Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Công phá nội dung kiến thức bài bút kí ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường (ngữ văn 12) bằng kỹ thuật công não brainstorming

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
CÔNG PHÁ NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI BÚT KÝ “AI ĐÃ
ĐẶT TÊN CHO DÒNG SƠNG?” CỦA HỒNG PHỦ NGỌC
TƯỜNG BẰNG KỸ THUẬT CƠNG NÃO
BRAINSTORMING

Người thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn


THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU

Trang
1

1.1. Lí do chọn đề tài

1


1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2
2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận

2

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

2

2.3.

Các SKKN đã áp dụng để giải quyết vấn đề


4

2.3.1. Khám phá phương pháp tư duy sáng tạo hiệu quả Brainstoming

4

2.3.2. Các giải pháp và quy trình thực hiện kĩ thuật công não

7

2.3.2.1.

Các giải pháp vận dụng kĩ thuật công não

7

2.3.2.2.

Quy trình thực hiện kĩ thuật cơng não

8

2.3.3. Thử nghiệm kĩ thuật công não trong dạy học văn bản “Ai đã đặt tên

cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường

9

2.3.3.1.


Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên

9

2.3.3.2.

Lựa chọn nội dụng vận dụng kĩ thuật công não

9

2.3.3.3.

Tiến hành công não để công phá nội dung kiến thức của bài học

9

2.4.

Hiệu quả của SKKN sau khi thực nghiệm

15

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI CẤP TỈNH

22

PHỤ LỤC

23


1. MỞ ĐẦU:
1.1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật là xu hướng tồn cầu
hóa ngày càng sâu rộng. Để đáp ứng với tình hình đó vấn đề đổi mới, nâng cao hiệu
quả giáo dục đã và đang được đặt ra. Hiện nay, chất lượng giáo dục của nước ta vẫn
chưa cao mặc dù nội dung, cơ sở vật chất đã được đầu tư, đổi mới. Chính vì vậy, u
cầu đổi mới phương pháp dạy học là một hướng đi đúng đắn và rất cần thiết. Bản
thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp tham gia vào sự nghiệp “trồng người”, tôi
luôn ý thức rằng: dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học là rất
quan trọng và rất cần thiết nên ln ln tìm cách đổi mới PPDH nhằm phát huy các
năng lực tự học, tự nghiên cứu ở HS. Các PPDH hiện đại đều có mục tiêu lấy người
học làm trung tâm. Phát huy năng lực nhận thức, năng lực độc lập, sáng tạo, phát
hiện và giải quyết vấn đề của người học. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ
năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp
liên mơn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực có một phương mang nhiều
ưu điểm do nó dễ sử dụng, khơng mất thời gian, không yêu cầu cao về cơ sở vật chất
kĩ thuật nhưng lại vẫn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

Đó là phương pháp công não. Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp này vào trong
dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông là mục đích nghiên cứu của đề tài với mong
muốn góp phần đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả dạy môn Ngữ văn.
Xuất phát từ những yêu cầu và thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề
tài: Công phá nội dung kiến thức bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của
Hồng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12) bằng kỹ thuật công não Brainstorming
làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2020 - 2021.
1.2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Thơng qua sáng kiến dạy học này tơi muốn đem đến cho học sinh những giờ
học bổ ích, sẽ giúp các em tăng thêm sự hứng thú đối với bài học đồng thời phát huy
được năng lực tự tìm tịi, khám phá tri thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu...
Ngồi ra, đề tài cũng chính là nguồn tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo khi
giảng dạy và trao đổi với các đồng nghiệp nhằm đổi mới PPDH, nâng cao chất
lượng dạy và học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh các lớp 12A1, 12A4, 12A5, 12A6 trường THPT Triệu Sơn 4.

+ Lớp 12A4, 12A5 là lớp thực nghiệm.
+ Lớp 12A1, 12A6 là lớp đối chứng.
- Tác phẩm: “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường
1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong q trình thực hiện tơi sử dụng các nhóm
4



phương pháp sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh - đối chiếu,
suy luận...
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, phương
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê...
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sử dụng kỹ thuật dạy học mới là kỹ thuật công não phối hợp với kỹ thuật sơ đồ
tư duy (Kỹ thuật sơ đồ tư duy đã áp dụng vào bài học này trong SKKN năm 2017 –
2018) để công phá nội dung kiến thức bài “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của nhà
văn Hồng Phủ Ngọc Tường nhằm phát triển các năng lực cho HS; góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học tác phẩm nói riêng và mơn Ngữ văn nói chung.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Luật Giáo dục năm 2005,điều 27.1 nêu lên:“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 28.2 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục
phổ thơng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.[1]
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 tiếp tục khẳng định vai trò của
Giáo dục và đào tạo. Nền học vấn là nhân tố quan trọng nhất: “Đầu tư cho giáo dục,
đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Vì thế, để “đổi mới căn bản và tồn diện giáo

dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” đạt hiệu quả cao, chúng ta phải đồng thời
thực hiện nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp quan trọng được nêu trong dự
thảo đó là: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương
pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm
chất của người học bảo đảm hài hịa đức, trí, thể, mỹ; thực hiện tốt phương châm
mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề).
[2]
Trên cơ sở của Nghị quyết đại hội XII, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các
địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến
5


thức kỹ năng của học sinh theo tinh thần công văn 3535/BGDDT-GDTH ngày
27/5/2013.
2.2.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:

Trong chương tình giáo dục phổ thơng, mơn Ngữ văn có khối lượng kiến thức
đồ sộ nhưng thời gian dạy học trên lớp lại rất hạn hẹp. Bởi vậy, môn học địi hỏi HS
cần có ý thức tự học, tự đào sâu và tìm tịi kiến thức ở ngồi giờ học. Vì thế, việc
phát triển năng lực tự học của HS thơng qua cải tiến những hình thức dạy học truyền
thống và tìm kiếm những phương pháp dạy học mới mẻ, hấp dẫn là một điều hết sức
cần thiết.
Tôi đã tổ chức khảo sát thăm dò ý kiến của 420 HS ở 3 khối 10,11,12 của
trường THPT Triệu Sơn 4 về việc dạy và học môn Ngữ văn. Kết quả thống kê được
như sau:
Mức đánh giá
Mức 1

Mức 2
Em có thích học môn văn
83
45
20%
10 %
Nhận xét bài giảng của thầy/cô 93
272
15%
72%
Tiêu chí khảo sát

Mức 3
265
61 %
30
7%

Mức 4
37
9%
25
6%

Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh 3 khối lớp

Mức 1: Rất thích/ Dễ hiểu
Mức 2: Thích/Hiểu
Mức 3: Bình thường/Khó hiểu
Mức 4: Khơng thích/Khơng hiểu

(Phiếu khảo sát đính kèm trong Phụ lục 1)
Cịn ở câu hỏi số 3: Các PPDH giáo viên áp dụng trong tiết dạy, qua thống
kê phiếu khảo sát HS tôi nhận thấy đa số các thầy cô đã sử dụng PPDH và KTDH
mới, riêng KTDH cơng não có 90% số phiếu điều tra cho biết không sử dụng.
(Phiếu khảo sát đính kèm trong phụ lục 2)
Trong q trình dự giờ, thăm lớp, các giờ thao giảng, hội giảng hay dự giờ rút
kinh nghiệm của tất cả các bộ môn trênđịa bàn nơi tơi cơng tác, tơi cũng nhận thấy
q trình tổ chức các hoạt động dạy học GV ít vận dụng các PPDH tích cực vào
giảng dạy mơn Ngữ văn hoặc có sử dụng các kĩ thuật dạy học mới thì cũng rất sơ
sài. GV thường sử dụng PPDH truyền thống là chủ đạo. Điều đó xuất phát từ các
nguyên nhân:
- Đa số GV ngại tìm hiểu các PPDH mới.
- Với GV bộ mơn Ngữ văn thì trình độ CNTT cịn hạn chế nên cịn ngại đổi
mới PPDH có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Một số GV thiếu kiên trì trong việc vận dụng cái mới vào thực tiễn. Bởi lẽ
dạy học truyền thống có phần đơn giản, nhẹ nhàng còn thực hiện dạy học theo
PPDH mới: dạy học tích hợp, liên mơn, dạy học dự án…thì bắt buộc GV phải tốn
6


nhiều thời gian, phải vất vả tìm tịi, sáng tạo trong khâu thiết kế nội dung bài dạy.
Thực tiễn dạy học như vậy sẽ làm cho bài giảng kém phần sinh động, khơng
kích thích được sự tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, từ đó làm cho HS khơng
hứng thú với bộ môn Ngữ văn.Từ thực tế trên, để nâng cao kết quả dạy học tôi
đãvận dụng KTDH công não (Brainstorming) để cơng phá kiến thức bài bút kí “Ai
đã đặt tên cho dịng sơng ?” của Hồng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12) nhằm mục
đích phát triển năng lực, rèn luyện khả năng tư duy, khơi gợi hứng thú, nâng cao
hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho HS. Rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của
các bạn đồng nghiệp để vận dụng có hiệu quả hơn SKKN trong bài học này nói
riêng, trong thể kí và trong cả chương trình Ngữ văn THPT nói chung.

2.3.

CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ:
2.3.1. Khám phá phương pháp tư duy sáng tạo hiệu quả Brainstoming
2.3.1.1. Brainstorming là gì?

Brainstorming (hay kỹthuật động não, cơng não, tập kích bắn súng não) là
một phương pháp tư duy sáng tạo đặc sắc, do Alex Faickney Osborn (Hoa Kỳ) sáng
tạo ra năm 1939. Ông đã miêu tả động não như là một kỹ thuật hội ý bao gồm một
nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý
kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất
định. Kỹ thuật này tiếp tục được Charles Hutchison Clark phát triển. Và Hilbert
Meyer áp dụng kỹ thuật này trong lý luận về phương pháp giảng dạy.[3]
Phương pháp này dùng Mind Map là công cụ hỗ trợ để phát triển nhiều giải
pháp sáng tạo cho một vấn đề. Nó hoạt động bằng cách nêu ra tất cả các ý tưởng
xung quanh một vấn đề, để từ đó rút ra được những giải pháp mình cho là có khả thi
nhất. Đây là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho
một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên
vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó.
Theo Hilbert Meyer: Công não (động não) là một kỹ thuật dạy học tích cực,
thơng qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề,
của mọi thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một
cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng. [3]

7


Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng
khống và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến

có thể rất rộng và sâu cũng như khơng giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của
vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
Trong công não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách
(nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
2.3.1.2.

Lợi ích của phương pháp Brainstorming

Tiếng Anh có câu thành ngữ “Two heads are better than one” – xin được
chuyển ngữ tạm là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hịn núi cao”.
Đại ý là một nhóm người cùng suy nghĩ thì ln hiệu quả hơn một cá nhân, về cả thể
lực lẫn trí tuệ. Sự đa dạng về lối suy nghĩ, trí tuệ, kinh nghiệm, cách nhìn và văn hóa
của các cá nhân trong nhóm tạo điều kiện cho một loạt ý tưởng đa chiều được sản
sinh ra. Đây là một trong những trường hợp mà số lượng quan trọng hơn chất lượng.
Chính nhờ một khối dữ liệu lớn về giải pháp mà nhóm có thể gọt rũa hoặc lựa chọn
ra giải pháp hoặc ý tưởng vẹn toàn nhất. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của phương
pháp Brainstorming hay cịn gọi là cơng não.

Tạo ra nhiều ý tưởng nhờ kỹ thuật động não - Brainstorming

Một số nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật công não - Brainstorming
Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra:
Khi các ý tưởng được đưa ra, khơng được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả
các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.
Tự do suy nghĩ:
Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác
thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực.
Kết nối các ý tưởng:
Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra:
Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào? Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu

quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?...
Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng:
2.3.1.3.

8


Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ
sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý
tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính
sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai
các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn.
Các dạng cơng não
Cơng não, hay cơng não cơng khai:
Là hình thức thơng thường của công não, các thành viên công khai phát biểu
(bằng miệng) suy nghĩ giải quyết của mình về vấn đề đã được đưa ra, cùng với sự
tham khảo và phát triển những ý tưởng của thành viên phát biểu trước đó.
Cơng não viết:
Là một hình thức biến đổi của cơng não. Trong cơng não viết thì những ý tưởng
khơng được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến
bằng cách viết chung vào giấy, bảng,..., bằng các từ khóa thành một bản đồ tư duy,
hay một bài viết hồn chỉnh về một chủ đề.
Cơng não khơng cơng khai:
Là một hình thức của cơng não viết. Mỗi một thành viên viết riêng ra giấy,
nhưng chưa công khai, những ý đồ giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, mà
khơng có sự tham khảo ý kiến hay bị tác động của người khác. Sau đó nhóm mới tập
hợp các ý tưởng riêng đó và thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển
các ý tưởng tốt.
2.3.1.5. Kết quả khảo sát việc sử dụng kỹ thuật công não trong dạy học
môn Ngữ văn

2.3.1.4.

Nhằm tìm hiểu, đánh việc đổi mới PPDH và việc sử dụng kỹ thuật dạy học
động não, tôi đã tiến hành khảo sát nhanh tại trường THPT Triệu Sơn 4thông qua
bảng câu hỏi về việc GV đã đổi mới PPDH chưa? Đã sử dụng kỹ thuật công não
trong dạy học chưa?
(Xem phụ lục 2 đính kèm )
GV tham gia khảo sát tương đối toàn diện và ngẫu nhiên. Kết quả tổng hợp,
phân tích, đánh giá từ các phiếu khảo sát như sau:
Đối
tượng Đổi mới PPDH
Sử dụng kỹ
khảo sát
học công não
Chưa thực Đã
thực Chưa thực
hiện
hiện
hiện
GV
trường 29/50
21/50
45/50
THPT Triệu
Sơn 4 (50 GV) 58 %
42%
90%

thuật dạy Ý
kiến

Đã
thực khác
hiện
5/50
10%

0

Bảng 2. Khảo sát đánh giá việc đổi mới PPDH và sử dụng kỹ thuật công não (dành
cho GV)

Qua bảng khảo sát 1.2, tôi nhận thấysố GV của trường THPT Triệu Sơn 4 đã
thực hiện đổi mới PPDH mới chỉ đạt 42%, vẫn còn tới 58% GV chưa thực hiện đổi
9


mới PPDH. Việc sử dụng kỹ thuật công não vào dạy học mới có 5 GV, đạt 10%; GV
chưasử dụng chiếm tới 90%. Trong đó, GV mơn Ngữ văn đã sử dụng kỹ thuật công
não vào dạy họclà 0%.
Thực trạng đó cho thấy kỹ thuật cơng não đang cịn khá mới mẻ trong dạy học ở
trường THPT Triệu Sơn 4 nói chung và trong bộ mơn Ngữ văn nói riêng. Vấn đề đặt
ra cho GV là cần phải đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học.Hiểu thêm
về kỹ thuật dạy học công não và vận dụng vào thực tế dạy học nhằm phát huy được
các năng lực của HS, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học trong nhà
trường.
2.3.2. Các giải pháp và quy trình thực hiện kỹ thuật công não
2.3.2.1. Các giải pháp vận dụng kỹ thuật cơng não

• Giải pháp 1: Đừng cố tìm một câu trả lời đúng, cần biểu dương những ý


kiến mang tính phát hiện vấn đề của HS
Tùy theo tầm nhìn và sự hiểu biết của mỗi người học mà mỗi vấn đề trong bài
học mơn Ngữ văn có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều cách kiến giải khác nhau
nên đừng cố tìm một câu trả lời đúng nhất. GV cần tôn trọng ý kiến của HS, biểu
dương, khuyến khích các em phát hiện ra nhiều khía cạnh của vấn đề đặc biệt là các
phát hiện mới trong các bài dạy nhằm phát huy tối đa các năng lực của HS.Trong khi
phân tích, phê phán, phải hết sức chú ý, suy nghĩ cẩn thận từng ý kiến, cho dù phải
tiếp xúc với những ý kiến hài hước, đùa giỡn, khơng nghiêm chỉnh.
• Giải pháp 2: Đừng q lệ thuộc vào hiện thực, đừng luôn cố gắng tuân

theo logichay các ngun tắc một cách cứng nhắc
Sự hợp lí khơng phải lúc nào cũng đúng với văn chương nghệ thuật, mà thường
có nhiều sự trái ngược, phi logic giữa hiện thực và tình cảm của con người. Nói như
nhà thơ Chế Lan Viên “Người ta chấp nhận những cách nói vơ lí của ngơn ngữ thơ
bởi nhận ra cái hợp lí của người thơ ẩn trong cái bề sau, bề sâu, bề xa của những
con chữ”. Nhiều cái vơ lí trong hiện thực lại có lí trong nghệ thuật. Vậy nên, cần
chắp thêm đơi cánh cho trí tưởng tượng, sự liên tưởng để khám phá ra những điều
mới mẻ trong các tác phẩm nghệ thuật bất hủ.
Nếu muốn đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
của HS thì GV trong dạy học mơn Ngữ văn không nên tuân theo các nguyên tắc hay
lối suy nghĩ đã trở thành cơng thức. Cần phát huy trí tưởng tượng, sự liên tưởng;
kích thích tư duy sáng tạo của HS. Xem xét và chấp nhận những giới hạn không rõ
ràng đối với tư duy thơng thường.
• Giải pháp 3: Đừng quá lo sợ và cố tránh thất bại

Công não phải được tiến hành một cách tự do và thoải mái nhất, hồn tồn khơng
có hạn chế về bất cứ nội dung nào được đưa ra, không cần phải chứng minh tính chất
đúng đắn của những ý kiến. Sự lo sợ mình khơng đúng có thể làm tê liệt quyết tâm
thực hiện những ý tưởng hay. Sợ nói sai, sợ bị cười chê… có thể khiến cho HS khơng
dám nói lên suy nghĩ hay những phát hiện, khám phá mới của mình trong quá trình

học tập. Các em sẽ chỉ thụ động tiếp nhận những kiến thức mà GV truyền thụ. Đây
10


chính là phương pháp dạy học truyền thống, khơng đáp ứng được yêu cầu phát triển
năng lực củangười học, đi ngược lại mục tiêu của giáo dục hiện nay.
GV cần khuyến khích các em chia sẻ suy nghĩ, quan điểm hay cảm nhận của
bản thân về các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề trong nội dung bài học. Các ý kiến của
HS phải được nghiêm túc xem xét, thảo luận và đánh giá một cách khách quan và đi
đến một kết luận đúng đắn nhất. Trong khi phát ý tưởng, tuyệt đối cấm mọi hình
thức phê bình, chỉ trích, kể cả những cái nhún vai, bĩu mơi vu vơ, nụ cười không tin
tưởng, chế nhạo ngay cả khi ý kiến của HS có chưa chính xác hay ngược lại với GV
thì cũng cần được tơn trọng và khuyến khích để các em có thể tự rèn luyện cho mình
năng lực tư duy độc lập.
• Giải pháp 4: Đừng quá quan trọng hóa vấn đề hay chỉ tập trung vào việc

khám phá nội dung bài học
Mục đích của việc dạy học là để giúp cho người học phát triển tri thức, rèn luyện
kỹ năng; phát triển các năng lực cần thiết cho bản thân để có thể tồn tại và phát triển
trong cuộc sống. Chính vì vậy, trong dạy học, đặc biệt là dạy học Văn, người GV
không nên chỉ tập trung vào việc khám phá nội dung kiến thức bài học mà xem nhẹ
tinh thần học tập của HS. Chính sự hài hước, khơng khí thoải mái, thân thiện trong
học tập sẽ làm giảm căng thẳng và thúc đẩy khả năng tư duy, phát huy tính sáng tạo
của người học. Hiệu quả đạt được của giờ học sẽ tăng lên. GV cũng nên khuyến khích
HS phát triển nhánh ý tưởng của người khác, thay vì chăm chăm vào nhánh ý tưởng
của mình.Đây là điều rất quan trọng khi áp dụng kỹ thuật cơng não.
• Giải pháp 5: Tránh tình trạng quá biệt lập, cần phát huy khả năng tích hợp

Sự kết hợp các kiến thức liên mơn thường rất hữu hiệu trong việc xác định tìm
giải pháp. Tích hợp liên môn trong dạy và học môn Ngữ văn là tất yếu và rất cần

thiết. Khi vận dụng kỹ thuật cơng não, GV chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp
và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức
và kĩ năng của các phân mơn vào xử lí các tình huống đặt ra. Qua đó chẳng những
lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân mơn mà cịn chiếm
lĩnh tri thức, khắc sâu nội dung bài học. Đồng thời phát triển các năng năng lực
riêng, năng lực đặc thù để tăng cường khả năng tìm ra đáp án cho các vấn đề.
• Giải pháp 6:Luôn luôn sáng tạo bắt đầu bằng ý tưởng mới

Bằng cách ni dưỡng những ý tưởng nhỏ bé bình thường và biến những ý
tưởng ấy thành hiện thực, chúng ta sẽ có thể phát triển và thực hiện những ý tưởng
lớn hơn nhiều trong tương lai.
Quy trình thực hiện kỹ thuật công não
 Bước 1: Chọn leader (người lãnh đạo) điều phối quá trình Brainstorming
và thư ký ghi chép ý kiến
Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký để ghi
lại tất cả ý kiến.
Vai trò của người lãnh đạo thể hiện ở chỗ điều khiển được buổi Brainstorming
thông qua việc phát biểu vấn đề ở mức khái quát nhất, đặt các câu hỏi để tăng khả
2.3.2.2.

11


năng xúc tác. Đó là người có khả năng nhìn sự việc một cách tổng thể, đa góc cạnh;
là người am hiểu vấn đề, có nhiều kinh nghiệm. Người lãnh đạo đồng thời cũng có
thể đảm nhiệm vai trị thư ký để ghi lại các ý kiến nếu tiện.
 Bước 2: Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được công não

Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
 Bước 3: Thiết lập các "luật chơi" cho buổi động não

Bao gồm:
- Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.
- Khơng một thành viên nào có quyền địi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay
thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác.
- Cần xác định rằng khơng có câu trả lời nào là sai!
- Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu
thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ).
- Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
 Bước 4: Bắt đầu công não
Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến trả lời (hay
những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể
cơng khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ
một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm
dứt thời gian công não.
 Bước 5: Tổng hợp đánh giá
Sau khi kết thúc công não, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời.
Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
- Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.
- Góp các câu trả lời có sự tương tự hay tương đồng.
- Xóa bỏ những ý kiến hồn tồn khơng thích hợp.
- Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.
2.3.3. Thử nghiệm kỹ thuật công não trong dạy học văn bản “Ai đã đặt tên

cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập 1.
2.3.3.1. Chia nhóm và phân cơng cơng việc
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ tương đương với 4 tổ.
- Tổ trưởng là người điều phối q trình cơng não
- Cử 01 thư kí của nhóm.
2.3.3.2. Lựa chọn các nội dung vận dụng kỹ thuật công não
 Trong hoạt động khởi động:

Sử dụng KT công não để tạo tâm thế học tập cho HS.
 Trong hoạt động hình thành kiến thức:
Cơng não trong nội dung tìm hiểu về sơng Hương ở 2 góc độ: Sơng Hương ở
góc độ tự nhiên (Thủy trình của sơng Hương) và sơng Hương trong chiều sâu lịch sử
và văn hóa Huế
2.3.3.3. Tiến hành công não để công phá nội dung kiến thức của bài
học
12


 Hoạt động 1: Khởi động

Khởi động là một hoạt động rất cần thiết mỗi khi bắt đầu một bài học mới. Thời
gian dành cho phần này thường không nhiều (khoảng từ 5 đến 7 phút) nhưng lại
không thể thiếu vì khởi động sẽ tạo tâm thế, sự hứng thú bước đầu cho HS khi tiếp
cận bài học. Nó cũng giống như hình thức quảng cáo, nếu khởi động tốt thì sẽ thu
hút được sự chú ý, kích thích được trí tị mị của HS.
Với bài học này, tơi lựa chọn hình thức cơng não: Cơng não cơng khai như sau:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV chiếu slide lên bảng và đặt câu hỏi:
Hình ảnh và những câu thơ này gợi cho anh /chị nghĩ đến dịng sơng nào? Ở
đâu? Hãy chia sẻ bằng lời những trải nghiệm hoặc những hiểu biết của anh/chị về
dịng sơng này.

Hình 1: Slide dùng cho hoạt động khởi động

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lần lượt trả lời. Thư kí ghi lại và tổng hợp các câu trả lời
- Thời gian 7 - 10 phút
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Người điều phối hoạt động công não điều khiển các nhóm thảo luận để thống nhất.
- Kết quả sau khi tổng hợp và thảo luận:
• Nhìn slide, HS đều trả lời: Hình ảnh và các câu thơ đều gợi đến dịng sơng
Hương của xứ Huế.
• HS chia sẻ cảm nhận, sự hiểu biết của mình về vẻ đẹp của sơng Hương, của
cố đô Huế. Các ý kiến sau khi tổng hợp đều hướng về các nội dung sau:
+ Sông Hương là một dịng sơng đẹp, nên thơ; nước sơng chảy rất chậm.
+ Vào ban đêm, đứng bên bờ sông ngắm cầu Tràng Tiền thật thơ mộng.
+ Đến với Huế, phải đi thuyền trên sông Hương và nghe nhã nhạc cung đình
Huế để cảm nhận một trong những nét đẹp của văn hóa Cố đơ.
+ Quần thể di tích Cố đơ Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO
13


cơng nhận là Di sản văn hóa thế giới.
+ Sơng Hương là cảm hứng dạt dào cho âm nhạc và thi ca
(HS kể tên một số bài thơ, bài hát viết về sơng Hương, về Huế)
- HS trình bày bài hát “Huế thương” của nhạc sĩ An Thuyên và bài hát “Tiếng sơng
Hương” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
=>Khi giai điệu ngọt ngào và ca từ của những bài hát này cất lên cùng những
hình ảnh về xứ Huế thơ mộng, về sông Hương, về người con gái Huế với sắc áo tím
mộng mơ… xuất hiện đãgợi thêm nhiều ấn tượng của HS về đối tượng mà nội dung
bài học hướng tới
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét kết quả của hoạt động động não của HS và giới thiệu bài mới.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung tìm hiểu:Hình tượng sơng Hương
a. Sơng Hương ở góc độ tự nhiên
(Thủy trình của sông Hường từ thượng nguồn đến khi đổ ra biến)
Với nội dung này, tơi chia lớp thành 4 nhóm như dự kiến ban đầu và sử dụng

kỹ thuật công não viết kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy để hướng dẫn HS khám
phá kiến thức trong nội dung này. Cụ thể như sau:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ
 Nhóm 1: Tìm hiểu vẻ đẹp của sơng Hương ở thượng nguồn.
 Nhóm 2: Tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
 Nhóm 3: Tìm hiểu vẻ đẹp của sơng Hương ở trong lịng thành phố Huế.
 Nhóm 4: Tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương khi từ biệt Huế ra biển.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: + Ổn định vị trí nhóm được phân cơng
+ Nhận nhiệm vụ và hồn thành trong thời gian 7 phút.
- Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết quả cơng não
- Người điều phối điều khiển q trình thảo luận và thống nhất các ý kiến
- Kết quả của q trình cơng não của 4 nhóm sau khi tổng kết lại và thể hiện trên
PowerPoint của thư kí:

14


Hình 2: Kết quả tổng hợp thảo luận của các nhóm sau khi cơng não

Hình 3: Kết quả cơng não của 4 nhóm sau khi tổng hợp

(Kết quả cụ thể của q trình cơng não của các nhóm xem Phụ lục 3 đính kèm)
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, ghi nhận kết quả hoạt động cơng não của các nhóm
- Khắc sâu kiến thức bằng sơ đồ tư duy


15


Hình 4: Sơ đồ tư duy về thủy trình của sông Hương từ thượng nguồn đến biển cả
b. Sông Hương trong chiều sâu lịch sử và văn hóa Huế

Với nội dung này, tơi chia lớp thành 4 nhóm như dự kiến ban đầu và tiếp tục sử
dụng kỹ thuật công não viết và sơ đồ tư duy để hướng dẫn HS hình thành kiến thức.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm
 Nhóm 1: Tìm hiểu vẻ đẹp của S.H trong chiều sâu l/s dân tộc.
 Nhóm 2: Tìm hiểu vẻ đẹp của S.H trong cuộc đời thường.
 Nhóm 3: Tìm hiểu vẻ đẹp của S.H trong chiều sâu văn hóa Huế.
 Nhóm 4: Tìm hiểu vẻ đẹp của S.H trong huyền thoại và tình yêu của người
dân xứ Huế.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: + Ổn định vị trí nhóm được phân cơng
+ Nhận nhiệm vụ và hồn thành trong thời gian 7 phút.
- Thư kí ghi chép q trình cơng não
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
16


• Các nhóm báo cáo kết quả, thư kí ghi nhận kết quả
• Lớp trưởng điều phối q trình thảo luận để thống nhất kết quả

*Nhóm 1:S.H trong chiều sâu l/s dân tộc:
- S.H là một nhân chứng của l/s:
+ S.H “đã sống hết những thế kỉ vinh quang… qua những thế kỉ trung đại”.

+ “Thế kỉ 18 nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng
Nguyễn Huệ”.
+ “nó sống hết l/s bi tráng của thế kỉ 19 với máu của những khởi nghĩa”.
- S.H là một người con gái anh hùng:
+ S.H từng có tên Linh Giang, “dịng sơng viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo
vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt”.
+ “vẻ vang đi vào thời đại CMT8 với những chiến công rung chuyển”.
+ “L/s Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng
đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.
- S.H là một người cơng dân có trách nhiệm sâu sắc đối với đất nước: “Khi nghe lời
kêu gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến cơng, để rồi nó trở về với cuộc
sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.
*Nhóm 2: S.H trong cuộc đời thường:
- S.H trong l/s là một người con gái anh dũng, kiên cường.
- Trở lại c/đ thường, S.H là “người con gái dịu dàng của đất nước”.
- Màu sương khói trên S.H:
+ Là một màu tím ẩn hiện như sắc áo cưới của người Huế xưa.
+ Giống như “tấm voan huyền ảo của tự nhiên ẩn giấu khn mặt thực của dịng
sơng”.
->S.H hiện lên như một người con gái kín đáo, khiêm nhường.
* Nhóm 3: S.H trong chiều sâu văn hóa Huế:
- S.H “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
- S.H – dịng sông âm nhạc:
+ “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
+ “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dịng
sơng này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những
mái chèo khuya”.
+ “NDu đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và
từ đó nhữngbản đàn đã đi suốt cuộc đời Kiều”.
+ Bản nhạc Tứ đại cảnh.

- S.H – dịng sơng thi ca: S.H độc đáo trong c/h của các thi nhân.
+ Tản Đà: thay màu bất ngờ
+ BHTQ: bóng chiều bảng lảng, nỗi quan hoài vạn cổ.
+ CBQ: hùng tráng.
+ Tố Hữu: Vẻ đẹp rất Kiều, sức mạnh phục sinh.
* Nhóm 4: S.H trong huyền thoại, trong tình yêu thiết tha của người dân xứ Huế.
- Huyền thoại về các tên gọi của S.H.
- “Người làng Thành Trung… vì yêu quý con sông xinh đẹp… nước thơm tho mãi”.
17


(Kết quả cụ thể của q trình cơng não xem Phụ lục 4 đính kèm)
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, ghi nhận kết quả hoạt động cơng não của các nhóm
c. Nhận xét chung về hình tượng sơng Hương

Để nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng sơng Hương và dụng ý nghệ
thuật của tác giả, tơi dùng hình thức công não không công khai đối với cả lớp để
tiếp nối, phát triển các đơn vị kiến thức của 2 lần động não trước đó. Cụ thể như sau:
- GV đặt câu hỏi:
Em có suy nghĩ gì về nghệ thuật khắc họa hình tượng S.H của nhà văn HPNT?
Tại sao HPNT lại khắc họa S.H với những vẻ đẹp, những phẩm chất ấy? Qua đó em
nhận xét gì về tình cảm của nhà văn?
- HS ghi câu trả lời của mình vào giấy rồi đưa lại cho thư kí tổng hợp.
- Thư kí tổng hợp ý kiến của các thành viên
- Người điều phối q trình cơng não điều khiển hoạt động thảo luận để thống nhất ý
kiến.
 Câu trả lời của HS sau khi tổng hợp lại:
+ S.H được HPNT khắc họa tỉ mỉ, sinh động ở nhiều góc độ: tự nhiên, lịch sử,
văn hóa…

+ Bằng sự so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú,
vốn kiến thức uyên bác, ngòi bút tài hoa, S.H hiện lên như một người con gái đẹp:
chung thủy trong tình yêu, anh hùng trong lịch sử, tài hoa trong văn hóa, dịu dàng
trong đời thường.
-> Khắc họa vẻ đẹp của S.H, HPNT ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của con người xứ
Huế.
-> Niềm tự hào, tình yêu thiết tha của tác giả đối với dịng sơng và con người
Huế; đối với quê hương đất nước.
- GV tổng hợp nội dung kiến thức bằng sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức

18


Hình 5: Sơ đồ tư duy về hình tượng sơng Hương trong cảm nhận
của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
2.4.

HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SAU KHI THỰC
NGHIỆM

Sau giờ dạy thực nghiệm, tôi tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS bằng
cách cho HS làm kiểm tra thường xuyên trong thời gian 60 phút.
Tiêu chí bài kiểm tra: Tôi xây dựng bài kiểm tra dựa trên cơ sở của yêu cầu
mục tiêu bài học cần đạt mà giáo án xây dựng theo đúng chương trình chuẩn do Bộ
Giáo dục và Đào đề ra. Cụ thể, dạy bài “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”của nhà văn
Hồng Phủ Ngọc Tường ở SGK Ngữ văn, lớp 12, tập 1, mục tiêu bài học cần đạt về
kiến thức là: HS cần nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá
trị nội dung, nghệ thuật của sáng tác Nguyễn Minh Châu; cảm nhận được các vấn đề
đặt ra trong tác phẩm; về kỹ năng là: Rèn luyện KN đọc hiểu văn bản văn học hiện
đại thuộc thể loại bút kí; Rèn luyện KN vận dụng ngơn ngữ để viết văn nghị luận.

• Hình thức bài kiểm tra: Tự luận
• Số lượng câu kiểm tra: 01 câu; Thang điểm 10
• Đề bài:

Trong những dịng sơng đẹp ở các nước mà tơi thường nghe nói đến, hình như
chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu
thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại
ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xốy như cơn lốc vào những đáy vực
bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi
19


màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sơng Hương đã sống một
nửa cuộc đời của mình như một cơ gái Di-gan phóng khống và man dại. Rừng già
đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng
chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã
chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sơng
Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù
sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khn mặt kinh thành
của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian trn mà nó đã vượt qua, khơng hiểu thấu phần tâm
hồn sâu thẳm của nó mà dịng sơng hình như khơng muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở
cửa rừng và ném chìa khố trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sơng? – Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sơng Hương trong đoạn trích trên. Từ đó,
nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dịng sơng của nhà văn Hồng Phủ Ngọc
Tường.
• Cách đánh giá bài kiểm tra:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai


được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. (1.0 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc

thượng nguồn trong cảm nhận của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(0.5 điểm)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý sau
 Khái quát chung: (1.0 điểm)

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét độc đáo trong phong cách nghệ
thuật của nhà văn.
- Giới thiệu tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dịng sơng": Xuất xứ, hồn cảnh sáng tác, vị
trí của tác phẩm…
- Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn:
+ Sông Hương trong cái nhìn đầy mê đắm của Hồng Phủ Ngọc Tường hiện lên
sống động giống như một người con gái Huế, mang trong nó cả sức sống, tâm hồn,
tính cách rất riêng.
20


+ Dưới cái nhìn của nhà văn, dịng sơng được tái hiện với cả góc nhìn khơng gian
địa lý (địa chất), góc nhìn với bề sâu của văn hóa lịch sử, gắn bó thiết tha với thành
phố Huế.
 Vẻ đẹp của dịng sơng Hương ở khúc thượng nguồn được thể hiện trong đoạn

trích: (5.0 điểm)
- Điểm đặc biệt đầu tiên, đó là một dịng sơng “chung thủy”, nó chỉ thuộc về một
thành phố duy nhất, thành phố Huế.
- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của dịng sơng hiện lên qua hàng loạt hình ảnh so sánh đầy
ấn tượng: Dịng sơng như cơ gái Di-gan phóng khống và man dại, như bản trường
ca của rừng già.

- Đồng thời, nhà văn sử dụng hàng loạt động từ, tính từ mạnh như rầm rộ, mãnh liệt,
cuộn xốy, phóng khống, man dại, bản lĩnh, gan dạ, tự do, trong sáng… để khắc
họa vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của dịng sơng.
- Vẻ đẹp mê đắm, trữ tình của dịng sơng được thể hiện qua hình ảnh so sánh, ẩn dụ
“người mẹ phù sa của nền văn hóa xứ sở”.
-> Các vẻ đẹp đó tuy đối lập mà thống nhất, quyện hòa để tạo nên vẻ đẹp đầy bí
ẩn, cuốn hút của dịng sơng ở khúc thượng nguồn.
-> Nó như một quãng đời trẻ trung, sơi nổi của tuổi thanh xn người con gái,
hồn toàn khác biệt với gương mặt trầm mặc, dịu dàng khi sông Hương về với Huế.
- Nghệ thuật:
+ Cách miêu tả tinh tế tài hoa qua những hình ảnh nhân hóa, đối lập làm nổi bật
vẻ đẹp của dịng sơng.
+ Hình ảnh sáng tạo, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp tu từ
hợp lý đã gợi lên những liên tưởng kỳ thú, hấp dẫn.
+ Giọng văn nhẹ nhàng, ngọt ngào, mê đắm, thể hiện sự say mê của nhà văn với
vẻ đẹp của quê hương xứ sở.
 Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dịng sơng của nhà văn:

(2.0 điểm)
- Dịng sơng mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Huế, vừa
mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng.

21


- Dịng sơng khơng chỉ được miêu tả với góc nhìn địa lí với những đặc trưng địa
chất, địa mạo, nhà văn cịn quan sát nó dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử. Gắn thủy
trình của dịng sơng với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở.
- Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt
là phải có một tình u thiết tha, mãnh liệt với dịng sông Hương, với thành phố

Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.
 Chú ý: Khuyến khích các bài viết có sự sáng tạo; viết đúng chính tả, dùng từ,

đặt câu sáng rõ, giàu cảm xúc (1.0 điểm)
• Kết quả như sau:
Kết quả
Số HS
Lớp
Số lượng
thực
nghiệm %
Lớp đối Số lượng
chứng
%

87

Kết quả
Điểm giỏi Điểm khá
(8 - 10đ) (6.5

7.5đ)
27
58

Điểm
TB
(5 - 6đ)
12


Điểm
kém
(<5)
0

100

31.%

55.3%

13.7%

0

84

13

36

25

10

100

15.4%

42.8%


29.9%

11.9%

yếu,

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm.
(Kết quả cụ thể của từng lớp có phụ lục 6 kèm theo)
Nhận xét: Bảng 3. đã tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng dựa trên thang điểm giỏi, khá, TB và yếu. Kết quả
thống kê trên được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:

Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm

Biểu đồ đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy sự khác
biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt được
kiến thức ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm
khá và giỏi chiếm 58.2 %%; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá và
giỏi chiếm 84.3%, hơn 26.1% so với lớp đối chứng. Điểm TB ở lớp đối chứng
chiếm tỉ lệ cao lên tới 29.9% và có 11.9% HS đạt điểm yếu, kém. Cịn lớp đối
chứng số HS đạt điểm yếu, kém là khơng có HS nào; số HS đạt điểm TB chiếm tỉ lệ
ít trong tổng số HS.
Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định:Sử dụng kỹ thuật công não trong
dạy học văn bản “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường đã
22


đem lại hiệu quả và có tính khả thi.


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1.

KẾT LUẬN:

Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, thử nghiệm, khảo sát thực tếđề tài đã được
thực hiện và đã đạt một số kết quả, tôi kết luận:
- Sử dụng các giải pháp đã nêu trong SKKN vàobài dạy “Ai đã đặt tên cho dịng
sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường đã nâng cao chất lượng dạy học.
- Kích thích sự phát triển tư duy lơ gic, rèn luyện nhiều kỹ năng đọc hiểu, suy luận cho HS.
- HS được trải nghiệm phong phú những hình thức học tập khác nhau, khơi gợi hứng
thú, kích thích, bồi dưỡng tình u đối với mơn văn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mơn Ngữ văn nói riêng và cơng tác dạy học nói
chung.
Tuy nhiên đề tài vẫn có những hạn chế: Phạm vi đề tài chỉ thực hiện trong bài
dạy “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của HPNT. Vì vậy, hướng phát triển tiếp tục
của đề tài sẽ là: vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn Ngữ văn
THPT ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12.
3.2.

KIẾN NGHỊ:

Dựa trên thực tiễn nghiên cứu tại trường THPT Triệu Sơn 4, để có điều
kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu. Xin
mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo nên định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về
đổi mới PPDH dưới hình thức các chuyên đề cụ thể cho GV của các trường THPT
trên địa bàn tỉnh.

3.2.2. Đối với các trường trung học phổ thông
Đầu tư trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và học sinh ứng
dụng các mơ hình đổi mới PPDH một cách hiệu quả.
3.2.3. Đối với giáo viên
Mỗi thầy, cô giáo cần tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để có kiến
rộng về bộ mơn. Người dạy cần quan sát thật kĩ để phát hiện ra ưu điểm cũng như
hạn chế của học sinh, trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh để tăng thêm sự thú vị cho
bài học. Mặt khác, người dạy cũng cần cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi
mới của Bộ GD&ĐT trong việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá bộ môn qua các
23


phương tiện thông tin đại chúng để giờ học trở nên thiết thực hơn.
3.2.4. Đối với học sinh
HS có niềm say mê đối với văn chương cần tích cực, chủ động đọc và soạn
bài, tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan tới bài học đã được thầy cô giao nhiệm
vụ từ cuối tiết học trước. HS cần có thói quen tìm hiểu về văn học qua các phương
tiện thông tin đại chúng và Internet. Người học cũng cần cập nhật thường xuyên
những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc ra đề và kiểm tra đánh giá mơn
Ngữ văn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Hoàng Thị Thu Hà


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009
[2]. />[3]. />[4]. i/các_kỹ_thuật_dạy_học_tích_
cực/Kỹ_thuật_động_não

25


×