Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình ngữ văn 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.11 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THPT

Họ và tên giáo viên: Trần Thị Ngọc Bích
Chức vụ: Giáo viên

Sáng kiến thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tác phẩm trữ tình và đặc điểm của tác phẩm trữ tình
1. Tác phẩm trữ tình , thơ trữ tình
2. Đặc điểm của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình

3. Mục đích, u cầu đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình


II. Các bước đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình
1. Thực trạng của việc đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình và làm bài nghị luận về
các vấn đề trong tác phẩm thơ trữ tình của học sinh trường THPT Thường
Xuân 3
2. Một số nội dung đọc hiểu tác phẩm thơ t rữ tình
2.1. Đọc- hiểu tác phẩm thơ tình theo kết cấu, bố cục
2.2. Đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo sự theo hình ảnh
2. 3. Đọc-hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo diễn biến tâm trạng
2. 4. Đọc-hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo nét đặc sắc nghệ thuật
III. Giáo án thực nghiệm: Đọc hiểu bài thơ «Chiều tối » (Hồ Chí Minh)
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3


I. Lí do chọn đề tài
Văn học là nhân học, là khoa học về con người, là tấm gương phản ánh đời
sống... Đọc - hiểu văn bản văn học giúp người đọc khám phá, nhận thức bức tranh
cuộc sống cũng như thế giới tâm hồn của con người, để từ đó hiểu mình, hiểu
người và hiểu đời. Đó là lí do quan trọng khẳng định vị trí của văn học trong đời
sống xã hội. Đọc- hiểu văn bản văn học là cách giúp người đọc nắm được cái hay,
cái đẹp của văn chương nghệ thuật. Hơn nữa đối với bạn đọc là học sinh thì việc
đọc hiểu văn bản văn học là một công việc rất quan trọng không chỉ giúp các em
bồi dưỡng tâm hồn, trải nghiệm và tích lũy vốn sống mà cịn bồi đắp kiến thức để
ngày một trưởng thành hơn.

4
4
5
6
8
9
10
19
19
19
20


Tuy nhiên việc tiếp cận và lĩnh hội văn bản văn học là cơng việc khơng dễ
dàng với học sinh.Vì thế chương trình Ngữ văn THPT đã đưa vào những bài hướng
dẫn đọc hiểu như: “Văn bản văn học ”, “Đọc hiểu văn bản văn học”; trong chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn 10; “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn ”, “Đọc thơ”, và
“Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học ” trong sách giáo khoa ngữ văn

11, “Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ”, “Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
”,“Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi”, “Giá trị văn học và tiếp
nhận văn học ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12… [1]. Nhưng do đặc điểm cấu
trúc của chương trình học mà các đơn vị kiến thức trên được trình bày và sắp xếp
dàn trải cho cả ba năm học của chương trình THPT, vì vậy mà học sinh, thậm chí
là cả với một số giáo viên cũng rất khó tập trung, khái quát cũng như việc vận dụng
liên hệ các kiến thức trên vào thực tế dạy - học.
Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, với vai trò là một giáo viên
Ngữ văn trực tiếp giảng dạy, hàng ngày giúp các em tiếp xúc, khám phá và chiếm
lĩnh các văn bản văn học cũng như vận dụng kiến thức vào quá trình học tập, bản
thân tơi thấy cần phải hệ thống hóa lại kiến thức trên giúp người học có được
phương pháp tổng hợp đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm trữ tình
nói riêng nâng cao chất lượng học tập và chủ động trong q trình học tập.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Hệ thống hóa kiến thức đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình.
2. Giúp học sinh hình thành kĩ năng và phương pháp tiếp cận chiếm lĩnh tác
phẩm văn học một cách chủ động, hiệu quả cũng như có kĩ năng trong quá trình
làm bài nghị luận về các vấn đề của tác phẩm thơ trữ tình.
3. Tìm ra con đường, cách thức dạy - học tác phẩm trữ tình trong chương trình
THPT hiệu quả. Đồng thời cụ thể hóa lí thuyết của phương pháp dạy học tích cực [2],
lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người khơi gợi, hướng dẫn còn người học chủ
động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn học, trở thành bạn đọc đồng sáng tạo và chủ
động trong quá trình làm bài trên tinh thần tích hợp kiến thức.
III. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp đọc hiểu văn bản trữ tình, thơ trữ tình.
Các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 11 THPT
Học sinh lớp 11 trường THPT Thường Xuân 3, Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí
Minh.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

2. Quan sát, thực nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và những đặc điểm
1. Tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình
Trữ tình xét dưới góc độ thuật ngữ: "Là phương thức tái hiện đời sống
bên cạnh hai phương thức khác là tự sự và kịch". Lê Bá Hán cho rằng do tác phẩm


trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, nên xúc động
trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại. “Trữ tình phản ánh đời sống bằng bộc lộ
trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn
tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh.". Có tác
phẩm trữ tình viết bằng văn xi, có tác phẩm trữ tình viết bằng văn vần, có tác
phẩm thuộc loại kí, có tác phẩm thuộc loại thơ . Tuy vậy, có thể chia thành ba nhóm
chính là thơ trữ tình, kí trữ tình, các thể văn chính luận nghệ thuật; thơ trữ tình là
thể loại trữ tình tiêu biểu nhất . Trữ tình phản ánh cuộc sống thơng qua một chuỗi
diễn biến trong tâm trạng của nhân vật trữ tình, mà qua đó người nghệ sỹ dựng lên
được bức tranh đời sống và bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình[3].
Trong tác phẩm trữ tình thì thơ trữ tình là thể loại văn học tiêu biểu, thể hiện
rõ nét những đặc điểm của tác phẩm trữ tình và chiếm bộ phận lớn trong chương
trình Ngữ văn THPT. Vì vậy mà đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình là cơng việc rất
được quan tâm, chú trọng trong dạy học Ngữ văn.
- Một số tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ văn 11 THPT như: “Thương
vợ” của Tú Xương, “Vội vàng” của Xuân Diệu; “Tràng giang” của Huy Cận, “Đây
thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
2. Đặc điểm của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình
- Loại trữ tình phản ánh đời sống thơng qua việc bộc lộ cảm xúc một cách
trực tiếp, đó là những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của con người trước bức
tranh cuộc sống nên chủ quan (tương đối) là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm
lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ

tình. Tác phẩm trữ tình hướng về bộc lộ tình cảm, cảm xúc, được bộc lộ, khơi gợi
lên qua những sự việc, những biến cố nhất định, gọi là ngoại cảnh. Qua chuỗi diễn
biến trong tâm trạng của nhân vật trữ tình , cùng nghệ thuật miêu tả, biểu cảm…
nhà thơ tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống và gửi gắm thơng điệp nghệ thuật
của mình [4] .
Loại hình trữ tình ln ln thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức của
nhân vật trữ tình. Cảm xúc trữ tình ln ln được thể hiện ở “thì hiện tại”. Nó vừa
mang tính cá thể hóa của tình cảm lại vừa có thể chứa đựng ý nghĩa tồn nhân
loại:“ Trong thơ trữ tình khơng phải chỉ có cảm xúc, tâm trạng suy nghĩ mà sự kiện
đời sống khách quan luôn là điểm tựa những cảm xúc và suy nghĩ tình cảm, là cội
nguồnkhơng bao giờ cạn để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc và suy tưởng. Phạm
Đăng Dư cho rằng:“Nếu tách rời những sự kiện đời sống khách quan này thì cảm
xúc và ý nghĩ sẽ khơng có cơ sở hiện thực để nảy sinh, như cánh diều không dây
nối liền mặt đất. Sự kiện và ình ảnh đời sống ln đan xen vào tâm trạng. Những
chi tiết đời sống chân thực bao giờ cũng có khả năng dồn nén sức biểu cảm, khơi
gợi tình cảm mãng liệt, có sức dư ba lớn” [4]
Nhân vật trữ tình thường khơng được miêu tả diện mạo, hoạt động, lời nói,
các quan hệ cụ thể như trong tác phẩm tự sự và kịch. Nhân vật trữ tình thường chỉ


hiện ra dưới dạng “phiến đoạn”, nghĩa là không được miêu tả một cách trọn vẹn mà
chỉ hiện ra ở những phút giây rung cảm của các trạng thái cảm xúc.
Tác phẩm trữ tình thể hiện bằng tâm trạng, nên thường khơng có cốt truyện
và dung lượng ngắn. Nó thường là những rung động mãnh liệt, là nỗi niềm của con
người trước những khoảnh khắc, những lát của đời sống như Selinh đã nhận xét là
“chỉ nổi lên một âm sắc, một tình cảm cơ bản” . [4]
Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu
cảm. Chủ thể thường trực tiếp đánh giá, phẩm bình đối tượng miêu tả, trực tiếp bộc
lộ cảm xúc hoặc là ngợi ca khâm phục. Đó là lời văn đầy hình ảnh, đầy nhạc điệu,
nhất là trong thơ trữ tình “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống

qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong
một ngơn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng” [4].
Việc khẳng định loại trữ tình phải căn cứ trên cả nội dung và nghệ thuật. Nó
cũng mang những chủ đề: Lịch sử dân tộc, thế sự đạo đức và đời tư. Phạm vi của
tác phẩm trữ tình rất rộng. Có thể kể đến các khúc ngâm, thơ văn xuôi, ca trù, từ
khú. Những đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình được biểu hiện tập trung và tiêu
biểu nhất là trong tác phẩm thơ trữ tình.
Thơ trữ tình mang những nét chung tiêu biểu cho tác phẩm trữ tình, vừa có
những nét riêng, vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngơn ngữ, một tổ chức
chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ” [4]. Hay “Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một
lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao
gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh
con người” (TS Hữu Đạt). Thơ trữ tình rất phong phú, địi hỏi chúng ta phải linh
hoạt trong quá trình đọc hiểu, tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của người
cầm bút.
3. Mục đích, yêu cầu đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình
Để đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình, người học và đọc cần bám vào những đặc
điểm trên của tác phẩm trữ tình để tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của
người cầm bút, nghĩa là bám vào chuỗi diễn biến trong tâm trạng và nghệ thuật
miêu tả, biểu cảm, quan sát… để khám phá ra bức tranh đời sống và những điều tác
giả gửi gắm "Đọc văn chương có nghĩa là tháo gỡ các kí hiệu văn chương trong văn
bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm qua cấu trúc của văn bản (cốt truyện, kết cấu,
nhân vật, đối thoại, khơng gian, thời gian..) ... xây dựng cho mình một thế giới
riêng … chuyển đổi tác phẩm thành một vũ trụ tình cảm, cảm xúc, tư duy, tình cảm
riêng của mình…" (Đỗ Đức Hiếu). Qua các khâu của việc đọc như cảm tưởng,
phân tích, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, v.v… hầu phát hiện ra cái thông điệp mà
văn bản gửi đến cho người đọc và chân lý đời sống trong tác phẩm [5]. Tuy nhiên
đó là một cơng việc khó khăn, phức tạp, bộn bề, việc đọc hiểu phải linh hoạt, tùy
theo thế giới nghệ thuật của người cầm bút và tùy theo yêu cầu, mục đích cụ thể để
có những con đường đi thích hợp và hiệu quả nhất.

II. Các bước đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình


1. Thực trạng việc đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình và làm bài nghị luận
các vấn đề trong tác phẩm thơ trữ tình của học sinh trường THPT Thường
Xuân 3.
Đa số học sinh trường THPT Thường Xuân 3 là con em dân tộc thiểu số, có
đời sống dân trí thấp, khả năng tư duy chậm, điều kiện học tập cịn nhiều thiếu
thốn. Hơn nữa do tâm lí dựa dẫm, ỷ lại nên việc đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình
trong các giờ đọc văn và làm bài kiểm tra của các em về tác phẩm văn học nói
chung và tác phẩm trữ tình nói riêng cịn rất khó khăn, lúng túng và bị động.
1.1.Việc đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình
Đứng trước một tác phẩm thơ trữ tình, việc đầu tiên chúng ta phải xác định
được cách đọc - hiểu văn bản. Đó là cơng việc quan trọng, giúp ta xác định con
đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Để giải quyết yêu cầu này giáo viên
thường đưa ra câu hỏi: Qua việc chuẩn bị bài ở nhà theo anh (chị) chúng ta sẽ đọc hiểu văn bản này như thế nào? Chia văn bản thành mấy phần?Tại sao?
Những câu hỏi đó địi hỏi học sinh phải định hướng cách đọc - hiểu cũng như
việc phân chia văn bản thành các phần khác nhau dựa trên những cơ sở nhất định.
Nhưng đa số các em chưa định hướng được cách đọc - hiểu văn bản ấy như thế nào;
cũng như việc phân chia và cở sở của nó. Vì vậy các em thường thụ động tiếp nhận
cách truyền đạt của giáo viên hoặc bị động, phụ thuộc vào tài liệu, sách để học tốt
mà khơng lí giải được cơ sở của cách đọc hiểu hay sự phân chia ấy là gì.
1.2. Việc làm văn nghị luận về các vấn đề trong tác phẩm thơ trữ tình
Do những hạn chế nói trên nên đa số học sinh nói chung và học sinh trường
THPT Thường Xuân 3 nói riêng cịn bị động, lúng túng, lơ là, chưa có thói quen và
ý thức phân loại tìm ra u cầu của đề bài để có con đường đi riêng thích hợp. Vì
vậy vẫn cịn phổ biến tình trạng bài làm chung chung, cảm tính, viết nhưng khơng
biết là đúng hay sai; thậm chí là chép bừa, miễn sao có tên tác phẩm ấy. Bên cạnh
đó vẫn có một số em học tốt, có ý thức phân loại và làm theo yêu cầu của đề bài,
song kĩ năng chưa tốt, chưa có hệ thống và phương pháp đối với từng kiêu bài, vì

vậy bài làm cịn chung chung, chất lượng chưa tốt và kết quả học tập chưa cao.
2. Một số nội dung đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình
Xuất phát từ thực tế đọc - hiểu và làm bài của học sinh nói chung và học
sinh trường THPT Thường Xuân 3 nói riêng, với kinh nghiệm và điều kiện giảng
dạy của bản thân; trên tinh thần tích hợp kiến thức, tôi xin đưa ra các công việc cần
làm để đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo các con đường khác nhau như: Theo khổ
thơ, hình ảnh/ nhân vật, theo diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình; theo bố cục,
kết cấu thể loại tác phẩm và dựa trên nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật… Từ
đó giúp người học có được cái nhìn tồn diện, chủ động và hình thành kĩ năng
trong quá trình đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình cũng như làm văn; giúp nâng cao
chất lượng và kết quả của quá trình dạy - học văn.
2.1. Đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo kết cấu, bố cục


Đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo kết cấu, bố cục là quá trình người đọc dựa
vào bố cục, kết cấu thể loại của văn bản để đọc hiểu, nhằm khám phá ra bức tranh
đời sống và những nỗi niềm, thông điệp nghệ thuật mà người nghệ sĩ gửi gắm trong
tác phẩm.
2.1.1. Dựa theo kết cấu thể loại
2.1.1.1. Kết cấu
Một tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ, một bài thơ tứ tuyệt hay một tiểu
thuyết trường thiên thì cũng là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm các yếu tố, các
bộ phận, chi tiết, sự kiện, hình ảnh... được nhà văn sắp xếp theo một trật tự, hệ
thống nhất định nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật gọi là kết cấu [5]. Nói
cách khác, kết cấu là tồn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm
văn học, nó khơng chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan giữa các
sự kiện, chi tiết, hình ảnh, bộ phận , chương đoạn… mà còn bao hàm sự liên kết
bên trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm vừa thể hiện tư chủ
đề của tác phẩm.Vì vậy đọc hiểu tác phẩm văn học người đọc cần chú ý đến kết cấu
của tác phẩm. Đối với thơ trữ tình kết cấu được thể hiện rõ trong hình thức thể loại

của bài thơ.
2.1.1.2. Các bước đọc hiểu theo kết cấu thể loại
Để đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo kết cấu thể loại, chúng ta cần xác định
và trả lời các câu hỏi sau:
+Tác phẩm thuộc thể loại gì? Có kết cấu như thế nào?
+ Mỗi phần có nội dung/ nhiệm vụ gì? Thể hiện ra qua những từ ngữ, chi
tiết, hình ảnh nào? Chú ý cách dùng từ ngữ (từ loại, kết cấu ..), biện pháp nghệ
thuật.
+ Khái quát nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng những biện pháp, thủ pháp, bút
pháp nghệ thuât nào?
+ Khái quát ý nghĩa của bài thơ: Qua bài thơ tác giả làm hiện lên điều gì?
Qua đó nhà thơ muốn nói lên/ gửi gắm điều gì?
Ví dụ : Đọc hiểu bài thơ Thương vợ theo kết cấu 4 phần của bài thơ thất ngôn
bát cú đường luật
+ Hai câu đề (Đặt vấn đề) : Giới thiệu hồn cánh, cơng việc của bà Tú.
+ Hai câu thực ( tả thực vấn đề) : Tả thực cơng việc của bà Tú.
+ Hai câu luận(Bình luận vấn đê) : Thể hiện thái độ, nhận xét, đánh giá về bà
Tú.
+ Hai câu kết( Kết thúc vấn đề) : Chửi mình, chửi đời.
2.1.2. Dựa theo kết cấu bố cục
2.1.2.1. Bố cục
Bố cục là cách tổ chức , sắp xếp các thành phần, bộ phận của bài thơ theo
một trình tự nhất định( mạch ngầm logic bên trong), qua thế giới nghệ thuật ấy
người nghệ sĩ không chỉ làm hiện lên bức tranh đời sống mà còn gửi gắm được
những thông điệp nghệ thuật sâu sắc.


2.1.2.2. Các bước đọc hiểu theo bố cục
Để đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo bố cục, chúng ta cần xác định và trả
lời các câu hỏi sau:

+Tác phẩm có bố cục như thế nào? Để thể hiện tâm trạng bằng phương thức
trữ tình, mỗi bài thơ thường được tổ chức sắp xếp thành các khổ thơ/ đoạn thơ/
phần thơ… dựa trên mối quan hệ, một trình tự nhất định. Như vậy điều đầu tiên là
chúng ta phải xác định được bố cục và cơ sở để phân chia bài thơ thành các phần/
các đoạn đó là gì?(Mỗi khổ/ phần/ đoạn thơ là một khoảnh khắc, một lát cắt của
chuỗi diễn biến trong tâm trạng của nhân vật trữ tình).
+ Mỗi khổ/ đoạn/ phần đó thể hiện/ làm hiện ra hình ảnh gì? Qua những từ
ngữ, chi tiết, hình ảnh nào? Chú ý cách dùng từ ngữ(từ loại,kết cấu ..) biện pháp
nghệ thuật.Qua đó thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
+ Khái quát nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng những biện pháp, thủ pháp, bút
pháp nghệ thuât nào?
+ Khái quát ý nghĩa của bài thơ: Qua bài thơ tác giả làm hiện lên điều gì?
Qua đó nhà thơ muốn nói lên/ gửi gắm điều gì?
Ví dụ: Đọc hiểu bài thơ Tràng giang theo bố cục 4 phần.
- Khổ 1: Hình ảnh bức tranh thiên nhiên sông nước rộng lớn và nỗi buồn
mênh mang của con người.
- Khổ 2: Hình ảnh bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng của vũ trụ và
nỗi cô đơn, lạc loài của con người khi bị đặt ra ngoài vũ trụ.
- Khổ 3: Hình ảnh bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng và niềm khát
khao, khắc khỏai của con người trước vũ trụ và dịng đời.
- Khổ 4: Hình ảnh bức tranh vũ trụ rộng lớn và nỗi nhớ quê da diết của con
người.
2.2. Đọc hiểu theo hình ảnh thơ( Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống, con
người)
2.2.1. Hình ảnh thơ
“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng,
những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngơn ngữ giàu
hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng” [4]. Nghĩa là Nhà thơ nói bằng hình ảnh
chứ khơng nói bằng khái niệm. Thơ bao giờ cũng tồn tại với một hệ thống hình ảnh
ln ln được làm mới. “Thi trung hữu họa”, đó là những hình ảnh về thiên nhiên,

cuộc sống, con người…là đối tượng khám phá, ,miêu tả trong tác phẩm trữ tình,
qua đó làm sống dậy những cung bậc cảm xúc, những xúc động tình cảm của con
người và gửi gắm thông điệp nghệ thuật của người cầm bút. Như vậy đọc hiểu thơ
trữ tình chúng ta cần dựa vào các hình ảnh thơ.
2.2.2. Các bước đọc hiểu theo hình ảnh thơ


+ Cần xác định được bài thơ thể hiện/ làm hiện lên hình ảnh gì? (thiên
nhiên, cuộc sống, con người)
+ Hình ảnh đó hiện ra như thế nào? Được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết
cụ thể nào?Tác giả đã sử dụng những thủ pháp, biện pháp nghệ thuật nào để miêu
tả, khắc họa chi tiết/hình ảnh/ nhân vật đó? (từ loại,kết cấu, nhịp điệu, giọng
điệu, âm hưởng, cách gieo vần, phối thanh, biện pháp nghệ thuật…)
+ Khái quát nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng những biện pháp, thủ pháp, bút
pháp nghệ thuât nào?
+ Khái quát ý nghĩa của hình ảnh thơ, tức trả lời câu hỏi : Qua hình ảnh đó
tác giả muốn nói lên/gửi gắm điều gì?
Ví dụ: Bài thơ Tràng giang
- Xác định được bài thơ thể hiện/ làm hiện lên hình ảnh gì? (thiên nhiên,
con người- nhân vật trữ tình).
+ Hình ảnh bức tranh thiên nhiên sông nước, vũ trụ rộng lớn vô biên, hoang
vắng .
+ Con người cô đơn, cô độc, khắc khỏai trước vũ trụ và dòng đời với nỗi
nhớ nhà, nhớ q hương da diết, mãnh liệt .
- Hình ảnh đó hiện ra như thế nào? Được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết
cụ thể nào?Tác giả đã sử dụng những thủ pháp, biện pháp nghệ thuật nào để miêu
tả, khắc họa chi tiết/hình ảnh/ nhân vật đó?
+ Bức tranh thiên nhiên :
- Sơng nước rộng lớn mênh mang (sóng – buồn điệp điệp, thuyền về ><
nước lại – sầu trăm ngả, củi một cành khơ>< lạc mấy dịng, cồn nhỏ - lơ thơ, gió

đìu hiu, bèo dạt về đâu hang nối hàng …)
- Thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ mà hoang vắng của vũ trụ (nắng Xuống ><
trời lên – sâu chót vót, sơng dài trời rộng >< bến cô liêu, lớp lớp mây cao – đùn núi
bạc..)
+ Nhân vật trữ tình:
- Con người cơ đơn, nhở bé, cơ độc, lạc lồi trước vũ trụ và dịng đời (sầu
trăm ngả, củi một cành khơ>< lạc mấy dịng, đâu tiếng làng xa – vãn chợ chiều, sâu
chót vót …)
- Con người khắc khoải giao tiếp với người, với đời, (Không cầu, khơng đị,
long q dợn dợn vời con nước, khơng khói hồng hơn- cũng nhớ nhà).
- Con với người với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, thể hiện tình u
q hương đất nước thầm kín, mãnh liệt.,
- Khái quát nghệ thuật: Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại,
ngơn ngữ và hình ảnh thơ vừa gần gũi, quen thuộc vừa trang trọng, hàm súc, thủ
pháp tương phản…
- Khái quát ý nghĩa của hình ảnh thơ: Qua bức tranh cảnh vật và nhân vật trữ
tình tác giả đã làm hiện lên vẻ đẹp của quê hương đất nước và nỗi buồn cô đơn,


lạc lõng của cái tôi cá nhân giữa vũ trụ và dịng đời. Đằng sau bức tranh thơ là tình
u quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ.
2.3. Đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo diễn biến tâm trạng của nhânvật
trữ tình
2.3.1. Nhân vật trữ tình
Nhân vật văn học là con người (có tên hoặc khơng tên, là thần hoặc bán
thần…) được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học [5]. Những
con người này có thể được miêu tả kĩ lưỡng hay sơ lược, sinh động hay không rõ
nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng,
nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm; là những người thực
hiện các sự việc….là nơi chứa đựng tư tưởng, tình cảm của tác giả và thể hiện chủ

đề của tác phẩm.
Nhân vật trữ tình: Là con nguời trong tác phẩm trữ tình(Chủ thể trữ tình,
nhân vật trữ tình nhập vai), là một hình tượng nghệ thuật sáng tạo trong tác phẩm
trữ tình. Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những cảm xúc và suy nghĩ , thể
hiện cách nhìn, cách đánh giá, cảm nhận cuộc sống của người nghệ sĩ.
Nhân vật trữ tình thường khơng được miêu tả diện mạo, hoạt động, lời nói,
các quan hệ cụ thể như trong tác phẩm tự sự và kịch mà thường chỉ hiện ra dưới
dạng “phiến đoạn”, nghĩa là không được miêu tả một cách trọn vẹn mà chỉ hiện ra ở
những phút giây rung cảm của các trạng thái cảm xúc trước ngoại cảnh và qua
những khoảnh khắc, những lát cắt trong tâm hồn của nhân vật trữ tình, người đọc
nhận ra bức tranh cuộc sống cùng những nỗi niềm ẩn kín của người nghệ sĩ. “Thơ
là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm
xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và
nhất là có nhịp điệu rõ ràng” [6]
2.3.2. Các bước đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo diễn biến tâm trạng của
nhânvật trữ tình
Tâm trạng của nhân vật trữ tình là một chuỗi diễn biến đan xen phức hợp của
những trạng thái cảm xúc được gợi lên từ một ngoại cảnh nhất định. Đọc hiểu thơ
trữ tình theo diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình địi hỏi người đọc phải làm
sống dậy những trạng thái cảm xúc ấy, qua đó nhận ra bức tranh đời sống và thong
điệp nghệ thuật của tác giả. Cụ thể là ta cần xác định và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cần xác định được nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (chủ thể trữ tình,
nhân vật trữ tình nhập vai)
+ Nhân vật trữ có tâm trạng gì? Nó diễn ra như thế nào? Do đâu? Qua đâu?
(Được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết…. cụ thể nào?) chú ý khai thác


từ loại,kết cấu, nhịp điệu, giọng điệu, âm hưởng, cách gieo vần, phối thanh, biện
pháp nghệ thuật…để làm sống dậy những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Khái quát nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng những thủ pháp, biện pháp nghệ

thuật nào để miêu tả, khắc họa tâm trạng đó?
+ Khái quát ý nghĩa của vấn đề, tức trả lời câu hỏi : Qua chuỗi diễn biến
trong tâm trạng của nhân vật trữ tình đó tác giả muốn nói lên/gửi gắm điều gì?
Ví dụ : Bài thơ Vội vàng
+ Nhân vật trữ tình -> chủ thể trữ tình “tơi” , “ta”; trực tiếp bộc lộ cảm xúc
sôi nổi mãnh liệt trước bức tranh tươi đẹp của cuộc sống, với nhiều cung bậc, nhiều
trạng thái tình cảm. Đó là:
- Niềm hăm hở say mê trước vẻ đẹp bất tận của cuộc sống.
- Là niềm nuối tiếc, hụt hẫng trước bước đi của thời gian.
- Là khát vọng sống cao độ, vội vàng, cuống quýt chạy đua với bước đi của
thời gian
+ Khái quát nghệ thuật: Mạch cảm xúc dạt dào, sơi nổi, hình ảnh thơ mới
mẻ, tràn đầy cảm xúc và cảm giác, ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm; giọng thơ
linh hoạt..
+ Khái quát ý nghĩa của vấn đề: Qua chuỗi diễn biến trong tâm trạng của
nhân vật trữ tình nhà thơ làm hiện lên bức tranh cuộc sống cùng những thong điệp
nghệ thuật sâu sắc, quan điểm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ, tích cực.
2.4. Đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc sắc nghệ thuật
2.4.1 Đắc sắc nghệ thuật
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh, khám phá đời sống qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ, qua mỗi khoảnh khắc, lát căt của cuộc sống làm hiện
lên bức tranh đời sống cùng những thông điệp của người tác giả. Như vậy, tác
phẩm văn học là thế giới nghệ thuật của người cầm bút, thể hiện sự khám phá, sáng
tạo cuả họ trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Một tác phẩm nghệ thuật
đích thực cần có sự hài hịa, thống nhất giứa nội dung và hình thức ”Tác phẩm nghệ
thuật mà thiếu một hình thức thích đáng thì khơng phải là một tác phẩm nghệ thuật
thực sự” (Hê ghen). {4}
Hình thức xuất hiện trong tồn tác phẩm, mang tính thống nhất, chỉnh thể
được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp với sự sáng tạo độc
đáo của nhà văn.Đó là sự tổng hợp sinh động của một hệ thống những phương tiện

thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác
phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất. Dó là sự thống nhất của các phương
diện của tác phẩm văn học: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, nhân vật, kết cấu, thể loại,
….
2.4.2. Các bước đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc sắc nghệ thuật
Nội dung tác phẩm là cái được thể hiện, cịn hình thức tác phẩm là cách thể
hiện nội dung, do vậy nó trở thành hình thức có tính nội dung nghệ thuật cụ thể,


không lặp lại, mối tác phẩm nghệ thuật là “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ
cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”.( Lê-ơ-nơp).
Vì vậy đọc hiểu tác phẩm trữ tình dựa tren những nét đặc sắc nghệ thuật là một con
đường giúp người đọc chiếm lĩnh tác phẩm cũng như thấy được tài năng, sự sang
tạo của người nghệ sĩ. Đề đọc hiểu thơ trữ tình dựa trên nét đặc sắc nghệ thuật
chúng ta cần:
+ Cần xác định được nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ là gì? (ngơn ngữ,
bút pháp, thể loại, cấu tứ…)
+ Nét đặc sắc nghệ thuật đó hiện ra như thế nào? Được thể hiện qua những
từ ngữ, chi tiết cụ thể nào?Tác giả đã sử dụng những thủ pháp, biện pháp nghệ
thuật nào để miêu tả, khắc họa chi tiết/hình ảnh/ nhân vật đó? (từ loại,kết cấu,
nhịp điệu, giọng điệu, âm hưởng, cách gieo vần, phối thanh, biện pháp nghệ
thuật…)
+ Khái quát nghệ thuật.
+ Hiệu quả của nét đặc sắc nghệ thuật: Qua nét đặc sắc nghệ thuật đó tác
giả thể hiện được/ làm hiện lên điều gì?
Ví dụ : Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Cần xác định được nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ là gì: Bài thơ được
viết bằng bút pháp thơ tượng trưng và siêu thực, được thể hiện ở:
* Lối viết ngẫu hứng, tự động, vụt hiện, xóa bỏ mọi liên kết của ngơng ngữ
và tư duy logic duy lí… đặt những hình ảnh xa lạ cạnh nhau để tạo nên những “va

đập chói lịa” của cảm xúc. Điều đó được thể hiện rõ nét trong sự vận động của bức
tranh cảnh vật. Ba khổ thơ là ba bức tranh cảnh vật và tâm trạng, có thể tách rời
nhau thành ba bài thơ tứ tuyệt.
- Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp, thơ mộng; con người khát khao, hoài
niệm.
- Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên chia lìa, li tán; con người khắc khoải đợi chờ.
- Khổ 3: Bức tranh cảnh vật hư ảo; con người trăn trở, hoài nghi.
*Mạch ngầm logic của bài thơ là :
- Sự vận động trong tâm trạng của nhận vật trữ tình: Từ khát khao, hồi niệm
-> khắc khoải đợi chờ -> trăn trở, hoài nghê.
- Hệ thống câu hỏi tu từ và đại từ phiếm chỉ “ai” được lặp lại trong mỗi khổ
thơ -> Có tác dụng liên kết, vừa tạo ra nhịp điệu, âm hưởng cho cả bài thơ.
* Ngôn ngừ vừa quen thuộc gần gũi, vừa “lạ hóa”, mới mẻ, giàu sức gợi
hình, gợi cảm.
III. Giáo án thực nghiệm: Đọc hiểu bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)
1. Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình lãng mạn trong văn học hiện đại Việt Nam giai
đoạn 1900 - 1945
2. Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
- Văn bản : Chiều tối (Hồ Chí Minh)


+ Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
+ Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
+ Thao tác lập luận phân tích, bình luận, so sánh, chứng minh…
3. Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
a. Kiến thức
- Đặc điểm cơ bản của thơ lãng mạn trong văn học hiện đại Việt Nam.
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Nắm được những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả.
b. Kĩ năng
- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm… để
đọc hiểu văn bản.
- Xác định đề tài, chủ đề, nghệ thuật của tác phẩm.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận.
- Rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề đặt ra trong tác phẩm thơ trữ tình.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng để đọc những tác phẩm thơ trữ tình
theo khuynh hướng lãng mạn (khơng có trong SGK).
c. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống, từ
đó bồi đắp tình u thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Trân trọng, ngưỡng mộ ý chí và nghị lực sống phi thường, lạc quan,yêu đời.
- Biết yêu thương, đồng cảm với số phận bi kịch đau thương của con người
trong cuộc sống .
4. Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập
có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong
dạy học [6].
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và
vận dụng cao
- Nêu những nét chính - Chỉ ra những biểu hiện về - Tác phẩm giúp cho em
về tác giả
con người tác giả được thể hiểu thêm điều gì về tác
hiện trong tác phẩm.
giả?
- Nêu hoàn cảnh sáng - Tác động của hoàn cảnh - Nếu ở cùng hoàn cảnh
tác của tác phẩm.

ra đời đến việc thể hiện nội tương tự của tác giả, em
- Nêu xuất xứ của tác dung tư tưởng của tác sẽ làm gì?
phẩm.
phẩm?
- Nhan đề của tác phẩm - Giải thích ý nghĩa của - Tại sao tác giả đặt tên
nhan đề.
cho tác phẩm là “Chiều
tối”?
- Tác phẩm được viết - Chỉ ra những đặc điểm về - Việc sử dụng thể thơ
theo thể nào?
bố cục, vần, nhịp, niêm,
có phù hợp? Vì sao?


Xác định nhân vật trữ
tình.

- Tác phẩm xây dựng
hình tượng nghệ thuật
nào?

- Tư tưởng của nhà văn
được thể hiện rõ nhất
trong những câu thơ/
đoạn thơ nào?

đối…của thể thơ trong bài
thơ.
- Nêu cảm xúc của nhân vật Nhận xét về tâm trạng
trữ tình trong từng câu /cặp của nhân vật trữ tình

trong từng câu/ cặp
câu thơ/phần thơ.
câu/phần thơ/ bài thơ.
- Khái quát bức tranh tâm
trạng của nhân vật trữ tình
trong bài thơ.
- Phân tích những đặc điểm - Theo em, sức hấp dẫn
của hình tượng nghệ thuật của hình tượng nghệ
đó.
thuật đó là gì?
- Hình tượng nghệ thuật
giúp nhà thơ thể hiện cái
nhìn về cuộc sống và con
người như thế nào?
- Lí giải tư tưởng của nhà - Em có nhận xét gì về
thơ trong các câu thơ/ phần tư tưởng của tác giả
thơ đó.
được thể hiện trong tác
phẩm?

5. Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập theo các mức độ yêu cầu đã mô
tả
Mức độ nhận biết
- Nêu những nét
chính về tác giả Hồ
Chí Minh.

Mức độ thơng hiểu

Mức độ vận dụng và

vận dụng cao
- Chỉ ra những biểu hiện về con - Tác phẩm giúp cho em
người, đặc điểm sáng tác của hiểu thêm gì về tác giả?
Hồ Chí Minh .được thể hiện
trong tác phẩm?
- Tác động của hoàn cảnh ra đời - Nếu ở cùng hoàn cảnh
đến việc thể hiện nội dung tư tương tự của tác giả, em
tưởng của tác phẩm?
sẽ làm gì?

- Tác phẩm “Chiều
tối” được viết trong
hồn cảnh nào? (Nêu
xuất xứ, vị trí của tác
phẩm).
- Bài thơ hướng về - Giải thích ý nghĩa của nhan đề - Tại sao tác giả tên đặt
đề tài gì?
đó?
cho tác phẩm là “Chiều
tối” ?
- Tác phẩm được viết - Chỉ ra những đặc điểm về bố - Ta có thể đọc hiểu bài
theo thể thơ nào?
cục, vần , nhịp, niêm, đối…của thơ theo cách nào? Việc
sử dụng thể thơ đó có
thể thơ trong bài thơ.
hợp lí khơng? Vì sao?


- - Nhân vật trữ tình - Những từ ngữ nào trong bài
trong bài thơ là ai?

thơ giúp em xác định nhân vật
trữ tình?
- Cảm hứng chủ đạo của nhân
vật trữ tình trong bài thơ là gì?
- Hai cầu thơ đầu mờ - Hình ảnh ấy hiện lên như thế
ra hình ảnh gì?
nào?
- Em có ấn tượng gì - Cắt nghĩa, lí giải các từ ngữ
với cách sử dụng từ ấy.
ngữ trong khổ thơ
này?
- Hai câu thơ cuối
- Em hiểu như thế nào về hình
miêu tả hình ảnh gì? ảnh “ma bao túc, bao túc ma”,
Qua các từ ngữ nào? “lô dĩ hồng”
- Nêu biện pháp tu từ - Tác dụng nghệ thuật của phép
được sử dụng trong điệp liên hồn và cấu trúc vắt
khổ thơ ?
dịng trong hai câu thơ là gì?
- Hai câu thơ cuối cho thấy tác
giả tự ý thức về mình như thế
nào?
-Tư tưởng của nhà
- Tâm trạng, tình cảm, tư
thơ được thể hiện rõ tưởng của nhà thơ được thể
nét nhất trong câu/ hiện, vận động như thế nào
cặp/khổ thơ nào?
trong các cặp thơ (trong các
phần của bài thơ)?


- Anh/ chị có nhận xét
gì về tâm trạng của nhân
vật trữ tình trong bài
thơ?
- Hình ảnh ấy nói với
chúng ta điều gì?

- Nhận xét mối quan hệ
giữa nội dung của các
câu thơ?
- Anh/ chị có nhận xét
như thế nào về sự phát
hiện đó của tác giả?

- Anh/ chị có nhận xét
như thế nào về tư tưởng
nghệ thuật của bài thơ?
- Từ thông điệp của bài
thơ anh/chị rút ra cho
mình bài học gì ?

6. Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học[7]; [8]
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
I. Hoạt động I: Khởi động
A. Khởi động: Hành trình khơi miền kiến
Gv : Tổ chức cho học sinh trả
thức
lời các câu hỏi qua trị chơi ơ chữ để khơi miền kiến thức về
tác giả, tác phẩm.

II. Hoạt động 2 – Hình B. Hình thành kiến thức
thành kiến thức:
I. Tiểu dẫn
* Hướng dẫn học sinh tìm 1. Tác giả
hiểu chung về tác giả, tác - Hồ Chí Minh (1890 -1969)
phẩm.
- Quê: Nam Đàn, Nghệ An.
+ Gv sử dụng kĩ thuật đặt - Người không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc
câu hỏi, phát vần, đàm thoại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.


và kĩ thuật động não yêu cầu
HS trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu những nét chính về
tác giả Hồ Chí Minh.?

- Chỉ ra những biểu hiện
về con người, đặc điểm sáng
tác của Hồ Chí Minh. được•
thể hiện trong tác phẩm?
- Nêu xuất xứ, vị trí của
tác phẩm?

HS trả lời.
- Nhan đề của tác phẩm
gợi cho anh/chị suy nghì gì?
- Giải thích ý nghĩa của•
nhan đề
- Chỉ ra những đặc điểm khác
biệt về hình thức cấu tạo và•

mối quan hệ giữa các khổ thơ
của tác phẩm “Chiều tối” so
với các bài thơ đã học hoặc đã•
đọc.

- Em hãy nêu hồn cảnh •
sang tác của bài thơ?

- Theo em, được viết theo thể•
thơ gì? Có bố cục như thế
nào?
HS trả lời.
GV chia bố cục tác phẩm.
- Nêu các cách đọc hiểu văn
bản?
HS trả lời. GV chốt lại vấn đề.



- Phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng; vừa
cổ điển vừa hiện đại.
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong
tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
– Vị trí: Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật thơ trữ tình của Hồ Chí Minh, có sự
hòa quyện hai yếu tố cổ điển và hiện đại.
- Nhan đề: Chiều tối -> giản dị, mà hàm súc->
Như lời thông báo, khẳng định sự hiện hữu của
bức tranh cảnh vật vừa xác định niềm cảm xúc

của con người trước bức tranh ngoại cảnh.
– Hoàn cảnh sang tác: Bài thơ được ra đời trên
đường Bác bị chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây
đến nhà lao Thiên Bảo, qua một vùng sơn cước
vào lúc chiều tối.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Bố cục: Gồm 4 phần: Khai, thừa, chuyển,
hợp.
- Các cách đọc hiểu văn bản:
+ Đọc hiểu theo kết cấu thể loại (4 phần như
trên).
+ Đọc hiểu theo hình ảnh :
*Hình ảnh bức tranh thiên nhiên.
*Hình ảnh bức tranh cuộc sống
+ Đọc hiểu theo diễn biến tâm trạng của nhân
vật trữ tình:
- Tâm hồn nghệ sĩ giàu rung cảm trước vẻ đẹp
của thiên nhiên, tạo vật và lịng người. .
- Một ý chí và nghị lực phi thường, vượt lên
trên hồn cảnh, ln lạc quan, tin tưởng, yêu
đời.
- Nỗi nhớ nước, thương nhà thầm kín.
+ Đọc hiểu theo vẻ đẹp của nhân vật trữ tình:
Vẻ đẹp thi sĩ mà chiến sĩ, hay chất thép và chất
tình.
+ Đọc hiểu theo đặc sắc nghệ thuật: Bài thơ là
sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố cổ điển và
hiện đại:
* Cổ điển:



- Cảm hứng, đề tài quen thuộc.
- Nhân vật trữ tình hịa hợp với thiên nhiên,
cảnh vật.
• - Ngơn ngừ trang trọng, giàu hình ảnh, hàm
súc, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình, thể
thơ thất ngơn tứ tuyệt.
*Hiện đại :
-.Con người là tâm điểm của bức tranh.
- Nhân vật trữ tình hiện lên với phong thái ung
dung, tự tại, vượt lên trên hồn cảnh lạc quan
cách mạng.
• - Hinh ảnh thơ có sự vận động từ bong tối đến
ánh sang..
• -> Chiều tối là tuyệt bút của “Nhật kí trong tù”
và thơ ca lãng mạn Cách mạng.
* Hướng dẫn học sinh tìm II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
hiểu văn bản (Đọc hiểu tác 1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
phẩm theo bố cục hai phần- Hình ảnh thiên nhiên:+ Chim mỏi – tim trốn
hình ảnh thơ)
ngủ -> Thời gian;
Chia lớp thanh 4 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu hai câu
+ Chịm mây -> cơ đơn “cơ vân”, lững lờ trơi
đầu.
Nhóm 2: Tìm hiểu hai câu ngang qua bầu trời, trơng xa tưởng như là khơng
trơi “mạn mạn”
cuối.
Nhóm 3: Tìm hiểu và khái
- So sánh bản dịch và hình ảnh thơ trong nguyên

quát nghệ thuật.
Nhóm 4: Khái quát nội dung tác:
+ Bản dịch bỏ mất chữ “cô” trong “cô vân” ->
bài thơ.
- Gv tổ chức cho hs hoạt động chòm mây => làm mất đi sắc thái lẻ loi, cơ đơn
của hình ảnh thơ trong nguyên tác.
nhóm, phát vấn, gợi mở.
-Gv: Chuẩn bị phiếu học tập + bản dịch từ “mạn mạn” nghĩa là chậm chậm,
lững lờ -> trôi nhẹ => làm mất đi sắc thái
và hệ thống câu hỏi gợi mở.
-Hs: Hoạt động nhóm, có thể ngưng tụ, trơi mà như khơng trơi của hình ảnh
sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. thơ trong nguyên tác.
-Hoàn cảnh của Bác: người tù mệt mỏi sau một
Nhóm 1:
- Xác định điểm nhìn của ngày đày ải, lẻ loi, cô đơn nơi đất khách quê
bức tranh(Cao- thấp, xa- người ->Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình:
+Trong hồn cảnh tù đày vẫn hướng về thiên
gần, rộng – hẹp….)?
- Bức tranh thiên nhiên hiện nhiên với tình yêu tha thiết.
ra qua những hình ảnh nào? +Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại
- Tâm hồn người tù- nhà thơ thưởng ngoạn cảnh chiều của Bác.




trước bức tranh thiên nhiên
đó?
- Tác giả sử dụng bút pháp
nghệ thuật nào? Hiệu quả
nghệ thuật?

- So sánh bản dịch thơ và
hình ảnh thơ trong nguyên
tác.
Hs làm việc.
Gv: Cho hs quan sát và rút ra
nhận xét.
Gv: Nhận xét, bổ sung, rút ra
tiểu kết.
Nhóm 2:
“Sơn thơn thiếu nữ ma bao
túc
Bao túc ma hồn, lơ dĩ
hồng”
- Điểm nhìn của bức tranh
đã được tác giả chuyển đổi
như thế nào?
- Trung tâm của bức tranh
cuộc sống là hình ảnh gì?
- Nghệ thuật chủ đạo của 2
câu thơ?

- So sánh hình ảnh thơ trong
bản dịch và nguyên tác ?
- Sự vận động của hình ảnh
thơ như thế nào?
- Tứ thơ đã nói lên điều gì
trong tâm hồn nhà thơ –
chiến sĩ?

“Hs làm việc.


Bút pháp chấm phá, nghệ thuật nhân hóa,
hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi vừa giàu
chất thơ
Với nét vẽ khoáng đạt, tầm nhin cao rộng, hai
câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh thiên nhiên
lúc chiều tối, cảnh vật đẹp, bình dị nhưng thấm
niềm cô lẻ. Đằng sau bức tranh là phong thái
ung dung của một tâm hồn nghệ sĩ giàu rung
cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật.
2. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống.
Hình ảnh:
* Thiếu nữ xóm núi - xay ngơ
à Cuộc sống lao động cần mẫn, bình dị =>
hình ảnh thơ khoẻ khoắn cho ta thấy được điểm
kêt tụ trong hồn thơ Bác vẫn là ở con người.
* Lị than - rực hồng khi ngơ đã xay xong
-

à Sự ấm cúng, sum họp của cuộc sống gia đình.
- Điệp vòng theo lối vắt dòng từ câu 3 sang câu
4: “ma bao túc” –“bao túc ma”
+Hình ảnh: Âm thanh và động tác xay ngô đều
đều của cô gái lao động đang chuẩn bị bữa cơm
chiều.
+ Sự vận chuyển của thời gian
- “Hồng”: nhãn tự -> Màu của lò than, của ánh
sáng, tương lai -> sự vận động của hình ảnh
trong thơ Bác, từ bóng tối hướng đến sự sống và
ánh sáng.

- So sánh hình ảnh thơ trong bản dịch và nguyên
tác:
+ Bản dịch bỏ mất lối điệp vòng và cấu trúc vắt
dòng của cụm từ: “ma bao túc, bao túc ma” ->
Làm giảm đi sức gợi hình, gợi cảm của động tác
xay ngô và bước đi của thời gian từ hình ảnh thơ
trong nguyên tác- âm thanh nối tiếp nhau của
động tác xay ngơ và khi vịng quay cuối cùng


Gv: Dẫn dắt, gợi mở.
Hs trình bày.

kết thúc cũng là lúc trời tối, lò than rực hồng.

* Hướng dẫn học sinh tổng •

kết

Nhóm 3
- Từ việc phân tích em
hãy rút ra những nét đặc sắc •
về nghệ thuật của bài thơ?

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+Bút pháp chấm phá,tả cảnh ngụ tình ; vừa cổ
điển mà hiện đại.
+Ngơn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, hàm súc
vừa gần gũi, bình dị

2. Nội dung

+ Bản dịch thừa chữ “tối” làm lộ cả mạch thơ
Gv: Cho hs nhận xét, rút kinh vốn kín đáo của Đường thi “vẽ mây nẩy trăng”.
nghiệm.
-> Bằng thủ pháp lấy sáng để tả tối, lấy không
gian tả thời gian (lấy lò than hồng để tả cảnh
vào tối). Lấy cảnh tả tình (cảnh sinh hoạt đầm
ấm của người dân à niềm tin yêu vào cuộc
Gv: Nhận xét, rút ra tiểu kết.
sống) => Bức tranh đời sống hiện ra với những
nét tả thực sinh động, ấm áp, đặt vào hoàn cảnh
ra đơi của bài thơ; Chiều tối quả là “sản phẩm
của một ý chí, nghị lực phi thường, mạnh mẽ”,
là một tứ thơ vượt lên trên hoàn cánh, cải tạo
hoàn cảnh; tâm hồn nhà cách mạng đã vươn lên
hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm
vui chung, đời thường của người dân nước bạn.
Nhưng có lẽ niềm rung động sâu xa nhất với
mỗi trái tim người đọc vẫn là ở tấm long nhân
hậu, ở trái tim giàu yêu thương của Người,
Chiều tối quả là những vần thơ qn mình vĩ
đại.



Hs làm việc.
Gv: Dẫn dắt, gợi mở.
Nhóm 4
Qua tác phẩm, tác giả làm

hiện lên điều gì/nói với

chúng ta điều gì?
+Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư Cơ em xóm núi xay Lị than hồng
duy để hệ thống hóa kiến ngơ
thức .
Hs làm việc, có thể dùng kĩ
Cánh chim mỏi – ngủ
Đám mây cô đơn, iẻ loi
thuật ghép đôi và sơ đồ đề hệ


thống hóa kiến thức
Gv: Cho hs nhận xét,
bổ sung.
Gv: Rút ra tiểu kết.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn
học sinh luyện tập – thực hành
kĩ năng đọc – hiểu.
Câu 1: Đọc văn bản sau:
Mới ra tù tạp leo núi
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lịng sơng gương sáng, bụi
khơng mờ,
Bồi hồi dạo bước Tây Phong
Lĩnh,
Trơng lại trời Nam, nhớ bạn
xưa.
(Hồ Chí Minh – Nhật kí
trong tù)

Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 . Bài thơ được làm
theo thể thơ gì?.
Câu 2 . Xác định phong
cách ngôn ngữ của văn
bản.
Câu 3 :Nhân vật trữ tinh
hiện lên như thế nào trong
hai câu thơ sau:
“Bồi hồi dạo bước Tây

Phong Lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn
xưa.”
Câu 4: Nhận xét về nghệ

=> Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, và ý chí
vượt phi thường của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí
Minh
C. Luyện tập
Câu 1
1. Thẻ thơ thất ngôn tứ tuyệt
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Nhân vật trừ tình hiện ra với phong thái ung
dung, mở hồn ra đón nhận bức tranh cảnh vật
với bao xúc động khi nhìn về phía trời Nam, nơi
q hương u dấu.
4. Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình ngơn
ngữ và hình ảnh thơ vừa bình dị, gần gũi, vừa
giàu sức gợi hình, gợi cảm; Bài thơ làm hiện lên

vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh vật và con
người.Cảnh vật nên thơ, nên họa, hữu tình,
nhân vật trữt tình là người nghệ sĩ với tâm hồn
giàu tình yêu thiên nhiên và quê hương đất
nước. Thi phẩm vừa mang vể đẹp cổ điển, vừa
hiện đại.
Câu 2:Hs tìm được các câu thơ có hình ảnh cánh
chim, tử đó thấy được sự kế thừa và sang tạo
của các nhà thơ.


thuật miêu bức tranh
thiên nhiên và vẻ đẹp tâm
hồn của nhân vật trữ tình
trong bài thơ?

Câu 2. Tìm các câu thơ, bài
thơ có hình ảnh cánh chim
IV. Hoạt động 4: Vận dụng
và mở rộng vấn đề (Thực
hiện ở nhà)
1, Trong bài Đọc thơ Bác,
Hồng Trung Thơng có viết:
“ Vần thơ của Bác, vần thơ
thép
Mà vẫn mênh mơng bát ngát
tình”
Điều đó thể hiện trong
bài " Chiều tối” như thế nào ?
Nêu các cách đọc hiểu bài thơ

“Từ ấy” của Tố Hữu.

IV. Vận dụng và mở rộng
1. Thấy được sự kết hợp hài hịa giữa chất thép
và chất tình trong bài thơ:
- Chất thép : Ý chí và nghị lực phi thường của
người chiến sĩ, luôn ung dung, lạc quan vượt lên
trên hồn cảnh.
- Chất tình: Tâm hồn tinh tế giàu rung cảm trước
vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật.,.
2. Yêu cầu học sinh nêu được cách cách đọc
hiểu bài thơ “Từ ấy”

V.Dặn dò

. Chuẩn bị bài Từ ấy và thấy được biểu hiện của
thơ trữ tình.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đối chiếu kết quả học tập của học sinh lớp 10A1(chưa áp dụng ), lớp11A1,
12 A1(áp dụng sáng kiến) và tại trường THPT Thường Xuân 3, qua 3 năm , kết quả
được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Điểm
Tỉ lệ
10A1
11 A1
12 A1

Kém
<3,5
0%

0%
0%

Yếu
3,5 – 4,9
4,77%
0%
0%

Trung bình
5,0 -6,4
66,7%
64,3%
57,1%

Khá
6,5- 7,9
23,8%
26,2%
31,0%

Giỏi
8,0 – 10,0
4,77%
9, 5%
11,9%

Từ kết quả học tập trên, tôi nhận thấy việc dạy học theo đặc trưng thể loại
là cần thiết, giúp các em chủ động, tích cực trong q trình đọc hiểu cũng như
giải quyết các vần đề trong học tập, đem lại niềm vui thích và hứng thú khám

phá, sáng tạo, từ đó u thích mơn học.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận


Đọc hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại giúp học sinh cảm thụ sâu
sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, từ đó thấy được nét riêng của từng tác
phẩm, đồng thời thấy được tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi người nghệ sĩ. Vì
vậy, dạy học theo thể loại là một vấn đề rất quan trọng của phương pháp dạy học
văn, giúp học sinh tránh được lối hiểu chung chung, đại khái đánh đồng các tác
phẩm cũng như phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong q
trình tiếp nhận; rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm - giáo viên - học sinh. Điều đó
có nghĩa là tiếp nhận văn học phải cụ thể, phải đi từ những chi tiết nghệ thuật trong
tác phẩm, tìm ra nét độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm trên cơ sở nắm vững đặc trưng
thi pháp của thể loại. Ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm từ góc
độ cấu trúc để chỉ ra những tác động thẩm mĩ của nó đối với người đọc, nhất là bạn
đọc học sinh để từ đó hướng dẫn cho học sinh các biện pháp tiếp nhận tác phẩm,
góp phần định hướng cho các em nắm được “ cái hay cái đẹp” trong tác phẩm văn
chương; giúp cho việc dạy văn “cho ra văn” cũng như biết vận dụng kiến thức đọc
hiểu vào quá trình làm bài nghị luận trên tinh thần tích hợp kiến thức.
Qua thực tế giảng dạy và ơn tập cho học sinh bản thân người viết đã rút ra
một số kinh nghiệm giúp người học tiếp cận và chiếm lĩnh các tác phẩm trữ tình
theo đặc trưng thể loại, thông qua các bước gợi ý ở trên, giúp học sinh phát huy
một cách tối đa năng lực tiếp nhận và sáng tạo cũng như khả năng chủ động và tích
cực hóa hoạt động của học sinh trong q trình học và làm bài, để người học trở
thành trung tâm của quá trình dạy học và là bạn đọc “đồng sáng tạo”, từ đó giúp
cho việc tiếp thu cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn chương trở thành quá trình tự
giác, quá trình “chuyển vào trong”. Cũng như thấy được có nhiều con đường khác
nhau để đi vào một tác phẩm văn học, làm cho giờ học trở nên hứng thú, tự giác,
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo để thanh lọc, phát triển nhân cách

và nâng cao tầm đón nhận của học sinh, gắn “học” với “hành”.
Văn chương bao giờ cũng là sản phẩm cụ thể của một tâm hồn, một tấc lòng
nghệ sĩ rung động trước cuộc đời. Người nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm mong muốn
tìm đến những bạn đọc tri kỉ để cùng họ khám phá những miền sâu kín của cuộc
đời. Dạy văn, học văn là q trình thâm nhập vào tác phẩm làm sống dậy những
tình cảm, khát vọng của nhà văn. Đó là một việc làm khó, nặng nề; với mong muốn
mn thuở của người dạy văn là tìm cách khơi gợi giúp học sinh tiếp cận, khám
phá và chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của người cầm bút, người viết có một vài ý
kiến nhỏ nhằm giúp học sinh hình thành phương pháp và thói quen tiếp cận, làm
việc với các tác phẩm thơ trữ tình. Do thời gian và trình độ cịn hạn chế, chúng tôi
mong rằng những suy nghĩ ban đầu này sẽ được tiếp tục phát triển và hồn thiện
bởi sự góp ý của các thầy cô và các bạn để người viết có thể hồn thiện thêm ở các
cơng trình sau.
II. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa:


- Để đáp ứng nhu cầu giáo dục phát triển năng lực người học theo mục tiêu
và lộ trình cải cách của Bộ giáo dục và Đào tạo, bên cạnh việc Bộ GD-ĐT cần có
những cải cách biên soạn chương trình cũng như hình thức và mục tiêu kiểm tra,
đánh giá một cách có hệ thống trong từng cấp học, đòi hỏi Sở GD&ĐT cần tăng
cường mở các đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho
giáo viên một cách có hệ thống, giúp đội ngũ giáo viên được giao lưu, trao đổi về
chuyên môn, nghiệp vụ, hình thành kĩ năng và ý thức làm việc khoa học phù hợp
với môn học.
* Đối với nhà trường:
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí đầu tư phục vụ cần
thiết cho các hoạt động dạy và học phù hợp, có hệ thống, chất lượng và hiệu quả.
- Phát động và tổ chức thực hiện đổi mới các hình thức thao giảng, dự giờ,
sinh hoạt nhóm chun mơn để trao đổi, học hỏi tìm ra những phương pháp, cách

thức mới, phù hợp với đặc thù của từng môn học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học.
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Thị Ngọc Bích
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. SGK, SGV Ngữ văn 10 – Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
SGK, SGV Ngữ văn 11 – Tập 1và Tập 2, NXB Giáo dục,Việt Nam, 2010. SGK,
SGV Ngữ văn 12 – Tập 1và Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
[2]. NQ Số 29/NQ – TW – Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
[3]. Lê Bá Hán (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại họcQuốc
gia Hà Nội, tr.307
[4].



×