Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nâng cao hiệu quả trong dạy học vật lí 10 chương động lực học chất điểm bằng hệ thống bài tập phát huy năng lực tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.3 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Một số hình thức sử dụng bài tập phát triến tư duy sáng tạo trong dạy
học vật lí
2.3.1. Bài tập phát triến tư duy sáng tạo đưa vào tiết dạy lý thuyết và củng
cố kiến thức sau bài học.
2.3.2. Sử dụng bài tập phát huy năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học tự
chọn.
2.3.3. Sử dụng bài tập phát triến tư duy sáng tạo ngồi giờ chính khố.
2.3.4. Bồi dưỡng học sinh giỏi
2.3.5. Sử dụng bài tập phát triến tư duy sáng tạo trên báo tường, báo bảng
2.4. Hệ thống bài tập phát triến năng lực tư duy sáng tạo chương động lực
học chất điểm.
2.4.1. Bài tập có nhiều cách giải
2.4.2 Bài tập có hình thức tương tự nhưng có nội dung biến đổi
2.4.3 Bài tập thí nghiệm
2.4.4. Bài tập nghịch lí- ngụy biện
2.4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
2.4.5.1. Kiểm tra mẫu thực nghiệm.
2.4.5.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm.


2.4.5.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
2.4.5.4 Xử lí và phân tích kết quả.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
1
1
1
1
2
2
2
3
3
4
5
6
6
6
7
10
11
15
16
16
16
16

16
17
17
17
18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Mơn Vật Lí là một bộ mơn rất khó học đối với đa phần học sinh THPT, đặc
biệt là học sinh lớp 10. Các em vừa bước vào môi trường mới vừa phải tiếp cận
với nhiều mơn học ở mức độ hồn thiện hơn cấp học trước. Đặc biệt là do đặc thù
cả kỳ thi tuyển sinh vao lớp 10 THPT của Tỉnh Thanh Hóa chỉ thi 03 mơn bắt
buộc Tốn, Văn và Tiếng Anh dẫn đến học sinh cấp THCS chỉ chú trọng vào ba
môn thi tuyển sinh và không đầu tư nhiều vào việc học các mơn học khác trong đó
có mơn Vật Lí.
Sau nhiều năm dạy học sinh lớp 10 THPT, tôi nhận thấy khi học sinh học
chương “ Động lực học chất điểm - Vật lí 10” Để phát triển tư duy vật lí và năng
lực sáng tạo của học sinh, ngồi việc các em được học lí thuyết trong sách giáo
khoa thì việc luyện tập để nắm vững, hiểu sâu kiến thức là rất cần thiết. Việc luyện
tập kiến thức có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như thí
nghiệm, thực hành giải các bài tập, khắc sâu các mối liên hệ giữa các mảng kiến
thức, mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức với các ứng dụng trong thực tế.
Hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy tìm tịi sáng tạo có tác dụng củng
cố, khắc sâu, tìm tịi những mối liên hệ bản chất giữa kiến thức cơ bản các em

được học và những vận dụng đơn giản của kiến thức đó vào cuộc sống, khoa
học, kĩ thuật cũng như sự liên hệ một cách hữu cơ giữa các nội dung kiến thức
đó.
Nội dung kiến thức động lực học chất điểm có vị trí quan trọng trong chương
trình cơ học. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả trong dạy học Vật Lí
10 Chương “ Động Lực Học Chất Điểm” Bằng hệ thống bài tập phát huy
năng lực tư duy tìm tịi sáng tạo của học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số giải pháp, hình thức dạy học, sử dụng hệ thống bài tập
nhằm phát triển tư duy sáng tạo phần động lực học, chương trình lớp 10 THPT
và sử dụng hệ thống bài tập đó trong trường phổ thơng góp phần làm phát triển
năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc bồi dưỡng tư duy vật lí và năng lực
sáng tạo cho học sinh.
- Nghiên cứu dấu hiệu bài tập nhằm phát triển tư duy sáng tạo
- Xây dựng và sử dụng những bài tập nhằm phát triển tư duy sáng tạo
chương động lực học chất điểm vật lí 10
- Thiết kế phương án sử dụng những bài tập nhằm phát triển tư duy sáng
tạo trong chương động lực học chất điểm.
- Thực nghiệm sư phạm

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về tư duy và năng lực sáng tạo; bài tập nhằm phát triển
tư duy sáng tạo về vật lý và việc sử dụng bài tập này trong quá trình dạy học.
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động dạy học và giải bài tập vật lí ở trường
THPT.

- Thực nghiệm sư phạm, tổ chức hoạt động dạy học bài tập nhằm phát triển
tư duy sáng tạo.
- Xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tư duy là sự phản ánh trong bộ não con người những sự vật hiện tượng
những mối liên hệ và mối quan hệ có tính quy luật của chúng. Kết quả của quá
trình tư duy là những sản phẩm trí tuệ: những khái niệm, những phán đốn,
những suy lí. Đối với học sinh, năng lực sáng tạo trong học tập chính là năng lực
lực biết giải quyết vấn đề học tập để tìm ra cái mới ở một mức độ nào đó thể
hiện được khuynh hướng, năng lực, kinh nghiệm của các nhân học sinh. Cụ thể,
đó là năng lực tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, năng lực phát hiện ra điều
chưa biết, chưa có và khơng bị phụ thuộc vào cái đã có. [7]
Năng lực sáng tạo khơng phải chỉ là bẩm sinh mà được hình thành và phát
triển trong quá trình hình hoạt động của chủ thể. Vì vậy, muốn phát huy năng lực
sáng tạo trong học tập, giáo viên phải hình thành cho học sinh thói quen nhìn
nhận mỗi sự kiện dưới góc độ khác nhau, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải
một hiện tượng, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình
huống. Cần giáo dục cho học sinh không vội vã, bằng lịng với giải pháp đầu
tiên đề xuất, khơng suy nghĩ cứng nhắc theo quy tắc lí thuyết đã học trước đó,
khơng máy móc vận dụng những mơ hình đã gặp trong sách vở để ứng xử trước
tình huống mới. [7]
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng lớp 10B1 năm học 2019-2020 của Trường
THPT Triệu Sơn 4 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:
- Tiến hành trao đổi về việc dạy chương “Động lực học chất điểm- Vật lí 10”
với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, các giáo viên trực tiếp dạy lớp 10B1
đồng thời trao đổi trực tiếp với các học sinh trong lớp, từ đó nắm bắt tình hình
học tập thực tế của học sinh.
- Tổ chức kiểm tra trước thực nghiệm (Trắc nghiệm 30 phút) để kiểm tra khả

năng học tập của học sinh về đơn vị kiến thức đang nghiên cứu, đồng thời phân
loại học sinh và chia học sinh thành 2 nhóm tương đương (nhóm đối chứng - ĐC
và nhóm thực nghiệm – TN)
- Chuẩn bị đề kiểm tra và hướng dẫn chấm (Hình thức trắc nghiệm khách quan)
về đơn vị kiến thức đang nghiên cứu (Đề số 1- Được giới thiệu ở phần phụ lục)
- Tiến hành cho học sinh làm bài (Thời gian làm bài 30 phút)
- Tiến hành chấm bài thu được kết quả sau:
3


Số
HS
Nhóm 1 20
Nhóm 2 20

Số học sinh đạt điểm Xi (sau khi làm tròn)
1
2
3
4
5
6
7
8
0
0
1
2
4
5

6
1
0
0
0
4
5
4
5
2

TB
9
1
0

10
0
0

6,0
5,8

- Nhận xét sơ bộ:
+ Đơn vị kiết thức về “Động lực học chất điểm- Vật lí 10 ” học sinh các em đã
được học.
+ Tình hình nắm vững kiến thức cơ bản: Mức khá
+ Tình hình nắm vững kiến thức nâng cao và kĩ năng vận dụng: Mức trung bình.
2.3. Một số hình thức sử dụng bài tập phát triến tư duy sáng tạo trong dạy
học vật lí

Bài tập phát triến tư duy sáng tạo khi áp dụng vào các trường hợp khác
nhau nó sẽ phát huy những tác dụng khác nhau. Việc áp dụng bài tập một cách
hợp lí các Bài tập phát triến tư duy sáng tạo vào quá trình dạy học sẽ tăng cường
khả năng phát triển tư duy vật lí của học sinh. Tuỳ thuộc vào từng quá trình dạy
và học vật lí giáo viên có thể đưa vào các bài tập thích hợp để thúc đẩy và nâng
cao hiệu quả của quá trình dạy học. Khi nghiên cứu về việc vận dụng các bài tập
phát triến tư duy sáng tạo vào q trình dạy học vật lí chúng tơi nhận thấy rằng
bài tập phát triến tư duy sáng tạo có thể đưa vào tất cả các q trình dạy học vật
lí.
2.3.1. Bài tập phát triến tư duy sáng tạo đưa vào tiết dạy lý thuyết và củng
cố kiến thức sau bài học
Bài tập phát triến năng lực tư duy sáng tạo định tính hay các bài tập định
lượng đơn giản có thể được đưa vào tiết xây dựng dựng kiến thức trong những
trường hợp:
- Giáo viên cần đặt vấn đề để trong trường hợp cần đưa đưa học sinh vào
tình huống có vấn đề trước khi tiến hành dạy bài mới.
- Có những bài tập có thể vận dụng vào việc khắc sâu kiến thức cho học
sinh sau giờ học hoặc có thể dùng để đặt vấn đề khi dạy bài mới.
VD1: [7] Sau khi dạy bài định luật 3 Niu tơn giáo viên có thể đưa ra ví dụ để
củng cố kiến thức cho học sinh.
Có thể dùng một nam châm như hình vẽ để làm ơ tơ chuyển động được khơng?
Giải thích?
Gợi ý và hướng dẫn:
Nam châm có tác dụng lực lên xe lăn
hay khơng?

Xe lăn có chuyển động khơng?
Học sinh có thể trả lời có hoặc khơng
GV: Theo em xe lăn có tác dụng lực lên nam châm hay khơng?
HS: Có

GV: Xe lăn và nam châm có thể xem là một vật, lực do xe tác dụng lên nam
châm cân bằng với lực nam châm tác dụng lên xe nên xe không chuyển động.
4


VD2:[3] Một sợi dây chịu được lực căng tối đa là 80N, hỏi sợi dây có bị đứt
khơng trong các trường hợp sau.
a. Hai người cầm hai đầu sợi dây mỗi người kéo với lực là 50N
b. Một đầu dây buộc vào cây và hai người cầm một đầu dây mỗi người kéo với
lực 50N.
Gợi ý và hướng dẫn:
GV: Em hãy xác định xem lực căng của sợi dây là bao nhiêu?
Khi xác định được lực căng sợi dây học sinh sẽ giải thích được hiện tượng trên.
Trường hợp này có tác dụng cho học sinh có điều kiện vận dụng kiến thức vào
những việc trong cuộc sống.
2.3.2. Sử dụng bài tập phát huy năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học tự
chọn
Dạy học tự chọn là hình thức dạy học mới ở nước ta, có điều kiện phân
hố đậm nét ở THPT. Dạy học tự chọn là hình thức trung gian giữa dạy học
chính khố và ngoại khố. Vì thế đưa bài tập phát triến năng lực tư duy sáng tạo
vào q trình dạy học có nhiều điều kiện thuận lợi: tăng quỹ thời gian giải bài
tập vật lí trên lớp, ở nhà, hoạt động theo nhóm.
Theo chương trình sách giáo khoa phân ban hình thức dạy học tự chọn
được đưa vào để đáp ứng theo yêu cầu riêng của các đối tượng học sinh khác
nhau. Chương trình sách giáo khoa phân ban có 3 chương trình tự chọn khác
nhau dành cho các đối tượng học sinh THPT. [8]
- Chủ đề bám sát chương trình cơ bản: Chủ đề này dành cho đối tượng
học sinh trung bình và yếu, mục tiêu của chương trình này củng cố để học sinh
nắm được những kiến thức cơ bản của sách giáo khoa. [8]
- Chủ đề nâng cao dành cho học sinh học theo sách giáo khoa nâng cao:

Học sinh học theo chủ đề tự chọn này với mục tiêu củng cố và khắc sâu kiến
thức. Chủ đề này chủ yếu dành cho các đối tượng học sinh thi học sinh giỏi mơn
vật lí và những đối tượng học theo ban KHTN mục đích thi vào các trường đại
học khối A. [8]
- Chủ đề nâng cao dành cho học sinh học theo sách giáo khoa cơ bản: Chủ
đề này nhằm đảm bảo mục tiêu giống như chủ đề b. Chủ đề tự chọn này tạo điều
kiện cho học sinh muốn học theo ban KHTN có thể học theo sách giáo khoa cơ
bản hoặc sách giáo khoa nâng cao. [8]
- Chủ đề đáp ứng: Dành cho các nguyện vọng cá nhân của học sinh, đáp
ứng yêu cầu sở thích về hướng nghiệp ... loại chủ đề này dành cho mọi đối
tượng học sinh. [8]
Các loại chủ đề có thể về những vấn đề lý thuyết, bài tập, thực hành vật lí.
Đối với chủ đề chúng ta đều có thể đưa các bài tập phát triến năng lực tư duy
sáng tạo vào dạy học để giải quyết những mâu thuẫn đề nhận thức của học sinh.
Khi dạy tiết tự chọn về các định luật Niu tơn giáo viên có thể đưa ra ví dụ để học
sinh nắm vững khái niệm quán tính trong bài tập sau:
VD:[2] Một quả cầu nặng được treo bởi một sợi dây mảnh và phía
dưới quả cầu cũng được buộc bởi sợi dây giống như sợi dây treo quả
cầu, khi làm thí nghiệm cho thấy kết quả như sau.
5


- Nếu kéo từ từ sợi dây phía dưới quả cầu thì sợi dây treo quả cầu bị đứt
- Nếu giật mạnh dây dưới quả cầu thì dây dưới quả cầu bị đứt.
Hãy giải thích hiện tượng trên
Gợi ý và hướng dẫn:
GV: Muốn thay đổi vận tốc của một vật nặng chúng ta cần chú ý đến điều gì?
HS: Đối với các vật năng khi thay đổi vận tốc cần thay đổi từ từ vì các vật có
qn tính.
GV: Khi kéo nhanh sự dây và khi kéo từ từ vận tốc quả cầu trong hai trường

hợp này có gì khác nhau?
HS: Giật nhanh vận tốc quả cầu thay đổi ít, khi kéo từ từ vận tốc quả cầu thay
đổi nhiều.
GV: Em hãy so sánh lực căng sợi dây phía trên quả cầu và dưới quả cầu trong
hai trường hợp?
HS: Giật nhanh dây dưới quả cầu có sức căng lớn hơn, khi kéo từ từ dây dưới
quả cầu có lực căng lớn hơn.
2.3.3. Sử dụng bài tập phát triến tư duy sáng tạo ngồi giờ chính khố
Trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng ngồi hình thức
chính khố thì các hình thức khơng chính khố có một vai trị quan trọng. Các
hình thức khơng chính khố thường được thực hiện khơng thường xun nhưng
nó vẫn có những tác dụng đáng kể hộ trợ cho quá trình dạy học vật lí. Các hình
thức khơng chính khố thường có nội dung dành cho những đối tượng học sinh
yêu thích mơn vật lí. Hình thức này cịn có tác dụng làm cho học sinh u thích
hơn đối với mơn vật lý và tạo hứng thú trong học vật lí. Đối với hình thức này
thường quan tâm đến những vấn đề như:
Ở trường phổ thơng ngoại khố có thể kết hợp với câu lạc bộ học tập, câu lạc
bộ thí nghiệm vật lí để làm phong phú về hình thức và tạo được sự quan tâm của
nhiều học sinh. Vì vậy, chúng ta có thể đưa vào các bài tập phát triến năng lực tư
duy sáng tạo đây cũng là một nội dung rất phù hợp với loại hình học tập ngoại
khố. Những bài tập được thực hiện theo loại hình này giáo viên có thể chú
trọng vào các bài tập định tính hay các bài tập thí nghiệm.
+Giáo viên cho học sinh báo cáo về các bài tập thí nghiệm trong các chương
trình ngoại khố.
VD:[7] Một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 Niu tơn thì lực do ngựa
tác dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải thích tại
sao ngựa lại có thể kéo được xe chuyển động.
Gợi ý và hướng dẫn:
Đây là bài tập giúp học sinh giải thích được nguyên nhân chuyển động,
đồng thời bài tập cũng nêu ra một mâu thuẫn nếu học sinh không nắm vững kiến

thức thì khơng thể làm rõ được hiện tượng vật lý xảy ra trong bài tập
Theo em thì lực do ngựa tác dụng vào xe có bằng lực do xe tác dụng vào ngựa
không?
6


Với câu hỏi này có nhiều em có thể nghi ngờ, trong trường hợp này có
những em có thể nghi ngờ và trả lời là lực do ngựa tác dụng vào xe lớn hơn lực
do xe tác dụng lên ngựa chính điều này đã làm cho ngựa có thể kéo xe chuyển
động. Nếu nhận được câu trả lời này từ học sinh thì giáo viên cần phải nhắc nhở
với các em một điều là, các định luật vật lí “nhìn chung” thì đã được nghiệm
đúng. Lực do ngựa tác dụng vào xe và lực do xe tác dụng lên ngựa là hai lực
tương tác theo định luật 3 Niu tơn nên có độ lớn bằng nhau.
Có những lực nào tác dụng lên ngựa và những lực nào tác dụng lên xe?
Với câu hỏi này thì đa số các em trả lời là đối với ngựa và xe ngoài lực tương tác
giữa ngựa và xe thì mỗi vật đều chịu tác dụng thêm của trọng lực và phản lực.
Ta thấy khi xe và ngựa chuyển động thì chân ngựa như thế nào?
Chân ngựa đạp xuống đất (tác dụng xuống đất một lực)
Có phải lực do chân ngựa đạp xuống đất giúp ngựa chuyển động khơng?
Có thể có em nói chính lực này giúp ngựa và xe chuyển động, tuy nhiên
đối với học sinh nắm vững kiến thức thì có thể nhận ra lực này tác dụng và đất
mà lực do đất phản lại chân ngựa mới giúp ngựa và xe chuyển động. Đến đây
giáo viên có thể nhận xét các câu trả lời của học sinh và giải thích cho các em và
nhấn mạnh là trong nhiều trường hợp lực ma sát nghỉ đóng vai trị lực phát động
trong các chuyển động.
Em hãy giải thích về lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động trong chuyển
động của tàu, ô tô?
2.3.4. Bồi dưỡng học sinh giỏi
Yêu cầu đối với học sinh giỏi các em cần có sự nhuần nhuyễn về nội dung lí
thuyết đối với các phần các em đã được học. Ngoài ra, với các đối tượng học

sinh được tham gia vào việc thi học sinh giỏi việc vận dụng lí thuyết vật lí vào
các vấn đề thực tiễn cần được quan tâm ở mức độ nhất định. Vì vậy, việc đưa
các bài tập phát triến năng lực tư duy sáng tạo vào dạy trong các chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi một cách hợp lý đem lại những kết quả tích cực.
Trong các kỳ thi học sinh giỏi có nhiều bài tập về thí nghiệm, thực hành,
bài tập đi sâu vào ý nghĩa vật lý của các hiện tượng. Vì vậy, đối với bồi dưỡng
học sinh giỏi các bài tập phát huy tính sáng tạo đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Hệ thống các bài tập này trong bồi dưỡng học sinh giỏi cần được lựa chọn
thành một hệ thống đầy đủ đối với các kiến thức dự kiến thi của học sinh thì mới
có thể đạt hiệu quả cao.
2.3.5. Sử dụng bài tập phát triến tư duy sáng tạo trên báo tường, báo bảng
Đây là hình thức dành cho các học sinh u thích mơn vật lí có thể tổ
chức theo định kì hàng tháng. Sử dụng hình thức này cần kết hợp với sự tổng
kết, khuyến khích, động viên sẽ có tác dụng khuyến khích nhiều học sinh tham
gia. Mỗi bài tập sẽ là một bài tập nhận thức thách thức khả năng sáng tạo của
học sinh. Đối với báo tường, báo bảng cần kết hợp với cơ chế khuyến khích học
sinh tham gia. Tổng kết, khuyến khích đối với những bài báo và lời giải hay sau
mỗi số báo. Sau các đợt thi đua ở nhà trường hoặc theo định kỳ từng học kì có

7


thể kết hợp và khen thưởng đối với những em có nhiều thành tích trong tham gia
hình thức này.
2.4. Hệ thống bài tập phát triến năng lực tư duy sáng tạo chương động lực
học chất điểm.
2.4.1. Bài tập có nhiều cách giải
VD1:[2 ] Cho một tấm ván dài và một miếng gỗ, em hãy tìm các cách xác định
hệ số ma sát trượt giữa tấm ván và miếng gỗ. Bố trí thí nghiệm trong từng
trường hợp và các tính tốn kết quả?

* Định hướng tìm tịi
Khi nào thì xuất hiện lực ma sát trượt giữa miếng gỗ và tấm ván?
Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào các đại lượng nào?
Muốn xác định được hệ số ma sát trượt ta phải xác định đại lượng trung
gian nào?
Nêu các phương án có thể để xác định hệ số ma sát trượt giữa miếng gỗ
và tấm ván?
* Gợi ý và hướng dẫn:
GV: Em hãy viết công thức xác định lực ma sát trượt và nêu các đại lượng trong
công thức?
HS: Fms = µN
GV: Để đo lực ma sát giữa vật và ván ta phải đo các đại lượng nào?
HS: Đo áp lực giữa vật và ván
Đo lực ma sát
GV: Có những cách nào để đo hệ số ma sát trượt trong trường hợp trên?
Cách 1:
Đặt tấm ván nằm ngang và kéo vật chuyển động trên ván
Gợi ý và hướng dẫn:
GV: Đo lực hệ số ma sát bằng cách đặt nằm ngang và kéo vật chuyển động trên
ván?
Cách tiến hành đo:
Đặt ván nằm ngang trên sàn, dùng lực kế kéo cho vật chuyển động thẳng
đều trên tấm ván ta đo được lực ma sát giữa vật và sàn Fms = µN = µmg
Dùng lực kế treo vật thẳng đứng ta đo được trọng lực của vật ta đo được trọng
lực của vật P = mg
Fm s
P

Suy ra hệ số ma sát trượt giữa vật và ván: µ =
Cách 2:

- Cho vật trượt trên tấm ván nằm nghiêng
Gợi ý và hướng dẫn:
GV: Khi vật trượt xuống trên tấm ván nằm nghiêng có mấy trường hợp xảy ra?
HS: Vật chuyển động thẳng đều xuống trên mặt tấm ván
Vật chuyển động nhanh dần đều xuống trên mặt tấm ván

8


GV: Cách tiến hành đo lực ma sát và áp lực của vật lên ván trong trường hợp
tấm ván đặt nằm nghiêng?
- Vật chuyển động thẳng đều xuống mặt tấm ván
GV: Em hãy xác định độ lớn của lực ma sát trượt?
HS: Vật chuyển động thẳng đều độ lớn của lực ma sát trượt bằng thành phần kéo
xuống dọc theo mặt tấm ván của trọng lực Fms = Psinα (1)
GV: Hãy xác định độ lớn của thành phần áp lực giữa vật và mặt tấm ván?
HS:Áp lực giữa vật và tấm ván N = Pcosα
Độ lớn của lực ma sát có thể được xác định theo cơng thức
Fms = µN = µPcosα (2)
Từ đó suy ra hệ số ma sát giữa vật và tấm ván µ = tgα
- Trường hợp vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng có gia tốc
GV: Nêu cách xác định gia tốc của vật trong trường hợp này?
HS: Ta có thể xác định gia tốc của vật trong trường hợp này bằng các dụng cụ
sau:
Dùng thước thẳng hoặc thước dây chia đến đơn vị mm để đo chiều dài của tấm
ván
Dùng đồng hồ bấm giây (hoặc dùng cổng quang) để xác định thời gian vật
chuyển động trên tấm ván
GV: Em hãy cho biết có những lực nào tác dụng lên vật?
Có ba lực: Lực ma sát; Trọng lực; Phản lực của tấm ván lên vật

GV: Cách xác định gia tốc của vật chuyển động trên tấm ván (theo góc α và hệ
số ma sát µ)?
HS: Áp dụng định luật 2 Niu tơn cho vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng
góc α kết hợp với phương pháp phân tích lực ta xác định được gia tốc của vật
trên mặt phẳng nghiêng theo công thức: a = g(sinα - µcosα)
gsinα − a
cosα

µ=
Từ đó suy ra cách xác định hệ số ma sát:
VD2:[1] Một vật có khối lượng m1 đã biết hãy tìm cách xác định khối lượng
của vật m2 chưa biết. Dụng cụ thí nghiệm tuỳ ý chọn, nêu phương pháp thực
nghiệm để xác định khối lượng m2.
*Câu hỏi định hướng
Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất nào của vật?
Viên các công thức nêu lên các tính chất đặc trưng của khối lượng?
*Gợi ý và hướng dẫn:
Cách 1: Áp dụng quy tắc mô men lực
GV: Em hãy giải thích nguyên tắc cân khối lượng một vật của cân đòn?
Cân đòn dùng để cân một vật dựa vào nguyên tắc mô men lực, nếu quả cân và
vật gây ra mơ men bằng nhau thì cân thăng bằng (thực tế người ta còn dùng cân
sắt nguyên tắc tương tự với cân địn nhưng có hơi khác chút ít, giáo viên có thể
u cầu học sinh giải thích với cân sắt)
GV: Em hãy chọn dụng cụ và thiết kế thí nghiệm để cân vật m2?
9


HS: Dụng cụ: Thước nhẹ chia độ có thể quay quanh một trục cố định gắn trên
giá, trên thước có gắn kim để xác định vị trí nằm ngang của thước
Tiến hành thí nghiệm: Gắn thước lên giá và treo các vật m1 và m2 về hai phía

trục quay trên thước sao cho thước cân bằng (kim trên thước cho biết thước nằm
ngang).
Áp dụng quy tắc mô men lực cho các lực tác dụng lên thước ta có:
m 1d 1
d2

p1d1 = p2d2⇒m1d1 = m2d2⇒
(3)
GV: Em nêu cách xác định khối lượng của vật m2 của vật chưa biết?
HS: Để xác định khối lượng của vật chưa biết ta cần phải xác định:
Cánh tay đòn d1 và cánh tay đòn d2 của các trọng lực p1 và p2 (xác định trên
thước đã chia độ)
Dựa vào công thức (3) xác định khối lượng m2.
Cách 2: Đo bằng phương pháp tương tác
GV: Nếu có hai vật khối lượng khác nhau khi tương tác với nhau thì gia tốc các
vật thu được có đặc điểm gì?
HS: Khi áp dụng định luật 2 và định luật 3 Niu tơn cho thấy gia tốc các vật thu
được tỉ lệ nghịch với khối lượng của các vật.
GV: Lấy ví dụ thí nghiệm tương tác có thể xác định khối lượng của vật m 2 chưa
biết?
*Hướng dẫn: Về nguyên tắc chúng ta dùng thí nghiệm tương tác để đo khối
lượng của vật chưa biết nhưng trong thực tế do ngồi lực tương tác giữa hai vật
cịn có những lực phụ khác. Để thực hiện được thí nghiệm này chúng ta cần loại
bỏ các lực phụ tác dụng hoặc có phương án để tính tốn các lực phụ.
GV: Trong điều kiện thí nghiệm ở trường phổ thơng có thể thiết kế được thí
nghiệm tương tác như thế nào để đo khối lượng?
HS hoặc GV hướng dẫn: Trong thí nghiệm ở trường phổ thơng chúng ta có thể
tiến hành thí nghiệm đo khối lượng của các vật bằng cách cho các vật chuyển
động trên đệm khơng khí (để loại bỏ ma sát). Cho hai vật tương tác với nhau
trong trường hợp vận tốc ban đầu của các vật bằng không. Gọi thời gian tương

tác giữa các vật là ∆t, vận tốc các vật thu được sau tương tác là :
v1 = a1∆t; v2 = a2∆t (4)
Theo định luật 2 và 3 Niu tơn thì gia tốc các vật thu được tỉ lệ nghịch với khối
lượng các vật

a1 m 2
=
a 2 m1

(5)

v1 m 2
=
v 2 m1

Từ (4) và (5) ta có :
(6)
Các vật sẽ thu được các vận tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của các vật
GV: Thiết kế thí nghiệm về tương tác giữa các vật trên đệm không khí?
HS: Dụng cụ: vật m1 và m2, lị xo, đệm khơng khí, thước thẳng hoặc thước dây.

10


Thí nghiệm: Nén lị xo vào giữa vật bằng dây chỉ và đặt hai vật trên đệm khơng
khí.
Đốt sợi chỉ thơng qua lị xo hai vật tương tác với nhau trong thời gian ∆t

v



v

thu được các vận tốc 1, 2.
Đo quãng đường đi được của các vật sau khi chúng tương tác với nhau trong
thời gian t.
s1 = v1t ; s2 = v2t. Ta có :

s1 v 1
=
s2 v2

(7)

s1 m1
=
s2 m2

Từ (6) và (7) ta có:
(8)
Đo các quãng đường s1 và s2, từ phương trình (8) ta tính được khối lượng m 2
m 1s 1
s2

chưa biết. m2 =
2.4.2. Bài tập có hình thức tương tự nhưng có nội dung biến đổi
VD1:[5] Một vật đặt trên sàn nằm có khối lượng m = 5kg, hệ số ma sát
nghỉ bằng hệ số ma sát trượt có giá trị µ = 0,1, lấy g = 10m/s2. Hỏi lực ma sát tác
dụng lên vật và gia tốc của vật là bao nhiêu nếu tác dụng lên vật một lực theo
phương nằm ngang có độ lớn:

a. 7N
b. 4N
c. 5N
*Câu hỏi định hướng
Xác định các lực tác dụng lên vật?
Em hãy nêu công thức xác định độ lớn lực ma sát nghỉ và ma sát trượt,
đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt?
*Gợi ý và hướng dẫn:
Trong bài tập này câu a học sinh có thể tiền hành giải dễ dàng theo
phương pháp động lực học. Đối với câu b nếu học sinh tiến hành giải theo
phương án câu a thì sẽ dẫn đến kết quả sai lầm (gia tốc âm). Nội dung câu b và c
hiện tượng vật lý đã biến đổi.
Bài tập này củng cố cho học sinh về đặc điểm của lực ma sát nghỉ.
VD2: [5] Một vật có khối lượng là 2 kg, kéo vật bởi lực F = 10N dọc theo
phương chuyển động của vật. Tìm gia tốc của vật trong các trường hợp sau:
a. Vật chuyển động không ma sát trên sàn nằm ngang
b. Vật chuyển động trên sàn nằm ngang có hệ số ma sát bằng 0,1
c. Vật chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng có hệ số ma sát bằng 0,1
d. Vật được kéo lên mặt phẳng nghiêng khơng có ma sát
e. Vật kéo chuyển động lên mặt phẳng nghiêng với hệ số ma sát bằng 0,1
*Câu hỏi định hướng:
11


Xác định các lực tác dụng lên vật trong từng trường hợp?
Chọn hệ trục toạ độ?
Viết phương trình định luật 2 Niu tơn đối với từng trường hợp?
Giải phương trình định luật 2 Niu tơn trong từng trường hợp?
*Mục đích của bài toán:
Bài toán rèn luyện cho học sinh kỹ năng xác định:

- Phương, chiều lực tác dụng lên vật khi vật chuyển động trên sàn trong
những trường hợp khác nhau.
- Nhấn mạnh cho học sinh đặc điểm một số lực cơ bản thường gặp khi
giải bài tập vật lý
Lực ma sát có phương song song với mặt sàn và có hướng ngược với
hướng chuyển động
Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều trên xuống
Phản lực mặt sàn có phương vng góc với mặt sàn
- Bài tốn rèn luyện cho học sinh giải phương trình định luật 2 Niu tơn
Phương pháp chiếu
Phương pháp phân tích lực
- Bài tốn khắc sâu cho học sinh phân biệt được những tình huống gần
tương tự nhau nhưng trong mỗi bài toán hiện tượng vật lý có biến đổi.
VD3: [6] Một ơ tơ có trọng lượng P=40000N chuyển động với vận tốc khng
đổi v = 10m/s qua cầu. Tìm áp lực của ơ tơ tác dụng lên cầu khi ô tô đi qua điểm
giữa cầu trong các trường hợp:
a. Cầu phẳng nằm ngang
b. Cầu vồng lên với bán kính cong R = 50m
c. Cầu lõm xuống với bán kính R = 50m
d. Ơ tơ chuyển động trịn đều trên đường trịn nằm ngang bán kính R =
50m với vận tốc v = 10m/s. Tìm lực ma sát của mặt đường tác dụng lên ô tô.
* Định hướng tư duy học sinh:
Xác định các lực tác dụng lên ô tô trong các trường hợp, xác định hướng
của gia tốc viết phương trình định luật 2 Niu tơn, chọn trục toạ độ và chiều
dương trong từng trường hợp để giải bài tốn.
*Gợi ý và hướng dẫn:
Ơ tơ chuyển động qua cầu vồng lên và qua cầu võng xuống gia tốc của ơ
tơ có hướng như thế nào?
Trong trường hợp này lực nào đóng vai trị lực hướng tâm trong chuyển
động của ô tô?

Trường hợp ô tô chuyển động trên đường trịn nằm ngang thì lực nào
đóng vai trị lực hướng tâm?
2.4.3. Bài tập thí nghiệm
VD1: [1]Em hãy trình bày phương pháp để có thể đo hệ số ma sát trượt, ma sát
nghỉ và ma sát lăn giữa bánh xe ô tô và mặt đường
*Câu hỏi định hướng:
Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ, trượt, lăn giữa ô tô và mặt đường?
12


Viết biểu có liên quan đến hệ số ma sát nghỉ, trượt, lăn của ô tô?
Thiết lập phương án đo hệ số ma sát từng trường hợp?
Trường hợp 1:
Đo hệ số ma sát lăn
GV: Khi ô tô chạy trên mặt đường thì ma sát cản trở chuyển động của xe là ma
sát gì?
HS: Ma sát lăn.
GV: Ta có thể bố trí thí nghiệm như thế nào để có thể đo hệ số ma sát lăn giữa ô
tô và mặt đường?
HS: Để xác định hệ số ma sát lăn chúng ta cần tìm loại bỏ bớt các lực khác để đo
hệ số ma sát lăn được thuận lợi. (cho xe chạy trên đường nằm ngang, tắt máy để
dễ xác định lực ma sát)
Tiến hành thí nghiệm:
Ơ tơ chạy với vận tốc v thì tắt máy và chuyển động chậm dần cho đến khi dừng.
Khi ô tô chuyển động chậm dần đều đến khi dừng lực ma sát lăn gây ra gia tốc
cho xe.
GV: Độ lớn lực ma sát lăn?
HS: Lực ma sát lăn có độ lớn tỉ lệ với áp lực lên mặt tiếp xúc
Fmsl = - µlN = - µlmg
(9)

GV: Gia tốc của ô tô trong chuyển động này?
Fm s l
m

HS:
a=
= - µlg
(10)
Từ (9) và (10) cho thấy:
Để đo hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường ta phải đo gia tốc của ô tô, theo
công thức : a =

2S
t2

µl = -

a
g

Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường:
Trường hợp 2: Đo hệ số ma sát trượt giữa ô tô và mặt đường
Thực hiện tương tự như trường hợp đo hệ số ma sát lăn, ta cần tiến hành đo:
Đo quãng đường ô tô từ khi hãm phanh (chỉ trượt không lăn) cho đến khi dừng.
Suy ra gia tốc của ơ tơ:

a=

− v2
2S


µ=

−a
g

Áp dụng định luật 2 Niu tơn ta xác định được hệ số ma sát
Trường hợp 3: Đo hệ số ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường
13


GV: Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ giữa hai mặt tiếp xúc?
HS: Khi vật này có xu hướng trượt trên bề mặt vật kia.
GV: Khi ô tô đang chuyển động thì giữa bánh xe và mặt đường có lực ma sát
nghỉ hay khơng?
HS: Khi ơ tơ đang chuyển động, lực phát động của ơ tơ chính là lực ma sát nghỉ.
Ơ tơ chuyển động trịn đều thì lực ma sát nghỉ đóng vai trị lực hướng tâm.
GV: Nêu đặc điểm của lực ma sát nghỉ?
HS: Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:
Luôn cân bằng với ngoại lực, có độ lớn phụ thuộc vào độ lớn của ngoại
lực, khi ngoai lực tăng dần thì lực ma sát nghỉ cũng tăng theo. Đến khi vật bắt
đầu trượt thì lực ma sát nghỉ cực đại.
0(12)
Độ lớn lực ma sát nghỉ cực đại Fmsnmax = µnN
(13)
GV: Theo các cơng thưc (12) và (13) để đo hệ số ma sát nghỉ ta phải khảo sát thí
nghiệm trong trường hợp nào?
HS: Để đo hệ số ma sát nghỉ chúng ta phải khảo sát trong trường hợp lực ma sát
nghỉ cực đại (trường hợp này trong biểu thức lực ma sát nghỉ mới xuất hiện hệ

số ma sát nghỉ)
GV: Em hãy thiết kế phương án xác định hệ số ma sát nghỉ giữa ô tô và mặt
đường?
Cách 1: Trường hợp ô tô tăng tốc lực ma sát nghỉ được xác định bởi công thức
Fmsn = ma hoặc Fmsn - Fmsl = ma (tuỳ vào ta có thể bỏ qua lực ma sát lăn hay
khơng)
Để đo hệ số ma sát nghỉ thì phải làm thí nghiệm khi có lực ma sát nghỉ cực đại.
Nghĩa là chúng ta phải tăng ga để ô tô bắt đầu trượt trên mặt đường (trường hợp
này rất khó thực hiện và khó chính xác)
Cách 2: Ơ tơ chuyển động trịn đều
GV: Trong trong trường hợp này ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
HS: Cho ơ tơ chuyển động trịn đều trên đoạn đường nằm ngang đến khi ơ tơ bắt
đầu trượt:
* Cho ơ tơ chạy trên vịng trịn cố định và tăng chậm tốc độ của ô tô đến khi ô tô
bắt đầu trượt
* Cho ô tô chạy với tốc độ khơng đổi và giảm dần bán kính quỹ đạo chuyển
động cho đến khi ô tô bắt đầu trượt
GV: Trong hai trường hợp trên trường hợp nào dễ tiến hành thí nghiệm hơn?
HS: Trường hợp thứ nhất chúng ta có thể tiến hành thí nghiệm thuận lợi hơn.
Biểu thức về độ lớn của lực ma sát nghỉ
Fmsn = Fht =

mv 2
R

(14)

14



Fmsnmax = µnN =

Khi ơ tơ bắt đầu trượt

mv 2
R

(15)

Ta có thể đo hệ số ma sát nghỉ theo cơng thức
µn =

mv 2
RN

(16)

Trường hợp ơ tơ chuyển động trên mặt đường nằm ngang ta có
P = N = mg
do đó hệ số ma sát nghỉ được xác định
µn =

v2
gR

(17)

Để đo hệ số ma sát nghỉ ta cần đo:
Đo bán kính cung trịn mà ơ tơ chuyển động
Đo vận tốc ơ tơ chuyển động trên cung trịn để ơ tơ bắt đầu trượt

VD2: [1] Xác định hệ số ma sát trượt giữa đầu gậy nhẹ, cứng và sàn với dụng cụ
là một thước đo góc
*Câu hỏi định hướng
Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt giữa gậy và sàn?
Khảo sát lực ma sát trong trường hợp gậy chuyển động và trường hợp gậy
đứng yên trên sàn?
* Gợi ý và hướng dẫn:
GV: Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt giữa gậy và sàn?
HS: Để xuất hiện lực ma sát giữa đầu gậy và sàn thì phải làm cho gậy trượt trên
sàn (đầu gậy chống xuống sàn)
GV: Khi đẩy gậy nhẹ trên sàn với lực tác dụng tương đối lớn (lực đẩy dọc theo
chiều dài gậy) thì gậy sẽ chuyển động hay đứng yên?
Có hai trường hợp xảy ra là:
Gậy đứng yên khơng chuyển động
Gậy trượt trên sàn
GV: Khi gậy chuyển động
thì gậy có các lực tác dụng nào?

HS: Phản lực của sàn

N

Lực ma sát của sàn tác dụng lên gậy


Fm s

(có thể là ma sát nghỉ hoặc ma sát

trượt)

F

Lực do tay tác dụng lên gậy
GV: Em hãy cho biết khi nào thì gậy chuyển động (trượt trên sàn) và khi nào thì
gậy đứng yên?
15


HS: Gậy chịu tác dụng của các lực:
Lực tác dụng dọc theo chiều
dài của gậy



F

N

Phản lực của sàn lên gậy


Fm s

Lực ma sát giữa gậy và sàn
GV: Để tiến hànhđo hệ số ma sát chúng ta có thể phân tích:
F

Ta phân tích lực tác dụng lên gậy thành hai thành phần
Thành phần theo phương thẳng đứng F1 :
F1= Fsinα

Và thành phần theo phương nằm ngang F2:
F2= Fcosα
Ta có F1 cân bằng với phản lực của sàn lên gậy N:
N=Fsinα
Lực ma sát giữa gậy và sàn có độ lớn
Fms=µN=µFsinα
Để gậy chuyển động thì F2≥Fms
Ta có Fcosα≥µFsinα suy ra µ≤tgα gậy trượt trên
k1
sàn
µ>tgα thì khơng chuyển động
k2
Nhận xét:
k1
k2
ở đây chúng ta thấy gậy có trượt hay khơng

phụ thuộc vào góc α giữa gậy và sàn mà không phụ
thuộc vào độ lớn của lực tác dụng.
m
m
GV: Từ các phân tích trên em hãy nêu phương pháp Hình 1
Hình 2
xác định hệ số ma sát giữa gậy và sàn?
HS: Ta thấy có thể đo hệ số ma sát giữa gậy và sàn
bằng phương pháp sau:
Đẩy gậy một lực dọc theo trục của gậy và thay đổi góc α giữa gậy và sàn, ứng
với góc α giới hạn giữa trường hợp gậy chuyển động và gậy đứng yên (lực tác
dụng đủ lớn) hệ số ma sát giữa gậy và sàn là µ = tgα
VD3: [1] a. Tại sao có thể dùng lực kế để đo khối lượng của vật?

b. Khi cân khối lượng của một vật người ta thấy kim lực kế vượt ra ngoài bảng
chia độ. Vì vậy người ta phải dùng hai lực kế, có thể mắc chúng theo hai cách
như hình vẽ không? Hỏi cách mắc nào đúng và số chỉ của mỗi lực kế là bao
nhiêu?
*Câu hỏi định hướng:
Xác định các lực tác dụng lên vật trong mỗi trường hợp?
So sánh lực căng của dây treo vật và lực căng của mỗi lị xo?
*Gợi ý và hướng dẫn:
a. GV: Có thể dùng lực kế để đo khối lượng của vật không? Vì sao?
16


Câu này học sinh có thể trả lời được, có thể dùng lực kế để đo được khối
lượng của vật vì lực kế đo trọng lượng của vật mà trọng lượng là đại lượng tỉ lệ
với khối lượng của vật được xác định theo công thức P = mg
Khi đo được trọng lượng ta suy ra được khối lượng của vật.
b. GV: Trong hình 1 và trong hình 2 thì số chỉ của lực kế cho ta biết đại lượng
nào?
Trong hình 1 lực kế cho ta biết một phần trọng lượng của vật (tổng số chỉ của
hai lực kế là trọng lượng của vật). Vì vậy trong cách mắc ở hình 1 ta có thể đo
được trọng lượng của vật bằng cách cộng số chỉ của hai lực kế từ đó suy ra khối
lượng của vật.
Trong hình 2 số chỉ mỗi lực kế cho ta trọng lượng của vật (chỉ lực căng dây treo)
nhưng trọng lượng của vật vượt quá giới hạn đo nên không đo được.
2.4.4. Bài tập nghịch lí- ngụy biện
VD1:[1] Một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 Niu tơn thì lực do
ngựa tác dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải thích
tại sao ngựa lại có thể kéo được xe chuyển động.
*Câu hỏi định hướng:
Để xe và ngựa chuyển động thì Ngựa phải làm như thế nào (chú ý hiện tượng

chân Ngựa đạp xuống đất)?
*Gợi ý và hướng dẫn:
GV: Theo em thì lực do ngựa tác dụng vào xe có bằng lực do xe tác dụng vào
ngựa khơng?
HS: Có thể trả lời khác nhau câu hỏi này để giáo viên thăm dò ý kiến của học
sinh
GV: Giải thích câu trả lời học sinh hoặc bổ sung vào câu trả lời của học sinh
GV: Lực do ngựa tác dụng vào xe và lực do xe tác dụng lên ngựa là hai lực
tương tác theo định luật 3 Niu tơn nên có độ lớn bằng nhau.
GV: Ta thấy khi xe và ngựa chuyển động thì chân ngựa như thế nào?
HS: Chân ngựa đạp xuống đất (tác dụng xuống đất một lực)
GV: Có phải lực do chân ngựa đạp xuống đất giúp ngựa chuyển động khơng?
HS: …….
GV: Giải thích bổ sung
GV: Em hãy giải thích về lực ma sát nghỉ đóng vai trị là lực phát động trong
chuyển động của tàu, ô tô?
VD2: [3]Người ta tác dụng vào khúc gỗ một 
F

lực
hướng vào tường thì thấy khúc gỗ vẫn
đứng n. Hiện tượng đó có trái với định luật I
khơng? Có trái với định luật II khơng?

F

*Câu hỏi định hướng:
Vật có những lực nào tác dụng?
Khi có lực tác dụng thì vật sẽ như thế nào?
*Gợi ý và hướng dẫn:

GV: Vật có những lực nào tác dụng?
17



F

Vật chịu tác dụng của lực
GV: Nếu vật chuyển động thì vật sẽ như thế nào?
HS: Vật sẽ bị tường cản lại?
GV: Em hãy suy ra các lực tác dụng lên vật và trả lời câu hỏi?
2.4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
2.4.5.1. Chọn mẫu thực nghiệm.
Lớp thực nghiệm
Lớp
ss
Nhóm 1
20

Nam
12

Nữ
8

Lớp đối chứng
Lớp
ss
Nhóm 2
20


Nam
13

Nữ
7

2.4.5.1. Kiểm tra mẫu thực nghiệm.
Sau khi được chọn các học sinh đều tham gia kiểm tra một bài trắc nghiệm
về các kiến thức đã học trước đó và có liên quan đến nội dung thực nghiệm, chủ
yếu để đánh giá về khả năng tư duy sáng tạo vật lí của học sinh.
Tơi sử dụng phương pháp kiểm tra tự luận cho 2 nhóm, đề tự luận trong
vịng 45 phút. Kết quả bài trắc nghiệm này được xem là yếu tố đầu vào để khẳng
định cách chọn mẫu thực nghiệm và sự tương đương của 2 nhóm học sinh.
2.4.5.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Tôi đã dạy ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, ở mỗi khối chúng tơi dạy
3 buổi mỗi buổi 3 tiết, trong đó có 5 tiết nghiên cứu vấn đề mới, 2 tiết ôn tập và
2 tiết thực hành. Sau khi đã dạy các bài thực nghiệm và lớp đối chứng, tôi tiến
hành kiểm tra Bài kiểm tra số 2 (Phần phụ lục), kết quả thực nghiệm để xác định
hiệu quả khả thi của phương án thực nghiệm.
2.4.5.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
Bảng 1: Kết quả các bài kiểm tra
Trung
bình

Số học sinh đạt điểm

Lớp
Nhóm 1


SS
20

1
0

2
0

3
0

4
1

5
3

6
5

7
6

8
2

9
3


10
0

6,70

Nhóm 2

20

0

0

1

3

5

5

4

1

1

0

6,05


2.4.5.4. Xử lí và phân tích kết quả.
* Từ thái độ học tập của HS:
- Lớp thực nghiệm: HS học tập hứng thú hơn, tích cực xây dựng bài hơn, học sinh
thể hiện tính sáng tạo trong tư duy học tập .
- Lớp đối chứng: HS học tập khơng hứng thú bằng, chưa tích cực xây dựng bài .
* Từ các bảng số liệu trên ta có nhận xét:
18


Từ kết quả xử lý số liệu kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập
của HS ở các nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng tương ứng, cụ thể:
− Tỷ lệ % học sinh TB, yếu (từ 3 – 6 điểm) của nhóm thực nghiệm thấp hơn của
nhóm đối chứng tương ứng.
− Tỷ lệ % học sinh khá, giỏi (từ 7 – 10 điểm) của nhóm thực nghiệm cao hơn ở
nhóm đối chứng tương ứng.
- Điểm trung bình cộng của học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn so với điểm
trung bình cộng của học sinh nhóm đối chứng .
Tóm lại: Các kết quả thu được trên đã xác nhận tính hiệu quả của đề tài.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Qúa trình thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả trong dạy học Vật Lí 10
Chương “ Động Lực Học Chất Điểm” Bằng hệ thống bài tập phát huy năng
lực tư duy tìm tịi sáng tạo của học sinh” tơi đã hồn thành được những nhiệm
vụ mà đề tài đặt ra, cụ thể là:
+ Xây dựng được hệ thống một số dạng bài tập phát triến tư duy sáng tạo có
nội dung liên quan đến phát huy sáng tạo của học sinh trong chương Động lực học
chất điểm.
Đề tài đã nêu được một số giải pháp để nâng cao hứng thú học tập,phát huy tư
duy sáng tạo của học sinh trong mơn Vật lí nói chung và chương “ Động lực học

chất điểm” nói riêng.
Qua TN sư phạm có thể khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp
đã được đề xuất.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện,
nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành.
3.2. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết quả thu được trong thời gian qua tôi thấy rằng: Cần
phải tăng cường việc tạo sự hứng thú học tập, phát huy năng lực tự học, tìm tịi
sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học bộ mơn Vật lí nói chung và
Chương Động lực học chất điểm nói riêng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TP Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Xuân Tài

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đình Thước- Những bài tập sáng tạo về vật lí THPT- NXB
ĐHQG Hà nội – 2010.
[2]. V.Langue -Những bài tập hay về thí nghiệm vật lí - NXB Giáo dục – 1998.
[3]. Lê Nguyên Long- An Văn Chiêu- Nguyễn Khắc Mão: Giải toán Vật lý
trung học phổ thông một số phương pháp. NXBGD Hà Nội- 2003.
[4]. Lê Trọng Tường-Lương Tất Đạt-Lê Chân Hùng-Phạm Đình Thiết-Bùi Trọng

Tuân: Bài tập vật lý 10 nâng cao. NXBGD-2006.
[5]. Dương Trọng Bái- Tô Giang- Nguyễn Đức Thâm- Bùi Gia Tịnh: Vật lí 10.
NXBGD Giáo Dục- 1995.
[6].Trần Văn Dũng: 555 bài tập vật lý. NXB trẻ- TP Hồ Chí Minh – 1999.
[7]. Trịnh Đức Đạt: Phương pháp giảng dạy Bài tập Vật lý. ĐHSP Vinh- 1997.
[8]. Lương Duyên Bình- Nguyễn Xuân Chi- Tơ Giang-Vũ Quang- Bùi Gia
Thịnh: Bài tập Vật lí 10. NXBGD-2006.
20


21



×