Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hình tượng nhà nho trong thơ nôm cuối thế kỉ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.25 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG THƠ NƠM CUỐI
THẾ KỶ XIX
Người hướng dẫn:

Th.S Lê An Vinh
Người thực hiện:

Hà Thị Thu Thủy

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học của bất kì dân tộc nào cũng như lịch sử phát triển của dân tộc
đó, để tồn tại cho đến ngày nay nó đều dựa trên cơ sở của cái cũ và phát triển thêm
cái mới. Văn học trung đại Việt Nam ra đời sau bộ phận văn học dân gian. Nên
văn học trung đại có điều kiện tiếp thu những ánh sáng và tinh hoa từ nền văn học
truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây dựng. Do đó văn học trung đại Việt
Nam đã nhanh chóng phát triển, sớm trở thành một bộ phận lớn của nền văn học


nước nhà. Có thể nói Văn học trung đại Việt Nam đã trở thành một mảnh đất tươi
tốt đã sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều nho sĩ ưu tú và mỗi con người có một
phong cách sáng tác riêng. Thơ Nguyễn Đình Chiểu ta bắt gặp một nhà thơ nhân
đạo sâu sắc, dùng ngòi bút văn chương của mình là vũ khí đấu tranh. Ơng là người
mở đường người dẫn đầu cho trào lưu văn học chống Pháp từ nửa sau thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX. Đến với thơ Nguyễn Khuyến ta thấy được sự ưu tư của nhà thơ
mang nặng nỗi xót thương trước vận mệnh đất nước ln mang trong mình tư
tưởng phị vua giúp nước.
Văn học trung đại Việt Nam chính thức ra đời vào thế kỉ X và về cơ bản kết
thúc vào cuối thế kỉ XIX. Lấy văn học dân gian làm nền tảng, lấy nhiệm vụ chính
trị mà thời đại đặt ra làm nội dung và mối quan tâm hàng đầu của văn học chính là
cơng cuộc xây dựng đất nước ổn định, phát triển nhà nước phong kiến. Ý thức
trách nhiệm, những tình cảm cá nhân cao cả được đặc biệt đề cao. Các nho sĩ đã
hoàn thành được sứ mệnh lịch sử lúc bấy giờ. Họ là những con người trí thức đại
diện cho đất nước, nhân dân họ khơng chỉ góp phần vào cơng cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, cơng cuộc xây dựng quốc gia phong kiến vững mạnh mà cịn đóng
góp rất xuất sắc cho nền văn hóa văn học dân tộc. Thơ văn của họ đã phản ánh
được sức mạnh của con người Việt Nam dân tộc Việt. Phơi bày những mặt trái của
xã hội, lên án những ràng buộc khắt khe của xã hội phong kiến và những bất công
ngang trái của xã hội để vươn tới giải thoát con người đi đến xã hội tốt đẹp hơn
nhân văn hơn. Nho sĩ tri thức đã góp phần đưa nền văn học Việt lên một tầm cao
2


mới để sánh kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực. Tìm hiểu và nghiên
cứu Hình tượng nhà nho trong trong thơ Nôm cuối thế kỉ XIX giúp chúng tơi có
thêm nhiều kiến thức bổ ích và đó sẽ là tiền đề để phục vụ cho việc học tập và
nghiên cứu sau này.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này chúng tơi muốn góp thêm tiếng nói
của mình để khẳng định vai trị và sự đóng góp đặc biệt quan trọng của các nho sĩ

trong quá trình phát triển của văn học trung đại đối với lịch sử dân tộc và nền văn
học nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nho sĩ trong văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều đóng góp cho nền
văn học dân tộc. Chính vì vậy các nho sĩ trong thời này được rất nhiều các nhà phê
bình các nghiên cứu tìm hiểu và nghiên cứu. Dưới đây chúng tơi trình bày một số
cơng trình nghiên cứu sau:
Bùi Thanh Ba trong cuốn Nguyễn Đình Chiểu – tác phẩm trong nhà
trường ơng đã đưa ra nhận xét: Với ý chí đấu tranh kiên cường và bất khuất
Nguyễn Đình Chiểu viết tác phẩm nhằm phổ biến Đông y để cứu dân trong cảnh
lầm than. Tác giả Nguyễn Lộc với bài những cống hiến đặc sắc của Nguyễn Đình
Chiểu trong lịch sử văn học dân tộc đã khẳng định sự thành công về nghệ thuật ở
khía cạnh xây dựng nhân vật ơng nói Cái đặc sắc của Lục Vân Tiên là tính chất
hành động của nó rất phong phú. PGS.T.S Nguyễn Phong Nam trong cuốn Giáo
trình văn học Việt Nam với bài Nguyễn Đình Chiểu tác giả đã khằng định: Nguyễn
Đình Chiểu người tri thức u nước ơng có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học
dân tộc có phẩm chất sáng ngời, ơng có được thành quả lao động xuất sắc trong
ba lĩnh vực nhà báo nhà văn thầy thuốc. Hoài Thanh trong mấy vấn đề cuộc đời
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu NXB Khoa học xã hội Hà Nội. Trong bài viết của
mình ơng đã đưa ra nhận xét Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ một tấm gương
chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Lê Trí Viễn cho rằng Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ có tấm lịng u
nước, thương dân sâu sắc, một thái độ dứt khốt đối với kẻ thù. Ơng đã mượn
3


những trang văn thấm đẫm nhiệt huyết để gửi gắm tâm sự của mình. Vì thế chúng
ta có thể thấy tính chất tự thuật này có phần đặc biệt đó là ơng đã biết tâm sự, thổn
thức của lịng mình hịa với thời cuộc Nguyễn Đình Chiểu đã đem mình tự thuật
trong thơ văn.

Nguyễn Lộc gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nơng thơn trước hết khơng
phải vì ơng viết về chủ đề nông thôn thực sự mà chủ yếu là của nơng dân. Theo
ơng chính là sự gắn bó tình cảm với người nơng dân với q hương mới là gốc rễ
làm nên Nguyễn Khuyến nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.
PGS. T.S Nguyễn Phong Nam trong bàn về cách ứng xử nỗi niềm yêu
nước và thương dân trong thơ Tam Nguyên Yên Đỗ trước cảnh nước mất nhà tan
đang rên xiết dưới chế độ thực dân của quân xâm lược tác giả đã có nhận xét:
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình Nho học cái lý tưởng thấm sâu vào
máu thịt của ông là sự rèn dũa thành tài thi đỗ làm quan phò vua giúp
nước…Nhưng vấn đề ở chỗ trong hồn cảnh của mình ông nhận thấy lý tưởng và
thực tế có nhiều chỗ chưa ổn…Nguyễn Khuyến bày tỏ lịng trung nhưng khơng
biết nên trung thế nào, bởi trong cổ điển khơng hồn tồn hợp với hiện đại.
Mã Giang Lam đã nhận xét đánh giá về thơ văn Nguyễn Khuyến trong
cơng trình nghiên cứa của mình như sau “giá trị thơ văn của Nguyễn Khuyến là
toàn bộ sáng tác của nhà thơ” nhưng làm nên đặc sắc riêng của Nguyễn Khuyến
vẫn là những bài thơ viết về cảnh và người chốn thôn quê những bài thơ bộc lộ rõ
nhất tấm lòng của tác giả. Nói đến làng cảnh Việt Nam nhưng chưa ai để lại dấu
ấn sâu đậm cho người đọc bằng Nguyễn Khuyến.
Tác giả Trần Ngọc Vượng bài thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến cho ta thấy sự
phát triển thể loại thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến đã phát biểu từ nội dung thể tài,
ngôn ngữ thơ…Tác giả đã nêu những đóng góp và sự phá cách trong văn học cổ
điển của nhà thơ tìm hiểu những tâm sự nỗi niềm thông qua mảng thơ trào phúng.
Tác giả đã làm rõ những đóng góp đổi mới cách tân của Nguyễn Khuyến qua
mảng thơ Nôm.

4


Trong cơng trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Anh Phương
xuất bản, Sài Gòn, 1965), Phạm Thế Ngũ đã dành 4 trang viết về Chu Mạnh Trinh

với một cảm tình nồng hậu. Tuy nhiên như thế vẫn cịn q ít và khơng tránh khỏi
những sơ sài. Cũng khoảng từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ XX, một
số nhà nghiên cứu miền Bắc, trong những cơng trình văn học sử của mình, có nhắc
đến Chu Mạnh Trinh chỉ vài ba dịng thơi nhưng lại với một thái độ phê phán nặng
nề. Nguyễn Lộc viết: “Khuynh hướng văn học hưởng lạc thoát ly gồm chủ yếu là
nhóm nhà thơ Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh. Trong thơ văn của họ,
thỉnh thoảng có bài cũng nói đến thời thế...Nhưng chủ yếu là nói về cuộc sống ăn
chơi sa đoạ, trác táng của họ ở các nhà chứa, cô đầu...”.
Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, của tác
giả Nguyễn Lộc. Trong cuốn sách này tác giả đã nghiên cứu công phu, nghiêm túc
và rất khoa học về nền văn học trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ
XIX. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá đúng vai trò của các nho sĩ
trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết cuối thế kỉ XIX. Các nhà thơ tiêu biểu cho
khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Quang Bích, Nguyễn Xn Ơn…Đóng góp chủ yếu của khuynh hướng văn học
yêu nước chống Pháp là đem đến cho văn học một nội dung mới, một khí thế mới,
một sức sống mới. Sau khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp là văn học tố
cáo hiện thực. Khuynh hướng này sáng tác hầu hết tiếng việt có những đóng góp
quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc, trong việc hồn thiện các hình
thức nghệ thuật các thủ pháp tiêu biểu.
GS.TS Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam cũng đã
nghiên cứu về buổi đầu hình thành nền văn học dân tộc, hoàn cảnh lịch sử đất
nước và điều kiện xã hội đã tạo nên phong cách sáng tác riêng con người cá nhân
riêng của các nho sĩ. Thơng qua đó tác giả đã đưa ra những đánh giá về vai trò của
các nho sĩ trong giai đoạn này.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
5



Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Hình tượng nhà nho trong thơ
Nôm nửa cuối thế kỉ XIX”. Chúng tơi tìm hiểu và nghiên cứu những đóng góp của
các nho sĩ cuối thế kỉ XIX đối với sự phát triển văn học trung đại.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài mà chúng tơi nghiên cứu là“Hình tượng nhà Nho trong thơ Nơm nửa
cuối thế kỉ XIX”. Vì vậy pha ̣m vi nghiên cứu và khảo sát của chúng tôi là những
tài liệu liên quan đến các tác gia trong thơ Nôm nửa cuối thế kỉ XIX. Tuy nhiên
chúng tôi tập trung tham khảo những tài liệu chính như: Nguyễn Lộc (2004), Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. 10. Nguyễn Phong Nam
(1997), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến 1900, NXB Huế…Và
nhiều tài liệu khác liên quan đến đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dựng đến các Phương
pháp sau:
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp sưu tầm chọn lọc
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo cấu trúc đề tài
gồm hai chương:
Chương I: Nhà nho trong sự biến thiên của lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỉ XIX
Chương II: Chân dung nhà nho trong thơ Nôm nửa cuối thế kỉ XIX

6


CHƯƠNG I: NHÀ NHO TRONG SỰ BIẾN THIÊN CỦA LỊCH SỬ DÂN
TỘC NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX thực chất là lịch sử của một cuộc
đấu tranh chống xâm lược chống đầu hàng. Thực dân Pháp có ý đồ xâm lược nước
ta từ lâu cuối thế kỉ XVIII nhưng âm mưu đó chưa thực hiện được. Mãi đến cuối
thế kỉ XIX Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các Giáo Sĩ và ngăn
chặn thông thương lấy cớ đó xâm lược nước ta. Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong
kiến Việt Nam bước vào thời kì bế tắc, Pháp xâm lược nước ta, triều đình phân
tán, khơng thống nhất, khơng nắm được tình hình thế giới do đó khiếp sợ dẫn đến
nhượng bộ rồi đầu hàng từng bước. Nhân dân không chấp nhận sự hèn nhát triều
đình đã vùng dậy kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1859 quân Pháp sau khi
đánh chiếm Đà Nẵng đã kéo vào Sài Gịn tràn vào sơng Bến Nghé quan quân của
triều đình nhà Nguyễn chống trả yếu ớt Thành Gia Định bị giặc chiếm đóng. Lịch
sử dân tộc lại mở sang một trang mới để bắt đầu ghi lấy những hàng ước mà nhà
nước đương thời phải kí kết và cũng mở đầu cho những trang sử đẫm máu mà vẻ
vang, oanh liệt của dân tộc chống trả quyết liệt bọn thực dân cướp nước. Đây là
lúc tinh thần yêu nước bùng lên mạnh mẽ, đồng thời cũng là lúc sĩ phu thức thời
suy nghĩ về vận nước trong xu thế chung của thế giới. Nước ta nửa cuối thế kỉ
XIX sự kiện trung tâm và nỗi bật là sự xâm lược của thực dân Pháp và cuộc chiến
đấu chống xâm lược của nhân dân ta. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, dân
tộc ta đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù. Phong trào chiến
đấu chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX lúc đầu giai cấp phong kiến còn
chống đối một phần nào đó, nhưng về sau từng bước dần thỏa hiệp, đầu hàng thực
dân Pháp. Trong triều bộ phận đầu não của nhà nước phong kiến ngay từ đầu đã
chia làm hai phái, chủ hịa và chủ chiến. Ngồi ra một bộ phận nữa thì lưng chừng,
do dự tiêu biểu là Tự Đức. Trong khi Nam Kỳ dồn sức chống ngoại xâm, ở miền
Trung và Miền Bắc chưa có ngoại xâm, bọn phong kiến tăng cường bốc lột nhân

7


dân rất thậm tệ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ tiêu biểu là cuộc

khởi nghĩa của Cai Vàng.
Nhà nước phong kiến đứng trước hai mâu thuẩn bên ngoài là mâu thuẩn với
bọn thực dân xâm lược, bên trong là mâu thuẩn với phong trào khởi nghĩa của
nông dân. Sau năm 1982 triều đình khơng cịn đóng vai trị gì trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, trái lại cịn có những hành động tiêu cực tăng cường
bóc lột nhân dân một cách thẩm tệ để bồi dưỡng chiến phí, điều các tướng lĩnh
cầm đầu nghĩa quân chống Pháp đi nơi khác để phong trào kháng chiến tan rã.
Cuộc kháng chiến chống Pháp trong phong trào Cần Vương tiếp theo chịu sự chi
phối trực tiếp của ý thức hệ phong kiến nhưng không phải do những người đại
diện cho nhà nước phong kiến cầm đầu mà do các văn thân sĩ phu yêu nước chống
Pháp lãnh đạo. Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mặc dù từng
chặng sắc thái thay đổi, có nhiều thăng trầm khác nhau nhưng dòng văn học chống
thực dân Pháp giữ vai trị chủ đạo, chính dịng văn học này có cơ sở trong cuộc
đấu tranh hết sức sơi nổi và liên tục quảng đại quần chúng nhân dân chống thực
dân Pháp lúc bấy giờ. Sau đó ngọn lửa chống Pháp vẫn âm ĩ bùng lên nhưng
không phải do nhà nước phong kiến cầm đầu mà do các văn thân và sĩ phu yêu
nước lãnh đạo. Những biến cố lớn lao của lịch sử ảnh hưởng trực tiếp đến với sự
phát triển của văn học giai đoạn cuối thế kỉ XIX.
Cuộc chiến đấu trong Nam lại càng quyết liệt, nhân dân ta với truyền thống
yêu nước được tôi luyện qua hàng nghìn năm trong quá trình dựng nước và giữ
nước rất nên nhạy bén về cảm quan yêu nước, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,
không sợ hy sinh, không tiếc xương máu. Phong trào chống Pháp rầm rộ khắp cả
nước, thực dân Pháp đánh ra miền Bắc và miền Trung thì phong trào kháng chiến
chống Pháp khơng khác gì Nam Bộ. Khi kinh thành Huế thất thủ phong trào chống
thực dân Pháp lại càng đẩy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, phong trào đấu tranh
chống Pháp sôi nổi khắp cả nước bùng lên. Những biến cố lớn lao của xã hội cuối
thế kỉ XIX là một dấu ấn rõ nét trong sự sắp xếp lực lượng các giai cấp và trong
trạng thái tâm lý của giai cấp xã hội. Trải qua nhiều biến động nhưng cuối cùng xã
8



hội Việt Nam vẫn lâm vào tình trạng bế tắc khơng lối thốt. Tuy vậy phong trào
đấu tranh rầm rộ của quần chúng liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ cũng đã làm
bùng dậy nhiều khát vọng lành mạnh, làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh
thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, cổ vũ cho sự vươn dậy của tài năng, trí tuệ
của con người. Phong trào chống Pháp tuy rầm rộ, sôi nổi khắp cả nước nhưng
khơng có lực lượng hậu thuẩn làm nịng cốt chủ huy phong trào đấu tranh thất bại
mất nước là do nhà Nguyễn thỏa hiệp, phản động sợ dân hơn sợ giặc. Mặc dù các
cuộc đấu tranh thất bại nhưng cũng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn,
tinh thần dũng cảm khẳng định được phong trào đấu tranh mang tính dân tộc. Đây
là giai đoạn lịch sử đầy đau thương nhưng rất hùng tráng của dân tộc, nhiều hy
sinh mất mát nhưng rất tự hào, giai đoạn khổ nhục nhưng vĩ đại.
Trước kia mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẩn giữa
nông nô và địa chủ. Bây giờ trong cuộc kháng chiến chống Pháp mâu thuẩn ấy
càng thêm sâu sắc nhưng nổi lên hàng đầu là mâu thuẩn giữa nhân dân ta và bọn
xâm lược, giữa tầng lớp yêu nước và bè lũ phong kiến tay sai bán nước. Xã hội
Việt Nam cuối thế kỉ XIX trải qua một cuộc phân hóa sâu sắc trước kia chưa từng
có. Nhân dân đứng giữa hai tầng lớp áp bức đó là chế độ phong kiến thối nát và
cuối thế kỉ XIX có thêm một tầng lớp áp bức bóc lột mới đó là bọn thống trị nước
ngồi. Nhân dân lại đứng trước mn vàn nỗi thống khổ, khi có q nhiều áp bức
thì sức kháng chiến của họ càng mạnh, ý chí chiến đấu càng tăng cường.
Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng,
suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện
nhưng nổi bật nhất là tính thối nát, suy thối trong toàn bộ cơ cấu của chế độ
phong kiến. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào
tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Sự khủng hoảng này còn được biểu hiện ở sức trỗi
dậy mãnh liệt với một khí thế chưa từng có của phong trào nông dân khởi nghĩa.
Lịch sử dân tộc ta giai đoạn này là lịch sử đau thương nhưng quật khởi, có
bi kịch nhưng cũng có anh hùng ca. Nhìn về phía giai cấp thống trị là cả một sự

9


sụp đổ, tan rã toàn diện của kỷ cương, của lễ giáo phong kiến, của bộ máy quan
liêu và nói chung là của toàn bộ cơ cấu xã hội. Song nhìn về phía quần chúng thì
đây là thời kỳ quật khởi, thế kỷ bão táp của các phong trào nông dân khởi nghĩa,
thời đại đấu tranh tháo cũi sổ lồng. Chính sự thay đổi sâu sắc này đã đưa đến sự
sắp xếp lại lực lượng sáng tác trong xã hội và mục đích vai trị và nhiệm vụ của
văn học lúc bấy giờ. Đó là cuộc chiến đấu cứu nước chống Pháp và chống bọn
phong kiến đầu hàng. Vai trò của người nơng dân cuối thế kỉ XIX đã đóng vai trò
quan trọng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước giành độc
lập chủ quyền dân tộc.
Trong điều kiện xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX sự kiện Pháp xâm
lược Việt Nam là sự kiện quan trọng nổi bật chi phối đến các sự kiện khác và đặc
biệt ảnh hưởng lớn đến qúa trình vận động và phát triển của văn học, đó cũng là
bước ngoặc lớn để hình thành nên dịng văn học mang tư tưởng yêu nước cuối thế
kỉ XIX. Trước những biến cố lịch sử lớn lao xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX có
sự phân hóa giai cấp sâu sắc mỗi tầng lớp phân hóa đều mang sắc thái tâm lý
riêng, một thái độ chính trị riêng. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh
hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam, đó là sự phân hoá giai cấp diễn ra
ngày càng sâu sắc hơn. Trong hàng ngũ giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị cũ
thái độ của họ không giống nhau, nhưng tâm lý chủ yếu là đầu hàng, thỏa hiệp.
Bên cạnh đó một số sĩ phu, tri thức phong kiến họ thấy rõ quyền lợi của phong
kiến cũng chỉ là tay sai cho bọn đế quốc, họ tiếp thu truyền thống yêu nước của
dân tộc, sống gần gũi với nhân dân nên đã hăng hái cùng nhân dân chống giặc.
Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm. Chủ nghĩa tư bản
thực dân được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, song vẫn khơng
xóa bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc
địa. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp,
giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại

địa chủ. Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu
nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về
10


kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ khơng chịu nỗi nhục mất
nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh
chống thực dân và bọn phản động tay sai. Một số bộ phận khác là nhà thơ nhà văn
họ có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc trỗi dậy, họ đã dùng văn học là vũ khí
chiến đấu nói lên tâm tư, nguyện vọng trước tình cảnh mất nước nhà tan.
Giai cấp nơng dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến
địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư
bản thực dân chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao,
thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi...Của đế quốc và phong kiến đã đẩy nơng dân
vào con đường bần cùng hóa khơng lối thốt. Một số ít bán sức lao động, làm thuê
trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác
của đế quốc Pháp. Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nơng dân có mâu thuẫn
với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản
động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu
cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nơng dân có truyền thống đấu
tranh kiên cường bất khuất là lực lượng nòng cốt động lực cách mạng mạnh mẽ.
Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong
cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu
tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Giai cấp vô sản hầu hết xuất thân từ
giai cấp nông dân, giai cấp này trưởng thành và lớn mạnh nhanh chóng nhất từ sau
thế giới thứ nhất. Tuy nhiên sáng tác văn học giai đoạn này vẫn thuộc giai cấp cũ
nên văn học chủ yếu vẫn chịu chi phối của ý thức hệ phong kiến.
Nước ta đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc
địa. Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành

thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt
Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó.

11


1.2. Bối cảnh văn hóa Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ đã trực tiếp ảnh hưởng đến bối cảnh văn
hóa lúc bấy giờ văn hóa đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của văn học cuối
thế kỉ XIX. Cuối thế kỉ XIX văn hóa chưa có gì chuyển biến sâu sắc so với giai
đoạn đầu thế kỉ XIX. Vẫn trong tình trạng lạc hậu trì trệ vai trị của Nho giáo vẫn
được coi trọng, Nho giáo vẫn được coi là quốc giáo, lợi dụng tôn giáo để thống trị
xã hội. Triều đình tơn sùng Nho học, Khổng, Mạnh được coi là những vị thánh.
Chế độ thi cử không công bằng, chưa thực sự tuyển được nhân tài phục vụ cho đất
nước con quan thì lại làm quan, sách vở của họ là thiên kinh địa nghĩa điều này
làm hạn chế óc sáng tạo của con người.
Trong giai đoạn này ngồi Nho giáo thì Phật giáo Đạo giáo và nhiều tín
ngưỡng khác cũng rất phát triển. Các vị tướng trước khi ra trận được vua sai quan
bói xem bốn mạng của các vị thế nào. Trời hạn lâu ngày không mưa, nạn dịch
hồnh hành, nhà nước khơng lo chạy chữa, chỉ lập đàn cầu đảo. Điều đó lộ rõ
những bảo thủ nặng nề trong mọi hoạt động, con người tin vào mệnh trời, họ tin
vào thế lực siêu hình có thể dàn xếp ổn thỏa mọi công việc trên đời. Trước tình
hình đó một số sĩ phu có đầu óc cách tân như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch…có cơ hội được học hỏi những khoa học kĩ thuật tiến bộ đã nhiều lần đưa
ra những kiến nghị cải cách xã hội. Nguyễn Trường Tộ đã kích lối học từ chương,
hư văn, chủ trương học khoa học kỉ thuật học thiên văn, địa lý, sinh ngữ…Học tức
là học những cái chưa biết mà biết. Ông say sưa với những đề nghị cải cách đất
nước thậm chí viết cả trên giường bệnh.
Cuối thế kỷ XIX xu hướng thơn tính dân tộc và bành trướng thuộc địa của
các nước đế quốc diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việt Nam cũng bị thực dân

Pháp xâm lược từ giữa thế kỉ XIX. Thực dân Pháp trong giai đoạn này đang thực
hiện chính sách ngu dân đồng hóa dân tộc ta, để thực hiện âm mưu đó điều đầu
tiên chúng bắt đầu chú ý đến những hoạt động văn hóa nhưng ảnh hưởng chưa có
mấy. Thực dân Pháp mở trường thơng ngơn để đào tạo tay sai, trường này mở ra
khơng có người phải lấy lính Pháp vào học. Chúng cho in và phát hành rộng rãi tờ
12


Gia Định Báo để phổ biến chính sách cai trị của chúng. Sau khi dập tắt các phong
trào yêu nước, hồn thành căn bản cơng cuộc bình định nước ta về mặt quân sự,
thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa, áp đặt một chính sách
thống trị quy mô và triệt để trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố giáo
dục...nhằm biến Đơng Dương thành thuộc địa khai khẩn, bảo đảm siêu lợi nhuận
cho chính quốc.
Thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền
bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình. Mục
đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng
thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất
tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp,
phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc. Chúng thi hành triệt để chính sách
văn hóa nơ dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị
đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm
đốn. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến
bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị,
mục đích đồng hóa nhân dân ta.
Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ
trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện
chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những
người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá
chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Các trường học được

tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện và bậc trung học ở
tỉnh. Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc được trang bị
các kiến thức khoa học phổ thơng cịn phải học tiếng Pháp. Các bậc học càng cao
thì mơn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Các
khoa thi Hương, Hội, Đình vẫn được tổ chức như cũ. Hầu hết các tác phẩm văn
học nghệ thuật trong thời gian này đều thể hiện cái nhìn của tầng lớp trí thức Tây
học, văn nghệ sĩ hướng vào mục đích phê phán tình trạng thối nát của xã hội
13


đương thời, nêu lên những xung đột giữa các quan điểm phong kiến và tư tưởng tư
sản vừa mới nảy sinh, đả kích những kẻ trưởng giả học làm sang, phơi bày những
cảnh lầm than khốn khó của quần chúng lao động bị bọn thực dân, địa chủ, quan
lại ức hiếp, bóc lột. Đồng thời nói lên tình cảm u nước thương nòi và sự bất lực
chán chường của một số người ở thành thị trước thời cuộc.
Trong các ngành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc cũng có những
biến đổi nhất định. Các mơ típ và tư tưởng nghệ thuật phương Tây ngày càng có
ảnh hưởng sâu đậm trong phương pháp tư duy và sáng tác của các nghệ sĩ Việt
Nam. Tuy nhiên các mơ típ mỹ thuật truyền thống, nhất là các kiến trúc xây dựng
đình chùa nhà cửa ở nơng thơn vẫn đóng vai trị chủ yếu trong xu hướng mỹ thuật
lúc bấy giờ. Đội ngũ nghệ sĩ mỹ thuật chuyên nghiệp chủ yếu là những nghệ sĩ dân
gian như thợ mộc, thợ nề, thợ thêu, thợ chạm, thợ tạc tượng, thợ gốm, thợ đúc
chuông...Các loại hình mỹ thuật mới chịu ảnh hưởng mơ phỏng của phương Tây
mặc dù đã phát triển và mở rộng hơn trước nhưng chưa đủ sức lấn át các mơt típ
nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Văn hóa dậm chân tại chổ khoa học kĩ thuật khơng có điều kiện phát triển,
tư tưởng con người trở lại với nếp suy nghĩ cổ hũ ngày xưa, không dám sáng tạo,
sống một cuộc sống ỉ lại đời sống tinh thần trì trệ, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của văn học đương thời lúc bấy giờ. Triều đình mục nát không
nghĩ đến vận nước, cổ hũ lạc hậu cho nên tư tưởng con người lại quay về với nề

nếp nho gia, cổ hủ ảnh hưởng đến sự phát triển văn học đương thời.
1.3. Sự chuyển biến về tư tưởng của các nhà nho nửa cuối thế kỉ XIX
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX trong văn học Việt Nam về lịch sử bắt đầu
bằng sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước ta, và kết thức bằng sự kiện cuộc chiến
đấu của nhân dân ta chống xâm lược tạm thời bị thất bại, thực dân Pháp bắt đầu
khai thác thuộc địa của chúng. Tính chất thời sự chi phối toàn bộ đời sống văn học
và làm thay đổi diện mạo văn học. Văn học giai đoạn này ra đời trong hồn cảnh
lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến cố trọng đại nên văn học gắn với chính trị và
phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị. Với yêu cầu cấp thiết đó các nho sĩ đã phản
14


ánh những vấn đề trung tâm nóng hổi của thời đại, cuộc đấu tranh của nhân dân
chống thực dân Pháp đây là tư tưởng chính. Văn học cuối thế kỉ XIX bắt đầu bằng
thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và kết thúc bằng thơ văn tố cáo hiện
thực Tú Xương và Nguyễn Khuyến. Đây là giai đoạn cuối của lịch sử văn học dân
tộc có thể gọi là thời kì văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ
phong kiến. Văn học trong thời kì phong kiến này vẫn phát huy tác dụng mặc dù
nó bị khúc xạ do điều lịch sử mới có những nét đặc thù khác so với những giai
đoạn trước.
Lực lượng sáng tác cuối thế kỉ XIX chưa có gì thay đổi. Hầu hết các tác giả
trong giai đoạn này vẫn là những nho sĩ mang ý thức phong kiến, có khác trước là
phần lớn là trước là phần lớn họ xuất thân từ từng lớp trung và dưới của xã hội, có
nhiều quan hệ khá chặt chẽ với nhân dân và trước cuộc chiến đấu chống ngoại
xâm của dân tộc, trừ một số bộ phận ít ỏi làm tay sai giặc.
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX về phương diện công chúng văn học và điều kiện
sáng tác văn học cũng chưa có gì thay đổi. Cuối thế kỉ XIX chữ quốc ngữ được
phổ biến thêm một bước và báo chí đã ra đời. Nhìn chung văn học cuối thế kỉ XIX
vẫn còn nằm trong một thể thống nhất với những giai đoạn trước đây. Tuy nhiên
về phương diện nội dung văn học do tác động trực tiếp mạnh mẽ của cuộc chiến

đấu chống Pháp nó có những thay đổi rõ nét. Trước hết là sự thay đổi về đề tài và
chủ đề. Tư tưởng của các nhà nho cuối thế kỉ XIX văn học chủ yếu tập trung vào
đề tài có tính chất thời sự nóng hối lúc bấy giờ. Khơng lánh mình vào một số triết
lý siêu hình nào của Nho, Đạo, Phật. Văn học cuối thế kỉ XIX đã có nhiều thay đổi
so với trước, lúc này các nhà nho sáng tác văn học nhằm thực hiện nhiệm vụ rất to
lớn là vũ khí để chống giặc ngoại xâm, văn học lấy con người là mục đích sáng
tác, đưa con người lên hàng đầu trong nhận thức của văn học. Văn học khơng đắm
chìm trong thiên nhiên, khơng hồn tồn thiên về triết lý đạo đức, mà các nhà nho
đi sâu vào nỗi khổ và niềm vui cả con người gắn bó với những đau thương và hạnh
phúc của con người trong đời sống hằng ngày. Lên án những bất công ngang trái
bảo về quyền sống quyền hạnh phúc, văn học đã đứng về phía nhân dân “Nhà văn
15


đã có con mắt nhìn khắp sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt nghìn đời”. Văn học đã nêu
được những vấn đề cơ bản về con người về xã hội mà những thời kì trước đó xã
hội phong kiến chưa lúc nào làm được. Đặc điểm nỏi bật trong sự phát triển của
văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đó chính là “Tính chất thời sự của nó là sự
theo sát tình hình đấu tranh chính trị và phục vụ đấu tranh chính trị của nó”. Văn
học lúc này khơng chỉ đơn thuần là trên lý thuyết là trị mua vui, mà nó là vũ khí
sắc bén đấu tranh xã hội. Đến cuối thế kỉ XIX đứng trước tình thế cảnh mất nước
nhà tan, truyền thống yêu nước bùng lên mạnh mẽ. Văn học chống Pháp ra đời đã
kế thừa một cách tốt đẹp truyền thống yêu nước trong lịch sử và có những bước
phát triển phù hợp với hồn cảnh mới. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho yêu
nước nồng nàn, tuy ông không trực tiếp cầm súng trên chiến trường nhưng là một
chiến sĩ xuất sắc trong phong trào chống giặc ngoại xâm, ông đã dùng văn chương
là vũ khí đấu tranh:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền khơng khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Giai đoạn trước tư tưởng của các nhà nho chủ yếu là lên án tố cáo những

bất công những hủ tục lạc hậu của xã hội phong kiến nhằm mục đích cải tạo xã hội
ngày càng văn minh tốt đẹp hơn. Văn học hướng sự phát triển của con người, cố
gắng vươn lên khẳng định giá trị chân chính của con người nên những chủ đề
thường đề cập đến là tình u, giải phóng tình cảm. Nhưng tất cả những chủ đề
những tư tưởng trước đó bước sang cuối thế kỉ XIX nhường chỗ cho tư tưởng yêu
nước chống Pháp, văn học lúc bấy giờ phục vụ cho kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ quê hương đất nước. Văn học yêu nước đã vạch
trần những luận điệu hèn nhát, bỉ ổi của triều đình bọn vua quan vơ trách nhiệm,
bè lũ tay sai bán nước thành những bản án đanh thép, châm biếm sắc sảo:
-Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ
-Hạ thành thành thủ ca
-Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây của Nguyễn Đình Chiểu
-Vè thất thủ kinh đơ
16


Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Việt Nam đầu tiên nói đến chiến tranh nhân
dân, đề cao người nơng dân, người du kích chống Pháp với ý thức về quyền lợi và
nghĩa vụ của mình họ cần chiến đấu để bảo vệ tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo
để bảo vệ chủ quyền đất nước thiêng liêng. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học hình
ảnh của người nơng dân được đưa vào văn học, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Nguyễn Đình Chiểu hay Cảm tác của Phan Văn Trị. Những chuyển biến về tư
tưởng của các nho sĩ đã đem đến cho văn học một luồng sinh khí mới, một sức
sống mới. Phong trào kháng chiến chống Pháp chưa có lực lượng nịng cốt lãnh
đạo, cho nên thất bại triền miên, Pháp chiếm toàn bộ đất nước ta, xã hội lúc này
bộc lộ những mặt trái, chướng tai gai mắt, các nhà văn đã dùng ngòi bút của mình
để phơi bày những mặt trái của xã hội, bằng giọng văn hài hước mong muốn cải
tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Họ đã lấy việc tố cáo làm phương tiện để gây
căm thù nhằm mục đích kêu gọi nhân dân đứng lên phản kháng đấu tranh để dành
độc lập và hạnh phúc về mình.

Văn học giai đoạn này đã kế thừa tính trữ tình văn của văn học dân gian và
văn học bác học, đồng thời có sự đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Vì
vậy nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học giai đoạn trước chủ yếu đi sâu vào chủ
đề con người, nhưng chất trữ tình ở đây là trữ tình yêu nước phát triển trên cảm
hứng mới của chủ đề đó là lịng u nước gắn liền với những biến cố lớn lao của
đất nước. Các nho sĩ đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng những lời lẽ
thiết tha sâu nặng, yếu tố lãng mạn không thể thiếu và đóng vai trị chủ đạo để
đảm bảo cái nhìn vừa đúng hiện thực vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những nhà thơ hiện thực trào phúng nhưng cũng
có những bài thơ trữ tình độc đáo.
Phương pháp sáng tác chính vẫn là phương pháp truyền thống, nhưng do
yêu cầu phản ánh trung thực ngôn ngữ phải gần gũi và dễ hiểu để động viên và cổ
vũ tinh thần nhân dân ta nên văn học đã vận dụng nhiều chất liệu văn học hiện
thực.

17


Văn học trong giai đoạn này đã phát triển trong sự gắn bó với diển biến của
lịch sử dân tộc. Nội dung yêu nước chống xâm lược, chống đầu hàng là nét nổi bật
dễ nhận thấy nhất của văn học giai đoạn này chưa bao giờ văn học lại được huy
động góp sức vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc một cách triệt để cũng chưa
bao giờ có sức mạnh của văn chương lại được khai thác được sử dụng một cách
hữu hiệu như vậy. Văn học đã có mặt kịp thời trên trận tuyến khốc liệt này ngay từ
những ngày đầu. Trong giai đoạn này trên mặt trận lịch sử vấn đề được quan tâm
nhất là chiến hay hòa. Trên diễn đàn văn học cũng vậy sự va chạm quyết liệt của
những người cầm bút đối lập nhau về chính kiến đã tạo những cuộc bút chiến sôi
động. Điều ý nghĩa nhất giai đoạn này làm được đó là việc xây dựng thành cơng
hình tượng người nghĩa sĩ xả thân vì dân tộc. Nếu nói rằng một trong những cái
đích chủ yếu mà văn học cần đạt được là tìm và xây dựng nên mẫu người lí tưởng

của thời đại mình thì điều đó lúc này được các nhà văn chiến sĩ thực hiện một cách
xuất sắc. Hiện thực cuộc sống chiến đấu của dân tộc đã cung cấp chất liệu, nguồn
cảm hứng để nghệ sĩ có thể khái quát hình tượng nhân vật lý tưởng trong văn học
yêu nước nổi bật lên âm hưởng bi tráng thống thiết. Nhân vật lý tưởng bây giờ là
người anh hùng cứu nước. Họ gồm tri thức phong kiến lẫn nông dân, những kẻ
cùng khốn trong xã hội dám xả thân vì đại nghĩa. Những người trong khoa bảng có
tiếng tăm, thủ lĩnh của các phong trào chống Pháp đầy mưu trí và lịng quả cảm
như Phan Đình Phùng, Trương Định, Nguyễn Xn Ơn, Nguyễn Quang Bích…họ
có những hồn cảnh khác nhau, những con đường khác nhau để đến với phong
trào yêu nước, tuy nhiên nhìn chung quá trình chuyển hóa về tư tưởng lại rất giống
nhau. Là người tri thức phong kiến yêu nước, họ yêu nước quyết tâm cứu nước
thoát khỏi khổ nạn. Một trong những con đường độc đáo nhất mà họ đã tìm ra là
xướng nghĩa Cần Vương. Cần Vương là giúp vua chống giặc cứu nước. Nhưng
phải là ông vua dám đánh giặc, một ông vui khơng sợ hy sinh gian khổ. Có thể nói
phong trào Cần Vương là cách thức thỏa đáng nhất, để được chấp nhận để họ thực
hiện ý tưởng cứu nước trong khuôn khổ, phép tắc của Nho giáo. Cái nho phong lộ
ra ngay ở thái độ đối với kẻ thù. Trong bức thư nổi tiếng của Nguyễn Quang Bích
18


trả lời quân Pháp có đoạn “giả sử có một nước lớn khác đến kinh lý nước quí quốc
cũng như q quốc đã làm ở nước chúng tơi thì q quốc đã làm ở nước chúng tơi
thì q quốc cũng phục tùng theo ư? Hay là cũng nghĩa khí ở lòng căm giận lộ ra
mặt rồi quy quốc cũng làm như chúng tơi thì q quốc cũng làm như chúng tơi
đang làm”?Thà chịu tội với q quốc, quyết khơng chịu tội với vua nhà, thà chịu
tội với nhất thời, quyết không chịu tội với vạn tuế. Người quân tử thường tự ví
mình với cây trúc: mềm mỏng nhưng cứng cáp, dẻo bền. Nơi trận mạc thì quyết
đấu, nhưng khi đã dùng đến lời lẽ thì lại rất văn chương. Cái ý thức đã thấm sâu
vào tâm hồn họ đó là thái độ tự tin bình tĩnh, lối ứng xử của người có văn hóa…ở
họ có nhiều mối ưu tư của một tâm hồn đa cảm hay suy ngẫm có phần duy lí. Đây

là bức tự họa của người nghệ sĩ chiến sĩ trong cảnh sống vô cùng khắc nghiệt. Đối
với họ cuộc sống có ý nghĩa gần với sự vẹn tồn danh tiết, là danh thơm có sức
truyền lưu thiên cổ. Chính điều này là cơ sở cho việc lựa chọn, cân nhắc giữa sự
sống và chết thành công hay thất bại:
Làm ma có hồn trung vía nghĩa
Hơn làm người đeo mặt ngựa đầu trâu.
(Nguyễn Duy Cung- Hịch kêu gọi chống Pháp)
Những chuyển biến trong tư tưởng của các nho sĩ không phải đồng đều
khắp cả nước lúc bấy giờ, mà tư tưởng này mà nó thay đổi đầu tiên là nhận thức
của các nho sĩ yêu nước ở miền Nam, vì thực dân Pháp đến xâm lược miền Nam
trước, khi thực dân Pháp đến xâm lược nó đã làm thay đổi tư tưởng cac nho sĩ lúc
bấy giờ để phù hợp với bối cảnh lịch sử xã hội. Sự chuyển biến về tư tưởng của
các nho sĩ miền Bắc về sau vẫn chậm hơn so với miền Nam vì miền Bắc xã hội
phong kiến tồn tại quá lâu cho nên còn mang nặng tư tưởng phong kiến cổ hủ, lạc
hậu nói chung tư tưởng của họ vẫn tiếp tục phê phán cái cũ, tố cáo hiện thực của
xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Bên cạnh đó một số bộ phận cá biệt cũng bắt đầu
nói đến những cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp trong Nam. Tiêu biểu trong
số đó có Phạm Văn Nghị với bài Trà Sơn qn thứ nói lên lịng căm thù giặc của
mình.
19


Tóm lại do điều kiện xã hội có những biến cố trọng đại và sau lưng nó có
một truyền thống lâu đời về văn học và văn hóa dân tộc, văn học giai đoạn nửa
cuối thế kỉ XIX có những nét đặc thù riêng. Trên nền tảng sự vận động bối cảnh
của lịch sử, văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đánh dấu sự kết thúc truyền
thống cổ trong văn học Việt Nam. Văn học cuối thế kỉ XIX đã gánh vác nhiệm vụ
dân tộc một cách vẻ vang. Nó gắn với vận mệnh dân tộc trong một giai đoạn lịch
sử bi tráng. Văn học cuối thế kỉ XIX là một cuốn sử thi của thời đại ghi chép một
cách cảm động và trung thành cuộc đấu tranh của dân tộc ta. Văn học yêu nước

giai đoạn này còn chứng tỏ rằng dẩu nước mắt nhưng còn dân, còn giá trị tinh thần
truyền thống và tin tưởng vào thắng lợi của dân tộc.

20


CHƯƠNG II: CHÂN DUNG NHÀ NHO TRONG THƠ NÔM NỬA CUỐI
THẾ KỈ XIX
2.1. Chân dung những sĩ phu yêu nước
Cuối thế kỉ XIX xã hội Việt Nam có một bước ngoặt mới, xã hội thay đổi
văn học cũng có nhiều bước chuyển mình để phù hợp hồn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ. Những biến động của lịch sử đã tác động mạnh mẽ tới văn học làm biến đổi
đề tài và cảm hứng chủ đạo cũng như làm nảy sinh ra những hiện tượng nghệ thuật
mới. Cảm hứng yêu nước được khơi dậy mạnh mẽ là tiếng nói lương tri của thời
đại nhà văn cầm bút cũng như là một người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng trên
chiến trường tất cả đều mang trong mình tinh thần ngọn lửa ghiết giặc hi sinh tất
cả để giữ nước. Nội dung sáng tác là lời buộc tội thực dân Pháp và bè lũ tay sai
bán nước, là lời kêu gọi đồng bào hãy cùng nhau đoàn kết năm chặt tay nhau để
chống ngoại xâm, cổ vũ tinh thần các các nghĩa quân để họ có đủ sức mạnh vững
tin hơn vào chiến thắng của chính nghĩa. Ngồi ra nó cịn phản ánh tâm tình của
những người tham gia chiến đấu chống Pháp. Họ đã theo cuộc chiến đấu của nhân
dân để phản ánh những đau đớn khổ cực mất mát hay những chiến thắng vang dội
của nghĩa quân ta.
Trong mảng văn học này có nhiều người nổi danh và có uy tín trên văn đàn.
Nguyễn Thơng là một sĩ khí có tinh thần yêu nước lúc nào ông cũng trăn trở băn
khoăn về những vấn đề của đất nước, ông thường chú ý đến việc làm thế nào để
phát triển nông nghiệp góp phần cải thiện được đời sống cực khổ của những người
nơng dân. Ơng được nhân dân Nam Bộ công nhận là nhà thơ yêu nước. Thơ văn
yêu nước của ông là tâm trạng của những người yêu nước phải lìa bỏ quê hương vì
giặc chiếm, da diết nhớ về nơi chơn rau cắt rốn của mình “Tình thương nhớ quê

hương là nét đặc sắc nhất trong sáng tác của ơng”. Dường như khơng có nhà thơ
nào trước đây nói về tình cảm này xúc động như ơng. Trong những sáng tác đầu
tiên, khi đất nước chưa có bóng giặc, chủ đề thương nhớ quê hương đã có mặt
trong thơ Nguyễn Thông.

21


Ơng có thời gian tham gia qn đội triều đình chống giặc lúc này vai trò
của quân đội trong triều đình khơng đóng vai trị quan trọng tuy nhiên do có thời
gian được sống trong lịng của cuộc kháng chiến, ông đã cảm nhận được những hi
sinh mất mát của những người trực tiếp cầm súng trên chiến trường, sau này ông
đã viết lại những tiểu truyện kể về người anh hùng chống giặc. Ba tiểu truyện
Phan Văn Đạt, Trương Định, Hồ Huân Nghiệp đã nói lên sự xúc động, cảm phục
của nhà thơ trước những tấm gương hi sinh vì đất nước. Thơ của Nguyễn Thơng,
trực tiếp viết về con người chiến đấu trên chiến trường:
Tây phong phiêu đại thụ,
Nhất tịch ế viên môn.
Mãn định mai hùng lược,
Tam quân khấp cựu ân.
(Văn Nguyễn Công Duy)
Đây là bài viết về ông Nguyễn Duy năm 1861 Pháp tấn công đồn ông
chống lại quyết liệt, bị kẻ thù bắn chết. Thi hài của ơng khơng cịn được ngun
vẹn, sau nhờ chiếc áo người ta mới nhận ra, nhà thơ gọi ông là “cây đại thụ” sự ra
đi của ông là nổi niềm đau chung của mọi người. Thơ Nguyễn Thông thể hiện một
nổi niềm ái quốc thiết tha, một mối day dứt khôn nguôi. Tâm sự của Nguyễn
Thông là tâm sự của một lớp nhà nho trước biến thiên thời đại.
Văn học yêu nước cuối thế kỉ XIX không thể không nhắc đến đó là Nguyễn
Xn Ơn một nhà nho u nước thái độ của ơng rất cứng rắn và dứt khốt trước
bọn ngoại xâm và bè lũ tay sai. Xuyên suốt trong tồn bộ thơ văn của Nguyễn

Xn Ơn là tinh thần yêu nước thiết tha và ý chí bất khuất, khơng gì lay chuyển
được. Ơng là một người khá đặc biệt sống trong hoàn cảnh lịch sử đầy bể dâu
nhưng ơng có một hồi bão tích cực, lạc quan ơng ln có lí tưởng tích cực muốn
ra làm việc cho dân cho nước. Nguyễn Xuân Ôn thực hiện lý tưởng của nhà nho
bằng cách đỗ đạt và làm quan, ông cho rằng “lí tưởng của một con người trong xã
hội phong kiến khơng có cách nào khác để thực hiện ngoài việc đi học, đi thi để
làm quan. Cái khác của một nhà nho chân chính với một nhà nho xu thời là ở chỗ
22


ra làm quan để lo cho dân cho nước hay làm quan để có dịp bịn rút nhân dân, đẽo
gọt của dân. “Trong thời “loạn lạc” Nguyễn Xuân Ôn ra làm quan điều đó có vẻ
trái với lẽ hành tang của Nho giáo, nhưng nó thể hiện rõ tính tích cực của một nhà
nho chân chính, thấy hết trách nhiệm của mình”. [7, tr.685]. Ơng ra làm quan đúng
là dịp để ơng thực hiện hồi bão của ơng đối với dân với nước, ở đâu ông cũng cố
gắng làm hết trách nhiệm của mình, thể hiện một cách đầy đủ tinh thần lo lắng cho
dân cho nước. Không phải ý chí hồi bão ơng nhà thơ cịn hướng nhận thức nhà
thơ vào cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp. Ông đã thể hiện tấm lòng chân thành
yêu nước và tha thiết với công cuộc đánh giặc cứu nước. Nguyễn Xuân Ôn làm
quan vào đúng lúc mà vấn đề chiến đấu chống giặc hay thỏa hiệp đầu hàng đặt ra
một cách gay gắt.
Tiêu biểu cho thái độ phẩn nộ đã kích của Nguyễn Xn Ơn đối với bọn
quan lại vơ trách nhiệm, cũng như tiêu biểu cho lịng xót thương của ông đối với
nỗi đau khổ lớn của nhân dân:
Thành trì phó mặc mấy thằng Tây,
Thế cũng cân đai với mũ giầy.
Một nước cơ đồ tan nát vậy,
Muôn dân đồ thán xót xa thay!
(Cảm tác)
Nguyễn Xn Ơn muốn thực hiện lí tưởng của mình bằng con đường đỗ đạt

và làm quan, nhưng con đường đó khơng giúp ơng thực hiện được lí tưởng của
mình là một con người đầy tinh thần lạc quan, ông không chọn con đường lui về ở
ẩn mà nhà thơ về quê chuẩn bị tập hợp nghĩa quân chống giặc. Trong bài hỏi thăm
tin tức ông Thanh Đàm khơng thấy, buồn thật ra nhà thơ nói: “Chí hướng của ta là
sống chết cũng phải làm việc nghĩa”.
Một gương mặt khác tiêu biểu của văn đàn Việt Nam thuở ấy là Đặng Huy
Trứ trong lịch sử người ta thường đánh giá ông như một nhà cách tân thế kỉ XIX ở
nước ta. Văn chương của ông là những bài viết về cảnh sắc về đời sống dân quê.
Qua những bài thơ này này ta thấy tốt lên tình cảm đằm thắm, hồn hậu của kẻ gắn
23


bó với quê hương từ chân tơ kẻ tắc từ giấc ngủ miếng ăn. Dòng văn học yêu nước
cuối thế kỉ XIX thoát dần ra khỏi quan niệm đương thời, cảm hứng ấy thường
nhuốm tính chất bi tráng chứ khơng phải hào hùng như trong văn học thời Trần và
thời Lê. Dòng văn học yêu nước giai đoạn này còn có nhiều tên tuổi khơng qn:
Phạm Văn Trị với những bài thơ phê phán mạnh mẽ tư tưởng đầu hàng Tơn Thọ
Tường. Nguyễn Quang Bích một lãnh tụ chống Pháp ở Tây Bắc đã đưa vào trong
thơ hình ảnh thân thiện, đất nước nơi núi rừng miền Tây Bắc với tâm trạng phí
phách của một nhà nho.
Trong bối cảnh lịch sử đó xuất diện nhiều nhà nho yêu nước đáng trân
trọng, trong những nhà nho tiêu biểu trên chúng tôi chọn Nguyễn Đình Chiểu để
làm sáng tỏ chân dung sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX. Trong hoàn cảnh lịch sử
lúc bấy giờ nhà thơ dường như muốn nêu lên những tấm gương đạo đức kiểu Nhị
thập tứ hiếu. Do vậy trong các truyện thơ Nôm ông đã tuyên bố rất rõ mục đích
giáo huấn. Nó đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng quan niệm về con người
nghệ thuật, trong bộ phận những người cầm bút ưu tú lúc này.
2.1.1. Nguyễn Đình Chiểu - người sĩ phu thà đui mà giữ đạo nhà
Nguyến Đình Chiểu là người mở đầu cho văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ
XIX tên tuổi của ơng là tượng trưng cho lịng u nước Miền Nam. Thơ văn của

ông là những trang bất hủ ca ngợi tinh thần chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta
chống bọn xâm lược thực dân Pháp ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta.
Ông là nhà văn có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển của văn học dân tộc là
con người nổi tiếng bởi những phẩm chất ngời sáng. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
là một tấn bi kịch, bi kịch số phận trong bi kịch lớn của dân tộc. Ngay từ nhỏ ông
đã phải nếm trải cuộc sống phiêu bạt, quê hương đầy bóng giặc ơng phải theo cha
chạy giặc. Từ một cậu ấm con quan, bổng chốc trở thành một đứa trẻ thường dân
sống trong cảnh chạy loạn. Lớn lên bi kịch dội xuống đầu ơng là sống trong cảnh
mù lịa khơng có ánh sáng phải phụ thuộc vào người khác. Nguyễn Đình Chiểu có
đỗ đạt, nhưng phút may mắn đó chỉ là tia sáng mới nhen nhóm, càng ảm đạm thêm
tấm màn đêm số phận oan nghiệt của nho sĩ trong cảnh mù lòa.
24


Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất
hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược ngay từ
buổi đầu chúng đặt chân đến nước ta. Nhà thơ là một tấm gương phản ánh hiện
thực xã hội miền Nam nửa cuối thế kỉ XIX và trong thực tế ơng là lá cờ đầu của
dịng văn học u nước. Ơng là người trí sĩ u nước Đời sống và sự nghiệp của
Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn
học nghệ thuật nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư
tưởng. (Phạm Văn Đồng). Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại
trong tâm trí chúng ta phong trào chống Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân
Nam Bộ suốt hai mươi năm trời, biết bao nhiêu chiến công anh dũng liệt sĩ, biết
bao cuộc chiến đấu oanh liệt khắp nơi.
Nguyễn Đình Chiểu một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong
lúc đất nước có giặc ngoại xâm. Thơ Nơm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu nói về
tư tưởng nhân nghĩa, đạo đạo đức làm người. Mặc dù bị mù đôi mắt không trực
tiếp cầm súng trên chiến trường ông đã dùng văn chương như thứ vũ khí sắc bén
để chống kẻ thù ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hồn cảnh nào ơng

cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước nhà thơ là một tấm gương anh
dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng tư càng long đong, đen tối thì khí tiết
của người chí khí yêu nước càng cao cả:
Sự đời thà khuất đơi trịng thịt
Lịng đạo xin trịn một tấm gương
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Nguyễn Đình Chiểu khơng chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà giáo một
người thầy thuốc và là một nhà tư tưởng. Nguyễn Đình Chiểu tuy khơng nghị luận
về văn chương nhưng ơng có quan điểm văn chương riêng. Nhà nho quan niệm
đạo là đạo của trời, quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu cũng tương tự như vậy
nhưng ơng có cái khác đó là nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế
đạo làm người càng cao quý hơn đó là quan niệm bao trùm của nhà thơ:

25


×