Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Ứng dụng giáo dục trực tuyến và giáo dục stem vào dạy học môn toán và môn tin học ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 65 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp giáo dục truyền thống là những cách thức dạy học quen
thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ
bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo
Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH
này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thơng tin từ đầu
thầy sang đầu trị.
- Ưu điểm của phương pháp truyền thống là: Có tính hệ thống, tính logic cao.
- Nhược điểm của phương pháp truyền thống:
+ Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ.
+ Kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó
kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
+ Học từng môn riêng biệt, ít có sự liên mơn dẫn đến nội dung các mơn học có sự
trùng lặp về kiến thức.
+ Việc kiểm tra, đánh giá cũng chưa thật sự phù hợp. Chính nếp nghĩ “thi gì, học
nấy” đã trở thành một trở lực lớn trong việc giáo dục. Học sinh chỉ chú trọng các
môn thi và dồn sức ôn luyện theo khối dẫn đến việc học tủ, học lệch
Giáo dục truyền thống cịn tồn tại nhiều nhược điểm chính vì vậy yêu cầu
đổi mới giáo dục cũng đã được đặt ra cấp thiết nhiều năm qua. Xã hội ngày càng phát
triển, địi hỏi nguồn nhân lực cũng thay đổi. Vì vậy, chúng ta cần phải đổi mới tồn
diện giáo dục khơng chỉ về chất lượng mà còn về phương thức giáo dục. Trong 2 năm
nay đại dịch Covid-19 xuất hiện làm đảo lộn nhịp sống của cả xã hội. Đại dịch làm lộ
rõ thêm những nhược điểm của phương pháp giáo dục truyền thống. Ngành giáo dục
bị lúng túng, giáo dục truyền thống khơng thể tiếp tục hoạt động. Khó khăn đã đặt
ngành giáo dục trước nhiều thách thức, nhưng cũng chính là cơ hội để quyết liệt hiện
thực hóa "thiết kế mới" của nền giáo dục. Lúc này, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu
cầu cấp thiết và xu thế mang tính tồn cầu.
Để ứng phó với tình hình thực tại ngành giáo dục cũng đã nhanh chóng triển
khai thực hiện giáo dục trực tuyến. Cùng với đó Bộ giáo dục cũng khuyến khích
nghiên cứu, thực hiện đổi mới giáo dục sao cho ngành giáo dục Việt Nam ngày


càng tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu nhân lực với đầy đủ trình độ, kỹ năng trong
tương lai. Với mong muốn tháo gỡ khó khăn trước mắt và tìm kiếm giải pháp đổi
mới giáo dục lâu dài, khắc phục nhược điểm của phương pháp giáo dục truyền
thống, chúng tôi đã viết sáng kiến “Ứng dụng giáo dục trực tuyến và giáo dục
Stem vào dạy học mơn Tốn và mơn Tin học ở trường THPT”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học trực tuyến và dạy học STEM của
1


học sinh trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học
Stem ở trường THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với học sinh trường
THPT Nam Yên Thành..
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2019 đến tháng 2/2021.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học trực tuyến cũng như giáo
dục STEM trong trường phổ thông.
- Điều tra, phân tích thực trạng dạy học trực tuyến và giáo dục STEM ở một
số trường THPT trên địa bàn huyện n Thành. Trên cơ sở đó phân tích các
ngun nhân, khó khăn để đề xuất hướng giải quyết của đề tài.
- Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu: Xây dựng kế hoạch dạy học trực
tuyến và giáo dục STEM ở nhiều nội dung trên tất cả các môn học.
4. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
Các phương pháp giáo dục mới dự kiến sẽ thu được những hiệu quả về mặt
kinh tế và xã hội như:
* Giáo dục trực tuyến:
+ Giúp tiết kiệm chi phí khoảng 60% bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ
chức địa điểm. Ngồi ra cịn tiết kiệm thời gian 20-40% so với phương pháp giảng
dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi lại.

+ Không gian học tập thoải mái, thời gian học tập linh hoạt, dễ dàng lưu giữ
tài liệu học tập
+ Thân thiện với mơi trường: Vì học trực tuyến – eLearning là một cách học
tập không cần nhiều giấy tờ. Theo một nghiên cứu đã cho thấy rằng các chương
trình học tập dựa trên khoảng cách tiêu thụ ít hơn 90% năng lượng và tạo ra lượng
phát thải CO2 ít hơn 85% so với các khóa học giáo dục dựa trên khuôn viên
truyền thống.
* Giáo dục STEM: Qua việc tìm kiếm những giải pháp khắc phục, tháo gỡ
khó khăn trong cuộc sống dựa vào những kiến thức đã học được học sinh sẽ có ý
thức, trách nhiệm hơn với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế và xã hội, phát
triển nhân cách và giá trị nhân văn cao đẹp của con người với nhau.

2


PHẦN NỘI DUNG
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC
I. GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN
1. Giới thiệu chung
Giáo dục trực tuyến (E-Learning) là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và
đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông
tin. Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát nội dung học sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng
internet, intranet… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD,
băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và học có thể giao
tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat),
diễn đàn (forum), hội thảo, video…

Hình 1.1: Mơ hình hệ thống E-learning
Kết quả đạt được từ phương pháp học E-Learning cao hơn so với phương

pháp học truyền thống do E-Learning có tính tương tác cao dựa trên đa phương
tiện, tạo điều kiện cho người học trao đổi thơng tin dễ dàng hơn. Người học đóng
vai trị trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi
nhờ có phương tiện trợ giúp việc học. Tuy nhiên việc áp dụng dạy học trực tuyến ở
giáo viên là chưa nhiều. Đa phần giáo viên khi được hỏi trả lời là: Chỉ sử dụng khi
bắt buộc và cũng có những giáo viên chưa từng sử dụng dạy học trực tuyến;

Hình 1.2: Biểu đồ thống kê việc
dạy học trực tuyến ở giáo viên

Hình 1.3: Biểu đồ thống kê sự
hứng thú khi tham gia học trực
3
tuyến của HS


E-Learning cịn lơi cuốn rất nhiều người học. Các chương trình học hiện nay
đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện, với nhiều hiệu ứng đa phương tiện như
âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kỹ xảo hoạt hình… có độ tương tác
cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này
đem đến cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như
hiệu quả trong học tập.
2. Một số phần mềm dạy học trực tuyến và các công cụ phục vụ dạy học
trực tuyến.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm dạy học trực tuyến, mỗi phần mềm có
những tính năng và ưu điểm nổi bật khác nhau. Tùy theo nhu cầu, mục đích của
buổi học, khóa học mà lựa chọn 1 phần mềm hoặc kết hợp nhiều phần mềm sao
cho kết quả đạt được tốt nhất. Một số phần mềm dạy học trực tuyến đã được chúng
tôi sử dụng như sau:
2.1. VNPT- Elearning - Lớp học số thời 4.0

VNPT- Elearning là phần mềm dạy học trực tuyến mới nhất với nhiều tính
năng giúp học sinh nắm vững kiến thức, thầy trị có thể dạy và học từ xa cũng như
trao đổi sách vở, bài giảng, giao bài tập và chấm điểm….
Ứng dụng này khơng chỉ hỗ trợ cho học sinh trong q trình tìm lại kiến thức mà
cịn giúp ích cho giáo viên, giảm thiểu tài liệu, bài soạn, giúp việc giảng dạy trở nên
đơn giản và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp nhà trường dễ dàng quản lý.
Khi giáo viên sử dụng VNPT E-Learning có thể giúp số hóa tài liệu, thiết kế
bài giảng điện tử, giúp chuẩn bị tài liệu, thiết lập giáo án điện tử,… Các tư liệu có
thể ở dạng phim, ảnh hoặc tài liệu, nhằm thu hút học sinh. Ngồi ra cịn hỗ trợ theo
dõi học sinh, điểm danh, đánh giá chất lượng học tập,…
Học sinh không chỉ được theo dõi bài giảng mà cịn có thể làm bài trực
tuyến, theo dõi kết quả học tập. Mỗi khoá học trên VNPT Learning không giới hạn
số người tham gia, không giới hạn thời lượng.
2.2. ZOOM MEETING
Zoom Cloud meeting hay gọi tắt là Zoom là một giải pháp thảo luận nhóm
hay học trực tuyến. Zoom vận hành trên nền tảng rất đơn giản và dễ sử dụng..

Hình 1.4: Một giờ học trực tuyến với Zoom meeting
4


Ưu điểm của Zoom meeting: tổ chức lớp học trực tuyến có nhiều người cho
chất lượng hình ảnh rõ nét, mặt đối mặt và có thể chia sẻ video màn hình chất
lượng cực cao, tốc độ nhắn tin nhanh. Có khả năng tương thích với hầu hết các
thiết bị và các hệ điều hành. Hỗ trợ share màn hình của bạn cho những người
khác.Hỗ trợ remote từ xa.
2.3. SKYPE
Phần mềm dạy học trực tuyến Skype cho phép người dùng thực hiện các
cuộc gọi thoại, video,… bằng điện thoại, Tv thông minh hoặc PC, Mac…. Ứng
dụng thích nghi với mọi cấu hình, chỉ cần đảm bảo tốc độ mạng mà khơng cần trả

thêm bất kì chi phí nào. Đặc điểm nổi bật của Skype:
- Dễ dùng, dễ sử dụng, việc kết nối trở nên nhanh chóng hơn chỉ cần có internet.
- Thực hiện giảng dạy với các nhóm nhỏ dưới 10 học sinh sẽ được miễn phí.
- Ứng dụng thích nghi với mọi cấu hình, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
2.4. Công cụ tạo và chấm bài kiểm tra trực tuyến.
Google biểu mẫu (Google Form) là công cụ đắc lực cho GV soạn bài trắc
nghiệm online. Các tính năng của công cụ này bao gồm:
+ Tạo bảng câu hỏi cho bài kiểm tra trắc nghiệm online. Sau khi thiết
kế xong giáo viên chia sẻ link để học sinh vào làm bài online.
+ Nhiều dạng câu hỏi để giáo viên lựa chọn: Trắc nghiệm, trả lời ngắn, trả lời
bằng đoạn văn, trả lời bằng tải tệp lê,, đính kèm được hình ảnh, video…
+ Tính điểm để xếp loại học sinh sau khi kết thúc bài kiểm tra trắc nghiệm.
+ Hiện kết quả và giải thích ngay sau mỗi câu hỏi.
2.5. Sử dụng mạng xã hội cho dạy học trực tuyến
Giáo viên và học sinh ngày nay sử dụng mạng xã hội rất nhiều như
facebook, zalo... Việc sử dụng mạng xã hội vào dạy học trực tuyến sẽ mang lại
hiệu quả trong bất kì lớp học nào. Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng mạng xã hội
phục vụ cho dạy và học rất ít.

Hình 1.5: Biểu đồ thống kê nhu cầu sử dụng mạng XH trong giáo viên
5


Hình 1.6: Biểu đồ thống kê nhu cầu sử dụng mạng XH trong HS

Hình 1.7: Biểu đồ thống kê việc sử dụng mạng XH trong dạy học của GV
3. Ưu điểm của giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến là phương thức học ảo thơng qua một máy vi tính, điện
thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài
giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học

sinh học trực tuyến từ xa. Giáo dục trực tuyến có những ưu điểm như:
+ Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc, mọi nơi, truyền đạt kiến
thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng.
+ Tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại và chi phí tổ chức địa điểm. Mở rộng
phạm vi giảng dạy: Nhiều người có thể tham gia học mà khơng cần phải tập trung
về một địa điểm, mỗi một bài giảng có thể giảng dạy được cho cả 1 khối học.

6


+ Uyển chuyển và linh động: Có nhiều loại hình dạy học có thể được sử
dụng như khố học có sự chỉ dẫn của giáo trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác.
Học sinh tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng.
+ Tối ưu, hệ thống hóa: Nội dung truyền tải nhất quán, dễ dàng tạo bài học,
theo dõi được tiến độ học tập, và kết quả học tập của học sinh
+ Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến người học có thể giao lưu và tương
tác với nhiều người cùng lúc. Họ cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học
trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà
+ Dịch vụ học trực tuyến thuận tiện và dễ tiếp cận.
II. GIÁO DỤC STEM
1. Giới thiệu chung
STEM là viết tắt của các từ Khoa học (Science), Cơng nghệ (Technology),
Kĩ thuật (Engineering), Tốn học (Mathmatics). Giáo dục STEM về bản chất được
hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến
các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học.
Mối quan hệ giữa Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật, Tốn học trong sự phát triển
của khoa học - kĩ thuật được thể hiện khái quát trong chu trình STEM dưới đây.

Chu trình trên đây bao gồm hai quy trình sáng tạo: Quy trình khoa học và
Quy trình kĩ thuật.

Quy trình khoa học: Xuất phát từ các ý tưởng khoa học, với sự hỗ trợ của
các cơng nghệ hiện tại, với cơng cụ tốn học, các nhà khoa học khám phá ra tri
thức mới. Để thực hiện cơng việc đó, các nhà khoa học thực hiện quy trình: câu
hỏi - giả thuyết - kiểm chứng - kết luận. Kết quả là phát minh ra kiến thức mới cho
nhân loại.
Quy trình kĩ thuật: Xuất phát từ vấn đề hay địi hỏi của thực tiễn, các nhà
cơng nghệ sử dụng kiến thức khoa học, toán học sáng tạo ra giải pháp công nghệ
ứng dụng các kiến thức khoa học đó để giải quyết vấn đề. Để thực hiện việc này,
7


các nhà cơng nghệ thực hiện quy trình: vấn đề - giải pháp - thử nghiệm - kết luận.
Kết quả là sáng chế ra các sản phẩm, công nghệ cho xã hội.
Hai quy trình nói trên tiếp nối nhau, khép kín thành chu trình sáng tạo khoa
học - kĩ thuật theo mơ hình "xốy ốc" mà cứ sau mỗi chu trình thì lượng kiến thức
khoa học tăng lên và cùng với nó là cơng nghệ phát triển ở trình độ cao hơn.
2. Hình thức tổ chức giáo dục Stem
2.1. Dạy học các mơn học thuộc lĩnh vực STEM
Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo
cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá
trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học,
hoạt động STEM bám sát chương trình của các mơn học thành phần. Hình thức
giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.
2.2. Hoạt động trải nghiệm STEM
Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí
nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết
được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con
người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để
thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM.
2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Giáo dục STEM có thể được triển khai thơng qua hoạt động nghiên cứu
khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề khác
nhau thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, mơi trường, biến đổi khí hậu,
nơng nghiệp cơng nghệ cao…
3. Một số thống kê về dạy học STEM tại trường

Hình 2.1: Biểu đồ thống kê về sử hiểu biết của giáo viên đối với STEM
8


Hình 2.2: Biểu đồ thống kê về mức độ đưa STEM vào dạy học của GV

Hình 2.3: Biểu đồ thống kê về mức độ hứng thú của HS khi tham gia
hoạt động STEM
Thông qua những thống kê trên chúng ta nhận thấy nhìn chung học sinh đều
hứng thú khi được tham gia hoạt động học tập theo định hướng STEM, tuy nhiên
số lượng giáo viên triển khai, tổ chức dạy học theo định hướng STEM cịn ít. Mặc
dù một số GV đã thực hiện, nhưng vẫn còn lúng túng, hạn chế. Nhiều GV cho biết,
trong dạy học chỉ tập trung truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng, chủ động trang
bị cho HS kiến thức theo định hướng STEM. Đối với các em HS, việc đưa STEM
vào dạy học là rất cần thiết bởi những hiệu quả mà nó mang lại trong giáo dục là to
lớn. Một mặt thực hiện được những mục tiêu của GDPT đó là phát triển các năng
lực cốt lõi của HS và năng lực đặc thù của mơn học, mặt khác nó tác động tích cực
9


đến thái độ, tâm lý người dạy bởi sự hứng thú, niềm đam mê, yêu thích khoa học
của các em.Vấn đề đặt ra là triển khai, tổ chức dạy học theo định hướng STEM
như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với điều kiện dạy học ở trường phổ thông.
Trong nội dung sáng kiến này chúng tôi cố gắng truyền tải đầy đủ các bước để tiến

hành dạy học một chủ đề theo định hướng STEM.
4. Bài học STEM
4.1. Thiết kế bài học Stem
4.1.1. Tiêu chí xây dựng bài học Stem
- Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn.
- Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật.
- Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt
động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
- Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lơi cuốn học sinh vào hoạt
động nhóm kiến tạo.
- Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học
và toán mà học sinh đã và đang học.
- Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi
sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.
4.1.2. Quy trình xây dựng bài học Stem
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học.
- Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết.
- Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề.
- Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
4.2. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động dạy học
- Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
- Hoạt động 2: Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền
- Hoạt động 3: Hoạt động giải quyết vấn đề
4.3. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
4.3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
- Chuyển giao nhiệm vụ: Chuyển giao nhiệm vụ tìm hiểu thực tiễn với ý đồ
làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu để "cải tiến" thiết bị hoặc quy trình đó.
- Học sinh hoạt động tìm tịi, nghiên cứu: Học sinh thực tìm hiểu về quy
trình/thiết bị được giao để xác định kiến thức, vấn đề cần giải quyết.
- Báo cáo và thảo luận: Học sinh báo cáo, thảo luận, xác định vấn đề.

10


- Nhận xét, đánh giá: Giáo viên đánh giá, nhận xét, giúp học sinh giải quyết
vấn đề đặt ra. Từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theo của học sinh.
4.3.2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (tổ chức dạy học các kiến
thức có liên quan theo chương trình giáo dục phổ thơng sử dụng thời gian
phân phối của chương trình cho nội dung tương ứng).
- Học kiến thức mới: Học sinh được hướng dẫn học kiến thức mới có liên quan.
- Giải thích về quy trình/thiết bị đã tìm hiểu: Học sinh giải thích về quy trình/
thiết bị được tìm hiểu. Từ đó xác định được các vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
- Báo cáo và thảo luận: Các nhóm học sinh trình bày về kiến thức mới và
vận dụng chúng để giải thích những kết quả đã tìm tịi, khám phá được trong HĐ1.
- Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kĩ
năng để học sinh ghi nhận và sử dụng.
4.3.3. Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề
- Đề xuất giả thuyết/giải pháp giải quyết vấn đề: Học sinh đề xuất giả thuyết
hoặc giải pháp giải quyết vấn. Sau đó thống nhất lựa chọn giải pháp khả thi nhất.
- Thử nghiệm giải pháp: Học sinh thử nghiệm các mẫu đã thiết kế; phân
tích số liệu thí nghiệm/thử nghiệm; rút ra kết luận/phân tích kết quả thử nghiệm.
- Báo cáo và thảo luận: Các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.
- Nhận xét, đánh giá: Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên
nhận xét, đánh giá; học sinh ghi nhận và tiếp tục bổ sung, hồn thiện sản phẩm.
4.4. Tiêu chí đánh giá bài học Stem
Nội dung
1. Kế
hoạch
và tài
liệu
dạy

học

Tiêu chí
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản
phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ
chức các hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ
chức hoạt động học của học sinh.

2. Tổ
chức
hoạt
động học

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức
chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của
học sinh.
11


cho học
sinh

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến
khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân

tích, đánh giá kết quả hoạt động và q trình thảo luận của HS.

3. Hoạt
động của
học sinh

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất
cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong
việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,
thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh.

4.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Bước 1: Đánh giá học sinh trong quy trình đặt vấn đề STEM. giáo viên sẽ
đánh giá thái độ tích cực của học sinh với vấn đề đặt ra. Học sinh hào hứng tham
gia, khả năng xác định được vấn đề cần giải quyết và nhu cầu thực tiễn của vấn đề
- Bước 2: Đánh giá khả năng làm việc với tài liệu hướng dẫn STEM. giáo
viên sẽ đánh giá khả năng làm việc của học sinh khi giao nhiệm vụ nghiên cứu
kiến thức nền (học kiến thức mới) của học sinh
- Bước 3: Đánh giá việc gia công, lắp ráp sản phẩm. Giáo viên sẽ đánh giá
tinh thần làm việc của các nhóm, học sinh có tích cực làm việc, đồn kết trợ giúp
nhau trong q trình giá cơng, lắp ráp; Cơng việc có được phân cơng hợp lí; Từng
thành viên trong nhóm có cố gắng phát huy hết khả năng của bản thân; Những ưu
điểm, khuyết điểm trong quá trình gia cơng, thiết kế sản phẩm; Khả năng khắc
phục khó khăn khi gặp vấn đề không thuận lợi.
- Bước 4: Đánh giá vận hành sản phẩm, và quan sát sản phẩm. Thơng
thường, có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp 1, sản phẩm hoạt động ổn định, đảm

bảo yêu cầu kĩ thuật, khi đó nhóm hồn thiện bài báo cáo, nghiên cứu thêm để cải
tiến sản phẩm. Trường hợp 2, sản phẩm không hoạt động hay không ổn định, thiếu
an toàn... Giáo viên quan sát sản phẩm, đánh giá quá trình vận hành sản phẩm.
- Bước 5: Đánh giá học sinh báo cáo kết quả. Giáo viên thực hiện đánh giá
việc báo cáo kết quả của học sinh. Báo cáo kết quả có nhiều hình thức khác nhau
như: viết báo cáo, làm video, thiết kế sản phẩm….
- Bước 6: Đánh giá q trình các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm giữa
các nhóm: Giáo viên tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau. Giáo viên nhận xét hoạt
động của các nhóm hồn thành tốt và rút kinh nghiệm với các nhóm chưa hồn
thành nhiệm vụ và có thể đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh.
12


5. Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEM
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM trang bị cho người
học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học,
công nghệ, kỹ thuật và tốn học. Giáo dục Stem có nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên
mơn và thơng qua thực hành, ứng dụng. Do có sự liên môn giữa các môn học nên
tránh được sự trùng lặp nội dung giữa các môn học, các cấp học. Học sinh ứng
dụng những gì đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Học sinh được hoạt động,
trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao
hứng thú học tập của học sinh.
- Việc kiếm tra, đánh giá không phải là ‘khâu cuối cùng’ trong tiến trình học
tập mà nó xuyên suốt quá trình hình thành kiến thức. Học sinh được đánh giá
khơng chỉ về kiến thức mà cịn cả về ý thức học tập tích cực, khả năng làm việc
nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu…
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai
các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện

các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các
hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực cho học sinh.
- Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu cơ sở giáo
dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại địa
phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển khai hoạt
động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông cũng hướng tới giải
quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.
- Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường phổ
thông, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự
phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM.
Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông cũng là cách thức thu hút học
sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có
nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
B. ỨNG DỤNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN VÀ GIÁO DỤC STEM
VÀO DẠY HỌC CÁC BỘ MƠN TỐN VÀ TIN HỌC
Chúng tơi đã thực hiện giáo dục trực tuyến vào dạy học các môn Toán, Tin
từ tháng 3 của năm học 2019 – 2020. Sau đây là giáo án và kết quả một số tiết dạy
học của chúng tôi.

13


I. ỨNG DỤNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN VÀO DẠY HỌC CÁC BỘ
MƠN TỐN VÀ TIN HỌC
CHỦ ĐỀ 01: Dạy học Trực Tuyến mơn Tốn bài
“Ơn tập phương trình mặt phẳng”
Phụ lục 01
CHỦ ĐỀ 02 : Ứng dụng dạy học trực tuyến vào dạy học sinh giỏi môn
Tin học chủ đề ‘Kiểu xâu’

Phụ lục 02
II . ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO DẠY HỌC CÁC MƠN TIN
HỌC VÀ TỐN
* Chủ đề 1: Giáo dục stem với chủ đề môn Tin học“Thiết kế website du
lịch tâm linh huyện Yên Thành”
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- HS sẽ được trải nghiệm vận dụng kiến thức đã học về các môn học như
kiến thức về mạng máy tính, kiến thức về xử lí ảnh, xử lí video, các kiến thức về
tốn học, thẩm mĩ … để giải quyết tình huống thực tiễn thiết kế website quảng bá
du lịch tâm linh.
- HS thấy được ý nghĩa và sự gắn kết giữa các kiến thức của môn học trong
nhà trường, thấy được ý nghĩa thực tiễn mà các kiến thức môn học mang lại.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tính trải nghiệm của người học qua các giai đoạn:
+ Tìm hiểu nhu cầu thực tế cần thiết có một website quảng bá du lịch tâm
linh và phát triển kinh tế cho khu vực
+ Tìm hiểu các kiến thức cần thiết về thiết kế website
+ Xác định được nội dung cần đưa lên website
+ Tiến hành đi thực tế để tìm kiếm thơng tin, hình ảnh, video phục vụ cho
việc viết bài
+ Tìm hiểu cách thức viết bài, trình bày báo mạng
+ Đảm bảo tính tự học, tự nghiên cứu, hợp tác trong quá trình giải quyết vấn
đề của người học.

14


3. Giới thiệu chủ đề
Lứa tuổi học sinh


Lớp 10, Lớp 11,12 -16 tuổi

Mức độ tiếp thu

Khá – Giỏi

Vấn đề cần tập
trung

Trong chủ đề này học sinh vận dụng kiến thức đã học về
mạng máy tính, mạng thơng tin tồn cầu Internet, một số
dịch vụ cơ bản của Internet để giải quyết bài tốn thực
tiễn nhằm mục đích phát triển du lịch địa phương.

Bối cảnh thực tế

Thực tế các địa điểm tâm linh :
- Chùa Thuần Hậu: Là ngôi cổ tự được xây dựng vào thế
kỉ 14 năm 1418 và được tu sửa nhiều lần. Chùa có 5 căn
xái được chàm trổ độc đáo, tinh xảo, kiến trúc của thời lý,
thời trần. Bao đời nay chùa xuất hiện và xây dựng giữa lịng
nhân thế khơng ngồi mục đích cho con người hướng thiện
tìm về chánh đạo, đem lại đời sống an lạc và xóa những hệ
lụy đau thương giữa cuộc đời. Trải qua biến cố thăng trầm
của lịch sử và 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, chùa đã cống
hiến hoàn toàn cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc.
- Chùa Chí Linh( Chùa Gám): Chùa Gám (tên chữ là
Chí Linh tự) tọa lạc tại xóm 6 xã Xuân Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trong

quần thể khu du lịch tâm linh sông Dinh - Rú
Gám, là một biểu tượng về niềm tự hào của dân
vùng quê lúa Yên Thành.
Cũng theo sự ghi nhận, chùa có từ rất lâu, có thể có mãi từ
những thập niên 40, 50 thế kỷ thứ 6 thuộc Tiền Lý do Lý
Thiên Cương trong cuộc chạy loạn đã về vùng đất này lập
trang sinh sống
- Đền Đức Hoàng: Đền Đức Hoàng thuộc xã
Phúc Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, cách
thành phố Vinh chừng 60km về phía Bắc. Đền
Đức Hồng tọa lạc trên một vùng đất rộng,
cao hướng ra “Linh đàm Diệu ốc” hương sen
tỏa sắc bốn mùa.
Lễ hội Đền Đức Hoàng năm nay được diễn ra trong 03
ngày, từ 8/3/ 2016 (tức 30/1 Bính Thân) đến 10/3/2016
(tức ngày 2/2 Bính Thân).

Liên kết với các
mơn học

- Mỹ thuật
15


- Toán học
- Ngữ văn
Các nội dung kiến
thức liên quan

Tin học:

+ Nắm được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính,
mạng thơng tin tồn cầu internet.
+ Biết cách sử dụng một số dịch vụ cơ bản của internet
+ Sử dụng được 1 số phần mềm tạo, chỉnh sửa ảnh, video.
+ Các bước để tạo website với bloger.com
Mỹ thuật: Tạo ảnh, chỉnh sửa ảnh và video đẹp mắt, phù
hợp với website
Tốn học: Tính tốn cách thức trình bày sao cho phù hợp
với đối tượng để thu hút sự quan tâm của mọi người để
phát triển du lịch
Ngữ văn: Cách thức viết bài, trình bày bài, viết báo mạng.

Học sinh tiếp cận
và giải quyết vấn
đề như thế nào?

Học sinh vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật gồm 8 bước
(3 hoạt động) để giải quyết vấn đề đặt ra:
1. Tìm hiểu thực tiễn, xác định vấn đề
2. Nghiên cứu kiến thức nền
3. Động não – tìm giải pháp
4. Lựa chọn giải pháp khả thi
5. Thiết kế - chế tạo mẫu thử nghiệm
6. Thử nghiệm mẫu thiết kế
7. Báo cáo và thảo luận kết quả
8. Đánh giá và thiết kế lại

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định mục đích vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn
a. Mục đích của hoạt động

Thực tế hiện nay vấn đề tâm linh thu hút nhiều sự quan tâm của rất nhiều
người từ già đến trẻ, từ nam đến nữ. Ở huyện Yên Thành lại là nơi chứa rất nhiều
ngôi đền, chùa khác nhau như: đền Đức Hoàng, chùa Thuần Hậu, chùa Gám,… đã
là địa chỉ của rất nhiều phật tử ghé đến mỗi khi đến ngày lễ vu lan báo hiếu, lễ phật
đản. Khơng chỉ có vậy, nếu có dịp ghé thăm lễ hội đền Đức Hồng thì bạn sẽ có cơ
hội tham gia các lễ hội như: lễ hội áo dài, bơi thuyền, kéo co, đẩy gậy, cờ người,
chọi gà, vật dân tộc... Cùng với các trò chơi dân gian, du khách được thưởng thức
16


các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Tuồng Kẻ Gám, múa rối cạn,
ca trù... Đây chính là tiềm năng để cho nơi đây phát triển ngành du lịch tâm linh
trong một tương lai gần
b. Nội dung của hoạt động
- Học sinh quan sát, tìm hiểu được những thuận lợi, khó khăn của ban quản
lý khu các di tích để du lịch tâm linh.
- Học sinh tìm hiểu mong muốn của người dân và ban quản lý khu du lịch từ
đó xác định được giải pháp cần thực hiện
c. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh nắm nhiệm vụ cần làm là tìm giải pháp để phát triển du lịch của
địa phương.
- Đặt ra mục tiêu là ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HĐ 1: Chia lớp thành 3 nhóm học sinh đi tìm hiểu thực tế, phân cơng nhiệm
vụ cụ thể cho từng nhóm như sau:
+ Nhóm 1: tìm hiểu thực tế ở các địa điểm , phỏng vấn ban quản lý về tình
hình, đặc điểm của khu du lịch.
+ Nhóm 2: Gặp gỡ khách du lịch đã, đang du lịch tại địa phương, tìm hiểu
về sự hài lòng cũng như mong muốn của họ khi tham quan du lịch tại đây.
HĐ 2: Sau khi đi tìm hiểu thực tế các nhóm gặp gỡ, trao đổi thơng tin. Giáo

viên cùng với học sinh tổng kết lại thông tin đã thu thập được từ đó, đưa ra yêu cầu
các nhóm cần thực hiện.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền
a. Mục đích của hoạt động: Cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh và
khuyến khích tính chủ động nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức
b. Nội dung của hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
- Giáo viên hướng dẫn chung về mạng máy tính, mạng thơng tin tồn cầu
intenet, cách sử dụng các máy tìm kiếm để tìm kiếm thơng tin phục vụ cho q
trình tự học, tự nghiên cứu.
- Giới thiệu về các bước tạo website : />HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu sâu hơn những nội dung đã
được GV hướng dẫn chung dựa trên SGK, tài liệu được cung cấp, mạng internet...
HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY
17


- Tổ chức cho các nhóm chọn 1 vấn đề (khơng trùng nhau) để nghiên cứu tập
trung và trình bày về vấn đề đó trước lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM
- Dựa trên các vấn đề các nhóm lựa chọn, giáo viên sẽ đánh giá cả nhóm và
từng cá nhận dựa trên các tiêu chí (Độ khó của vấn đề, khả năng làm việc nhóm,
thái độ làm việc, chất lượng nghiên cứu thơng qua phần trình bày)
- GV đưa ra nhận xét, bổ sung, định hướng, tổng kết cho nhóm và cả lớp
cùng hiểu rõ hơn.
- Gv yêu cầu học sinh làm bài tập kiểm tra mức độ nhận thức của từng học sinh
- Nội dung bộ câu hỏi kiểm tra: Phụ lục 01
c. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh nắm được các kiến thức về mạng máy tính, nắm được các bước
tạo website từ đó hình thành được ý tưởng thiết kế website.

d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Tổ chức dạy tại phòng thực hành sử dụng các phương tiện hỗ trợ mang đến
hiệu quả cao.
+ Chia nhóm

+ Giao nhiệm vụ

+ Giải thích thắc mắc

+ Báo cáo kết quả

+ Nhận xét, cho điểm báo cáo

+ Làm bài kiểm tra đánh giá từng thành viên.

3. Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp khả dĩ
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh biết xây dựng kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm và kết hợp nhiều
kỹ năng thực tế trong đời sống như: lựa chọn, sắp xếp công việc, phân chia công
việc một cách hợp lí...
- Học sinh tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề
b. Nội dung hoạt động
* Giải pháp 1: Mỗi nhóm làm 1 website riêng
* Giải pháp 2: Cả lớp phân cơng nhiệm vụ cho từng nhóm cùng làm 1
website: Các nhóm cùng xây dựng menu chung, sau đó giáo viên sẽ phân công
nhiệm vụ viết bài dựa trên menu cả lớp đã xây dựng.
- Đưa ra các bước cụ thể để tạo được 1 website:
+ Tạo trang chủ, menu
+ Tạo các trang tin, bài viết
+ Tìm kiếm hình ảnh, video, tư liệu để viết bài

18


- Yêu cầu về các bài viết và nội dung trên website:
+ Các bài viết được trình bày khoa học, thẩm mĩ
+ Nội dung bài viết phải chính xác, hình ảnh, video đảm bảo yêu cầu.
+ Các bài viết phải đầy đủ nội dung cần thiết, phù hợp với mục đích đặt ra
c. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trình bày được cụ thể các giải pháp
- Trình bày cơ sở, định hướng để thực hiện các giải pháp đó
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- HĐ 1: Các nhóm thảo luận về yêu cầu cần thực hiện
- HĐ 2: Các nhóm đề xuất các giải pháp, các bước thực hiện giải pháp, yêu
cầu của từng giải pháp
-HĐ 3: GV xác nhận các đề xuất giải pháp của học sinh
4. Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất
a. Mục đích của hoạt động
-Học sinh lựa chọn được giải pháp tốt nhất để đảm bảo được các tiêu chí đã
đưa ra một cách hiệu quả nhất..
b. Nội dung hoạt động
-Học sinh sẽ thảo luận và thống nhất các tiêu chí đánh giá giải pháp sau đó
mỗi nhóm sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp cho nhóm mình.
c. Dự kiến sản phẩm
-HS có bản phân tích về ưu nhược điểm của các giải pháp đã đề xuất
-HS đưa ra mẫu thiết kế tốt nhất cho tình huống thực tiễn ban đầu
-Gv nhận xét định hướng phương án khả thi nhất: lựa chọn giải pháp thứ
hai, vì nếu chọn giải pháp 1 mỗi nhóm làm 1 website thì có nhược điểm là thời
gian khơng có nhiều nên các bài viết sẽ sơ sài không đảm bảo yêu cầu của một
website, nên thực hiện giải pháp thứ 2 mỗi nhóm đảm nhiệm một phần của website
thì sẽ đảm bảo được các bài viết được đầu tư, và có kết quả phù hợp tiêu chí đề ra.

- Thống nhất địa chỉ website: />- Thiết kế được menu cho website bao gồm: Trang chủ, tin tức-sự kiện,
khách sạn, nhà hàng, trải nghiệm, đặc sản, mua bán đặc sản, tình nguyện viên.
- Thống nhất phơng chữ, hình nền cho mỗi bài viết để tạo ra sự hoà hợp khi
thiết kế tồn bộ website.
- Các nhóm tiếp nhận được nhiệm vụ xây dựng nội dung, viết bài cho từng
phần của menu như sau:
19


d. Cách thức tổ chức hoạt động
- HĐ 1: Các nhóm thảo luận về ưu nhược điểm của các giải pháp đã được
đề xuất theo tiêu chí của giáo viên hoặc do nhóm tự đề xuất
- HĐ 2: Các nhóm cử đại diện thuyết minh về một phương án tối ưu nhất
do nhóm lựa chọn
- HĐ 3: GV xác nhận các phần thảo luận của học sinh và định hướng giải
pháp tốt nhất
5. Hoạt động 5: Chế tạo mơ hình hoặc mẫu thử nghiệm
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh trải nghiệm hoạt động thiết kế website du lịch. Giúp học
sinh hiểu được tầm quan trọng trong quy trình tạo ra được một website chuyên
nghiệp và vận dụng được các kỹ năng như tìm hiểu thực tế, phỏng vấn, tìm kiếm
tài liệu, tìm kiếm thơng tin, hình ảnh, video phục vụ cho quá trình viết bài…. Kết
hợp kiến thức liên môn của các môn học khác nhau như Tin học, tốn học, ngữ
văn, mỹ thuật…
b. Nội dung hoạt động
Các nhóm thực hiện kế hoạch thiết kế sản phẩm của nhóm theo nhiệm vụ
đã được phân chia.
c. Dự kiến sản phẩm
- Các bài viết của nhóm
d. Cách thức tổ chức hoạt động

HĐ 1: Phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên: tìm kiếm thơng tin, chụp
ảnh, phỏng vấn, ghi hình, viết bài….
HĐ 2: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao
HĐ 3: Các nhóm HS học sinh tập hợp thơng tin, phân công viết bài
HĐ 4: GV quan sát hỗ trợ và tư vấn cho học sinh cách thức thiết kế một
cách khoa học, hợp lí, thẩm mĩ và đảm bảo được sự hồ hợp giữa các nhóm.
HĐ 5: Sau khi các nhóm hồn thiện sản phẩm của nhóm mình, tiến hành
đẩy bài lên website chính thức của cả lớp để thực hiện thử nghiệm và đánh giá
6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá
a. Mục đích của hoạt động
- HS tiến hành kiểm tra khả năng sử dụng vào thực tiễn của website đã thiết kế
b. Nội dung hoạt động
Giáo viên và học sinh cùng nhau chạy thử nghiệm sản phẩm theo từng
nhóm. Kiểm tra tính thực tiễn kết quả của mỗi nhóm.
20


c. Dự kiến sản phẩm
- Xác định mức độ đạt được các tiêu chí đã đặt ra từ ban đầu đối với kết quả
đạt được của từng nhóm.
- Đưa ra được các ưu điểm, nhược điểm của nhóm mình.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- HĐ 1: Các nhóm tự kiểm tra mức độ đạt được tiêu chí của nhiệm vụ của
nhóm
- HĐ 2: Các nhóm thảo luận các ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm của
nhóm mình
- HĐ 3: GV hỗ trợ việc đánh giá sản phẩm của các nhóm, đảm bảo sản phẩm
giữa các nhóm được hồ hợp, đúng mẫu khi đưa lên website chung của cả lớp
7. Hoạt động 7: Chia sẻ và thảo luận
a. Mục đích của hoạt động

-Học sinh bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau hoàn
thiện sản phẩm, góp phần hồn thiện vốn kiến thức của mỗi cá nhân học sinh
-Tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng nhau học tập và
cùng nhau tiến bộ.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm để các nhóm hồn thiện sản
phẩm chung.
c. Dự kiến sản phẩm
Các góp ý để hồn thiện sản phẩm của các nhóm
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HĐ 1: Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình
HĐ 2: Cả lớp thảo luận về mức độ đạt được tiêu chí của các nhóm, về ưu
điểm, nhược điểm của các sản phẩm
HĐ 3: Cả lớp thảo luận về cách khắc phục các nhược điểm của các sản phẩm
HĐ 4: GV xác nhận các góp ý thảo luận của HS
8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế
a. Mục đích của hoạt động
-Các nhóm khắc phục các nhược điểm của nhóm để hồn thiện sản phẩm
b. Nội dung hoạt động
-Các nhóm hồn thiện sản phẩm của nhóm
-Hồn thiện website chung của cả lớp
21


c. Dự kiến sản phẩm
- Hoàn thành website với đầy đủ các tiêu chí đã đặt ra.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HĐ 1: Các nhóm học sinh dựa trên các góp ý của các bạn và cơ giáo để đưa
ra kế hoạch hồn thiện sản phẩm của nhóm mình
HĐ 2: Các nhóm thực hiện kế hoạch hồn thiện sản phẩm

HĐ 3: GV động viên và hỗ trợ các nhóm hoàn thiện sản phẩm
HĐ 4: Hoàn thiện website chung của cả lớp
III. Kết quả thực nghiệm dạy học stem chủ đề: “Thiết kế website quảng
bá du lịch tâm linh huyện Yên Thành”
Tiến trình tổ chức dạy học chủ đề STEM "Thiết kế website quảng bá du lịch
tâm linh huyện Yên Thành " được chúng tơi triển khai tìm kiếm ý tưởng vào tháng
10 năm 2020, Và tiến hành thực hiện vào tháng 01 năm 2021 tại lớp 10A1 trường
THPT Nam Yên Thành khi học nội dung kiến thức chương "Mạng máy tính ''. Một
số kết quả thu được như sau:
- Đặt vấn đề STEM và tiếp nhận nhiệm vụ:
Khi được giao nhiệm vụ tạo website hầu hết các em rất hào hứng vì nhiều
học sinh đam mê cơng nghệ thơng tin, mong muốn tìm hiểu cách làm website, hơn
nữa học sinh đều muốn quảng bá du lịch địa phương
- Làm việc với tài liệu hướng dẫn STEM: Trong quá trình thiết kế website
học sinh đã tìm hiểu và nắm kỹ các kiến thức liên quan về mạng máy tính, các
bước thiết kế website, các nguyên tắc cơ bản khi viết báo điện tử. Học sinh cũng
nắm được các kiến thức liên quan phục vụ cho quá trình viết bài như các phầm
mềm chỉnh sửa ảnh, phần mềm tạo video. Học sinh biết được các kiến thức về
mạng xã hội để ứng dụng cho thiết kế website.
- Gia công, lắp ráp sản phẩm
Học sinh cũng rất nghiêm túc trong quá trình tìm hiểu thực tế, tìm kiếm tài
liệu viết bài, xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng kế hoạch đặt ra. Học sinh
cũng rất năng động tự tìm kiếm, xin ý kiến của các ban ngành liên quan đến việc
quản lý khu du lịch, xin phép chụp ảnh, phỏng vấn. Học sinh cũng đã liên hệ các
bộ môn có tích hợp như mơn văn, tốn để xin ý kiến và duyệt bài giúp.
Học sinh cũng sử dụng tốt các kiến thức về các dịch vụ cơ bản của internet
cụ thể là sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thơng tin, hình ảnh, bài viết liên quan.
Các nhóm học sinh có nhiều sáng tạo trong thiết kế, biết được xu hướng tìm
kiếm thơng tin của khách hàng, sử dụng tốt việc ứng dụng mạng xã hội vào quảng
bá du lịch và mua bán sản phẩm.


22


Khi thiết kế website học sinh còn gặp một số khó khăn: khó khăn khi lựa
chọn ứng dụng để viết website, các nhóm đã tiến hành dùng thử một số ứng dụng
khác nhau, tuy nhiên có nhiều ứng dụng chưa thật thuận lợi cho học sinh khi thiết
kế website. Sau khi thực hiện không khả thi ở một số ứng dụng thì nhóm học sinh
cũng đã lựa chọn được ứng dụng tốt nhất, dễ sử dụng, nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian mà vẫn đảm bảo được tiêu chí đưa ra.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại quá trình thiết kế website của một số
nhóm học sinh:

Hình 3.3: Học sinh đi thực tế, tìm kiếm thơng tin, tư liệu viết bài

Hình 3.4: Nhóm thực hiện thiết kế website
23


- Vận hành sản phẩm
Các nhóm đều hồn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng tiến độ của dự
án. Sản phẩm của các nhóm đáp ứng được các tiêu chí đưa ra, một số nhóm đưa ra
phơng chữ màu nền chưa đúng với yêu cầu đặt ra dẫn đến sự thiếu thống nhất, phù
hợp giữa các nhóm. Sau khi được góp ý các nhóm đã tiến hành chỉnh sửa, hồn
thiện sản phẩm, phù hợp các tiêu chí đặt ra.
- Thực hiện báo cáo kết quả
Khi báo cáo sản phẩm các nhóm trình bày rõ ràng, mạch lạc, tương đối hấp
dẫn, đúng thời gian quy định. Thành viên của các nhóm làm việc khoa học, liên kết
với nhau tốt để thực hiện hồn chỉnh bài báo cáo.Một số hình ảnh trong buổi báo
cáo sản phẩm của các nhóm:


Hình 3.5: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm
Sản phẩm của các nhóm đa số có hình thức đẹp, nội dung ngắn gọn, súc tích, cung
cấp đủ thơng tin cần thiết cho 1 website du lịch. Các nhóm có nhiều ý tưởng sáng
tạo trong việc quảng bá du lịch và đặc sản quê hương.
Địa chỉ chính thức của website: />Phần menu của website bao gồm:
 Trang Chủ
 Chùa Thuần Hậu
 Chùa Chí Linh
 Đền Đức Hồng
 Tình nguyện viên
24


+ Tại trang tin “Trang chủ”: Nhóm 1 đã nói được mục đích của website,
giới thiệu về nội dung website, những chỉ dẫn cần thiết đề đến với Yên Thành , và
nêu được những lí do Yên Thành hấp dẫn, cuốn hút khách du lịch. Hình ảnh Trang
“Trang chủ”

- Trang “Tình nguyện viên”: bao gồm danh sách các bạn học sinh trong lớp
có địa chỉ trong khu vực, nắm bắt rõ nhất các thông tin về du lịch và trải nghiệm
làm tình nguyện viên. Các tình nguyện viên sẽ hỗ trợ khách du lịch giải đáp những
thắc mắc trước và trong chuyến đi.

Hình 3.6: Một số tình nguyện viên trên website
25


×