Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết nguyễn danh lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.11 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ

CẢM THỨC HIỆN SINH
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ

CẢM THỨC HIỆN SINH
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ HƯỜNG


Đà Nẵng, Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lê Thị Hường
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Như


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
5. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 8
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 9
CHƯƠNG 1. TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM TRONG KHUYNH
HƯỚNG VĂN HỌC HIỆN SINH THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI Ở
VIỆT NAM ................................................................................................. 10
1.1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC ........................................... 10
1.1.1. Vài nét về chủ nghĩa hiện sinh......................................................... 10
1.1.2. Chủ nghĩa hiện sinh từ triết học đến văn học ................................... 14
1.2. KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC HIỆN SINH Ở VIỆT NAM THẬP
NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI............................................................................. 18

1.2.1. Cơ sở hình thành khuynh hướng văn học hiện sinh thập niên đầu thế
kỉ XXI ....................................................................................................... 18
1.2.2. Vài nét về tiểu thuyết hiện sinh thập niên đầu thế kỉ XXI ................ 21
1.3. TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM TRONG “DÒNG CHUNG” ...... 26
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật...................................................................... 26
1.3.2. Cảm hứng sáng tác .......................................................................... 29
CHƯƠNG 2. CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN DANH LAM - TỪ CÁC KIỂU NHÂN VẬT........................... 33
2.1. KIỂU NHÂN VẬT HIỆN TỒN TRỐNG RỖNG .................................. 34
2.1.1. Con người bị bỏ rơi ......................................................................... 34
2.1.2. Con người xa lạ với bản thể hiện tồn ............................................... 39
2.2. KIỂU NHÂN VẬT DẤN THÂN - MỘT CÁCH LỰA CHỌN HIỆN
SINH............................................................................................................ 47


2.2.1. Dấn thân trong sáng tạo ................................................................... 48
2.2.2. Hành trình đi tìm bản thể ................................................................. 49
2.3. KIỂU NHÂN VẬT NỔI LOẠN – MỘT SỰ LỰA CHỌN HIỆN SINH .... 54
2.3.1. Nổi loạn tính dục ............................................................................. 54
2.3.2. Con người tha hóa ........................................................................... 56
CHƯƠNG 3. CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN DANH LAM – TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ................... 61
3.1. KẾT CẤU ............................................................................................. 61
3.1.1. Kết cấu phân mảnh, dán ghép những yếu tố ngẫu nhiên .................. 61
3.1.2. Kết cấu xâu chuỗi và kết thúc mở .................................................... 64
3.2. KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT.................................... 67
3.2.1. Không gian biểu hiện cảm thức hiện sinh ........................................ 67
3.2.2. Thời gian biểu hiện cảm thức hiện sinh ........................................... 76
3.3. NGƠN NGỮ ......................................................................................... 80
3.3.1. Ngơn ngữ người kể chuyện.............................................................. 80

3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật .......................................................................... 82
3.4. GIỌNG ĐIỆU ....................................................................................... 86
3.4.1. Giọng điệu triết lý............................................................................ 86
3.4.2. Giọng điệu lạnh lùng, vô âm sắc...................................................... 88
3.4.3. Giọng điệu hoài nghi ....................................................................... 90
3.5. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG....................................... 92
3.5.1. Đêm................................................................................................. 92
3.5.2. Dịng sơng ....................................................................................... 94
3.5.3. Đám đơng........................................................................................ 96
KẾT LUẬN................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 101


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, là một
trong số các học thuyết đi ngược lại với chủ nghĩa duy lý của phương Tây. Sự
ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là cách để con người thức nhận về chính bản
thân mình, là một cuộc truy tầm đến tận cùng bản thể. Chủ nghĩa hiện sinh ở
phương Tây gắn liền với những tên tuổi nổi tiếng người Đức như : M.
Heidegger (1889- 1976), K. Jaspers (1883-1969). Sau đó được J. P. Sartre, A.
Camus, G. Marcel...tiếp thu và phát triển ở Pháp, thực sự hình thành nên một
trào lưu, một học thuyết có sức ảnh hưởng khơng chỉ trong lĩnh vực học thuật
mà còn cả ở văn hóa và lối sống của một thế hệ. Nếu như nhiều học thuyết
khác ra đời cùng thời đã dần lùi vào quá khứ cùng với hoàn cảnh lịch sử - xã
hội cụ thể của nó, thì chủ nghĩa hiện sinh vẫn tiếp tục đồng hành với văn học,
sự ảnh hưởng tuy có lúc đậm nhạt nhưng chưa bao giờ ngưng hẳn.
1.2. Ở Việt Nam, sau những bước thăng trầm, chủ nghĩa hiện sinh trong

văn học đã có một sự trở lại đầy ấn tượng. Sự trở lại này như một điều tất yếu
bởi quá trình sáng tác văn học đầu thế kỷ XXI gặp gỡ quan điểm của triết học
hiện sinh ở nhiều khía cạnh. Điểm giao nhau giữa học thuyết triết học hiện
sinh và tư duy văn học mới đã tạo nên một khuynh hướng văn học, với sự
xuất hiện nhiều phong cách sáng tạo, góp phần vào sự đa dạng thẩm mỹ của
văn học Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI.
Chủ nghĩa hiện sinh từ khi du nhập vào nước ta đã tác động không nhỏ
đến lớp nhà văn mới - những người khá cởi mở trong việc tiếp nhận những
luồng tư tưởng từ phương Tây. Tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI đã đánh dấu một
bước chuyển mình của văn học nước nhà trong quá trình đổi mới, thể hiện
tâm thức hiện sinh của con người trong xã hội hiện đại. Hàng loạt các tác giả


2

như: Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê, Nguyễn Bình
Phương, Thuận, Hồ Anh Thái, Nguyễn Danh Lam...đã mang đến cho văn học
nước nhà một làn gió mới bởi một lối viết hiện đại mang dấu ấn hiện sinh khá
rõ nét. Với những nỗ lực đó, văn học Việt Nam đang từng bước cách tân, mở
rộng hơn biên độ khám phá, để sáng tạo với tất cả những bản chất thẩm mỹ
đặc trưng của nghệ thuật.
1.3. Xuất hiện những năm đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Danh Lam gây ấn
tượng trên văn đàn Việt Nam bởi những tiểu thuyết khá độc đáo. Tiểu thuyết
Nguyễn Danh Lam chưa nhiều, nhưng từ tác phẩm đầu tay, anh đã khẳng định
được một hướng đi riêng, mới mẻ. Anh là một trong số ít những cây bút
trẻ“tự làm khó mình” bằng lối viết đậm cảm thức hiện sinh. Chính Nguyễn
Danh Lam cũng đã thừa nhận những tác phẩm của A. Camus, F.Kafka, E.
Hemingway, H. Murakami...là “số sách kẹp nách lên chùa” [20, tr.27] của
anh. Nghiên cứu đề tài Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh
Lam là cách để khám phá những vấn đề thời đại và sự đổi mới tư duy nghệ

thuật tiểu thuyết qua một nhà văn trẻ trên hành trình tự khẳng định cá tính của
chủ thể sáng tạo. Qua đó, luận văn khẳng định sự đóng góp của một khuynh
hướng văn học trong thành tựu đa dạng của văn học Việt Nam sau 1986 nói
chung và thập niên đầu thế kỉ XXI nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những bài viết gián tiếp liên quan đến đề tài
Phương Lựu trong cơng trình Lý luận phê bình văn học phương Tây thế
kỷ XX (2001) đã dành một chương với tiêu đề Chủ nghĩa hiện sinh để đi từ
gốc rễ sâu xa của chủ nghĩa hiện sinh là Hiện tượng luận đến q trình vận
dụng nó vào mỹ học và lý luận văn nghệ, rút ra những đặc điểm cơ bản của
học thuyết này. Tác giả cho rằng vấn đề cốt yếu nhất của hiện sinh đó là “con
người” và đó cũng là bản thể của nghệ thuật. Điểm giao nhau này giữa hiện


3

sinh chủ nghĩa và văn học nghệ thuật đem lại mối quan hệ qua lại: văn học là
phương tiện để chuyển tải các quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về con
người, hiện sinh lại đem đến một quan niệm rất mới về con người trong các
tác phẩm văn học.
Trong bài viết Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954-1975
(trên bình diện lý thuyết) in trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9/2008,
Huỳnh Như Phương đã có một cái nhìn khá khái quát về ảnh hưởng của chủ
nghĩa hiện sinh đến văn học và đời sống của tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ ở
miền Nam thời bấy giờ. Hàng loạt các tác giả, những người quan tâm và
nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh được nhắc đến, những cái tên như Trần
Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Trung...đã phần nào tái hiện lại một
thời kỳ “hoàng kim” của khuynh hướng văn học hiện sinh ở miền Nam Việt
Nam. Theo Huỳnh Như Phương: “Chưa và sẽ khơng có một giai đoạn nào ở
nước ta mà chủ nghĩa hiện sinh được nghiên cứu sâu rộng và dưới nhiều góc

độ như vậy. Chủ nghĩa hiện sinh đã đem đến cho văn học miền Nam một diện
mạo rất mới mẻ, khác biệt với sự thay đổi quan niệm về con người, sự thay
đổi trong bút pháp nghệ thuật” [26].
Thái Phan Vàng Anh trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số tháng 8/2012
có bài viết Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế
kỷ XXI. Người viết đã khai thác những biểu hiện hiện sinh thông qua hàng loạt
tiểu thuyết của các tác giả như Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Bình Phương, Vũ
Đình Giang, Đỗ Phấn...Theo tác giả bài báo, tiểu thuyết ở nước ta trong thập
niên đầu của thế kỷ XXI đặc biệt chú ý đến đời sống hiện sinh của con người.
Trong đó, con người cơ đơn, khắc khoải đi tìm phần bản thể của chính mình,
họ mang trong mình những “sang chấn tinh thần”, nổi loạn như một biểu hiện
trên hành trình tìm kiếm tự do và xem tính dục như cách để thể hiện sự hiện
tồn của thân xác. Tiểu thuyết Việt Nam, vì vậy đã phản ánh được đời sống


4

tinh thần đầy rẫy những mâu thuẫn, phức tạp của con người trong cuộc sống
hiện đại. Kết thúc bài viết, tác giả nhấn mạnh rằng, cho đến ngày nay quan
niệm của những nhà văn - triết gia hiện sinh nổi tiếng như J. P. Sartre, A.
Camus hay S. D. Beauvoir...về con người - một “hữu thể hiện sinh” vẫn còn
phù hợp khi mà: “Sự tương đồng trong tâm thức thời đại”, “Tính tất yếu của
các phương diện liên quan đến con người khiến văn học không ngừng tiếp tục
trăn trở về đời sống hiện sinh của con người” [2].
Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là bài nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thành Thi đăng trên trang web phongdiep.net, nguồn
từ Văn học – thế giới mở của nhà xuất bản Trẻ năm 2010. Tác giả cho rằng,
sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chính là từ cách nêu và trả
lời câu hỏi của chủ nghĩa hiện sinh “con người, anh là ai?”; Cách viết vừa
lạnh lùng vừa nồng ấm với chất triết lý suy tưởng lấp lánh trong từng trang

văn; nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là những con người bơ
vơ trong cõi hiện sinh khi mà “Thượng đế đã chết”- con người bị kết án tự do
khơng nơi bấu víu. Tác giả qua đó cịn nhấn mạnh rằng chủ nghĩa hiện sinh
sau một thời kỳ gián đoạn, đứt gãy, trong thời kỳ mới đã lại tiếp tục phát huy
ảnh hưởng của nó đối với văn học của một nước Việt Nam thống nhất trên
đường hội nhập, đặc biệt là trên bình diện sáng tác.
2.2. Những bài viết trực tiếp liên quan đến đề tài
2.2.1. Về tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nói chung
Đỗ Ngọc Thạch trong bài Vài đặc điểm văn xuôi Việt Nam hiện đại
(đăng trên trang bichkhe.org) khẳng định văn học Việt Nam sau 1986 đã có
những đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt là trong phương pháp xây dựng nhân vật và
cấu trúc tác phẩm. Tác giả bài báo đã có một cái nhìn tương đối cụ thể về hiện
trạng văn học nước nhà qua một số tác giả và tác phẩm, trong đó có nhà văn
Nguyễn Danh Lam. Thay lời nhận định, bài báo trích dẫn những phát biểu của


5

nhà văn: “Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của tôi
từ trước đến nay đều vơ danh, hoặc nếu “hữu danh” thì cũng chỉ là một “cái
gì đó” để gọi vậy, chứ khơng phải tên! Ngồi tên, họ cịn khơng có cả lai lịch
và nhiều thứ thuộc về cá nhân khác nữa. Cái này không do tơi quyết định, mà
là do tơi nhìn thấy họ ở trong cuộc đời này và tôi phản ảnh họ vào tác phẩm
như vậy” [50].
Tác giả Hoài Nam, trong một bài viết (đăng trên trang nguoidaibieunhandan.vn
ngày 6/9/2012) với tiêu đề Viết văn, việc không chỉ của nhà văn đã nhấn
mạnh khả năng viết của những họa sĩ - nhà văn trong đó có Nguyễn Danh
Lam. Tác giả khái quát lại hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam từ
Bến vơ thường đến Giữa vòng vây trần gian và gần đây nhất là Giữa dịng
chảy lạc. Hồi Nam đã nhấn mạnh sự chuyển biến rất “khác” của Nguyễn

Danh Lam từ hai tiểu thuyết đầu đến tiểu thuyết thứ ba. Nếu như trong hai
tiểu thuyết đầu tiên tác giả “thách thức” người đọc với một lối viết khá mù
mờ, nhân vật của anh chẳng bao giờ có danh tính, khơng gian thời gian đều
rất mơ hồ, thì đến tiểu thuyết Giữa dịng chảy lạc, Nguyễn Danh Lam dường
như đơn giản hóa hơn khi lấy bối cảnh và nhân vật từ cuộc sống đời thường
nhưng chính điều đó lại tạo nên hiệu quả khá tốt: “Với cuốn tiểu thuyết Giữa
dòng chảy lạc, Nguyễn Danh Lam đã trả người đọc lại với đời thường, bằng
những chất liệu của đời thường, những câu chuyện của đời thường, những
cách kể chuyện đời thường. Dễ tiếp nhận hơn, song khơng vì thế mà giảm đi
sức nặng của những ý tưởng mà tác giả muốn gởi gắm” [47].
Đoàn Minh Tâm trong bài viết Nghệ thuật như là thủ pháp (đăng trên
trang web phongdiep.net) nhìn tiểu thuyết Giữa dịng chảy lạc của Nguyễn
Danh Lam dưới góc nhìn của phân tâm học. Vơ danh hóa, nhân vật tự ý thức,
ngun lý mặt nạ, nhân vật con rối...là những thủ pháp, mà theo Đoàn Minh
Tâm, đã được Nguyễn Danh Lam sử dụng một cách hiệu quả trong tác phẩm


6

Giữa dịng chảy lạc. Anh, ơng họa sĩ già, cơ gái bán bảo hiểm...là những cá
nhân riêng biệt nhưng lại mang tâm thức của con người trong xã hội hiện đại.
Nhân vật trong tác phẩm vì vậy mà trở nên cô đơn đến tột cùng, họ bơ vơ,
chới với trước hiện thực cuộc sống, họ làm một cuộc tìm kiếm bản thể đầy
giằng xé, họ vừa phải đấu tranh với chính bản thân mình vừa phải chống chọi
với cuộc sống bên ngoài.
2.2.2. Về vấn đề hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
Trong bài “Lạc thể” Nguyễn Danh Lam in trên báo Văn nghệ số
11/2012, Đoàn Ánh Dương cho rằng tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc là một
dấu ấn đáng kể của Nguyễn Danh Lam. Tác giả khẳng định các nhân vật trong
tiểu thuyết này đều là những “lạc thể”- những con người dường như quá bơ

vơ trước hiện thực cuộc sống hỗn loạn. Nguyễn Danh Lam đã phát giác ra
những tầng vỉa sâu xa nhất của tâm thức đại chúng khi mà con người bị xơ đi
giữa dịng chảy hiện tại. Qua đó, tác giả bài viết đã nhấn mạnh rằng chính
Nguyễn Danh Lam cũng là một “lạc thể” của văn học đương đại bởi anh đã
tìm cho mình một con đường, một hướng đi rất riêng, đó là: “Tạo dựng cho
mình một quan niệm nhân-bản-khác-nào-đó, phi nhân bản trong suốt, gắn
chặt với từng trạng huống sống, rất cụ thể và không xa lạ” [12].
Cùng viết về tiểu thuyết Giữa dịng chảy lạc, Bùi Cơng Thuấn với bài
viết Giữa dòng chảy lạc - giữa dòng hiện sinh (đăng trên trang web
bichkhe.org tháng 10/2010) đã có một cái nhìn khá chi tiết về tác phẩm.
Người viết đi từ những câu chuyện tình lãng mạn nhưng đầy vị đắng đến cái
nhìn rất sâu vào bản thể của Nguyễn Danh Lam. Cuộc sống, con người trong
tiểu thuyết khơng thể thốt khỏi sự chi phối từ cảm thức hiện sinh của nhà
văn, bởi như Nguyễn Danh Lam đã phát biểu:“Tôi viết về những con người
khơng kịp chuẩn bị kĩ năng sống, giữa dịng chảy cuồn cuộn và hối hả của thế
giới hôm nay. Chân phải bước lên “đoàn tàu mới”, nhưng chân trái bị kẹt lại


7

“sân ga cũ”. Thành thử bị...xé làm đôi!” [53].
Trang web Tạp chí điện tử Văn nghệ Quân đội ngày 20/7/2006 đăng
những chia sẻ của Hoài Nam qua bài viết Giữa vòng vây trần gian dệt bằng
biểu tượng và huyền thoại. Trong đó, Hồi Nam đã tiếp cận tiểu thuyết Giữa
vịng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam bằng một hệ thống các biểu tượng,
đó là biểu tượng dịng sơng, biểu tượng ngơi làng, huyền thoại sáng thế. Hồi
Nam kết luận rằng tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam không phải là sự phản
chiếu đời sống mà là sự phản chiếu cách nghĩ của tác giả về đời sống, nó được
đan dệt bằng những biểu tượng, mang một sức gợi lớn lao và tạo ra sự ám ảnh
cho người đọc.

Như vậy có thể thấy rằng, nghiên cứu về tác giả Nguyễn Danh Lam với
các tiểu thuyết của anh, đây đó, đã có những bài viết đăng trên một số tạp chí
và các trang web nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống về tác giả này, đặc biệt là về yếu tố hiện sinh trong tác phẩm của anh.
Vì vậy, chúng tơi tiếp cận đề tài cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn
Danh Lam cả về nội dung và nghệ thuật biểu hiện với hy vọng đóng góp thêm
một cái nhìn mới trong việc đánh giá các tác phẩm văn học mới trên văn đàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn
Danh Lam, cụ thể là các tác phẩm sau đây:
- Bến vô thường (Nxb Hội nhà văn, 2005)
- Giữa vòng vây trần gian (Nxb Hội nhà văn, 2005)
- Giữa dòng chảy lạc (Nxb Văn nghệ TP.HCM, 2010)
Luận văn khảo sát thêm một số tiểu thuyết của các tác giả khác để làm
nền tảng so sánh.


8

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết
Nguyễn Danh Lam từ các kiểu nhân vật đặc thù thể hiện cảm thức hiện sinh
đến nghệ thuật biểu hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên việc vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đây là phương pháp trọng yếu
nhằm chỉ rõ những phương diện cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh được thể hiện
trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam.

4.2. Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng để chỉ ra
những điểm chung và những điểm khác biệt giữa các tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Danh Lam với tác phẩm của các nhà văn cùng thời. Từ đó góp phần
nhận diện phong cách nhà văn Nguyễn Danh Lam và vị thế của tác giả trong
văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
4.3. Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống kê,
phân loại các kiểu nhân vật và những phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm
thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các thao tác
cần thiết của nghiên cứu văn học như phân tích, tổng hợp; đồng thời vận dụng
lý thuyết thi pháp học, lý thuyết của chủ nghĩa hiện sinh để làm rõ luận điểm.
5. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng lý
thuyết của chủ nghĩa hiện sinh vào sáng tác và phê bình văn học nước nhà sau
1986, đặc biệt là thập niên đầu thế kỉ XXI.
- Luận văn tạo lập một cái nhìn hệ thống về những yếu tố hiện sinh trong
tiểu thuyết của một nhà văn trẻ có quan niệm nghệ thuật khá độc đáo và mới


9

mẻ. Qua đó khẳng định những đóng góp của lớp nhà văn trẻ vào nền văn học
nước nhà trong quá trình hội nhập văn học thế giới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam trong khuynh hướng văn học
hiện sinh thập niên đầu thế kỷ XXI ở Việt Nam.
Chương 2: Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam - từ
các kiểu nhân vật.

Chương 3: Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam - từ
nghệ thuật biểu hiện.


10

CHƯƠNG 1

TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM
TRONG KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC HIỆN SINH
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI Ở VIỆT NAM
1.1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC
1.1.1. Vài nét về chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở Đức vào những thập niên đầu tiên của thế
kỷ XX với những tư tưởng nền móng của M. Heidegger (1889 - 1976), K.
Jaspers (1883 - 1969), sau đó phát triển rực rỡ ở Pháp với những nhà văn tên
tuổi như J. P. Sartre (1905 - 1980), A. Camus (1913 - 1960)…hình thành nên
một học thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của con người trong
rất nhiều thập niên sau. Phải nói rằng chủ nghĩa hiện sinh đã chi phối sâu sắc
đời sống tinh thần của một thế hệ.
Ra đời từ sau thế chiến lần thứ hai, tư tưởng hiện sinh là hệ quả của cả
một quá trình lâu dài, khi mà đời sống của con người ngày càng được nâng
cao về mặt vật chất dẫn đến sự suy đồi trong cách nhìn nhận giá trị nhân vị.
Cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi
hoàn toàn bộ mặt kinh tế của các nước phương Tây. Không thể phủ nhận
rằng, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã trở thành một thứ ánh sáng mới mẻ,
xua tan màn đêm kéo dài hàng thế kỷ bao trùm lên các nước phương Tây. Tuy
nhiên bên cạnh những lợi ích về mặt vật chất thì càng ngày người ta càng
nhận thấy những mặt trái mà một xã hội kim tiền đem đến cho đời sống tinh
thần. Con người dường như bị máy móc “nuốt chửng”, sự tự động hóa, máy

móc hóa, vật hóa đã biến con người trở thành những “cỗ máy” phục vụ lại
chính nền cơng nghiệp mà họ đã tạo ra. Một nền kinh tế sản xuất hàng hóa
“hàng loạt” đã sản sinh ra những con người cũng mang tính “hàng loạt”. Con
người đã dần đánh mất bản thể, để rồi bất khả tri mọi vấn đề. Trong tiểu


11

thuyết Kẻ xa lạ của A.Camus, nhân vật Meursault trở thành người phi lý bằng
xương bằng thịt, thoát khỏi huyền thoại. Meursault bắt đầu câu chuyện của
mình bằng câu: "Hơm nay mẹ chết. Hay có thể là hơm qua. Tơi khơng biết"
[10, tr.1]. Trong suốt hành trình tiểu thuyết, Meursault ln ln lặp đi lặp lại
lời nói: “Tơi khơng biết”, “Khơng có gì hết”, “Sao cũng được”, “Thì cũng thế
thơi”. Một nền văn minh khi đã đạt đến sự cực thịnh của nó sẽ quay trở lại
hủy hoại con người, nền văn minh phương Tây cũng khơng nằm ngồi quy
luật đó. Bởi sự phát triển khi đã đưa con người đi vào cuộc sống vật chất thì
sẽ càng rời xa các giá trị nhân văn. Đây cũng chính là mảnh đất để chủ nghĩa
hiện sinh ươm mầm và phát triển. Sự ra đời của học thuyết này như một hệ
quả tất yếu chống lại những học thuyết duy lý muốn chiếm lĩnh những tầm
cao tri thức mà bỏ quên mất nhân tố quan trọng nhất tạo nên nó đó chính là
con người.
Chủ nghĩa hiện sinh là triết học về con người, hướng đến con người.
Quan điểm của các nhà hiện sinh có những điểm chưa thống nhất nhau, nhưng
cái đích cuối cùng mà họ muốn hướng đến vẫn là vấn đề nhân vị. Nếu như
trước đây, triết học duy lý đã bỏ quên vấn đề cá nhân, xã hội hóa tất cả, đề
cao tập thể, đề cao tính cộng đồng thì đến lúc này chủ nghĩa hiện sinh đã tạo
lập một cái nhìn hết sức mới mẻ về vấn đề con người đó là đề cao nhân vị.
Hiện sinh là triết học về thân phận con người, hiện sinh chỉ xuất hiện
khi con người ý thức được bản thể, ý thức được mình là một chủ thể. Sartre –
một trong những nhà hiện sinh nổi tiếng đã khẳng định rằng Hiện sinh có

trước bản chất: “Trước tiên con người tồn tại, hiện diện, ra mắt, tiếp theo mới
thuyết minh cho bản thân…ban đầu con người khơng có gì hết, chỉ về sau con
người mới cần biến thành cái gì đó, thế là con người dựa theo ý chí của mình
mà sáng tạo ra bản thân mình” [24, tr.400], có nghĩa là, trước hết, con người
phải hiện hữu đã, phải có đó, tồn tại đó rồi mới được xác định, được gọi tên.


12

Sự hiện tồn của con người là điều kiện tiên quyết cho mọi hành động về sau,
rồi từ những hành động đó mới hình thành nên tính cách, chọn người mà
mình muốn trở thành, tạo lập nên bản chất từng người khác nhau. Chủ nghĩa
hiện sinh đặt ra câu hỏi “Tôi là ai?” chứ không phải là câu hỏi “Nhân loại là
gì?”, có nghĩa mỗi một con người là một thế giới riêng biệt, nhấn mạnh sự kỳ
bí, độc đáo, không lặp lại của mỗi cá nhân chứ không phải là những con
người có thể định nghĩa được, những cá nhân lặp lại nhau trong một tập thể.
Đến với những học thuyết của Camus, Sartre người ta chợt giật mình nhận ra
rằng bấy lâu nay đã bỏ quên chính bản thân mình, đánh mất phần nhân vị làm
nên cái riêng biệt của mỗi người. Trong quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh,
mỗi người cịn là một dự phóng. Quan niệm “Thượng đế đã chết” đánh thức
mọi ý thức về tính chủ thể của con người. Con người không thể dựa dẫm niềm
tin vào bất kỳ điều gì nữa mà phải tự tìm con đường đi cho mình. Con người
phải tự nỗ lực vượt thốt, phải hành động, dấn thân. Chính sự vận động, vượt
thốt đó hình thành nên một tư duy tích cực đó là ln cố vượt lên chính bản
thân mình, khơng tự bó hẹp, giới hạn mà ln tìm cách để mình của giây phút
này khơng trùng khít với mình của giây phút trước. Kierkegaard đã từng la to
lên: “Hiện sinh, là bước ra khỏi phòng tối, là khơng chấp nhận cái kín cổng
cao tường, là chối từ cái im lìm, cái bất động của cái gì đã đạt, đã xong, đã
rồi, đã đủ…Khơng. Sống là cịn địi hỏi thêm…thêm…Thế vẫn chưa vừa.
Hôm nay phải khác hôm qua. Ngày sau không thể lặp y như bữa trước” [43].

Con người phải trở thành chủ thể của cuộc đời họ, “tồn tại cho nó” chứ khơng
phải là “tồn tại tự nó”, có nghĩa là con người sẽ tự quyết định và tự chịu trách
nhiệm về những hành động của mình chứ không phải là tồn tại một cách ngẫu
nhiên, không mục đích.
Bản chất cuộc đời phi lý là một trong những quan điểm quan trọng của
tư tưởng hiện sinh. Cuộc khủng hoảng nhiều mặt của thế kỷ XX đã hình thành


13

nên một hiện thực vô nghĩa, phi logic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức
của con người. Sự đảo lộn về trật tự trong mọi mặt đời sống con người đã tạo
nên những sự vật, hiện tượng trái với sự phát triển của tư duy thông thường,
hoặc đúng hơn là trái với logic nhân văn tiến bộ của loài người. A.Camus là
người đầu tiên dùng từ “phi lý” trong tác phẩm văn học – triết học Huyền
thoại Sisyphe để nói về cuộc sống nhân loại. Trong đó sự tồn tại, suy nghĩ,
hành động của con người trong cuộc đời có mn vàn những sự kiện và áp
đặt phi lý là một minh chứng cho tính chất mê cung, trừu tượng của giá trị cõi
sống. Phản ứng tất yếu trước hiện thực phi lý đó con người cảm thấy “buồn
nơn”. “Buồn nơn” chính là biểu hiện của nhân vị, khi mà con người không
chấp nhận hiện thực cuộc sống vô nghĩa, cam chịu như cây cỏ. Một khi con
người cịn cảm thấy “buồn nơn” có nghĩa là con người còn ý thức được về
phần nhân vị của bản thân mình, khơng chấp nhận cuộc sống vơ nghĩa, chống
lại sự phi lý của cuộc sống. Trong hồn cảnh đó con người thể hiện nhân vị
bằng hành động, bằng sự lựa chọn để chống lại sự phi lý. Con người trong
chủ nghĩa hiện sinh chỉ đạt đến sự tự do thực sự khi chọn lựa, chính khoảnh
khắc phải chọn lựa đó là lúc họ có được sự tự do đích thực.
Nhìn thấy sự phi lý của cuộc sống, con người trong triết học hiện sinh
không tỏ ra bất lực, họ luôn tìm cách vượt thốt, tìm kiếm sự tự do cho bản
thân mình. Cùng với việc đề cao tính chủ thể thuyết hiện sinh còn nhấn mạnh

đến khát vọng tự do của con người trong những trạng huống hiện sinh. Thế
nhưng khác với tự do chính trị, tự do xã hội, tự do trong chủ nghĩa hiện sinh
có nghĩa là tự do lựa chọn nhân vị cho chính bản thân mình. Có thể hành động
của họ đi ngược lại với đạo lý thông thường, họ mất đi tự do trong cuộc sống
hiện thực nhưng nếu đó là hành động xuất phát từ một lựa chọn thể hiện đúng
phần bản chất của mình thì họ đã có được sự tự do thực sự. “Tự do, chính là
khắc khoải lựa chọn” - J.P.Sartre đã từng khẳng định như vậy. Con người hiện


14

sinh tự do lựa chọn, tự do dấn thân nhưng cũng đầy lo âu, sợ hãi. William
Faulkner đã nói rằng: “Bi kịch của chúng ta ngày nay chính là nỗi sợ hãi
mang tính phổ biến và bao trùm liên quan đến thể xác, nỗi sợ hãi mà chúng ta
phải chịu đựng q lâu. Khơng cịn vấn đề tâm linh gì nữa. Câu hỏi duy nhất
cịn lại là: Khi nào tơi bị nổ tung đây? Nhưng càng lo âu con người càng phải
dấn thân vì đó là con đường duy nhất để con người có thể tìm thấy sự tự do,
để thực sự là một nhân vị giữa cõi đời rộng lớn này” [7, tr.4]
Chủ nghĩa hiện sinh như một chủ nghĩa nhân bản (Sartre), chừng nào
con người còn bị cuốn theo vịng xốy của cuộc sống sinh tồn thì học thuyết
hiện sinh sẽ còn gắn liền với họ. Con người càng chạy theo những giá trị vật
chất thì đời sống tinh thần của họ sẽ ngày càng xuất hiện nhiều lổ hổng,
những khoảng trống hãi hùng mà không một điều gì có thể khỏa lấp và chủ
nghĩa hiện sinh sẽ làm phần việc của nó. Thành cơng của những nhà hiện sinh
là họ đã khơng bị chìm ngập trong mớ lý thuyết về nỗi cô đơn, về cuộc sống
phi lý, về nỗi sợ hãi từ trong bản thể…mà họ đã ln cố gắng nỗ lực tìm kiếm
một con đường đi để thoát khỏi hiện thực cuộc sống và nội tâm đầy bi kịch
đó, tìm kiếm sự tự do tuyệt đối cho bản thể của mỗi con người. Albert Camus
và Simone de Beauvoir là hai nhánh lạc quan của hiện sinh, tin rằng con
người có thể có hạnh phúc trong cuộc đời phi lý (Thuỵ Khuê).

1.1.2. Chủ nghĩa hiện sinh từ triết học đến văn học
Có thể nói rằng trong lịch sử triết học phương Tây hiện đại không một
học thuyết nào có mối quan hệ mật thiết với văn học như chủ nghĩa hiện sinh.
Những nhà hiện sinh nổi tiếng đồng thời cũng là những nhà văn gạo cội với
những tác phẩm văn học để đời có giá trị về triết học lẫn văn chương. Nhắc
đến triết học của Kierkegaard không thể không nhắc đến các tác phẩm Không
thế này thì thế kia, Kinh hãi và run sợ, Nhật ký chàng dụ dỗ gái…, nhắc đến
tư tưởng hiện sinh của J.P.Sartre không thể bỏ qua Buồn nôn, Bức tường,


15

Những nẻo đường tự do, Tuổi trưởng thành…hay A. Camus với Kẻ xa lạ,
Dịch hạch...Nói như vậy để thấy rằng để có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ về
triết học hiện sinh thì khơng thể bỏ qua địa hạt văn chương, nơi mà những nhà
hiện sinh đã gởi gắm tư tưởng của họ bằng rất nhiều những hình tượng văn
học độc đáo và mới lạ.
Trong lịch sử, hiện tượng triết học trong văn học không phải là điều
hiếm thấy. Những tác phẩm văn - sử - triết bất phân là một hiện tượng mà lịch
sử văn học đã chứng minh và tồn tại qua rất nhiều thời đại. Điều này cũng thật
dễ hiểu bởi bất kỳ một nhà triết học nào cũng muốn tư tưởng của mình được
truyền bá một cách rộng rãi và sâu sắc trong quần chúng. Thế nhưng khơng
phải bất cứ ai cũng có thể hiểu và nhận thức được triết lý của họ qua những
thứ lý thuyết khơ khan. Vì vậy, những nhà triết học chọn văn học là người bạn
đường thân thiết giúp truyền tải tư tưởng của họ. Văn học là mảnh đất lành có
thể ươm mầm và ni dưỡng cây triết học, cho ra những thứ quả ngọt lành
nhất để người đọc có thể thưởng thức và cảm nhận nó. Chủ nghĩa hiện sinh
cũng khơng nằm ngồi mối quan hệ mật thiết đó giữa triết học và văn học.
Hơn thế nữa, những nhà phát ngôn của chủ nghĩa hiện sinh như A. Camus, J.
P. Sartre còn được biết đến trên địa hạt văn chương như những cây đại thụ bởi

những hình tượng nghệ thuật đặc sắc và có chiều sâu mà họ tạo dựng trong
tác phẩm của mình.
Thế nhưng thành cơng của những tác phẩm văn học – triết học đó trên cả
hai địa hạt cịn vì một lý do khác. Chủ nghĩa hiện sinh chống lại chủ nghĩa
duy lý của phương Tây nơi mà con người được cho là có thể nhìn nhận, đánh
giá dưới mọi góc độ. Chủ nghĩa duy lý không chấp nhận bất kỳ một cá nhân
nào, con người ln được đặt trong tập thể, giữa lịng xã hội. Con người, do
đó, cũng mất đi tính chủ thể, họ chỉ là những cá nhân mờ nhạt, khơng có bản
chất riêng biệt. Đả phá lại điều đó, chủ nghĩa hiện sinh luôn đề cao vấn đề


16

nhân vị. Con người phải là đối tượng trung tâm, là cốt lõi của mọi hoạt động
xã hội. Mỗi một người là một thế giới riêng biệt, ẩn chứa nhiều bí mật. Khơng
một điều gì, khơng ai có thể thấu hiểu được nội tâm sâu kín của họ kể cả
chính bản thân họ. D.H.Lawrence lên tiếng:
Ơi tính có thể hồn thiện của con người…Tính có thể hồn
thiện con người nào? Tơi là nhiều người. Anh dự tính hồn thiện
con người nào trong số ấy? Tôi đâu phải là sản phẩm máy móc.
Tâm hồn con người kỳ lạ lắm. Nó là cái tồn vẹn của anh ta. Điều
đó có nghĩa là nó vừa là cái có thể hiểu được vừa là cái không thể
hiểu được. Tâm hồn con người là một khu rừng thẳm tăm tối, bao
giờ cũng có một đời sống hoang dại trong ấy [7, tr.4].
Với Sartre chủ nghĩa hiện sinh là một loại chủ nghĩa nhân đạo, ông cho
rằng nhiệm vụ của văn học chính là sáng tác về con người: “Đề tài chủ yếu
là của nhà văn là con người” [24, tr.407], “Tiểu thuyết là tấm gương của con
người”[24, tr.407]…Dĩ nhiên con người ở đây được quan niệm theo chủ
nghĩa hiện sinh, có nghĩa là con người cảm thấy và muốn khẳng định sự hiện
tồn của bản thân mình.

Con đường mà văn học đang đi cũng khơng nằm ngồi hành trình tìm
kiếm, giải mã những điều bí ẩn của con người. Đó chính là độ giao thoa giữa
triết học hiện sinh và văn học, cả hai lãnh địa đó đều có cùng một đối tượng
hướng đến đó chính là con người. Chừng nào con người cịn những trăn trở,
âu lo trong cuộc sống thực tại, còn đấu tranh để khai phá những tầng vỉa sâu
thẳm trong tâm hồn thì chủ nghĩa hiện sinh và văn học sẽ cịn thực hiện nhiệm
vụ của mình.
Có một điều rất đặc biệt dẫn đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện sinh
và văn học ngày càng trở nên mật thiết đó chính là sự bí ẩn, nghịch lý của
hiện sinh khi lý giải về cuộc sống, về con người lại hoàn toàn phù hợp với


17

cách thức diễn đạt của văn học. Từ đó, văn chương trở thành phương tiện
chuyển tải những tư tưởng hiện sinh một cách hiệu quả. Những nhà triết học
hiện sinh, qua các hình tượng trong tác phẩm văn học đã thể hiện lý thuyết
của họ theo cách mềm mại, giúp người đọc có thể thấu triệt nó bằng cảm nhận
của từng người. Từ xưa đến nay văn chương luôn làm tốt nhiệm vụ của mình
trong việc “cứu rỗi” con người. Văn học hiện sinh dường như đã làm tốt hơn
những gì mà những nhà triết học hiện sinh mong đợi. Triết lý hiện sinh khi
xâm nhập vào văn học đã tạo lập một hệ thống tư tưởng thông qua các hình
tượng văn học, kết tụ nên những tư tưởng về giá trị nhân sinh, từ đó hình
thành khuynh hướng văn học hiện sinh nổi tiếng một thời. Theo Trần Thiện
Đạo thì: “Tư tưởng hiện sinh tự nó đã hàm chứa một bản chất đặc biệt, dễ bề
phát biểu qua lối diễn đạt bằng nghệ thuật, bằng tác phẩm văn nghệ, bằng
kịch bản” [13, tr.71]
Thêm vào đó các nhà hiện sinh coi việc sáng tác văn học là một hoạt
động thể hiện tinh thần hiện sinh rõ rệt. Nhà văn, một khi dấn thân vào các tác
phẩm văn học, được “phóng túng” theo những nhân vật của họ cũng là lúc họ

thể hiện nhân vị, thể hiện sự tự do dấn thân vào những vùng sâu thẳm trong
tâm hồn con người:
Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là
một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục.
Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái
chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là
viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng viết? Ấy là vì, đằng sau
những ý đồ khác nhau của các tác giả, có một chọn lựa sâu xa hơn và
trực tiếp hơn, chung cho mọi người. Chúng ta sẽ cố làm sáng tỏ lựa
chọn đó và sẽ thấy có phải nhân danh chính sự lựa chọn phương cách
viết đó của họ mà ta cần địi hỏi nhà văn phải dấn thân [31, tr.45].


18

Mỗi một lần dấn thân như vậy là một lần họ thực hiện nghiệm sinh, dẫu
là sự nghiệm sinh qua tác phẩm, qua số phận của những con người do anh ta
tạo nên nhưng đó cũng đã là một sự nỗ lực vượt thốt, để được là mình khác
đi, đã sống nhiều hơn một cuộc đời sau khi hoàn thành tác phẩm. Theo Sartre,
những nhà hiện sinh khi thực hiện cơng việc viết lách của mình khơng chỉ vận
dụng những lý thuyết hiện sinh vào tác phẩm của mình mà viết đã là một
phương cách để hiện thực hóa những phạm trù hiện sinh mà họ đề cập đến:
“Dù anh là người viết tiểu luận, viết đả kích, châm biếm hay tiểu thuyết, dù
anh chỉ nói về những niềm say mê cá nhân hay anh cơng kích cả chế độ xã
hội, nhà văn, là con người tự do nói với những con người tự do, chỉ có một đề
tài: tự do” [31, tr.47].
Như vậy, có thể thấy rằng giữa văn học và thuyết hiện sinh có một mối
liên hệ hết sức mật thiết với nhau. Giữa chúng có cùng một mục đích, một đối
tượng hướng đến đó là vấn đề con người. Sự đan cài của chủ nghĩa hiện sinh
vào văn học để văn học trở thành con đường đắc lợi giúp chuyển tải tư tưởng

hiện sinh một cách hiệu quả, ngược lại, những phạm trù hiện sinh khi được
lồng ghép trong các tác phẩm văn học lại phát huy tác dụng một cách khơng
ngờ, qua đó đã hình thành nên một trào lưu văn học hiện sinh đầy ám ảnh
người đọc. Không thể phủ nhận rằng văn học hiện sinh đã đem đến cho cuộc
sống những giá trị nhân bản, đánh thức nhân loại biết suy tư về bản thân,
không để rơi vào quên lãng.
1.2. KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC HIỆN SINH Ở VIỆT NAM THẬP
NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.2.1. Cơ sở hình thành khuynh hướng văn học hiện sinh thập niên
đầu thế kỉ XXI
Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào nước ta những năm 60 - 70 của thế kỷ
XX với ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ mà trước tiên là ở miền Nam


19

Việt Nam. Có thể nói đây là một trong số ít các học thuyết có sự tác động rõ
rệt đến mọi hoạt động trong đời sống của cả một thế hệ trẻ Việt Nam mà đặc
biệt là giới trẻ Sài thành lúc bấy giờ. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ trào lưu,
tuy có lúc đậm lúc nhạt nhưng gần như đã thể hiện một cách đầy đủ một giai
đoạn lịch sử với những biến động lớn lao về tình hình chính trị - xã hội.
Việt Nam sau 1986 đã thực sự có những biến đổi rất cơ bản về mọi mặt.
Đất nước thoát khỏi chiến tranh, bắt tay vào xây dựng và đổi mới đã đem đến
cho bộ mặt xã hội những nét mới mẻ, chưa từng thấy. Một thế kỷ XX khép lại
với những đau thương và oanh liệt nhưng đã là một bước tiến để đất nước sẵn
sàng bước vào thế kỷ XXI nhiều hứa hẹn. Thập niên đầu thế kỷ XXI là lúc
Việt Nam đẩy mạnh hội nhập toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội. Khơng thể phủ nhận rằng q trình hội nhập đó đã đem
đến một diện mạo mới cho đất nước. Công nghiệp, thương mại, công nghệ
thông tin phát triển mạnh mẽ để bắt kịp với xu hướng của thế giới. Đặc biệt

sự giao lưu về văn hóa được mở rộng khơng chỉ trong khu vực mà cịn trên
tồn cầu. Đời sống con người từ đó mà cũng được nâng cao rõ rệt.
Như đã trình bày ở trên, sự phát triển về mặt kinh tế xã hội sẽ kéo theo
sự biến đổi trong nhận thức của mọi người về vấn đề nhân vị. Dù rằng sự phát
triển của đất nước ta không thể sánh kịp với sự lớn mạnh như vũ bão của xã
hội phương Tây nhưng từ một đất nước có chiến tranh tiến đến một nền kinh
tế thị trường thì sự biến đổi trong nhận thức của con người là điều không thể
tránh khỏi. Nó như một hệ quả tất yếu mà bất kỳ một xã hội nào khi hội nhập
phải chấp nhận. Những luồng văn hóa phương Tây theo rất nhiều con đường
“ồ ạt” đổ vào nước ta, ban đầu người ta cịn ngỡ ngàng và có chút ngạc nhiên,
e dè trước nó, nhưng rồi ngay sau đó người ta lại nhanh chóng thấy rằng
“người bạn mới” này có rất nhiều điều để khám phá, dĩ nhiên có cả những
điều phù hợp và những điều khơng phù hợp với văn hóa phương Đông. Giữa


20

tiếp thu và tiếp biến là cả một khoảng cách mà bất kỳ một quốc gia nào khi
giao lưu văn hóa cũng phải nỗ lực thu hẹp. Càng ngày những mặt trái của sự
cơng nghiệp hóa, tồn cầu hóa, thị trường hóa càng bộc lộ một cách rõ rệt. Xã
hội khơng thể kìm hãm được sức mạnh của đồng tiền bởi đó là điều kiện cho
sự phát triển mặc dù càng ngày nó càng biểu hiện rõ những tác động xấu lên
đời sống tinh thần của con người. Mối quan hệ giữa con người với con người
chốc lát đã bị phá vỡ, tình yêu thương, sự san sẻ, nương tựa vào nhau đã biến
dạng, tất cả đều được thị trường hóa. Để có thể thích nghi với đời sống đó,
con người mỗi ngày cũng tự thay đổi mình, họ chạy theo đời sống vật chất,
lao mình vào cơng việc, họ bị vịng xốy của cuộc đời cuốn theo lúc nào
khơng hay. Chính họ cũng trở thành một guồng máy mà nếu chỉ dừng lại
trong một giây phút nào thôi họ sẽ bị bị bỏ rơi, bị tụt lùi về phía sau. Càng lao
theo guồng quay xã hội, con người đến một lúc nào đó sẽ rơi vào trạng thái

mơ hồ, hồi nghi, khơng biết mình là ai, khơng biết xung quanh mình là
những gì. Những lựa chọn liên hồn, vội vã, đầy toan tính đã đẩy con người
đến lúc phải đối mặt với biết bao hệ lụy tội ác, nghèo hèn, dục vọng…Khoảng
cách giữa người và người ngày càng rộng bởi kênh giao tiếp duy nhất là ngôn
ngữ ngày càng bị hạn chế. Con người dần đánh mất khả năng diễn đạt ngay cả
khi diễn đạt ý kiến của chính mình, đó là mặt trái của sự phát triển cơng nghệ
thơng tin khi mà máy móc đã làm ln phần việc đó. Mỗi ngày con người
được chứng kiến những biến đổi, những bi kịch trái khốy, những sự thật đau
lịng…Những lằn ranh giữa cái đạo đức – phi đạo đức, nhân bản – phi nhân
bản…dường như ngày càng mất hút khiến con người cảm thấy bơ vơ, hụt
hẫng, chới với vì mất đi điểm tựa, vì nền tảng niềm tin vào chân lý bị lung
lay.
Chủ nghĩa hiện sinh đi vào văn học nước ta như một cánh cửa giải thoát
những khuất tất trong tâm hồn của nhà văn nước ta bấy lâu. Dường như trong


×