Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Mối quan hệ gia đình trong truyện cổ tích người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 69 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
VIỆT NAM
Người hướng dẫn:
TS. Lê Đức Luận
Người thực hiện:

Hà Thị Hồng

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ từng quan niệm: “Mỗi sáng tác dân gian là mỗi hòn ngọc
quý”. Nếu như “ca dao dân ca là một kho tàng đặc biệt của trí thơng minh, là
nét đặc biệt của một dân tộc” thì truyện cổ tích là tiếng nói mơ ước, là nỗi
niềm khát khao của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Có một nhà
văn đã từng nói: “Trong truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi


lên tấm thảm biết bay, đi hài bảy dặm, phục sinh những người đã chết,… nói
chung truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tơi cánh cửa sổ để trơng vào cuộc
sống khác - trong đó có lực lượng tự do không biết sợ đang tồn tại và hoạt
động mơ tưởng đến cuộc đổi đời tốt đẹp hơn”.
Truyện cổ tích là thể loại phong phú nhất trong kho tàng văn học dân
gian Việt Nam, nó khơng chỉ là tấm gương phản chiếu một cách sinh động,
chân thực đời sống của con người thời cổ mà nó cịn là một pho tài liệu vô giá
về phong tục, tập quán, về nghi lễ, hội hè, về tín ngưỡng của nhân dân. Khơng
những vậy, truyện cổ tích cịn là những thước phim tài liệu của đời xưa lí giải
nguồn gốc của sự vật, hiện tượng hơm nay.
Có thể nói, cuộc sống của nhân dân Việt Nam thưở xưa đã được cha
ông ta gói ghém vào truyện cổ tích, từ cách ăn ở, sinh hoạt, ứng xử cho đến
các mối quan hệ xã hội. Và một trong những mối quan hệ được truyện cổ tích
diễn tả sâu sắc và thành cơng nhất chính là mối quan hệ gia đình. Bởi lẽ đó,
khi nghiên cứu về truyện cổ tích nói chung và về thi pháp cổ tích nói riêng,
bên cạnh nghiên cứu về hệ thống nhân vật, cốt truyện, thể loại… thì mối quan
hệ gia đình trong truyện cổ tích là một vấn đề hay và ý nghĩa.


3

Tác giả Toàn Huệ Khanh trong cuốn Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn
Quốc và Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 đã viết: “Bất cứ ai từ
khi còn nhỏ đều đã từng ngồi trên gối mẹ và bà nghe kể chuyện cổ tích. Vì
thế, truyện cổ tích được lưu truyền từ xa xưa nối tiếp qua nhiều thế hệ của
dân tộc và được truyền bá rộng rãi. Truyện cổ tích thường khơng có tác giả
cụ thể, trong q trình lưu truyền, kết cấu câu chuyện có thể bị biến đổi, hoặc
thêm hoặc bớt và dần dần ngày càng hồn thiện theo tính cách của mỗi dân
tộc. Vì vậy các câu chuyện cổ tích ấy bày tỏ một cách thẳng thắn những nét
suy nghĩ chung và phản ánh tinh thần của mỗi dân tộc. Hơn nữa, câu chuyện

cổ tích mang theo nguyện vọng và phản ánh sinh hoạt cũng như trí tuệ phong
phú của tổ tiên dân tộc ấy. Bất kể ai từ nhỏ mà đã được nghe kể chuyện thì
ln ghi nhớ trong lịng, khó mà quên được. Do vậy để nghiên cứu về tâm lí
và văn hóa của một dân tộc, truyện cổ tích là tài liệu nghiên cứu vô cùng quý
báu [6, tr.5].
Là một người con của dân tộc Việt, tơi rất muốn tìm hiểu về tâm lí và
văn hóa của dân tộc mình, chính vì vậy nên tơi quyết định chọn đề tài Mối
quan hệ gia đình trong truyện cổ tích người Việt để làm đề tài nghiên cứu.
Với đề tài Mối quan hệ gia đình trong truyện cổ tích người Việt tơi hi
vọng có thể mang lại một hướng tiếp cận mới về truyện cổ tích nói chung và
thi pháp truyện cổ tích nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Ngày trước, việc nghiên cứu truyện kể dân gian nói chung và truyện cổ
tích nói riêng chưa thực sự được chú trọng, nhưng đến những năm cuối thập
niên 50 của thế kỉ trước thì ở nước ta truyện kể dân gian đã được nhìn nhận
như là một thể loại riêng biệt với những công trình chun khảo như Nghiên
cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt Nam, Nhận định tổng quát
về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam trong cơng trình Kho tàng truyện cổ tích


4

Việt Nam (1958 - 1982) của cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi. Tiếp đến là cơng
trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám
(1968) của Đinh Gia Khánh, Người anh hùng làng Gióng (1969) và Tìm hiểu
tiến trình Văn học dân gian Việt Nam (1974) của Cao Huy Đỉnh, Văn học dân
gian (1972 - 1977) của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên.
Ngoài ra cịn có những cơng trình nghiên cứu khác như: Cổ tích thần kì
người Việt - đặc điểm, cấu tạo, cốt truyện (1994), Cổ tích thần kì người Việt
(1997) của Tăng Kim Ngân, Truyện cổ tích dưới con mắt các nhà khoa học

(1989) của Chu Xuân Diên, Một số vấn đề nghiên cứu truyện cổ tích thần kì
(2006) của Lê Trường Phát, Nhận diện truyện cổ tích thần kì của Lê Đức
Luận (2008)…
Có thể nói, cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi là con chim đầu đàn trong
việc nghiên cứu truyện cổ tích. Với ba phương diện sưu tầm, khảo dị và kể
chuyện, Nguyễn Đổng Chi đã cho ra đời Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
gồm năm tập, được cơng bố lần lượt trong vòng 25 năm, từ 1958 đến 1982.
Ngay khi hai tập đầu tiên vừa ra mắt, bộ sách đã được bạn đọc ngoài Bắc
trong Nam chú ý, và lập tức có tiếng vang ở nước ngồi. Tập III tiếp tục ra
mắt vào năm 1960 đã khẳng định vị trí hiển nhiên của tác giả trong ngành cổ
tích học. Từ đấy cho đến khi tập IV xuất hành năm 1950, theo yêu cầu của
bạn đọc, các tập I, II, III đều liên tiếp ba bốn lần được in lại. Đến ngày bộ
sách xuất bản trọn vẹn vào năm 1982, tư cách nhà cổ tích học Nguyễn Đổng
Chi mới hiện diện đầy đủ nhất, ở chức năng người tổng kết loại hình truyện
cổ dân gian Việt Nam.
Xét về việc nghiên cứu truyện cổ tích ở nước ta thì chỉ riêng vấn đề
phân chia truyện cổ tích cũng có rất nhiều nghiên cứu, đánh giá khác nhau.
Nguyễn Đổng Chi khi nghiên cứu về truyện cổ tích đã phân chia truyện cổ
dân gian theo các loại khác nhau. Trong cuốn Việt Nam cổ văn học sử (1942),


5

ông chia truyện đời xưa thành ba loại: Thần thoại, thần quái, chuyện vặt.
Cũng chính Nguyễn Đổng Chi cùng các ông Văn Tâm, Nguyễn Hồng Phong
trong sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) phân loại truyện đời xưa
rõ ràng hơn, bao gồm: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn, tiếu lâm,
khơi hài. Nhưng cũng chính ơng trong cơng trình Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam đã phân chia truyện cổ tích thành các loại: Truyện cổ tích thần kì, truyện
cổ tích thế sự, truyện cổ tích lịch sử. Theo TS. Lê Đức Luận, nếu căn cứ vào

tiêu chí có hay khơng có yếu tố thần kì thì truyện cổ tích chia thành hai loại:
Cổ tích thần kì và cổ tích hiện thực. Nếu căn cứ vào nội dung phản ánh thì có
thể chia cổ tích thành cổ tích thế sự và cổ tích lịch sử. Trong cổ tích thế sự có
các loại tiểu loại sau: Truyện lồi vật, truyện về sự tích, truyện về những con
người bất hạnh, truyện về những chàng trai tài nghệ và chàng ngốc gặp may,
truyện về sinh hoạt gia đình và các bài học đạo đức xã hội.
Các tác giả bộ giáo trình Văn học dân gian của nhóm các trường sư
phạm đã chia truyện cổ tích làm ba loại chính: Cổ tích hoang đường, cổ tích
sinh hoạt, cổ tích lịch sử. Các tác giả của giáo trình Văn học dân gian trường
Đại học Tổng hợp cho truyện cổ tích có hai loại: Truyện cổ tích thần kì và
truyện cổ tích sinh hoạt. Hồng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian
Việt Nam và các tác giả Lê Chí Quế, Nguyễn Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ
trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam cùng chung một quan điểm chia
truyện cổ tích thành ba loại: Truyện cổ tích lồi vật, truyện cổ tích thần kì,
truyện cổ tích sinh hoạt.
Bên cạnh việc nghiên cứu về cách phân chia truyện cổ tích thì vấn đề
cốt truyện cổ tích cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Khi
nghiên cứu về loại cốt truyện cổ tích thần kì thì Đỗ Bình Trị đã mô phỏng loại
cốt truyện này theo sơ đồ sau: Phần đầu giới thiệu sự xuất thân của nhân vật
chính. Môtip xuất thân thấp hèn (loại xuất thân thấp hèn như trong truyện Cây


6

khế, Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Lấy vợ cóc, Cây tre trăm đốt…). Mơtip sự ra
đời thần kì (loại nhân vật kì tài như Thạch Sanh, Năm anh em, Sọ Dừa…).
Phần giữa là cuộc phiêu lưu của nhân vật trong thế giới cổ tích: Gồm có mơtip
sự ra đi của nhân vật chính, mơtip nhân vật chính gặp thử thách, môtip chiến
thắng thử thách và lực lượng thù địch bằng trợ thủ thần kì, bằng phẩm chất tốt
đẹp. Phần kết là sự đổi đời bao gồm môtip thưởng cho nhân vật chính lương

thiện và phạt đối với nhân vật ác.
Đối với loại cốt truyện cổ tích lồi vật, theo Lê Trường Phát thì có ba
hình thức kết cấu truyện cổ tích lồi. Loại thứ nhất là kết cấu đơn tình tiết như
truyện Thằn lằn trộm chân. Loại thứ hai là kết cấu đa tình tiết, gồm hai tình
tiết trở lên, điển hình cho loại truyện này là truyện Con thỏ, con gà và con hổ.
Loại thứ ba là loại có kết cấu xâu chuỗi gồm nhiều câu chuyện ngắn xâu
chuỗi liên kết xung quanh nhân vật chính, ví như truyện Con thỏ thơng minh.
Nghiên cứu ở khía cạnh nhân vật cổ tích, Hồng Tiến Tựu đã viết trong
Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, 1996 như sau: “Nhìn tổng qt thì
trong truyện cổ tích dân gian của người Việt thường có những loại nhân vật
sau đây:1. Ngọc Hồng, là nhân vật thần linh cao nhất, được coi là chúa tể
của mn lồi, là vua ở trên trời, xuất hiện rất sớm và có ở hầu hết các loại
truyện dân gian với vai trị, tính chất và đặc điểm khác nhau. 2. Diêm Vương,
là nhân vật thần linh, cai quản cõi âm, là vua của thế giới âm phủ. 3. Vua
Thủy Tề hoặc Long Vương, là vị thần cai quản cõi nước. 4. Các nhân vật thần
linh, kì ảo, bao gồm nhiều loại khác nhau, được gọi là Thần, Thánh, Tiên,
Bụt, ma quái, yêu tinh… 5. Các nhân vật đế vương, bao gồm vua, hồng hậu,
hồng tử, cơng chúa ở trần gian. 6. Các nhân vật quan lại, li hương bao gồm
các chức vị như tể tướng, tuần phủ, tri huyện… phần lớn họ là những nhân
vật phản diện, gian tham, độc ác hoặc có những tính cách xấu xa, bỉ ổi. 7.
Các nhân vật giàu có, thường được gọi là trưởng giả, phú ông hay phú hộ,


7

nhà giàu. Phần lớn là nhân vật tham lam, độc ác. 8. Những nhân vật bề trên
(đàn anh, đàn chị) trong gia đình phụ quyền. Dù xuất thân trong nhà giàu
hoặc nghèo, nhưng họ đều giống nhau ở tính cách tham lam, gian ác, coi của
hơn người. 9. Những nhân vật tích cực đáng biểu dương, ca ngợi. [21, tr.19,
20, 21, 22].

Đào sâu hơn vào nhân vật cổ tích thần kì, Nguyễn Xuân Đức đã nghiên
cứu được: “Chủ yếu nhân vật truyện cổ tích thần kì là nhân vật phân tuyến,
(…). Nhân vật được hình thành theo hai tuyến đối lập nhau: Tuyến thiện và
tuyến ác, tuyến chính nghĩa và tuyến gian tà, tuyến tốt và tuyến xấu. Truyện
cổ tích thần kì hầu như khơng hề biết đến sự thay đổi, sự phát triển tính cách
nhân vật… Nhân vật xuất hiện trong cổ tích từ đầu bằng những nhân cách
nào thì nó sẽ tồn tại đến cuối truyện với nhân cách đó” [9, tr.48].
Nhìn chung, cơng trình nghiên cứu về truyện cổ tích khá nhiều. Tuy
nhiên phần lớn nghiên cứu về các loại truyện cổ tích cịn ở góc độ nội dung
còn rất hạn chế, đặc biệt vấn đề mối quan hệ gia đình chưa được chú trọng
khai thác, đi sâu. Vì vậy, dựa trên những kết quả mà những người đi trước đã
để lại và những khoảng trống để ngõ ấy đã gợi mở cho tơi tìm hiểu vấn đề
Mối quan hệ gia đình trong truyện cổ tích người Việt. Đi vào nghiên cứu, tiếp
cận đề tài này, tôi sẽ sử dụng những cơng trình nghiên cứu nêu trên để làm cơ
sở lí thuyết, lí luận cho cơng trình của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là: Mối quan hệ gia đình trong
truyện cổ tích người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập
1, tập 2 của Nguyễn Đổng Chi, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2000.


8

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phân tích, so sánh: Phương pháp này được sử dụng để xử

lí tư liệu thu thập được; đồng thời so sánh, làm rõ mối liên hệ giữa các mối
quan hệ trong gia đình giữa các truyện khác nhau.
Phương pháp thống kê: Dùng phương pháp này để thống kê lại những
chi tiết quan trọng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác
nhau nhằm phục vụ cho việc triển khai đề tài một cách khái quát, cụ thể, khoa
học.
Phương pháp tổng hợp: Dùng trong phần lịch sử vấn đề và phục vụ cho
việc tổng hợp các mối quan hệ trong gia đình xuất hiện trong truyện cổ tích
người Việt.
Phương pháp nhận xét, đánh giá: Thể hiện những quan điểm, suy nghĩ
của bản thân về vấn đề nghiên cứu.
5. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phần nội dung bao gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2. Đặc điểm các mối quan hệ gia đình trong truyện cổ tích
người Việt
Chương 3. Ý nghĩa nhân sinh của những mối quan hệ gia đình trong
truyện cổ tích người Việt


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vài nét về truyện cổ tích
1.1.1. Quan niệm về truyện cổ tích
Trong kho tàng truyện dân gian người Việt cũng như nhiều dân tộc
khác trên thế giới, truyện cổ tích là bộ phận lớn nhất, có lịch sử sinh thành,
phát triển và tồn tại lâu dài nhất, có nội dung và hình thức nghệ thuật phong
phú, đa dạng nhất và cũng là loại truyện gây nhiều khó khăn nhất trong việc

định nghĩa nó.
Từ năm 1945 trở về trước, khái niệm truyện cổ tích thường dùng theo
nghĩa rộng để chỉ chung toàn bộ truyện kể dân gian. Từ hơn nữa thế kỷ nay,
trên cơ sở tiếp thu lí luận và kinh nghiệm nghiên cứu truyện dân gian nước
ngoài kết hợp với hoạt động sưu tầm, nghiên cứu truyện dân gian trong nước,
các nhà nghiên cứu đã phân chia kho tàng truyện cổ dân gian nước ta thành
năm loại chính: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và ngụ ngơn.
Như vậy khái niệm cổ tích đã được thu hẹp hơn, tuy nhiên nó lại là bộ phận
lớn nhất và phức tạp nhất nên việc xác định một khái niệm chính xác cho cổ
tích gặp rất nhiều khó khăn.
Truyện cổ tích sinh ra từ cuối thời kì cơng xã ngun thủy, phát triển,
tồn tại và diễn biến qua các thời kì khác nhau của xã hội cho đến mãi gần đây.
Do đó truyện cổ tích có quan hệ mật thiết với các loại truyện kể dân gian
khác, hiện tượng cổ tích hóa thần thoại, cổ tích hóa truyền thuyết, cổ tích hóa
ngụ ngơn và ngược lại, hết sức phổ biến. Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều
truyện kể dân gian Việt rất khó xếp loại. Khơng nhìn rõ thực tế phức tạp ấy sẽ
khiến chúng ta đơn giản hóa khái niệm hoặc rút ra những cách hiểu khơng
đúng về truyện cổ tích. Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất của các nhà


10

nghiên cứu về khái niệm truyện cổ tích. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước thống nhất với những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích.
Xét về đối tượng phản ánh thì thần thoại chủ yếu hướng về các hiện
tượng tự nhiên, truyền thuyết chủ yếu hướng vào các sự kiện lịch sử, cịn cổ
tích chủ yếu hướng vào các hiện tượng, những xung đột trong đời sống
thường nhật của con người trong xã hội nhằm phản ánh, lí giải những mâu
thuẫn, những quan hệ riêng tư nhưng có tính phổ biến của xã hội (quan hệ anh
em, chị em, vợ chồng, thầy trò, bè bạn, chủ nhà, người ở, dì ghẻ, con

chồng…). Vì thế nhân vật chủ yếu của thần thoại là thần, của truyền thuyết là
các nhân vật lịch sử, cịn của cổ tích là những con người mang tính phổ biến
thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp, nhiều giai tầng xã hội khác nhau
(nông dân, người đánh cá, tiều phu, người mồ côi, đi ở, phú ơng, vua, quan,
hồng tử, cơng chúa…).
Nói một cách tổng qt thì cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ
biến, hình thành từ thời cổ đại, tồn tại, phát triển qua nhiều thời kì xã hội khác
nhau, gắn liền với q trình tan rã của cơng xã ngun thủy, hình thành gia
đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn
đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và
phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu
riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và
khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và
tiêu khiển của nhân dân.
1.1.2. Các tiểu loại truyện cổ tích
Vấn đề phân loại truyện cổ tích cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong đề tài này, chúng tôi
thống nhất theo cách phân chia của TS. Lê Đức Luận trong Giáo trình thi
pháp văn học dân gian, Khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP - ĐHĐN, 2005. Theo


11

cách chia này, truyện cổ tích có thể chia làm bốn kiểu dạng: Truyện cổ tích
thần kì, truyện cổ tích hiện thực, truyện cổ tích động vật, truyện cổ tích thế sự.
Truyện cổ tích thần kì là loại truyện chứa đựng hai thế giới: Một thế
giới tương ứng với hiện thực và một thế giới khơng mang tính hiện thực. Yếu
tố thần kì trong truyện này đóng một vai trị rất quan trọng. Nó là yếu tố có
tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cốt truyện. Mọi xung đột và
mâu thuẫn được giải quyết trong địa hạt thần kì. Với các nhân vật, yếu tố thần

kì hoặc đóng vai trị người phụ trợ hoặc đóng vai trị kẻ phá hoại, kẻ cản trở…
khơng một truyện cổ tích thần kì nào khơng có bóng dáng yếu tố thần kì, yếu
tố có liên quan trực tiếp đến nhiều phương diện về nội dung và thi pháp của
loại truyện này. Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính. Bao quanh nhân vật
chính là nhân vật phụ. Nhân vật phụ có hai loại: Nhân vật phụ là con người
như mẹ con Cám, vua trong truyện Tấm Cám, mẹ con Lý Thông trong truyện
Thạch Sanh và loại nhân vật phụ là nhân vật thần kì như Tiên, Bụt, Phật hoặc
các nhân vật thần như chim thần, rùa thần, đại bàng, chằn tinh… Nhân vật
phụ là người có hai dạng. Dạng nhân vật đối kháng, đối lập với nhân vật
chính và dạng nhân vật chỉ làm nền tơ vẽ cho nhân vật chính, là khát vọng
ước mơ của nhân vật chính. Kiểu truyện này thường kết thúc có hậu.
Truyện cổ tích hiện thực là loại truyện khơng có nhân vật đối tuyến,
khơng có nhân vật thần kì. Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính nhưng là
nhân vật đời thường chứ không phải nhân vật chức năng. Cốt truyện phát triển
theo lôgic cuộc sống chứ không phải theo sự dẫn dắt của yếu tố thần kì.
Khơng có kiểu kết thúc có hậu như truyện cổ tích thần kì mà kết thúc theo
lơgic phát triển nội tại của câu chuyện.
Truyện cổ tích hiện thực thường có hai loại đề tài là đạo đức và trí tuệ.
Đề tài đạo đức thường tập trung xoáy vào một hành động chính thể hiện đạo
đức của nhân vật mà bản thân tên truyện cũng thể hiện được hành động đó


12

như Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng, Đứa con trời đánh hay truyện
tiếc gà chôn mẹ,… Loại truyện này chú trọng đến hành động thể hiện đạo đức
nhân vật. Vì chỉ chú trọng đến một vài hành động thể hiện đạo đức nhân vật
nên cốt truyện thường ngắn gọn. Đề tài trí tuệ lại có hai nhóm: Nhóm truyện
trí khơn và nhóm truyện ngốc nghếch. Loại nhân vật trí khơn kể về tài xử án
của một số quan dân gian, cốt truyện xoay quanh mưu trí của nhân vật trước

một sự việc, một tình huống xảy ra. Loại truyện nhân vật ngốc nghếch có loại
kết thúc có hậu nhưng cũng có loại kết thúc khơng có hậu như loại truyện anh
chàng ngốc.
Truyện cổ tích động vật gồm hai nhóm: Nhóm đề tài nói về con vật
ni trong nhà và nhóm đề tài nói về con vật hoang dã. Nhóm đề tài nói về
con vật ni trong nhà khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến
nguồn gốc các đặc điểm đó (kế thừa các mơtip suy nguyên luận của thần
thoại) như Trâu và ngựa, Chó ba cẳng... Nhóm đề tài nói về con vật hoang
dã, thường là các con vật sống trong rừng. Nổi bật trong nhóm này là hệ thống
truyện về con vật thơng minh, dùng mẹo để thắng các con vật mạnh hơn nó.
Nhóm truyện này có ý nghĩa ca ngợi trí thơng minh của người bình dân. Nhìn
chung, truyện cổ tích lồi vật nêu lên những nhận thức, hiểu biết của con
người về thế giới các con vật. Một bộ phận truyện cổ tích lồi vật có nhân vật
là con người tham gia, một bộ phận khác nhân vật trong truyện hoàn toàn là
các con vật. Những nhân vật chính thường là các con vật gần gũi như trâu,
ngựa, bồ câu, sáo… các con vật trong rừng tuy hoang dã nhưng lại quen thuộc
như hổ, khỉ, thỏ ,rùa... Những con vật này ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống
con người.
Truyện cổ tích về sự tích là loại truyện lý giải nguồn gốc, đặc điểm của
các con vật, các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Điểm chung của loại cốt
truyện này nhằm dẫn dắt người nghe nhận thức về nguồn gốc và đặc điểm của


13

sự vật. Kết thúc loại truyện này có dạng câu kết luận: “Từ đó dân ta có tục…”
hoặc “Từ đó nhìn xuống hoặc trơng lên, người ta thường thấy...”. Cùng giống
nhau ở cách lí giải sự vật nhưng loại truyện sự tích lại có cách lí giải khác loại
truyện động vật. Bên trong cách lí giải sự vật, tác giả dân gian lại lí giải các
mối quan hệ nhân sinh. Nhân dân không muốn người tốt phải chết một cách

oan uổng nên đã để họ hóa thân vào thiên nhiên, sự vật như các truyện Sự tích
trầu, cau và vơi, Sự tích ơng bình vơi, Sự tích con sam… Cịn những kẻ sống
phụ bạc như người vợ trong Sự tích con muỗi thì biến thành con muỗi. Đấy
cũng là một kiểu kết thúc có hậu của loại truyện này.
1.1.3. Các kiểu loại nhân vật trong truyện cổ tích
Nhân vật trong truyện cổ tích khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên,
chúng ta có thể hệ thống lại thành ba loại lớn sau đây: Các nhân vật thần kì
siêu nhiên, các nhân vật là người và những nhân vật loài vật.
Các nhân vật thần kì siêu nhiên là những nhân vật tuy khơng có trong
hiện tại nhưng nó lại biểu hiện rất sống động trong niềm tin và trí tưởng tượng
của nhân dân.
Nhân vật trên thượng giới: Ngọc Hoàng và các thiên thần trong cõi
thiên đình như: Thiên Lơi, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thiên binh, Thiên tướng…
Loại nhận vật này có nguồn gốc từ thần thoại nhưng được cổ tích hóa. Ngọc
Hồng được xem là chúa tể của mn lồi, là người cầm cân nảy mực,
khuyến thiện trừng ác tối cao. Xã hội của các thiên thần trên trời do Ngọc
Hoàng cai quản cũng được tổ chức tương tự như xã hội trần gian thời phong
kiến. Nhưng đây là xã hội lí tưởng, hồn tồn cơng bằng và tốt đẹp (có những
sai sót Ngọc Hồng phát hiện và điều chỉnh ngay). Ngọc Hoàng dùng bộ máy
thiên triều để chỉ huy, điều khiển tồn vũ trụ. Tất cả mọi việc khơng thể qua
được mắt Ngọc Hồng, phải hiểu được vai trị này thì mới hiểu và cảm được
hết cái hay, cái đẹp trong quan niệm của dân gian.


14

Diêm Vương và các âm binh: Cõi âm được quan niệm ở trong lịng đất.
Diêm Vương có quyền xét xử linh hồn người chết. Người có cơng đức thì
được lên cõi trời, được đầu thai, kẻ có tội phải xuống địa ngục và bị hành hình
tùy theo tội trạng.

Vua Thủy Tề (hay Long Vương) và các thủy thần: Đây là loại nhân vật
bắt nguồn từ thần thoại Việt nhưng được cổ tích hóa và phát triển đa dạng
hơn. Người Việt do làm ăn, sinh sống gắn với sông nước nên trong truyện kể
của họ hay xuất hiện các nhân vật thủy thần. Có những thủy thần gieo tai họa
cho người nhưng cũng có những thủy thần giúp đỡ con người và trong nhiều
trường hợp con người cứu vớt thủy thần và được thủy thần trả ơn.
Tiên, Bụt (hay Phật) và các nhân vật siêu nhiên thần kì khác như chim
thần, trăn tinh, hồ tinh, ma, quỷ… Loại nhân vật này khơng có nơi chốn cố
định (trên trời, dưới âm phủ hay dưới nước) mà thường ở những khu vực đặc
biệt trong cõi trần như núi cao, rừng rậm, hang động… Loại nhân vật này đa
dạng và có thể chia làm hai bộ phận đối lập: Nhân vật cứu giúp con người,
trừng trị kẻ ác tiêu biểu là Bụt, Tiên và nhân vật yêu quái thù ghét và hãm hại
con người như trăn tinh, hồ tinh, hùm tinh…
Trong truyện cổ tích các nhân vật thần kì và con người đi lại khá tự do
và dễ dàng qua lại giữa các cõi khác nhau trong vũ trụ. Không hiểu rõ loại
nhân vật thần kì và khơng chú ý tìm hiểu quan niệm truyền thống của người
Việt về các cõi khác nhau của vũ trụ thì khơng thể nào lí giải và cảm thụ được
cốt truyện cổ tích Việt nói riêng cũng như văn học dân gian Việt nói chung.
Các nhân vật là người bao gồm nhiều loại nhân vật thuộc các giới tính,
các lứa tuổi, các nghề nghiệp phổ biến, các thành phần giai cấp khác nhau
trong xã hội người Việt thời kì Hùng Vương dựng nước đến cuối thời kì
phong kiến tự chủ (trước cách mạng tháng tám năm 1945). Đáng chú ý là
những loại nhân vật sau đây:


15

Những người lao động nghèo khổ, lương thiện bị đối xử bất công, phổ
biến là những nhân vật mồ côi, những người bề dưới chịu nhiều thiệt thòi nhất
trong gia đình và xã hội. Loại nhân vật này thường đóng vai trị chính - nhân

vật trung tâm của truyện cổ tích.
Các nhân vật bề trên, đàn anh (chị) trong gia đình phụ quyền. Dù xuất
thân trong gia đình giàu hay nghèo, họ cũng đều giống nhau ở tính tham lam,
độc ác, ích kỷ, coi của hơn người.
Các nhân vật giàu có (trưởng giả, phú ơng, phú thương…) xuất hiện
khá thường xun trong truyện cổ tích nhưng ít khi có tên riêng, phần lớn là
nhân vật phản diện, tham lam, độc ác.
Các nhân vật đế vương, quan lại: Hệ thống nhân vật này khá đa dạng,
có những nhân vật tốt và cũng có những nhân vật xấu. Những nhân vật đế
vương tốt được xây dựng theo quan niệm và mong ước của nhân dân, thường
sống giản dị và gần gũi dân chúng. Đây là những nhân vật lí tưởng chỉ có
trong niềm tin và sự ước mơ của tác giả cổ tích mà thơi. Tuy nhiên, niềm tin
này cũng có cơ sở hiện thực từ những vị vua anh minh trong lịch sử dựng và
giữ nước của dân tộc Việt.
Loại nhân vật lồi vật khơng chỉ xuất hiện trong cổ tích lồi vật mà cịn
xuất hiện nhiều trong cổ tích về người. Hầu hết các lồi vật có ở nước ta đều
xuất hiện trong cổ tích với những vai trị và tác dụng khác nhau. Các loài
chim như đại bàng, phượng hoàng, sáo, bồ câu, cuốc, quạ, sẻ…; các loài thú ở
rừng núi như hổ, sư tử, khỉ, cáo, chồn, bò tót, trăn , rắn…; các lồi dưới nước
như cá chép, cá trê, cá voi, cá heo, thuồng luồng, con trai…; các lồi vật ni
như trâu, gà, lợn, mèo, chó, dê…và các loại côn trùng như sâu, bướm, cào
cào, châu chấu… Sự có mặt của lồi vật làm cho cổ tích thêm phong phú,
sống động, hấp dẫn và hiện thực hơn. Vai trị của lồi vật được thể hiện khác


16

nhau tùy từng truyện. Cách xây dựng và sử dụng các nhân vật lồi vật của tác
giả truyện cổ tích cũng hết sức phong phú, đa dạng và linh hoạt.
1.2. Gia đình và gia đình Việt Nam trong cổ tích

1.2.1. Khái niệm về gia đình
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách
kiếm sống, gia đình ln tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản
cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định
phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra
sự so sánh giữa gia đình lồi người với cuộc sống lứa đơi của động vật, gia
đình lồi người ln ln bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của
đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở lồi người luôn bị ràng buộc bởi
các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì
thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia
đình lồi người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh
học, tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó khơng giống với bất kỳ một
nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một ngành khoa
học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể,
phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp
cận phù hợp đến với gia đình.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì
vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một
thiết chế xã hội mà có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa
con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà
các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ con ni, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm


17

đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên
cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình nhưng ở cơng trình này

tơi sử dụng khái niệm gia đình của Hồng Phê trong Từ điển tiếng Việt, Nxb
Đà Nẵng, 2009. Theo Hồng Phê, “gia đình là tập hợp người cùng sống
chung thành một đơn vị nhỏ thống nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng
quan hệ hơn nhân và dịng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”
[14, tr.496].
1.2.2. Đặc điểm mối quan hệ gia đình Việt Nam thời phong kiến
Gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra
những công dân mới cho xã hội. Những qui định đối với hôn nhân trong xã
hội cũ rất ngặt nghèo, hiếm khi dựa trên cơ sở tình yêu mà mục đích chủ yếu
là duy trì nịi giống và phát triển kinh tế. Nguyên nhân bởi: "Ta về ta tắm ao
ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"; "Nam nữ thụ thụ bất thân". Quan hệ hôn
nhân trong xã hội truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở "Lấy vợ xem
tông, lấy chồng xem giống", và phải mơn đăng hộ đối, có đẳng cấp gần nhau,
thậm chí vị trí trong dịng họ cũng phải tương xứng. Sự phản kháng trong vấn
đề định đoạt hôn nhân của cha mẹ cũng chỉ thường có ở nam mm giới cịn
phụ nữ thì rất hiếm trường hợp có đủ can đảm để làm việc đó.
Trong thời phong kiến, vợ chồng trẻ ở riêng nhưng thực chất vẫn ở
cùng bố mẹ trên mảnh đất của tổ tiên, có khi chỉ cách nhau bức vách. Khi ở
gần như thế này thì đa số mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu khá phức tạp.
Sự mâu thuẫn xung đột vợ chồng không bắt nguồn từ những nguyên nhân
kinh tế như xã hội hiện đại mà trái lại hình thức phổ biến của những mâu
thuẫn đều nằm trong hành vi và cách ứng xử của người phụ nữ với gia đình
nhà chồng. Gia đình Việt Nam truyền thống được gắn kết một cách bền chặt
là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên. Trong tình yêu kiểu xưa


18

cũ ấy, có hai yếu tố cơ bản là niềm tin và lịng thương nhau của hai con người
có cùng cảnh ngộ. Hai yếu tố tin và thương ấy chính là cái nghĩa trong đạo vợ

chồng. Trong mơ hình gia đình truyền thống, mọi thành viên trong gia đình
đều đón nhận và thụ hưởng sự hi sinh của phụ nữ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái thì gia đình thời phong kiến
chỉ hy vọng vào con trai, nhất là con trưởng để giữ gìn cơ nghiệp và duy trì
gia thống. Sự giáo dục cho con gái trong gia đình thường mang tính hướng
nội. Hiếu thảo là một đạo lý sâu xa trong mơ hình gia đình truyền thống thể
hiện mối quan hệ chiều dọc giữa cha mẹ và con cái. Trong lễ giáo đạo Nho,
quan hệ cha con được đặc trưng bằng chữ “hiếu”. Gia đình Việt Nam trong
xã hội phong kiến cũng rất đề cao mối quan hệ này, coi “hiếu” không chỉ là
trách nhiệm mà còn là phẩm chất lớn nhất của đạo làm con. Lễ giáo đạo Nho
(nhất là từ thời Hán, Tống trở đi) định ra những yêu cầu khắt khe, những qui
định có phần khắc nghiệt, như “trong thiên hạ khơng có cha mẹ nào không
đúng”, “cha không nhân từ nhưng con khơng thể khơng hiếu”... Song, thậm
chí “cha bảo con chết mà không chết là bất hiếu”, nhưng xét về tinh thần,
chữ “hiếu” của lễ giáo đạo Nho cũng thể hiện những điểm hợp lý nhất định,
để lại nhiều bài học có ý nghĩa trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Rõ
ràng, dù xã hội đổi thay, gia đình có những biến chuyển trên nhiều phương
diện nhưng cũng khơng gia đình nào muốn con cháu bất hiếu với ơng bà và
cha mẹ, vơ trách nhiệm với gia đình, người thân.
Theo lễ giáo phong kiến, đối với mối quan hệ giữa ơng bà - con cháu
thì người cao tuổi nhất bao giờ cũng được tơn vinh. Thường thì cụ ơng có
tiếng nói quan trọng hơn để chỉ đạo gia đình, phát triển kinh tế và nuôi dạy
con cháu.


19

Trong quan hệ giữa các anh chị em thì ln luôn quan niệm: "Anh em
như thể tay chân; Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần"; "Quyền huynh thế
phụ".

Với mục đích củng cố gia đình, gia tộc nên vấn đề trật tự kỷ cương chặt
chẽ, chính danh định phận, gia pháp nghiêm ngặt... là những yếu tố không thể
thiếu trong nề nếp gia phong được lễ giáo đạo Nho nhấn mạnh và đề cao. Lễ
giáo đạo Nho qui định một cách chặt chẽ các mối quan hệ giữa người với
người, trong đó những quan hệ cơ bản nhất là tam cương và ngũ luân, còn các
quan hệ khác chỉ là thứ yếu. Trong những cương - ln đó thì các quan hệ
trong phạm vi gia đình là chủ yếu. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho
giáo nên giai cấp phong kiến Việt Nam trong lịch sử cũng chủ trương xây
dựng gia đình, củng cố các mối quan hệ gia đình theo những khn mẫu của
lễ giáo đạo Nho. Vì thế, dấu ấn và ảnh hưởng của lễ giáo đạo Nho ở nước ta
hiện nay được biểu hiện khá rõ trong phạm vi gia đình.
1.2.3. Đặc điểm gia đình Việt Nam trong cổ tích người Việt
Đề tài về gia đình là một trong những đề tài lớn trong truyện cổ tích
người Việt. Từ xa xưa, ơng cha ta đã mượn các mối quan hệ trong gia đình để
đúc kết thành những câu chuyện mang ý nghĩa nhân sinh hay lí giải về một sự
vật, hiện tượng nào đó mà ngày nay chúng ta thường bắt gặp. Gia đình Việt
Nam được nhắc đến trong truyện cổ tích người Việt thường xoay quanh
những mối quan hệ như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái; mối quan hệ
giữa vợ và chồng; mối quan hệ anh - chị em và một số mối quan hệ khác
trong gia đình như quan hệ cơ cháu, chú cháu…
Trong cổ tích người Việt, những mối quan hệ trên rất phổ biến và được
nhiều người biết đến. Các nhân vật tồn tại trong những mối quan hệ thường
sống chung với nhau dưới một mái nhà hoặc trên một mảnh đất bố mẹ để lại,
họ thường xuyên tiếp xúc, va chạm nhau dẫn đến phát sinh nhiều sự việc, mâu


20

thuẫn, thậm chí là đố kị, ghen ghét lẫn nhau. Để rồi có những truyện kết thúc
bằng cái chết của một hoặc nhiều nhân vật thì mới giải quyết được mâu thuẫn,

xung đột trong gia đình. Có một số truyện tồn tại nhiều mối quan hệ như
truyện Tấm Cám: Mối quan hệ dì ghẻ - con chồng (mẹ Cám - Tấm), mối quan
hệ chị - em không chung cha mẹ (Cám - Tấm); truyện Sự tích trầu, cau và
vơi: Mối quan hệ anh - em ruột, mối quan hệ vợ chồng, mối quan hệ chị dâu em chồng…
Truyện cổ tích người Việt phản ánh và lí giải những xung đột, mâu
thuẫn trong gia đình. Những xung đột này mang tính chất riêng tư nhưng lại
phổ biến trong toàn xã hội có giai cấp. Xung đột giữa anh em trai (Cây khế,
Hà rầm hà rạc), xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa), xung đột giữa dì ghẻ con
chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám), xung đột có tính bi kịch về
hơn nhân, gia đình (Sự tích trầu, cau và vơi, Sự tích ơng đầu rau, Sự tích đá
vọng phu…). Thông qua những xung đột này, truyện cổ tích thể hiện ý nghĩa
xã hội rất sâu sắc. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phụ quyền thể hiện qua
xung đột giữa nhân vật bề trên và bề dưới, đàn anh và đàn em. Truyện cổ tích
có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới, đàn em, lên án nhân vật
bề trên, đàn anh, nghĩa là chống cái bất công, vô lý của xã hội phụ quyền nói
chung, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.
Tiểu kết: Khơng biết tự khi nào, truyện cổ tích đã trở thành món ăn
tinh thần quý giá của người dân Việt Nam. Nó là tấm gương phản chiếu một
cách đầy đủ và chân thực nhất đời sống của dân tộc. Ở mỗi tiểu loại, truyện cổ
tích đều mang đến cho người đọc, người nghe một cái nhìn bao quát nhất về
cuộc sống thường nhật, trong đó có những cái gần gũi, quen thuộc với con
người như những mối quan hệ trong gia đình. Chính vì vậy mà gia đình Việt
Nam là đề tài tiêu biểu của truyện cổ tích người Việt nói riêng, truyện cổ tích
Việt Nam nói chung.


21

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI VIỆT

2.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
2.1.1. Cha mẹ với con ruột
Trong các mối quan hệ con người, có thể nói mối quan hệ cha mẹ và
con cái là thiêng liêng nhất. Sự thiêng liêng không chỉ đơn thuần nằm ở mối
quan hệ di truyền và huyết thống, mà đó cịn là tất cả tình người, tính giáo
dục, đạo đức của hai thế hệ, trước và sau, thế hệ sinh và thế hệ được sinh ra.
Nói đến mối quan hệ cha mẹ đối với con cái là nói đến tinh thần trách
nhiệm và bổn phận của các bậc cha mẹ đối với một phần máu thịt mà mình đã
sinh ra. Khơng ai có thể đong đếm được công lao sinh thành, dưỡng dục cũng
như tình cảm to lớn mà cha mẹ dành cho con cái:
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mơng khơng đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng khơng phủ kín cơng Cha”
Tình cảm cao đẹp ấy, cơng lao trời biển ấy tồn tại từ ngàn đời nay. Tự
xa xưa, ơng cha ta đã khéo léo đưa nó vào truyện cổ tích để ngợi ca, trân
trọng. Trong kho tàng truyện cổ tích người Việt, ta bắt gặp rất nhiều câu
chuyện kể về sự hi sinh to lớn của cha mẹ cho con cái. Mặc cho hồn cảnh gia
đình khó khăn hay khá giả, ở mỗi người cha, người mẹ, ta đều thấy được tình
u thương con vơ hạn.
Người đọc, người nghe khơng thể khơng xúc động trước tình cảm của
người mẹ trong truyện Sọ Dừa dành cho con mình. Tuy sinh ra một cục thịt
nhưng bà đã không vứt bỏ nó mà nâng niu và hết mực yêu thương nó, cho nó
bú, ơm nó vào lịng, đặt tên cho nó là Sọ Dừa. Phú ơng biết tin bà đẻ quái thai
bắt bà đem Sọ Dừa đi chôn sống, bà đã không nghe lời phú ông, một mực giữ


22

lấy đứa con mình đã mang nặng đẻ đau. Sau này, khi Sọ Dừa thiết tha, nằn nì

xin mẹ đi hỏi một trong ba người con của phú ông cho mình, biết gia cảnh
mình nghèo khó, Sọ Dừa hình dạng lại kì dị thì khơng đời nào phú ơng cho
cưới vậy mà vì thương con bà vẫn đánh bạo đi sang nhà phú ơng nói chuyện.
Tình cảm của người mẹ thật vĩ đại, đặc biệt là đối với đứa con do mình dứt
ruột sinh ra. Ta thường thấy hình ảnh các bà mẹ Việt Nam trong cổ tích
(thuộc phe thiện) đều hiền lành, tần tảo, chịu thương, chịu khó và thương yêu
con hết mực nhưng chịu thương, chịu khó và dầy cơng lao tình nghĩa với con
như bà mẹ Sọ Dừa thì thật đặc biệt hiếm có. “Người chịu nhiều đau khổ và có
vai trị quan trọng nhất trong sự tồn tại, phát triển của Sọ Dừa chính là mẹ
chàng. Việc ni con nói chung đều gian khổ, nhưng có lẽ khơng bà mẹ nào
phải ni con khó khăn, gian khổ hơn mẹ của Sọ Dừa bởi vì bà phải nuôi một
quái thai, trong điều kiện tuổi già, sức yếu, đi ở, chồng chết, hơn nữa lại bị
những người xung quanh xa lánh, kinh tởm. Vậy yếu tố gì đã giúp bà vượt
qua khó khăn để dũng cảm ni con khơn lớn và trưởng thành? Khơng gì
khác ngồi tình thương, niềm tin và hi vọng.” [21, tr.100].
Khơng chỉ mình Sọ Dừa mới có sự hi sinh của người mẹ dành cho con
cái, tình u thương con cái vơ bờ cịn được tác giả dân gian khắc họa đậm
nét trong truyện Sự tích chiếc khăn tang. Ngay đầu truyện, tác giả dân gian đã
giới thiệu: “Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con
gái. Nhà giàu nhưng lại khơng có con trai, nên bao nhiêu tình thương họ đều
dồn vào những cô con gái” [2, tr.1471]. Năm tháng trôi qua, các cô con gái
lớn khôn, trưởng thành và lần lượt lập gia đình ở nơi xa. Thương nhớ các con,
vợ chồng phú ông bàn kế hoạch đi thăm con. Thường thì các con khi lấy
chồng, lấy vợ ở xa phải lo về thăm bố mẹ già ở quê, vậy mà trong câu chuyện
này bố mẹ lại sửa soạn đi thăm các con. Khơng có động lực nào ngoài nỗi nhớ


23

cùng tình thương con đã thúc đẩy ơng bà phú hộ. Thật cảm động khi người vợ

bảo chồng:
“- Sắp tới, ông chịu khó trông nhà cửa cho tôi đi thăm chúng một lượt,
sau đó tơi lại về để ơng đi.
- Phải đó, nhưng bà phải đi nhanh lên mới được, đừng bắt tơi đợi lâu!
- Khơng được đâu, tơi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng một
tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, còn đi đường tổng cộng vài ba chục
ngày, như vậy cũng mất ngót nửa năm rồi ơng ạ!”[2, tr.1471].
Bà đi thăm con một lần mà mất nửa năm trời, trong khi sức bà đã yếu,
đường xá thì xa xơi, cách trở. Nhưng những khó khăn đó đâu có ngăn cản
được bước chân của bà tới với từng người con một. Bà vượt qua tuổi già, vượt
qua gian khổ trên đường đi một cách mạnh mẽ vì nỗi nhớ con trong bà rất lớn.
Là người cha, phú ông cũng thương nhớ các con khơng thua kém gì vợ
mình. Khi vợ chuẩn bị đi thăm các con, phú ông đã dặn vợ rằng:
“- … Bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá rồi ăn dầm nằm dề ở
đó làm cho tơi mỏi mịn trơng đợi”[2, tr.1471].
Phú ơng dặn vợ mình đi nhanh về nhanh để khi bà về sẽ tới lượt ông đi
thăm các con. Cũng giống như vợ mình, ơng khơng quản mệt nhọc, đường xá
xa xôi, khi vợ trở về đã nhanh chóng sửa soạn hành lí đi thăm các con. Qua
việc làm của vợ chồng phú hộ ta thấy những người cha, người mẹ cả cuộc đời
tần tảo sớm hôm nuôi dạy con nên người. Khi các con đủ lơng, đủ cánh bay
xa thì người cha, người mẹ vẫn không thôi nhớ thương, lo lắng cho các con.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con ruột còn được nhắc tới rất nhiều trong các
truyện khác như Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ kể
tháng kể ngày, Sự tích củ mài,… Trong các câu chuyện này, tình u thương
con của cha mẹ ln được đề cao, nhấn mạnh, đặc biệt là sự hi sinh vì miếng
cơm, manh áo cho con cái. Tình cảm này được tác giả dân gian đưa vào


24


truyện cổ tích để ca ngợi, để nhắn nhủ cho những người con biết rằng cha mẹ
chúng ta thật vĩ đại và thật đáng tự hào.
2.1.2. Cha mẹ với con riêng
Bên cạnh những người cha, người mẹ thương yêu con hết mực trong
mối quan hệ cha mẹ với con ruột thì truyện cổ tích người Việt cịn đề cập đến
một mối quan hệ rất phổ biến trong gia đình Việt Nam xưa đó là mối quan hệ
giữa cha mẹ với con riêng. Để nói về mối quan hệ này, cha ông ta đã có câu:
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”
Xuất hiện trong kho tàng truyện cổ, những người mẹ ghẻ luôn được tác
giả dân gian xếp vào tuyến nhân vật phản diện. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật
phản diện trong mối quan hệ cha mẹ với con riêng là nhân vật mụ dì ghẻ trong
truyện Tấm Cám. Hình ảnh người mẹ ghẻ trong truyện này được khắc họa khá
đậm nét. Mụ luôn căm ghét người con riêng của chồng, tìm mọi cách để hãm
hại cô Tấm tội nghiệp. Hành động tội ác của mụ tăng theo cấp độ. Mụ bắt
Tấm đi chăn trâu ở đồng xa để giết thịt cá bống - người bạn duy nhất của
Tấm. Mụ trộn thóc với gạo bắt Tấm phải nhặt nhằm mục đích khơng cho nàng
đi dự hội. Tiếp theo đó, mụ chặt cây cau giết Tấm để Cám trở thành hồng
hậu. Khơng dừng lại ở đấy, mụ cịn triệt tiêu các dạng hóa thân của Tấm như
làm thịt chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửu… để Tấm vĩnh
viễn biến khỏi cõi đời. Mụ dì ghẻ hiện lên qua những hành động dã man,
khơng cịn tính người nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt đến tận
gốc rễ đứa con riêng của chồng.
Hình ảnh người mẹ ghẻ trong truyện Người dì ghẻ ác nghiệt cũng khiến
người đọc, người nghe không khỏi căm tức, phẫn nộ. Chỉ vì sợ con riêng của
chồng là Văn Linh chiếm đoạt hết tài sản mà mụ nảy sinh tà dâm, muốn giết


25


chết Văn Linh. Độc ác hơn là mụ xúi giục con đẻ mình tìm cách giết chết Văn
Linh để hai mẹ con được sống sung sướng.
Không chỉ những người mẹ ghẻ mới ghét bỏ con chồng mà những
người bố ghẻ cũng độc ác không kém khi đối xử với con riêng của vợ. Điển
hình nhất là người chồng trong truyện Sự tích chim đa đa. Hắn là một kẻ vũ
phu, độc đốn, ln bắt vợ mình phải lao động vất vả, cực nhọc và xem con
riêng của vợ như cái gai cần phải nhổ bỏ vì thằng bé cịn nhỏ tuổi, chưa làm
được việc gì kiếm ra tiền. Ban đầu, hắn khuyên vợ đem con đi bán cho kẻ
khác nuôi vì theo hắn “Thằng bé này chỉ ăn hại đái nát. Chỉ làm cho ta khó
khăn thêm”[1, tr.129]. Người vợ nhất quyết không chịu bán con, thà hai mẹ
con cùng chết chứ bà khơng đời nào chịu lìa con. Ý định khuyên vợ bán con
không thành, hắn bèn nuôi ý định giết chết thằng bé. Hắn đưa thằng bé vào
rừng sâu, bỏ mặc đứa bé ở đấy rồi lẳng lặng trở về nhà. Không may cho hắn,
kế hoạch bị phá vỡ vì thằng bé may mắn gặp một đồn người đi đào khoai
mài nên họ đã đưa thằng bé về nhà. Vẫn không bỏ cuộc, hắn tiếp tục dụ đứa
bé vào rừng, lần này hắn đưa thằng bé vào tận rừng sâu, nơi mà chưa có ai tìm
vào hái củi. Hắn bỏ lại đứa bé với một bát cát, phía trên rắc một lớp cơm và
để một quả cà để đánh lừa. Thằng bé đói khát, sợ hãi rồi chết hóa thành chim
đa đa, ln kêu những tiếng: “Bát cát quả cà! Bát cát quả cà!”[1, tr.130] như
lời oán trách, vạch trần tội ác của người bố ghẻ.
Đa phần những người mẹ ghẻ, bố ghẻ sau khi đối xử tệ bạc, tàn ác với
con riêng của vợ hoặc chồng đều phải nhận sự trừng phạt đích đáng. Có người
thì sợ q rồi lăn đùng ra chết, có người thì xấu hổ mà trốn đi biệt tích.
Xây dựng nên mối quan hệ cha mẹ với con riêng dựa trên nhân vật
trọng tâm là những người mẹ ghẻ, bố ghẻ, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh,
vạch trần tội ác mà họ gây ra cho những đứa con riêng tội nghiệp, đáng


×