Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Ngành Tài chính – Ngân hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.61 KB, 2 trang )

N gành Tài chính – N gân hàng
Mã ngành tuyển sinh : 404
Khối thi : A , D
1
Chỉ tiêu tuyển sinh 2005 : 230
Thông tin tuyển sinh năm 2004
Điểm trúng tuyển NV1 : khối A : 17 , khối D
1
: 19
Hệ số chọi : 8,2

a. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về tài chính công và tài
chính doanh nghiệp; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội; Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài
chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội đã định.
b. Môn học chuyên ngành
Các môn học chung cho nhóm ngành Kế toán tài chính, Nghiệp vụ ngân hàng
thương mại, Lý thuyết bảo hiểm, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Thẩm định
dự án đầu tư, Thị trường chứng khoán, Thuế, Tiền tệ – Ngân hàng, Toán tài chính.
Chuyên ngành Tài chính nhà nước: Đầu tư quốc tế, Hệ thống thông tin tài chính
và kế toán, Kế toán kho bạc, Kế toán ngân sách, Luật tài chính – ngân sách, Ngân sách
nhà nước, Quản trị tài chính, Tài chính công.
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: ngoài kiến thức quản lý kinh tế nói
chung, sinh viên còn được trang bị những kiến thức hiện đại về quản lý tài chính và tài
chính quốc tế ở các nước đang phát triển trên thế giới và được điều chỉnh lại để thích hợp
với điều kiện kinh tế Việt Nam. Một số môn học như: Đầu tư tài chính, Hệ thống thông
tin tài chính kế toán, Kế toán quản trị, Luật doanh nghiệp, Phân tích hoạt động kinh
doanh, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị tài chính, Tài chính công.
Chuyên ngành Tài chính ngân hàng: ngoài kiến thức quản lý kinh tế nói chung,


sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực tài chính – tiền tệ,
ngân hàng và cơ chế hoạt động của hệ thống này. Một số môn học như: Đầu tư tài chính,
Kế toán ngân hàng, Kiểm toán, Luật ngân hàng, Marketing ngân hàng, Phân tích hoạt
động kinh doanh, Quản trị ngân hàng, Thanh toán quốc tế.
c. Cơ hội nghề nghiệp
Chuyên ngành Tài chính N hà nước: thực hiện công tác tài chính và quản lý tài
chính ở tầm vĩ mô, có khả năng điều hành quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn phát
sinh, thích ứng với sự hoạt động đa dạng của tài chính trong nền kinh tế thị trường. Có
thể làm việc ở ngân hàng, các tổ chức tài chính của Việt Nam và nước ngoài, hoặc làm
việc ở các Viện Nghiên cứu, các cơ quan quản lý cấp Bộ hay cơ quan làm nhiệm vụ tư
vấn về vấn đề tài chính …
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp: làm công tác quản lý tài chính ở các
công ty trong nước và nước ngoài, cũng như các cơ quan quản lý kinh tế thuộc khu vực
Nhà nước ở các địa phương và các Bộ. Mục tiêu đào tạo còn hướng đến việc trang bị
những kiến thức hiện đại về quản lý tài chính và tài chính quốc tế ở các nước đang phát
triển trên thế giới và được điều chỉnh lại để thích hợp với điều kiện kinh tế Việt N am. Có
thể làm việc trong nhiều công ty khác nhau như cty TNHH, cty cổ phần, cty quốc doanh

Chuyên ngành Kinh doanh Tiền tệ (Tài chính ngân hàng):, có thể giải quyết
những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín
dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng. Sinh viên có thể công tác trong các lĩnh vực như: nghiên cứu,
tín dụng, quản trị, thanh toán quốc tế, kế toán ngân hàng, thị trường chứng khoán tại
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát triển,
các tổ chức tín dụng, Viện tài chính tiền tệ và các doanh nghiệp khác…

×