Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 trường THPT quỳnh lưu i nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.66 KB, 44 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là một hoạt động khơng thể thiếu trong đời sống xã
hội, ngồi mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người nó cịn là một hoạt
động vui chơi giải trí, phương tiện giao tiếp về văn hố, nghệ thuật có tác
dụng giúp con người phát triển cả về “Đức – Trí – Thể – Mỹ”. TDTT cịn
là phương tiện giao lưu văn hố giữa các dân tộc, quốc gia nhằm thắt chặt
tình hữu nghị trên tồn thế giới.
Trong hệ thống các mơn thể dục thể thao thì điền kinh là một trong
những mơn được nhiều người quan tâm tập luyện, đặc biệt phổ biến trong
các trường học bởi nó là một mơn cơ bản, dễ học, dễ phổ biến cho tất cả
học sinh – sinh viên tham gia. Tập luyện điền kinh không những nâng cao
sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực
khác như: nhanh - mạnh - bền - khéo léo.
Bộ môn điền kinh bao gồm nhiều mơn thi đấu trong đó mơn nhảy xa
nói chung, nhảy xa ưỡn thân nói riêng là môn được tập luyện và thi đấu
rộng rãi trong các trường phổ thông, các hội khoẻ, các giải thi đấu từ trung
ương đến địa phương. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu thì thành tích nhảy xa
ưỡn thân của học sinh là chưa cao. Bởi vậy việc giảng dạy môn nhảy xa
ưỡn thân ngày càng được chú trọng song vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Ở nước ta việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp, phương tiện tiên
tiến vào tập luyện và giảng dạy, ®ặc biệt việc nghiên cứu một số bài tập bổ
trợ nhằm nâng cao thành tích trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân vẫn còn
nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề trên và để làm phong phú, nâng cao chất
lượng giảng dạy môn nhảy xa ở trường THPT tôi mạnh dạn nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy


2



xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu I – Nghệ
An”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng công tác giảng dạy môn nhảy xa ưỡn thân ở trường
THPT Quỳnh Lưu I – Nghệ An.
2. Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu I –
Nghệ An.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN vÊn ®Ị NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi trung häc phỉ th«ng (16-17
ti)
1.1.1. Đặc điểm tâm lý
Lứa tuổi THPT là lứa tuổi thanh niên mới lớn có những nét hình dáng
như người lớn, thái độ của thanh niên, học sinh đối với môn học trở nên có
lựa chọn hơn, ở các em đã hình thành được hứng thú trong học tập gắn liền
với khuynh hướng nghề nghiệp. Giai đoạn này quá trình hưng phấn chiếm
ưu thế hơn quá trình ức chế, các em tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng cũng
dễ nhàm chán, chóng qn và dễ bị mơi trường ngồi tác động vào. Khi
thành cơng thì thường hay tự kiêu, tự mãn, ngược lại khi thất bại thường
hay rụt rè, chán nản và tự trách mình.
Nhìn chung lứa tuổi này tâm lý các em phát triển và dần ổn định, cảm
giác khả năng vận động của cơ thể dần chính xác hơn. Điều đó cho phép
các em tự kiểm tra, đánh giá tính chất vận động, biên độ, hình dáng động

tác... tức là kiểm tra sự vận động của cơ thể mình. Do đó tri giác vận động
thơng qua cảm giác cơ bắp sẽ giúp tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật các bài
tập thể thao.
Hơn thế nữa ở lứa tuổi này các em hay thích những cái mới, tránh sự
lặp lại nhàm chán, đơn điệu và luôn muốn thể hiện khả năng của mình với
mọi người xung quanh nên ln tự đặt ra cho mình những u cầu cao về
kỹ thuật, tính kỷ luật và tính kiên trì... trong học tập và cơng tác của mình.
Vì vậy trong q trình giảng dạy nói chung và nhảy xa nói riêng giáo viên
cần phải nắm bắt được tâm lý của học sinh và năng lực hoạt động của các


4

em từ đó đề ra những yêu cầu cho phù hợp nhằm phát huy hết khả năng của
học sinh.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang phát triển mạnh và các cơ
quan trong cơ thể đã có một số bộ phận đạt đến mức như người lớn.
+ Hệ xương:
Bộ xương của lứa tuổi này thường phát triển một cách rất nhanh về
chiều dài và bề dày, tính đàn hồi của xương giảm do hàm lượng photpho,
canxi trong xương tăng, làm cho xương cứng dần và xuất hiện sự cốt hoá ở
một số bộ phận như: xương sống, xương cẳng tay... Có thể xảy ra cong vẹo
cột sống nếu tư thế ngồi sai, hoạt động vận động không đúng.
+ Hệ cơ:
Lứa tuổi này hệ cơ rất phát triển nhưng tốc độ phát triển của hệ cơ có
phần phát triển hơn hệ xương. Khối lượng cơ tăng nhanh, cơ chủ yếu phát
triển chiều dài nên cơ dài và nhỏ. Khi hoạt động rất nhanh mệt mỏi vì chưa
có sự phát triển bề dày của cơ. Cho nên trong quá trình học tập giáo viên
cần phải chú ý giảng dạy đúng cách nhằm phát triển cân đối cơ bắp cho học

sinh.
+ Hệ hô hấp:
Lứa tuổi học sinh THPT phổi phát triển mạnh nhưng không đồng đều
dẫn đến lồng ngực cịn hẹp, nhịp thở nhanh và chưa có sự ổn định của dung
tích sống, thơng khí phổi, nhu mơ phổi; đó là ngun nhân chính làm cho
tấn số hơ hấp tăng cao khi hoạt động vận động dẫn đến hiện tượng mệt mỏi
do thiếu oxi.
+ Hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn phát triển khá mạnh nhưng vẫn thiếu sự cân đối giữa các
bộ phận. Vì vậy thường mất cân bằng hệ tim mạch, dung tích sống tăng gấp


5

đơi ở lứa tuổi thiếu niên nhưng tính đàn hồi của mạch máu chỉ tăng gấp
rưỡi. Tim mạch phát triển không đều, tim lớn dần theo lứa tuổi, cơ tim của
học sinh phát triển mạnh cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể nhưng sức chịu
đựng của tim kém. Do đó hệ tuần hồn có thể bị rối loạn khi hoạt động với
cường độ lớn trong thời gian kéo dài.
+ Hệ thần kinh:
Giai đoạn này thần kinh tiếp tục phát triển mạnh và khả năng tư duy
ngày càng hoàn thiện, nhất là khả năng tổng hợp, phân tích, trừu tượng phát
triển thuận lợi tạo điều kiện cho sự hình thành phản xạ có điều kiện.
Bên cạnh đó, hoạt động của các tuyến nội tiết như: tuyến yên, tuyến
giáp... cũng gây ảnh hưởng tới sự hưng phấn của hệ thần kinh. Do đó q
trình ức chế và q trình hưng phấn mất cân bằng làm ảnh hưởng tới kết
quả hoạt động thể thao.
1.2. Cơ sở sinh lý của các tố chất thể lực đặc trưng trong kỹ thuật
nhảy xa ưỡn thân
Nhảy xa ưỡn thân là một hoạt động khơng có chu kỳ bao gồm nhiều

động tác được liên kết với nhau một cách chặt chẽ với mục đích sử dụng sự
nỗ lực của cơ bắp để đưa cơ thể bay xa về trước. Ngoài sự phát triển thể lực
toàn diện, nhảy xa cịn địi hỏi vận động viên phải có một tố chất thể lực
đặc thù riêng. Đặc điểm môn nhảy xa là cần phải kéo dài khoảng cách bay
trên không do quá trình chạy đà và giậm nhảy tạo nên. Quỹ đạo của trọng
tâm cơ thể người nhảy lúc bay phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
- Tốc độ chạy đà
- Lực giậm nhảy
- Góc độ giậm nhảy
Để có tốc độ chạy đà và lực giậm nhảy lớn đòi hỏi người tập phải có
năng lực sức nhanh và sức mạnh chuyên môn. Tất nhiên để thực hiện kỹ


6

thuật chính xác và có hiệu quả trong các giai đoạn kỹ thuật nói chung và
giai đoạn giậm nhảy nói riêng người tập không thể thiếu khả năng phối hợp
vận động.
Qua phân tích nguyên lý, đặc điểm kỹ thuật, tính chất hoạt động của
nhảy xa và nghiên cứu mối tương quan giữa các tố chất thể lực chuyên môn
với thành tích, các nhà chun mơn cho rằng các tố chất thể lực đặc trưng
trong nhảy xa là: sức nhanh, sức mạnh tốc độ và khả năng phối hợp vận
động.
1.2.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ
Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ.
Sức mạnh tốc độ là một dạng của sức mạnh trong đó có sự phát lực lớn và mạnh.
• Sức mạnh của cơ phụ thuộc vào:
+ Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ
+ Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó
• Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh:

- Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi
+ Điều kiện cơ học của sự co cơ
+ Chiều dài ban đầu của sợi cơ
+ Độ dày (tiết diện ngang) của cơ
+ Đặc điểm cấu tạo của các loại sợi cơ chứa trong cơ
- Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp
giữa các sợi cơ và cơ, trước tiên là khả năng, chức năng của nơron thần
kinh vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao.
• Sức mạnh tốc độ của cơ phụ thuộc vào:
+ Lực co cơ tối đa: Lực co cơ tối đa có tương quan tuyến tính với độ
dài của ơ cơ hoặc chiều dài của sợi miozin. Chiều dài của ô cơ và chiều dài


7

của sợi miozin mang tính di truyền sẽ khơng biến đổi trong quá trình phát
triển cá thể và dưới ảnh hưởng của tập luyện.
+ Hàm lượng actin ở cơ có sự tương quan tuyến tính với tổng hàm
lượng creatin trong cơ. Cả hai chỉ số này có thể được sử dụng để kiểm tra
sự phát triển sức mạnh cơ và dự báo thành tích thể thao ở các bài tập sức
mạnh tốc độ.
+ Tốc độ co cơ tối đa phụ thuộc vào tỷ lệ các sợi cơ, sợi cơ trắng (sợi
cơ nhanh) co nhanh gấp 4 lần sợi cơ đỏ (sợi cơ chậm).
+ Sự thay đổi cường độ khi co cơ
Có thể nói rằng từ sự phụ thuộc giữa sức mạnh và tốc độ co cơ mà
những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ có những địi hỏi cơ bản.
• Cơ chế cải thiện sức mạnh tốc độ
Cơ sở sinh lý của sự phát triển sức mạnh là tăng cường số lượng đơn
vị vận động tham gia vào hoạt động đặc biệt các đơn vị vận động nhanh
chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn. Để đạt được điều đó

phải tập các bài tập có trọng tải lớn để gây hưng phấn mạnh đối với các đơn
vị vận động nhanh có ngưỡng hưng phấn thấp, tạo ra sự phối hợp đồng bộ
giữa các đơn vị vận động. Để cải thiện sức mạnh tốc độ thì trị số
sức cản phải từ 40-70%.
Người ta sử dụng hai phương pháp cơ bản để phát triển tối đa sức
mạnh tốc độ: phương pháp gắng sức tối đa và bài tập lặp lại tối đa. Cần sử
dụng các bài tập có cấu trúc động lực học gần giống với bài tập thi đấu, với
số lần lặp lại và quãng nghỉ không cố định nhưng đủ thời gian để hồi phục
và huy động lặp lại gắng sức tối đa(thông thường 1,5-2 phút)
Phương pháp lặp lại bài tập tối đa nhằm tổng hợp protit và tăng khối
lượng cơ, để giải quyết nhiệm vụ này có thể sử dụng rộng rãi các bài tập ở
mức nặng đáng kể cho nhóm cơ đã chọn, lượng trọng tải khắc phục không


8

cao hơn 70% lực co cơ đẳng trường tối đa. Bài tập được thực hiện với số
lần lặp lại cho đến khi mỏi.
Sự kết hợp có ý nghĩa và ứng dụng tuần tự cả 2 phương pháp này
trong quá trình tập luyện có thể đảm bảo mức độ phát triển cao tố chất sức
mạnh tốc độ của người tập.
1.2.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh
• Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian
ngắn nhất. Nó là tố chất tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành đó là: thời gian
phản ứng vận động, thời gian của động tác riêng lẻ và tần số hoạt động.
• Yếu tố quyết định tốc độ của các dạng sức nhanh là độ linh hoạt
của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ.
+ Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện sự biến đổi nhanh
chóng giữa hưng phấn và ức chế trong trung tâm thần kinh, ngồi ra độ linh
hoạt thần kinh cịn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây

thần kinh ở ngoại vi.
+ Tốc độ co cơ trước tiên phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ
chậm trong cơ. Các cơ có tỷ lệ sợi cơ nhanh cao, đặc biệt là sợi cơ nhanh
nhóm II-A có khả năng tốc độ cao hơn.
• Cơ chế cải thiện sức nhanh
Trong hoạt động TDTT để phát triển sức nhanh cần lựa chọn những
bài tập giúp tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở
trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường phối hợp giữa các sợi
cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Chọn những bài tập tần số cao, trọng tải
nhỏ, có thời gian nghỉ dài.
1.2.3. Cơ sở sinh lý của tố chất khéo léo


9

• Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả
năng hình thành nhanh những động tác mới phù hợp với yêu cầu của vận động.
Về bản chất, sự khéo léo là khả năng hình thành nhanh những đường
liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện những động tác vận động phức
tạp, vì vậy nó có liên quan với việc hình thành kỹ năng vận động.
Sự khéo léo được biểu hiện dưới 3 hình thái chính:
- Trong sự chuẩn xác của động tác về không gian
- Trong sự chuẩn xác của động tác khi thời gian thực hiện động tác bị
hạn chế
- Khả năng quyết định nhanh và đúng những tình huống xuất hiện bất
ngờ trong hoạt động
• Các yếu tố ảnh hưởng:
Khéo léo thường được coi là tố chất vận động loại hai, phụ thuộc vào
sự phát triển của các tố chất thể lực khác như sức mạnh, sức nhanh, sức
bền. Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng

của hệ thần kinh trung ương.
• Cơ chế cải thiện tố chất khéo léo:
Tập luyện phát triển sự khéo léo lâu dài làm tăng độ linh hoạt của
quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Tập
luyện các bài tập chuyên mơn có thể làm tăng sự phối hợp với các nhóm cơ
hưởng ứng cũng như cơ đối kháng.
1.3. Yếu tố quyết định độ xa của một lần nhảy
Theo chuyển động cơ học thì chuyển động bay của một vật thể được
tính theo cơng thức:

Vo2 sin 2α
S=
g


10

Trong đó: - S là khoảng cách bay xa của một vật
- V0: Là vận tốc bay ban đầu
- α: Là góc bay của trọng tâm cơ thể
- g: Là gia tốc rơi tự do (g = 9,98m/s 2)
Như vậy, V0 và α là 2 yếu tố quyết định độ xa của một lần nhảy.
1.4. Đặc điểm kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân
Nhảy xa là hoạt động khơng có chu kỳ bao gồm nhiều động tác liên
kết với nhau một cách chặt chẽ từ chạy đà - giậm nhảy - bay trên không rơi xuống đất. Trong giảng dạy và huấn luyện, nhảy xa ưỡn thân được chia
làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chạy đà
- Giai đoạn giậm nhảy
- Giai đoạn bay trên khơng
- Giai đoạn rơi xuống đất

Để có thành tích nhảy xa tốt thì người tập phải biết phối hợp chặt chẽ
các giai đoạn với nhau. Tốc độ chạy đà là tiền đề cho giậm nhảy, chạy đà
phải tạo được tốc độ ban đầu lớn nhất và tạo được điều kiện thuận lợi nhất
cho giai đoạn giậm nhảy.
Ở giai đoạn giậm nhảy, chạy đà phải thay đổi hướng của trọng tâm cơ
thể từ tư thế chạy sang tư thế bay. Ý nghĩa của giai đoạn giậm nhảy là tạo
ra tốc độ bay ban đầu lớn nhất và có góc độ bay hợp lý. Yêu cầu của nhảy
xa là phải kéo dài thời gian bay trên không của trọng tâm cơ thể nhờ sự nỗ
lực của người nhảy trong chạy đà và giậm nhảy. Như vậy, để có thành tích
tốt thì khi kết thúc giai đoạn giậm nhảy phải tạo được tốc độ bay ban đầu
và góc độ bay ban đầu hợp lý. Kết thúc giai đoạn giậm nhảy người nhảy
phải tận dụng điểm chạm cát xa nhất so với trọng lượng cơ thể thì thành


11

tích sẽ tốt hơn. Muốn vậy người nhảy phải cố gắng với chân về trước đồng
thời đánh tay và gập thân trên về trước để người không đổ ra sau làm ảnh
hưởng tới thành tích.
Tóm lại, nhảy xa ưỡn thân là một kỹ thuật phức tạp, là sự liên kết chặt
chẽ các giai đoạn. Vì vậy trong huấn luyện và giảng dạy việc hoàn thiện
các giai đoạn kỹ thuật và chuẩn bị thể lực cho người tập là nhiệm vụ quan
trọng không thể thiếu.
1.5. Khái niệm bài tập bổ trợ chun mơn
Hiện nay có nhiều khái niệm về bài tập bổ trợ chuyên môn của các tác
giả khác nhau. Bài tập bổ trợ chuyên môn là bài tập nhằm hỗ trợ cho việc
nhanh chóng tiếp thu và thực hiện có hiệu quả bài tập chuyên môn. Theo
quan điểm của PGS Nguyễn Toán và TS Phạm Danh Tốn “Bài tập bổ trợ
chuyên môn là các bài tập phức hợp các yếu tố của động tác thi đấu cùng
các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn dắt tác động có chủ đích và

có hiệu quả đến sự phát triển các tố chất và các kỹ xảo của vận động ở
chính ngay mơn thể thao đó”. Cịn một số tác giả nước ngồi thì cho rằng:
bài tập bổ trợ là một trong những biện pháp giảng dạy, bao gồm các bài tập
mang tính chuẩn bị cho vận động, bài tập mang tính dẫn dắt, bài tập mang
tính chuyển đổi và bài tập tăng cường các tố chất thể lực. Quan điểm của
các học giả Trung Quốc thì bài tập bổ trợ chuyên môn là những bài tập
chuyên biệt cho từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng biệt.
Các khái niệm trên tuy khác nhau về cách trình bày nhưng ln có sự
thống nhất về ý nghĩa.
Như vậy bài tập bổ trợ chun mơn là các bài tập mang tính chuẩn bị,
tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt cho từng kỹ thuật
và từng môn thể thao khác nhau.


12

Trong nhảy xa ưỡn thân người ta phân tích kỹ thuật thành 4 giai đoạn:
chạy đà, giậm nhảy, bay trên không, rơi xuống đất. Trên cơ sở người học
nắm bắt từng phần kỹ thuật sau đó liên kết lại hình thành được kỹ thuật
hoàn chỉnh. Ở mỗi giai đoạn kỹ thuật, để giúp người tập hình thành được
kỹ thuật người ta sử dụng các bài tập:
- Mang tính chuẩn bị nhằm đưa người học vào trạng thái sinh lý, tâm
lý thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật
- Mang tính dẫn dắt nhằm làm cho người tập nắm được các yếu lĩnh từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và từ đơn lẻ đến liên hoàn kỹ thuật cần học
- Mang tính chuyển đổi từ động tác này đến động tác khác với cảm
giác không gian thời gian khác nhau nhằm tạo ra sự lợi dụng các kỹ năng
đã có, hình thành ra các kỹ năng mới.
Trong nhảy xa ưỡn thân ngoài các bài tập bổ trợ về kỹ thuật người ta
còn rất chú trọng đưa vào những bài tập để tăng cường một số tố chất thể

lực chun mơn cần thiết. Có thể nói bài tập bổ trợ chuyên môn vừa là biện
pháp để nắm kỹ thuật phức tạp vừa là khâu quan trọng để thúc đẩy nhanh
quá trình hình thành kỹ năng vận động.
Như vậy trong dạy học nhảy xa ưỡn thân thì các bài tập bổ trợ có vai
trị rất quan trọng để giúp người học nắm được kỹ thuật chính xác và rút
ngắn thời gian tập luyện cũng như hướng tới việc phát triển các năng lực
cần thiết để đạt hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu.


13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
¬

2.1. Đối tượng nghiên cứu
40 học sinh nam lớp 11 Trường THPT Quỳnh Lưu I – Nghệ An.
Chia làm 2 nhóm gồm:
+ 20 học sinh thuộc nhóm đối chứng
+ 20 học sinh thuộc nhóm thực nghiệm
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu
Khi xác định hướng nghiên cứu mảng đề tài này chúng tơi đã tìm, thu
thập, đọc tài liệu có liên quan. Qua đó chúng tơi chắt lọc, ghi chép, đánh
dấu những nội dung cần thiết để đưa ra các giả định, hay kết luận quan
trọng giúp chúng tơi tìm hiểu hồn thành đề tài.
2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Trong quá trình học tập tại trường chúng tôi đã sử dụng quan sát sư
phạm, dự giờ của các thầy cô giáo trong môn điền kinh, đặc biệt là q
trình học nhảy xa ưỡn thân. Qua đó, chúng tôi rút ra những kinh nghiệm

thực tiễn kết hợp với lý luận để xác định áp dụng bài tập hợp lý nhằm nâng
cao hiệu quả học tập môn nhảy xa ưỡn thân.
- Khi quan sát chúng tôi luôn đề ra mục đích và nhiệm vụ rõ ràng, xây
dựng kế hoạch quan sát trong quá trình nghiên cứu theo từng buổi và quan
sát có chọn lọc.
- Khi quan sát chúng tôi ghi chép lại những kết quả thu được thông
qua đó chúng tơi đánh giá được chính xác vấn đề.


14

Để thực hiện tốt phương pháp này chúng tôi sử dụng các hình thức:
+ Quan sát trực tiếp giờ dạy thể dục và có nhận định, đánh giá khách quan.
+ Quan sát công khai.
+ Quan sát liên tục.
2.2.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các
chuyên gia, giáo viên thể dục, huấn luyện viên các sở TDTT, học sinh ...
Từ đó bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết loại bỏ những vấn đề chưa phù
hợp, tạo điều kiện thuận lợi, xác định hiện trạng vấn đề nghiên cứu.
Để có cơ sở lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa
ưỡn thân chúng tơi đã điều tra, phỏng vấn các vấn đề liên quan đến đề tài
này như:
- Xây dựng các bài tập nhằm phát triển thể lực trong nhảy xa ưỡn
thân.
- Xây dựng các bài tập bổ trợ kỹ thuật trong nhảy xa ưỡn thân.
2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học đặc biệt là
giáo dục thể chất, phương pháp này cho phép tác động lên các đối tượng
nghiên cứu một cách chủ động của nhà nghiên cứu.

Từ thực tế và lý luận đó chúng tơi đã tiến hành thực nghiệm để đánh
giá, kiểm định tính khả thi của việc áp dụng bài tập nhằm năng cao thành
tích. Để đánh giá khách quan chúng tơi tiến hành theo nguyên tắc.
- Thực nghiệm được tiến hành trên các giờ học của học sinh, đảm bảo
tính hợp lý về thời gian, cấu trúc giờ học, tiến trình giảng dạy cũng như
phương pháp giảng dạy.


15

- Phân nhóm, nhóm thực nghiệm và đối chứng được lựa chọn ngẫu
nhiên có số lượng, hình thức, chức năng, trình độ thể lực và trình độ văn
hóa ngang nhau, được kiểm tra chất lượng ban đầu. Sau đó tập luyện theo
các bài tập đã đặt ra. (dành cho nhóm thực nghiệm) và nhóm đối chứng
theo hệ thống bài tập thơng thường theo chương trình sách giáo khoa.
2.2.5. Phương pháp tốn học thống kê
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng phương pháp này để sử
lý số liệu, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập mà chúng tôi
lựa chọn gồm các công thức:
- Công thức tính trung bình cộng:
n

x=

x

i=
1

i


n

Trong đó: X là số trung bình cộng
Xi là giá trị khảo sát của i
n: là số cá thể

δx = δx2

- Cơng thức tính độ lệch chuẩn:
n

δ x2 =

∑ ( x − x)
i =1

∑ ( x − x)
i =1

n < 30

n −1

n

δ x2 =

2


i

2

i

n > 30

n

- Công thức tính hệ số biến sai:

CV =

δx
100%
x


16

(CV < 10% thành tích tương đối đều)
- Cơng thức so sánh sự khác biệt:

T =

x A − xB
2
δA


nA

+

2
δB

nB

x A Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng
xB Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm

nA , nB là số người của 2 nhóm
- Nếu T(tính) > T(bảng) thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P <
5%
- Nếu T(tính) < T (bảng) thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất
P > 5%
2.2.6. Phương pháp dùng bài thử
Đối với phương pháp này chúng tôi sử dụng các bài thử nhằm kiểm tra
đánh giá các chỉ số thể chất đặc trưng của đối tượng nghiên cứu trong thời
điểm cần thiết.
Với đề tài này chúng tôi sử dụng các test sau:
Test 1: Bật xa tại chỗ
Test 2: Chạy nhanh 30m xuất phát cao
Test 3: Thực hiện toàn bộ kỹ thuật nhảy xa
2.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường THPT Quỳnh Lưu I – Nghệ An.
- Trường Đại Học Vinh
2.4. Thiết kế nghiên cứu



17

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đối tượng là học sinh lớp 11 trường
THPT Quỳnh Lưu I - Nghệ An với số lượng nghiên cứu là 40 học sinh
nam. Chúng tôi tiến hành chia đối tượng nghiên cứu làm 2 nhóm: nhóm đối
chứng (nA =20) và nhóm thực nghiệm (nB =20), thực nghiệm tiến hành
trong 8 tuần. Để đánh giá kết quả của hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn
trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân chúng tôi sử dụng 3 test sau:
- Test bật xa tại chỗ
- Test chạy 30m xuất phát cao
- Test nhảy xa toàn bộ kỹ thuật
Chúng tôi sử dụng 3 test trên để đánh giá thành tích của 2 nhóm trước
và sau thực nghiệm, từ đó có cơ sở để so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm
trước và sau thực nghiệm.
HS nam lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu I

Test kiểm tra:
- Test 1: Bật xa tại
chỗ
- Test 2: Chạy 30m
xuất phát cao
- Test 3: Nhảy xa
tồn bộ kỹ thuật

Nhóm đối chứng
(n = 20)

Nhóm thực
nghiệm

(n = 20)

Mục tiêu: “Nghiên cứu lựa chọn một số
bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy
xa ưỡn thân cho học sinh nam lớp 11
trường THPT Quỳnh Lưu I - Nghệ An”.


18

CHNG 3
KT QUả nghiên CU V BN LUN
3.1. Thc trng công tác giảng dạy môn nhảy xa ưỡn thân ở
trường THPT Quỳnh Lưu I - Nghệ An
3.1.1. Thực trạng học sinh học các giờ học nhảy xa ở trường THPT
Quỳnh Lưu I - Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu I - Nghệ An cũng như các trường THPT
trên cả nước là một cơ sở giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội. Là một
ngơi trường có bề dày truyền thống trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
Qua quan sát các giờ học thể dục của học sinh lớp 11 đặc biệt là các giờ
học nhảy xa ưỡn thân chúng tôi thấy rằng: đa số học sinh chưa nắm vững
kỹ thuật động tác, trình độ thể lực chun mơn đặc trưng cho mơn nhảy xa
ưỡn thân đang cịn yếu, hứng thú học tập của các em còn chưa cao.
3.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác giảng dạy của bộ môn thể dục trường THPT Quỳnh
Lưu I - Nghệ An
+ Về đội ngũ giáo viên: Tổ bộ môn thể dục hiện tại có 6 giáo viên với
trình độ chun mơn là: 4 giáo viên có trình độ đại học, có 2 giáo viên có
trình độ cao đẳng. Trong 6 giáo viên thì có 4 giáo viên có tuổi nghề từ 3
đến 10 năm và 2 giáo viên có trên 20 năm cơng tác. Nhìn vào đội ngũ giáo

viên của tổ ta thấy được sức trẻ chiếm ưu thế nhưng cũng vì thế mà kinh


19

nghiệm cũng có phần hạn chế và trình độ của giáo viên không đồng đều,
chưa cao.
+ Về cơ sở vật cht: Trong quá trình thực tập tại trờng THPT Quỳnh Lu I Nghệ An chúng tôi nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho môn học thể dục
còn thiếu thốn. Điều này đà ảnh hởng không nhỏ ®Õn kÕt qu¶ häc tËp cđa häc sinh
3.1.3. Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập bỉ trợ chun mơn trong
giảng dạy nhảy xa ưỡn thân ở trường THPT Quỳnh Lưu I - Nghệ An
Để có thể tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc sử dụng hệ thống bài
tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy nhảy xa ưỡn thân chúng tôi đã sử
dụng 2 phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
Để tiến thêm một bước tìm hiểu thực trạng và quan điểm sử dụng bài
tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp
11 trường THPT Quỳnh Lưu I chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 15 thầy cơ
giáo có thâm niên cơng tác trong và ngoài trường. Nội dung phỏng vấn như sau:
- Câu hỏi 1: quan điểm sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng
dạy nhảy xa ưỡn thân.
- Câu hỏi 2: Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn
trong giảng dạy nhảy xa ưỡn thân.
Kết quả phỏng vấn cho thấy có tổng số 13/15 giáo viên (chiếm
86,67%) cho rằng việc sử dụng bài tập bổ trợ chun mơn cịn chiếm tỷ lệ
nhỏ hơn so với bài tập bổ trợ chung, các dạng bài tập còn ít tận dụng hết
phương tiện tập luyện, các bài tập bổ trợ chuyên môn cần sử dụng một cách
hệ thống. Chỉ có 2/15 giáo viên (chiếm 13,33%) cho rằng các bài tập bổ trợ
chuyên môn như hiện nay là phù hợp không cần sửa đổi.



20

Từ 2 phương pháp trên chúng tơi có thể rút ra nhận xét về thực trạng
sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy
xa ưỡn thân cho học sinh THPT còn thấp.
- Tỷ lệ sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên mơn cịn ít, lượng vận
động cịn thấp, mật độ cịn thưa, cường độ còn thấp, tỷ lệ bài tập bổ trợ
chun mơn cịn nhỏ so với bài tập bổ trợ chung.
- Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn còn đơn điệu, chưa tạo ra
được hiệu quả cao.
- Các bài tập bổ trợ trong giảng dạy chưa đủ để dẫn dắt và tạo cảm
giác cho người tập về không gian, thời gian… trong quá trình thực hiện
động tác.
- Các bài tập bổ trợ chun mơn cịn chưa đa dạng, chưa tận dụng
được các phương pháp tập luyện.
Ở trường THPT Quỳnh Lưu I việc sử dụng các bài tập bổ trợ chun
mơn trong giảng dạy cịn hạn chế, đặc biệt trong giảng dạy nhảy xa ưỡn
thân. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới thành tích
của học sinh. Vì vậy để đảm bảo cho việc dạy và học kỹ thuật nhảy xa ưỡn
thân có chất lượng việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn là hết sức
cần thiết và quan trọng.
3.2. Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành
tích mơn nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 trường THPT
Quỳnh Lưu I – Nghệ An
3.2.1. Nghiên cứu xác định các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ
chun mơn trong q trình học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân cho học sinh
THPT
Để xác định được những yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên

môn cho học sinh khi học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân chúng tôi đã tiến hành


21

đọc và tham khảo các tài liệu như: sách giáo khoa điền kinh, lý luận và
phương pháp TDTT, tâm sinh lý TDTT từ đó đưa ra được một số yêu cầu
có liên quan đến việc tiếp thu kỹ năng nhảy xa ưỡn thân sau đây:
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp người tập nắm
được các khâu riêng lẻ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật.
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải mở rộng được kỹ năng, kỹ xảo
cho người tập.
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố làm
ảnh hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích.
- Cần đa dạng hóa các hình thức tập luyện triệt để, lợi dụng các
phương tiện tập luyện để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết kỹ năng
tốt hơn.
- Các bài tập phải hợp lý, vừa sức và được nâng cao dần độ khó, đặc
biệt chú ý đến khâu an toàn để tránh xảy ra chấn thương.
Sau khi xác định được 5 yêu cầu trên, để tăng thêm độ tin cậy chúng
tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và các thầy cô giáo trong và
ngồi bộ mơn. Tổng số người được phỏng vấn là 15 người, kết quả phỏng
vấn được trình bày ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn về yêu cầu lựa chọn bài tập bổ trợ (n=15)
Các yêu cầu
Yêu cầu 1
Yêu cầu 2
Yêu cầu 3
Yêu cầu 4
Yêu cầu 5


Số lượng
15
13
12
15
13

Tỷ lệ
100%
86,6%
80%
100%
86,6%

Như vậy 5 yêu cầu chúng tôi đã xác định để lựa chọn hệ thống bài tập
bổ trợ chuyên môn cho học sinh lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu I - Nghệ
An khi học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đã được sự đồng ý với tỷ lệ cao từ


22

80-100%. Vì vậy chúng tơi sử dụng 5 u cầu này để tham khảo, đối chiếu
trong khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn cho học sinh.
3.2.2. Lựa chọn một số bài tập góp phần nâng cao thành tích môn
nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu I Nghệ An
Căn cứ vào các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ ở trên và dựa trên
cơ sở lý luận, thực tiễn, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện sân bãi,
dựa vào sự trao đổi rộng rãi với các thầy cô giáo, các huấn luyện viên kết
hợp với đọc và tham kho ti liu, bớc đầu chỳng tụi ó xỏc nh được 2

nhóm bài tập: bài tập bổ trợ kỹ thuật và bài tập bổ trợ phát triển thể lực
NHÓM BÀI TẬP Bæ TRỢ KỸ THUẬT NHẢY XA ƯỠN THÂN
Bài tập 1: Chạy đà nhảy xa tự do để xác định chân giậm nhảy.
Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (cách mép hố cát 0,8 - 1,2m)
chân lăng sau. Tạo đà và giậm nhảy vào hố cát (chạm cát bằng cả hai
chân).
Bài tập 3: - Chạy đà 7 - 9 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
Bài tập 4: Chạy đà 9 - 11 bước giậm nhảy qua chướng ngại vật
(chướng ngại vật là 2 vạch song song trên hố cát hoặc xà, dây chun (thun)
cao 0,3 - 0,5m cách ván giậm nhảy về hố cát 0,5 - 0,8m).
Bài tập 5: Tập mô phỏng động tác chân lăng giai đoạn trên không.
Bài tập 6: Tại chỗ giậm nhảy bằng một chân thực hiện động tác ưỡn thân
Bài tập 7: Đứng trên bục cao 30-40m thực hiện động tác ưỡn thân rơi
xuống cát
Bài tập 8: Chạy đà 3-5 bước thực hiện động tác ưỡn thân và tiếp đất.
Bài tập 9: Tập giai đoạn trên không và tiếp đất: đứng chân đá lăng
trước, chân giậm nhảy sau, trọng tâm dồn nhiều lên chân trước, bước 1


23

hoặc 3 bước đà sau đó giậm nhảy và thực hiện giai đoạn trên không và tiếp
đất. Sau khi tiếp đất cần bước nhanh về trước 1 - 3 bước.
Bài tập 10: chạy đà 9-11 bước hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa
ưỡn thân.
NHÓM BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
Bài tập 1: Bật nhảy tại chỗ bằng một chân.
Bài tập 2: Bật nhảy bằng 2 chân thu gối chạm ngực.
Bài tập 3: Chạy xuất phát cao 30m.
Bài tập 4: Lò cò tiếp sức 15m x 2.

Bài tập 5: Đứng trên chân giậm đá lăng chân.
Bài tập 6: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.
Bài tập 7: Ngồi xổm sau đó bật nhanh người dậy đồng thời thực hiện
động tác ưỡn thân.
Bài tập 8: Đứng lên, ngồi xuống trên chân giậm, chân kia duỗi phía
trước, tay có vịn.
Bài tập 9: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước, 2
tay chống hơng, bật nhảy đổi chân.
Bài tập 10: Đứng vịn tay vào tường hoặc lan can sao cho người nằm
chếch với mặt đất một góc khoảng 60 - 70o nhún cổ chân.
Bài tập 11: Đứng vịn tay vào tường hoặc lan can sao cho người nằm
chếch một góc 60 - 70o đạp chân, nâng gối.
Bài tập 12: Chạy 400m
Bài tập 13: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, 2 tay chống hông, chân
lăng duỗi về trước, đứng lên ngồi xuống.
Bài tập 14: Bật cóc 20m.
Bài tập 15: Nhảy dây.


24

Sau khi đã lùa chän được nhóm bài tập, để lựa chọn được những bài
tập tối ưu nhất chúng tôi đã phỏng vấn 30 người đó là các thầy cơ giảng
dạy thể dục trường chúng tôi trực tiếp nghiên cứu, một số VĐV và huấn
luyện viên bộ môn điền kinh của các Sở thể dục thể thao.
Kết quả thu được thể hiện rõ qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật (n = 30)
Số
STT
Bài tập

người
chọn
1
Chạy đà nhảy xa tự do để xác định chân giậm nhảy.
30
Đứng chân giậm nhảy trước (cách mép hố cát 0,8 22
2.
1,2m) chân lăng sau. Tạo đà và giậm nhảy vào hố cát
3

4.

5
6
7
8

(chạm cát bằng cả 2 chân).
- Chạy đà 7 - 9 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
Chạy đà 9 - 11 bước giậm nhảy qua chướng ngại vật

100%
73,%

30
23

100%
76,%


về hố cát 0,5 - 0,8m).
Tập mô phng ng tỏc chõn lng giai on trờn khụng.
Tại chỗ giậm nhảy bằng một chân thực hiện động tác

22
29

73,%
97%

ưỡn thân.
Đứng trên bục cao 30-40cm thực hiện động tác ưỡn

27

90%

thân rơi xuèng đất.
Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy thực hiện động tác ưỡn

28

93,%

thân và tiếp đất.
Tập giai đoạn trên không và tiếp đất: đứng chân đá lăng

21

70%


(chướng ngại vật là 2 vạch song song trên hố cát hoặc
xà, dây chun (thun) cao 0,3 - 0,5m cách ván giậm nhảy

trước, chân giậm nhảy sau, trọng tâm dồn nhiều lên
9

Tỷ lệ

chân trước, bước 1 hoặc 3 bước đà sau đó giậm nhảy và
thực hiện giai đoạn trên không và tiếp đất. Sau khi tiếp
đất cần bước nhanh về trước 1 - 3 bước.


25

10

Chạy đà 9-11 bước hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy

27

90%

xa ưỡn thân.
Qua quan sát bảng trên ta thấy, đối với việc lựa chọn bài tập bổ trợ kỹ

thuật thì bài tập (theo số thứ tự) 1, 3, 6, 7, 8, 10 là được lựa chọn nhiều và
có tỉ lệ % cao nhất chiếm 80% trở lên. Tõ ®ã chúng tôi lựa chọn 6 bài tập
này để đa vào thùc nghiƯm.

Tương tự như trên, chúng tơi cũng tiến hành phỏng vấn các thầy cô,
VĐV, huấn luyện viên gồm 30 người với nhóm bài tập nhằm phát triển thể
lực để góp phần nâng cao thành tích mơn nhảy xa ưỡn thân cho học sinh
lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu I.
Kết quả thu được được trình bày qua bảng 3.3
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn đối với nhóm bài tập nhằm phát triển thể lực
(n =30)
TT

Bài tập

1
2
3
4
5
6
7

Bật nhảy tại chỗ bằng một chân.
Bật nhảy bằng 2 chân thu gối chạm ngực
Chạy xuất phát cao 30m.
Lò cò tiếp sức 15m x 2
Đứng trên chân giậm đá lăng chân
Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân
Ngồi xổm sau đó bật nhanh người dậy đồng thời thực

8

hiện động tác ưỡn thân.

Đứng lên, ngồi xuống trên chân giậm, chân kia duỗi phía

9

trước, tay có vịn.
Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước,

2 tay chống hông, bật nhảy đổi chân.
10 Đứng vịn tay vào tường hoặc lan can sao cho người nằm
chếch với mặt đất một góc khoảng 60 - 70o nhún cổ chân.
11 Đứng vịn tay vào tường hoặc lan can sao cho người nằm

Số
người
chọn
30
29
30
28
24
20

100%
97%
100%
93,3%
80%
66,7%

27


90%

23

76,6%

25

83,3%

22

73,3%

23

76,6%

Tỷ lệ


×