Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Biểu tượng “trời đất” trong ca dao, tục ngữ người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.67 KB, 75 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

BIỂU TƯỢNG “TRỜI – ĐẤT” TRONG CA DAO, TỤC
NGỮ NGƯỜI VIỆT
Người hướng dẫn:
TS Lê Đức Luận
Người thực hiện:
Lê Thị Thu Trang

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới từ hàng ngàn năm trước đây
đã nảy sinh, phát triển và lưu truyền các sáng tác ngôn từ của quần chúng nhân
dân. Trải qua nhiều biến động của lịch sử văn học, ngày nay các nhà nghiên cứu
gọi các sáng tác dân gian bằng thuật ngữ “Văn học dân gian”. Cuộc sống vốn là
dòng chảy vô cùng tận, con người ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé khi đứng trước vũ
trụ mênh mông, vì thế nhiều khi ta chỉ mải miết trốn chạy cái chết mà quên mất


mình đang sống. Tìm đến về với văn học dân gian, ta cho mình những phút giây
ngừng nghỉ trên đường đời, để được tiếp thêm sức lực, để thu nhận kiến thức làm
hành trang cho con đường phía trước.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao, tục ngữ là những viên
ngọc sáng. Nó thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng cũng như những kinh
nghiệm sống của ông cha. Đến với ca dao, tục ngữ, là ta đến với thế giới lung
linh sắc màu, ở đó ta được ngụp lặn trong nền văn hóa dân gian, ta bắt gặp
những đều giản dị nhưng lại là chân lí của cuộc sống, và để rồi ta tìm thấy mình
đâu đó giữa dịng chảy của văn hóa Việt.
Ca dao, tục ngữ là vùng đất mà ở đó chỉ với những chất liệu bình thường từ
cuộc sống, những người lao động tài hoa đã gieo trồng những biểu tượng được
cả cộng đồng chấp nhận. Có thể nói biểu tượng trong ca dao, tục ngữ là một sáng
tạo độc đáo của các tác giả dân gian, nó thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng
của nhân dân ta. Đến với thế giới biểu tượng trong ca dao, tục ngữ để ta biết rằng
có những giá trị khơng bao giờ tan biến, con người và sự vật nói chung, một khi
đã xuất hiện trên thế gian, bằng cách này hay cách khác đều sẽ để lại dấu ấn của
mình.
Qua việc tìm hiểu bước đầu, chúng tơi nhận thấy thế giới biểu tượng trong
ca dao, tục ngữ thật sự rất cuốn hút. Đặc biệt là biểu tượng “trời - đất”. Trong số


3

những tài liệu mà chúng tôi bao quát được từ trước đến nay, chúng tơi nhận thấy
chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì thế để có thể hiểu sâu hơn ý
nghĩa của biểu tượng nói chung và đặc biệt là ý nghĩa của biểu tượng “trời - đất”
trong ca dao tục ngữ nói riêng, chúng tôi chọn đề tài: Biểu tượng “trời - đất”
trong ca dao, tục ngữ người Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học dân gian mang vẻ đẹp bình dị nhưng lại có sức hút kỳ diệu, từ lâu

các nhà nghiên cứu đã ưu ái đối với nền “văn học mẹ” này và dành nhiều tâm
huyết cho nó. Trong văn học dân gian thì ca dao, tục ngữ là hai mảng thành cơng
nổi trội của các tác giả dân gian. Vì thế, ca dao, tục ngữ là một phần không thể
thiếu trong các cơng trình nghiên cứu về văn học dân gian nói chung, bên cạch
đó cịn có các cơng trình đi sâu nghiên cứu riêng ca dao, tục ngữ. Ngoài các cơng
trình có tính chất sưu tầm thì có các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Cuốn “Vũ Ngọc Phan tác phẩm” (tập 3) do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn
hành là tập hợp cơng trình của Vũ Ngọc Phan về tục ngữ, ca dao, dân ca Việt
Nam được biên soạn lại. Đến với “Vũ Ngọc Phan tác phẩm” (tập 3) là đến với
thế giới của văn học dân gian Việt Nam, ở đó khơng chỉ ghi lại những câu tục
ngữ, những bài ca dao, dân ca tiêu biểu mà ta còn bắt gặp những nhận xét tinh tế,
những kiến thức bổ ích về văn học dân gian Việt Nam.
Cuốn “Thi pháp ca dao” của tác giả Nguyễn Xuân Kính là một cơng trình
nghiên cứu về ca dao dưới góc độ của thi pháp học. Cơng trình này là kết quả
của quá trình học tập và nghiên cứu nhiều năm của tác giả. Đây là cơng trình
nghiên cứu chun sâu, tồn diện, cơng phu về thi pháp ca dao từ trước đến nay.
Về phần biểu tượng trong ca dao, tác giả cũng nêu một số biểu tượng, hình ảnh
thường xuyên xuất hiện trong ca dao như: cây trúc, cây mai, hoa nhài, con bống,
con cò. Theo tác giả, trúc, mai thường được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho
đôi bạn trẻ, cho tình duyên, hoa nhài trong ca dao được hiểu là một thứ hoa đẹp,
hoa quý. Biểu tượng con bống, con cò trong ca dao cũng được tác giả đi sâu tìm


4

hiểu, về con cò tác giả cho rằng: “Trong kho tàng ca dao người Việt có hai bộ
phận nhắc đến con cò. Ở bộ phận thứ nhất, như Vũ Ngọc Phan quan niệm, con
cị là hình ảnh của người nơng dân xưa. Những lời thuộc bộ phận thứ hai là loại
ca dao thanh mà tục, tục mà thanh. Trong những lời đó, con cị khơng phải là
hình ảnh của người nông dân, cũng không phải là phong kiến thống trị” [6,

tr.214]. Ở phần kết luận, tác giả đã nêu những ý kiến gây được sự chú ý nơi
người đọc, trong đó có ý kiến cho rằng: “Tuy cùng xây dựng các biểu tượng trên
cơ sở là hiện thực khách quan nhưng nhiều ý nghĩa của các biểu tượng trong ca
dao khác hẳn so với thơ bác học…” [6, tr.234].
Cuốn “Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt” của tác giả Lê Đức Luận, ở
cơng trình này tác giả đã di sâu nghiên cứu về cấu trúc của ca dao trữ tình. Ở
phần nội dung, tác giả đã lần lượt trình bày: cấu trúc ngôn ngữ và đặc trưng cấu
trúc ngôn ngữ trong ca dao; hệ thống đơn vị ngôn liệu tạo lời trong ca dao trữ
tình; phương thức tạo lời trong ca dao trữ tình. Cơng trình này của tác giả Lê
Đức Luận đã cho ta một cách tiếp cận khá thú vị, đồng thời giúp ta hiểu hơn giá
trị, những nét đẹp văn hóa của ca dao trữ tình người Việt. Trong phần kết luận
tác giả khẳng định: “Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thuần Việt, mang đậm phong
cách phong cách ngôn ngữ địa phương, gắn liền với phong tục tập quán khu vực
dân cư, còn lưu giữ nhiều yếu tố cổ. Ngôn ngữ ca dao cũng là ngơn ngữ của biểu
tượng, ngơn ngữ giàu hình ảnh và hình tượng, giàu tính biểu cảm và đa nghĩa”
[12, tr.306].
Cuốn “Ca dao Việt Nam và những lời bình” do tác giả Vũ Thu Hương
tuyển chọn đã tập hợp những công trình nghiên cứu được đánh giá cao của nhiều
tác giả, qua đó làm rõ những điểm nổi bật của ca dao rồi đi đến những bài ca dao
tiêu biểu. Trong bài viết “Từ những chất liệu bình thường trong đời sống dân dã,
ca dao đã tạo nên những hình tượng xúc động” tác giả Minh Hiệu đã nhận xét:
“Ca dao thường rất ngắn: có khi tồn bài lại chỉ có một câu lục bát, đâu còn chỗ
để từ số lượng mà tạo chất lượng? Nhưng cũng chính vì khn khổ rất hạn hẹp


5

như vậy mà bản thân ca dao càng cần phải lấy hình tượng điển hình hóa làm cứu
cánh” [10, tr.76]. Tác giả Trương Thị Nhàn trong bài viết: “Giá trị biểu trưng
nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam” đã cho ta

một cái nhìn khái quát về thế giới vật thể nhân tạo trong ca dao cũng như cơ chế
hình thành nghĩa biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao.
Tác giả kết luận: “Khản năng biểu trưng hóa nghệ thuật của các vật thể nhân tạo
trong ca dao góp phần tạo nên một nét đặc trưng rất cơ bản trong nghệ thuật
ngôn ngữ của ca dao: ngôn ngữ nghệ thuật ca dao mang tính khái qt cao điển
hình của tính hàm súc và “ý tại ngơn ngoại” trong những sáng tác văn học. [10,
tr.121].
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu khác như: “Văn học dân gian
Việt Nam” của tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên); “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ
Việt Nam” của tác giả Phan Thị Đào; “Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể
loại” của tác giả Kiều Thu Hoạch… Đến đây, ta có thể thấy việc nghiên cứu văn
học dân gian Việt Nam, đặc biệt là ca dao, tục ngữ đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm và gặt hái được không ít thành quả. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
chuyên về biểu tượng “trời - đất” trong ca dao, tục ngữ lại là cánh cửa đang còn
bỏ ngõ. Từ thành tựu của các cơng trình nghiên cứu đi trước và niềm đam mê
với văn học dân gian, chúng tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Biểu tượng
“trời - đất” trong ca dao, tục ngữ người Việt.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về biểu tượng trời đất trong ca dao, tục ngữ, trước hết chúng tôi
muốn nắm bắt được ý nghĩa của biểu tượng “trời - đất” và qua đó có cứ liệu để
hiểu sâu sắc hơn về thế giới biểu tượng trong ca dao, tục ngữ. Tiếp cận đề tài với
cái nhìn khoa học, chúng tơi muốn bạn đọc có thể thấy được vẻ đẹp văn hố Việt
thơng qua lớp trầm tích biểu tượng trong ca dao, tục ngữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. 1. Đối tượng


6

Đối tượng nghiên cứu của cơng trình này là biểu tượng “trời - đất” trong

ca dao, tục ngữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số biểu tượng tiêu
biểu trong ca dao, tục ngữ để có thể thấy được nét đặc sắc của biểu tượng nói
chung, qua đó, đi sâu tìm hiểu biểu tượng “trời - đất”, nắm bắt được ý nghĩa và
giá trị của biểu tượng “trời - đất” trong ca dao, tục ngữ.
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
Cơng trình nghiên cứu khoa học này sẽ làm rõ biểu tượng “trời - đất” trong
ca dao, tục ngữ và những giá trị của nó đối với nền văn học dân gian. Dù cịn
khiêm tốn về tri thức nhưng cũng mong cơng trình nghiên cứu này có thể góp
phần phát hiện thêm những nét đẹp của biểu tượng trong kho tàng văn học dân
gian Việt Nam nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng, đồng thời có thể là tư liệu,
làm điểm tựa các cơng trình nghiên cứu về sau.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
trong đó có ba phương pháp cơ bản được sử dụng:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về biểu tượng và biểu tượng trong ca dao, tục ngữ
người Việt
Chương 2: Đặc trưng của biểu tượng “trời - đất” trong ca dao, tục ngữ
người Việt
Chương 3: Thi pháp thể hiện biểu tượng “trời - đất” trong ca dao, tục ngữ
người Việt


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO,
TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
1.1. Khái niệm biểu tượng và các loại biểu tượng
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Mỗi dân tộc tồn tại trên thế giới đều có những đặc sắc riêng về văn hoá và
yếu tố tạo nên sắc diện văn hố chính là các biểu tượng. Các biểu tượng góp
phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất,
những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẩm mỹ của
cộng đồng. Nghiên cứu biểu tượng trong văn học là hành trình khám phá con
đường trở về cội nguồn văn hố cũng là cuộc hành trình tìm kiếm những giá trị
chân, thiện, mỹ của dân tộc. Về khái niệm biểu tượng, có một số nhà nghiên cứu
đã đưa ra những ý kiến, định nghĩa như sau:
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ Điển thuật
ngữ văn học thì: “Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Còn trong nghĩa hẹp, biểu tượng là một
phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc
biệt có khản năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện
tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa
về con người và cuộc đời” [18, tr.24].
Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao quan niệm: “biểu tượng là hình
ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan điểm thẩm mĩ, tư tưởng của
từng nhóm tác giả (có khi của riêng một tác giả), từng thời đại, từng dân tộc và
từng khu vực cư trú ” [6, tr.185].
Như vậy, có thể thấy rằng các định nghĩa trên đều có một quan điểm khá
chung và thống nhất về biểu tượng. Tóm lại, có thể hiểu biểu tượng là một loại
hình ảnh nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được



8

bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng
hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời. Biểu tượng trong văn học bao
giờ cũng chứa đựng quan điểm thẩm mĩ, những tư tưởng tình cảm của người
sáng tạo.
1.1.2. Các loại biểu tượng
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Thi pháp ca dao”, cơ sở tạo
nên các loại biểu tượng là hiện thực khách quan, theo ông, các loại biểu tượng có
thể phân như sau:
A. Thế giới các hiện tượng thiên nhiên, tự nhiên bao gồm:
1.Trăng, sao, mây, gió…(các hiện tượng tự nhiên)
2. Cỏ cây, hoa lá (thế giới thực vật)
3. Rồng phượng, chim muông (thế giới động vật)
B. Thế giới các vật thể nhân tạo bao gồm:
4. Áo, khăn, gương, lược, mũ giầy…(các đồ dùng cá nhân)
5. Chăn, chiếu, giường, mân, bát…(các dụng cụ sinh hoạt gia đình)
6. Thuyền, lưới, đó, lờ, gàu…(các cơng cụ sản xuất)
7. Nhà, đình, cầu…(các cơng trình kiến thiết)
Về thế giới các vật thể nhân tạo, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã sắp xếp theo
sự phân loại của tác giả Trương Thị Nhàn trong bài: “Giá trị biểu trưng nghệ
thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam”.
Chúng tôi nhận thấy sự sắp xếp các loại biểu tượng như trên của tác giả
Nguyễn Xuân Kính là hợp lý. Trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi đồng ý
với cách phân loại của tác giả Nguyễn Xuân Kính và dựa vào đó để xác định
hướng đi cho đề tài.
1.2. Thế giới biểu tượng trong ca dao, tục ngữ người Việt
1.2.1. Biểu tượng vũ trụ thiên nhiên
Ca dao, tục ngữ là sáng tạo của các tác giả dân gian, cuộc sống của họ vốn

đơn thuần, chất phác, gần gũi với thiên nhiên, vì thế cảnh trí thiên nhiên và hiện


9

tượng thiên nhiên như trăng, núi, sơng, gió, mây, mưa,… được nhắc đến khá
nhiều trong ca dao, tục ngữ. Một hình ảnh đẹp mà ta thường bắt gặp trong ca dao
đó là trăng:
Hỡi cơ tát nước bên đàng
Sao cơ múc ánh trăng vàng đổ đi?
Thời điểm lao động là ban đêm, người con gái chắc hẳn rất vất vả, thế
nhưng cơ khơng một mình, cơ có bạn đang lao động cùng hay chỉ là người bộ
hành ngang qua? Câu trả lời đó khơng quan trọng, chỉ biết rằng ánh trăng tràn
ngập cả khơng gian, hình ảnh người con gái tát nước dưới ánh trăng vàng đầy mê
hoặc đã xua tan đi sự mệt nhọc, tất cả còn lại là một bức tranh làm say đắm lòng
người. Đối với những người dân lao động, trăng là người bạn thân thiết, không
như mặt trời sáng chói, trăng hiền dịu mát ngọt, trăng soi sáng cho con người:
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ
Quay tơ thì giữ mối tơ
Dù năm bảy mối cũng chờ mối anh.
Trăng không chỉ là ngọn đèn khổng lồ soi sáng đêm đen mà con là cái
duyên, cái cớ để con người nhớ đến nhau. Các thi sĩ dân gian còn sử dụng các
trạng thái khác nhau của trăng để miêu tả cảm xúc, độ chín muồi của tình cảm:
Thương ta thì nói với ta,
Khi trăng đang tỏ khi hoa đang thì.
Hay:
Ngày ngày em đứng em trông,
Trông non non ngất, trông sông sông dài.
Trông mây mây kéo ngang trời,

Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa.
Liệu bề thương được thì thương,
Đừng trao gánh nặng giữa đường tội em.


10

Biểu tượng trăng trong ca dao thể hiện cuộc sống của nhân dân ta gắn bó
với tự nhiên, đồng thời từng trạng thái của trăng là từng cấp độ tình cảm của con
người.
Trong ca dao, một hình ảnh thường xuất hiện nữa đó là sơng. Sơng được gọi
tên và thường được nhắc đến kèm theo địa danh để miêu tả quê hương xứ sở:
Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng qn đường về.
Hay:
Núi Ngự Bình trước trịn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong.
Đối với đất nước, con người Việt Nam, sông không đơn thuần là “dòng
chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa” mà nó là nơi cuộc
sống diễn ra, là nơi ghi dấu bao kỷ niệm. Người con khi xa q thường mang
theo trong mình một dịng sơng, bởi nếu q hương là một cái gì q trừu tượng
và khó nắm bắt thì sơng lại là một thực thể. Con người ta nghỉ ngơi ở bờ sông
sau những phút giây lao động, tắm mát ở sông và vui đùa ở sơng, dịng sơng đối
với trẻ thơ là một người bạn, với người lớn là một phần của cuộc sống hàng
ngày. Vì thế người ta u con sơng q, và tình u đó lớn dần lên trở thành tình
u q hương. Đất nước Việt Nam vốn lắm núi nhiều sơng, dịng sơng vơ tình
đã chia Nam, rẽ Bắc, trở thành vật cản địa lí:
Ước gì sơng rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Lời của cô gái tinh nghịch đã cho thấy phần nào cách nhìn nhận về sơng của

nhân dân ta, người con gái đã nghĩ thật và nói thật, nhưng là cái thật của ước mơ,
khát vọng chứ không phải là cái thật trong hiện thực cuộc đời. Tục ngữ cũng có
câu: “Sơng sâu sào ngắn khơn dị, người khơn ít nói khó đo tấc lịng”. Sơng cịn
là hiện thân của dịng chảy lớn, dài, mênh mơng. Các tác giả dân gian lấy đặc


11

điểm: dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liên tưởng về sự xa cách, sự bền
vững, về cái lớn lao, vơ tận:
Ơn hồi thai như biển
Ngãi dưỡng dục tựa sông
Em nguyền ở vậy không chồng
Lo nuôi cha mẹ hết lịng đạo con.
Nhưng có đơi lúc con sơng to lớn, mênh mông là thế lại trở nên nhỏ bé, tầm
thường trong tình yêu:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua.
Hay:
Biển cạn sơng cạn, lịng qua khơng cạn,
Núi lở non mịn, ngãi bậu khơng qn.
Đường cịn đi xuống đi lên,
Tình qua ngãi bậu quyết nên vợ chồng.
Các tác giả dân gian thật tài tình khi chọn những hình ảnh thiên nhiên lớn
để ví von cho tình u, ngũ lục sơng cũng lội được, biển cạn sơng cạn cũng
khơng thay lịng, thế thì thử hỏi đều gì có thể chia cắt tình u được nữa đây?
Sơng trong ca dao trở thành hình ảnh ví von cho tình u thể hiện sự bền vững.
Nếu hình ảnh sơng cụ thể của từng vùng miền trong ca dao cho ta thấy vẻ đẹp
của quê hương đất nước thì biểu tượng sơng lại cho ta thấy vẻ đẹp của văn hóa
Việt. Nó biểu hiện cho cái bền vững, lớn lao, đồng thời cũng cho ta thấy sự xa

cách vạn dặm trong những câu cao dao thấm đậm nghĩa tình:
Sơng dài cá lội biệt tăm
Phải dun chồng vợ trăm năm cũng chờ.
Một biểu tượng vũ trụ thiên nhiên nữa trong ca dao, tục ngữ mà ta không
thể không nhắc đến đó là biểu tượng núi. Núi trong ca dao cũng thể hiện cho sự
lớn lao, hùng vĩ và trường tồn:


12

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Không rõ núi Thái Sơn của Việt Nam ta ở đâu, chỉ biết rằng núi Thái Sơn là
một ngọn núi nổi tiếng của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đươ ̣c tơn là “Hoa Ha ̣
thầ n sơn”. Có lẽ núi Thái Sơn được nhân dân ta biết đến vào thời phong kiến, lúc
Nho giáo đang chiếm ưu thế. Vậy thì khơng có gì lạ khi “núi Thái Sơn”, quê
hương của Khổng Tử xuất hiện trong ca dao Việt Nam để nói lên cơng ơn của
người cha cao vời vợi. Khơng ai có thể khẳng định chắc chắn núi Thái Sơn được
nhân dân ta biết đến như thế nào, chỉ biết rằng dưới sự gọt dũa của nền văn hóa
dân gian, mỗi người con đất Việt đều có một ngọn núi Thái Sơn trong lịng.
Cũng như sơng, hình ảnh núi được gọi tên đi liền địa danh để ca ngợi vẻ đẹp quê
hương đất nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc:
Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
Núi trong ca dao Việt rất gần gũi với con người, nó là niềm gợi hứng và nhiều
lúc núi cũng chính là người:
Khi vui non nước cũng vui
Khi buồn sáo thổi, kén đôi cũng buồn

Hay:
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng?
Trên khắp đất nước ta, hầu như nơi đâu cũng có sự hiện diện của núi, các
tác giả dân gian sống gần gũi với thiên nhiên, thường xuyên bị phong cảnh thiên
nhiên tác động nên hình ảnh núi đi vào ca dao, tục ngữ một cách tự nhiên cũng là
đều dễ hiểu. Biểu tượng núi đi vào ca dao thể hiện cho sự trường tồn và hơn thế,
nó còn cho ta thấy cuộc sống gần gũi của nhân dân ta với thiên nhiên, bởi không


13

ai đi tìm một đại diện xa lạ cho mình cả, con người ta chỉ dùng những gì thân
thiết nhất để đại diện cho bản thân.
Trong tục ngữ, các biểu tượng vũ trụ thiên nhiên thường chỉ các hiện tượng
của thời tiết, gắn liền với đời sống nông vụ của những người nông dân, phản ánh
kinh nghiệm của nhân dân ta khi quan sát tự nhiên. Biểu tượng vũ trụ thiên nhiên
xuất hiện nhiều và đa dạng trong ca dao, tục ngữ, phản ánh sự gắn bó của người
nơng dân Việt Nam với mơi trường thiên nhiên và đặc tính của nền nông nghiệp
lúa nước. Từ chất liệu thiên nhiên, các tác giả dân gian đã cho ra đời những biểu
tượng vũ trụ thiên nhiên vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa. Những biểu tượng
vũ trụ thiên nhiên trong ca dao, tục ngữ khơng chỉ ghi lại cái nhìn của ơng cha
với tự nhiên mà nó cịn là nơi bộc lộ tâm tư, tình cảm, gửi gắm đời sống tinh
thần của lớp người đi trước.
1.2.2. Biểu tượng thực vật
Từ xa xưa, nền nơng nghiệp lúa nước đã gắn bó với nhân dân ta như máu
thịt, cũng từ đó, rất tự nhiên, mà những biểu tượng thực vật đi vào trong ca dao,
tục ngữ, thể hiện một cách xuất sắc đời sống hàng ngày cũng như tâm tư, tình
cảm của quần chúng nhân dân.
Đối với làng quê Việt Nam mà nói, hình ảnh quen thuộc nhất có lẽ là cây

tre. Trong tâm thức Việt, cây tre được coi là một biểu tượng của người Việt, đất
Việt. Hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền (nhất là ở miền
Bắc) là luỹ tre xanh quanh làng. Sống thân thuộc, gần gũi với cây tre, những tác
giả dân gian sớm đã nhận ra đặc tính: “Tre già măng mọc”. Câu tục ngữ ngắn
gọn, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta khi quan sát tự nhiên, và cũng là kinh
nghiệm sống ở đời. Bản chất của xã hội là sự sinh tồn khơng chỉ cho cá nhân mà
cịn cho cả chủng loại, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước chính là cách mà ơng
cha tìm ra để con người cũng như vạn vật vượt thốt tính hữu hạn của cuộc sống.
Ơng cha ta cịn dùng hình ảnh cây tre quen thuộc để răn dạy: “Măng không uốn,
uốn tre sao được”. Từ trong tâm thức của người Việt, tre còn là con người, là


14

đại diện cho người nơng dân với cuộc sống khó nhọc nhưng ngay thẳng, với tính
cần cù chịu thương chịu khó. Cây tre quen thuộc cịn được các thi sĩ dân gian
mượn làm lời ướm hỏi:
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng, thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?
Cây tre khơng biết có từ lúc nào, chỉ biết rằng từ lâu nó đã trở thành một
phần của tâm hồn Việt. Cho đến bây giờ cây tre vẫn là biểu tượng tiêu biểu của
con người đất Việt, cuộc sống dù đổi thay nhiều nhưng hình ảnh cây tre vẫn thế,
vẫn cần cù, vẫn ngay thẳng, vẫn sống động trong từng lời ca, câu hát của các mẹ,
các bà:
Làng tơi có lũy tre xanh
Có sơng Tơ Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sơng cá lội từng đàn tung tăng.

Đối với mỗi người dân Việt, từ lúc ra đời cho đến lúc chết đi, ít nhiều đều
có sự hiện diện của cây tre. Từ chiếc nơi tre thưở ầu ơ mẹ hát, cho đến bóng mát
cây tre lúc tan học, khi làm về, và cuối cùng là những cây tre nghiêng mình tiễn
con người ta về với mẹ đất. Từ những tháng ngày đầu tiên cho đến đoạn đường
cuối cùng, tre luôn hiện diện như một người bạn tri âm đối với mỗi người dân
Việt.
Trúc, mai trong quan niệm của Nho gia vốn là thứ cây tượng trưng cho
những phẩm chất của người quân tử, còn đối với các tác giả dân gian, cây trúc
cây mai lại là những lồi cây rất bình thường, gần gũi, nó đại diện cho con
người, cho lứa đơi bè bạn.
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.


15

Hay:
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Trúc, mai ở đây chính là con người, là đôi trai gái được Nguyệt lão trao cho
sợi chỉ đỏ. Tác giả dân gian ít khi tả thực cây trúc cây mai, mà họ mượn hình ảnh
mai, trúc để nói những lời tình ý, để diễn đạt những cung bậc của tình cảm.
Trong nhiều bài ca dao, hình ảnh trúc, mai với xoắn xuýt với nhau thể hiện tình
cảm đơi lứa thắm thiết:
Hơm qua sum họp trúc mai
Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm.
Khi lại thể hiện nỗi niềm tương tư:
Ðêm qua nguyệt lặn về Tây
Sự tình kẻ đấy người đây còn dài
Trúc với mai, mai về trúc nhớ

Trúc trở về mai nhớ trúc không?
Bây giờ kẻ Bắc người Ðơng
Kể sao cho xiết tấm lịng tương tư!
Trong ca dao, trúc, mai được dùng để diễn đạt nhiều cung bậc của tình cảm,
nhiều cảnh ngộ tình dun. Có khi là lời nhắn nhủ, hy vọng, khi lại là lời giận
hờn, trách móc. Các tác giả dân gian sử dụng biểu tượng trúc, mai để thể hiện
cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên.
Cũng giống như biểu tượng trúc, mai trong ca dao, biểu tượng trầu cau cũng
mang ý nghĩa tượng trưng cho tình u đơi lứa.
- Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
- Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.


16

Tuy nhiên, khác với biểu tượng trúc mai, biểu tượng trầu cau cịn mang ý nghĩa
sâu xa hơn, bởi nó khơng chỉ dừng lại ở tình u mà cịn là sự gắn kết để đi đến
“đầu bạc răng long”, không chỉ là duyên mà còn là nợ.
Cơi trầu anh têm ra đây
Nhân duyên chưa định trầu này chưa ăn.
Theo tục lệ hơn nhân của người Việt, trầu cau có một vai trò quan trọng.
Trong lễ cưới, hỏi và mâm cỗ cúng tơ hồng - vị thần của hôn nhân, bao giờ cũng
phải có buồng cau và tệp lá trầu. Trong tâm thức của người Việt hình ảnh trầu
cau là hình ảnh của dun đơi lứa xum vầy, có lẽ vì thế nên khi duyên lỡ, tình
xa, người con gái mới mượn hình ảnh trầu cau để than trách:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em có chồng anh tiếc lắm thay…
Ba đồng một miếng trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày cịn khơng?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Tục ngữ cũng có câu:“Miếng trầu nên dâu nhà người”. Chỉ một miếng
trầu mà quyết định cả cuộc đời người con gái? Không phải, tự bản thân miếng
trầu khơng có đủ sức mạnh đó, nhưng nền văn hóa Việt đã giao cho trầu, cau sứ
mệnh kết đơi, làm cho nó trở thành biểu tượng hồn hảo của hơn nhân, của tình
cảm vợ chồng:
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng


17

Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với dun.
Trong ca dao, có khá nhiều lồi hoa được nhắc đến, đáng chú ý là biểu
tượng hoa nhài, một lồi hoa nhỏ bé, thanh nhã, có hương thơm tỏa về đêm. Dân
gian ta thường ví hoa nhài với hình ảnh người con gái:
Hoa lí là chị hoa nhài
Hoa lí có tài hoa nhài có dun.
Hoa nhài là biểu tượng cho người con gái với cái đẹp, cái duyên kín đáo,
thầm lặng. Nếu như nét quyến rũ của hoa hồng đến từ sự phơ trương hương sắc
thì nét quyến rũ của hoa nhài đến từ một vẻ đẹp hiền hịa, bình dị nhưng cũng rất
nỗi kêu hãnh:
Đơi ta lấm tấm hoa nhài

Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời
Hay:
Anh đừng ham bông quế, bỏ phế bông lài,
Mai sau quế rụng bông lài thơm lâu.
Hoa nhài thường gợi vẻ đẹp bên trong hơn là bên ngoài, qua biểu tượng hoa
nhài ta có thể thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhân dân lao động, họ ca ngợi
sự thủy chung, yêu cái duyên, quý trọng cái nết làm người. Cùng với hoa nhài,
hoa sen cũng được các tác giả dân gian ưu ái. Hoa sen có sức sống thật mạnh mẽ,
dù dầm mưa, dãi nắng vẫn không phai nhạt hương sắc. Chính vì vậy đã được
nhân dân ta ca ngợi:
Hoa sen sao khéo giữ màu,
Nắng nồng không nhạt, mưa dầu không phai.
Hoa sen biểu tượng cho vẻ đẹp cao quí và sức sống bền vững, nó ln giữ
lấy được cái hồn đẹp nhất, biểu hiện cho sự thuần khiết, thánh thiện:
Hoa sen mọc bãi cát lâm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.


18

Biểu tượng thực vật trong ca dao, tục ngữ người Việt thật sự rất phong phú,
mỗi biểu tượng lại mang một hàm ý khác nhau, và những biểu tượng này đã trở
thành phương tiện để lứa đơi trị chuyện, tâm tình. Các biểu tượng là trung tâm
giúp hình thành nên bài ca dao, đem lại cho người tiếp nhận những ấn tượng khó
quên về một lối nói năng, diễn đạt kín đáo, tao nhã, cơ đọng và súc tích của nhân
dân lao động.
1.2.3. Biểu tượng động vật
Khi nói đến biểu tượng động vật trong ca dao, tục ngữ ta không thể khơng
nhắc đến biểu tượng con cị. Đối với những người nơng dân, hình ảnh chú cị
trắng trên cánh đồng là vô cùng thân thuộc. Quanh năm “bán mặt cho đất, bán

lưng cho trời”, giữa cánh đồng bao la, người và cị cùng lao động, cả hai dường
như đã có một mối liên kết từ đó. Hình ảnh chú cị trắng tung cánh bay giữa bầu
trời là sự an ủi và cũng là mong ước của những người nông dân chất phác. Tục
ngữ có câu: “Thân chim cũng như thân cị”, câu tục ngữ thể hiện sự cảm thơng
đối với những người cùng cảnh ngộ, cùng thân phận nghèo khó, vậy chim ở đây
là ai? Cò ở đây là ai? Đó chẳng phải là người dân lao động quanh năm chân lấm
tay bùn hay sao. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả dân gian mượn hình ảnh
con cị để biểu hiện đời sống của mình. Chú cị trắng lặn lội ngày đêm để kiếm
ăn cũng giống người nông dân vất vả cần cù với việc nhà nơng, thân cị gầy guộc
gợi lên một sự đồng cảm sâu sắc bởi kiếp sống khốn khổ đâu chỉ của riêng ai:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng
Cha mẹ sinh đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ ni đời cị con.


19

Các tác giả dân gian là những người rất thẳng thắn, khi nói về cuộc sống
của mình, họ nói trên cả hai phương diện cả xấu và tốt. Vì vậy, hình ảnh chú cị
trong ca dao khơng phải lúc nào cũng là một chú cò “chất phác”:
Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đơi lời
Để cho cị hiểu sự đời, ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.
Bằng biểu tượng con cò, các tác giả dân gian đã chân thực phác họa lại cuộc

sống của mình với những buồn, vui, tủi, hổ. Con cị từ khi bước vào ca dao với
tư cách đại diện cho người dân lao động Việt Nam đã khơng cịn là một lồi
động vật bình thường, nó là trở thành biểu tượng của văn hóa dân gian, là nét
đẹp thể hiện văn hóa dân tộc Việt.
Bên cạnh biểu tượng con cị, biểu tượng cái bống cũng được các tác giả dân
gian nâng niu. Theo Vũ Ngọc Phan đối với người Việt, “cị” có thể là hình ảnh
cả trai lẫn gái, cịn con “bống” thì chỉ có thể là hình ảnh người thiếu nữ hay
người thiếu phụ:
Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến ngõ lội đánh rơi mất chồng.
Câu ca dao có vẻ bơng đùa, chế nhạo nhưng lại mang trong mình những ý
nghĩa sâu xa, nó tố cáo xã hội phong kiến với hủ tục ép duyên, để rồi vợ chồng
trở thành “đơi đũa lệch”. Hình ảnh cái bống vốn nhỏ nhoi, xinh xẻo và hiền lành
quả thật rất phù hợp với người phụ nữ nông thôn. Các tác giả dân gian cũng rất
coi trọng cái bống, tục ngữ có câu “bống có gan bống”, thế mới biết người phụ
nữ Việt Nam khơng tầm thường chút nào.
Khác với con cị, cái bống vốn là những lồi vật rất bình thường trong cuộc
sống thì rồng, phượng lại là những lồi vật chỉ có trong tưởng tượng được chế độ


20

phong kiến tôn thờ, thế nhưng khi đi vào trong ca dao, tục ngữ, các tác giả dân
gian đã cho nó một diện mạo mới:
Anh dệt cửi, em kéo hoa
Rồng bay phượng múa ai mà chẳng khen.
Hay:
Rồng giao đầu, phụng giao đi
Nay tui hỏi thiệt, mình có thương tui khơng mình?
Từ câu ca dao trên có thể thấy rồng, phượng (cịn có cách gọi khác là

phụng) đã trở thành biểu tượng của đôi trai gái yêu nhau, xứng đôi vừa lứa. Thế
nhưng hai biểu tượng này không phải lúc nào cũng đi cùng với nhau, mà nhiều
khi nó đứng đơn lẻ, rồng thể hiện người con trai, phượng thể hiện cho người con
gái:
Rồng nằm bể cạn phơi râu
Mấy lời anh nói dấu đầu hở đi.
Và:
Con cá lý ngư sầu tư biếng lội
Con chim phượng hoàng sầu cội biếng bay.
Ở bài ca dao thứ nhất, hình ảnh rồng biểu hiện cho người con trai, có khá nhiều
cách để hiểu câu ca dao này. Nhưng theo chúng tơi, hình ảnh rồng vốn là một
hình ảnh có ý nghĩa “khá tươi sáng” trong dân gian ta. Câu ca dao lại có vẻ bơng
đùa nên nếu hiểu câu ca dao này theo ý nghĩa trách móc thì khơng đúng, mà nên
hiểu là lời của người con gái trách u bạn tình của mình. Cịn ở bài ca dao thứ
hai, hình ảnh con chim phượng hồng sầu chính là người con gái đang u,
khơng ai biết vì sao người con gái lại rơi và lưới tương tư, chỉ biết rằng giờ đây
cơ khơng có tâm trạng làm gì cả. Nhìn chung, biểu tượng rồng, phượng vừa được
dùng để chuyển tải các cung bậc tình yêu, vừa được dùng để thể hiện sự xứng
đôi vừa lứa. Biểu tượng rồng, phượng, con cò, cái bống trong ca dao, tục ngữ là


21

những biểu tượng khá nổi bật của nhóm biểu tượng động vật trong ca dao. Ngồi
ra cịn một số biểu tượng về động vật khác như: con rùa, con hạc, con ốc...
Biểu tượng động vật xuất hiện khá nhiều trong ca dao người Việt. Bên cạnh
những động vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người bình dân, cịn
có những động vật được hư cấu như rồng, phượng, đó là sản phẩm của sự giao
lưu giữa văn học bác học và văn học bình dân.
1.2.4. Biểu tượng đồ vật

Biểu tượng đồ vật trong ca dao tục ngữ là một phần thú vị, nó thể hiện sự
tinh nhạy cũng như lối sống “duy tình” của nhân dân ta. Bài ca dao sau đã làm
tốn bao giấy mực của các nhà nghiên cứu:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ khơng n
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Tâm trạng người con gái đang yêu với những lo âu, buồn phiền, những nỗi tương
tư không biết tỏ cùng ai được chiếc khăn thể hiện mới tình cảm làm sao. Những
câu hỏi khơng có câu trả lời, cô dành để hỏi những vật dụng quen thuộc nhất kề
bên mình trong lúc cơ đơn, chiếc khăn từ một vật vô tri vô giác đã trở thành biểu
tượng của tình yêu thương. Bài ca dao như một viên ngọc, nó được gọt giũa bởi


22

tấm lòng và tâm hồn đẹp đẽ của những con người bình dân, thời gian càng trơi
qua bao lâu thì viên ngọc ấy lại càng tỏa sáng.
Một biểu tượng quen thuộc nữa nằm trong nhóm biểu tượng đồ vật là cái
yếm, nó được các nhà nghiên cứu xem như là một ám ảnh nghệ thuật trong ca
dao trữ tình người Việt. Cái yếm là một trang phục thân thuộc của người phụ nữ
Việt Nam từ thời xa xưa, sau này khi văn hóa phương tây tràn vào, cái yếm bị

“thất sủng” theo thời gian và bị đẩy lùi vào quá khứ. Tuy thời đại hồng kim của
mình đã lùi xa nhưng cái yếm lại không hề bị quên lãng, bởi nó đã trở thành một
biểu tượng đẹp đẽ trong đời sống văn hóa của nhân dân ta:
Hỡi cơ mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?
Chẳng ai biết cô gái mặc yếm hồng xinh đẹp đến cỡ nào, chỉ biết rằng cơ đã làm
ít nhất một chàng trai trai mê mẩn, muốn cưới cô về làm vợ. Từ xa xưa, người
Việt con trai đóng khố, con gái mặc yếm. Chiếc yếm hồng trên người cô gái
không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp của hiện tại, nó là kết tinh vẻ đẹp truyền thống
ngàn năm của đất Việt. Vì thế, cái yếm đầu tiên là biểu tượng cho vẻ đẹp của
người con gái. Rồi sau đó, từ một vật thân thuộc, gắn kết với người phụ nữ,
chiếc yếm không biết từ lúc nào đã trở thành một biểu tượng của tình u đơi
lứa:
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím,
Em lấy chồng rồi trả yếm cho anh.
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh,
Yếm em, em mặc yếm gì anh, anh địi.
Bài ca dao thật xúc động biết bao, đôi nam nữ yêu nhau nhưng không đến được
với nhau, người con gái muốn “trả lại yếm cho anh” như một cách để trao trả
tình nghĩa, cắt mối tơ vương. Thế nhưng chàng trai lại từ chối, đối với chàng dù
duyên trăm năm đã không thành nhưng tình nghĩa thì vẫn cịn, chàng vẫn mong
muốn người mình yêu giữ lại chiếc yếm thắm không chỉ để tô điểm vẻ đẹp của


23

nàng mà còn là giữ lại những kỷ niệm đẹp của đơi lứa. Tình u của chàng trai
mới chân thành, cao thượng làm sao. Duyên là ở kiếp này nhưng nợ lại là ở kiếp
trước, đã khơng có nợ để kết tóc xe tơ thì thơi hãy giữ lấy dun, giữ lấy những
kỷ niệm đẹp để làm điểm tựa cho cuộc sống sau này. Hình ảnh chiếc yếm đã đi

sâu vào ca dao người Việt, trở thành một biểu tượng quen thuộc, giúp tạo nên sự
lãng mạn và đáng yêu cho những câu ca tình tứ của người bình dân. Từ một vật
dụng bình thường của người phụ nữ, các tác giả dân gian đã thổn hồn vào cái
yếm, đưa nó trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái, cho tình u son
sắt của lứa đơi.
Nếu như biểu tượng khăn và yếm là hai biểu tượng đại diện cho thiên tính
nữ của cội nguồn dân tộc, thì biểu tượng đôi đũa trong ca dao, tục ngữ lại biểu
hiện sự bình đẳng và mong muốn bình đẳng của những người dân lao động. Đơi
đũa có đặc tính là hai chiếc phải bằng nhau, vì thế dân gian ta mượn hình ảnh đơi
đũa nói lên sự bình đẳng gắn liền với đời sống nên có của đơi lứa:
Ðơi ta như đũa trong kho
Không tề, không tiện, không so cũng bằng.
Bài ca dao thật hay, chỉ bằng hình ảnh đơi đũa, ta đã thấy được sự xứng đôi vừa
lứa của hai con người yêu nhau. Tục ngữ cũng có câu: “Có vợ có chồng như đũa
có đơi”, khơng nhiều lời, không hoa lệ, chỉ với đôi đũa các tác giả dân gian đã
thể hiện sự gắn kết, tình cảm son sắt của vợ chồng. Đũa có một chiếc thì chẳng
làm gì được, đơi ta nếu thiếu đi một thì chẳng cịn ý nghĩa nữa. Hình ảnh đơi đũa
giản dị và đơn sơ nhưng cũng ẩn chứa nét đẹp văn hóa. Đôi đũa trong mâm cơm
là lễ, là nghĩa, cũng là tình của người dân đất Việt. Nó thân thuộc đến mức nhiều
khi chúng ta không biết đến sự tồn tại của nó, bởi từ trong tâm thức ta mặc định
sự có mặt của nó là đương nhiên. Cũng hình ảnh đôi đũa quen thuộc nhưng
nhiều lúc các tác giả dân gian mượn nó để ví von, than trách cho sự không cân
xứng:
Mẹ em tham thúng xôi rền


24

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa.
Ðôi đũa lệch trong bài ca giao trên gợi lên một tình cảnh thật buồn thương. Chế
độ hơn nhân phong kiến đã tước đoạt đi quyền được lựa chọn của người trong
cuộc, để rồi suốt cuộc đời người phụ nữ phải sống trong duyên oan trái. Lệch
nhau cũng hình dung bằng đơi đũa, bằng nhau khít khao cũng đũa một đôi. Biểu
tượng đôi đũa trong ca dao, tục ngữ ngồi sự thể hiện bình đẳng và mong muốn
bình đẳng của các tác giả dân gian, nó cịn góp phần làm nên văn hóa Việt.
Đồ vật trong ca dao, tục ngữ không chỉ thể hiện một phần những vật dụng
trong gia đình Việt xưa mà hơn thế, nhiều đồ vật còn trở thành biểu tượng của
những mối quan hệ xã hội, của đời sống tâm tư, tình cảm trong cộng đồng. Một
cuộc sống mới đang nhanh chóng hình thành trên đất nước ta, nhiều vật dụng đã
khơng cịn chỗ đứng trong cuộc sống hiện đại. Giờ đây, chính những câu ca dao,
tục ngữ, tài sản vô giá của dân tộc đang gìn giữ q khứ, bảo tồn văn hóa Việt
cho thế hệ mai sau.
1.3. Đặc trưng của biểu tượng trong văn học và trong ca dao, tục ngữ
người Việt
1.3.1. Đặc trưng biểu tượng trong văn học
Biểu tượng trong văn học nói chung là loại biểu tượng đa nghĩa và được
xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp chúng
ta hiểu được những giá trị riêng biệt, độc đáo của tác phẩm. Đặc trưng của biểu
tượng trong văn học là biểu tượng thay thế cho các đối tượng hiện thực và thay
thế tất cả các quá trình, cả hình tượng, ý niệm của con người. Biểu tượng khác
với hình tượng ở chỗ hình tượng chỉ mang tính “đơn nghĩa”, nó chỉ đại diện cho
một đối tượng cụ thể, duy nhất, tính đa nghĩa sẽ có hại cho hoạt động chức năng


25


của hình tượng nghệ thuật. Ngược lại với hình tượng, biểu tượng ln mang tính
“đa nghĩa”, nó khơng chỉ mang một bộ mặt duy nhất mà tùy từng trường hợp, nó
lại thể hiện một bộ mặt riêng. Có thể nói biểu tượng là một hình ảnh tượng trưng
mang tính chất thông điệp được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật nhằm chỉ ra
một ý nghĩa nào đó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự
vật ngồi nó. Ngồi chức năng thay thế, biểu tượng còn mang những chức năng
khác như: giáo dục, liên kết, dự báo, giao tiếp, thông tin.
Biểu tượng trong văn học mang tính hai mặt. Một mặt nó giữ mối liên hệ
với việc thể hiện tính hiện thực (tính hình tượng), mặt khác là nó mang tính
tượng trưng (tính biểu tượng) biểu đạt về một giá trị, mang tính trừu tượng, phi
hiện thực. Theo tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Loại biểu tượng là
hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực trong
tính quan niệm thơng qua các mơ hình đời sống của văn học nghệ thuật” [18,
tr.24]. Nhìn chung, cơ cấu cảm xúc của biểu tượng nói lên khát vọng, mong
muốn vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ của con người. Do đó những tác phẩm
hay và có giá trị thường có sự trùng khớp giữa hình tượng nghệ thuật với biểu
tượng. Trong văn học nói chung, biểu tượng thường in đậm dấu ấn cá tính sáng
tạo của nhà văn, nhà thơ.
1.3.2. Đặc trưng biểu tượng trong ca dao, tục ngữ người Việt
Biểu tượng trong ca dao, tục ngữ vừa có những nét đặc trưng của biểu
tượng trong văn học, lại vừa có những đặc trưng riêng.
Xuất phát từ đặc điểm được sáng tác bởi các tác giả dân gian nên biểu
tượng trong ca dao, tục ngữ thường có nguyên liệu từ các sự vật, hiện tượng gần
gũi với đời sống của nhân dân ta. Ca dao, tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn, hàm
súc, số lượng ngơn từ hạn hẹp nên các tác giả dân gian đã xây dựng một hệ
thống biểu tượng phong phú bao gồm cả thế giới các hiện tượng tự nhiên và thế
giới các vật thể nhân tạo để cho ý nghĩa của ca dao, tục ngữ có thể vượt ra ngồi
sự biểu hiện của ngôn từ. Khi đặt ca dao, tục ngữ vào văn học sử ta có thể thấy



×