Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tín hiệu thẩm mĩ biểu thị tình yêu lứa đôi trong ca dao người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.57 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

NGUYỄN ANH THANH

TÍN HIỆU THẨM MĨ BIỂU THỊ TÌNH U LỨA ĐƠI
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

TÍN HIỆU THẨM MĨ BIỂU THỊ TÌNH U LỨA ĐƠI
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Đức Luận

Người thực hiện


NGUYỄN ANH THANH

Đà Nẵng, tháng 05/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa
học của khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Thanh


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến
thầy giáo TS. Lê Đức Luận - người đã nhiệt tình, chu đáo
hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Tơi xin cảm ơn
các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè
và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận
này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp chân thành của thầy cơ, bạn bè để đề tài được
hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Anh Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................ 8
1.1. Tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương....................................................... 8
1.1.1. Khái niệm tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ................................................... 8
1.1.1.1. Tín hiệu ................................................................................................ 8
1.1.1.2. Tín hiệu ngơn ngữ ................................................................................ 8
1.1.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ .................................................................................. 9
1.1.1.4 Từ tín hiệu ngơn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương ........... 10
1.1.2. Đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ ............................................................. 11
1.1.2.1. Tính hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ ..................................................... 11
1.1.2.2. Tính có lí do, tính giải thích được của các tín hiệu thẩm mĩ ............. 11
1.1.2.3. Tính hình tuyến của các tín hiệu thẩm mĩ ......................................... 12
1.1.2.4. Tính biểu cảm ..................................................................................... 12
1.1.2.5. Tính hệ thống ..................................................................................... 13
1.1.2.6. Tính cấp độ ......................................................................................... 13
1.1.2.7. Tính hàm súc ...................................................................................... 13
1.1.2.8. Tính cá thể .......................................................................................... 14
1.1.3. Ngơn ngữ văn chương dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ ........................ 14
1.2. Từ và ngữ trong Tiếng Việt ................................................................... 15



1.2.1. Từ .......................................................................................................... 15
1.2.2. Ngữ ........................................................................................................ 16
1.3 Vài nét về ca dao tình u lứa đơi của người Việt................................ 18
1.3.1 Các cung bậc và trạng thái tình yêu ....................................................... 18
1.3.2 Ngôn ngữ hiển ngôn và ngôn ngữ hàm ngôn trong ca dao tình u lứa
đơi .................................................................................................................... 22
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ BIỂU ĐẠT TÍN HIỆU THẨM MĨ
TRONG CA DAO TÌNH U LỨA ĐƠI CỦA NGƯỜI VIỆT ............... 26
2.1. Tần số xuất hiện của tín hiệu thẩm mĩ có cấu tạo là từ ...................... 26
2.1.1. Các tín hiệu thẩm mĩ là từ đơn .............................................................. 26
2.1.1.1. Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình ............................. 26
2.1.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình yêu ................................. 34
2.1.2. Các tín hiệu thẩm mĩ là từ ghép ............................................................ 35
2.1.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 36
2.1.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình yêu ................................. 43
2.2. Tần số xuất hiện của các tín hiệu thẩm mĩ có cấu tạo là ngữ ............ 44
2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngữ danh từ ..................................................... 44
2.2.1.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 45
2.2.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình yêu ................................. 48
2.2.2 Tín hiệu thẩm mĩ trong ngữ động từ và ngữ tính từ .............................. 48
2.2.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 49
2.2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ là các trạng thái của tình u ................................. 53
2.2.3 Tín hiệu thẩm mĩ trong cụm chủ - vị ..................................................... 53
2.2.3.1 Tín hiệu thẩm mĩ là đối tượng và chủ thể trữ tình .............................. 54
2.2.3.2 Tín hiệu là trạng thái tình yêu ............................................................. 57
2.3. Các kiểu kết hợp tín hiệu thẩm mĩ ....................................................... 58
2.3.1 Kết hợp trong cấu trúc so sánh............................................................... 58



2.3.2 Kết hợp trong cấu trúc song hành .......................................................... 60
2.3.3 Kết hợp trong cấu trúc đối lập................................................................ 61
Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG
CA DAO TÌNH U LỨA ĐƠI CỦA NGƯỜI VIỆT............................... 64
3.1. Biểu đạt một tình cảm tích cực ............................................................. 64
3.1.1. Tỏ tình, cảm mến................................................................................... 64
3.1.2. Sự nhớ nhung, chờ đợi, ngóng trơng..................................................... 67
3.1.3. Thương yêu ........................................................................................... 68
3.1.4. Vui sướng, hạnh phúc, thề nguyền........................................................ 69
3.2. Biểu đạt tình cảm tiêu cực ..................................................................... 70
3.2.1. Giận hờn ................................................................................................ 70
3.2.2. Trách móc.............................................................................................. 71
3.2.3. Tiếc nuối................................................................................................ 72
3.2.4. Buồn đau ............................................................................................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ - một hệ thống tín hiệu mà cộng đồng xã hội tạo nên để thực
hiện hai chức năng cơ bản: công cụ của nhận thức, tư duy và phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người. Ngồi ra ngơn ngữ cịn được dùng làm
chất liệu cho nghệ thuật văn chương, lúc đó tín hiệu ngơn ngữ tạo nên tín hiệu
thẩm mĩ. Một tín hiệu ngơn ngữ thơng thường khi đi vào thế giới thơ ca thì đã
được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ – ngơn ngữ
hay cịn gọi là tín hiệu văn chương.

Nếu như chất liệu của âm nhạc là thi ca, giai điệu, hội họa là đường nét,
màu sắc thì văn học lấy ngơn từ làm chất liệu để tạo nên ý nghĩa thẩm mĩ của
nó. Ngơn ngữ ca dao là một loại ngơn ngữ giao tiếp và cũng là ngôn ngữ văn
học đã được cảm xúc thăng hoa thông qua rất nhiều biện pháp nghệ thuật.
Tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ ca dao là phải bám sát vào các yếu tố ngôn ngữ
nghệ thuật giúp biểu hiện nó. Tín hiệu thẩm mĩ là một trong những dấu hiệu
nhận diện hữu hiệu nhất về ngơn ngữ nghệ thuật và qua hệ thống tín hiệu
thẩm mĩ trong thơ văn mà chúng ta có thể thấy nội dung tư tưởng của tác
phẩm. Chính vì vậy, để hiểu và đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học một
tác phẩm văn học rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ
trong tác phẩm.
Ca dao chính là tiếng hát từ trái tim của người Việt Nam, tiếng hát ấy
hát nhiều về tình u. Vì lẽ đó mà những bài ca về tình yêu nam nữ có số
lượng phong phú nhất và vào loại hay nhất trong kho tàng ca dao người Việt.
Những câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều cung bậc
tình cảm. Ở đó chúng ta bắt gặp một trái tim đang thổn thức, yêu thương
mãnh liệt, một trái tim chất chứa trách móc, giận hờn của những đôi nam nữ


2

u nhau. Trong tình u đơi lứa, ca dao đã nói hộ những nỗi niềm, lịng tâm
sự và cảm xúc của họ. Bộ phận ca dao này chính là những khát vọng nhân
văn, nhân bản và cũng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với những đôi lứa yêu
nhau bị chia lìa, ngăn trở.
Chúng tơi chọn hướng tìm hiểu ca dao tình u lứa đơi từ góc độ ngơn
ngữ để từ đó có thể khai thác kĩ nhiều ý đồ nghệ thuật trong từng chữ, từng
câu của người sáng tác. Chữ thơ, câu thơ chính là những sản phẩm “mã hóa”
của những tín hiệu thẩm mĩ mang thơng điệp tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của
người sáng tác.

Với tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức, qua sự góp ý của giáo viên
hướng dẫn đã trở thành động lực mạnh mẽ để chúng tơi đến với đề tài: Tín
hiệu thẩm mĩ biểu thị tình u lứa đơi trong ca dao người Việt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định, khảo sát, thống kê cấu tạo của các tín hiệu thẩm mĩ ở
phương diện từ và ngữ, chỉ ra các kiểu kết hợp giữa các tín hiệu thẩm mĩ biểu
thị tình u lứa đôi trong ca dao người Việt.
Chỉ ra giá trị biểu đạt của các tín hiệu thẩm mĩ đó trong ca dao tình u
lứa đơi của người Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Tín hiệu thẩm mĩ biểu thị tình u
lứa đơi trong ca dao người Việt”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu khảo sát những câu ca dao trong cuốn Tổng tập văn
học dân gian người Việt (2002), Nxb Khoa học xã hội, Ca dao tình yêu lứa
đôi - Tập 16, Quyển thượng.


3

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu ngơn ngữ trong văn học có
nhiều chuyển biến mới mẻ. Nó đang được các nghiên cứu dưới góc nhìn của
ngơn ngữ hiện đại, trong đó vấn đề lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ chiếm ưu thế
hơn cả.
Theo tác giả Trương Thị Nhàn – tác giả của bài viết “Tín hiệu thẩm mĩ
và vấn đề nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương” thì :
Thuật ngữ tín hiệu thẩm mĩ (hay tín hiệu ngôn ngữ) ra đời gắn với khuynh
hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỉ

XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 của thế kỉ trước qua
các bản dịch cơng trình Iu. A.Philipiep, M. B. Khrapchenko, các cơng trình,
bài viết của Hồng Trinh, Hồng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Trần Đình Sử….Có thể
đó là cơng trình đầu tiên ở nước ta đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống
về khái niệm, những đặc trưng của tín hiệu thẩm mĩ cùng cách tiếp cận ngôn
ngữ.
Khi đề cập đến vấn đề tín hiệu, tác giả Hồng Tuệ trong bài viết “ Tín
hiệu và biểu trưng” có nhắc đến đóng góp của F. D. Saussure với quan niệm
ngơn ngữ là hệ thống kí hiệu do con người và xã hội lồi người làm ra. Tín
hiệu bao gồm “cái biểu đạt” là mặt vật chất và “cái được biểu đạt” là mặt trừu
tượng. Nhà nghiên cứu nhận định rằng “Trong quan niệm của Saussure, đặc
điểm cơ bản của tín hiệu là tính chất “võ đốn”, nghĩa là khơng thể lí giải tại
sao mặt này biểu đạt của mặt kia, và ngược lại mặt kia lại được biểu đạt bằng
mặt này”. [23, tr.1128]. Những ý kiến của ông trong bài viết này tuy có chạm
đến vấn đề tín hiệu ngơn ngữ nhưng chủ yếu là để nói về mối quan hệ của
ngôn ngữ với tư duy, và đời sống xã hội là khơng tách rời nhau, chứ chưa
bình luận gì cả và cũng chưa nêu lên được nhiều vấn đề lí luận về tín hiệu
thẩm mĩ.


4

Trong bài viết “Từ tín hiệu ngơn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn
chương”, GS Bùi Minh Toán đề cập đến “tính hai mặt của tín hiệu ngơn ngữ
đó là cái biểu hiện và cái được biểu hiện”. Tác giả cho rằng để tạo nên tín
hiệu thẩm mĩ trong văn chương, tín hiệu ngơn ngữ cần có q trình chuyển
hóa nhờ sự sáng tạo của nghệ sĩ và sự lĩnh hội, cảm thụ của độc giả. Các tín
hiệu thẩm mĩ được phân biệt ở hai cấp độ: vi mô (tín hiệu đơn) và vĩ mơ (tín
hiệu phức). Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những tính chất chung của tín
hiệu thẩm mĩ bao gồm: tính hình tuyến, tính có lí do lí giải được, tính hàm

súc, tính cá thể, tính biểu cảm và tính hệ thống. Các tính chất đó hồ quyện
với nhau để tạo ra tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương mang những giá trị đặc
sắc.
Theo GS. Đỗ Hữu Châu ngơn ngữ văn học có thể được xem là một hệ
thống tín hiệu bao gồm các tín hiệu thơng thường và các tín hiệu thẩm mĩ.
Các tín hiệu thơng thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực (thực hiện
chức năng giao tiếp lí trí là chủ yếu. Có thể gọi đó là các chữ rỗng, các chữ
bao bì). Các tín hiệu thẩm mĩ ln chứa đựng những tư tưởng, những ý nghĩ
nào đó của tác giả thơng qua q trình khái qt hố, biểu trưng hố nghệ
thuật. Vì vậy tín hiệu thẩm mĩ là cơ sở giải mã hình tượng, lý giải tính hàm
súc, biểu trưng, giàu sức gợi của ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong luận án “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của các tín hiệu thẩm mĩ
khơng gian trong ca dao”, Trương Thị Nhàn đã chỉ ra cách tìm ra tín hiệu
thẩm mĩ ngơn ngữ dựa trên các trúc quan hệ hình tuyến và liên tưởng của
ngôn ngữ. Tác giả cũng đã đưa ra những đặc trưng sau của tín hiệu thẩm mĩ:
tính đẳng cấu, tính cấp độ, tính tác động, tính biểu hiện, tính biểu cảm, tính
biểu trưng, tính truyền thống và cách tân, tính hệ thống. Đây là đặc trưng các
tín hiệu thẩm mĩ của tất cả các ngành nghệ thuật nói chung và cũng là những
nét đặc trưng cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ trong nghệ thuật ngơn từ nói riêng.


5

Ca dao là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam được thử thách qua
không gian, thời gian và lòng người, được gọt dũa bởi hàng vạn nhà thơ dân
gian vô danh, ca dao đã đi sâu vào đời sống tinh thần và tâm hồn mọi người
dân đất Việt. Ca dao đã trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, tìm hiểu. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ chú
ý đến những bài viết, những cơng trình liên quan đến đề tài đã chọn.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam lại đi sâu

vào nghiên cứu các biểu tượng và tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao. Tác giả cho
rằng: “Người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cị và con bống vào
ca dao, dân ca là đưa một nhận thức đặc biệt về khía cạnh của cuộc đời vào
văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên đây để tượng trưng vài nét đời
sống của mình, đồng thời cũng dùng những hình ảnh ấy để khêu gợi hồn thơ”.
[18, tr 99]
Tiếp cận ca dao người Việt theo hướng thi pháp, Nguyễn Xuân Kính
trong cuốn “Thi pháp ca dao” đã nghiên cứu tương đối kĩ đặc điểm của văn
bản ca dao về phương diện kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật, một
số biểu tượng, thể thơ. Về phương diện ngôn ngữ ca dao, tác giả có đề cập
đến cách sử dụng và tổ chức ngôn ngữ với các phương thức biểu hiện, tạo
hình, chuyển nghĩa như ẩn dụ, cách dùng tên riêng chỉ địa điểm.
Cuốn “Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt ” của Lê Đức Luận đi sâu
vào nghiên cứu cấu trúc ca dao trữ tình một cách cơng phu, tỉ mỉ bao qt và
cụ thể từ hình thức đến nội dung, từ đặc trưng văn bản đến các phương thức
tạo nên văn bản, từ ngôn ngữ đến văn hóa, từ hệ thống văn bản đến các đơn vị
ngôn ngữ làm ngôn liệu tạo nên văn bản. Cuốn sách này khảo sát một cách
hoàn chỉnh về vấn đề cấu trúc ca dao người Việt.
Về tình yêu trong ca dao thì tác giả Chu Xuân Diên với bài viết: “Ca
dao, dân ca về tình yêu nam nữ ”, tác giả ghi lại một cách sâu sắc tình yêu


6

nam nữ gắn liền với tình yêu lao động và kết hợp với đấu tranh xã hội. Qua đó
ta thấy được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của đôi lứa và quan điểm
của tác giả về vẻ đẹp lí tưởng của con người.
Tác giả Bùi Mạnh Nhị trong “Văn học dân gian những cơng trình
nghiên cứu”, tác giả giới thiệu những bài nghiên cứu đặc sắc, độc đáo về văn
học dân gian trong đó có bài nghiên cứu về ca dao “Tình yêu của người dân

Nam Bộ trong ca dao”. Trong bài tác gỉả nói người dân Nam Bộ khi yêu thì
tình cảm của họ được bộc lộ một cách trực tiếp, nói thẳng, khơng bóng gió xa
xơi, cốt nói cho hết được cái thương nhớ đang cháy bỏng trong lịng mình.
Tóm lại, đã có nhiều cơng trình, bài biết của các tác giả chủ yếu khai
thác, nhìn nhận, đánh giá ca dao tình u lứa đơi dưới nhiều góc độ khác nhau
ở khía cạnh nội dung. Tuy nhiên, chưa chú trọng đến mặt ngôn ngữ nghệ
thuật, đặc biệt là từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ. Vì thế việc nghiên cứu đề tài
“Tín hiệu thẩm mĩ biểu thị tình u lứa đơi trong ca dao người Việt” một cách
có hệ thống sẽ chỉ ra được những nét độc đáo, đắc sắc của các tín hiệu thẩm
mĩ trong ca dao tình u lứa đơi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau: Để quá trình tiến hành làm đề tài logic, khoa học, chúng tôi đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp đọc tài liệu và ghi chép: những vấn đề có liên quan đến
đề tài. Đây là thao tác cần thiết để xác định những tài liệu cần tham khảo, ghi
chép tóm tắt các cơng trình nghiên cứu để làm lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Xem xét các vấn đề đã được giải quyết như thế nào, vấn đề nào chưa được
giải quyết thỏa đáng để tiếp tục khảo cứu thêm
- Tiếp đó là phương pháp khảo sát - thống kê, vì đề tài là “ Tín hiệu
thẩm mĩ biểu thị tình yêu lứa đôi trong ca dao người Việt” nên phải tiến hành
khảo sát trong các lời ca dao để có được những dẫn chứng thiết thực


7

- Sau đó, chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp để tìm ra
những tín hiệu thẩm mĩ. Cuối cùng là tổng hợp lại những luận điểm đã phân
tích, đưa ra những đánh giá nhận xét của bản thân về đề tài này.
6. Bố cục của khóa luận

Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề tài được chúng tôi triển khai qua ba
chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao
tình yêu lứa đôi của người Việt.
Chương 3: Giá trị biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu
lứa đôi của người Việt.


8

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương
1.1.1. Khái niệm tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ
1.1.1.1. Tín hiệu
P.Guiraud định nghĩa theo nghĩa rộng: “ Một tín hiệu… là một kích thích
mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác.”
Theo nghĩa hẹp, A.Schaff định nghĩa: “một sự vật vật chất hay thuộc
tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong q
trình giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của
một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới
bên ngồi hay về những cảm thụ nội tâm (những cảm xúc, những cảm thụ
nghệ thuật, một ý chí).
Dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, thì khái niệm tín hiệu vẫn là
khái niệm quan hệ, không phải là một khái niệm tự thân. Có nghĩa là một sự
vật (hay thuộc tính) muốn trở thành tín hiệu phải nằm trong quan hệ với
những sự vật khác. Và bản chất của tín hiệu bao gồm hai mặt hình thức và nội
dung, hai mặt đó gắn bó mật thiết, biện chứng với nhau.
1.1.1.2. Tín hiệu ngơn ngữ

Khái niệm tín hiệu là một khái niệm khoa học quen thuộc với các nhà
ngôn ngữ học. Đầu thế kỉ XX, F.Sausure đưa ra khái niệm tín hiệu ngơn ngữ
(linguistic sign). Đó là một đối tượng có hai mặt về hình thức và ý nghĩa. Mỗi
tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
Cái biểu đạt trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, cịn cái được biểu đạt là
khái niệm hay đối tượng được biểu thị [6, tr.413].


9

Đối với tác phẩm văn học, hình thức vật chất của tín hiệu thẩm mĩ
chính là ngơn ngữ. Cấu trúc đặc biệt của hệ thống tín hiệu ngơn ngữ cho phép
chứa đựng trong mỗi ngôn từ của tác phẩm văn học một phạm vi nào đó của
đời sống hiện thực được phản ánh (làm thành ý nghĩa biểu vật, biểu niệm của
từ). Với ngơn ngữ, có thể tiếp nhận từ văn học những hiện thực trực tiếp
“thông qua ý nghĩa của ngơn ngữ”. Chính vì thế “ngơn ngữ khơng chỉ là
phương tiện mà còn là chất liệu của văn học”.
1.1.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ
Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc
trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật từ những năm giữa thế kỉ XX và được
tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 70 qua những bản dịch các cơng trình
khoa học xuất hiện trong các bài viết của Đỗ Hữu Châu (Lý thuyết hệ thống
trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác),
Nguyễn Lai (Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của
ngơn ngữ), Hồng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp học), Trương Thị Nhàn
(Sự biểu đạt bằng ngơn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ khơng gian trong ca dao).
Trong cơng trình của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ra một
định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về tín hiệu thẩm mĩ, song họ đều thừa nhận
tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ
thuật. Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống

tác động thẩm mĩ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có
khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta [13, tr.17].
Khi vào thế giới nghệ thuật, các tín hiệu thơng thường sẽ chuyển hố
thành tín hiệu thẩm mĩ mang những nét đặc thù của nghệ thuật. Có thể hiểu
một cách chung nhất, tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống các phương
tiện biểu hiện của nghệ thuật. Nói đến phương tiện nghệ thuật là nói đến hai
mặt thể chất và tinh thần. Mặt thể chất chính là những hình thức vật chất được


10

sử dụng trong mỗi ngành nghệ thuật (như: đường nét, màu sắc trong hội họa,
hình khối trong kiến trúc, âm thanh, tiết tấu trong âm nhạc, ngôn ngữ trong
văn học). Mặt tinh thần bao gồm nhiều loại nội dung ý nghĩ, nhiều tầng khái
qt hố, trừu tượng hố có tính thẩm mĩ. Philipiep cũng khẳng định rằng từ
một hình thức vật chất cụ thể thì mặt tinh thần, mặt nội dung ý nghĩa có thể
đồ sộ hơn rất nhiều so với ý nghĩa của bản thân thực tế, cuộc sống [13, tr.18].
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, tác
giả Đỗ Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về tín hiệu thẩm mĩ ngơn ngữ như
sau: “Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện sơ cấp của văn học. Ngôn ngữ thực sự
của văn học là ngơn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ, cú pháp tín hiệu thẩm mĩ. Để trả
lời cho câu hỏi: Thế nào là một tín hiệu thẩm mĩ ?”, Đỗ Hữu Châu chủ trương
căn cứ vào sự tương ứng của tín hiệu thẩm mĩ với các vật quy chiếu thuộc thế
giới hiện thực: Tín hiệu thẩm mĩ phải tương ứng với một vật quy chiếu nào
đấy trong thế giới hiện thực. Chẳng hạn như một con thuyền, một dịng sơng,
hay một nỗi buồn nào đó [3, tr.576].
Khi xem xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ tự nhiên với ngôn ngữ - tín
hiệu thẩm mĩ, Đỗ Hữu Châu thừa nhận: “Nói một cách tổng quát, các đơn vị
ngôn ngữ thông thường là cái biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ và ngữ pháp
thông thường là cái biểu hiện của ngữ pháp – tín hiệu thẩm mĩ” [3, tr.780].

1.1.1.4 Từ tín hiệu ngơn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương
Để tạo nên tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương, tín hiệu ngơn ngữ cần
có q trình chuyển hóa nhờ sự sáng tạo của nghệ sĩ và sự lĩnh hội, cảm thụ
của độc giả. Từ tín hiệu ngơn ngữ thành tín hiệu thẩm mĩ đã có sự thay đổi về
chất. Có thể chia sẻ ý kiến của tác giả Đỗ Hữu Châu: “Trong tác phẩm văn
học, cái hợp thể cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ thông
thường trở thành cái biểu hiện cho một cái được biểu hiện mới”. [3, tr.15].
Với quan niệm như thế, quan hệ giữa tín hiệu ngơn ngữ (THNN) và tín hiệu


11

thẩm mĩ (THTM) cùng quan hệ hai mặt trong từng loại tín hiệu, có thể biểu
hiện trong sơ đồ sau:
THTM trong văn chương
Cái biểu đạt (tổng thể hai mặt của THNN) Cái được biểu đạt
Cái biểu đạt
của THNN

Cái được biểu đạt của THNN

Âm thanh
(chữ viết)

Ý nghĩa thẩm mĩ

Ý nghĩa ngôn ngữ

1.1.2. Đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ
1.1.2.1. Tính hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ

Tín hiệu thẩm mĩ cũng được cấu tạo như một tín hiệu ngơn ngữ là có
hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nhưng tín hiệu thẩm mĩ là một
phức thể có cấu tạo kép.
1.1.2.2. Tính có lí do, tính giải thích được của các tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ là sự tổ chức lại của tín hiệu ngơn ngữ tự nhiên thành
một hệ thống biểu đạt mới do mối quan hệ hai mặt biểu đạt và cái được biểu
đạt có thể cắt nghĩa và giải thích được. Khi lựa chọn một cái biểu đạt nào đó,
người nghệ sĩ đã căn cứ vào mối quan hệ nhất định, dựa trên một cơ sở nhất
định và theo một phương thức nhất định. Chính vì thế, có nhiều tín hiệu thẩm
mĩ sáng tạo riêng, mang tính cá nhân của tác giả, lần đầu tiên xuất hiện trong
văn chương nghệ thuật và có thể rất độc đáo, nhưng độc giả vẫn có thể giải
mã được nó trên cơ sở có tính thuyết phục. Thường các tín hiệu thẩm mĩ được
xây dựng theo phương thức ẩn dụ hay hốn dụ: giữa ý nghĩa của tín hiệ ngơn
ngữ và ý nghĩa thẩm mĩ ln có mối quan hệ nhất định. Có những trường hợp
tín hiệu thẩm mĩ vừa được xây dựng theo quan hệ tương đồng, vừa được xây


12

dựng theo quan hệ tương cận, tức là vừa theo phương thức ẩn dụ, vừa theo
phương thưc hoán dụ. Lúc đó sự lí giải mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu
thẩm mĩ lại có tính lí do cao hơn, có cơ sở rõ rệt hơn.
1.1.2.3. Tính hình tuyến của các tín hiệu thẩm mĩ
Khi làm chất liệu để tạo nên các tín hiệu thẩm mĩ, tính hình tuyến là
đặc điểm cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ. Do tính hình tuyến mà trước một hiện
thực có các sự kiện diễn ra đồng thời, phương tiện ngôn ngữ phải diễn tả theo
thứ tự trước sau. Nó thể hiện ở sự kết hợp lần lượt các tín hiệu theo thời gian
một chiều, chứ không thể đồng thời hiện ra như các sự vật tồn tại trong khơng
gian, hay như tín hiệu thuộc các ngành nghệ thuật hội họa, kiến trúc, điêu
khắc…

1.1.2.4. Tính biểu cảm
Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, tín hiệu thẩm mĩ khơng chỉ
dừng lại ở nội dung tái tạo hiện thực, mà nó cịn là những thông tin về những
cảm xúc, về thái độ, về sự đánh giá, về tư tưởng thẩm mĩ của người đọc.
M.B.Khrapchenco đã chỉ ra rằng “có một hệ số cảm xúc nhất định, một cơ
cấu cảm xúc thuộc cấu trúc tín hiệu thẩm mĩ”. Theo tác giả, “cảm xúc vừa là
cái để truyền đạt trong tín hiệu thẩm mĩ vừa là cái xác định gián tiếp các đối
tượng và hiện thực làm cơ sở cho việc hiểu một tín hiệu thẩm mĩ”.[14, tr.17]
Trong tín hiệu thẩm mĩ, cảm xúc vốn là cái chủ quan của chủ thể sáng tạo, đã
được khách quan hóa thành một phần quan trọng trong cơ cấu nghỉa của tín
hiệu thảm mĩ. Khi nói đến cảm xúc, cũng chính là nói đến những đặc điểm
lịch sử, xã hội, tâm lý, văn học, cá nhân…chi phối cảm xúc cũng như sự nhận
thức – tiếp nhận cảm xúc từ hai phía chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận.
Cùng một nội dung hiện thực nhưng nếu với ý nghĩa biểu cảm khác nhau thì
sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho tín hiệu thẩm mĩ
trong mỗi lần xuất hiện.


13

1.1.2.5. Tính hệ thống
Tín hiệu thẩm mĩ thuộc về một hệ thống nhất định, bởi vậy nó chịu sự
chi phối của những yếu tố khác trong cùng hệ thống thông qua những quan hệ
nhất định.
Tính hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ được xem xét từ hai khía cạnh với
những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm: khía cạnh nội tại (cấu trúc) giữa tín
hiệu với tín hiệu cùng xuất hiện và khía cạnh ngoại tại (chức năng) với những
quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao tiếp của sáng tạo nghệ
thuật, với hiện thực cuộc sống, với chủ thể sáng tạo, với chủ thể tiếp nhận…
1.1.2.6. Tính cấp độ

Các nhà nghiên cứu có những quan niệm về tín hiệu thẩm mĩ trong
những cấp độ đơn vị khác nhau. Tác giả Đỗ Hữu Châu đề xuất phân biệt tín
hiệu thẩm mĩ ở hai cấp độ cơ bản: Ở cấp cơ sở: tín hiệu thẩm mĩ ứng với một
chi tiết, một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới khách quan, ví dụ: mặt trời, con
thuyền, nỗi nhớ…đó là những tín hiệu. Ở cấp độ xây dựng (tín hiệu phức): tín
hiệu thẩm mĩ ứng với nhiều sự vật, hiện tượng....được xây dựng từ những tín
hiệu đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng đơn giản những
tín hiệu thẩm mĩ đơn. Loại tín hiệu phức được tạo ra để biểu hiện những ý
nghĩa thẩm mĩ mới trong tác phẩm văn chương. Thẩm mĩ đơn hay tín hiệu
thẩm mĩ cơ sở có chức năng tham gia cấu tạo nên những tín hiệu thẩm mĩ ở
cấp độ cao hơn trong tác phẩm.
1.1.2.7. Tính hàm súc
Một cái biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa
thẩm mĩ và được cảm thụ, lí giải theo nhiều chiều hướng đa dạng, phong phú
tạo nên tính hàm súc. Tính hàm súc của tín hiệu thẩm mĩ còn nhân lên nhiều
khi ta nhớ đến lượng độc giả vơ cùng lớn, khơng có giới hạn (khơng gian văn


14

hóa) hoặc thời gian văn hóa khác nhau. “Mỗi tín hiệu thẩm mĩ như một viên
ngọc quý: ngọc càng mài càng sáng” [22, tr.6].
1.1.2.8. Tính cá thể
Tín hiệu thẩm mĩ mang tính cá thể nghĩa là tín hiệu thẩm mĩ do cá nhân
sáng tạo ra, mang nét nghĩa riêng của người sáng tạo, thể hiện cái mới, không
lặp lại. Điều đó đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật: cơng
chúng ln địi hỏi nghệ thuật phải sáng tạo, phải có cái mới, hơn nữa chính
điều đó tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của nghệ thuật.
1.1.3. Ngơn ngữ văn chương dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ
Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ được các nhà văn, nhà thơ tiếp

biến từ ngôn ngữ tự nhiên. Nghiên cứu ngơn ngữ văn chương chính là việc
“giải mã” tác phẩm văn học, là quá trình ngược so với nhà văn, nhà thơ. Theo
các tác giả Hoàng Kim Ngọc – Hồng Trọng Phiến cho rằng: Ngơn ngữ văn
chương là thứ ngôn ngữ đặc thù được xây dựng chồng lên trên ngôn ngữ tự
nhiên, cũng tức là trên cơ sở của ngơn ngữ tự nhiên [15,tr.57].
Nghiên cứu tính thẩm mĩ của văn chương thực chất là giải mã tác phẩm
văn học xuất phát từ hình thức biểu hiện bằng ngơn ngữ nghệ thuật để tìm
hiểu các tầng nghĩa của tác phẩm: nghĩa mĩ học, triết học, đạo lí nhân sinh,
văn hóa – xã hội,..Tính thẩm mĩ của ngơn ngữ văn chương phải được nghiên
cứu theo cách nhìn nhận của tín hiệu thẩm mĩ [15, tr 36]. Giá trị nghệ thuật
của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn chương phải được khảo sát từ các
bình diện của ngơn ngữ văn học, gắn với phân tích thi pháp học [15,tr. 63].
Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu bậc hai có chức năng biểu trưng. Ngôn ngữ
văn chương cũng là ngôn ngữ bậc hai cũng có chức năng biểu trưng. Vì vậy,
ngơn ngữ văn chương và tín hiệu thẩm mĩ có mối quan hệ mật thiết. Từ tình
cảm, tư tưởng, tài năng của nhà văn, nhà thơ đến tác phẩm của họ là cả một
khoảng cách. Tác phẩm văn học có nhiều khoảng nằm ngoài ý thức, tầm kiểm


15

soát của họ. Từ tác phẩm đến độc giả, khoảng cách đo lại càng xa hơn. Một
tác phẩm văn chương có giá trị là một tác phẩm có nhiều “khoảng trống”. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn có những phương pháp để tiếp cận, giải mã, lấp đầy
những khoảng trống trong tác phẩm văn chương. Tiếp cận ngơn ngữ văn
chương dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ là một cách tiếp cận rất khoa học.
1.2. Từ và ngữ trong Tiếng Việt
1.2.1. Từ
Từ là đơn vị của ngơn ngữ, có vai trị hết sức quan trọng đối với ngơn
ngữ. Trong suốt q trình lịch sử của ngôn ngữ học, khái niệm từ đã được các

nhà ngôn ngữ nghiên cứu nhiều. Họ đều thống nhất cho rằng: từ là đơn vị
trung tâm, cơ bản của ngơn ngữ. Bởi vì nó là cơ sở trực tiếp tạo nên chuỗi lời
nói. Từ trước nay có hơn 300 định nghĩa về từ nói chung. Ta có thể đưa ra
một số định nghĩa về từ của một số tác giả tiêu biểu như sau:
A.Mây-Yê: Từ là sự kết hợp giữa một ý nghĩa nhất định với một tổ
hợp âm nhất định. Có khả năng đảm nhận một chức năng ngữ pháp nhất định.
[10, tr.36] V.G.Admoni: Từ là đơn vị ngữ pháp do hình vị cấu tạo nên dùng
để biểu thị đối tượng, q trình, tính chất và những mối quan hệ trong hiện
thực, có tính đặc thù rõ rệt và có khả năng kiến lập nhiều mối quan hệ đa dạng
với nhau. [10, tr.38] V.M.Solneev: Từ là đơn vị ngơn ngữ có tính hai mặt: âm
và nghĩa. Có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời nói. [10,
tr.13]
Có thể nói các nhà ngơn ngữ đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về từ
nhưng điểm thống nhất của các nhà nghiên cứu đó là: hình thức ngữ âm và ý
nghĩa, có tính sẵn có, cố định và bắt buộc, là đơn vị thưc tại, hiển nhiên của
ngôn ngữ, đơn vị trực tiếp tạo câu, nhỏ nhất trong câu.
Khi nghiên cứu về từ tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ đã chỉ ra rằng: bên
cạnh đặc điểm chung của từ thì từ tiếng Việt cịn có đặc điểm riêng. Trước


16

tiên về khối lượng phong phú, đa dạng (khoảng hàng vạn từ), diễn tả mọi sắc
thái, nội dung của những người dùng chung thứ tiếng Việt. Giống như ngôn
ngữ khác thì từ tiếng Việt dùng gọi tên: đặc điểm, tính chất, trạng thái,..về
thực tế khách quan.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về từ tiếng Việt:
Hồ Lê: Từ là đơn vị ngơn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện
thực hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính
vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa. [10, tr.104] Nguyễn Kim

Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của
lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý
nghĩa và chức năng ngữ pháp. [11, tr.38] Theo Hồng Phê cùng nhóm tác giả
cuốn “ Từ điển tiếng Việt” : “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hồn
chỉnh và cấu tạo ổn định để đặt câu” [20, tr.1326] Đỗ Hữu Châu: Từ của
Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc
điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng
với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo
câu [2, tr.16]. Đỗ Thị Kim Liên: Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một
hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận
dụng tự do để cấu tạo nên câu. [11, tr.18].
Như vậy, có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ tiếng Việt, xuất
phát từ những góc độ, những quan điểm khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên
cứu đều đưa ra được những đặc điểm cơ bản của từ. Trong bài viết của mình,
chúng tơi sử dụng quan niệm của Đỗ Thị Kim Liên làm cơ sở để khảo sát.
1.2.2. Ngữ
Khi nói, viết, chúng ta thường sử dụng đơn vị thông báo ở cấp độ câu.
Để tạo nên câu cần có từ. Các từ thường sắp xếp theo những quan hệ nào đó
để tạo nên đơn vị lớn hơn từ, đó là ngữ.


17

Ngữ được gọi bằng một số tên gọi khác nhau, xuất phát từ những quan
niệm và mục đích nghiên cứu không giống nhau: đoản ngữ (Nguyễn Tài Cẩn),
cụm từ (Lê Xuân Thại), ngữ đoạn (Lưu Vân Lăng), từ tố (Nguyễn Kim Thản).
Ngữ (hay cụm từ) là những cấu trúc gồm hai từ trở lên, chúng kết hợp
tự do với nhau theo những kiểu quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp nhất định. [11,
tr.75].
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, GS Nguyễn Tài Cẩn viết: “Kết hợp

tiếng với tiếng chúng ta sẽ được những loại đơn vị ngữ pháp cao hơn, gọi
chung là tổ hợp”[1, tr.49]. Trong Ngữ pháp tiếng Việt, GS Đỗ Thị Kim Liên
cũng đã nêu khái niệm “Cụm từ là cấu trúc gồm hai từ trở lên, chúng kết hợp
tự do với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp nhất định”[11, tr.75].
Như vậy, tổ hợp từ có thể hiểu là những từ có cấu tạo từ hai tiếng hay
hai hình vị trở lên và bắt buộc trong những tiếng đó phải có một thành tố trực
tiếp. “Trong tổ hợp tự do, thành tố trực tiếp bao giờ cũng phải là một đơn vị
độc lập: có thể là một tiếng độc lập (từ đơn) một từ ghép hay là một tổ hợp tự
do khác”[1, tr.51], ví dụ chiếc thuyền tình, “thuyền” là từ đơn kết hợp được
với từ “chiếc” (phụ trước) và từ “tình” (phụ sau), hay cánh hoa tươi, “hoa”
là từ đơn kết hợp được với từ “cánh” (phụ trước) và từ “tươi” (phụ sau), …
để làm nên một tổ hợp tự do. “Trong từ ghép (tổ hợp cố định), trái lại, thành
tố trực tiếp một phần khá lớn chính lại là những tiếng thuộc loại khơng độc
lập”,[1, tr.51], những tiếng đó nếu tách riêng ra thì sẽ khơng làm nên ý nghĩa
trọn vẹn của từ, ví dụ đất đai, áo xống, hoa hồng, áo rộng…
Như vậy, ngữ là đơn vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa từ và câu. Loại
ngữ do danh từ làm chính tố gọi là ngữ danh từ, loại ngữ do động từ, tính từ
làm chính tố gọi là ngữ động từ, ngữ tính từ. Trong bài khóa luận của mình,
chúng tơi sử dụng quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn làm cơ sở để khảo sát.


18

1.3 Vài nét về ca dao tình u lứa đơi của người Việt
1.3.1 Các cung bậc và trạng thái tình yêu
Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài
nhiều hơn cả, những nỗi nhớ nhung khi xa cách, những lúc phải tâm sự với
thiên nhiên, những lo lắng trong khi muốn bảo vệ mối tình chung thủy, những
đau thương khi xảy ra những cản trở làm cho ước nguyện khơng thành, rồi
đến khi có chồng rồi lại xảy ra biết bao buồn tủi chỉ vì những kỉ cương phong

kiến,…Tất cả những tình cảm vui buồn ấy, nhân dân Việt Nam đã thổ lộ trong
ca dao, làm cho ca dao có tính trữ tình sâu sắc.
Các cung bậc trạng thái đó thể hiện như thế nào trong ca dao trữ tình.
Ca dao trữ tình là thiên tình ca mn điệu. Thiên tình ca ấy trước hết phải nói
đến tình u đơi lứa với mn ngàn cung bậc tâm trạng. Chủ thể trữ tình là
chàng trai cô gái dưới các vai anh – em, chàng – nàng, thiếp – chàng, mình –
ta, trúc – mai, mận – đào,…Tình yêu bắt đầu từ những buổi gặp gỡ trong sinh
hoạt, trong lao động, bằng những tình cảm đáng u. Và những lời tỏ tình
chân thành cất lên:
Hơm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh chưa sứt chỉ đường tà
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
Mai mốt lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xơi vị,
Một con lợn béo, một vị rượu tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm,


×