Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thành phần loài động vật thân mềm chân bụng (gastropoda) vùng biển đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 77 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGỌC

THÀNH PHẦN LỒI ĐỘNG VẬT THÂN
MỀM THUỘC LỚP CHÂN BỤNG
(GASTROPODA) VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014


2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGỌC

THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CHÂN BỤNG
(GASTROPODA) VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG

NGÀNH : SƯ PHẠM SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Ths. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

ĐÀ NẴNG – Năm 2014




3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc


4

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp và những gì đạt được
hơm nay, thì đó khơng chỉ là những cố gắng, nỗ lực của riêng bản thân, mà
trên hết là phần lớn công lao giảng dạy và hướng dẫn của các thầy giáo, cô
giáo,…cũng như các hỗ trợ, chia sẻ của mọi người ở nhiều phương diện.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Tường Vi đã quan
tâm, giúp đỡ, góp phần định hướng bài luận, cũng như h ỗ trợ về tinh thần để
em có thể thực hiện tốt Khóa Luận Tốt Nghiệp này.
Em cũng xin chân thành c ảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ trong
khoa Sinh-Môi trường, trường Đại học Sư Phạm-ĐH Đà Nẵng cũng như các
thầy cô trong trường dã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong 4 năm học qua.
Chính các thầy cơ đã xây d ựng cho chúng em những kiên thức nền tảng và
những kiến thức chun mơn để em có thể hồn thành luận văn này cũng như
những cơng việc của mình sau này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân,

bạn bè và ban lãnh đạo cũng các cô, chú, bác ngư dân đã luôn đ ộng viên giúp
đỡ em trong suốt thời gian học tập và hồn thành khóa luận này!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc

Nguyễn Thị Ngọc


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................9
1.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................9
2.Mục tiêu của đề tài ……………………………………………………………………10
3.Ý nghĩa khoa h ọc của đề tài..............................................................................................10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................11
1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỦA LỚP CHÂN BỤNG (GASTROPODA) ...................11
1.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo ...........................................................................................11
1.2. Đặc điểm sinh sản và phát triển ....................................................................................12
1.3. Sinh thái động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda)................................12
1.4. Vai trò ...........................................................................................................................13
1.5. Phân loại và vai trò thực tiễn .....................................................................................16
a. Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) ........................................................................17
b. Phân lớp Mang sau (Opisthobranchia) .......................................................................19
c. Phân lớp Có phổi (Pulmonata) .....................................................................................20
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................21
2.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................21
2.2. Đặc điểm khí hậu ..........................................................................................................21
2.3. Nhiệt độ.........................................................................................................................22

2.4. Lượng mưa....................................................................................................................22
2.5. Độ ẩm............................................................................................................................22
2.6. Điều kiện thủy văn ........................................................................................................24
a. Chế độ triều......................................................................................................................24


6

b.Nhiệt độ nước biển............................................................................................................24
c. Độ mặn ........................................................................................................................... 24
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thành phần động vật thân mềm chân bụng (Gastropoda)
.............................................................................................................................................24
3.1. Tình hình nghiên cứu thành phần động vật thân mềm chân bụng (Gastropoda) trên thế
giới .......................................................................................................................................25
3.2. Tình hình nghiên cứu thành phần động vật thân mền chân bụng (Gastropoda) ở nước
ta...........................................................................................................................................26
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................31
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………….……….…….……… 31
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu…………………………..……………………………..…….. 31
2.1.3 Thời gian nghiên cứu ……………………………………..……………………..… 31
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU …………………..…………………………………..… 31
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………..…………………..… 31
2.3.1 Thu mẫu ngoài thực địa ………………………………..………………………..…. 31
2.3.2 phân loại động vật thân mềm chân bụng ………………….……………………… . 32
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệ………….………………………………………………... 32
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................................32
3.1. DANH MỤC, CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
CHÂN BỤNG (GASTROPODA) TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG....................................32
3.1.1. Danh mục thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda)

vùng biển Đà Nẵng ..............................................................................................................32
3.1.2.Cấu trúc thành phần loài động vật thần mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) vùng
biển Đà Nẵng .......................................................................................................................37
3.2. SO SÁNH THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM THUỘC LỚP CHÂN
BỤNG ( GASTROPODA) VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG VỚI KHU VỰC HẢI VÂN – SƠN
CHÀ .....................................................................................................................................41


7

3.3. ĐẶC TRƯNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CHÂN
BỤNG (GASTROPODA) VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG .........................................................44
3.3.1. Đa dạng về bậc taxon bậc bộ .....................................................................................44
3.3.2.Đa dạng về bậc taxon bậc họ ......................................................................................45
3.4. CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) CÓ GIÁ TRỊ
KINH TẾ TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG............................................................................46
3.4.1. Các loài động vật thân mềm chân bụng (Gastropoda) có ý nghĩa kinh tế đối với
người dân .............................................................................................................................46
3.4.2. Danh mục các loài động vật thân mền chân bụng (Gastropoda) có giá trị kinh tế ....52
3.5. CÁC LỒI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) QUÝ HIẾM
TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG.............................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................55
Kết luận...............................................................................................................................55
Kiến nghị.............................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................56
PHỤ LỤC ............................................................................................................................59


8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm các tháng trong năm

23

2011 ở Đà Nẵng

3.1.

Danh mục thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng 32
(Gastropoda) vùng biển Đà Nẵng

3.2

Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng 37
(Gastropoda) vùng biển Đà Nẵng

3.3

So sánh thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng 41
(Gastropoda) vùng biển Đà Nẵng với khu vực Hải Vân –Sơn


Chà
3.4

Sản lượng và doanh thu của một số đối tượng kinh tế ở vùng 48
biển Đà Nẵng

3.5

Các loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) có 52
giá trị kinh tế vùng biển Đà Nẵng .


9

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có hơn 3.200 km đường bờ và đảo, nằm trong vùng Biển Đơng và
vịnh Thái Lan, và là nơi có đa dạng sinh học biển nhiệt đới quan trọng, có các
điểm tương đồng về mặt địa-sinh học đối với các quốc gia láng giềng trong
trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu với chừng 11.000 loài sinh vật đã đư ợc
phát hiện [15]
Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển khoảng 89 km, diện tích ngư
trường khoảng 15.000km2, có vùng lãnh hải trải 125 km tạo thành vành đai
nước nông rộng lớn. Vì vậy, Đà Nẵng nằm trong 4 ngư trường trọng điểm của
miền Trung, với trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn.Trong
những năm gần đây, sự phát triển kinh tế Đà Nẵng diễn ra rất nhanh chóng,
trong đó khai thác thủy sản là một ngành chiếm tỷ trọng cao trong cán cân
kinh tế của thành phố, với tổng sản lượng khai thác biển tăng nhanh từ 27.332
tấn năm 2000 lên đến 40.275 tấn năm 2005[7]. Sự phát triển mạnh của các

hoạt động kinh tế vùng ven bờ đã và đang mang l ại giá trị kinh tế góp phần
nâng cao đời sống người dân cũng như phát tri ển kinh tế của vùng, trong đó
các đối tượng nguồn lợi hải sản đóng vai trị rất quan trọng. Song nguồn lợi
hải sản này hiện nay đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một
số lồi có giá trị kinh tế cao đang ở ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng [9].Một
trong những đối tượng nguồn lợi đang bị khai thác mạnh đó là thân mềm.
Thân mềm là một đối tượng hải sản có giá trị dinh dưỡng và là nguồn kinh tế
cao của người dân vùng ven bờ biển Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thân mềm cịn
đóng vai trị là m ột mắc xích quan trọng trong chuỗi, lưới thức ăn của hệ sinh
thái vùng biển.[9]


10

Do phát triển mạnh của các hoạt động kinh tế vùng ven bờ làm gây ảnh
hưởng đến sự tồn tại của thủy sinh vật. Bên cạnh đó cịn nhi ều nguyên nhân
gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, nhưng nguyên nhân chủ yếu là khai thác
quá mức, ô nhiễm môi trường và sự tàn phá sinh cảnh của các loài thủy sản
(Nguyễn Thị Tường Vy, 2012). Nguyên nhân sâu xa vẫn là do trình độ hiểu
biết của người dân về kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ các động vật
này cịn hạn chế và việc quản lí của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu
quả. Hậu quả là trong những năm gần đây nhiều lồi đơng vật thân mềm
thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) đã bị suy giảm nghiêm trọng và hệ sinh
thái bị tổn thương. [11].
Nghiên cứu về động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda)đây là
mảng quan trọng song nó đã bị bỏ trống và chưa được nghiên cứu trước đây
tại khu vực ven biển Đà Nẵng. Vì vậy, việc nghiên cứu cụ thể, tồn diện với
nguồn tư liệu mang tính cập nhật và khoa học về động vật thân mềm thuộc
lớp chân bụng (Gastropoda) tại vùng ven biển Đà Nẵng là hết sức cầp thiết và
có ý nghĩa th ực tiễn cao.

Xuất phát từ lí do trên, chúng tơi đã ch ọn đề tài nghiên cứu “ THÀNH PHẦN
LOÀI

ĐỘNG VẬT THÂN MỀM THUỘC LỚP CHÂN BỤNG

(Gastropoda) VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG” nhằm cung cấp thêm những tư liệu
cho việc bảo vệ đa dạng sinh học động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng
(Gastropoda) tại vùng biển ven bờ Đà Nẵng.
2. Mục tiêu của đề tài:
-Nghiên cứu nhằm phân loại thành phần loài động vật thân mềm thuộc lớp
chân bụng (Gastropoda) tại vùng ven bờ biển Đà Nẵng .
3.Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Nghiên cứu này sẽ làm nguồn tư liệu ban đầu cho các nghiên cứu về động
vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) tại Đà Nẵng sau này, đồng


11

thời giúp cho cơ quan quản lí cập nhật được thông tin mới nhất về động vật
thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda). Từ đó đề xuất các hướng để
bảo vệ đa dạng sinh học vùng biển Đà Nẵng.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỦA LỚP CHÂN BỤNG

(GASTROPODA)
Chân bụng (Gastropoda) là lớp thuộc ngành thân mềm (Mollusca). Lớp chân
bụng (Gastropoda) bao gồm tất cả các loại ốc với mọi kích cỡ từ nhỏ đến khá

lớn. Trong lớp này, có các loại ốc biển, ốc nước ngọt và ốc sống trên cạn.
Lớp chân bụng (Gastropoda) có số loài đã được đặt tên nhiều thứ hai,
chỉ sau lớp cơn trùng (Insecta)về số lượng tổng thể. Có 611 họ thuộc lớp chân
bụng (Gastropoda), trong đó có 202 họ đã tuyệt chủng, được tìm thấy trong
các hóa thạch.. Lớp chân bụng (Gastropoda) có mức độ đa dạng cao nhất
trong ngành Thân mềm (Mollusca), với khoảng 60.000 đến 80.000 loài đang
tồn tại [18][25]
1.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Đặc điểm nổi bật nhất của động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng
(Gastropoda) là cơ thể mất đối xứng và được chia thành 3 phần là phần đầu,
phần thân và phần chân. Đầu ở phía trước, có mắt và các tua cảm giác (râu).
Thân (hay được gọi là khối phủ tạng) nằm trên chân, là một túi xoắn. Chân là
khối cơ khoẻ nằm ở mặt bụng, cử động uốn sóng khi bị. Toàn bộ cơ thể được
bao trong một vỏ xoắn, thường xoắn hình chóp hay xoắn trên một mặt phẳng,
có thể có thêm nắp vỏ. Mức độ phát triển vỏ rất khác nhau. Cấu tạo vỏ điển
hình, từ ngồi vào trong có các lớp như lớp sừng (periostracum), lớp lăng trụ
canxi và lớp xà cừ (chỉ có ở một số như bào ngư, ốc xà cừ...) Số vòng
xoắn của vỏ ốc trưởng thành thay đổi ví dụ như ở ốc nhồi (Pila polita) là 5, ở


12

ốc sên (Achatina fulica) thường là 6 đến 7 vòng. Vịng xoắn có thể theo chiều
kim đồng hồ (xoắn thuận) hay ngược chiều kim đồng hồ (xoắn ngược). Nội
quan của động vật thân mềm được lớp áo bao phủ, nằm trong vỏ. Phần lớn
động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) ăn thực vật, một số
khác ăn thịt bằng cách bắt con mồi, tiết men tiêu hoá phân huỷ con mồi rồi
hút vào ống tiêu hoá, một số khác lọc thức ăn trong nước hay sống ký sinh.
động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) có hệ tuần hồn hở. Hệ
hơ hấp của chân bụng (Gastropoda) là mang lá đối hay phổi. Mang đặc trưng

cho động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) sống dưới nước có
từ đến 2 mang hướng về phía trước và phía sau cơ thể. Một số động vật thân
mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) chuyển sang đời sống trên cạn thì cơ
quan hơ hấp là phổi (một số lồi sống ở nước vẫn có phổi). Phổi là thành phần
của áo tạo thành. Xoang phổi là một xoang kín, được giới hạn bởi vỏ áo
ở trên và mép áo ở phía trước, khối nội quan ở phía sau. Phổi thơng với
bên ngồi qua một lỗ nhỏ. Khi một số loài động vật thân mềm thuộc lớp chân
bụng (Gastropoda) ở nước vừa có cả mang vừa có cả phổi (ốc nhồi) nhờ thế
chúng có thể sống được lâu hơn trên cạn. Ngoài ra nhiều lồi động vật thân
mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) có cơ quan hơ hấp thay đổi, đó là các
phần phụ thứ sinh mọc ra trên bề mặt cơ thể. Số lượng và vị trí của mang
quyết định số lượng và vị trí của tâm nhĩ, có liên quan đ ến lần quay 180 và
lần quay nhả xoắn điều hoà trong q trình tiến hố của động vật thân mềm
thuộc lớp chân bụng (Gastropoda).
1.2. Đặc điểm sinh sản và phát triển
Phần lớn chân bụng (Gastropoda) đẻ trứng thành đám, chìm trong khối chất
nhầy bám vào cây thủy sinh (như ốc đá, ốc Limnaea, Busycon, Aplysia v.v...),
một số đẻ trứng từng đám bám vào hốc đất, bùn (ốc nhồi, ốc sên...). Trứng
phân cắt xoắn ốc, xác định, hồn tồn và khơng đều. Ở biển Việt Nam,


13

thường gặp các đại diện của bộ này có vỏ với màu sắc đẹp. Các họ có số
lượng lớn là Volutidae, Nassidae, Muricidae, Conidae, Hapidae, Mitridae,
Galeodidae... một số có thể tiết chất độc (Conus) hay chất màu dùng
để nhuộm (Murex). Bao gồm các giống thường gặp là Murex, Rapana,
Conus, Harpa, Mitra, Nassarius, Hemifuscus, Babylonia..
Trong đó có các lồi thường gặp là Cymbium melo (ốc bù giác, ốc gáo)



nhiều

thịt,

vỏ

đẹp,

Babylonia

Areolata (ốc hương) có thịt

ngon, Columbella rulgurans, Mitra rugosum, Phos senticosus... có vỏ đẹp.
1.3. Sinh thái động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda)
Động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) phân bố rất rộng, phần
lớn sống ở nước (số lượng loài ở biển và nước lợ nhiều hơn so với ở nước
ngọt). Ở biển động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) có thể
phân bố ở độ sâu 5.000m, cịn trên lục địa thì có thể đạt đến độ cao là 5.500m
(loài Lymnaea kookeri và Anadenus schaginteiti). Chỉ một số ốc Mang trước
thích nghi với đời sống trơi nổi, còn phần lớn động vật thân mềm thuộc lớp
chân bụng (Gastropoda) sống bò ở đáy, một số khác sống bám, ít di động như
các giống Patella, Ancylus, Vermetus...). Ngoài ra cịn có các lồi sống ký
sinh trên động vật da gai như sao biển, cầu gai, hải sâm... hay các loài động
vật thân mềm khác như trai (giống Mucronalia, Stilifer...). Ốc có phổi ưa
sống nơi ẩm, giàu mùn bã thực vật, về mùa lạnh hay khơ chúng thường có
thời kỳ nghỉ hoạt động, bịt miệng bằng chất nhầy có nhiều muối can xi do
chúng tiết ra. Một số ốc có mang có thể sống cả ở suối nước nóng (tới 34°C).
Riêng nhóm ốc nhồi (họ Pilidae) vừa có mang, vừa có phổi nên có thể sống
trên cạn khá lâu. Đa số ăn thực vật, mùn bã hữu cơ, rêu, nấm... Một số ốc có

thể ăn thịt (các giống thuộc bộ Chân bụng (Gastropoda) mới, Chân cánh, họ
Cypraeidae, Doliidae.., thức ăn là giun, sứa, trai và ốc khác.[13]
1.4. Vai trò


14

a. Vai trò làm thực phẩm
Động vật thân mềm là một ngành có số lượng lồi rất lớn (khoảng 130.000
lồi - Thái Trần Bái, 2001; 104.000 loài - Hà Quang Hiến, 1980) chiếm
khoảng 10% tổng số các loài động vật trên trái đất, đứng thứ hai sau ngành
giáp xác (Crustacea) (với 800.000 loài). Ngay từ thời cổ đại, khi loài người
chưa biết săn bắn thú rừng thì đã biết bắt động vật thân mềm về ăn. Những di
tích cịn lại hiện nay của người Mút - tê - riêng (Mousteriens) ở Gibraltar (eo
biển giữa Tây Ban Nha và Ma Rốc) chứng tỏ họ đã biết đập vỡ vỏ của các
loài động vật thên mềm để lấy thịt ăn. Đến thời đại đồ đá, động vật thân mềm
là nguồn thực phẩm quan trọng và phổ biến của cư dân các vùng ven biển do
chúng sống cố định hoặc di chuyển chậm nên việc khai thác chúng cũng dễ
dàng. Ngày nay rất nhiều loài động vật thân mềm vẫn là thức ăn ưa thích của
con người, có lồi cịn là thức ăn quý hiếm. So sánh thành phần dinh dưỡng
của thịt động vật thân mềm với thịt một số động vật khác người ta thấy rằng,
hàm lượng prôtêin và gluxit trong thịt động vật thân mềm khá cao, trong khi
đó hàm lượng lipit lại rất thấp. Chính vì thế mà khi chúng ta ăn thịt của chúng
khơng ngán.[17]

b. Vai trị làm sạch mơi trường
Động vật thân mềm có khả năng làm sạch môi trường. Thức ăn của chúng bao
gồm thực vật phù du và hỗn hợp gồm nhiều loại khác như mảnh vụn các chất
hữu cơ, khoáng, bùn, vi khuẩn, chất keo...(theo Gilbert Barnale, 1991).
Tammes & Dral (1956) đã chỉ ra rằng những vật được Bivalvia giữ lại trong

q trình lọc khơng lớn hơn 10 mm. Khả năng lọc của động vật thân mềm rất
lớn. Như vậy, bằng phương thức dinh dưỡng ăn lọc với tỷ lệ lọc rất lớn động
vật thân mềm có khả năng làm sạch mơi trường và chúng được coi là những
đối tượng chính trong việc làm cân bằng sinh thái môi trường, đặc biệt ở


15

những vùng bị ô nhiễm. Tuy nhiên, ở những vùng bị ô nhiễm bởi các độc tố
do sự nở hoa của tảo, động vật thân mềm ăn tảo sẽ bị nhiễm độc tố và là
nguồn gây bệnh cho con người.
c. Vai trị trong y học
Một số lồi động vật thân mềm được dùng làm thuốc chữa bệnh như: Ốc
bươu (Pila polita) dùng trị bệnh dạ dày. Bào Ngư vừa là món ăn đặc sản vừa
là vị thuốc quý chữa bệnh quáng gà, củ cải xào với Bào Ngư chữa bệnh tiểu
đường, chế phẩm sinh học được chế tạo từ Bào Ngư Haliotis varia có tác dụng
tăng cường trí nhớ (Nguyễn Thị Thái Vân, 2004). Ngồi ra do có hàm lượng
protein cao, có chứa vitamin (đặc biệt là vitamin B12) nên nó được dùng
trong sản xuất thuốc bổ, thuốc tăng lực.
d. Vai trị là sinh vật chỉ thị cho mơi trường
Hầu hết sự có mặt của các lồi động vật thân mềm là chỉ số cho điều kiện môi
trường. Biến động thành phần và số lượng quần thể là chỉ số đánh giá cho
mức độ thay đổi của môi trường sống. Một trong các hợp chất hoá học gây
ảnh hưởng nhiều lên đời sống của động vật thân mềm đã đư ợc nghiên cứu sâu
là chất sơn trên thành tàu thuỷ (Tributyltin - TBT). Các chất này làm ảnh
hưởng lên quá trình phát triển của các lồi sống bám lên thành các con tàu
như Vẹm, Giun, Sun và đặc biệt là các loài Ốc. Các cá thể Ốc gai cái khi tiếp
xúc với chất này sẽ phát sinh cơ quan giao cấu đực có kích thước chiêù dài tỷ
lệ thuận với hàm lượng chất này trong môi trường gọi là hiện tượng imposex.
Hiện tượng này làm gây tắc nghẽn khả năng đẻ trứng của con cái. Vì vậy, có

khả năng sử dụng loài ốc này làm chỉ thị cho mức độ ô nhiễm chất sơn trên
thành tàu thuỷ trong môi trường biển.[13]
e. Tác hại của một số loài động vật thâm mềm độc hại
Bên cạnh những mặt có lợi, nhiều lồi động vật thân mềm là sinh vật gây hại.
Một số loài Ốc ăn chồi non thực vật gây tác hại đến mùa màng như ốc Sên


16

(Achatina fulica); Ốc bươu vàng (Pomacea sp.), một số loài sống đục kht
thường gây hại cho các cơng trình thủy, thuyền bè như Teredo, Pholas,
Bankia hay một số loài sống bám làm tàu thuyền hư vỏ, vận tốc và tải trọng
giảm như hà, sun , một số bám vào các đảo ngầm làm cản trở giao thơng
đường biển. Đã có một số người đã chết sau khi ăn thịt động vật thân mềm.
Độc tố trong thịt động vật thân mềm có thể gây chết ngay sau khi ăn hoặc tồn
tại và gây độc mãn tính trong thời gian dài. Các nạn nhân ăn phải độc tố
thường có triệu chứng nơn mửa hoặc tiêu chảy. Các độc tố này thường được
sản sinh ra từ các loài tảo phù du gọi là các lồi tảo độc thuộc nhóm
dinoflagellate:

Gonyaulax,

Protogonyaulax,

Gymnodinium,

Pyrodinium,Nocticula, Ceratium, Protoperidinium .v.v (M. Mohan Joseph,
1998). Điệp, Hầu, Vẹm, Ngao có thể tiêu thụ các loài tảo này. Tuy nhiên chỉ
một vài loài tảo thuộc nhóm này có khả năng sinh độc tố. Khả năng sinh độc
tố tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Vấn đề này đang được nghiên cứu.

Trong trường hợp tảo phát triển nhanh – tảo nở hoa – thịt động vật thân mềm
tiêu thụ một lượng lớn tảo nở hoa này sẽ rất dễ gây độc. Lồi Ốc có nọc độc
cần được biết đến như nhóm họ Ốc nón. Nọc càng độc hơn khi các loài này sử
dụng cá làm thức ăn. Bản chất của nọc độc là các loại protein, các loại protein
này có tác dụng làm tê liệt hệ thần kinh. Tất cả các lồi ốc nón đã biết có khả
năng sản sinh ra các loại peptid có tên chung là conotoxin. Nhiều nghiên cứu
trên conotoxin về trật tự sắp xếp, cơ chế tổng hợp, cấu trúc gen...đã xác đ ịnh
conotoxin cản trở hoạt động của protein trên màng tế bào, ngăn chặn việc
truyền xung động thần kinh. Thuộc tính này làm cho conotoxin được sử dụng
rộng rãi trong ngành hố sinh học.
1.5. Phân loại và vai trị thực tiễn


17

Động vật chân bụng chiếm tới gần 80% tổng số lồi của động vật thân mềm
(có khoảng 90.000 lồi). Được chia làm 3 phân lớp là Mang trước, Mang sau
và Có phổi
a. Phân lớp Mang trước (Prosobranchia)
Mang ở trước tim, thường có 1 mang, ít khi gặp 2 mang. Xoang áo ở
phía trước cơ thể, có dây thần kinh bên tạng bắt chéo. Vỏ phát triển và có nắp
vỏ. Đơn tính, phần lớn sống ở biển, một số ít sống ở nước ngọt. Có 2 bộ:
Bộ Chân bụng cổ (Archaeogastropoda): Chân bụng nguyên thủy nhất, đặc
điểm cấu tạo cơ thể cịn giữ nhiều nét đối xứng hai bên như có 2 tâm nhĩ,
phức hợp cơ quan áo chẵn (2 mang, 2 thận, 2 osphradi...). Do có 2 tâm nhĩ
nên bộ này còn được gọi là bộ Hai tâm nhĩ (Diotocardia). Có dây thần kinh
bắt chéo, chưa hình thành hạch chân, dây thần kinh dài. Mang gồm có hai
dãy, phần ngọn khơng đính vào thành áo. Tuyến sinh dục đổ vào thận phải.
Thụ tinh ngoài, phát triển qua ấu trùng trochophora.Sống chủ yếu ở biển, một
số sống ở nước ngọt (Theodoxus) hay cạn (Helicina). Các họ thường gặp là

Neritidae, Trochidae, Turbinidae, Haliotidae, Patellidae... Ở Việt Nam bộ này
thường gặp ở vùng nước lợ, ven biển, rừng sú vẹt, vùng dưới triều và vùng
triều. Các giống phổ biến là Nerita (ốc đĩa, ốc ngọt), Trochus (ốc
tháp), Monodonta (ốc

đụn), Umbonium (ốcmành), Patella,

Fissurella (ốc

nón), Turbo petholatus (ốc xà cừ),Haliotis (bào ngư).Bộ Chân bụng trung
(Mesogastropoda): Cơ thể mất đối xứng, tim chỉ có một tâm nhĩ, ph ức hợp cơ
quan áo lẻ (một mang, một osphradi, một thận). Vì chỉ có một tâm nhĩ nên
được gọi là bộ Một tâm nhĩ (Monotocardia). Hệ thần kinh có dây bên tạng bắt
chéo, đã hình thành hạch chân. Mang có cấu tạo một dãy, dính sát vào thành
áo. Tuyến sinh dục không đổ vào thận. Thụ tinh trong, phần lớn phát triển qua
ấu trùng veliger.


18

Bao gồm phần lớn các lồi chân bụng hiện có, thích nghi rộng với điều kiện
sống của mơi trường như ở biển, nước ngọt, ở cạn, một số sống ký sinh. Ở
vùng triều và nước lợ hay gặp ốc cỡ bé thuộc họ Littrorinidae, Cerithiidae,
Potamididae, Assimineidae. Ở vùng dưới triều thành phần lồi rất đa dạng, có
các lồi ốc cỡ lớn trên 100 cm như một số loài thuộc họ Cassididae, Doliidae.
Các họ khác có kích thước nhỏ hơn như Cypraeidae, Turitellidae,
Epitoniidae, Natacidae... Một số nhóm thích nghi với đời sống trong tầng
nước như họ Jamthinidae có vỏ nhẹ và bám vào sứa ống, nhóm ốc
Heteropoda có chân hẹp kéo dài thành tấm bơi, bao nội tạng thu nhỏ, vỏ mỏng
hay tiêu giảm (Pterotrachea, Carinaria, Atlantia). Một số loài khác lại sống

ký sinh trên động vật da gai như các giống Parenteroxenos, Stylifer, Thyca,
Entococha, Paedophorus.... Trong nước ngọt thường gặp các họ Valvatidae,
Thiaridae, Viviparidae, Pilidae, Hydrobiidae... Ở rừng đá vôi gặp
họCyclophoridae có mang tiêu giảm. Ở vùng biển Việt Namthành phần loài
thuộc Chânbụng trung rất phong phú. Các loài thường gặp và có giá trị cao
như: Telescopium telescopium, Terebralia sulcata, Cerithidea sinensis (ốc
đụn, ốc mút) phân bố ở rừng sú vẹt và nước lợ; Charonia tritonis (ốc tù
và), Hemifurus tuba, Cassis cornuta (ốc kim khôi), Dolium variegatum (ốc
mũ), Laevistrombus isabella (ốc lợi đỏ), Cypraea tigris (ốc mõ chù da
hổ), Natica maculosa...Ở nước ngọt thường gặp các loài: Pila polita (ốc
nhồi), Sinotaia aeruginosa, Angulyagra polyzonata (ốc vặn),Cipangopaludina
lecythoides (ốc bươu, ốc rạ). Trong núi đá vôi ẩm hay gặp các
giống Cyclophorus, Hybocystis. Một số loài là vật chủ trung gian truyền bệnh
giun sán như Melanoides tuberculatus và Stenomelania testudinaria...Bộ
Chân bụng mới (Neogastropoda): Cấu trúc cơ thể phân hố cao nhất, lưỡi gai
có ít răng, đầu kéo dài thành mõm, osphradi dạng lông chim, hệ thần kinh tập
trung, miệng có nắp vỏ, có rãnh xi phông kéo dài. Hầu hết sống ở biển và ăn


19

thịt. Thụ tinh trong. Nhiều lồi có trứng phát triển trực tiếp thành con non.
Ở biển Việt Nam, thường gặp các đại diện của bộ này có vỏ với màu sắc đẹp.
Các họ có số lượng lớn là Volutidae, Nassidae, Muricidae, Conidae,
Harpidae, Mitridae, Galeodidae... một số có thể tiết chất độc (Conus) hay chất
màu dùng để nhuộm (Murex). Bao gồm các giống thường gặp là Murex,
Rapana, Conus, Harpa, Mitra, Nassarius, Hemifuscus, Babylonia... Trong đó
có các lồi thường gặp là Cymbium melo (ốc bù giác, ốc gáo) có nhiều thịt, vỏ
đẹp, Babylonia


areolata (ốc

hương)



thịt

ngon, Columbella

rulgurans, Mitra rugosum, Phos senticosus... có vỏ đẹp
b. Phân lớp Mang sau (Opisthobranchia)
Cấu tạo cơ thể của Chân bụng mang sau thể hiện sự vặn xoắn khơng hồn
tồn (do q trình nhả xoắn điều hồ về phía sau nên làm cho dây thần kinh
bắt xoắn duỗi trở lại, đồng thời đưa xoang áo lệch hẳn một bên). Bao gồm các
loài động vật Chân bụng vỏ tiêu giảm hay chỉ cịn lại rất ít. Hệ thần kinh lệch.
Xoang áo nằm ở phía bên phải cơ thể, đơi khi tiêu giảm hay mất hẳn.
Tim chỉ có 1 tâm nhĩ. M ột mang nằm ở phía sau tim. Đơi khi mang được thay
thế bởi mang thứ sinh. Lưỡng tính, chỉ sống ở biển. Phân lớp Mang sau được
chia làm 4 bộ:Bộ Mang kín hay Mang ẩn (Tectibranchia): Có xoang áo và
mang chính thức, mang được áo che kín. Chân chia thành 2 thùy ở hai bên
lớn. Sống bò dưới đáy. Ở Việt Nam đã gặp các giống Dolabella, Atys, Bulla,
Hydatina,Cyclichna,Pupa...
Bộ Chân cánh (Pteropoda): Hai tấm bên chân phát triển thành vây bơi, thích
ứng với đời sống bơi. Đại diện có giống Clione khơng có vỏ, khơng có mang,
phân bố nhiều ở vùng cận cực, là thức ăn của cá voi. Ở Việt Nam đã gặp
giống Limacina và các loài Creseis acicula, Cresies clava có số lượng lớn và
phân bố rộng. Khi chết đi vỏ đá vôi lắng xuống tạo thành hợp phần cát bùn
của đáy biển. Bộ Ốc hai mảnh vỏ (Saccoglossa): Bên cạnh các đặc điểm về



20

cấu tạo lưỡi gai, hầu tiêu biểu cho động vật chân bụng thì nhóm này cịn có vỏ
hai mảnh như vỏ trai (Berthelinia, Midorigai). Ở Việt Nam gặp các
giốngPhyllobrachus, Placobranchus…Bộ Mang trần (Nudibranchia): Mang
chính thức (nguyên sinh) tiêu biến, thay thế là mang phụ (thứ sinh) ở mặt
lưng. Các hạch thần kinh tập trung về phía đầu. Cơ thể có dạng sên, bên ngồi
đối xứng, khơng có vỏ, khơng có xoang áo. Ở biển Việt Nam đã biết có 200
lồi, các giống có nhiều lồi là Hexabranchus, Phyllidia, Armina, Phyllỉhoe,
Melibe, Glossodoris...
c. Phân lớp Có phổi (Pulmonata)
Do mang tiêu biến nên được thay thế bằng phổi. Phổi là mặt trong của xoang
áo, có nhiều mạch máu, có lỗ thở nhỏ ở bên phải. Cơ quan áo lẻ, thần kinh
lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phần đầu. Vỏ phát triển hay tiêu giảm,
khơng có nắp vỏ. Lưỡng tính, một số đẻ con. Sống ở nước ngọt hay trên cạn.
Được chia thành 2 bộ. Bộ Mắt ở gốc (Basommatophora): Có mắt nằm ở gốc
tua đầu, tua đầu có 1 đơi, khơng co duỗi được. Vỏ phát triển. Phần lớn chuyển
sang đời sống thứ sinh nước ngọt. Gặp phổ biến các giống như Lymnea,
Gyraulus, Polypylis, Hippeutis, Pettancylus, Indoplanobris...Bộ Mắt ở đỉnh
(Styllommatophora): Có 2 đôi tua đầu co duỗi được, mắt nằm ở ngọn đơi tua
đầu sau. Vỏ có thể tiêu giảm. Sống chủ yếu trên cạn. Bao gồm các loài thuộc
ốc sên, sên trần, sên núi. Các họ phổ biến là Succineidae, Enidae,
Ariophantidae, Achatidae, Zonitidae, Bulimulidae, Helicidae, Limacidae,
Arionidae. Ở Việt Nam gặp phổ biến các giống như Achatina, Hemiphaedusa,
Bradybaena, Camaena...
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở tọa độ 15055’ đến 16014’ vĩ bắc, 107018’ đến
108020’ kinh độ Đơng. Diện tích tự nhiên là 1256,24 km2, trong đó diện tích



21

đất liền là 951,2 km2. Đà Nẵng là cửa ngõ giao thông trong nư ớc và quốc tế
thứ 3 của nước ta[10],[11].
Địa hình Đà N ẵng rất đa dạng và phức tạp với nhiều loại hình khác nhau gồm:
địa hình đồi núi cao, đồi núi thấp, địa hình đồng bằng ven biển. Độ dốc của
đồi núi cao, khoảng cách từ núi đến biển rất ngắn, dải đồng bằng ven biển hẹp
và bị chia cắt bởi nhiều sơng ,suối. Chính những yếu tố về địa hình, địa lý như
trên đã tạo sự khác biệt về chế độ khí hậu, thủy văn của Đà Nẵng so với
những địa phương khác trong khu vực miền Trung.
Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển khoảng 70 km, diện tích ngư
trường khoảng 15.000 km2, có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà
Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nước rộng lớn thích hợp cho phát triển
kinh tế biển tổng hợp và giao lưu quốc tế[5].
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1
huyện ngoại thành và 1 huyện đảo trong đó có 5 quận ven biển đó là Liên
Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
2.2. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Đà Nẵng bị ngăn cách bởi các dãy núi cao vì vậy khí hậu có sự
phân hố rõ rệt. Khí hậu Đà Nẵng đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam [6] và mang những đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam đó là khí hậu
nhiệt đới, nóng ẩm gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, có
chế độ sáng, mưa và độ ẩm phong phú. Đặc biệt do khu vực Sơn Trà dốc về
phía Sơng Hàn nên khí hậu Đà Nẵng cịn mang tính chất biển [9].
Đà Nẵng với xung quanh được bao bọc với các dãy núi cao như phía Tây là
dãy núi Phước Tường , phía Bắc là dãy Bạch Mã, Hải Vân cao trên 700m,
phía Đơng có núi Sơn Trà với đỉnh cao nhất là 630m đã giúp che chắn cho
thành phố khỏi các cơn bão và gió mùa Đơng Bắc. Hàng năm, Đà Nẵng

thường có ít nhất là 5 cơn bão gây ảnh hưởng hay trực tiếp đổ bộ lên đất liền


22

kèm theo mưa lớn, gió xốy và giật vơ hướng. Tốc độ gió khi có bão lên đến
40 m/s. Ngồi ra, vào các tháng 5, 6 thường xuất hiện lũ tiểu mãn và các trận
lũ lớn thường xuất hiện vào tháng 10 và 12. Lũ kéo dài do ảnh hưởng lượng
mưa từ thượng nguồn sơng Hàn [5].
Khí hậu Đà Nẵng thường chia thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa bắt đầu từ
tháng IX và kết thúc vào tháng XII và mùa khô bắt đầu từ tháng I đến tháng
VIII thì kết thúc .
2.3. Nhiệt độ
Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, Đà Nẵng có một nền nhiệt độ cao
và ít biến động trong năm [5](bảng 1.1)
Nhiệt độ luôn thay đổi theo các tháng trong năm. Riêng năm 2011, nhiệt độ
trung bình của thành phố Đà Nẵng là dao động từ 20 oC đến 29,8 oC, có thời
điểm đạt mức cao nhất là vào tháng 5/2011 nhiệt độ lên đến 38,6 oC và thấp
nhất là 14,3oC (tháng 2/2011), đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến đời
sống của người dân trong thành phố nói chung và việc khai thác cá ở ven bờ
biển Đà Nẵng nói riêng.
2.4. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm ở các nơi thuộc Đà Nẵng vào loại lớn so với
các nơi khác trong khu vực cũng như trong toàn qu ốc[5]. Năm 2011, lượng
mưa cao nhất vào các tháng 9,10,11 và thấp nhất vào các tháng mùa khô
(tháng 3,4,5,7)(bảng 1.1)
2.5. Độ ẩm
Đà Nẵng là một trong những vùng có độ ẩm khơng khí cao trong khu vực
miền Trung. Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm 2011 dao động
từ 70-89%. Độ ẩm cao nhất là vào các tháng mùa mưa (tháng 9,10,11,12) và

thấp nhất vào các tháng 5,6,7,8 (bảng 1.1)


23

Bảng 1.1 Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm các tháng trong năm 2011 ở
Đà Nẵng
Tháng Ttb

0
1 12

1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
1

0.0
1.5
1.5
4.9
8.1
9.3

9.8
9.2
6.9
5.7
20.8
4.6

Tx
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

6.9
8.3
9.8
2.5
8.6
6.8
8.1
6.9
6.5
2.6

27.6
9.9

Tm
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3
2

6.3
4.3
6.5
8.6
3.2
3.2
4.1
3.5
2.5
1.5
15.4
9.6

Mưa

1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
1

0.8
.2
2
.0
0.5
.8
9.1
1.9
5.4
338.
16.6

Giờ

Số NM Utb
16
0
31

8.
35
10
12
13
81
78
12

14
12
4
6
8
4
9
24
23
22
24

nắng(giờ)
83
83
82
84
77
75
70
77

88
87
86
89

40
162
113
175
259
222
233
231
105
107
115
18


24

2.6. Điều kiện thủy văn
a. Chế độ triều
Vùng biển Đà Nẵng có chế độ triều rất phức tạp bao gồm bán nhật triều và
nhật triều nhưng trong đó dạng bán nhật triều không đều chiếm ưu thế[9].
Thời gian triều lên xuống: do tính chất phức tập của chế độ triều nên vào
những ngày bán nhật triều lên xuốn trung bình khoảng 6 giờ. Những ngày
nhật triều, thời gian triều lên trung bình dài hơn thời gian triều xuống [9].
Biên độ triều: triều của vùng biển Đà Nẵng thuộc loại triều yếu, biên độ trung
bình từ 0,8 – 1,2 m, lớn nhất đạt 1,5 m. Tại cảng Đà Nẵng biên độ cao nhất là

1,4 m, trung bình là 0,7 m [11].
b.Nhiệt độ nước biển
Theo kết quả phân tích mẫu nước trong 12 tháng năm 2010 vào các thời kỳ
triều cường và triều kém của trạm Mơi trường biển Sơn Trà thì nhiệt độ trung
bình tầng mặt tăng từ tháng 1 đến tháng VI và giảm từ tháng VII đến tháng
XII trong năm (dao động từ 23,5 đến 30,10C), tầng đáy dao động từ 23,6 đến
30,00C, có sự phân tầng nhiệt độ giữa 2 tầng mặt và tầng đáy nhưng không
nhiều, biên độ dao động nhiệt phụ thuộc vào thời tiết.
c. Độ mặn
Theo như kết quả quan trắc của Trạm môi trường biển Sơn Trà thì đ ộ mặn
khu vực ven bờ biển Đà Nẵng có sự phân tầng rõ rệt.Trong mùa mưa nhiệt độ
xuống khá thấp, đột biến vào tháng 1 năm 2010 lúc chân triều độ mặn đo
được ở tầng mặt chỉ là 2,20/00. Độ mặn lớn nhất trong năm là 34,10/00 xảy ra
trong tháng VII (đỉnh triều – tầng đáy và chân triều – tầng đáy). Độ mặn trong
nămdao động: tầng đáy trung bình 25,7-34,1‰ và tầng mặt dao động từ 6,2
đến 29,40/00, cao hơn so với năm 2009.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thành phần động vật thân mềm chân
bụng (Gastropoda)


25

3.1. Tình hình nghiên cứu thành phần động vật thân mềm chân bụng
(Gastropoda) trên thế giới
- Mở đầu là David Nicol công bố tác phẩm “The Number of Living Species
of Molluscs” vào năm 1969đưa ra con số phỏng đoán 107.000 trong đó có
khoảng 12.000 lồi chân bụng (Gastropoda) nước ngọt và 35.000 loài trên
cạn.[20]
-Đến năm 1990, Jones, G.P.;Ferrell.D.J và Sale, P.F đã phân tích mối liên
quan giữa sự đa dạng của nhóm động vật thân mềm ở đầm phá One Tree và

rạn san hô Great Barier ở Australia tác giả thấy rằng chính rạng san hơ Great
Barier ở Australia đã cung cấp nơi sống, thức ăn cho con non và chỗ đẻ của
thân mềm chân bụng ở đầm phá One Tree [22]
-Năm2001,tập thể các nhà khoa học E. Risos-Jara, M. Pê-Pena, R. Beas-Luna,
E. Lospez-Uriarte and E. Juarez-Carillo, đã nghiên cứu sự phân bố và tính
phong phú của những lồi thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) có
giá kinh tế ở thêm luc địa của Jalisco và Colima ở Mexico. Trong nghiên cứu
này các tác giả đã đưa ra s ự phân bố và phong phú của các loài động vật thân
mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) và hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế
trong khu vực. Trong nghiên cứu, mẫu vật được thu thập ở độ sâu từ 24-83m,
trong đó những lồi thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) chủ yếu
được tìm thấy trong nền đáy là bùn cát ở độ sâu từ 24-40m. Đồng thời trong
nghiên cứu tác giả cũng phân tích giá tr ị kinh tế của một số loài thân mềm
thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) [21].
-Ở Brazin, từ năm 1999 đến năm 2003 có cơng trình nghiên c ứu sự đa dạng
và phân bố của động vật thân mềm của các tác giả Colin R. Beasley, carlos
M. Fernandes, Cleidson p. Gome, Bethanln A. Brito, Sonia M. Limades
Santos và Claudia H. Tagllaro trong rừng ngập mặn thuộc bán đảo Ajuruteua
(phía Đơng bắc bang Para, Brazin). Kết quả đã xác định được: 19 loài chân


×