Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Khắc phục một số lỗi hay mắc phải khi vận dụng công thức để giải bài tập phần axit nucleic đối với học sinh có học lực trung bình và yếu tại trường THPT tĩnh gia 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.33 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
1.
Mở
đầu..............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ...............................................................4
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN........................................5
2.2.1. Về thực trạng......................................................................................5
2.2.2. Về nguyên nhân..................................................................................5
2.3. Một số lỗi thường mắc phải của học sinh khi vận dụng
công thức để giải các bài tập liên quan đến axit nucleic.......................6
2.3.1. Dạng 1: Học sinh nhần khoảng cách giữa 2 bazo với số pi................6
2.3.2. Dạng 2: Học sinh nhầm cơng thức tính số liên kết hydro
với số nucleotit ....................................................................................6
2.3.3. Dạng 3: Học sinh nhớ sai cơng thức tính số chu kỳ xoắn...................7
2.3.4. Dạng 4: Học sinh tính sai số lần nhân đơi
...............7
2.3.5. Dạng 5: Học sinh viết sai số nucleotit với %nucleotit
...........8
2.3.6. Dạng 6: Học sinh nhầm cấu tạo giữa ADN và ARN ..........................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiếm kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .................................9
3. Kết luận và đề xuất........................................................................................11
3.1. Kết luận..................................................................................................11
3. 2. Đề xuất..................................................................................................11
Tài liệu tham khảo.............................................................................................12


Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng
khoa học Ngành đánh giá từ loại C trở lên....................................................13
Phụ lục ...............................................................................................................14
Phụ lục 1.............................................................................................................14
Phụ lục 2........................................................................................................15
Phụ lục 2........................................................................................................15
Phụ lục 3........................................................................................................15

1


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Bài tập sinh học là một nội dung khó trong chương trình sinh học phổ
thơng, đặc biệt là trong bối cảnh vai trị của môn sinh học chỉ chiếm số lượng
khá khiêm tốn trong tỉ lệ các khối thi, ngành tuyển sinh của các trường đại học
và cao đẳng. Phần lớn học sinh cảm thấy khó khăn khi giải quyết các bài tập
sinh học trong khi so với các môn tự nhiên như tốn, lý, hóa thì số lượng cơng
thức và mức độ vận dụng cao thì mơn sinh học vẫn là một mơn học "dễ thở".
Điều mà học sinh coi là "khó" có lẽ phần lớn là vì học sinh khơng thực sự có
nhiều động lực học tập mơn sinh học và thường mắc một số sai lầm cơ bản trong
quá trình giải bài tập dẫn đến tâm lý thiếu tự tin khi học tập môn sinh học. Mặt
khác đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây đã đề cập một số dạng bài tập
vận dụng với yêu cầu ngày càng cao khiến cho việc học tập của học sinh có xu
hướng phải "đuổi" theo đề thi THPT Quốc gia. Qua nhiều năm giảng dạy ở
trường THPT, nhất là giảng dạy ở các lớp cuối cùng của một khóa học thì tơi
thấy đa phần học sinh có học lực yếu hoặc trung bình nên thường xuyên mắc
một số lỗi trong tư duy và thao tác tính tốn khi giải các bài tập về axit nucleic.
Đặc biệt với những học sinh ở các lớp cuối của trường THPT Tĩnh Gia 3 - nơi

tơi đang cơng tác - thì việc giải bài tập phần này càng khó khăn hơn nhiều. Đây
là những học sinh có học lực yếu hoặc trung bình, năng lực tư duy và tính tốn
cịn hạn chế, lại khơng có sự đầu tư cần thiết cho việc học tập. Vì vậy, tơi quyết
định tìm hiểu về vấn đề này, sau nhiều năm giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm, tôi
quyết định tổng hợp lại những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy phần bài tập về
axit nucleotit thông qua đề tài đề tài "Khắc phục một số lỗi hay mắc phải khi
vận dụng công thức để giải bài tập phần axit nucleic đối với học sinh có học lực
trung bình và yếu tại trường THPT Tĩnh Gia 3"
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm tự liệu cho bản thân mình phục vụ cho việc đổi mới phương pháp
dạy học.
- Tư liệu cho giáo viên dạy môn sinh tại các trường học sinh có học lực
trung bình, yếu.
2


- Làm tài liệu dạy cho học sinh ôn thi tốt nghiệp và đại học.
- Định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
-Học sinh bốn lớp 10A12, 10A13 (lớp đối chứng), 10A10, 10A11 (lớp
thực nghiệm) là các lớp học sinh có năng lực, trình độ nhận thức tương đương
nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Về lí luận: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, tìm hiểu các
thông tin qua internet…
- Về thực nghiệm:
+ Giảng dạy trực tiếp ở các lớp 10A12, 10A13, 10A10, 10A11 trường
THPT Tĩnh Gia 3. Trong đó, 2 lớp thực nghiệm là 10A10, 10A11 2 lớp đối
chứng là 10A12, 10A13
+ Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh thông qua bài kiểm

tra 15 phút.
+ Lập bảng so sánh kết quả đáng giá của học sinh ở hai lớp đối chứng
và thực nghiệm.
+ Làm phiếu thăm dò hứng thú học tập cửa học sinh đối với môn sinh
học.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tóm tắt lý thuyết
2.1.1.1 Axit đêôxi ribônuclêic - (ADN)
* Cấu trúc của ADN
+ Thành phần cấu tạo
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nucleotit .
- 1 nucleotit gồm: - 1 phân tử đường 5C
- 1 nhóm phôtphat ( H3PO4)
- 1 gốc bazơnitơ (A,T,G,X).
- Tên của các nucleoti là tên của các bazo tương ứng
- Các nucleotit liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi
pôlinucleotit.
+ Cấu trúc không gian
- 2 chuỗi polinucleotit của AND xoắn kép quanh một trục tưởng tượng trong
không gian giống như một chiếc cầu thang xoắn trong đó mỗi tay thang là liên
kết giữa đường và axit phơtphoric cịn mỗi bậc thang là liên kết giữa các bazo
nitric theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết
với X bằng 3 liên kết hidro.
- Khoảng cách 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
* Chức năng của ADN

- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2.1.1.2. Axit ribônuclêic – ARN
4


* Cấu trúc của ARN
- ARN được cấu tạo từ các nucleotit ( có 3 loại: mARN, tARN, rARN)
- Có trong nhân, nhiễm sắc thể, ty thể, lạp thể, đặc biệt có nhiều trong ribơsơm
- Trong ARN thường có nhiều base nitơ chiếm tỉ lệ 8-10%
- Hầu hết đều có cấu trúc bậc một (trừ mARN ở đoạn đầu).
* Phân loại: gồm có 3 loại:
+ ARN thơng tin – mARN: mARN là khn trực tiếp trong q trình dịch mã,
truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.
+ ARN vận chuyển – tARN: mang axit amin đặc hiệu đến ribôxôm để tham gia
q trình dịch mã.
+ ARN ribơxơm – rARN: cùng với protein tham gia tổng hợp nên riboxom
2.2.2. Công thức cần nhớ
+ Số nucleotit của gen là:

N = 2A + 2 G = 2 T + 2 X

+

A + G = N/2

+ Số chu kỳ xoắn của gen là:

C = N/20

+ Số liên kết hydro của gen là:


H = 2A + 3 G

+ Khối lượng phân tử của gen là: M = N/300 đvC
+ Chiều dài của gen là:

l = N/2 x 3,4 A0

+ Số nucleotit từng loại môi trường nội bào cần cung cấp là:
Amt = Tmt =A(2k – 1)
Gmt = Xmt = G(2k – 1)

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về kiến thức
- Dạng 1: HS nhầm khoảng cách giữa 2 bazo với số pi
5


- Dạng 2: Học sinh nhầm cơng thức tính số nucleotit với số liên kết hydro.
- Dạng 3: Học sinh nhớ sai cơng thức tính số chu kỳ xoắn.
- Dạng 4: Học sinh viết thiếu cơng thức về tính % của các nucleotit.
- Dạng 5: Học sinh tính sai số lần nhân đôi
- Dạng 6: Học sinh nhớ sai cấu tạo giữa ADN và ARN
Vậy phải làm thế nào để học sinh khơng bị nhầm lẫn trong những trường
hợp đó và để học sinh có thể nhớ cơng thức và giải nhuần nhuyễn các bài tập về
axit nucleic là một việc rất khó đối với những học sinh của các lớp cuối cùng
của trường tơi. Vì những hạn chế về mặt tính tốn, đầu vào chất lượng lại q
thấp nên rất dễ nhầm lẫn một cách rất vô lý, sai những cái mà bất cứ ai cũng
phải thốt lên: “ có thế mà cũng sai”. Mặt khác thời gian dành cho tiết học này lại
q ít (chỉ có 2 tiết) nên giáo viên rất khó có thể cung cấp đầy đủ kiến thức cho

học sinh để học sinh không mắc phải những sai lầm trong khi giải các bài tập.
2.2.2. Nguyên nhân
- Vì phải lấy học sinh cho đủ chỉ tiêu nên điểm thi đầu vào lớp 10 của học
sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 q thấp như mơn tốn có những lớp chỉ có 1 hay
2 điểm tốn do vậy khả năng tính tốn của học sinh rất kém, khả năng sử dụng
máy tính kém và rất chậm, năng lực tiếp thu kiến thức, khả năng tự học của học
sinh không cao. Nên khi giáo viên đưa ra các bài tập dù là khó hay dễ nhưng các
em vẫn cứ làm sai thậm chí cịn khơng làm được.
- Đại đa số học sinh cho biết các em cảm thấy ngại học mơn sinh học vì
cho rằng mơn sinh học là mơn học khó, ngay đầu chương trình sinh học lớp 10
các em đã bị chống ngợp vì khối lượng bài tập sinh vừa khó vừa nhiều nên các
em khơng nắm được phương pháp giải các dạng bài tập, không nắm được các
cơng thức. Vì thế học sinh rất dễ mắc những sai lầm đáng tiếc như tôi đã nêu ở
trên.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy để cho học sinh u thích mơn sinh,
học tốt mơn sinh học thì địi hỏi giáo viên cần phải tìm hiểu thật kỹ những nhầm
lẫn mà học sinh thường mắc phải nhất từ đó giúp học sinh giải quyết từ từ các
vướng mắc trong việc học môn sinh học và cung cấp thêm cho học sinh nhiều
công thức sinh học dễ hiểu, dễ nhớ để dù cho học sinh có học lực yếu, kém cũng
có thể giải được những dạng bài tập đơn giản về axit nucleic.
2.3. Một số lỗi thường mắc phải của học sinh khi vận dụng công thức để giải
các bài tập liên quan đến axit nucleic.
2.3.1. Dạng 1. HS nhầm khoảng cách giữa 2 bazo với số pi
Ví dụ minh họa. Cho số nucleoti của gen là 3000 nu. Hãy tính chiều dài của gen
Lời giải sai
- Chiều dài của gen là
L =( N/2) x 3,14A0

Lời giải đúng


Sai lầm
thường gặp

- Chiều dài của gen là
Học sinh nhớ
L =( N/2) x 3,4A0

Cách khắc phục

Nhấn mạnh cho
6


= (3000/2) x 3,14A0
= 4710A0

= (3000/2) x 3,4A0
= 5100A0

nhầm khoảng
cách giữa 2
bazo với số pi
nên khi thay số
vào bị sai kết
quả.

học sinh nhớ rõ
là đơn vị đo
khoảng cách
giữa 2 bazo là

3,4A0 chứ không
phải là 3,14.

2.3.2. Dạng 2. Học sinh nhầm cơng thức tính số liên kết hydro với số
nucleotit .
Ví dụ minh họa: Cho số chu kỳ xoắn của gen là 150 chu kỳ. Biết A = 600
nucleotit. Hãy tính số liên kết hydro của gen.
Lời giải sai

Lời giải đúng

- Số nucleotit của gen là
N = C x 20 = 150 x 20
= 3000 ( nu)
Ta có
A +G = N /2
A + G = 1500
Suy ra
G = 1500 - 600 =900(nu).
Vậy số liên kết hydro của
gen là
H = 2A + 2 G
= 2 x 600 + 2 x 900
= 3000( lk)

- Số nucleotit của gen
N = C x 20 = 150 x 20
= 3000 ( nu)
Ta có
A +G = N /2

A + G = 1500
Suy ra
G = 1500 - 600 = 900(nu).
Vậy số liên kết hydro của
gen là
H = 2A + 3 G
= 2 x 600 + 3 x 900
= 3900( lk)

Sai lầm
Cách khắc
thường gặp
phục
Vì học sinh
học có học
lực yếu nên
rất hay nhớ
nhầm cơng
thức tính
giữa số nu
với lại số
liên kết
hyddro

- Nhấn
mạnh cho
học sinh
thấy sự
khác nhau
rõ rệt giữa

số nucleotit
của gen và
số liên kết
hydro. Từ
đó học sinh
sẽ khơng bị
nhầm cơng
thức tính
nữa.

2.3.3. Dạng 3: Học sinh nhớ sai cơng thức tính số chu kỳ xoắn.
Ví dụ minh họa. Cho số nucleotit của gen là 2400 nu. Hãy tính số chu kỳ
xoắn của gen.
Lời giải sai
- Số chu kỳ xoắn
của gen là
C = N/2
= 2400/2
= 1200(ck)

Lời giải đúng
- Số chu kỳ xoắn
của gen là
C = N/20
= 2400/20
= 120(ck)

Sai lầm
thường gặp


Cách khắc phục

Vì khả năng
nhận thức có
hạn nên học
sinh nhớ sai

Nhắc nhở học sinh
đọc thật kỹ đề bài xem
cho những dự kiện gì
và cần tính những gì.
7


công thức
hoặc do hấp
tấp vội vàng
nên khi làm
bài bị sai.

Nhấn mạnh lại cho
học sinh hiểu rõ công
thức và nhắc học sinh
làm bài từ thừ và kiểm
tra lại bài khi đã làm
xong.

2.3.4. Dạng 4: Học sinh tính nhầm số lần nhân đơi của ADN
Ví dụ minh họa: Cho số chu kỳ xoắn của gen là 120 chu kỳ và có G = 660
nucleotit. Gen tiến hành nhân đôi liên tiếp một số lần địi hỏi mơi trường nội

nbaof cung cấp 3780 nucleotit tự do loại A. Hãy tính số lần nhân đôi của gen
Lời giải sai

Lời giải đúng

Số nucleotit của gen là
N = C x 20 = 120 x 20 = 24000 (nucleotit)

Số nucleotit của gen là
N = C x 20 = 120 x 20 = 24000
(nucleotit)
Mà A + G = N/2
Mà A + G = N/2
Suy ra A = N/2 – G = 2400/2 - 660
Suy ra A = N/2 – G
= 540(nucleotit)
= 2400/2 - 660
Số lần nhân đôi của gen là
= 540(nucleotit)
k
Amt = A(2 – 1)
Số lần nhân đôi của gen là
k
Suy ra 2 – 1 = Amt/A = 3780/540 = 7
Amt = A(2k – 1)
2k = 8 suy ra k = 4(lần)
Suy ra 2k – 1 = Amt/A = 3780/540
=7
2k = 8 suy ra k = 3(lần)
Cách khắc phục: Trong q trình dạy tơi nhắc học sinh đọc kỹ đề bài, xác định

rõ số lần nhân đôi với số nhân để tránh nhần lẫn trong quá trình giải bài tập
2.3.5. Dạng 5. Học sinh viết sai số nucleotit với %nucleotit
Ví dụ minh họa. Cho số nucleotit của gen là 1200 nucleotit và có %A = 20%.
Hãy tính số nucleotit từng loại của gen
Lời giải sai
Ta có A + G = 50%
Suy ra G = 50% - 20% = 30%
Số nucleotit từng loại của gen là
A = T = (%A x N)/100
= (20 x 1200)/100 = 240
(nucleotitit)
G = X = (%G x N)/100
= (30 x 1200)/100 = 360
( nucleotit)

Lời giải đúng
Ta có %A + %G = 50%
Suy ra %G = 50% - 20% = 30%
Số nucleotit từng loại của gen là
A = T = (%A x N)/100
= (20 x 1200)/100 = 240
(nucleotitit)
G = X = (%G x N)/100
= (30 x 1200)/100 = 360
( nucleotit)
8


Sai lầm thường gặp
Cái sai của học sinh là quên viết % .

Mặc dù kết quả không sai nhưng khi
chấm giáo viên sẽ trừ điểm vì viết thiếu

Cách khắc phục
Cần nhắc học sinh viết đúng công
thức cũng như ký hiệu.

2.3.6. Dạng 6. Học sinh nhầm cấu tạo giữa ADN và ARN
Ví dụ minh họa. Cho một mạch của phân tử ADN như sau:
... ATXXGTAATG.....
Hãy xác định trình tự sắp xếp của phân tử ARN được tổng hợp từ mạch trên.
Lời giải sai

Lời giải đúng

Sai lầm thường
gặp

Cách khắc
phục

...ATXXGTAATG...
.
Trình tự sắp xếp
trên ARN được
tổng hợp từ mạch
trên là
...
TAGGXATTAX...


...ATXXGTAATG.
...
Trình tự sắp xếp
trên ARN được
tổng hợp từ mạch
trên là
...
UAGGXAUUAX..

Cái sai của học
sinh là nhầm về
cấu tạo của ADN
và ARN . Các nu
cấu tạo nên ADN
là A, T, G, X còn
của ARN là A, U,
G, X

Cần nhấn mạnh
cho học sinh
Phân tử ADN
khác phân tử
ARN là ở ADN
là bazo loại T
còn ARN là
bazo loại U.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Từ năm học 2020 – 2021, sau khi áp dụng những kinh nghiệm nêu trong

bản sáng kiến, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi trao đổi kinh nghiệm
với các giáo viên sinh học trong Nhà trường và nhận được những đánh giá tích
cực của đồng nghiệp. Từ đó, giáo viên sinh học của Nhà trường đã áp dụng
những kinh nghiệm này trong q trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
học tập của mơn sinh học trong Nhà trường.
Để có cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả của đề tài, trong năm học 2020
-2021, tôi phát phiếu điều tra [Phụ lục 1] đối với học sinh về hiệu quả học tập
đối với việc khắc phục một số lỗi sai thường gặp trong q trình học bài axit
nucleic. Tơi thu được 100% phiếu tỏ ý kiến đánh giá cao vấn đề trên. Các em
cho rằng việc tôi đưa ra các cách khắc phục các lỗi sai đó đã giúp các em nâng
cao hiệu quả học tập mơn sinh học vì:
+ Làm cho bài học sinh học sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn.
9


+ Dễ dàng lĩnh hội các khái niệm phức tạp, những kết luận khoa học, từ đó
nắm vững nội dung bài học.
+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức để giải các bài tập ở
mức độ cao hơn giúp cho lựa chọn ban thi sau này.
+ Hiệu quả của các sáng kiến kinh nghiệm trong đề tài không chỉ được thể
hiện ở ý kiến của học sinh trong phiếu điều tra mà còn được thể hiện rõ nét nhất
trong kết quả của việc tiến hành kiểm tra 15 phút [Phụ lục 2] mà tôi đã tiến hành
trong năm học 2020 - 2021. Tôi đối chiếu kết quả học tập của học sinh ở các lớp
10A10, 10A11 (hai lớp thực nghiệm) với các lớp 10A12, 10A13(hai lớp đối
chứng). Với cùng câu hỏi có mức độ khó, dễ như nhau dành cho các lớp có chất
lượng học sinh tương đương, kết quả học tập của học sinh ở các lớp như sau:
Lớp đối chứng
lớp thực nghiệm
10A12
10A13

10A10
10A11
Điểm
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng (%)
lượng (%)
lượng (%)
lượng (%)
8,9,1
0
0%
0
0%
2
5%
1
5%
0
7
0
0%
0
0%
8

20%
8
20%
31,6
23,7
5,6
12
9
24
60%
20
50%
%
%
47,4
3,4
18
19
50%
4
10%
6
15%
%
26,3
1,2
8
21%
10
2

5%
4
10%
%
Bảng 1. Bảng kết quả học tập của học sinh
Qua bảng so sánh trên ta thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình ở hai
lớp 10A10, 10A11 chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với lớp 10A12, 10A13. Tỉ lệ học
sinh đạt điểm khá giỏi chỉ có ở 2 lớp 10A10 và 10A11 cịn ở hai lớp 10A12 và
10A13 thì khơng có học sinh nào. Như vậy trong quá trình dạy ở hai lớp 10A10
và 10A11 tôi đã nhấn mạnh những điểm mà học sinh hay sai sót, hay dễ mắc
phải ở hai lớp 10A12, 10A13 và khắc phục dạy ở hai lớp 10A10, 10A11 nên kết
quả kiểm tra có thay đổi rất nhiều so với hai lớp 10A12, 10A13.

10


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận.
Qua giảng dạy theo đề tài "Khắc phục một số lỗi hay mắc phải khi vận dụng
công thức để giải bài tập phần axit nucleic đối với học sinh có học lực trung
bình và yếu tại trường THPT Tĩnh Gia 3"
Tôi thấy ở các lớp tơi tiến hành thực nghiệm, học sinh thích làm bài tập sinh
học hơn vì theo các em bài tập sinh vừa có ít cơng thức mà cơng thức cũng
khơng q khó như các mơn tốn, hóa, lý,... Nhất là bài tập về axti nucleic, các
em làm nhanh hơn khi tôi đưa ra các câu hỏi liên quan đến trắc nghiệm hay tự
luận, một số các dạng khó thì chỉ có một số ít học sinh làm được vì khả năng
11


tiếp thu của các em còn hạn chế. Quan trọng là tơi có thể giúp các em u thích

mơn sinh học hơn, giúp các em khơng cịn ngại học mơn sinh học và các em có
thể tự tin hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Một số em đã bắt đầu
có nhu cầu tìm thêm một số dạng bài tập khó để ơn thi đại học, cao đẳng. Vì từ
năm học 2014 - 2015 thi tốt nghiệp theo hình thức thi một lần lấy hai kết quả
nên khi làm bài thi mơn sinh sẽ có nhiều câu nâng cao, khó giải quyết. Tuy
nhiên, khi được chỉ ra những điểm hay sai, hay mắc phải trong quá trình làm thì
học sinh sẽ tự tin hơn trong việc giải quyết các bài tập liên quan, đồng thời học
sinh có thể vận dụng kiến thức và công thức về axit nucleic để giải các bài tập
liên quan như bài tập về đột biến gen.
3.2. Đề xuất
Theo suy nghĩ chủ quan của riêng cá nhân tôi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số đề xuất sau:
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên cải cách SGK, xây dựng nội dung bài phù
hợp dễ hiểu hơn, để học sinh dễ tiếp cận hơn, nhất là chương trình SGK lớp 10
cần phải điều chỉnh các số tiết cho phù hợp nếu không sẽ rất khó cho giáo viên
dạy mà cũng sẽ làm cho học sinh đỡ chống ngợp khi học mơn sinh học 10.
- Giáo viên bộ môn sinh học cần phải luôn ln tìm tịi và đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực để tạo sự hứng thú cho học sinh trong q
trình học, cần đưa nhiều hình ảnh có liên quan đến bài học để giúp các em có
nhiều thơng tin hơn để cho các em có thêm tự tin khi học môn sinh học.
- Đối với học sinh, các em cần phải chú ý nghe giảng, chú ý ghi bài đầy
đủ, cần chắt lọc lời dạy của giáo viên để ghi nhớ những nội dung chính làm tài
liệu cho việc ôn thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học. Cần chủ động tự học, tự tìm
hiểu các dạng bài tập trên internet để từ đó củng cố các dạng bài tập có liên
quan.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2021

Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do tơi tự tìm hiểu và viết, không sao
chép nội dung của người khác.

Phạm Lê Nga
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản - NXB Giáo dục 2008.
2. Sách giáo viên sinh học 10 cơ bản - NXB Giáo dục 2008.
3. Bài tập sinh học 10 - Phạm Văn Ty - NXB Giáo dục 2013
4. Trang web:
5. Trang web: />4. Cẩm nang ơn luyện sinh học Lê Đình Trung – Trịnh Nguyên Giao
5. Sách giáo khoa sinh học 10 nâng cao - NXB Giáo dục 2008.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

13


Họ và tên tác giả: Phạm Lê Nga
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Tĩnh gia 3

TT

1.


2.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá xếp
loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

Khắc phục những sai lầm
thường gặp của học sinh khi
giải bài tập di truyền học Sở GD & ĐT
quần thể nhằm nâng cao chất
lượng kì thi THPT Quốc gia".

C

2014-2015

Khắc phục những lỗi thường
gặp của học sinh nhằm nâng
cao hiệu quả học tập cho học
sinh trung bình và yếu khi Sở GD & ĐT

giải bài tập phần nguyên phân
và giảm phân ở trường THPT
Tĩnh Gia 3.

C

2018 - 2019

14


Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Dành cho học sinh)
- Họ và tên:…………………........…Học lớp:…… Năm học:………………
Em hãy hoàn thiện những nội dung sau:
1. Việc khắc một số các lỗi sai thường gặp khi giải bài tập về axit nucleic
có góp phần nâng cao hiệu quả học tập của em đối với môn sinh học không?
- Nâng cao hiệu quả học tập
- Không không nâng cao hiệu quả học tập
2. Việc khắc một số các lỗi sai thường gặp khi giải bài tập về axit nucleic
góp phần nâng cao hiệu quả học tập của em đối với mơn sinh học vì:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
3. Việc khắc một số các lỗi sai thường gặp khi giải bài tập về axit nucleic
không góp phần nâng cao hiệu quả học tập mơn sinh học cho em vì:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
15


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn các em!

Phụ lục 2
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN SINH HỌC 10
Sử dụng dữ kiện của bài sau để hoàn thành các câu hỏi sau:
Một gen có chiều dài là 1020A0 và có %A = 20%.
Câu 1 (1 điểm). Tỉ lệ % từng loại của gen là
A. A = T = 20%, G = X = 30%.
C. A = T = 20%, G = X = 30%.

B. %A = %T = 20%, %G = %X = 30%
D. %G = %X = 20%, %A = %T = 30%.

Câu 2 (1 điểm). Số nucleotit từng loại của gen là
A. A = T = 120, G = X = 180.


B. A = T = 180, G = X = 120.

C. A = T = 140, G = X = 160.

D. A = T = 160, G = X = 140.

Câu 3 (1 điểm). Số chu kỳ xoắn là
A. 300.

B. 200.

C. 30.

D. 60.

Câu 4 (1 điểm). Số liên kết hydro của gen là
A. 600.

B. 720.

C. 660.

D. 780.
16


Sử dụng dữ kiện của bài sau để hoàn thành các câu hỏi sau:
Cho trình tự sắp xếp trên một mạch của phân tử ADN như sau:
... ATGXXGAAATTT...

Câu 5 (1 điểm). Trình tự sắp xếp của mạch đơn cịn lại của phân tử ADN là
A. ... ATGGGGAAATTT...
B. ... TAXGGXTTTAAA...
C. ... ATGXXGTAATTT...
D. ... TTGXXGAAAATT...
Câu 6 (1 điểm). Trình tự sắp xếp của phân tử ARN là
A. ... UAXGGXUUUAAA...
B. ... TAXGGXTTTAAA...
C. ... TTGXXGAAAATT...
D. ... UAXGGXAUUAAA...
Sử dụng dữ kiện của bài sau để hoàn thành các câu hỏi sau:
Cho số chu kỳ xoắn của gen là 120 chu kỳ và có T = 540 nucleotit. Gen tiến
hành nhân đôi liên tiếp 2 lần.
Câu 7 ( 1 điểm). Số nuclêotit của gen là
A. 1200.

B. 240.

C. 2400.

D. 120.

Câu 8 ( 1 điểm). Số liên kết hydro của gen là
A. 3000.

B. 2040.

C. 2400.

D. 3060.


Câu 9 ( 1 điểm). Số nuclêotit từng loại của gen là
A. A = T = 540, G = X = 720.

B. A = T = 540, G = X = 660.

C. A = T = 660, G = X = 540.

D. A = T = 660, G = X = 540.

Câu 10 ( 1 điểm). Số nuclêotit môi trường nội bào cần cung cấp cho từng loại
nucleotit là
A. Amt = Tmt = 1980, Gmt = Xmt = 1620. B. Amt = Tmt = 1920, Gmt = Xmt = 2160.
C. Amt = Tmt = 1620, Gmt = Xmt = 1980. D. Amt = Tmt = 2160, Gmt = Xmt = 1920.
Đáp án đề kiểm tra 15 như sau:
Câu
Đáp án

1
B

2
A

3
C

4
D


5
B

6
A

7
C

8
D

9
C

10
B

17


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI HAY MẮC PHẢI
KHI VẬN DỤNG CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI BÀI TẬP
PHẦN AXIT NUCLEIC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG BÌNH,

YẾU TẠI TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3

Người thực hiện: Phạm Lê Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Sinh học

18

THANH HỐ NĂM 2020



×