Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ biểu tượng trong ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.11 KB, 124 trang )

LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố, trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả

Trần Thị Thúy Hà


MỤC LỤC
MỞ ðẦU………………………….…………………………………….........1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………….……..………2
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….2
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ñề tài……………………...………...2
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………….…………….3
5. Bố cục của ñề tài………………………………………………….….....3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu…………………………….…………….4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ðỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN
ðẾN ðỀ TÀI…………………………………........................9
1.1.KHÁI QUÁT VỀ CA DAO VÀ NGÔN NGỮ CA DAO………….....…..9
1.1.1. Khái quát về ca dao……………..……………..………………...…...9
1.1.2. ðặc trưng ngôn ngữ ca dao ...............................................................15
1.2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO……...…......……21
1.2.1. Quan niệm về biểu tượng……..………………………………....….21
1.2.2. Nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao……..………..………....….23
1.2.3. Các loại biểu tượng trong ca dao…...………………………….…....27
1.3. KHÁI QUÁT VỀ NGƠN NGỮ BIỂU TƯỢNG TRONG
CA DAO…………………………………………………………….….29
1.3.1. Ngơn ngữ biểu tượng………..……………….…………...….…..…29
1.3.2. Ngôn ngữ biểu tượng trong ca dao……….…………...……………31
1.4. TIỂU KẾT……………………………………………….….…..………34


CHƯƠNG 2. ðẶC ðIỂM CẤU TẠO NGÔN NGỮ BIỂU TƯỢNG
TRONG CA DAO……………………..…………….………35
2.1. TỪ NGỮ BIỂU TƯỢNG NHÓM CÁC VẬT THỂ NHIÊN TẠO……..35
2.1.1. Từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các hình ảnh, hiện tượng tự nhiên...35
2.1.2. Từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm thế giới thực vật….…….…………45


2.1.3. Từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm thế giới động vật……………..…56
2.2. TỪ NGỮ BIỂU TƯỢNG NHÓM CÁC VẬT THỂ NHÂN TẠO….…..64
2.2.1. Từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các đồ dùng sinh hoạt….….........64
2.2.2. Từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các cơng cụ sản xuất…...........….72
2.2.3. Từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các cơng trình kiến thiết…...…...77
2.3 .TIỂU KẾT……………………………..………………………………..83
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU ðẠT CỦA TỪ NGỮ BIỂU TƯỢNG
TRONG CA DAO……………..…………………………….84
3.1. BIỂU ðẠT TÌNH U ðƠI LỨA……………...……………………...84
3.1.1. Ca dao tỏ tình………………...…………………………………..84
3.1.2. Ca dao tương tư …………...…………………………….………89
3.1.3. Ca dao thề nguyền…………..…………………..……….……….93
3.1.4. Ca dao hận tình………………...…………………………………96
3.2. BIỂU ðẠT TÌNH CẢM GIA ðÌNH…………...……………………….99
3.2.1. Tình cảm vợ chồng………..……………..…………………..……99
3.2.2. Tình cảm giữa cha mẹ con cái…………………………...………102
3.3. BIỂU ðẠT THÂN PHẬN CON NGƯỜI………………..……………106
3.3.1. Thân phận người phụ nữ………….………………….………….106
3.3.2. Thân phận người nông dân……………..………......……………110
3.4. TIỂU KẾT………………………..……………………………...…….115
KẾT LUẬN……………………………………………………………..…116
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………...………...……118
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1

Thống kê từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các hình ảnh,

35

hiện tượng tự nhiên
2.2

Thống kê từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm thế giới thực vật

45

2.3

Thống kê từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm thế giới động vật

56

2.4


Thống kê từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các đồ dùng sinh

64

hoạt
2.5

Thống kê từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các cơng cụ sản

72

xuất
2.6

Thống kê từ ngữ biểu tượng thuộc nhóm các cơng trình
kiến thiết

77


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam ñã sáng tạo nên
nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, ñáng tự hào. Nền văn học Việt Nam
là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy.
Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngơn từ với hai bộ phận lớn có liên
quan mật thiết với nhau đó là văn học dân gian và văn học viết.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm số lượng khá

phong phú, giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Do ñặc điểm hình thức ngắn
gọn, có vần dễ nhớ và nội dung phong phú, ña dạng, ñậm ñà bản sắc dân tộc,
phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nên ca dao ln được nhân dân vận dụng
và truyền miệng qua nhiều thế hệ. Sức hấp dẫn của văn học dân gian nói
chung và ca dao nói riêng là điều khơng ai có thể phủ nhận vì nó là tấm
gương soi cho tâm hồn và ñời sống dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt.
Ca dao dễ đi vào lịng người không chỉ bởi sử dụng nhiều thể thơ mang ñậm
bản sắc văn hóa Việt mà sức hấp dẫn của nó cịn thể hiện qua thế giới biểu
tượng đa dạng phong phú và giàu ý nghĩa. Việc nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến ca dao vẫn ln là đối tượng thu hút đơng đảo người hướng đến.
Ngơn ngữ có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Mỗi dân
tộc có một tiếng nói và chữ viết riêng, cùng với tiếng nói và chữ viết thì
những hình ảnh, sự vật cụ thể cũng là những phương tiện ñể diễn tả, ñể truyền
ñạt một ý tưởng, một quan niệm nào đó. Ngơn ngữ biểu thị những hình ảnh sự
vật có giá trị văn hóa được gọi là khả năng biểu trưng của ngôn ngữ. Bản chất
của biểu tượng là khó xác định, để hiểu hết biểu tượng cịn phải tuỳ thuộc vào
sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân cũng như trình độ nhận
thức của từng người. Và để tìm ra ý nghĩa của biểu tượng cũng phải tính đến


2

thói quen, phong tục, tập quán của các nền văn hố trong từng cộng đồng dân
tộc khác nhau. Một biểu tượng thường có nhiều nghĩa và ngược lại một ý
nghĩa lại có nhiều biểu tượng cùng biểu thị. Chính vì vậy, nghiên cứu biểu
tượng và ý nghĩa của nó vẫn ln là đối tượng được nhiều ngành và nhiều
người quan tâm. Chúng tơi đến với đề tài đặc điểm ngơn ngữ biểu tượng trong
ca dao cũng vì muốn đi sâu tìm hiểu thế giới biểu tượng phong phú, đa dạng
và giàu ý nghĩa đó.
ðã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề ngơn ngữ

biểu tượng trong ca dao. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu và
thống kê toàn bộ những biểu tượng trong một cuốn sách sưu tầm cụ thể.
Chúng tơi đã chọn vấn đề “ðặc điểm ngơn ngữ biểu tượng trong ca dao”
chính là mong muốn đóng góp thêm trong việc xây dựng hệ thống đặc điểm
ngơn ngữ của biểu tượng trong ca dao và cũng nhằm mục đích hiểu biết rõ
hơn giá trị ngơn ngữ của biểu tượng để vận dụng những kiến thức sẽ nghiên
cứu vào việc giảng dạy các bài ca dao trong sách giáo khoa chương trình
trung học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng ñược hệ thống ñặc ñiểm ngơn ngữ biểu tượng trong ca dao
dưới góc nhìn ngơn ngữ học trên hai bình diện từ vựng và ngữ nghĩa.
- Nâng cao nhận thức về sự ảnh hưởng, giá trị, ý nghĩa của văn học dân
gian nhất là ca dao đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
- Vận dụng những kiến thức sẽ nghiên cứu vào việc giảng dạy các bài ca
dao trong sách giáo khoa chương trình trung học.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. ðối tượng nghiên cứu:
ðặc điểm ngơn ngữ biểu tượng trong ca dao


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
ðề tài giới hạn nghiên cứu ñặc ñiểm ngôn ngữ biểu tượng trong cuốn
“Kho tàng ca dao người Việt” do Nguyễn Xuân Kính, ðặng Nhật Phan biên
soạn, xuất bản năm 2001. Cuốn sách có 2 tập, tư liệu sưu tầm được trích từ 40
cuốn sách khác nhau và gồm có tất cả là 12.487 lời ca dao.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện ñề tài này của mình, chúng tơi vận dụng những phương pháp
chính sau đây:

4.1 Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Phương pháp này giúp chúng tôi thu thập, tổ chức và sắp xếp tư liệu
một cách khoa học. ðồng thời với số lượng hơn mười hai nghìn lời ca dao,
phương pháp này sẽ giúp cho người nghiên cứu tổng hợp ñược những số liệu
minh chứng cho các nhận ñịnh trong luận văn.
4.2 Phương pháp phân tích, chứng minh
Chúng tơi đi vào phân tích cụ thể các lời ca dao ñể làm rõ ñặc ñiểm cấu
tạo của lớp từ ngữ biểu tượng trong ca dao. ðây là phương pháp cơ bản nhất
làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá về ðặc điểm ngơn ngữ biểu tượng
trong ca dao.
4.3 Phương pháp so sánh
ðây là phương pháp giúp chúng tôi nhận ra sự kế thừa và đổi mới những
quan niệm có liên quan đến đề tài.
4.4 Phương pháp tổng hợp, khái quát
Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu tổng hợp kết quả
nghiên cứu ñể ñi ñến kết luận.
5. Bố cục của ñề tài
ðề tài của chúng tơi ngồi phần mở đầu và kết luận, thì phần nội dung
chính gồm ba chương:


4

Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến ñề tài
Chương 2: ðặc ñiểm cấu tạo ngôn ngữ biểu tượng trong ca dao
Chương 3: Giá trị biểu ñạt của từ ngữ biểu tượng trong ca dao
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu văn học dân gian nói chung và ca dao Việt Nam nói riêng từ
trước đến nay vẫn ñược nhiều người quan tâm. Xin ñược giới thiệu một số
cơng trình nghiên cứu có đi sâu vào vấn ñề ñặc ñiểm ngôn ngữ biểu tượng

trong ca dao ñã ñược xuất bản và ñược in trên các tạp chí ngôn ngữ.
Ngay từ năm 1968 trong bài viết " Những yếu tố trùng lặp trong cao dao
trữ tình" tác giả ðặng Văn Lung đã đề cập đến những hình ảnh trùng lặp "con
cò", "cây tre", "trăng", "nước" và tác giả khẳng ñịnh "Riêng trong văn học dân
gian, những yếu tố trùng lặp chiếm một tỷ lệ lớn và có một vai trị quan trọng.
Nó gắn liền với đặc điểm tư tưởng và nghệ thuật của sáng tác dân gian, nó
trực tiếp liên hệ với tài năng văn nghệ của nhân dân với kinh nghiệm sống và
thế giới quan của nhân dân”. [31]
Năm 1978 Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam,
đã nhắc đến con cị, con bống - một đặc điểm của tư duy hình tượng của nông
dân Việt Nam như một biểu tượng gần gũi và giàu tính biểu nghĩa. Trong
cơng trình này tác giả ñã bàn ñến những từ ngữ chỉ con vật và biểu tượng của
nó. Tác giả nhấn mạnh "Một đặc ñiểm trong tư duy hình tượng của nhân dân
Việt Nam về cuộc đời: đời người với đời con cị và con bống"; " Người lao
ñộng ñã lấy những con vật nhỏ bé ñể tượng trưng cho cuộc sống lam lũ của
mình", hay "Người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò và con bống
vào trong ca dao, dân ca là ñưa một nhận thức ñặc biệt về một khía cạnh của
cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên ñây là tượng
trưng vài nét ñời sống của mình" [38, tr. 63-70]


5

Tiếp ñến 1981 khi nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, Chu Xn
Diện đã đưa ra các mơtíp quen thuộc trong ca dao có tính thẩm mỹ và tính
biểu cảm cao. [7]
Năm 1988, tác giả Bùi Cơng Hùng đã chính thức đặt vấn đề "Biểu tượng
thơ ca" trong đó đã trình bày khái niệm và phân tích một số biểu tượng trong
ca dao: trăng, con đị, mặt trời, đơi mắt, con chim, lá trầu, sông núi, cỏ, thuyền,
và tác giả nhận ñịnh "Biểu tượng nguyên sơ hiện lên trong ca dao, tục ngữ

khá rõ ràng" [17, tr. 60-74]
Cùng năm 1988, Hà Cơng Tài đã chú ý đến "Biểu tượng trăng trong thơ
ca dân gian". Tác giả đã có những phát hiện mới về đặc điểm, vai trị của biểu
tượng trong thơ ca dân gian. Biểu tượng trong thơ ca dân gian thì cực kỳ
phong phú. Chỉ riêng biểu tượng thiên nhiên như trăng sao, núi đồi, cây cỏ,
sơng nước … đã có thể xem là bách khoa về những sự vật hiện tượng trong
thế giới nhiên tạo. Nhưng hơn hết chúng ta có thể từ đó mà tìm hiểu về mỹ
học dân tộc, về ñặc ñiểm tư duy thơ ca dân tộc, đồng thời góp thêm một
hướng tiếp cận thơ. [43]
Tác giả Mai Ngọc Chừ nghiên cứu về những ñặc ñiểm riêng biệt ñộc
ñáo của ngôn ngữ ca dao Việt Nam từ việc phân tích "những đặc điểm thơ"
được tạo nên bởi các biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp, lối hiệp vần ñến việc
xem xét sự kết hợp nhuần nhuyễn tính chất bác học và tính chất khẩu ngữ của
ngôn ngữ ca dao Việt Nam. Bài nghiên cứu ñã ñược ñăng trên tạp chí văn học
số 2/ 1991. [4]
Trong hai năm 1991 - 1992, trên tạp chí Văn hố dân gian, tác giả
Trương Thị Nhàn có 2 bài viết Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật
thể nhân tạo trong ca dao và Tìm hiểu ngơn ngữ nghệ thuật ca dao qua một
tín hiệu thẩm mĩ, tác giả đã tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của các vật thể như:
khăn, áo, giường, chiếu ......và tín hiệu thẩm mĩ của “sơng”. Từ đó tác giả đi


6

đến kết luận khả năng biểu trưng hố nghệ thuật của các vật thể trong ca dao
góp phần tạo nên một nét đặc trưng rất cơ bản trong ngơn ngữ nghệ thuật ca
dao, đó là tính khái qt cao, tính hàm súc và ý tại ngơn ngoại
Những cơng trình nghiên cứu tiếp theo của tác giả Trương Thị Nhàn,
năm 1995, trong luận án tiến sĩ "Sự biểu đạt bằng ngơn ngữ các tín hiệu thẩm
mỹ khơng gian trong ca dao ". Trương Thị Nhàn tiếp tục nghiên cứu một loạt

các từ ngữ biểu tượng không gian như: núi, rừng, sông, ruộng, bến, đình,
chùa....góp phần đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu ca dao biểu hiện ñời sống
tinh thần con người Việt Nam. Hầu hết kết quả nghiên cứu của tác giả đã có
những đóng góp tiêu biểu trong việc thống kê và tìm hiểu giá trị biểu trưng và
vai trị của hệ thống tín hiệu thẩm mỹ vật thể nhân tạo, hệ thống tín hiệu thẩm
mĩ khơng gian trong ca dao. [34]
Trong cơng trình nghiên cứu "Thi pháp ca dao" của Nguyễn Xuân Kính
năm 1992, tác giả dành trọn một chương để viết về một số biểu tượng, hình
ảnh tiêu biểu trong ca dao: cây trúc, cây mai, con bống, con cị, hoa nhài trong
sự đối sánh với văn học viết, và nêu những biểu hiện ý nghĩa khác nhau của
các biểu tượng này. "Tác giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây
mai. Họ nhắc ñến "mai", "trúc" để thể hiện con ngời". Ngồi ra tác giả còn
phân biệt sự khác nhau giữa dân gian và bác học trong ý nghĩa của một số
biểu tượng ñộng vật. Từ đó, tác giả gợi lên một vấn đề cần ñược quan tâm khi
xác ñịnh nghĩa biểu tượng [21, tr. 309-350]
Năm 1997, bài viết "Cơng thức truyền thống và đặc trưng của cấu trúc
ca dao, dân ca trữ tình" Bùi Mạnh Nhị tiếp tục khẳng định nền móng vững
chắc của việc nghiên cứu biểu tượng ca dao. [35]
Luận án tiến sĩ "Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống" của
tác giả Nguyễn Thị Ngọc ðiệp 2002 ñã khảo sát - thống kê khá hoàn chỉnh về


7

chi tiết các hệ thống biểu tượng trong ca dao; gồm ba hệ thống lớn trong đó
gồm nhiều tiểu hệ thống dựa trên tiêu chí đối tượng. [10]
Tác giả Lê ðức Luận trong luận án tiến sĩ ngơn ngữ đã ñi sâu nghiên
cứu “Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt”. Cơng trình nghiên cứu này đã
đóng góp thêm một số cách thức tiếp cận văn bản ca dao nói riêng và văn học
nói chung từ điểm nhìn ngơn ngữ ở phương diện cấu trúc ngơn ngữ. Tác giả

đã chỉ ra cấu trúc vần, nhịp là sức sống của lục bát trong ca dao. ðây cũng
chính là đặc trưng của ngôn ngữ ca dao, một trong những yếu tố làm nên giá
trị của ca dao dân tộc [27].
Trong chuyên luận bắt nguồn từ ñề tài nghiên cứu cấp bộ “ðiểm nhìn
nghiên cứu văn học” TS Lê ðức Luận đã đưa quan niệm nghiên cứu từ quan
ñiểm ñến phương pháp, cách thức và phương diện nghiên cứu văn học. Trong
chuyên luận này, tác giả cũng đã đưa ra cách giải thích khá rõ về hình ảnh,
hình tượng và biểu tượng. Tác giả cũng ñã ñưa ra quan ñiểm nghiên cứu văn
học từ điểm nhìn ngơn ngữ học. Cơng trình đã giúp ích rất nhiều cho các học
viên và các nhà nghiên cứu trên phương diện lí luận văn học và phương pháp
luận nghiên cứu văn học[28].
Ngồi ra, tác giả cịn đóng góp rất nhiều những bài nghiên cứu về các
vấn đề có liên quan đến ngơn ngữ và biểu tượng trong ca dao, đã được đăng
trên nhiều tạp chí như “ Mùa xuân và hoa trong ca dao” ñăng trên tạp chí
Ngơn ngữ và ðời sống, số 4, 2006; “ Cơ chế ngơn ngữ của biểu tượng” in
trong tạp chí Ngơn ngữ, số tháng 5/2011; “ Biểu tượng hoa trong văn học dân
gian” in trong tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 328, tháng 10/2011…
Tác giả Vũ Thị Thu Hương truyển chọn và biên soạn cuốn “ Ca dao
Việt Nam những lời bình” [18] và nhóm tác giả Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc
Hùng, Nguyễn Thị Ngọc ðiệp với cuốn sách “ Văn học Việt Nam, văn học
dân gian những cơng trình nghiên cứu”[36]. ðây là những cuốn sách ñã tập


8

hợp khá nhiều các bài nghiên cứu về văn học dân gian có liên quan đến biểu
tượng trong ca dao.
Việc nghiên cứu biểu tượng trong ca dao Việt Nam ñã và ñang là vấn ñề
ñược rất nhiều người quan tâm, khám phá, phát hiện. Tuy nhiên, các cơng
trình, bài viết trên chủ yếu bàn về biểu tượng trong ca dao, chứ chưa có một

cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể có hệ thống, tồn diện
về vấn ñề từ vựng và ngữ nghĩa của biểu tượng trong một cuốn tuyển tập ca
dao. Kế thừa những nghiên cứu từ những cuốn giáo trình và sách chuyên khảo
về ngơn ngữ biểu tượng của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng,
chúng tơi có cơ sở để đi sâu tìm hiểu vấn đề đặc điểm ngơn ngữ biểu tượng
trong ca dao. ðây ñược xem là vấn ñề quan trong làm nên giá trị của các bài
ca dao. Những cơng trình nghiên cứu là những gợi ý q báu, cơ sở thực tiễn
phong phú để chúng tơi có thể tiếp cận, nghiên cứu đề tài của mình.


9

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ðỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ðẾN ðỀ TÀI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CA DAO VÀ NGÔN NGỮ CA DAO
1.1.1. Khái quát về ca dao
a. Khái niệm ca dao
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam ñã sáng tạo nên
nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, ñáng tự hào. Nền văn học Việt Nam
là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy.
Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có liên
quan mật thiết với nhau đó là văn học dân gian và văn học viết. Một trong
những thể loại của văn học dân gian ñã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn người
Việt chính là ca dao.
Theo từ ñiển văn học bộ mới do ðỗ ðức Hiểu chủ biên, ở phần thuật
ngữ văn học thì “ca dao còn gọi là phong dao. Phong dao hay ca dao khơng
phải là thuật ngữ dân gian. ðó là những thuật ngữ Hán-Việt. Thuật ngữ
phong dao ñầu tiên ñược các nhà Nho dùng ở Việt Nam ñể gọi bộ phận những
câu thơ mà họ quan tâm tới và ñã ghi chép trong vốn ca hát và lời nói ví

truyền miệng của nhân dân. Bộ phận những câu thơ ấy phần nhiều có nội
dung phản ánh phong tục” [16, tr. 108] . So với thuật ngữ phong dao và
những thuật ngữ xuất phát từ thuật ngữ đó như phong thi trong “Quốc phong
thi hợp thái”( Hợp tuyển thơ quốc phong) hay phong sử trong “Việt Nam
phong sử” ( Bộ sử phong dao Việt Nam)…thì thuật ngữ ca dao có nội dung
rộng hơn.
Nếu ñịnh nghĩa ca dao theo từ nguyên, thì ca là bài hát có chương khúc
hoặc có âm nhạc kèm theo, cịn dao là bài hát trơn. Với cách định nghĩa như


10

vậy thì thuật ngữ ca dao và thuật ngữ dân ca hầu như khơng có ranh giới rõ
ràng. Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao,
người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian cịn khi nói đến dân ca người
ta nghĩ ñến các làn ñiệu, những thể thức hát nhất định. Vì vậy đã dẫn đến
nhiều cách định nghĩa khác nhau về ca dao.
Trong quyển Việt Nam văn học sử, Dương Quảng Hàm đã giải thích khái
niệm về ca dao: “Ca dao là những bài hát ngắn, không có chương khúc…”[13,
tr. 20]. Trong quyển lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, của tập thể tác giả, do
Bùi Văn Nguyên chủ biên ñã nêu: “ Ca dao là những bài hát có hoặc khơng
có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc, ñể miêu tả, tự sự,
ngụ ý và diễn đạt tình cảm.” [32, tr. 38] Mã Giang Lân lại quan niệm: “ Ca
dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian” [24, tr. 9]
Trong quá trình nghiên cứu về cấu trúc ca dao trữ tình người Việt thì TS.
Lê ðức Luận cũng ñã nêu ra ñịnh nghĩa của ca dao là “ Lời của các câu hát
dân gian và những sáng tác ngâm vịnh ñược lưu truyền trong dân gian và gọi
chung là lời ca dân gian”. Tác giả cũng ñã chỉ ra khá rõ những ñiểm khác
nhau giữa các khái niệm ca dao với dân ca, ca dao với tục ngữ, ca dao với
thơ[27, tr. 26].

Trong sách giáo khoa ngữ văn 10, tập 1 của nhà xuất bản giáo dục thì đã
nêu khái niệm như sau: “Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp
với âm nhạc khi diễn xướng, ñược sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của
con người” [30, tr. 18]…
Như vậy, cho ñến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về
khái niệm ca dao và có khá nhiều các định nghĩa khác nhau về ca dao. Mặc dù
có sự khác nhau về quan niệm nhưng các nhà nghiên cứu ñã nêu rõ các biểu
hiện cụ thể của ca dao trên các mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Dựa vào
kết quả của các nhà nghiên cứu về ca dao, chúng tơi xin đưa ra quan niệm của


11

mình như sau: Ca dao là lời thơ trữ tình, ñược dân gian sáng tác và lưu
truyền trong dân gian, nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
b. Nội dung chủ yếu của ca dao
Ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc. ðây
cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện.
Do đặc điểm hình thức ngắn gọn, có vần dễ nhớ và nội dung phong phú, ña
dạng, ñậm ñà bản sắc dân tộc, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nên ca dao
ln được nhân dân vận dụng và truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Ca dao thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương ñất nước của con người Việt
Nam. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh ñồng
lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương
nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và
thân thương, đó là nơi chơn nhau cắt rốn, nơi đã ni dưỡng ta trưởng thành.
Tình u quê hương ñất nước sâu ñậm và thiết tha ñược người bình dân xưa
gửi gắm qua từng địa danh, di tích, sản vật,.v.v… của q hương mình. Qua
ca dao, những hình ảnh của miền q như dịng sơng, bến nước, con đị, đình
miếu càng trở nên gần gũi hơn. u q hương chính là gắn bó, tự hào về q

hương mình. Tự hào với lũy tre làng; với con sơng uốn quanh xóm làng, để
ni dưỡng những sản vật, làm xanh tươi cây trái cho làng quê; yêu quý từng
tấc ñất quê hương…
Rủ nhau ra tắm hồ sen
Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình
Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh
Thơn quê vẫn thú, hữu tình xưa nay.
[20, tr. 2251]
Ý thức yêu mến quê hương tiềm tàng trong huyết quản, trong thâm tâm
đã tạo cho dân mình một tình u mến q hương sâu đậm, đến nỗi họ khơng


12

bao giờ muốn rời khỏi q cha đất tổ. Chính tình cảm tha thiết và mãnh liệt
về quê hương sẽ là nhân tố thúc đẩy và hình thành nhân cách mỗi người trong
chúng ta.
Bên cạnh tình u q hương đất nước thì tình u đơi lứa cũng được
phản ánh rất rõ nét trong những lời ca dao của dân tộc:
Thương thương nhớ nhớ sầu sầu
Một ngày ba bận ra cầu ñứng trông
Thấy người nam bắc ñông tây
Thấy người thiên hạ mà khơng thấy chàng.
[20, tr. 2251]
Có thể khẳng định rằng, trong ca dao, đề tài tình u được xem là sáng
tạo phong phú nhất. Sự phát triển của ca dao tình yêu phản ánh nhu cầu bộc lộ
tâm tư, tình cảm, những quan niệm về tình yêu nam nữ, với nhiều sắc thái,
nhiều cung bậc khác nhau. Trong ca dao, ta thấy được tinh thần đấu tranh để
bảo vệ tình yêu chân chính trước sự hà khắc của lễ giáo phong kiến; thấy
được sự trong sáng và tình cảm sắc son của những đơi lứa u nhau. Tình u

làm cho con người thăng hoa trong cuộc sống, tình yêu là hạnh phúc, là ước
mơ của mọi người khi ñến tuổi trưởng thành.
Trong cuộc sống, con người luôn muốn dành cho nhau những tình cảm
chân thành nhất để hướng đến một tương lai tốt đẹp. Và “thì tương lai” của
tình u đơi lứa chính là hơn nhân và gia đình. Những quan niệm về hơn nhân
gia đình, tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng cũng là vấn đề mà tác giả dân
gian thường hướng đến:
Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
[20, tr. 771]
Hôm nay sum họp trúc mai


13

Tình chung một khắc, nghĩa dày trăm năm .[20, tr. 1223]
Trong ca dao, ta cịn tìm thấy tình cảm cộng ñồng sâu sắc của người dân
Việt. Tính cộng ñồng của người Việt là ý thức và tình cảm gắn bó của người
dân Việt với nhau, đó cịn là tư tưởng u nước. Có thể coi “tính cộng đồng”
là một nét văn hóa Việt. Tính cộng đồng khiến cho người Việt Nam ý thức
ñược trách nhiệm của bản thân ñối với người khác và ñối với cộng ñồng:
Nhiễu ñiều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
[20, tr. 1753]
Mỗi dân tộc đều có một phong tục tập qn riêng, mang bản sắc văn hóa
riêng của dân tộc đó. Những lời ca dân gian ñã giúp ta hiểu hơn về những
phong tục tập quán. Theo phong tục Việt Nam, "miếng trầu là ñầu câu
chuyện", miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, ý nghĩa. Vì
trầu cau là "Ðầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tơn kính, phổ biến
trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng... Món trầu thể

hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Nước ta có
tục thờ cúng, cho nên hịn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng
cũng được nhân dân tơn thờ, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên
thần hay nhân thần nào đó. Theo tập qn lâu ñời, dân ta rất coi trọng ngày
mất, nên tục tang ma là phong tục truyền thống của người Việt:
Cái cò chết tối hơm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một ñồng mua trống mua kèn
Một ñồng mua mỡ ñốt ñèn thờ vong
Một ñồng mua mớ rau rong
ðem về thái nhỏ thờ vong con cò.
[20, tr. 361]


14

Tục hôn nhân bao giờ cũng gắn với trầu cau:
Ai ăn cau cưới thì đền
Tuổi em cịn bé chưa nên lấy chồng.
[20, tr. 51]
Trầu cau cịn thể hiện sự tơn kính với ơng bà, cha mẹ:
Ai về tơi gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
[20, tr. 94]
Ca dao là tiếng nói trung thực, phản ảnh rõ nét tâm tư, tình cảm, khát
vọng của con người. Tác giả dân gian ln đồng cảm với nỗi vất vả, bất hạnh,
sự thống khổ của người phụ nữ và nhân dân lao ñộng. Cho nên qua những lời
ca của họ ta còn thấy rõ khát vọng sống hạnh phúc và tư tưởng dân chủ bình
đẳng của nhân dân:
Trời sao trời ở chẳng cân,

Kẻ ăn khơng hết người lần khơng ra
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi.
[20, tr. 2461]
Thân ai khổ như thân con rùa
Xuống sông ñội ñá, lên chùa ñội bia
[20, tr. 2231]
Ca dao có nội dung phản ánh sâu rộng, có tính trữ tình ñậm ñà, ñồng thời
có tư tưởng nhân văn sâu sắc. Ca dao phản ánh trung thực bức tranh cuộc
sống muôn màu, mn vẻ của nhân dân. ðó là cuộc sống cần cù, giản dị, chất
phác, chịu thương chịu khó. ðó là cuộc ñấu tranh anh hùng trong dựng nước
và giữ nước. ðó là tinh thần lạc quan trong khó khăn, tinh thần tương thân
tương ái giữa những con người lương thiện. ðó là những phong tục tập quán


15

mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Chính vì vậy, ca dao Việt Nam ñược xem là
tấm gương soi cho tâm hồn và ñời sống dân tộc, là niềm tự hào của người dân
Việt.
1.1.2. ðặc trưng ngôn ngữ ca dao
a. Ngôn ngữ giao tiếp bằng thơ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp kỳ diệu nhất của con người. Văn học
cũng là một hình thức giao tiếp. Nhưng khác với các loại hình nghệ thuật khác,
văn học lấy ngơn từ làm chất liệu. Với chất liệu đó, văn học chứa đựng khả
năng giao tiếp mà khơng phải loại hình nghệ thuật nào cũng có thể có được.
Giao tiếp bằng ngơn ngữ là một hoạt ñộng quan trọng, là nhu cầu thiết yếu
của con người. Hoạt ñộng này diễn ra trong xã hội lồi người nhằm trao đổi
thơng tin, bộc lộ tình cảm giữa người với người. ðồng thời hoạt ñộng giao
tiếp cịn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Ta có thể thấy rất rõ trong

những lời ca dao có sự tham gia của các nhân tố giao tiếp như nhân vật giao
tiếp, hồn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp. TS Lê ðức
Luận khi ñưa ra quan ñiểm nghiên cứu văn học từ ñiểm nhìn ngơn ngữ học đã
khẳng định “Ca dao là sản phẩm của các cuộc hội thoại nên cần nghiên cứu
cấu trúc hội thoại, tìm thấy u tố hội thoại khơng chỉ trong các bài ca dao có
các vế đối đáp mà cịn trong các bài chỉ có một vế”[28, tr. 154]. Chính vì vậy
ngơn ngữ ca dao đã thực hiện rõ chức năng giao tiếp. Tuy nhiên đây khơng
phải là lời giao tiếp bằng những câu nói khơ khan, trần trụi mà là những câu
thơ bay bổng có vần có nhịp:
ðêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
“ Tre non ñủ lá ñan sàng nên chăng?”
- ðan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa ñủ lá, non chăng hỡi chàng?
[20, tr. 886]


16

Trước hết, có thể khẳng định rằng ngơn ngữ ca dao là ngôn ngữ giao
tiếp bằng thơ. Người dân lao ñộng xưa ñã sáng tạo nên những lời thơ dân gian
để giao tiếp, bộc lộ những tâm tư tình cảm. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ của
thơ ca dân gian, nên nó mang đặc trưng riêng là dân dã, bình dị, chất phác,
hồn nhiên của người nơng dân lao ñộng. ðây cũng chính là ñặc tính cơ bản
của loại hình ngơn ngữ trong ca dao. Thơ ca dân gian ñược sáng tác dưới
nhiều thể thơ khác nhau như thể song thất, song thất lục bát, thể vãn, tuy
nhiên ñược vận dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát. Bởi vì thơ lục bát là
“ một thể thơ cách luật cổ ñiển, ñược coi là thuần túy của người Việt” [16, tr.
881]. Vì vậy, khi nghiên cứu ngơn ngữ trong ca dao, ta khơng thể tách nó khỏi
thể loại thơ ca dân gian, ñặc biệt là thể thơ lục bát trong ca dao. Với thể thơ
lục bát, ngôn ngữ trong ca dao như được chắp thêm đơi cánh bay bỗng lãng

mạn:
Cơ kia cắt cỏ bên sơng
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: cô lấy anh chăng?
[20, tr.692]
Thơ lục bát với phương thức gieo vần 6-8 ñã tạo nên vẻ nhịp nhàng của
ngơn ngữ thơ, tạo nhạc tính để hình thành nên những âm hưởng nhiều màu
sắc vang vọng trong thơ. Lối ngắt nhịp chẵn, chủ yếu là nhịp hai, có một ý
nghĩa quan trọng tạo nên sự phân bố và lặp đi lặp lại ngắt qng các đơn vị
ngơn từ. Trong bài viết “ Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” tác giả Mai Ngọc Chừ
ñã dùng từ “ngừng nhịp trong thơ” [18, tr. 162] ñể chỉ chức năng phân giới
giữa các câu và các thành phần câu. Cịn phối điệu mang lại âm ñiệu trầm
bổng trong thơ bằng sự sắp xếp phối hợp các thanh ñiệu bằng trắc theo
nguyên tắc nhất định thể hiện tính cân đối hài hịa về âm thanh giữa các nhịp


17

và các vế tương đương. ðó là nhịp điệu của những ngơn từ mang sắc thái bình
dị, dân dã:
Nhớ ai/ dãi nắng/ dầm sương
Nhớ ai/ tát nước/ bên đường/ hơm nao.
[20, tr. 1761]
Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ giao tiếp bằng thơ, một loại thơ mang
ñậm ñặc trưng của tiếng Việt. Tiếng Việt là loại hình ngơn ngữ đơn lập - âm
tiết tính, trong đó mỗi đơn vị âm tiết cơ bản ñều là ñơn vị của từ. Với ngơn
ngữ đặc trưng, tiếng Việt đã tạo sắc thái riêng trong hình thức thể hiện của âm
điệu thơ ca Việt Nam nói chung, nhất là trong cơ cấu âm luật của các thể thơ.
Trong ca dao, các thể thơ ñược hình thành với lối gieo vần, ngắt nhịp, phối

điệu, nghĩa là nếu âm tiết là đơn vị hiệp vần thì các yếu tố âm ñiệu (bằng và
trắc) trong một âm tiết là nhân tố thể hiện hình thức phối điệu của âm luật thể
thơ. PGS. TS Mai Ngọc Chừ cho rằng “Dù có biến đổi như thế nào đi nữa thì
vần vẫn rơi vào âm tiết cuối cùng và bắt quan hệ với âm tiết thứ sáu hoặc thứ
tư của dịng bát đi sau”[18, tr. 112-120]. “Một trong những đặc ñiểm làm cho
ca dao dễ thuộc, dễ nhớ, dễ ñi vào lịng người là ở cách hiệp vần”[18, tr. 164]
Sơng dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ
[20, tr. 2016]
Theo luật thơ thì thơ lục bát gieo vần ở cuối câu lục và ở chữ thứ 6 của
câu bát theo luật như sau: chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát,
chữ cuối câu bát vần với chữ cuối câu lục tiếp theo, cứ như thế tiếp tục . Bài
ca dao trên ñã thể hiện khá rõ. Nhờ những màu sắc ñặc trưng của ngơn ngữ
tiếng Việt với hệ thống nhịp điệu, sắc thái tu từ... mà thơ ca Việt Nam vẫn
luôn mang một phong cách riêng ñậm ñà bản sắc dân tộc.


18

Tóm lại, ngơn ngữ giao tiếp bằng thơ đã khiến cho ca dao trở thành cầu
nối, sợi dây tình, gắn kết con người với nhau. ðiều ñặc biệt của ca dao là
ngơn từ giàu hình tượng, đầy ý nghĩa nên ñã ñi sâu vào mọi tầng lớp trong xã
hội một cách dễ dàng và nhanh chóng.
b. Ngơn ngữ mang tính ẩn dụ
Thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa
cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và
cảm xúc của nhân dân. Những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc ấy được chuyển
tải thơng qua những hình ảnh giàu giá trị tạo hình và qua một thế giới nghệ
thuật đầy màu sắc.
Khi tìm hiểu đặc điểm của các biện pháp tu từ ñược dùng trong những

lời ca dao, chúng tôi ñều thấy ñó là những cách diễn ñạt bóng bẩy, gợi cảm,
có sức hấp dẫn và lôi cuốn. Nhờ các biện pháp tu từ mà sự diễn ñạt của các
lời ca dao vừa mang tính cụ thể, hình ảnh vừa mang tính khái quát, hàm súc.
Vì vậy sự xuất hiện với tần số cao của các biện pháp tu từ trong ca dao là ñiều
hiển nhiên và một trong những biện pháp nghệ thuật làm nên đặc sắc của ca
dao chính là ẩn dụ.
GS. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng ẩn dụ là“ sự chuyển ñổi tên gọi dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng ñược so sánh với nhau”[12, tr.
76]; Tác giả ðinh Trọng Lạc ñã nêu khái niệm ẩn dụ “là sự ñịnh danh thứ hai
mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách
thể được định danh với khách thể có tên gọi ñược chuyển sang dùng” [22, tr.
52]. Từ những khái niệm về ẩn dụ, ta thấy rằng một sự vật hiện tượng ñược
gọi bằng tên của một sự vật hiện tượng khác khi giữa chúng có điểm tương
đồng giống nhau thì đó chính là sự chuyển đổi theo phương thức ẩn dụ. Hiểu
rõ khái niệm này ta sẽ thấy rằng, ñây là hiện tượng xuất hiện rất nhiều trong


19

thơ ca trữ tình dân gian. Biện pháp ẩn dụ ñưa ñến cho ta một nhận thức mới,
một lối tư duy mới về sự vật, hiện tượng:
Biết ñâu trong ñục mà chờ
Hoa thơm mất nhị, nương nhờ vào ñâu.
[20, tr. 299]
Phận đàn bà như hoa nở một thì
Thiếp xin anh chàng nghĩ lại, thiếp tơi thì đội ơn.
[20, tr. 207]
Trong những lời ca dao trên, ngồi nghĩa hiển ngơn ta tiếp nhận được từ
những hình ảnh “ hoa nở” ( tươi tắn, đầy sức sống),“ hoa rơi”( đã tàn, khơng
cịn sức sống), “ hoa thơm mất nhị” (hoa khơng cịn xn sắc), “ hoa nở một

thì” (hoa khơng thể đẹp tươi mãi) ta còn nhận thức thêm những ý nghĩa mới
vừa như nuối tiếc vừa như có sự mặc cảm về thân phận của người phụ nữ.
Như vậy rất nhiều hình ảnh “hoa” trong ca dao đã vượt ra ngồi ý nghĩa biểu
vật thơng thường để mang thêm nhiều lớp ý nghĩa mới. Rõ ràng ẩn dụ ñã tạo
ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những khái
niệm trừu tượng ẩn sâu trong tâm tư của con người.
Chính vì ngơn ngữ mang tính ẩn dụ, cho nên trong ca dao thường ẩn
chứa nhiều tầng ý nghĩa, thậm chí có những trường hợp, một lời ca dao có tới
hai, ba loại ý nghĩa:
Bướm già thì bướm có râu
Thấy bơng hoa nở cuối đầu bướm châm
Bướm châm mà bướm lại nhầm
Có bơng hoa nở, ong châm mất rồi
[20, tr.340]
Bài ca dao này nói về cả bướm và ong đều châm hoa rồi nói ñến sự
nhầm của bướm. Bướm tưởng mình là người châm hoa đầu tiên nhưng hóa ra


20

ong đã châm trước. Có điều ở đây khơng biết là mình nhầm hay là bướm cứ
vẫn sung sướng là mình được châm hoa. ðằng sau việc ong bướm và hoa là
nói về con người. Bướm già tất nhiên là phải chịu châm sau ong, tuổi trẻ thì
khơng được châm, về già phải châm thừa của người khác. Nếu bướm già
khơng hề biết mình bị châm thừa thì quả là hạnh phúc nhưng biết thì cũng
chấp nhận đắng cay, biết sao đây, mình đã già, người đến sau thường thiệt
thịi.
Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm
kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình
tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ:

ðến ñây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
[20, tr.287]
Ai làm cho bến xa thuyền
Cho trăng xa cuội, cho bạn hiền xa ta
[20, tr. 61]
Như vậy về bản chất, ẩn dụ tu từ là việc sử dụng từ ngữ, trong tư cách là
kí hiệu ngơn ngữ, khơng được dùng với nghĩa vốn có để biểu thị sự vật thuộc
loại này, mà dựa vào mối quan hệ liên tưởng về nét nghĩa tương ñồng, ñược
dùng lâm thời với nghĩa chuyển, gợi lên một biểu tượng về một sự vật thuộc
loại khác. Ẩn dụ tu từ là hiện tượng so sánh ngầm, có tính chất lâm thời và
nghĩa của nó khơng phải là nghĩa biểu vật, hay biểu niệm mà thiên về biểu
cảm nên rất tinh tế, khó nắm bắt.
Ngơn ngữ ca dao với đặc trưng tính chất của thể loại thơ ca dân gian,
mang âm sắc ñặc trưng của tiếng Việt kết hợp với sự vận dụng nhuần nhuyễn
các biện pháp tu từ ñặc biệt là tu từ ẩn dụ, tác giả dân gian ñã bộc lộ rất rõ
cảm xúc, thái độ, tình cảm của mình. Có thể khẳng định rằng, khơng ở đâu


21

ngơn ngữ lại biến hố bất ngờ, giàu hình ảnh và lung linh giàu cảm xúc như
trong văn học. ðiều này đã góp phần làm nên giá trị của các bài ca dao nói
riêng và văn học dân tộc nói chung.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO
1.2.1. Quan niệm về biểu tượng
Biểu tượng nghệ thuật không phải là khái niệm riêng của văn học. Các
loại hình nghệ thuật khác như hội họa, ñiêu khắc, sân khấu, ñiện ảnh…cũng
ñều xây dựng cho mình hệ thống biểu tượng phù hợp. ðiều này cho thấy biểu
tượng có thể được hình thành nên từ nhiều chất liệu khác nhau như: với hội

họa là màu sắc, đường nét; với điêu khắc là hình khối…Vì văn học là tác
phẩm ngơn từ nên biểu tượng ở đây phải được xây dựng bằng chất liệu là
ngơn từ. “Biểu tượng văn học gắn với việc xây dựng hình tượng, bằng các
phép so sánh, ẩn dụ tu từ... Biểu tượng văn học là tín hiệu ngơn ngữ có giá trị
văn hóa, có ý nghĩa biểu trưng cho một vấn đề nào đó được mọi người thừa
nhận”[21].
ðể nắm vững khái niệm về biểu tượng, cần phân biệt ñược sự khác
nhau giữa các khái niệm hình ảnh, hình tượng và biểu tượng trong văn học.
Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thơng qua thị giác rồi sau đó chuyển
về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất, từ đó đưa ra
những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh trong thế giới.
Hình tượng là hình ảnh có tính nghệ thuật, có ý nghĩa biểu trưng.
“ Hình tượng nghệ thuật ln ln có tính chất tượng trưng, có tính đại diện,
nó là kí hiệu đơn nhất của cái khái quát, là ñại diện cho những tầng sâu rộng
của kinh nghiệm con người, của tính chất dân tộc, tính chất tâm lí. Nhà nghệ
sĩ sáng tạo ra những kí hiệu để thể hiện tư tưởng” [42, tr. 61-79] “ Hình
tượng văn học nghệ thuật là một bức tranh sinh ñộng nhất của cuộc sống


×