cho việc giảng dạy của giáo viên gặp
nhiều khó khăn? Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhỏ hẹp làm ảnh
hưởng đến yêu cầu học tập, tập luyện của mơn thể dục nói chung và nội dung nhảy
cao nói riêng nên phần đơng các em tập luyện chưa hiệu quả, chưa nắm bắt và vận
dụng tốt kĩ thuật động tác nhảy cao kiểu nằm nghiêng để đáp ứng yêu cầu môn học.
Môn nhảy cao là một kĩ thuật khó, nó hoạt động khơng có chu kì nên tương đối phức
tạp. Người tập khơng những phải nắm vững kĩ thuật động tác ngay từ đầu mà cịn phải
duy trì, thực hiện chính xác và thuần thục. Vậy ngay từ đầu, người tập phải xây dựng
7


được một số khái niệm đúng về động tác thì quá trình tập luyện mới đạt hiệu quả cao.
Vì một số sai lầm thường mắc phải trong quá trình thực hiện kĩ thuật nhảy cao kiểu
nằm nghiêng của học sinh khối 10 trường THPT Quỳnh lưu 4 đã làm cho thành tích bị
hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả dạy và học.
Kĩ thuật nhảy cao kiểu ”nằm nghiêng” là nội dung học hồn tồn mới và có độ khó
tương đối cao so với nhảy cao kiểu bước qua mà học sinh đã học nhiều năm ở trường
THCS nên mức độ tiếp thu chậm, đặc biệt là học sinh nữ, động tác sai khó sửa nên đa
số các em học sinh khơng vận dụng được kỹ thuật để thực hiện hồn chỉnh tốt động
tác. Đối tượng học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì, đa số các em học sinh nữ xuất hiện
sức ì, có nhiều thay đổi về tâm- sinh lý, giới tính, rất ngại học những giờ học nhảy, độ
né tránh, mất tập trung đối với môn học, đa số các em không thể tiếp thu và vận dụng
tốt kỹ thuật để phát huy nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu. Điều kiện khi
học môn nhảy cao ở trường chúng tơi là ở ngồi trời, nên phải chịu ảnh hưởng của
thời tiết rất nhiều như (gió, nắng nóng, mưa, bụi…) vì vậy hiệu quả của một tiết học ở
nội dung này là không cao. Bên cạnh đó trình độ kỹ thuật các em khơng đồng đều cho
nên việc hướng dẩn kỹ thuật cho các em gặp khơng ít khó khăn. Kĩ thuật nhảy cao
kiểu ”nằm nghiêng” là mơn có kỹ thuật khó và dễ gây ra chấn thương do vậy địi hỏi

học sinh phải có lịng dũng cảm, kiên trì để thực hiện kỹ thuật ở mức xà cao. Trang
thiết bị của trường còn nhiều hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến việc dạy và học.
Trong giảng dạy và tập luyện TDTT, việc nắm bắt kỹ thuật là quan trọng mà trong
khi tập luyện thì người tập rất hay mắc phải những sai lầm, vì vậy trong giảng dạy
phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc cũng như những nguyên nhân của
nó, đây là vấn đề khó, nhưng việc xác định vận dụng các giải pháp và bài tập để sửa
chữa lại những sai lầm đó lại càng quan trọng hơn. Trong q trình trực tiếp giảng dạy
kĩ thuật và dự giờ của đồng nghiệp, các lần thực hiện kiểm tra đánh giá kĩ thuật nhảy
cao kiểu nằm nghiêng của các em học sinh lớp 10, tôi đã tổng hợp được những sai
lầm và nguyên nhân mà các em thường mắc phải như sau:
TT NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC

NGUYÊN NHÂN

Giai đoạn chạy đà:
1

- Chạy đà khơng chính xác, có xu - Khơng ổn định nhịp điệu chạy đà,
hướng giảm tốc hoặc lỡ nhịp, rối chạy cao trọng tâm, tư thế xuất phát
loạn nhịp, chạy đà khơng đúng góc khơng ổn định.
độ.
- Khơng đặt được phần gót chân - Các bước cuối cùng khơng ổn định
giậm nhảy vào đúng điểm giậm
nhảy.
8


Giai đoạn giậm nhảy

2


- Giậm nhảy yếu do không tạo được - Hiểu sai quan điểm, cơ chân yếu
đà, góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ - Giậm nhảy chậm, góc độ hỗn xung
q, giậm nhảy gần hoặc xa xà quá
nhỏ cơ không đủ sức duỗi
- Sau khi giậm nhảy, người lao vào - Kỹ thuật 4 bước cuối cùng quá dài,

không hạ thấp được trong tâm
- Đánh tay không đúng, không hỗ trợ - Lúc giậm nhảy thân gập về phía
đưa cơ thể lên cao..
trước, tốc độ giậm nhảy bị chậm
- Tay không ép vào thân khi qua xà,
làm rơi xà.
Giai đoạn trên không
- Chân lăng đá vào xà.

3

- Chân lăng đá khơng tích cực, khơng
- Khơng có thao tác xoay gót chân cao hoặc bị co
khi qua xà, nên không tạo được thân - Chân giậm nhảy co chậm và không
người nằm nghiêng với xà.
khéo léo.
- Tay không ép vào thân khi qua xà, - Bị “tụt mông”
làm rơi xà.
- Giậm nhảy khơng tích cực và tập
luyện ít.
- Chưa thực hiện được động tác mở
hông.
Giai đoạn tiếp đất


4

- Không dùng chân để giảm chấn - Khi tiếp đất chân giậm không chùng
động, do chân giậm nhảy không duỗi gối hoãn xung.
kịp thời khi qua xà.
- Khi tiếp đất bị lai sang kĩ thuật kiểu
- Chân đá lăng chạm đất trước.
bước qua

Từ những sai lầm trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh thần, thái độ và thành
tích của các em
Qua khảo sát điều tra ngẫu nhiên học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 về mức độ
yêu thích các nội dung điền kinh kết được thể hiện ở bảng sau:

9


Bảng 2.1 . Thực trạng về mức độ yêu thích các nội dung điền kinh của học sinh
những năm gần đây (số học snh được phỏng vấn n = 100)
Năm học 2019-2020
TT

Nội dung

Số lượng

Chiếm %

1


Chạy ngắn

38/100

38 %

2

Chạy bền

8/100

8%

3

Nhảy cao

22/100

22 %

4

Nhảy xa

32/100

32 %


Năm học 2020-2021
TT

Nội dung

Số lượng

Chiếm %

1

Chạy ngắn

36/100

36 %

2

Chạy bền

7/100

7%

3

Nhảy cao


20/100

20 %

4

Nhảy xa

30/100

30 %

Như vậy số lượng học sinh yêu thích nội dung nhảy cao chiếm tỷ lệ tương đối
thấp, chỉ nhiều hơn nội dung chạy bền, điều này cũng đã làm ảnh hưởng đến chất
lượng của dạy học nội dung nhảy cao.
Mặt khác những thực trạng ở các trường THPT cho thấy việc giảng dạy môn điền
kinh chưa được chú trọng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dụng cụ tập luyện thô sơ, hệ
thống bài tập đơn giản chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cho học sinh. Vì vậy
thành tích tập luyện của các em chưa cao, đặc biệt là trong môn nhảy cao kiểu nằm
nghiêng.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở tại trường THPT Quỳnh lưu 4, tơi thấy có một
số ngun nhân chính sau đây làm giảm thành tích của các em:
+ Chưa có sự đầu tư, quan tâm đúng mức
+ Do các điều kiện bên ngoài như: Dụng cụ, sân bãi...
+ Do các yếu tố chủ quan của người học như: Kĩ thuật, thể lực
+ Tâm lý lười học nhảy cao của một số học sinh kéo theo cả lớp lười học
Trong đó, ngun nhân sâu xa là do người làm cơng tác giảng dạy chưa chú ý phát
triển các tố chất thể lực chuyên môn đúng mức.
10



Vì vậy, trong quá trình giảng dạy nội dung nhảy cao kiểu nằm nghiêng ngoài việc
chú ý giảng dạy về kĩ thuật động tác thì cần quan tâm đến việc phát triển các tố chất
thể lực chuyên môn trong giờ học. Sử dụng hệ thống bài tập một cách khoa học để
phát triển sức mạnh bột phát nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng
cho học sinh lớp 10.
Xác định các yêu cầu qua tham khảo và tổng hợp tài liệu, bằng việc đọc và tham
khảo các tài liệu như: Điền kinh, lý luận và phương pháp TDTT, học thuyết huấn
luỵên, tâm-sinh lý TDTT...Tôi đã tổng hợp được một số yêu cầu cần đạt được của hệ
thống bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao khả năng tiếp thu kỹ năng cho học
sinh khi giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng sau đây:
1. Bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp cho người học nắm được các khâu
riêng lẻ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật.
2. Bài tập bổ trợ chuyên môn phải hình thành kỹ năng vận động, hình thành kỹ
thuật cho người tập.
3. Bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố ảnh hưởng tới
việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích như: Các tố chất thể lực, tâm lý...
4. Cần đa dạng hoá các hình thức tập luyện triệt để, lợi dụng các phương tiện tập luyện để
giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết kỹ năng tốt hơn.
5. Các bài tập phải hợp lý , vừa sức và được nâng cao dần độ khó, đặc biệt chú ý
đến khâu an tồn để tránh xảy ra chấn thương.
Sau khi xác định được 5 yêu cầu trên, để tăng thêm độ tin cậy tôi đã tiến hành
phỏng vấn các chuyên gia và các thầy cơ giáo trong và ngồi bộ mơn. Tổng số người
được phỏng vấn là 10 người, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.2 . Kết quả phỏng vấn về yêu cầu lựa chọn bài tập bổ trợ
(số người phỏng vấn n = 10)
TT

Các yêu cầu


Số lượng

Chiếm %

1

Yêu cầu 1

10/10

100%

2

Yêu cầu 2

08/10

80%

3

Yêu cầu 3

09/10

90%

4


Yêu cầu 4

07/10

70%

5

Yêu cầu 5

10/10

100%

11


Như vậy 5 yêu cầu chúng tôi đã xác định để lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên
môn cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh lưu 4 khi học nhảy cao nằm nghiêng đã
được sự đồng ý với tỷ lệ rất cao từ 70% đến 100%. Vì vậy, tôi sử dụng 5 yêu cầu này để
tham khảo, đối chiếu trong khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn cho học sinh nhằm
nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nội dung nhảy cao nằm ngiêng ở THPT Quỳnh
Lưu 4.
3. Lựa chọn hệ thống các bài tập
Dựa vào các thực trạng, yêu cầu và các cơ sở lựa chọn đối với bài tập bổ trợ
chuyên môn được tôi nêu ở trên. Kết hợp tham khảo các tài liệu chuyên môn, các kết
quả khảo sát công tác huấn luyện và giảng dạy ở một số trường THPT. Từ đó tơi đã
bước đầu xác định được hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn cho học sinh khi học kỹ
thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng gồm 3 hệ thống bài tập: bài tập sửa sai, bài tập bổ
trợ kỹ thuật và hệ thống bài tập phát triển thể lực, các bài tập được thể hiện cụ thể như

sau:
3.1. Hệ thống các bài tập sửa sai
- Nhóm I: Đối với giai đoạn kĩ thuật chạy đà:
* Sai lầm thường mắc:
+ Chạy đà có xu hướng giảm tốc hoặc lỡ nhịp, rối loạn nhịp.
+ Chạy đà khơng đúng góc dộ.
+ Khơng đặt được phần gót chân giậm nhảy vào đúng điểm giậm nhảy.
* Cách khắc phục, sửa sai:
Bài tập 1: Xác định hướng chạy đà, giậm nhảy và điểm xuất phát, tập động tác đưa
chân vào điểm giậm nhảy. Đo đà (2 bước thường bằng 1 bước chạy)
Bài tập 2: Đi 3,5 bước và đúng gót chân vào điểm giậm nhảy.
Bài tập 3: Chạy đà 3,5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy kết hợp với đá lăng.
Bài tập 4: Đo đủ đà (7,9,11 bước ), tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà và góc
độ chạy đà hợp lý, sau mỗi lần chạy có thể tiến, lùi ở điểm xuất phát.
- Nhóm II: Đối với giai đoạn kĩ thuật giậm nhảy:
* Sai lầm thường mắc:
+ Giậm nhảy yếu do không tạo được đà
+ Sau khi giậm nhảy, người lao vào xà
+ Đánh tay không đúng, không hỗ trợ đưa cơ thể lên cao..
* Cách khắc phục, sửa sai:
12


Bài tập 5: Tập động tác tay ở ba bước đà cuối - nhảy mạnh -đá lăng.
Bài tập 6: Tập các động tác đá lăng (lên không và kết hợp với giậm nhảy)
Bài tập 7: Đứng có vịn đá lăng.
Bài tập 8: Tập bài tập phát triển sức mạnh chân và độ linh hoạt của hơng.
- Nhóm III: Đối với giai đoạn kĩ thuật trên không:
* Sai lầm thường mắc:
+ Chân lăng đá vào xà.

+ Khơng có thao tác xoay gót chân khi qua xà, nên khơng tạo được thân người nằm
nghiêng với xà.
+ Tay không ép vào thân khi qua xà, làm rơi xà.
* Cách khắc phục, sửa sai:
Bài tập 9: Đứng đá lăng lên cao – xoay gót chân
Bài tập 10: Bật nhảy đá lăng lên cao – xoay gót chân
Bài tập 11: Tập mơ phỏng chân lăng qua xà thấp.
Bài tập 12: Tập mô phỏng động tác giậm nhảy và ép tay cùng bên vào thân khi
qua xà thấp.
- Nhóm IV: Đối với giai đoạn kĩ thuật tiếp đất:
* Sai lầm thường mắc:
+ Không dùng chân để giảm chấn động, do chân giậm nhảy không duổi kịp thời khi
qua xà.
+ Chân đá lăng chạm đất trước.
* Cách khắc phục, sửa sai:
Bài tập 13: Tập nhảy cả hai chân từ trên cao xuống, tiếp đất bằng chân giậm
nhảy có chùng chân để giảm chấn động (độ cao 0,5-1m)
Bài tập 14: Chạy đà chính diện (vng góc với xà) – giậm nhảy chân lăng duỗi
thẳng qua xà.
3.2. Hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng
- Nhóm I: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giậm nhảy:
Bài tập 1: Chạy đà nhảy cao tự do để xác định chân giậm nhảy.

13


Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (sát mép hố cát) chân lăng sau. Tạo đà và
giậm nhảy qua xà thấp (tiếp đất bằng chân giậm nhảy). Khi tạo đà và giậm nhảy cần
phối hợp với đánh mạnh 2 tay từ trước ra sau, về trước dừng đột ngột.
Bài tập 3: Đi 3 bước giậm nhảy thực hiện động tác giậm nhảy đá lăng.

- Nhóm II : Bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy:
Bài tập 4: Chạy chậm 3, 5, 7 bước giậm nhảy thực hiện động tác giậm nhảy đá
lăng.
Bài tập 5: Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà thấp.
Bài tập 6: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng qua xà thấp.
Bài tập 7: Chạy đà 5, 7, 9 bước giậm nhảy đá lăng chạm vào vật chuẩn treo trên cao
(chạm vật chuẩn bằng chân lăng).
- Nhóm II: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất:
Bài tập 8: Đứng tại chỗ đá lăng xoay mũi bàn chân.
Bài tập 9: Tập mô phỏng chân lăng giai đoạn trên không.
Bài tập 10: Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy thực hiện động tác trên khơng
và tiếp đất (có xoay người)
Bài tập 11: Tập mơ phỏng động tác chân giậm nhảy giai đoạn trên không.
Bài tập 12: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng cao thu nhanh chân giậm nhảy
rồi tiếp đất tại chỗ (xà để ở mức cao, chú ý không nhảy qua xà).
- Nhóm IV: Bài tập hồn thiện kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng:
Bài tập 13: Chạy 3-5 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng.
Bài tập 14: Chạy 5-7 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng.
Bài tập 15: Chạy đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng.
3.3. Hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực:
Bài tập 1: Nhảy dây.
Bài tập 2: Chạy đạp sau 25m.
Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi 20m.
Bài tập 4: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi về trước, đứng lên ngồi
xuống.
Bài tập 5: Chạy 30m xuất phát thấp.
Bài tập 6: Bật cao tại chỗ.
14



Bài tập 7 : Chạy đà bật nhảy bằng hai chân với tay chạm vật cố định trên cao
Bài tập 8: Chạy lò cò tiếp sức bằng chân trụ.
Bài tập 9: Ke cơ bụng gập chân vng góc với thân người.
Bài tập 10: Đi vịt.
Bài tập 11 : Bật cóc liên tục 20m.
Bài tập 12: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống với trọng lượng tạ vừa phải.
Bài tập13: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước, 2 tay chống
hông, bật nhảy đổi chân.
Bài tập 14: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.
Bài tập 15: Chạy đuổi, mỗi đợt chạy gồm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 - 5 học sinh, đứng ở
tư thế xuất phát cao 2 nhóm đứng cách nhau 4 - 5m, trong từng nhóm có người này
cách người kia 1,5m. Sau khi nghe lệnh các em đồng loạt cùng xuất phát, em sau đuổi
em trước với đoạn đường 25 - 30m.
Sau khi xây dựng được nhóm bài tập, để lựa chọn được những bài tập tối ưu nhất
tôi đã tiến hành phỏng vấn 10 người, đó là các thầy cơ giảng dạy thể dục trong trường
và các thầy cơ dạy thể dục có kinh nghiệm ở các trường lân cận.
Kết quả thu được thể hiện rõ qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập sửa sai (số người phỏng vấn n = 10)
Nhóm

Nhóm
I

Bài tập

Đồng
ý

Tỷ lệ
(%)


Bài tập I: Xác định hướng chạy đà và điểm giậm nhảy, tập
động tác đưa chân vào điểm giậm nhảy.

9

90

Bài tập 2: Đi 3,5 bước và đúng gót chân vào điểm giậm
nhảy.

9

90

Bài tập 3: Chạy đà 3,5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy
kết hợp với đá lăng.

10

100

Bài tập 4: Đo đủ đà ( 7,9,11 bước ), tập chạy đà nhiều lần
để điều chỉnh đà.

10

100

9


90

Bài tập 5: Tập động tác tay ở ba bước đà cuối - nhảy mạnh
-đá lăng.

15


Nhóm
II

Nhóm
III

Nhóm
IV

Bài tập 6: Tập các động tác đá lăng (lên khơng và kết hợp
với giậm nhảy)

9

90

Bài tập 7: Đứng có vịn đá lăng.

8

80


Bài tập 8: Tập bài tập phát triển sức mạnh chân và độ linh
hoạt của hông.

9

90

Bài tập 9: Đứng đá lăng lên cao – xoay gót chân

10

100

Bài tập 10: Bật nhảy đá lăng lên cao – xoay gót chân

10

100

Bài tập 11: Tập mô phỏng chân lăng qua xà thấp.

9

90

Bài tập 12: Tập mô phỏng động tác giậm nhảy và ép tay
cùng bên vào thân khi qua xà thấp.

9


90

Bài tập 13: Tập nhảy cả hai chân từ trên cao xuống, tiếp đất
bằng chân giậm nhảy có chùng chân để giảm chấn động (độ
cao 0,5-1m)

10

100

Bài tập 14: Chạy đà chính diện (vng góc với xà) – giậm
nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.

10

100

Qua bảng 3.1 trên ta thấy, đối với việc lựa chọn bài tập sửa sai thì với tất cả các bài
tập mà tơi đưa ra có tỉ lệ % đồng ý rất cao từ 80% trở lên. Điều đó một phần khẳng
định tính tối ưu của bài tập được lựa chọn.
Từ kết quả phỏng vấn trên (bảng 3.1) tôi thu được 14 bài tập sửa sai để áp dụng
Tương tự như trên, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn các thầy cơ, gồm 10 người
với nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ
thuật nhảy cao nằm nghiêng ở trường THPT Quỳnh lưu 4, Kết quả được trình bày qua
bảng sau:
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập bổ trợ (số người phỏng vấn n = 10)
Nhóm

Bài tập


Nhóm
I

Bài tập 1: Chạy đà nhảy cao tự do để xác định chân giậm
nhảy.

Đồng
ý

Tỷ lệ
(%)

10

100

16


Nhóm
II

Nhóm
III

Nhóm
IV

Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (sát mép hố cát)

chân lăng sau. Tạo đà và giậm nhảy qua xà thấp (tiếp đất
bằng chân giậm nhảy). Khi tạo đà và giậm nhảy cần phối
hợp với đánh mạnh 2 tay từ trước ra sau, về trước dừng đột
ngột.

10

100

Bài tập 3: Đi 3 bước giậm nhảy thực hiện động tác giậm
nhảy đá lăng.

9

90

Bài tập 4: Chạy chậm 3, 5, 7 bước giậm nhảy thực hiện
động tác giậm nhảy đá lăng.

7

76,6

Bài tập 5: Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà
thấp

10

100


Bài tập 6: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng qua xa
thấp.

9

90

Bài tập 7: Chạy đà 5, 7, 9 bước giậm nhảy đá lăng chạm
vào vật chuẩn treo trên cao (chạm vật chuẩn bằng chân
lăng).

7

70

Bài tập 8: Đứng tại chỗ đá lăng xoay mũi bàn chân.

10

100

Bài tập 9: Tập mô phỏng chân lăng giai đoạn trên không.

9

90

Bài tập 10: Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy thực
hiện động tác trên khơng và tiếp đất (có xoay người)


9

90

Bài tập 11: Tập mô phỏng động tác chân giậm nhảy giai
đoạn trên khơng.

7

70

Bài tập 12: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng cao thu
nhanh chân giậm nhảy rồi tiếp đất tại chỗ (xà để ở mức cao,
chú ý không nhảy qua xà)

10

100

Bài tập 13: Chạy 3-5 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật
nhảy cao nằm nghiêng.

7

70

Bài tập 14: Chạy 5-7 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật
nhảy cao nằm nghiêng.

8


80

Bài tập 15: Chạy đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao
năm nghiêng.

10

100

17


Qua bảng 3.2 trên ta thấy, đối với việc lựa chọn bài tập bổ trợ kỹ thuật thì bài tập
1, 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10,12,15 là được lựa chọn nhiều và có tỉ lệ % cao nhất chiếm 90%
trở lên. Điều đó một phần khẳng định tính tối ưu của bài tập được lựa chọn.
Từ kết quả phỏng vấn trên (bảng 3.2) tôi thu được 10 bài tập cụ thể là các bài tập
sau:
- Nhóm I: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giậm nhảy:
Bài tập 1: Chạy đà nhảy cao tự do để xác định chân giậm nhảy.
Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (sát mép hố cát) chân lăng sau. Tạo đà và
giậm nhảy qua xà thấp (tiếp đất bằng chân giậm nhảy). Khi tạo đà và giậm nhảy cần
phối hợp với đánh mạnh 2 tay từ trước ra sau, về trước dừng đột ngột.
Bài tập 3: Đi 3 bước giậm nhảy thực hiện động tác giậm nhảy đá lăng.
- Nhóm II : Bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy:
Bài tập 5: Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà thấp.
Bài tập 6: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng qua xà thấp.
- Nhóm II: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất:
Bài tập 8: Đứng tại chỗ đá lăng xoay mũi bàn chân.
Bài tập 9: Tập mô phỏng chân lăng giai đoạn trên không.

Bài tập 10: Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy thực hiện động tác trên
không và tiếp đất (có xoay người)
Bài tập 12: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng cao thu nhanh chân giậm
nhảy rồi tiếp đất tại chỗ (xà để ở mức cao, chú ý khơng nhảy qua xà)
- Nhóm IV: Bài tập hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng:
Bài tập 15: Chạy đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng.
Tương tự như trên, tôi cũng tiến hành phỏng vấn các thầy cơ gồm 10 người với
nhóm bài tập nhằm phát triển thể lực. Kết quả được trình bày qua bảng sau:
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn hệ thống bài tập phát triển thể lực(số người phỏng vấn
n = 10)
TT

Bài tập

Số
Tỷ lệ
người
(%)
chọn

1

Bài tập 1: Nhảy dây.

7

70

2


Bài tập 2: Chạy đạp thẳng chân sau 25m.

10

100
18


3

Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi 20m.

10

100

4

Bài tập 4: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, 2 tay chống hông,
chân lăng duỗi về trước, đứng lên ngồi xuống.

10

100

5

Bài tập 5: Chạy 30m xuất phát thấp.

9


100

6

Bài tập 6: Bật cao tại chỗ.

9

90

7

Bài tập 7: Chạy đà bật nhảy bằng hai chân với tay chạm vật cố
định trên cao

7

70

8

Bài tập 8: Chạy lò cò tiếp sức bằng chân trụ..

9

90

9


Bài tập 9: Ke cơ bụng gập chân vng góc thân người.

7

70

10 Bài tập 10: Đi vịt.

9

90

11 Bài tập 11: Bật cóc liên tục 20m.

10

100

12

Bài tập 12: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống với trọng lượng tạ
vừa phải.

7

70

13

Bài tập 13: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía

trước, 2 tay chống hơng, bật nhảy đổi chân.

8

80

14 Bài tập 14: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.

8

80

Bài tập 15: Chạy đuổi, mỗi đợt chạy gồm 2 nhóm, mỗi nhóm 2
- 5 học sinh, đứng ở tư thế xuất phát cao 2 nhóm đứng cách
15 nhau 4 - 5m, trong từng nhóm có người này cách người kia
1,5m. Sau khi nghe lệnh các em đồng loạt cùng xuất phát, em
sau đuổi em trước với đoạn đường 25 - 30m

6

60

Qua bảng (3.3) trên tôi nhận thấy bài tập (theo số thứ tự) 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, 13,
14 được thầy cô,lựa chọn nhiều hơn cả chiếm 80% trở lên. Điều đó một phần khẳng
định tính tối ưu trong việc phát triển thể lực của hệ thống bài tập được lựa chọn.
Từ kết quả phỏng vấn trên (bảng 3.3) tôi thu được 10 bài tập phát triển thể lực,
nhóm bài tập đó được trình bày cụ thể như sau:
Bài tập 2: Chạy đạp sau 25m.
Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi 20m.
Bài tập 4: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi về trước, đứng lên ngồi

xuống.
19


Bài tập 5: Chạy 30m xuất phát thấp.
Bài tập 6: Bật cao tại chỗ.
Bài tập 8: Chạy lò cò tiếp sức bằng chân trụ.
Bài tập 10: Đi vịt.
Bài tập 11 : Bật cóc liên tục 20m.
Bài tập 13: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước, 2 tay chống
hông, bật nhảy đổi chân.
Bài tập 14: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.
Sau khi đã xác định được nhóm bài tập để tiến hành áp dụng vào thực nghiệm tôi
đã tiến hành giảng dạy áp dụng các giải pháp sau theo từng tiết theo phân phối
chương trình.
4. Các giải pháp
Trong giảng dạy kỹ thuật cũng như tập luyện TDTT, việc nắm bắt kỹ thuật là rất
quan trọng nhưng trong khi tập luyện thì người tập lại hay mắc phải những sai lầm và
khi người tập mắc những sai sót về kỹ thuật mà khơng được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn
đến những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng và thành tích của học sinh mà
sau này rất khó sửa chửa . vì vậy trong q trình giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra
những sai lầm thường mắc cũng như những nguyên nhân của nó để kịp thời uốn nắn,
đây là vấn đề khó, nhưng việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa
lại những sai lầm đó lại càng quan trọng hơn.
4.1. Giải pháp 1: Công tác tư tưởng và khảo sát
Mục đích: Tạo tâm thế cho học sinh yêu thích nội dung nhảy cao, từ đó giúp các
em tự tin, hứng khởi trong học tập…
Cách thức thực hiện:
- Giáo viên nêu ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng và các thành tích trong nhảy cao
từ các kỷ lục của thế giới, của việt nam đặc biệt là các kỹ lục của học sinh trong các

kỳ HKPĐ các cấp, từ đó tạo sự hứng khởi cho học sinh khi bước vào nội dung nhảy
cao.
- Khảo sát số liệu học sinh để nắm bắt chính xác số học sinh yêu thích và khơng
u thích nội dung nhảy cao để có kế hoạch và phương pháp dạy học phù hợp nhất
4.2. Giải pháp 2: Phân nhóm đối tưởng học sinh
Mục đích: Đảm bảo tính vừa sức để các em tích cực, tự giác hơn trong tập luyện.
Trong dạy học thể dục nói chung và giảng dạy nội dung nhảy cao nói riêng, muốn đạt
20


được hiệu quả thì người giáo viên phải nắm bắt được tình hình học sinh, để từ đó đưa
ra những bài tập phù hợp với từng đối tượng.
Cách thức thực hiện:
Khi xây dựng nội dung bài tập cho học sinh cần chú ý đến 3 đối tượng học sinh, bài
tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em không yêu cầu cao quá đối với
học sinh có thể chất trung bình cũng như bài tập khơng đơn điệu quá đối với những
em có thể chất tốt. Phải đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu), để có bài
tập bổ trợ dẵn dắt bằng cách cho tập chậm, lựa chọn bài tập theo phương pháp phân
chia từng giai đoạn, sau khi đã có kỹ năng giáo viên mới cho tập hoàn chỉnh.
4.3. Giải pháp 3: Lồng ghép các bài tập sửa sai vào từng tiết học
- Nhóm I: Đối với giai đoạn kĩ thuật chạy đà:
* Sai lầm thường mắc:
+ Chạy đà có xu hướng giảm tốc hoặc lỡ nhịp, rối loạn nhịp.
+ Chạy đà khơng đúng góc dộ.
+ Khơng đặt được phần gót chân giậm nhảy vào đúng điểm giậm nhảy.
* Các bài tập khắc phục, sửa sai:
Bài tập 1: Xác định hướng chạy đà và điểm giậm nhảy, tập động tác đưa chân vào
điểm giậm nhảy.
Bài tập 2: Đi 3,5 bước và đúng gót chân vào điểm giậm nhảy.
Bài tập 3: Chạy đà 3,5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy kết hợp với đá lăng.

Bài tập 4: Đo đủ đà ( 7,9,11 bước ), tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà và góc
độ chạy đà hợp lý.
- Nhóm II: Đối với giai đoạn kĩ thuật giậm nhảy:
* Sai lầm thường mắc:
+ Giậm nhảy yếu do không tạo được đà
+ Sau khi giậm nhảy, người lao vào xà
+ Đánh tay không đúng, không hổ trợ đưa cơ thể lên cao..
* Các bài tập khắc phục, sửa sai:
Bài tập 5: Tập động tác tay ở ba bước đà cuối - nhảy mạnh -đá lăng.
Bài tập 6: Tập các động tác đá lăng (lên không và kết hợp với giậm nhảy)
Bài tập 7: Đứng có vịn đá lăng.
21


×