Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Sự giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng cứu nước, phát triển xã hội ở việt nam đầu thế kỉ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

Đề tài:
SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI
XU HƯỚNG CỨU NƯỚC, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

SVTH: Phạm Thị Thanh Thúy
Lớp 10 SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Giang
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
trong khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà
Nẵng đã tạo điều kiện cho em được làm Khóa luận tốt
nghiệp này, đây là một cơ hội tốt để em có thể thực hành các
kỹ năng được học trên lớp và cũng giúp ích rất lớn để em
ngày càng tự tin về bản thân mình hơn.
Để hồn thành tốt Khóa luận này, em xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới ThS. Nguyễn Hữu Giang, người đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong q trình
thực hiện Khóa luận của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn
bè, gia đình, người thân những người ln bên cạnh em, cổ
vũ tinh thần lớn lao và đã ủng hộ em trong suốt thời gian
qua.


Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài ............................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp ................................................................................3
6. Đóng góp đề tài .......................................................................................................3
7. Bố cục đề tài ............................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX ......5
1.1. Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ..........................................5
1.1.1. Những điều kiện mới của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ..............................5
1.1.1.1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp .............................6
1.1.1.2. Những điều kiện mới bên ngoài tác động vào Việt Nam .............................11
1.1.2. Những chuyển biến mới trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX .....................13
1.2. Tính chất xã hội và yêu cầu lịch sử Việt Nam đầu XX .....................................17
1.2.1. Tính chất xã hội ...............................................................................................17
1.2.2. Yêu cầu lịch sử Việt Nam đầu XX..................................................................18
Chương 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA HAI XU HƯỚNG CỨU
NƯỚC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX ........................19
2.1. Sự phân hoá thành hai xu hướng cứu nước, phát triển xã hội Việt Nam đầu XX ....19
2.1.1. Cơ sở việc lựa chọn xu hướng bạo động của Phan Bội Châu .........................19
2.1.2. Cơ sở việc lựa chọn xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh .......................22
2.2. Điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng cứu nước, phát triển xã hội Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XIX ...........................................................................................24

2.2.1. Những điểm giống nhau cơ bản ......................................................................24
2.2.1.1. Tinh thần yêu nước ......................................................................................25
2.2.1.2. Mục đích.......................................................................................................26


2.2.1.3. Đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ....28
2.2.2. Những điểm khác nhau cơ bản ........................................................................31
2.2.2.1. Nhiệm vụ cách mạng ....................................................................................31
2.2.2.2. Phương pháp tiến hành .................................................................................35
2.2.2.3. Lực lượng .....................................................................................................39
2.2.2.4. Hình thức tiến hành ......................................................................................41
2.2.2.5. Quá trình tiến hành .......................................................................................44
2.3. Những nhận xét, đánh giá về hai xu hướng cứu nước phát triển xã hội Việt Nam
đầu thế kỉ XX ............................................................................................................49
2.3.1. Những điểm tích cực trong hai xu hướng cứu nước .......................................49
2.3.2. Những điểm hạn chế trong hai xu hướng........................................................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào thời cận đại khi các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu bùng nổ và thành
công, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập đã làm cho sức sản xuất phát
triển nhanh chóng, trên thực tế khối lượng sản phẩm làm ra thời kỳ này lớn hơn
nhiều so với tất cả các thời kỳ trước cộng lại. Thế kỷ XVI đây là giai đoạn chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền; vì thế thị
trường, nhân cơng, ngun liệu là vấn đề sống cịn của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam
lại có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng lớn, nguồn nhân công rẻ mạt nên

đã nằm trong tầm ngắm của thực dân phương tây nói chung và thực dân Pháp nói
riêng. Việc mở rộng của chủ nghĩa thực dân phương Tây sang phương Đơng nói
chung và Việt Nam nói riêng là tất yếu phù hợp với quy luật. Trong lúc đó chế độ
phong kiến Việt Nam đang xảy ra khủng hoảng, suy vong tạo điều kiện cho chủ
nghĩa thực dân phương tây xâm lược. Dưới chiêu bài “ khai phá văn minh” được sự
giúp đỡ của thực dân Tây Ban Nha từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng
bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực
dân trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong
kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu
trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế
quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ,
phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.
Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến
tay sai là khơng tách rời nhau. Đó là u cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền
thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp
xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu
và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Song các
phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con
đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và
một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam

1


đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước. Trước sự khủng hoảng
bế tắc về đường lối cứu nước, trong 20 năm đầu thế kỷ XX của phong trào giải
phóng dân tộc ở nước ta đã diễn ra quá trình tìm kiếm con đường cứu nước mới
theo khuynh hướng tư sản hay vơ sản. Có thể kể đến con đường cứu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh với xu hướng
bạo động và cải cách.Trên thực tế, trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều tác phẩm,

cơng trình nghiên cứu về các xu hướng cứu nước phát triển xã hội Việt Nam đầu thế
kỷ XX nhưng vẫn chưa được chú ý đúng mức. Khi nghiên cứu về hai xu hướng này
sẽ giúp ta hiểu rõ hơn vì sao lại có sự khác nhau giữa hai xu hướng đó của Phan Bội
Châu và Phan Chu Trinh trong bối cảnh lúc bấy giờ. Từ yêu cầu cấp thiết của khoa
học và thực tiễn như vậy, tôi xin chọn đề tài: “Sự giống nhau và khác nhau giữa
hai xu hướng cứu nước, phát triển xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX” cho đề tài
khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một đề tài không phải hồn tồn mới, mà nó đã được giới sử học bàn
đến ở một số khía cạnh. Dưới đây tơi xin điểm qua về lịch sử nghiên cứu của vấn
đề:
Trước hết là tác phẩm Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh của Tôn Quang
Thiệp đã đề cập đến cuộc đời sự nghiệp và việc lựa chọn con đường cứu nước của
hai ông.
Trong sách “ Lịch sử đại cương Việt Nam” (tập 2) của Đinh Xuân Lâm đã đề
cập đến các khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
đặc biệt tác phẩm cũng đã chú ý nhấn mạnh đến khuynh hướng dân chủ tư sản của
Phan Bội Châu với xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh với xu hướng cải cách.
Hay trong tác phẩm “ Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX đến
cách mạng tháng tám” của Trần Văn Giàu cũng đã đề cập đến sự chuyển biến trong
tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Từ thực tế xã hội Việt Nam đâu
thế kỷ XX và nhũng ảnh hưởng bên ngồi hai ơng đã lựa chon con đường cứu nước
mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Tác phẩm “Phan Châu Trinh, thân thế và sự nghiệp” của Huỳnh Lý và “Phan

2


Bội Châu – con người và sự nghiệp cứu nước” của Chương Thâu đã đề cập đến con
người và hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong sự nghiệp cứu

nước, giải phóng dân tộc.
Qua đó cho thấy, rất nhiều tác giả với những cơng trình nghiên cứu khác nhau
cũng đã đề cập đến cuộc đời và hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh,
nhưng mỗi cơng trình có mỗi sắc thái riêng, khai thác từng khía cạnh, từng vấn đề
khác nhau. Nhưng các cơng trình này chưa đi sâu tìm hiểu về sự giống và khác nhau
trong hai xu hướng cứu nước, phát triển xã hội theo khuynh hướng dân chủ tư sản
đầu thế kỷ XX.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu vấn đề này tôi muốn làm rõ về sự giống nhau và khác nhau của
hai xu hướng cứu nước, phát triển xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX và thấy được tại
sao lại có sự khác nhau đó.
4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về hai xu hướng
cứu nước, phát triển xã hội Việt Nam để từ đó thấy được sự giống và khác nhau của
hai xu hướng đó vào đầu thế kỷ XX.
Nhiệm vụ đề tài: làm rõ sự giống nhau và khác nhau của hai xu hướng cứu
nước, phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh lúc bấy giờ.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp
Để hồn thiện đề tài này, tơi chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu thành văn như
sách, báo, tạp chí được lưu trữ tại các thư viện, phịng học liệu khoa Lịch sử trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng; thư viện, phòng học liệu trường Đại học Sư phạm Huế;
thư viện tổng hợp Đà Nẵng; thư viện tổng hợp Huế và các nhà sách tại Đà Nẵng,
Huế; các website...
Phương pháp nghiên cứu: khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu khoa học lịch sử; phương pháp logic; phương pháp so sánh đối chiếu;
phân tích; thống kê.
6. Đóng góp đề tài
Nội dung nghiên cứu là một vấn đề không dễ đối với sinh viên, trong điều kiện

3



lích sử ít và khó tiếp cận. Mong muốn của tôi là làm rõ vấn đề lịch sử khách quan
của đề tài là so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai xu hướng cứu nước, phát
triển xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Với đóng góp đó, tơi hi vọng đề tài là tài liệu quan trọng để phục vụ cho việc
giảng day, tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX ở các trường
học, cũng như phục vụ bạn đọc mong muốn tìm hiểu về hai xu hướng cứu nước,
phát triển xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
7. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo gồm có
hai chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Chương 2: Sự giống nhau và khác nhau của hai xu hướng cứu nước, phát triển
xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX

4


NỘI DUNG

Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.1.1. Những điều kiện mới của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Việt Nam là một dải đất nằm ở phía đơng của bán đảo Đông Dương, ở mõm
đông của lục địa Châu Á, phía đơng và phía nam nhìn ra biển Đơng. Do vậy, Việt
Nam vừa chịu ảnh hưởng của lục địa Châu Á, vừa chịu ảnh hưởng của ấn Độ dương
và Thái Bình Dương. Ở vị trí như vậy Việt Nam có đường giao thơng thuận lợi cả
về đường bộ và đường thủy. Từ Việt Nam dễ tiếp xúc với cá nước trong khi vực
bằng đường bộ và đi ra các nước trên thế giới bằng đường biển. Điều đó thể hiện về

mặt không gian và khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực. Riêng ở
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam lại giữ vị trí chiến lược rất quan
trọng, là bàn đạp để đi sâu vào lục địa gần với Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung
Quốc, xa hơn nữa là đi sâu vào Ấn Độ, Malayxia, Singapo và Inđơnêxia. Ở vị trí
này, Việt Nam là cầu nối liền giữa các nước Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia,
Thái Lan, Myanma) với các nước Đông Nam Á hải đảo (Philippin và Inđơnêxia).
Việt Nam cịn được xác định là nằm ở ranh giới trung gian, nơi tiếp giáp giữa cá lục
địa (châu Á và châu Đại Dương) và giữa các đại dương (Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương). Giữa Châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và cá
nước trong khu vực. Vị trí trên đây đã tạo cho Việt Nam một số lợi thế quan trọng
để phát triển kinh tế-xã hội.
Về mặt tự nhiên vì thuộc đới khí hậu gió mùa nên thực vật ở Việt Nam, với
diện tích rừng chiếm ¾ diện tích cả nước. Việt Nam có nhiều lâm thổ sản quý,
nhiều động vật và những mỏ khoáng sản dễ khai thác. Lại có đường bờ biển dài hơn
3000km, bao lấy lãnh thổ ở cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam nên thuận lợi để
phát triền hàng hải nhất là xây dựng các hải cảng.
Bước sang thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ trên phạm vi
toàn thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu ngày càng
trở nên bức thiết. Tận dụng ưu thế về kinh tế và quân sự, các nước thực dân phương

5


Tây đã đi xâm chiếm các nước khác làm thuộc địa. Phương Đơng nói chung và
Đơng Nam Á nói riêng là một vùng đất màu mỡ và trù phú đã trở thành miếng mồi
ngon béo bở để chúng giành giật nhau. Việt Nam nằm trong vịng xốy đó nên cũng
khơng tránh khỏi nhịm ngó, nhất là đối với tư bản Pháp. Âm mưu xâm lược Việt
Nam của tư bản Pháp là lâu dài và liên tục, bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XVII
và ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt là từ giữa thế kỷ XIX. Và
để làm được điều này thì cần có một lực lượng đi trước dọn đường. Thương nhân và

những nhà truyền giáo là những người làm tốt vấn đề này. Pháp luôn âm mưu can
thiệp vào Việt Nam và tìm mọi cơ hội để thực hiện được âm mưu đó. Cuộc chiến
tranh giữa Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn là dịp tốt để Pháp bắt đầu những can thiệp
quân sự vào nước ta.
Như vậy, trải qua một quá trình lâu dài 1843 đến 1857 thực dân Pháp đã ráo
riết chuẩn bị cho âm mưu của mình một cách “quy mơ và tồn diện, từ điều tra tình
hình - thơng qua việc truyền đạo của các giáo sỹ, thăm dò sức mạnh phòng thủ đến
chuẩn bị lực lượng-trang bị và bộ máy chiến tranh xâm lược”[25, tr.235]. Đến ngày
31 – 8 – 1858 thì liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo đến dàn trận ở Đà Nẵng chuẩn
bị nổ súng mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Và ngay ngày hôm
sau tức là 1 – 9 – 1858 thì chúng chính thức tấn cơng Đà Nẵng. Trước tình hình đó,
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình bước đầu làm thất bại đã âm mưu “đánh
nhanh thắng nhanh” của Pháp. Tuy nhiên về sau, triều đình ngày càng xa rời quần
chúng ngọn cờ cứu nước đã hồn tồn chuyển về tay nhân dân. Khơng những thế,
trong lúc cuộc kháng chiến của nhân dân đang dâng cao triều đình Huế đã từng
bước nhân nhượng Pháp, kí với Pháp từ hiệp ước này đến hiệp ước khác. Đặc biệt,
sau hiệp ước Hác – măng, Pa-tơ-nốt (1883 – 1884) đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn
của Nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam và sự đầu hàng của triều đình Nguyễn
trước thực dân Pháp, đây cũng là điều kiện để Pháp bắt đầu tiến hành khai thác quy
mô lớn trên đất nước ta. Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam có
những biến động đáng kể, từ xã hội phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

1.1.1.1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
Sau gần 40 năm thực dân Pháp cơ bản đã bình định xong Việt Nam, các phong

6


trào võ trang chống Pháp của nhân dân ta tạm thời lắng xuống. Từ năm 1897, Pháp
bắt đầu vạch ra một chương trình khai thác thuộc địa quy mơ trên tồn cõi Đơng

Dương. Mục tiêu cuộc khai thác thuộc địa của Pháp nhằm vơ vét của cải và bóc lột
nhân dân ta.
Ngày 13 – 2 – 1987 tên quan cai trị Pháp đầu tiên là Pôn Đume được cử sang
làm tồn quyền Đơng Dương, để chứng tỏ khả năng của mình y đã đưa ra chương
trình gồm 7 điểm trong đó tập trung vào các vấn đề như : “Hồn thiện cơ cấu tổ
chức hành chính trên tồn lãnh thổ và từng xứ ở Đông Dương, sửa chế độ tài chính,
thuế khóa, xây dựng các thiết bị khai thác, tạo điều kiện chắc chắn cho tư bản Pháp
đầu tư vào Đơng Dương, ổn định tình hình chính trị và qn sự, khuếch trương ảnh
hưởng của Pháp ra Viễn Đông nhất là các vùng lân cận” [3, tr.185 ].
Để thực hiện chương trình trên, Đume đã cho thi hành một loạt chính sách trên
tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự, giáo dục.
Trước hết về chính trị: Nhằm phục vụ cho cơng cuộc khai thác thuộc địa, thực
dân Pháp đã thi hành chính sách “ chia để trị” hết sức thâm độc và chính sách “dùng
người Việt để trị người Việt” để một mặt nhằm chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc
hòng phân tán lực lượng, một mặt chúng lại thống nhất bộ máy thuộc địa ở Đơng
Dương. Vì thế tổ chức Liên bang Đông Dương được thành lập từ năm 1887 tiếp tục
được kiện tồn để chia rẽ nhân dân Đơng Dương trong một cấu trúc giả tạo, xóa bỏ
Việt Nam, Lào, Campuchia ra khỏi bản đồ thế giới.
Cơ quan quyền lực nhất ở Đơng Dương là Phủ tồn quyền, do Toàn quyền
đứng đầu. Toàn quyền là người đại diện trực tiếp của chính phủ Pháp ở Đơng
Dương, có quyền tổ chức các công sở, chỉ định các viên chức cai trị, chịu trách
nhiệm về việc phịng thủ Đơng Dương, lập và duyệt ngân sách hàng năm. Giúp việc
cho toàn quyền có Hội đồng tối cao ở Đơng Dương, gồm giám đốc các công sở, các
viên quan cai trị đầu xứ. chủ sự các phịng thương mại, canh nơng, một vài đại biểu
Nam triều. Hội đồng thường kì họp mỗi năm một lần để thông qua ngân sách Đông
Dương, ngân sách hàng xứ và các việc do toàn quyền đề xuất.
Để dễ bề cai trị thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam
Kì với ba chế độ chính trị khác nhau, Bắc Kì và Trung kì là xứ bảo hộ vẫn cịn giữ

7



lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam kì là xứ thuộc địa, là đất bảo hộ của
Pháp do Thống đốc đứng đầu.
Bên cạnh chính sách “chia để trị”, chính sách “ Dùng người Việt trị người
Việt” cũng được thực dân Pháp thực hiện một cách triệt để, chúng ra sắc lệnh bắt
thanh niên Việt Nam đi lính, lập lực lượng lính khố xanh (6 – 1897), xây dựng lực
lượng cảnh sát đặc biệt, lập sở tình báo an ninh.
Song song với tổ chức hành chính là bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù
dày đặc. Khắp Việt Nam từ huyện, phủ, châu đều có nhà tù trại giam nhằm đàn áp
và dập tắt mọi sự phản kháng của nhân dân ta. Đi đôi với bộ máy quân sự cảnh sát
là hệ thống pháp luật khắc nghiệt với chế độ riêng cho từng xứ.
Như vậy đến đây thực dân Pháp đã hoàn thành việc thiết lập bộ máy chính
quyền thực dân phong kiến ở cả 3 kì nhằm phục vụ cho công cuộc thống trị, khai
thác bốc lột của chúng. Hệ thống chính quyền này được duy trì về cơ bản cho đến
Cách mạng tháng Tám, đó là một hệ thống chính quyền độc đốn, chủ yếu dựa vào
sức mạnh quân sự, dùng vũ lực để đè bẹp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Nó
chia cắt một cách giả tạo và tàn nhẫn sự thống nhất của nước ta, biến cả nước thành
nhà tù lớn, nhân dân ta thành những người tù khổ sai đem mồ hôi, máu và nước mắt
để làm giàu cho bọn tư sản và bọn quan cai trị Pháp.
Về kinh tế: Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
lại có nguồn cơng nhân rẽ mạt. Chính vì vậy sau khi lên nắm quyền Đume đã đề ra
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1896-1914 ) nhằm biến Việt Nam
thành nơi khai thác, bốc lột, cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa của chúng. “
Không một xứ sở nào trên thế giới này... lại có nhiều nguồn lợi như Bắc kì... biết
bao ngành kĩ nghệ phải thiết lập....biết bao chiến dịch xán lạn cần phải vạch
ra....xứ Bắc kì giàu có...từ nơi đây chính quốc tha hồ mà bòn rút đầy tay của cải để
đưa về nước. Ngành xuất cảng của nước Pháp cũng sẽ thấy nơi đây là một nguồn
tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình. Vậy thì hãy tiến lên, tiến lên” [9, tr.112].
Để thực hiện chính sách bốc lột về kinh tế thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt

ruộng đất lập đồn điền và bốc lột địa tô. Ngày 28 – 9 – 1897 tồn quyền Đơng
Dương ra nghị định mở rộng diện áp dụng quyền sở hữu ruộng đất cá nhân ra toàn

8


lãnh thổ, theo đó mọi cơng dân pháp và những người được nhà nước Pháp bảo hộ
có đất do được ban tặng hoặc mua lại của những người có ruộng sẽ thuộc quyền sở
hữu cá nhân của họ. Điều khoản này đã mở đường cho tư bản thực dân Pháp tha hồ
chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Việt Nam: “Tính đến 1915 địa chủ pháp chiếm
4700 ha đất ở Bắc kì và Trung kì. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất từ tay nhà vua
Việt Nam nay đã chuyển sang Nhà nước bảo hộ pháp” [3, tr.188].
Trong lúc đó thương nhân Pháp lại ra sức vơ vét thóc gạo để xuất cảng “Trong
4 năm từ 1905-1909 các hảng buôn Pháp đã xuất cảng 1.022.000 tấn gạo. Trong
khoảng 10 năm từ 1899 - 1908 số gạo xuất cảng là 82 vạn tấn, một năm chiếm tỷ lệ
60% - 70% các mặt hàng xuất khẩu [9, tr.115]. Để có đủ gạo xuất cảng thương nhân
Pháp được chính quyền giúp đỡ đã dùng mọi hình thức ép nơng dân phải bán rẽ gạo
thóc, nơng dân do đó kiệt sức khơng cịn khả năng để cải tiến kỹ thuật canh tác.
Thuế khóa được xem là một nét đặc trưng cho chính sách thực dân của Pháp ở
Đông Dương. Mọi thứ thuế cũ có từ thời phong kiến vẫn được duy trì bên cạnh đó
Pháp cịn đặt thêm nhiều thứ thuế mới như : thuế trực thu là thuế đinh còn gọi là
thuế dân, thuế điền đánh vào ruộng đất, và hoàng loạt thuế gián thu đánh vào hàng
tiêu dùng chủ yếu là thuế muối, rượu, thuốc phiện, các loại thuế này được quy định
như sau: “ thuế thân, thuế đinh đánh vào người dân từ 18 tuổi đến 60 tuổi, ở Bắc kì:
2,50 đồng/ người, ở Trung kì: 2,30 đồng/ người, tương đương với 1 tạ gạo lúc bấy
giờ. Người chết cũng khơng được miễn thuế. Thuế ruộng 1897 hạng nhất đóng 1,50
đồng, nhì 1,10 đồng, hạng ba 0,80 đồng, mức thuế tăng nhưng diện tích định cho
đơn vị mẫu để thu thuế lại giảm, một mẫu Việt Nam theo quy định từ thời Tự Đức là
4970m vuông đến 1897 ở Bắc kì thực dân pháp quy định mỗi mẫu chỉ 3600m vng,
thuế ruộng vì vậy đột nhiên tăng lên có nơi gấp 2,5 lần” [9, tr. 115-116].

Ngồi ra Pháp cịn đặt thuế gián thu, và để đảm bảo những nguồn thu nhập ấy
chính quyền thực dân đã ấn định lượng rượu phải tiêu thụ cho mỗi làng, thuốc phiện
thực tế được khuyến khích tiêu thụ.
Chính sách thuế khóa đã đem lại cho Pháp nguồn lợi lớn. Một sĩ quan Pháp
khẳng định: “món lợi về thuế khóa trở thành niềm bận rộn chủ yếu , mọi việc khác
đều bị xóa mờ” [4, tr. 48].

9


Về thương mại : Việt Nam là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, hàng hóa
Pháp nhập vào Việt Nam hồn tồn miễn thuế, cịn hàng hóa các nước khác vào
Việt Nam phải nộp 25% -120 % giá trị hàng hóa. Chính sách độc quyền thương mại
của thực dân Pháp đã bần cùng hóa nhân dân lao động và bóp chết ngành tiểu thủ
cơng nghiệp của Việt Nam.
Với ngun tắc không phát triển công nghiệp nặng , biến nước ta thành thị
trường cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc, tồn bộ chính
sách đầu tư, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam phụ thuộc hồn tồn vào nền kinh tế chính quốc “ Ai đã qua xứ
Đông Dương đều sửng sốt về sự khốn cùng tột độ của dân chúng. Hầu hết nhà ở
đều là những túp lều vách đất lợp rạ” [7, tr.29].
Về văn hóa giáo dục :
Trong văn hố, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân
đồng thời truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc
địa của mình. Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần
chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh
của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt
với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc.
Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ
trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện

chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thơng dịch viên và những
người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá
chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán.
Hệ thống giáo dục mới sau hai lần cải cách, đến năm 1917 đã thực sự trở
thành “Pháp hố” gồm có ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Ở cấp
tiểu học học sinh sẽ theo học trong 5 năm. Bên cạnh các trường tiểu học và trung
học, chính quyền thuộc địa cũng đã chú ý xây dựng các trường chuyên nghiệp và
dạy nghề: các trường sư phạm ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Gia Định; các trường
chuyên nghiệp và xưởng học nghề; các trường kỹ thuật thực hành, mỹ thuật thực
hành... Cuối năm 1907, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Đông Kinh nghĩa thục và

10


ngăn chặn thanh niên xuất dương sang Nhật theo phong trào Đông Du, đồng thời để
cổ động cho thế lực của nước Pháp ở Á Đông, thực dân Pháp đã quyết định mở
trường Đại học Đông Dương.
Tuy nhiên, trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này,
thực dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay
vào đó là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ
người Việt Nam “mất gốc”, khơng có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của
người dân mất nước, nơ lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị của
thực dân.
Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính
sách đầu độc, truỵ lạc hố đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ
đoạn. Những thói hư tật xấu được chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng. Nạn cờ
bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế. Tệ uống rượu
khơng bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải uống một loại rượu nặng độ
do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước. Thuốc phiện đã trở thành
một công cụ hữu hiệu để đầu độc người dân, đặc biệt là giới trẻ. Chính quyền các

cấp đã tìm mọi cách để ép các viên chức từ công sứ cho tới các nhân viên văn
phòng tăng mức tiêu thụ rượu và thuốc phiện lên mức cao nhất có thể. Nạn mại dâm
cũng được thực dân Pháp dung túng và trở nên phổ biến ở các thành phố lớn... Ở
nông thôn và miền núi, các hủ tục về ma chay cưới xin còn tồn tại, nạn bói tốn,
đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề.
Rõ ràng, song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực
hiện những chính sách nơ dịch về văn hố hết sức phản động hịng xơ đẩy nhân dân
vào vịng ngu dốt, thất học; truỵ lạc về thể xác, bạc nhược về tinh thần. Những
truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hoá dân tộc bị kìm hãm. Nền văn hố dân tộc đã
bị chà đạp một cách thô bạo. Tuy nhiên thực dân Pháp không thể ngăn trở được
những trào lưu văn hoá dân tộc tiến bộ đã xuất hiện và phát triển trong thời gian
này.

1.1.1.2. Những điều kiện mới bên ngoài tác động vào Việt Nam
Cùng với tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực

11


dân Pháp, phong trào “châu Á thức tỉnh” mà trung tâm là Trung Quốc và Nhật Bản
được truyền vào Việt Nam như một luồng gió mới. Những gì trước đây được
ngưỡng mộ là khuôn phép của một xã hội đã trở thành đối tượng cơng kích của tư
tưởng mới. “châu Á thức tỉnh” như một cơn gió lạ đã cuốn hút suy nghĩ của các sĩ
phu yêu nước Việt Nam cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nhật Bản một đất nước cường thịnh, là thành quả của những năm tháng Duy
Tân vào nữa sau thế kỷ XIX. Từ một nước phong kiến trì trệ, lạc hậu cũng phải
gánh chịu nhiều tổn thất qua một số điều ước với các nước thực dân phương Tây,
Nhật bản đã tạo một cách đi riêng, một con đường riêng đưa cả dân tộc thoát hiểm
vươn lên tự lập tự cường. Đồng thời với thắng lợi của Minh Trị Duy Tân (1868) và
sự thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc đấu tranh Nga - Nhật (1905) đã vang dội khắp

năm châu, tác động mạnh mẽ đến các nhà yêu nước Việt Nam cũng như nhiều nhà
yêu nước khác trong khu vực châu Á. Họ bỏ qua bản chất của đế quốc Nhật chỉ chú
ý đến việc một nước da vàng đánh bại một nước da trắng, và chỉ điều đó thơi thì
Nhật xứng đáng được làm anh cả, làm đầu đàn cho Châu Á vùng lên.
Trong bối cảnh trên một số người yêu nước nghĩ rằng tự ta không đủ sức mạnh
để đánh đuổi giặc Pháp, thì nay nếu cịn muốn tiếp tục chí hướng đó khơng thể
khơng cầu viện nước ngồi. Muốn tìm ngoại viện khơng gì bằng sang Nhật một
nước đồng văn , đồng chủng loại là một nước tân tiến.
Ngoài tác động của sự kiện Nhật Bản thời kì này cịn có các sự kiện diễn ra tại
Trung Hoa. Đối với nước ta Trung Hoa không chỉ là một nước đồng văn, đồng
chủng mà là một nước cùng cảnh ngộ. Cuối thế kỷ XIX nhiều biến cố về chính trị,
tư tưởng Trung Quốc đã nhanh chống dội vào Việt Nam đặc biệt là tư tưởng của
Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
Nhiều sĩ phu Việt Nam đã tìm cách tiếp cận với tân thư, tân văn và tư tưởng tư
sản qua sách báo Trung Quốc qua những bộ sách tiêu biểu như “Đại đồng thư”của
Khang Hữu Vi, “Trung Đông chiến kỳ”, “Pháp phổ chiến kỳ”, “Mậu tuất chính
biến”, đặc biệt là những tác phẩm của Lương Khải Siêu như “Trung Quốc hồn”,
“Âm băng thất”, đọc Trung Quốc hồn người đọc cảm thấy Lương Khải Siêu khơng
chỉ nói về Trung quốc mà đang nói về Việt Nam với tất cả lạc hậu của xã hội,

12


những hiểm họa đối với nịi giống trước tình hình mới. Thơng qua tân thư, tân văn
nói trên tư tưởng dân chủ tư sản Phương tây của Vônte, Rút xô, Môngxkiơ được
giới thiệu với các sĩ phu Việt Nam và cung cấp cho họ nhiều kiến thức mới về tư
tưởng chính trị và truyền cho họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng.
1.1.2. Những chuyển biến mới trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
Chương trình khai thác thuộc địa đã tác động sâu sắc đến nước ta. Hậu quả của
chính sách vơ vét và đồng hóa chúng đã cướp đi của nước ta những sản vật quý báu,

làm suy kiệt trí tuệ và sức lực của nhiều con người thế hệ Việt Nam. Trên bình diện
khách quan mà xét chính sách khai thác thuộc địa có mặt trái của nó. Khi sử dụng
phương tiện của nền văn minh cơng nghiệp đã làm nảy sinh những nhân tố tích cực,
tính hai mặt của một vấn đề buộc thực dân Pháp phải chấp nhận mặc dù đó là sự bất
đắc dĩ.
Để thực hiện chương trình khai thác thuộc địa, từ 1896 - 1914 Pháp đã tăng
cường vốn đầu tư và khai thác với nhịp điệu chưa từng có, “pháp đầu tư 514 triệu
frăng dưới hình thức tiền vay vốn, đặc biệt ở Nam kì, thực dân Pháp bỏ vốn hoặc
hùn vốn để tư nhân khai thác hoặc thành lập các công ty liên doanh trong các
ngành kinh tế” [17, tr.89].
Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, tính chất của nền kinh tế và xã hội
Việt Nam có những biến đổi, kinh tế Việt Nam từ một kinh tế độc lập đã trở thành
một nền kinh tế mang tính chất thực dân nữa phong kiến.
Trong nông nghiệp: là ngành đầu tư ít vốn mà dễ dàng thu được lợi nhuận. Vì
vậy, ngay từ những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào đấu tranh vũ trang của
nhân dân ta đang phát triển mạnh, chúng đã ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nhân
dân ta trên quy mô lớn với nhiều hình thức. Năm 1890, cả nước bị thực dân Pháp
chiếm 10.900 hecta, năm 1900 chúng đã chiếm 301.000 hecta. Năm 1907 chúng đã
lập ra 244 đồn điền và chú trọng đầu tư vào các cây trồng như cao su, cà phê, hồ
tiêu và chè. Việc đầu tư của pháp đã làm cho nền nơng nghiệp Việt Nam có sự
chuyển biến theo hướng tư bản chủ nghĩa các cơ sở chế biến và sản xuất hàng hóa
lần lượt xuất hiện, các nhà máy xay sát, xay bột, nấu rượu nối tiếp nhau mọc lên.
Trong công nghiệp, thực dân Pháp chú ý đầu tư vào các ngành công nghiệp

13


khai thác than, khoáng sản và một số ngành xi măng, vải sợi, chế biến nơng
sản…Với chính sách đầu tư đó, trong thời gian này ở Việt Nam cũng xuất hiện một
nền cơng nghiệp mới đó là hệ thống các hầm mỏ, cơng trường, xí nghiệp của tư sản

Pháp, Hoa kiều, và Việt Nam. Số lượng các xí nghiệp ngày càng tăng, năm 1903 có
82 xí nghiệp, năm 1906 tăng lên 200 xí nghiệp và tiêu biểu như nhà máy điện nước
Hà Nội - Sài Gòn, xi măng Hải Phòng, tơ Nam Định, rượu Hà Nội, Hải Dương.
Giao thông vận tải là một trong những trọng tâm trong chương trình khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế và quân sự. Để
thực hiện điều đó pháp xây dựng một số cầu lớn như: cầu Long Biên (Hà Nội), Cầu
tràng tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gịn), trong đó lớn nhất là cầu Long Biên dài 1700
m, một số cửa biển được tu sửa như Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam
Ranh, Quy Nhơn...
Mở mang đường sắt là một việc được giới tư sản ưu tiên hàng đầu để chuyên
chở hàng hóa nguyên liệu và là phương tiện để chúng mau chóng đưa quân đội tới
những nơi cần thiết để đàn áp các cuộc nổi dậy của dân chúng. Năm 1902 xây dựng
tuyến xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Vinh (1905), Đà Nẵng - Huế (1906), Sài
Gòn - Nha trang (1909). Tính đến năm 1912 tổng số đường sắt đã làm xong ở Việt
Nam là 2059 km.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp với sự du nhập của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong quá trình khai thác đã tác động làm
cho nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nhất định theo hướng tư bản chủ
nghĩa, tuy nhiên do mục đích thực dân của chính sách kinh tế và khai thác thuộc địa,
do âm mưu của Pháp duy trì giai cấp phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến cùng
với phương thức bốc lột của nó làm cho nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc và kìm
hãm trong tình trạng nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu.
Tóm lại sau hơn 20 năm “khai hóa” của người Pháp, Việt Nam thực sự trở
thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi bổ sung nguyên liệu cho công nghiệp
Pháp. Bộ phận kinh tế thực dân khơng giúp ích được gì cho sự phát triển kinh tế
nước ta mà cịn kìm hãm nghiêm trọng. Nền kinh tế tư sản dân tộc non trẻ phụ thuộc
quá nhiều vào nền kinh tế chính quốc khơng có sức đột phá mạnh để giải phóng lực

14



lượng sản xuất. Kinh tế nơng nghiệp tuy có được lơi cuốn vào kinh tế hàng hóa bởi
việc sản xuất cảng gạo, song khơng tích lũy được bởi nhân dân phải đống thuế các
nặng và vẫn nguyên ở tình trạng lạc hậu.
Chính sách kinh tế, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng đã tác động làm
phân hóa giai cấp, tầng lớp mới đó là : Cơng nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Giai cấp địa chủ, phong kiến phân hóa thành hai bộ phận: một bộ phận nhỏ là
đại địa chủ giàu có lên nhờ dựa vào Pháp chống lại cách mạng , một bộ phận là
trung và tiểu địa chủ bị đế quốc chèn ép đụng chạm đến quyền lợi nên ít nhiều có
tinh thần chống Pháp, tham gia vào phong trào yêu nước khi có điều kiện.
Giai cấp nơng dân: là đối tượng bóc lột chính của đế quốc thực dân và phong
kiến địa chủ. Bên cạnh chịu nạn thuế khóa, địa tơ, phu phen, tạp dịch, họ cịn bị
cướp hết ruộng đất, bị mất đất, đói khổ người nông dân phải tràn ra các thành phố
đến các công trường, hầm mỏ, đồn điền để kiếm sống nhưng chỉ có một bộ phận có
việc làm, do đó họ có mối thù sâu sắc với đế quốc, phong kiến có tinh thần đấu
tranh và là lực lượng cách mạng to lớn.
Ngồi ra hai giai cấp trên trong cơng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cịn
có sự ra đời của một giai cấp mới là giai cấp công nhân, đó là những người lao động
làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, cơng trường, xí nghiệp cơng nghiệp, các
ngành giao thông vận tải. Đến 1914 giai cấp công nhân đã tăng lên 10 vạn người và
đã thực sự trở thành một giai cấp. Tuy nhiên giai cấp công nhân Việt Nam đầu thể
kỷ XX vẫn còn non trẻ, đang ở trình độ tự phát.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã đưa đến sự xuất hiện của
những nhà tư sản họ là những người làm trung gian thầu khoán, đại lý tiêu thụ, nhà
cung cấp nguyên vật liệu, những người chủ thầu thuê mướn nhân cơng, trở thành
nhà tư sản cịn là những chủ xưởng thủ cơng, những nhà bn giàu có lên rồi đứng
ra lập công ty, tổ chức hội buôn.
Một tầng lớp khác cũng được xuất hiện là tiểu tư sản đây là thành phần khá
phức tạp đó là những tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công truyền thống,
những tiểu thương, dân nghèo thành thị, nhà báo, nhà văn.

Những chính sách của thực dân pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những

15


chuyển biến nhất định, nhưng cũng làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai
cấp trong xã hội Việt Nam trở nên gay gắt. Những thay đổi đó cùng với sự phân hóa
giai cấp cũ, và sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới đã tạo ra những điều kiện bên
trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới đầu thế kỷ XX. Cụ
thể: giai cấp địa chủ phần lớn vẫn kinh doanh theo lối cũ nhưng có sự giúp đỡ của
Pháp, trở thành công cụ, tay sai đắc lực của Pháp trong việc đàn áp nhân dân ta.
Nơng dân là nạn nhân chính của cuộc khai thác, phải chịu sưu cao thuế nặng và có
mâu thuẫn sâu sắc với thực dân, phong kiến, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào hễ
có người phát động. Công nhân mặc dù mới xuất hiện nhưng bị bóc lột, bần cùng tự
phát đứng lên chống Pháp và phong kiến nhằm đòi quyền lợi cho giai cấp mình là
kinh tế. Tầng lớp Tư sản, phần lớn họ kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa lại
nhận được sự giúp đỡ từ Pháp vì vậy họ ít có tinh thần cách mạng. Cịn tiểu tư sản
thành thị ngày càng phát triển nhanh chủ yếu học sinh, sinh viên, các nhà trí thức và
những người trung gan ở thành thị… đời sống bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa. Đây là
tầng lớp hăng hái trong tiếp nhận những cái mới, tư tưởng mới từ bên ngồi; nhưng
do khơng ổn định về chính trị nên họ dễ bị lơi kéo. Ngồi ra cịn có một bộ phận
thức thời tiến bộ vươn lên đầu thế kỉ XX; họ không cam chịu vinh hoa, phú quý của
thực dân Pháp, phong kiến cả gan đi tìm một con đường mới – chân lí cho dân tộc.
Như vậy cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới sự tác động của công cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất, kinh tế xã hội Việt Nam có những chuyển biến mạnh
mẽ, cùng với ảnh hưởng mạnh mẽ của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đặc biệt là
từ bên ngoài dội vào được xem là yếu tố khách quan thì đây là yếu tố chủ quan hình
thành nên phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn này. Mặt khác, trước sự bất lực
của giai cấp cũ và sự non trẻ của giai cấp mới, tầng lớp sĩ phu tư sản hóa đã nhận
thức được những yêu cầu về sự thay đổi phát triển xã hội. Họ đều thấy rằng không

thể tồn tại và phát triển nếu như còn chế độ phong kiến và họ đã nhận lấy sứ mệnh
lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Song do tiếp xúc với tư tưởng mới và sự
nhận thức nó ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào chủ quan của từng người. Do đó ở
nước ta có khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX phân hóa thành hai xu
hướng đó là xu hướng bạo động và xu hướng cải cách, mà đại diện tiêu biểu này là

16


Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.
1.2. Tính chất xã hội và yêu cầu lịch sử Việt Nam đầu XX
1.2.1. Tính chất xã hội
Đầu thế kỉ XX những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội trong cuộc khai
thác cùng với tác động bên ngoài như Tân thư, những điều kiện chính trị châu Á đã
làm thay đổi tính chất xã hội Việt Nam. Điều kiện bên trong nó đảm bảo để phát
huy những điều kiện bên ngồi. Cịn điều kiện bên ngoài tác động tập hợp các xu
hướng yêu nước khác nhau đi theo cùng một xu hướng tích cực, phát triển mạnh mẽ
phù hợp với thời đại.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ, cả điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài đều
diễn ra song song đồng thời; tác động lẫn nhau làm cho xã hội Việt Nam có sự
chuyển biến sâu sắc, ảnh hưởng đến mọi giai cấp, tầng lớp và mọi phương diện:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong kinh tế thực dân Pháp đã hoàn thành xâm
lược Việt Nam nhưng chúng vẫn khơng xóa bỏ giai cấp phong kiến nhưng vẫn duy
trì làm cơng cụ bó lột. Vì thế kinh tế Việt Nam không đơn thuần là nền kinh tế tự
cung tự cấp như trước mà là sự kết hợp kinh tế giữa địa chủ phong kiến và kinh tế
tư bản; nó kéo theo sự kết hợp về phương phức bóc lột. Trước đây bóc lột theo kiểu
địa chủ phong kiến chủ yếu dùng thuế đinh và điền nhưng giờ có sự kết hợp mới là
dùng sức lao động, ngồi ra cịn đặt ra nhiều thứ thuế vô lý: thuế muối, thuế chợ…
Về mặt xã hội, Việt Nam từ một nước phong kiến vốn có biến thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến. Về chính trị - tư tưởng: ý thức hệ phong kiến đã bị phá

sản, vấn đề đặt ra cái mới là gì? Con đường mới ở đâu? Và phong trào cách mạng
Việt Nam sẽ ra sao?... Đầu thế kỉ XX yếu tố dân chủ tư sản đã được du nhập vào
Việt Nam được tầng lớp văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp nhận. Họ đứng ra
lãnh đạo cách mạng Việt Nam.p
Mặt khác trong giai đoạn này, bắt đầu nêu lên giá trị làm người, muốn thực
hiện được phải từ bỏ cái cũ, cái lạc hậu (thấy rõ sự bất lực của hệ tư tưởng cũ) và xã
hội Việt Nam phải đi theo một con đường mới. Trong tình hình như vậy, Tân thư đã
vào Việt Nam, những sĩ phu yêu nước đầu XX đã tiếp thu nó và đã dẫn đến những
thay đổi trong hệ tư tưởng bấy giờ. Tuy nhiên sự thay đổi này không phải dựa vào

17


cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện tại mà hoàn toàn dựa vào thức tỉnh dân tộc; ý
thức tự cường, tự chủ, truyền thống đấu tranh… Và những nhà lãnh đạo đầu XX họ
vừa là nhà chính trị vừa là người kinh doanh.
Như vậy, chính những sự thay đổi trong xã hội Việt Nam đã đưa đến một yêu
cầu lịch sử đó là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước vào đầu thế kỉ XX.
1.2.2. Yêu cầu lịch sử Việt Nam đầu XX
Với thất bại của phong trào Cần Vương và phong trào võ trang chống Pháp
cuối thế kỉ XIX khi thực dân Pháp về cơ bản đã hồn thành xong cơng cuộc bình
định nước ta về mặt quân sự và đặt nhân dân Việt Nam dưới sự thống trị của Pháp.
Tuy bị đánh bại nhưng người Việt Nam vẫn khơng chịu khuất phục chính Pơn
Đume cũng phải thú nhận rằng: “… Họ sẵn sàng nắm lấy thời cơ thuận lợ hay một
phút yếu đuối của chúng ta để lật nhào ách nặng trên cổ” [5, tr.20].
Trong bối cảnh đó, thì tầng lớp sĩ phu u nước cuối thế kỉ XIX có sự phân
hố sâu sắc, một bộ phận sống ẩn dật để chờ thời cơ, một bộ phận chán đời tiêu cực
không hoạt động cứu nước nữa, còn một số khác quay về hợp tác vơi chính quyền
thực dân. Tuy nhiên, đa số các sĩ phu mang trong mình tâm trạng bi quan chán nản
và bng xuôi cho rằng tất cả đã không thể cứu vãn.

Mặt khác, giữa lúc ách áp bức, thống trị của thực dân phong kiến ngày càng
nặng nề hơn thì phong trào đấu tranh theo kiểu cũ đã thất bại một thế hệ mới đã
vươn lên ứng yêu cầu đòi hỏi của lịch sử dân tộc. Lúc này hai điều kiện mới tác
động vào Việt Nam: Tân thư và những điều kiện chính trị ở châu Á đã tạo điều kiện
cho con người giải quyết được yêu cầu lịch sử. Những điều kiện bên trong và ảnh
hưởng bên ngoài đã dẫn đến những chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội mà đáng chú ý là lĩnh vực chính trị.
Đầu thế kỉ XX, ba đặc trưng về dân tộc đã mất: đất đai thuộc Pháp, con người
làm nơ lê, chính quyền đã mất. Phong trào yêu nước trong giai đoạn này đã đề cập
đến những vấn đề mới mẻ như dân chủ, dân quyền; họ nhận thức được mất nước là
mất độc lập, phải giành độc lập chủ. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc bấy giờ
“cứu nước, cứu dân”, giành lại độc lập cho dân tộc.

18


Chương 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA HAI XU HƯỚNG CỨU
NƯỚC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
2.1. Sự phân hoá thành hai xu hướng cứu nước, phát triển xã hội Việt
Nam đầu XX
Trước những tác động từ những điều kiện mới bên ngoài cũng như những điều
kiện bên trong đã làm xuất hiện xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới:
khuynh hướng dân chủ tư sản với những đại diện tiêu biểu đó là Phan Bội Châu với
xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh với xu hướng cải cách.
2.1.1. Cơ sở việc lựa chọn xu hướng bạo động của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu cịn có tên là Phan Văn San, tự là Sào Nam, sinh ngày 26 – 12
- 1867 trong một gia đình nho nghèo yêu nước ở huyện Nam Đàn - Nghệ An một
miền quê giàu truyền thống cách mạng. Trong cuốn Niên Biểu, Phan Bội Châu có
viết: “Phan Văn Phổ tiên sinh là cha tôi và Nguyễn Thị Nhàn nữ sĩ là mẹ tôi. Hai
người sinh tôi vào năm Đinh Mão 1867, tháng Chạp tại làng Sa Nam xã Đông Liệt

(nay là xã Nam Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Làng ở dưới chân núi Hùng
trên sông Lam nguyên mấu quán tôi” [12, tr.89].
Phan Bội Châu sinh ra vào lúc Nam Kì đã rơi vào thực dân Pháp: “Lúc cha tôi
30 tuổi mới cưới mẹ tôi về, đến năm 36 tuổi mới sinh ra tơi. Chính giữa năm sinh ra
tơi thì nước ta mất Nam kì đã 5 năm rồi(1862 - 1867). Một tiếng khóc oe oe như
hình đã cảnh báo cho rằng: mầy đã sắp làm người vong quốc rồi đó” [12, tr.45].
Sinh trưởng ở nơi có phong trào Cần Vương mạnh, nhờ tiếp thu truyền thống
của bậc cha anh ngay từ nhỏ Phan Bội Châu đã có lòng yêu nước và lòng căm thù
giặc sâu sắc. Năm 17 tuổi khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1882
– 1883) ông kêu gọi nhân dân nỗi dậy. Năm 19 tuổi khi kinh thành Huế thất thủ
(1885) ông tập trung các bạn học cùng quê lập đội “Thiếu sinh quân”.
Những hoạt động cứu nước đầu tiên có tính chất tự phát ấy nối tiếp nhau thất
bại làm cho Phan Bội Châu nhận ra vấn đề cần phải có danh vọng mới tập hợp được
dân chúng đánh giặc cứu nước. Ông đi thi năm 1890 và đỗ thủ khoa ở kì thi Hương
ở Nghệ An. Cùng năm đó thân sinh Phan Bội Châu mất, ơng hăng hái dấn thân vào
con đường hoạt động cứu nước. “Sau khi thân phụ qua đời, Phan Bội Châu mới

19


toàn tâm, toàn lý lo nghĩ việc nước và ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Đây
cũng chính là lí do để cắt nghĩa tại sao Phân Bội Châu gần 40 tuổi mới thực sự
bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Một việc không được nhắc đến trong hồi
kí của Phan Bội Châu, nhưng theo truyện kí của Tơn Quang Phiệt thì khi xuất
dương nghĩ đến việc xuất cảnh bí mật bị nhà đương cục phát hiện để khỏi liên lụy
đến vợ con cịn ở trong nước, ơng đã ly hôn hai bà vợ” [39, tr.11].
Con đường mà Phan Bội Châu lựa chọn đó là con đường cứu nước theo dân
chủ tư sản. Sở dĩ Phan Bội Châu lựa chọn theo con đường cứu nước đó là do ảnh
hưởng của cách mạng Trung Quốc, trong đó Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng nhiều
nhất là tư tưởng Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi – sĩ phu canh tân yêu nước của

Trung Quốc.
Năm 1897 khi Phan Bội Châu dạy học ở Huế, trong lúc lui tới nhà của Nguyễn
Thượng Hiền, Phan được cho đọc một số tân thư của Trung Quốc do Lương Khải
Siêu và Khang Hữu Vi soạn như: “Trung đơng chiến kỉ”, “Thế pháp chiến kỉ”,
“Doanh hồn chiến lược”, nói về tình hình chính trị và một số cuộc chiến tranh thế
giới, nhãn quang chính trị của Phan Bội Châu được mở rộng. Sự ảnh hưởng đó còn
được Phan Bội Châu viết trong tác phẩm tự phán: “Lúc cịn ở trong nước được đọc
sách “Mậu tuất chính biến”, “Trung Quốc hồn”, “Tân dân tùng báo” đều do tay
ông Lương Khải Siêu soạn ra tôi rất hâm mộ” [1, tr. 61].
Không chỉ ở trong nước mà khi Phan Bội Châu sang Nhật Bản ảnh hưởng của
Lương Khải Siêu đối với Phan Bội Châu cũng không nhỏ. Tại Nhật, Phan Bội Châu
đã tự viết thư giới thiệu chính mình với Lương Khải Siêu bằng những câu thơ: “Lạc
địa nhất thanh khốc, tức dĩ tương tri, độc thư thập niên nhãn, toại thành thơng
gia…” ( Nghĩa là: Lọt lịng một tiếng khóc, tức đã là tương tri; Đọc sách trong
mười năm , thành ra tình nghĩa thơng gia...) [37, tr.27]. Những câu thơ trên đã
khiến Lương Khải Siêu cảm động, cuộc gặp gở giữa hai con người dường như đã là
tương tri ấy đã giúp Phan Bội Châu nhận ra được nhiều điều. Lương đã khuyên
Phan Bội Châu ba vấn đề lớn: thứ nhất, không nên cầu viện Nhật Bản đánh Pháp để
giải phóng dân tộc; thứ hai, Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu nên tranh thủ
sự ủng hộ của nhật bản nhưng chỉ về mặt ngoại giao; thứ ba, nên chấn hưng đất

20


nước . Về vấn đề này Lương Khải Siêu đã gợi ý như sau: “ Để thực hiện mưu đồ kế
hoạch khơi phục Việt Nam có ba điều cần yếu: một là, thực lực trong nước, cần
phải bồi dưỡng “dân trí”,“ dân khí”,“nhân tài”; hai là, viện trợ của Lưỡng Quãng,
nơi cung cấp quân đội, vũ khí và lương thực ; ba là, sự ủng hộ của Nhật Bản, chỉ về
mặt ngoại giao, nhanh chống đạt được sự công nhận của một cường quốc Châu Á
là Nhật Bản đối với Việt Nam như là một quốc gia độc lập” [37, tr.29].

Như vậy cái cốt lõi trong 3 vấn đề mà Lương Khải Siêu nêu trên là vấn đề
chấn hưng thực lực trong nước, vấn đề bồi dưỡng dân trí, dân khí, nhân tài. Đã có
nhiều tác giả bàn về vấn đề này và phần lớn đều cho quan niệm của Lương Khải
Siêu khuyên Phan Bội Châu là chân thành đúng đắn. Quả thật trong thời điểm hiện
tại việc Phan Bội Châu và Duy tân hội mong chờ Nhật Bản viện trợ vũ khí và binh
lực cho Việt Nam đánh Pháp là điều không thể tưởng. Cũng như Việt Nam chưa
giành được độc lập dân tộc thì cũng rất khó để tìm kiếm được sự cơng nhận về mặt
ngoại giao.
Khơng chỉ thế Lương Khải Siêu còn giúp Phan Bội Châu rất nhiều trong quá
trình hoạt động cứu nước: “Lương Khải Siêu đã giúp Phan Bội Châu rất nhiều
trong việc thành lập Duy tân hội . Từ chủ trương cổ động thanh niên xuất dương đi
đến việc thành lập các hội nông- cơng- thương để một mặt tập hợp đồn kết lực
lượng nơng dân mở mang dân trí được dễ dàng giúp cho việc vận động nhiều thanh
niên xuất dương, một mặt để làm những cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào Đơng
Du và cũng là hình ảnh sống động của thời Mậu Tuất biến pháp của Lương Khải
Siêu đã thực hiện ở Trung Quốc” [21, tr.591-592].
Chương Thâu cũng đã từng nhận xét về ảnh hưởng của Lương Khải Siêu đối
với Phan Bội Châu: “Cụ đã được Lương Khải Siêu tận tình giúp đỡ về điều kiện vật
chất lẫn lí luận về phương pháp vận động cách mạng. Chính nhờ Lương mà cụ tự
cảm thấy được mở rộng, mắt sáng ra. Lương Khải Siêu đã để lại tư tưởng dấu vết
trong Phan Bội Châu những vấn đề dân chủ, dân quyền cũng như các vấn đề về tổ
chức bộ máy nhà nước theo kiểu quân chủ lập hiến, vai trò của nghị viện, chính
phủ” [3, tr.89].
Chính trong niên biểu Phan Bội Châu đã viết: “Tôi được nghe bấy nhiêu lời,

21


×