Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không xảy ra đột biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.05 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN, GIẢM
PHÂN VÀTHỤ TINH KHI KHÔNG XẢY RA ĐỘT BIẾN

Người thực hiện: Tống Văn Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Phương pháp giải bài tập về nguyên phân
3.2. Phương pháp giải bài tập về giảm phân và thụ tinh
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
III. Kết luận, kiến nghị


1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
7
18
19
19
19
20


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục
là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết của mỗi nhà
trường nói chung và mỗi giáo viên nói riêng xun suốt q trình dạy học và là
công việc phải làm thường xuyên. Bộ GD và ĐT đang tiến hành đổi mới toàn
diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm

nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ
phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ khoảng 4- 5 năm thì khối lượng tri thức lại
tăng gấp đơi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất.
Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự
đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo thế hệ trẻ. Để có được điều này thì
mỗi giáo viên phải tự đổi mới phương pháp dạy học và việc dạy bài tập có một
vai trị rất lớn.
Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ
môn Sinh học, tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Sinh học của học
sinh, từ đó dần nâng cao chất lượng bộ mơn Sinh học ở trường phổ thơng hiện
nay, người giáo viên ngồi phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần
khai thác thêm các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn trong đời sống đưa vào bài
giảng, rèn luyện kĩ năng giải bài tập để tạo điều kiện cho học sinh lớp 10 giải bài
tập liên quan đến nguyên phân, giảm phân và thụ tinh nhằm phát huy tính tích
cực, năng lực sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học
tập bộ mơn. Từ những lí do đó tơi chọn đề tài: “Phương pháp giải bài tập
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không xảy ra đột biến ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống một số phương pháp giải bài tập định lượng thuộc
kiến thức chương “Phân bào” - Sinh học 10 trong chương trình THPT, nhằm
phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, tăng hứng thú học tập cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài áp dụng đối với học sinh lớp 10 trong các tiết luyện tập, ôn tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực nghiệm.
- Điều tra.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài nghiên về vấn đề sử dụng kiến thức gắn với thực tế bộ môn để dạy
học Sinh học theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng

tạo, tăng hứng thú học tập cho học sinh trong ôn tập củng cố kiến thức, áp dụng
để giải các bài tập phần nguyên phân, giảm phân thuộc phần kiến thức sinh học
lớp 10 ở trường THPT.
Mở rộng, xác định số loại giao tử, tỉ lệ các loại giao tử trong giảm phân
không xảy ra trao đổi chéo và trong giảm phân có xảy ra trao đổi chéo.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1


Một trong những trọng tâm của dạy học Sinh học là phát triển tư duy,
năng lực sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh: Từ lí thuyết học sinh phải
biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế trong
chương trình Sinh học phổ thơng học sinh có rất ít thời gian trên lớp dành cho
các giờ bài tập mà trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi THPT Quốc gia thì phần
bài tập chiếm một tỉ lệ khá cao, trong đó có bài tập liên quan đến nội dung kiến
thức nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Vậy để giải quyết tốt các bài tập Sinh
học thì học sinh phải làm thế nào? Trước hết học sinh phải có khả năng phân
tích, nhận dạng được các dạng bài tập từ đó có phương pháp, các bước giải
quyết đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Mặc dù Bộ đã đổi mới phương án thi
TH PT Quốc gia đưa môn Sinh học là một trong ba môn thi trong bài thi tổ hợp
KHTN nhưng đa số các em học sinh hiện nay còn học lệch nhất là học sinh lớp
10 ,chủ yếu quan tâm đến ba mơn Tốn, Lí, Hóa. Do vậy, việc dành thời gian
cho việc học môn Sinh là ít. Các em đều rất lúng túng khi nhận dạng bài tập.
Kiến thức về chu kì tế bào, nguyên phân và giảm phân là kiến thức nền quan
trọng để các em dễ dàng tiếp cận kiến thức về các quy luật di truyền, các dạng
đột biến rất hay và khó sẽ học ở lớp 12. Hơn nữa ,trong những năm qua khi ra
đề tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Bộ có quan tâm đến kiến thức ở cả 3 khối trong
trường THPT. Vì vậy đưa ra hệ thống kiến thức nền đầy đủ và chính xác là
nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên. Đã có rất nhiều tác giả đưa ra phương pháp

giải và quy trình giải các bài tập về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh nhưng
muốn hệ thống lại một cách đầy đủ, chính xác để học sinh tiếp cận có hệ thống
kiến thức cơ bản và nâng cao về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh thì học sinh
phải làm gì?
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua tìm hiểu và đàm thoại với các giáo viên bộ môn sinh học trong nhà
trường để nắm bắt được thực trạng học tập của học sinh và phươn pháp dạy
học của giáo viên, nắm được thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy - học. Đồng thời tiếp xúc và trò chuyện với học sinh các lớp
10, nghiên cứu vở ghi của học sinh để nắm được điều kiện học tập, tâm tư tình
cảm, nhu cầu học tập bộ môn, đặc điểm tư duy và phương pháp học tập sinh học
của học sinh.
Thực tiễn cho thấy, mặc dù giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng
của nhiệm vụ phát huy và nâng cao năng lực tự học, tư duy sáng tạo cho học
sinh và đã nỗ lực tổ chức và định hướng quá trình lĩnh hội kiến thức, củng cố
khắc sâu và hoàn thiện của học sinh bằng những phương pháp tích cực tuy nhiên
chất lượng vẫn còn khiêm tốn
3. Giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Phương pháp giải bài tập về nguyên phân
- Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân
a. Kiến thức bổ sung
- Nếu 1 tế bào mẹ nguyên phân x lần liên tiếp ( x nguyên dương) thì tạo ra 2x tế
bào con
- Nếu có nhiều tế bào mẹ nguyên phân:
+ Nếu số lần nguyên phân của các tế bào bằng nhau:
2


Gọi: - a là số TB mẹ
- x là số lần nguyên phân

=> Tổng số tế bào con tạo ra = a. 2x
+ Nếu số lần nguyên phân của các tế bào khơng bằng nhau:
Giả sử có a tế bào trong đó x, y, z … k có số lần nguyên phân lần lượt là: x 1, x2,
x3,....xa (ĐK: nguyên dương)
x1

x2

x3

xa

=> Tổng số TB con = x × 2 + y × 2 + z × 2 + ...+ k × 2
b. Phương pháp giải
Tùy vào yêu cầu đề bài, có 3 bước cơ bản sau:
- Bước 1. Xác định số tế bào tham gia nguyên phân
- Bước 2. Xác định số lần nguyên phân
- Bước 3. Áp dụng công thức tính số tế bào con
c. Các ví dụ cụ thể
Bài 1. Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào
con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào
A. Tìm số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra từ mỗi tế bào A, B, C.
Bài giải
Gọi a, b,c lần lượt là số lần nguyên phân của tế bào A, B, C ( Điều kiện a,
b, c, nguyên dương)
Theo bài ra a+b+ c = 10 và b = 2 . a → a+ 2 a + c = 10 → c =10 – 3 a mà c phải
là số nguyên dương , nên 10 – 3 a > 0 → a < 10/ 3 mà a nguyên dương nên a có
thể = 1 hoặc = 2 hoặc = 3.
Mặt khác số tế bào con tạo ra sau nguyên phân của 3 tế bào là: 2a + 2b + 2c = 36
- Nếu a = 1 thì b = 2, c= 7 . Do đó 2 1 + 22 + 27 = 134 > 36 nên trường hợp này

không thỏa mãn đề bài
- Nếu a = 3, b = 6, c = 1 thì 2 3 + 26 + 2 1 = 74 > 36 nên trường hợp này khơng
thỏa mãn đề bài
- Nếu a = 2 thì b= 4, c= 4 do đó 22 + 24 + 24 = 36 thỏa mãn điều kiện đề bài
Vậy số lần nguyên phân của tế bào A, B, C lần lượt là 2, 4, 4.
- Số tế bào con tạo ra từ tế bào A = 22 = 4
- Số tế bào con tạo ra từ tế bào B = 24 = 16
- Số tế bào con tạo ra từ tế bào C = 24 = 16
- Dạng 2: Tính số NST mơi trường cung cấp cho q trình ngun
phân.
a. Kiến thức bổ sung
*Số NST tương đương với số nguyên liệu mơi trường cung cấp:
- Có 1 tế bào ( chứa 2n NST) nguyên phân x lần tạo ra 2x tế bào con
+ Số NST trong tế bào mẹ là 2n
+ Số NST trong các tế bào con là 2n. 2x. Do đó, mơi trường tế bào cung cấp
ngun liệu tương đương số NST bằng tổng số NST trong các tế bào con trừ đi
số NST trong tế bào mẹ ban đầu : 2x. 2n - 2n
Vậy tổng số NST môi trường cung cấp = 2n (2x – 1)
3


- Tương tự có a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) nguyên phân x lần bằng nhau
tổng số NST môi trường cung cấp = a. 2n (2x – 1)
- Có a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) ngun phân các số lần khơng bằng
nhau trong đó x tế bào nguyên phân k1 lần; y tế bào nguyên phân k2 lần….
+Tổng số tế bào con sinh ra là: x. 2k1 + y. 2k2 + …
+ Số NST môi trường cung cấp là: x. 2n (2k1 – 1) + y. 2n . (2k2 – 1) +…
*Số lượng NST mới hồn tồn do mơi trường cung cấp là:
- Khi 1 tế bào nguyên phân x lần thì bộ NST của tế bào mẹ ban đầu sẽ được
nhân đôi, trong mỗi lần nhân đơi ln có 1 nửa NST lấy từ tế bào mẹ . Do đó dù

ở thế hệ tế bào nào thì số NST mới hồn tồn do môi trường cung cấp là 2n
(2x – 2)
- Với a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau thì số NST mới hồn tồn do mơi
trường cung cấp là a. 2n (2x – 2)
- Với a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) nguyên phân các số lần không bằng
nhau trong đó x tế bào nguyên phân k1 lần; y tế bào nguyên phân k2 lần…. thì
số NST mới hồn tồn do mơi trường cung cấp là x. 2n (2k1 – 2) + y. 2n . (2k2 –
2) +…
b. Phương pháp giải
Tùy vào dữ kiện đề bài có các bước cơ bản sau:
- Bước 1. Xác định số tế bào nguyên phân; bộ NST 2n
- Bước 2. Xác định số lần nguyên phân
- Bước 3. Áp dụng công thức tính số NST mơi trường cung cấp cho q trình
ngun phân
c. Ví dụ
Bài 1. Một lồi có bộ NST 2n = 10. Ba hợp tử của một loài nguyên phân một số
đợt liên tiếp tạo ra các tế bào con có số NST đơn là 280. Biết hợp tử 1 tạo ra số
tế bào con =

1
số tế bào con của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số tế bào con gấp đôi tế
4

bào con của hợp tử 3. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
Bài giải
- Gọi số TB con của hợp tử 1 là x với số lần nguyên phân là k1
số TB con của hợp tử 2 là y với số lần nguyên phân là k2
số TB con của hợp tử 3 là z với số lần nguyên phân là k3
Theo đề bài, ta có: x =


1
y → y = 4x mà y = 2z → 4x = 2z → z = 2x
4

- Mặc khác: Tổng số NST đơn của các TB con tạo thành từ 3 hợp tử là 280
Hay: 2n (x + y + z) = 280.
- Do đó 10 (x + 4x + 2x) = 280 → x = 4 → k1 = 2;
y = 16 → k2 = 4 ; z = 8 → k3 = 3.
- Dạng 3: Tính số thoi vơ sắc được hình thành và bị phá hủy trong
quá trình nguyên phân:
a. Kiến thức bổ sung
- Mỗi tế bào nguyên phân cho ra 2 tế bào con thì có một thoi phân bào được
hình thành và cũng bị phá hủy sau đó. Số thoi phân bào được hình thành và phá
4


hủy trong quá trình nguyên phân k lần từ một tế bào là: 1+ 2+ 4+8+16+ 32+
……
= 20 + 21 + 22 + 23 + 24 +….2k = 2k - 1
- Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2 x tế bào con thì số thoi
vơ sắc được hình thành trong q trình đó là: a.(2x – 1)
- Nếu có một nhóm tế bào ngun phân số lần khơng bằng nhau trong đó x tế
bào nguyên phân k1 lần; y tế bào nguyên phân k2 lần…. thì số NST mới hồn
tồn do mơi trường cung cấp là x. (2k1 – 1) + y. (2k2 – 1) +…
b. Phương pháp giải
- Bước 1. Xác định số tế bào nguyên phân, số lần nguyên phân
- Bước 2. Áp dụng cơng thức tính
c. Các ví dụ cụ thể
Bài 1. Tế bào của cà chua tiến hành nguyên liên tiếp 5 lần. Hãy xác định số thoi
vô sắc được hình thành và phá hủy trong q trình đó?

A. 30
B. 31
C. 32
D. 33
Bài giải
5
Số tế bào con được tạo ra là: 2 = 32
Số thoi vơ sắc được hình thành bằng số thoi bị phá hủy = 25 – 1 = 31 thoi.
Bài 2. Có 4 tế bào của một loài nguyên phân liên tiếp 3 lần. Xác định số thoi vơ
sắc được hình thành và phá hủy trong cả quá trình?
A. 28
B. 29
C. 30
D. 31
Bài giải
3
Số tế bào con được tạo ra là: 4. 2 = 32 tế bào
Số thoi vơ sắc được hình thành bằng số thoi bị phá hủy = 4. (23 – 1) = 28 thoi
- Dạng 4: Mơ tả biến đổi hình thái NST và số NST đơn, số NST kép,
số sợi comatit, số tâm động ở mỗi giai doạn khác nhau của quá trình
nguyên phân.
a. Kiến thức bổ sung
Quá trình nguyên phân của tế bào xảy ra được phân làm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ
giữa, kỳ sau, kỳ cuối, nhưng trước khi bước vào nguyên phân tế bào trải qua kì
trung gian. Sự biến đổi của NST qua các kì được tóm tắt theo bảng sau:
* Kì trung gian gồm 3 pha:
Các pha
Số NST đơn Số NST kép Số
sợi Số tâm động
cromatit

Pha G1
2n
0
0
2n
Pha S
0
2n
4n
2n
Pha G2
0
2n
4n
2n
* Nguyên phân
Các kì
Số NST đơn

Số NST kép

Kì đầu
Kì giữa
Kì sau

2n
2n
0

0

0
4n

Số
cromatit
4n
4n
0

sợi Số tâm động
2n
2n
4n
5


Kì cuối
2n
0
0
2n
b.Phương pháp giải
- Bước 1. Xác định số TB nguyên phân, số lần nguyên phân
- Bước 2. Xác định TB đang ở kì nào của lần nguyên phân thứ mấy
- Áp dụng cơng thức tính
c. Các ví dụ cụ thể
Bài 1. Một tế bào sinh dưỡng ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 tiến hành
nguyên phân. Xác định số NST đơn, số NST kép, số sợi cromatit và số tâm động
qua các kì nguyên phân của tế bào này?
Bài giải

2n = 46. TB tiến hành nguyên phân ta lập được bảng sau:
Các kì
Số NST đơn
Số NST kép Số
sợi Số tâm động
cromatit
Kì đầu
0
46
92
46
Kì giữa
0
46
92
46
Kì sau
92
0
0
92
Kì cuối
46
0
0
46
Bài 2. Qúa trình nguyên phân từ một hợp tử ruồi giấm tạo ra được 8 tế bào mới.
a. Xác định số đợt nguyên phân của hợp tử
b. Ở kì trung gian, 8 tế bào trên có bao nhiêu sợi nhiễm sắc, bao nhiêu tâm động
và bao nhiêu sợi comatit?

c. Khi chuyến sang kì đầu, 8 tế bào trên có bao nhiêu NST kép, bao nhiêu
cromatit và tâm động?
d. Khi chuyến sang kì giữa, 8 tế bào trên có bao nhiêu NST kép, bao nhiêu
cromatit và tâm động?
e. Khi chuyến sang kì sau, 8 tế bào trên có bao nhiêu NST đơn, bao nhiêu tâm
động?
f. Khi chuyến sang kì cuối, trước khi phân chia tế bào chất, 8 tế bào trên có bao
nhiêu sợi nhiễm sắc và tâm động?
Bài giải
k
a. Số lần nguyên phân: 2 = 8 → k = 3
b. 2n = 8. Khi ở kì trung gian
Các pha
Số NST đơn
Số sợi cromatit
Số tâm động
(sợi nhiễm sắc)
Pha
G1(Khi 8. 2n = 8.8=64
0
8.2n = 8.8= 64
chưa nhân đôi)
Pha S (sau khi 0
2.2n.8= 2.8.8=
64
nhân đơi)
128
Pha G2
0
128

64
c,d,e,f.
Các kì
Số NST đơn Số NST kép Số
sợi Số tâm động
cromatit
Kì đầu
0
8.2n= 8.8= 2.2n.8
= 8.2n= 8.8=64
64
2.8.8= 128
6


Kì giữa
Kì sau
Kì cuối

0
64
128
64
2.2n.8 =128
0
0
128
8.2n = 8.8 = 0
0
64

64
Bài 3. ( Đề thi THPT QG 2015 – câu 35 mã đề 159)
Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với
nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân
liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất
cả các tế bào con có tổng cộng 336 crơmatit. Cho biết q trình ngun phân
khơng xảy đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa các
loại giao tử nào?
A. Giao tử n với giao tử 2n
B. Giao tử (n-1) với giao tử n
C. Giao tử n với giao tử n
D. Giao tử (n+1) với giao tử n
Bài giải
Hợp tử H đang nguyên phân lần thứ tư ( chứ chưa kết thúc lần nguyên phân thứ
tư) nên lúc này, số lượng tế bào đang ở kì giữa của lần phân bào 4 là 2 3 = 8 tế
bào. Gọi số NST kép trong mỗi tế bào là x, mỗi NST kép có 2 sợi crơmatit, nên
tổng số sợi crômatit đếm được là: 8.x.2 = 336 → x = 21 mà theo bài ra 2n = 20.
Do đó hợp tử H có 2n + 1 NST, được tạo ra do 2 loại giao tử n và n+ 1 kết hợp
với nhau.
3.2. Phương pháp giải bài tập về giảm phân và thụ tinh
- Dạng 1: Xác định hình thái và số NST đơn, số NST kép, số sợi
comatit, số tâm động qua các kì giảm phân
a. Kiến thức bổ sung
Một tế bào sinh dục chín (2n) tiến hành giảm phân, dựa vào sự biến đổi
hình thái của NST qua các kì ta lập được bảng sau:
Các kì
Số
NST Số
NST Số
sợi Số

tâm
đơn
kép
cromatit
động
Kì trung gian (sau khi 0
2n
4n
2n
NST đã nhân đơi)
đầu I
0
2n
4n
2n

giữa I
0
2n
4n
2n
sau I
0
2n
4n
2n
ci I
0
n
2n

n
dầu II
0
n
2n
n

giữa II
0
n
2n
n
sau II
2n
0
0
2n
cuối II
n
0
0
n
b. Phương pháp giải
- Bước 1.Xác định được các tế bào sinh dục đang ở kì nào của quá trình giảm
phân
- Bước 2. Áp dụng kiến thức trong bảng trên để xác định đúng số lượng thành
phần có trong tế bào.
c. Bài tập minh họa
7



Bài 1.( Đề THPT QG 2015 – câu 37 mã đề 159)
Hình vẽ sau đây mơ tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho
các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên
phân
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế
bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội
C. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân
D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n =
8
Bài giải
- Ở TB 1, các NST kép vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy không tồn tại
các cặp tương đồng nên đây là kì sau của lần giảm phân II.
- Ở TB 2, các NST kép vừa tách thành các NST đơn (như TB 1) nhưng ta thấy
tồn tại các cặp tương đồng ( A và a hay B và b) nên đây là kì sau nguyên phân.
Bài 2 : Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành
giao tử. Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là :
A.24 và 24
B.24 và 12.
C.12 và 24.
D. 12 và 12.
Bài 3: Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua q trình giảm phân hình thành
giao tử. Số nhiễm sắc thể và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau II là :
A. 24 và 24.
B. 24 và 12.
C.12 và 24.
D. 12 và 12.

Bài 4: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành
giao tử. Số nhiễm sắc thể và số cromatit ở kì giữa I lần lượt là :
A. 38 và 76.
B. 38 và 0.
C.38 và 38.
D.76 và 76.
Bài 5: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm
được tổng số cromatit là:
A. 40
B. 80
C.120
D.160
ĐA : 2 A – 3 A – 4 A – 5B
- Dạng 2 : Xác định số giao tử được sinh ra trong giảm phân
a. Kiến thức bổ sung
Qua giảm phân:
- Một tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng
- Một tế bào sinh trứng tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng
Do đó:
- Số tinh trùng tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4
- Số tế bào trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng
8


- Số thể định hướng (thể cực) = số tế bào sinh trứng x 3
Do đó đối với a tế bào giảm phân
- a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
- a tế bào sinh trứng qua giảm phân thì tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định
hướng
Chú ý: Nếu tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần thì tế bào mẹ

ban đầu tạo ra 2k số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được sinh ra, sau đó mới áp
dụng công thức trên
Cần phân biệt tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dục chín (sinh
tinh/sinh trứng )
Tế bào sinh dục sơ khai là tế bào có khả năng nguyên phân để tạo ra tế
bào sinh tinh / sinh trứng; tế bào này không trực tiếp tạo ra giao tử
Tế bào sinh tinh/ sinh trứng là tế bào duy nhất có khả năng giảm phân tạo
giao tử (tinh trùng / trứng )
Mối quan hệ của chúng được biểu diễn bằng sơ đồ sau
NP
GP
Tế bào sinh dục sơ khai
Tế bào sinh tinh/ sinh trứng
Tinh trùng/
trứng
b. Phương pháp giải
Bước 1 : Xác định số tế bào sinh dục đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng
Bước 2 : Tính số tế bào sinh dục chín tham gia vào quá trình giảm phân
- Nếu là a tế bào sinh dục cái thì tạo ra tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định
hướng
- Nếu là a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
Bước 3 : Tính số giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân
c. Bài tập minh họa :
Bài 1: 1TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân
liên tiếp 5 lần. Các TB con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín
giảm phân bình thường. Xác định số lượng giao tử đực và cái được tạo thành?
Bài giải
- Số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được tạo ra từ 1 tế bào sơ khai ban đầu là : 2 5 =
32
- Các tế bào đều giảm phân bình thường nên ta có:

Số TB trứng là 32
Số tinh trùng là 32 x 4 = 128
Đáp án : 32 – 128 .
Bài 2. Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai ở
vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm
phân. Tính số giao tử sinh ra ?
Bài giải
3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3. 29 = 1536 tế bào con
Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 . 0,015625 = 24 tế bào
Trường hợp 1: tế bào là tế bào sinh tinh. Số giao tử tạo ra là 24 . 4= 96 tinh trùng
Trường hợp 2: tế bào là tế bào sinh trứng. Số giao tử tạo ra là 24 trứng.
Đáp án 24 trứng / 96 tinh trùng.
- Dạng 3. Hiệu suất thụ tinh và số hợp tử được tạo thành
9


a. Kiến thức bổ sung
*. Tính số hợp tử
Trong quá trình thụ tinh, một trứng (n) kết hợp với 1 tinh trùng (n) tạo ra
hợp tử (2n)
Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
*. Hiệu suất thụ tinh: là tỉ số phần trăm giữa giao tử được thụ tinh
trên tổng số giao tử được tạo ra
- Tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng = số tinh trùng thụ tinh / tổng số tinh trùng hình
thành
- Tỉ lệ thụ tinh của trứng = số trứng thụ tinh / tổng số trứng hình thành
b. Phương pháp giải
- Bước 1. Xác định tổng số tê bào tham gia vào quá trình thụ tinh
- Bước 2. Xác định tổng số giao tử được sinh ra trong giảm phân
- Bước 3. Xác định tỉ lệ .

c. Bài tập minh họa
Bài 1 : Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000
hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 80%.
Bài giải
- Để tạo ra 1000 hợp tử cần:
+ 1000 tinh trùng được thụ tinh
+ 1000 trứng được thụ tinh
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% nên số tinh trùng được sinh ra là 2000;
số tế bào sinh tinh tham gia giảm phân là 2000/4 = 500 (tế bào)
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 80% nên số trứng tham gia thụ tinh là 1250 (tế
bào); số tế bào sinh trứng tham gia giảm phân là 1250 (tế bào)
- Dạng 4. Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong
quá trình giảm phân
a. Kiến thức bổ sung
- Mỗi tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng qua hai lần phân bào của giảm phân xuất
hiện (phá hủy ) 3 thoi vô sắc (1 thoi vô sắc lần phân bào 1 và 2 thoi vô sắc lần
phân bào 2)
- a tế bào giảm phân thì sẽ xuất hiện hoặc bị phá hủy 3a thoi vô sắc.
b. Phương pháp giải
- Bước 1. Xác định số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng
- Bước 2. Áp dụng công thức tính
c. Bài tập minh họa
Bài 1 : Một lồi có bộ NST lưỡng bội 2n = 12 . Xét 5 tế bào sinh dục sơ khai ở
vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham
gia giám phân tạo giao tử . Tính số thoi vơ sắc xuất hiện và bị phá hủy trong q
trình giảm phân các tế bào nói trên?
A. 2450
B. 2460
C. 2430
D. 2400

Bài giải
Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 5 x 24 = 80 tế bào
Số thoi vơ sắc được hình thành và phá hủy là : 3 x 80 = 2400 thoi
Đáp án 2400 thoi
10


- Dạng 5:Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá
trình giảm phân .
a. Kiến thức bổ sung
- 1 tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi
trường cung cấp số NST đơn là : 4n – 2n = 2n NST
- a tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần
môi trường cung cấp số NST đơn là : a× (4n – 2n) = a × 2n NST
b. Phương pháp giải
- Bước 1 : Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
- Bước 2 : Xác định số lượng tế bào sinh dục chín tham gia vào q trình giảm
phân
- Bước 3 : Áp dụng cơng thức tính số lượng NST đơn mơi trường cung cấp cho
giảm phân .
c. Bài tập minh họa
Bài 1 : Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai
ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua
giảm phân. Xác định số NST đơn mơi trường cần phải cung cấp cho q trình
giảm phân?:
A. 192
B. 236
C. 234
D.
238

Bài giải
Bộ NST của lồi có 2n = 8
3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3x 29 = 1536 tế bào con
Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 x 0,015625 = 24 tế bào
Số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân là : 24 x 8 = 192 NST ( đơn )
Bài 2 : Tại vùng sinh sản của một ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ
khai đều nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con tạo ra đều trở thành các tế bào sinh
trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín tiếp tục nhận của mơi trường 6240
NST đơn. Tính bộ NST lưỡng bội của lồi nói trên là :
A. 24
B. 46
C. 78
D. 8
Bài giải
Đặt số lượng bộ NST 2n của loài là x.
5 tế bào nguyên phân 4 đợt tạo ra 5 x 24 = 80 tế bào sinh trứng
80 tế bào chuyển qua vùng chín tức là xảy ra q trình nhân đơi nhiễm sắc thể
trong tế bào.
Số NST mà tế bào nhận từ môi trường là 80x . (2-1) = 80x
Theo bài ra, có 80x = 6240.  x = 78.
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 78.
- Dạng 6. Xác định số loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo
thành.
a. Kiến thức bổ sung
* Khi khơng có trao đổi chéo
- Xét 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau, khơng có trao đổi đoạn và
khơng có đột biến thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử
- Xét trên n cặp NST như trên thì sẽ tạo ra
11



+ tối đa 2n kiểu giao tử
+ Tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành là

1

2

n

+ Số tổ hợp giao tử là 2n. 2n = 4n
Số kiểu tổ hợp NST khác nhau: 3n
- Xét 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau (đồng dạng), khơng có trao
đổi chéo và khơng có đột biến chỉ cho ra 1 loại giao tử
 Do đó nếu khơng có trao đổi chéo, có y cặp NST đồng dạng trong tổng số n
cặp NST thì số loại giao tử là: 2n – y . 1y (n : số cặp NST; y: số cặp NST đồng
dạng; n-y: số cặp NST có cấu trúc khác nhau).
* Khi có trao đổi chéo
Trường hợp1: Trao đổi đoạn tại một điểm
- Xét 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau giảm phân và trao đổi đoạn 1
điểm sẽ tạo ra :4 kiểu giao tử( 2 giao tử bình thường , 2 giao tử trao đổi chéo )
- Xét k cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau giảm phân và trao đổi đoạn 1
điểm sẽ tạo ra: 4k kiểu giao tử
n – k cặp cịn lại khơng trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2n-k
Tổng số loại giao tử được tạo ra là : 2n-k × 4k = 2n+k
Tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành là:

1

2


n+k

Trường hợp 2: Trao đổi đoạn tại hai điểm không cùng lúc
- Hiện tượng trao đổi đoạn khơng cùng lúc là hiện tượng có tế bào trao đổi đoạn
tại vị trí thứ nhất , có tế bào trao đổi đoạn tại vị trí thứ 2 ở cùng cặp NST tương
đồng đó.
– Xét 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi đoạn tại 2
điểm không cùng lúc sẽ tạo ra 6 kiểu giao tử ( 2 GT không trao đổi đoạn, 2 GT
trao đổi ở vị trí 1, 2 GT trao đổi ở vị trí số 2).
- Xét cả bộ NST gồm n cặp tương đồng
- Xét k cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi đoạn 2 điểm
sẽ tạo ra 6k kiểu giao tử
n- k cặp cịn lại khơng trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2n-k
 Tổng số giao tử được tạo ra là : 2n-k × 6k = 2n × 3k kiểu
Trường hợp 3 : Trao đổi chéo kép .
- Trao đổi chéo kép là hiện tượng có nhiều tế bào trao đổi đoạn tại một điểm , có
tế bào trao đổi chéo tại vị trí thứ 2, có tế bào sẽ trao đổi tại 2 điểm cùng lúc cũng
trong 1 cặp NST tương đồng đó .
- Trao đổi đoạn tại hai điểm không cùng lúc ở 1 cặp NST tạo ra 6 loại giao tử (đã
xét ở trên) . Ta xét trường hợp trao đổi đoạn tại hai điểm cùng lúc, diễn biến như
sơ đồ sau:

12


Sơ đồ diễn biến hiện tượng trao đổi chéo tại hai điểm đồng thời trên 1 cặp NST
- Xét 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi đoạn tại 2
điểm không cùng lúc sẽ tạo ra 8 kiểu giao tử :2 GT không trao đổi đoạn, 2 GT
trao đổi ở vị trí 1, 2 GT trao đổi ở vị trí số 2, 2 GT trao đổi chéo tại 2 điểm

- Xét cả bộ NST gồm n cặp tương đồng
- Xét k cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác giảm phân và trao đổi chéo kép sẽ
tạo ra 8k kiểu giao tử
- n- k cặp cịn lại khơng trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2n-k
- Tổng số giao tử được tạo ra là : 2n-k × 8k = 2n × 4k = 2n+2k kiểu
b. Phương pháp giải
Bước 1. Xác định số cặp NST trong tế bào, số cặp NST có cấu trúc đồng dạng
hay khác nhau
Bước 2. Xác định số cặp NST giảm phân khơng có trao đổi chéo, và có trao đổi
chéo.
Bước 3. Áp dụng công thức
c. Bài tập minh họa
Bài 1: (Đề THPT QG 2015 – Câu 32 mã 159)
Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbX eD X dE giảm phân bình thường nhưng
xảy ra hốn vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa
được tạo ra là
A. 16
B. 6
C. 4
D. 8
Bài giải
13


- Một tế bào như trên nếu giảm phân không xảy ra hốn vị (khơng có trao đổi
chéo) thì chỉ tạo ra 2 loại giao tử (2 loại tinh trùng)
Một tế bào cịn lại giảm phân có hốn vị tạo ra 4 giao tử
- Vậy tối đa số giao tử được tạo ra từ 2 tế bào trên là 2+4 = 6 (giao tử)
Bài 2: Ruồi nhà có bộ NST 2n=12. Một ruồi cái trong tế bào có hai cặp NST
tương đồng mà trong mỗi cặp gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau, các cặp NST

cịn lại thì 2 NST có cấu trúc khác nhau. Khi phát sinh giao tử đã có 2 cặp NST
có cấu trúc khác nhau xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm, các cặp cịn lại khơng
trao đổi đoạn thì số loại trứng sinh ra từ ruồi cái đó là bao nhiêu?
Bài giải
- Bộ NST 2n=12  n = 6.
- Có 2 cặp NST tương đồng có cấu trúc giống nhau nên cịn lại 6 - 2 = 4 cặp
NST có cấu trúc khác nhau.
- Hai cặp NST có cấu trúc giống nhau giảm phân mỗi cặp luôn cho một loại giao
tử.
- 2 cặp NST có cấu trúc khác nhau có trao đổi chéo mỗi cặp cho 4 loại giao tử.
- cặp có NST có cấu trúc khác nhau khơng trao đổi chéo mỗi cặp tạo ra 2 giao
tử.
 Tổng số giao tử khi có hai cặp NST tường đồng có trao đổi chéo tại 1 điểm
là:
1.1.42.2.2 = 26 = 64(trứng)
- Dạng 7. Xác định nguồn gốc NST trong quá trình giảm phân hình thành
giao tử
a. Kiến thức bổ sung
Trong kiến thức giảm phân đã biết:
- Trong tế bào các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Các cặp NST tương đồng phân li độc lập trong quá trình giảm phân và tổ hợp
tự do (ngẫu nhiên) trong thụ tinh.
Do đó xét nguồn gốc bộ lưỡng bội 2n của bố (mẹ) ta thấy có n NST có nguồn
gốc từ ơng nội (ơng ngoại) và n NST có nguồn gốc từ bà nội (bà ngoại).
Bố (mẹ) có bộ NST 2n giảm phân sẽ hình thành được 2 n kiểu giao tử có bộ
NST n. Trong đó số kiểu giao tử mang k NST của ông nội hoặc bà nội (ông
ngoại hoặc bà ngoại) là tổ hợp không lặp chập k của n:

C


k
n

=

n!
k !(n − k )!

Vậy tỉ lệ giao tử của bố (hoặc mẹ) mang k trong số n NST của ông nội
hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại) là:

C
2

k
n
n

Số kiểu tổ hợp của bố và mẹ sẽ là: 2n. 2n = 4n
Trong đó tỉ lệ kiểu hợp tử mang k 1 của ông nội (bà nội) và k2 NST của ông

C k .C k
4
2

ngoại (bà ngoại) là:

n

2


n

n

Lưu ý: Các biểu thức trên được xét trong điều kiện cấu trúc NST phải
khác nhau. Trong giảm phân khơng có trao đổi đoạn và khơng có đột biến.
14


b. Phương pháp giải
Bước 1. Xác định bộ NST 2n
Bước 2. Xác định số kiểu giao tử có bộ NST n
Bước 3. Dựa vào số cặp NST có nguồn gốc từ ơng nội, ơng ngoại mà áp dụng
cơng thức tính .
c. Bài tập minh họa
Bài 1. Ở người, bộ NST 2n = 46, cho biết trong quá trình hình thành giao tử
khơng có sự trao đổi chéo và đột biến ở 23 cặp NST tương đồng.
a. Xác định số tổ hợp giao tử và số kiểu hợp tử khác nhau được tạo thành.
b. Xác định khả năng sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất 1 cặp NST, trong đó có 1
từ ơng nội, cịn 1 từ bà ngoại.
c. Xác định tỉ lệ đứa trẻ sinh ra mang 23 NST của ông ngoại.
d. Xác định tỉ lệ sinh ra đứa trẻ mang 23 cặp NST trong đó có 23 NST từ ông
nội và 23 NST từ ông ngoại.
Bài giải
2n = 46 nên n= 23.
a. Số tổ hợp giao tử là 4n = 423
 Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau là 3n = 323
b. Khả năng sinh ra đứa trẻ là:
c. Tỉ lệ đứa trẻ sinh ra là


1
4

1

2

23

d. Khả năng sinh ra đứa trẻ là

1

2

46

Bài 2. Bộ NST lưỡng bội của người 2n = 46.
– Có bao nhiêu trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố?
– Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ là bao nhiêu?
Bài giải
k
5
* Số trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố: C n = C 23
* Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ:

C
2


k
n
n

=C
2

5
23
23

=

Bài 3. Ở loài đậu Hà Lan 2n = 14. Giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi
đoạn, hãy cho biết:
- Bao nhiêu loại hợp tử chứa 3 NST của “ ông nội”? Tỉ lệ loại hợp tử này?
- Bao nhiêu hợp tử chứa 2 NST là của “bà ngoại”? Tỉ lệ loại hợp tử này?
- Bao nhiêu loại hợp tử vừa chứa 3 NST của “ông nội” vừa chứa 2 NST của “bà
ngoại”?
Bài giải
- Tổng số loại giao tử được tạo ra : 2n = 27 = 128.
- Tổng số loại hợp tử: 2n. 2n = 27. 27 = 16384
- Số loại giao tử chứa 3 NST ông nội là số tổ hợp chập 3 của 7:

C

3
7

=


7!
=
3!(7 − 3)!

35

15


- Số loại giao tử chứa 2 NST bà ngoại là số tổ hợp chập 2 của 7:

C

2
7

=

7!
=
2!(7 − 2)!

21

- Số loại hợp tử chứa 3 NST của ông nội là số kiểu tổ hợp giữa 35 loại giao tử
của cha với 128 loại giao tử của mẹ = 35.128 = 4480
- Tỉ lệ hợp tử này là 4480/ 16384 = 35/128
- Số loại hợp tử chứa 2 NST của bà ngoại là số kiểu tổ hợp giữa 21 loại giao tử
của mẹ với 128 loại giao tử của cha = 21.128 = 2688

- Tỉ lệ hợp tử này = 2688/ 16384 = 21/128
- Số loại hợp tử vừa chứa 3 NST ông nội vừa chứa 2 NST bà ngoại là số kiểu tổ
hợp giữa 35 loại giao tử cha với 21 loại giao tử mẹ = 35.21 = 735
- Tỉ lệ hợp tử này là 735/ 16384.
- Dạng 8: Một số dạng bài tập tổng hợp về nguyên phân, giảm phân
bình thường
a. Phương pháp giải
- Tóm tắt được đề bài: đã cho gì và yêu cầu làm gì
- Nhớ kiến thức và cơng thức đã học
b. Các ví dụ cụ thể
Bài 1: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên
phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở
trạng thái chưa nhân đôi.
1. Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên
2. Các tế bào mới được tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng
a. Khi tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy ngun liệu từ mơi trường nội bào tạo
ra bao nhiêu NST đơn?
b. Quá trình giảm phân trên tạo ra được bao nhiêu trứng và tổng số NST trong
các tế bào trứng là bao nhiêu?
c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh
trùng tham gia.
Xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên.
Bài giải
1. Xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai
- Ở ruồi giấm bộ NST lưỡng bội 2n= 8
- Gọi k là số lần phân bào ( k nguyên, dương)
- Theo giả thiết, ta có: 2k. 2n = 512; 2k. 8 = 512 → k = 6
- Vậy tế bào sinh dục sơ khai nói trên tiến hành 6 đợt phân bào.
2.a: Số NST đơn mơi trường cần cung cấp cho q trình nhân đơi
- Mỗi tế bào sinh trứng có 2n = 8 NST đơn, trước khi giảm phân tạo trứng thì

đều nhân đôi NST đơn thành NST kép tức là tạo thêm 8 NST đơn từ nguyên liệu
của môi trường nội bào.
- Tổng số tế bào sinh trứng được tạo ra sau 6 đợt phân bào là 26 = 64 (tế bào)
- Vậy các tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số
NST đơn là: 8.64 = 512 (NST đơn).
b. Xác định số NST đơn trong các trứng tạo thành
16


- Vì mỗi tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số
NST đơn là: 64.1 = 64 (trứng)
- Ở ruồi giấm n = 4 NST
 tổng số NST trong các trứng tạo thành là: 64.4 = 256 (NST đơn)
c. Số tinh trùng tham gia thụ tinh
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% nên tổng số trứng được trực tiếp thụ tinh
tạo hợp tử là: 64.25% = 16(trứng)
Vậy số tinh trùng tham gia thụ tinh là: 16 × 106 (tinh trùng)
Bài 4: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng
sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến
vùng chín giảm phân đã địi hỏi mơi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm
sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết
không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài, số lần ngun phân và tên của lồi đó
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Bài giải
a.- Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội của loài (k, n nguyên, dương), ta có:
10 × 2n × (2k - 1) = 2480 và 10 × 2n × 2k = 2560 → 2n = 8 (ruồi giấm)
- Thay 2n = 8 ta được: 2n.2k.10 = 2560 → k = 5

b. - Số tế bào sinh giao tử được tạo ra: 10 × 25 = 320 (tế bào)
- Số hợp tử bằng số giao tử được thụ tinh và bằng 128
128
×10 = 1280 (giao tử)
100
1280
- Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử là:
= 4 suy ra là con đực
320

- Số giao tử tạo thành trong giảm phân:

Bài 2: Một loài sinh vật khi giảm phân, nếu có 3 cặp NST đều xảy ra trao đổi
chéo tại một điểm sẽ tạo ra tối đa 225 loại giao tử. Một tế bào sinh dục sơ khai cái
của loài này qua một số đợt nguyên phân cần môi trường cung cấp 11220 NST
đơn. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân. Biết hiệu suất thụ tinh của
trứng là 25%, của tinh trung là 3,125 %. . Hãy xác định
1.Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ cái sơ khai?
2.Số hợp tử được hình thành?
3.Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra đủ số tinh trùng tham gia vào quá trình thụ
tinh?
Bài giải
a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái
- Bộ NST của lồi là 2n, ta có 2n + 3= 2 25
- Vậy n =22 → 2n = 44
- Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái, ta có:
44( 2x -1) = 11220, → x= 8
b. Số hợp tử tạo thành
- Số tế bào sinh giao tử cái tham gia giảm phân = số giao tử cái tạo ra:
28 = 256 (tế bào)

17


- Số hợp tử tạo thành
256 x 25% = 64 (hợp tử)
- Số tinh trùng tham gia thụ tinh:
64
×100
3,125

= 2048 (tinh trùng)

- Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra số tinh trùng tham gia thụ tinh
2048 : 4 = 512 (tế bào)
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
- Niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy.
- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở
nhà, củng cố tóm tắt kiến thức một cách ngắn gọn, nhanh chóng. Đây là phần hết
sức quan trọng để hình thành những tư duy mới trong học sinh. Những vấn đề
nảy sinh trong quá trình tự ngiên cứu này sẽ được đưa ra thảo luận để giải quyết
khi đến lớp. Nhờ đó, hiệu quả sẽ được nâng cao. Xét về mặt nhận thức, năng
lực, kỹ năng hình thành khả năng tự giác, tự khám phá tri thức. Có như thế mới
hình thành được những kĩ năng khác thơng qua khả năng tự học.
- Học sinh khá, giỏi áp dụng rất nhanh các bài tập liên quan, nhớ kiến
thức sâu và có khả năng thường xuyên bổ sung kiến thức mà tích lũy qua nghiên
cứu sách tham khảo.
- Kết quả cụ thể áp dụng vào giảng dạy các lớp năm học 2020 - 2021
Kết quả khảo sát chất lượng giữa học kì I (trước khi áp dụng phương
pháp)
Tổng Giỏi

Khá
Trung bình Yếu
Kém
số
Lớp
học
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
sinh
10B7 44
4
9,2
13 29,5
21 47.7
6 13,6
0 0
10B8 42
3
7,1
11 26,2
24 57,1
4 9,5
0 0
10B9 39
3
7,6
10 25,6
21 53,8
5 13
0 0
Tổng 125

10 8
34 27,2
66 52,8
15 12
Kết quả khảo sát chất lượng giữa học kì II (sau khi áp dụng phương pháp)
Tổng Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
Kém
số
Lớp
học
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
sinh
10B7 44
8
18,2
15 34,1
18 40,9
3 6,8
10B8 42
6
14,2
15 35,8
18 42,9
3 7,1
10B9 39
6
15,3
15 38,5

14 35,9
4 10,3
Tổng 127
20 16
45 36
50 40
10 8
* Nhận xét:
Sau thời gian áp dụng sáng kiến vào thực tiễn dạy học bộ môn, kết quả
đạt được (giữa học kì II) như sau:
- Tỉ lệ học sinh giỏi từ 8% lên 16%, tăng 8%
18


- Tỉ lệ học sinh khá từ 27,2% lên 36%, tăng 8,8%
- Tỉ lệ học sinh trung bình từ 52,8% xuống 40%, giảm 12,8%
- Tỉ lệ học sinh yếu từ 12% xuống 8%, giảm 4%
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Xây dựng hệ thống chi tiết các dạng bài tập về nguyên phân, giảm phân
và thụ tinh khi không xảy ra đột biến với phương pháp giải cụ thể trong dạy học
Sinh học 10 đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu và phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn trong quá trình dạy
học Sinh học 10 đã giúp xây dựng các giải pháp một cách hợp lí, khoa học.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy và nâng cao năng
lực tự học, tư duy sáng tạo và định hướng quá trình lĩnh hội kiến thức cho học
sinh, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn. Các giải pháp này sẽ là
những kinh nghiệm quý báu và là nguồn tư liệu tốt để giáo viên tham khảo, vận
dụng trong thực tiễn dạy học.
- Hệ thống chi tiết các dạng bài tập, có phương pháp giải cụ thể , có các ví

dụ và bài tập tự giải giúp các em học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng.
- Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng giảng dạy,
kiến thức về nguyên phân , giảm phân và thụ tinh là cơ sở nền tảng giúp các em
học sinh tiếp cận nội dung kiến thức về các quy luật di truyền, di truyền học
quần thể khi lên lớp 12 và tiếp cận với các bài tập sát với đề thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia, có phương pháp giải chi tiết các câu trắc nghiệm nhanh nhất.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định việc áp dụng các giải pháp
này trong giảng bộ môn đối với học sinh lớp 10 THPT là có hiệu quả.
2. Kiến nghị
Do điều kiện thời gian ngắn, tơi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình
tích luỹ được trong q trình giảng dạy ở trường phổ thơng. Với tâm huyết và
tấm lịng của mình tơi muốn đóng góp cho cơng việc dạy học một đề tài nhỏ để
nâng cao hiệu quả dạy học. Chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót, hạn chế, rất mong
được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của đồng nghiệp và bạn đọc để kinh nghiệm
của tơi được hồn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:
Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi
viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Tống Văn Hạnh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo
dục.
2. Sách giáo viên Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo
dục.

3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn sinh học
–Vũ Đức Lưu (chủ biên) –NXB GD 2004.
4. Thiết kế bài giảng sinh học 10 –Nguyễn Quang Vinh –Nguyễn Thị Dung
–Nguyễn Đức Thành –NXB GD 2006
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục
phổ thơng - Mơn Sinh học Lớp 10 (Cấp THPT) – Ngô Văn Hưng (Chủ biên) –
Lê Hồng Điệp – Nguyễn Thị Hồng Liên – NXB GD 2009
6. Đề thi THPT Quốc gia 2015

20



×