Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt và các biện pháp quản lý, xử lý ở thị xã cửa lò – nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

----

TRẦN THỊ HÒA

Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt và
các biện pháp quản lý, xử lý ở Thị xã Cửa
Lị – Nghệ An

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

1


2


LỜI CẢM ƠN
Dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Th.S Nguyễn Văn Nam đã giúp tơi hồn
thành luận văn này đúng thời gian. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến thầy, người đã thường xuyên giúp đỡ động viên tôi về nhiều mặt, trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Và tôi cũng xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô trong khoa
Địa Lý – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy cơ trong tổ tự nhiên đã
hết lịng giúp đỡ.
Bên cạnh đó, q trình tìm hiểu tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các
phòng, ban : Ban chủ nhiệm khoa Địa lý – Trường ĐHSP Đà Nẵng và Phịng Kế hoạch và
kĩ thuật (Cơng ty DL-DV&MT Thị xã Cửa Lị)…..Tơi trân trọng cảm ơn các cơ quan,


phịng ban đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Hòa

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

TX

: Thị xã

DL-DV&MT

: Du lịch –Dịch vụ và Môi trường

UBND

:Ủy ban nhân dân


KT – XH

: Kinh tế - xã hội

MT

: Môi trường

CHC

: Chất hữu cơ

TCVN

: Tiêu chuẩn môi trường

MTĐT

: Môi trường đô thị

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BVMT

: Bảo vệ môi trường

THCS – THPT


: Trung học cơ sở - Trung học phổ thông

HTTGRTDL

: Hệ thống thu gom rác thải dân lập

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

VSV

: Vi sinh vật

VL

: Vật liệu

KL

: Kim loại

HTX

: Hợp tác xã

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần CTR
Bảng 1.2 Phân loại thành phần CTRSH
Bảng 1.3 Gía trị các ngành kinh tế
Bảng 1.5 Phân tích hiện trạng khách du lịch đến thị xã năm 2006-2012
Bảng 2.1 Khối lượng CTR phát sinh tại Thị xã Cửa Lò
Bảng 2.2 Tổng lượng CTRSH phát sinh từ KDL tại TX. Cửa Lò hiện nay
Bảng 2.3 Thành phần CTR thuộc Thị xã Cửa Lò
Bảng 2.4 Diện tích qt gom rác ở Thị xã Cửa Lị
Bảng 2.5 Tổng lượng CTR phát sinh từ khách du lịch tại T.x Cửa lò hiện nay
Bảng 2.6 Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các phường – xã
Bảng 3.1 Dự báo quy mơ dân số Thị xã Cửa Lị đến năm 2020.

Bảng 3.2 Dự báo lượng khách du lịch đến Thị xã Cửa Lò năm 2020
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn CTRSH đối với khách du lịch

Bảng 3.4 Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ dân cư đô thị của Thị xã Cửa
Lò đến năm 2020
Bảng 3.5 tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ khách du lịch Thị xã Cửa
Lò đến năm 2020
Bảng 3.6 Khối lượng thu gom CTRSH đến năm 2020
Bảng 3.7 Phương tiện thu gom CTRSH đến năm 2020
Bảng 3.8 Số lượng công nhân cần thiết phục vụ công tác thu gom CTRSH Thị xã
Cửa Lò đến năm 2020

5



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 1.1 : Nguồn tạo thành CTR đơ thị
Hình 1.2 : Kỹ thuật xử lý CTR chủ yế ở Việt Nam
Hình 1.3 : Các danh lam thắng cảnh hiện nay của Thị xã
Hình 1.4 : Các loại hình du lịch hiện có ở Thị xã
Hình 2.1 : Trình tự thu gom CTRSH tại Thị xã Cửa Lị
Hình 2.2 : Mơ hình thu gom rác thải được quản lý bởi khối phố
Hình 3.1 : Mơ hình thu gom chất thải của hệ thống quản lý CTR tại TX. Cửa Lị
Hình 3.2 : Hệ thống thu gom rác thải dân lập
Hình 3.3 : Sơ đồ thu gom CTR bằng phương pháp thủ cơng
Hình 3.4 : Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học compost
Hình 3.5 : Quy trình chế biến phân ủ compost

6


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1
Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình phát triển lâu dài của con người đi đơi với sự phát triển của khoa
học kĩ thuật và những biến đối của kinh tế -xã hội mang tính tồn cầu trong những thập kỉ
qua đã tác động sâu sắc đến tự nhiên làm cho nguồn tài nguyên này càng cạn kiệt, cân
bằng sinh thái bị phá vỡ, chất lượng môi trường ngày càng suy giảm. Thông qua các hoạt
động của mình con người đã thải vào tự nhiên hàng triệu tấn chất thải gây ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống của con người.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề rác thải ở các thành phố và thị xã ở
nước ta ngày càng nghiêm trọng và đang trở thành mối hiểm họa của môi trường sống của
dân cư đơ thị. Do đó việc điều tra, xác định đánh giá chất lượng môi trường và bảo vệ môi
trường đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết, đặc biệt trong đó, vấn đề giải quyết chất

thải rắn đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Thị xã Cửa Lị nổi lên như một đơ thị tuy mới thành lập song đã có rất nhiều bước
phát triển mạnh mẽ. Bộ mặt thị xã đã có những thay đổi tích cực hàng ngày trên nhiều
lĩnh vực trong q trình cải thiện, nâng cấp, mở rộng đơ thị hiện tại, phát triển các khu
công nghiệp và khu du lịch mới.
Cùng với sự đi lên của nền kinh tế thị xã, sự tập trung dân cư đông đúc đã làm tăng
sức ép lên môi trường đô thị ngày càng lớn. Trong đó chất thải rắn là một trong những
vấn đề được quan tâm với lượng chất thải phát sinh trên địa bàn ngày càng tăng. Bên
cạnh đó, vào mùa du lịch khi mà lượng khách trong nước và quốc tế tập trung về đây đã
làm tăng đột biến lượng rác thải, đặc biệt là vào những ngày cao điểm. Vấn đề này đã đặt
ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho sự phát triển bền vững của đô thị.
Bên cạnh đó, mơi trường sống của thị xã cũng chịu áp lực nặng nề của 50.000
người, một phần lớn dân sống dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp với ý thức bảo vệ môi
trường chưa cao đã gây nhiều vấn đề về phát sinh chất thải rắn, đặc biệt là ở các khu dân
cư.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt và
các biện pháp quản lý, xử lý ở Thị xã Cửa Lị – Nghệ An” cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.Trong đề tài sẽ đề cập đến các nguyên nhân và hiện trạng của những tồn tại này, từ
đó đưa ra những giải pháp tích cực cho việc quản lý, xử lý chất thải rắn, đề tài mong
muốn góp phần vào việc phát triển bền vững của thị xã Cửa Lò.

7


1.2

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ khu vựa Tx.Cửa Lò và chỉ tập trung vào
mảng chất thải rắn sinh hoạt, còn các loại chất thải rắn cịn lại do khối lượng khơng đáng

kể nên khơng được nói đến.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lị. Từ đó đưa ra những
giải pháp thích hợp và lựa chọn phương pháp tối ưu để quản lý và xử lý chất thải rắn ngày
càng hiệu quả hơn.
1.4

Nhiệm vụ nghiên cứu



Nghiên cứu hiện trạng quản lý CTRSH từ năm 2010 đến năm 2020



Tổng quan về hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH ở Tx.Cửa Lò



Định hướng và đề xuất các phương án phát triển bền vững

1.5
Lịch sử nghiên cứu
Trong thời gian qua, thế giới cũng như Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về CTR như :
“Dự thảo hướng dẫn hoạch định quản lý CTR ở các nước đang phát triển” –
Enviromental Reources Management (ERM) 1997.

“Các biện pháp ô nhiễm và quản lý chất thải” – Bộ khoa học cơng nghệ và mơi
trường : chương trình Sida 1998.
“Chiến lược quốc gia về quản lý CTR nguy hai ở Việt Nam” – Cục môi trường
7/1998.
“Chiến lược quốc gia về quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020” –
Bộ xây dựng 1999.
Ngồi ra có rất nhiều bài trên các báo và mạng Internet nói về tình hình quản lý và
các phương pháp xử lý CTR mới được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
Tại Thị xã Cửa Lị đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về rác thải lên quan
đến công tác quản lý và công nghệ xử lý rác tại đây. Cụ thể như :
- Báo cáo hàng quý của công ty DL-DV&MT về hiện trạng CTRSH ở Thị xã Cửa
lị.
- Năm 2005 Cơng ty DL-DV&MT ở Thị xã Cửa lị có báo cáo về “Tình hình quản lý
và xử lý CTR ở Thị xã Cửa lò”
- Năm 2008 Phịng Tài ngun và Mơi trường Thị xã Cửa Lị xuất bản Tài liệu tập
huấn “Quản lý CTR đơ thị”.

8


1.6

Quan điểm nghiên cứu

1.6.1

Quan điểm lịch sử

Mỗi một hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội đều tồn tại trong một thời gian nhất
định.Vì vậy đối với nhà địa lý khi nghiên cứu một hiện tượng nào đó thì việc xem xét lịch

sử, diễn biến xảy ra trong quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo
tương lai của hiện tượng.
1.6.2

Quan điểm tổng hợp

Trong nghiên cứu Địa lý nói chung và Địa lý mơi trường nói riêng, việc vận dụng
quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó bắt nguồn chính từ đối tượng
nghiên cứu của ngành khoa học này. Các hiện tượng địa lý môi trường rất phong phú.
Chúng có mối liên hệ qua lại với nhau và với các hiện tượng khác. Vì vậy để có kết quả
nghiên cứu khách quan khoa học nhất thiết phải sử dụng quan điểm này.
1.6.3 Quan điểm phát triển bền vững
Đối với việc nghiên cứu Địa lý Môi trường, phát triển bền vững có thể được coi là
quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu
CTR là nguồn gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng vì vậy khi tìm hiểu hiện trạng
và công tác quản lý, xử lý CTR cần phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững để ngăn
chặn sự ô nhiễm môi trường do CTR gây ra cũng như xem CTR là nguồn tài nguyên vô
tận cho hiệu quả về mặt kinh tế như các sản phẩm tái chế, phân vi sinh, tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
1.7

Phương pháp nghiên cứu

1.7.1

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Người nghiên cứu tiến hành điều tra và thu thập số liệu phân tích thực tế ở Thị xã
Cửa Lị, bên cạnh đó tranh thủ thừa kế kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cũng
như số liệu tại các tổ chức và cơ quan có liên quan.

1.7.2

Phương pháp tổng hợp, thống kê, đánh giá

Từ những số liệu đã thu thập từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và tìm ra
mối liên hệ giữa chúng. Sau đó chọn lọc các số liệu tin cậy cần thiết để đưa vào đề tài
nghiên cứu.
1.7.3

Phương pháp thực địa

Khảo sát thực địa nhằm bổ sung số liệu hoặc kiểm tra lại những số liệu trong quá
trình thu thập và tổng hợp.

9


1.8

Cấu trúc đề tài

Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo cịn
có các chương sau :
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung
Chương 2 : Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại thị xã Cửa Lò – Nghệ An
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã
Cửa Lò.

10



PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc phát sinh của CTR
a) Chất thải : là những vật chất trong q trình sản xuất nào đó, nó khơng có khả
năng sử dụng được nữa (giá trị bằng 0). Nó bị loại ra từ các quá trình sản xuất như : nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, sinh hoạt,…. Chất thải của một quá trình
sản xuất này chưa hẳn đã là chất thải của quá trình sản xuất khác, đơi khi nó cịn là
ngun liệu cho q trình sản xuất tiếp theo.
b) Chất thải rắn :
Theo quan niệm chung : CTR là toàn bộ vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động KT – XH của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng….). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
hoạt sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan niệm mới : CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là
vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đơ thị mà địi hỏi được bồi
thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó CTR được coi là CTR đô thị nếu chúng được xã
hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Theo quan điểm này, CTR đơ thị có các đặc trưng sau :
- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị
- Thành phố có trách nhiệm thu dọn
 Các nguồn tạo thành CTR đô thị
- Từ các khu dân cư (CTRSH)
- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các công sở, trường học, các cơng trình cơng cộng
- Từ các dịch vụ đơ thị, sân bay
- Từ các hoạt động công nghiệp
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị

- Từ các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước của thành phố
- Từ các trung tâm khám chữa bệnh

11


Các hoạt động KT – XH của con người

Qúa trình

Hoạt động

Các hoạt

Các hoạt

phi sản

sống cuả

động quản

động giao

xuất

con người




tiếp

Chất thải sinh hoạt
Hình 1.1 Nguồn tạo thành CTR đơ thị
1.1.2. Phân loại CTR
Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều
cách
+ Theo vị trí hình thành : trong nhà, ngồi trời, trên phố.
+ Theo thành phần hóa học và vật lý : vơ cơ – hữu cơ, cháy được – không cháy
được, kim loại – phi kim loại, đá, giấy vụn, cao su, chất dẻo,…
+ Theo bản chất nguồn tạo : - CTR sinh hoạt
- CTR công nghiệp
- CTR xây dựng
- CTR nông nghiệp
+ Theo mức độ nguy hại :
- Chất thải nguy hại
- Chất thải khơng nguy hại
1.1.3. Thành phần và tính chất của CTR
Thành phần lý, hóa học của CTR đơ thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa
phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.

12


Thành phần CTR được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 1.1 Thành phần CTR
Thành phần

Định nghĩa


Ví dụ

Các chất cháy được

1.
Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ
sinh

Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon,….

Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả, thân cây,…

Cỏ,

gỗ,

củi, Các VL và sản phẩm được chế tạo Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế,


rơm rạ

từ gỗ tre, rơm,…

đồ chơi, vỏ dừa,…

Chất dẻo

Các VL và sản phẩm được chế tạo Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ.
từ chất dẻo

Da và cao su

Chất dẻo, dây điện,…

Các VL và sản phẩm được chế tạo Bóng, giày, ví, băng cao su,…
từ da và cao su

2.

Các chất không cháy

Các KL sắt

Các VL và sản phẩm được chế tạo Vỏ hộp, dây điện,

hàng rào,

từ sắt mà dễ bị nam châm hút


dao,..

KL phi sắt

Các VL không bị nam châm hút

Vỏ nhôm, giấy gói, đồ đựng,…

Thủy tinh

Các VL và sản phẩm được chế tạo Chai lọ, bóng đèn,…..
từ thủy tinh

Đá và sành sứ

Bất kỳ các loại VL không cháy Vỏ chai, ốc, xương, gạch đá,
ngoài KL và thủy tinh

Các
hợp

gốm,...

chất hỗn Tất cả các VL khác khơng phân Đá cuội, đất, cát, tóc,…..
loại trong bảng này.

 Tính chất của CTR
Các tính chất vật lý, hóa học và giá trị nhiệt lượng của CTR có ý nghĩa rất lớn trong
việc đánh giá các chương trình, kế hoạch quản lý, xử lý, tái sử dụng CTR ở hiện tại và
tương lai. Tùy thuộc nguồn phát sinh, điều kiện kinh tế, tập quán sinh hoạt của từng địa

phương mà tính chất của CTR thay đổi khác nhau.
- Đặc tính vật lý
Thành phần CTR đơ thị rất khác nhau tùy thuộc vào địa phương, vào các mùa khí
hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác (các yếu tố xã hội, phong tục tập quán,..).

13


Đây là thông số quan trọng trong việc đánh giá khả năng thu hồi phế liệu, lựa chọ n công
nghệ xử lý thích hợp. Theo Environmental Engineering (Gerad Kiely, 1998) có thể phận
loại chất thải rắn sinh hoạt théo các thành phần chủ yếu trong bảng sau :
Bảng 1.2 Phân loại thành phần CTRSH
Thành phần
Giấy

Bao gồm
Sách, báo, bìa catơng, các loại vật liệu bằng giấy

Thuỷ tinh

Thuỷ tinh

Kim loại

Hợp kim các loại, sắt, nhôm…

Thực phẩm

Thức ăn thừa, rau, trái cây hỏng…


Plastic

Chai nhựa, bao nilon, các loại nhựa…

Cao su, da

Cao su, dả gia, da, vải sợi…

Gỗ, rác vườn

Gỗ, cành cây, lá cây…

Tro, gạch

Sành sứ, bê tơng, đá, vỏ sị, tro…

Các chât độc hại

Pin, ắc quy, sơn bơng băng y tế, chì…

- Độ ẩm

Độ ẩm của CTR là thơng số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải, được
xem xét khi lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bãi chơn lấp và lị đốt. Độ ẩm rác thay đổi
theo thành phần và theo các mùa trong năm. Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80%;
rác thải là thủy tinh, kim loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác tạo điều kiện thuận lợi
cho các vi sinh vật kị khí phân hủy thối rữa.
- Tỷ trọng
Tỷ trọng của CTR được xác định bằng tỷ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể
tích chiếm chỗ của nó. Tỷ trọng của rác thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của

chất thải. Trong công tác quản lý CTR, tỷ trọng là thông số quan trọng phục vụ cho công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Qua đó có thể phan bố và tính được nhu cầu
trang thiết bị phục vụ cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Qua đó có thể phân bố và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu gom,
vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chơn lấp chất thải,…
- Đặc tính hố học và giá trị nhiệt lượng

14


Đặc tính hóa học và giá trị nhiệt lượng được xem xét khi lựa chọn phương án xử lý
chất thải, thời gian thu gom vận chuyển rác….Thông thường rác thải có giá trị lượng cao
như gỗ, cao su,…sẽ được sử dụng làm chất đốt. Rác thải có thành phần hữu cơ dễ phân
hủy phải thu gom trong ngày và ưu tiên xử lý theo phương pháp sinh học
- Tính chất hoá học
+Thành phần hữu cơ được xác định là thành phần bay hơi đi sau khi nung

rác



nhiệt độ 9500 C. Thông thường CHC dao đông trong khoảng 40 – 60%
+Thành phần vơ cơ là phần tro cịn lại sau khi nung rác thải ở 9500C.
+Thành phần % của C ( cacbon), H(hidro), O( Oxi), N(Nitơ), S( lưu huỳnh)
và tro. Thành phần phần trăm của C,H,O,N,S…được xác định để tính giá trị nhiệt
lượng của rác.
- Giá trị nhiệt lượng
Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn, được xác định theo công thức Dulong:
Đơn vị nhiệt lượng(Kj/Kg) = 2.326(154.4C +620( H.1/8.O)+41S)
Trong đó: C,H,O,S là phần trăm trọng lượng mỗi yếu tố trong rác thải.

1.1.4. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
CTR gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trường xung quanh con người : đất,
khơng khí, nước, các nhà ở và cơng trình cơng cộng. Rác thải thu gom chủ yếu được đổ
vào bãi rác môt cách tạm bợ, đại khái mà không được xử lý, chon lấp theo quy hoạch và
hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm. Khối
lượng CTR trong các đô thị ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển
xã hội, phát triển về trình độ và tính chất tiêu dung trong đơ thị.
1.1.5. Tình hình quản lý và xử lý CTRSH ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Qúa trình đơ thị hóa diễn ra nhanh, hiện có khoảng 24% dân
số sống tại 600 đơ thị được phân thành 5 loại : cấp quốc gia, vùng, tỉnh, huyện và đô
thị mới. Sự bùng nổ dân số tại các đơ thị đang đặt ra cho chính phủ và cơ quan các
tỉnh thành phố những vấn đề nan giải về cải thiện cơ sở hạ tầng, trong đó vấn đề
quản lý CTR đang ngày càng trở nên cấp bách khi các bãi chơn lấp rác khơng cịn
khả năng thu nhận và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi trường sống của
dân cư. Việc nghiên cứu công nghệ xử lý CTR thích hợp và lên chiến lược quản lý
lâu dài trên quy mô khu vực, quốc gia là công việc cần được quan tâm đầu tiên khi
tiến hành những biện pháp cụ thể.

15


a. Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam
Thực tế thu gom rác hiện nay ở các thành phố Việt Nam đều do Công ty MTĐT
thuộc thành phố chịu trách nhiệm chủ yếu bằng lao động thủ công và phương tiện thô sơ
kết hợp với cơ giới. Rác được quét và thu gom trên đường phố tại các chợ, gom từ các hộ
gia đình trong các túi nilon chất trên xa rác đẩy tay.
Các xe này được đưa đến tập kết tại các trạm trung chuyển sau đó rác sẽ được các xe
chứa ép rác chia ra và chở đến bãi chơn lấp hoặc các bãi đổ rác ngồi trời.
Tình hình quản lý và kiểm sốt CTRSH và cơng nghiệp ở một số đô thị trong các

năm qua và đến thời điểm hiện nay vẫn đang là một trong những vấn đề bức xúc trong
công tác quản lý môi trường. Có thể nói hiện nay trên địa bàn của các đơ thị vẫn chưa có
hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTR một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh
và đảm bảo xử lý chất thải một cách hợp vệ sinh mà tùy theo yêu cầu bức xúc của các
huyện thị và mỗi địc phương hình thành một xí nghiệp cơng trình cơng cộng hoặc đội vệ
sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu
trung tâm để giải quyết yêu cầu phát sinh rác hàng ngày.
Hiện tại chưa có khâu tiền phân loại rác tại nguồn, rác thu gom là rác tạp rất khó
khăn cho cơng việc xử lý.
Tại một số nơi đang có kế hoạch thử nghiệm phân loại rác thải ở các hộ gia đình
bằng cách cung cấp các thùng chứa rác nhiều màu khác nhau lập các tuyến thu gom và kết
hợp với cơng tác giáo dục cộng đồng.
Nhìn chung hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác hàng ngày ở các đơ thị
trong năm có những tiến triển sau :
- Tỷ lệ thu gom đã đạt từ 65 – 71%, ở thành phố lớn tỷ lệ này thường cao hơn ở đô
thị nhỏ. Năm 2003 tỷ lệ thu gom nhỏ nhất ở Long An 45%; lớn nhất là ở thành phố Huế
95%.
- Ở các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 người tỷ lệ thu gom đạt 76%; ở thành
phố có số dân từ 100.000 – 350.000 người tỷ lệ thu gom đạt 70%. Phần lớn chất thải công
nghiệp, y tế đều thu gom cùng chất thải thông thường.
- Việc thu gom CTRSH và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh
nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông. Đa số công nhân thu gom rác là nữ lại phải
làm việc mơt mình đêm khuya nhiều con đường khơng có đèn điện, rất khơng an toàn về
mặt an ninh xã hội.
- Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như nilon, giấy vụn, kim
loại, nhựa thủy tinh chủ yếu do những người bới rác thực hiện, tỷ lệ này khoảng 13 –
20%. Tỷ lệ thu hồi các chất kể từ nguồn phát sinh đến bãi chôn lấp tường đối cao, tuy

16



nhiên các hoạt động thu gom hoàn toàn do tự phát và khơng có tổ chức quản lý, có
khoảng 1,5 – 5% tổng lượng chất thải phát sinh được thu hồi chuyển hóa thành phân vi
sinh và chất mùn thơng qua q trình Composting.
Như vậy quản lý CTR đơ thị cần nhận được sự ưu tiên cấp thiết và cấp bách đối với
tất cả thành phố ở Việt Nam. Công nghệ xử lý và chính sách quản lý cần được nghiên cứu
và áp dụng nằm trong một chiến lược lâu dài.
Kinh tế chất thải trong đó rác thải được khai thác như một nguồn tài nguyên vô tận,
là biện pháp hữu hiệu làm giảm bớt chi phí cho cơng tác bảo vệ mơi trường, góp phần
phát triển kinh tế của đất nước.
b. Các phương pháp xử lý CTR ở Việt Nam
Hiện nay theo số liệu thống kê, tổng lượng CTR phát sinh trong cả đô thị cả nước là
6,4 triệu tấn/năm trong đó CTRSH chiếm khoảng 80%. Tuy vấn đề xử lý chất thải đô thị
rất được quan tâm nhưng đến nay, mới chỉ có 2 cồn nghệ được sử dụng chủ yếu là chôn
lấp và chế biến chất thải hữu cơ thành phân composting.
Hiện nay có tới 85% đơ thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chơn lấp chất
thải khơng hợp vệ sinh. Có thể nói tiêu hủy chất thải ở bãi rác lộ thiên là hình thức xử lý
chủ yếu ở Việt Nam. Khơng có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác là nguồn gốc gây ô
nhiễm cho môi trường đất, nước và khơng khí.
Các bãi chơn lấp hợp vệ sinh rất ít và tập trung ở thành phố lớn. Hiện chỉ có 12/64
tình thành của cả nước có bãi chơn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên đối với các bãi chôn lấp
hợp vệ sinh này thì cơ quan chức năng mới chỉ quan tâm đến khâu thiết kế và xây dựng
chứ chưa chú ý đến vận hành và quản lý. Do vậy mà khối lượng nước rác chưa được giảm
thiểu và hoạt động của các hệ thống xử lý nước rác chưa đạt tiêu chuẩn mơi trường.
Ví dụ như ở Thành phố Hạ long và thị xã Cẩm Phả các vấn đề cúa các bãi rác hiện
nay chủ yếu : mùi rác thải ảnh hưởng đến khu vực xung quanh do thiếu sự che đậy cần
thiết; xảy ra đám cháy tự phát trên bãi rác; thiếu hệ thống thu gom và xử lý chất lỏng này,
vấn đề ổn định độ dốc của bãi rác do thiếu phương pháp nén và kiểm soát.
Hiện chỉ có khoảng 9% các đơ thị (từ thị xã trở lên) có nhà máy chế biến phân hữu
cơ từ CTRSH. Do nguồn vốn đầu tư tường đối lớn, nên chủ yếu các nhà máy xử lý rác

thải được xây dựng từ nguồn vốn ODA. Việc xây dựng bằng nguồn vốn ODA cũng có
khơng ít những khó khăn : vốn đầu tư cao thường rất chậm, cơng nghệ khơng hồn tồn
phù hợp với điều kiện Việt Nam, khó khăn trong sửa chữa thay thế thiết bị. Trong thời
gian qua, nhằm khắc phục tình trạng trên một số doanh nghiệp tư nhân đã nghiên cứu vận
dụng một công nghệ và đã thu được những kết quả nhất định tiêu biểu là công nghệ

17


Sraphin đã tái chế được phần lớn CTR, giảm lượng rác chôn lấp, không xuất hiện nước rỉ
rác trong quá trình xử lý.
Đối với chất thải cơng nghiệp và chất thải y tế nguy hại tuy đã có nhiều nỗ lực
nhưng nước ta còn thiếu các hệ thống xử lý và các cơ chế khuyến khích việc thực hiện
những biện pháp tiêu hủy an toàn. Hiện nay, tổng mức đầu tư cho việc trang bị các lò đốt
rác thải đã có thể tiêu hủy khoảng 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước. Do
thiếu kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng lị đốt dẫn tới tình trạng khơng vận hành lị đúng
theo quy trình kĩ thuật, làm tăng các loại khí độc hai hoặc thực hiện tiêu hủy giống như
các loại chất thải thông thường khác.
Như vậy nếu xét theo năng lực hiện có và mức độ phát triển các đô thị và khu công
nghiệp, nhu cầu quản lý CTR ở nước ta rất lớn. Việc hạn chế lượng CTR phát sinh từ
nguồn đã khó, việc quản lý và xử lý CTR khi đã phát sinh càng khó hơn.
Một số ví dụ về hiện trạng cơng nghệ xử lý rác ở nước ta :
- Các địa phương đã triển khai nghiên cứu quy hoạch hệ thống bãi chôn rác hợp vệ
sinh tới cấp huyện là : Tây Ninh, Dak Lak, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh
Thuận,….
- Một số địa phương áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là :Tp.Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre,…
- Một số địa phương áp dụng cơng nghệ ủ hiếm khí kết hợp sản phẩm phân bón hữu
cơ là : Nhà máy xử lý phân rác Cầu Diễn (Hà Nội); Nhà máy phân rác Bà Rịa (tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu); Nhà máy phân rác Buôn Mê Thuột (Dak Lak).

- Một số địa phương áp dụng cơng nghệ ủ yếm khí kết hợp sản xuất phân bón hữu
cơ như thành phố Biên Hịa – tỉnh Đồng Nai, Hải Ninh – tỉnh Bình Thuận.
Ngồi các dự án xây dựng các khu liên hợp xử lý tập trung CTR công nghiệp và
CTR nguy hại trong thời gian qua đã có một số Cơng ty đầu tư hệ thống xử lý CTR bằng
cơng nghệ thiêu hủy :
- Lị đốt CTR chứa dầu sinh ra từ quá trình rửa tàu (Cơng ty Sơng Thu do Bộ Quốc
phịng xây dựng).
- Xử lý, tiêu hủy thuốc BVTV (ODT, vofatox là các loại thuốc cấm sử dụng cịn tồn
đọng) – cơng ty trách nhiệm hữu hạn chất thải công nghiệp và tư vấn Mơi trường Văn
Lang – TP.Hồ Chí Minh.
- Lị đốt CTR công nghiệp tại công ty Formosa (50kg/ha); Công ty Thái Tuấn
(100kg/ha) – do Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường thiết kế và chế tạo.
Hiện nay tại các bệnh viện, trung tâm hầu như chưa có biện pháp, thu gom và xử lý
chất thải. Cả nước chỉ có 50 lị đốt rác y tế (ngoại nhập và chế tạo trong nước) đã được lắp

18


đặt và đang hoạt động như bệnh viện Lao Tây Ninh; bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Yên,
bệnh viện Hữu Nghị (Nghệ An)…
Tóm lại kĩ thuật xử lý CTR chủ yếu ở Việt Nam được minh họa bằng sơ đồ sau:
Hình 1.2 Kỹ thuật xử lý CTR chủ yế ở Việt Nam
Thu gom chất thải

Vận chuyển chất thải

Xử lý chất thải

Chôn


Ủ sinh

Tiêu

Kỹ thuật

học

hủy

khác

Lấp

1.2

KHÁI QUÁT ĐKTN – KT - XH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ –NGHỆ AN

1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Cửa Lị thuộc tỉnh Nghệ An, cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách
thành phố Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam và cách thành phố Vinh – thủ phủ của tỉnh
Nghệ An 17km về phía Đơng Bắc, với tọa độ địa lý là 14,9 0 vĩ Bắc và 105,43 0 kinh đơng.
Ranh giới Thị xã : - Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc
-

Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh

-


Phía Bắc giáp xã Nghi Thiết – Nghi Lộc

-

Phía Đơng giáp Biển Đơng

1.2.1.2 Địa hình – địa chất
Thị xã chạy dọc theo bờ biển với chiều dài 12km và chiều ngang 2,3 – 4 km. Địa
hình khơng bằng phẳng gồm nhiều cồn cát hình lượn sóng chạy song song với bờ biển, độ
cao trung bình 3,5 – 3,8m, có nơi 4,5 – 5,5m, sát bờ biển có những cồn cao từ 7 – 8m so

19


với mặt biển nên các dòng chảy về hai đầu đổ vào sông Cấm, sông Lam trước khi chảy ra
biển với tốc độ thốt nước chậm
1.2.1.3. Điều kiện khí tượng, thủy văn
a. Khí hậu
Cửa Lị nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt : nóng bức về mùa hè và ẩm ướt về mùa đông
-Bức xạ mặt trời và số giờ nắng
Khu vực Thị xã Cửa Lị có tổng lượng bức xạ dồi dào, trung bình hàng năm đạt 230
– 250Kcal/cm2 , số giờ nắng trong năm đạt 1680 – 1780 giờ, tháng thấp nhất cũng đạt
trên 50 giờ. Tổng số giờ nắng từ tháng V đến tháng IX phổ biến từ 1000 – 1150 giờ.
- Chế độ nhiệt : mùa hè kéo dài từ tháng IV đến tháng X, có gió Tây Nam khơ và
nóng, tháng VII là tháng nắng nhất trong năm với nhiệt độ trung bình 36 0C, trị số cao nhất
có thể đạt 40,9 0 C. Mùa đông từ tháng XI đến tháng III, có gió Đơng Bắc lạnh và khơ
hanh, tháng II là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình là 12 0 C trị số thấp nhất có thể
xuống tới 5,4 0C. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 23,8 0C.
Tuy nhiên, thị xã Cửa Lò nằm sát biển Đơng có khả năng điều hịa vi khí hậu vùng

rất tốt nên ở đây khí hậu tương đối dễ chịu hơn ở các địa phương khác trong tỉnh.
- Chế độ mưa ẩm
Lượng mưa bình quân hàng năm trên 2000mm nhưng phân bố không đều theo từng
tháng và mùa trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kéo dài đến tháng XI, lượng
mưa chiếm khoảng 86,5% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm khơng khí tương đối

trong

năm bình quân 85%, thấp nhất trong các tháng VI, VII đạt mức 75%.
- Chế độ gió
Trong năm, ở Nghệ An có 2 hướng gió chính thịnh hành là : mùa hè có gió Tây Nam
từ tháng V đến tháng VIII và gió Đơng Nam từ tháng VIII đến tháng X với vận tốc 1,5 – 6
m/s, mùa đơng có gió Đơng Bắc với tốc độ gió trung bình 1,2 – 4m/s. Những đợt gió
mạnh thường xảy ra vào mùa mưa(tháng VI – X) với tốc độ trung bình 4,2m/s.
Ngồi ra, do nằm sát biển Đơng nên Thị xã Cửa Lị cũng chịu ảnh hưởng của loại
gió biển nhưng đặc trưng cho khu vực ven biển và duyên hải: ban ngày có gió đất liền
thổi từ lục địa ra biển, ban đêm có gió thổi từ biển vào đất liền.
b. Thủy văn
Thị xã Cửa Lị nằm giữa 2 con sơng Lam và sông Cấm. Sông Lam là con sông lớn
bắt nguồn từ Lào chảy qua một số huyện tỉnh Nghệ An và đổ ra biển ở Cửa Hội, sơng
Cấm được hình thành từ những khe suối nhỏ ở vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc Nghệ

20


An và đổ ra biển Cửa Lị. Sơng Cấm chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa mưa
nước dâng cao tràn vào bờ bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sơng. Nhiệm vụ chính
của sơng Cấm là tiêu thoát nước tự nhiên trong mùa bão lũ và cung cấp nước tưới tiêu cho
nông nghiệp.
1.2.1.4. Tài nguyên rừng và sinh vật

a. Tài ngun rừng
Thị xã Cửa Lị có gần 250 ha rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu dọc bờ biển ở Nghi
Hương và Nghi Hòa (205,3ha). Cây rừng chủ yếu là phi lao, phát triển khá tốt. Bên cạnh
chức năng phịng hộ, chắn gió cát, giữ nước, ngăn sóng biển, dải rừng phịng hộ cịn có
tác dụng điều hịa khí hậu, làm đẹp cảnh quan mơi trường.
b. Tài nguyên sinh vật
Thực vật

nổi đã xác định được 17 loài, nằm trong 4 ngành tảo : tảo Silic

Bacilariophita, ngành Tảo lục Cholorophita, nhành Tảo lam Cyanophia và nhành tảo giáp
pyrophy ta. Trong đó ngành tảo silic có 8 lồi (chiếm 47,1% trên tổng số các loài thực vật
đã được xác định). Tảo lục có 3 lồi (chiếm 17,6%), tảo lam có 2 lồi (chiếm 11,8%). Số
lượng dao động từ 0,94.10 6 -5,29.10 6 tế bào/m3
Cửa Lị có diện tích biển trên 1000km2, nguồn hải sản có trữ lượng lớn với chủng
loại khá đa dạng và phong phú. Cá biển có 267 lồi, thuộc 91 họ, tơm có 20 lồi, thuộc 8
giống và 6 họ, mực có 3 lồi, cá nước ngọt có 20 lồi, ếch có 1 lồi, cua có 5 lồi, baba có
1 lồi, ngao sị có 4 lồi,…..
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội Tx. Cửa Lị
1.2.2.1 . Tình hình chung về phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế thị xã trong những năm qua có nhịp độ tăng trưởng khá và cao hơn mức
bình quân chúng của cả tỉnh. Với thế mạnh về cảnh quan tự nhiên, Cửa Lò đã xác định du
lịch – dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch
theo đúng hường : dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp, giảm dần
tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng dịch vụ.
Các ngành kinh tế

Năm 2008

Dịch vụ


51,8

52,7

59,8

Công nghiệp – xây dựng

30,7

31

25,9

Nông – lâm – ngư nghiệp

17,5

16,3

14,3

100
100
Bảng 1.3 Giá trị các ngành kinh tế

100

Tổng


21

Năm 2009

Năm 2010


Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất hàng năm (2005 – 2010) là 21,7%. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2009 là 8,6 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2008 (7,6 triệu người).
1.2.2.2 . Dân cư và nguồn lao động
Dân số Thị xã Cửa Lò đến tháng 12 năm 2009 là 42.9878 người, trpng đó dân số
thành thị là 36.302 người, dân số nông thông là 6.676 người. Mật dộ dân số là 1.831
người. tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,87%. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,8%, là đơn vị thứ 2
sau thành phố Vinh về tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh. Điều này cho thấy đời sống nhân dân
Thị xã ngày càng được cải thiện.
Về lao động Thị xã là nơi có nguồn lao động dồi dào có trình độ văn hóa. Số lao
động có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ khá. Số dân trong độ tuổi lao
động của Thị xã là 25.987 người, chiếm 56.7% tổng số dân.
+ Tổng số dân làm việc trong các ngành kinh tế là 23.970 người, trong đó :
- Lao động ngành dịch vụ : 13.090 người (chiếm 50,37)
- Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng :3.258 người (chiếm 12,54%)
- Lao động trong nhành nông- lâm – ngư nghiệp : 7622 người, chiếm 29,33%
+ Tổng số lao động trong khu vực nhà nước là : 2.017 người
Bảng 1.4 Phân bố lao động trong các ngành nghề
Các ngành nghề

Số lao động trong các
ngành


Tỷ lệ %

Dịch vụ

13.090

50,37

Công nghiệp - xây dựng

3.258

12,54

Nông – lâm – ngư nghiệp

7.622

29,33%

Cán bộ nhà nước

2.017

7,76

Tổng

23.970


100

 Văn hóa, giáo dục, y tế
- Văn hóa
Là mộtThị xã du lịch nên cơng tác văn hóa ln ln được chú trọng và đề cao hoạt
động văn hóa đồng đều và có nhiều tiến bộ, đã làm tốt năm du lịch Nghệ An tại Thị xã
Cửa Lị, hồn thành lễ hội sơng nước Cửa Lò. Các hoạt động thể dục, thể thao, tiếp tục
phát triển đa dạng, rộng khắp, tính xã hội hóa ngày càng cao.
Tiếp tục triển khai xây dựng Thị xã văn hóa đã được UBND Tỉnh phê duyệt, hiện
nay đã làm thủ tục công nhận tiếp cho 24 đơn vị đạt danh hiệu văn hóa, nâng tổng số đơn
vị văn hóa lên 80.

22


- Giáo dục – đào tạo
Chất lượng giáo dục đào tạo được nâng cao, công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ
sở cơ bản đã hoàn thành, tiếp tục duy trì các lớp học bổ túc văn hóa. Trên địa bàn Thị xã
có 7 trường tiểu học, 4 trường THCS, 1 trường cấp PTTH, 1 trường cao đẳng (Cao đẳng
nghề du lịch và dịch vụ), 2 trường đại học (ĐH Vạn Xuân và cơ sở 2 của Trường ĐH
Vinh). Đến nay đã có 7 trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia.
- Y tế
Trên địa bàn có 11 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó :
+ Bệnh viện (trung tâm y tế) : 1 cơ sở
+ Trạm xá

: 7 cơ sở

+ Trung tâm hồi phục chức năng : 3 cơ sở
Tổng số giường bệnh là 375 giường, cùng với nhiều trang thiết bị bệnh viện những

năm gần đây đã được hiện đại từng bước như : máy điện tim, máy X quang, máy siêu âm,
đèn mổ, dụng cụ phục hồi chức năng,…. Đội ngũ cán bộ y dược với 74 người có tình độ
chun mơn và tâm huyết với nghề.
1.2.2.2.Hệ thống cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống cấp điện
Cung cấp điện cho Thị xã hiện có 2 nguồn. Nguồn điện 1 : trạm biến áp 35/10KV,
công suất 4000KVA tại Phúc Thọ Nghi Lộc gồm có 2 tuyến cấp điện cho Thị xã. Nguồn
điện 2 : trạm biến áp 110/22KV đặt tại Nghi Khánh với công suất lớn, hiện tại đã cung
cấp nguồn điện cho Cửa Lò.
- Hệ thống giao thơng
Cửa Lị có điều kiện phát triển hệ thống giao thông đường thủy với 2 tuyến sông lớn
nằm ở 2 đầu là sông Lam và sông Cấm. Ở đây đã phát triển hải cảng lớn là Cảng Cửa Lò
và Cảng Cửa Hội. Cảng quốc tế Cửa Lị có cơng suất thiết kế 2,5 triệu tấn/năm. Có 4 cầu
cảng với tổng chiều dài trên 400m, có thể đón tàu 1 -2 vạn tấn ra vào an toàn. Cửa Hội là
cảng cá lớn vùng Bắc Trung Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, có thể đón tàu có
trọng tải từ 600 – 1000 tấn.
Cửa Lò là giao điểm các trục đường giao thơng chính :
- Đường Vinh – Qn Bánh – Cửa Lò (Quốc lộ 46)
- Đường Quán Hành – Cửa Lò
- Đường Cầu Cấm – Cửa Lò
- Đường Bến Thủy – Cửa Lò
- Đường Nam Đàn Cửa Lò (đường du lịch ven sông Lam)

23


Đường bộ ở Cửa Lò thuận lợi cho việc giao lưu với nước bạn Lào (cách cửa khẩu
Thanh Thủy 80km), Đông Bắc Thái Lan, đảo Hải Nam (Trung Quốc) và các tỉnh trong cả
nước.
b. Hệ thống cấp nước

Ngoài hệ thống nước ngầm, Thị xã có nhà máy nước cơng suất thiết kế
3.000m3/ngày, đang dự kiến nâng lên 10.000m3/ngày, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch
cho toàn Thị xã. Thị xã cũng đang triển khai dự án hệ thống xử lý và thốt nước thải do
chính phủ Bỉ tài trợ với số vốn ở giai đoạn 1 gần 100 tỷ đồng.
c. Hệ thống thơng tin liên lạc
Tồn Thị xã có 2 tổng đài với dung lượng trên 6000 số, đáp ứng nhu cầu thông tin
của người dân và du khách. Ngoài ra hệ thống mạng Internet tốc độ cao đã được lắp đặt
và phát triển nhanh phục vụ như cầu của nhân dân.
1.2.2.3. Tình hình phát triển dịch vụ - du lịch
Cửa Lò là bãi tắm đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, độ mặn hợp lý, môi
trường thiên nhiên lý tưởng, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lich sử, có đảo ngồi
khơi,…..Khu du lịch phát triển nhanh, bước đầu đã tạo sự hấp dẫn cho du khách từ trong
nước và ngồi nước. Cửa Lị có nguồn lợi hải sản phong phú trữ lượng lớn với trêm 200
loại cá và nhiều hải sản quý hiếm khác. Đây là những đặc sản hấp dẫn đối với du khách.
Vì vậy Thị xã sẽ tạo nguồn hàng phong phú hơn để phục vuj du khách nhất là nguồn hải
sản, thực phẩm tươi sông và chế biến các sản phẩm mỹ nghệ từ hải sản,… Trong tương
lai, Cửa Lò sẽ phát triển gắn với khai thác du lịch Đảo Ngư, bãi tắm Nghi Thiết, các di
tích lịch sử - văn hóa của khu vực miền Trung, của tỉnh và sẽ thu hút đầu tư phát triển
khách sạn hiện đại dọc bờ biển.
Hình 1.3 Các danh lam thắng cảnh hiện nay của Thị xã
Cảnh quan du lịch Cửa Lò

Bãi tắm

Cảng Cửa Lò

Đảo Mắt

Khu DL Cửa Hội


Đảo Ngư

Đền Sư Hồi

24


Hình 1.4 Các loại hình du lịch hiện có ở Thị xã
Câu mực nhảy

DL nghỉ dưỡng và
tắm biển
DL văn hóa,
nhân văn

Các loại hình DL

DL bằng

DL sinh thái và
nơng nghiệp

DL thể thao

du thuyền
Qua 15 năm thành lập, du lịch Thị xã đã có bước phát triển vượt bậc, đúng hướng,
tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 18%. Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn chỉnh, cơ
sở phục vụ dành cho khách lưu trú được trang bị ngày càng hiện đại, doanh thu du lịch
ngày càng cao, bước đầu thỏa mãn được nhu cầu đu lịch của khách. Hiện nay đã có 282
khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh du lịch với 4860 phịng, 9720 giường, có khả năng đón

nhận 575 khách lưu trú qua ngày, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 7
khách sạn 2 sao và 2 khách sạn 1 sao và các khách sạn đều đạt tiêu chuẩn cho khách du
lịch lưu trú.
Các hoạt động dịch vụ, phục vụ du lịch phát triển đã kéo theo sự phát triển nhiều
ngành nghề khác, từ đó góp phần rất lớn cho việc chuyển sịch cơ cấu kinh tế, xóa đói,
giảm nghèo, giải quyêt việc làm, tăng thu ngân sách của Thị xã. Du lịch của Thị xã ngày
càng được du khách trong và ngoài nước biết đến.
Đến nay các trục đường giao thơng chính trong Thị xã đã được hồn chỉnh, đường
Bình Minh đã được thơng suốt từ Cửa Lị đến Cửa Hội. Cơng viên Hoa Cúc Biển, công
viên Thiếu Nhi cùng với hệ thống đường đi dạo ven biển, cây xanh đường phố được đầu
tư xây dựng góp phần làm cho cảnh quan bãi biển sạch đẹp hơn, giảm thiểu khả năng ô
nhiễm mơi trường. Hệ thống cấp điện, cấp thốt nước, bưu chính viễn thơng được cải tạo
nâng cấp hiện đại. Các cơng trình nhà thi đấu thể thao, cấu cảng ra Đảo Ngư, đường dọc
số 6,….đã được xây dựng. Nhờ vậy du lịch Cửa Lò đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong,
ngoài tỉnh tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch. Vì vậy các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng
tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Có thể nói Cửa Lị đang hình thành dáng dấp của một đơ thị du lịch hiện đại, có sức
hấp dẫn du khách trong và ngoài nước trong tương lai. Lượng khách đến du lịch ngày

25


×