Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

tieng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.03 KB, 115 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>16/3/10</b>


Buổi học đầu tiên cô ôn 30 trong số 40 câu lý thuyết để ta có nền tảng về lý thuyết và dựa trên đó
chuyển ra bài tập cho dễ. Đi học phải mang theo sách vì phần túm lại cơ viết gọn ở đây, cịn một số bài tập
cô vẫn dùng trong sách, chỉ cái trang chính danh bài tập đó phải chú ý trang mấy, số mấy. Số thứ tự trong
tài liệu ôn tương ứng với trong sách.


Vì đề cương ơn tập của nhà trường khá dài nên không thể cho bỏ qua nhiều câu lý thuyết được
mặc dầu phần lý thuyết chỉ có 2/6 điểm mà thơi nhưng chúng ta sẽ vui lịng học 40 câu lý thuyết để trả giá
cho 2đ đó. Làm sao mà mình biết chắc được là mình làm bài tập ngon lành, nhiều khi 2đ lý thuyết đó nó
cứu mình trong đường tơ kẽ tóc.


<b>SECTION 1 : INTRODUCTION (p.1)</b>


Cô bao giờ cũng viết theo kiểu đặt câu hỏi để cho chúng ta tiếp cận dần với cách đặt vấn đề của
lệnh bài tập. Đầu tiên là không được coi thường cái instruction, cái lệnh của bài tập. Mình phải đọc, thậm
chí là 2 lần để khơng bao giờ hiểu lầm lệnh của bài tập cả.


Ở đây có một số chữ bằng tiếng Việt cô in hết, khi đi thi không viết tiếng Việt. Cô in ở đây mục đích
giúp đỡ chúng ta đỡ phải thắc mắc những chữ đó vì vốn dĩ thuật từ ngơn ngữ học dịch ra tiếng Việt rất khó
và khơng có trong những từ điển thơng thường.


Những câu khoanh trịn thì học 100%, cịn những câu có dấu  thì học 60-70% thơi.


<b>1.1. Distinguish SEMANTIC MEANING from PRAGMATIC MEANING . Give an example to illustrate each.</b>
(p.1)


<b>Semantic meaning is context-free whereas pragmatic meaning is context-dependent.</b>


<b>Nghĩa ngữ nghĩa không bị ràng buộc/không phụ thuộc bởi ngôn cảnh trái lại nghĩa ngữ dụng lại</b>
phụ thuộc vào ngôn cảnh



Chú ý chữ free, nghĩa đen của nó là tự do nhưng dùng nó theo kiểu phản nghĩa với dependent có
nghĩa là lệ thuộc, phụ thuộc nên free không dịch là tự do mà dịch là không lệ thuộc/không phụ thuộc.
<b>Ex.</b> Tom: Do you like the wine I picked out ? (= chose, selected)


Em có thích rượu mà anh đã chọn không ?


Gina: It’s Italian, isn’t it ? Nó có phải là rượu của Ý khơng anh ?


Nhìn ví dụ ta chỉ cần nhìn gọn lỏn trong vịng 4 từ : “It’s Italian, isn’t it?”, ta có thể suy ra lập tức
nghĩa ngữ nghĩa của nó. Đó là lời thoại của Gina có ngụ ý. Context-free nghĩa là khơng cần ngơn cảnh gì
hết, tự thân một mình nó có một thứ nghĩa gì đó.


The semantic meaning of “It’s Italian, isn’t it?” is “Is it right that the wine is made in Italy? Liệu
có đúng là rượu này được chế tạo ở nước Ý không ?


The pragmatic meaning of “It’s Italian, isn’t it?” is “I don’t like the wine you picked out.” Em
khơng thích rượu anh chọn.


Muốn hiểu được nghĩa sâu thẳm bên trong của nó, cái nghĩa dụng ý của tác giả thì mình phải đặt
nó vào trong một context. Ngôn cảnh ở đây là cuộc đối thoại giữa 2 người Tom và Gina.


Nếu Gina trả lời : Yes, thì đàng sau nó bao giờ người ta cũng nói trực tiếp :
<b>it’s great/ delicious. Ơi, nó ngon lắm anh ạ.</b>


Nhưng say No thì khơng, cơ gái khơng miệng nào mà mở ra nói no hết, cơ phải nói vịng vèo, nói
làm sao để chàng trai trong context này hiểu là cơ khơng thích. Cơ trả lời : It’s Italian, isn’t it ? Làm như
cô bị lạc đề, chàng trai hỏi về hương vị của rượu, the taste; cô gái lại bẻ ngoặc vấn đề đi, tự động đổi đề
<b>tài của cuộc thoại chuyển nó thành nguồn gốc, xuất xứ của rượu bằng cách vi phạm thô bạo nguyên tắc</b>
phải giữ đúng đề tài trao đổi. Cô gái đã đánh động cho chàng trai hiểu là : No, I don’t like it.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Những câu chữ cô cho trên đây là tối thiểu, nếu đề thi hỏi như vậy ta có thể viết đủ bằng ấy chữ
cịn những cái miệng cơ nói ra là elaborate tức là nói cho chúng ta hiểu hơn thơi. Quan điểm học của cơ là
học thuộc lịng ít thơi nhưng phải hiểu thật sự, hiểu sâu; dựa trên cơ sở đó vào những hồn cảnh khó khăn
mình mới xoay xở được. Xoay xở ở đây có nghĩa là trong lúc khó khăn, bị bí như thế, dựa vào hiểu biết
thực tế của mình về mơn học mình vẫn có thể sáng tạo ra một cách dí dỏm nào đó để đối phó với đề thi.
Chỉ có những người hiểu bài thật sự mới làm nỗi điều đó mà thơi cịn người khác thì khơng làm được.


<b>SECTION 2 : WORD MEANING (p.1)</b>


2.1. What are SEMANTIC FEATURES ? Give appropriate examples to illustrate your presentation.
(p.1) Các nét nghĩa là gì ? Hãy cung cấp các ví dụ thích hợp để minh họa cho cách trình bày của bạn.


<b>Semantic features/properties/components are the smallest units of meaning in a word. (Chú ý</b>
<b>units of ở số nhiều)</b>


Các nét nghĩa là các đơn vị nghĩa nhỏ nhất trong lịng một từ. Câu này có nghĩa là một từ duy nhất
trong lịng nó có thể chứa đựng nhiều đơn vị nghĩa nhỏ nhỏ ở trong, mỗi đơn vị nghĩa đó ta gọi là một nét
nghĩa. Thường nghĩa của một từ là một tập hợp của 3,4,5,7 nét nghĩa, vì vậy nét nghĩa ta phải định nghĩa
ở số nhiều


<b>Ex1. </b> <b>Child: [+human], [+young], [±male], [+innocent]</b> (optional)
(dấu + có nghĩa là nó có nét nghĩa đó)


<b>Ex2.</b> <b>Bachelor: : [+human], [+mature], [±male], [+stay single]</b> (not optional)


<b>Child là một tập hợp có 4 nét nghĩa : người ta, cịn non, +male cho nam giới, -male cho nữ giới,</b>
±male đi được với từ child vì từ này bao gồm từ <b>boy [+male] và girl [-male]. Như chúng ta đã biết –male</b>
<b>là +female, nếu chúng ta suy ra từ các loại gender thì nét nghĩa –male này sẽ bằng nét nghĩa +female. </b>



Nét nghĩa cuối cùng là innocent, ngây thơ, đó là nét hay nhất của trẻ. Nét nghĩa này hẹp, có thể
để hoặc bỏ, người ta để là tùy chọn, optional. Từ child có thể định nghĩa bằng 3 nét nghĩa đầu là đủ rồi vì
khơng phải tất cả mọi trẻ đều ngây thơ, có những trẻ vì hồn cảnh nào đó nó khơng cịn ngây thơ nữa.


Tuy nhiên, nét nghĩa hẹp cuối cùng của bachelor, người đàn ông độc thân là stay single là còn
<b>độc thân, nét nghĩa này hẹp nhưng bắt buộc phải giữ vì nếu ta bỏ nó thì 3 nét nghĩa phía trước mới giúp</b>
định nghĩa từ man, là người đàn ông mà thôi, chưa định nghĩa từ bachelor là người đàn ơng độc thân.


Ta nhìn cách triển khai, những nét nghĩa đầu tiên thường là những nét nghĩa gốc, căn bản và nó
chuyển đổi dần đến những nét nghĩa hẹp dần đi. Đó là cách chúng ta trình bày bài tập này.


 2.2. What is COMPONENTIAL ANALYSIS ? (sự phân tích nghĩa tố) (p.1)


<b>Components nghĩa đen của nó là các thành tố, từ chữ components các thành tố nghĩa, cái nhỏ</b>
nhỏ tạo thành cái bự hơn.


In Semantics, componential analysis is “an approach to the study of meaning which analyses a
word into a set of meaning components or semantic features.” [Richards et al, 1987: 53]


Trong ngữ nghĩa, sự phân tích nghĩa tố là một cách tiếp cận tới mơn học nghiên cứu về nghĩa
mà nó (cách tiếp cận này) phân tích một từ thành ra một bộ/tập hợp của <i><b>các thành tố nghĩa hay còn gọi</b></i>
là các nét nghĩa. (component hay feature đều gọi là nét nghĩa)


For example, the meaning of boy may be shown as [+human], [+male] and [-adult] while that of
<i><b>man may be a combination of [+human], [+male] and [+adult]. Thus, man is different from boy basically in</b></i>
one primitive semantic feature; [±adult].


<b>That là một đại từ, pronoun trong tiếng Anh có giá trị dùng để thay thế cho một danh ngữ ở số ít.</b>
Thí dụ nghĩa của từ boy có thể được thể hiện bằng một tập hợp của 3 nét nghĩa [+người], [+nam
giới], [-trưởng thành] trong khi đó nghĩa của chữ man có thể là một tập hợp của 3 nét nghĩa [+người],


[+nam giới], [+trưởng thành]. Vì vậy chữ man khác với chữ boy cơ bản ở một nét nghĩa gốc/căn bản
[±adult] : [+adult] cho chữ man và [-adult] cho chữ boy.


C


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Generally speaking, componential analysis is applied to a group of related words which may
differ from one another only by one or two semantic features.


Nói chung, sự phân tích nghĩa tố được ứng dụng cho một cụm của những từ có quan hệ với nhau,
những từ này có thể khác với nhau chỉ bởi 1 hay 2 nét nghĩa mà thơi, phần giống là đa phần, phần khác thì
ít thơi. Componential analysis được áp dụng để tìm ra mối quan hệ giữa các từ.


<b>Có một hồi chng được gióng lên, trong tài liệu này có mấy chỗ gióng lên như thế thì hãy coi chừng tức</b>
là nó có 1 khái niệm, có cái chìa khóa kế bên đó là <b>key. Bởi vì trong u cầu ơn tập thi tốt nghiệp thì Hội</b>
Đồng Khoa Học của Khoa hàng năm họp có quyền thêm cái này bớt cái kia. Có một Hội Đồng gồm có
nhiều người quyết định chung một cái nội dung mà các giáo viên đi ôn thi phải răm rắp tuân theo. Những
gì mà Hội Đồng quyết định thì cơ lật đật đưa vào tài liệu, bản in 2010 này cô làm rất gấp và lớp này là một
trong những lớp đầu tiên được hưởng những tài liệu mới này


 What are BINARY OPPOSITIONs (thế đối lập có-khơng) ?


opposition = thế đối lập, <b>binary </b><sub></sub> bi = two/2, giống như từ bicycle có nghĩa là 2 vịng trịn bánh
xe. Vậy thì nó có 2 miếng : 1 miếng có dấu cộng (+), plus; 1 miếng có dấu trừ (-), minus. Vì vậy mới gọi là
có-khơng,


- dấu + mang nghĩa with là có (+ plus)


- dấu - mang nghĩa without là khơng có (- minus)
Đó là sự đối kháng giữa 2 cách diễn đạt này.



<b>Some redundancy rules infer negative semantic features. Thus, semantic features are often</b>
shown in the form of binary oppositions, which can be stated in terms of pluses and minuses (that is, [+]
and [-]):


Một số quy tắc phép thừa suy diễn ra các nét nghĩa phủ định. Vì vậy, các nét nghĩa thường được
thể hiện ở dạng thức của thế đối lập có-khơng, mà các thế đối lập này có thể được nêu nhờ bởi/thơng qua
những dấu cộng và những dấu trừ.


infer = suy diễn, tức là người ta cho dấu + lập tức suy ra dấu hoặc ngược lại người ta mô tả dấu
-thì suy ra dấu +.


If father is [+human], it is therefore [-inhuman]


Nếu từ cha có nét nghĩa [+người], vì vậy nó (từ cha) ngay lập tức có nét nghĩa [-khơng phải người
ta].


If father is [+male], it is therefore [-female] (suy diễn ra [-giống cái])
If father is [+mature], it is therefore [-immature] (suy diễn ra [-non nớt])
If father is [+paternal], it is therefore [-maternal] (suy diễn ra [-tình mẫu tử])


Nếu từ cha có nét nghĩa [+tình phụ tử], vì vậy người cha [-tình mẫu tử] đi, trừ phi ơng cha này
vừa làm cha, vừa làm mẹ do vợ mất rồi, gà trống ni con thì may ra mới có một chút [<b>+tình mẫu tử] vào</b>
đây. Thơng thường, ta phải hiểu cha là tình phụ tử.


<b>2.5. Identify REFERENT, REFERENCE and SENSE (học kỹ) (p.2)</b>
Hãy nhận diện ra 3 khái niệm : vật sở chỉ, sở chỉ và nghĩa.
In what ways are they different from and related to one another ?
Theo những kiểu như thế nào chúng khác với và có quan hệ với nhau.


<b></b> <b>A referent is an object or an entity </b><i>in the real world or in the world of your imagination, e.g. your</i>


school, your classmates, your teacher, anything you can see in the classroom right now, the lovely
princess in a fairy tale which you have already read the idealistic working conditions you have ever
dreamed of, etc. that is talked about.


Một vật sở chỉ là một đồ vật (như cây bút, cái bảng) hay một thực thể (thể có thực) ở trong thế
giới thực của chúng ta hay trong thế giới của trí tưởng tượng của bạn mà nó được nói tới.


Chỉ khi nào tơi nói tới nó, ví dụ 2 viên phấn này là 2 đồ vật ta gọi là <b>object. Nó sẽ là đồ vật nếu tơi</b>
để nó nằm trên cái máng này. Nó chỉ biến thành <b>referent, vật sở chỉ trong ngôn từ của tơi với điều kiện là</b>
tơi talk about nó và khi tơi nói về nó thì có nhiều cách để nói. Thứ nhất tơi nói về màu sắc chẳng hạn, đây
là cái màu xanh lá cây, đây là cái màu trắng. Cũng có thể nói về hình dáng, shape, nó trịn và dài theo
kiểu hình trụ. Mình nói cái gì cũng được miễn là mình <b>talk about nó thì nó mới biến thành vật sở chỉ trong</b>
ngơn từ của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

sở chỉ hết. Nó có thể là trường học, bạn học trong lớp, thầy cô giáo, bất cứ cái gì bạn có thể nhìn thấy
trong phịng học ngay bây giờ.


Thí dụ chúng ta mơ tả cái bảng này, phịng học có một bảng lớn nhưng bảng màu xanh lá cây chứ
khơng phải màu đen. Mình đã mơ tả màu của nó và nói kích thước là lớn. Vậy cái bảng này thành vật sở
chỉ trong ngôn từ của mình, bất cứ cái gì trong lớp mình nói ra cũng được hết.


Vật sở chỉ có thể ở trong thế giới của trí tưởng tượng. Thí dụ câu : “Cơ công chúa đáng yêu trong
<b>câu chuyện thần tiên mà bạn đã đọc rồi”. Vậy thì khi tơi nói câu : Tơi thích cơ cơng chúa Bạch Tuyết</b>
trong chuyện thần tiên “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”. Bạch Tuyết chỉ là một nhân vật ảo, một nhân vật tưởng
tượng trong câu chuyện thần tiên. Đấy không phải là real nhưng mà một khi mình đã nói ra nó thì nhân
vật ảo đó cũng biến thành vật sở chỉ trong ngơn từ của mình. Vậy ngơn từ của mình có thể mơ tả vật có
thực, real cũng có thể mơ tả một cái tưởng tượng nào đó hồn tồn mang tính chất khái niệm trừu tượng.


<b>Thực thể không phải là đồ vật, chẳng hạn như nạn kẹt xe mà mình phải chịu hàng ngày. Nạn kẹt</b>
<i><b>xe có thực nhưng nó </b></i>khơng phải là đồ vật, vậy để mô tả nạn kẹt xe mình phải gọi nó là entity, một thực


thể, một hình thái có thực hay là nạn thất nghiệp, tệ tham nhũng, nạn lạm phát. Những vấn đề về mặt
xã hội đó có thật nhưng khơng phải là đồ vật, mình khơng thể gọi nó là object được


Học là một thứ lao động đặc biệt cực nhọc, không ai học giùm ai được hết vì chỉ có mình ghi chú
lấy thì mới nhớ hết được rồi về coi đi coi lại thì mới hiểu sâu hơn


<b></b> <b>The reference of a word or a linguistic expression is the relationship between </b><i>that word or</i>
<i>expression and the thing, the action, the event, the state of affairs, etc. it refers to.</i>


between … and = giữa cái này và cái kia


<b>Sở chỉ của một từ hoặc là một cách diễn đạt bằng ngôn từ là mối quan hệ giữa một bên là từ</b>
đó hay cách diễn đạt đó và bên kia là cái đồ vật, cái hành động, cái sự kiện, cái sự tình mà từ đó hay cách
diễn đạt đó chỉ trỏ.


Xem mơ hình ở trang 2, ở giữa có chữ REFERENCE trong thế giới thực của chúng ta có việc tồn
tại một vật thể như thế này.


“Peter’s house” the house that belongs to Peter
(in the English language/ REFERENCE (in the real world)


in English)


(expression = cách diễn đạt) (the thing = đồ vật cụ thể)


Trong ngơn ngữ tiếng Anh có một cách diễn đạt là “Peter’s house”, nhà của Peter. Đây là một
cách diễn đạt bằng ngôn từ mà cách diễn đạt này thì nó phải tồn tại trong lịng một ngôn ngữ nào cụ thể và
trong trường hợp này là tiếng Anh. Bây giờ người ta đặt ra câu hỏi là : Sở chỉ của Peter’s house là gì ?
<b>What is the reference of Peter’s house ?</b>



Sở chỉ của Peter’s house là một mối quan hệ, mũi tên chỉ 2 đầu ( ) là tượng trưng
cho chữ relationship, mối quan hệ. Mối quan hệ qua lại giữa một bên là <b>cách gọi tên mà nó tồn tại trong</b>
ngơn ngữ và bên kia là đồ vật mà nó chỉ trỏ.


Sở chỉ của Peter’s house là mối quan hệ qua lại giữa một bên là cách diễn đạt này và bên kia là đồ
vật mà nó chỉ trỏ, đồ vật đó ở ngồi ngơn ngữ, ở thế giới bên ngồi. Cịn cách gọi thì phải nằm trong ngôn
ngữ cụ thể.


<b>Reference /’refrəns/ nhấn âm đầu, động từ gốc là to refer /rı’fə/, nhấn âm thứ 2. Sự thay đổi của</b>
dấu nhấn kéo theo sự thay đổi của nguyên âm (e và ı) và đó là quy định nghiêm ngặt trong phần phát âm
của tiếng Anh. Vậy thì bên cạnh chữ “the house that belongs to Peter” ta vẽ cái nhà vì đó khơng phải là
cái chữ mà là cái nhà. Nếu ta quên chữ “the house that belongs to Peter” thì vẽ cái nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nghĩa của một từ hoặc là một cách diễn đạt bằng ngôn từ cho thấy mối quan hệ nội tại giữa từ đó
hay cách diễn đạt đó và những từ khác (mà cả 2 từ đều nằm gọn lỏn) trong lịng ngơn ngữ.


internal /’з:/ (nhấn ở âm 2 và là âm з kéo dài) = nội tại, ở bên trong


<b>others gồm other words, những từ khác; cũng có thể hiểu là other expressions, những cách</b>
diễn đạt khác


Vậy đi tìm nghĩa của từ bachelors là đi tìm cái others của nó, nghĩa là đi tìm một cách diễn đạt
khác có giá trị tương đương với từ bachelors.


Ex1. “Bachelors” means “unmarried men”.


Sách ENGLISH SEMANTICS, p.28, xem cho hiểu, không học thuộc.
<b>external là phản nghĩa của chữ internal</b>


<b>Vật sở chỉ có thể là thực như bachelor, 1 người đàn ơng độc thân. Đó là 1 con người thực</b>



<b>Vật sở chỉ có thể là imaginery, tưởng tượng, nó có thể là cái gì tưởng tượng như là cơng chúa</b>
<b>Bạch Tuyết, 1 nhân vật tưởng tượng.</b>


<b>Sở chỉ là mối quan hệ giữa một bên là cái ở trong ngôn ngữ và bên kia là cái ở bên ngồi ngơn</b>
ngữ. Vậy sở chỉ khơng phải nằm gọn lỏn trong lịng ngơn ngữ cũng khơng phải nằm gọn lỏn ở ngồi ngơn
ngữ (external world). Sở chỉ nằm vắt ngang qua.


Sở chỉ lá khái niệm trừu tượng, abstract; vì nó trừu tượng nên ta cảm nhận nó khó q.


<b>Nghĩa nằm gọn lỏn trong lịng ngơn ngữ, nghĩa cũng là khái niệm trừu tượng vì vậy cũng khó ghi</b>
nhận đối với định nghĩa cơ bản.


<b>REFERENT (vật sở chỉ)</b> <b>REFERENCE (sở chỉ)</b> <b>SENSE (nghĩa)</b>
in the external world


(ở thế giới bên ngoài)


between a language and the
external world (giữa ngơn ngữ và


thế giới bên ngồi)


in a language
(trong lịng ngơn


ngữ)
either real or imaginary


(có thực hay tưởng tượng)



abstract
(trừu tượng)


abstract


<i>bachelor</i>


a man who has not ever been
married


(người đàn ông chưa từng xây
dựng gia đình)


the relationship between the word
<i><b>bachelor & a certain unmarried</b></i>


man (mối quan hệ qua lại giữa
chính từ đó và 1 con người cụ
thể, 1 người đàn ơng nào đó mà


chưa có vợ)


<i>unmarried man</i>
(1 người đàn ơng


chưa có vợ)


<i>Bạch Tuyết</i>
<i>(từ Hán Việt)</i>



The lovely princess in a fairy tale
which I have already read (cô
công chúa đáng yêu trong 1 câu


chuyện thần tiên mà tôi đã đọc
rồi)


the relationship between the
name Bạch Tuyết and the very


princess (mối quan hệ qua lại
giữa 1 bên là tên gọi Bạch Tuyết


và bên kia là chính cơ cơng
chúa)


<i>“Tuyết Trắng”</i>
<i>(từ thuần Việt)</i>


Ví dụ : bachelor. (câu trả lời ở các cột)


What is the referent of bachelor ? Vật sở chỉ của bachelor là gì ?
What is the reference of bachelor ? Sở chỉ của bachelor là gì ?


What is the sense of bachelor ? Nghĩa của bachelor là gì ? Tìm nghĩa là đi tìm cách diễn đạt tương
đương có giá trị ngang bằng với từ đó. Trong ngơn ngữ đó là unmarried man.


The sense of Bạch Tuyết ? Bạch Tuyết là từ Hán Việt, Chino-Vietnamese, ta cho 1 từ thuần Việt để
dịch nghĩa nó. Đó là cách diễn đạt tương đương với từ Hán Việt.



<b>2.5.2. Identify VARIABLE REFERENCE, CONSTANT REFERENCE and CO-REFERENCE (p.3)</b>
In what ways are they different from one another ?


 When the same linguistic expression<i><b> </b><b> refers to different referents, it has variable reference.</b></i>


Khi cùng một cách diễn đạt bằng ngôn từ chỉ trỏ những vật sở chỉ khác nhau, cùng cách diễn
<i><b>đạt đó nó có sở chỉ khơng cố định.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Ex. The referent of the phrase “the present prime minister” used in Britain in 1944 is Mr. Churchill and in</b>
1982 is Mrs.Thatcher.


Thí dụ cùng một cách diễn đạt bằng ngôn từ được để trong ngoặc kép “the present prime
<i><b>minister”, vị Thủ tường chính phủ đương nhiệm. Nếu cách gọi tên này được dùng ở nước Anh vào năm</b></i>
1944 thì nó sẽ chỉ ơng Churchill và nếu nó được dùng vào năm 1982 thì nó chỉ bà Thatcher. Vậy thì cùng
một cách gọi tên mà ta đổi thời gian thì nó chỉ người khác.


Một phóng viên người Anh của đài BBC sang tác nghiệp tại Việt Nam, ông biết tiếng Anh, không
biết tiếng Việt. Ông gọi Thủ tướng của mình là the present Prime minister. Cách gọi tên này được
chuyển đổi sang một không gian khác là Việt Nam vào một thời điểm khác là năm 2010 thì chỉ ơng Nguyễn
Tấn Dũng. Nếu nó lùi lại 6-8 năm trước thì nó chỉ ơng Phan văn Khải, nếu 10 mấy năm trước nó chỉ ơng
Võ văn Kiệt. Vậy thì cùng một cách gọi tên nếu nó thay đổi khơng gian và thời gian, nó chỉ trỏ con người,
vật thể khác nhau. Cách gọi tên đó được gọi là có sở chỉ khơng cố định.


 When one linguistic expression refers to one and the same referent, it has constant reference: “the
sun”, “the moon”, “Angola”, “FIFA”, “UNESCO”, etc.


Khi một cách diễn đạt bằng ngôn từ chỉ trỏ một và duy nhất một vật sở chỉ, thì nó, cách gọi tên
đó có sở chỉ cố định :



<b>UNESCO : United Nations Educational Scientific Cultural Organization. Đi khắp thế giới ta nói</b>
UNESCO người ta biết là Tổ chức về giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc, khơng bao giờ nhầm
lẫn với bất kỳ một tổ chức nào khác trên toàn thế giới. Một tên gọi thống nhất toàn thế giới chỉ trỏ một và
duy nhất một thực thể, cách gọi tên đó gọi là có sở chỉ cố định.


<b>FIFA </b>/’fi:fə/ : Federation International Football Association, các Hiệp hội bóng đá mang tính chất
quốc tế ở trên thế giới. Đầu tiên có Hiệp hội bóng đá Châu Âu, Hiệp hội bóng đá Châu Á, Hiệp hội bóng đá
Châu Phi, Hiệp hội bóng đá Châu Mỹ La Tinh, 4 anh này gộp lại thành Liên đoàn Bóng đá Thế giới. Vậy
FIFA là một tổ chức thống nhất toàn thế giới.


Trong thái dương hệ, the solar system chỉ có một mặt trời là the sun khơng có tên gọi khác và chỉ
có một hành tinh gọi là the moon. Vậy the sun và the moon một tên gọi chỉ duy nhất một thực thể trong
thái dương hệ.


 When two or more linguistic expressions share the same referent, they have co-reference.


Khi 2 hoặc hơn 2 cách diễn đạt bằng ngôn từ chia sẻ cùng một vật sở chỉ (tức là 2,3,4,5 cái gọi
tên chỉ có 1 người thơi), chúng có đồng sở chỉ.


Ex1. “The morning star” and “the evening star” both refer to the planet called “Venus”.


“Sao mai” và” “sao hôm” cả hai cách diễn đạt gọi tên này chỉ chung một hành tinh gọi tên là <b>Sao</b>
<b>Kim, từ Hán Việt gọi là Kim Vương tinh trong Thái dương hệ, solar system. </b>


<b>morning là ban mai, evening là hôm.</b>


Ex2. In a conversation about Britain in 1982, “the Prime Minister” and “the leader of the Conservative
<i><b>Party” (Đảng Bảo thủ) share the same referent : Mrs Thatcher.</b></i>


Chọn thí dụ 1 được rồi, khỏi cần thêm ví dụ khác nữa. Người ta thường đặt so sánh đối chiếu,


người ta khơng bắt trả lời 3 cái giống như cơ nói, thường người ta so cái <sub></sub> với cái <sub></sub> hoặc <sub></sub> với <sub></sub>. Người ta
khơng hịi 3 cái cùng một lúc, người ta hỏi 2 trong số 3.


<b>two or more thì đàng sau expressions phải số nhiều. Trong tiếng Anh, số ít, số nhiều rất nghiêm</b>
ngặt. Nếu bây giờ ta chưa chú ý đến cái số của danh từ thì rất nguy hiểm, không phải chỉ học nghĩa của
danh từ, phải học cái loại của nó, countable hay uncountable. Trong loại countable phải xử lý theo 2 loại
khác nhau : singular và plural. Tới giờ này mà không phân biệt được cái đó thì khơng đủ tư cách để là
sinh viên năm thứ 4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

rất tốt nhưng nó khơng bao giờ có thể bù đắp nỗi mơn viết. Khi chấm phúc khảo chỉ cần <b>5đ, nhưng môn</b>
viết nửa điểm thôi là bạn đậu hết thế nhưng người ta khơng thể cho đậu được bởi vì viết kém quá đi,
chấm tới chấm lui không chỗ nào điểm được thì làm sao nâng điểm được. Nói như vậy để thấy rằng mơn
viết rất là khó, bất chấp nổ lực của ta học 6,7 buổi môn Semantics rồi, ta khơng có gì chắc chắn là thi đậu
cả và điểm đánh rớt chính là điểm mơn viết. Gần đây xã hội người ta chửi te tua cái hệ tại chức này, vì vậy
khoa Anh chấm cực kỳ nghiêm và tỷ lệ thi rớt rất là cao, bao giờ cũng đậu dưới 50%, có kỳ 20-30% thơi.
Khi cầm kết quả trong tay thì mới tá hỏa tất cả. Đó là cái phải suy nghĩ lại.


Vậy thì kể cả những củng cố về danh từ số ít, số nhiều, đếm được, khơng đếm được thì cũng phải
coi chừng. Ở trên người ta viết chữ khác, ở dưới động từ viết số ít; khác thì ít nhất phải có <b>2 cái khác với</b>
<b>nhau thì phải số nhiều chứ sao số ít được, rớt vì tính cẩu thả đó.</b>


Câu nói của Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm : “Bản chất của dân tộc Việt Nam là đại khái”
nhưng môn cô dạy là môn khoa học có tính chính xác cao, khơng có đại khái trong môn này được. Mấy
thang điểm cô cho trong mấy đề thi, người ta chấm từ 0,25, đạt thì người ta cho, không đạt người ta gạch,
người ta trừ dần cho đến khi hết sạch thì thơi. Vậy thì làm sao coi thường tính chính xác được. Những ai
có đầu óc tư duy khoa học theo kiểu tốn học sẽ học môn Semantics cực kỳ giỏi chứ không phải nghĩ
mình dốt tốn vơ học tiếng Anh. Nó có một logic nào đó trong mơn học này, logic khoa học mà nền tảng
nằm ở bên dưới, liệu chúng ta có đạt đến trình độ đó hay khơng ?


<b>2.6. </b> Identify the difference between DENOTATION and CONNOTATION. (p.3)


Give appropriate examples to illustrate your presentation.


Đây là khái niệm quan trọng phải chú ý. Có 2 cách gọi, nếu đề thi cho cái nào thì ta lặp lại đúng cái
ấy.


<b></b> The denotation/the denotative meaning of a word is the core, central or referential meaning of the
<i><b>word found in a dictionary.</b></i>


<b>Nghĩa sở thị của một từ là nghĩa cốt lõi, nghĩa trung tâm hay nghĩa sở chỉ của từ đó được tìm</b>
thấy trong từ điển. Nghĩa này dễ lắm, tra từ điển là ra.


Nghĩa sở thị của một từ thường được miêu tả nhờ bởi một tập hợp của các nét nghĩa.
Ex. “Child” is denotatively described as [+human], [+young] and [±male].


<i><b>Child được miêu tả theo nghĩa sở thị bằng một tập hợp của 3 nét nghĩa [+người], [+còn non/còn</b></i>
<b>chưa trưởng thành] và [±male] (+male : bé trai, -male : bé gái)</b>


<b></b> The connotation/the connotative meaning of a word is the additional meaning [that the word has
beyond its denotative meaning ]. It shows people’s emotions and/or attitudes towards what the word refers
to.


<b>Nghĩa liên tưởng của một từ là nghĩa phụ/cộng thêm vào [nghĩa phụ này từ có được ở bên</b>
ngồi nghĩa sở thị của nó]. Nó cho thấy cảm xúc, thái độ của người ta đối với cái mà từ đó (từ ta đang tìm
nghĩa liên tưởng) nó chỉ trỏ.


Làm sao thấy được thái độ của con người ta đối với cái mà nó chỉ trỏ.


Để liên tưởng được nghĩa rộng ra thì người ta phải đặt từ child trong một hoàn cảnh cụ thể.
Under a certain circumstance, “child” may positively (tích cực, tốt) be connoted as [+innocent].



Under another circumstance, “child” may negatively be connoted as [+noisy].


Dưới một hoàn cảnh nào đó, từ child có thể được liên tưởng theo nghĩa sở thị. Bởi vì trẻ thì ngây
<b>thơ, cịn dưới một hồn cảnh khác child có thể được liên tưởng theo nghĩa tiêu cực mà ta không dịch là</b>
<b>trẻ thơ mà dịch là con nít. Đấy chính là nghĩa liên tưởng xấu, nó có thể liên tưởng sang cái nét nghĩa ồn</b>
<b>ào hay gây phiền phức gì đó bởi vì làm sao bắt trẻ có ý thức như người lớn phải giữ im lặng được. Vậy</b>
muốn liên tưởng phải có hoàn cảnh


<b>2.7. </b> Identify the MULTIPLE SENSES of a lexical item. (p.3)
Hãy nhận diện ra nhiều/đa nghĩa của một từ ngữ.
Sự khác biệt giữa 2 thuật từ word và lexical item


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

từ có gốc từ Hán Việt, nó có vẻ trang trọng hơn, thuật từ ngôn ngữ nặng hơn. Ở đây cũng vậy, 2 chữ này
cùng chỉ một cái gì đó giống nhau nhưng một chữ chỉ cái gì thơng thường, một chữ là thuật từ ngơn ngữ
học vì vậy nghe nó trang trọng, khó khăn và dùng trong văn viết nhiều hơn.


Một trong những lỗi hết sức nặng của môn viết mà ta chưa bao giờ được tập tành, đó là không
phân biệt nỗi từ dùng trong văn viết với từ dùng văn nói và lẫn lộn 2 cái đó. Viết y như thể nói, chắc chắn
là chết vì người ta khơng tha khi mình viết như thế. Đó là điều cô muốn khuyến cáo ngay về cách chọn từ,
<b>1/4đ word choice cho từ vựng môn viết</b>


<b>2.7.1. Primary meaning/sense vs. secondary meaning/sense</b>


<b></b> The<b> Primary meaning/sense of a word/lexical item is the first meaning or usage [that the word will</b>
suggest to most people] [when it is said in isolation].


The primary meaning of the English noun “wing”, for instance, is “either of the pair of feathered
<i><b>limbs [that a bird uses to fly]”.</b></i>


<b>Nghĩa nguyên cấp của một từ là công dụng/cách sử dụng hay nghĩa thứ nhất mà chữ đó sẽ gợi</b>


nên cho phần lớn người ta khi nó được nói ra một mình.


Cơ cho ngoặc vng để nhắc nhở định nghĩa này khó, nó có 2 mệnh đề phụ, nhìn cho nó sáng rõ.
Đến khi viết ta khơng để trong ngoặc vuông như thế, bắt buộc phải viết câu hết sức là chặt chẽ.


<b>in isolation là một từ đứng một mình trụi lũi, khơng có gì kế bên cả. Ví dụ chữ “wing” đứng có 1</b>
mình, khơng có chữ gì khác, có nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia của một đơi chi có phủ một lớp lông vũ
mà cái lông này con chim dùng để bay. Đó là định nghĩa của từ wing, nghĩa nguyên gốc.


<b>limb suy theo nghĩa đầu mình và tứ chi, 2 cái chi trên của con chim, đó là cái cánh chim. </b>
<b></b> Secondary meaning<i><b>s</b></i><b> /sense of a word are the meanings besides its primary meaning/sense.</b><i><b>s</b></i>


Nghĩa thứ cấp để ở số nhiều vì nó có nhiếu đến 5-7 nghĩa bởi vì từ đa nghĩa trong tiếng Anh nhiều
lắm. Nghĩa thứ cấp của một từ là những nghĩa nằm ở bên cạnh, bên hơng, bên ngồi nghĩa ngun gốc.


Ở đây có một câu so sánh khó.


<b>The primary meaning/sense of a word is central and context-free whereas the secondary</b>
<b>meanings/senses of a word are peripheral and context-bound.</b>


<b>Nghĩa nguyên gốc của một từ thì ở trung tâm và khơng bị ràng buộc bởi ngơn cảnh có nghĩa là in</b>
<b>isolation, đứng một mình. Nghĩa thứ cấp phải bị ràng buộc nghĩa là phải có ngơn cảnh, context thì mới</b>
hiểu được


central = trung tâm  peripheral /pərifərəl/ = ở ngoại vi, ở xung quanh


context- bound , bound xuất xứ từ động từ bind – bound – bound = ràng buộc, cột


Thanks to the verb “plays” in “He usually plays on the wing”, for example, “wing” means “the side
<b>of the playing area in football, hockey, etc.” (phần bên hông của một khu vực sân chơi về mơn bóng đá,</b>


khúc cơn cầu).


Động từ play hay đi với game, sport thậm chí là sport game. Nhờ những từ hay đi với nhau này
mà ta có dẫn được một đường dẫn ra cái sân chơi. Cái cánh của sân chơi phủ cỏ chứ không phủ một lớp
lông vũ và nó hiểu được là nhờ động từ “chơi” trong một ngôn cảnh cụ thể là một câu mà nó xuất hiện
trong đó. Context ở đây là một câu cụ thể, sentence là “He usually plays on the wing”.


<b>Phần 2.7.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì người ta đã lấy 1đ cho nghĩa bóng ở dạng bài tập cho</b>
nên phần này ta lờ tịt nó đi, người ta khơng hỏi lý thuyết, ta sẽ học một buổi cực khổ về bài tập nghĩa bóng
sau.


 2.8.8.2. Distinguish A TABOO WORD from A EUPHEMISM. (p.4)


<b>Từ kiêng kỵ khác với uyển ngữ, cách nói uyển chuyển, khéo léo khác nhau chỗ nào ?</b>


<i><b>A taboo word is the word or the linguistic expression that refers to a taboo act or behaviour in a</b></i>
society, a culture or a speech community while a euphemism is the word or the linguistic expression that
replaces a taboo word or serves to avoid a frightening or unpleasant subject. Pass away, for example, is a
euphemism for die.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

cho một từ kiêng hoặc được dùng để tránh một đề tài gây kinh sợ hay khơng dễ chịu. Ví dụ <b>đã khuất/đã</b>
<b>mất là một cách diễn đạt khéo léo của từ chết.</b>


It is crucial to recognize that a taboo word and <i>its euphemism share the same denotative meaning</i>
but they differ in their connotative meanings: the taboo word has a negative connotation whereas its
<i><b>euphemism has a positive connotation.</b></i>


Thật là quan trọng để nhận ra một từ kiêng hay một từ nói khéo của nó chia sẻ/có chung cùng một
nghĩa sở thị nhưng chúng khác về nghĩa liên tưởng: một từ kiêng có nghĩa liên tưởng tiêu cực/xấu nghe
nó sợ, nó ghê lắm. Trái lại uyển ngữ/cách nói khéo có một nghĩa liên tưởng tích cực là nghĩa tốt.



Vậy thì từ kiêng và cách nói khéo nghĩa đen thì nó giống nhau, nó chỉ khác ở chỗ cảm nhận, một
cái nghe nó ghê đó là negative; cịn cái nghe nó dễ chịu là positive.


 2.9.1 What is HYPONYMY ? Give an example to illustrate your presentation. (p.4)
Có 2 cách định nghĩa và ta có quyền chọn một trong hai.


<i><b>- Hyponymy is a relation/a phenomenon in</b></i><b> which (in the relation/phenomenon) the sense of a</b>
<i>word is totally included in the sense of another word. </i>


Quan hệ trên dưới/thượng hạ là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó nghĩa của một từ
được bao hàm tồn phần trong nghĩa của một từ khác.


- Hyponymy is the relationship between each of the hyponyms (i.e. the “lower”) word and its
<i>superordinate (i.e. the “higher” word)</i>


Quan hệ trên dưới là mối quan hệ giữa từng mỗi chữ của những từ ở bên dười và từ ở bên trên.
Thuật từ ngơn ngữ học khó, nó giống như tiếng Việt mình có từ thuần Việt và từ Hán Việt. Nó
thường xuất xứ từ tiếng La Tinh là tiếng mẹ của tiếng Anh vì vậy hyponyms còn được gọi tên là a
<b>subordinate. </b>


<b>Footnote 6 : Hyponyms is also referred to as a subordinate or a specific lexical item.</b>


<b>Sub là một prefix trong tiếng Anh có nghĩa là thấp hơn, lower cịn có nghĩa là under ở bên dưới.</b>
Ngồi prefix sub trong từ subordinate thì trong từ hyponym, prefix hypo, miếng nối vào đầu chữ cũng có
nghĩa là bên dưới. Từ ở bên dưới nghĩa nó cụ thể, hẹp người ta cịn gọi là <b>a specific lexical item, một từ</b>
cụ thể nghĩa hẹp.


<b>Footnote 7 </b>: A superordinate is also referred to as a hypernym, a hyperonym or a generic
<b>lexical item.</b>



<b>Super giống như trong từ siêu thị, supermarket chợ siêu đẳng hay superman siêu nhân, người</b>
đàn ơng phi thường. Nó có nghĩa là ở trên, higher và cịn có nghĩa là over. Vì vậy ta gọi là từ ở trên,
thượng danh.


<b>Superordinates có mấy tên gọi tương đương như hypernym hay hyperonym (nhấn âm thứ 2),</b>
<b>hyper có nghĩa là over, ở trên. Từ hyper nghĩa rất rộng, nghĩa tổng loại nó trùm lên các từ bên dưới. </b>


specific  generic


<b>cook (a superordinate)</b>


grill toast boil fry smoke … (hyponyms)




grill : nướng vĩ, thái lát thịt ra để trên vĩ ngang


toast : làm cho vàng và dòn cái vỏ bên ngồi của lát bánh mì sandwich bằng máy nướng bánh mì
boil : luộc, nấu canh fry : chiên, rán smoke: xơng khói


 2.9.2 Distinguish A HYPONYM from A SUPERORDINATE. (p.5)


Hãy phân biệt một từ hạ danh ở bên dưới với một từ thượng danh ở trên.


- A hyponym is a word whose sense/the sense of which is totally included in the sense of another
<b>word.</b>


<b>Hạ danh là một từ mà nghĩa của nó được bao hàm tồn phần trong nghĩa của một từ khác.</b>
- A superordinate is a word whose sense covers all the senses of its hyponyms.



<b>Thượng danh là một từ mà nghĩa của nó bao trùm lên tất cả những nghĩa của những hạ danh bên</b>
dưới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

blue red yellow green black … (hyponyms)
 2.10A What is SYNONYMY ? Tính đồng nghĩa là gì ? (p.5)


<b>Synonymy is a relation/a phenomenon in which various word have different (sound and written)</b>
form s but have the same or nearly the same meaning.


<b>Tính đồng nghĩa là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó nhiều từ khác nhau có những</b>
dạng thức khác (âm thanh và chữ viết) nhưng nó có nghĩa giống hệt hoặc gần giống.


For example, the four English nouns “kind”, “type”, “sort” and “variety” are synonyms; they all
refer to “a group having similar characteristics”.


Ví dụ 4 danh từ “loại”, “chủng loại”, “chủng lồi” và “loại” là những từ đồng nghĩa; tất cả chúng
dùng để chỉ “một cụm từ có những đặc điểm tương tự.”


 2.10B What are SYNONYM<i><b>S</b></i> ? Những từ đồng nghĩa là gì ? (p.5)


<b>Synonyms để ở số nhiều bởi vì có ít nhất 2 từ mới định nghĩa được.</b>


<i><b>Synonyms are various words which have different (sound and written) forms but which have the</b></i>
same or nearly the same meaning.


Từ đồng nghĩa là nhiều từ khác nhau mà nó có dạng thức khác (âm thanh và chữ viết) nhưng
nghĩa nó giống hoặc gần giống.


For example, the two English verbs “hide” and “conceal” are synonyms; they both mean “keep


<i>somebody/something from being seen or known about.”</i>


Ví dụ 2 động từ tiếng Anh “hide” và “conceal” đều dịch là “che” hay “giấu”; cả 2 có nghĩa là “giữ
<i>cho ai đó/việc gì đó khỏi bị nhìn thấy hay bị biết đến”.</i>


<b> 2.11A What is ANTONYMY ? Tính trái nghĩa là gì ? (p.5)</b>


<b>Antonymy is a relation/a phenomenon in which two words are opposite in meaning.</b>


<b>Tính trái nghĩa là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó 2 từ trái ngược nghĩa nhau.</b>
 2.11B What are ANTONYMS ? Từ trái nghĩa là gì ? (p.5)


<i><b>Antonyms are words that are opposite in meaning.</b></i>


Từ trái nghĩa là những từ mà nó trái ngược nghĩa với nhau.


For example, “true – false”, “big – small” and “buy – sell” are three pairs of antonyms.
Ví dụ, “đúng – sai”, “lớn – nhỏ” và “mua – bán” là 3 cặp từ trái nghĩa.


 2.11.2.1 Distinguish BINARY ANTONYMY from GRADABLE ANTONYMY. (p.5)
Give two examples to illustrate each.


Phân biệt tính trái nghĩa lưỡng/nhị phân và tính trái nghĩa có thang độ.


<b></b> Binary<b> antonymy is a relation/a phenomenon in which two members of a pair of antonyms:</b>


<b>Tính trái nghĩa lưỡng/nhị phân là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó 2 thành tố của</b>
một cặp từ trái nghĩa :


<b>(a) are mutually exclusive (loại trừ lẫn nhau) : “not alive” is (=) “dead” and “not dead” is (=) “alive”</b>


(“không sống” thì “chết” và “khơng chết” thì “sống”).


<b>(b) cannot be used in a comparative or superlative sense : (p.6)</b>


Không thể được dùng trong so sánh hơn hay so sánh nhất. Do đó khơng thể nói :
<b>* He is more single/more married than his brother. </b>


Anh ta độc thân hơn/có vợ hơn em anh ta.


dấu * có nghĩa là unaccepted. Đó là một quy ước mang tính chất quốc tế để đặt trước một ngữ
đoạn, một câu, một chữ mà nó có nghĩa khơng đúng.


<b>(c) cannot be used in questions with “</b> how ” to ask about degrees :
Không thể được dùng trong câu hỏi có “ how” để hỏi về các mức độ


* How single/How married is he ? Anh ấy độc thân/có vợ cỡ chừng nào ?
Có thể hỏi : How tall is he ? Anh ấy cao bao nhiêu ?


How old is he ? Cháu bé được mấy tuổi rồi ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b></b> Gradable<b> antonymy is a relation/a phenomenon in which two members of a pair of antonyms :</b>


<b>Tính trái nghĩa có thang độ là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó 2 thành tố của</b>
<i>một cặp từ trái nghĩa :</i>


<b>(a) are gradable : between “hot” and “cold” are three intermediate terms : “warm”, “tepid” and</b>
“cool”.


Nó tăng dần lên và giảm dẩn xuống được gọi là có thang độ, có nghĩa là giữa chữ “nóng” và “lạnh”
có 3 thuật từ trung gian, tức là chữ “nóng” và “lạnh” cho phép chen thêm vào giữa nó 3 thuật từ. Đó là :


“ấm”, “hơi ấm/âm ấm”, “mát”, có nghĩa là tăng dần, giảm dần được.


<b>(b) can be used in a comparative or superlative sense : </b>
Có thể được dùng trong so sánh hơn và so sánh nhất.


“more difficult” is “less easy” : khó hơn là kém cái tính dễ đi
“wider” is “less narrow” : rộng hơn là kém cái tính hẹp đi
<b>(c) can be used in questions with “</b> how ” to ask about degrees :
Được phép dùng trong câu hỏi có chữ “ how ” để hỏi về các mức độ
<i><b>How difficult is the test ? Bài test này khó cỡ chừng nào ? </b></i>


Có thể hỏi : How easy is the test được khơng ? Có thể, nhưng cơng dụng của câu hẹp lắm vì trong
lịng chữ test có nét nghĩa là khó bởi vì mỗi kỳ thi đều có chút ít độ khó của nó cho nên từ thông thường đi
được với chữ test phải là chữ difficult, cịn easy dùng trong một hồn cảnh rất là hẹp, không phổ biến, thể
hiện ta đây xịn, thi chắc chắn là đậu. Khi cần tỏ ra ta đây thì mới nói How easy is the test ?


Thus, “hot – cold” and “difficult – easy” are two pairs of gradable antonyms.


Hai câu (a) là 2 tín hiệu cốt lõi để phân biệt 2 loại này, (b) và (c) là đặc điểm bổ sung thôi không
phải là đặc điểm quan yếu nhất, chúng có cái mẹo để nhìn rất rõ. Phần đầu (b) và (c) của <b>Binary</b>
<b>antonymy có chữ cannot, chuyển sang Gradable antonymy thì ta bỏ chữ “not” đi. Tất nhiên là ta phải</b>
đổi ví dụ, cịn câu lý thuyết thì giống hệt nhau, nó chỉ khác có chữ “not” thơi.


 2.11.2.2 What are RELATIONAL ANTONYMS ? Từ trái nghĩa nghịch đảo là gì ? (p.6)
<b>What are RELATIONAL ANTONYMY ? Ngưới ta có thể hỏi: Tính trái nghĩa nghịch đảo là gì?</b>
Ta trả lới cũng tương tự vậy thôi.


<b>Relational antonymy is a relation/a phenomenon in which two members of a pair of antonyms</b>
display/show symmetry in their meaning. The “if …, then …” formula can be used to test and identify
relational antonyms:



symmetry = sự cân/đối xứng tức là nó cân đối qua một trục ở giữa :


<b>Từ trái nghĩa nghịch đảo là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó 2 thành tố của một</b>
<i>cặp từ trái nghĩa thể hiện/cho thấy sự cân/đối xứng trong cái nghĩa của chúng. Công thức “nếu thế này …</i>


<b>thì thế kia …” có thể được dùng để kiểm tra và nhận diện ra từ trái nghĩa nghịch đảo :</b>
- If Mr Brown is Jack’s employer, then Jack is Mr. Brown’s employee


Nếu ông Brown là ông chủ của Jack thì Jack là ngưởi làm cơng của ông Brown.
- If Jenny is thinner than Mary, then Mary is fatter than Jenny.


Nếu Jenny gầy hơn Mary thì Mary mập hơn Jenny.


- If John bought a car from Fred, then Fred sold a car to John.


Nếu John mua một cái xe hơi từ Fred thì Fred bán cái xe hơi cho John.


Thus, “buy – sell”, “employer – employee”, “thinner – fatter” are three pairs of relational
<i><b>antonyms.</b></i>


0 học 2.12.1 Distinction between TRUE HOMONYMY, HOMOPHONY and HOMOGRAPHY. (p.6)


<b>2.12.1.1 True homonymy is a relation/a phenomenon in which various words have the same (sound</b>
<b>and written) form but have different meanings.</b>


<b>Tính đồng âm đồng tự là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó những từ khác nhau</b>
có cùng dạng âm thanh và chữ viết nhưng nghĩa thì khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>RP : Received Pronunciation, một chất giọng Anh, British English phổ biến được dùng ở Đài BBC</b>


Luân Đôn.


<b> 0 2.12.1.2 (p.6) Homophony is a relation/a phenomenon in which various words have the same sound</b>
<b>form/pronunciation but have different meanings and written forms.</b>


Tính đồng âm là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó những từ khác nhau có cùng
<b>phát âm nhưng khác nghĩa và chữ viết.</b>


For example, classified as two homophones are the noun “place”, which means “a particular area”
(nơi, chỗ), and the noun “plaice”, which means “a type of fish” (cá bơn sao); both being pronounced /pleıs/
in RP.


<b>0 2.12.1.3 (p.7) Homography is a relation/a phenomenon in which various words have the same written</b>
<b>form/spelling but have different meanings and sound forms.</b>


Tính đồng tự là một mối quan hệ/một hiện tượng mà trong đó những từ khác nhau có cùng chữ
<b>viết nhưng khác nghĩa và phát âm.</b>


For example, classified as two homographs are the bare infinitive form “read” /ri:d/ and the past
tense form “read” /red/.


Bảng này để nhìn cho dễ hiểu chứ khơng học thuộc lịng.


<b>Written form (chữ viết)</b> <b>Sound form (âm thanh)</b> <b>Meaning (nghĩa)</b>


antonymy <b>-</b> <b>-</b> <b></b>


-synonymy <b>-</b> <b>-</b> <b>+ (giống về nghĩa)</b>


true homonymy <b>+ (đồng chữ viết)</b> <b>+ (đồng âm)</b> <b></b>



-homophony <b>-</b> <b>+</b> <b></b>


-homography <b>+</b> <b>-</b> <b></b>


<b>-+ : the same or nearly the same;</b> <b>- : different or opposite</b>
Trong 5 loại trên, ta chỉ cần học kỹ 3 loại trên, học ít 2 loại dưới


<b> What are TRUE HOMONYMS ? Từ đồng âm đồng tự là gì ? (p.7)</b>


<b>True homonyms are various words which have the same (sound and written) form but which have</b>
different meanings.


Từ đồng âm đồng tự là nhiều từ khác nhau có cùng dạng (âm thanh và chữ viết) nhưng nghĩa khác
nhau.


For example, the noun “bank1”, which means “a financial institution” (ngân hàng), and the noun
“bank2”, which means “the shore of a river” (bờ sông), are two true homonyms.


  What are HOMONYMS ? Từ đồng âm là gì ? (p.7)


“Homonyms are different words <i><b>which are pronounced the same, but may or may not be</b></i>
spelled the same. “to”, “two” and “too” /tu:/ homonyms because they are pronounced the same, despite
their spelling differences”. [Fromkin & Rodman, 1993: 129].


<i><b>Từ đồng âm là những từ khác nhau mà được phát âm giống nhưng có thể</b> hoặc không nhất</i>
thiết phải được đánh vần giống nhau. Ba từ “to”, “two” và “too” là những từ đồng âm bởi vì chúng được
phát âm giống nhau, bất chấp những sự khác biệt về chữ viết.


 What are HOMONYMY ? Tính đồng âm là gì ? (p.7)



<b>Hononymy is a relation/a phenomenon in which different words are pronounced the same, but</b>
may or may not be spelled the same.


<b>Tính đồng âm là mối quan hệ trong đó những từ khác nhau được phát âm giống nhưng có thể</b>
hoặc khơng nhất thiết phải được đánh vần giống.


For example, “know” /nəʊ/ (have something in one’s mind = có cái gì trong não bộ = biết) and
“no” /nəʊ/ (not any = khơng có cái nào hết) are homonyms; so are “row” /rəʊ/ (a quarrel = một cuộc cải
lộn) and “row” /rəʊ/ (a line = một đường kẻ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Cách phân biệt từ đồng tự và từ đồng âm dị tự


<b> Homographs (từ đồng tự) are various words which have the same written form/spelling but have</b>
<b>different meanings and sound forms.</b>


For example, the verb “lead” //li:d/ in “Does this road lead (dẫn tới) to town ?” and the noun “lead”
/led/ in “Lead (chì) is a heavy metal” are two homographs.


<b></b> <b><sub>Homophones (từ đồng âm dị tự) are various words </sub></b> <i><b><sub>which have the same sound form/</sub></b></i>
<b>pronunciation but have different meanings and written forms.</b>


For example, the noun “place”, which refers to “a particular area”, and the noun “plaice”, which
refers to “a type of fish”, are both pronounced /pleıs/ in many varieties of English.


Có một cái mẹo để phân biệt phone với graph , không cần học định nghĩa, chỉ cần hiểu.


homophone telephone homograph


prefix = the same điện thoại đồ thị, bản vẽ



Homophone, từ phone ở đây có cùng gốc với từ telephone = điện thoại là cái mình nhận qua tai
<b>nghe và chỉ nhận bằng âm thanh thôi, receive through ears thì chỉ là sound form. Vậy bất cứ khi nào</b>
nghe nhóm âm thơi thì nhớ chữ phone này.


<b>homo là một prefix, tiền tố, có gốc từ tiếng La Tinh có nghĩa là the same. Vậy thì cùng âm gọi là</b>
<b>homonym.</b>


Trong homograph có từ graph mà nghĩa đen là đồ thị, bản vẽ. Đó là những ký hiệu bằng vẽ chữ ký
tự, vậy nó là chữ viết.


 2.13A What is POLYSEMY ? Tính đa nghĩa là gì ? (p.8)


<b>Polysemy is a relation/a phenomenon in which a single word has two or more slightly different</b>
but closely related meanings.


<b>Tính đa nghĩa là mối quan hệ/một hiện tượng trong đó một từ duy nhất/đơn lẻ có 2 hoặc hơn 2</b>
nghĩa tuy hơi khang khác nhưng có liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau


two or more : số nhiều nên meanings phải có s


closely = chặt, related = có gắn bó, có liên hệ với nhau
 2.13B What is A POLYSEMOUS WORD ? Từ đa nghĩa là gì ? (p.8)


<b>A polysemous word is a single word which has two or more slightly different but closely related</b>
meanings.


<b>Từ đa nghĩa là một từ duy nhất (có 1 chữ một) mà từ này có 2 hoặc hơn 2 nghĩa tuy nó hơi</b>
khang khác nhưng có gắn bó với nhau.



For example, the noun “chip” can have the following meanings:


<b>(i) a small piece of some hard substance which has been broken off from something larger : a</b>
<i><b>chip of wood/glass.</b></i>


- một miếng nhỏ của một chất cứng mà miếng này bị bể lìa ra khỏi cái gì đó lớn hơn : (dịch là
miếng, mẫu, mảnh) 1 miếng gỗ, 1 mẫu thủy tinh


<b>(ii) a small cut piece of potato which is fried for eating. Can I try one of your chips ?</b>
- một miếng khoai tây được cắt nhỏ được chiên lên để ăn.


<i>Tơi có thể thử ăn một trong những miếng khoai tây chiên của chị được không ?</i>
<b>(iii) a small but vital piece of a computer : </b>


This computer has got a faster chip than the old one.


- một miếng nhỏ nhưng hết sức quan trọng ở trong máy vi tính. Đó là con chip.
Máy vi tính này có một con chip nó nhanh hơn máy vi tính cũ.


The three meanings are closely related because they all contain the semantic feature [<b>+small</b>
<b>piece].</b>


Từ “chip” có 3 nghĩa duy nhất là “small piece”. Ba nghĩa này có gắn bó với nhau bởi vì tất cả
chúng đều chứa đựng nét nghĩa [+miếng nhỏ]. Nhờ nó có gắn bó với nhau bằng nét nghĩa “small piece”
mà 3 nghĩa này mới được biết gọn lỏn vào trong lòng một từ đa nghĩa


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- chỗ khác thứ nhất là những chỗ được gạch chân


<b>(i) of some hard substance : miếng tuy nhỏ nhưng làm bằng chất cứng nào đó</b>
<b>(ii) of potato : miếng khoai tây </b>



<b>(iii) of a computer : miếng nhỏ nằm trong máy vi tính</b>
- chỗ khác thứ 2 là những chỗ in đậm và nghiêng


<b>(i) broken off = bị bể lìa ra, nếu bể lìa ra thì nó phải méo mó, xẹo xọ khơng thể thẳng được.</b>
<b>(ii) có chữ cut là lấy dao cắt thì nó phải mảnh</b>


<b>(iii) chữ vital (quan/trọng yếu), miếng này tuy bé nhưng nhiều tiền lắm, đây là con chip vi mạch.</b>
Thay vì cho định nghĩa dài dịng, người ta bắt so sánh đối chiếu. Dưới đây là 2 đề thi :


<b>Compare and contrast SYNONYMY and POLYSEMY in terms of : (p.8)</b>


Hãy so sánh và đối chiếu tính đồng nghĩa và tính đa nghĩa trên các mặt :
- number of the words in question, con số từ được xem xét


- number of meanings in question, con số nghĩa được xem xét
- sense relation, mối quan hệ


Give one example for each.


ANSWER: <b>SYNONYMY (tính đồng nghĩa)</b> <b>POLYSEMY (tính đa nghĩa)</b>
number of words in question <i><b>two or more words</b></i> a single word


number of meanings in question <i><b>one meaning</b></i> <i><b>two or more meanings</b></i>
sense relation <i><b>the same</b></i><sub>or nearly the same meaning</sub> <i><b>slightly different</b></i><sub>but closely related meanings</sub>
Example <b>hide – conceal = che, giấu</b> <b>chip có 3 nghĩa</b>


<b>Compare and contrast SYNONYMY and HOMONYMY in terms of : (p.8)</b>


Hãy so sánh và đối chiếu tính đồng nghĩa và tính đồng âm trên các mặt :


- number of the words in question, con số từ được xem xét


- number of meanings in question, con số nghĩa được xem xét
- sense relation, mối quan hệ


Give three pairs of words as examples for homonymy and one example for synonymy.


ANSWER: <b>HOMONYMY (tính đồng âm)</b> <b>SYNONYMY (tính đồng nghĩa)</b>


number of words in question <i><b>two or more words</b></i> <i><b>two or more words</b></i>
number of meanings in question <i><b>two or more meanings</b></i> <i><b>one meaning</b></i>


sense relation


<i><b>entirely different meanings </b></i>
(nghĩa hoàn toàn khác nhau,
cái duy nhất nó giống là âm
thanh.)


<i><b>the same</b></i>


or nearly the same meaning


Example <b>know – no /nəʊ/</b> <b>hide – conceal = che, giấu</b>


<b>Đề thi 1 (p.15), đáp án (p.16)</b>


<b>NATIONAL UNIVERSITY – HCM CITY</b>


<b>UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES</b>


<b>DEPARTMENT OF ENGLISH LINGUISTICS AND LITERATURE</b>


Examination in LINGUISTICS
Duration: 150 minutes
Part one: SEMANTICS


<b>1. Identify the relationship (hyponymy, homography, homophony, (true) homonymy, synonymy, binary</b>
antonymy, gradable antonymy, relational antonymy, polysemy) between the following pairs of italicized
<i><b>words. The words given in brackets are to clarify the meaning in question of the italicized words.</b></i>


Hãy nhận diện mối quan hệ (những chữ để trong ngoặc trịn ra thi người ta khơng viết) giữa những
cặp từ được in nghiêng. Những từ cho trong ngoặc tròn dùng để sáng rõ nghĩa được xem xét của từ được
in nghiêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Bài tập này rất đa hệ đối với chúng ta, gần đây người ta ưa chuộng loại bài tập này. Thay vì bắt ta
định nghĩa theo kiểu lý thuyết dài dòng, người ta cho bài tập này là xong.


Bài tập này khó ở chỗ là ta phải đủ vốn từ thì mới làm nỗi, bất chấp phần lý thuyết cô dạy quá là tốt
nhưng vốn từ của chúng ta quá hẹp không đủ để làm bài tập này là coi như thua. Vì vậy nổ lực để <b>enlarge</b>
cái vốn từ ra trong thời gian ngắn là rất cần thiết.


<b>Đề thi 3 (p.22), đáp án (p.24)</b>


<b>2. What is the relationship between the words in the following pairs ? If the words are antonyms, specify</b>
what kind of antonyms they are. The italic words in brackets are to clarify the meaning of the given words.
The first one is done as example.


Mối quan hệ giữa những từ trong những cặp sau đây là gì ? Nếu đó là từ trái nghĩa, phải nêu rõ
loại antonyms nào mà chúng là (tức là nếu chúng ta chỉ ghi antonym không người ta trừ điểm, phải ghi rõ
là binary hay gradable, relational antonyms mới có điểm). Những từ được in nghiêng để trong ngoặc


tròn dùng để làm sáng rõ nghĩa của những từ được cho. Cái thứ nhất được làm ví dụ.


<b>FURTHER EXERCISES (p.26)</b>
<b>I. What is the relationship between the words in the following pairs ?</b>
Mối quan hệ giữa những từ trong những cặp sau đây :


12 câu có footnote ở dưới để hiểu rõ nghĩa của từ
<b>23/3/10</b>


<b>4.1 Presupposition (sách p.109)</b>


<b>4.1.1.1 Presupposition is “what a speaker or writer assumes that the receiver of the message</b>
already knows.”


“Tiền giả định là cái mà người nói hoặc người viết cho là người nhận thông tin biết rồi.”


Hai chữ “biết rồi” cho ta biết tiền giả định là thông tin cũ chứ khơng phải mới, cái mà người nói
cho là người nghe biết rồi, cái mà người viết cho là người đọc biết rồi. Vì vậy ở đây ta có ở trên là “a
<b>speaker”, đưa xuống dưới thành là “the receiver of the message”, người nhận thông tin. Người nhận</b>
thông tin của speaker là hearer, người nghe còn người nhận thông tin của writer là reader, người đọc.
Chẳng hạn khi người ta nói ra bằng miệng câu sau đây :


+ John doesn’t write poems anymore. (not anymore dịch là không nữa)
John khơng cịn viết các bài thơ nữa.


Người ta nói ra bằng miệng “khơng nữa” thì nó có nhận định người ta cho là người nghe biết rồi
là : - John once wrote poetry. (nói trong quá khứ John có viết thơ)


<b>once là một trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ, dịch là một khi/một lúc nào đó trong q khứ</b>
chứ khơng phải trong hiện tại. Vì vậy, once (adv) + Verbed



<b>wrote, mình nghĩ là người ta có viết, rồi đến một lúc nào đó mới thơi được, not anymore</b>
Ta khơng cần nói bằng miệng cả hai câu trên, chỉ cần nói một câu :


“John doesn’t write poems anymore” thì người ta tự suy diễn ngầm ở bên trong là anh John này
hồi xưa/trước đây đã từng có viết thơ.


+ Would you like another beer ? Tôi mời anh uống một ly bia khác nhé ?


It presupposes that the person called you here has already had at least one beer.


<b>another beer, một ly khác có nghĩa là mình nghĩ ở trong đầu là cái người gọi là you ở đây đã uống</b>
rồi ít nhất là một ly bia. Nếu mình khơng nghĩ là người ta uống rồi thì mình khơng thể dùng chữ <b>another</b>
được


(p.110) 4.11.3 “Speakers often make <i><b>implicit assumptions about the real world</b></i><b>, and the sense of an</b>
<b>utterance may depend on those assumptions, which some linguists terms presuppositions”.</b>
[Fromkin and Rodman, 1993:161].


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Đã là hàm ẩn thì khơng nói ra miệng, nhận định hàm ẩn là cái chìm trong đầu của người ta. Vậy
<b>bài tập tiền giả định nơm na là dựa trên lời người ta nói ra miệng, utterance một phát ngôn ta suy diễn</b>
ngược vào bên trong cái não bộ của người ta xem coi người ta nhận định chìm ở trong đầu là cái gì.


Trong chữ presupposition có prefix pre có nghĩa là tiền, có trước; giả định có trước. Vậy thì người
ta nói ra bằng miệng, mình nghe một phát ngơn; từ phát ngơn người ta nói ra bằng miệng mình suy ngược
vào bên trong, tìm một nhận định chìm có trước trong đầu người ta, ấy là tiền giả định.


A. ‘What about inviting Simon tonight ? Thế nào tối nay bọn mình mời Simon nhé ?
B. ‘What a good idea; then he can give Monica a lift.



Đấy thiệt là một ý kiến hay; vậy thì anh ấy có thể cho Monica đi nhờ xe.


Đây là cuộc đối thoại tức là lời thoại nói ra miệng của 2 người A và B. Hai lời thoại này dựa trên 3
thơng tin chìm nằm ở bên trong gọi là 3 tiền giả định :


<b>1) Both A and B know who Simon and Monica are. </b>
Cả người A và B đều biết Simon và Monica là ai
<b>2) Simon has a vehicle, most probably a car.</b>


Simon có một chiếc xe, nhiều khả năng đó là xe hơi bởi vì nó tiện cho cơ gái đi nhờ xe chứ không
thế nào cho cô ấy đi nhờ xe tải hay xe cần cẩu được.


<b>3) Monica has no vehicle at the moment. Monica khơng có xe vào lúc này đây</b>


Vào lúc mà 2 người đang đối qua đáp lại, người A – B nói chuyện thì chị Monica khơng có xe. Vì
khơng có xe nên việc đi nhờ lại trở thành quan trọng. Vậy tiền giả định là nhận đinh chìm trong đầu người
ta về thế giới thực được coi là có giá trị TRUE, có giá trị đúng; nhận định này có trước nằm chìm trong đầu
người ta. Người ta khơng nói ra nhận định này, cái người ta nói ra được là phát ngơn, khơng phải nhận
định chìm.


(p.112) 4.1.3 Classification (sách p.112)


<b>4.1.3.1 The existential presupposition</b> : Loại này có chữ exist là tồn tại.


có = sở hữu A possessive noun phrase (NP)


 a complete statement: X had/has/will have + an indefinite NP


<b>possessive có nghĩa là sở hữu, ta phải tìm một danh ngữ ở dạng sở hữu trong đề thi.</b>
<b>Footnote 45 : possessive</b>



Nếu như trong danh ngữ đó có những từ như my, your, their, John’s, the book’s, etc. thì đấy là
báo hiệu của sở hữu cách.


Ta phải chuyển đổi possessive noun phrase, một danh ngữ ở dạng sở hữu thành một câu đầy
đủ, a complete statement tức là phải có chủ ngữ (X) rồi đến động từ (had/has/will have) + indefinite
noun phrase, danh ngữ bất định/không xác định.


<b>Footnote 46 : indefinite</b>


<b>a/an + a singular noun (phrase)</b>


Nếu đàng trước danh ngữ là danh từ ở dạng số ít, singular noun thì ta dùng a/an, một cái bất kỳ
không xác định được.


<b>a number of + a plural noun (phrase)</b>


Nếu như đàng sau nó là danh từ số nhiều, plural noun và tất nhiên cái noun này có thể mở rộng ra
thành phrase dài thịng ở đàng sau thì kệ nó, miễn nó là noun ở số nhiều thì ta sẽ dùng chữ a number of,
được coi là một đơn vị, một con số nào đó từ 2 trở lên.


some + an uncountable noun


Nếu là danh từ không đếm được, an uncountable noun, thì đàng trước ta dùng chữ some có
nghĩa là chút ít, chút đỉnh là bao nhiêu khơng xác định được.


Đây là 3 tín hiệu báo động cho biết nó là loại bất định, indefinite, khơng xác định được về số
lượng, không chỉ rõ cái nào cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Họ đã khơng nói chuyện với nhau kể từ cuộc cải lộn hồi tuần trước.


Ta phải tìm ra tín hiệu danh ngữ để từ đó chuyển đổi


(possessive noun phrase) (countable noun: singular)


their last week’s quarrel (possessive noun phrase = danh ngữ sở hữu)
They had a quarrel last week . (complete statement)


Họ đã có một cuộc cải lộn hồi tuần trước.


Sự chuyển đổi thứ nhất, their chuyển thành they had. Ở sự chuyển đổi thứ 2, danh từ quarrel
đem ra đàng trước thêm chữ a vì nó đứng trước phụ âm q và phải bất định hóa nó, biến nó thành một
danh ngữ bất định, khơng xác định. Đây là danh từ số ít đếm được. Dấu <b>’s trong chữ week là dấu hiệu chỉ</b>
sở hữu ta gọi là possessive noun phrase, nó chỉ là thành phần phụ, mang tính chất như là tính từ bổ
nghĩa cho quarrel. Cuộc cải lộn này được xảy ra hồi tuần trước, nhưng khi mình viết lại thành một câu
complete. Để cho có thời gian tính, ta lơi last week xuống phía sau nhưng ta phải bỏ những cái khơng cần
thiết đi.


Hai câu có giá trị khác nhau, dịng trên là danh ngữ sở hữu, possessive noun phrase. Từ dòng
trên chuyển xuống dòng dưới là một câu complete statement. Tiền giả định bao giờ cũng viết ở dạng
thức của câu complete cả, câu đầy đủ hết. Và để báo hiệu đây là một câu complete thì chữ <b>they nên viết</b>
hoa : They, cịn phần phía trước bỏ.


Vấn đề là tại sao ta dùng chữ had, đơn giản là bởi vì nó có chữ last, tín hiệu thời gian rất rõ trong
quá khứ.


Mỗi tiểu loại cô chọn tối đa 2 câu để giải thích lại, những câu khác ta sẽ suy ra từ cách trình bày
này.


<b>4. “John’s sister has been in hospital for a week”. (countable noun: singular)</b>
Chị hoặc em gái của John đã nằm bệnh viện được một tuần lễ rồi.



(countable noun: singular) John has a sister.


Từ John’s tức là của John, xuống dưới ta đổi thành John has, vấn đề là tại sao dùng thì hiện tại
thường has. Động từ has been phía trên cho biết người chị này hiện đang nằm bệnh viện và còn tiếp tục
nằm bệnh viện nữa, chưa khỏi bệnh. Vậy người chị này phải còn sống để tiếp tục bị đau ốm và nằm bệnh
viện, chúng ta thấy rằng là có những cái ta phải lý giải và hiểu biết cách sử dụng thì của tiếng Anh. Nếu ở
đây ta dùng John had như đáp án câu 1 thì câu này chắc chắn là sai vì như thế là người chị đã chết mất
rồi thì khơng cịn sống mà đau ốm nằm bệnh viện được.


Vậy trong nổ lực ta chuyển đổi câu, bất chấp mọi nổ lực nếu ta dùng thì sai thì người ta cho zero.
Đối với động từ tiếng Anh tuyệt đối phải chọn thì đúng, đối với danh từ phải hiểu rất rõ nó có loại
<b>countable, chia thành singular, plural và loại uncountable và xử lý các loại của danh từ khác nhau chứ</b>
khơng phải chỉ dịch danh từ đó từ tiếng Anh ra tiếng Việt là hết. Nếu đến bây giờ mà ta chưa xác nhận
được điều đó thì chưa đủ tư cách ngồi ở đây làm sinh viên năm thứ tư vì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong q trình ơn vì nó đụng chạm q nhiều đến khái niệm này và đó là khái niệm cơ bản


Bảng (p.113)


A definite noun phrase <sub></sub> a complete statement


có = tồn tại <b>There is/was/are/were (not) + an indefinitte NP + (adjunct of place)</b>
<b>There exist/exists/existed + an indefinitte NP + (adjunct of place)</b>
(dummy subject) (verb) (real subject) (where ?)


Có một vật gì đó ở đâu đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

An indefinite noun phrase, danh ngữ bất định này chính là chủ ngữ thật gọi là real subject.
<b>There là dummy subject, chủ ngữ giả/hình thức, nó đứng đó nhưng khơng có nghĩa gì cả. Câu này tận</b>
cùng bằng phụ ngữ chỉ nơi chốn, adjunct of place, trả lời câu hỏi where.



Động từ exist không nên dùng mặc dù dùng là hoàn toàn đúng nhưng bản thân động từ này viết
đã khó về cách chia thì, ngơi thứ ba số ít phải thêm s cẩn thận và quá khứ phải đi với ed. Nếu chúng ta chỉ
cần viết sai một cái thôi, người ta gạch đi và cho zero cho nên ta khơng nên chọn dịng cuối cùng, chỉ nên
chọn động từ to be thơi, nó thể hiện sáng rõ.


(definite) thông tin cũ presupposition


(p.114) 9. “ The American girl next door is having a party.” Cô gái người Mỹ ở cạnh nhà tôi.
đang tổ chức bữa tiệc.
There is an American girl next door. (countable noun : singular)


(dummy S) (real subject) (where)


Danh ngữ này được xác định bởi chữ the, ta đem xuống dưới, tức là lúc nào ta cũng bắt đầu bằng
danh ngữ xác định rồi chuyển dần nó thành ra câu đầy đủ. The chuyển xuống dưới thành a thành bất định,
indefinte. Ta tưởng chừng như chữ the và a đó nhẹ nhưng nó khơng nhẹ và có nghĩa rất quan trọng trong
việc xác định tính chất của danh từ tiếng Anh. Ta viết tiếp <b>American girl vào và ta có phần real subject,</b>
chủ ngữ thật ở đó. Khi ta đã xác định được chủ ngữ thì ta phải cho một cái chỗ gọi là <b>verb to be. Ta dùng</b>
<b>is là vì câu trên có chữ is having, đang tổ chức thể hiện cơ gái tồn tại, cịn sống để mà tổ chức. Vậy động</b>
từ to be phải là is không thể là was được. Phần is having a party là thông tin mới ta chỉ dùng để làm bài
tập hàm ngôn, implicature, hôm nay ta chỉ xử lý một nữa phía trước mà ta gọi là <b>thông tin cũ,</b>
<b>presupposition. Nó xác định và từ đó ta mới tìm ra hàm ngôn.</b>


<b>Presupposition và implicature là 2 bài tập gần như chắc chắn sẽ xuất hiện trong kỳ thi và gần</b>
như chắc chắn ta nhầm lẫn sẽ mất 2đ, vì vậy ta phải xử lý tình huống hết sức chặt chẻ để phân biệt rạch
rịi. Vậy ta khơng đụng gì đến phần sau, ta chỉ nhìn thì này là hiện tại là ta chọn và mọi cái xử lý theo
hướng, next door đem ra sau và ta hiểu là nó trả lời cho câu hỏi where, ở đâu. Ta tự thêm vào ở đầu câu
chữ there, chủ ngữ giả/hình thức đứng làm gì vậy thơi chứ khơng có nghĩa gì hết.



Muốn biết nó số ít hay số nhiều, ta phải nhìn ra đàng sau, nếu danh ngữ <b>girl là số ít thì ngay lập</b>
tức thì nó phải chia theo số ít. Như vậy người ta nói ra bằng miệng là : The American girl next door is
<b>having a party, nhận định chìm trong đầu mà tơi cho là người nghe biết rồi : Có một cơ gái gốc người Mỹ</b>
ở cạnh nhà tôi, (không dịch cạnh cửa bất chấp chữ door nằm ở đây).


Đáp án 2 : There is a girl from the USA living next door.
Có một cơ gái gốc từ nước Mỹ đang sống cạnh nhà tơi.


Câu này hồn tồn khơng sai nhưng ta khơng nên chọn vì đơn giản là từ chữ American làm thành
<b>from the USA nó dài ra và ta phải chuyển ra đàng sau chữ girl. Theo nguyên tắc cái gì dài trong tiếng Anh</b>
đàng sau phải dài hơn hoặc dài bằng, nếu from the USA dài như thế, <b>next door ngắn nghe không được</b>
buộc phải thêm chữ living vào đàng trước thành living next door gây sự thêm. Nên chăng ta cứ để
American đứng trước chữ girl luôn cho rồi, khỏi phải chuyển đổi nữa.


Vậy có thể có hơn một đáp án cho một đề thi, tuy nhiên ta được khuyên nên chọn đáp án dễ, ngắn,
đơn giản.


<b>10. </b> Children like all the pictures in this book very much. (countable noun : plural)
There are/exist a number of<i><b> pictures</b><b> in this book.</b></i>


(real subject)


Trẻ nhỏ thích tất cả những tranh ảnh trong quyển sách này rất nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

trước có động từ are và exist, ta chọn are thì hơn vì danh từ pictures ở số nhiếu. Vấn đề đặt ra là tại sao
dùng hiện tại are mà không dùng q khứ were thì ở trong câu có tín hiệu thời gian là chữ <b>like ở thì hiện</b>
tại, tự thêm vào chữ There và viết hoa lên. Khi làm bài ta không cần câu “The utterance presupposes
<b>that” … như trong sách giáo khoa, mà ta chỉ viết trực tiếp đáp án.</b>


Đáp án 2 : A number of pictures can be found in this book.



Một số tranh ảnh có thể được tìm thấy trong quyển sách này.


Ở đây động từ can be found được chia ở dạng bị động, passive voice và nhiều người khơng dễ
chịu với cách chia thì khó.


Khơng phải lúc nào cũng có sẵn chữ there để thêm vơ hết, có những cấu tạo câu khơng có chữ
there gì hết như câu 13.


<b>13. The</b><i> book you gave me is worth reading.</i>
(definite noun phrase)


Danh ngữ xác định bởi chữ the là thơng tin cũ từ đó suy ra tiền giả định, như vậy ta khơng đụng gì
đến phần cịn lại vốn được coi là thơng tin mới : <b>is worth reading để dành cho bài tập hàm ngôn. Một</b>
cách phân biệt đơn giản như vậy thôi cũng là nổ lực lớn để ta đừng lẫn 2 bài tập ở nhà. Vậy ta chỉ xử lý
danh ngữ xác định.


<i><b>The</b><b> book</b><b> (= which/that) you gave me is worth reading.</b></i> a definite noun phrase
S V IO (indirect object)


direct object của mệnh đề phụ)
Relative clause


<b>You gave me a book.</b> a complete statement


<b>which/that để trong ngoặc là bằng với the book, gạch xéo giữa which và that (/) có nghĩa là or</b>
(hoặc là) tức là có thể chọn which hay that. Chúng được để trong ngoặc trịn bởi vì chúng là direct object
(D.O) của một mệnh đề phụ (S + V + IO) phía sau, thích thì để khơng thích thì bỏ cũng được. Chúng là
<b>relative clause, modify cho the book và danh ngữ này xác định nhờ bởi chữ the. Vì vậy cho đến bây giờ</b>
ta mới tìm hiểu một cái gọi là a definite noun phrase mà thôi nhưng yêu cầu của bài tập tiền giả định là


phải chuyển nó thành một câu complete có subject, verb, các thứ.


Để biến thành câu complete statement, ta phải bắt đầu subject là you gave me và ta hiểu là nó
có một vị trí ở đàng sau chữ <b>me, đó là vị trí của D.O và ta phải chuyển D.O ra đàng sau, book giữ nguyên</b>
nhưng phải bất định hóa. Ở đây chỉ cần chữ a thôi, một nhận định chuyền trong đầu là anh có đưa cho tơi
một quyển sách, một quyển bất kỳ khơng cần xác định gì, rồi sau đó tơi mới về tơi đọc thấy hay quá mới
khen. Khi tôi khen, tôi phải xác định quyển đó “the book”, cái quyển đó mà anh đưa cho tôi chứ không
phải cái quyền mà tôi mượn ở thư viện. Lần thứ hai mới xác định, lần thứ nhất không cần.


Vậy những khái niệm cơ bản, xác định và bất định chúng ta hoàn toàn dễ chịu, hết sức thoải mái
khi nói tới khái niệm đó. Nếu ta thấy q khó chịu thì thua rồi vì chúng gần như là cái ta học đầu tiên,
chúng là khái niệm cực kỳ cốt lõi dùng để xác định vật chất trong thế giới này. Chữ này tuy bé nhưng thật
ra không bé, ý nghĩa mà nó mang lại là sự kiện lớn.


Đây là cách chuyển đổi a definite noun phrase thành a complete statement, tất cả đáp án của
tiền giả định bao giờ cũng được viết ở dạng một câu đầy đủ, complete statement. Như vậy ở đầu câu phải
<b>viết hoa lên và có dấu chấm ở cuối câu để báo hiệu tính complete của nó..</b>


<b>4.1.3.2 The factive presupposition (p. 115)</b>


<b>14. </b> Nobody realized that Kelly was ill. fact, dữ liệu có thật (giữ ngun)
Khơng ai nhận chân ra sự thật là Kelly bị bệnh.


<i>Kelly was ill.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

khơng nhận ra, đến khi bà nội nó đến chơi thăm cháu thấy đứa bé bị sốt bà xót cháu quá kêu ầm lên. Bà
kêu lên câu này dựa trên một nhận định có thật là đứa bé có bị bệnh.


+



<b>-15.</b> Ed realized/didn’t realize that he was in debt.
V prep noun
Ed was in debt.


Ed đã nhận chân ra/không nhận chân ra được sự thật là anh ấy đã mắc nợ.
Phát ngôn này dựa trên tiền giả định là Ed thật sự có mắc nợ. “Ed was in debt.”


Câu này động từ realize ở xác định và phủ định, hai cái nhưng có cùng đáp án bởi vì hai cái này có
chung tiền giả định là “Ed was in debt”. Nếu chúng ta cũng thao tác theo kiểu máy móc, gần như nếu ta
không hiểu được hết nghĩa của cái ruột, ta hiểu bài tập theo cơng thức nhất định thì chúng ta có thể tiến
hành nó mà khơng cần nghĩa gì cả, không cần hiểu nghĩa debt là nợ nần hay không chẳng ảnh hưởng gì.
Ở đây vị trí của chữ Ed hình như di chuyển vào vị trí của chữ he, chữ he phải bỏ, chữ Ed nên thay vào
đây.


Từ đây trở sau trong tất cả các bài tập, đàng trước động từ xác định, đàng sau động từ phủ định có
dấu / thì ta coi như đó là 2 câu khác nhau. Đề thi người ta chỉ chọn một trong 2 chữ mà thôi.


Ta thấy dịch ra tiếng Việt là mắc nợ nhưng trong tiếng Anh không phải là động từ bình thường mà
là một cụm gồm có nhiều từ : was, động từ to be; in, preposition; debt, noun. Vì vậy khơng phải tất cả
những gì ta nghe chừng giống như là động từ trong tiếng Việt mà bên tiếng Anh cũng có động từ tương
đương như realize, khơng phải đâu.


Ở đây ta thấy có động từ realized, nó phải tương đương với be + adjective, be có thể là am, is,
<b>are cũng có thể là was, were và có not hay khơng có not, tính từ ở đây có thể là glad là vui mừng, odd là</b>
kỳ cục, kỳ dị cũng có thể là aware là biết, có nhận thức. Đàng sau glad là chữ that, sau that là một ơ hình
chữ nhật fact thì giữ nguyên. Vậy khi bài tập làm theo kiểu này, ta đơn giản được hết tất cả những thứ
phía trước, kể cả subject và giữ y nguyên phần ở trong là xong.


Thí dụ động từ của tiếng Anh : was aware that, that dịch là rằng, đây là liên từ. Vậy thì chữ tiếng
Việt ghi giống động từ đó, “biết”, nhưng tiếng Anh là 2 chữ be aware bằng với động từ know. Vậy trong


tiếng Anh, động từ có thể là một chữ, động từ ngôn liệu nhưng rất thường khi nó là động từ to be +
<b>adjective hoặc bất cứ một dạng thức nào đó đi được với to be cũng có nghĩa giống như động từ. Ta có</b>
<b>was in debt gộp chung lại bằng verb của tiếng Việt, vậy sự tương ứng một chọi một giữa tiếng Anh và</b>
tiếng Việt là khơng có. Đó chỉ là hy vọng hảo huyền mà thơi, có những cái trùng lắp và rất nhiều cái không
trùng lắp.


Tại sao realized là (+) và didn’t realized là (-) mà lại có chung một đáp án, câu trả lời nằm ở trang
111.


(p.111) 4.1.2.1 The presupposition of an utterance remains the same under its NEGATION :


Tiền giả định của một phát ngơn duy trì y ngun dưới tác động của sự phủ định hóa, có nghĩa là
khi ta thêm not, tiền giả định của phát ngôn không hề thay đổi.


(1)a. John stopped smoking. (thôi)
(1)b. John didn’t stop smoking. (không thôi)


Ta phủ định bằng cách thêm not, 2 câu này có cùng tiền giả định là :
<i><b>John once smoked cigarettes. Một khi nào đó John đã có hút thuốc lá.</b></i>


Đã có hút trước đã rồi mới nghĩ đến chuyện thơi, stopped trong câu (1)a hay là vì ghiền nặng quá
rồi không thôi được như didn’t stop trong câu (1)b. Như vậy thơi hay khơng thơi đều có chung một tiền giả
định là “đã có hút thuốc”


(2)a. The dog’s tail was cut. (đã bị cắt)
(2)b. The dog’s tail wasn’t cut. (đã không bị cắt)
<b>The dog had a tail. Con chó có cái đi.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

(3)a. I like his car. (thích)
(3)b. I don’t like his car. (khơng thích)



Hai phát ngơn cùng dựa trên một nhận định là “He owns a car”, anh ấy có một chiếc xe. Nếu anh
ấy khơng có xe hơi thì tơi hơi đâu mà thích hay ghét, đầu tiên anh ta phải có cái xe đã rồi tơi thích hay
khơng thích thì mới nói ra.


<b>S + be + adj.</b> that . . . (fact)
[is, are, am, (glad, odd,


was,were (not)] aware)
(p.115)


<b>16. </b> I was aware/wasn’t aware that she was married.


Tôi đã biết /khơng biết rằng cơ ấy đã có chồng rồi. She was married.
Tất cả câu này đều dựa trên chung một tiền giả định là cơ ấy đã có chồng
<b>17.</b> It is odd/isn’t odd that he left early.


Thật là kỳ cục/không kỳ cục là anh ấy ra đi rất là sớm.
Vậy thì tiền giả định có thật là anh ấy đi sớm. He left early.


Còn nhận định của người nói ở đây là nó odd, kỳ cục hay là nó not odd, khơng có gì kỳ cục hết, nó
bình thường thơi. Đó là nhận định của người nói chứ khơng phải là fact, dữ liệu có thật.


<b>18.</b> I am glad that it’s over. Tôi vui mừng mọi chuyện đã qua.


Vui mừng dựa trên thực tế mọi chuyện đã qua, cái fact ở đây là over.
<b>19. </b> He regret


We regretted telling him the truth.<sub></sub> <i>We told him the truth.</i>



2 câu : hiện hối tiếc told * (chia động từ tell vì verb regret đã bỏ rồi)


đã verb


<b>* Chia tell ở simple past bất chấp regret hay regretted vì chúng ta có thể hiện hoặc đã hối tiếc</b>
về điều đã xảy ra.


Chúng ta chỉ hối tiếc về điều đã xảy ra, vậy đàng sau động từ regret là có thật, điều đã xảy ra rồi,
nó có thể ở quá khứ regretted. Vậy thì đây là 2 câu chứ khơng phải 1 câu, 1 câu ở hiện tại, 1 câu ở quá
khứ, hiện hối tiếc, đã hối tiếc. Cái mà gọi là fact nằm ở phía sau, điều đã xảy ra thật là <b>telling him the</b>
<b>truth.</b>


Theo công thức ở trên, ta gạch bỏ động từ <b>regret hay regretted thì gần như đương nhiên là ta bỏ</b>
<b>ing của tell vì nó đi theo động từ regret. Subject ở đây có thể là he, we cũng được nhưng phải giữ lại</b>
subject này và phải chia động từ tell vì ta đã bỏ verb regret ở phía trước rồi. Ta phải tìm cách để có một
verb khác và verb ta chọn để chia thì chính là tell.


<b>20.</b> He regretted/didn’t regret not booking the ticket in advance.
Áp dụng công thức câu 19 để làm câu 20, thí dụ mình để ngun :
He did not booking the ticket in advance


Ơ cơng thức cịn y ngun, nếu ta hiểu cơng thức này thì người ta cho 100 câu vẫn đúng hết như
vậy, nếu ta không hiểu cơng thức này thì ta như một đám rừng vậy. Ta có một cái khung y nguyên như
thế, chỉ cần đổi ruột bằng mấy chữ thôi. Vấn đề là ta phải <b>come up with từng mỗi loại để có cách xử lý</b>
cơng thức tương thích.


Nếu ở đây ta bỏ regretted đàng trước, chắc chắn ta bỏ ing ở booking, sau khi bỏ ta phải chia thì
cho động từ book ở simple past bằng cách thêm ed vào vì nó là tín hiệu báo động thời gian ở quá khứ.


<b>4.1.3.3 The non-factive presupposition [chỉ đổi dấu, khơng đổi thì (tense)]</b>



Ta hãy xem xét sự khác biệt giữa câu 21 và câu 14, nó thuộc 2 tiểu loại khác nhau. Câu 14 thì giữ
ngun cịn câu 21 khơng giữ ngun.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Câu 21, ta có động từ imagine, đàng sau nó là non fact, khơng có thật bởi vì tưởng tượng là điều
khơng có thật thì ta đổi thành fact vì tiền giả định có giá trị true, đúng. Để đổi thành fact thì ta phải đổi dấu
(cộng thành trừ và trừ thành cộng) tiến hành trên động từ của câu. Như vậy ta phải đánh dấu<b> động từ gốc</b>
là dấu cộng (+) để xuống dưới chữ not ta đánh thành dấu trừ (-) thì ta mới thấy đổi nó dễ được. Ta phải
xác định cái gốc của nó là cộng hay trừ và tất cả phần cịn lại phía trước ta bỏ hết..


<b> </b> <b> +</b> <b>+ </b> <b></b>


<b>-21.</b> I imagined that Kelly was ill. non fact <sub></sub> fact (đổi dấu


_ <b>- </b> <b>+</b>


<b> Kelly was not ill.</b>


Tôi tưởng tượng là Kelly bị bệnh, thật ra là nó khơng bị bệnh.
<b>22.</b> I dreamed that I was rich. I was not rich.


Tôi mơ là tôi giàu, thật ra là tôi không giàu
(p.116) +


<b>24. </b> He pretends to be ill. Anh ấy giả vờ bệnh.
S Verb simple present


_
He is not ill.



Chữ s ở pretends báo hiệu cho biết đây là thì simple present. Ta xử lý phần ở đuôi mà ta gọi là
<b>non fact, to be ill là khơng có thật, giả bộ vậy thơi. Đầu tiên ta phải nhìn to be thấy nó ở dạng xác định,</b>
ngay lập tức xuống dưới ta viết đáp án nó có chữ not mặc dù ta chưa làm gì hết nhưng biết chắc nó có
chữ not nên phải đổi dấu như thế. Trong thao tác rất bình thường, ta bỏ động <b>từ pretends, vậy là verb ở</b>
đây bị mất nhưng he ở đàng trước vẫn là subject, nó cần động từ đi theo và động từ đó chính là to be, ta
phải chia thì cho to be. Tức là ta phải tìm cho subject he một động từ khác vì động từ <b>pretends ta bỏ rồi</b>
hay một loạt cái bỏ là realize, imagine, dream phải bỏ hết. Vậy ta chia to be theo ngơi he ở thì simple
<b>present. Ta biết nó là simple present nhờ bởi cái đi s trong chữ pretends. Nếu mình chia như vậy thì to</b>
<b>be này sẽ thành chữ is, sau đó ta lần lượt chuyển đổi chữ is xuống, chuyển chữ ill xuống, chấm hết câu.</b>


Vậy cốt lõi của vấn đề là xác định động từ. Vì ở đây ta chỉ đổi dấu từ cộng (+) thành trừ (-), trừ (-)
thành cộng (+) và giữ nguyên động từ.


(p.120) 4.1.3.6 The counter-factual presuppostion


(vừa đổi dấu, vừa lùi một thì gần hơn về hiện tại)
<b>1) If clause</b>


+ _


<b>53.</b> <b>If I had enough money, I would buy that house. </b> I do not have enough money.
+


If had past subjunctive


_


do not have simple present indicative


Ta chỉ xác định mệnh đề có chữ if, sau đó ta bỏ chữ if đi tức là chữ if sau khi được xác định phải


bỏ đi. Ở đây khơng có gì q khứ, người ta dùng một dạng giống như quá khứ để báo hiệu một điều
khơng có thật trong hiện tại. Nó khơng phải là thì q khứ đơn bình thường vì nó đi với chữ if. Ở đây nó là
một past subjunctive, một dạng mood đặc biệt chỉ điều khơng có thật và hàm ý là simple past, nó đã
chuyển xuống thành simple present indicative. Indicative là một bước khác chỉ điều có thật, vậy ta
chuyển cái khơng có thật thành cái có thật là ta đã chuyển mood rồi.


Nếu ta không hiểu được thế nào là subjunctive hay indicative thì hãy làm một kiểu nơm na hơn,
nó có vẻ khơng đúng thực tế với ngữ pháp nhưng nó sẽ hiệu quả khi làm bài tập, ta tạm chấp nhận cái gì
đó trong quá khứ chuyển thành hiện tại.


+ <b> _</b>


<b>54. If I had had enough money, I would have bought that house. I did not have enough money.</b>
+


<b> had </b> had perfect past (subjunctive)
<b> _ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Chữ had thứ nhất chuyển xuống dưới thành chữ did, chữ had thừ hai chuyển xuống thành chữ
<b>have. Cho dấu cộng (+) vào chữ had đầu tiên bởi vỉ cái xác định hay phủ định nó nằm ở chỗ trợ động từ,</b>
sau đó cho dấu trừ (-) chỗ chữ not. Đó là vừa đổi dấu vừa lùi một thì, chỗ <b>had had khơng phải là past bình</b>
thường như ở trên. Đây là một dạng xa gọi là perfect past thì q khứ hồn thành và chắc chắn là nó ở
<b>subjunctive mood. Người ta dùng một thì quá khứ xa như thế để chỉ một hành động khơng có thật</b>
<b>trong q khứ, vì vậy ta phải lùi lại một thì gần hơn về hiện tại, đó là simple past của indicative.</b>


Nếu ai khơng dễ chịu với subjunctive hay indicative thì cứ bỏ qch nó đi, ta chỉ cần hiểu là có
một dạng quá khứ xa nó gần lại với quá khứ đơn.


<b>2) An embedded clause after “wish”</b>



<b>+</b> <b> _</b>


(p. 121) 57. They wish they could go on vacation now. <sub></sub>They cannot go on vacation now.
Họ ước chi họ có thể đi nghĩ ngay bây giờ, thực tế là họ không thể đi nghĩ ngay bây giờ.


Với chữ wish, nó giống chữ if, bỏ they wish, lùi thì : could thành can, could là dấu cộng (+), not
là dấu trừ (-).


+ <b> _</b>


<b>58.</b> I wish I had studied medicine. <sub></sub> I did not study medicine.
Tơi ước chi tơi có thể học y khoa, thật ra tôi đã không học
<b>had đổi thánh did, studied đổi thành study, had (+), not (-)</b>


Những thao tác này rất đơn giản nhưng nó sẽ giúp ta kiểm sốt đáp án, biết là mình làm đúng hay
sai. Cái này gọi là double check, ta có thể làm nháp hoặc nhanh nhưng khi làm bài thi thì khơng cần đánh
dấu như thế. Làm bài thi ta chỉ viết có một câu trụi lủi “<b>I did not study medicine” là hết, không cần giải</b>
thích gì cả. Tất cả mọi giải thích trong sách chẳng qua là để giúp ta tìm đường dẫn từ đề thi sang đáp án,
đáp án có sẵn này nếu không chỉ đường truyền dẫn một cách cặn kẽ liệu ta có tự mị ra học nỗi được
khơng ? Đó là câu hỏi lớn.


<b>3) A clause with a modal perfect verb form</b>


<b>59.</b> You shouldn’t have seen such a horror film. Anh đã không nên xem phim ma như thế đó.
You did see/saw a horror film.


Câu 59 và 60 có 2 chữ should và could, đây là 2 câu khó. Như ta đã biết, người ta dùng một dạng
quá khứ xa để nói một điều khơng có thật trong q khứ đơn. Nếu ta dùng dòng thời gian để chở tải cái
nghĩa đó ta sẽ thấy là thì simple past ta quan sát được thường xuyên, nó gần hơn về phía now. Nhưng
mà nó sẽ có một thì khó hơn, đó là thì perfect past ở phía trước simple past. Thì perfect past bình thường


là had + Verb thêm đi ed, nhưng khi nó có thêm modal (vị từ hay động từ tình thái), tình thái tức là nó
chỉ màu sắc gì đó mà khơng chắc chắn dịch là lẽ ra phải thế này, thế kia.


(auxiliary verb) had + Verb -ed


past <b>×</b> <b>×</b> future


<i>modal perfect past</i> simple past now


(vị/động từ tình thái)
<b> </b>


-shouldn’t have seen
+
nên đã xem saw


+
hadn’t + V-ed lùi lại một thì did see


Ở đây vị từ tình thái được dùng là shouldn’t, chỉ có should mới là modal verb mà thơi, cịn not là
từ phủ định; chữ had của perfect past là trợ động từ, auxiliary verb dùng để báo hiệu thì perfect past tức
là thì perfect past địi hỏi phải có chữ <b>had + Verb-ed. Nhưng nếu modal verb xuất hiện trước perfect past</b>
thì chữ had sẽ chuyển đổi thành chữ have vì trong tiếng Anh có một quy định nghiêm ngặt là sau modal
<b>verb phải dùng động từ nguyên thể. Vì vậy chúng ta có một loạt những chữ như là : can, may, might,</b>
<b>shall, must … Những cái này là những con quỹ, bây giờ nếu hỏi nghĩa của nó dùng làm gì trong trường</b>
hợp nào khơng chắc là ta có thể nhớ nỗi mặc dù nghĩa tình thái của nó cực kỳ sắc sảo, nhạy bén, tinh tế
trong cách diễn đạt tình cảm và các nhận định khác nhau của người nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

thành chữ have, nếu chữ should này bỏ đi thì chữ have lại trở thành chữ had. Vì vậy có thêm modal vào
perfect past hay khơng là tùy chúng ta có nhớ màu sắc tình thái này hay khơng là do người nói, người sử


dụng tiếng hiểu biết và sử dụng.


Khi should bỏ đi thì chữ n’t khơng cịn chỗ nào bám hết nó sẽ bám vào trong chỗ had thành
<b>hadn’t. “Bạn đã khơng nên xem phim ma như thế đấy” thì ta đã xem mất rồi. Vậy ta phải lùi vị trí từ vị</b>
trí perfect past vào vị trí của simple past thì nó mới là past, dữ liệu có thật xảy ra ở đây. Người ta dùng
một dạng quá khứ xa hơn về phía trước để nói về một điều khơng có thật trong q khứ. Bây giờ đi tìm cái
<b>fact thì mình phải lùi lại một thì, chữ had trở thành chữ did, dấu trừ (-) ở chữ n’t bây giờ sẽ trở thành dấu</b>
cộng (+) ở did see và nếu ta biết rất rõ dây là động từ bất quy tắc thì ta để thành <b>saw và nó vẫn là dấu</b>
cộng. Chữ so và such thì bỏ đi.


<b>so và such dịch là đến như thế, là một nhận định mang đầy tính tình thái, modality. Vậy thì ta chỉ</b>
tìm thơng tin mang tính chất có giá trị true, đúng thơi; đó là tiến giả định, cịn những nhận định chủ quan
của người nói : nếu có thể được, đến như thế này, nhưng mà tơi e rằng nó khơng được đến như thế kia …
những nhận định mềm dẻo như vậy của người nói thì mình bỏ đi, khơng cần tìm. Do vậy đơn giản là thấy
<b>so, such thì bỏ đi là xong</b>


<b>60.</b> You could have talked to the dean. You did not talk to the dean.
“Lẽ ra anh đã có thể nói chuyện với ơng trưởng khoa.”


Nói câu này thì thực tế là khơng nói nỗi một câu nào cả
+


could have talked could had talked
_


lùi lại một thì did not talk


Tương tự như vậy, ta dùng mơ hình câu 59 để hiểu câu 60, ta chỉ sửa chút chút, thay seen bằng
<b>talked, modal verb là could và đây là câu xác định nên cho dấu cộng (+) vào. Ta thấy người ta dùng một</b>
dạng thức cấu tạo giống như trong quá khứ xa, perfect để nói về một điều khơng có thật trong q khứ


đơn. Vì khơng có thật nên ta phải đổi dấu, nếu ở đây là dấu cộng thì ngay lập tức qua bên này mình chưa
biết gì hết, chưa chia thì, chưa làm gì hết thì đã cho nó một dấu trừ (-), thêm chữ <b>not sẵn. Bởi vì ta đổi dấu</b>
<b>could qua bên này, theo thao tác bình thường thì ta sẽ bỏ chữ could đi tức là bỏ modal verb đi thì chữ</b>
<b>have sẽ biến thành chữ had vì nó là chữ have khi nào có chữ could mà thơi, khi nào đứng một mình bắt</b>
buộc phải dùng chữ had, đứng sau chữ could phải là dang nguyên thể, nó lại biến thành have. Bây giờ ta
lùi một thì thì chữ had trở thành did và talked trở thành talk.


(p.upload.123doc.net) 4.1.3.5 The structural presupposition :


Tiền giả định theo lối cấu trúc là ta chỉ dựa trên cấu trúc câu để tìm ra tiền giả định.
<b>1) Wh question : câu hỏi có chữ Wh (what, when, where, why …)</b>


<b>39. </b> <b>Where did you buy the bike ? Anh đã mua chiếc xe đạp đó ở đâu vậy ?</b>
You did buy/bought the bike.


Ta nhận ra đây là cấu trúc nhờ bởi chữ Wh ở đầu câu và dấu chấm hỏi ở cuối câu. Ta bỏ chữ
Where đi, thao tác tiếp theo là di chuyển chữ did ra đàng sau chữ you. Khi di chuyển như vậy thì vơ hình
chung ta đã gắn did và buy gần lại với nhau, nếu ta biết nó là động từ bất quy tắc thì ta hãy dùng động từ
<b>bought, nếu khơng thì để ngun did buy cũng được cịn hơn là mình viết sai. Tất nhiên là ta phải đổi dấu</b>
chấm hỏi thành dấu chấm thường.


<b>42. </b> <b>What do you (usually) do in your free </b> time ?
(D.O) (auxiliary V.) (adv) (main verb)


Đáp án 1 (dễ) : You (usually) do something in your free time.
(D.O mới)


Đáp án 2 (khó) : <b>Y ou have some</b><i><b> free </b><b> time</b><b> , and</b></i> you do something at leisure.
(không đếm được)



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Động từ do thứ nhất là trợ động từ, auxiliary verb chỉ có giá trị khi đặt câu hỏi, câu phủ định mà
thơi, cịn bây giờ mình đổi thành câu trần thuật bình thường, câu xác định thì trợ động từ này khơng có giá
trị gì hết, ta đơn giản chỉ bỏ nó đi là xong.


Chữ usually bản thân nó là một trạng từ, nó là từ tùy chọn, optional thích thì để, khơng thích thì
bỏ đi chả làm sao, hồn tồn có thể bỏ đi và khi ta chuyển đổi cấu trúc thì bỏ dấu ?. Sau thao tác đầu tiên
ta thấy còn lại “You do something in your free time”.


Ở đáp án 2, từ chữ your thành you have; từ chữ free time thành some free time. Khi chuyển đổi
xong như vậy là toàn bộ “your free time” mất rồi và chữ in khơng thể cịn được phải bỏ. Dịng thứ 2 ta
chép lại “You do something”, tới đây mất “in your free time” mất rồi, nó biến thành “you have some free
<b>time”. Ở đây ta phải thêm một từ phải được bổ sung từ vốn từ tiếng Anh có đủ của chúng ta, nếu vốn từ ta</b>
khơng có đủ nguy cơ của bài tập này rất là cao. Chúng ta phải có đủ vốn từ vựng để áp dụng công thức
này vào trong bài tập, vốn từ vựng sẽ đảm bảo cho thao tác bài tập chính xác. Đó là u cầu của bài tập
này, tự mình phải thêm vào “at leisure”.


Ta thấy bây giờ nó thành 2 vế, nếu muốn có thể thêm chữ and ở giữa và để cẩn thận ta để dấu
phẩy (,) để tách 2 mệnh đề ra và tất nhiên là đầu câu thì viết hoa lên, cuối câu thì chấm một cái. Tất cả sự
cẩn trọng này là cẩn trọng của người viết để báo hiệu cho thầy cơ biết là ta biết rất rõ đó là 2 clauses. Nếu
khơng làm được đáp án 2 thì làm đáp án 1.


<b>some được dùng đi với một noun ở dạng không đếm được, time là thời gian rồi đến vô tận,</b>
không đếm được. Nếu time mà đếm được phải dịch là lần.


(p.119) 50. How fast was the<i><b> car</b><b> going when it ran the red light ?</b></i>


S V


main clause (bỏ) <b>a wh- embedded clause (giữ)</b>
Khi hồi xe vượt đèn đỏ nó chạy nhanh cỡ chừng nào ?



<i><b>The car ran the red light. Xe hơi vượt đèn đỏ.</b></i>


Đây là một cấu trúc câu khác gọi là embedded clause, cú lồng. Ta thấy ở giữa câu có một chữ
<b>wh, ta gọi đó là clause bởi vì ta tìm được subject và verb; clause ta tạm dịch là cú. Nếu ta để ý quan sát</b>
ta thấy câu cú này nằm gọn lỏn trong lồng một câu lớn hơn, vì vậy ta gọi là embedded, được lồng. Tuy
nhiên được lồng vào bên trong thì cũng là cú phụ mà thơi cịn tồn bộ phía trước gọi là main clause, cú
chính cịn gọi là mệnh đề chính.


Ta cịn nhận ra được nó dễ một tí là nhờ bởi nó có liên từ when ở đây, vì vậy ta gọi nó là wh
<b>embedded clause. Cách thao tác của chúng ta là bỏ mệnh đề chính và bỏ chữ when là chữ đứng đầu</b>
của embedded clause và giữ cái cú phía sau when lại. Embedded clause có thể đứng trước, main clause
có thể đứng sau kệ nó miễn là mình xác định được cái nào là main clause, cái nào là cú phụ. Ở trong ngữ
pháp thông thường, người ta gọi embedded clause là phụ, subordinate; lồng vào trong câu thì nó là phụ
chứ khơng thể là chính được.


Ở đây có một chi tiết cần chú ý là chủ từ <b>car không được bỏ bởi vì nó thay cho chữ it, ta bỏ chữ it</b>
và đưa the car vào vị trí này, viết hoa chữ the lên. Thực tế là xe có vượt đèn đỏ.


<b>4.1.3.4 The lexical presupposition : tiền giả định theo kiểu từ vựng (p.116)</b>


<b>26.</b> You’re late again. Anh thì lại trễ, có nghĩa là trước đó anh có trễ. You were late before.


<b>again là chữ cần phải được đánh dấu, dịch là lại; từ chữ again ta suy ra từ khác đó là before,</b>
trước đó. Đi với từ before thì động từ to be đi với quá khứ “were” chứ không phải là “are”. Hiện nay anh lại
trễ thì đúng rồi, you’re late again nhưng mà trước đó anh có trễ, you were late before.


Ở đây từ vựng rất nhiều khơng thể nói hết lại được, ta hãy chú ý các phần đánh dấu trong lexical
và trong bài tập.



<b>Tài liệu ôn thi, đề thi 1, p.15</b>


<b>2. </b> Identify the presupposition(s) of the following utterances :


Hãy nhận diện ra tiền giả định của từng mỗi phát ngôn sau đây :


<b>(a) You can try asking Martin for help. Anh có thể thử hỏi xin sự giúp đỡ của Martin.</b>
<b>try là thử vì đàng sau nó là asking (verb+ing).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

(p.16) Đáp án : làm bài chỉ cần ghi đáp án thôi, không ghi lại đề thi để tiết kiệm thời gian, công sức và chỉ
nên làm gọn phần Semantics tối đa 60’, nếu ít hơn càng tốt để giành thời gian dài 90’ cho mơn viết vì nó
khó hơn. Mơn viết khơng thể bù đắp trong thời gian ngắn, môn viết là một kỹ năng phải học 4 năm trong
bậc đại học. Một trong những thủ thuật làm bài là viết phần Semantics cực gọn để tiết kiệm từng phút từng
giây một, timing là một yêu cầu cao đối với hệ thi tốt nghiệp này


(a) You can try asking Martin for help. Tôi hối tiếc đã uống quá nhiều đêm hôm qua.


Trong câu này đầu tiên ta thấy Martin, tên người ta. Như đã nói khái niệm lý thuyết về tiền giả định
thì nó là thơng tin cũ, thơng tin mà người nói cho là người nghe biết rồi; thông tin mà người viết cho là
người đọc biết rồi. Có một cái mẹo để giúp nhận ra thông tin cũ bằng thể hiện sau đây :


<b>1) (đại từ) pronoun : they, he, she …</b>


Thông tin cũ <b>2) (tên riêng) names : Martin, John … nhìn tên riêng là biết xác định rồi, nó</b>
dùng để chỉ trỏ một con người cụ thể


3) (danh ngữ xác định) definite noun phrase phải có chữ the, ví dụ the
ticket, cái vé đó đó thì phải biết là vé nào, vé đi xe lửa hay vé đi máy bay hay cái vé nào.


Nhờ những cái này mà ta truy tìm thơng tin cũ.



Both the speaker and the listener know who Martin is.


Cả người nói lẫn người nghe biết Martin là ai, ta thấy Martin là tên người ta để đàng sau chữ who
và vì đây là 1 người nên phải dùng chữ is, như một công thức vậy.


Cái thứ hai phải chú ý là chữ try, thử. Đây là tiền giả định theo kiểu từ vựng, lexical. Thử, mình
biểu người ta thử làm khi mình nghĩ điều đó sẽ hiệu quả.


The speaker thinks that Martin can help the listener.
Người nói nghĩ rằng là Martin có thể giúp đỡ người nghe.
(b) I regret drink<i><b> ing</b><b> so much last night.</b></i>


The speaker drank a lot the night before.


Bỏ chữ regret, chữ -ing trong chữ drinking, đánh dấu chữ drink và drank điều đó báo hiệu chúng
ta chia thì động từ drink thành drank vì đàng sau regret ta phải chia thì q khứ, ta có thể hiện hối tiếc về
điều đã xảy ra. Hiện giờ tôi hối tiếc về điều đã xảy ra là đã uống quá nhiều, có thể để chữ I là tơi, cũng có
thể đổi thành speaker. Người nói câu này drank a lot, uống nhiều; ở trên có chữ so much, quá nhiều như
thế. So là một biểu cảm, một từ thể hiện cảm xúc, ta khơng đi tìm cảm xúc mà tìm dữ liệu có thật, <b>fact mà</b>
thơi; thơng tin có giá trị true được viết thành tiền giả định, khơng có tình cảm gì ở đây cả vì vậy chữ <b>so</b>
<b>much đổi thành chữ a lot. Last night có thể để nguyên hoặc đổi thành the night before, đêm hôm trước,</b>
vậy người nói đã uống nhiều đêm hơm trước


<b>Đề thi 2, câu 3, p.18</b>


<b>3.</b> Identify the <i><b>presuppositions</b></i> in the following sentences.
Hãy nhận diện ra tiến giả định trong những câu sau đây :


Đề thi có khuynh hướng cho 4 hơn cho 2 vì nếu 2 câu sai 1 câu điểm nó cao quá, mất 0.5 điểm đau


khổ quá. Cho 4 câu thật ra là để cứu sinh viên, nếu có sai chỉ mất 0.25 thôi và đã đo được là đề thi 4 câu
điểm số cao hơn đề thi 2 câu, dễ lấy điểm hơn.


Tiền giả định như ta đã học có đến 6 tiểu loại, trong bài tập sau đây các tiểu loại còn lồng vào nhau,
kết hợp với nhau thành 8, 10, 12 ln. Vậy thì với nhiều tiểu loại thì người ta hỏi 2 câu làm gì nên hỏi 4
câu dể thỏa đáng khối lượng tiền giả định lớn như thế với bài tập khó như vậy.


<b>Đáp án p.20</b>


<b>3. a. Can you stop coming home after midnight ? Con không thể thôi về sau nữa đêm được hả ?</b>
You (often) come home after midnight.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Vậy câu này ta hiểu trong hoàn cảnh một bà mẹ chờ con canh cửa mỗi đêm bởi vì sợ con về nhấn
chuông ông chồng thức dậy kêu ầm lên cho nên lão phu nhân phải chực cửa chờ thiếu gia về để đóng cửa
rồi mới được ngủ. Một bữa đẹp trời nào đó lão phu nhân tức gầm lên : “Con không thể thôi về sau nữa
<b>đêm được hả ?”. Thực tế là con mình chuyên về sau nữa đêm. Chính là như vậy, phải dựa trên một cái</b>
fact nào đó nên người ta mới nói như vậy chứ


<b>b. I am afraid that I can’t answer your question right now.</b>
Tôi e rằng tôi không thể trả lời câu hỏi của chị ngay bây giờ.
<b>You’ve asked me a question.</b>


<b>your đổi thành you’ve asked me, động từ ask đi với question là to ask question, đặt một câu hỏi</b>
thì phải chia thành present perfect thành have asked vì cơng dụng của thì này chỉ hành động đã xảy ra
trong quá khứ không cần xác định thời gian, hỏi hồi nào khơng cần biết nhưng nó có tác động hiệu quả
đến hiện tại là anh có trách nhiệm phải trả lời, nếu anh không trả lời được thì anh phải xin lỗi. Khơng có thì
nào trong tiếng Anh như thì present perfect, nó có thể link tức là nối chặt vào trong hiện tại được. Thì
simple past chỉ một hành động xảy ra trong quá khứ, hồn thành kết thúc trong q khứ chẳng có nối kết
gì với hiện tại được, muốn nối kết với hiện tại phải dùng thì present perfect. Đó là lý do mà đáp án ở đây là
<b>have asked.</b>



<b>c. What were they doing [when the earthquake occurred]?</b> The earthquake occurred.
Bạn đang làm cái gì khi mà trận động đất xảy ra ? Trận động đất xuất hiện/xảy ra.


Cú lồng được để trong ngoặc vng có chữ wh, bỏ từ when và phía trước mệnh đề chính, chỉ giữ
lại phần còn lại của cú lồng đàng sau chữ có wh là when mà thơi.


<b>d. She was not aware that [it would hurt her so much]</b>


Cô ấy đã khơng biết là cái điều gì đó sẽ làm cơ ấy tổn thương/đau đớn nhiều đến như thế.
It (did) hurt her very much. Việc đó đã làm cơ ấy đau đớn rất nhiều.


Khi ta nhìn thấy động từ was not aware that, khơng biết thì ta hiểu rằng phía sau là fact, dữ liệu có
thật và theo yêu cầu của bài tập, ta xem lại sách, p.115. câu 16.


<b>16. I was aware/wasn’t aware that she was married</b>


Ta phải lật ngược lại phần lý thuyết trong sách để xem cô ra ở trong tài liệu photocopy nó nằm ở
đâu trong số 6 loại này và phải xem thao tác của mình thuộc loại nào trong số 6 loại đó. Phải biết như vậy
mặc dù đề thi không kêu xác định loại nào nhưng cô bắt để ta thao tác cho đúng. Nếu ta xác định từng tiểu
loại thì ta sẽ có cách xử lý từng tiểu loại nó đúng, đỡ sai hơn là làm một cách tùy tiện theo cảm tính và
không theo một công thức nào cả.


Với loại câu 16 thì giữ nguyên fact nhưng ở phần bài tập photo câu d trang 20 thì khơng giữ
<b>ngun. </b>


<b> did hurt</b>


was (not) aware would hurt simple



past <b>×</b> <b>×</b> <b>×</b> future


perfect past simple past future in the past now (will + V)
Trong một dòng thời gian từ quá khứ hướng tới tương lai có một mốc quan trọng là now tức là
ngay bây giờ lúc miệng ta đang nói. Ở mốc này ngược ra phía trước ta sẽ thấy hình như có cái gì khác cơ
viết thêm vào đây, đây là thì tương lai mà tương lai trong quá khứ, tương lai chỉ so với simple past mà
thơi. Ta khơng lẫn thì tương lai đơn mà ta vẫn gọi là <b>simple future có cơng thức là will + Verb trong khi</b>
cái mà ta đang xem trong câu này nó là chữ would + Verb là chữ hurt. Cịn chữ not trong đề thi này nó
chỉ xuất hiện trên mặt chữ viết có một chữ thơi, đó là chữ was, chữ not khơng phải là thì mà là từ phủ định
để biến câu xác định thành câu phủ định. Tính từ aware, biết cũng khơng phải là động từ; nhìn ra động từ
ở simple past chỉ có was. Như chúng ta đã thao tác thì chữ biết này phải dùng như câu vừa rồi ở sau,
như thế có nghĩa là nó bị gạch mất rồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

chuyển vào vị trí của simple past. Muốn chia thì simple past, bỏ would thay vào did là xong. Sự chuyển đổi
này không phải do bài tập tiền giả định mà do yêu cầu về chuỗi thì của tiếng Anh, sequence of tenses, đã
dùng chữ chuỗi, sequence là phải có 2 subjects : S1-V1 và S2-V2. Hai cái chuỗi nó đi liền nhau như vậy. Khi
ta bỏ cái này thì phải tính cân đối cái khác ngay lập tức và yêu cầu về chuỗi thì nằm trong phần ngữ pháp
ta phải tự ôn lại.


Ta khẳng định là future in the past chỉ tồn tại khi có một mốc thời gian là simple past ở phía sau,
nếu simple past mất thì future in the past sẽ lùi lại vào đúng vị trí của simple past. Vậy chữ would này
phải lùi lại và biến thành chữ did. Nếu ta khơng biết động từ này có hợp quy tắc hay bất quy tắc thì ta cứ
để y nguyên đừng đổi chữ did gì cả trừ khi ta đủ giỏi và vốn từ vựng đủ lớn để biết hurt là một động từ bất
quy tắc và chữ hurt ở giữa (hurt – <b>hurt – hurt) bằng với chữ did hurt thì ta mới được bỏ chữ did bởi vì</b>
<b>hurt hay did hurt là giống hệt nhau khi nó đứng ở vị trí giữa tức là cột thứ 2 của thì simple past. Chữ so,</b>
<b>such trong bài ta bỏ đi vì vậy so ở đây bỏ đi và đổi thành very much, rất là nhiều.</b>


<b>Đề thi 3, p.22, câu 3 có một bài tập như vậy, đáp án nằm ở p.25.</b>


<b>(3)a. Why were you absent last time ? Tại sao mà anh lại vắng mặt hồi lần trước ?</b>


You were absent last time/the time before. Tơi biết là lần trước anh có vắng mặt.


Ta bỏ chữ why, đưa chữ were ra đằng sau chữ you, bỏ dấu chấm hỏi đổi thành dấu chấm
<b>thường, chữ last time có thể để nguyên, lần trước hoặc chuyển đổi lại thành the time before, lần trước</b>
đó. Như ta đã biết last time là lời nói trực tiếp, direct speech cịn the time before là lời nói gián tiếp,
<b>indirect speech thì ta có thể để cả hai đều được cả. Mình vẽ lại cho người ta thì có thể dùng lời gián tiếp,</b>
indirect.


_ <b>+</b>


<b>(3)b. If only I hadn’t turned down his offer. </b> I turned down his offer.
Ước chi tôi đã không bác bỏ lời đề nghị của anh ấy.


<b>If only là ước gì, khơng có thật giống như if, vậy if chúng ta bỏ thì if only cũng bỏ. Turned down là</b>
bác bỏ, ở đây chia ở thì perfect past, hadn’t turned down, cho dấu trừ (-) vào chữ n’t. Ta bỏ dấu trừ đi
xuống dưới thành dấu cộng (+), vậy ta đã lùi một thì từ perfect past, hadn’t turned down xuống simple
<b>past, turned down, bỏ dấu n’t tức là dấu trừ biến thành dấu cộng. Tôi ước chi điều đó thì thực tế tơi đã bác</b>
bỏ mất rồi.


<b>(3)c. Victor regrets [that he broke your window] .</b> Victor broke your window.
(fact, dữ liệu có thật, thơng tin có giá trị true là Victor có làm bể kính cửa sổ)


Đàng sau động từ regrets có một cú lồng đầy đủ với động từ broke chia thì simple past sẵn rồi, ở
đây ta sẽ bỏ chữ regrets và that, đại từ he phải bỏ do đó chuyển đổi vị trí chữ Victor xuống vị trí chữ he.


<b>(3)d. </b> <i>The pregnant teacher has gone on holiday.</i>
The teacher is pregnant.


S V Adj.



Cô giáo hiện đang mang thai đã đi nghĩ rồi.


Ta chú ý câu này, ở đây ta thấy có một danh ngữ xác định, tiền giả định đã được nhắc nhở là thơng
tin cũ là danh ngữ xác định có chữ the. Thơng tin xác định này ngồi chữ the ra cịn có chữ khác nữa, đó
là tính từ đứng ngay đàng trước danh từ. Trong trường hợp như vậy thì ta sẽ xử lý như một mẫu công
thức thôi. Đầu tiên ta nhìn chữ the và chữ teacher, nó chính là danh từ, đáp án đã cụm 2 cái này lại thành
một miếng, đó là the teacher, cột nó lại thành <b>subject của câu. Đó là chủ ngữ của câu, sau đó ta lấy chữ</b>
<b>pregnant vốn là tính từ đứng ở giữa bổ nghĩa cho danh từ teacher trong danh ngữ lơi ra đàng sau. Đó mới</b>
chỉ là adjective, để cho câu này complete nó phải có động từ mà ta phải chọn ở đây chữ is.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Công thức này đã xuất hiện trong sách giáo khoa, 4.1.2.3, p.111


The presupposition of an utterance may be cancelled under its EXTENSION.


Tiền giả định của một phát ngơn có thể bị hủy bỏ dưới tác động của sự mở rộng của nó.
<b>(5)a. She didn’t feel regret at the over-cooked meat.</b>


Cơ ấy khơng cảm thấy hối tiếc về món thịt nấu quá lửa.


(p.112) The meat was over-cooked. Món thịt này đã bị nấu quá lửa/chín quá.


Ta biết rằng nấu q lửa thì nó dai nhưng cơ bé này khơng hối tiếc gì, thơi kệ dai thì ăn dai khơng
sao cả. Ta nhìn chữ “overcooked” nấu q lửa, ta suy ra nó giống câu (3)d. Nếu ta tìm tiền giả định thì ta
gộp chữ the meat đưa ra phía trước, đưa over-cooked ra đàng sau, động từ to be phải chọn phải là q
khứ was bởi vì nó có chữ “didn’t feel”, đã khơng cảm thấy, nó có mốc thời gian ở quá khứ rồi


(p.111) (5)b. She didn’t feel regret at the over-cooked meat because it was in fact well-done.
Cô ấy không cảm thấy hối tiếc về món thịt nấu q lửa bởi vì thật ra/đúng thiệt là nó vừa chín tới.
(p.112) The meat was well-done. Món thịt này thật ra nó nấu vừa chín tới đấy chứ.



Ta xử lý phần extension là phần mở rộng ra thêm nằm ở ngữ đoạn “because it was in fact
<b>well-done” vì thật ra nó nấu vừa chín tới. Chữ it thay cho chữ meat, vậy thì đáp án nằm ngay đó rồi, “the meat</b>
<b>was well-done”.</b>


Phần mở rộng đó làm thay đổi hoàn toàn tiền giả định của câu (5)a, tạo ra một tiền giả định mới ở
câu (5)b. Ta có ở đây tiền giả định của câu (5)a : <b>The meat was over-cooked, trái lại câu (5)b tiền giả</b>
định là The meat was well-done.


Có những lời dặn về câu lý thuyết ứng với phần bài tập.
<b>Tài liệu ôn thi, p.26</b>


<b>II. Identify the presupposition in each of the following utterances:</b>


<b>1. I regret missing the last lecture. Tôi hối tiếc đã bỏ lỡ buổi giảng lần trước.</b>
The speaker missed the last lecture.


Động từ regret bỏ đi, động từ missing ở trên đưa xuống chia ở thì quá khứ missed bởi vì ta hiện
hối tiếc về điều đã xảy ra nên phải chia ở quá khứ.


<b>2. I regret los</b> ing my temper at work this morning.
Tơi hối tiếc vì đã nổi khùng ở chỗ làm sáng hôm nay.
The speaker lost his/her temper at work this morning.


Ta thấy losing phải bỏ cùng với regret, động từ losing xuống dưới thành lost có nghĩa là ta phải
đủ giỏi về thì động từ bất quy tắc để biết động từ lose - lost – lost.


<b>3. They were rich.</b>


The speaker assumes that the hearer already knows who they are.



<b>They thuộc loại đại từ, pronoun; thuộc loại thông tin cũ, thơng tin mà người nói cho là người nghe</b>
biết rồi. Vậy có một cơng thức gần như học thuộc lịng : the speaker thinks that the hearer already knows
who they are, người nói cho là người nghe biết họ là ai. They là số nhiều nên động từ to be phải là are,
đàng trước để chữ who, đây là người ta


(p.27) <b>4. John was quite unpopular. John hồn tồn khơng nổi tiếng chút nào.</b>
The speaker assumes that the hearer already knows who John is.
<b>John là tên riêng, người nói cho là gười nghe biết rồi, biết John là ai.</b>
<b>7. We haven’t heard anything from Barbara. </b>


Chúng tôi không nhận được tin tức nào về Barbara cả.


The speaker assumes that the hearer already knows who Barbara is.


Có chữ Barbara là tên người ta, đáp án chỉ đổi chữ John của câu số 4 thành Barbara.
<b>8. The exam is not so difficult. Kỳ thi đó thì khơng q khó.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Có chữ the exam, ta chưa đụng gì tới phần “is not so difficult” cả, thậm chí ta có thể gạch bỏ đi
tức là phần thông tin mới không sử dụng, để khi nào làm bài tập hàm ngôn sẽ dùng. Vậy ở đây mình có
cơng thức là : Người nói cho là người nghe biết rồi, biết kỳ thi đó là kỳ thi nào. Nếu là người ta dùng chữ
<b>who, khơng phải người ta dùng chữ what, exam số ít thì đàng sau nó phải là chữ is.</b>


Đó là cách ta lần lượt làm nó sẽ giơng giống như thế. Bài này dễ bởi vì một câu đề thi chỉ viết một
tiền giả định. Ta đọc lại đề bài ở phần II, p.25 : ”Nhận định ra tiền giả định trong từng mỗi phát ngôn
<b>sau đây”</b>


(p.29) <b>III. Identify two presuppositions in each of the following utterances:</b>
Hãy nhận diện ra 2 tiền giả định trong từng mỗi phát ngôn sau đây:


Cách đây khoảng 2 lần thi, người ta dùng đề thi này, đề thi gần cuối sát đây là đề thi ngày


30/12/2009, đề này trước đó một lần nữa. Mỗi một phát ngôn người ta yêu cầu mình làm 2 tiền giả định,
dựa trên lệnh của bài tập, instruction để biết làm 1 tiền giả định hay 2. Lệnh của bài tập II khác với lệnh
của bài tập III, instruction khác thì ta làm khác. Đó là một điểm nhắc nhở, thứ hai nữa là không phải do cô
quy định câu này viết được 2 câu tiền giả định hoặc phát ngôn nọ chỉ được 1 câu thôi mà do nội dung của
phát ngôn. Hễ phát ngơn nó dài chừng nào thì tiền giả định nhiều theo chừng nấy, chẳng hạn như :


<b>1. I’m going to buy some milk for the little child. Tôi sẽ mua một ít sữa cho đứa bé đó.</b>
- The little child drinks milk. Đứa bé có uống sữa.


- The speaker hasn’t bought any milk (for the little child) yet.
Người nói chưa mua sữa nào cả.


Dựa trên đứa bé đó, chỉ mua sữa khi nó có uống sữa mà thơi, vậy tiền giả định đầu tiên dựa trên
fact là đứa trẻ có uống sữa. I am going to là sẽ cho biết là chưa, đây là một loại tiền giả định theo kiểu từ
vựng, sẽ thì nó trở thành chưa, chữ not là không, not yet là chưa. Chữ buy ở trên xuống dưới thành has
<b>not bought, chưa mua, ta phải chia thì present perfect thì mới đi được với chữ not yet</b>




His + <b> his</b>


<b>2. My wife pretended [to be pleased with my answer.] </b>
S verb (simple past)


Vợ tơi giả vờ hài lịng với câu trả lời của tôi. _


- The speaker is already married. - His wife was not pleased with his answer.
(simple past)


Người nói đã kết hơn/có vợ rồi. Vợ anh ấy đã khơng hài lịng với câu trả lời của anh ta.


Chỗ pretended, cái đuôi ed là thì q khứ đơn, đó là lý giải tại sao ở dưới có chữ was not pleased.
Khi ta bỏ pretended thì kế bên động từ to be cho dấu cộng (+), giả vờ là không đúng sự thật phải đổi dấu,
ở dưới cho dấu trừ (-) vào chữ not. To be chia thành quá khứ simple past cho nên nó là chữ was, tiền giả
định thứ nhất nằm ở chữ my wife, ở đây không diễn dịch là “tôi có một bà vợ, I have a wife”, khơng viết
như vậy. Tơi có một cái nhà, I have a house hay một cái xe gì đó, cịn vợ thì khơng phải thừ đồ vật đâu
mà dùng have là có như thế. Ở đây khơng thể dịch tơi có vợ theo kiểu là I have a wife mà phải nói là
người nói câu này đã xây dựng gia đình rồi, “is already married” là từ chỗ my wife mà ra.


Bài tập ở đây khó hơn hẵn so với bài tập II, nó địi hỏi một nỗ lực lớn và muốn làm được bài tập
này thì ta phải coi lại phần lý thuyết đã trình bày. Tuy là phần lý thuyết cô không dạy hết 60 câu trong sách
giáo khoa nhưng cơ có trình bày sự khác biệt của từng tiểu loại và ta phải cố gắng nhận ra sự khác biệt đó
để biết nó là loại nào.


<b>29/2/10</b> +


(p.29) III. 3. She pretended [that the gift had pleased her].
Cơ ấy đã giả vờ rằng món q này đã làm cơ ấy hài lịng.


- The speaker assumes that the hearer already knows who she is and what the gift is.
Người nói cho rằng là người nghe biết cơ ấy là ai rồi, có đại từ she và danh ngữ the gift
Cơ ấy là ai, who she is và món quà đó là món quà nào, what the gift is .


_


- The gift did not please her. (tiền giả định cốt lõi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Nếu đề thi cho giống câu 3 này nhưng hỏi theo kiểu II tức là chỉ cần một câu tiền giả định thôi thì ta
chọn câu gạch đầu dịng thứ hai.


Tiền giả định là thơng tin cũ, thơng tin mà người nói cho là người nghe biết rồi, nó có giá trị <b>true.</b>


Có 3 cách để xác định thông tin cũ :


- pronouns (đại từ) : he, she, we, they …
Tiền giả định là - names (tên người ta, tên vật) : John …


thông tin cũ - definite noun phrases : the gift
(danh ngữ xác định có chữ the)


Vậy thì nó nằm trong thơng tin cũ, từ đó mà mình suy ra tiền giả định của câu.
Xem lại phần lý thuyết trong sách, p. 116, câu 24.


+ <b>+</b> <b></b>


-He pretends to be ill. nonfact fact (đổi dấu)


verb (simple present) <b>-</b> <b>+</b>


<b>He is not ill.</b>


Khi ta thấy động từ pretend là giả vờ thì ta hiểu là tồn bộ phần đàng sau khơng đúng sự kiện
(nonfact) và để chuyển qua sự kiện fact ta phải đổi dấu, hễ cộng (+) thành trừ (-); hễ trừ (-) thì ta chuyển
thành cộng (+).Ở đây dấu ta phải chú ý ở chỗ to b<b> e là dấu cộng (khơng có chữ not) chuyển xuống dưới</b>
thành dấu trừ.


Khi động từ pretend mất thì ta phải tìm động từ khác, nói cách khác là ta phải chia thì cho động từ
<b>to be đi theo ngơi he, nó sẽ là chữ is. Ta phải nhìn vào chữ pretend để nhận ra nó là thì simple present.</b>


Sách, p.115. 4.1.3.3 The non-factive presopposition (chỉ đổi dấu, khơng đổi thì)
<b>Tài liệu, p.29. câu 2</b>



Cũng giống câu 24 p.116 trong sách, pretended ở simple past, ta đổi động từ to be sang simple
<b>past theo (was not pleased) và chia theo subject là my wife. Cốt lõi ở đây là phải chia đúng động từ,</b>
những phần còn lại bê dán xuống dưới.


Hai phần trên dường như ngược với câu số 3. Cơ ấy đã giả vờ rằng món q này đã làm cơ ấy hài
lịng. Thật ra là món q khơng làm cơ ấy hài lịng, thế thì chữ had pleased ở trên là dấu cộng (+) thì chữ
<b>not ở dưới là dấu trừ (-), had đổi thành did. Như vậy câu thứ 3 khác với 2 câu trên.</b>


<b> +</b>


had pleased pretended (S1V1)


Past <b>×</b> <b>×</b> Future


Perfect past Simple past Now
<b>Simple past</b>


Muốn hiểu được ý câu thứ 3 phải dùng dịng thời gian, trong đó mốc quan trọng là now, ta sẽ tìm
ra một mốc ở gần now hơn là thì simple past. Thì simple past được thể hiện bằng chữ pretended, xa hơn
thì phía trước là thì Perfect past, thể hiện trên chữ viết là had pleased. Đây mới chỉ là dịng thời gian thơi,
chưa làm gì hết.


Bắt đầu làm, thấy pretended bỏ đi tức là bỏ thì simple past đi rồi. Trong đề thi, pretended được
xem là V1, đàng trước của nó có S1 (subject 1), động từ had pleased xuất hiện đàng sau, có subject
riêng. Khi nào trong một câu có hơn 1 động từ tức là có 2 động từ trở lên, có 2 subject khác nhau, nó gặp
phải một cái mà ta phải xử lý gọi là sequence of tenses (chuỗi các thì). Đã gọi là chuỗi thì ít nhất phải có
2 cái, bất cứ khi nào có chuỗi thì phải xử lý mối quan hệ của chúng với nhau.


Thì perfect past chỉ tồn tại được trong dịng thời gian với điều kiện có một mốc là simple past. Khi
mốc simple past bị mất đi thì perfect past di chuyển về phía vị trí của simple past. Ta bắt đầu lùi chữ <b>had</b>


biến thành did, pleased chuyển sang thành please như simple past, rồi còn phải đổi dấu ở chỗ chữ had.
Nguyên tắc đổi dấu là nguyên tắc của tiền giả định yêu cầu. Hễ giả vờ là phải đổi dấu tức là tiền giả định
không tin có giá trị true, đúng, fact cho nên bao giờ cũng phải chuyển để tìm cho được cái fact đó. Việc đổi
từ perfect past sang simple past không phải là quy định của tiền giả định mà là quy định của chuỗi thì
trong tiếng Anh liên quan đến grammar, ngữ pháp của tiếng Anh. Tiền giả định ở đây chỉ đổi dấu trong
<b>had pleased thành did not please.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Cô ấy đã giả vờ rằng là anh ấy đã hiểu được điều cơ muốn nói.
He did not understand what she meant.


Giả vờ đã hiểu, thực tế là không hiểu gì cả. Bỏ <b>pretended, nếu bỏ pretended thì had understood</b>
đứng ở dạng perfect past không được, phải lùi lại vào mốc simple past, giống hệt câu 3 trong tài liệu, đổi
chữ pleased thành chữ understood; had understood là dấu cộng (+), xuống dưới đổi thành dấu trừ (-)
có chữ not, understood thành understand. Câu đang nói chỉ phân tích phần động từ của câu thơi, cịn
những ý khác chỉ dán vơ chứ nó khơng thay đổi gì hết.


<b>4. He didn’t manage to support himself. Anh ấy đã không tự nuôi sống bản thân nổi.</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows who he is.


- He tried to support himself. Anh ấy đã cố gắng tự nuôi sống bản thân.


<b>didn’t manage là đã không … nổi, nuôi sống bản thân là support himself. Nhìn xuống gạch đầu</b>
dịng thứ 2 học thuộc lòng. Đây là tiền giả định theo kiểu lexical, từ vựng là trong đề thi nó có 1 chữ, 2
chữ, 3 chữ hổng chừng. Từ những chữ đó ta suy ra tiền giả định, vậy tiền giả định ở đây dựa trên 2 từ là
“didn’t manage”, đã không nổi, từ đây đưa xuống chữ tried, đã cố gắng. Vậy từ chữ “đã không nổi” suy
ra “đã cố gắng”.


Ở đây có pronoun, đại từ he là thơng tin cũ, từ đó suy ra một tiền giả định nữa, đó là người nói cho
là người nghe biết rồi, người ta thì nên dùng who, biết who he is.



<b>5. You shouldn’t have relied on him. Lẽ ra chị đã không nên tin cậy hắn.</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows who he is. (do chữ him)
- The hearer relied on him.


<b>Giống câu 59, p.121 trong sách (p.29 tài liệu này)</b>


You shouldn’t have seen such a horror film. Anh đáng lẽ đã khơng nên xem phim ma như thế đó.
<b>đã khơng nên xem “shouldn’t have seen”, đã là chữ have, seen là chữ xem, should là nên, n’t</b>
là không. “đã không nên xem” tức là đã lỡ xem mất rồi.


<b>+</b>
_ have relied on did rely


<b> </b> <b> +</b>


shouldn’t have seen didn’t see


past <b>×</b> <b>×</b> future


<i><b>modal perfect past</b></i> <b>simple past</b> now


Thì perfect past ở đây khó hơn một tí so với thì perfect past bình thường bởi vì nó có thêm một từ
là modal verb, động từ tình thái cịn gọi là vị từ tình thái, một động từ đặc biệt chỉ cảm xúc, lời khuyên
bảo, sự có thể … Ở đây trong bài là chữ shouldn’t, perfect past ở đây là have seen. Động từ ở câu số 5
là have relied on, động từ nguyên mẫu là rely on có nghĩa là tin cậy vào và đây là câu có chữ not (n’t),
câu dạng phủ định. Đây là loại 6 (The counter-factual presupposition) chỉ điều trái ngược với sự thật,
<b>contrary to the past, loại này ta vừa đổi dấu vừa lùi một thì vì người ta dùng một dạng ở quá khứ xa</b>
<b>perfect past để chỉ một điều khơng có thật ở q khứ gần.</b>


Nếu ở đây là n’t tức là dấu trừ (-) thì đổi sang dấu cộng (+) tức là bỏ n’t đi, đây là thao tác ta phải


nhớ là có đổi dấu. Và thì perfect past phải lùi lại một thì là simple past. Ta phải nhìn ra động từ gốc của
nó là see và rely, thì simple past rất dễ, nếu don’t see thì đáp án là did see.


<b>“đã không nên dựa cậy vào hắn” là đã dựa cậy mất rồi, ta phải chia lại động từ have relied on,</b>
gốc là rely, thêm chữ did vào để biến thành thì simple past “did rely”


<b>6. It’s odd [how tricky the final exam is].</b>


- The speaker assumes that the hearer already knows what the final exam is.
- The final exam is tricky. Kỳ thi này mang tính chất lừa bịp.


<b>trick là cú lừa, tricky là có tính chất lừa bịp. Ví dụ thường ngày ta đi học thấy mình học cũng</b>
được, cở trung bình, khá trở lên, điểm 7 – 8 khơng thì đi thi phải đậu chứ nhưng cơ nói “Khơng, những ai
học trong lớp 7 – 8, kỳ thi này cũng có thể thi rớt, khơng đoan chắc là được 7 – 8 thường xuyên mà kỳ thi
đậu cả. Kỳ thi này tricky ở chỗ đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

sau động từ to be là is để tạo thành đáp án là “The final exam is tricky” là kỳ thi này mang tính chất lừa
bịp rất lá ác, nó mang tính chất gì đó khơng ổn, nó không phản ánh đúng thực lực của người học.


Trong câu này có một danh ngữ xác định có chữ <b>the “the final exam”, qua đây cho thấy người nói</b>
cho là người nghe biết rồi đây là kỳ thi cuối cùng, thậm chí là kỳ thi tốt nghiệp về mơn tiếng Anh hay Hóa
học, Sinh học thì người nói cho là người nghe biết rồi.


<b>Sách p.120, câu 51</b>


<b>51. </b> It is odd how proud he was. Thiệt lạ là anh ta mới kiêu căng làm sao.
He was proud.


Gạch bỏ how và It is odd đàng trước, di chuyển từ proud ra đàng sau động từ to be là was.
Dựa trên thực tế là anh ta có kiêu căng nên tơi mới nói như thế.



<b>7. When will she graduate from high school ? Khi nào cô ấy sẽ tốt nghiệp phổ thông ?</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows who she is.


- She will graduate from high school.


Ở đây ta bỏ chữ when, hễ thấy Wh là bỏ; kế đến chuyển trợ động từ will ra đàng sau subject she
để cho nó gắn dính liền với “will graduate”. Đại từ she là thơng tin cũ mà người nói cho là người nghe biết
rồi, biết she là cháu gái của tôi hay là ai.


<b>8. We congratulated them on [the successful completion of the project].</b>
Chúng tôi đã chúc mứng họ về sự hồn thành xuất sắc đề án đó.


- The speaker assumes that the hearer already knows who they are and what the project is.
- They successfully completed the project. Họ đã hoàn thành một cách xuất sắc đề án đó.


<b>Completion là sự hoàn thành, successful là thành cơng, tính từ có chữ “ul”, modify cho</b>
completion. Danh từ completion ở trên đổi thành động từ completed ở dưới, chia ở quá khứ bởi vì động
từ congratulated chia ở thì quá khứ. Vậy ta chúc mừng khi họ đã thi đậu, đã tốt nghiệp. Tính từ
<b>successful chuyển thành trạng từ successfully để modify cho động từ completed, the project ở trên</b>
dán xuống thôi.


Từ chữ them ra chữ who they are, họ là ai thì biết rồi; them đổi thành they, người nói cho là
người nghe biết họ là ai rồi. The project là danh ngữ được xác định bởi chữ the, người nói cho là người
nghe biết đề án gì rồi, what the project is. Người ta thì dùng who, khơng phải người ta thì dùng what.


<b>9. Isn’t it believable (that they have permitted [this trial] to go ahead)? </b>


Khơng biết có thể tin nổi hay khơng là họ đã cho phép cuộc xử án này tiếp tục diễn ra.
- The speaker assumes that the hearer already knows who they are and what the trial is.


- The trial was permitted to go ahead. (passive - past)


Cuộc xử án đã được cho phép tiếp tục.
= they have permitted this trial to go ahead.


<b>go ahead nghĩa đen là đi tiến lên về phía trước. Nếu chưa đầy đủ chứng lý thì đáng lẽ phải dừng</b>
lại bổ sung chứng lý rồi mới xử án. Phiên tịa có thể tạm hỗn để đề nghị bổ sung chứng lý, đàng này
chứng lý chưa có mà họ đã cho nó tiếp tục diễn ra. Vậy thì nó nguy cơ là xử án oan sai.


Câu này có mệnh đề phụ khá dài, đàng sau chữ that là they have permitted, họ đã cho phép; this
<b>trial, cuộc xử án; to go ahead, tiếp tục diễn ra. Đây có thể được coi là tiền giả định, sau khi ta bỏ “Isn’t it</b>
<b>believable that”, ta có thể dán y nguyên phần còn lại xuống dưới gạch đầu dịng thứ 2, để khỏi phải thay</b>
đổi giống như cơ là “The trial was permitted to go ahead” vì nếu dùng câu này ta sẽ đối mặt với một thực
tế là dạng bị động “was permitted”, đã được cho phép. Cịn cẩn trọng hơn thì chia theo passive của thì
<b>present perfect, “has been permitted”</b>


Trong câu có đại từ “they”, họ là ai, who they are, this trial, danh ngữ xác định. Khi viết thành tiền
giả định thì đổi “this” thành “the”. Người nói cho là người nghe biết rồi, what the trial is, biết cuộc xử án
này là cuộc xử án nào.


<b>10. Who discovered Pluto in 1930 ? Ai đã khám phá ra hành tinh Pluto vào năm 1930 ?</b>
- There exist/is a planet called “Pluto” in the solar system.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Pluto was discovered in 1930. Hành tinh Pluto đã được tìm thấy vào năm 1930.


Ở đây ta chỉ cần bỏ chữ Who đi, bao giờ cũng bỏ Wh question và chuyển câu hỏi có chữ Who
thành câu bình thường, đó là gạch đầu dịng thứ hai. Ở đây chia bị động ví hành tinh đó được khám phá
ra, nó phải mang nghĩa bị động và năm 1930 là quá khứ nên ta phải chọn chữ was. Người ta khám phá ra
hành tinh còn hành tinh đó được khám phá nên phải chia dạng bị động.



Từ chữ Pluto là danh từ tên riêng, là thông tin cũ có thể lần ra một tiền giả định nữa ở gạch đầu
dịng thứ nhất và có thể dùng is thay cho exists.


_


<b>11. I wish [I hadn’t turned down his proposal].</b>
Tôi ước chi tôi đã không bác bỏ đề xuất của anh ấy.


+


- He put forward/submitted a proposal.
+


- The speaker/I turned down his proposal.


<b>proposal là đề xuất ở dưới đệ trình lên. Thí dụ thay vì chúng ta làm từ 8g sáng đi rất kẹt xe, bây</b>
giờ chúng ta có thể mềm dẻo những người có thể thu xếp được làm từ 7g sáng, sau đó rời khỏi cơ quan
sớm một tí vào lúc 3g chẳng hạn. Những ai có con mọn khơng đi được sớm như thế thì có thể làm từ 9g
sáng và về vào lúc khơng phải 4g mà là 5g, thậm chí là 6g tối, làm lệch giờ đi cho đỡ kẹt xe. Đó là một
<b>proposal.</b>


Bỏ I wish, đổi dấu n’t là dấu trừ (-), đem xuống đổi thành dấu cộng (+) tức là bỏ chữ not (n’t) đi.
Động từ had turned down là thì perfect past đổi thành simple past, turned down. Thay vì dùng the
<b>speaker, người nói có thể dùng I là tơi cũng được. Thật ra dùng the speaker không phải dễ, nhiều khi</b>
dùng lẫn lộn mệt lắm, nếu thấy khó q thì dùng lại chữ I thôi cũng được.


<b>12. He didn’t realize [he had been taken in24</b><sub>].</sub>


Anh ấy đã không nhận chân ra sự thật là trước đấy anh ấy đã bị lừa.
(p.30) - The speaker assumes that the hearer already knows who he is.



- He was taken in.


be taken in<b>24</b><sub> = be completely deceived by someone who tells lies</sub>
= bị lừa hồn tồn bởi người nào đó nói dối


“nhận chân ra sự thật” cho biết đàng sau là fact, nội dung ta giữ y nguyên. Thì perfect past “had
<b>been taken in” thường chỉ tồn tại được khi có mốc thời gian ở simple past là didn’t realized. Khi didn’t</b>
realize bỏ đi thì phải lùi lại một thì là simple past tức là was, còn taken in, cột thứ 3 của động từ bất quy
tắc giữ nguyên.


Trong câu có chữ he, người nói cho là người nghe biết rồi, anh ấy là ai.
<b>13. Their son is not naughty. (hư, nghịch ngợm)</b>


- The speaker assumes that the hearer already knows who they are.
- They have a son. Họ có một con trai.


<b>Their là tính từ chỉ sở hữu, xuống dưới đổi thành they have; son thành a son. </b>


Từ chữ their ta nghiệm ra rằng người nói cho là người nghe biết rồi, họ là ai. Họ là gia đình Wilson
hay gia đình Kenedy có một cậu con trai.


<b>14. They are happy with [the results of the exam]. </b>
Họ vui sướng với những kết quả của kỳ thi.


- The speaker assumes that the hearer already knows who they are.
- They have taken an exam. Họ đã có dự một kỳ thi. (tùy chọn)


- The exam’s results have been announced. Kết quả kỳ thi đã được thơng báo.



Thay vì nói “the results of the exam” như ở trong ngoặc thì dùng “The exam’s results”. Thi xong
rồi thì phải chờ kết quả đậu thiệt mới mừng, do đó ta khơng thể mừng khi chưa có kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Ở gạch đầu dịng thứ nhất, người nói cho rằng người nghe biết họ là ai rồi.
_


<b>15. She pretended (she was not at home [when the bell rang])</b>


Cô ấy đã giả vờ là cơ ấy đã khơng có mặt ở nhà khi chuông cửa reo lên.
- The speaker assumes that the hearer already knows who she is.
- The bell rang. Chuông cửa rel lên


+


- She was at home [when the bell rang]. Cơ ấy có ở nhà khi chuông cửa reo.


Ta có chữ when, xuống gạch đầu dịng thứ 2 bỏ đi : The bell rang, thực tế là chuông có reo.


Cơ ta giả vờ là khơng có ở nhà, thực tế là cơ ta có ở nhà, vậy ta phải đổi dấu. Dấu trừ (-) ở chữ not
đem xuống dưới thành dấu cộng (+), bỏ chữ not đi. Đó là gạch đầu dịng thứ 3.


<b>She là ai, người nói cho là người nghe biết rồi, biết cô ấy là ai.</b>


Trong một câu có thể có 3 tiền giả định chứ không phải là 2 do nội dung được chở tải của câu quy
định. Nếu nội dung nhiều thông tin chứng nào thì tiền giả định nhiều lên chừng đấy.


_


<b>16. [If they hadn’t waited until the last minute], they would have passed the exam.</b>
Nếu họ đã khơng chờ đợi đến giây phút cuối cùng thì họ đã thi đậu.



- The speaker assumes that the hearer already knows who they are.
+


- They waited until the last minute. Họ đã đợi đến giây phút cuối cùng.


Trong câu conditional, điều kiện ta khơng chú ý mệnh đề chính nên bỏ, chỉ chú ý mệnh đề if thôi.
Sau khi tỉm được mệnh đề cho chữ if thì gạch bỏ chữ if đi, đổi dấu, xuống dưới bỏ <b>n’t đi thì thành dấu</b>
cộng (+), phải lùi một thì, had waited là perfect past, lùi một thì là simple past như gạch đầu dịng thứ 2.


Họ là ai, người nói cho là người nghe biết rồi.


Nếu câu này xuất hiện trong đề thi II người ta chỉ bảo mình viết một câu tiền giả định thơi thì ta bắt
buộc phải chọn gạch đầu dịng thứ 2 vì đó mới là câu cốt lõi, khơng được làm biếng chọn gạch đầu dòng
thứ 2 sẽ bị trừ điểm


<b>17. You mustn’t get up [until your temperature has gone down].</b>


Anh không được phép ngồi dậy cho đến khi nhiệt độ của anh đã hạ xuống.
- You have a temperature<b>25</b><sub>. Anh bị sốt.</sub>


- Your temperature has not gone down yet.
or - The hearer has a temperature.


- His/her temperature has not gone down yet.


<b>until là một liên từ báo hiệu một embedded clause, cú lồng vào trong câu, vậy ta bỏ until, bỏ hết</b>
phía trước trừ 1 chi tiết là chữ not, không được ngồi dậy cho đến tận khi nhiệt độ hạ xuống. Vậy thì nhiệt
độ thực tế chưa hạ, vẫn còn sốt cao. Do vậy ta đem “<b>your temperature has gone down” xuống dưới và</b>
dùng thêm chữ not yet, chưa hạ nhiệt.



Từ danh ngữ “your temperature” có thể biến thành gạch đầu dòng thứ nhất


<b>temperature25</b><sub> : you have a body temperature that is higher than normal, especially because you</sub>
are sick. Anh/chị có một thân nhiệt cao hơn mức bình thường khi anh/chị bị bệnh.


Có thể dùng the hearer thay cho you ở câu 1 nhưng phải đi với has và tương ứng thì dùng his
hoặc her temperature thay cho your. Như vậy dùng the hearer không phải dễ, nhiều khi xao nhãng khơng
chia ngơi thứ 3 số ít là chết. Do đó dùng you và your dễ chịu hơn.


<b>18. I wonder [why Palm ignored us in the street just now26</b><sub>]</sub>


Tôi tự hỏi tại sao Palm đã lờ tịt bọn mình trên đường phố vừa mới rồi đây.
- The speaker assumes that the hearer already knows who Palm is.


- Palm ignored us/both the speaker and the hearer in the street just now.
Tên Palm là người ta, người nói cho là người nghe đã biết Palm là ai.


Chữ why phải bỏ và bỏ hết main clause phía trước, chỉ giữ lại phần embedded clause dán xuống
lại. Chữ us có thể ghi bằng both the speaker and the hearer, ta phải hiểu là cả người nói lẫn người
nghe.


<b>19. Disa doesn’t want anymore popcorn.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- The speaker assumes that the hearer already knows who Disa is.
<i>Disa has eaten some popcorn.</i>


Hiện nay không muốn ăn thêm nữa, động từ want chia ở thì simple present, not anymore là
<b>khơng … nữa, vậy trước đó có ăn. Nó đã có ăn rồi thì mới nói khơng nữa được và đã ăn rồi thì has</b>
<b>eaten, ăn chút ít là some popcorn. Chú ý danh từ popcorn khơng đếm được, muốn báo hiệu tính chất</b>


bất định, chút ít là bao nhiêu không biết dùng chữ some. Chút ít có thể là một nắm tay hay một hộp giấy.


Có tên người Disa ghi vào, người nói cho là người nghe đã biết Disa là ai.
<b>20. They didn’t realize [that they were going in the wrong way].</b>


Họ đã không nhận chân ra là họ đã đi sai đường.


- The speaker assumes that the hearer already knows who they are.
- They were going in the wrong way.


Ta bỏ chữ that và những từ phía trước, đàng sau là dữ liệu có thật, sau động từ realize ta bỏ chữ
that và dán y ngun phần trong ngoặc vng cịn lại là đáp án.


Họ đang đi sai đường, họ là ai, người nói cho là người nghe biết rồi.


<b>21. We know {that they had no chance to succeed [though they were trying a lot]}.</b>


Tơi biết rằng là họ khơng có cơ may thành công mặc dù trong quá khứ họ đã liên tục cố gắng.
- The speaker assumes that the hearer already knows who they are.


(p.31) - They were trying a lot.


- They had no chance to succeed.


Ta phải bỏ chữ though để chỉ giữ lại phía sau, bỏ that đi, cái còn lại là tiền giả định. Vậy với mệnh
đề that ta phải nhận ra đàng sau nó với điều kiện đàng trước là động từ know là biết giống như động từ
<b>realize là nhận chân ra sự thật.</b>


<b>22. What was the thief doing [when you saw him] ?</b>
Kẻ trộm lúc đó đang làm gì khi anh nhìn thấy hắn.



- The speaker assumes that the hearer already knows who the thief is.
- You/The hearer saw the thief.


Chúng ta có một embedded clause bắt đầu bằng chữ when, ta bỏ chữ when, bỏ hết phía trước
trừ một chi tiết “the thief”. Ta bỏ main clause chỉ giữ lại embedded clause là cú lồng. Chữ the thief phải
di chuyển vào vị trí chữ him vì trong câu có danh ngữ xác định the thief, đáp án 2.


Người nói cho là người nghe biết rồi, biết kẻ trộm là ai, who the thief is, kẻ trộm nào đã được xác
định rồi.


<b>23. What was she talking about [when you arrived there] ?</b>
Cô ấy đang nói điều gì khi anh tới đó ?


- The speaker assumes that the hearer already knows who she is.
- You/The hearer arrived there. Anh có đi tới đó.


Ta bỏ when, bỏ phía trước, cịn lại là you arrived there. Chữ she cho biết là người nói cho là
người nghe biết rồi, who she is, biết người phụ nữ này là ai.


<b>24. [When he phoned in], I was out for lunch. </b>


Khi anh ấy gọi từ bên ngồi vào thì tơi đã đi ra ngồi ăn trưa.
- The speaker assumes that the hearer already knows who he is.
- He phoned in. Anh ấy có gọi vào.


Anh ấy đi ra bên ngoài rồi từ bên ngoài gọi vào trong cơ quan gọi là <b>phone in. Nếu từ cơ quan gọi</b>
ngược ra gọi là phone out.


Bỏ main clause, cú chính cịn đàng trước bỏ chữ when cịn lại là he phoned in.


Người nói cho là người nghe biết rồi, biết he là ai.


<b>25. It is a pity [(that) she failed her driving test]. Tội nghiệp thay cô ấy đã thi rớt kỳ thi lái xe.</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows who she is.


- She failed her driving test. Cô ấy đã thi rớt kỳ thi lái xe của cơ ấy.


Bỏ that, bỏ hết phìa trước cịn lại she failed her driving test. Chữ she cho biết là người nói cho là
người nghe biết rồi, biết cơ ấy là ai, who she is.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

- The speaker assumes that the hearer already knows what the circus is and where it is located.
- The speaker was at the circus before.


Trước đó người phát ngơn ra câu này đã có mặt ở rạp xiếc.
or - The speaker has been to the circus before/at least once.


Người nói đã đi tới rạp xiếc và đã trở về nhà mình trước đó một lần hoặc ít nhất là một lần.
- The hearer has taken the speaker to the circus before/at least once.


Người nghe đã đưa người nói đến rạp xiếc trước đây/ít nhất một lần.


Ta chú ý chữ again, lại; đây là tiền giả định theo kiểu từ vựng, <b>lexical. Từ chữ again ta suy ra chữ</b>
<b>before. Đáp án “or 1” khơng dễ vì “has been to” dễ lẫn với “has gone to”</b>


has been to (2 chiều)


home circus


has gone to (1 chiều)



Chúng ta có địa điểm là nhà mình, home và rạp xiếc, circus. Nếu ta dùng has been to thì có nghĩa
là 2 chiều, đi tới rồi quay về hiện đang ở nhà, nếu dùng has been to thì đúng, mình đang ở nhà mình biểu
người ta đưa trở lại rạp xiếc. Nhưng nếu ta chỉ nhầm lẫn một chút thơi thì câu này sai liền, ta qn dùng
has been to mà lại dùng has gone to thì nó mới đi một chiều và nó đang ở rạp xiếc thì làm sao lại bảo đưa
trở lại rạp xiếc được.


Do bởi tiếng Anh có quy định nghiêm ngặt việc đi một chiều hay 2 chiều thể hiện qua chữ <b>has</b>
<b>been to hay has gone to. Như ta đã biết, gone là động từ to go, been là động từ to be. Vậy nó khó ở chỗ</b>
đó.


Đáp án “or 2” dùng has taken lấy từ động từ take, và để đi được với before, trước đây hay at
<b>least once, ít nhất 1 lần đã như thế; 1,2,3 lần, có chữ lần là phải chia thì present perfect. Nếu ta khơng</b>
nắm vững động từ bất quy tắc thì chia động từ này khó. Do đó ta chỉ nên chọn gạch đầu dịng thứ 2 thơi.


Ta thấy có danh ngữ xác định “the circus” thì ta đặt thành câu : người nói cho là người nghe biết
rồi, biết rạp xiếc nào, what the circus is và nó nằm ở đâu, where it is located.


<b>27. I got an excellent mark for my essay last time.</b>
Có một điểm tuyệt vời cho bài essay của tôi lần trước.
- I/The speaker wrote an essay.


or - I/The speaker had written an essay. (nhấn mạnh)


Chú ý chữ got chia ở quá khứ, từ chữ got, có điểm; từ chữ my essay thay vì dùng động từ have
thì dùng động từ write là viết chia ở quá khứ wrote, tôi đã viết một bài essay. Dùng câu 1 được rồi, trừ phi
muồn nhấn mạnh mới dùng câu 2 (or) nhưng điều này không cần thiết.


<b>+</b>


<b>28. If only you had taken his offer.</b>



Ước gì anh đã chấp nhận lời đề nghị cộng tác của anh ấy.
- He has made the hearer/you a good offer on something.


_


- You/The speaker didn’t take his offer.


<b>offer khác proposal, offer mang tính chất lợi lộc rất rõ. Ví dụ : Ừ anh về làm việc với chúng tôi,</b>
chúng tôi sẽ trả lương anh một tháng là bằng ấy tiền như thế này. Proposal là đề xuất ở dưới trình lên.


Từ chữ his offer, lời đề nghị của anh ấy, ta viết lại là he has made …, anh ấy đã đưa ra cho người
nghe, hearer ở đây chính là you, một lời đề nghị rất là tốt về vấn đề gì đó cùng cộng tác.


<b>If only, ước gì là khơng có thật, bỏ if only phải lùi một thì, từ had taken lùi xuống thành simple</b>
<b>past, did take và phải đổi dấu trừ, cho n’t vào.</b>


<b>29. If only she were not so talkative. Ước gì cơ ấy khơng q nhiều chuyện.</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows who she is.


- She is very talkative.


Ước gì là khơng có thật, bỏ if only, chữ was ở trên xuống dưới thành is, chữ not ở trên là dấu trừ
(-), xuống dưới bỏ not thành dấu cộng (+).


<b>so là quá đến như thế, xuống dưới đổi thành very vì so là nhận định mang tính tình thái.</b>


_


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

+ <b>+</b>



- Rain is<i> fall ing . Mưa đang rơi. or </i> - It is<i> rain ing . Trời đang mưa.</i>


<b>stops là ngừng, thôi (dấu trừ). “Tơi khơng thể đốn khi nào mưa ngừng rơi” tức là mưa đang rơi.</b>
Dấu cộng (+) và trừ (-) ở đây không phải là thêm hay bỏ chữ not mà đổi từ vựng từ chữ stops sang is
<b>falling và is raining. Đây là cách đổi từ dấu trừ trong chữ stops, nghĩa thôi là hàm ý nghĩa phủ định.</b>


Câu 27 và 30 đáng lẽ nằm ở phần II vì chúng chỉ có một tiền giả định.
<b>31. I am sorry I cannot find your book right now.</b>


Tôi rất lấy làm tiếc tơi khơng thể tìm ra quyển sách của chị ngay bây giờ.
- You have a book. Anh/chị có một quyển sách.


- You have lent it (a book) to me.
or - The hearer has a book.


(p.32) - The hearer has lent it (a book) to the speaker.


Từ chữ your book ta suy ra gạch đầu dòng thứ nhất. Từ câu “I am sorry I cannot find” đổi thành
“You have lent it to me” Anh/chị đã đưa nó/quyển sách đó cho tơi mượn. it tức là “a book”. Cũng vậy,
nếu đã dùng you và me rồi thì khỏi đổi thành hearer và speaker. Như cơ đã nói, dùng 2 từ này rất nguy
hiểm cho nên phải cân nhắc khi dùng nó.


<b>32. I am going to have a new grammar book. Tơi sẽ có một quyển sách từ vựng mới.</b>
- I have a grammar book already. Anh/chị có quyển sách ngữ pháp rồi.


- I haven’t bought any new one yet. Tôi chưa mua một quyển mới nào hết.


Từ chữ new ra tiền giả định thứ nhất, phải có một quyển rồi thì mới nói tới một quyển mới được,
chứ chưa có quyển nào hết làm sao nói mới, nói mới tức là ám chỉ có cũ, đang có một quyển rồi.



Từ chữ sẽ, I am going to, xuống dưới thành chữ chưa, not … yet. Ta chỉ nói sẽ khi ta chưa làm,
“Tôi chưa mua một quyển nào hết”. Đó là tiền giả định theo kiểu từ vựng, lexical. Loại này rất khó, nó có
mấy chục, mấy trăm chữ khơng chừng, từ này suy ra từ kia rất khó, nhiều vơ số kể. Chú ý chữ đại từ <b>one,</b>
nó thay thế cho chữ “grammar book” để khỏi lặp lại.


<b>33. On the occasion of my friend’s birthday, I intend to buy her a new vase.</b>
Vào dịp sinh nhật của bạn tơi, tơi có ý định mua cho cơ ấy một bình bơng mới.
- I have a friend.


- She has a vase already.


- Soon (adv) comes (verb) her birthday (subject).


Từ chữ my friend, bạn tôi cho ra tiền giả định thứ nhất. Từ chữ new giống như câu 32, cho biết cơ
gái đã có một bình bơng rồi. Ta phải nghĩ người phụ nữ như thế này chắc chắn là phải có một cái bình rồi
chứ làm sao khơng có được, có điều là mình mua tặng thêm một cái nữa cho nó q hóa vì có thêm vài
cái nữa cũng đẹp, chẳng sao. Như vây khi ta nói new ở đây thì ta nghĩ trong đầu là người ta có ít nhất một
cái rồi.


“I intend to buy ber a vase”, ý định quá sáng rõ, điều mua quá cụ thể. Ta cụ thể hóa mọi chuyện
khi gần như là ngày sinh nhật sát một bên rồi. Gạch đầu dòng thứ 3 : <b>Soon, trạng từ chẳng bao lâu nữa;</b>
<b>comes là đến, tới, xuất hiện, động từ và her birthday, ngày sinh nhật của cô ấy. Đây là một cấu trúc câu</b>
đặc biệt gọi là câu đảo, tiếng Anh gọi là an inverted sentence. Thường thì subject<b> rồi mới đến verb</b>
nhưng ta quan sát câu này, trật tự của nó verb<b> rồi mới đến subject vì verb này ngắn mà subject dài.</b>
Tiếng Anh cho phép đảo với điều kiện đó và đặc biệt là đàng trước nó có một adverb chỉ thời gian.


<b>34. I want to send a small present to my friend on the occasion of her graduation.</b>
Tôi muốn gửi một quà tặng nhỏ cho bạn tôi vào dịp tốt nghiệp của cô ấy.



- I have a friend.


- She has just graduated from school. Cô ấy vừa mới tốt nghiệp ra khỏi một trường nào đó


Ta có my friend ra tiền giả định thứ nhất. Từ chữ her graduation, sự tốt nghiệp của cô ấy ra tiển
giả định thứ hai. Khi nào dùng just, vừa mới thì dùng thì present perfect.


<b>35. Can you stop playing with your cat ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- You are playing with it/him/her.


Tiền giả định ở đây có chữ stop là thơi, khi bỏ chữ stop thì bỏ ln chữ can vì trợ động từ can chỉ
có thể đứng vững khi nào có chữ stop mà thơi. Động từ play đang ở dạng playing thì nó khơng thể
playing khơng được, nó phải có một dạng to be, are playing. Con đang chơi với nó, it này thay thế cho
<b>your cat nhưng cũng có thể dùng him hay her, con chó mà ta yêu quý quá, ta nhân cách hóa nó, coi nó</b>
như một thành viên trong gia đình. Đứa bé cứ ơm cổ con chó hồi thì người mẹ mới nói “Con có thể thôi
chơi với con mèo của con được không ?”


Thay vì dùng are playing vẫn có thể dùng thì khác nữa là “have been playing” chỉ hành động đã
xảy ra trong quá khứ kéo dài đến hiện tại và tiếp diễn nữa, dịch là “<b>đã và đang chơi” trong khi chữ “are</b>
<b>playing” dịch là “đang chơi” thơi khơng có chữ đã. Như vậy “đã và đang” thì phải dùng thì “present</b>
<b>perfect continuous”. Đứa bé chơi với con chó độ mươi phút rồi, nó cứ ơm cổ con chó hồi thơi, mẹ nó sợ</b>
nó bị ho vì lơng chó, mẹ nó mới kêu khơng cho chơi nữa.


<b>36. She was not aware that [her son had an accident].</b>
Cô ấy đã không biết rằng là con trai của cô gặp tai nạn.
- She has a son.


- He/Her son had an accident.



Động từ “biết” trong tiếng Anh có khi có một chữ như know nhưng có khi có 3 chữ như “to be
<b>aware”, to be ở đây là ở dạng was, có từ phủ định là not, tính từ là aware rồi đến liên từ that. Biết/cho</b>
rằng sau đó là fact, dữ liệu có thật, ta giữ nguyên “her son had an accident”.


Từ chữ her son ta ra tiền giả định thứ nhất, từ not aware that, không biết mà đã gạch bỏ ta nói là
“Đứa con trai này hoặc he, anh ấy đã gặp tai nạn”.


<b>37. I wish I had not booked the ticket. Tôi ước chi tôi đã không đăng ký vé trước</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows what the ticket is.


- The speaker booked the ticket.


Bỏ chữ I wish thì phải đổi dấu, chữ not bỏ đi đem xuống dưới thành dấu cộng, had booked thì
<b>perfect past, lùi lại một thì thành simple past có một chữ thơi, booked ở gạch đầu dịng thứ 2.</b>


Người nói cho là người nghe biết vé đó là vé gì.
<b>38. Tom might find the chocolate cake in the kitchen.</b>
Tom có lẽ sẽ tìm ra cái bánh sơ-cơ-la ở trong nhà bếp.


- The speaker assumes that the hearer already knows who Tom is.


- There is a chocolate cake in the kitchen. Có một ổ bánh sơ-cơ-la ở trong nhà bếp.


Có một từ might thơi mà dịch là “có lẽ sẽ”, ta gọi nó là future possibility, nghĩa của nó là một khả
năng nhưng mong manh thơi, khơng có chắc ăn mà nó có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Chữ <b>might ở đây</b>
khơng có hiện tại, là tương lai.


Từ chữ “the chocolate’ đem xuống dưới gạch đầu dòng thứ hai đổi nó thành a chocolate cake,
thêm chữ there is ở đầu câu vì là danh từ số ít. Động từ to be ở hiện tại bởi vì nó hướng tới tương lai, cái
bánh phải hiện có ở trong nhà bếp để ta e rằng nó sẽ tìm ra và ăn mất. Ta phải dùng chữ is bởi vì ta hiểu


nghĩa của chữ might là hướng tới tương lai, future. Như vậy, có những tín hiệu chỉ thời gian trong câu
nhưng liệu ta có nhận ra được hay khơng là một câu hỏi quá lớn. Sau đó dán “in the kitchen” vơ.


Có chữ Tom, người nói cho là người nghe biết Tom là ai, who Tom is.
<b>39. You will be amazed [when you see the view].</b>


Anh/Ông bà sẽ kinh ngạc khi nhìn thấy quang cảnh đó.


- There is a beautiful view somewhere. Có một quang cảnh đẹp ở đâu đó.


- You will see the view soon. Chẳng bao lâu sau ơng bà sẽ nhìn thấy quang cảnh này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Sắp sửa nhìn thấy chứ chưa nhìn thấy, bỏ chữ when, bị phía trước chỉ giữ lại chữ will trong main
<b>clause gắn vô chữ see thành will see. “When you see the view”, đây là mệnh dề phụ chỉ thời gian, time.</b>
Theo quy định của ngữ pháp tiếng Anh, mệnh đề phụ chỉ thời gian không được quyền dùng thì tương lai
mặc dù nghĩa của nó ở tương lai. Do vậy khi ta bỏ main clause, cú chính có chữ <b>will phải giữ lại để gắn vô</b>
chữ see để biến cú phụ đàng sau thành một câu độc lập, chính như ở gạch đầu dịng thứ 2, thêm chữ
<b>soon cho nó gần thời gian lại.</b>


<b>40. I am going to have/take a final examination in Semantics.</b>
(Near future with arrangement)


Tôi sẽ dự một kỳ thi về môn Semantics.


- There will be a final examination in Semantics soon.


Chẳng bao lâu nữa sẽ có một kỳ thi tốt nghiệp về mơn Semantics.
- The speaker hasn’t taken the final examination in Semantics yet.


<b>Am going to là sẽ, future, nó có nghĩa là near future with arrangement là tương lai gần với sự sắp</b>


xếp. Thí dụ ta sắp sửa đi thi, phải bỏ bớt thời gian, việc khác để học thêm, vậy là ta đã sắp xếp,
<b>arrangement là như vậy đó. từ chữ “a final examination in Semantics” làm thành gạch đầu dịng thứ</b>
nhất.


<b>“I am going to” là sẽ cho biết mình chưa thi, vậy thì người nói câu này , từ take đổi thành hasn’t</b>
<b>taken, (not yet) để kỳ thi tốt nghiệp vào như ở gạch dầu dòng thừ 2.</b>


<b>41. We are going to be teachers of English. Chúng ta sẽ là những thầy cô giáo tiếng Anh.</b>
- We/the person in question haven’t been teachers of English yet.


Chúng tôi, chúng ta/những người được nói tới ở đây chưa phải là thầy cô giáo.


- The speaker assumes that the hearer already knows who the other members of this group are.
Người nói cho là người nghe biết những thành viên khác của cái nhóm này (nhóm gọi chúng tơi, chúng ta)
là ai, gồm bao nhiêu người.


Chữ we trong tiếng Anh không giống như “chúng tơi, chúng ta” của tiếng Việt, nó có 2 cách dịch
sang tiếng Việt.


(including the hearer) : chúng ta (bao gồm người nghe)
<b>we</b>


(excluding the hearer) : chúng tôi (loại trừ người nghe)


Trong trường hợp này ta không biết là chúng tơi hay chúng ta, cũng có thể là chúng tơi hoặc là
chúng ta, vì vậy ở gạch đầu dịng thứ nhất, in question là đang được xem xét, đang được nói tới,
khơng phải “trong câu hỏi”. Chữ not yet bắt ta phải chia động từ to be ở thì present perfect, havent’
been.


<b>we là đại từ, là thơng tin cũ từ đó suy ra một tiền giả định thư hai.</b>



<b>42. My sister is going to graduate from university. Em gái tôi sẽ tốt nghiệp đại học.</b>
(p.33) - I have a sister. Tơi có một chị/em gái.


- She hasn’t graduated from university yet. Cô ấy chưa tốt nghiệp.
Từ chữ my sister ta có tiền giả định thứ nhất.


<b>Sẽ tốt nghiệp là cô ta chưa tốt nghiệp, tiền giả định thứ hai.</b>
<b>43. I missed my class on Monday [because I overslept].</b>
Tôi đã bỏ lỡ buổi học vào ngày thứ hai bởi vì tơi đã ngủ qn.
- I had a class on Monday. Tơi đã có lớp học vào ngày thứ hai.
- I overslept.


<b>because là một từ nối, conjunction báo hiệu cho biết cái embedded clause, cú lồng có chữ “I</b>
<b>overslept”, khi bỏ because đi đem xuống dưới ta có tiền giả định thứ 2, tôi đã ngủ quá giấc, không đi học</b>
kịp nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>44. Mary regrets/regretted [that she broke your window]</b>
Mary hối tiếc/đã hối tiếc là cô ấy đã làm bể cửa sổ nhà anh.
- Both the speaker and the hearer already know who Mary is.
Cả người nói lẫn người nghe đều biết Mary là ai.


- Mary broke your window.


Bỏ regrets và regretted, hiện hối tiếc hay đã hối tiếc dều đúng hết về điều đã xảy ra. Khi bỏ chữ
<b>that và phía trước, chữ Mary phải giữ lại đem ra đàng sau gắn vào chỗ chữ she để có đáp án 2. Không để</b>
chữ she mà phải để chữ Mary vào đó.


Đây là tên người ta Mary nên người nói cho là người nghe biết rồi, đáp án 1.
<b>45. Tom didn’t regret [missing the deadline for the assignment].</b>



Tom đã không hối tiếc bỏ lỡ thời hạn cuối cùng cho bài tập.


- The speaker assumes that the hearer already knows who Tom is and what the assignment is.
-There was a deadline for the assignment. Có một kỳ hạn cuối cùng cho bài tập.


- Tom missed the deadline. Tom đã bỏ lỡ kỳ hạn đó.


Từ chữ the deadline for the assignment đem xuống dưới ta có đáp án 2, the deadline thành a
<b>dealine, was dùng ở quá khứ, đã có một mốc thời gian như thế.</b>


Bỏ didn’t regret thì phải bỏ cái đi ing trong missing, chia thì quá khứ cho chữ miss thành
<b>missed. Ta hiện hối tiếc hay đã hối tiếc về điều đã xảy ra, đáp án 3, không nộp kịp bài đúng kỳ hạn. Có</b>
những deadline rất nguy hiểm khơng gì cứu được cả.


Đáp án 1 có thể dùng như đáp án 1 của câu 44.


<b>46. Where did you look for the keys ? Anh đã tìm chìa khóa ở đâu ?</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows what the keys are.
- The hearer looked for the keys. Người nghe câu này có tìm chìa khóa.


Bỏ chữ where, chuyển did ra đàng sau you, did cộng với look là looked. Ngưịi nghe có tìm chìa
khóa rồi sau đó ta mới hỏi ở đâu được.


Có danh ngữ xác định the keys, người nói cho là người nghe biết chìa khóa nào.
<b>47. The bus [(that) you just missed] was the wrong bus anyway.</b>


Chiếc xe buýt mà anh vừa bỏ lỡ/không chạy theo kịp là chiếc xe buýt sai/không đúng xe anh cần đi
dù sao đi nữa.



- The hearer missed a bus. Người nghe câu này đã bỏ lỡ một chiếc xe buýt.
- The bus was not the one the hearer needed to take.


Chiếc xe bt đó khơng phải là chiếc xe mà người nghe cần đi.


Bỏ that, mang danh ngữ “the bus” ra đàng sau thành “you just missed a bus”, the đổi thành a,
đáp án 1. Từ chữ “the wrong bus” chuyển thành đáp án 2. Nó sai, nó không phải là chiếc xe cần đi.


<b>Sách p.114</b>


<b>13. The book</b> you gave me is worth reading.
- You gave me a book.


<b>The book = which hay that, the book which/that you gave me, which or that thay cho the book</b>
làm direct object trong mệnh đề phụ, vậy nó có thể bỏ không cần để, thành ra “the book you gave me”.
Ta nhận ra là phải chuyển danh ngữ xác định có chữ <b>the thành một câu đầy đủ, muốn biến nó thành câu</b>
<b>complete statement thì lấy you làm subject, gave làm động từ, me là indirect object, chuyển the book</b>
ra đàng sau, nhớ đổi the thành chữ a ra đáp án.


<b>48. When did you stop beating your wife ? (structure)</b>


did stop / stopped (lexical)


once beat / used to beat


once + V-ed / used to + bare infinitive
Anh đã thôi đánh vợ khi nào thế ?


- You are married. Anh có vợ rồi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Đây là một câu hỏi mỉa mai rằng anh cũng đánh vợ thôi, đừng làm bộ đạo đức giả, làm gì có tư
cách mà dạy tơi.


Ta nhìn thấy chữ when, wh, bỏ, chữ did chuyển vào vị trí chữ stop ta có did stop, ta cũng hiểu nó
có dạng thêm đuôi ed, stopped. Đây là bước thứ nhất của loại structure, cấu trúc hàng ngang thuộc loại
structural, cấu trúc; bò dấu chấm hỏi thành dấu chấm thường.


Thao tác kế tiếp ở dòng này là loại lexical, từ vựng, tiền giả định theo kiểu từ vựng bảo rằng là khi
nào thấy chữ stop thì bỏ đi và phải suy ra chữ khác, đó là once, một khi nào đó. Once là một trạng từ chỉ
thời gian trong quá khứ, một khi nào đó trong quá khứ, nó phải cộng với một verb thêm đuôi <b>ed. Động từ</b>
<b>beat là bất quy tắc, cột thứ hai của nó là beat. Ở đây rất khó, nếu chúng ta biết thao tác nhưng động từ</b>
hợp quy tắc, bất quy tắc ta nắm không vững thì viết cũng khơng nỗi. Kèm theo thao tác trình bày mang
tính kỹ thuật, technique, ta cũng cần vốn từ vựng đủ lớn để hiểu được câu nó như thế nào, chữ nào dùng
được.


Nếu khơng dùng once thì có cách khác nữa là used to, động từ tình thái, modal verb, dịch là đã
<b>từng chỉ cộng với verb gốc nguyên thể. Modal verb giống như can, may, might, should cộng đàng sau</b>
với verb dạng nguyên thể. Khi gạch bỏ stop thì đồng thời với chuyện đó là phải gạch ln đi ing của
<b>beating vì nó đi theo chữ stop, đem động từ beat xuống. </b>


Từ chữ your wife ra chữ you are married, dùng “you have a son” được vì con trai nhỏ thuộc về
quyền của người cha nhưng khơng dùng “you have a wife” vì khơng thể coi vợ như đồ vật, xe gắn máy
hay điện thoại di động. Khơng có người mỹ nào nói you have a wife cả, phải nói là <b>you are married. Tuy</b>
nhiên nói you have a wife thì người ta cũng hiểu thơi nhưng sẽ rất buồn cười và nó sẽ tạo thành một thứ
người ta gọi là Vietnamese English, tiếng Anh của người Việt chứ không phải tiếng Anh của người bản
ngữ Anh. Ta phải cẩn trọng với thứ tiếng Anh đó..


<b>49. Fred continued/didn’t continue speaking.</b>
Fred đã tiếp tục/đã không tiếp tục nói.



- The speaker assumes that the hearer already knows who Fred is.
- Fred was speaking previously. Fred trước đó đã nói liên tục.


Ta phải nhớ lại tại sao continued ở dạng xác định, didn’t continue ở dạng phủ định, tức là nó là 2
câu hồn tồn khác nhau nhưng có cùng đáp án. Từ câu 49 trở đi cơ trình bày để ta thấy đề thi có thể
dùng 1 trong 2 chữ, hoặc là continued hoặc là didn’t continue. Tiếp tục hay không tiếp tục đều tiền giả
định là trước đó anh ấy liên tục nói. Fred là ai biết rồi.


(sách p.111) 4.1.2.1. The presupposition of an utterance remains the sense under its NEGATION


Tiền giả định của một phát ngơn duy trì y ngun dưới tác động của sự phủ định hóa, tức là thêm
<b>not vơ khơng hề làm thay đổi tiền giả định.</b>


(1)a. John stopped smoking.
(1)b. John didn’t stop smoking


Ở trên thôi, ở dưới không thôi nhưng có chung một tiền giả định là “John once smoked
<b>cigarettes”, John một lúc nào đó đã hút.</b>


(2)a. The dog’s tail was cut.
(2)b. The dog’s tail wasn’t cut.


Ở trên là was cut, ở dưới là wasn’t cut nhung có chung tiến giả định là “the dog had a tail”, con
chó có đi.


(3)a. I like his car.
(3)b. I don’t like his car.


Ở trên thích, ở dưới khơng thích, cả hai câu có chung tiền giả định là “he owns a car”, anh ấy có
một xe hơi. Anh ấy phải có xe rồi tơi mới thích hay khơng thích chiếc xe ấy.



<b>50. I cleaned/didn’t cleaned the room. Tôi đã/đã không lau dọn căn phòng.</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows what the room is.
- The room was dirty.


Lau dọn hay khơng lau dọn thì trước tiên căn phịng phải dơ cái đã, đáp án 2.
Danh ngữ xác định “the room” người nói cho là người nghe biết căn phòng nào rồi.
<b>51. He killed/didn’t kill the bird. Anh ta đã giết/đã khơng giết con chim đó.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- The bird was alive. Con chim cịn sống.


<b>giết hay khơng giết đều dựa trên một tiền giả định là con chim đó cịn sống và con chim nào thì</b>
phải biết rồi.


<b>52. What was John worried about ? John lo lắng về vấn đề gì vậy ?</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows who John is.
- John was worried.


Bỏ chữ what thì phải bỏ chữ about vì about là về cái gì đó, nó khơng thể đi theo chữ worried được,
chuyển chữ was ra đàng sau chủ ngữ John, đáp án 2.


Người nói cho là người nghe biết John là ai rồi.


<b>53. Bill drank another glass of beer. Bill đã uống thêm một ly bia khác.</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows who Bill is.
- Bill had drunk at least one beer.


<b>another là một cái khác cho ra at least one, ít nhất là một.</b>
Có tên Bill, người nói cho là người nghe biết Bill là ai rồi



(p.34) <b>54. I think (that) I will pass the exam. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ thi đậu kỳ thi này.</b>
- There will be an exam soon. Chẳng bao lâu nữa sẽ có một kỳ thi.


- I am/The speaker is going to take it. Tơi/người nói câu này sẽ dự kỳ thi đó.


Câu này y hệt câu 55, ở trên là I think, ở dưới là I hope, đều là thì hiện tại hết, hiện bây giờ tôi
nghĩ/tôi hy vọng. “I will pass the exam”, tôi sẽ thi đậu; “to have a good result” cũng có nghĩa tương lai.


<b>55. I hope to have a good result for this exam. Tôi hy vọng có kết quả tốt trong kỳ thi này. </b>
- There will be an exam soon, and the speaker is going to take it.


- There was an exam, and the speaker has taken it.
Đã có một kỳ thi tổ chức rồi và người nói đã dự thi nó.


“has taken” thì hiện tại hoàn thành chỉ một cái đã xảy ra trong q khứ hồn thành rồi nhưng
khơng cần xác định thời gian chính xác. Tuy nhiên, cái xảy ra trong q khứ có tác động đến hiện tại,
khơng có một thì q khứ nào có khả năng tiếp cận với hiện tại như thì present perfect.


Trong câu, I think, I hope ở thì hiện tại, mình phải link lại. Tơi đã thi và bây giờ tôi tràn trề hy vọng
trong hiện tại đây. Tùy theo góc độ nhìn xảy ra vào lúc nào mà ta có thể chọn 1 trong 2 kiểu, hiện tại hay
quá khứ. Khẳng định là 2 câu 54 và 55 giống hệt nhau, cùng tiền giả định, <b>think và hope đều ở thì hiện</b>
tại, will pass ở trên thì tương lai thì to have a good result cũng là mang nghĩa tương lai.


<b>56. I’ve got/I have a good mark for the exam in American Literature.</b>
Tơi có một điểm tốt cho kỳ thi môn văn học Mỹ.


- There was an exam in American Literature.


- The speaker has taken it. Người nói đã dự kỳ thi này.



<b>I have got và I have chỉ khác phong cách sử dụng, have got là kiểu nói của người Anh, British</b>
<b>English và have là kiểu nói của người Mỹ, American English. Hai kiểu nói đó có giá trị ngang nhau để</b>
dùng để chỉ cái gọi là possession in the present, sự sở hữu trong hiện tại.


“Tôi hiện sở hữu một con điểm tuyệt vời”, nếu ta nói với giọng hiện tại như thế, a good mark for
the exam in American Literature, Ta có điểm khi nào ta đã thi và ở đây ta chỉ chọn được dạng quá khứ
thôi, đáp án 1 và tôi đã dự kỳ thi này, đáp án 2, ta dùng “has taken” để link với hiện tại được.


Nhiều bạn nhìn have got tưởng là quá khứ, nó khơng phải là quá khứ mà nó mang nghĩa
<b>possession in the present, đó là hiện tồn tại, hiện sở hữu một cái gì đó</b>


<b>57. Could you lend me the novel [when you finish it] ? Khi nào xong thì cho tơi mượn nhá.</b>
- The speaker assumes that the hearer already knows what the novel is.


- You haven’t finished the novel yet.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

xuống dưới mới có chữ chưa, not yet. Muốn đi được với not yet thì động từ finish phải chia thì present
<b>perfect, have finished, đáp án 2.</b>


Danh ngữ xác định là novel, vì vậy ta có tiền giả định nữa là người nói cho là người nghe biết
quyển tiểu thuyết nào.


<b>SECTION 4: UTTERANCE MEANING (p.11)</b>
Ta vừa học tiền giả định, bây giờ so nó với hàm ngơn để khỏi lẫn.


<b>4.2.6 Distinguish PRESUPPOSITION from CONVERSATIONAL IMPLICATURE.</b>
Phân biệt tiến giả định và hàm ngôn hội thoại.


Phần này đọc hiểu tức là hiểu để làm bài tập thơi khơng cần thuộc lịng.
<b>The first way:</b>



<b>A presupposition is anything the speaker assumes to be true before making the utterance while a</b>
<b>conversational implicature is an inference or an additional unstated meaning drawn from any</b>
conversation.


Một tiền giả định là bất cứ cái gì người nói cho là có giá trị đúng trước khi tạo lập phát ngơn trong
khi đó/trái lại một hàm ngôn hội thoại là một điều được suy diễn ra hoặc là nghĩa phụ được thêm vô không
được nói bằng miệng được rút ra bất kỳ một cuộc đối thoại nào.


Như vậy, tiền giả định chỉ dựa trên đơn vị phát ngơn, một lời nói.
<b>Compare:</b>


<b>PRESUPPOSITION</b> <b>CONVERSATIONAL IMPLICATURE</b>


E.g. Is the Pope Catholic ?


The above Yes-No question presupposes
that “the Pope does exist in the world”.


E.g. A: Do you like apples ?
B: Is the Pope Catholic ?


The above conversation implies that B does like apples.


+ Presupposition : Thí dụ sau đây chỉ có một lời thoại.


Is the Pope Catholic ? Đức Giáo Hồng là ngưới theo đạo Cơng giáo khơng ?
The above Yes-No question presupposes that “the Pope does exist in the world”.
Câu hỏi Yes-No ở trên tiền giả định rằng là Đức giáo Hồng có hiện tồn tại trên thế giới.



Đức Giáo Hồng phải hiện tồn tại, phải có Đức ngài con người sống thiệt cái đã, rồi sao đó mới hỏi
về niềm tin tôn giáo của Đức ngài.


+ Conversational implicature : phải có cuộc đối thoại giữa người A với người B.
A. Do you like apples ? Anh có thích táo khơng ?


B. Is the Pope Catholic ? Đức Giáo Hồng là ngưới theo đạo Cơng giáo khơng ?


Thay vì trả lời “Yes I do, I love apples” thì người B này lại cắc cớ đáp lại câu hỏi của người ta
bằng cách nêu một câu hỏi khác. Đức Giáo hồng chắc chắn là người theo đạo Cơng giáo, đó là một sự
thật hiển nhiên. Một sự thật khác hiển nhiên y hệt như thế là “<b>tơi có thích táo”, anh biết rồi anh còn hỏi</b>
mần chi.


The above conversation implies that B does like apples.


Vậy khẳng định cuộc đối thoại ở trên ám chỉ, nói <b>implies là nghĩa này ẩn bên trong (người ta khơng</b>
nói ra miệng) là người B quả thật là có thích táo. Do đó cơ dùng “does like” để nhấn mạnh chứ không phải
“likes”.


<b>The second way : hai bên đối lập từng miếng một</b>
straightforward = easy to understand =dễ hiểu


<b>Tiền giả định dễ hiểu hơn hàm ngơn và tính chất khách quan cao. Nó dễ dàng được nhận ra trước</b>
khi tạo lập một phát ngôn.


Pre supposition
tiền=trước nhận định


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

giả định. Bài tập tiền giả định là bài tập dựa vào cái người ta nói ra miệng để suy ngược vào bên trong,
nhận định ngầm của người ta



<b>Hàm ngôn hội thoại kém dễ hiểu và có tính chất chủ quan hay tính chất cá nhân cao như cùng</b>
trong một cuộc đối thoại nhưng dựa trên những hiểu biết background, nền tảng khác nhau người ta có
thể rút ra những hàm ngơn khác nhau. Thí dụ cơ già rồi cơ dạy ngôn ngữ, chắc chắn hàm ngôn của cô
khác với các bạn còn trẻ làm khoa học kỹ thuật. Với những nền tảng khác nhau như vậy, người ta có thể
rút ra hàm ngơn khác nhau bởi vì con người là một thực thể ghi nhận nghĩa khác nhau. Hàm ngôn chỉ có
thể được rút ra sau một cuộc thoại đã kết thúc tức là cuộc hội thoại dứt rồi mới rút ra hàm ngôn được.


Như vậy là một cái rút ra sau, cịn một cái là nhận định chìm có trước; một cái dựa trên phát ngơn,
<b>utterance cịn một cái dựa trên đơn vị cuộc đối thoại, conversation. Nó khác nhau xa như thế nhưng nó</b>
cứ lẫn tùng phèo tất cả. Coi chừng cả hai bài tập đều xuất hiện trong kỳ thi.


<b>PRESUPPOSITION</b> <b>CONVERSATIONAL IMPLICATURE</b>


Presupposition is more straightforward and
more objective. It is easily drawn before
making an utterance.


Conversational implicature is less straightforward and more
subjective/personal. It is only drawn after a conversation
<b>is over.</b>


E.g. Is the Pope Catholic ?


The above Yes-No question presupposes
that “the Pope does exist in the world”.


E.g. A: Do you like apples ?
B: Is the Pope Catholic ?



The above conversation implies that B does like appes.


<b>Đề thi 1, p.15</b>


<b>3. Write down one implicature that can be drawn from the second speaker’s response in each of</b>
these two dialogues :


<b>Instruction, yêu cầu của bài tập : Bạn hãy viết xuống một hàm ngơn mà nó có thể được rút ra từ</b>
lời đáp của nhân vật thừ 2 trong từng mỗi cuộc thoại sau đây :


<b>a)</b> A : Did the band play for two hours ? Ban nhạc chơi được 2 tiếng phải không ?
B : I left in the middle of the performance. Tôi đã ra đi ở giữa buổi biểu diễn.
Nếu đi giữa buổi biểu diễn thì khơng biết rõ nó được 2 tiếng.


<b>b)</b> A : The library is open (adj) on Saturday, isn’t it ?


Thư viện thì ở trạng thái mở./Thư viện thì mở cửa vào ngày thứ bảy phải khơng ?
B : Let’s find out. Bọn mình hãy tìm hiểu đi.


<b>Đáp án 1, p.16 :</b>
<b>a)</b> B did not know.
<b>b)</b> B does not know.


Nhìn chữ is ta biết open là tính từ chỉ trạng thái, state khác với to open là verb chỉ hành động,
<b>action. Một lần nữa thì hiện tại xuất hiện ở isn’t it. Let’s = let us, find là ngun thể khơng to chỉ có hiện</b>
tại thơi, khơng thể q khứ được. Hai tín hiệu thời gian này cho biết là hiện tại. “<b>Bọn mình hãy tìm hiểu</b>
<b>đi”, tìm hiểu tức là khơng biết.</b>


open (adj) ≠ closed (adj) to open (v) ≠ to close (v)



Tất nhiên nó có những chỗ hơi khó cho ta, thí dụ với động từ chia quá khứ thì ta cũng thêm đi ed
nhưng khi đó phải dùng ngữ cảnh tính từ closed với động từ chia thì quá khứ closed thì tính từ closed
có động từ to be đi trước nó, nhờ tín hiệu này ta biết nó là tính từ và ở trạng thái.


<b>Đề thi 2, p.18</b>


<b>5. Write down one implicature that can be drawn from the second speaker’s response in each of</b>
the following dialogues :


<b>Dialogue 1 : Kevin: Congratulations. I heard you’ve been accepted for the fall semester.</b>
Chúc mừng nha, tôi đã nghe chị đã được nhận cho học kỳ mùa thu.


Gina: Who told you that ? My mailbox is still empty.
Ai nói với mày như thé ? Hộp thư của tao còn trống rỗng.


“Hộp thư còn trống rỗng” tức là người ta chưa gửi thư về gọi đi học, vậy thì “anh nhầm rồi anh
<b>ơi”, đó là ý ở đây.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Jane : I thought he’d decided to study during the break.
Tôi đã nghĩ anh ấy đã quyết định học suốt kỳ nghĩ.


Anh ta có đi bãi biển, he went to the beach, anh ta chơi ở đó, mua một cái bưu ảnh và gửi về.
Như vậy chắc chắn thực tế là anh ta có đi nhưng cô gái này lại nghĩ khác.


<b>break là một kỳ nghỉ ở giữa của 15 tuần tức là tuần thứ 8 khi sinh viên học xong bài được nghỉ</b>
chơi. Có những bạn chẳng may học bài khơng kịp thì phải cố học vào tuần thứ 8 vì thường vào tuần thứ 9
có một assignment phải nộp, vì vậy khơng phải ai cũng dám nghỉ.


<b>Đáp án 2, p.20 :</b>



<b>Dialogue 1 : Gina implies that Kevin is mistaken. Gina ám chỉ là Kevin bị nhầm lẫn rồi.</b>
Có chữ implies, ám chỉ bởi vì khơng nói ra miệng, đây chỉ là ý nằm ở trong.


<b>Dialogue 2 : </b>
+


I thought he’d decided to study during the break.
_ <b> (had)</b> <b> ≠</b>


Jane didn’t think George went to the beach during the break.


<b>thought là dấu cộng (+) đổi thành dấu trừ (-), didn’t think, đàng sau đó phải là hai điều ngược</b>
nhau, ta phải đổi như vậy. He phải chuyển thành tên người, George; I cũng chuyển thành tên người,
<b>Jane. Hai phần đi theo phải nối lại với nhau, thực tế là không như thế. “Tôi đã nghĩ anh ấy đã học suốt kỳ</b>
<i>nghĩ”, vậy là “Jane không nghĩ George đi ra bãi biển”. Hai cái này ngược nhau, đã quyết định ở nhà rồi và</i>
đã đi ra bãi biển, cịn thời gian tính “during the break” cứ dán vơ thơi, đó là thời gian của hành động
khơng sửa đổi gì cả.


<b>Đề thi 3, p.22</b>


<b>4. Write down one implicature that can be drawn from the second speaker’s response in each of</b>
the four following dialogues :


<b>(4)a. Jack: We’re going to the movies. Theo dự tính bọn mình sẽ đi xem phim.</b>
Sally: I’ve got an exam tomorrow. Ngày mai em có kỳ thi.


“are going to” là dự tính sẽ, intended future, tương lai có dự tính khơng phải tự nhiên nó xảy ra.
Nếu ngày mai có kỳ thi thì hơm nay khơng dám đi chơi, làm sao mà đi được. Vậy thì đáp án là Sally sẽ
không đi xem phim.



(p.23) <b>(4)b.</b> David: Who was that man you were talking to ?


Người đàn ông mà tôi thấy chị đang nói chuyện là ai vậy ?


Jane: That was my mother’s husband. Đó là chồng của mẹ tơi. (cha dượng)


Nếu là cha mình thì bao giờ người ta cũng nói thẳng : “That’s my father”, quan hệ cha con là quan
hệ q thân thiết, khơng cần nói vịng vèo nhưng đây là ông cha dượng chứ không phải cha tơi thì mới
vịng vèo như thế.


<b>(4)c.</b> Ed: I really like that dinner. Tơi thật sự thích bữa ăn tối đó.
Linda: I’m a vegetarian. Tơi là người ăn chay.


Ăn chay thì khơng thích, làm sao mà thích được, bọn Tây ăn tồn thịt; mình ăn chay chỉ được vài
lát salade với trái cây thôi.


+


I really like that dinner.
_


Linda does not really like that dinner.


Từ câu “I really like that dinner”, ta sẽ tác động bằng cách là nhìn ra tên người nói ăn chay là chị
<b>Linda, like là dấu cộng (+) ta đổi thành dấu trừ (-), chắc chắn là phải bỏ chữ I, chữ I nói cho anh ở trên</b>
chứ khơng phải nói cho chị ở dưới, do đó ta đổi I thành Linda. Ta phải nhận ra là ăn chay thì khơng thích
rồi, có gì đâu mà ăn, ta phải thêm dấu trừ là does not. Vậy rõ ràng ta chỉ copy câu trên lại thôi, đổi tên
Linda, thêm một chút vào để nó ngược lại là khơng thật sự thích bữa ăn tối đó.


<b>(4)d.</b> John: Do you love me ? Em có yêu anh không ?


Beth: I’m quite fond of you. Em rất là thích anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Đáp án 3, p.25</b>


<b>(4)a. Sally is not going to the movies. Sally sẽ không đi xem phim.</b>
<b>(4)b.</b> Jane’s mother’s husband is not her father.


Chồng của bà mẹ chị Jane không phải là cha chị ấy.


<b>(4)c.</b> Linda does not really like that dinner. Linda khơng thật sự thích bữa ăn tối đó.
<b>(4)d.</b> Beth does not love John. Beth không yêu John.


Bài tập hàm ngơn chỉ viết có một câu ngắn gọn dựa trên sự kết hợp của cuộc thoại.
<b>30/3/2010</b>


(p.34) IV. Write down one <b>conversational implicature that can be drawn from the second speaker’s</b>
response in each of the following dialogues.


Bạn hãy viết xuống một hàm ngơn hội thoại má nó có thể được rút ra từ lời đáp của nhân vật thứ
hai trong từng mỗi cuộc thoại sau đây.


Dialogue 1: A: How do you like the new librarian at the information desk ?
Chị thích như thế nào người thủ thư mới ở bàn thông tin ?
B: You mean Ron ? He’s been here as long as I have.


Chị muốn nói tới Ron hả ? Anh ấy đã ở đây lâu bằng như tôi đây.


<b>Ron is not as new as you thought. Anh Ron không mới như chị tưởng đâu nhé.</b>


Ở trên nói new, ở dưới nói long, chữ “long“ trong lời thoại của người B có nghĩa là “not new”,


khơng mới. Anh ấy củ xì đấy mà, tơi làm ở đây 2 năm 7 tháng thì anh ấy cũng bằng như thế, khơng có gì
mới hết.


Dialogue 2: A: Did you finish your report ? Chị đã làm xong bài báo cáo của mình rồi phải khơng?
B: I started it. Tơi đã bắt đầu nó.


<b>B didn’t finish the report. B hasn’t finished the report yet.</b>


Chú ý chữ đã bắt đầu, started, từ chữ này ta biết là chưa viết xong, khơng viết thì là ”didn’t
<b>finish”, chưa viết thì là “hasn’t finished yet”</b>


Dialogue 3: A: Shall we sit here and talk ? Bọn mình ngồi ở đây và nói chuyện nhé ?


B: There’s no better place than here. Khơng có chỗ nào tốt hơn chỗ này đâu.
<b>This is the best place for private talks. </b>


Đây là chỗ tốt nhất cho những câu chuyện riêng tư.


Từ no better … than ở trên, xuống dưới thành the best, từ chữ talk thành private talks.
Dialogue 4: A: I hear you often travel to other countries ?


Tơi nghe nói là anh thường đi du lịch tới các đất nước phải không ?
B: Well, sometimes I do. Vâng, đơi khi tơi có.


<b>B does not often travel to other countries. </b>
B không thường đi đến những đất nước khác.
<b>sometimes có nghĩa là not often.</b>


Dialogue 5: A: Is it OK if I park here ? Liệu có được không nếu tôi dâu xe ở đây ?
B: It’s a driveway. Đó là lối xe chạy vào nhà.



<b>It is not OK for A to park here. Không được cho người A để mà đậu xe ở đây.</b>


<b>driveway là lối xe chạy từ đường lộ cái vào tận garage chứa xe nhà người ta. Ở nước ngồi</b>
thường có lối chạy như thế được tráng nhựa hoặc rải sỏi, xung quanh trồng cỏ. Vì vậy khơng đậu vào
driveway được do đó lới đáp của nó là no. Ta dán câu người A nói đem xuống dưới rồi trả lời nó là not
<b>OK.</b>


Dialogue 6: A: Did Joan take her umbrella today ?


Joan hôm nay đã lấy cây dù của cô ấy rồi phải khơng ?
B: It’s still downstairs. Nó vẫn còn ở tầng dưới.


<b>Joan has not taken her umbrella yet. Joan chưa lấy cây dù của cơ ta.</b>
“vẫn cịn ở tầng dưới” có nghĩa là “chưa lấy”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Her essay was not good/well-written. Bài essay của cô ấy không được tốt/viết tốt.</b>


<b>To be like dùng để hỏi một cái gì đó về đặc điểm, tính chất. Khi ta viết, ta revise, chỉnh sửa lại từ</b>
1 đến 2 lần thôi. Bây giờ đến bản thảo thứ hai rồi mà còn chưa tốt nữa thì bài essay đó là đồ bỏ đi, khơng
có ra gì cả. Thay vì nói bài essay viết khơng tốt thì nói là bản nháp lần thứ hai rồi khơng có gí khá hơn.
Dialogue 8: A: What time do we have to check out the room ?


Vào lúc mấy giờ chúng ta phải làm thủ tục trả phòng ?


B: Let’s ask the front desk. Hãy hỏi bàn giấy ở chỗ mặt tiền ấy.


<b>B does not know the check-out time. B không biết thời gian làm thủ tục trả phịng.</b>


“hỏi bàn giấy” tức là khơng biết, ở trên là động từ “to check out the room”, ở dưới là


danh ngữ “the check-out time”.


Dialogue 9: A: Would you like a cup of tea ? Tôi mời chị uống một ly trà nhé ?


B: I’ve just had some lemonade. Tơi đã vừa mới dùng một ít nước chanh rồi.
<b>B does not want to have tea. B không muốn uống trà.</b>


Người vừa mới uống nước chanh không muốn uống trà.
Dialogue 10: A: Can you tell me what’s on TV tonight ?


Chị có thể cho tơi biết chương trình nào được chiếu trên TV tối nay ?
B: I never watch TV. Tôi không bao giờ xem TV cả.


<b>B does not know what is on TV tonight.</b>


B không biết chương trình nào được chiếu trên TV tối nay.
“khơng bao giờ xem TV” thì làm sao biết chương trình được.
Dialogue 11: A: Was the concert well received ?


Buổi hòa nhạc đã được tiếp nhận nồng nhiệt phải không ?
B: The audience applauded for a long time.


Khán giả đã vỗ tay trong khoảng thời gian dài.


<b>The concert was well received. Buổi hòa nhạc được tiếp đãi rất nồng hậu.</b>
Nếu vỗ tay dài như thế thì phải là tốt, là khen.


Dialogue 12: A: Do you use your local swimming pool much ?


Chị có dùng hồ bơi cơng cộng ở địa phương nhiều lắm không ?


B: The salt water hurts my eyes. Nước mặn đã làm hư mắt của tôi.
<b>B doed not use the local swimming pool much.</b>


B không sử dụng nhiều hồ bơi công cộng ở địa phương.


Ở đây rõ ràng là ta sẽ say no cho câu hỏi của người A. Ta dán câu hỏi xuống rồi say no cho nó,
khơng dùng nhiếu lắm, not much.


Dialogue 13: A: Who was that man I just saw you with ?


Người đàn ông mà tôi gặp chị đứng bên cạnh trao đổi chuyện là ai vậy ?
B: That was just someone. Ừ đó là một người/ai đó vậy thơi.


<b>B could not reveal the man’s identity. </b>


B đã không thể tiết lộ danh tánh của người đàn ông này.
Dialogue 14: A: Do you expect a lot of rain this month ?


Chị có kỳ vọng có nhiều mưa trong tháng này khơng ?


B: It hardly ever rains in March. Trời hầu như chẳng bao giờ mưa vào tháng 3 cả.
<b>B does not expect any rain this month. </b>


B không kỳ vọng bất kỳ trận mưa nào vào tháng này.


“hardly ever” phải coi là một chữ, khơng phải 2. Nếu dịch từng chữ một thì “ever” là “từng”, hardly
nếu đứng một mình dịch là “khó lòng mà”’ cả hai đều là trạng từ. Nhưng khi “hardly ever“ gộp lại thành
một trạng từ thơi thì ta phải dịch là “hầu như là không bao giờ’. Đây là một trạng từ ghép từ 2 trạng từ lại
với nhau, say no cho câu hỏi của A.



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Mr. Smith’s other daughters are not nice or pleasant.</b>


Những đứa con gái khác nhà ơng Smith thì khơng dễ thương hay dễ chịu.
Vậy thì những đứa khác khơng OK, chỉ có đứa nhỏ nhất là OK thơi.
Dialogue 16: A: Has Betty gone to bed ? Betty đã đi ngủ chưa ?


B: Her desk lamp is still on.


Cái đèn có chao chụp để trên bàn giấy của cô ấy vẫn còn mở.
<b>Betty has not gone to bed yet. Betty chưa có đi ngủ.</b>


Chú ý chữ “has gone to” là đi một chiều và đi tới cái giường là đi ngủ, ở đây khơng được ghi chữ
<b>the có nghĩa là đi ngủ. Nếu đèn cịn mở thì là chưa ngủ nên say no cho câu hỏi của người A.</b>


Dialogue 17: A: Did many students visit you last week ?


Nhiều sinh viên đã thăm viếng anh tuần vừa rồi phải không ?
B: Some of the students came. Một vài sinh viên đã tới.
<i><b>Not many students visit him/her last week.</b></i>


Khơng có nhiều sinh viên đã thăm viếng anh tuần vừa rồi.


Ở trên nói many, ở dưới nói some có nghĩa là not many, không nhiều.


Dialogue 18: Wife: Who is picking up the children today ? Theo dự tính ai sẽ đón con chiều nay ?
Husband: I’ve got a meeting at 3.30. Anh có một buổi họp vào lúc 3.30.


<b>The husband can’t pick up the kids and is suggesting his wife should.</b>


Người chồng khơng thể đón những đứa trẻ được và đang gợi ý vợ của ơng ấy làm điều đó.



“is picking up” khơng dịch là “đang” mà là “dự tính sẽ”, thì present continuous ở đây dùng để
diễn tả với nghĩa là intended future, tương lai có dự tính được chở tải bằng thì present continuous, hiện
tại tiếp diễn. Nếu người chồng có buổi họp vào lúc 3.30 thì khơng thể đón con được vì lúc đó là lúc tan
trường của trẻ nhỏ của nước ngoài học từ 9g đến khoảng 3g chiều.


<b>Sách p.137. Exercise 36, key p.212-214.</b>


<b>Exercise 36: Write down </b><i><b>one implicature</b></i> that can be drawn from the second speaker’s response
in each of the following conversation.


(p.212)


<b>(1)Mary: Did you manage to fix that leak ? Anh đã sửa được chỗ rò rỉ chưa ?</b>
Nếu trả lời yes thì người ta sẽ nói trực tiếp : Yes I did.


Nói mạnh hơn nữa thì : Of course I did, dĩ nhiên là anh làm rồi .
Jim: I tried to. Anh đã cố gắng.


<b>Jim did not fix the leak. Jim không sửa được chỗ rò rỉ.</b>


<b>(2)</b> Steve: What happened to your flowers ? Mấy cái bơng của chị nó làm sao thế ?
Jane: <b>A dog got into the garden. Một con chó đã đi vào vườn.</b>


<b>The dog was not Jane’s and her flowers got destroyed.</b>


Con chó đó khơng phải con chó của Jane và mấy cái bông của cô ấy đã bị dập nát hết rồi.


Cách đặt câu hỏi “what happened to” cho biết đây là chuyện xấu, “chuyện gì xảy ra thế” thì chả
bao giờ là chuyện tốt cả.



Con chó đó khơng phải của Jane bởi con chó của một người khác thì mới nói “<b>a dog”, a tức là một</b>
con bất kỳ nào đó. Nếu là con chó của mình thì cơ ấy phải dùng chữ “my dog” chứ không thể dùng chữ “a
dog” được. got ở dây bằng chữ với became tức là đã trở nên. Điều đó có nghĩa là trước nó vẫn cịn
ngun lành, sau thì nó mới vỡ nát ra


Ở trên là your flowers, ở dưới đổi thành her flowers. “got into the garden”, nó chạy vào trong
vườn thì nó bới tung vườn hết lên nó phá, hoa dập nát hết cà. Suy từ câu trên ra hàm ngôn thứ 2 “<b>her</b>
<b>flowers got destroyed”.</b>


<b>(3)</b> Laura: Who used all the printer paper ? Ai đã dùng hết trơn hết trọi mấy cái giấy in thế này ?
Dick: I used some of it. Tơi có dùng chút ít.


<b>Dick did not use all the paper. Dick đã khơng dùng hết giấy in đó.</b>
<b>some ở đây có nghĩa là not all, không phải tất cả.</b>


<b>(4)</b> Gina: I hear you’re always late with the rent.


Tơi nghe nói lúc nào anh cũng nộp tiền thuê nhà trễ.
Robin: Well, sometimes I am. Ừ, đơi khi tơi có trễ.
<b>Robin is not always late with the rent.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Một người nói always, một người trả lời sometimes, vậy sometimes trong lời thoại của Robin có
nghĩa là not always, khơng phải ln ln, chị đừng nói nghe xấu xí như thế, thỉnh thoảng thơi chứ làm gì
mà ln ln.


<b>(5)</b> Jenny: Mike and Annie should be here by now. Was their plane late ?


Trước lúc này đây, lẽ ra Mike và Annie đã có mặt ở đây rồi. Máy bay của họ bị trễ phải khơng nhỉ ?
Alfred:<b>Possibly. Có lẽ.</b>



<b>Alfred’s not certain/sure that the plane was late. </b>
Alfred không biết chắc liệu máy bay có trễ hay khơng.


<b>by có rất nhiều nghĩa nhưng khi by đi với một hình thức của thời gian như chữ now là bây giờ thì</b>
by có nghĩa là before, trước. Trước lúc này đây, trước lúc ta mở miệng ra nói câu này đây.


<b>should ở đây không dịch là nên mà dịch là ‘lẽ ra” bởi vì nó chỉ sự kỳ vọng, mong đợi,</b>
<b>expectancy. Như cơ đã nói, modal verb rất là khó trong tiếng Anh, một modal verb có thể có 4-5 nghĩa</b>
khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau và ta phải dựa vào <b>context của câu để xác định nghĩa tình</b>
thái nào được dùng trong câu đó cho nên khơng phải chữ should nào cũng dịch là nên đâu.


“có lẽ” là không chắc chắn, xuống dưới thành “is not certain/sure”, khơng có gì chắc hết; “certain”
ở đây dịch là “chắc chắn” nhưng trong một số câu, certain dịch là “nào đó”. Thí dụ: một câu nào đó, a
<b>certain sentence.</b>


<b>(6)</b> Gwen: This cheese looks funny. The label said not to store the cheese in the freezer.


Pho-mát này trơng nó buồn cười quá. Cái mác/nhãn hiệu nói rằng là đừng lưu giữ pho-mát ở trong
ngăn đá.


Alvin: Yeah, I did see the label. Vâng, tơi quả có nhìn thấy cái nhãn đó.
<b>Alvin did not freeze the cheese. Alvin không làm đông đá pho-mát.</b>


<b>freezer là cái ngăn dùng để cho nó đơng lại thành đá, cái gì bỏ vơ nó cũng đơng hết, nó ở phần cao</b>
cao trong tủ lạnh.


<b>label là cái mác, nhãn hiệu, cái vỏ bên ngoài của cái hộp giống như cái đầu bò, ở dưới đầu bò</b>
người ta ghi “do not store in the freezer”, đừng để trong ngăn đá. Vậy ta nhìn thấy label đó, ta là người
biết đọc biết viết, chắc chắn là ta không thể bỏ nó vào trong ngăn đá được bằng cách là nói “tơi có nhìn


<b>thấy cái nhãn đó”. Alvin muốn nói là khơng phải anh ấy làm đơng đá.</b>


Khi có trợ động từ did đứng trước một động từ bình thường thì đây là dạng nhấn mạnh, tiếng Anh
gọi là emphatic form. Khi nào ta dùng saw là dạng bình thường, normal form. Chàng trai trong trường
hợp này buộc phải nhấn mạnh để báo hiệu “Tơi có nhìn thấy à, tơi có biết đọc biết viết vậy tôi không
<b>thể bỏ hộp pho-mát ấy vào trong ngăn đá được”.</b>


(p.213)


<b>(7)</b> Mat: What’s with your mother ? Mẹ của anh làm sao rồi ?
Bob: Let’s go to the garden. Bọn mình hãy đi ra vườn đi.


<b>Bob cannot talk about his mother’s problem in the very place.</b>
Bob khơng thể nói vấn đề của mẹ mình ngay tại chỗ đó.


what’s with = what happened to = làm sao thế, có vấn đề gì


Nếu đi ra vườn tức là ở đây nói khơng được, chỗ này ngại, nói khơng tiện.
“very” dịch là “rất” khi đi với tính từ thôi như very good = rất tốt.


<b>very ở đây đi theo danh ngữ có chữ “the” thì phải dịch là chính ngay tại chỗ đấy.</b>
<b>(8)</b> Carmen: Did you buy the car ? Chị đã mua chiếc xe đó rồi phải không ?


Maria: It cost twice as much as I thought it would.


Nó đã có giá gấp đơi nhiều bằng cỡ tơi đã nghĩ nó sẽ ở mức giá đó.
<b>Maria did not buy the car. Maria đã không mua chiếc xe đó.</b>


“cost twice”, nếu đáng giá gấp đơi thì khơng thế nào mua nỗi. Thí dụ ta tưởng nó 10.000 mà nó
11.000-12.000 ta cịn ráng mua được, cịn nếu nó thành 20.000 thì chả ai mua nỗi cả, khơng mua gấp đôi


được. Vậy chữ costs twice cho biết là không mua.


Động từ cost là động từ bất quy tắc, 3 dạng nó giống hệt nhau : cost – cost –cost, trường hợp nó
đi theo it làm subject, nếu là thì hiện tại, ngơi thứ 3 số ít phải thêm s nhưng nó chẳng thêm s gì cả thì chắc
chắn nó là thì quá khứ


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>There is not any salad dressing left. Khơng cịn dầu trộn xà-lách nào cịn để lại.</b>


“dressing” là một loại dầu trộn salad. Bọn Tây không ăn dầu dừa, dầu phọng hay dầu mè như
mình mà họ thích ăn dầu ép từ cây ơ liu được trồng nhiều ở vùng Địa Trung hải ở khu Palestine, Israel.
Chất béo từ dầu là nguyên liệu chính, main ingredient ở trong món trộn xà lách này, nếu chất béo này mà
hết thì chả cịn gì để trộn cả, tất nhiên là người ta còn cho thêm muối, tiêu, dấm, tỏi, ớt gì đó nhưng chất
béo phải là chất chính. Khi nói hết sạch trơn tức là khơng cịn lại dầu trộn gì cả, <b>left là past participle của</b>
<b>leave, cịn để lại.</b>


<b>(10)</b> Maggie: The bathroom’s flooded. Ý cái phòng tắm ngập nước thế này.


Jim: <b>Someone must have left the tap on. Ai đó chắc hẵn là đã để cái vịi nước ở dạng mở.</b>
<b>Jim did not leave the tap on. Jim khơng để vịi nước ở dạng mở.</b>


“must” khơng dịch là “phải” mà dịch là “ắt/chắc hẵn là”, nó chỉ một nghĩa khó gọi là “assumption”,
một nhận định. Chữ someone phải được chú ý, ai đó chứ khơng phải tui.


Như chúng ta đã biết, on là mở, off là tắt và ở đây chữ on.


<b>(11)</b> Austin: (Do you) Want some fudge brownies ? Có muốn ăn vài viên chocolat khơng ?
Jenny: There must be 20,000 calories there. Chắc hẵn là có 20.000 ca-lơ-ri ở đó.
<b>Jenny does not want any fudge brownies. Jenny không muốn bất cứ cái kẹo nào.</b>


Ở đàng trước chữ “want” có 2 chữ bị bỏ mất là “do you”. Trong văn nói người ta khơng nhất thiết


là nói y nguyên chữ do you, 2 chữ này người ta cho hiểu ngầm nhưng câu vẫn là câu hỏi bởi vì người ta
dùng ngữ điệu lên, rising intonation ở đuôi của câu.


<b>fudge là kẹo mềm, brownies là màu nâu, ở đây có nghĩa là kẹo chocolat mềm. Có vài cái kẹo thôi</b>
mà mất 20.000 calo, tức là người này ăn kiêng, sợ lắm, nhìn đâu cũng thấy béo cả. Người mà thường cân,
đong, đo, đếm ca-lo là “the one who is on a diet”, chỉ có người ăn kiêng mới hay đo calo như thế, sợ
béo, không dám ăn.


<b>(12)</b> Alice: Have you seen my sweater ? Anh có nhìn thấy cái áo khốc của tơi khơng ?
Max: There’s a sweater on the sofa. Có một cái áo khốc trên ghế sofa.


<b>Max is not sure whether the sweater on the sofa is Alice.</b>
Max không biết chắc là cái áo trên ghế sofa là của Alice hay không.
Nếu say yes thì người ta nói : Yours is on the sofa.


<b>Yours là viết tắt của your sweater để tránh lặp lại chữ sweater một lần nữa. Chú ý chữ a sweater,</b>
ta đã gặp chữ a ở câu số 2, p.212; a sweater một cái áo bất kỳ. Chàng trai không biết cái áo đó có phải là
của Alice hay khơng. Ta hiểu câu 2 như thế nào thì cuộc thoại số 12 ở bên đây ta làm như vậy.


<b>(13)</b> Phil’s mother: How did you do on these exams ? Con đã thi ra làm sao ?
_


Phil: I failed physics. Con đã thi rớt môn Vật Lý.
+ <b> (-) + (-) = + </b>


Phil passed/did not fail the other exams. Phil đã đậu/không rớt các môn khác.


Thi rớt (dấu -) ở môn Vật Lý thơi, thi đậu ở chỗ khác, do đó ở dưới câu hàm ngơn có chữ pass (dấu
+) và trong cách nói kế tiếp là did not fail, fail là dấu trừ, not phủ định dấu trừ, 2 dấu trừ cộng là thành
dấu cộng, khơng thất bại/rớt có nghĩa là thi đậu.



Đây là phép trong Toán học gọi là phép phủ định kép, kép là đôi, hai, double negation, 2 lần phủ
định thì thành xác định.


Trong lời thoại của người mẹ có chữ ‘these exams”, sau đó mới trừ đi physics, mơn Vật lý có một
mơn thơi, chữ physics tận cùng bằng s nhưng nó khơng có nghĩa số nhiều, nó là tên như vậy. Nó sẽ gộp
lại các môn khác, other exams. Vậy phép loại suy, phép trừ là một tư duy logic mà ta phài suy diển ra
<b>(14)</b> Paul: I didn’t take it. Tơi đâu có lấy nó đâu.


Virginia: Why do you always lie ? Sao mày ln nói dối thế hả ?
<b>It is Paul who took it. Chính là Paul là người đã lấy nó.</b>


Mày ln nói dối tức là mày lấy rồi thằng Paul kia, chính mày lấy chứ khơng ai.
Paul took it. (câu bình thường)


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>It is Paul who took it.</b> (câu cấu trúc đăc biệt dùng để nhấn mạnh, gọi là câu chẻ có it,
<b>an it cleft sentence)</b>


chính là mệnh đề phụ


Khi ta dùng một kiểu gì đó, câu bắt đầu bằng chữ it, ở đây khơng dịch là nó mà dịch chính là Paul,
chỗ này ta sẽ đổi vị trí, phải lơi Paul ra phía trước để nhấn mạnh anh Paul này. Paul là người ta nên phải
để chữ who vào đây. Câu này khó vì có mệnh đề phụ từ chữ who ra đàng sau, dùng để nhấn mạnh anh
Paul này.


Thay ví nói “Mày lấy chứ cịn ai” Virginia khơng nói thế mà lại đặt thành một câu hỏi “Tại sao mày
ln nói dối thế, mày nói dối là mày khơng lấy phải khơng ?” Vậy chính mày, thằng Paul kia là đứa lấy.
Cùng một kiểu tư duy như vậy, chúng ta xem xét câu 15.


(p,214)



<b>(15)</b> Tom: It works now. Bây giờ máy chạy rồi.


Janet: When did Eric fix it ? Khơng biết Eric đã sửa nó hồi nào vậy nhỉ ?
<b>It is Eric, not Tom, who fixed it. </b>


Chính là Eric chứ khơng phải là Tom là người đã sửa cái máy này.


Vậy là Eric sửa chứ không phải mày đâu, cái thằng Tom kia. Máy có chạy cũng là cơng của ai đó,
cụ thể là của Eric chứ không phải của mày đâu, cái thằng Tom kia. Những hàm ý như vậy được viết thành
câu.


<b>(16)</b> Liza: I hear you’ve invited Mat and Chris. Tơi nghe nói anh có mời Mat và Chris.
_


Ed: I didn’t invite Mat. Tôi không mời Mat.
+


<b>Ed invited Chris.</b>


Vậy nó say no với chữ Mat ngầm hiểu là say yes với chữ Chris. Trong câu hỏi của Liza có tên 2
người: Mat và Chris, có một chữ khơng được nói gì hết là Chris, chữ này ta sẽ đẩy xuống hàm ngôn và ta
phải đổi dấu, didn’t invite là dấu trừ (-) thì xuống dưới invited là dấu cộng (+). Đó là cách để nhận ra hàm
ngơn.


<b>(17)</b> What are the Nelsons like ? Gia đình họ Nelson là người như thế nào nhỉ ?
They were rich. Họ thì đã giàu.


<b>The Nelsons are not rich any more. Gia đình Nelson hiện khơng cịn giàu nữa.</b>



“They were rich”, câu này đã xuất hiện trong bài tập tiền giả định, lúc đó ta chỉ nhìn đại từ “they”
mà thơi, đại từ là xác định, từ thông tin cũ ta tìm ra tiền giả định. Ở đây là bài tập hàm ngơn, ta phải nhìn
cái phần thơng tin mới là “were rich”, “đã giàu” tức là hiện nay hết giàu rồi thành “are not rich any more”.
<b>(18)</b> A: What is the examination in Semantics like ? Kỳ thi Semantics của lần này như thế nào ?


B: It is so easy this time. Lần này nó rất là dễ.


<b>The last examination in Semantics was not so easy/really difficult.</b>
Kỳ thi Semantics lần trước khơng q dễ/thật là khó.


Ta phải chú ý câu trả lời, từ chữ “this time” trong lời thoại của người B, lần này quá dễ, suy ra lần
trước không quá dễ tức thiệt là khó. Từ chữ “<b>this time“ xuống dưới đổi thành the last, gắn câu “the</b>
<b>examination in Semantics vào, đã có chữ “the last” thì động từ to be phải là “was”.</b>


Nếu trong lời thoại của người B là “so easy”, ta đem xuống dưới đổi dấu cho nó “not so easy”.
Nếu khơng muốn viết “not so easy” thì viết là “really difficult”, cũng có thể nói “những lần trước thật là
khó“ nhưng khơng nhất thiết, lần này, lần trước là được rồi, những lần trước cũng được nhưng sẽ tăng
động từ lên.


The last examinations in Semantics were really difficult. (không dùng not so easy)


Cũng có thể dùng “những kỳ thi trước dễ” nhưng theo tư duy gần, những cái có giá trị là những
cái gần, lần này và lần trước.


<b>(19)</b> A: Did you get the milk and the eggs ? Anh đã mua sữa và trứng phải không ?
+


B: I got the milk.
_



He/she did not get the eggs. Anh/chị ấy không mua trứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

“got destroyed” ở câu 2 được hiểu là “became”, trở nên. Động từ get khó, có nhiều tiểu loại động
từ và nhiều nghĩa khác nhau, đó là một trong những động từ đa nghĩa, hết sức là nhiều nghĩa, 10 mấy 20
nghĩa. Ở một số tự điển nhỏ không thể liệt kê hết nên chỉ liệt kê một số nghĩa cốt lõi thôi. Như vậy lời thoại
“got” của người B xuống dưới thành “did not get”.


<b>(20)</b> A: Did Carmen like the party ? Carmen có thích bữa tiệc này không ?
B: She left after an hour. Cô ấy đã bỏ đi sau một tiếng đồng hồ.
<b>Carmen did not like the party. Carmen khơng thích bữa tiệc đó.</b>


Nếu bỏ đi sau một tiếng thì khơng thể thích được, thích thì phải ở lại đến giây phút cuối cùng cơ, rõ
ràng là đi sau một tiếng là không thích rồi.


<b>Sách - Phần lý thuyết (p.129)</b>


<b>(2)</b> A: I hope you brought the bread and the cheese.


Tôi hy vọng là anh có đem theo bánh mì và pho-mát.
+


B: Ah, I brought the bread.
_


<b>B did not bring the cheese. B đã không đem theo pho-mát.</b>


Chữ “the bread” xuất hiện lại với chữ “brought”, dấu cộng (+) đem xuống dưới thành dấu trừ (-),
“did not bring”, miếng còn lại là “the cheese”. Đây là một phép loại suy, suy diễn rất dễ.


Trong hàm ngơn có rất nhiều chữ “not”, 10 câu thì hết 8 câu bởi vì người ta ngại nói chữ not ra


bằng miệng, người ta nói vịng vèo, uốn lượn nói một hồi làm sao mình hiểu ra chữ not. Vậy say <b>yes là</b>
say directly, trực tiếp nhưng say no phải là indirectly, nói vịng vèo để tự người ta suy ra chữ not chứ
không ai thích nói chữ not ra miệng cả.


<b>(3)a</b> A: Coffee ? Mời uống cà phê đi.


B: It (coffee) woud keep me awake all night. Nó sẽ làm cho tơi thức suốt đêm.
<b>B would rather not drink coffee. Tốt hơn B không nên uống cà phê.</b>


<b>keep là giữ, awake là ở dạng thức, không ngủ được.</b>
(p.130)


Respectively compare (3-7)a with (3-7)b to see that a different conversation implicature may be
drawn despite the fact that the content of the second speaker’s utterance remains the same.


Một cách tương ứng so sánh cuộc thoại ký hiệu từ (3-7)a với cuộc đối thoại ký hiệu từ (3-7)b, [một
cách tương ứng là (3)a so với (3)b, (7)a so với (7)b] để thấy rằng là một hàm ngôn hội thoại khác có thể
được rút ra bất chấp sự thật là nội dung của phát ngôn của người thứ hai duy trì y ngun khơng hề thay
đổi.


_


<b>(3)b</b> A: We went to see The Omen last night but it wasn’t very scary.


Chúng tôi đã đi xem phim The Omen đêm hơm qua nhưng nó khơng có ghê sợ gì cho lắm.
B: It (The Omen) woud keep me awake all night. Nó làm cho tơi thức suốt đêm.


+


<b>B thinks The Omen is scary.</b>



Lời thoại của người B giữ y nguyên nhưng lời thoại của người A có khác, hàm ngơn rút ra cũng
phải khác. Điều này nói lên nhận xét là hàm ngôn thường dựa cậy vào lới thoại của nhân vật thứ hai, the
second speaker nhưng hàm ngôn vẫn có tính đến lời thoại của nhân vật thứ nhất bởi vì nó phải là cuộc đối
thoại mới rút ra hàm ngơn được.


Ta thấy là người A nói khơng ghê nhưng người B nói là ghê, ghê nên nó sợ quá đêm ngủ không
được. Như vậy ta sẽ lấy ý “it wasn’t very scary” dán xuống dưới và đổi dấu đi.


(p.129)


<b>(4)a</b> A: Have you finished the student’s evaluation form and reading list ?


Anh đã hoàn thành xong bảng danh sách đọc và phiếu đánh giá dành cho sinh viên rồi phải
không ? +


B: I’ve done the reading list.
_


<b>B has not done the evaluation form. B chưa làm xong bảng đánh giá sinh viên.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

khoảng ¼ thế kỷ nay rồi nhưng ở VN thì đến nay nó vẫn cịn xa lạ bởi vì sợ đụng chạm tới thầy. Quan
điểm gọi là “tôn sư trọng đạo” bị đẩy lên đến mức độ mà đến nỗi phiếu khảo sát cịn khơng dám lấy nữa.


“Phiếu khảo sát của sinh viên” và “bảng danh sách đọc”, cả hai cái này đều đi theo chữ
student’s, của sinh viên, tức là người sinh viên phải làm 2 cái đó trình cho thầy.


Người A hỏi 2 cái, người B đáp có một cái là “the reading list”, vậy thì have done đem xuống dưới
cho dấu trừ vào “has not done” và lôi cái trước ra đàng sau “the evaluation form” vì B chưa làm phiếu
khảo sát đó.



(p.130)


<b>(4)b</b> A: You look very pleased with yourself. Anh trơng có vẻ rất là vui vẻ, thỏa mãn.
B: I’ve done the reading list. Tôi đã làm xong bảng danh sách đọc.


<b>B’s pleased with himself because he’s done the reading list.</b>
B hài lòng bởi vì anh ấy đã làm bảng danh sách đọc.


Hàm ngơn ở đây là chữ because, ở đây người ta không nói ra bằng miệng, ta hiểu ngầm lý do mà
anh ta vui sướng là bởi vì anh ta làm xong một việc.


(p.129)


<b>(5)a</b> Phil: <b>Are you going to Mark’s barbecue ? </b>


Theo dự tính chị sẽ đến dự bữa tiệc đứng trong sân vườn nhà Mark ?


Jean: Well, Mark’s got those dogs now. Bây giờ đây Mark có ni mấy con chó.
<b>Jean is not going to Mark’s barbecue. </b>


Jean sẽ khơng đi dự tiệc đứng trong sân vườn nhà Mark.


“are you going” khơng dịch là “đang” mà dịch là “dự tính sẽ”, đây là thì present continuous chỉ
hành động theo dự tính sẽ xảy ra. Mark có ni chó có nghĩa là tơi sợ chó tơi khơng muốn đi.


“has got” theo kiểu nói của người Anh có nghĩa là sở hữu, possession in the present, vậy anh ấy
hiện có ni mấy con chó, nói ni tức là nó thuộc về sở hữu.


(p.13)



<b>(5)b</b> Phil: <b>His garden looks awful. Cái vườn của anh ta trơng xấu xí q.</b>


Jean: Well, Mark’s got those dogs now. Bây giờ đây Mark có ni mấy con chó.
<b>Mark’s dogs have wrecked the garden. Mấy con chó của Mark đã bới phá cái vườn.</b>
Mark có ni chó thì nó phá tan cái vườn rồi, nó bới tung hết cả lên


(p.130)


<b>(6)a</b> Annie: Was the dessert any good ? Món tráng miệng có ngon khơng nào ?


Mike: Annie, cherry pie is cherry pie. Annie à, cherry pie là cherry pie. (Yes, it was delicious)
<b>Mike was not very keen on the dessert. Mike khơng khối lắm món tráng miệng này.</b>


<b>pie là bánh nhân mứt trái cây bên ngồi có bột, người ta nướng lên nguyên một ổ và cắt ra thành</b>
từng miếng để ăn.


Nếu câu hỏi này say yes thì : “Vâng, nó ngon lắm’, bao giờ người ta cũng nói trực tiếp hết, cịn
kiểu nói vịng vèo như vầy là say no.


(p.131)


<b>(6)b</b> Annie: I thought the pie would cheer you up. Tôi nghĩ là cái bánh này sẽ làm cho anh vui lên.
Mike: Annie, cherry pie is cherry pie.


<b>It takes more than cherry pie to cheer him up.</b>


Cần có nhiều hơn là bánh pie để làm cho anh ấy vui lên.


Câu trả lời có nghĩa là cái bánh này khơng làm cho anh ta vui lên được, khơng thể có mỗi cái bánh


mà cheer được. Có nhiều thứ khác để chọn, nào là kem, chocolat, trái cây, yaourt hay là gì đại khái như
vậy chứ có mỗi cái bánh pie này biểu người ta cheer up là thế nào.


(p.130)


<b>(7)a</b> Virginia: Do you like my new hat ? Chị có thích cái mũ mới của tơi khơng ?
Mary: It’s pink. Nó màu hồng. (Yes, it looks good on you)


<b>Mary does not like the hat. Mary khơng thích cái mũ đó.</b>


Nếu say yes, người ta phải nói trực tiếp : “<b>Ừ nó đẹp lắm/chị đội trơng đẹp lắm”, “màu hồng” ở</b>
đây có nghĩa là chê, khơng thích, khơng thể nào thích nếu nói vòng vèo như thế.


<b>(7)b</b> Virginia: Try the roast pork. Hãy thử ăn thịt heo quay đi.
Mary: It’s pink. Nó màu hồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>pork là thịt heo, roast là quay trịn ngun con cho đến khi nó vàng và dịn đều, roast dịch là quay,</b>
thui, rôti đều được cả, miễn là quay trịn trịn cho nó chín dần.


“Nó màu hồng” tức là cịn nhiều máu, tái q sợ khơng dám ăn.
(p.134)


<b>(9)</b> A (to a passer-by): I am out of petrol. Tôi hết sạch xăng dầu rồi.
B: Oh; there is a garage just around the corner.


Ồ, có một cái ga-ra xe chỉ đi vịng qua góc phố này thơi.


<b>The garage is probably open and A may obtain petrol there.</b>
Cái garage này có lẽ là nó mở cửa và A có thể nhận xăng dầu ở đó.



A nói với một khách đi bộ ngang đường, chữ petrol của người Anh bằng chữ gasolene của người
Mỹ. Từ chữ petrol lần xuống chữ garage, ta nhận ra là B chỉ người ta đi tới chỗ đó nếu nghĩ là nó mở
cửa, obtain là nạp hay đỗ xăng.


<b>(10)</b> Husband: Let’s get the kids something. Hãy mua cho các con cái gì đi.


Wife: Okay, but I veto I-C-E C-R-E-A-M-S. Được thôi, nhưng em phản đối K-E-M.
<b>It is not allowed to mention ice-cream directly in front of the kids.</b>


Không được phép để cập đến từ kem một cách trực tiếp trước mặt các con.


<b>something là thứ gì đó, bà vợ khơng đọc ra chữ ice-cream mà đánh vần thì chỉ có mỗi chồng là</b>
nhận ra thơi, cịn con khơng thể nhận ra chữ đó là kem. Tín hiệu đánh vần này có nghĩa là “<b>Khơng được</b>
<b>phép nói tới/để cập đến từ kem một cách trực tiếp trước mặt các con.”</b>


(p.135)


<b>(11)</b> Mother: Have you finished your homework and put your book away ?
Con đã làm xong bài tập ở nhà và cất sách đi chưa ?


Son: I have finished my homework. Con làm xong bài tập rồi.


<b>The son has not put his books away yet or the books have not been put away yet.</b>


Có 2 mảng, làm xong bái tập thì nó trả lời yes nhưng khơng nói gì đến việc cất sách, vậy thì “put
<b>your books away” phải được gán cho chữ no.</b>


<b>(12)</b> A: Can you tell me the time ? Anh nói cho biết mấy giờ được khơng ?
B: Well, the milkman has come. Ừ, người đưa sữa tươi đã đến.



<b>B does not the exact time but B can provide the approximate time the milkman come.</b>


B khơng biết thời gian chính xác nhưng B có thể cung cấp thời gian ước lượng theo giờ đến của
người đưa sữa tươi.


Không cần trả lời chính xác, thí dụ ngày thường người đưa sữa đến vào lúc 3g15, bây giớ anh ấy
đến thì ước chừng khoảng 3g20 hay 25 gì đó.


<b>(13)</b> A: John has two PhDs. John có hai bằng tiến sĩ.


+ <b> _</b>


B: John has two PhDs but I don’t believe he has.


John có hai bằng tiến sĩ nhưng tơi khơng tin là anh ấy có.


<b>A should be suspicious of the true value of John’s two PhDs.</b>
A nên nghi ngờ giá trị thật của hai bằng tiến sĩ của John.


PhD là viết tắt của Doctor of Philosophy. Ban đầu B nói có rồi sau nói khơng cái gì kỳ cục q vậy,
rõ ràng là có trục trặc.


(p.136)


<b>(14)</b> A: Does your farm contain 400 acres ? Nông trại của anh được 40 mẫu tây phải không ?


_ <b> +</b>


B: I don’t know that it does, and I want to know if it does.



Tơi khơng biết liệu nó có được 400 mẫu khơng và tơi muốn biết liệu nó có được 400 mẫu khơng.
<b>B does not think that his/her farm contains 400 acres.</b>


B không nghĩ rằng là nông trại của anh/chị ấy có được 400 mẫu.


Chữ does là một trợ động từ trong tiếng Anh, auxiliary verb dùng để thay cho nguyên một verb
<b>phrase, ngữ đoạn động từ “contain 400 acres”. Đàng trước nói có đàng sau nói không là thấy không ổn</b>
rồi.


<b>(15)</b> A: Where’s Bill ? Bill ở đâu ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Có một chiếc xe hơi hiệu VW màu vàng ở ngoài căn nhà chị Sue.
<b>If Bill has a yellow VW, he is now in Sue’s house.</b>


Nếu như Bill có xe hơi màu vàng hiệu VW thì hiện giờ anh ấy đang ở trong nhà của chị Sue.


Làm như câu trả lời lạc đề, hỏi Bill mà trả lời chiếc xe màu vàng hiệu VW. Câu này khơng có gì lạc
đề cả, nó hàm ý locate, xác định địa điểm của anh Bill thông qua địa điểm của cái xe.


<b>Tài liệu photo, p.9</b>


<b>2.10.2.2 What is PARTIAL SYNONYMY ? Tính đồng nghĩa bộ phận là gì ?</b>


<b>Partial synonymy is a relation/a phenomenon in which a polysemous word shares one of </b> its
meanings with another word.


Tính đồng nghĩa bộ phận là một mối quan hệ/một hiện tượng trong đó một từ đa nghĩa chia sẻ một
trong những nghĩa của nó (đồng nghĩa, gần nghĩa) với một từ khác. Chỉ cho phép một trong những nghĩa
của nó làm điều đó thơi.



For example, one meaning of “deep” is synonymous with “profound” in the pair of sentences
marked (1)a-b. In other words, “deep” and “profound” can be used interchangeably in (1)a-b. No such
interchange can be found in (2)a-b:


Một trong những nghĩa của từ “deep” đồng nghĩa với từ “profound”, (2 từ này đều dịch là “sâu”
theo nghĩa bóng, sâu sắc) trong cặp ký hiệu là (1)a-b. Nói một cách khác, từ deep và profound có thể
được dùng thay thế cho nhau trong câu (1)a-b. Khơng có sự thay qua đổi lại như thế đó có thể được tìm
thấy trong câu (2)a-b.


<b>(1)a.</b> You have my deep sympathy. (1)b. You have my profound sympathy.
Anh có được sự cảm thơng sâu sắc của tơi. (2 câu dịch y chang nhau)


<b>(2)a.</b> The river is very deep at this point.


(2)b. The river is very profound at this point. (wrong)


Câu (2)a. là đúng, chữ deep ở đây là sâu theo nghĩa sâu dọc thẳng đứng từ trên bề mặt xuống tới
đáy của sông, nhưng chữ profound dùng theo nghĩa sâu vật lý như thế này là sai.


<b>2.14</b> Distinguish LEXICAL AMBIGUITY /ỉmbıgju:ətı/ from STRUCTURAL AMBIGUITY ?
Phân biệt tính lưỡng nghĩa từ vựng với tính lưỡng nghĩa cấu trúc.


head noun
lexical ambiguity


(adj) (noun-tính chất)


<b>ambiguity có đi “ty” là noun có nghĩa tính chất, lexical có đi “al” là tính từ bổ nghĩa cho noun</b>
ambiguity, vậy chữ chính là chữ head noun đứng sau.



+ A sentence is considered as structurally ambigous when its structure permits more than one
<b>interpretation.</b>


Một câu được coi như là lưỡng nghĩa cấu trúc khi mà cấu trúc của nó cho phép hơn một cách giải
thích.


For example “on Thursday” in “Fred said that he would pay me on Thursday.” May modify either
“said” or “would pay”


“on Thursday” có thể bổ nghĩa cho từ said theo mơ hình thứ nhất.
(khi làm bài, ngữ đoạn in đậm nên để trong ngoặc kép)


Fred said that he would pay me on Thursday.


“Vào ngày thứ năm, Fred đã nói rằng là anh ấy sẽ trả tiền cho tơi”. Như vậy, hành động nói xảy ra
vào ngày thứ năm nên phải dịch “on Thursday” trước.


Fred said that he would pay me on Thursday.


Fred nói rằng vào ngày thứ năm này anh ấy sẽ trả tiền cho tôi.


Theo cấu trúc, cú pháp tiếng Anh, syntax thì modifier có khuynh hướng đứng gần từ mà nó bổ
nghĩa nhất, vậy từ đứng gần nó nhất là “<b>would pay”. Vậy hành động trả xảy ra vào ngày thứ năm, còn</b>
hành động nói khi nào khơng biết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Vậy cả hai cách lý giải đều đúng cả vì cả hai đều dựa vào cấu trúc của câu.
Khi dùng động từ to be thì ambigous phía sau là tính từ.


structurally (head adjective} : lưỡng ghĩa mơ hồ do cấu trúc mà ra
is lexically ambigous : lưỡng ghĩa mơ hồ do từ vựng mà ra


be (adv)


đi “ous” là tính từ, ta phải dùng trạng từ để bổ nghĩa cho tính từ là chữ chính này. Đây là <b>head</b>
<b>adjective, head là yếu tố trung tâm, không dịch là cái đầu. Thay chữ lexically bằng structurally thì nó</b>
cũng bổ nghĩa cho ambigous là tính chất mơ hồ về nghĩa, lưỡng nghĩa.


+ Any ambiguity resulting from the ambiguity of a word is lexical ambiguity.


Tính mơ hồ nào là kết quả của tính lưỡng/tính mơ hồ của một từ thì được gọi là tính lưỡng nghĩa
từ vựng, do một từ mà ra.


“that robot is bright”, người máy đó sáng bóng láng, từ bright là từ gây lưỡng nghĩa, mơ hồ nghĩa
do bởi hai nghĩa tuy nó khang khác nhưng có gắn bó của từ đa nghĩa “bright”, bright theo nghĩa thứ nhất
là “shining”, sáng (theo nghĩa vật chất), bóng láng; nghĩa thứ hai là intelligent, sáng dạ, thơng minh, sáng
lịng (theo nghĩa bóng). Vậy thì có 2 nghĩa của tính từ <b>bright, nghĩa đen và nghĩa bóng, cả 2 nghĩa đều</b>
đúng và thích hợp cả do nó gây mơ hồ, lưỡng nghĩa.


Thế thì làm sao dịch được câu này, khơng sao cả, cứ đặt câu này vào trong một context, ngơn
cảnh cụ thể, có thể là một đoạn văn, một bài essay, một câu chuyện thì lập tức nhờ ngơn cảnh nó sáng tỏ
lên thì ta sẽ hiểu dịch một trong 2 cách hoặc là dịch theo nghĩa đen, <b>sáng bóng láng hoặc theo nghĩa</b>
bóng, sáng dạ, thơng minh.


2.15 What is ANOMALY ? Hiện tượng bất thường là gì ?


<b>Anomaly is a violation of semantic rules to create nonsense.</b>


Hiện tượng bất thường là một sự vi phạm các quy tắc ngữ nghĩa để tạo ra thứ vô nghĩa.


For example, “that bachelor is pregnant” is semantically anomalous because the meaning of
“bachelor” includes the semantic feature [+male] whereas “pregnant” is [+female].



“Người đàn ông độc thân này hiện đang mang thai”, câu này kinh dị, bất thường về mặt ngữ
nghĩa bởi vì nghĩa của “bachelor” chứa đựng nét nghĩa [+nam giới] trái lại “mang thai” có nét nghĩa [+nữ
<b>giới]. Vậy lấy một tính từ mang nghĩa nữ để mơ tả, định tính chất cho một danh từ có nghĩa là nam thì nó</b>
kinh dị, khơng bình thường.


<b>SECTION 3 : SENTENCE MEANING (p.9)</b>
3.1.1 What is A PROPOSITION ? Mệnh đề là gì ? (p.9)


A proposition is part of the meaning of the utterance of a declarative sentence which describes
<b>some state of affairs.</b>


Mệnh đề là một phần nghĩa của phát ngơn (cái ta nói ra miệng) ở dạng thức của một câu trần thuật
(câu cô viết làm ví dụ, tận cùng bằng một dấu chấm thường) phần nghĩa này mơ tả một sự tình nào đó.


+ some là từ chỉ lượng, dịch là một cái nào đó bất kỳ
some state of affairs ≈ a/an = sự tình nào đó


[+count, sing]


Trong trường hợp là một cái bất kỳ thì nó gần (khơng phải bằng) nghĩa với chữ <b>a/an vi a/an cũng</b>
hàm ý là một cái bất kỳ. Những cái tinh tế trong việc sử dụng từ chỉ lượng trong tiếng Anh cần được chú ý
bởi vì xử lý không khéo phần lượng là trật với danh từ đàng sau thì bị trừ điểm. Người ta khơng cho phép
mình dùng sai lượng từ với những danh từ đi sau một cách tương thích.


Khái niệm đếm được và khơng đếm được trong tiếng Anh rất ghê gớm, khơng có cơng thức nào để
học hết, học từng chữ một, học một từ học nghĩa của nó, tra tự điển xem nó thuộc loại <b>countable hay</b>
<b>uncountable hay cả hai, ở nghĩa này nó countable, ở nghĩa kia nó uncountable và nó có 10 mấy 20 nghĩa</b>
liền như thế vẫn phải kiên trì đeo bám.



Rất đau khổ cho chúng ta học tiếng Anh bởi vì tiếng Anh và tiếng Việt khác xa nhau quá, rất tiếc là
chúng ta có thói quen dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà khơng tìm hiểu sâu cái đếm được của nó.


some student<b> s = a few = vài ba, dăm bảy</b>
[+count, plural]


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>some là tính từ chỉ lượng, quantifying adjective, lượng của nó thay đổi tùy theo loại danh từ đứng</b>
đàng sau. Khi nhìn thấy chữ some ta phải cẩn trọng nhìn phía đàng sau để xác định cách dịch của chữ
some.


Ex: The following pair of sentences expresses the same proposition:
Các cặp câu sau đây diễn đạt cùng mệnh đề.


active <b>(1)a. John gave Mary a book. John đưa cho Mary một quyển sách.</b>


passive <b>(1)b.</b> Mary was given a book by Tom. Mary được tặng một quyển sách bởi John.


Tuy hai câu khác nhau về bị động hay chủ động nhưng mà nó có cùng mệnh đề vì chúng được mơ
tả một sự tình. Cặp câu (1)a.b mơ tả một sự tình là “cho”, với cùng người cho là John, với cùng người
nhận là Mary, với cùng vật được cho là “a book”. Vậy nghĩa sự tình cũng đâu khác gì, cùng nghĩa sự tình
<b>cho, ta có quyền mã hóa nó thành một câu chủ động là câu (1)a hoặc mã hóa nó thành câu bị động là câu</b>
(1)b. Cái khác giữa cặp câu (1)a.b là cấu trúc cú pháp chứ không phải là nghĩa mệnh đề. Cặp câu (1)a.b
mô tả cùng mệnh đề bởi vì nó mơ tả một sự tình, một sự lựa chọn


The following pair of sentences expresses different propositions:
+


<b>(2)a.</b> George danced with Ethel.
_



<b>(2)b.</b> George didn’t dance with Ethel.


(2)a.b mô tả hai sự tình khác nhau, câu (2)a cho dấu cộng (+), câu (2)b cho dấu trừ (-). Trên nói có
dưới nói khơng thì là hai sự tình khác nhau.


 3.1.2. Distinguish A PROPOSITION from A SENTENCE. (p.10). Phân biệt mệnh đề với câu.


<b>Propositions, unlike sentences, cannot be said to belong to any particular language. Two or more</b>
<b>sentences in different languages can correspond to the same proposition, if they are perfect translations</b>
of each other.


Khơng giống như câu, mệnh đề khơng thể được nói thuộc về bất kỳ một ngôn ngữ cụ thể nào. Hai
hoặc hơn hai câu trong nhiều ngôn ngữ khác nhau có thể tương ứng với cùng một mệnh đề, nếu như
chúng là những cách diễn dịch hoàn hảo của nhau.


As perfect translations of each other, for example, the English sentence “I’m cold” and the
Vietnamese sentence “Tôi lạnh” can be said to correspond to the same propositon.


Là những cách diễn dịch hoàn hảo của nhau, câu tiếng Anh “I’m cold” và câu tiếng việt ‘Tơi lạnh”
có thể được nói là tương ứng với cùng một mệnh đề.


“Hai hoặc hơn hai câu trong nhiều ngơn ngữ khác nhau”, vậy thì câu nằm trong những ngơn
ngữ cụ thể. Có câu tiếng Anh, “I’m cold” vậy câu “I’m cold” nằm trong ngôn ngữ tiếng Anh. Câu “Tôi lạnh”
nằm trong tiếng Việt.


Mệnh đề khác với câu, không nằm trong ngôn ngữ nào, là khái niệm về nghĩa của chung nhân loại.
May mà nhân loại này có một khái niệm là mệnh đề, khái niệm về nghĩa vì vậy mới làm cho người ta có
thể dịch một câu tiếng Anh ra câu tiếng Việt làm cho người bản ngữ Việt hiểu giống hệt người bản ngữ
Anh và ngược lại dịch một câu từ tiếng việt sang tiếng Anh làm cho người bản ngữ Anh hiểu giống hệt
người bản ngữ Việt. May mà trên đời này cịn có chỗ chung như thế mà cịn đánh nhau chí chết. Một câu


trong tiếng Anh “Chiến tranh là lời nguyền rủa của chúa”, “War is the curse of the God”. Chúa nguyển
rủa loài người này mới gây ra chiến tranh như thế. Vậy người ta hiểu nhau được là nhờ có <b>propositions</b>
này.


Vậy ta nói câu là khái niệm về nghĩa thì ta hình dung nó khó, về nghĩa chưa bao giờ là dễ cả. Làm
sao ta biết hai câu có cùng mệnh đề, cùng nghĩa thì ta phải nhìn định nghĩa ở trang 9. Câu có cùng nghĩa
mệnh đề là câu (1)a.b nhưng hai câu này tương ứng nó đều nằm trong tiếng Anh cả, còn 2 câu ở đầu
trang 10 là một câu tiếng Việt và một câu tiếng Anh.


(đọc hiểu)


<b>Sentences</b> <b>Propositions</b>


Can be loud or quiet <b>-</b> <b></b>


-Can be grammatical or not <b>+</b> <b></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

In a particular regional accent <b>-</b> <b></b>


-In a particular language <b>+</b> <b></b>


-Nhìn dịng thứ 2, “Can be grammatical or not”, cột sentences có dấu cộng (+) có nghĩa là câu có
<b>tính chất ngữ pháp. Câu có thể đúng hoặc sai ngữ pháp. </b>


Thí dụ : câu tiếng Việt : Anh ấy học. nằm trong ngôn ngữ tiếng Việt
study


câu tiếng Anh : He studies /z/ nằm trong ngôn ngữ tiếng Anh
Theo ngữ pháp tiếng Anh thì động từ study ngơi thứ 3 phải thêm s nên y phải đổi thành i sau đó
mới được thêm es. Vậy ngữ pháp tiếng Anh quy định ngôi thứ 3 phải thêm s nhưng ngữ pháp tiếng Việt


thì khơng cần nói “Anh ấy họcs”, chắc chắn mỗi cái đều theo ngữ pháp của nó. Nếu viết “He study” một
câu trụi lủi như thế là sai ngữ pháp, câu có tính chất đúng hoặc sai ngữ pháp.


Ở cột propositions, mệnh đề có dấu trừ (-) tức là nó khơng có đặc thù đó. Mệnh đề là khái niệm về
nghĩa, nó chỉ tương ứng với nghĩa thơi, khơng có tính chất ngữ pháp


Dòng cuối cùng “In a particular language”, câu “nằm trong một ngôn ngữ cụ thể” (câu “I’m cold“
nằm trong ngôn ngữ tiếng Anh, câu “Tôi lạnh” nằm trong ngơn ngữ tiếng Việt), do vậy có dấu cộng (+) ở
cột sentences.


Mệnh đề không nằm trong ngôn ngữ cụ thể nào cả, mệnh đề của chung nhân loại. Đây là một chỗ
phân biệt rất là khó.


<b>3.1.3</b> Distinguish AN UTTERANCE from A SENTENCE. Hãy phân biệt một phát ngôn với một câu.
+ An utterance is the use by a particular speaker on a particular occasion, for a particular purpose, of
<i>a piece of language, such as a sequence of sentences, or a single phrase, or even a single word.</i>


Một phát ngôn là việc sử dụng một chiết đoạn ngôn ngữ như là một chuỗi của nhiều câu hoặc là
một ngữ đoạn đơn lẻ hoặc thậm chí là một từ duy nhất.


Vậy chiết đoạn đó có thể vừa ở dạng phrase, có thể cực ngắn một chữ thơi, có thể cực dài như một
chuỗi của nhiều câu.


Phát ngơn có tính cụ thể, nó được nói bởi một con người cụ thể (từ miệng của một con người cụ
thể nói ra), vào một dịp cụ thể (để người ta nói ra), vì một mục đích cụ thể.


+ A sentence is a string of words [(which ARE) PUT together by the grammatical rules of a language].
Such an ideal string of words exists behind various realizations in utterances and inscriptions.


Một câu là một dây của nhiều từ mà những từ đó được lắp ghép lại với nhau bằng các quy tắc ngữ


pháp của một ngôn ngữ (chú ý chữ which nếu bị thì are bỏ theo. Câu trong ngoặc vuông là relative
clause). Cái dây mang tính lý tưởng của nhiều từ này (câu là một đơn vị lý tưởng bởi vì câu địi hỏi phải có
đầy đủ các thành phần cấu tạo câu gọi là sentence components, trong sách Academic writing phần I) tồn
tại ở đàng sau nhiều kiểu hiện thực hóa (tức là biến nó thành thật) khác nhau, hiện thực hóa bằng miệng
thì nó thành phát ngơn, utterances and inscriptions và thành ra là văn tự


various (adj) = a variety of + plural noun = nhiều … khác nhau
direct object


S – V S complement
adverb


Thí dụ, làm sao ta hiểu được 4 phát ngơn mà mỗi phát ngơn có 1 chữ thôi, one word.


Jane : Coffee ? Cà phê Would you like some coffee? Tôi mời anh uống cà phê nha?
Steve:Sure! Chắc chắn rồi I’m sure to love it. Tôi chắc chăn là thích nó rồi.


Jane: White Sữa Would you like (black coffee or) white coffee?
Anh thích cà phê sữa khơng (hay cà phê đen) ?


Steve: Black Đen I’d like black coffee, please. Xin làm ơn cho cà phê đen.
(four one-word utterances) (four complete sentences)


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

câu có dấu chấm hỏi phải lên giọng mà muốn lên giọng thì phải start low tức là bắt đầu thấp để rise cái
giọng lên cao : “Coffee?, White?”, còn 2 từ “Sure!, Black.” phải từ giọng cao xuống giọng thấp. Đó chính
là ngữ điệu trợ giúp cho việc chuyển tải nghĩa.


(đọc hiểu)


<b>Utterances</b> <b>Sentences</b>



Can be loud or quiet <b>+</b> <b></b>


-Can be grammatical or not <b>+</b> <b>+</b>


Can be true or false <b>+</b> <b>+</b>


In a particular regional accent <b>+</b> <b></b>


-In a particular language <b>+</b> <b>+</b>


Sự khác nhau giữa câu và phát ngơn, dịng kẻ thứ nhất trong utterances, phát ngôn: “Can be
<b>loud or quiet”, có thể lớn về âm thanh hay khẻ khàng, ít nói, ít cười. Âm thanh là cái hiện thực hóa người</b>
ta đong, đo, đếm được lượng, cái volume, độ lớn của âm thanh gọi là loudness. Câu là đơn vị lý tưởng,
<b>ideal nằm chìm ở phía sau khơng phát ra âm thanh làm sao biết được nó lớn hay nhỏ về âm thanh. </b>


Dịng kẻ áp chót, next to the last, utterances thì “In a particular regional accent”, nằm trong một
<b>accent là chất giọng, regional là địa phương. Chẳng hạn khi ta nghe một người phát âm ta có thể nhận ra</b>
tiếng Anh của người Mỹ, American English hoặc tiếng Anh của người Anh, British English hoặc là tiếng
Anh của người Úc, Australian English. Hay người Việt khi phát âm ra giọng Bắc, Trung, Nam. Còn câu là
đơn vị lý tưởng nằm chìm ở phía sau, nó đâu phát ra thành âm đâu mà chở tải được accent, chất giọng
địa phương. Nhờ đấy ta phân biệt được utterances và sentences.


<b>3.2.1</b> Distinguish AN ANALYTIC SENTENCE from A CONTRADICTION or A SYNTHETIC SENTENCE.
(câu vừa hỏi lý thuyết vừa giải bài tập)


+ An analytic sentence is one that is necessarily TRUE , as a result of the senses of the words in it: “All
<i><b>elephants are animals.” </b></i>


<b>Câu phân tích là một câu mà nhất thiết có giá trị </b> ĐÚNG (đọc lên một cái biết chắc là nó đúng) nhờ bởi


những nghĩa của những từ ở trong đó. Nhờ nghĩa của elephants và animals mà ta biết câu “Tất cả các
<b>chú voi đều thuộc lớp động vật”, đó chính là câu phân tích.</b>


+ A contradiction /a contradictory sentence is a sentence that is necessarily FALSE, as a result of the
senses of the words in it: “This animal is a vegetable.”


<b>Câu nghịch lý là một câu nhất thiết có giá trị SAI (đọc lên một cái biết chắc nó sai) nhờ bởi những nghĩa</b>
của những từ ở trong đó. “Animal” là động vật, không đúng với “vegetable” là rau cải củ, động vật không
thế nào là rau cải được cả, vậy 2 chữ đó nghịch nhau, nó làm cho câu này thành câu nghịch lý.


+ A synthetic sentence may be either TRUE or FALSE, depending on the way the world is: “Sam’s wife
is German.”


<b>Câu tổng hợp hoặc có giá trị ĐÚNG hoặc có giá trị SAI (tức là ta khơng thể biết chắc là nó đúng hay sai)</b>
(dựa trên/phụ thuộc vào cách mà thế giới này đang theo lối đó) dựa vào thực tế khách quan: “Vợ của anh
<b>Sam là người Đức”. Câu này ta đọc lên chẳng biết đúng sai gì hết, ta phải xét dựa trên thế giới khách</b>
quan. Thứ nhất ta phải xét xem anh này có vợ chưa hay là cịn độc thân, nếu anh ấy có vợ thì câu này có
thể đúng, nếu anh ấy độc thân thì câu này sai là cái chắc. Nhưng mà kể cả khi anh ấy có vợ rồi câu này
chưa chắc đúng phải xét tiếp, bước thứ hai xét vợ anh ấy được sinh ra và lớn lên ở đâu. Nếu chị được
sinh ra ở Berlin nước Đức, câu này có giá trị đúng, nếu chị được sinh ra ở Melbourne nước Úc thì câu này
sai. Vậy thì phải tùy theo xem xét thực tế khách quan rồi mới có thể đi đến kết luận là câu này đúng hay
sai.


<b>Tài liệu photo (p.49) VIII. Distinguish types of sentences.</b>


<b>1. Which of the following is an analytic sentence, a synthetic sentence, an anomalous sentence or a</b>
<b>contradiction ?</b>


Câu nào trong số những câu này là câu phân tich, câu tổng hợp, câu kinh dị hay câu nghịch lý ?
<b>a. Mary has a cow. Mary có một con bị. (a synthetic sentence) </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

chỉ làm cô giáo dạy tiếng Anh thơi thì làm gì có sở hữu một con bò, câu này e rằng sai mất. Câu mà đọc
lên không biết chắc đúng hay sai là câu synthetic.


<b>b. A cow ruminates. Con bò nhai lại. (an analytic sentence)</b>


<b>ruminates là nhai lại, bị là lồi nhai lại. Câu này chắc đúng, chắc chắn 100% là câu analytic.</b>
<b>c. Abstract cows are tottered. (an anomalous sentence)</b>


Những con bò trừu tượng bị đi khập khểnh.


Bị là vật cụ thể khơng phải là khái niệm trừu tượng, vậy thì abstract mà đi cạnh chữ cow làm cho
câu này kinh dị, anomalous, mà nó cịn kinh dị ở đàng sau nữa, tottered, bị đi tập tểnh bước thấp bước
cao. Bò tự đi chứ sao bị đi được, đi là hành động chủ động, không bị dộng. Vậy câu này rất kinh dị.


<b>d. Mary’s cow does not belong to her. (a contradiction)</b>
Con bò của chị Mary khơng thuộc về chị ấy.


Con bị của chị ấy là của chị ấy chứ sao không thuộc về chị ấy được, vậy cái ‘s ở đàng trước nó
ngược ngạo với “does not belong to” ở đàng sau.


<b>2. Decide whether each of the following sentence is analytic, synthetic or contradictory.</b>
Hãy quyết định liệu câu nào trong số những câu sau đây là phân tích, tổng hợp hay nghịch lý.


<b>a. All men are mortal. Tất cả loài người đều phải chết cả. (analytic)</b>


Chúng ta là loài sinh ra, lớn lên và một ngày nào đó phải chết đi, đó là câu đúng quá, đúng cho tất
cả mọi người trong chúng ta.


<b>b. A triangle is a three-sided figure. Hình tam giác là một hình có ba cạnh. (analytic)</b>


chữ sided có đi ed là có, figure là hính. Câu này đúng q.


<b>c. a blue gas is colorless. (contradictory)</b>


Một khí hơi màu xanh nước biển là khơng có màu sắc.


<b>colorless là khơng màu sắc, nó ngược ngạo với màu xanh, màu xanh là có màu chứ sao lại không</b>
màu được.


<b>d. Witches39<sub> are wicked. Những mụ phù thủy đều độc ác. (synthetic)</sub></b>


Chú ý động từ to be là “are” chia ở thì hiện tại thường chỉ dữ liệu có thật chắc 100% là độc ác. Câu
này có giá trị true khi ta biết chắc là 100% phù thủy đều độc ác. Nếu câu này là analytic thì đề thi có vấn
đề ví khơng có câu nào là synthetic cả. Câu synthetic là câu tổng hợp, theo định nghĩa là either true or
<b>false, đúng trong trường hợp này có thể sai trong trường hợp khác.</b>


Trong chuyện thần thoại nước Nga thì mụ phù thủy là một bà giá gầy cịm, lưng cịng, móm mém,
mũi khoặm, thường mặc đồ đen, nhìn rất là xấu. Bà hay đi lại bằng một cây chổi, bà có quyền lực huyền bí
nên lượn cây chổi trên trời đi lại rất là lẹ. Mùa đông lạnh lẻo của Siberie nước Nga bà đốt lên một đống lửa
đặt cây chổi nằm ngang lơ lửng trên đống lửa, sau đó lên nằm trên cây chổi ngủ cho nó. Những hành
động đó kỳ quặc nhiều hơn là độc ác, Do đó ta tạm thời có thể chấp nhận là witches chưa chắc là luôn
luôn độc ác.


<b>Footnote39</b><sub> : A witch is a woman who is supposed to have magic powers, especially to do bad</sub>
things. Một mụ phù thủy là một người đàn bà mà người ta cho là có những quyền lực huyền bí, đặc biệt là
để làm những điều tệ hại. (nhưng khơng nói luôn luôn)


<b>6/4/10</b>
<b>Sách, p.146</b>
<b>4.4. Speech acts</b>



<b>act là hành động, speech là bằng lời. Hành động bằng lời là hành động được tiến hành bằng lời</b>
nói, khơng bằng tay hay chân. Có những hành động bắt buộc phải dùng tay như rửa chén, dùng chân như
đá banh nhưng cũng có những hành động mà người ta chỉ nói ra miệng thơi. Đó là những hành động bằng
lời. Trong ngơn ngữ học ta chỉ quan sát những hành động được tiến hành bằng lời nói mà thơi.


<b>4.4.1 Definition</b>


<b>A speech act is an UTTERANCE as a functional unit in communication.</b>


Một hành động bằng lời là một phát ngôn được dùng như là một đơn vị chức năng trong giao tiếp.
Ta nói một câu để giao tiếp, để đối qua đáp lại, đó chính là một hành động bằng lời.


(p.147) 4.4.3 Classification : Mỗi loại hành động ta chỉ cần nhớ một ít thơi về mặt lý thuyết vì tồn bộ cái
này chỉ làm bài tập, không cần phải thuộc.


<b>4.4.3.1 The representative describes a state of affairs in the world.</b>
<b>Hành động biểu hiện mô tả một sự tình trong thế giới của chúng ta</b>
<b>(3) </b> Tom: Where are you from ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Trong lời đáp của David có footnote<b>57</b><sub>: Describing a state of affairs requested by its </sub><b><sub>preceding</sub></b>
<b>question, a response is usually classified as a representative. Mô tả một sự tình được yêu cầu bởi/theo</b>
yêu cầu của câu hỏi dẫn trước, một câu đáp thường được phân loại như là một hành động biểu hiện. Câu
đáp được xếp vào hành động biểu hiện bởi vì nó mơ tả một sự tình, khớp với định nghĩa của
<b>representative.</b>


Như vậy, trong một cuộc đối thoại, nếu ta xác định được trên là hỏi, dưới là đáp thì câu đáp ta
chắc chắn xếp loại representative. Đây là mẹo thứ nhất để nhận ra tiểu loại này.


The representative can generally be characterized as being true or false.


Hành động biểu hiện nói chung có đặc trưng là có giá trị đúng hoặc sai.


Vậy một phát ngôn ta quy được giá trị true hay false trong những hồn cảnh khác nhau thì phát
ngơn đó xếp vào loại representative. Đây là mẹo thứ hai để nhận ra nó.


(p.148) (4) Teacher: There are only two seasons in the south: the dry season and the rainy season.<b>58</b>
Chỉ có 2 mùa ở miền Nam: mùa khơ và mùa mưa.


<b>Footnote58<sub> : The teacher’s statement is true when it is used to describe the weather in the south of</sub></b>
Vietnam, for example. This statement may be false when it refers to the weather in the south of China.


Lời nói của người thầy có gíá trị đúng khi nó được dùng để mô tả ở miến nam của nước Việt,
(trong trường hợp mô tả context là mô tả TP. HCM, miến nam nước Việt thì câu này có giá trị true). Lời nói
này có thể có giá trị sai khi nó dùng để chỉ thời tiết ở miền nam của Trung Quốc, là miến Bắc Viêt Nam
thuộc khí hậu ơn đới, có 4 mùa rõ rệt. Vậy phát ngơn này nói là miến nam không biết miền nam của nước
nào, nếu miền nam của nước Trung Quốc thì câu này có giá trị sai.


“There are only two seasons in the south: the dry season and the rainy season” is a
<b>representative; the teacher directly informs his/her students of what the weather is like in the south. (to</b>
<b>inform somebody of something = nói cho ai biết về cái gì)</b>


Câu trên được xếp vào hành động biểu hiện: người thầy trực tiếp nói cho trị biết về thời tiết ở miền
nam như thế nào.


Để đặt tình huống cho biết thì ngồi lời thoại của người thầy phải gắn thêm lời thoại của người trò
để tạo thành giao tiếp mới được .


Student 1: Then, each season is exactly six months long ?


Vậy là từng mỗi mùa một cách chính xác là dài 6 tháng phải không ạ ?


Student 2: Is there any transitional period between them.


(the dry season and the rainy season)?
Có giai đoạn chuyển tiếp nào giữa chúng không ?


Lời thoại của trị đặt ra ở đây nhằm mục đích tạo tình huống giao tiếp mà thôi, không phân tich
cùng một lúc 2-3 phát ngôn.


<b>4.4.3.2 The commissive commits the speaker to a course of action.</b>
<b>Hành động cam kết ràng buộc người nói vào một hướng hành động.</b>
<b>(5) </b> Jenny: If you don’t stop fighting, I’ll call the police.


Nếu hai anh không ngừng đánh nhau thì tơi sẽ gọi cảnh sát.


Chữ you phải dịch là 2 vì động từ fight địi hỏi ít nhất là 2 người, không thể 1 người được. Ta chú
ý chữ I’ll = I will, will là một cam kết. “Tôi cam kết là tôi sẽ gọi cảnh sát”, vậy thì “sẽ” ở đây rất là mạnh,
đó là cam kết


Bill: Call them at once to turn your brother in.


Bill là một trong 2 người nói: Gọi họ ngay lập tức đi để tống giam/bỏ tù cái thằng anh của mày ấy.


<b>them ở đây thế cho chữ the police, Bill nói câu này khi anh ấy tức lên rằng gọi ngay cảnh sát tống</b>
giam cái thằng anh của mày ấy bởi vì nó mới là cái thằng đầu têu đánh nhau chứ không phải là tao đâu.


“I’ll call the police” is a commissive: Jenny directly threatens to call the police if Bill and her
brother don’t stop fighting. Đây là hành động cam kết vì Jenny trực tiếp dọa gọi cảnh sát nếu như Bill và
thằng anh/em trai của nó khơng ngừng đánh nhau.


<b>(6)</b> Alice: When will I receive my reimbursement ?


Khi nào tôi sẽ nhận được tiền bồi hồn trả lại cho tơi ?
Victor: <b>Authors always pay their debts. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

(= I’ll pay you back later)


<b>author là tác giả, tác giả của các món nợ phải dịch là con nợ.</b>
<b> reimbursement</b> = bỏ trở lại vào trong cái bóp


again in(to) <b>purse noun = món tiền bỏ trở lại vào trong túi của mình </b>


Dựa trên hiểu biết về hình thái học, ta có thể phân tích từ này ra nhiều hình vị, “<b>ment” cho biết nó</b>
là danh từ, chữ burse gốc từ chữ purse, cái bóp là cái đựng tiền, khơng dùng “p” bởi vì đàng trước nó là
âm “m”. Âm “m” và âm “b” đều là âm voice, hữu thanh, người ta đã chuyển đổi từ âm “p” là một âm vô
thanh, voiceless để chuyển thành âm “b”. Prefix “im” có nghĩa là in hay into là ở trong hay từ ngồi vào
trong, “re” có nghĩa là “again”, lại.


“Hễ có vay thì có trả” là một lời hứa gián tiếp bởi hứa trực tiếp thì phải nói là “<b>I’ll pay you back</b>
<b>later”, tôi sẽ trả lại tiền cho chị sau. Chữ will (‘ll) là cam kết trực tiếp. Victor khơng nói trực tiếp vì lời nói</b>
trực tiếp mạnh quá sau này trốn nợ không được, lời cam kết gián tiếp thích thì trả khơng thích thì xù ln.
Nó có dụng ý của nó cả, có một khoảng cách giữa lời trực tiếp và gián tiếp.


“Authors always pay their debts” is a commissive: Victor indirectly promises to pay Alice back
later. “Hễ có vay thì có trả” là một lời cam kết: Victor một cách gián tiếp hứa trả lại tiền cho Alice sau.


<b>4.4.3.3 The declarative changes the world by bringing about or altering (changing) the state</b>
<b>of affairs it names. Hành động tuyên bố thay đổi thế giới bằng đem lại hoặc thay đổi cái sự tình mà nó gọi</b>
tên. “It“ thay cho “declarative”, hành động tuyên bố gọi tên/nêu ra cái gì thì nó thay đổi cái ấy, nó đem lại
cho cái ấy một sự tình mới.


(p.149) (8) Minister of Education: “I resign”.



Bộ trưởng Bộ Giáo Dục dõng dạc tuyên bố: “Tôi xin/tuyên bố từ chức”
xin


I resign = Tôi tuyên bố từ chức
S V (a performative verb = động từ hành ngôn)


Ta cần phân tích cách nói này, khi ta nhìn cấu tạo bên tiếng Anh thì thấy có 2 chữ nhưng khi dịch
ra tiếng Việt thì cơ thêm, có thể là thêm chữ “xin” hoặc là thêm thẳng thừng động từ “tuyên bố“ rồi mới tới
chữ “từ chức”. Chỉ có 2 chữ “I resign” là “tơi” và “từ chức” thơi làm gì có chữ “xin” hay “tuyên bố”. Nghĩa
của từ là một phần của nghĩa câu thôi chứ nghĩa của câu không phải là tổng số các nghĩa từ, nghĩa của
câu còn có được tạo ra nhờ vào cấu trúc câu.


Trong cấu trúc mà ta quan sát ở đây có một loại động từ rất là khó là <b>performative verb gọi là</b>
hành ngôn. Đây là một động từ giúp người ta hành động bằng cách nói ra miệng và nó phải chia ở thì
<b>hiện tại thường. Do đó nhìn cấu tạo này ta vẫn dịch là “Tôi tuyên bố từ chức”, chỉ khi nào có một động</b>
từ hành ngơn như vậy thì mới tiến hành hành động tuyên bố.


“I resign” is a declarative: the Minister of Education directly declares to give up his/her current
position.


“I resign” được xếp vào loại hành động tuyên bố vì Bộ Trưởng Bộ Giáo dục trực tiếp tuyên bố từ
bỏ/thôi chức vụ hiện thời. Vậy nói xong câu này bay chức ngay. Đây là hành động tuyên bố trực tiếp, rất là
mạnh, nói về bản thân mình thì phải nói mạnh như thế để cho thể hiện thái độ là “Tôi đây không tham
quyền cố vị, ngay giây phút này đây có thể dừng ngay không làm nữa.”


Prime Minister: “You’ll be free from tomorrow.”
Thủ Tướng nói: “Kể từ ngày mai anh sẽ được tự do”.


Đây là một lời tuyên bố sa thải gián tiếp bởi vì nó đồng nghĩa với câu:



<b>I dismiss you from your current position = Tôi sa thải anh/chị ra khỏi chức vụ hiện thời</b>


Thủ tướng khơng nói trực tiếp bởi vì lời nói trực tiếp ở đây nó thơ quá, ghê gớm quá, người ta
không muốn thể hiện điều bất lịch sự, người ta muốn chê bén quyền lực thực tế vì vậy cái “<b>I” đầy quyền</b>
lực đã bị đổi thành cái “you”, động từ “dismiss you”, sa thải anh đã đổi thành “will be free”, sẽ được tự
do. Anh/chị được tự do tức là anh/chị sẽ thôi không hành chức, không làm công việc của Bộ trưởng nữa
đồng thời thôi lãnh lương, thôi luôn tất cả những đặc quyền, đặc lợi của một Bộ trưởng. Đó là hành động
tun bố sa thải chứ cịn gì nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Cách lý giải câu của Thủ tướng, câu trên cũng là hành động tuyên bố: Thủ Tướng gián tiếp tuyên
bố sa thải Bộ Trưởng Bộ Giáo dục ra khỏi vị tri công tác hiện thời của anh ấy.


<b>(7) </b> Vicar: “I now pronounce you man and wife.”
Bây giờ đây cha tuyên bố hai con là vợ chồng.


(at the wedding ceremony held in a church = tại một nghi lễ cưới được tổ chức trong nhà thờ)
Vicar, Đức cha xứ, người trơng coi cả một xứ đạo, người có quyền làm lễ hôn phối ở nhà thờ.


Dùng chữ man, khơng cần dùng chữ husband vì niềm tin của người công giáo là Đức
Chúa Cha tạo ra người đàn ơng trước, “man“ vì vậy người đàn ơng tượng trưng cho nhân loại “mankind”,
lồi người. “Man” đứng trụi lủi một mình vẫn dịch là “lồi người”, khi nào có chữ “a” mới dịch là người đàn
ơng, a man. Sau đó vì nhu cầu nào đó, Chúa Trời mới lấy một trong chiếc xương sườn của người đàn ơng
để nặn ra người đàn bà. Vì vậy người công giáo gọi là <b>man and wife là đúng rồi, khơng cần husband and</b>
<b>wife.</b>


Lời nói này có thay đổi trạng thái, nó đầy quyền lực. Trước khi cha nói câu này thì người ta cịn độc
thân, sau khi cha tun bố câu này họ thành 2 người có vợ có chồng hết rồi và điều đó được tồn bộ xứ
đạo cơng nhận. Vậy lời nói này đã “bring about” đã đem lại một trạng thái mới, đã alter, thay đổi trạng thái
cũ.



This type of speech acts is quite special that it can only count if the speaker has the appropriate
authority to perform the type of acts.


Loại hành động bằng lời này hồn tồn/rất đặc biệt ở chỗ là nó chỉ có hiệu lực nếu người nói có
quyển lực thích hợp để tiến hành loại hành động ngơn từ.


Vậy thì chỉ có ngài Thủ tướng, Prime Minister mới bãi miễn chức vụ của Bộ Trường, Minister of
Education được mà thơi. Đó là lý do tiểu loại declarative rất khó đặt tình huống.


(p.149) 4.4.3.4 The directive intends to get the listener to carry out an action.
<b>Hành động cầu khiến có ý định khiến người nghe tiến hành một hành động.</b>


<b>Hành động cầu khiến, cầu là yêu cầu, khiển là sai khiển người ta, bảo người ta thế này, thế kia,</b>
thế nọ.


<b>(9)</b> Ed: The garage is a mess. Cái ga-ra này nó bừa bộn quá.
Faye: <b>Clean it up. Dọn cho nó gọn lại.</b>


Để mà cầu khiến thì câu tiêu biểu thì phải là loại câu khơng có subject, ta thấy đàng trước khơng
có subject và nó là một verb ở dạng ngun thể chưa chia thì. Vậy động từ ở đây có 2 chữ “<b>clean up”,</b>
trạng thái, dạng thức đó cho biết đây là câu cầu khiến, it là garage.


“Clean it up” is a directive: Faye directly orders Ed to make the garage tidy.


Ta giải thích “clean it up” xếp vào loại directive, hành động cầu khiến vì Faye trực tiếp ra lệnh cho
Ed dọn cho cái ga-ra gọn lại.


(p.150) (10) George: How about a dinner out ? Thế nào tối nay bọn mình đi ăn tiệm đi ?
Beth: <b>My essay is due tomorrow morning.</b>



Sáng ngày mai là tới hạn nộp bài essay của em.
= Leave (V) me alone to write my essay.


Hãy để em lại một mình để viết bài essay của em.


“out” là ở bên ngoài, dinner out là ăn tiệm, khơng có ăn ở nhà. Ngày mai tới hạn nộp essay thì
hơm nay phải lật đật ở nhà để làm cho xong, khơng thể đi ra ngồi ăn tiệm được, vậy đây là câu yêu cầu.


“My essay is due tomorrow morning” is a directive: Beth indirectly asks/requests George to
leave her alone, writing her essay.


Câu trên là một câu cầu khiến: Beth gián tiếp bảo/u cầu George hãy để cơ lại một mình, để viết
bài essay của cô ấy.


<b>4.4.3.5 The expressive indicates the speaker’s psychological state(s) or feeling(s)/ attitute(s)</b>
<b>about something.</b>


<b>Hành động biểu cảm (tức là bộc lộ cảm xúc) chỉ ra/cho thấy trạng thái tâm lý của người nói hoặc</b>
là cảm xúc/thái độ về điều gì đó.


<b>(11) </b> Desk clerk: <b>I beg your pardon. I’ll be right back.</b>
Nhân viên trực bàn giấy: Tôi xin lỗi, tôi sẽ trở lại ngay.
Client: No problem.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Trong câu xin lỗi, chú ý từ “beg”, nghĩa đen của nó là van xin. Nếu dịch từng chữ thì nghe nó buồn
cưới “Tơi van xin sự tha thứ của anh”, người Việt chỉ dịch xuôi chữ này là “Xin lỗi”. Chữ thể hiện cảm
xúc ở đây là chữ beg vì van xin, nài nỉ là thể hiện cảm xúc rất là mềm mỏng, nhún nhường trước người ta.
“Khơng có chi” là người ta đồng ý đợi trong chốc lát.



“I beg your pardon” is an expressive: the desk clerk directly apologizes to the client for his/her
absence for a while.


apologize to + somebody + for something
xin lỗi ai vì lý do/điều gì


“I beg your pardon” được xếp vào loại biểu cảm vì người nhân viên trực tiếp xin lỗi người khách
hàng về sự vắng mặt của anh/chị ấy trong chốc lát.


<b>(12)</b> Jack’s friend: This beer is disgusting.
Bạn của Jack chê: Bia này ghê quá.


Jack: Why don’t you learn to take the bad with the good.


Tại sao mày không học cách chấp nhận điều tồi tệ cùng với điều tốt đẹp.


<b>disgusting diễn tả cảm xúc rất là xấu, câu trả lời của Jack giống như câu tục ngữ của người Việt</b>
Nam “Liệu cơm gắp mắm”, cơm thế nào thì gắp mắm vừa thôi chứ không thôi bị mặn. Câu này ý nói “Ta
đây thuộc loại đi xe ơm, uống bia hơi, không phải thuộc loại đi xe hơi mà uống bia ôm, tiền đâu mà lấy liên
hoan, cùng lắm là mỗi anh một ly bia hơi hết giá, tiền đâu mà mua bia Heineken”. Thí dụ như vậy, đó là ý
của câu trên, tiền ít thì đừng có địi đi mua đồ sang.


“This beer is disgusting” is an expressive: Jack’s friend directly shows that he/she extremely
dislikes the beer.


Phát ngôn “This beer is disgusting” xếp vào loại biểu cảm vì bạn của Jack trực tiếp thể hiện cho
thấy anh/chị ấy rất khơng thích bia này.


<b>4.4.3.6 The rogative refers to a special kind of directives which deals with requests for</b>
<b>information and which is typically in form of a question.</b>



<b>Hành động cầu khiến để xin thông tin chỉ trỏ một tiểu loại đặc biệt của hành động cầu khiến, tiểu</b>
loại này xử lý những lời yêu cầu để xin thông tin và một cách tiêu biểu ở dạng thức của một câu hỏi. Loại
này nằm trong loại số 4 directive, nó là một tiểu loại nhỏ được tách ra .


<b>(13)</b> Tom: <b>Where are you from ? </b>
David: I’m from Canada.


“Where are you from ?” is a rogative: Tom directly asks/requests David for some information on
his nationality or origin.


“Where are you from ?” là một câu hỏi, một hành động cầu khiến để xin thông tin. Tom trực tiếp
hỏi xin David một ít thông tin về quốc tịch hay nguồn gốc xuất xứ của anh ấy.


<b>ask / request somebody for (noun) something : hỏi xin thông tin ; rogative</b>


<b>ask / request somebody to (verb) something : bảo, biểu/yêu cầu : directive – cầu khiến</b>
<b>Bảng, p.151</b>


<b>Speech-act category</b>
(loại)


<b>Typical expression</b>
(cách thể hiện tiêu biểu)


<b>Example</b>


<b>Declaratives</b>
(hành động tuyên bố)



declarative structure


with speaker as subject and a
<b>performative verb</b>


<b>in simple present tense</b>


<b>We find the defendant guilty.</b>
<i><b>I resign.</b></i>


<b>Representatives</b>
(hành động biểu hiện)


declarative structure Tom’s eating grapes.
Bill was an accountant.
<b>Expressives</b>


(hành động biểu cảm)


declarative structure with
<b>words referring to feelings</b>


I’m sorry to hear that.
This beer is disgusting.
<b>Directives</b>


(hành động cầu khiến)


imperative sentence <b>Sit down !</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

(hành động cầu khiến để xin
thông tin)


<b>Is she leaving ?</b>
<b>Commissive</b>


(hành động cam kết)


declarative structure


with speaker as subject and
<b>future time expressed</b>


I’ll call you tonight.


We’re going to turn you in.


<b>Declaratives: hành động tuyên bố</b>


“declarative structure”, cấu trúc của câu trần thuật có nghĩa là câu tận cùng bằng dấu chấm
thường, yêu cầu thứ hai “with speaker as subject”, với người nói câu này vừa là chủ thể tiến hành hành
động, subject. Vậy vừa nói ra miệng, speaker vừa là chủ thể tiến hành hành động ln, hành động bằng
lời nói. Điều kiện nữa là phải có “a performative verb”, một động từ hành ngơn là loại động từ đặc biệt
người ta tiến hành hành động bằng cách nói ra miệng một cái gì đó. Vậy động từ hành ngơn này phải ở thì
<b>simple present, chữ resign đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó, nó xếp vào loại declarative.</b>


Ex: <b>We find the defendant guilty. Chúng tơi nhận thấy bị cáo có tội, </b>
we = I + others (tôi + những người khác)


I + another (tơi + một người khác)



Trong we có I, chỉ có 2 ngơi I và we được dùng, bởi vì chủ thể vừa nói câu này vừa là người tiến
hành hành động speaker as subject. Người nói câu này là một trong những vị bồi thẩm đoàn tuyên bố tại
tịa. Trước khi tun bố câu này thì cịn có cơ may thốt, tun bố xong thì chắc chắn người này thành tội
phạm, sẽ bỏ tù, bắt đền tiền. Lời tuyên bố này đã thay đổi một trạng thái cũ <b>bring about một trạng thái</b>
mới. Đó chính là tun bố.


<b>Commissive: hành động cam kết</b>


Gần như giống declarative trừ một chi tiết là nó khơng địi hỏi động từ hành ngơn và động từ phải
chia ở thì tương lai, bởi vì hứa phải dùng chữ “sẽ” hướng tới tương lai. Cam kết sẽ làm điều gì đó hướng
tới tương lai cho nên động từ ở đây phải chia tương lai hết.


Ex: I’ll call you tonight. Tối nay tôi sẽ gọi cho anh.


We’re going to turn you in. Rồi bọn tao sẽ cho mầy vào tù.


Chữ “sẽ” là cam kết trực tiếp, thay vì dùng chữ “will“ như câu trên, câu dưới dùng 3 chữ “are
<b>going to”, động từ “turn in” là tống giam, bỏ tù. Đây là một câu cam kết như đinh đóng cột của một anh</b>
cơng an/cảnh sát nóng tính, anh biết kẻ kia là tội phạm nhưng vì chưa có bằng cớ nên chưa bắt giam
được nhưng vì kẻ kia cũng quá quắt, trêu ngươi lắm cho nên anh tức gầm lên “Bọn tao (gồm có tao tức là
anh cảnh sát và những đồng nghiệp) sẽ tìm bằng mọi giá chứng cớ để cho mày vào tù cái thằng kia”. Một
cam kết rất là mạnh.


<b>Representative: hành động biểu hiện</b>


Khơng địi gì hết, chỉ cần cấu trúc trần thuật, declarative structure tức là tận cùng bằng dấu chấm
thường, không có chấm hỏi, chấm cảm rất là dễ chịu.


<b>Expressives: hành động biểu cảm</b>



Chỉ là cấu trúc bình thường nhưng trong lời thoại có từ chỉ cảm xúc, words referring to feelings.
Đó là từ “sorry“ và “disgusting”


Ex: I’m sorry to hear that. Tôi rất lấy làm tiếc biết về điều này.
This beer is disgusting. Bia này ghê quá.


<b>Directives: hành động cầu khiến</b>


Ở thể mệnh lệnh imperative, là câu bắt đầu bằng động từ ngun thể khơng có chữ to.
Ex: <b>Sit down !</b>


<b>Fasten your seat belt. Đeo dây thắt lưng an tồn vào.</b>
<b>Rogative: hành động cầu khiến để xin thơng tin</b>


Nó tiêu biểu ở dạng thức câu hỏi, câu nghi vấn interrogative, nhìn mặt chữ viết thì nó có dấu chầm
hỏi, có thể bắt đầu bằng Wh hay bằng trợ động từ is hay does. Người ta đảo trợ động từ ra phía trước là
báo hiệu đây là cấu trúc của câu hỏi. Khi ta nói bằng miệng thì câu hỏi có một loại ngữ điệu gọi là
<b>intonation đặc biệt.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Trực tiếp là phải giữ được hàng ngang tức là mỗi tiểu loại bắt buộc phải sử dụng cách thể hiện tiêu
biểu. Nếu ta vi phạm hàng ngang, không giữ tuyệt đối đúng thì là gián tiếp.


(p.151) Performing a direct speech act, the speaker utters a sentence which means exactly what he or
she says:


Tiến hành môt hành động ngôn từ trực tiếp, người nói thốt ra một câu mà nó có nghĩa giống hệt
như điều anh/chị ấy muốn nói. Nói cái gì hiểu liền cái ấy, đấy là nói trực tiếp.


(p.152) 1(a) “Come (Verb) in please” is a direct request.



“Xin mời vào” là một lời yêu cầu trực tiếp (đây là câu cầu khiến trực tiếp)
<b>3(a)</b> “You should go to the doctor” is a direct piece of advice.


“Anh nên đi bác sĩ đi.” là một lời khuyên trực tiếp.


‘You should” là khuyên người ta, “anh nên”, khuyên trực tiếp quá rõ.


<b>2(a)</b> “It is quite wrong to condone robbery.” is a direct assertion against robbery.


“Thật là hoàn toàn sai trái để bỏ qua tội cướp.” là một lời khẳng định trực tiếp chống lại tội cướp.
Bỏ qua thế nào được, cướp thì phải đưa nó ra tịa, cho nó đền tiền cho người bị hại, đưa nó ra tịa
để trừng trị cho nó sợ. Rõ ràng câu này là một câu tuyên bố rất mạnh.


Performing an indirect speech act, the speaker utters a sentence which does not mean exactly
what he or she says:


Tiến hành mơt hành động ngơn từ gián tiếp, người nói thốt ra một câu mà nó khơng có nghĩa chính
xác với điều anh/chị ấy muốn nói. Vậy “khơng chính xác” có nghĩa là nói một đàng hiểu một nẻo, đấy là
gián tiếp.


<b>1(b)</b> “Won’t you come in ?”, “Xin mời anh/chị vào ạ”


Không được dịch “Anh sẽ không vào ư ?”, người Việt dịch câu này dễ trật lắm, hiểu lầm như chơi,
phải dịch giống hệt như câu 1(a).


“Won’t you come in ?” is not merely a Yes-No question. It is an indirect request made in a very
concerned manner.


<b>Câu 1(b) không chỉ là một câu hỏi Yes-No, nó là một lời yêu cầu gián tiếp được tạo ra theo một</b>


phong cách/cách nói rất là ân cần.


<b>Sự khác biệt giữa câu 1(a) và 1(b):</b>


<b>Câu 1(a) : Thí dụ sau khi cho các bạn ra chơi trong lớp học này, cô gọi trở vào, với tư cách là</b>
người thầy cơ có cái power trong lớp, cơ chỉ cần nói ngắn gọn “Come in”, lịch sự hơn nữa thì thêm chữ
<b>please thì các bạn sẽ líu ríu từ bên ngồi vào bên trong bởi vì lệnh của cơ làm sao cãi lại. </b>


<b>Câu 1(b) : Nhưng để mới một người khách khác không phải là trị, một chị hàng xóm vào nhà chơi</b>
và cô muốn báo hiệu với chị cô không bắt buộc, nếu chị thích, chị thu xếp được thì xin mời chị vào chơi ạ,
cịn nếu chị khơng thích, khơng thu xếp được thì thơi, để hơm khác khơng sao cả. Ta phải cho người ta
quyền say no với lời mời của mình thì phải đặt lời mời ở dạng thức của một câu hỏi Yes-No và đặc biệt
câu hỏi đó là câu hỏi phủ định, a negative question.


Không phải ngẫu nhiên mà câu này bắt đầu bằng chữ “<b>won’t” chứ không phải là chữ “will”. Đây là</b>
câu hỏi mà ta gọi là negative question, chữ “not” ở đây báo hiệu cho người nghe rằng “chị có quyền say
<b>no”. Vì cho người ta có quyền từ chối nên lời mới thứ 2, câu 1(b) lịch sự hơn nhiều so với câu 1(a). </b>


Đó là sự khác biệt trong cơng dụng của lời mời, cơ nói như vậy để ta biết cái khó của tính gián tiếp,
<b>indirect. Câu gián tiếp rất là khó, nó địi hỏi nổ lực lớn mới hiểu được, trong khi câu trực tiếp cứ thế mà</b>
hiểu thôi, rất lẹ và dễ.


<b>3(b)</b> “Why don’t you go to the doctor? is not used to ask for any reason. Instead, it is used to
give an indirect piece of advice though it is in form of a Wh-question.


“Sao anh không đi bác sĩ đi?” là một lời khuyên gián tiếp, nó trá hình dưới dạng thức của một câu
hỏi nhưng khơng có hỏi gì hết. Nó khơng được dùng để hỏi xin bất cứ lý do nào. Thay vì như vậy, nó được
dùng để đưa ra một lời khuyên gián tiếp mặc dầu nó là dạng thức Wh- question.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>2(b)</b> “Is it right to condone robbery ?” is an indirect assertion against robbery though it is in


form of a Yes-No question.


“Liệu có đúng khơng để bỏ qua cho tội cướp” là dạng thức của một câu hỏi nhưng khơng hỏi gì
hết. Nó là một lời khẳng định gián tiếp chống lại tội cướp mặc dầu nó ở dạng thức của một câu hỏi Yes-No
question.


Thay vì nói khẳng định trực tiếp “It is quite wrong” ta có thể khẳng định nhẹ nhàng hơn.
<b>Exercise 40: (p.152), key (p.216)</b>


<b>Give a situation in which each of the following utterances occurs, interpret its meaning and then</b>
<b>classify it according to different types of speech acts.</b>


Bài tập này có 3 yêu cầu : yêu cầu thứ nhất nằm ở 3 chữ “give a situation”, hãy đặt một tình
<b>huống mà trong tình huống đó từng mỗi cái của phát ngôn sau đây xuất hiện, u cầu thứ 2: hãy giải</b>
<b>thích nghĩa của nó và rồi thì phân loại nó.</b>


Đặt tình huống là câu đề ta gắn hoặc vô miệng người A hoặc vô miệng người B, tình huống giao
tiếp ở đây là conversational situation.


Thí dụ câu 1 gắn vơ miệng người A, để cho người A rủ rê người B, người B trả lời “<b>Được”, như thế</b>
là hết yêu cầu thứ nhất, chuyển sang yêu cầu thứ hai giải thích nghĩa của nó là của phát ngơn câu đề, đặt
trong situation do chính mình nêu ra. Phát ngơn gắn vơ miệng người A thì ghi chữ A, chớ có viết lộn
thành chữ B, chỉ giải thích lời thoại của người A, cấm đụng tới lời thoại của người B vì lời thoại này đặt
cho có tình huống mà thơi. Nó khơng phải là đề thi nên khơng cần giải thích gì hết.


<b>1. Let’s go to our place for a beer. Bọn mình đi uống bia đi.</b>
A: Let’s go to our place for a beer.


B: All right



A informally invites B to go and have a glass of beer. A thân mật mời B đi uống một ly bia.
This is A DIRECTIVE.


Động từ “invite”, mời là cầu khiến, khiển người ta, biểu người ta đi đi. Vậy ngay lập tức nhờ động
từ invite ta biết đúng, ta sẽ phân loại theo yêu cầu thứ ba, classify it, ta sẽ biết đây là một hành động cầu
khiến, directive.


<b>5. Who will believe this story ? Ai sẽ tin vào câu chuyện này đây ?</b>
Ta tạo tình huống:


A: To make a long story short, Ed’s girlfriend falls in love with Ed’s younger brother.


Nói một cách ngắn gọn, bạn gái của Ed (té vào trong tình u) say mê/phải lịng đứa em trai của
Ed.


B: Who will believe this story ?


B indirectly shows his or her doubt about such a crazy story.


B một cách gián tiếp thể hiện/bộc lộ sự nghi ngờ của anh/chị ấy về một câu chuyện điên khùng đến
như thế.


This is AN EXPRESSIVE.


“Để làm cho một câu chuyện dài ngắn lại”, người VN dịch xi là “Nói một cách ngắn gọn”.
Nghe chừng hơi bị điên, mới đầu chơi với thằng anh, sau đó lân la về nhà mới gặp thằng em rồi thích
thằng em hơn. Câu chuyện hơi bị điên cho nên người kia mới cự lại là “Ai sẽ tin vào câu chuyện này
<b>đây?”</b>


(Phần này để cho hiểu, không ghi) “By making a Wh-question which needs no answer”. Bằng cách


đặt một câu hỏi bắt đầu bằng chữ Wh, (tức là chữ “Who”) câu này cần không câu trả lời nào hết tức là
không cần câu trả lời. Câu trả lời rõ lắm rồi, không ai tin nỗi chuyện như thế, câu trả lời chắc chắn là “<b>No”,</b>
khỏi cần nói gì hết. Vậy người ta đâu cần câu trả lời đâu, vậy đâu có hỏi gì đâu.


Lời thoại gắn vơ miệng người B cho nên chữ đầu tiên ta viết là chữ B. Nhờ chữ shows là thể hiện,
<b>doubt là sự nghi ngờ mà ta xếp vào loại biểu cảm; thể hiện sự nghi ngờ là bộc lộ cảm xúc rất rõ</b>


Các câu khác trong Exercise 40 tự xem ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

For each of the following utterances, provide two situations so that one utterance performs two
different acts. Interpret the utterances and identify the acts performed in the light of the situations you
provide.


Cho từng mỗi phát ngôn sau đây, hãy cung cấp hai hoàn cảnh để mà một phát ngôn tiến hành/thực
hiện hai hành động ngôn từ khác nhau. (Có một câu thơi mà người ta bắt mình đặt 2 tình huống khác
nhau). Hãy giải thích các phát ngôn và hãy nhận diện ra các hành động được thực hiện dưới ánh sáng của
hoàn cảnh mà bạn cung cấp.


<b>Đề</b>


<b> 1 . </b> <b>Do you feel better today ? </b>


<b>SITUATION 1: Tình huống 1, ta gắn đề thi vô miệng bác sĩ</b>
(hỏi) Doctor: Do you feel better today ? Hơm nay anh có đỡ khơng ?
(đáp Patient: Yes, I do. Vâng, có ạ.


The doctor directly asks her patient for some information.
Cô bác sĩ đó trực tiếp hỏi xin thơng tin bệnh nhân của cô ta.
This is A ROGATIVE.



Đây là một cuộc đối thoại có hỏi đáp, đề thi gắn vơ miệng bác sĩ ta chỉ giải thích lời của bác sĩ mà
thơi. Vậy ta ghi “the doctor”, dùng the để hiểu là vị bác sĩ đó đó trong hồn cảnh của cuộc thoại này nè,
xác định rồi chứ khơng phải bác sĩ nói chung.


<b>ask somebody for something, đàng trước chữ for là người ta, ở đây là her patient, ở đàng sau</b>
chữ for là một lượng thông tin mà cô ấy cần. Danh từ <b>information khơng đếm được, vì vậy dùng chữ</b>
<b>some. Và khi ta đã xếp được vào loại hỏi xin, ask for thì đó là rogative.</b>


<b>SITUATION 2:</b>


Mother (in hospital for a while): I’m glad that you’re here with me again.


Người mẹ nói (trong hồn cảnh đang nằm bệnh viện trong một khoảng thời gian rồi):
Bà mẹ vui mừng khi thấy con vào: Mẹ vui mừng là con lại vào đây thăm mẹ.


Son (in a very concerned manner): Do you feel better today ? Hơm nay mẹ có đỡ không ạ?
The son indirectly expresses his worry about his mother’s health.


Người con trai trong hoàn cảnh này/cuộc thoại này gián tiếp thể hiện nỗi lo của anh về sức khỏe
của bà mẹ.


This is AN EXPRESSIVE. Và đây thể hiện cảm xúc, nỗi lo nên xếp vào loại biểu cảm.


Người con nói theo phong cách rất là ân cần/cẩn trọng vì nói với mẹ của mình trong lúc bà đang
đau ốm nằm bệnh viện. Trong hoàn cảnh này người con trai cùng với một ít ngữ điệu, một ít sự thể hiện
trên gương mặt thể hiện cảm xúc nhiều hơn là hỏi, còn bà mẹ khỏi cần trả lời, bà chỉ đưa mắt nhìn con
nước mắt lưng trịng, im lặng. Như vậy đủ rồi vì cậu con trai biết rõ hồn cảnh của bà hơn chính bà ấy và
anh cịn dấu bớt đi để mà cịn chữa trị vì e rằng bà sợ .


Vậy lời thoại gắn vô miệng chữ “son” phải ghi chữ “the” vào



Trong tiếng Anh, nhiều cách thể hiện như câu hỏi nhưng khơng có hỏi gì hết và nếu chúng ta quan
sát thì nó cũng xuất hiện khá nhiều với tần suất cao.


Ví dụ một người A chào người B theo kiểu trang trọng thì nói:
A: How do you do ? Xin chào ơng/bà


B: How do you do ?


Ta thấy là khơng hỏi gì cả, kể cả khi chào rất là thân mật, ta sẽ dùng dạng : “<b>How are you ?” Đây</b>
chỉ là câu chào chứ khơng phải câu hỏi và nó gần như có một nghi lễ là ta sẽ nói là ta khỏe; “<b>I’m fine,</b>
<b>thanks”. Đây không phải là hỏi thăm sức khỏe mà là câu chào, kể cả khi ta mệt muốn chết, ta cũng nói</b>
<b>I’m fine chứ khơng phải kêu trời kêu đất lên với người ta, khơng có. Ta cũng phải cố gắng gượng cười toe</b>
chào người ta 2, 3 câu rồi bye đi, vậy đây chỉ là một câu chào, tiếng Anh gọi là <b>greetings, những lời chào</b>
hỏi là nghi lễ mang tính chất xã hội, social rituals, cứ như thế mà theo, không cần hiểu theo nghĩa đen.


Nếu như trong tiếng Anh người ta dùng câu hỏi với chữ how thì người VN khơng hỏi bằng chữ
<b>how mà hỏi bằng chữ where :</b>


+ Anh đi đâu đó ? - À, đi cơng chuyện.


Thế là hết, vậy là chào xong rồi, không cần gặng hỏi người ta “Nhưng mà đi đâu mới được
<b>chứ?’, ai mà hỏi thế vì đây là câu chào, khơng phải là câu hỏi.</b>


<b>Đề</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>SITUATION 1: Người A đưa ra 2 câu yêu cầu:</b>


A: Take this paper to the lady over there and ask for her signature.



Hãy đem tờ giấy này đến người phụ nữ ở đàng kia và hỏi xin chữ ký của chị ấy.
B: I beg your pardon. (= Repeat, please) I didn’t hear what you said.


Tôi đã không nghe được điều anh vừa mới nói.


B indirectly requests A to repeat what he/she has just said.


Vậy người B gián tiếp yêu cầu người A lặp lại điều anh/chị ấy vừa mới nói.
This is A DIRECTIVE.


Ở đây nhờ chữ request là yêu cầu, là khiển người ta, biểu người ta hãy làm thế này thế kia thế nọ,
ta xếp nó vào loại directive, cầu khiến.


Hai câu mệnh lệnh dài thòn làm sao nghe kịp, người B lỡ nghe khơng kịp thì yêu cầu lặp lại. Đây là
câu yêu cầu bằng với chữ “Repeat, please”, tại sao khơng nói trực tiếp “Repeat, please”, mà lại nói gián
tiếp vì nói trực tiếp phải có quyền lực, power mới yêu cầu như thế được. Nếu như cơ u cầu ta “lặp lại
<b>đi” thì mới nói thế được chứ ta đi yêu cầu, van xin người ta để người ta lặp lại cho mà chạy việc thì ta phải</b>
nói gián tiếp cho nó lịch sự. “I beg your pardon” là lời yêu cầu gián tiếp. Yêu cầu gián tiếp cho lịch sự rồi
mà còn nêu lý do chính đáng người ta mới vui lịng lặp lại cho. Lý do nằm ở những chữ sau đây: “<b>I didn’t</b>
<b>hear what you said.”</b>


Khi làm bài nếu không viết nỗi directly hay indirectly thì lờ tịt nó đi, bỏ bớt chữ đó cho đỡ khổ. Ở
đây in sẵn thì thấy dễ nhưng đến khi tự viết lấy thì đố viết nỗi, chẳng biết chỗ nào trực tiếp hay gián tiếp
cả. Vậy thì thơi lờ tịt nó đi cịn hơn là viết sai,


<b>SITUATION 2: </b>


A: You’ve taken my seat. Anh đã ngồi vào chỗ của tôi rồi
B: Oh, I beg your pardon. (= I’m terribly sorry.)



Đây là câu xin lỗi, thực tế là bằng “Tôi rất lấy làm tiếc”
B directly apologizes to A for taking A’s seat by mistake.


Người B trực tiếp xin lỗi người A về việc chiếm mất chỗ của người A do nhầm lẫn.
This is AN EXPRESSIVE. Xin lỗi là thể hiện cảm xúc, câu biểu cảm.


<b>Đề</b>


<b> 3 . </b> <b>It’s going to rain.</b>
<b>SITUATION 1: </b>


Wife: <b>It’s going to rain. Trời sắp mưa</b>


= (Remember (verb) to bring the new raincoat with you.
Hãy nhớ đem theo cái áo mưa mới cùng với anh)


(p.222) Husband: I’ll bring the new raincoat with me (= I will)
Anh sẽ đem theo áo mưa mới cùng với anh.


The wife indirectly reminds her husband to bring the new raincoat with him.
Người vợ nhắc chồng mang theo cái áo mưa mới cùng với anh ta.


This is A DIRECTIVE. Ở đây ta có câu cầu khiến nhờ bởi động từ reminds, nhắc cho nhớ.


“Trời sắp mưa” gắn vào miệng người vợ, người vợ không làm công tác dự báo thời tiết, bà nói câu
này để nhắc chồng nhớ mang áo mưa. Đây là lời nói cầu khiến gián tiếp. Nhìn thoảng qua tưởng là lời mơ
tả thời tiết, nhìn kỷ lại thì khơng phải, đó là câu cầu khiến bảo là đừng có quên mang theo áo mưa.


Nếu người vợ nói ngắn: “It’s going to rain” thì chồng sẽ nói dài: “I’ll bring the new raincoat with
<b>me”. Nếu người vợ nói dài: “Remember to bring the new raincoat with you” thì chồng chỉ cần đơn giản</b>


nói: “I will”. Lý do người nói ngắn người dài là vì trong giao tiếp miệng mà ta gọi là “face to face
<b>communication” thì nó bị một tác động rất mạnh của “time constraints” là những khống chế về mặt thời</b>
gian, tức là thời gian giao tiếp của mình với người ta ngắn thơi vì vậy cho nên khi nào đủ thơng tin thì thơi,
khơng có nói dài, khơng phải văn viết đâu mà viết dài cũng được, việc nói bị thời gian khống chế rất mạnh
mẽ. Cái time constraints sẽ khống chế tất cả chúng ta trong đời thường, nó khống chế bài lên lớp của cơ
phải làm sao một buổi là được cái gì đó, nó khống chế chúng ta khi đi thi phải canh thời gian, phải đeo
đồng hồ và phải viết gọn trong khoảng thời lượng bao nhiêu đó, được cái gì đó.


<b>SITUATION 2: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Husband: I heard that on the radio this morning, too.
Anh cũng đã nghe thấy điều đó trên radio sáng hôm nay.
The wife directly reports what the weatherman has said.
Người vợ trực tiếp kể lại cái điều người dự báo thời tiết đã nói.
This is A REPRESENTATIVE.


Kể lại nội dung lời thoại đó là mơ tả một sự tình có thật và nó thuộc loại hành động biểu hiện.


“it’s going to rain” ở đây là nội dung lời thơng báo, nó là một đơn vị nằm gọn lỏn trong lòng một
câu dài hơn. OK, được hết, miễn là nó đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa, chấp nhận hết. Ta hãy nhìn lại, lời thoại
là đề thi của mình là nội dung của thơng báo mà người dự báo thời tiết đã nói, người vợ chị kể lại cho
chồng nghe nội dung đó thơi.


<b>Đề</b>


<b> 4 . </b> <b>It’s snowing.</b>
<b>SITUATION 1: </b>


(hỏi) Mary: What’s the weather like in Boston ? Thời tiết ở Boston như thế nào ?
(đáp) Steve: <b>It’s snowing. Trời đang rơi tuyết.</b>



Steve directly gives a piece of information (to answer Mary’s question).
Steve trực tiếp đưa ra một mẫu tin (để trả lời câu hỏi của Mary)


This is A REPRESENTATIVE.


Đề thi gắn vô miệng Steve, information khơng đếm được, muốn đếm nó phải dùng chữ piece.
Trên là hỏi, dưới là đáp vậy câu đáp chắc chắn là loại representative.


Hãy xem cách dùng của lời thoại, khi làm bài thi không nên dùng A, B, mỗi người dùng tên khác
nhau để cho sự chọn lựa khác biệt chứ ai cũng A, B a thần phù như thế thì tạo sự giống nhau quá. Thực
tế là ta đang học tủ chứ không phải học kiến thức đầy đủ vì khơng có thời gian, ta đang ơn nhưng ta đã tạo
tâm lý cho người chấm bài là 50 người ngồi đây viết giống hệt nhau. Cảm giác đó tệ lắm, người chấm
chán và dễ cho điểm xấu. Ta phải khơn để tạo ra sự riêng biệt đó, phải chọn khác đi chứ tất cả chúng ta
đều do một thầy nặn ra khi viết cũng phải bắt chước cô chứ làm sao làm khác được, ta đâu đủ trình độ để
sáng tạo đâu, bắt chước là chính, sáng tạo là phụ. Vì vậy tuyệt đối khơng dùng chữ A, B.


Lời khun của cơ rất ân cần vì cơ hiểu phong cách chấm bài, cơ ở trong ruột nó mà làm sao mà
khơng hiểu được. Họ chưa nói gì hết mà cơ đã biết họ sắp nói gì đó, tới trình độ như vậy nên cơ khun ta
câu nào là đúng câu đó. Cơ có một cái tội người ta ghét ghê lắm, đó là nói hơi bị đúng, nói câu nào cũng
đúng hết, cơ khơng nói trật được vì vậy người ta khơng chịu nỗi. Nhưng nếu khơng nói đúng thì liệu ta có
theo được hay khơng với hoàn cảnh học tập như hiện nay


<b>SITUATION 2: </b>


Hazel: Could you go and post this letter? Anh có thể đi và bỏ lá thư này giùm được không?
Glen: It’s snowing. (= I’m afraid that I have to say “no” to your request)


Tơi e rằng là tơi phải nói “khơng” với lời yêu cầu của anh.



(By stating the fact that it’s snowing), Glen indirectly refuses to go and post the letter for Hazel.
Glen từ chối đi và bỏ lá thư cho Hazel.


This is AN EXPRESSIVE. Đây là câu biểu cảm.


“Trời đang rơi tuyết” là lời từ chối, cứ “I’m afraid that” là biết từ chối rồi, là biết không ổn rồi. Chú
ý “say no to”, nói khơng với là bằng với “refuses“ là từ chối, một cảm xúc rất là xấu


<b>Đề</b>


<b> 5 . </b> <b>I said I didn’t.</b>
<b>SITUATION 1: </b>


(hỏi) A: Did you go to the theater last night ? Đêm hôm qua chị đi xem hát phải không ?
(đáp B: I didn’t. Tôi đã không đi.


A: Tell me the truth. Did you go to the theater last night ?


Người A lại gặng hỏi: Nói thiệt đi. Có phải đêm hơm qua chị đi xem hát không ?
B: I said I didn’t. Người B tức lên: Tơi đã nói là khơng mà (cứ gặng hồi).
B is annoyed by A’s repetition of the same question.


Người B bị khó chịu bởi người A lặp lại cùng một câu hỏi.
This is AN EXPRESSIVE.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Câu “I said I didn’t” không phải là câu đáp mà là thể hiện sự bực mình.
<b>SITUATION 2: </b>


Jane: Mum asked me if I knew your new address.
Mẹ hỏi em liệu là em có biết địa chỉ mới của chị khơng ?


(hỏi) Jane’s sister: And what did you say ? Rồi mày nói làm sao ?
(đáp) Jane: I said I didn’t.


Jane directly gives a piece of information (to answer her sister’s question)
Jane đưa ra một mẫu tin (để trả lời câu hỏi của người chị).


(p.223) This is A REPRESENTATIVE.


Đây là câu đáp của một câu hỏi, nên xếp vào loại representative.
<b>Đề</b>


<b> 6 . </b> <b>There’s a bend ahead.</b>
<b>SITUATION 1: </b>


(hỏi) A: Is there any bend near here? Gần đây có bất cứ cua quẹo nào khơng ?
(đáp) B: There’s a bend ahead. Có một cua quẹo ở phía trước mặt.


B directly informs A of the fact that there is a bend ahead of them.


Người B nói cho A biết về một sự thật rằng là có một cua quẹo ở phía truớc mặt họ
This is A REPRESENTATIVE.


Nói cho người ta biết nội dung một sự thật, đây là câu đáp của một câu hỏi, xếp vào loại
<b>representative, biểu hiện.</b>


Chú ý động từ inform … of, phía trước chữ of là người ta, đàng sau chữ of là một nội dung thông
tin.


<b>SITUATION 2:</b>



A: Be careful. There’s a bend ahead. (= Drive (verb) carefully and slow down a bit)
Cẩn thận nha. Có một cua quẹo ở phía trước mặt đó. (verb)
(= Hãy lái xe cẩn thận và đi chậm lại)


B: Thanks for your timely warning. Xin cám ơn lời cảnh báo kịp thời.
A indirectly asks B to drive carefully and slow down a bit.


Người A bảo người B lái xe cẩn thận và đi chậm lại.
This is A DIRECTIVE.


Đã viết được động từ asks, bảo người B to drive thế là ta chia vào loại cầu khiến.


“There’s a bend ahead” ở đây à câu cầu khiến gián tiếp trá hình như là một câu mơ tả nhưng
khơng có mơ tả, trần thuật gì cả, đây là câu yêu cầu.


“Drive” và “slow down” là hai mệnh lệnh. Người được nhắc nhở thì cám ơn vì người ta cảnh báo
kịp thời để khỏi đi nhanh quá thì gây sự ra, lỡ va quẹt hay đụng gây tai nạn gì mất cơng.


<b>Đề</b>


<b> 7 . </b> <b>Keep off the grass.</b>
<b>SITUATION 1: </b>


(hỏi) Son: What does the sign say, Mum ? Cái bảng hiệu đó nói cái gì vậy mẹ ?
(đáp) Mother: Keep off the grass. Đừng đi lên cỏ.


The mother directly gives a piece of information (to answer her son’s question).
Người mẹ trực tiếp cung cấp mẫu tin tức (để trả lời câu hỏi của đứa con trai của bà)
This is A REPRESENTATIVE. Đây là câu đáp của một câu hỏi nên xếp vào loại biểu hiện.



“keep” nghĩa đen có nghĩa là “giữ”, “off” là “lìa xa khỏi”, lìa ra khơng dính tịn ten nhưng khơng thể
dịch “giữ lìa ra khỏi bãi cỏ”, người VN mình sẽ ra một câu mệnh lệnh theo kiểu phủ định “Đừng đi/giẫm
<b>lên cỏ”. Chữ “đừng” ở đây là kiểu có chữ “not” ở trong tiếng Anh. Vậy một câu mệnh lệnh từ tiếng Anh là</b>
xác định dịch tiếng Việt ra thành phủ định, điều đó cho thấy kiểu dịch thô từng chữ một trật lất. Phải coi
chừng, không phải dịch từng chữ là đúng đâu, dịch sát nghĩa theo cô là dịch làm sao cho người bản ngữ
Việt hiểu giống hệt người bản ngữ Anh. Đấy mới gọi là dịch thuật và dịch như vậy là một nghệ thuật, rất là
khó.


<b>SITUATION 2:</b>


A: How smooth the lawn is ! Ý, cái sân cỏ láng mượt quá !
B: Keep off the grass.


B directly orders A not to walk on the lawn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

This is A DIRECTIVE. Đây là câu cầu khiến.


Câu hỏi của A khơng bình thường, nó có chữ how là một loại Wh. Sau chữ how có chữ smooth là
tính từ, sau smooth có danh ngữ the lawn làm subject, rồi đến động từ is, dấu chấm than. Đây là một
loại câu có cấu tạo đặc biệt, động từ và subject bị lùi ra phía sau để cho tính từ <b>smooth đi với chữ how</b>
đưa ra phía trước. Câu này khơng phải câu bình thường mà là <b>an exclamation, câu bộc lộ cảm xúc/cảm</b>
thán, phải dịch làm sao để thể hiện được cảm xúc. Chắc là anh ấy đi bộ trên sân anh ấy thấy nó láng quá
kêu lên như vậy, người kia gào tướng lên “Đừng giẫm lên cỏ”.


How smooth the lawn is !
Adj S V
<b>Đề</b>


<b> 8 . </b> <b>I’m very upset that so many of you are talking.</b>
<b>SITUATION 1: </b>



Joe: It’s my book. Nó là sách của tao.


Jenny: Your book is over there. This one’s mine. Sách mày ở đàng kia. Quyển này của tao.
Jack: Your book is there and over there is Joe’s. This one’s mine.


Sách của mày ở đàng kia và xa nữa là của thằng Joe. Cái này của tao.
Mother: I’m very upset that so many of you are talking.


Mẹ rất không vui rằng mấy đứa đều đồng loạt nói nhiều quá.


The mother of three young children directly <b>shows that she is extremely annoyed by her</b>
children’s talkativeness.


Bà mẹ của ba con nhỏ cho thấy bà rất khó chịu bởi tội nói nhiều của mấy đứa nhỏ.
This is AN EXPRESSIVE. Đây là câu biểu cảm.


Ba anh em Joe, Jenny và Jack giành nhau quyển sách, đứa nào cũng giành cái gần, chữ this cho
biết quyển sách ở gần nó. Bà mẹ tức vì mấy đứa nói nhiều q, đều gào lên cùng một lúc. Chữ <b>young</b>
được thêm vơ cho chính xác và mơ tả càng chính xác chừng nào thì càng điểm cao chừng ấy. Vì ba con
nhỏ nên mới giành có một quyển sách thơi chứ con lớn thì khơng giành nhau quyển sách, nó giành căn
nhà, căn hộ chứ dễ gì nó giành quyển sách. Do đó tình huống để chữ young vào đây để mơ tả chính xác,
chính xác chừng nào thì thuyết phục thầy nhiều chừng ấy, điểm số của mình sẽ là tuyệt đối. Vì vậy tính
chính xác trong mơ tả là rất quan trọng.


<b>SITUATION 2: </b>


Teacher: I’m very upset that so many of you are talking.
Tơi rất khơng vui vì q nhiều em đang nói chuyện.



= Class monitor: Be (verb) quiet, please. Xin hãy làm ơn im lặng.


The teacher of a big class indirectly <b>orders her pupils to stop talking (and the monitor just</b>
paraphrases what the teacher has really said)


Cô giáo của một lớp học đông ra lệnh cho trị thơi khơng nói chuyện nữa (và lớp trưởng chỉ diễn
dịch/mô phỏng lại cái người thầy đã thật sự nói).


This is A DIRECTIVE. Đây là hành động cầu khiến gián tiếp.


Đây là một lời yêu cầu gián tiếp yêu cầu im lặng đi. Câu của lớp trưởng là câu mệnh lệnh, yêu cầu
trực tiếp để cho nó hiệu quả cịn câu của cơ giáo u cầu gián tiếp cho nó lịch sự. Hai câu này có nghĩa y
hệt như nhau mặc dầu ngữ nghĩa khác nhau xa lắc.


<b>Đề</b>


<b> 9 . </b> <b>Be aware of dogs. </b>


<b>SITUATION 1: (There are some dogs on the street. A sees the dogs approaching B)</b>


Có một vài con chó trong lịng đường phố. A nhìn thấy con chó đang tiến gần hơn đến chỗ của B,
có thể người B đứng quay lưng lại không thấy, chỉ có người A thấy.


A: Be aware of dogs. Coi chừng chó kìa.


B: Thanks for your timely warning. Xin cám ơn về lời cảnh báo kịp thời của anh.
A directly warns B of the dogs’ approaching. This is A DIRECTIVE.


Người A cảnh báo người B sự tiến đến gần hơn của con chó. Đây là hành động cầu khiến.



“Be aware of“ là biết hay có nhận thức, đi với chữ dogs phải dịch là “coi chừng”, thậm chí là “Coi
<b>chừng chó dữ” trong trường hợp khác. Phải gọi là cảnh báo kịp thời bởi vì cảnh báo khơng kịp nó liếm</b>
vào người một cái mất cơng đi chích ngừa. Đó là lý do phải cám ơn người ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>SITUATION 2:</b>


Daughter: What does the sign mean, Mum? Cái bảng hiệu kia có nghĩa là gì vậy mẹ?
Mother: <b>Be aware of dogs.</b> Coi chừng chó dữ.


The mother directly provides her daughter with a piece of information.
Bà mẹ cung cấp cho con gái với một lượng thông tin.


This is A REPRESENTATIVE. Trên là hỏi dưới là đáp, đây là loại biểu hiện.


Cháu bé cịn bé q, cháu nhìn thấy trên cổng nhà ai đó một cái bảng có đầu con chó, mắt sáng,
tai nhọn, mõm dài, răng nanh tua tủa, lưỡi thè ra đỏ lt, cháu khơng biết hình đó là gì cả nên mới hỏi mẹ.
Bà mẹ giải thích nội dung của bảng hiệu đó, cho biết nó có nghĩa là gì.


“provides … with”, đàng trước chữ with là người ta, đàng sau chữ with là nội dung, một lượng
thông tin.


<b>Đề</b>


<b> 10 . What else do you want ? </b>


<b>SITUATION 1: (Mary goes shopping. She’s already chosen a fashionable blouse and a well-formed</b>
skirt). Mary đi mua sắm. Cô ấy đã chọn rồi một cái áo kiểu hợp thời trang và một cái váy may khéo)


(hỏi) Shop assistant: What else do you want ? Cơ cịn mua gì khơng ạ?
(đáp) Mary: That’s all. Thanks. Đủ rồi ạ. Cám ơn.



The shop assistant directly asks Mary for some information.
Người bán hàng hỏi Mary để xin một ít thơng tin.


This is A ROGATIVE.
<b>SITUATION 2:</b>


A misbehaved seven-year-old boy keeps asking his mother to do this or that for him while she is
busy with a lot of housework. Being annoyed, the mother shouts: “What else do you want ?”. The mother
indirectly expresses her annoyance. This is AN EXPRESSIVE.


Một cậu bé lên 7 tuồi tiếp tục đòi mẹ nó làm cái này cái nọ cho nó trong khi bà ấy bận rộn nhiều
việc nhà. Bị khó chịu, bà mẹ hét tướng lên “Con cịn muốn cái gì nữa nào?”. Bà mẹ diễn đạt sự khó chịu
của bà. Đây là câu biểu cảm.


Ta khơng nên làm tình huống 2 trừ khi không đặt nỗi cuộc thoại A, B. Nên dùng loại có lời thoại A,
B có trên có dưới. Nhờ lời thoại này tương đối ngắn ta viết đỡ sai, nó cung cấp lượng thơng tin do hồn
cảnh cung cấp nhờ đó người thầy biết ta muốn nói điều gì.


<b>Tài liệu photo, đề 1, câu 6 (p.15), </b>


<b>6. </b>Provide two situations so that the following utterance performs two different acts. Interpret the
utterances and identify the acts performed in the light of the situations you provide. (1m)


“The gun is loaded.” Súng có nạp đạn.


“is loaded“ là có nạp đan vì chữ load có nhiều nghĩa lắm, đi với xe tải thì nó là chất lên xe, đây là
khẩu súng thì phải dùng theo nghĩa viên đạn có nạp đạn. Nếu khơng hiểu “is loaded” theo nghĩa này thì
làm sao mà làm tình huống được, vì vậy câu nó ngắn như thế này là rất khó, câu càng ngắn càng khó.
<b>6. Speech acts (key p.17)</b>



<b>SITUATION 1:</b>


A: Be careful ! The gun is loaded. (= Stay away from the gun. Hãy tránh xa khẩu súng ra)
Cẩn thận nha ! Súng có nạp đạn. (V)


B: Thanks for your timely warning. Cám ơn về lời cảnh báo kịp thời nha.
A indirectly asks B to stay away from the gun. This is A DIRECTIVE.
Người A bảo người B tránh xa khẩu súng ra. Đây là hành động cầu khiến.


<b>“The gun is loaded“ có nghĩa là “Stay away from the gun”. Đây là câu mệnh lệnh thấy rõ, một lời</b>
cảnh báo hãy tránh xa, người kia cám ơn để rủi đụng vơ nó nổ một cái thì phiền phức.


<b>SITUATION 2:</b>


Robber: Raise your hand ! The gun is loaded. (= I’ll kill you)
Giơ tay lên ! Súng có nạp đạn đó.


Passer-by: OK ! OK ! Được ! Được !


The robber indirectly threatens to kill or injure the passer-by.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Kẻ cướp lăm lăm khẩu súng trong tay nói “Súng có nạp đạn”, đó là một cam kết tôi sẽ giết chết
nếu không dơ tay lên. Chữ will (‘ll) là một cam kết rất là mạnh. Người khách đi ngang đường kêu lên thì
tay phải giơ lên liền chứ khơng nó bắn chết làm sao. Ta chỉ giải thích lời của kẻ cướp.


<b>Đề 2, câu 6 (p.18) </b>


<b>6. </b>Provide two situations so that the following utterance performs two different acts. Interpret the
utterances and identify the acts performed in the light of the situations you provide.



“Who will pay for such a loss ?” Ai sẽ trả tiền cho sự thua lỗ như thế này đây ?
“a loss” là một lần thua lỗ trong làm ăn buôn bán.


<b>6. Speech acts (key p.20)</b>


Ta không viết lại đề thi, chỉ ghi số 6 rồi ghi tình huống 1, 2 cho đúng là được rồi.
<b>SITUATION 1:</b>


(hỏi) A: Who will pay for such a loss ?
(đáp) B: I will. Tôi sẽ.


A directly asks B for a piece of information. This is A ROGATIVE.
Người A trực tiếp hỏi người B để xin một mẫu tin tức.


Trên hỏi dưới đáp, ta giải thích lời người A. Đó là hành động hỏi để xin thông tin.
<b>SITUATION 2:</b>


A: We have to do it despite any loss. Chúng ta phải làm điều này bất chấp sự thua lỗ nào.
B: Who will pay for such a loss ?


(= I’m afraid that I can agree with you. Tơi e rằng tơi khó lịng đồng ý với anh/chị)
B indirectly rejects A’s suggestion. This is AN EXPRESSIVE.


Người B bác bỏ gợi ý của người A. Đây là câu biểu cảm.


<b>despite là bất chấp, làm sao làm ăn mà bất chấp được nên người kia cự lại khơng chịu cái bất</b>
chấp đó. Vậy lời của người B khơng hỏi gì hết mà là cự lại.


<b>Đề 3, câu 6 (p.23) </b>



Give two situations in which the following utterance may occur, interpret the utterance and then
classify it according to various kinds of speech acts.


“Why don’t you change job ?” Tại sao anh không đổi nghề ?
<b>6. Speech acts (key p.25)</b>


<b>SITUATION 1:</b>


(hỏi) A: Why don’t you change job ?


(đáp) B: Because my current job is well-paid. Bởi vì cơng việc làm hiện tại của tôi lương cao lắm.
A directly asks B for a piece of information. This is A ROGATIVE.


Người A hỏi xin người B một lượng thông tin.


Ta ráp vô miệng người A để hỏi, người B trả lời bắt đầu bằng chữ “Because”. Đây là tín hiệu cho
biết câu đáp. Nếu ta nhờ chữ because để biết lời thoại của người B là câu đáp thì suy ra lời thoại của
người A chắc chắn là câu hỏi . Vì tiền lương cao nên không dám bỏ việc mặc dù nó khổ q.


<b>SITUATION 2:</b>


A: My boss is too demanding. Ơng chủ của tơi q khó.


B: Why don’t you change job ? (= You should change job.)
B directly gives a piece of advice. This is A DIRECTIVE.
B đưa ra một lời khuyên. Đây là hành động cầu khiến.


“Why don’t you” ở đây là khuyên bảo “You should”. Đây là lời khun chứ khơng hỏi gì, lời
khun thì tác động đến người ta, cầu khiến.



(p.36) V. For the following utterance, give two situations, interpret the utterance in the light of the
situations you have provided, and then classify it according to the speech act it performs.


<b>1. It’s cold in here. Ở trong này trời lạnh.</b>
<b>SITUATION 1:</b>


Wife: It’s cold in here. (= Do (verb) something to warm the room up, please.)
(= Hãy làm điều gì đó cho cái phòng ấm lên)


Husband: I’ll shut the windows. Anh sẽ đóng chặt các cửa lại.


The wife indirectly asks/requests her husband to do something to warm the room they are in up.
Người vợ gián tiếp bảo chồng hãy làm điều gì đó cho cái phịng mà họ hiện ở trong đó ấm lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>SITUATION 2:</b>


Wife: I don’t think I stay in. It’s cold in here. (reason)
Em không nghĩ là em ở trong này đâu.


Husband: All right. Let’s go out for some exercise.


Được thơi. Bọn mình hãy đi ra ngồi để có một sự vận động của cơ thể.


The wife directly gives the reason why/explains why she doesn’t like to stay in.
Người vợ nêu lý do/giải thích tại sao cơ ấy khơng thích ở lại trong nhà.


This is A REPRESENTATIVE.


Đây là nêu lý do, mô tả sự tình có thật nên là câu biểu hiện.


<b>2. Why don’t you study French ?</b>


<b>SITUATION 1:</b>


Roy: Why don’t you study French ? (= You should study French.)
Sao không học tiếng Pháp đi ?


Roy’s friend: That’s what I thought, too.


Đó cũng là cái tôi đã nghĩ. (Tôi cũng đã nghĩ đến việc học tiếng Pháp)
Roy indirectly advises his friend to take a course in French.


Roy khuyên bạn của anh ấy theo học một khóa tiếng Pháp.
This is A DIRECTIVE. Lịi khun là cầu khiến.


<b>SITUATION 2:</b>


(hỏi) Roy: Why don’t you study French ?


(đáp) Roy’s friend: Because I don’t have time for it right now.
Bởi vì tơi khơng có thời gian dành cho nó ngay bây giờ.


Có chữ because biết là câu đáp, như vậy ở trên chắc chắn là câu hỏi.


Roy directly asks for the reason why his friend refuses to take a course in French.
Roy hỏi lý do tại sao bạn của anh từ chối theo học một khóa về tiếng Pháp.


This is A ROGATIVE. Đây là câu cầu khiến để xin thông tin.


<b>3. What a nice hat you’re wearing ! Ôi cái mũ chị đang đội mới đẹp làm sao ấy/đẹp quá !</b>


<b>SITUATION 1:</b>


A: What a nice hat you’re wearing ! <b>How + ADJ/ADV S + V !</b>
(noun phrase) S V


B: Thanks for your nice compliment (n). Xin cám ơn lời khen ngợi dễ thương của chị.


A directly compliments (v) B on her nice hat. Người A khen ngợi người B về cái nón đẹp.
This is AN EXPRESSIVE. Khen là biểu cảm.


Câu này có cấu tạo đặc biệt, đầu tiên là chữ “What“ rồi đến một danh ngữ, “a nice hat“ rồi đến
“you” làm subject, “‘re wearing” làm động từ, cuối cùng là dấu chấm cảm. Đây là một loại câu
<b>exclamation với chữ What đứng đầu thì đàng sau nó phải là noun hoặc noun phrase cịn nếu chữ How</b>
đứng đầu thì đàng sau phải là adjective hoặc adverb. Nó giống nhau ở chỗ là kế đó là subject, verb và
<b>dấu chấm than. Vậy câu này phải dịch theo kiểu cảm.</b>


Người A khen cái mũ của người B, người B khen lại lời khen của người A dễ thương. Thói đời cứ
khen qua khen lại, tiếc gì một lời khen.


<b>compliment … on, on là về, compliment rồi đến người ta, đến chữ on rồi mới đến nội dung cái</b>
khen là nice hat.


<b>SITUATION 2:</b>


Người A là một cô gái đang đội một cái mũ định mua ở trong một cái shop, uốn éo trước gương,
hỏi chàng trai.


A: What do you think of this hat ? Anh nghĩ cái gì về cái mũ này ?


Người B có lẽ là chàng người yêu bắt đầu chê bôi thấy cái mũ này kỳ quá, gây sự chú ý một cách


không cần thiết vì có những hoa văn gây sự chú ý mạnh q thấy nó khơng được. Với một chút ngữ điệu,
một chút thể hiện trên gương mặt, anh này chê chứ không phải khen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

(Since nice may be an expression of irony which means quite opposite. Bởi vì từ nice có thể là một
cách diễn đạt của phép nói mĩa mà nó có nghĩa hồn tồn ngược lại, tức là nice khơng có nghĩa là nice
mà có nghĩa là awful. Phần này hiểu ngầm thơi.)


<b>Irony là phép nói mĩa mà nói mĩa là nói ngược hết, nói mĩa chưa bao giờ nói xi cả, vậy nice ở</b>
đây có nghĩa hoàn toàn ngược lại là awful.


B indirectly asks A to get rid of such an awful hat. This is A DIRECTIVE.
Người B bảo người A loại bỏ cái mũ xấu xí này. Đây là câu cầu khiến.
<b>4. Look before you leap. Hãy nhìn trước khi anh nhảy.</b>


<b>SITUATION 1:</b>


Teacher: John, read the first sentence on page 14.
John à, em hãy đọc câu đầu tiên ở trang 14 đi.


John: Look before you leap. John từ tốn đọc lên câu “Look before you leap.”


John just reads aloud what the teacher asks him to do, describing the content of the first sentence
on page 14.


John chỉ vừa đọc lớn lên cái mà người thầy bảo anh ấy làm, vừa miêu tả nội dung của câu thứ nhất
ở trang 14.


This is A REPRESENTATIVE. Đây là hành động biểu hiện.


Động từ thứ nhất là reads aloud, đọc lớn lên, động từ thứ hai là describing, miêu tả; có đi ing


chỉ một hành động xảy ra song song cùng một lúc với hành động thứ nhất. Vậy anh ấy vừa đọc vừa miêu
tả nội dung của câu thứ nhất ở trang 14.


(p.37) <b>SITUATION 2:</b>


A: Look before you leap. Hãy nhìn trước khi anh nhảy.


B: Thanks for your advice. Xin cám ơn về lời khuyên của anh/chị.
A directly gives a piece of advice. This is A DIRECTIVE.


Người A đưa ra một lời khuyên thuộc loại cầu khiến.


Đây là lời khuyên khuyên người ta coi chừng đừng để rơi vào cảnh ngộ “tránh vỏ dưa thì gặp
<b>phải vỏ dừa”, đừng làm như thế khổ thân quá.</b>


<b>5. Do you know what time it is ?</b>
<b>SITUATION 1:</b>


(hỏi) Mary: Oh, I forget my watch. Do you know what time it is ?
Ơi, tơi qn đồng hồ ở nhà. Anh biết mấy giờ rồi không ?
(đáp) Tom: It’s 7:05.


Mary asks Tom for the time. This is A ROGATIVE.


Mary hỏi Tom để biết giờ. Hỏi là cầu khiến để xin thông tin.
<b>SITUATION 2:</b>


John: Hurry up or else we’ll miss the train. Do you know what time it is ?


John giục giả: Nhanh lên nếu khơng thì chúng ta sẽ nhỡ tàu. Em biết mấy giờ rồi không hả?


Trong khi chàng trai cực kỳ giục giả thì cơ gái cực kỳ đủng đỉnh.


Linda: Wait a minute. Đợi chút xíu (làm gì dữ vậy)


John is really upset because Linda is too low. This is AN EXPRESSIVE.
John thật sự bực mình bởi vì Linda quá chậm. Đây là câu biểu cảm.


<b>6. Smoking is strictly prohibited here. Việc hút thuốc lá bị nghiêm cấm ở đây.</b>
<b>SITUATION 1:</b>


Jack: Does my smoking bother you ? Việc hút thuốc lá của tơi có làm phiền cơ khơng ?
Gina: It doesn’t matter to me, but smoking is strictly prohibited here.


Tội không sao hết nhưng mà việc hút thuốc lá bị nghiêm cấm ở đây.
Gina directly informs Jack of the prohibition of smoking in that place.
Gina trực tiếp nói cho Jack biết về sự nghiêm cấm việc hút thuốc lá ở chỗ đó.
This is A REPRESENTATIVE. Đây là hành động biểu hiện.


<b>SITUATION 2:</b>


Alfred: Don’t you know that smoking is strictly prohibited here.
Bộ anh không biết là việc hút thuốc lá bị nghiêm cấm ở đây sao ?
(= Do not smoke in here. Đừng có hút thuốc ở đây)


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Kevin: Sorry.


Alfred indirectly orders Kevin not to smoke in that place.
Alfred ra lệnh cho Kevin không hút thuốc lá ở chỗ đó.
This is A DIRECTIVE.



<b>7. We’re running out of time. Chúng ta đang hết sạch thời gian.</b>
<b>SITUATION 1:</b>


A: How much time have we got for the project ?
Chúng ta còn lại bao nhiêu thời gian cho đề án đó ?
B: We’re running out of time.


<b>B states the fact that there is no time left. B nêu sự thật là khơng cịn thời gian.</b>
<b>B gives a piece of information (to answer A’s question)</b>


Người B đưa ra một mẫu tin (để trả lời câu hỏi của người A)
This is A REPRESENTATIVE.


Cả hai đều là hành động biểu hiện, chọn một trong hai cách nói này.
<b>SITUATION 2:</b>


Janet: Our oral presentation is not as well-prepared as it should be.


Lần báo cáo miệng của mình khơng được chuẩn bị chu đáo như là đáng lẽ nó phải nên như thế.
Mary: We’re running out of time.


Mary indirectly suggests that Janet should accept what they’ve done for the presentation.
Bằng cách nói câu này, Mary gợi ý rằng Janet nên chấp nhận điều mà họ đã làm cho kỳ báo cáo
miệng này.


This is A DIRECTIVE. Đây là hành động cầu khiến bởi vì khuyên bảo, gợi ý người ta thơi nên chấp
nhận đi. Đó gọi là cấu khiến gián tiếp.


<b>8. The ice cream is in the fridge. Kem thì ở trong tủ lạnh.</b>
<b>SITUATION 1:</b>



(p.38) A: Where the dessert ? Đồ tráng miệng ở đâu ?
B: The ice cream is in the fridge.


B directly informs A of what is prepared for dessert and where it is kept.
B báo cho A biết cái gì được chuẩn bị cho tráng miệng và nơi nó được giữ.
This is A REPRESENTATIVE.


Nội dung thông tin này nằm ở 3 chữ : “the ice cream”, nội dung thông tin thứ hai ; where it is
<b>kept ? nó được lưu giữ ở đâu ? Nó nằm ở trong 4 chữ “is in the fridge”</b>


<b>SITUATION 2:</b>


A: The ice cream is in the fridge. (= Have some ice cream, please.)
Người A mời: Kem ở trong tủ lạnh ấy. (= Xin mời ăn kem.)


Đây là lời mời thân mật có nghĩa là mở ra rồi lấy ăn đi.
B: No, thanks. I’m full.


Người B hiểu đây là lời mời nên trả lời: Không, cám ơn. Tơi no rồi.
Đó là lời đáp lại theo kiểu hiểu ở trên là lời mời.


A indirectly invites B to have some ice cream. This is A DIRECTIVE.
Người A mời người B ăn kem. Đây là câu cầu khiến, biểu ăn đi.
<b>9. Authors always pay their debts. Hễ có vay thì có trả.</b>
<b>SITUATION 1:</b>


A: Authors always pay their debts.


Người A nói như một chân lý dựa theo truyền thống của nhà Phật, thuyết nhân quả của đạo Phật,


có nghĩa là hễ gieo nhân nào thì gặt quả ấy cho nên làm cái gì cũng vừa vừa phải phải thơi.


B: I can’t agree more. (= I completely agree with you. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh)


Người B đồng ý quá nên nói: “Tơi khơng thể đồng ý hơn được nữa” tức là “Tôi đồng ý nhất hết
<b>thảy rồi”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Người A nêu một sự thật rằng là không ai có thể tránh món nợ của mình. Nếu khơng trả bằng tiền
thì có thể trả bằng sự xui rủi khác có khi cịn hơn cả bằng tiền và đây là lời tun bố như là đinh đóng cột
vậy, nó mơ tả như là tả chân.


This is A REPRESENTATIVE.


<b>SITUATION 2: (p.79 tài liệu này, p.148 trong sách)</b>
Alice: When will I receive my reimbursement ?


Khi nào tôi sẽ nhận được tiền bồi hồn trả lại cho tơi ?


Victor: <b>Authors always pay their debts. (= I’ll pay you back later) </b>
Các con nợ ln ln trả các món nợ của họ = Hễ có vay thì có trả.
Victor indirectly promises to pay Alice back later. This is A COMMISSIVE.
<b>10. I’m working as fast as I can. Tơi đang làm nhanh như tơi có thể.</b>
<b>SITUATION 1: </b>


Boss: Can you speed up a little bit ? Anh có thể nhanh lên chút nữa được khơng ?
Worker: I’m working as fast as I can.


Tôi đang làm nhanh như tơi có thể rồi (khơng có thể nhanh hơn được nữa).


The worker indirectly expresses his/her annoyance, refusing the boss’ request.



Người cơng nhân vừa thể hiện sự khó chịu vừa từ chối lời yêu cầu của ông chủ không thể làm
nhanh hơn được.


This is AN EXPRESSIVE. Thể hiện khó chịu, từ chối ở đây là câu biểu cảm.
<b>SITUATION 2: </b>


Ted: I’m working as fast as I can. Anh đang làm nhanh như anh có thể (làm nhanh nhất rồi, khơng
cịn nhanh hơn nỗi nữa đâu)


Ted’s wife: I know you are. Vợ rất là từ tốn nói: Em biết là anh đang như thế rồi, tức là nói một lời
công nhận và động viên chồng vậy thôi chứ không đòi hơn nữa.


Ted directly states the fact that he has been trying his best.
Ted nêu một sự thật là anh ấy đang cố gắng hết sức mình.
This is A REPRESENTATIVE. Đây là hành động biểu hiện.
<b>Từ câu 11 – 14 tự làm</b>


<b>11. Who doesn’t love money ? Ai khơng thích tiền nào ?</b>
<b>SITUATION 1: </b>


A: Ann married Bob because of his property.
B: Who doesn’t love money ?


B indirectly expresses that Ann loves Bob’s property than himself.
This is AN EXPRESSIVE.


<b>SITUATION 2: </b>


A: Do you know who doesn’t love money ?


(p.39) B: I think they should be the saints.


A asks B for a piece of information. This is A ROGATIVE.


<b>12. Why don’t you send it by post ? Tại sao anh không gửi nó bằng đường bưu điện ?</b>
<b>SITUATION 1: </b>


A: I asked Jim to send Mary a letter but she hasn’t received it yet until now.
B: Why don’t you send it by post ?


B indirectly advises A to send the letter by post. This is A DIRECTIVE.
<b>SITUATION 2: </b>


A: Why don’t you send it by post ?
B: Because I’m afraid it lost.


A directly asks for the reason why B doesn’t send it by post. This is A ROGATIVE.
<b>13. My daughter is getting married in April. Con gái tôi sẽ kết hôn vào tháng tư.</b>
<b>SITUATION 1: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

B directly refuses the A’s invitation of going to his house at the beach this April.
This is AN EXPRESSIVE.


“is getting” không dịch là đang mà là theo dự tính, thì Present continuous không phải lúc nào
cũng dịch là đang, đây là tương lai có dự tính gọi là intended future.


<b>SITUATION 2: </b>


A: When does your daughter get married ?
B: My daughter is getting married in April.



B informs that her daughter’s wedding is holding in April.
This is AN EXPRESSIVE.


<b>14. The air conditioner is not working today. </b>


Máy lạnh/điều hịa khơng khí hơm nay nó khơng chạy/hoạt động.
<b>SITUATION 1: </b>


A: It’s very hot in here.


B: The air conditioner is not working today.


B informs that the air conditioner is out of order. This is A REPRESENTATIVE.
<b>SITUATION 2: </b>


A: The room becomes hot when the air conditioner is not working today.
B: Open the doors and turn on the ventilator.


A expresses his annoyance when the air conditioner is not working today.
<b>12/4/10</b>


<b>Tài liệu photo (p.10)</b>


<b>3.2.1 Distinguish ANALYTIC SENTENCE from A CONTRADICTION or A SYNTHETIC SENTENCE</b>
+ An analytic sentence is one that is necessarily TRUE, as a result of the senses of the words in
it : “All elephants are animals”. Tất cả những chú voi đều là động vật hết.


Câu phân tích là câu nhất thiết có giá trị ĐÚNG là kết quả của/nhờ bởi những nghĩa của những từ
ở trong đó. Nhờ bởi nghĩa của elephants là animals ta biết chắc câu này đọc lên đúng.



+ A contradiction/contradictory sentence is a sentence that is necessarily FALSE, as a result of
the senses of the words in it :


“This animal is a vegetable”. Động vật này là một thứ rau cải củ.


Câu nghịch lý là câu nhất thiết có giá trị SAI, đọc lên một cái biết sai liền, là kết quả của/nhờ bởi
những nghĩa của những từ ở trong đó. Hai nghĩa của từ này quá ngược nhau.


+ A synthetic sentence may be either TRUE or FALSE, depending on the way the world is:
“Sam’s wife is German”. Vợ của Sam là người Đức.


Câu tổng hợp hoặc có giá trị ĐÚNG hoặc có giá trị SAI phụ thuộc vào (kiểu/cách/lối mà thế giới này
đang theo kiểu đó) thực tế khách quan. Câu này ta không thể quy ngay lập tức giá trị đúng hay sai, ta
không biết nó đúng hay sai, ta phải xem xét trong thực tế như sau :


Nếu Sam cịn độc thân thì chắc chắn câu này sai. Kể cả khi Sam có vợ rồi, câu này chưa có gì
chắc đúng cả, phải xem tiếp nữa, xem chị vợ sinh ra và lớn lên ở đâu. Nếu chị sinh ra và lớn lên ở Berlin,
nước Đức thì câu này có giá trị đúng, nếu chị sinh ra ở Melbourne nước Úc, câu này có giá trị sai. Vậy một
câu đọc lên hoặc có thể đúng trong hồn cảnh này hoặc có thể sai trong hoàn cảnh kia.


<b>Sách (p.98)</b>


<b>Exercise 30 : Circle the following sentences A for analytic, S for synthetic or C for contradiction,</b>
as appropriate.


<b>1. John’s nine-year-old brother is a boy.</b> A / S / C
Đứa em trai 9 tuổi của John là một cậu bé trai.


Câu này chắc chắn đúng vì dựa trên mối tương quan giữa chữ brother và chữ boy. Như chúng ta


đã biết, boy là một cậu bé trai bất kỳ, con nhà nào cũng được nhưng khi dùng chữ brother thì phải do cha
hoặc mẹ đẻ ra chung với nó thì mới được gọi là brother. Nó chỉ khác một tí vậy thơi. Đây là câu analytic.


<b>2. John’s brother is nine years old.</b> A / S / C


Em trai của John lên 9 tuổi.


Câu này đọc lên không thể biết đúng hay sai, ta phải lấy năm hiện nay trừ đi năm sinh của cậu bé.
Nếu đáp số của nó là số 9 thì câu này có giá trị <b>true, nếu đáp số của nó có giá trị là 8 thơi thì câu này</b>
<b>false. Vậy phải tùy theo hồn cảnh theo đáp án của phép trừ nó có đúng 9 hay khơng thì câu này mới</b>
đúng được. Đây là câu synthetic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Những chú mèo không phải là rau cải củ.


Câu này chắc chắn là đúng vì có chữ not, mèo chắc chắn không phải là rau cải rồi.


<b>4. No cats like to bathe. </b> A / S / C


Khơng có con mèo nào thích tắm cả.


Chưa chắc, ta khơng thể đi khắp thế giới để tìm hiểu xem con mèo trên khắp thế giới đều khơng
thích tắm khơng hay có một chú mèo của nhà tỷ phú từ khi mới sinh ra nó quen cho tắm bằng nước thơm
bây giờ nó thích tắm, biết đâu được. Ta chưa kiểm nghiệm bằng số lượng, định lượng trên toàn thế giới
làm sao dám tuyên bố câu này. Vậy câu này có thể đúng có thể sai, đây là câu synthetic.


<b>5. Cats never live more than 20 years.</b> A / S / C
Mèo không bao giờ sống hơn 20 năm.


Chưa chắc, lão mèo nhà tơi sống đến 16 tuổi thì lão tự động bị đục hết một thủy tinh thể khơng cịn
nhìn thấy nữa nhưng mắt kia thì cịn nhìn tốt, vẫn ăn khỏe thế thì lão có sống đến 20 tuổi khơng thì khơng


biết, phải chờ tiếp. Vậy thì cũng chưa có kiểm nghiệm khắp thế giới câu này chưa chắc đúng 100%, có khi
đúng có khi sai. Vậy là câu phân tích, synthetic.


<b>6. My watch is slow. Cái đồng hồ của tơi thì chậm.</b> A / S / C


Chậm hay khơng thì ta phải lấy đồng hồ đúng như đồng hồ của hãng truyền thơng, phát thanh,
truyển hình so với đồng hồ của mình rồi ta nhìn kỷ lại thấy nó chính xác như vậy thì nó khơng chậm, cịn
nếu nó lệch nhau 30”, 30’ thì chậm. Ta phải làm phép tính trừ số của đồng hồ ta với số của đồng hồ nào
được coi là chuẩn, vậy có thể đúng có thể khơng câu này synthetic, tùy theo hoàn cảnh.


<b>7. My watch is a device for telling the time.</b> A / S / C
Đồng hồ của tôi là một thứ cơng cụ để tính giờ. Câu này quá đúng, analytic.
<b>8. That girl is her own mother’s mother.</b> A / S / C


Cơ bé gái đó là mẹ của chính mẹ nó.


Câu này là câu nghịch lý vì dịch nghe rất buồn cười, cô bé vừa là con gái vừa là bà ngoại. Câu này
sai ở chữ mother, nếu thay bằng chữ daughter thì thành câu analytic.


<b>That girl is her own mother’s daughter.</b> A / S / C
Cô bé gái đó là con gái do chính mẹ nó sinh ra.


<b>9. That boy is his own father’s son.</b> A / S / C


Cậu bé đó là đứa con trai của chính cha nó đẻ ra. Câu này chắc chắn đúng, analytic.
<b>10. Alice is Ken’s sister.</b> Alice là chị/em gái của Ken. A / S / C


Đọc lên câu này chẳng biết đúng sai, ta phải xét trước nhất xem Alice có anh em nào khơng cả,
sau đó mới xét Ken và Alice có cùng họ khơng, bước thứ ba là xét cha mẹ của 2 người có cùng họ với họ
khơng thì may ra mới biết chắc là đúng hay sai. Đây chính là câu synthetic, chưa chắc đúng, chưa chắc


sai tùy theo hoàn cảnh.


<b>11. Some typewriters are dusty.</b> A / S / C


Vài cái máy đánh chữ có bụi.


<b>dust là bụi, đi “y” là “có”. Ta phải xét dựa trên thực tế, lấy tay quẹt vào cái máy rồi đưa lên nhìn</b>
bằng mắt xem nó có bị đen hay khơng, nếu tay bị đen là có bụi bẩn. Vậy phải kiểm nghiệm thực tế mới biết
được câu này đúng hay sai. Câu này là câu synthetic.


<b>12. If it breaks, it breaks.</b> A / S / C


Nếu nó bể thì hiện nay nó đang ở trạng thái bể.


Câu này q đúng, nếu nó bể thì hiện nay nó đang vỡ tan ra từng mảnh chứ cịn gì nữa. Đó chính
là analytic.


<b>13. John killed Bill, who remained alive for many years after. A / S / C</b>
John đã giết chết Bill, người mà đã duy trì sự sống trong nhiều năm sau đó.


Câu rất là buồn cười, phía trước là killed, đàng sau là remained alive, làm sao mà giết rồi cịn duy
trì sự sống được. Vậy câu này là câu nghịch lý, contradiction.


<b>14. Bachelors cannot form lasting relationships.</b> A / S / C
Những anh chàng độc thân không thể nào tạo dựng mối quan hệ bền vững.


<b>lasting là tồn tại mãi mãi, lâu dài. Câu này chưa chắc đúng mà cũng chưa chắc sai, câu này phải</b>
xét tiếp nhiều bước bởi vì anh độc thân này rảnh rỗi có thời gian thân thiết với bạn bè cho nên nhiều khi
tình thân lại được gây dựng và lại bền chặt. Khi bắt đầu có vợ rồi, bận vợ bận con nó tan tành hết cả tình
bạn đi, do đó câu này chưa chắc đúng, độc thân như anh này quan hệ mới tốt cho nên câu này vẫn là


<b>synthetic.</b>


<b>15. Bachelors are lonely.</b> A / S / C


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Câu này chưa chắc, nhờ ảnh độc thân nên ảnh đi chơi mát trời mây, enjoy life quá trời vậy thì làm
sao cơ đơn được. Câu này khơng chắc gì đúng cả mà cũng chưa chắc đã sai, đó là câu <b>synthetic tùy theo</b>
hoàn cảnh.


Những câu này người ta có thể hỏi theo kiểu lý thuyết do đó ta vẫn phải học thuộc lịng định nghĩa
lý thuyết nhưng có khi người ta dến cho môt cái gặp là ta chết nên ta phải đọc lại một lượt bài tập quan
yếu mà cơ đã làm cho nó n tâm.


<b>Tàl liệu photo, 2.15, (p.9) : What is ANOMALY ? (p.71, 72 tài liệu này)</b>
<b>Sách 2.1.2.4, p.14 (đọc hiểu)</b>


Fromkin and Rodman confirm that “the semantic properties of words determine what other
<b>words they can be combined with”. These authors give the two following sentences that are</b>
grammatically correct and syntactically perfect but semantically anomalous.


Hai tác giả Fromkin và Rodman khẳng định rằng “các nét nghĩa của từ quyết định những từ nào
<b>khác mà chúng có thể được kết hợp với”. Chính những nét nghĩa của từ quyết định là từ đó được kết</b>
hợp với từ kia nhưng mà không được kết hợp với từ nọ. Tác giả đã đưa ra hai ví dụ sau đây, hai câu này
nó đúng về mặt ngữ pháp, hồn hảo vế mặt cú pháp nhưng nó kinh dị/khơng bình thường về mặt ngữ
nghĩa.


<b>(1) My brother is the only child. Em trai tôi là đứa con duy nhất trong gia đình.</b>


Có em trai thì phải có mình nữa chứ, làm sao mà duy nhất được, ít nhất phải có hai đứa mới gọi là
<b>brother được, làm sao mà only cho được.</b>



<b>(1) is strange, or semantically anomalous, because this sentence represents a contradiction:</b>
<i><b>brother is [+having at least one sibling] while an only child is [+having no other sibling].</b></i>


Câu (1) lạ lắm hay cịn gọi là khơng bình thường/bất thường/dị thường về mặt ngữ nghĩa vì câu
này tượng trưng cho một nghịch lý: chữ “brother“ chứa đựng trong ruột nó nét nghĩa [có ít nhất 1 anh, em
trai hoặc 1 chị, em gái] trong khi đó “an only child” địi hỏi [khơng có anh em, chị em nào hết].


<b>Sibling là anh,chị, em ruột do cùng cha mẹ đẻ ra.</b>


<b>(2) The bachelor is pregnant. (giống trong câu lý thuyết tài liệu photo, 2.15, p.9)</b>
<b>(3) Colorless green ideas sleep furiously.</b>


Từng chữ một nghe nó tức cười rồi: “khơng màu, màu xanh lá”, khơng màu lại đi với có màu, có
màu là có màu sao lại không màu được, vậy 2 từ “colorless” và “green” đi với nhau là trật lất rồi. Hai từ
này lại bổ nghĩa cho “ideas”, các ý tưởng thì nó trật lần thứ 2, các ý tưởng không thể nào có màu xanh lá
cây hay khơng màu được. Cái sai thứ 3 là mối quan hệ giữa ideas và sleep, sleep là động từ ngủ, muốn
ngủ phải là động vật có tri giác, có hệ thần kinh cịn các ý tưởng ideas là khái niệm trừu tượng thì trật lất.
Cái trật thứ 4 là mối quan hệ giữa sleep và furiously, furiously là một cách lơi đình, thịnh nộ, khơng thể
nào đang giận đùng đùng như vậy lăn ra ngủ ngáp khò khò được.


This sentence seems to obey all the syntactic rules of English: its subject is colorless green ideas
and its predicate is sleep furiously; but there is obviously something semantically wrong with the
sentence. The adjective colorless is [-colour], but it occurs with the adjective <b>green the semantic feature</b>
of which [+green in colour]. How can something be [-colour] and [+green in colour] at the same time ?


Câu này dường như tuân thủ các quy tắc về cú pháp của tiếng Anh: chủ ngữ của nó là “các ý
<b>tưởng màu xanh lá cây khơng màu” và vị ngữ của nó là “ngủ một cách dữ dội/lơi đình thịnh nộ”. Câu</b>
này đúng về mặt cú pháp; nhưng rõ ràng là có một cái gì đó khơng ổn về mặt ngữ nghĩa với câu này. Tính
từ “khơng màu” là [-màu sắc] nhưng nó lại xuất hiện với tính từ “xanh lá cây” mà ngữ nghĩa của nó là
<b>[+có sắc xanh lá cây]. Làm thế nào mà một vật thể gì đó vừa là [-màu sắc] lại là vừa [+có sắc xanh lá</b>


<b>cây] ([-màu sắc] tức là khơng màu lại có [+sắc tố xanh lá cây], diệp lục tố) cùng một lúc như thế được ?</b>
(p.15) In the same way, the noun “ideas“ which is [+abstract], is semantically incompatible with the
verb <b>sleep the noun phrase subject of which must be [+concrete] and [+animate]. How can an abstract</b>
notion like ideas sleep ? Then, the verb “sleep”, whose adverbial collocation are well, badly and
<b>soundly, is semantically incompatible with the adverb furiously. How can a living being sleep when he is</b>
full of violent anger ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

có thể lăn ra ngủ khi anh ấy đang ở trạng thái giận lơi đình thịnh nộ. Nếu về ngữ nghĩa khơng tương hợp
nhau mà nó cố gắng ép vào nhau như thế thì nó kinh dị về mặt nghĩa.


<b>Sách Exercise 25, p.88, key p.203</b>


<b>Exercise 25 : Explain the anomaly of each of the following sentences. </b>
Giải thích sự bất thường trong từng mỗi câu sau đây:


<b>1. Christopher is killing phonemes. Christopher đang giết chết các âm vị.</b>


This sentence is semantically anomalous because “killing“ and “phonemes“ are not semantically
compatible to be combined in this way. “Kill” means “cause the death of a living organism” whereas
<b>phonemes are “non-living things” – things that cannot be killed.</b>


Câu này khơng bình thường về ngữ nghĩa bởi vì “killing” and “phonemes” khơng tương hợp về
mặt ngữ nghĩa để được kết hợp trong trường hợp này. “Giết” có nghĩa là “gây ra cái chết của một sinh
<b>vật còn sống” trái lại “âm vị” là cái khơng có sự sống – không thể bị giết.</b>


(p.204) 2. My brother is a spinster.


Em trai tôi là một người đàn bà trưởng thành mà chưa có chồng.


This sentence is semantically anomalous because my brother is [+male] whereas a spinster is


<b>[+female].</b>


Em trai mà làm sao đàn bà được, câu này kinh dị bởi vì “<b>em trai tơi” có nét nghĩa [+nam] trái lại</b>
“người đàn bà trưởng thành” là nét nghĩa [+nữ].


<b>3. The boy swallowed the chocolate and then chewed it.</b>
Cậu bé trai đã nuốt thỏi sơ-cơ-la và sau đó đã nhai nó.


This sentence is semantically anomalous because of the wrong order of the two verb phrases –
<b>swallowed the chocolate and chewed it.</b>


Nuốt rồi mới nhai, cịn gì đâu nữa mà nhai, vậy thì nó ngược, phải đảo “nhai” lên phía trước, đưa
cái “nuốt” ra phía sau thì câu mới đúng được.


Câu này khơng bình thường do bởi cái trật tự sai của 2 ngữ đoạn động từ “nuốt thỏi sơ-cơ-la vào”
và “nhai nó”.


<b>4. Babies can lift one ton. Trẻ sơ sinh có thể nhấc bổng trọng lượng một tấn.</b>


This sentence is semantically anomalous because “babies” are [+young] and [-strong]. How can
they lift a weight of 2,240 pounds in Britain or of 2,000 pounds in the U.S.A. ?


Câu này không bình thường vì “trẻ con” có nét nghĩa [+cịn non] và [-khỏe], vậy thì nó non và yếu,
làm thế nào mà chúng có thể nhấc bổng một trọng lượng 2,240 pounds của nước Anh và 2,000 pounds
tròn của nước Mỹ.


<b>5. Puppies are human. Chó con là người ta.</b>


This sentence is semantically anomalous because “puppies” are [+animal] and thus
<b>[-human].</b>



Chó con là giống chó làm sao giống người được, vây “chó con” ở đây là [+động vật] và
<b>[-người]. Do đó ‘puppies”khơng thể đi được với chữ “human”.</b>


<b>6. My unmarried sister is married to a bachelor.</b>


Cô em gái chưa có chồng của tơi hiện là vợ của một anh chàng độc thân.


This sentence is semantically anomalous because both “my unmarried sister” and “a bachelor”
are [+single], and thus they can’t be husband and wife.


Làm sao mà em gái độc thân của tôi hiện là vợ của một anh chàng độc thân được. Câu này khơng
bình thường vì “cơ em gái chưa chồng của tôi” và “anh chàng độc thân” đều chứa đựng nét nghĩa
[+độc thân] ở trong đó, vì vậy họ khơng thể nào là vợ chồng được.


<b>7. The bigger key and John open the door.</b>
Chiếc chìa khóa to bự và anh John đã mở cửa.


This sentence is semantically anomalous because its instrument (the bigger key) cannot be
conjoined with its agent (John).


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Câu này muốn sửa lại phải ghi là “John opened the door with the bigger key” thì mới đúng chứ khơng
liên kết bằng giữa “John” và “chìa khóa” được


<b>8. James slices the ideas. James đã thái lát các ý tưởng.</b>


This sentence is semantically anomalous because “the ideas” are [+abstract notion] while only
<b>concrete things that are long, round, and soft enough like a sausage or a tomato can be sliced.</b>


Thái các ý tưởng thành những khoanh, lát tròn và mỏng. Câu này khơng bình thường vì các “ý


<b>tưởng” là [+khái niệm trừu tượng] trong khi đó chỉ có những vật cụ thể mà vật này đủ dài, đủ tròn và đủ</b>
mềm như là một cái xúc xích hay một quả cà chua mới được thái lát thôi.


<b>9. Jack’s courage chewed the bones. Lòng can đảm của Jack đã nhai khúc xương.</b>


This sentence is semantically anomalous because “Jack’s courage” is [+abstract notion], and
thus it could not chew anything.


Lòng can đảm mà nhai khúc xương, con chó của Jack nhai thì đúng hơn, bỏ chữ “courage” đi thế
vào chữ “dog”. Lòng can đảm làm sao có cái răng mà nhai như vậy. Câu này khơng bình thường vì “<b>lịng</b>
<b>can đảm của Jack” là [+khái niệm trừu tượng] và vì vậy nó chẳng nhai được gì cả.</b>


(p.205) 10. I hear the cloud. Tơi nghe đám mây.


This sentence is semantically anomalous because “hear”, presumably, presupposes that its object
is audible while the cloud is [-audible].


Làm sao mà nghe đám mây được, đám mây thì phải nhìn chứ sao nghe. Câu này khơng bình
thường vì chữ “nghe” có lẽ tiền giả định rằng là túc từ của nó (cái mà đi đàng sau chữ hear) “có thể nghe
<b>thấy bằng tai được”. Cái gì đi với chữ hear phải assume là nó nghe thấy được, trong khi đó “đám mây”</b>
lại mang nét nghĩa [-có thể nghe thấy bằng tai được].


<b>11. The tiger remained alive for an hour after the hunter killed it.</b>


Con cọp duy trì sự sống trong một tiếng đồng hồ sau khi người thợ săn giết chết nó.


This sentence is semantically anomalous because no living organism can remain alive after being
killed. In fact, the tiger died right at the moment the hunter killed it.


Câu này khơng bình thường bởi vì khơng có sinh vật nào có thể duy trì sự sống sau khi bị giết chết


cả. Thật ra, con cọp đã chết ngay khoảnh khắc mà người thợ săn giết nó.


<b>Câu nghịch lý contradiction và câu kinh dị về mặt nghĩa anomalous rất khó phân biệt.</b>
(p.14) <b>(1) My brother is an only child. Đứa em trai của tơi là đứa con duy nhất trong gia đình.</b>


Câu này nó strange, kỳ lạ, nó semantically anomalous, nó khơng bình thường về mặt ngữ nghĩa
bởi vì this sentence represents a contradiction, câu này tượng trưng cho một nghịch lý. Vậy nó có cái gì đó
q gần với contradiction, một mẹo để nhắc ta nhớ là khi nào <b>2 nét nghĩa khơng tương hợp với nhau</b>
tức là semantically incompatible thì ta suy ra anomalous là câu kinh dị, khơng bình thường về mặt ngữ
nghĩa, ta lấy đó làm tiêu điểm như vậy để cố gắng nhận ra anomalous.


<b>Tài liệu photo, p.49, tài liệu này p.76, 77</b>


<b>c. Abstract cows are tottered. (an anomalous sentence)</b>
Những con bị trừu tượng bị đi khập khểnh.


Nhìn tương hợp về nghĩa, abstract là trừu tượng, cows con bò là vật cụ thể, concrete. Vậy con bò
và khái niệm trừu tượng không tương hợp về nghĩa để mà đi với nhau, đó là sự khơng tương hợp thứ
nhất. Sự không tương hợp thứ hai nằm ở động từ “are tottered<b>38</b><sub>” và “cows”, động từ này lại chia ở dạng</sub>
bị động, bị đi chứ không phải chủ động đi, không thể được.


<b>Footnote38</b><sub>, totter : walk or move unsteadily from side to side as if you are going to fall over, đi bộ</sub>
hoặc di chuyển không đều nghiêng từ bên này sang bên kia như thể là sắp đổ nhào xuống vậy. Đó là đi
tập tểnh bước thấp bước cao, đi ngã nghiêng như là say xỉn.


<b>Tài liệu photo, p.11</b>


 3.2 What is A PARAPHRASE ? Câu mô phỏng là gì ?


<i>A sentence [which expresses the same proposition as another sentence] is a paraphrase of that</i>


<i>sentence.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Ex 1: “I lent that book to Jim” and “Jim borrowed that book from me” are two paraphrases.
Ex 2: “John gave Mary a book” and “Mary was given a book by John” are two paraphrases.


Đàng trước là câu chủ động “gave”, đàng sau là câu bị động “was given”. Đây chính là hai câu mô
phỏng của nhau.


<b>Tài liệu photo p.9, PROPOSITION, tài liệu này p.72</b>


Mệnh đề chỉ là một phần nghĩa của câu, của phát ngôn thôi, không phải là tất cả, ngồi nghĩa
mệnh đề ra nó cịn có nghĩa tình thái nữa, nghĩa thể hiện cảm xúc, cịn nghĩa của mệnh đề thì khơng nói
tới cảm xúc. Vậy nghĩa mệnh đề chỉ mơ tả một sự tình nào đó thơi.


active <b>(1)a. John gave Mary a book. </b>


passive <b>(1)b.</b> Mary was given a book by Tom.


Cặp câu thí dụ (1)a, (1)b diễn đạt cùng mệnh đề, the same proposition, vậy câu (1)a là câu mô
phỏng, paraphrase của câu (1)b và câu (1)b là câu mô phỏng, paraphrase của câu (1)a bởi vì 2 câu này
có cùng mệnh đề. Vậy (1)a, (1)b vừa có thể dùng để minh họa cho định nghĩa của proposition, nó cũng
có thể dùng để minh họa cho paraphrase.


<b>Tài liệu photo, p.11</b>


 3.4. What is ENTAILMENT ?


<b>Entailment is a relationship that applies between two sentences, where the truth of one implies the</b>
truth of the other because of the meanings of the words involved.



Sự kéo theo là mối quan hệ mà nó ứng dụng giữa hai câu, sự thật của câu này ám chỉ sự thật của
câu kia có nghĩa là nếu câu này có giá trị đúng thì nó kéo theo câu kia có giá trị đúng ln nhờ bởi những
nghĩa của những từ có liên quan.


There are two types of entailment. Có hai loại kéo theo:
<b>(i) One-way entailment: sự kéo theo một chiều</b>


Ex: Alfred saw a bear. Alfred saw an animal.
Alfred đã nhìn thấy con gấu. Alfred đã nhìn thấy một động vật.


Như vậy “gấu” suy ra “động vật” thì chắc chắn được cơng nhận nhưng chiều ngược lại thì khơng
chắc.


Alfred saw an animal. <b>sai</b> Alfred saw a bear.


Câu trên sai bởi vì động vật có thể là con chó, con mèo, con gà … con gì mà chả được, đâu có
nhất thiết là con gấu đâu. Chiều thứ hai khơng nhất thiết, vậy nó khơng chắc thì ta không công nhận.


<b>(ii) Two-way entailment: sự kéo theo hai chiều</b>


Ex: Paul borrowed a car from Sue. Sue lent a car to Paul.
Ta có thể từ đàng sau kéo ngược ra đàng trước ngon lành.


<b>Câu kéo theo hai chiều chính là câu mô phỏng của nhau, ngược lại hai câu mơ phỏng của nhau</b>
chính là câu kéo theo hai chiều, kéo qua kéo lại được ráo. (3.2, Ex.1)


<b>4.2.6 Distinguish PRESUPPOSITION from CONVERSATIONAL IMPLICATURE. </b>
(Tài liệu này p.55-56)


<b>Presupposition không học thuộc lòng, ta chỉ đọc cho hiểu để làm bài tập. Tuy nhiên hàm ngơn thì</b>


phải cẩn thận.


Ta lấy mơt ví dụ như thế để nhỡ khi hàm ngơn bị hỏi với tư cách là lý thuyết thì ta cũng biết đường
thưa bởi vì khơng phải các đề thi người ta đều lấy hàm ngơn làm bài tập, có những đề thi người ta không
lấy bài tập hàm ngôn, do đó ta phải phịng hờ hàm ngơn hỏi câu lý thuyết.


 4.3 Distinguish CONVENTIONAL IMPLICATURES from CONVERSATIONAL IMPLICATURES.
Phân biệt hàm ngôn theo quy ước và hàm ngôn hội thoại.


Unlike conversational implicatures, conventional implicatures don’t have to occur in conversation,
and they don’t depend on special contexts for their interpretation.


Không giống hàm ngôn hội thoại, hàm ngôn theo quy ước không phải xuất hiện trong cuộc đối
thoại, và chúng không phụ thuộc vào những ngơn cảnh đặc biệt để có được cách giải thích nghĩa của
chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Giống như là tiền giả định theo kiểu từ vựng, hàm ngôn theo quy ước gắn liền với những từ cụ thể
và tạo ra những nghĩa được chở tải phụ thêm thôi khi mà những từ đó được dùng. Vậy thì những từ cụ thể
được dùng sẽ tạo ra một thứ nghĩa phụ được truyền tải thêm.


The utterance “Linda suggested black, but I chose white” may implicate that the speaker does
<b>something in contrast to what has been suggested.</b>


Ví dụ “Linda đã gợi ý màu đen nhưng mà tôi chọn màu trắng”, but là một từ cụ thể, a specific
<b>word, nó chở tải trên người nó một thứ nghĩa, nghĩa hàm ngơn theo quy ước, nghĩa đó là in contrast to,</b>
trái ngược lại với, chữ but bao giờ cũng là trái ngược hết. Vậy người nói câu này làm điều gì đó trái ngược
lại với cái đã được gợi ý.


<b>Sách, p.145 </b>



<b>4.3 Conventional implicature</b>


Hàm ngôn theo quy ước dựa trên từ cụ thể, câu số (1) là chữ “but” rồi.
<b>(2) Even John came to the party.</b>


Thậm chí/ngay cả là thằng John cũng đã tới dự bữa tiệc.
Từ “even” chở một thứ nghĩa ngầm theo quy ước


The utterance may implicate that contrary to the speaker’s expectation, John came.


“Thậm chí hay ngay cả” ở đây cho biết là trái ngược lại với suy nghĩ ban đầu của ta. ta nghĩ là
chắc cái thằng thờ ơ như nó chắc hổng tới đâu, hóa ra nó cũng đến. Vậy việc nó đến là trái ngược lại với
nhận định ban đầu của người nói, đó là trái nghĩa của từ even.


<b>(3) Jenny isn’t here yet.</b>


<b>Yet phải đi với chữ not thì mới dịch thành nghĩa “chưa” được, not yet, chưa là đi ngược lại mong</b>
đợi của người ta, người ta mong đợi nó “rồi” mà thực tế là nó “chưa”.


The utterance may implicate that the speaker expects that Jenny should be there by then.
Người nói câu này kỳ vọng rằng là trước lúc đó lẽ ra Jenny phải có mặt ở đó rồi.


Chưa bao giờ người ta kỳ vọng một điều đã xảy ra rồi mà mình làm khơng được.


<b>(4) She put on her clothes and left the house. Cô ta mặc quần áo và rời khỏi nhà.</b>


Liên từ “and” là “và” nó nói có hai hành động diễn ra thành chuỗi cái này theo sau cái kia. Nghe
một câu có chữ “and” ta biết là nó có một chuỗi. Trong câu này, hành động “put on her clothes”, xảy ra
trước “left the house”.



<b>Tài liệu photo, p.12</b>


<b>4.4.5</b> Distinction between LOCUTION, ILLOCUTION and PERLOCUTION.


The LOCUTION of an utterance <b>is producing </b><i>an utterance, which is “a meaningful linguistic</i>
<b>expression”.</b>


<b>Hành động tạo ngôn (tạo lập ngôn từ) của một phát ngôn là việc tạo ra một phát ngôn mà phát</b>
ngôn này là “cách diễn đạt bằng ngơn từ có đầy đủ nghĩa”.


The ILLOCUTION of an utterance is using an utterance “to perform a function”.


<b>Hành động tại ngôn của một phát ngôn là việc sử dụng một phát ngôn để tiến hành/thực hiện một</b>
chức năng (trong đối thoại, giao tiếp miệng)


The PERLOCUTION of an utterance is “causing a certain effect on the hearer or others”. Hành
<b>động xun ngơn (xun có nghĩa là thơng qua) của một phát ngôn là việc gây ra một tác động nào đó</b>
đối với người nghe hoặc đối với những người khác.


For example, the locution, illocution and perlocution <b>analysis can be used to analyse the</b>
<i>italicized utterance in the following dialogue.</i>


Ví dụ như sự phân tích của ba cái này có thể được dùng để phân tích cái phát ngôn được in
nghiêng trong cuộc đối thoại sau đây:


Son: Can I go out for a while, mum ?


Người con trai xin phép mẹ: Con có thể xin phép đi ra ngồi một lát được khơng mẹ ?
Mother: You can play outside for half an hour.



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

The LOCUTION of the utterance is the mother’s <b> uttering the words “You can play outside for half</b>
<i>an hour”, which can be semantically paraphrased as “You have my permission to go out for a while”, with</i>
“you” referring to the son.


<b>Hành động tạo ngơn của phát ngơn đó (dùng the, xác định phát ngôn được in nghiêng) là việc</b>
người mẹ thốt ra những chữ “Con được phép đi ra ngoài chơi trong nửa tiếng“, những chữ này có thể mơ
phỏng/diễn dịch lại về mặt ngữ nghĩa là “Con có được sự cho phép của mẹ để đi chơi trong chốc lát” với
chữ “you” trong phát ngôn này dùng để chỉ trỏ người con trai.


The ILLOCUTION of the utterance is the mother’s using the utterance to give permission .


<b>Hành động tại ngôn của phát ngôn in nghiêng này là việc sử dụng phát ngơn đó để cho phép. Lý</b>
thuyết ghi là “to perform a function”, thực hiện một chức năng, “give permission”, cho phép là một cách
thực hiện chức năng trong giao tiếp.


The PERLOCUTION of the utterance is its<i><b> </b><b> effect on the son</b><b> , who races out of the room, picking</b></i>
up his football on the way.


<b>Hành động xuyên ngôn của phát ngôn là tác động của nó đối với/lên trên người con trai, là nó</b>
chạy te te ra khỏi phịng, vừa đi vừa nhặt quả bóng của nó lên.


Đây là ba khái niệm rất là khó, đề thi có thể hỏi 1 trong 3 thơi, hỏi cái nào trả lời cái đó, cho cùng
một ví dụ rồi giải thích theo cái nào đề hỏi cho phù hợp nhưng phải ghi là “<b>the locution/</b>
<b>illocuion/perlocution of the mother’s utterance” vì khi thi khơng viết nghiêng hay gạch chân được. Ta</b>
phải xác định là ta chọn phát ngôn của bà mẹ hay là phát ngôn của đứa con trai rồi giải thích chứ khơng
nói chung chung phát ngơn khơng dược. Vì ở đây cơ đã in nghiêng nên mới nhìn rõ được.


<b>4.4.6</b> What are FELICITY CONDITIONS : điều kiện hữu hiệu (p.12)


Felicity conditions are the conditions which must be fulfilled for a speech act to be satisfactorily


<b>performed.</b>


<b>Điều kiện hữu hiệu là những điều kiện bắt buộc phải được đáp ứng cho một hành động bằng lời</b>
được tiến hành/thực hiện một cách thỏa đáng


The felicity conditions necessary for a promise are:
Những điều kiện cần thiết cho một lời hứa là:


<b>(a) A sentence is used which states a future act of the speaker.</b>
Một câu được dùng để nêu một hành động trong tương lai của người nói.


Chú ý “một hành động trong tương lai”, khi nào dùng lời hứa thì dùng chữ “sẽ”


Ví dụ: Tơi hứa sẽ dành một thời lượng thích đáng cho mơn viết. Điều này hướng tới tương lai dùng
chữ sẽ bởi vì mình chưa học sang môn viết.


<b>(b) The speaker has ability to do the act. Người nói phải có năng lực thực hiện lời nói đó. </b>


Như thế nó mới thành hiện thực được, nó realized, nó mới được performed. Như câu ví dụ trên,
câu đó chắc chắn sẽ là lời hứa bởi vì nó thực hiện được thì nó đáp ứng yêu cầu (a) là “<b>sẽ” lẫn yêu cầu (b)</b>
là “năng lực thực hiện lời hứa đó”. Nhưng câu sau đây khơng phải là lời hứa bởi vì khơng co năng lực
thực hiện lời hứa “Tôi hứa sẽ cho các em thi đậu hết, ai ngồi học ôn ở đây thi đậu hết, có bằng B.A
<b>hết”. Điều đó khơng thể thành sự thật bởi vì tơi khơng có ability, năng lực đó, bất chấp thực tế là nó có</b>
chữ “sẽ”, tức là nó đáp ứng yêu cầu (a) nhưng vì tơi khơng có năng lực thực hiện lời hứa cho nên nó
khơng đáp ứng u cầu (b), do đó nó khơng được thực hiện


<b>(c) The hearer prefers the speaker to do the act rather than not to do it.</b>


Người nghe ưa chuộng người nói câu này tiến hành hành động hơn là không làm điều đó.
Người ta thích nó làm hơn là khơng làm, vậy thì muốn cho lời nói được thực hiện thì người nghe


phải ưa, vì vậy câu sau đây khơng bao giờ thành lời hứa được: “Tôi hứa sẽ cho các em thi rớt hết”, các
em đâu có ưa đâu mà câu này thành lời hứa được.


Vậy muốn cho một câu nói nào thành lời hứa, nó phải có những điều kiện bắt buộc và những điều
kiện đó phải được đáp ứng thì lời hứa mới tiến hành được, chính là điều kiện hữu hiệu.


<b>4.5 Distinguish PERFORMATIVES from CONSTATIVES.</b>


<b>A performative performs some act and simultaneously describes that act.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>some dịch là nào đó vì nó đi với từ act là danh từ đếm được ở số ít.</b>


For example, “I PROMISE ro repay you tomorrow”, both describes a promise <b>(1) and is a</b>
promise (2). Therefore, it is a performative.


Phát ngôn này vừa mơ tả một lời hứa và nó vừa là một lời hứa.


<b>(1) khi nghe xong phát ngôn này (câu người ta nói ra miệng) thì biết được nội dung của lời hứa. Vì</b>
nó có mơ tả thì ta mới nhận ra nội dung, có mơ tả nội dung lời hứa nên khi mình nghe xong phát ngơn ta
biết được ngay nội dung đó là gì. Đó là: một người tự xưng là “I” có hứa là sẽ trả cho một người được gọi
là “you” một khoản tiền nào đó vào ngày mai.


<b>(2) có thể dùng phát ngơn này để thực hiện hành động hứa. Đó là nghĩa của chữ “is a promise”. </b>
Chúng ta sẽ thấy là định nghĩa câu hành ngơn có 2 điều kiện: nó vừa mơ tả lời hứa, nó vừa là lời
hứa. “Mơ tả lời hứa” thì ta biết nội dung của lời hứa, “nó là lời hứa” nghĩa là ta dùng câu này để tiến hành
hành động hứa.


Ta phải xưng tôi ra “I”, động từ hành ngơn “promise” phải chia ở thì hiện tại thường.
<b>A constative asserts something that is either true or false.</b>



Câu nhận định nêu một điều gì đó hoặc có giá trị đúng hoặc có giá trị sai.


(p.13) For example, “John PROMISED to repay me tomorrow” describes a promise (1), but it is not itself
a promise [(3) không thể dùng phát ngôn này để thực hiện hành động hứa]. It is therefore not a
performative but a constative.


Ví dụ: John đã hứa (“đã hứa” thì khơng tiến hành được, chỉ mô tả thôi) trả tiền cho tôi vào ngày
mai. Câu này có mơ tả một lời hứa.


Câu nhận định có mơ tả lời hứa, nghĩa là khi nghe xong phát ngơn trên thì ta hiểu được nội dung lời
hứa là “Có một người tên là John, người đó đã có hứa trả cho một người tự xưng là tơi một khoản tiền nào
đó vào ngày mai”. Nội dung thì ta biết “nhưng nó khơng là một lời hứa”. Ta không thể tiến hành hành
động hứa mà dùng thì quá khứ được, hành động hứa phải hướng tới tương lai, vậy cái đuôi “ed” trong chữ
“promised” cho biết nó khơng phải là lời hứa, khơng phải là câu hành ngôn được. Câu hành ngôn là một
câu vừa mô tả vừa tiến hành hành động còn đây chỉ là câu mô tả thuần túy, không thể tiến hành hành
động được.


Vậy nói nơm na là câu hành ngơn, performative có 2 điều kiện (1) và (2), câu nhận định,
<b>constative có 2 điều kiện là (1) và (3). Đó là chỗ để nhận ra sự khác biệt, chúng giống nhau ở chỗ là có</b>
(1) tức là chúng đều có mơ tả hết nhưng chúng khác nhau ở (2) và (3). Một cái thì tiến hành hành động
một lượt cịn cái kia thì khơng.


<b>Sách p.167</b>


<b>4.5.2 Characteristics (đọc hiểu)</b>


Performative utterances contain a performative verb and many have 1<b>st<sub> person singular</sub></b>
<b>subjects and are in the present tense.</b>


Những phát ngôn thuộc loại hành ngôn chứa đựng một động từ hành ngôn và nhiều câu có chủ


ngữ của câu là ngơi thứ nhất số ít (<b>I) và ở thì hiện tại. Ở bài tập 43, 10 câu đều dùng chủ ngữ “tôi” và chia</b>
ở thì hiện tại, như vậy 2 điều kiện ngơi thứ nhất số ít và chia thì hiện tại nó khớp rồi, giống nhau hồn tồn,
nó chỉ khác có một cái là muốn được gọi là performative thì nó phải chứa đựng một performative verb,
động từ hành ngôn.


Một động từ hành ngơn là một động từ nó giúp tiến hành hành động bằng cách nói ra miệng, hành
động bằng lời nói, bằng ngơn từ, khơng làm bằng tay, chân. Đây là một loại động từ đặc biệt giúp người ta
hành động bằng cách nói ra miệng, “hành động” đó là dịch chữ “hành”, “bằng cách nói ra miệng” đó là
dịch chữ “ngơn”. Vì vậy mới gọi là câu hành ngơn.


<b>Exercise 43: (p.166) Are the following utterances performative (P) or constative (C) ?</b>
Những câu sau đây là câu hành ngôn (P) hay câu nhận định (C) ?


<b>1. I NAME this ship Hibernia.</b> <b>P/C</b>


Tôi đặt tên cho con tàu này là Hibernia.


Hành động đật tên là hành động có thể tiến hành bằng miệng. Người nói câu này là Nữ hồng
được mời ra bến cảng, đứng bên cạnh con tàu nói câu này xong vỗ nhẹ vào nó một cái. Thế là con tàu sẽ
được chặt dây cho nó trơi từ từ ra sơng biển và nó mang tên Hibernia vĩnh viễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Đây chỉ mô tả một niềm tin thơi, niềm tin này nó chìm trong đầu người ta, khơng có hành động gì
hết. Vậy đây là constative, nó chỉ mơ tả thuần túy niềm tin. Nó có thể mơ tả đúng nhưng cũng có thể mơ
tả sai, đó là niềm tin có thật, cũng có thể chỉ những kẻ vụ lợi nói bằng cái miệng thế thơi chứ chả tin gì ráo.
Nếu muốn hành động, cái này không phải dễ, đầu tiên phải từ bỏ giai cấp của mình đi cái đã rồi biến mình
thành giai cấp vơ sản, hiến tồn bộ tài sản cho nhà nước, tình nguyện bỏ TP. HCM về vùng sâu phục vụ
để biết thế nào là giai cấp cần lao ở dưới đáy của xã hội. Như thế mới là thực hiện chứ nói cái miệng
khơng thơi, đi xe ơ-tơ thì ăn thua gì. Vậy thì đây chỉ là mơ tả thơi, chả hành động gì hết.


<b>3. I ADMIT I was hasty. </b> <b>P/C</b>



Tôi công nhận là tôi đã vội vả/lật đật.


Động từ cơng nhận, admit có thể tiến hành bằng miệng. Ta phải hiểu là hành động công nhận
không phải luôn luôn 100% là tiến hành bằng miệng, có những khi cơng nhận khơng cần nói miệng nhưng
nó là hồn cảnh khác. Ví dụ cha mình ở nhà già rồi, mình khơng cần cha phải nói ra miệng là: “Ừ con à,
<i>cha công nhận là cha sai”, khơng cần ơng nói như thế, chỉ cần ơng cư xử theo một kiểu nào đó thơi thì</i>
mình biết là ông hiểu điều đó không đúng. Thế là được rồi, mình cần gì cha phải nói ra miệng “<i>I admit that</i>
<i>I was wrong”, không cần phải như vậy. Công nhận bằng miệng là một trong những cách công nhận mà</i>
thôi, có những cách cơng nhận khác khơng nhất thiết bằng miệng.


<b>4. I THINK I was wrong. Tôi nghĩ là tôi đã sai. </b> P/C
Đây chỉ là mô tả suy nghĩ thôi.


<b>5. I hereby INFORM you that you are sacked.</b> <b>P/C</b>
Tôi nhân đây thông báo cho anh rằng là anh bị sa thải.


<b>hereby là do đó/nhân đây, hành động “thơng báo” có thể nói bằng miệng, đây là câu</b>
<b>performative.</b>


<b>6. I GIVE you supper every night.</b> P/C


Tôi cho anh ăn bữa ăn tối mỗi đêm.


Hành động “cho ăn” rất tiếc là không thể tiến hành bằng miệng, hành động này không thể chỉ nói ra
là có cái ăn được, vì vậy ở đây mới mơ tả hành động thơi, chưa có cho gì cả. Muốn cho ăn thật thì phải
múc cái gì ra cái tơ rồi cầm cái tơ đó đặt trước mặt người ta. Thế mới gọi là cho, còn đây chỉ nói cái miệng
khơng hà đâu có cho cái gì.


<b>7. I WARN you not to come any closer.</b> <b>P/C</b>



Tôi cảnh báo anh không được tiến đến gần nhé (tiến đến gần tơi bắn à)
Hành động cảnh báo có thể bằng miệng.


<b>8. I TRY to get this box open with a srewdriver.</b> P/C
Tôi cố gắng mở cái hộp ra với một cái tua-vít.


Có những hành động tiến hành bằng miệng được, có những hành động thì khơng. Hành động “mở”
khơng hể tiến hành bằng miệng, phải tiến hành bằng 2 tay, một tay ghì chặt cái hộp, tay kia cầm cái tua-vít
đẩy thật mạnh vào thì nó mới ra


<b>9. I PRONOUNCE you man and wife.</b> <b>P/C</b>


Cha tuyên bố hai con là vợ chồng.


Hành động tuyên bố hôn ước giữa 2 người có thể nói bằng miệng trong nhà thờ.
<b>10. I SENTENCE you to be hanged by the neck.</b> <b>P/C</b>


Tôi tuyên án anh bị treo cổ.


Thời kỳ sơ khai của nước Mỹ, nói xong một cái là 2, 3 người ráp lại cột trói một người nào đó đưa
anh ta vào cái thòng lọng ngồi trên ngựa xong đánh con ngựa cho nó chạy, sau đó người này bị giật chết
là xong. Vậy hành động tuyên án xảy ra chỉ cần có một câu thôi là xong và tuyên án bằng miệng là cái
chắc, hành động bằng lời.


<b>Exercise 44: (p.166) Also note that the most reliable test to determine whether an utterance is</b>
<b>performative is to insert the word hereby and see if the modified utterance is acceptable. Can hereby be</b>
acceptably inserted in the following utterances ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>1. I (hereby) GIVE notice that I will lock these doors in 60 seconds.</b> (P) Yes / No


Tôi do vậy thông báo rằng tơi sẽ khóa những cái cửa này trong 60 giây.


Hành động thơng báo có thể tiến hành bằng miệng, người nói câu này là cơ thủ thư, librarian vì
sinh viên cứ lê la trong phịng hồi khơng chịu về, cơ tức quá đứng ngay cửa nói câu này. Mới đầu nó
nghe 60 nó khối q tưởng cịn lâu, đến khi nó nghe chữ seconds tức là chỉ bằng có 1 phút thơi, nó lật
đật quơ qo ơm cặp chạy te te ra khỏi cửa vì nó sợ cơ khóa lại nhốt nó sao. Đây là hành động thơng báo,
<b>yes có thể tiến hành bằng miệng, đây là câu performative.</b>


<b>2. I ( ) PROMISED him that I would be at the station at 3:00pm.</b> (C) Yes / No
Tơi đã hứa là tơi sẽ có mặt ở sân ga vào lúc 3g.


Câu này khơng được, có subject “I” là đúng nhưng động từ có đi “ed” là trật vì muốn hứa hẹn
phải dùng động từ hành ngơn, phải chia ở thì hiện tại thường. Đây chỉ là câu nhận định, mơ tả thuần túy
thơi, có thể đúng có thể sai.


<b>3. It ( ) GIVES great pleasure to open this building.</b> (P) Yes / No
Việc khánh thành tòa nhà này đem lại cho tôi nhiều nỗi hân hoan.


Tôi rất lấy làm hân hạnh tuyên bố khánh thành tòa nhà này.


Câu này khơng có subject là “I” thì trật rồi, muốn hành ngôn phải xưng “tôi” ra, subject thật của
câu này là “to open the building”


<b>4. I (hereby) WARN you not to talk to my sister again.</b> Yes / No
Tôi do vậy cảnh báo anh khơng được nói chuyện với em gái tơi nữa nhé.


Một ơng anh dữ tợn nào đó đi đón em gái ở cổng trường học đã cảnh cáo một anh chàng choai
choai ở tuổi teen 15, 16 gì đó đi ra “Mày khơng được nói chuyện nữa nghe chưa, mày theo em tao là tao
<i>đánh chết”. Vậy hành động cảnh cáo có thể tiến hành bằng miệng.</i>



<b>5. I (hereby) WARN you will fail.</b> Yes / No


Tôi cảnh báo các anh các chị là các anh các chị sẽ thi rớt nhé (nếu không học cố gắng).
Đây là hành động cảnh báo hồn tồn có thể tiến hành bằng miệng.


<b>6. They ( ) WARN her that she will fail. </b> Yes / No
Họ cảnh báo cô ấy là cố ấy sẽ thất bại.


Subject là chữ “they” thì no way, đây chỉ là hành động mô tả lại mà thôi.


<b>7. I (hereby) COMMAND you to teach first-year Semantics.</b> Yes / No
Tôi do vậy ra lệnh cho cô dạy môn Semantics cho sinh viên năm thứ nhất.


<b>8. Tokyo ( ) IS the capital of Japan.</b> Tokyo là thủ đô của Nhật. Yes / No
No, vì subject khơng phải là “I” mà là “Tokyo”, đây chỉ là mô tả.


<b>9. I (hereby) ASK you to mind your head.</b> Yes / No


Tôi do vậy bảo anh coi chừng cái đầu của anh.


<b>10. I ( ) BELIEVE in God the Father Almightty, </b> Yes / No
Creator of Heaven and Earth.


Tôi tin vào Đức Chúa Cha toàn năng, đấng tạo ra Trời và Đất.


Trong đạo Thiên chúa có 3 ngơi: ngơi thứ nhất là Đức Chúa Cha, Đức Chứa Con là Chúa Giêsu là
con của Đức Chúa Cha được Đức Chúa Cha phái xuống trần gian để mà cứu nhân độ thế và ngôi thứ ba
là Đức thánh thần. Đây là một câu trong Kinh thánh, chỉ mô tả niềm tin thơi, niềm tin đó có thể mơ tả đúng
khiến người ta tin thật, niềm tin đó có thể mơ tả sai nếu như quả thật là chỉ nói dối.



<b>Tài liệu photo, p13</b>


<b>4.2.4 What is THE CO-OPERATIVE PRINCIPLE? Nguyên tắc hợp tác là gì?</b>
<b>The co-operative principle is a basic principle governing conversation.</b>
Nguyên tắc hợp tác là nguyên tắc cơ bản khống chế/quy định sự đối đáp.


It consists of four basic CONVERSATIONAL MAXIMS. Nó có 4 phương châm hội thoại:
 The maxim of RELEVANCE: what we say should be relevant.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b> The maxim of QUALITY: what we say should be true.</b>


Phương châm về chất (chất lượng), đó là tên của phương châm, nội dung của phương châm là
“điều chúng ta nói phải đúng sự thật”, mình có tin là nó đúng thì hẵn nói bởi vì nếu tất cả những lời ta
nói ra đều giả dối thì nói mần chi, cứ im lặng đi cho rồi.


<b> The maxim of QUANTITY: what we say should be brief.</b>
Phương châm về lượng: điều chúng ta nói phải ngắn thơi.


Phải nói ngắn bởi vì nhiều khi trong giao tiếp miệng, ta bị khống chế bởi thời gian, time
<b>constraints. Thời lượng ta nói chuyện với nhau có hạn, thời lượng cơ lên lớp nói chuyện trực tiếp với lớp</b>
có hạn cho nên nói cái gì cũng phải ngắn gọn hết, time constraints là những khống chế/hạn chế về mặt
thời gian.


<b> The maxim of CLARITY/MANNER: what we say should be clear.</b>


Phương châm về độ rõ nét hay còn gọi là cách nói: điều chúng ta nói phải rõ.


Khi nói chuyện với nhau, người ta nạp thông tin thông qua cái tai nên ta phải nói rõ thì người ta mới
nghe được kịp, mình nói mờ thì khó nghe người ta khó hiểu mình.



In fact, these conversational maxims are not always observed.


Thực ra những phương châm này không phải lúc nào cũng được tuân thủ hết, có lúc ta phải vi
phạm, chẳng hạn như cái maxim số <sub></sub><b>, “the maxim of quality”, khơng phải lúc nào ta cũng nói thật cả, có</b>
những lúc ta phải nói dối cho nó được việc. Nếu lời nói dối đó giúp giải quyết cơng việc tốt thì cũng nên nói
dối. Trong tiếng Anh có khái niệm là “lời nối trắng” tức là lời nói dối vơ hại, “a white lie”. Thật ra người ta
phải nói dối trong chừng mực nào đó.


What are THE MAXIMS OF THE CO-OPERATIVE PRINCIPLE?
Phương châm của nguyên tắc hợp tác trong giao tiếp miệng là gì?
<b>The maxims of the co-operative principle are: (kể 4 loại ra)</b>


Chỗ này tùy theo người ta có hỏi “ngun tắc hợp tác” hay khơng hay người ta chỉ hỏi “maxims”
khơng thơi, hỏi như thế nào thì trả lời như thế ấy. Nếu người ta chỉ hỏi maxims khơng thơi thì hơi đâu mà
định nghĩa ngun tắc hợp tác làm chi.


<b>4.7 What is DEIXIS /daıksəs/? Trực chỉ là gì?</b>


Deixis refers to a word/phrase which directly relates an utterance to a time, place or person. Deixis
consists of three semantic notions.


Trực chỉ là một từ, một ngữ đoạn mà nó gắn kết một cách trực tiếp gắn kết một phát ngôn một thời
gian, một nơi chốn hoặc một người ta. Trực chỉ có 3 khái niệm:


<b>(i)</b> <b>Person deixis (trực chỉ người): In this family, we rarely smoke or drink.</b>
Trong gia đình này, chúng tơi hiếm khi uống rượu hay hút thuốc.


<b>(ii) </b> <b>Space deixis (trực chỉ trong không gian): I’m over here. Tôi ở đàng này này.</b>


<b>(iii)</b> <b>Time deixis (trực chỉ về thời gian): Tomorrow is a holiday. Ngày mai là một ngày lễ.</b>


What is A SPEECH EVENT? Sự kiện ngơn từ là gì?


Câu này trong sách khơng có nhưng yêu cầu của đề thi có.


A speech event is a particular instance when people exchange speech.
Sự kiện ngôn từ là một dịp/lần cụ thể khi người ta trao đổi lời nói.
Daughter: Mum, where’s my red jumper?


Con gái hỏi mẹ: Mẹ à, cái áo thun chui đầu màu đỏ của con đâu?
Mother: Bottom drawer in your bedroom.


Mẹ đáp: Ở ngăn kéo cuối cùng trong phòng ngủ của con.
Daughter: Right, I’ll have a look. (một lần nhìn)


Con gái: Được rồi, để con tìm/xem.


The components of this speech event are its setting, participants, participants’ role relationship,
message, key and channel.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

+ Bối cảnh: không gian: ở nhà


thời gian: bất cứ lúc nào trừ phi đi ngủ


Bối cảnh là không gian và thời gian mà trong đó cuộc đối thoại xảy ra.
+ Những người tham gia đối thoại: mẹ và con gái


+ Vai vế/vai trò: vai vế của người mẹ cao hơn con cho nên có thể được quyền nói sẵn


Ta học rồi mơn Speaking, hai người ngang nhau thì nói khác, hai người trên cao dưới thấp thì nói
khác, do đó cái vai cũng tác động đến kiểu nói của người ta.



+ Lượng thơng tin được truyền: từ người nói sang người nghe và ngược lại, đó là location of the
<b>red jumper, địa điểm của cái áo màu đỏ. Nội dung truyền qua truyền lại có vây thơi.</b>


+ Key ở đây khơng phải là chìa khóa mà là way, cách nói: informal, thân mật, giữa mẹ và con phải
thân mật chứ


+ Kênh truyền thông tin: giữa hai mẹ con là lời nói, speech.


Kênh cơ truyền thơng tin cho chúng ta là vừa lời nói vừa chữ viết, speech and writing.
<b>Lưu ý về các câu lý thuyết</b>


Đây là dự đoán của cơ về câu hỏi lý thuyết, những cái này có thể đúng, có thể sai, dựa trên những
hiểu biết của người thầy cơ đốn để chúng ta bỏ bớt một số chỗ cho đỡ khổ, những chỗ nào cô đốn nó
quan yếu q thì phải ráng học. cơ chia câu ra làm 2 loại:


+ Nếu câu quan trọng cơ bắt học 100%, khơng cho bỏ thì khoanh trịn vào như 1.1


+ Những câu có dấu tick  thì cơ quy ước là học ít ít thơi, cỡ chừng 60-70%, lỡ người ta có hỏi thì
cũng có được 60-70% rồi mình phịa ra thêm bởi vì khơng thể học đều nhau được, não bộ của ta không thể
nhớ hết nỗi. Ví dụ:  2.1


Cịn những chổ nào cơ bảo bỏ thì mạnh dạn ghi bỏ vào đó vì cơ biết chắc là người ta khơng hỏi,
cịn 2 cái trên chỉ là tương tác cơ đốn thơi chứ không thế nào khẳng định được. Nhiều khi đề thi vẫn rơi
vào chỗ này ta vẫn chấp nhận.


* Những câu khoanh tròn: 1.1, 2.5 (the reference, the sense), 2.5.2, 2.6, 2.7.1, Compare and
contrast Synonymy and Polysemy, <b>Compare and contrast Synonymy and Homonymy, 2.14, 3.1.3</b>
(bảng chỉ đọc hiểu), 3.2.1, 4.2.6 (chỉ học phần Conversational implicature), 4.4.5, 4.4.6, 4.5, 4.2.4, 4.7.



* Những câu có dấu tick <b>  : 2.1, 2.2, Binary oppositions, 2.5 (A referent), 2.8.8.2, 2.9.1, 2.9.2,</b>
2.10A, 2.10B, 2.11A, 2.11B, 2.11.2.1, 2.11.2.2, Homonyms, Homonymy, 2.13A, 2.13B, 2.10.2.2, 2.15,
3.1.1, 3.1.2, 3.2, 3.4, A speech event.


* Những câu bỏ: 2.3, 2.4, 2.7.2, 2.12.1, 4.2.6 (bỏ phần Presupposition), 4.6.1, 4.6.3.


<b>2.5 A referent, vật sở chỉ ít khi người ta hỏi nhưng 2 cái the reference và the sense học kỹ vào.</b>
<b>2.7.2 Figurative meaning/sense, nghĩa bóng thì hết 1đ của bài tập rồi, bài tập khó lắm thì thơi</b>
phần lý thuyết, có nữa thì q đáng, tránh chụm thơng tin vào một chỗ nhiều quá trong khi bỏ trống những
phần kiến thức khác khơng hỏi.


Một số câu có cái đi “y” thì tick học 60% bởi vì nó có thể chuyển sang phần bài tập, ta đã chứng
minh là ta đã học ở phần bài tập rồi


<b>2.11.2.1 Distinguish Binary antonymy from Gradable antonomy, câu này cơ nghi ít khi ra bởi vì</b>
nó dài q nhưng cứ phải thịng cho chắc ăn


<b>Compare and contrast Synonymy and Polysemy, Compare and contrast Synonymy and</b>
<b>homonymy: Về nhà tự viết lấy so sánh giữa Synonymy và Antonymy dựa vào 2 cái trên.</b>


<b>2.15 Anomaly có thể chuyển sang bài tập.</b>


<b>3.1.3 Distinguish an Utterance from a Sentence, đơn vị cốt lõi quan trọng</b>


<b>3.2.1 Distinguish an Analytic sentence from a Contradiction or a Synthetic sentence: học thật</b>
kỹ để nhỡ khi làm bài tập biết đường mà rờ để khơng nó lẫn lộn với nhau.


<b>4.2.6 Bỏ phần Presupposition vì chưa bao giờ người ta hỏi tiền giả định theo kiểu lý thuyết cả, nó</b>
gần như chắc chắn 100% xuất hiện trong kỳ thi với tư cách là bài tập nên không cần học lý thuyết nữa, chỉ
học thuộc lịng một câu hàm ngơn rồi cho ví dụ thôi.



<b>4.4.5 Học kỹ, người ta không hỏi 3 cái cùng một lúc mà chỉ chọn 1 trong 3, người ta hỏi cái nào ta</b>
định nghĩa, phân tích, cho ví dụ cái đó thơi, cho ví dụ cả 2 câu người con trai và người mẹ nói mới phân
tích ra được nếu khơng thì khơng phân tích được


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Câu A speech event cô thêm vô, trong tài liệu ôn bảo cho vơ nhưng chưa bao giờ nó xuất hiện
trong các đề thi.


Thông qua sửa bài tập, chúng ta hiểu rằng là phần lý thuyết có thể ngốn hết 2đ, làm sao ta biết là
phần bài tập ta làm đúng hết, cho nên dù cho cực khổ cách gì thì ta phải ráng học câu lý thuyết chút đỉnh.
Ta học bằng cách lấy tờ giấy nháp ra nhìn vơ tài liệu viết lại một lượt, khơng đưa mắt ngó khơng vì khi đi
thi khơng viết nỗi chữ gì hết. Sau đó cất đi, một tuần lễ sau nhìn lại giấy nháp chữ của mình một lượt rồi lại
cất đi đến một tuần lễ sau nhìn lại một lượt nữa và 24 tiếng đồng hồ trước khi rời khỏi nhà để đi thi thì học
lại những câu lý thuyết này để dùng cái mà người ta gọi là short-term memory, ký ức ngắn để nén thông
tin của mấy chục câu lý thyết này lại, cịn 36- 72 tiếng về phía trước thì ơn bài tập.


Vậy phần cuối cùng trước khi rời khỏi nhà là phần lý thuyết thì ta mới nhớ được theo kiểu nén ép,
sau khi thi xong thì nó quên sạch sành sanh nhưng thây kệ nó, ta đâu cần nhớ dai nó đâu. Cái ta cần nhớ
dai thật ra chính là bài tập cho nên ta phải làm từ từ từ bây giờ trở đi, cho dù bận trăm cơng nghìn việc ta
phải bớt thời gian lại để xử lý thông tin từng buổi từng buổi một, không dồn cục tư liệu lại cho đến buổi
cuối cùng. Don’t wait till the last minutes, ai mà đợi đến giây phút cuối thì chỉ có chết thơi cái mơn này,
không thế nào mà xử lý hết cả.


<b>13/4/10</b>
<b>Sách p.36</b>


<b>2.8 Figures of speech: </b>


Các hình thái tu từ là các hình thái mài dũa, đánh bóng làm cho nó thành nghĩa bóng hết.



A figure of speech is “a word or phrase which is used for special effect, and which does not
<b>have its usual or literal meaning.”</b>


<b>Hình thái tu từ là một từ hay một ngữ đoạn (hình thái tu từ có khi có một chữ, có khi 2,3,4,5 chữ)</b>
được dùng để có tác động hiệu quả đặc biệt và cái mà nó khơng có nghĩa thơng thường hay nghĩa đen.
Vậy tất cả hình thái tu từ đều hiểu theo nghĩa bóng hết.


<b>2.8.1.2 Distinction between a simile and a metaphor</b>


<b>A simile is an explicit or direct comparison in which something is compared to something else</b>
by the use of a function word such as “like” or “as”


<b>Phép tỷ dụ là phép so trực tiếp hay hiển ngơn trong đó một cái gì đó được so với cái khác</b>
thơng qua việc sử dụng của một từ chức năng. Từ chức năng ở đây là “like” dịch là “giống” và “as” là
“bằng như”, hễ so sánh mà có chữ đó lộ ra thì gọi là hiển ngơn, explicit tức là hiển lộ trên bề mặt của
ngôn từ.


Ex: + My hands are as<b> cold as ice . (=My hands are very</b> cold .)


Ta thấy 2 chữ as … as, đó là so sánh hiển ngơn. Nếu như nói thơng thường khơng có sử dụng
phép tu từ nào cả thì nói: “My hands are very cold”. Hai câu này nghĩa bằng nhau nhưng câu as … as có
sử dụng phép tu từ, đó là phép tỷ dụ, so sánh hiển lộ trên bề mặt của ngôn từ.


+ Tom eats like a horse. Tom ăn như heo.


Ta không dịch Tom ăn như một con ngựa. Người Việt dịch là Tom ăn như heo, như Trư Bát Giới,
dịch làm sao cho người bản ngữ Việt hiểu giống hệt như người bản ngữ Anh, ấy mới là dịch sát nghĩa.
Người Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa lúa nước, con vật thiết thân của mình là con heo, không phải
là con ngựa. Người bản ngữ Anh ông bà cha mẹ tổ tiên họ sống bằng nghề chăn nuôi, chăn thả trên cánh
đồng nên con ngựa mới là vật thiết thân của họ. Người ta có xu hướng so sánh với vật thiết thân, nếu ta


lấy ngựa mà so thì người VN chẳng hiểu gì cả, lấy con heo so thì người VN hiểu hết.


= Tom eats as much as a horse does. In other words, Tom’s appetite IS explicitly COMPARED TO
<i><b>that of a horse.</b></i>


Tom ăn nhiều bằng như con ngựa ăn. Nói một cách khác, sự háu ăn của Tom được so một cách
hiển ngôn/so lộ liểu trên bề mặt của ngôn từ với sự háu ăn của một con ngựa.


(p.37) <b>A metaphor is an implicit or indirect comparison in which no function word is used. Something</b>
is described by stating another thing with which it can be compared.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

+ She has a heart of stone. Cơ ta có trái tim bằng đá.


Như lúc nảy ta định nghĩa, không thể hiểu theo nghĩa đen, chỉ hiểu theo nghĩa bóng. Vậy khơng
phải “cơ ta có trái tim làm bằng đá” thật.


= She has a pitiless and unfeeling nature.


Từ ở trên “có trái tim bằng đá” xuống dưới ta dịch lại là “Cơ ta có một bản chất không cảm xúc
<i><b>và tàn nhẫn/nhẫn tâm.”, không cảm xúc, trơ trơ như đá không thương ai hết.</b></i>


+ He was a lion in the fight.


Anh ấy được so bằng với một con sư tử trong trận chiến đấu.


<b>= He fought bravely and successfully just like a lion in the fight for food.</b>


Anh ấy chiến đấu một cách dũng cảm và thành công giống hệt như con sư tử trong trận chiến
<i>để giành lấy thức ăn. Khó khăn đấy nhưng chúa sơn lâm cuối cùng cũng thành công thôi, nó rượt được</i>
con mồi và cuối cùng ăn thịt nó.



+ His words stabbed at her heart. Những lời anh ấy nói đã đâm vào tại trái tim cơ ấy.


= Like a knife, his words are so sharp that they can cause great pain or much unhappiness for
<i>her. In other words, his words did not actually stab, but their effect IS implicitly COMPARED TO the</i>
<i><b>stabbing of a knife.</b></i>


Giống như một con dao, những lời anh ấy nói quá là sắc bén đến nỗi mà chúng có thể gây ra nỗi
đau lớn hay sự bất hạnh to lớn cho cơ ấy. Nói một cách khác, những lời nói của anh ấy khơng thực tế đâm
(khơng tiến hành hành động đâm) nhưng những tác động/ảnh hưởng của nó được so ngầm với việc đâm
của một con dao.


Vậy lời nói sắc bén như con dao, con dao sắc bén cứa vào tay người ta làm họ chảy máu, đau đớn
về mặt thể xác. Lời nói sắc bén ghê gớm cứa vào cái tình cảm của người ta làm người ta tổn thương, đau
đớn về mặt tinh thần/tình cảm. Vậy thì cái sắc bén của con dao và cái sắc sảo của lời nói được so ngầm
với nhau trong câu này.


(p.39) 2.8.2 Personification: phép nhân cách hóa


<b>Personification is a special kind of metaphor in which some human characteristic is</b>
<i><b>attributed to an animate object or abstract notion, that is, a lifeless thing or quality is stated as if it</b></i>
<i><b>were living, as in pitiless cold, cruel heat, a freacherous calm, a sullen sky, a frowning rock, the thirsty</b></i>
ground, the laughing harvest, the childhood of the world, the anger of the tempest, the deceitfulness of
riches, etc.


<b>Nhân cách hóa là một loại ẩn dụ đặc biệt tức là nó cũng so ngầm bên trong, trong phép so này,</b>
<i><b>một đặc điểm nào đó của con người biến thành thuộc tính của một đồ vật vơ tri giác hay một khái</b></i>
<i><b>niệm trừu tượng, có nghĩa là một đồ vật vô tri giác hoặc một phẩm chất nào đó được nêu giống như</b></i>
<i><b>nó đang sống vậy. Ta nói về mơt đồ vật vơ tri giác hay một phẩm chất khái niệm trừu tượng mà như thể</b></i>
nói con người vậy, đấy là ta nhân cách hố nó.



Ví dụ: - “a pitiless cold” cái lạnh tàn nhẫn, làm như cái lạnh là con người ta nó biết có tình thương
hoặc nó biết lạnh lùng.


- “cruel heat”, cái nóng độc địa.


- a freacherous calm, một sự bình tĩnh làm rợn tóc gáy/làm cho người ta kinh sợ.


- a sullen sky, một bầu trời buồn rầu, ủ rủ, bầu trời biết buồn là bầu trời xám xịt của mùa đông ảm
đạm.


- a frowning rock, một hòn đá đang cau mày, đá mà làm như người ta có lơng mày rồi khi giận biết
cau lơng mày lại.


- the thirsty ground, mặt đất khát nước, đây là mặt đất khô cằn, nứt nẻ của mùa hạn hán.


- the laughing harvest, vụ thu hoạch đang cười ha hả, cười thành tiếng, thành âm thanh làm như
người ta biết cười, đây là vụ trúng mùa.


- the childhood of the world, thời thơ ấu của trái đất, phải dịch là thuở khai thiên lập địa, người ta
có một thời thơ ấu; trái đất có thuở sơ khai.


- the anger of the tempest, trận dông bão mà làm như người ta, biết giận


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

(p.39) <b>2.8.3. Metonymy: phép hoán dụ (hoán là đổi cái này lấy cái kia)</b>


<b>Metonymy is the substitution of the name of one thing for that of another to which it is</b>
<b>related/with which it is associated.</b>


<b>Phép hoán dụ là việc đổi tên của một vật này để lấy cái tên của một vật khác mà với cái khác</b>


<b>đó, nó có gắn bó. Vậy 2 cái ta đổi tên phải có gắn bó thì người ta mới hiểu được. Ở đây cơ phân ra một</b>
số lớp nhỏ để ta bám theo cho nó tiện:


<b>(a) A sign substitutes for the person or the object it signifies or symbolizes.</b>


Lấy một biểu tượng thay cho người ta hay đồ vật mà biểu tượng này chỉ trỏ hay tượng trưng.
<b>+ He succeeded to the crown. (= the royal office = triều đình)</b>


He succeeded in life. (bình thường, khơng có phép tu từ nào hết)
Anh ấy thành cơng lên tới cái vương miện.


Vương miện là cái ông vua, nữ hồng đội trên đầu, nó có tính biểu tượng thay cho “<b>triều đình”.</b>
Anh ấy thành cơng lên đến tận triều đình tức là anh ấy ra làm quan to. Lấy một biểu tượng, vật có khả
năng, có tính tượng trưng, cái vương miện thay cho một triều đình.


<b>+ Can you protect your children from the cradle to the grave? (= from childhood to death) Bạn</b>
có thể bảo vệ con mình từ cái nơi đến nấm mồ khơng?


“cái nơi” thay cho “thời thơ ấu” bởi vì cái nơi là nơi trẻ nằm khi mới sinh ra, “nấm mồ” thay cho
“cái chết”. Vậy liệu có thể bảo vệ con mình từ cái nơi cho đến hết kiếp người của nó khơng? Hình như ơng
bà mình nói khơng, ơng bà mình nói: ”Đời cua cua ngốy, đời cái cái đào” tự mà làm lấy.


<b>(b) An instrument substitutes for an agent. Lấy một công cụ thay cho một tác thể.</b>


Tác thể là một thể hành động, sử dụng công cụ để hành động, tác thể thường là người ta nhưng
đôi khi cũng có thể khơng phải là người.


+ The pen (= the writer) has more influence than the sword (= the soldier)


“The pen” là công cụ của nhà văn thay thế cho “writer” và “the sword” là thanh gươm thay thế cho


công cụ của người lính. Đấy là thay thế cho người thì dễ nhận ra.


<b>+ Who brought fire and sword (= a destructive war) into our country?</b>
Ai đã đem lửa và gươm vào đất nước chúng ta thế này?


Đây là một cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt cao, <b>destructive vì lửa và gươm mang tính hủy</b>
diệt rất cao, nó là công cụ để giết, đốt, phá sạch.


<b>(c) A container substitutes for the thing contained. Dùng một cái vỏ thay cho cái ruột.</b>
<b>+ The conquerors smote the city (= the inhabitants of the city)</b>


Những kẻ đi chinh phục đã trừng phạt thành phố.


Thành phố là cái vỏ, thay cho cái ruột ở đây là cư dân sống trong cái vỏ đó. Vậy sau khi chiếm
thành phố rồi kẻ đi chinh phục trừng phạt dân trong thành phố đó.


<b>+ Why don’t you recognize the power of the purse? (= the money kept in the purse)</b>
Sao mầy không nhận chân ra quyền lực của cái bóp hả?


Phải dịch là quyền lưc của cái phong bì, người VN khơng biết cái bóp mấy, cái bóp mới du nhập
vào nước ta khoảng 100 năm nay thơi, cịn ngàn năm nay người Việt theo nền văn hóa của Trung Quốc
vẫn dùng phong bì, phong bao để đựng tiền. Vậy ở đây là quyền lực của cái phong bì, là cái vỏ thay cho
tiền ở bên trong là cái ruột.


<b>(d) </b><i><b>The concrete like an organ of the human body subtitutes for the abstract such as love,</b></i>
<i>hatred, sincerely, a mental ability, a natural talent, etc.</i>


Lấy cái cụ thể như một cơ quan trong người chúng ta thay cho một khái niệm trừu tượng như
<i>tình u, lịng căm thù, tính chân thật, một năng lực trí tuệ, một tài năng bẩm sinh/thiên phú.</i>



(p.41) <b>+ She has an ear for music. Cơ ta có một tài năng dành cho âm nhạc.</b>


(= She possesses a remarkable talent for learning, imitating, appreciating, etc. music.)
<b>“An ear“ là cái tai qua bên kia ta thấy nó biến thành “cái tàì năng”.</b>


<b>+ She has a good head of business. Cơ ấy có đầu óc kinh doanh.</b>
(= She is gifted in/is clever at dealing with business.)


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>(e) The abstract subtitutes for the concrete:</b>


Chúng ta có thể lấy khái niệm trừu tượng thay cho vật cụ thể mặc dù cái này ít thấy.
<b>+ The authorities put an end to the riot. Nhà cầm quyền đã dập tắt cuộc bạo động.</b>
<b>authorities = the group of people who have the power to give orders or take action </b>


= một nhóm người có quyền lực để ra lệnh hoặc hành động


“authority” là uncountable noun dịch là quyền lực, bằng nghĩa với power, quyền lực là khái niệm
trừu tượng, không đếm được. Trong từ “authority” có nét nghĩa [+abstract], từ đó ta mới diễn dịch ra
một cái cụ thể.


“authorities“ là countable noun ở số nhiều, nó có nét nghĩa [+concrete] là vật cụ thể. Vậy lấy một
khái niệm trừu tượng thay cho một vật cụ thể mà ở đây là con người, dịch là “nhà cầm quyền” tức là
người có quyển lực. Vậy khái niệm quyền lực là trừu tượng nhưng “nhà cầm quyền” là người cầm quyền
lực trong tay, là con người cụ thể.


<b>(f) The material substitutes for the thing made.</b>


Dùng vật liệu thay cho thành phẩm, tức là vật được làm bằng nguyên vật liệu đó.
+ All our glass is kept in the cupboard.



Tất cả những đồ dùng bằng thủy tinh để trong tủ chén trên cao.


(= vessels and articles made of glass = đồ đựng và đồ dùng làm bằng thủy tinh)
<b>glass nghĩa đen là thủy tinh, nó là nguyên vật liệu nhưng nó thay cho thành phẩm.</b>


Đồ đựng phải có độ lõm, đồ dùng thì khơng nhất thiết phải lõm, có khi nó lồi, có khi nó xù xì. Để
cho nó đỡ bị bể thì tơi phân loại ra, tất cả những gì làm bằng thủy tinh thì để trong tủ chén ở trên cao góc
bên tay phải đấy thì dụ như vậy, mình chỉ cho người ta cái tủ chén đó đó, the cupboard là loại tủ gắn chặt
lên tường


<b>(g) An author/a producer/a place where goods are made substitutes for his work(s)/its</b>
<i>product(s). Dùng tác giả/nhà sản xuất/nơi sản xuất thay cho tác phẩm/sản phẩm.</i>


<b>+ I have never read Keat (= Keat’s poems). Tôi chưa bao giờ đọc Keat cả.</b>
Keat là tên một nhà thơ tức là chưa bao giờ đọc bài thơ do ông viết.


<b>+ I love old china (= crockery made in China)</b>


Tơi u thích đồ sành sứ cổ. (= đồ sành sứ làm ở Trung Quốc)


Từ china viết thường là đồ sành sứ, từ China viết hoa là nước Trung Quốc vì Trung Quốc là một
trong những cái nơi của nền văn hóa mà lần đầu tiên đồ sành sứ được chế tác, người ta dùng nó như là
một nơi, a place từ đó người ta gọi tên đồ dùng đó bằng tên nơi chốn đó.


(p.42) <b>2.8.3.2 Distinction between metaphor and metonymy</b>


Làm sao phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, đây là một chỗ rất là khó, rất dễ lẫn.


<i><b>Metaphor </b></i><b>is based on the associated similarity shared by the two things being implicitly</b>
<b>compared. Metonymy does not depend on such similarity.</b>



Ẩn dụ dựa trên tính tương tự có thể liên hệ được.


<b>(1) The organization is keeping the brake on pay rises.</b>


Tổ chức đó đang giữ cái thắng của những khoản tăng cao, những khoản tăng cao này chi ra thôi,
không phải những khoản thu vào.


The sentence marked (1) exemplifies a metaphor: the core meaning of keep the brake on a certain
<i>vehicle in order to reduce its speed or to stop it has been changed to its metaphoric meaning: control pay</i>
<i>rises or cause pay rises to slow down.</i>


Câu được đánh dấu số (1) minh họa cho một ẩn dụ: nghĩa cốt lõi/trung tâm là giữ cái thắng xe ở
<i>trên một loại xe nào đó để làm giảm tốc độ của nó hoặc là dừng nó hẳn lại, stop it ở đây có nghĩa là stop a</i>
<i>certain vehicle. Vậy nghĩa cốt lõi thắng xe có nghĩa dừng xe lại, làm chậm tốc độ của nó, nghĩa đó được</i>
đổi thành nghĩa ẩn dụ: kiểm soát những khoản chi tăng cao hoặc làm cho/gây ra những khoản chi tăng
<i>cao này giảm đi. Vậy làm cho những khoản chi này giảm thì cũng giống như giảm tốc độ của xe, kiểm soát</i>
phần chi tăng cao này cũng giống như kiểm soát tốc độ của xe. Vậy nghĩa cốt lõi là nghĩa thắng xe, cịn
nghĩa bóng bẩy, ẩn dụ là làm giảm khoản chi này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>Trở lại p.40, (c) A container, cái vỏ ở thể rắn trong khi a thing contained, cái ruột thường ở thể</b>
lỏng; thể rắn và thể lỏng không tương tự nhau nhưng ta đổi được là tại vì chúng có quan hệ với nhau,
<b>associated, related theo một kiểu nào đó, kiểu vỏ ruột chứ như trà, cà phê, chocolat là thể lỏng, nhưng</b>
<b>the cup, cái tách đựng cà phê, chocolat đó là thể rắn làm sao tương tự được.</b>


<b>(d) The concrete như cái đầu, quả tim, bàn tay lại thay cho abstract, khái niệm trừu tượng như</b>
tình yêu, lòng căm thù làm sao tương tự được, hai cái đó là khái niệm khác nhau quá xa. vậy thì
<b>metonymy chỉ dựa trên định nghĩa như đã nói là có quan hệ chứ không tương tự. khái niệm trừu tượng</b>
và vật cụ thể không thể tương tự.



<b>Quay về p.42:</b>


<b>(2) No man is an island: entire of itself; every man is a piece of the continent.</b>


Không ai là một cái đảo cả, tự thân tồn tại, mỗi người là một miếng/mẫu/mảnh của lục địa/châu lục.
<b>Answer key, p.191: Ở đây ta có 2 cái phép thế:</b>


<b>50. (1) An island, which is [+concrete], stands for isolation, which is [+abstract].</b>


“island”, cái đảo là [+vật cụ thể], đảo là miếng đất nhô ra, xung quanh là nước, ta có thể chụp
hình, đo diện tích, chu vi được. Nó thay cho “isolation”, sự cơ lập, tách rời là [+khái niệm trừu tượng].


(2) The continent, which is [+concrete] stands for community, which is [+abstract].


“Châu lục” như Châu úc, Châu Phi chẳng hạn, châu là [+vật cụ thể], chụp hình, đo diện tích, chu vi
được thay cho “cộng đồng” là một tập hợp người sống chung lại với nhau trên một mảnh đất, là [+khái
niệm trừu tượng].


The whole sentence means “No one can isolate himself from the community he has been
<b>living in.” Câu này có nghĩa là ‘Khơng ai có thể tách rời bản thân mình ra khỏi cộng đồng mà anh ấy</b>
<b>đã liên tục sống trong cộng đồng đó.”</b>


(p.42) This sentence marked (2) consists of two metonymies: respectively, an island and the continent,
which are both [+concrete], stand for isolation and community, which are both [+abstract].


Câu đánh dấu (2) chứa đựng 2 phép thế: một cách tương ứng, “cái đảo” và “cái lục địa”, cả hai
đều mang nghĩa cụ thể, nó thay cho “sự cơ lập” và “cộng đồng”, cả hai đều là khái niệm trừu tượng.


Phần này cô viết khác phần answer key, p.191, thay vì viết riêng rẻ từng cái thì cơ đã dùng trạng
từ respectively, một cách tương ứng để gộp chung 2 cái lại.



<b>2.8.4 Synecdoche: phép cải dung (p.43) </b>


Cải là biến đổi, dung là dung lượng, sức chứa; thay đổi về sức chứa


<i><b>Synecdoche is a special kind of metonymy in which “a part or aspect of a person, object, etc.</b></i>
is meant to refer to the whole person, object, etc.


Phép cải dung là một phép thế đặc biệt, vậy synecdoche cũng là metonymy nhưng 2 cái được
hoán đổi là lấy nét nghĩa một phần, a part thay cho nét nghĩa toàn phần, the whole. Đó là đổi dung lượng,
đổi sức chứa.


<b>+ They organized a fleet of fifty sails. (= ships)</b>


Họ đã tổ chức một hạm đội của 50 cánh buồm. (= con tàu)


Cánh buồm là một phần của con tàu, nó là vật bất ly thân với con tàu, cách đây hàng trăm năm,
người ta đi trên biển bằng sức gió nên có buồm.


<b>+ He is a man of seventy winters (=1/4) (= years of age = tuổi = 4/4)</b>
Ơng là ơng lão của 70 mùa đơng. (= 70 tuổi)


Tuổi tính năm trịn = 4/4, lấy ¼ thế cho 4/4 như thế gọi là cải dung, thay đổi dung lượng, sức chứa.
<i><b>Synecdoche also involves a whole or genus used to substitute for a part or species: vessel for</b></i>
ship, the smiling year for the smiling season of the year, especially the spring, the Christian world for the
Christian Church as a whole, etc.


Ngược lại người ta có thể lấy cái tổng thể, the whole thay cho a part, một phần thôi, vessel là đồ
đựng gồm chai, lọ, đĩa, chén, tô; ship, một con tàu cũng là đồ đựng, nó có độ lõm, chứa trong đó người ta,
hàng hóa. Vì vậy có thể lấy vessel, đồ đựng thay cho con tàu; đó là cái whole thay cho part.



The smiling year = năm đang mỉm cười, lấy year là năm (4/4) thay cho season, mùa có nghĩa 1/4,
mùa đang mỉm cười trong năm thường là mùa xuân vì mùa này cây đâm chồi nẩy lộc, trời có nắng ấm
hửng lên. Đó là thể hiện của một nụ cười rạng rở của thiên nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Đây là chỗ khó vì synecdoche là một tiểu loại của metonymy.
<b>(1) The princess captures the hearts of the nation.</b>


Công chúa chiếm giữ trái tim của quốc dân đồng bào.


<i><b>The hearts, which is [+concrete], is used to stand for the love, which is [+abstract]. The hearts is</b></i>
this case is a<i><b> </b><b> metonymy</b><b> . The sentence means all the people of that country love the princess.</b></i>


<i><b>Trái tim là [+vật cụ thể], ta có thể chụp hình, phẩu thuật mổ trái tim đó, nó thay cho tình u là</b></i>
[+khái niệm trừu tượng]. Vậy lấy trái tim thay cho tình yêu, trong trường hợp này trái tim là một phép
<i><b>thế. Câu này có nghĩa là: “Tất cả mọi người ở đất nước đó yêu quý công chúa.”</b></i>


(p.44) <b>(2) He has a kind heart.</b>


<i><b>A heart, which is [+part], is used to stand for a person, which is [+whole]. A kind heart in this</b></i>
case is a synecdoche. The sentence means “He is a kind/kind-hearted person who is concerned for
<b>others around him.”</b>


Chú ý danh ngữ số ít “a heart”, một trái tim chứa đựng nét nghĩa [+một phần] thôi. Trái tim là một
phần trong con người chúng ta, nó được dùng để thay cho một con người là [+một tổng thể], mỗi con
người là một vũ trụ khép kín, khơng có ai giống ai hết. Đây là câu synecdoche bởi vì lấy part thế cho
<b>whole, lấy “trái tim” thế cho “một con người toàn vẹn”. Vậy câu này là: “Anh ấy là người tốt/có tấm</b>
<b>lịng vàng biết quan tâm đến những người khác xung quanh anh ấy.”</b>


<b>(3) Spare the rod and spoil the child. Thương cho roi cho vọt.</b>


(Hãy để cho cái roi rảnh rỗi và làm hư đứa nhỏ đi.)


<i><b>The rod, which is [+concrete] , is used to stand for the punishment, which is [+abstract]. The rod</b></i>
in this case is a metonomy. The sentence means: “If you do not punish a child when he does wrong,
<b>you will spoil his character.”</b>


<i><b>Cái roi là [+vật cụ thể], nó được dùng để thay cho “sự trừng phạt” là [+khái niệm trừu tượng].</b></i>
Câu này có nghĩa là: “Nếu bạn khơng trừng phạt đứa nhỏ khi nó làm điều sái quấy, bạn sẽ làm hư
<b>tâm tính của nó.” Vậy khi nó làm sai phải trừng phạt, đánh địn nó mới được.</b>


<b>(4) All hands on deck did help. </b>


Tất cả bàn tay ở trên boong tàu đều có góp phần giúp đỡ cả.


Khi ta lao động dùng bàn tay, lấy bàn tay thay cho người ta là rất đúng, người lao động.


<i><b>Hands, which is [+part] is used to stand for people, which is [+whole]. In this case, hands must be</b></i>
<b>a synecdoche. This sentence means: “All the people on one of the floors of the ship worked hard to</b>
<b>accomplish a certain task.”</b>


<b>Bàn tay có nghĩa [+một phần] thay cho người ta có nét nghĩa [+whole], hands trong trường hợp</b>
này là synecdoche. Ở trên là “all hands”, ở dưới là “all the people”; ở trên là “on deck”, ở trên boong
tàu; ở dưới là “on one of the floors of the ship”, một trong những cái sàn của con tàu; ở trên là “<b>did</b>
<b>help”, góp phần giúp đỡ”, ở dưới là “work hard to accomplish a certain task”, làm việc cật lực để hồn</b>
thành cơng tác gì đó.


<b>2.8.5 Hyperbole: phép nói điêu (nói ngoa, nói q lên)</b>


Nói điểu là nói quá lên, chả bao giờ là nghĩa đen cả, hiểu nghĩa bóng hết



<i><b>Hyperbole, which is also called overstatement, is the use of exaggerated statement that is</b></i>
<b>made for special effect and is not meant to be taken literally.</b>


(p.45) <b>+ I’ve invited millions of (= a lot of) people to my party.</b>
Tôi đã mời hàng triệu (nhiều) người đến dự buổi tiệc của tôi.
<b>+ She sheds floods of tears (= cries a lot) whenever she is upset.</b>


<i><b>floods là những trận lụt, cơ ấy khóc mà nước mắt rơi xuống thành trận lụt, vậy nói điêu ở chỗ trận</b></i>
lụt là khóc nhiều khi nào cơ ấy bực mình.


<b>+ I haven’t seen you for ages. Lâu quá rồi không gặp anh.</b>
(= for a few weeks, for a couple of months, for a while)


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i><b>Litotes, which is also called meiosis, is the use of deliberately gentler, milder or weaker</b></i>
<b>statements to express something in a controlled way. </b>


Ngược lại với nói điêu, nói mạnh lên là nói giảm xuống, đó là một cách dùng khôn ngoan, mềm
mỏng. Ở đây là việc sử dụng lời nói yếu hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh tao tao nhã hơn một cách có chủ ý.


_


<b>+ I don’t think I would agree with you. (= I disagree with you.)</b>
Tôi không nghĩ là tôi sẽ đồng ý với anh. (= Tôi không đồng ý với anh)


“I disagree with you.” Đây là câu nói trực tiếp q, mất lịng người ta, thay vì nói vậy thì ta dùng
chữ not để nói giảm xuống, làm cho câu mềm mỏng lại, dễ chịu hơn.


<b>+ I am afraid that no passenger is allowed to smoke in here. </b>
(= You are not allowed to smoke in here.)



Tơi e rằng là khơng có vị hành khách nào được phép hút thuốc ở đây.


“Anh không được phép hút thuốc ở đây.”, nói như vậy trực tiếp q nên nói mềm lại. Ta nói
hành khách khơng được hút thuốc thì họ tự suy ra, nếu anh là hành khách thì anh khơng được hút.


Quite often, an expression of litotes is an “ironical understatement, especially using a
<b>negative to emphasize the contrary.”</b>


Rất là thường xuyên, một cách diễn đạt của phép nói giảm là “một lời nói giảm xuống mà có ý
<b>mĩa mai trong đó đặc biệt là sử dụng một từ phủ định (chữ not) để nhấn mạnh điều ngược lại</b>


<b>+ It’s not bad. (= It is fine.) Nó khơng tệ đâu nha.</b>


Nếu bình thường thì ta nói “It is fine” nhưng nói giảm xuống, thậm chí là bỏ chữ is, gắn liền vơ
thành “It’s fine” nhưng nói giảm xuống thêm chữ not vào “It’s not bad”, nó không tệ như anh tưởng đâu
nha, tôi nhấn mạnh như thế.


<b>+ It wasn’t easy. (= It’s was very difficult.) Nó khơng dễ đâu nha. (= Nó thật là khó.)</b>
Thay vì nói: “Nó thật là khó.”, ta giảm nó xuống: “Nó không dễ đâu nha”, để nhấn mạnh.
<b>+ Always remember that she is no fool. (= She is wordly-wise, in fact.)</b>


Luôn nhớ rằng là cơ ta khơng có điên. (= Thật ra cơ ta thơng minh lắm.)


“cơ ta khơng có điên” là kiểu nói giảm xuống, thực tế là cơ ta thông minh lắm, không dịch là ở tầm
cỡ thế giới, phải dịch là thừa khôn, thiếu dại, người đàn bà ghê gớm mà khơn thì hơi bị thừa mà dại thì hơi
bị thiếu. Một người ghê gớm như thế mà ta kéo tuột xuống tới mức “<b>no fool” để nhấn mạnh rằng là “Cơ ta</b>
<i>khơng có điên đâu trong mối quan hệ này, em mới là thằng điên đấy em à chứ cịn cơ ta khơng có điên</i>
<i>đâu”. Câu này là lời nói của một bà chị già nhắc nhở thằng em phải coi chừng mối quan hệ này, chị thấy</i>
nó khơng ổn rồi.



<b>+ Jim was rather upset when he again failed in the final exam. (= very upset)</b>
Jim khá là phật ý khi anh ấy lại thi rớt trong kỳ thi cuối cùng.


Ta cứ thử thi xem thi rớt có buồn khơng, buồn nẫu ruột nẫu gan chứ ở đó mà khá mà lại thi 2 lần
rớt cả 2 lần thì đau khổ bao nhiêu lần như thế. Thế mà lại dùng chữ khá, khá là thế nào ? Thật ra là rất
phiền muộn, very upset nhưng tại sao người ta không dùng chữ “rất” mà lại mô tả chân như thế, người ta
dùng chữ “khá” thôi ? Bởi vì lời nói “khá” nó nhẹ nhàng hơn, nó kéo xuống nhưng cũng có ý nghĩa ở đấy
là kém quá, cũng có vấn đề trục trặc dữ quá. Đó là ý nhấn mạnh chứ không phải ý đùa nhưng lời nói nhẹ
nhàng dễ nghe hơn là dùng chữ very.


(p.46) <b>2.8.7 Irony: nói mĩa</b>


<b>Irony is the “expression of one’s meaning by saying the direct opposite of one’s thoughts in</b>
order to be emphatic, amusing, sarcastic, etc.


<b>Nói mĩa là nói điều ngược lại một cách trực tiếp, nói mĩa là nói ngưọc hết khơng có nói xi, ngược</b>
với suy nghĩ của người ta


<b>+ What a lovely day it was ! Everything I had went wrong.</b>


Ơi nó mới là một ngày đáng u làm sao ! Mọi việc xảy ra với tôi hết sức là xui rủi.


Một ngày từ đầu ngày tời cuối ngày xui rủi không mà tại sao dùng chữ <b>lovely, đấy là nói ngược,</b>
khơng có lovely đâu, đau khổ lắm, faithful thì đúng hơn.


<b>+ He is so intelligent that no examiner has agreed to pass him so far.</b>


Anh ta quá là thơng minh đến nỗi khơng có vị giám khảo nào đồng ý cho anh ta thi đậu hết tính dến
nay. Tính dến nay thi gì rớt nấy sao lại nói intelligent ?



</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>+ She is extremely unlucky to be born in such a prosperous family in a developed/ rich</b>
<i><b>European country.</b></i>


Cô ấy rất là không may để được sinh ra trong một gia đình giàu có đến như thế trong một nước
Châu Âu đã phát triển.


“đã phát triển” tức là giàu, không khi nào đã phát triển mà nghèo cả. Đây là phép nói ngược,
muốn nói giảm cho phép nói ngược này thì nói ngược trở lại, cơ nói thêm để hiểu sức mạnh của phép nói
ngược. Để nói ngược lại, ta nói: Vậy để đổi nha, cho cơ ta sang Việt Nam để cô được biết thế nào là may
mắn được sinh ra và lớn lên ở một đất nước mà mọi thứ đều lên giá, chỉ có đồng lương là ổn định trong
một thời gian tương đối dài. Cơ cứ sang VN đi thì cơ khắc biết thế nào là may mắn. Quy luật của phép nói
ngược là như thế.


(p.46) <b>2.8.8 Euphemism: Uyển ngữ (Tài liệu ôn p.4, tài liệu này p.10)</b>
(p.47) Ta chỉ đọc 3 dòng cuối của bảng:


<b>EUPHEMISM</b> <b>TABOO WORDS</b>


<i><b>retarded or unusual = chậm phát triển hay</b></i>
khơng bình thường


<i>mentally detective = bị bệnh bại não</i>
<i><b>hard of hearing = nặng tai</b></i> <i>deaf = điếc</i>


<i><b>love child = đứa con của tình yêu</b></i> <i>bastard = con hoang, con ngoài giá thú</i>


<b>+ mentally detective là bị hủy hoại, bị hư về mặt não bộ, ra đàng trước đổi thành retarded là chậm phát</b>
triển, nó nhân đạo ở chữ “chậm”. Ừ thì con người ta 3 tuổi nói sỏi, cháu nó bị hội chứng đau, tơi hy vọng 6
tuổi nó sẽ nói sỏi nhưng khổ thay nó chả bao giờ nói sỏi cả vì cái não nó hư hết rồi, người ta chỉ nói “chậm
<b>phát triển” hay là “khơng bình thường”. Cháu nó khơng được bình thường cho lắm.</b>



+ Thay vì nói điếc thì nói nặng tai, như vậy không phải lúc nào ta cũng dùng chữ deaf, có khi ta dùng chữ
<b>hard of hearing cho nó nhẹ nhàng, mềm mại lại.</b>


+ con hoang, con ngồì giá thú mà lại đổi thành đứa con của tình yêu. Làm như đứa con của đơi vợ
chồng có hơn thú hẳn hoi khơng có chút tình u nào nên mới phải đi kiếm ở ngồi mới có tình u. Nhờ
tính chất nhân đạo euphemism của nó mà ở đây nó đã sống ổn cho tới bây giờ.


(p.48) Exercise 8, key p.182, tự đọc ở nhà
<b>Tài liệu photo, Đề thi 1, p.15</b>


<b>5. Identify the types of </b><i><b>figurative language</b></i> used in each of the following sentences and then interpret
meaning. Hãy nhận diện loại ngơn ngữ gợi hình được dùng trong từng mỗi câu sau đây và rồi hãy giải
thích nghĩa của nó.


<b>a) I know he’s your brother, but you shouldn’t let your personal feelings cloud your judgement. Tôi</b>
biết anh ấy là em trai của anh, nhưng anh không nên để cho cảm xúc cá nhân <b>che mờ sự đánh giá của</b>
anh.


<b>b) The president claimed that his asministration contained the best brains in the country.</b>


Tổng Thống đã tuyên bố rằng ban cố vấn của ông bao gồm những bộ não giỏi nhất ở đất nước
này.


(p.16) <b>a) “Shouldn’t let your personal feelings cloud your judgement” is a metaphor which means</b>
“confuse things, consequently, you can’t judge the situation properly.”


Đây là một so sánh ẩn mà nó có nghĩa là “lẫn lộn cái này với cái khác, hậu quả là anh khơng
<b>thể đánh giá hồn cảnh này đúng đắn được”.</b>



<b>b) “The best brains”, which is [+part], is a synecdoche which means “brilliant intellectual</b>
<b>people”, which is [+whole].</b>


“Những bộ não tốt nhất”, đây là cách diễn đạt bằng ngơn từ, trong lịng cách diễn đạt này có nét
nghĩa [+một phần], não bộ chỉ là một phần của cơ quan trong con người chúng ta. Nó là phép cải dung,
nó thay cho [+người trí thức], não bộ phải thay cho người trí thức chứ khơng thể thay cho người lao
động bình thường được. Đàng trước là the best, giỏi nhất thì đàng sau là brilliant, xuất sắc, vậy trước có
nghĩa part, sau có nghĩa whole.


<b>Đề thi 2, p.18</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>b) She has no time even to sleep ! Cơ ấy khơng có thời gian thậm chí là để ngủ nữa.</b>


Người ta phải ngủ, nếu như thông thường thì ngủ 7-8 giờ mà ít nữa thì ngủ 3-4 tiếng. Người phụ
nữ này khơng có đủ thời gian để ngủ, ngủ 3-4 tiếng, nói điêu lên là hình như khơng có thời gian để ngủ, ấy
là nói q, làm mạnh lên, tiếng Anh gọi là exaggerated, nói điêu.


(p.20) <b>a) The first way: cách thứ nhất</b>


“walls” is [-animate] and/or [-human] while “have ears” is [+animate] and/or [+human]. Therefore,
“walls have ears” is an expression of personification which implies that “walls are able to listen to
<b>what you say and then release your secret.”</b>


“Tường” có nghĩa [-động vật], [-người ta], tức là ta phải dùng phép phân tích nét nghĩa để xác định
trong lịng chữ wall có nghĩa gì, trong khi “có tai” là [+động vật], [+người ta] vì vậy “tường có tai” là một
cách diễn đạt của phép nhân cách hóa. Cứ cộng (+) cái này, trừ (-) cái kia là nhân cách hóa. Câu này ám
chỉ rằng là “Cái tường có khả năng lắng nghe điều anh/chị nói và rồi thì tiết lộ bí mật đó lại”.


<b>The second way: cách thứ hai</b>



“Walls have ears” is a metaphor which means “walls are able to listen to what you say and
<b>then release your secret.”</b>


“Tường có tai” là một cách so sánh ẩn, cách nói này dùng lâu đời lắm rồi mấy trăm năm trong văn
tự cổ của tiếng Anh lận đã có rồi. Đó là một so sánh ẩn chết cứng rồi, nó cứ vậy hồi khơng thay đổi.
“Tường có tai” ở đây cũng có nghĩa giống hệt như trên.


Vậy thì personification hay metaphor cũng được, có nhiều câu nó ở giữa chừng như thế. Có
những cách diễn đạt nó nằm ở đâu đó giữa 2 phép tu từ rồi ta lập luận như thế này thì nó nằm ở kiểu này,
ta lập luận như thế kia thì nó nằm bên kiểu kia. Phải tùy theo cách lập luận của ta thôi.


<b>b) The sentence is an overstatement/an expression of hyperbole which means “she fails to get</b>
<b>enough sleep.”</b>


Câu này là cách nói điêu, ta nên dùng chữ overstatement vì từ hyperbole khó viết, nhỡ nó bị sai.
Câu này có nghĩa là “Cơ ấy khơng kiếm được đủ thời gian dể ngủ”


<b>Đề 3, p.23</b>


<b>5. Interpret the meaning of each the following sentences and then identify the kind of </b><i><b>figurative language</b></i>


used in it.


<b>(5)a. Why don’t you recognize the power of her purse ?</b>
Tại sao mày không nhận chân ra quyền lực của cái bóp ?
<b>(5)b. Never in a million years will he admit defeat.</b>


Có chết anh ấy cũng sẽ không bao giờ công nhận sự thất bại.


Người Việt khơng nói điêu là “cho dù nhiều năm”, “in a million years” là phép nói điêu của người


Anh. Người Việt ở đây nói là “có chết”


(p.25) <b>(5)a. “Purse” which is [+container], stands for “money”, which is [+what is kept]. This is a</b>
<i><b>metonomy.</b></i>


“Cái bóp”, đây là một cách diễn đạt bằng ngơn từ, chữ này chứa đựng trong lịng nó nét nghĩa
[+cái vỏ] thay cho “đồng tiền” là [+cái được lưu giữ ở bên trong] (cái ruột). Cái bóp thế cho tiền đựng ở
bên trong. Đây là phép thế.


The whole sentence means “You should recognize the power that is accompanied by her
<b>money.”</b>


Câu này có nghĩa là: “Anh/chị nên nhận chân ra cái quyền lực được đi kèm theo với đồng tiền
<b>của cô ấy.” Vậy cái bóp ở đây người VN ta gọi là “phong bì” đấy, cái vỏ thay cho cái ruột là tiền, vậy ta</b>
khơng dịch chữ này là cái bóp, người Việt không hiểu, phải dịch là “quyền lực của cái phong bì/phong bao”
bởi vì nó có câu tục ngữ hiện đại là: “Thăm cha, thăm mẹ, thăm dì. Hễ có phong bì thì nó thank you”.


<b>(5)b. “Never in a million years” is an overstatement.</b>
The whole sentence means “He will never admit defeat.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

(p.40) <b>VII. Interpret the meaning of the following sentences and state what kind of figure of speech (also</b>
called figurative language) used in each of them.


Hãy giải thích nghĩa của các câu sau đây và hãy nêu các loại hình thái tu từ nào (cịn gọi là ngơn
ngữ gợi/tượng hình) trong từng mỗi câu.


Đây là bài tập cực khó trong tồn bộ bài tập của chúng ta, nghĩa bóng tiếng Việt biểu giải thích cịn
chưa giải thích nỗi huống hồ biểu giải thích bằng tiếng Anh. Tư duy thì nó quen tư duy bằng tiếng Việt, có
mấy đứa mà đạt trình độ tư duy bằng tiếng Anh đâu mà giải quyết cái này dễ được. Bài này nếu khơng
làm nỗi thì bỏ hẵn đi, thà vứt nó đi cho rồi để tiết kiệm thời gian làm cái khác cịn hơn ngồi đó ơm đầu hồi


nghĩ khơng ra mất cả nửa tiếng đồng hồ cho cái bài tập này thì chết. Liệu cơm gắp mắm thấy làm nỗi thì
làm, khơng làm nỗi thì thơi đầu hàng để dành cơng sức cho cái khác để kiếm điểm vì đây là chỗ khó nhất.
<b>1. Give every man thine ears, bid a few thy voice.</b>


Hãy dành cho mọi người cái tai của anh, hãy để cho vài người nghe được cái giọng của anh.


<b>every là mỗi, đàng sau nó địi hỏi phải là danh từ số ít nhưng dịch ra tiếng Việt thì phải dịch ra số</b>
nhiều. Hai chữ thine và thy đều có nghĩa là your, của anh/chị. Đây là một câu tục ngữ trong văn tự cổ của
tiếng Anh


The sentence consists of two metonymies. Respectively, ”thine ears” and “thy voice’, which are
[+organ in the human body], stands for “listen to everyone” and “talk to a few<i><b> people</b><b> ”, which are</b></i>
[+human activity].


Câu này có 2 phép thế. Một cách tương ứng, cách thứ nhất là “<i>cái tai của anh” thay cho “lắng nghe</i>
<i>ai đó”, cho người ta cái tai là lắng nghe người ta; “</i><b>dành cho người giọng nói của mình” tức là “nói</b>
<b>chuyện với người ta” mà nói ít thôi. Vậy ở trên ”thine ears” và “thy voice’ là [+cơ quan trong con người</b>
<b>ta], còn ở dưới là “listen to” và “talk to” là [+hoạt động của con người ta]</b>


The sentence means “You should listen to everyone but talk to a few people.” Bạn nên lắng
nghe mọi người nhưng nói chuyện với ít người thơi.


<b>2. His words can be trusted. (bị động) Lời anh ấy nói có thể tin cậy được.</b>


“His words”, which is [+controlled] (bị động), stands for “that person himself”, which is
[+controller] (người, chủ động). This is a metonymy. The sentence means “You can trust him” (chủ
động).


“Lời nói của anh ấy” “được/bị kiểm sốt” thay cho “chính người đó”, mà người đó là người chủ động
tiến hành hành động kiểm soát, -er là người ta giống như learner là người học, teacher là người dạy.


Vậy ta lấy cái bị động là “lời nói” thay cho cái chủ động là “người chủ động tiến hành hành động kiểm
<b>sốt”. Câu này có nghĩa là “Anh có thể tin cậy anh ấy”.</b>


<b>3. The bank refused to loan us money. Ngân hàng đã từ chối cho chúng tôi vay một khoản tiến.</b>


(p.41) “The bank”, which is [+controlled], stands for “the bank manager’, which is [+controller]. This is a
<i><b>metonomy.</b></i>


“ngân hàng” là cái bị động thay cho “ông giám đốc ngân hàng” là người ta “người chủ động tiến
<b>hành hành động kiểm soát”. Một lần nữa lấy cái bị động thế cho cái chủ động, đây là phép thế. Vậy “ông</b>
giám đốc ngân hàng” từ chối khoản vay chứ không phải “cái ngân hàng đó” từ chối tơi.


<b>4. She seemed to be happy from cradle to death. </b>


Cô ấy dường như vui/hạnh phúc từ cái nôi cho đến chết.


“cradle”, which is [+sign], stands for “childhood”, which is [+a period in human life]. This is a
<i><b>metonomy. “From cradle to death” means “throughout her life”.</b></i>


“cái nôi” là một biểu tượng thay cho “thời thơ ấu” là [+một giai đoạn trong cuộc đời con người].
Đây là phép thế, “từ cái nôi cho đến chết” có nghĩa là “trong suốt cuộc đời bà”.


<b>5. “Pearl Harbour” was a sad event in America’s history.</b>


<b>“Trân châu cảng” là một sự kiện buồn trong lịch sử nước Mỹ.</b>


“Pearl Harbour”, which is [+sign], stands for “Japan’s sudden attack by planes at the very US naval
<i>base in Hawaii in December 1941”, which is [+historical event]. This is a metonomy.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>6. Gray hairs should be respected. Các mái tóc hoa râm nên được kình trọng.</b>



“Gray hairs“, which is [+part], stands for “elderly people”, which is [+whole]. This is a synecdoche.
<b>Gray là màu xám nhưng khơng dịch tóc xám, tóc trắng trộn lẫn vào tóc đen là tóc hoa râm, tóc</b>
muối tiêu. “Mái tóc hoa râm” là [+một phần] trong con người chúng ta, thay cho “người cao tuổỉ” có nghĩa
[+tổng thể]. Đây là phép cải dung.


<b>7. I need a change. I’m tired of seeing the same faces every day.</b>


Tôi cần một sự thay đổi. Tôi mệt mỏi về chuyện gặp cùng gương mặt đó mỗi ngày.
“faces”, which is [+part], stands for “people”, which is [+whole]. This is a synecdoche.


“gương mặt” có nghĩa [+một phần] con người chúng ta thay cho “người ta” là [+tổng thể]. Đây là
<i><b>phép cải dung. Tơi chán chuyện gặp cùng những con người đó, cơ quan có 21 người, tơi là một trong 21</b></i>
người đó, tơi cứ gặp 20 người kia hồi, ngày nào cũng gặp tôi chán quá.


<b>8. There were 30 hands employed in this company. </b>
Có 30 bàn tay được thuê mướn ở công ty này.


“hands”, which is is [+part], stands for “people”, which is [+whole]. This is a synecdoche.
“bàn tay” có nghĩa [+một phần] thay cho “người” nghĩa [+tổng thể]. Đây là phép cải dung.
<b>9. All the best brains in Europe could not solve the problem.</b>


Tất cả những não bộ giỏi nhất ở Châu Âu đã không thể giải quyết được vấn đề này.


“The best brains”, which is [+part] stands for “brilliant intellectuals”, which is [+whole]. This is a
<i><b>synecdoche.</b></i>


“brains”, bộ não ra đàng sau đổi thành những “intellectuals”, những người trí thức, đàng trước là
“the best”, ra đàng sau đổi thành “brilliant”, xuất sắc. Đây là phép cải dung.



<b>10. It’s getting on my nerves. </b>


“My nerves”, which is [+part], stands for “me”, which is [+whole]. This is a synecdoche. The
sentence means “It’s annoying/irritating me (all the time)”.


“dây thần kinh” nằm trong não bộ, có nghĩa [+một phần], thay cho “tơi”, có nghĩa [tổng thể]. Đây là
<i><b>phép cải dung. Nguyên câu này có nghĩa là “Điều đó nó làm phiền tơi/làm tơi bực mình (ln/suốt/lúc</b></i>
<b>nào cũng).”</b>


<b>11. Darkness grasped31<sub> its arms around me. </sub></b>


Bóng tối chồng đơi cánh tay của nó xung quanh người tơi.


“darkness” is [-animate] and/or [-human] while “grasp” is [+animate] and/or [+human]. The
sentence is an expression of personification which means “I was completely surrounded by the
darkness”.


“bóng tối“ bằng [-động vật], [-người ta], “ghì chặt” là động từ phải đi với [+người]. Vậy thì đã nhân
<i><b>cách hóa “bóng tối” như thể nó là một cái gì đó như là người. Câu này có nghĩa là “Tơi bị bao bọc hồn</b></i>
<b>tồn bởi bóng tối”</b>


<b>31<sub>grasp: take and hold something firmly; synonym grip = cầm lấy và ghìm chặt</sub></b>
<b>12. The wind is howling in the trees. Trận gió đang tru lên trong lùm cây.</b>


“The wind” is [-animate] and/or [-human] while “is howling” is [+animate] and/or [+human]. This is
<b>an expression of personification. The sentence means “the wind is making a long loud sound” </b>


“Trận gió” là [-động vật], [-người ta] đang rú/gầm lên, đó là tác phong của [+động vật] và của
[+người], người ta nhân cách hóa. Câu này có nghĩa là: ”Trận gió tạo ra âm thanh dài và lớn”



<b>13. A dead leaf fell in my lap. That was Jack Frost’s card.</b>


Một chiếc là khô/chết đã rơi vào trong lịng của tơi. Đó đã là danh thiếp của “anh chàng sương giá”.
“Frost” is [-human] while “Jack” is [+human]. “Jack Frost”, which is a way descriibing “frost” as a
person used especially when talking to children, is an expression of personification. The sentence
means “the dead leaf [which fell in my lap] announce the appearance of frost”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

0 độ thì những hạt li ti đó đóng lại thành nước đá rất lạnh gọi là sương giá. Jack là một chàng trai người
Anh nên mới dịch là anh chàng, tên Jack giống như tên Hùng, Dũng của tiếng Việt mình vậy, nhiều người
đặt lắm hay ở Trung Đơng có Mohamed Ali đại khái nó phổ biến như thế hay như tiếng Nga có chữ Ivan,
một lần ivan chưa đã phải 2 lần Ivan … Vậy rõ ràng chúng ta không thể nào nhớ hết tên nhưng có một số
tên tiêu biểu, Jack là một tên tiêu biểu, vì vậy phải dịch là “anh chàng”.


“Jack Frost” là một cách để miêu tả “sương giá” như là người ta, cách nói này được dùng đặc biệt
là khi đang nói chuyện với trẻ nhỏ. Trong chuyện cổ tích ta vẫn thấy: “chị gấu bông”, “anh hươu” ta vẫn
dùng anh chị đó thay, thì đây là anh sương giá, một cách nhân cách hóa hiện tượng địa lý. Câu này có
nghĩa là: “chiếc lá khơ mà nó rơi vào trong lịng của tơi đã thơng báo sự xuất hiện của sương giá”.
<b>14. You have to pay the earth for such a masterpiece.</b>


Anh phải trả tiền trái đất cho một tuyệt tác/kỳ quan như thế.


“The earth” is given a human act: “getting paid for what he has done”. The sentence is an
<b>expression of personification which means “We owe such a masterpiece to the earth”.</b>


“Trái đất” được gán cho hành động như con người, “được nhận lãnh tiền cho cái mà ông ấy đã
<i>làm”. Vậy người ta đã nhân cách hóa trái đất nói về nó như thể người ta, biết làm, biết lãnh lương, có</i>
nghĩa là “Chúng tơi mắc nợ trái đất cái tuyệt tác đó “.


<b>15. Her father’s illness cast a cloud over her wedding day.</b>



Bệnh tình của cha cơ ấy đã giăng một đám mây trên ngày cưới của cô ấy.


“cast a cloud over her wedding day” is a metaphor which means “make the people who attends
<b>wedding day feel less happy.”</b>


“giăng một đám mây trên ngày cưới của cô ấy” là so sánh ẩn. Câu này có nghĩa là “làm cho
<b>người dự tiệc cưới cảm thấy kém vui” của một ngày vui trọng đại như thế.</b>


<b>16. Linguists are trying to weed out</b><i><b> recent non-standard uses</b><b> .</b></i>


Các nhà ngôn ngữ học đang cố gắng nhổ cỏ tận gốc những cách sử dụng không đạt chuẩn gần
đây.


“to weed out” is a metaphor which means “to remove” or “to get rid of”.
“nhổ cỏ tận gốc” là cách so sánh ẩn có nghĩa là “loại bỏ”.


<b>17. The captain exploded with rage. Ngài đại úy đã nổ tung với sự giận dữ.</b>


“Exploded with rage” is a metaphor which means “suddenly expressed a strong feeling of
<i>uncontrolled anger”.</i>


“nổ tung với sự giận dữ” là so sánh ẩn. Câu này có nghĩa là “một cách đột ngột diễn đạt một cảm
<i>xúc mạnh của cơn giận không thể kiểm soát được”.</i>


<b>18. Ask yourself [whether the connections of ideas in your essay are logicqally watertight].</b>


Hãy hỏi chính mình liệu là những chổ nối của các ý tưởng trong bài văn của chị đã được chặt chẽ
một cách logic chưa?


The sentence is a euphemism which means “the connections of ideas in your essay are not


<b>logically watertight”.</b>


Câu này là uyển ngữ, nó có nghĩa là “các chổ nối của các ý tưởng trong bài viết của anh/chị
<b>không được chặt chẽ một cách logic”. Hãy hỏi thử lại coi nó chặt chẽ chưa, vậy là nó chưa chặt chẽ,</b>
chẳng có chặt chẽ gì cả.


<b>19. (bỏ)</b>
<b>(p.43)</b>


<b>20. The Englishman believes that if he does not make trade </b><i><b>everything, it will make him nothing.</b></i>
Người đàn ơng người Anh đó tin rằng là nếu anh ấy không làm cho việc buôn bán thành ra tất cả mọi thứ,
việc buôn bán đó sẽ biến anh ấy thành khơng có thứ gì ráo.


“Make trade everything” and “make him nothing” are two overstatements. The sentence means
“The Englishman has to make the most of his chances/opportunities in trade or else he will
<b>undoubtedly fail in life.”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

hội không thấy hiệu quả ngay trước mắt. Bài học bữa nay cô dạy ta chưa ngấm, có khi vài năm nữa mới
ngấm mới thấy được cái giá trị của nó, nó chậm lắm chứ nó khơng chạy đồng tiền rào rào như buôn bán
nhưng nếu ai cũng đổ xơ bn bán hết thì ai cật lực chiều tối như thế này mặc dù cô cũng mệt. Vậy thì
<b>trade khơng phải là tất cả mọi thứ trên đời này mặc dù ông bà ta cũng đã công nhận là “phi thương bất</b>
<b>phú” khơng bn bán thì khơng thế nào giàu có được cả.</b>


“biến anh ấy thành khơng cái thứ gì hết”, anh ta có nhiều giá trị khác chứ khơng phải chỉ có mỗi một giá trị
duy nhất là giám đốc của một công ty buôn bán hay kinh doanh đó. Đây là <i><b>2 kiểu nói điêu hết, “làm cho</b></i>
<i>việc buôn bán thành ra tất cả” và “biến anh ấy thành con số khơng” là kiểu nói điêu. Câu này có nghĩa là</i>
“người đàn ơng người Anh đó phải tận dụng cơ hội/dịp trong việc làm ăn bn bán nếu khơng thì
<b>anh ta chắc chắn sẽ thất bại trong cuộc sống.”</b>


- to make the most of = tận dụng - or else = nếu không thì


- undoubtedly = khơng nghi ngờ gì cả, chắc chắn


<b>21. He shall come like rain upon the mown grass. </b>


Anh ấy sẽ đến như một trận mưa ở trên lớp cỏ được cắt xén.


“His appearance” is explicitly compared to “the rain upon the mown grass”. This is a simile. The
sentence means “his appearance has long been waited for.”


“Sự xuất hiện của anh ấy” được so sánh với “trận mưa ở trên lớp cỏ được cắt xén”. Đây là phép tỷ
<i><b>dụ nhờ ở chữ like, diễn dịch câu này “Sự xuất hiện của anh ấy đã được chờ đợi lâu rồi”</b></i>


Khi cỏ cắt xén đi rồi mưa xuống một cái thì cỏ nhú lên xanh tươi, mượt mà.
Động từ bất quy tắc mow – mowed – mown = cắt cỏ


<b>long ở đây là lâu về thời gian chứ không dịch là dài theo độ dài.</b>


<b>22. Duty commanded and he obeyed. Trách nhiệm đòi hỏi và anh ấy đã tuân theo.</b>


“Duty” is [-animate] and/or [-human] while “commanded” is [+animate] and/or [+human].
Therefore, “duty commanded” is an expression of personification. The sentence means “It was his duty
<b>to do something; accordingly, he in fact did it.”</b>


“trách nhiệm” là [-động vật], [-người ta] trong khi “đòi hỏi” là [+động vật], [+người ta], vậy “duty
<i>commanded” là nhân cách hóa. Câu này có nghĩa là “chính là trách nhiệm của anh ấy để làm điều này</i>
<b>điều nọ; do vậy, anh ấy thật ra đã làm nó”. Thật tế anh ấy đã làm.</b>


<b>23. Length of days is in her right hand, and in her left hand are riches and honour.</b>


<b> Chiều dài của ngày ở bên phía tay mặt và bên tay trái là của cải tài sản và danh dự của cô ấy.</b>



This sentence consists of two metaphors: “length of days” implies “time or process of struggle in
<i>life” while “riches and honour” implies “success and reputation”</i>


The whole sentence may be paraphrased as follows: “Her success is appreciated through her
<b>process of working.” or “The more she invests her great effort in work, the more she gets success.”</b>


Câu này chứa 2 phép thế : một bên là “chiều dài của ngày” ám chỉ “thời gian hoặc là quá trình của
<i>sự vật lộn trong cuộc sống”. Khi ta gặp nhiều điều khó khăn thì ta thấy ngày dài lê thê chứ ta đi chơi Nha</i>
trang, Đà Lạt vèo một cái hết một ngày. Vậy rõ ràng khi ta đau khổ, khó khăn ta thấy ngày dài. Trong khi
đó bên tay kia là “tài sản, của cải” ám chỉ “sự thành công”.


Chữ “success”, thành công định nghĩa khó và cũng có nhiều cách định nghĩa lắm. Tuy nhiên, gần
như có một sự đồng thuận tuyệt đối đó là: Nếu muốn gọi là thành cơng thì ít nhất phải có cái ăn cái mặc
nếu khơng nói là đủ ăn đủ mặc cái đã, khơng ai nói: “<i>Anh ấy nghèo q, anh ấy thành cơng q.”, khơng</i>
có, chả ai nói vậy cả. Vì vậy ít nhiều, tài sản của cải gắn đến sự thành công của một con người, nhưng
nếu đo sự thành công của con người bằng tiền của khơng thì chưa được. Gái điếm hạng sang, tướng
cướp tiền rất nhiều nhưng liệu tiền nhiều đấy là đủ chưa? e là khơng, chưa đủ vì con người ta cịn có
danh dự, danh thơm tiếng tốt. Vì vậy cho nên ở đây ngồi tài sản, “riches” ra thì cịn phải có danh dự nữa,
danh dự đó chính là “reputation”, tiếng tốt, tiếng thơm, danh tiếng.


Vậy người phụ nữ này cầm hai tay hai cái, một bên là chiều dài của ngày vật lộn khổ sở còn bên
kia là tài sản, danh tiếng. Câu này được diễn dịch là: “Sự thành công của cô ấy được ghi nhận thông
<b>qua q trình làm việc.” hoặc là “Cơ ấy càng đầu tư nổ lực lớn trong cơng việc chừng nào thì cô ấy</b>
<b>càng thành công nhiều chừng ấy.”</b>


<b>24. He said it to my face. Anh ấy nói điều đó vào cái mặt tơi.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

“mặt” có nghĩa [+một phần] thay cho “con người” có nghĩa [+tổng thể]. Đây là phép cải dung.
Câu này có nghĩa là: “Anh ấy nói trực tiếp/thẳng với tơi”, khơng thơng qua ai hết.



<b>25. On some bright tomorrow they will come to the end of their endurance.</b>
Vào một ngày mai tươi sáng nào đó họ sẽ đi tới cái tận cùng của sự chịu đựng.


“They will come to the end of their endurance” is a metaphor which means “they cannot endure
<b>something anymore” or “they will have no more endurance”.</b>


Cách nói “đi tới cái tận cùng của sự chịu đựng” tức là hết chịu nỗi nữa rồi, “khơng thể chịu đựng
<i>điều gì đó hơn nữa”. Đây là so sánh ẩn.</i>


<b>26. He galloped into the room. Anh ta phi nước đại vào trong phòng.</b>


(bỏ) - “Galloped” literally means “went at the fastest pace (of a horse, etc.) with all four feet off the
<b>ground at each stride”. (giải thích nghĩa đen, khi thi khơng ghi)</b>


- “Galloped” in this context is a metaphor which means “moved at unusually fast speed”.


“Phi nước đại” trong ngôn cảnh này là so sánh ẩn có nghĩa là “di chuyển với tốc độ khá nhanh
<b>một cách khơng bình thường.” Anh ta đi nhanh một cách khơng bình thường mình nói anh ta phi nước</b>
đại giống như con ngựa.


<b>27. In an entire economy on the hoof, Ice Age animals supplied man with food, garments and tools.</b>
Trong toàn bộ nền kinh tế dựa trên móng guốc, động vật Thời Băng Giá cung cấp cho con người thực
phẩm, đồ dùng và công cụ.


“The hoof”, which is [+part], substitutes for “cattle/animals with horns and cloven hoofs”, which is
[+whole]. This is a synecdoche. The whole sentence means “cattle once provided man with everything
<b>needed for his living”.</b>


“Móng guốc” là cái móng bằng chất sừng màu vàng vàng nâu nâu ở chân giị con heo, khi mình


mua thì người ta đập cho nó bung ra rồi bỏ đi. “Đồ dùng” ở đây là chăn màn, quần áo; lấy da trâu, bị
thuộc nó đi và làm sạch thành quần áo mặc, lều bạt. “Cơng cụ” lấy xương heo, bị làm đồ dùng trong nhà.


“Móng guốc” là [+một phần] thay cho “gia súc” có nghĩa [+tổng thể]. Đây là phép cải dung. Câu
này có nghĩa là “gia súc một khi nào đó đem lại cho con người ta tất cả mọi thứ cần thiết cho sự sống của
anh ấy.”


“cattle” là gia súc gồm trâu, bò, heo, cừu, lạc đà, ngựa, cái gì cũng được miễn là lồi 4 chân có
móng guốc.


<b>28. Please don’t hurt his good name. </b>


Đừng có làm tổn thương/xúc phạm tới cái tên đẹp của anh ấy.


(p.44) “His good name”, which is [+concrete], stands for “reputation”, which is [+abstract]. This is a
<i><b>metonomy. The whole sentence is a request which means “Do not spoilt his reputation”. </b></i>


“tên” là [+cụ thể] thay cho “danh tiếng”, danh thơm tiếng tốt là [+khái niệm trừu tượng]. Câu này
có nghĩa là “Đừng làm tổn thương/tổn hại/hủy hoại danh tiếng của anh ấy.”


Tên cụ thể thí dụ như Kim Sơn là “núi vàng”, Quang Hải là “biển sáng”, Trường Giang là “sông
<i>dài”, Kim Liên là “hoa sen vàng” … tên rất là rõ.</i>


<b>29. He punctured my excuses with a question. </b>


Anh ấy đã đục một lỗ thủng nhỏ vào những lời xin lỗi/lý do của tôi bằng một câu hỏi.


(bỏ) “Punctured something” literally means “made a small hole in something”, đục một lỗ thủng nhỏ ở
trong cái gì.



“Punctured my excuses” in this context is a metaphor which means “made my excuses less
<b>effective or convincing”. </b>


“đục một lỗ thủng vào những lời xin lỗi của tôi” là so sánh ẩn, câu này có nghĩa là “những lời
<b>xin lỗi của tơi kém tính hiệu quả hay kém tính thuyết phục”.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b>30. The conversation back-fired suddenly. </b>


Cuộc đối thoại đó đột nhiên dẫn tới một kết quả khơng như mình mong muốn.


- “Back-fired” literally means “made a sudden loud noise because the engine is not working
<i>correctly”, đã tạo ra một tiếng ồn rất lớn đột ngột bởi vì động cơ không hoạt động tốt được.</i>


<i>- “Back-fired” in this context is a metaphor which means “had an unexpected or unwanted</i>
<b>result”. “Back-fired” trong ngôn cảnh này là so sánh ẩn có nghĩa là “có một kết quả khơng mong muốn</b>
<b>hay khơng chờ đợi”.</b>


Đây có nghĩa là nó gây ra tiếng nổ xịt một cái nhưng nó khơng chạy máy, cái này dùng cho động
cơ ở trong xe gắn máy vì lúc đó khơng có cái đề xe như bây giờ. Cách đây 10 năm tồn đạp là chính, đạp
thì expected của mình là mong nó nổ máy nhưng thay vì nổ máy chạy đều nhưng nó xịt một cái rồi hết. Đó
là kết quả khơng mong muốn, unexpected, mình khơng mong muốn kết quả đó, nó hiểu theo nghĩa bóng
trong hồn cảnh của câu này. Mình khơng chờ dợi, mong muốn kết quả đó.


<b>31. He has just gone to his village. Anh ấy vừa mới về làng rồi.</b>


“has just gone to his village” is a euphemism which means “has just died”
“về làng” tức là đưa xác về làng để chôn, tức là “đã chết rồi”


<b>32. You’re taken an uphill task.</b>



(bỏ) “uphill” literally means “toward the top of a hill”.


“An uphill task” is a metaphor which means “a very difficult task to do” or “a task that needs a
<b>lot of effort and determination”.</b>


<b>up là hướng lên, ngược với down là hướng xuống. Vậy leo ngược bao giờ cũng khó. </b>


“an uphill task” là so sánh ẩn có nghĩa là “một cơng tác q là khó” hay “một cơng tác cần có
<b>nhiều nổ lực và lịng quyết tâm”.</b>


<b>33. His father was buried under this stone. Cha của anh ấy được chơn cất dưới hịn đá này.</b>


“this stone”, which is [+material], stands for “this tomb”, which is [+the thing made]. This is a
<i><b>metonomy. </b></i>


“hòn đá” là [+nguyên vật liệu] thay cho “ngôi mộ xây rồi” là [+vật được tạo ra]. Lấy nguyên vật
<b>liệu thay cho thành phẩm, đó là phép hốn dụ.</b>


<b>34. He ate with a wolfish appetite. Anh ấy đã ăn với sự háu ăn của một con sói.</b>
“wolfish” literally means “like a wolf”, giống như một con sói.


“wolfish” in this context is a metaphor which means “enormous”.


“wolfish” trong ngôn cảnh này là so sánh ẩn có nghĩa là “ăn nhiều”, cái sức ăn khỏe như hùm như
sói ấy mà


The sentence means “he ate a lot” or “he had a huge appetite”.


Câu này có nghĩa là “Anh ấy đã ăn nhiều” hay “Anh ấy có một sức ăn cực khỏe”, người ta ăn 3
chén, anh ấy xơi 5-6 chén.



<b>35. He complained with millions of reasons. Anh ấy đã kêu ca với hàng triệu lý do.</b>


“Millions of” is an overstatement/an expression of hyperbole which means “a lot of”.
“hàng triệu” là nói điêu, khơng bao giờ có hàng triệu hết, chỉ là “nhiều” thơi.


Khi đi thi ta thấy viết đủ rồi thôi dừng lại, viết câu trên là đủ rồi, khơng đủ sức viết thì khơng viết
dịng thứ hai vì nó khó lám. Ta chỉ viết khi ta giỏi, ta chắc đúng. Thật ra yêu cầu của bài tập người ta bắt
viết nhưng nếu ta không viết nỗi mà giải thích ở trên được được tức là ta đã chỉ ra “millions of” đã chở
trên mình nó hiện tượng tu từ, thứ hai là phải giải thích nghĩa của nó là “<b>a lot of”, thứ ba là ta phân loại nó</b>
là phép nói điêu vậy là đủ rồi, ta đừng cầu tồn.


Nếu cơ chấm thì viết dịng trên là cơ cho đủ điểm rồi nhưng người khó tính thì cho là chưa giải
thích ngun câu thì người ta sẽ cho một dấu trừ (-) nhẹ nhàng vô chỗ đấy. Nếu ta không mắc lỗi nào nữa
thì khơng sao cả, nếu ta mắc thêm một lỗi nào ở đâu đó người ta trừ thêm một cái nữa thì hai dấu trừ
bằng 0,25, tức là người ta có trừ nhưng trừ ít thơi. Nhưng nếu ta khơng viết nỗi thì cứ lờ tịt đi đừng có viết
dài rồi cuối cùng nó trật lất hết tất cả. Do đó câu sau là khơng bắt buộc.


(0 bắt buộc)The whole sentence means “he is always complaining because he never fails to find out
<b>big excuses for his complaints”.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>36. The earthquake claimed thousands of lives. </b>
Trận động đất đã tuyên bố hàng ngàn mạng sống.


“The earthquake” is [-animate] and/or [-human] while “claimed” is [+animate] and/or [+human].
This is an expression of personification.


“Trận động đất” là một hiện tượng địa lý địa chất, không phải [-người ta], [-động vật] trong khi
động từ “tuyên bố” là phải [+người ta], [+động vật] cơ. Đây là nhân cách hóa.



The sentence means “the earthquake caused the loss or death of thousands people”.


Câu náy có nghĩa là “Trận động đất đã gây ra sự mất tích và cái chết của hàng ngàn người.”
<b>37. They are not on speaking terms after their quarrel.</b>


(p.45) “They are not on speaking terms” is a (dead) metaphor which means “they are angry and almost
<i>never speak to each other”.</i>


Cách nói này là so sánh ẩn có nghĩa là “họ nổi giận và hầu như khơng bao giờ nói chuyện với nhau
<i>nữa”.</i>


<b>38. As we are sailing into this millennium, we should know there are still many difficulties.</b>


Trong khi chúng tôi đang đi bằng thuyền buồm vào trong thiên niên kỷ này, chúng ta nên biết là vẫn
cịn rất nhiều khó khăn.


(bỏ) “A millennium” literally means “a period of 1,000 years”, giai đoạn của 1.000 năm.


“This millennium” in this context is implicitly compared to “a rough sea or a stormy ocean” into which
we are sailing. This a metaphor.


“thiên niên kỷ này” trong ngôn cảnh này được so bằng với “một biển động hay một đại dương đầy
<i>bão tố” mà chúng tôi đang đi thuyền vào đó và chắc chắn là gặp nhiều khó khăn rồi nhưng thuyền thì bé</i>
mà sóng thì to. Câu này là so sánh ẩn.


This sentence means “we cannot avoid facing many difficulties in this millennium”.


Diễn dịch lại là: “chúng tơi khơng thể tránh khỏi đối mặt với nhiều khó khăn trong thiên niên
<b>kỷ này”.</b>



<b>39. I want to take part in the contest but I don’t have the nerve.</b>


Tôi muốn tham gia vào kỳ thi này nhưng tơi khơng có dây thần kinh.


“the nerve”, which is [+concrete], stands for “courage” or “boldness”, which is [+abstract]. This is a
<i><b>metonymy. The sentence means “I want to take part in the contest but I don’t dare to”.</b></i>


“dây thần kinh” nằm trong não bộ của chúng ta, là [+vật cụ thể] thay cho “lòng can đảm” hay “sự
<i>gan dạ” mà nó là [+khái niệm trừu tượng]. Đây là phép hốn dụ.</i>


Câu này có nghĩa là: “Tơi muốn dự kỳ thi đó lắm nhưng tơi không dám”.
<b>40. I shall light a candle of understanding in thy heart, which shall not be put off.</b>


Tôi sẽ thắp lên ngọn nến của sự hiểu biết trong lòng anh/chị, ngọn nến này sẽ không bao giờ bị
dập tắt. Tức là thắp lên nó sáng mãi thơi, tơi cũng mong như thế.


“understanding” is implicitly compared to “the light of a candle”, which shall never be put off once it
has been lighted. This is a metaphor.


“sự hiểu biết” ở đây được so với ánh sáng tỏa ra từ ngọn nến mà ánh sáng này sẽ không bao giờ
bị dập tắt một khi mà nó đã được thắp lên. Thắp lên rồi nó cứ sáng hồi, kiến thức nạp vào đầu bạn nó sẽ
ở lại mãi mãi, đi theo mình suốt cả quãng đời còn lại.


The sentence means “I shall provide you with the understanding/knowledge that will last
<b>forever and lead you through your life”.</b>


Câu này có nghĩa là “Tôi sẽ cung cấp cho anh/chị sự hiểu biết/kiến thức mà nó sẽ tồn tại mãi
<b>mãi và dẫn dắt anh/chị suốt cả cuộc đời cịn lại.”</b>


Cơ những mong là tác động của cô đối với chúng ta đủ lớn, một là để thi đậu ở kỳ thi này, cô cầu


mong như vậy. Những ai ngồi đây, tiền công học 12 buổi như thế này thì cũng đáng một lần chúc phúc
như thế. Ngồi ra, khi ta thi xong thì những kiến thức cịn lại sẽ đọng lại để nó dẫn dắt chúng ta tiếp tục
học tiếng Anh cho nó giỏi hơn nữa trong tương lai.


<b>Tài liệu photo, p.12</b>


<b>4.4.6 Felicity: Ngoài chữ cô ghi trong tài liệu là promise, lời hứa; hãy viết mỗi cái sau đây theo 3</b>
chữ (a), (b), (c): (Cơ viết cho một cái promise cịn những cái khác phải tự nghĩ ra)


- một lời yêu cầu, a request, phải có điều kiện gì để lời u cầu được thỏa đáng.
- một lời xin lỗi, an apology, để có lời xin lỗi phải có điều kiện gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

- một lời chào hỏi, a greeting, muốn cho lời chào hỏi thành sự thật thì phải có điều kiện gì


- một lời cám ơn, a thanking. muốn thực hiện lời cám ơn thì người A phải làm việc tốt cho người B
rồi sau đó người B tỏ lòng biết ơn mới cám ơn và lời cám ơn phải làm cho người A vui lịng. Ví dụ như
vậy, phải nói ra được một vài ý như thế.


<b>11/5/10</b>


<b>SỬA ĐỀ THI</b>


<b>1. What is illocution? What illocution is performed by each of the following utterances? (1đ)</b>


Hành động tại ngôn là gì ? Hành động tại ngơn nào được thực hiện bởi từng mỗi cái trong những
phát ngôn sau đây:


<b>a. “I’m sorry”</b> <b>b. “Can you close the window, please?”</b>


Illocution refers to the speaker’s using an utterance to perform a function.



Thuật từ “illocution” chỉ việc sử dụng của người nói một phát ngôn để thực hiện một chức năng
trong giao tiếp.


The illocution of “I’m sorry” is the speaker’s using the utterance to make an apology.


Hành động tại ngôn của “I’m sorry” là việc sử dụng của người nói dùng phát ngơn này để đưa ra
<b>một lời xin lỗi.</b>


The illocution of “Can you close the window, please?” is the speaker’s using the utterance to
<b>make a request.</b>


Đây là dạng thức trá hình của câu hỏi, nó khơng hỏi gì hết, đây là u cầu “Xin anh vui lịng đóng
<b>cửa sổ lại giùm tôi”. </b> Hành động tại ngôn của câu này là việc sử dụng phát ngơn của người nói để
<b>đưa ra lời yêu cầu.</b>


<b>2. Figures of speech. (1đ)</b>


<b>a. On the road of life, there are many crossroads. </b>


Trên đường đới có nhiều giao lộ. (ngã tư giao nhau bởi 2 con đường cách nhau)


“Human life” is compared to “a road” a long which (the road) there are many crossroads – time
when one has to make important decisions. This is a metaphor.


“Cuộc sống của con người” được so bằng với “con đường”, dọc theo con đường đó có nhiều
giao lộ/chỗ giao nhau – những thời điểm khi một người phải đưa ra những quyết định quan trọng. Giao lộ
là nơi ta phải quyết định, hoặc là ta đi thẳng hay rẽ tay phải, tay trái; giao lộ thì ta phải đưa ra 3 quyết định
rồi chọn 1 trong 3. Vậy rõ ràng đây là những lúc mang tính chất quyết định cực kỳ to lớn đối với đời người.



<b>b. The burglar was in Sally’s mind all day long.</b>


Kẻ trộm thì đã ở trong đầu óc của Sally suốt ngày/suốt từ sáng đến tối.


“burglar” is [+concrete] while “the idea of being stolen” is [+abstract]. This is a metonymy. The
sentence means “Sally was obsessed with the idea of being stolen.”


“kẻ trộm” là một con người [+cụ thể] thay cho ‘ý tưởng bị trộm”, ý nghĩ nhà mình bị đục kht, nó
chui vào lấy đồ, ý nghĩ này nó ám ảnh cơ, đầu óc cơ bị ám ảnh bởi ý nghĩ đó. Đây là <i><b>một phép thế. Câu</b></i>
này có nghĩa là “Sally bị ám ảnh bởi ý tưởng bị trộm”. Bị trộm mất nhiều của tiếc quá nên bị ám ảnh
hoài bởi cái ý nghĩ bị trộm, không quên được, suốt ngày luôn.


<b>3. Identify two presuppositions in the following sentence: (1đ)</b>


Nhận diện ra hai tiền giả định, người ta cho có một câu nhưng bắt viết 2 tiền giả định.
It was rewarding to see the smiles on the children’s faces [when they received their gifts]


(embedded clause, cú lồng)


The children smiled . The children received their gifts.
Thật là đáng tưởng thưởng/như là một phần thưởng cho mình khi nhìn những nụ cười trên những
gương mặt của những đứa trẻ đó khi chúng nhận những quà tặng của chúng.


Cú lồng bắt đầu bằng chữ “when” thì phải bỏ chữ when, lấy nguyên phần cú lồng dán xuống. They
bằng với the children nên ở đây phải viết là “The children received their gift”.


“The smiles”, những đứa trẻ cười nên phải lấy ‘the children” đem xuống, the smiles là danh từ số
nhiều đổi thành động từ smiled và chia ở quá khứ vì ở đây tồn q khứ hết do chữ was. Vậy có 2 câu
tiền giả định và ta chấm ở cuối câu và viết hoa ở đầu câu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>a. roast/bake: incompatibility.</b>


“roast” là quay, rôti, thui nguyên con heo, bò, gà quay tròn um trên đống lửa cho đến khi nó chín
dần hết thì thơi, dùng cho thịt động vật (bê thui, heo quay, gà rôti)


“bake” dùng cho bánh có bột, làm cho chín vàng và giịn đếu bột gọi là nướng.


“incompability”, tính chât khơng tương hợp về nghĩa, nó khơng phải là từ đồng nghĩa hay trái
nghĩa, đa nghĩa, Đây là 2 hạ danh của cùng một thượng danh.


<b>b. legend/myth: synonymy, từ đồng nghĩa </b>


Hai chữ này đều dịch là huyền thoại, một câu chuyện nổi tiếng mang tính lịch sử.
<b>c. Earth (our planet)/earth (soil): polysemy </b>


<b>Trái đất (hành tinh của chúng ta)/đất (chất đất trên đó cỏ, cây mọc lên được). Đây là 2 nghĩa của</b>
cùng một từ, tính đa nghĩa.


<b>d. downstairs/upstairs: binary antonymy</b>


<b>downstairs là từ trên lầu đi xuống đất, upstairs là từ dưới đất đi ngược lên lầu. Đây là tính trái</b>
<i><b>nghĩa nghịch đảo (phải ghi rõ binary antonymy, nếu ghi antonymy không sẽ bị trừ điểm). Khi nó là</b></i>
<b>antonymy phải ghi rõ nó là binary, gradable hay relational.</b>


<b>5. Decide whether each of following sentence is analytic, synthetic or contradictory. (1đ)</b>
<b>a. John is neither here nor not here.</b> : <i><b>contradictory</b></i>


John không ở chỗ này cũng không ở chỗ kia.


Chữ nor và not là dấu trừ (-), không bao giờ có 2 chữ nor và not đi gần nhau như thế, chắc chắn


là một câu nghịch lý, đọc lên là biết chắc sai.


<b>(vs John is either here or not here. :</b> <i><b>analytic)</b></i>


John hoặc là có ở đây hoặc là khơng có ở đây. Câu đọc lên chắc chắn đúng.
(vs viết tắt của chữ versus, đối lập/so sánh với)


<b>b. I am as old as myself. Tôi già bằng như chính tơi</b> : analytic
(vs. I look older than I am <i><b>synthetic</b></i>


younger myself


Tơi trơng có vẻ già hơn (older) chính bản thân tơi. (tức là tơi độ 50 nhìn như bà cụ 60 hay là tôi
trông trẻ độ 40 mấy thôi (younger). Trơng ở đây là diện mạo bề ngồi thơi, có thể đúng có thể sai. Đây là
<i><b>câu tổng hợp bởi vì có thể tơi trơng già hơn hay trơng trẻ hơn thật. Vậy nó đúng ở trường hợp người này</b></i>
và không đúng ở trường hợp người kia.


<b>6. Make two situations … speech acts.</b>


“Do you take me for a fool?” (=Do you consider me as a fool?)
Bộ anh/chị coi tôi như là thằng khùng/con điên ấy chắc?
<b>Situation 1:</b>


Dick: <b>Do you take me for a fool?” (hỏi) Bộ anh coi tơi là thằng khùng đó phải khơng?</b>
Kevin: Never can I. (đáp) Khơng bao giờ tơi có thể làm điều đó.


Dick asks for some information. This is a rogative.
Trên hỏi dưới đáp, Dick hỏi để xin một ít mẫu tin.
<b>Situation 2:</b>



Victor: <b>Why don’t you move out of your parents’ house?</b>
Sao chị không dọn ra khỏi nhà cha mẹ chi ? (tức là ra ở riêng)
Jane: <b>Do you take me for a fool?</b>


Bộ anh tưởng tơi điên sao? Thời buổi suy thối kinh tế bây giờ phải ở với cha mẹ để dựa cậy chút
đỉnh, đi ra ở riêng rồi tiền đâu trả tiền nhà ,làm thì cơng việc khơng được như trước nữa, thí dụ vậy.


Jane rejects Victor’s suggestion. This is an expression.


Jane bác bỏ gợi ý của Victor. Đây là một câu biểu cảm bởi vì nó bác mà
<b>Why don’t là gợi ý, khuyên người ta.</b>


<b>Lời dặn </b>


Khi đi thi làm môn Semantics trước và đeo đồng hồ theo bên tay để canh thời gian, chỉ làm từ
<b>50-55’ là tối đa cho môn Semantics thôi, để dành 5’ để xem lại, không cho làm dài bởi làm dài là chết, khơng</b>
cịn thời gian cho mơn Viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

khó nhất mình đẩy về sau cùng để đừng ách tắc. Câu đầu tiên mình làm giỏi, hay tạo ấn tượng, tâm lý
vững vàng.


<b>Giữa các câu phải chừa một hàng trống để cho thống rộng dễ nhìn, ví dụ mình làm trật một câu</b>
nào đó thì lấy thước kẻ gạch một đường thẳng dài bỏ hẳn câu đó đi rồi đi xuống cuối trang, viết lại câu đó
chứ khơng tẩy xóa lung tung. Ta khơng có hy vọng có thời gian mượn tờ giấy khác để viết lại, <b>hư cái gì thì</b>
<b>bỏ cái đấy rồi viết xuống dưới.</b>


Khi làm, mơn Semantics phải viết trên một tờ giấy riêng, môn Writing trên một tờ giấy riêng rẽ tức là
2 tờ, trên đầu mỗi tờ ghi môn thi. Phải xin 2 tờ giấy nháp riêng ra cho từng mơn để cịn kiểm tra được.


Đối với môn Semantics, những phần lý thuyết mà mình biết chắc là mình sẽ làm đúng thì cứ thế


mà viết thẳng vơ tờ giấy làm bài, khơng có làm nháp, thời gian đâu mà làm nháp tất cả các câu, chỉ làm
nháp những phần như đặt tình huống, figure of speech … nó khó nên viết nháp trước để cho chắc ăn, chứ
cái nào cũng viết nháp là chết, phải tiết kiệm thời gian, công sức.


<b>Môn Viết : </b>


- Viết nháp y nguyên đoạn văn mở bài, introduction để nêu topic, trong đó câu tuyên bố đề tài
phải viết cho được câu thesis statement. Trong câu tuyên bố đề tài ghi 1) topic 2) central idea, ý tưởng
trung tâm.


- Liền sau đó viết nháp theo ln đoạn văn kết, conclusion để đoạn văn mở mình state như thế
nào thì đoạn văn kết mình restate, tuyên bố lại như thế ấy. Ta phải restate cái topic, đề tài được chọn để
viết và cả central idea.


- Còn phần thân bài chỉ viết nguyên đầy đủ ra nháp 3 câu <b>topic sentences, 3 câu đề của 3 đoạn</b>
văn thân bài giống như cô đã bày trong sách. Ba câu đề đó mỗi câu đều chứa subtopic, tiểu đề và
<b>controlling idea, ý tưởng chủ đạo thêm về tiểu chủ đề đó. Sau đó lập tức viết vào trong tờ bài làm liền,</b>
phần body, thân bài khơng có thời gian viết nháp. Câu topic sentence là câu đầu tiên của mỗi đoạn văn
thân bài thì phải viết nháp, cịn ở dưới gạch đầu dịng lấy ý thơi, sau đó viết hẵn vào trong bài thi.


Nếu canh thời gian kịp thì cố gắng viết 3 đoạn văn thân bài, cịn nếu thời gian khốc liệt q khơng
kịp thì viết 2 đoạn văn thân bài thôi nhưng phải viết đầy đủ kết luận và mở bài. Nếu loi choi viết phần mở
bài rồi thân bài hết thời gian không kịp viết phần kết luận thì nguy cơ thi rớt rất cao vì phần kết luận sẽ cho
thấy cơng tác tổ chức của bài Essay, công tác tổ chức mà thua thì khơng cịn gì để cho điểm. Vậy thà ta
rút xuống viết 2 đoạn văn thân bài còn hơn là viết cả 3 đoạn văn thân bài mà không kịp viết phần kết luận.


Khi đi thi phải đem theo đồng hồ, 2-3 cây bút giống hệt cùng một hiệu rồi xài dần từ bây giờ cho
đến hơm thi cho nó thụt xuống một chút, nó đều mực như nhau. Màu mực không được khác, một cái đậm
một cái nhạt gọi là phạm quy người ta loại bài đó ra khơng chấm là mình chết. Chỉ dùng màu xanh, khơng
dùng màu đen, tím, khơng dùng bút chì; mực xanh là bút bi hay bút nước đều được. Thậr ra bút nước viết


đẹp hơn bút bi, mình viết cho người ta đọc nên phải viết tương đối rõ ràng, không cần nắn nót q khơng
kịp thời gian. Kiểu viết và cách trình bày cũng đa hệ đối với cách thi của mình.


24 tiếng đồng hố trước khi rời khỏi nhà để đi thi phải ôn lại 40 câu lý thuyết, phải đọc qua hết một
lượt lại để dùng cái gọi là shorterm memory, ý thức ngắn để nén thông tin về câu lý thuyết rồi sau đó thi
xong là quên hết bởi vì cái shorterm này nó chỉ nhớ được một lúc ngắn thơi sau đó qn hết. Cịn các bài
tập thao tác khác ta phải tập tành trong những bữa gần đây cho nên trước khi ra khỏi nhà phần ôn là câu
lý thuyết.


Các bài tập cô chỉ trong lớp ta có trách nhiệm thao tác đi thao tác lại kể cả những bài tập ở trong
sách. Những bài tập trong tài liệu là kỹ lắm rồi, tuy nhiên những bài tập trong sách không phải là không
cần, ta phải xem.


Bài essay phải nổ lực viết được bằng mọi gí bởi vì khơng bao giờ mơn <b>Semantics có thể cứu nỗi</b>
kỳ thi này, vẫn phải dựa cậy một ít vào điểm mơn Viết. Thí dụ mơn Semantics ta xác định ta giỏi được 4/6
thì mơn viết là 1đ, khơng khi nào mơn Semantics mà được 5đ đâu, đừng có mơ. Ta phải xác định mục tiêu
như sau cộng lại tất cả bằng điểm 5, rồi chẳng may ta được cái gì điểm cao thì nó sẽ thành 6,7,8. Nếu ai
coi thường mơn Viết thì khả năng thi rớt tất là cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Writing <b> Semantics</b>


1.0 4.0


1.5 3.5


2.0 3.0





<b>Graduation Examination in LINGUISTICS</b>


Duration: 150 minutes


(23/5/2010)
<b>Part one: SEMANTICS (6pts)</b>


<b>1.</b> Compare the following terms. Give one example for each.
- <i><b>reference / sense</b></i>


<b>The reference of a word or a linguistic expression is the relationship between that word or</b>
expression and the thing, the action, the event, the state of affairs … it refers to.


Ex: Ann’s car the car that belongs to Ann


(in the English language) REFERENCE (in the real world)


The sense of a word or a linguistic expression shows the internal relationship between that word or
expression and others in the language.


Ex: <b>son means “man offspring” (con đẻ)mother means “female parent”</b>


<b>2.</b> Identify the sense relations between the words/phrases in each of the following pairs. If the words
are antonyms, specify what kind of antonyms they are.


a. <i>own / belong to:</i> sở hữu/thuộc quyền sở hữu:<b>relational antonymy</b>
b. <i>virtue / honesty</i> đức hạnh/tính chân thật <b>hyponymy</b>


c. <i>cat / dog</i> <i>mèo/chó</i> <b>incompatibility</b>


d. <i>enormous / huge</i> <i>to lớn, khổng lồ</i> <b>synonymy</b>



<b>3.</b> State whether the following sentences are analytic, contradictory or synthetic.


a. <i>My sick cat is not well.</i> <b>analytic</b>


b. <i>The tiger is a reptile. (lồi bị sát)</i> <b>contradictory</b>
c. <i>Leaves turn yellow in the fall.</i> <b>synthetic</b>


d. <i>The Eiffel tower is in Paris.</i> <b>analytic</b>


<b>4.</b> The following sentences make certain presupposition(s). Identify them.
a. <i>I wonder how Steve smashed (đập tan ra rừng mảnh) the television.</i>
- The speaker assumes that the hearer already knows who Steve is.


- The speaker assumes that the hearer already knows what the television is.
- Steve smashed a television.


b. <i>She proved to be a very efficient worker.</i>


- The speaker assumes that the hearer already knows who she is.
- She was an efficient worker.


<b>Part one: ESSAY WRITING (4pts)</b>


Write an essay of 250-300 words on the following topics.


<b>1. “When people succeed, it is because of hard work. Luck has nothing to do with success”. Do you agree</b>
or disagree with the quotation above? Use specific reasons and examples to explain your position.


<b>2. In some countries, teenagers have jobs while they are still students. Do you think this is a good idea?</b>
Support your opinion by using specific reasons and details.






<b>Graduation Examination in LINGUISTICS</b>
Duration: 150 minutes


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>1. What is a hyponym? Provide two hypoyms for each of the following words.</b>


a. take b. walk


<b> A hyponym is a word whose the sense of which is totally included in the sense of another word.</b>
a. take: get, receive/steal b. walk: step, tiptoe (đi nhón chân)


<b>2. How is a performative utterance different from a constative one? Decide whether the following</b>
utterances are performative or constative.


A performative utterance performs some act and simultaneously describes that act.
A constative utterance asserts something that is either true or false.


<b>a. I promise people things from time to time.</b> : constative
<b>b. I can’t promise that I’ll be home early tonight.: constative</b>
<b>c. I promise I will be home early tonight.</b> : performative
<b>d. I promised I would be home early tonight.</b> : constative
<b>3. Interpret the sentences and identify the figures of speech used.</b>


<b>a. “America is a melting pot” (nơi tụ cư) is a metaphor which means America is a continent which</b>
has different peoples.


<b>b. You’ll never get the university to agree to that. </b>



"The university", which is [+container], stands for "people work at that place" (the teachers, the
dean...) , which is [+the people contained]. This is a metonymy.


<b>4. Identify two presuppositions in the following sentence.</b>


It is regrettable that the police were not informed of the murder earlier.
- The police were not informed of the murder earlier.


- There was a murder.


- The speaker assumes that the hearer already knows who the police are.


<b>5. What does the second speaker’s response implicate in each of the following dialogues?</b>
<b>a. Dialogue 1: </b>


Jenny: Mrs. X is an old bag.


Ann: : The weather has been quite delightful this summer, hasn’t it?
Ann does not care/mention about Mrs.X.


<b>b. Dialogue 2: (Husband and wife are getting ready to go out for the evening)</b>
Husband: How much longer will you be?


Wife: Make yourself a drink.
The husband will wait for a while.


<b>6. What is the sense relation between each of the following pairs of words? When the words are antonyms,</b>
specify whether they are binary, gradable or relational.


a. accidental / intentional : binary antonymy



b. figure (“the sales figures”) / figure (a political figure”) : homonymy
c. cat / dog : incompatibility


d. flour / flower : homophony


<b>7. Make two situations for the following utterance, interpret its meanings and then classify it according to</b>
two different types of speech act. Is each of the speech act direct or indirect?


<b>The battery is dead.</b>
Situation 1:


A: What's happen with my watch?
B: The battery is dead.


A directly gives B a piece of information about the matter of his watch's battery.
This is a representative.


Situation 2:


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Tom: You can use my phone.


Mary indirectly asks Tom to borrow his phone.
This is a directive.


<b>Part one: ESSAY WRITING (4pts)</b>


Write an essay of 250-300 words on the following topics.
1. Explain the major reasons for the high dropout in college.
2. What are the keys to success? Explain your answer.






<b>Graduation Examination in LINGUISTICS</b>
Duration: 150 minutes


(28/11/2010)
PART ONE: SEMANTICS (6pts)


<b>1. Define the following terms and give one example for each. (2pts)</b>
a. connotation (0.5pt) c. synthetic sentence (0.5pt)


b. co-reference (0.5pt) d. felicity conditions (0.5pt)


<b>a. The connotation of a word is the additional meaning that the word has beyond its denotative meaning.</b>
It shows people’s emotions and/or attitudes towards what the word refers to.


Ex: “woman” is denotatively described as [+human], [+mature] and [+female]
Under a certain circumstance, “woman” may positively be connoted as [+devoted].
Under another circumstance, “woman” may negatively be connoted as [+talkative].
<b>b. When two or more linguistic expressions share the same referent, they have co-reference.</b>


Ex: In a conversation about Vietnam in 1948, “Minister of National Defence” and “Commander in
<b>Chief of People’s Army” share the same referent: General Vo Nguyen Giáp.</b>


<b>c. A synthetic sentence may be either true or false, depending on the way the world is. </b>
Ex: His grandfather is hard of hearing.


<b>d. Felicity conditions are the conditions which must be fulfilled for a speech act to be satisfactorily</b>
performed.



<b>Ex: The felicity conditions necessary for a promise are:</b>


<b>(a) A sentence is used which states a future act of the speaker.</b>
<b>(b) The speaker has ability to do the act.</b>


<b>(c) The hearer prefers the speaker to do the act rather than not to do it.</b>
<b>2. Interpret the sentences and identify the figures of speech used in each. (1pt)</b>


<b>a. My dad always tells me to make hay while the sunshine.(tận dụng thời cơ thuận lợi)</b>
"make hay" is a metaphor which means "prepare everything for his/her future".
<b>b. We’ve got some new blood in the organization.</b>


"some new blood", which is [+a sign], stands for "new generations of the employee", which is
[+group of people]. This is a metonymy.


<b>3. Identify two presuppositions in the following sentence. (0.5pt)</b>
+ Do you remember where you put the key ?


<b>- You put a key somewhere.</b>


<b>- There is a key. /The speaker assumes that the hearer already knows what the key is.</b>
<b>4. What does the second speaker’s response implicate in each of the following dialogues? (0.5pt)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

B: The dog looks very happy.
<b>The dog has eaten the roast beef.</b>


<b>b. </b> Ann: It’s strange that Tom is dating Mary ? I thought he would never love any one.
Tim: Every man loves a woman.



<b>Tim disagrees with Ann. or Tim does not agree with Ann.</b>


<b>5. What is the sense relation between each of the following pairs of words? When it is antonymy, specify</b>
whether it is binary, gradable or relational. (1pt)


<b>a. give/take</b> : relational antonymy


<b>b. desert (v) /di’zə:t/ = bỏ đi / desert (n) /dezət/ = sa mạc : homography</b>
<b>c. flat (n) = căn hộ / flat (adjective) = bằng phẳng</b> : (true) homonymy


<b>d. drive (as in “drive a nail” = đóng đinh) / drive (as in “drive a car” = lái xe)</b> : polysemy


<b>6. Make two situations for the following utterance, interpret its meanings and classify it according to two</b>
different types of speech act. Is each of the speech act direct or indirect? (1pt)


<b>He is not reliable.</b>
Situation 1:


Mary: What do you think about Peter ?
Liz: <b>He is not reliable.</b>


Liz directly answers Mary a piece of information about Peter. This is a representative.
Situation 2:


Kevin: <b>He is not reliable.</b>
John: OK, I will not employ him.


John directly warns Kevin about someone. This is a directive.
<b>Part one: ESSAY WRITING (4pts)</b>



In an essay of about 300 words, write your opinion on ONE of the following topics using specific
reasons and examples to support it.


<b>1. What is the best career today?</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×