Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

So sánh, ẩn dụ trong câu đố về đồ dùng qua góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CHẾ TRẦN DIỆU ÁNH

SO SÁNH, ẨN DỤ
TRONG CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ DÙNG QUA
GĨC NHÌN NGƠN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
(Ký tên)

Chế Trần Diệu Ánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu ............................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục luận văn ..................................................................................... 5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 8
1.1. QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG VỀ SO SÁNH VÀ ẨN DỤ ................ 8
1.1.1. Các quan điểm về so sánh ............................................................... 8
1.1.2. Các quan điểm về ẩn dụ ................................................................ 14
1.1.3. Mối quan hệ giữa so sánh và ẩn dụ ............................................... 21
1.2. TIẾP CẬN SO SÁNH, ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM CỦA
NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ...................................................................... 23
1.2.1. Giới thuyết ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam ............................ 23
1.2.2. Nghiên cứu tiếng Việt qua góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận ở
Việt Nam ................................................................................................. 30
1.3. CẤU TRÚC CÂU ĐỐ VIỆT NAM (dẫn chứng trên câu đố về đồ dùng)33
1.3.1. Cấu trúc chung của câu đố Việt Nam ........................................... 33
1.3.2. Một vài đặc điểm của so sánh và ẩn dụ trong lối đố gián tiếp...... 34
1.3.3. Tiểu kết.......................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT ĐỐ ĐƢỢC
PHẢN ÁNH BẰNG SO SÁNH, ẨN DỤ TRONG CÂU ĐỐ VỀ
ĐỒ DÙNG ...................................................................................................... 40
2.1. CÁC THUỘC TÍNH CỦA VẬT ĐỐ ĐƢỢC PHẢN ÁNH BẰNG
SO SÁNH ........................................................................................................ 40


2.2. CÁC THUỘC TÍNH CỦA VẬT ĐỐ ĐƢỢC PHẢN ÁNH BẰNG
ẨN DỤ ............................................................................................................ 46
2.3. PHÂN LOẠI VỀ PHẠM VI BIỂU VẬT CỦA CÁC ĐƠN VỊ

TỪ VỰNG SỬ DỤNG TRONG SO SÁNH, ẨN DỤ Ở CÂU ĐỐ VỀ
ĐỒ DÙNG....................................................................................................... 67
2.3.1. Phân loại về phạm vi biểu vật của các đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa
sử dụng trong so sánh ở câu đố về đồ dùng ............................................ 70
2.3.2. Phân loại về phạm vi biểu vật của các đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa
sử dụng trong ẩn dụ ở câu đố về đồ dùng ............................................... 71
2.3.3. Tiểu kết.......................................................................................... 73
CHƢƠNG 3: CÁCH THỨC TRI NHẬN CỦA NGƢỜI VIỆT QUA
CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ DÙNG ............................................................................... 76
3.1. CÁCH THỨC TRI NHẬN CỦA NGƢỜI VIỆT TRONG CÂU ĐỐ VỀ
ĐỒ DÙNG MANG DẤU ẤN TRỰC QUAN ĐẬM NÉT ............................. 76
3.1.1. Không gian tồn tại của vật đố ....................................................... 76
3.1.2. Các thuộc tính bề ngồi của vật đố ............................................... 77
3.1.3. Mối quan hệ “tiết kiệm” giữa nguồn và đích trong ẩn dụ trong
câu đố về đồ dùng ................................................................................... 83
3.1.4. Cơ sở của so sánh, ẩn dụ trong câu đố về đồ dùng xuất hiện lớp
từ mô phỏng ............................................................................................ 85
3.1.5. Tiểu kết.......................................................................................... 87
3.2. CÁCH THỨC TRI NHẬN CỦA NGƢỜI VIỆT TRONG CÂU ĐỐ VỀ
ĐỒ DÙNG THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM “DĨ NHÂN VI TRUNG” .................. 87
3.2.1. Con ngƣời là vật mốc trong sơ đồ tri nhận vật thể trong
không gian ............................................................................................... 88
3.2.2. Yếu tố ngƣời đóng vai trị trung tâm trong so sánh, ẩn dụ ở
phần đố .................................................................................................... 89
3.2.3. Triết lý về nhân sinh trong câu đố đồ dùng có tính phúng dụ ...... 90


3.2.4. Tiểu kết.......................................................................................... 92
3.3. CÁI NHÌN BIỆN CHỨNG TRONG CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ DÙNG ............. 92
3.3.1. Vật đố đƣợc miêu tả kết hợp nhiều đặc điểm nhận dạng.............. 92

3.3.2. Hình ảnh con ngƣời trong phép nhân hóa ln đƣợc đặt trong các
mối quan hệ xã hội .................................................................................. 94
3.3.3. Thử đƣa ra một vài lý giải về cái nhìn biện chứng trong câu đố
về đồ dùng ............................................................................................... 96
3.4. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐIỂN DẠNG VẬT ĐỐ CỦA NGƢỜI VIỆT
TRONG SO SÁNH, ẨN DỤ QUA NGỮ LIỆU CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ DÙNG .. 98
3.4.1. Cách xác định điển dạng trong câu đố về đồ dùng ....................... 98
3.4.2. Một số ví dụ các điển dạng trên ngữ liệu câu đố về đồ dùng ....... 99
3.4.3. Tiểu kết........................................................................................ 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BP

Bộ phận

ĐĐBP

Đặc điểm bộ phận

ĐĐTT

Đặc điểm tồn thể

ĐH


Đặng Hấn

NVT

Nguyễn Văn Trung

TT

Tồn thể

TĐHP

Từ điển Hồng Phê

Vd

Ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

2.1

2.2


2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

Tóm tắt quan điểm phân biệt so sánh logic và so sánh
tu từ của một số tác giả
Thống kê các thuộc tính của vật đố đƣợc phản ánh
bằng so sánh
Đối chiếu một số ví dụ theo khn hình so sánh
của Nguyễn Thái Hịa
Thống kê các thuộc tính nhận dạng vật đố đƣợc phản
ánh bằng ẩn dụ
Thống kê các thuộc tính nhận diện vật đố trong 500
câu đố về đồ dùng
Thống kê các phƣơng thức ẩn dụ trong câu đố về đồ
dùng
Thống kê các đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa sử dụng
trong so sánh
Thống kê các đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa sử dụng
trong ẩn dụ

Trang


9

40

42

47

65

67

74

75

3.1

Thống kê và phân loại các vật đố về đồ dùng

76

3.2

Liệt kê các thuộc tính nhận diện vật đố cái lược

78

3.3


Liệt kê các thuộc tính nhận diện vật đố cái yếm

100

3.4

Liệt kê các thuộc tính nhận diện vật đố cái quạt

101

3.5

Liệt kê các thuộc tính nhận diện vật đố cái gáo

103

3.6

Liệt kê các thuộc tính nhận diện vật đố cái trống

104

3.7

Liệt kê các thuộc tính nhận diện vật đố cái máng xối

105


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
2.1
3.1

Tên hình
Vị trí của cái so sánh trong câu đố về cái ấm
Mối quan hệ giữa tƣ duy với cái dùng để nói và cái nói
đến trong câu đố về đồ dùng

Trang
46
89

3.2

Điển dạng cái lược trên ngữ liệu câu đố về đồ dùng

100

3.3

Điển dạng cái yếm trên ngữ liệu câu đố về đồ dùng

101

3.4

Điển dạng cái quạt trên ngữ liệu câu đố về đồ dùng


103


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm 70-80 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học tri nhận nổi lên trở
thành một trƣờng phái thịnh hành trên toàn thế giới. Khuynh hƣớng này quan
niệm các tri thức ngôn ngữ gắn liền với khả năng tri nhận của con ngƣời, và
đề cao mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ - tƣ duy: “Ngôn ngữ là một năng
lực tinh thần và khả năng ngôn ngữ của con ngƣời đƣợc xác định nhƣ một
hình thức của tri thức, của khả năng tri nhận.” [36, tr. 55] Với quan niệm này,
so sánh và đặc biệt là ẩn dụ, không chỉ là cách sử dụng ngôn ngữ để nhấn
mạnh một ý nghĩa nào đó, mà chúng cịn thể hiện con đƣờng nhận thức thế
giới.
Trong q trình tìm hiểu mơi trƣờng xung quanh, ngôn ngữ cho ta thấy
bức tranh tinh thần của ngƣời sử dụng. Bên cạnh những nét chung mang tính
nhân loại, bức tranh ấy không thể thiếu đi màu sắc văn hóa cộng đồng. “Ngơn
ngữ là yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ
nhất…Chính sự đặc thù của văn hóa đƣợc biểu hiện trong ngơn ngữ đã quy
định đặc trƣng văn hóa - dân tộc của hành vi nói năng ở những ngƣời thuộc
cộng đồng văn hóa - ngơn ngữ khác nhau.” [36, tr. 23] Các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ đã chứng minh rằng ở những cộng đồng khác nhau thì ngơn ngữ
cũng mang những đặc điểm dân tộc khác nhau. Các đặc điểm này cũng đƣợc
thể hiện trong so sánh và ẩn dụ - hai biện pháp ngữ nghĩa phổ biến trong
nhiều ngôn ngữ. Vậy nên việc lý giải các đặc trƣng văn hóa đằng sau việc sử
dụng so sánh, ẩn dụ là một vấn đề thú vị và cần thiết.
Câu đố là một bộ phận quan trọng của kho tàng văn học dân gian Việt
Nam. Trong các nhóm câu đố, câu đố về đồ dùng là một trong những đối

tƣợng đố nổi trội nhất. Những vật đố về đồ dùng thƣờng là những vật dụng
quen thuộc, gần gũi với cuộc sống bình dân nhƣng lại không dễ giải mã, bởi


2

chúng đƣợc ngụy trang bằng các thủ pháp xây dựng trên quy luật liên tƣởng
mang đậm tính văn hóa. So sánh, ẩn dụ trở thành các phƣơng tiện bộc lộ một
cách gián tiếp phần nào quy trình nhận thức và thế giới văn hóa của cộng
đồng.
Từ những lý do trên, luận văn tiến hành tìm hiểu các biện pháp so sánh,
ẩn dụ trong câu đố về đồ dùng qua cái nhìn của ngơn ngữ học tri nhận để
nhằm miêu tả các hiện tƣợng ngôn ngữ này, đồng thời mong muốn có thể lí
giải đƣợc mối liên hệ giữa ngơn ngữ - tƣ duy - văn hóa đằng sau các hiện
tƣợng ấy.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của luận văn này nhằm đóng góp vào việc tìm hiểu so
sánh, ẩn dụ theo hƣớng tiếp cận ngôn ngữ học tri nhận, từ đó có thể phần nào
nêu đƣợc cách thức tri nhận của ngƣời Việt qua so sánh, ẩn dụ. Các biện pháp
này không chỉ là cách diễn đạt ý nghĩa một cách bóng bẩy mà nhờ chúng,
ngƣời ta có thể hiểu đƣợc con đƣờng tri nhận thế giới đã diễn ra nhƣ thế nào.
Luận văn cũng hi vọng có thể góp thêm một vài minh chứng cho mối quan hệ
giữa văn hóa - dân tộc với ngơn ngữ thể hiện qua hai biện pháp so sánh và ẩn
dụ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu so sánh, ẩn dụ qua hƣớng tiếp cận của ngôn
ngữ học tri nhận trên ngữ liệu câu đố về đồ dùng. Với định hƣớng trên, luận
văn giải quyết các vấn đề cụ thể nhƣ sau:
(1) Nhằm đƣa ra cái nhìn xuyên suốt về so sánh và ẩn dụ, luận văn điểm

lại những quan điểm cơ bản về so sánh, ẩn dụ từ trƣớc đến nay.
Theo quan điểm truyền thống, so sánh, ẩn dụ đƣợc xếp vào nhóm những
biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Hai biện pháp này đƣợc ghi nhận có xuất hiện


3

trong ngôn ngữ thƣờng nhật nhƣng các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến giá
trị tu từ của chúng.
Với xu hƣớng tìm hiểu “cách nhìn thế giới” của con ngƣời qua lăng kính
ngơn ngữ, ngơn ngữ học tri nhận đã tiếp cận so sánh và ẩn dụ theo một hƣớng
mới, xem chúng nhƣ là công cụ để tƣ duy, nhận thức về thế giới.
(2) Phần đố bao giờ cũng đƣa ra các dữ kiện có tính chất gợi ý, hƣớng
đến các đặc điểm thuộc về vật đố để ngƣời giải dễ nhận diện. Luận văn xác
định các thuộc tính nhận diện vật đố, từ đó đƣa ra bức tranh chi tiết về sự kết
hợp các đặc điểm kể trên trong câu đố về đồ dùng.
(3) Thông qua biện pháp so sánh, ẩn dụ, các vật đố đƣợc “đội lốt” dƣới
hình thức của các đối tƣợng có liên quan khác. Các đối tƣợng đƣợc đem ra
liên tƣởng này mang một số đặc điểm tƣơng đồng với vật đố. Luận văn tiến
hành phân loại các đặc điểm của vật đố thƣờng đƣợc sử dụng trong phép liên
tƣởng. Đây là những thuộc tính chìa khóa giúp giải mã vật đố, đồng thời
chúng cũng thể hiện cách thức ngƣời Việt nhận thức những đồ vật chung
quanh.
(4) Từ việc xác định các thuộc tính đƣợc đem ra làm cơ sở để liên tƣởng,
bài làm quy các đơn vị từ vựng đƣợc sử dụng làm vật liệu cho so sánh, ẩn dụ
trong câu đố về đồ dùng vào các trƣờng từ vựng khác nhau.
(5) Dựa trên các con số khảo sát cụ thể về so sánh, ẩn dụ trong câu đố về
đồ dùng, chúng tôi mong muốn đƣa ra đƣợc các cách thức tri nhận của ngƣời
Việt với môi trƣờng chung quanh một cách cơ bản nhất.
3.2. Phạm vi tư liệu

Luận văn thu thập 500 câu đố về đồ dùng có sử dụng biện pháp so sánh,
ẩn dụ. Cụ thể, ngữ liệu đƣợc thu thập từ các nguồn sau:
- Đặng Hấn (2004), Câu đố xưa và nay, NXB Thanh niên.


4

- Nguyễn Văn Trung (2005), Câu đố Việt Nam, NXB Tổng hợp
TP.HCM.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích dữ liệu. Đây là
phƣơng pháp chú trọng vào văn bản để xem xét các vấn đề cần đƣợc quan
tâm. Và phƣơng pháp này đƣợc xem là có lợi đặc biệt lớn “đối với các hiện
tƣợng ngơn ngữ mà tần số xuất hiện của nó và trình độ tức thời là cái xuất
phát. Nhƣ thế nghiên cứu dữ liệu có thể xác định tần số mà một biểu thức đặc
biệt đƣợc sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.” [17, tr. 249] Khi áp dụng
phƣơng pháp này vào đề tài, chúng tơi có thể tìm hiểu đƣợc các định dạng có
tính chất chìa khóa giải mã câu đố, các so sánh, ẩn dụ nổi bật, các mơ hình tri
nhận nổi trội thơng qua các phép liên tƣởng ấy.
Luận văn sử dụng thủ pháp phân loại theo chủng loại để quy các yếu tố
cần tìm hiểu thành các tập hợp con khác nhau dựa trên cơ sở “chúng có cùng
một dấu hiệu nhất định nào đó mà những yếu tố của tất cả các loại khác
không có.” [17, tr. 480] Khi tiến hành phân loại, chúng tôi cũng đồng thời sử
dụng thủ pháp thống kê để đƣa ra tần số xác định, từ đó có thể tiến hành phân
tích dữ liệu một cách rõ ràng hơn.
4.2. Phƣơng pháp nội quan: “Nội quan ngôn ngữ là sự chú ý có ý thức
đƣợc dẫn dắt bởi ngƣời sử dụng ngơn ngữ đối với các bình diện đặc biệt của
ngơn ngữ nhƣ biểu hiện trong tri nhận vốn có của nó.” [17, tr. 296]
Con đƣờng tiếp cận hƣớng nội là một trong những cách tiếp cận chính
của ngơn ngữ học tri nhận. “Đặc điểm của ngôn ngữ hƣớng nội…., khác hẳn

ngơn ngữ hƣớng ngoại. Đó là:
(1) Coi sự nghiên cứu ngôn ngữ nhƣ là sự khám phá một cơ thể của sự
hiểu biết một vốn tri thức thể hiện trong ý nghĩa, trong trí tuệ của cá nhân và
cộng đồng ngƣời nói.


5

(2) Xem xét sự nghiên cứu những đặc điểm ngôn ngữ và ngữ nghĩa đƣợc
đặc trƣng hóa trong khả năng tri nhận của ngƣời nói. … gắn với tâm lý học tri
nhận và khoa học tri nhận.” [36, tr. 57]
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của luận văn gồm những chƣơng sau:
- Chƣơng 1: Những vấn đề chung
- Chƣơng 2: Khảo sát các đặc điểm của vật đố đƣợc phản ánh bằng so
sánh, ẩn dụ trong câu đố về đồ dùng
- Chƣơng 3: Cách thức tri nhận của ngƣời Việt qua câu đố về đồ dùng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trƣớc khi ngôn ngữ học tri nhận du nhập vào nƣớc ta, so sánh, ẩn dụ
thƣờng đƣợc tìm hiểu với tƣ cách là các biện pháp tu từ. Khuynh hƣớng trên
chủ yếu đƣợc thể hiện trong các cơng trình Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt (Cù Đình Tú, 1983), Phong cách học tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc,
Nguyễn Thái Hịa, 2006). Tuy có đề cập đến so sánh logic và ẩn dụ từ vựng,
nhƣng đối tƣợng dành đƣợc sự quan tâm của các cơng trình trên là so sánh và
ẩn dụ tu từ.
Ở hƣớng nghiên cứu ẩn dụ dƣới góc độ từ vựng học, Đỗ Hữu Châu
(2004) trong Giáo trình từ vựng học Tiếng Việt miêu tả ẩn dụ với tƣ cách là
phƣơng thức chuyển nghĩa phổ biến trong ngôn ngữ. Nguyễn Thiện Giáp
(2008) trong Giáo trình ngơn ngữ học cũng nhận định ẩn dụ là phƣơng thức

làm giàu từ vựng.
Khi ngôn ngữ học tri nhận trở thành một trào lƣu thịnh hành trên tồn thế
giới thì lý thuyết của trƣờng phái này cũng đƣợc giới thiệu ở Việt Nam, cụ
thể: Một số các bài báo khoa học vào thập niên 70 của thế kỷ XX của các tác


6

giả Black (1962), Eleanor Rosch (1973), cơng trình Ẩn dụ tri nhận
(Metaphors We Live By) của Lakoff và Johson, v.v…
Trong bài báo Về cấu trúc bên trong của các loại ngữ nghĩa và sự tri
giác (Lê Quang Thiêm dịch), E.Rosch đã cơng bố kết quả thực nghiệm tâm lí
tri nhận tƣơng ứng với nghĩa của từ (1973). Sau đó hai năm, bà cùng cộng sự
đã cơng bố bài báo nói rõ về cấu trúc bên trong của các loại ngữ nghĩa và sự
tri nhận trong tập san Tâm lí học tri nhận. [36, tr.56]
Năm 1980, hai tác giả Lakoff và Johnson cho ra đời cuốn Metaphors We
Live By. Đây đƣợc đánh giá là cơng trình nghiên cứu có tính chất mở đƣờng
cho ẩn dụ tri nhận. Ngoài ra, thời kỳ này cũng xuất hiện một số lƣợng lớn các
cơng trình tên tuổi theo hƣớng tiếp cận ngôn ngữ học tri nhận của các tác giả
nhƣ: R.Jackendoff (1983), A.Wiebicka (1985), R.Langacker (1991),
Gadenfors (1998), v.v… Điều này chứng tỏ quan điểm về ngôn ngữ học tri
nhận đã tiếp tục phát triển và trở thành một khuynh hƣớng từ những năm 7080 của thế kỷ XX.
Áp dụng lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu tiếng Việt,
nhiều cơng trình và bài báo trong nƣớc đã đƣợc công bố, thể hiện sự quan tâm
của giới Việt ngữ học đến trƣờng phái này.
Ngôn ngữ học tri nhận - từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt
(Lý Toàn Thắng, 2005) là cơng trình tồn diện vừa kết hợp phác thảo những
đặc điểm của trƣờng phái ngôn ngữ học tri nhận, vừa xác lập các mơ hình tri
nhận khơng gian trên cơ sở ngữ liệu tiếng Việt.
Ngồi ra cịn có các cơng trình mang tính lý thuyết có giá trị về đề tài

này đƣợc công bố trong thời gian gần đây nhƣ: Khuynh hướng ngữ nghĩa học
tri nhận (Ngữ nghĩa học, Lê Quang Thiêm), Ẩn dụ tri nhận (Trần Văn Cơ),
Phương pháp luận của ngôn ngữ học tri nhận (Phƣơng pháp luận và phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học, Nguyễn Thiện Giáp).


7

Đi sâu vào tìm hiểu cách thức liên tƣởng của ngƣời Việt thể hiện qua
việc sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, ta có các cơng trình, bài báo nhƣ Cách
dùng biểu trưng tên gọi động vật trong thành ngữ so sánh, v.v… (Tìm hiểu
đặc trƣng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tƣ duy ở ngƣời Việt, Nguyễn
Đức Tồn, 2002), Tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người Việt trên ngữ
liệu câu đố về động vật và thực vật (Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thị Thanh
Huyền, 2009), Ẩn dụ dưới góc độ ngơn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng
Việt và tiếng Anh) (Phan Thế Hƣng, 2009), v.v…


8

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG VỀ SO SÁNH VÀ ẨN DỤ
So sánh và ẩn dụ là hai phƣơng thức liên tƣởng dành đƣợc nhiều sự quan
tâm của các nhà ngôn ngữ học, phong cách học. Các quan điểm về so sánh, ẩn
dụ đƣợc giới thiệu ở chƣơng trình phổ thơng cũng nhƣ đƣợc phổ biến trong
nhiều tài liệu nghiên cứu.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu lần lƣợt các quan niệm về so sánh và
ẩn dụ:

1.1.1. Các quan điểm về so sánh
a) Khái niệm so sánh tu từ
So sánh tu từ có mặt trong nhiều phong cách tiếng Việt khác nhau, từ
phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách chính luận đến phong cách ngơn
ngữ văn chƣơng... Nó khơng chỉ có giá trị nhận thức mà cịn giàu tính biểu
cảm. Có lẽ vì những lý do đó mà so sánh tu từ trở thành đối tƣợng đƣợc chú ý
hơn so với so sánh logic.
Cù Đình Tú (1983) định nghĩa so sánh tu từ là “cách công khai đối
chiếu hai hay nhiều đối tƣợng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống
nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng.” [40, tr.
272]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (2006) xếp so sánh tu từ vào thuật
ngữ của tu từ học, còn gọi là tỉ dụ hay lối ví von. “So sánh (tu từ) là phƣơng
thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa
hai sự vật có một nét tƣơng đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm
xúc thẩm mĩ trong nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời nghe.” [27, tr. 189]
Nhìn chung, khái niệm về so sánh tu từ của các tác giả hầu nhƣ khơng
có nhiều điểm khác biệt, gồm có các yếu tố cơ bản sau:


9

- Hai đối tƣợng có một hay nhiều nét tƣơng đồng.
- Một hay nhiều nét tƣơng đồng này đƣợc đem ra đối chiếu với nhau
một cách công khai.
- Mục tiêu là diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm nào đó của đối tƣợng.
b) Phân biệt so sánh logic và so sánh tu từ
Các tác giả Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa
(2006) đều chú ý phân biệt giữa so sánh logic và so sánh tu từ. (Xem bảng
1.1)

Bảng 1.1: Tóm tắt quan điểm phân biệt so sánh logic và so sánh tu từ của
một số tác giả
Tác giả

So sánh logic

So sánh tu từ

- Đặc điểm giữa cái so - Đặc điểm giữa cái so
sánh và cái dùng để so sánh và cái dùng để so
sánh: cùng loại

sánh: khác loại

- Mục đích: xác lập sự - Mục đích: diễn tả một
tƣơng đƣơng giữa hai đối cách hình ảnh đặc điểm
tƣợng.
Cù Đình Tú, 1983

của một đối tƣợng.

- Ví dụ: Mai có khn - Có tính khoa trƣơng.
mặt nhƣ mẹ.

- Ví dụ:
Qua cầu ngả nón trơng
cầu/ Cầu bao nhiêu nhịp
dạ sầu bầy nhiêu. (Ca
dao)
[40, tr.272]


- Là biện pháp nhận thức - Trong ngôn ngữ, về
trong tƣ duy con ngƣời đƣợc so sánh là chuẩn
nên đƣợc nghiên cứu mực đã đƣợc khẳng định,


10

dƣới phƣơng diện logic.

khơng hồn tồn đồng

- Ví dụ: a=b, vậy b=a

nhất với cái so sánh, ví
dụ: Con cũng giỏi nhƣ
bố, thơ Xuân Quỳnh
cũng hay nhƣ thơ Nguyễn

Đinh Trọng Lạc

Du.

Nguyễn Thái Hịa,

=> tính khác loại tăng

2006,

lên nhiều lần trong so


Nguyễn Thái Hịa,
2005

sánh tu từ.
- Tính phóng đại hay “vi
phạm chuẩn” khi đặt cái
so sánh và cái dùng để so
sánh ngang bằng nhau là
dấu hiệu của so sánh tu
từ.
=> tính hình tƣợng, biểu
cảm.
- Ví dụ: Ở đây hoa cũng
đẹp nhƣ ngƣời. (Lí Bạch)
[27, tr.189 - 190]
[21, tr.196 - 197]

Khi xem xét so sánh trong câu đố về đồ dùng dƣới sự chỉ dẫn của các lý
thuyết trên, chúng tôi nhận thấy trong thể loại này vừa xuất hiện so sánh logic
(so sánh luận lý) và so sánh tu từ. Khi khảo sát so sánh trong câu đố về đồ
dùng, chúng tôi khảo sát cả hai loại so sánh trên.


11

c) Cấu trúc so sánh tu từ
Cù Đình Tú (1983) cho rằng so sánh tu từ khác với các loại liên tƣởng
khác ở chỗ nó ln cơng khai hai vế: Cái so sánh và cái đƣợc so sánh. Tác giả
nêu ra các cơng thức của hình thức so sánh, gồm có:

(1) A nhƣ (tựa nhƣ, chừng nhƣ…)
Đơi ta làm bạn thong dong.
Nhƣ đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.
(Ca dao)
(2) A bao nhiêu B bấy nhiêu
Qua cầu ngả nón trơng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.
(Ca dao)
(3) A là B
Lũ đế quốc nhƣ là/ là bầy dơi hoảng hốt.
[40, tr.273 - 274]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2006) đƣa ra hình thức của so sánh
tu từ trong tiếng Việt với mơ hình so sánh đầy đủ bao gồm bốn yếu tố: 1. Cái
so sánh, 2.Cơ sở so sánh, 3. Từ so sánh, 4. Cái đƣợc so sánh.
1. Cái so sánh

2. Cơ sở so sánh 3. Từ so sánh 4. Cái được so sánh

Gái

có chồng

Các chóp mái

đều lƣợn rập rờn nhƣ

nhƣ

gơng đeo cổ
các nếp sóng bạc đầu

(Nguyễn Tn)

Lịng ta

vẫn vững

nhƣ

kiềng ba chân (Tố Hữu)

Dựa vào mơ hình trên có thể phân chia thành các kiểu:


12

(1) Đảo ngƣợc trật tự so sánh: “Chòng chành nhƣ nón khơng quai, nhƣ thuyền
khơng lái, nhƣ ai khơng chồng.” (Ca dao)
(2) Bớt cơ sở (hay phẩm chất, thuộc tính) so sánh: “Ta nhƣ dầu đƣợm thắp
hoài năm canh.” (Ca dao)
(3) Bớt từ so sánh: “Mà thơ bay cánh hạc ung dung.” (Tố Hữu)
(4) Thêm “bao nhiêu.... bấy nhiêu”: “Qua cầu ngả nón trơng cầu/ Cầu bao
nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.” (Ca dao)
(5) Dùng “là” làm từ so sánh (so sánh - ẩn dụ): “Quê hƣơng là chùm khế
ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày.” (Đỗ Trung Quân)
[27, tr.191-192]
Đối với kiểu “A nhƣ B”, yếu tố thể hiện quan hệ so sánh đƣợc Bùi Trọng
Ngoãn (2010) thống kê cụ thể gồm có các yếu tố nhƣ sau: như, như là, như
thể, tựa, tựa thể, tợ, giống, giống như, tày, ngang, hơn, bằng, thua, nhường,
kém, khác nào, khác chi, khác gì, chẳng khác, na ná…Ngồi ra phải kể đến
các từ ngữ khác cũng biểu đạt quan hệ so sánh nhƣ “là”, “bao nhiêu…bấy

nhiêu”. Dựa trên thực tế những từ, ngữ thể hiện quan hệ so sánh đƣợc tổng
hợp hệ thống nhƣ trên, tác giả gọi bộ phận này là “từ ngữ biểu đạt quan hệ so
sánh”. [28, tr.251-253]
Về mô hình so sánh “...bao nhiêu...bấy nhiêu”, tác giả Bùi Trọng Ngỗn
(2010) chứng minh rằng kiểu đúng của mơ hình này là “B bao nhiêu A bấy
nhiêu” (B là cái dùng để so sánh, A là cái so sánh). Tác giả đƣa ra ví dụ:
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thƣơng mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
“Câu này có thể diễn dịch thành “(Em) thƣơng mình nhiều nhƣ ngói trên
đình”. Điều cần nói, cần bày tỏ là “thƣơng mình” của chủ thể phát ngơn, nên
nó là A. Trong khi đó ngói trên mái đình đƣợc dùng làm chuẩn để làm rõ mức


13

độ của thái độ “thƣơng mình” đó, vì thế ngói trên mái đình phải là B.” [28,
tr.257]
Các tác giả cũng nêu quan điểm về so sánh tu từ nổi và chìm. Cù Đình
Tú (1983) phân biệt chúng bằng việc cơ sở so sánh có thể hiện ra bằng các từ
ngữ cụ thể hay không: Về mặt nội dung (cấu tạo bên trong), các đối tƣợng
nằm trong 2 vế so sánh tu từ là khác loại nhƣng lại có một nét giống nhau nào
đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nét giống nhau này có thể biểu hiện ra
bằng các từ ngữ cụ thể, lúc đó ta có phép so sánh tu từ nổi. Ví dụ: Dù ai nói
ngả nói nghiêng/ Lịng ta vẫn vững nhƣ kiềng ba chân. [40, tr.275]
Nét giống nhau này có khi khơng đƣợc phô bày ra bằng những từ ngữ
cụ thể mà lẫn vào bên trong hai vế của phép so sánh khiến ngƣời đọc phải tự
tìm ra, lúc đó ta có phép so sánh tu từ chìm. Ví dụ: Trẻ em nhƣ búp trên cành
(Hồ Chí Minh) [40, tr.276]
Với tác giả Đinh Trọng Lạc thì cơ sở so sánh đƣợc dùng làm tiêu chí để

xác định so sánh chìm: “So sánh vắng yếu tố 2 (cơ sở so sánh - chú thích của
Bùi Trọng Ngỗn) đƣợc gọi là so sánh chìm. Ví dụ: “Trẻ em nhƣ búp trên
cành” (Hồ Chí Minh)” (dẫn theo Bùi Trọng Ngoãn) [28].
Về việc sử dụng cơ sở so sánh để phân biệt so sánh tu từ nổi và chìm, tác
giả Bùi Trọng Ngỗn (2010) nêu ra đầy đủ các trƣờng hợp khơng có cơ sở so
sánh nhƣng A-yếu tố 1 hoặc B-yếu tố 4 lại đƣợc thuyết minh nhƣ sau:
(1) Khơng có cơ sở so sánh
Bốn dây nhƣ khóc nhƣ than
Khiến ngƣời trong tiệc cũng tan nát lịng
(Nguyễn Du)
(2) Có cơ sở so sánh
Trong nhƣ tiếng hạc bay qua
Đục nhƣ tiếng suối mới sa nửa vời


14

Tiếng khoan nhƣ gió thoảng ngồi
Tiếng mau sầm sập nhƣ trời đổ mƣa.
(Nguyễn Du)
(3) B- yếu tố 4 đƣợc thuyết minh
Em là bóng cây, em là bếp lửa
Che mát và sƣởi ấm lòng anh.
(Lƣu Quang Vũ)
(4) A- yếu tố 1 đƣợc thuyết minh
Đêm nhƣ biển khơng bờ, bóng tối rất thẳm sâu
Đời cũng giống nhƣ biển kia anh lại giống con tầu.
(Lƣu Quang Vũ)
Tác giả chứng minh rằng: “Phần thuyết minh cho B hoặc thuyết minh
cho A…không hẳn là cơ sở so sánh, khơng nằm ở vị trí cơ sở so sánh trong

cấu trúc so sánh nhƣng có nội dung tƣơng đƣơng cơ sở so sánh”.
Và từ đó tác giả đề ra giải pháp về so sánh tu từ nổi và chìm: Một phép
so sánh tu từ đƣợc gọi là “so sánh nổi” khi có 1 trong 3 yếu tố: cơ sở so sánh,
phần thuyết minh cho B, phần thuyết minh cho A. Ngƣợc lại một phép tu từ
sẽ đƣợc gọi là “so sánh chìm” khi khơng có mặt 3 yếu tố này. [28, tr.256]
1.1.2. Các quan điểm về ẩn dụ
Ẩn dụ đƣợc các nhà ngôn ngữ học nƣớc ta quan tâm theo hai hƣớng chủ
yếu: nghiên cứu ẩn dụ nhƣ là một phƣơng thức chuyển nghĩa và tìm hiểu ẩn
dụ nhƣ là một biện pháp tu từ văn chƣơng.
a) Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa trong ngôn ngữ
Trong Giáo trình từ vựng học tiếng Việt (2004), Đỗ Hữu Châu giải thích
một cách cụ thể: “Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những nghĩa biểu
vật. A vốn là tên gọi của x (tức là x có ý nghĩa biểu vật chính của A). Phƣơng
thức ẩn dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y) nếu


15

nhƣ x và y có điểm nào giống nhau…Ẩn dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa dựa
trên quan hệ tƣơng đồng giữa x và y.” [7, tr.104]
Tác giả dẫn ra ví dụ: Kim trong kim đồng hồ là một ẩn dụ. Trên mặt
đồng hồ có bộ phận dài, nhỏ, có chức năng chỉ giờ cũng đƣợc gọi là kim do
hình dạng của chúng giống hình dạng của đồ vật dùng để chích hoặc khâu.
Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ có các kiểu sau đây:
- Ẩn dụ hình thức dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật.
Ví dụ: chân trong chân núi, chân bàn…, cánh trong cánh buồm, cánh
quạt…
- Ẩn dụ vị trí dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật.
Ví dụ: ruột trong ruột bút, lịng trong lịng sơng…
- Ẩn dụ cách thức dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai

hoạt động, hiện tƣợng.
Ví dụ: cắt hộ khẩu, nắm tƣ tƣởng...
- Ẩn dụ chức năng: dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật.
Ví dụ: bến tàu, bến xe…
- Ẩn dụ kết quả dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối
với con ngƣời.
Ví dụ: lời nói chua chát/ ngọt ngào, cay đắng
Bên cạnh định nghĩa và phân loại, tác giả đƣa thêm một vài quan điểm
về ẩn dụ:
“Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ
quan của con ngƣời và sự giống nhau giữa chúng.” [7, tr.104] Vậy nên ẩn dụ
có tính chất chủ quan hơn hốn dụ vì nó phụ thuộc vào nhận thức của con
ngƣời.
Những lối nói nhƣ “nắm lấy tƣ tƣởng”, “nắm nội dung tác phẩm”…,
“kiến thức còn mỏng”, “kiến thức chắp vá”… đƣợc Đỗ Hữu Châu đề cập đến


16

trong Giáo trình từ vựng học tiếng Việt (2004). Trong cách phân loại ẩn dụ tri
nhận của Lakoff và Johson, những lối nói này có thể xếp vào ẩn dụ cấu trúc
và ẩn dụ bản thể thì Đỗ Hữu Châu xếp vào nhóm ẩn dụ cụ thể - trừu tƣợng
(đối lập với ẩn dụ cụ thể - cụ thể nhƣ mũi thuyền, xe chạy êm…). [7, tr.105]
Tác giả cũng nhấn mạnh: “Nắm đƣợc cơ chế của ẩn dụ là cần thiết để
hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ và các hàm ý văn hóa, có thể là các lẽ thƣờng mà
tổ tiên chúng ta đã gởi vào trong đó.” [7, tr.107]
Nhƣ vậy, ngoài những nghiên cứu về ẩn dụ dƣới góc độ từ vựng - ngữ
nghĩa, Đỗ Hữu Châu nêu những điểm đáng chú ý, gần gũi với việc tìm hiểu ẩn
dụ qua cái nhìn tri nhận.
Nguyễn Thiện Giáp trong Giáo trình ngơn ngữ học (2008) nêu định

nghĩa về ẩn dụ nhƣ sau: “Ẩn dụ (metaphor) là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào
sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tƣợng đƣợc so sánh với nhau”. [16,
tr.319]
Căn cứ vào tính chất của sự giống nhau có thể chia ẩn dụ ra các kiểu
nhƣ:
- Sự giống nhau về hình thức:
Ví dụ: Mũi là bộ phận cơ thể có dáng nhọn, cho nên các bộ phận cơ thể
có dáng nhọn của sự vật cũng gọi là mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi kim...
- Sự giống nhau về màu sắc:
Ví dụ: màu cánh sen, màu da trời, màu xanh lá, màu cỏ úa, màu rêu...
- Sự giống nhau về chức năng:
Ví dụ: từ đèn ngày xƣa chỉ dùng để chỉ loại đèn đĩa thắp bằng dầu lạc,
sau này có thêm các loại khác nhƣ đèn Hoa Kì, đèn điện... Các loại này đều
đƣợc gọi là đèn do đều có khả năng thắp sáng.
- Sự giống nhau về thuộc tính, tính chất nào đó:


17

Ví dụ: từ khơ dùng để chỉ tính chất của những vật ít hoặc khơng có nƣớc,
chúng ta có thể kết hợp thành: tình cảm khơ khan, lời nói khơ khan...
- Sự giống nhau về một đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngồi nào đó:
Ví dụ: Ngƣời đàn bà đẹp đƣợc gọi là Tây Thi, ngƣời đàn bà xấu bị gọi là
Thị Nở.
- Những ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tƣợng:
Ví dụ: Nắm để biểu thị động tác của bàn tay, nhƣng chúng ta có thể nói:
Nắm suy nghĩ, nắm ngoại ngữ...
- Chuyển tên con vật thành tên ngƣời:
Ví dụ: chó con của mẹ, họa mi của trƣờng chúng ta...
- Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tƣợng

khác. Ẩn dụ loại này thƣờng đƣợc gọi là nhân cách hóa.
Ví dụ: Thời gian đi, con tàu chạy…
Tác giả nêu quan điểm về bản chất của ẩn dụ: “Xét về bản chất, ẩn dụ
cũng là một loại so sánh, nhƣng là so sánh ngầm, ở đó chỉ có một vế đƣợc so
sánh, do đó nó có thể trở thành biện pháp làm giàu từ vựng.” [16, tr.320]
b) Ẩn dụ là một biện pháp tu từ văn chương
Cù Đình Tú (1983) dành nhiều quan tâm cho ẩn dụ tu từ. Trong Phong
cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả viết: “Ẩn dụ tu từ là cách cá
nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tƣợng này dùng để biểu thị đối tƣợng
kia dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tƣởng về nét tƣơng đồng giữa hai đối
tƣợng.”[40, tr.279]
Cấu tạo ẩn dụ tu từ phụ thuộc vào khả năng tƣơng đồng giữa hai đối
tƣợng. Càng nhiều tƣơng đồng thì ẩn dụ càng phong phú. Tác giả nêu ra một
số kiểu tƣơng đồng phổ biến:
- Tƣơng đồng về màu sắc:
Ví dụ: “Đầu tƣờng lửa lựu lập loè đâm bông” (Nguyễn Du)


×