Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 79 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT THOẠI KỲ
THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Người hướng dẫn:
TS. Ngơ Minh Hiền
Người thực hiện:
Đồn Thị Hoài

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS.Ngơ Minh Hiền. Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội
dung khoa học trong cơng trình này.

Tác giả khóa luận


Đồn Thị Hồi


3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cơ giáo Ngơ Minh Hiền, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt một q trình tìm hiểu, nghiên cứu
và hồn thành khố luận này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các cán
bộ, nhân viên thư viện trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng cùng bạn
bè, gia đình đã tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành tốt khố luận tốt nghiệp.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận

Đồn Thị Hồi


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào những năm 90, bằng hàng loạt tác phẩm ra đời liên tiếp, Nguyễn
Bình Phương đã trở thành một “hiện tượng lạ” trên văn đàn Việt Nam đương đại.
Với niềm đam mê, nhạy cảm cộng với tri thức văn chương của một người
được đào tạo qua trường lớp, Nguyễn Bình Phương tỏ ra là một cây bút đều tay ở
nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tản văn và đặc biệt là tiểu thuyết. Nguyễn Bình
Phương đã thực sự khẳng định được tên tuổi của mình trong văn học Việt Nam

đương đại bằng hàng loạt các tiểu thuyết: Bả giời (Nxb Quân đội nhân dân,
1991), Vào Cõi (Nxb Thanh niên, 1991), Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học,
1994), Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên,
2000), Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội Nhà văn, 2004), Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006), Lên
xe xuống xe (Nxb Diễn đàn thế kỉ, 2011).
Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy tràn ngập yếu tố kì ảo ma qi, khơng dễ để
đốn định. Đó là thế giới mà con người sống nhưng như bị huyền hoặc bởi một
ma lực nào đó để rồi nhân vật chính và khơng ít các nhân vật phụ xuất hiện trong
truyện với tên gọi “người điên”. Ở đó, con người sống nguyên thủy, sơ khai
trong cái gọi là “dã man” nhất của con người buổi hồng hoang, thế giới của vô
thức, của bản năng trong mỗi con người…
Bằng cá tính sáng tạo, Nguyễn Bình Phương tạo ra một diện mạo rất mới
cho tác phẩm của mình. Đó chính là nghệ thuật tiểu thuyết với những cách tân về
kết cấu và cốt truyện; nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôn ngữ và giọng điệu;
khơng gian, thời gian nghệ thuật… Chính kĩ thuật tiểu thuyết đã giúp Nguyễn
Bình Phương làm mới tiểu thuyết của mình nói chung và của Thoạt kỳ thủy nói
riêng. Tìm hiểu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình
Phương, chúng tơi hy vọng sẽ có một cái nhìn tồn diện về đặc điểm nghệ thuật


5

tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, thơng qua đó phát hiện, khẳng định những đóng góp
của Nguyễn Bình Phương về phương diện sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết, đồng
thời góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí của Nguyễn Bình Phương trên văn
đàn Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu, bàn luận về Nguyễn Bình
Phương và sáng tác của nhà văn.
Trong Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương

của tác giả Trương Thị Ngọc Hân nhận xét: “Đi vào tác phẩm của Nguyễn Bình
Phương ta nhận thấy một lối viết rất riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực,
tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không thời gian cho đến sử dụng
ngôn từ” [16]. Cũng trong bài viết này, tác giả Trương Thị Ngọc Hân đã tìm ra
đặc điểm xoắn kép nhiều mạch chảy song song trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương: “Nguyễn Bình Phương và một số cây bút đương đại lại không đi
theo lối kết cấu cũ. Anh đã phá tung mọi đường biên, rào cản để tạo ra sự tự do
tối đa cho tác phẩm. Ở đó, các mạch truyện đan xen, móc nối nhằng nhịt: có
những tác phẩm có hai mạch chảy song song đến cuối tác phẩm đã hồ vào một
mạch chung, có những tác phẩm được xây dựng nên bởi rất nhiều mạch tạo
thành kiểu đa giọng điệu độc đáo… Rõ ràng cấu trúc xoắn kép là một trong
những thể nghiệm của Nguyễn Bình Phương và điều chắc chắn chúng ta có thể
khẳng định: đây là một thể nghiệm đáng được ghi nhận của Nguyễn Bình
Phương trong cuộc hành trình làm mới mình, làm mới văn chương” [16]. Cuối
bài viết, tác giả cũng đã khẳng định: “Chúng ta đều có thể hy vọng vào một
tương lai khơng xa Nguyễn Bình Phương cùng nhiều cây bút khác sẽ tạo nên
một diện mạo mới cho văn chương Việt Nam” [16].
Tác giả Nguyễn Phước Bảo Nhân cũng đánh giá rất cao những sáng tác
của Nguyễn Bình Phương khi viết bài Tiểu thuyết hiện đại sự hội ngộ các tư duy
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Sáng tác của anh được xem là hiện


6

tượng đáng chú ý nhất trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay. Trong nhiều thể
nghiệm nhằm khai thác tiềm năng thể loại, Nguyễn Bình Phương có sự đổi mới
về tư duy nghệ thuật. Nguyễn Bình Phương là người tiếp biến nhiều nhất tư duy
và nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại so với các nhà văn cùng thế hệ.
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sự hội tụ của nhiều tư duy tiểu thuyết
đương đại thế giới, trong đó đáng kể nhất là tiểu thuyết Mới, tiểu thuyết ngắn và

tiểu thuyết hậu hiện đại” [29].
Đoàn Cầm Thi khi viết Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ
thủy của Nguyễn Bình Phương) cũng đã có những lời bình luận sắc sảo, nhạy
bén về vấn đề đời sống bản năng vơ thức và nhìn nhận vơ thức như là thành tố
trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, qua đó khẳng định: Nguyễn
Bình Phương là “nhà văn Việt Nam đương đại đã đẩy cuộc thăm dị vơ thức đi
xa nhất” [53].
Ở bài viết Nguyễn Bình Phương - Lục đầu giang tiểu thuyết, tác giả Đồn
Ánh Dương đã có cái nhìn hệ thống về tồn bộ sáng tác từ Bả giời cho tới Ngồi
của Nguyễn Bình Phương. Tác giả đã ví mỗi một tiểu thuyết như một dịng sơng
chi lưu để rồi hợp lưu lại và cùng “hành trình tới biển”. Trong bảy tiểu thuyết,
tác giả bài viết đánh giá cao Thoạt kỳ thủy: “Thoạt kỳ thủy ghi một dấu mốc
quan trọng trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Bình Phương”, “Thoạt kỳ thủy
xứng đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương…” [8]. Cũng trong bài viết này, tác giả Đoàn
Ánh Dương cũng đã rất tinh tế khi chỉ ra: “Nỗ lực đổi mới nghệ thuật tự sự ở
Thoạt kỳ thủy đọng lại ở cấu trúc tiểu thuyết” [8].
Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy nói chung và kết cấu tiểu
thuyết nói riêng, Thụy Khuê trong bài viết Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cậm
Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương cũng đã khẳng định: “Thoạt kỳ thuỷ là
cuốn tiểu thuyết khác thường, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện rất
lạ... Đây khơng phải là trang viết truyền thống vì vậy cần cách đọc không truyền


7

thống. Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phi thơ là những mấu
chốt cấu trúc tiểu thuyết” [24].
Nguyễn Mạnh Hùng với Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương?
Hay nỗi cơ đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ? đã phát hiện ra “nhân vật của

Nguyễn Bình Phương dấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó” [19].
Tác giả Phùng Gia Thế khi viết Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương đã nhận định rằng: “Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là hiện
thân cho nỗi đau đớn cùng cực của thân phận người. Họ thường là đám đơng ơ
hợp, trong đó có nhiều người điên, quái dị, đơn độc, bản năng, bệnh hoạn, méo
mó tự thân. Họ luôn phải ngụp lặn miên man giữa hai bờ thực - ảo, vật lộn đau
đớn của kiếp con người”, “đó là một đám đơng những con người hao hụt nhân
tính, méo mó, đầy bản năng, dục vọng, nhiều thói tật, bệnh hoạn. Họ miên man
trong cõi sống mà khơng có lấy một điểm tựa. Họ khơng có thủ lĩnh, sống trong
sợ hãi, cô đơn và đáng thương” [52].
Tác giả của Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thoạt kỳ
thủy của Nguyễn Bình Phương, Hồng Đăng Khoa nhận xét: “Con người trong
Thoạt kỳ thủy bị phân tán trở thành những chủ thể phi trung tâm, những mảnh
vỡ, và tất cả đều bị hòa tan trong bối cảnh xám xịt chung quanh. Con người ở
đây phần lớn là những kẻ dở khùng dở dại, hoặc là điên hoặc là có triệu chứng
điên” [22].
Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt Kỳ Thủy, Nguyễn Chí Hoan với Cấp
độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ lại quan tâm đến
kết cấu lập thể, thời gian đồng hiện, lối hành văn với sự giản yếu của các câu văn
tạo ra “sắc thái tượng trưng trùng hợp rõ rệt với đối tượng mô tả cái thoạt kỳ
thuỷ” [17].
Nguyễn Diệu Hạnh trong Luận văn thạc sỹ Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại bên cạnh
việc tìm hiểu nội dung tư tưởng cũng đề cập đến nhiều phương diện nghệ thuật


8

tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử
dụng ngơn ngữ, qua đó tác giả luận văn đã đưa ra kết luận khá đầy đủ về nghệ

thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Trong các tác phẩm của mình, để biểu
đạt sinh động và ấn tượng thế giới hiện thực cũng như con người, nhà văn đã
sáng tạo ra một hình thức nghệ thuật độc đáo. Về kết cấu tiểu thuyết ta thấy tác
giả sử dụng nhiều kiểu kết cấu đặc sắc như kết cấu tiểu thuyết điện ảnh, tiểu
thuyết nhật kí, nhưng tiêu biểu và cơ bản nhất là ba kiểu kết cấu: kết cấu tiểu
thuyết hiện thực - huyền thoại, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, kết cấu tiểu thuyết
thơ. Mỗi kiểu kết cấu là một cách biểu đạt độc đáo, thơng qua đó chuyển tải tới
người đọc những thông tin về cuộc sống, làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả kết hợp sự đan xen kiểu nhân vật ảo và
thực và mờ hóa nhân vật. Đó là cách mà nhà văn gửi đến người đọc một thông
điệp: thân phận con người cũng đầy mong manh bất trắc, nó tồn tại đây mà như
khơng tồn tại. Về ngôn ngữ, tác giả không đi theo những lối mòn trong tư duy.
Nhà văn đã phá vỡ những chuẩn mực truyền thống để thực hiện một cuộc thăm
dò táo bạo đối với câu chữ” [15, tr.102].
Luận văn thạc sỹ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn
Thị Phương Diệp lại tập trung vào nghiên cứu phương diện nghệ thuật trong
những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả
đã đi vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức không gian và thời
gian, nghệ thuật tự sự và người kể chuyện. Cuối cơng trình, tác giả khẳng định:
“Đọc Nguyễn Bình Phương, chúng ta vừa có thể thấy hơi thở của kĩ thuật tự sự
hiện đại vừa thấy tâm tư tình cảm đậm chất phương Đông. Mỗi thể nghiệm của
cá nhân là kinh nghiệm cho một nền văn học dân tộc khi nó đang rất cần nhiều
những điều mới mẻ và đột phá. Nếu có nhiều nhà văn dũng cảm như Nguyễn
Bình Phương hẳn nhiên nền văn học nước nhà sẽ có những bước tiến mới trog
một ngày khơng xa” [7, tr.87].


9

Hoàng Thị Quỳnh Nga tại Báo cáo khoa học năm 2004 đã tìm hiểu

phương diện Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ. Tác giả
đã có những phát hiện sâu sắc: Nội dung của lời câm biểu hiện những ám ảnh
của bạo lực, cái chết, của máu và của trăng; hình thức của lời câm là ngơn ngữ
chắp dính, sự phá vỡ quan hệ lơgic giữa các câu, các câu ngắn, câu đặc biệt, câu
bị khuyết thành phần hoặc bị bẻ gãy không theo một trật tự nào.
Một cách lí giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại của nhà phê
bình Nguyễn Hồ lại có cách nhìn khác. Ơng cho rằng những cách tân của một
số tác giả trong đó có Nguyễn Bình Phương “chưa thật sự làm nên những đột
biến trong tư duy thể loại, vẫn chỉ là những tìm tịi hình thức, mà nếu chuyên chú
vào hướng đi ấy, chưa hẳn đã có thành tựu” [12, tr.209].
Phùng Văn Khai ghi lại trong Tản mạn Nguyễn Bình Phương: “Phương
thiếu đời sống thực tế nên luôn luôn trốn trong tháp ngà mờ mờ sương khói do
chính mình tạo ra” [21, tr.86].
Điểm qua các cơng trình học thuật trên, chúng tơi nhận thấy rằng, đã có
nhiều ý kiến, nhận định đề cập đến vấn đề đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt
kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. Song, hầu hết những ý kiến, nhận định đó mới
chỉ nghiêng về một góc độ, một đặc điểm nào đó chứ chưa tập trung nghiên cứu
một cách cụ thể và có hệ thống.
Chính vì vậy, cơng trình của chúng tôi hy vọng sẽ làm nổi bật đặc điểm
nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, qua đó lý giải
sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời khẳng định vị trí và vai trị của Nguyễn
Bình Phương trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề nghệ thuật làm nên Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt
kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:


10


Tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương (NXB Hội Nhà văn,
2004).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
4.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Phân tích, lý giải, đánh giá những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong tiểu
thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương; đồng thời, tổng hợp, khái quát
vấn đề nhằm thấy được giá trị của các đặc điểm nghệ thuật đó.
4.2 Phương pháp thống kê:
Nhằm nhận biết những yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phương làm cơ sở để hệ thống hoá thành những luận điểm khoa
học của vấn đề.
4.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu:
So sánh đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy so với các đối tượng
văn học khác của Nguyễn Bình Phương cũng như của một số nhà văn đương đại
Việt Nam khác để thấy được những nét đặc sắc, mới lạ và thành công nổi bật của
tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy.
Ngoài ra, để hoàn thiện và làm sáng rõ các vấn đề đặt ra của đề tài, chúng
tơi cịn sử dụng một số các phương pháp hỗ trợ khác.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1. Nguyễn Bình Phương và những thể nghiệm mới về kĩ thuật
tiểu thuyết
Chương 2. Kết cấu, cốt truyện và hình tượng nhân vật
Chương 3. Không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu



11

NỘI DUNG
Chương 1
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ NHỮNG THỂ NGHIỆM MỚI MẺ
VỀ KĨ THUẬT TIỂU THUYẾT
1.1. Quan niệm và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương
1.1.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương
Nhà văn Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình sinh
ngày 29 tháng 12 năm 1965 tại thị xã Thái Nguyên. Thời chiến tranh, tác giả
cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham thuộc huyện Đồng Hưng, tỉnh Thái
Nguyên. Đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên.
Nguyễn Bình Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ
đội; năm 1989 vào học trường viết văn Nguyễn Du; ra trường cơng tác một năm
ở Đồn kịch nói Qn đội; sau đó là biên tập viên của Nhà xuất bản Quân đội
với cấp bậc đại úy. Hiện nay, ông là Hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, công
tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Quan niệm nghệ thuật được hiểu là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời
sống với một chiều sâu nào đó” [14, tr.273]. Nói cách khác, quan niệm nghệ
thuật chính là cách nhìn và thái độ đối với thế giới và con người của nhà văn
được thể hiện trong tác phẩm.
Quan niệm nghệ thuật luôn hướng vào con người, vào hiện thực trong mọi
chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá
giá trị nhân văn cũng như giá trị hiện thực vốn có của văn học. Nhà văn phải là
người “hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách họ
sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và khơng quan tâm trong cuộc
đời”. Nói cách khác, để phản ánh được con người và hiện thực trong tác phẩm,
nhà văn phải thực sự thâm nhập được vào thế giới đó và sống với nó. Do đó,



12

càng đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật của một nhà văn thì càng đi sâu vào
thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành công của họ.
Khi lựa chọn công việc cầm bút làm sự nghiệp của đời mình, Nguyễn
Bình Phương đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm, về sứ mệnh của nhà văn trước
cuộc đời, trước con người. Bước vào nghiệp văn chương, ông cũng có những
quan niệm rất nghiêm ngặt và cũng khơng kém phần mới mẻ về nghệ thuật.
Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Bình Phương đã nói: “Tơi chỉ có một nhận
thức bảo thủ là cố gắng viết cho nó gần sát với quan niệm của mình về văn
chương vậy thơi” [45]. Nguyễn Bình Phương khơng nói nhiều về quan điểm
nghệ thuật của mình nhưng có lẽ đây chính là gợi ý về con đường đi vào tác
phẩm từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
Là một nhà tiểu thuyết đương đại, Nguyễn Bình Phương có cảm quan khá
mới mẻ về hiện thực cuộc sống cũng như con người. Nguyễn Bình Phương đã
thẳng thắn nhìn nhận thực trạng của nền tiểu thuyết nước nhà: “Xét trên bình
diện chung thì cả một quãng thời gian khá dài tiểu thuyết của ta xem ra có dấu
hiệu dư thừa những sự kiện trọng đại mang tính cộng đồng mà cịn ít sự kiện của
cá thể. Những biến cố lớn của dân tộc tràn ngập trong các tiểu thuyết với đầy đủ
cơ số bom đạn, thương vong, thiệt hại, trong khi nội tâm cá nhân con người cũng
đã từng có, đang có những cuộc chiến khủng khiếp khơng kém thì lại chịu số
phận hiu hắt, gần như vắng mặt trong các trang viết ở thể loại này” [27]. Vì vậy,
ơng đã lao động miệt mài để tìm cho mình “một lối đi riêng”. Theo Nguyễn Bình
Phương, “Cuộc sống của chúng ta, của dân tộc ta đang ở đâu thì tiểu thuyết phải
ở đấy” [45]. Thay vì góp thêm một tiểu thuyết về “đại tự sự”, Nguyễn Bình
Phương đã hướng ngịi bút của mình vào những “tiểu tự sự”, những hiện thực bị
khuất lấp của cuộc sống hiện đại; Nguyễn Bình Phương đã lật mở ra, đào xới lên
những mảng hiện thực mới mẻ, trần trụi, suồng sã, những mảng hiện thực bị
phân mảnh, đã bị xé lẻ, vụn nát, chắp nối… đang tồn tại. Đây dường như là giải

pháp số một để nhà văn chỉ ra những đổ vỡ đang diễn ra trong trật tự đời sống.


13

Và chính bởi đặc điểm này mà mỗi tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đều
mang đến một luồng gió mới cho nền tiểu thuyết đương đại.
Từ quan niệm mới về hiện thực cuộc sống, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng
cho mình một quan niệm nghệ thuật mới về con người. Với ông và cũng như với
nhiều nhà văn cùng thời, con người không chỉ tồn tại ở thế tĩnh tại, một chiều mà
con người trong văn học giờ đây là những cá nhân có “tính cách đa dạng, khơng
theo một chiều, yêu ghét đúng với bản chất người nông thôn. Sự tha hóa của con
người, những dục vọng bùng nổ, những hành động phi lí, phi nhân tính được thể
hiện một cách nghệ thuật trong tiểu thuyết” [45]. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, có thể thấy cách tiếp cận con người của nhà văn không hề dễ dãi, một
chiều. Tất cả trắng, đen, tốt, xấu đan xen lẫn nhau trong cùng một thực thể. Vì thế,
con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương hiện lên là hình tượng con
người trần thế với tất cả chất người tự nhiên nhất: tốt xấu lẫn lộn, ánh sáng chen
cùng bóng tối, ý thức đan lẫn vơ thức…
Bên cạnh đó, con người trong những trang viết của Nguyễn Bình Phương
ln gắn chặt với hiện thực đời sống xô bồ, nhốn nháo, phồn tạp. Con người được
nhà văn đặt vào môi trường sống cụ thể, xây dựng những mối quan hệ xã hội cụ thể
cho họ; để từ đó thấy được những hành vi cũng như những trạng thái tâm lí của họ
trước mọi hồn cảnh. Hay nói cách khác, con người trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương bị quẳng vào một đời sống bầm dập, một hiện thực nham nhở và hoàn
toàn bị động trước những biến ảo của cuộc đời.
Như vậy, “Thay đổi tư duy, đổi mới cách nhìn về hiện thực, về con người,
các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam, trong đó có Nguyễn Bình Phương, đã sáng
tạo tiểu thuyết như những tiếng gọi của trò chơi, bản hòa tấu của nhiều giọng điệu”
[18].

Bên cạnh quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người khá sâu sắc và
mới mẻ, Nguyễn Bình Phương cũng rất nghiêm túc khi nghĩ về văn chương. Khi
cầm bút, Nguyễn Bình Phương ln tâm niệm: “khơng có sự sáng tạo nhà văn sẽ


14

tự tiêu diệt mình” [13]. Bởi thế, ơng là một trong những nghệ sĩ đi tiên phong
mở đường, dám tự tin có những bước đột phá, cách tân vơ cùng táo bạo cho tiểu
thuyết Việt Nam đương đại. Tiểu thuyết Việt Nam sẽ kém “màu sắc” nếu như
thiếu những nhà văn dũng cảm, đi tiên phong mở đường như Nguyễn Bình
Phương. Họ chính là những người tạo tiền đề cho các thế hệ nhà văn đàn em kế
thừa, phát triển và hồn thiện: “Mỗi thử nghiệm nếu khơng làm xuất hiện những
đỉnh cao, thật cao trong sáng tạo thì nó ít nhất cũng làm cánh đồng văn học nghệ
thuật được đa dạng hơn, nhãn quan của những người làm văn nghệ được mở
rộng hơn, tâm lý của người đọc cũng dần được bao dung hơn, từ đó dễ chấp nhận
những cái mới hơn” [48]. Quan niệm này còn được Nguyễn Bình Phương phát
ngơn qua Bài thơ cũ:
“Ta lớn lên bằng kiếm tìm
Kiếm tìm giờ đã cũ”
(Bài thơ cũ)
Sáng tác văn chương là phải ln ln trong trạng thái “kiếm tìm”, “kiếm
tìm” ra những cái mới nhưng khơng bao giờ được vội vã rong chơi khi có trong
tay cái mới ấy. Khi sáng tạo văn chương, Nguyễn Bình Phương ln tìm kiếm
cái mới, đơn giản vì ơng bị ám ảnh mạnh mẽ bởi cái cũ. Ơng ln thao thiết với
đời rằng:
“Ta sinh ra cô đơn
Giờ cô đơn đã cũ
Ta trưởng thành bởi sợ hãi
Sợ hãi cũng cũ rồi”

(Bài thơ cũ)
Như vậy, đối với những người theo đuổi nghệ thuật, đặc biệt là sáng tác
văn chương, sáng tạo là một ý thức thường trực, yêu cầu bức thiết và một trong
những nhân tố quan trọng quyết định tới sự sống còn của tác phẩm cũng như
người “khai sinh” ra nó. Với Nguyễn Bình Phương, vấn đề sáng tạo trong văn


15

chương chính là việc nhà văn phải “là người vượt qua những định nghĩa để tiến
tới một định nghĩa khác” [45].
Ý thức được sự cần thiết của việc đổi mới tiểu thuyết, Nguyễn Bình
Phương đã nỗ lực làm mới trong từng trang viết. Thiết nghĩ, để những tác phẩm
được giới nghiên cứu đánh giá “mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân
vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn
từ” [16], Nguyễn Bình Phương đã phải nỗ lực hết mình trong sáng tạo và lao
động nghệ thuật. Như thế càng khẳng định sự dũng cảm, sự sáng tạo cũng như sự
thành công nhất định của người cầm bút khi thể nghiệm những kĩ thuật mới vào
trong tiểu thuyết.
Nguyễn Bình Phương ln cho rằng “ranh giới giữa các thể loại đã bị xóa
nhịa (…) Nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định
nghĩa khác” [45]. Bởi thế mà độc giả sẽ không khỏi ngạc nhiên khi một vài tiểu
thuyết của anh mang đậm chất thơ, hay đôi trường đoạn lại đan xen chất kịch. Và
theo như Nguyễn Phước Bảo Nhân, sự xâm nhập giữa các thể loại trong tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương được thể hiện rất đậm nét dưới hai cấp độ.
“Thứ nhất, tư duy thơ, tư duy kịch lây lan trong nhiều tiểu thuyết… Thứ hai, mỗi
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều mang dáng dấp của một kiểu loại hình,
thể loại khác” [29].
Với quan niệm: “Nghệ thuật tiểu thuyết, (…) là sự nối kết các điểm chính
với nhau chứ khơng phải sự nhẫn nại đi theo tuần tự, đều đặn của thời gian và sự

kiện” [13], Nguyễn Bình Phương thường sử dụng kiểu cốt truyện phân mảnh
trong những sáng tác của mình. Và với hình thức này, anh đã tạo nên những tầng
hiện thực khác nhau trong tác phẩm khiến người đọc khó nắm bắt cốt truyện,
cũng như khó tìm được mối liên hệ giữa các phần, các đoạn với nhau. Tuy nhiên,
kiểu cốt truyện phân mảnh này, một mặt đã thể hiện được nỗ lực của nhà văn
nhằm cách tân tiểu thuyết, nhằm phá vỡ khung tự sự truyền thống, mặt khác,
giúp nhà văn thể hiện một quan niệm mới mẻ về hiện thực. Và trong một chừng


16

mực nào đó, nó đã góp phần kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, sáng tạo ở
người đọc. Có thể thấy, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã tập trung khám
phá những sự việc bé nhỏ trong đời sống, đào xới tới tận cùng những vùng khuất
lấp, mọi ngõ ngách trong cõi tâm linh vô thức của những con người hết sức tầm
thường với những công việc cũng rất tầm thường. Cần phải khẳng định rằng: đã
đến lúc tiểu thuyết Việt Nam cần gạt đi âm vang của bài ca chiến thắng để đi
khai phá những không gian mới của cuộc sống hiện đại. Văn học đương đại hôm
nay gần với con người hơn, gần với cuộc sống đương đại đang “ngồn ngộn”
những vùng đau, vùng mờ tối trong guồng quay điên đảo của nền kinh tế thị
trường nhiều xáo động hơn. Và câu trả lời “Cuộc sống của chúng ta, của dân tộc
ta đang ở đâu thì tiểu thuyết phải ở đấy” [45] cho câu hỏi phỏng vấn “Tiểu
thuyết Việt Nam đang ở đâu?” cũng chính là lời khẳng định cho quan niệm nghệ
thuật: văn học phải phản ảnh hiện thực đương thời một cách chân thực. Như vậy,
đi từ khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người, tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương đã khai thác cuộc sống và con người một cách toàn diện hơn, đa trị và
lưỡng cực với nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiều. Cách tiếp cận này tỏ
ra khá phù hợp với những đặc trưng riêng của xã hội Việt Nam đương đại.
Bên cạnh sự sáng tạo trong cách viết, Nguyễn Bình Phương cũng quan
niệm: “Văn chương bản thân nó là chân trời tự do thì ta cứ nương theo thế, đừng

bó nó” [45]. Văn chương gắn bó với cuộc sống nhưng khơng vì thế mà ta bó
buộc nó. Người viết có thể thỏa sức khai thác ở “chân trời tự do” ấy và mạnh dạn
bộc lộ thái độ đối với cuộc sống. Bởi nếu bó buộc trong một khung cố định nào
đó thì văn chương sẽ trở nên nhạt nhẽo, cứng đơ về cảm xúc và dập khn về
hình thức, mất đi vẻ đẹp vốn có của văn chương. Vì thế, với Nguyễn Bình
Phương cũng như một số nhà văn đương đại: tiểu thuyết là lãnh địa của những
cuộc chơi, ở đó, nhà văn mặc sức tung phá bút lực, đạp đổ, giải thiêng những gì
gọi là gạo cội trong văn chương truyền thống, những gì được coi là chân lý đã
tồn tại bao đời để đến gần hơn với hiện thực rối ren, thối nát của cuộc sống


17

đương đại. “Tự do” ngay ở hình thức văn bản tiểu thuyết: Trong Những đứa trẻ
chết già, cuối mỗi chương đều có phần Vơ thanh (Vơ thanh I, Vơ thanh II…) hay
Thoạt kỳ thủy có cấu trúc văn bản lạ: A - tiểu sử, B - chuyện, C - phụ chú. Cách
phân chia chương mục khác với truyền thống này khơng chỉ góp phần thể hiện
hình thức mới lạ của sáng tác mà còn thể hiện nhiều dụng ý của nhà văn.
Ln trăn trở “Tiểu thuyết cần có thêm những bước mạo hiểm”, Nguyễn
Bình Phương đã xây dựng cho mình một ý thức phải tìm tịi, thể nghiệm những
“bước mạo hiểm” trong những tác phẩm của mình. Mặc dù ý thức rất rõ: “Trong
nghệ thuật, kẻ mạo hiểm phần lớn trở thành nạn nhân của chính mình” [46],
nhưng trong tiểu thuyết của ông người ta vẫn thấy hàng loạt những kĩ thuật mới
được đưa vào thử nghiệm. Đó là kĩ thuật dịng ý thức, đó là ngơn ngữ “lời câm”,
đó là thủ pháp huyền thoại, đó lã kĩ thuật kết cấu… Phải chăng “những bước
mạo hiểm” đó là bàn đạp giúp định hình lối viết tự tin và phong cách vững vàng
ở Nguyễn Bình Phương?
Với một quan niệm nghệ thuật mới mẻ và độc đáo, Nguyễn Bình Phương
đã thổi một làn gió mới vào nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Và chính quan
niệm mới mẻ đó đã giúp ơng hình thành nên một phong cách riêng “khơng thể

trộn lẫn”. Mỗi tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều thể hiện một bước mới
của sự tìm tịi, thể hiện một cung cách làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Với tất cả những điều đó, Nguyễn Bình Phương xứng đáng có một vị trí trong
văn học Việt Nam đương đại.
1.1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương
Có thể nói, Nguyễn Bình Phương là một người nghệ sĩ tài năng khi thể
nghiệm sức viết của mình ở khá nhiều thể loại.
Nguyễn Bình Phương đến với sự nghiệp văn chương trước hết với tư cách
là một nhà thơ. Ông sáng tác từ khi cịn rất trẻ. Cho đến nay, Nguyễn Bình
Phương đã xuất bản các tập: Khách của trần gian (1986), Lam chướng (1992),
Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001), thơ Nguyễn Bình Phương (2005)


18

và gần đây nhất là Buổi câu hờ hững (2011). Đầu năm 2010, thơ của ông cùng
một số nhà thơ tiêu biểu khác như Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy… được
chọn dịch trong Tuyển tập thơ Việt Nam được xuất bản ở Thụy Điển vào tháng 3
năm 2010. Với tập thơ Buổi câu hờ hững, Nguyễn Bình Phương đã vinh dự được
nhận giải nhất thể loại thơ của Hội nhà văn Hà Nội năm 2012. Thơ ơng phần lớn
là khó đọc, nhưng trong cuộc hành trình tìm kiếm thơ ca, Nguyễn Bình Phương
ln trăn trở, ln tự ý thức về sứ mệnh cầm bút của mình. Chính vì sự tự thức
tỉnh đó đã khiến ơng ln phải vật lộn với những con chữ, những trang giấy. Nhà
văn đã từng phải “vắt từng chữ” để thay đời trăn trở, bởi đối mặt với trang giấy
trắng như đối mặt với chính bản ngã:
“Đâu là giấy trắng đâu là ta”
(Thế giới mười hai dịng)
Hay
“Đứng dậy, sũng ướt, đi rồi tự hỏi
Viết là tìm thấy hay đánh mất”

(Chân dung khi trống trải)
Cũng như tiểu thuyết, nhà văn ln cố gắng tìm tịi những cách diễn đạt
mới cho thơ. Bởi vậy, tìm hiểu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, tiểu thuyết
của một nhà văn mang trong mình “căn nguyên thơ” thiết nghĩ, phải đọc thơ,
nghiệm thơ của ơng thì mới có cái nhìn trọn vẹn và sâu sắc.
Bên cạnh thơ, ơng cịn viết một số tiểu luận, truyện ngắn, bút ký tiêu biểu
như truyện ngắn Đi (Văn nghệ trẻ, số ra ngày 10/01/1999), bút ký Lững thững
với ngàn năm (2009). Tuy nhiên, với những sáng tác ở những lĩnh vực này,
Nguyễn Bình Phương tỏ ra khá im hơi lặng tiếng. Những tác phẩm của ông chưa
có sự mới mẻ, bứt phá cả về nội dung lẫn hình thức so với những nhà văn khác.
Được cơng chúng biết đến đầu tiên với tư cách là nhà thơ, đột ngột rẽ
hướng sang truyện ngắn, bút kí; song thành cơng lại đến với Nguyễn Bình
Phương khi ơng thể nghiệm mình ở địa hạt tiểu thuyết. Phải đến tiểu thuyết, tài


19

năng, bản lĩnh, phong cách của Nguyễn Bình Phương mới bộc lộ rõ nét. Sau
cuốn tiểu thuyết đầu tay: Bả giời (Nxb Quân đội nhân dân, 1991), Nguyễn Bình
Phương tập trung hướng ngịi bút của mình vào thể loại tiểu thuyết. Và cũng
chính tiểu thuyết đã làm cho bút danh nhà văn trở nên quen thuộc trong đời sống
văn học. Nguyễn Bình Phương được bạn đọc biết đến nhiều hơn với sự xuất hiện
liên tiếp những cuốn tiểu thuyết có cách viết mới cả về hình thức lẫn nội dung:
Bả giời (Nxb Quân đội nhân dân, 1991), Vào cõi (Nxb Thanh niên, 1991),
Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học, 1994), Người đi vắng (Nxb Văn học,
1999), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội nhà văn,
2004), Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006), và gần đây nhất là Lên xe xuống xe (Nxb
Diễn đàn thế kỉ, 2011). Như vậy, trong hai mươi năm, không kể các thể loại
khác, Nguyễn Bình Phương đã có tới tám cuốn tiểu thuyết được xuất bản. Với
lối viết lạ, mang sắc diện riêng, đây thực sự là một nỗ lực sáng tạo đáng khâm

phục và trân trọng của cây bút Nguyễn Bình Phương.
Cũng như thơ, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương phần lớn là không
thuộc loại dễ đọc đối với mọi đối tượng độc giả. Bởi trong tiểu thuyết của ông có
sự hội tụ của nhiều tư duy tiểu thuyết đương đại thế giới, trong đó đáng kể nhất
là tiểu thuyết Mới, tiểu thuyết ngắn và tiểu thuyết hậu hiện đại.
Xuất phát từ một ý thức cách tân tiểu thuyết mạnh mẽ và triệt để, Nguyễn
Bình Phương đã tự tạo cho mình một động lực cầm bút chân chính bằng cách lạc
quan tin tưởng vào một nền tiểu thuyết giàu tiềm năng: “Tiểu thuyết Việt Nam
và tiểu thuyết các nước khác, về bản chất lẽ ra chẳng cần tới một phép so sánh
nào cả. Tiểu thuyết của chúng ta đã quá đủ chững chạc, quá đủ từ tốn, quá đủ tự
tin với con đường mà nó đang đi” [27]. Với tâm thế tự tin, lạc quan ấy, những
tác phẩm của ông ngày càng mới hơn, lạ hơn và gần hơn với tiến trình văn học
thế giới. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương vì thế có
nhiều điều mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn độc giả hơn.


20

Với gia tài hiện có, Nguyễn Bình Phương ngày càng khẳng định được vị
trí trong lịng độc giả và cơng chúng yêu văn học. Từ Bả giời đến Ngồi thể hiện
một sự bứt phá rõ rệt, một nỗ lực rất lớn nhằm hướng đến hình thành một phong
cách mới, phong cách mang thương hiệu Nguyễn Bình Phương khơng hề bị lẫn
với bất cứ nhà văn nào trước và cùng thời. Sự trưởng thành trong ngòi bút được
biểu hiện qua từng tác phẩm. Nếu ở Bả giời và Vào cõi ta bắt gặp một anh nhà
thơ chập chững bước vào địa hạt tiểu thuyết Việt Nam thì đến Những đứa trẻ
chết già ta đã thấy ngòi bút ấy bỗng chững chạc lạ kỳ. Đến Người đi vắng, Trí
nhớ suy tàn thì tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thực sự đã bước sang một
tầm cao mới. Thoạt kỳ thủy ra đời, Nguyễn Bình Phương lập tức trở thành một
trong những cái tên đáng chú ý trong làng tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Và từ
Bả giời đến Ngồi thực sự là một bước tiến dài trong nghiệp cầm bút khi ông ngày

càng khẳng định được vị trí cũng như vai trị của mình trong cơng cuộc cách tân
nền tiểu thuyết nước nhà.
Được xuất bản 2004, Thoạt kỳ thủy ngay lập tức đã gây được tiếng vang
lớn trong làng văn học Việt Nam đang khá im hơi lặng tiếng không chỉ bằng nội
dung mà cịn bởi tác giả đã tìm cho nó một hình thức nghệ thuật “vừa vặn”.
Thành cơng về mặt nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy là sự phân mảnh
hiện thực, là cuộc truy tìm cái “thoạt kỳ thủy” trong miền vô thức, là cách sáng
tạo cốt truyện, xây dựng không - thời gian, xây dựng nhân vật… cho đến việc sử
dụng ngôn ngữ. Tất cả đã làm nên một Thoạt kỳ thủy mới lạ, hấp dẫn và là “một
thứ “thoạt kỳ thủy” trong văn chương mang dấu ấn sang tạo” [24]. So với những
tác phẩm trước của Nguyễn Bình Phương, “Thoạt kỳ thủy xứng đáng được coi là
đỉnh cao nhất, là sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương” [ 8].
Dù biết rằng “trong nghệ thuật kẻ mạo hiểm phần lớn trở thành nạn nhân
của chính mình” [46], song Nguyễn Bình Phương luôn sáng tác với “những bước


21

mạo hiểm”. Chấp nhận đi con đường sáng tạo nhiều chơng gai thử thách, nhà
văn đã tự khẳng định mình bằng những thành cơng nghệ thuật đầy hứa hẹn.
Có thể khẳng định hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bình
Phương nói chung, hành trình sáng tạo, cách tân tiểu thuyết từ nội dung đến hình
thức của ơng nói riêng là một quy luật vận động dễ hiểu của lịch sử văn học.
Hành trình sáng tạo này nói lên được nhiều điều. Trước hết, đó là nhu cầu đổi
mới để khẳng định mình được đặt ra như một địi hỏi của các tiểu thuyết gia thời
hiện đại, đổi mới để khơng lặp lại chính mình, đổi mới để hình thành một phong
cách sáng tác riêng, độc đáo và hơn hết đổi mới để “tồn tại”. Tiếp theo, sự thay
đổi trong quan niệm nghệ thuật về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là lãnh địa của
những cuộc chơi”, sự đổi mới của văn chương hiện đại thế giới đã ảnh hưởng

đến hệ ý thức, tư tưởng, tư duy tiểu thuyết của các nhà văn khiến họ buộc phải
cách tân, thay đổi lối nhìn nhận và viết tiểu thuyết trong thời đại mới.
Với hành trình sáng tạo nghệ thuật được bắt đầu bằng thơ, sau đó chuyển
sang viết tiểu luận, truyện ngắn, bút kí và hiện tại dừng lại với địa hạt tiểu
thuyết, Nguyễn Bình Phương đã thực sự tạo được dấu ấn riêng trong phong cách
sáng tác của mình. Hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy chơng gai ấy tuy có
những lúc gặp khó khăn, trắc trở nhưng đã thể hiện thành cơng lớn của Nguyễn
Bình Phương. Bên cạnh những bài thơ khiến người đọc phải trăn trở, phải hoang
hoải cho thỏa sự tò mò, là những trang tiểu thuyết chất chứa đầy tâm tư, tình
cảm, hiện thực chân xác đến tuyệt vời. Thành cơng của Nguyễn Bình Phương đã
thực sự đóng góp một tiếng nói riêng trong q trình đổi mới tiểu thuyết đương
đại Việt Nam.
1.2. Những thể nghiệm mới về kĩ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
1.2.1. Độc đáo với cấu trúc song hành
Nếu như những cây bút trước 1975 thường sáng tác theo mạch truyện
tuyến tính, thì Nguyễn Bình Phương chọn cho mình một lối viết hiện đại, khác
xa lối viết truyền thống. Truyện của ông thường đi theo cấu trúc song hành xoắn


22

vặn, các mạch truyện đan xen, móc nối chằng chịt với nhau. Cũng từ cấu trúc
song hành xoắn vặn, nó lại dung chứa “ngồn ngộn” những hỗn tạp, dữ dội của
cuộc đời; lối kể nhảy cóc; lời thoại rời rạc; nhiều tuyến truyện, nhiều nhân vật bị
bỏ quên. Và bằng nhiều mạch truyện đã góp phần thể hiện thực tại phân mảnh,
đã tạo ra nhiều điểm nhìn soi chiếu để tạo ra cách nhìn đa chiều về cuộc sống.
Trong Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương xây dựng nên hai mạch
truyện. Mạch truyện thứ nhất kể về cuộc hành trình trở về làng từ chuyến xe trâu
của bốn nhân vật khơng có liên quan gì tới nhau. Mạch truyện thứ hai là câu
chuyện về làng Phan và cuộc hành trình đi tìm kho báu bí ẩn. Điều đặc biệt là

những con người hiện lên trong cả hai mạch truyện đều khơng có một sợi dây
liên kết nào với nhau. Họ được hiện lên qua những lời thoại rời rạc, đứt nối,
khơng hề ăn nhập. “Thoạt nhìn, ta có cảm tưởng hai mạch truyện khơng có liên
hệ với nhau. Nhưng đến cuối tác phẩm hai mạch truyện đã quy về một mối. Tất
cả các nhân vật đã gặp nhau trên một quả đồi: “Gió mạnh dần sau đó thốc tháo,
cây cối ngã rạp xuống. Bầu trời nghiêng bên nọ ngả bên kia. Nước sơng Linh
Nham bốc khói ngùn ngụt sóng vỗ vào chân cầu ồm oạp” [39, tr.288]. Thì ra
trong suốt cuộc đời họ đã thực hiện những cuộc hành trình cuối cùng chỉ để kết
liễu, thanh tốn và trả nợ nhau. Gần hai mươi con người gặp nhau trong một màn
bi kịch do chính họ tạo nên. Cái cuối cùng còn lại chỉ là thù hận, tiếc nuối, tan
nát, rệu rã, đắng cay, suy sụp, bàng hoàng, tủi nhục và câm lặng. Đó cũng chính
là cách mà Nguyễn Bình Phương đã tạo ra để người đọc có một sân chơi rộng rãi
trong việc tiếp nhận tác phẩm. Người đọc có thể “nhảy cóc” để tìm thấy cốt
truyện của từng mạch hoặc đọc từ đầu đến cuối đan xen các mạch để tìm thấy
cảm giác về hiện thực đổ nát” [16]. Cấu trúc đặc biệt này còn xuất hiện trong
Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy và Ngồi.
Cách biểu đạt theo tinh thần phân mảnh này là một cố gắng của kĩ thuật tự
sự nhằm thể hiện cho được hiện thực đời sống đầy lo âu ngày hơm nay. “Nguyễn
Bình Phương là một trong số không nhiều nhà văn Việt Nam đương đại có một ý


23

thức trong việc sáng tạo cấu trúc tiểu thuyết” [49] và “rõ ràng cấu trúc xoắn kép
là một trong những thể nghiệm của Nguyễn Bình Phương và điều chắc chắn
chúng ta có thể khẳng định: đây là một thể nghiệm đáng được ghi nhận của
Nguyễn Bình Phương trong cuộc hành trình làm mới mình, làm mới văn
chương” [16]. Và với những tiểu thuyết có “cấu trúc đạt đến ý nghĩa đích thực
nhất của nó - một sự phối trí đa tầng và chống lại tính tuyến tính bản thể của tự
sự” [49], Nguyễn Bình Phương đã xây dựng được một phong cách riêng cho bản

thân trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
1.2.2. Đa dạng với kết cấu tiểu thuyết
Nhằm gây sự chú ý cho người đọc, thay đổi sự tập trung hoặc phi tập
trung của việc đọc văn bản một cách thật biến hóa, các nhà văn đương đại đã đề
cao tính chất “trị chơi” của tiểu thuyết bằng nhiều hình thức lạ hóa. Tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương thường có kiểu “chơi kết cấu” khá đa dạng và độc đáo. Ở
mỗi tác phẩm, Nguyễn Bình Phương đều cố gắng tạo nên những kết cấu khác
nhau. Có sáng tác nhà văn chủ định xây dựng theo kiểu kết cấu đồng hiện, đan
cài, hòa quyện giữa quá khứ, hiện tại và cả tương lai; cũng có truyện nhà văn lại
tạo ra sự xuất hiện đồng thời của hai hay nhiều tuyến truyện rời rạc, khơng liên
quan đến nhau; có truyện lại được xây dựng theo kĩ thuật dòng ý thức của nhân
vật. Và chính kiểu “chơi kết cấu” này nó đã tạo ra sự xâm nhập của các thể loại
vào kết cấu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khiến nó mới mẻ, năng động
và hấp dẫn người đọc hơn. Bằng nỗ lực thể nghiệm kiểu tiểu thuyết được lồng
trong tiểu thuyết (Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy), tiểu
thuyết đậm chất thơ (Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng), tiểu thuyết pha chất kịch
(Thoạt kỳ thủy), tiểu thuyết đậm đặc âm nhạc (Ngồi), và tiểu thuyết chìm trong
khơng gian huyền sử (Người đi vắng), Nguyễn Bình Phương đã tìm được con
đường gần nhất để kéo độc giả lại với tiểu thuyết nói chung và những tiểu thuyết
của mình nói riêng.
1.2.3. Hấp dẫn với cốt truyện đa chiều, phân mảnh


24

Xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng là một
trong những thể nghiệm mới mẻ của ông về mặt kĩ thuật tiểu thuyết. Truyện của
Nguyễn Bình Phương giờ đây có xu hướng mờ nhạt về tính “chuyện”, sự phân rã
cốt truyện rất rõ nét, cốt truyện trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết và ta tạm gọi đó
là cốt truyện đa chiều, phân mảnh. Đây khơng chỉ là sự nỗ lực cách tân của riêng

cá nhân nhà văn mà nó nằm trong xu hướng chung của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại. Trong những sáng tác của họ, ta thấy cốt truyện ngày càng có xu
hướng bị nới lỏng tối đa và thay vào đó, vai trị của cốt truyện ngày càng hạn
chế. Soi vào những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ta thấy cốt truyện đã bị
tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối
liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên
sự đứt gẫy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Trong Vào cõi, tác giả
sắp xếp nhiều cốt truyện bên cạnh nhau nhưng dường như khơng xác định được
đâu là tuyến truyện chính. Tuyến truyện của Vang và Vọng, tuyến truyện của
Tuấn và hắn, hai tuyến truyện cứ thế đi theo mạch riêng của mình trong mối
quan hệ vô cùng lỏng lẻo. Hay trong Người đi vắng, cốt truyện phân mảnh được
thể hiện rõ nhất ở việc tác giả đã pha trộn hai tuyến truyện không tương đồng
nhau về mặt không gian và thời gian. Câu chuyện về cơng chúa Diên Bình ở thế
kỉ XII, Lâm Chân Nhu ở thế kỉ XV, Đội Cấn ở thế kỉ XX lại chạy song song với
cuộc sống của gia đình Thắng. Rõ ràng, sự vênh lệch, lỏng lẻo giữa các tuyến
truyện trong các tiểu thuyết trên nó khiến những câu chuyện được dung chứa ở
trong đó trở nên phức tạp, rối tung và đứt gãy nhưng nó cũng chính là những
mảnh vỡ vụn nát phản ánh một cách chân thực hiện thực cuộc sống xung quanh
chúng ta hiện nay.
1.2.4 Đậm đặc yếu tố kì ảo
Một yếu tố nữa khiến những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khác lạ
so với sáng tác của lớp nhà văn trước, đó là trong văn của ơng đậm đặc yếu tố kì
ảo. Có thể nói, yếu tố kì ảo đã trở thành một công cụ đắc dụng trong việc chuyển


25

tải ý tưởng, một yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Sử
dụng yếu tố kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu giúp nhà văn
thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người. Trong những tác phẩm của ông,

ta thấy ảo thực lẫn lộn, ảo xen thực, thực lồng trong ảo, ảo thực nhiều lúc hịa
quyện, chồng khít, khơng dễ gì phân tách rõ ràng. Trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương chất hoang đường, huyền ảo hiện ra ngay trong chính hiện thực
trần trụi, khốc liệt, đau thương; một bầu khơng khí huyền ảo của những câu
chuyện cổ tích, những truyền thuyết xa xưa hiện hữu ngay trong cuộc sống xô
bồ, hỗn tạp của hôm nay. “Đây là một quan niệm của nhà văn về hiện thực chứ
không phải là kĩ thuật nhằm câu khách. Rõ ràng các chi tiết kì ảo được sử dụng
đều nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả. Sự quái đản, kì lạ, ma mị chính là
một phần của cuộc sống con người và nó tồn tại bền bỉ, ăn sâu vào máu thịt vào
tiềm thức khơng gì gỡ bỏ được” [16].
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cịn được thể hiện khá
rõ nét ở không - thời gian. Ở đó, tính chất hiện thực - huyền ảo được biểu hiện ở
sự tràn ngập yếu tố kì lạ, huyền ảo, ma mị, thần bí. Ranh giới giữa cái thực và
cái ảo dường như khơng cịn tồn tại. Và tương tự như việc đưa yếu tố kì ảo vào
trong tác phẩm, việc “huyền ảo hóa” khơng - thời gian trong các sáng tác khơng
chỉ dừng lại mục đích lạ hóa hay câu khách, điều mà Nguyễn Bình Phương
hướng tới đó thể hiện được một cảm quan mới mẻ về nhân sinh và thế giới. Tức
là làm hiện diện cho được trên bề mặt văn bản những phần khuất lấp, mờ tối, bí
ẩn trong tâm hồn của các nhân vật.
Ngồi các yếu tố kì ảo được lồng ghép trong khơng gian và thời gian như
đã nói ở trên, cái kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cịn được thể hiện
qua các tình tiết kì ảo, ngơn ngữ kì ảo. Đây cũng là một thể nghiệm rất mới, rất
độc đáo của cây bút Nguyễn Bình Phương. Hầu như trong tất cả các tiểu thuyết,
Nguyễn Bình Phương đều chủ định đưa vào những tình tiết kì ảo. Trong Bả giời
là hình ảnh con gà Đĩ đực bỗng hóa thành tinh kêu khóc nỉ non trên núi; trong


×