Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và đời sống của người dân ven biển quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PH ẠM
KHOA ĐỊA LÝ


HUỲNH THỊ ANH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN – THÀNH PHỐ ÐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

Đà Nẵng – Năm 2014
1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ


HUỲNH THỊ ANH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN – THÀNH PHỐ ÐÀ NẴNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Đậu Thị Hòa

Đà Nẵng – Năm 2014
2


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy giáo PGS.TS Đậu Thị Hòa là người trực tiếp hướng dẫn cùng các thầy cô giáo
bộ môn đã giúp đỡ em về mọi mặt để hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó
em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong khoa Địa Lí – trường ĐHSP – Đại học
Đà Nẵng đã tạo điều kiện và tận tình chỉ bảo em trong q trình hồn thành khóa
luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ của
phịng Tài ngun và Mơi trư ờng, phòng Kinh tế, phòng Thống kê quận Ngũ Hành
Sơn đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu để em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Trong q trình thực hiện đề tài, do có nhiều hạn chế về thời gian, kinh nghiệm nên
không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy, cơ giáo giảng dạy để
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu hiện đang là môt vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. Đặc
biệt trong những năm gần đây khí hậu ln có những biến đổi dị thường trên phạm
vi toàn cầu cũng như từng khu vực, từng địa phương ở Việt Nam. Một số biểu hện
của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: đã xu ất hiện là nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn
so với mùa hè, lượng mưa giảm về mùa khô và tăng nhanh vào mùa mưa, sự gia
tăng của tần suất các cơn bão…
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, có bờ biển khá dài, vì vậy ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu là khơng tránh khỏi. Trong những thập kỉ gần đây,
Thành phố Đà Nẵng đã xuất hiện những biểu hiện về biến đổi khí hậu (những biến
động trong nhiệt độ, lượng mưa, sự xuất hiện trái mùa của bão, lũ và đ ặc biệt là
triều cường lên cao và những đột hạn hán kéo dài). Điều này đã gây ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của địa phương vì đây là
ngành có vai trị hết sức quan trọng trong việc góp phần xóa đói giảm nghèo, cung
cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân và từng bước nâng cao kim
ngạch xuất khẩu của thành phố.
Bên cạnh đó thì quận Ngũ Hành Sơn là một quận có hoạt động đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản khá phát triển. Trong những năm gần đây hoạt động đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản ở đây đã có những bước phát triển đáng kể và đạt được
nhiều thành tựu lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế của quận trong
những năm gần đây.
Biến đổi khí hậu và các biểu hiện của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng,
bão lũ, sóng l ớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng
cả trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và đời
sống của người dân ven biển. Biến đổi khí hậu và cơng tác ứng phó với biến đổi khí
hậu nhằm hạn chế tối đa các tác động của chúng đến ngành đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản của quận, đây cũng là một thách thức vô cùng lớn trong thời gian tới mà
ngành thuỷ sản phải đối mặt. Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã ch ọn đề tài “Nghiên
cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động đánh bắt, ni trồng thủy hải
sản và đời sống của người dân ven biển quận Ngũ Hành Sõn – thành phố Ðà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động đánh bắt, ni trồng
thủy sản và đời sống của người dân ven biển quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà
Nẵng.
4


- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt
động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và đời sống của người dân ven biển.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về cơ sở lí luận của vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam và địa bàn
nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng ngành đánh bắt và ni trồng thủy hải sản của quận Ngũ
Hành Sơn.
- Nghiên cứu sự tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động đánh bắt, nuôi
trồng thủy hải sản tại quận Ngũ Hành Sơn.
- Khảo sát sự tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và đời sống của người dân
ven biển.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt
động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và đời sống của người dân ven biển.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về việc tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động đánh bắt, ni
trồng thủy hải sản và đời sống của người dân ven biển đã được nhều cơ quan, cá
nhân cũng như các phưõng ti ện truyền thông quan tâm.
Tuy nhiên những nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động
đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và đời sống của người dân ven biển mới chỉ dừng
lại ở mức các bài báo cáo, các chuyên đề:
- “Thiên tai vùng ven biển” của tổng cục khí tượng thủy văn Việt Nam.
- “Báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu lên ngành thủy sản và nuôi trồng thủy
sản” của Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO).

- “Biến đổi khí hậu và tác động ở việt Nam” của viện khoa học và công nghệ.
- “Nghiên cứu sự biến đổi của thời tiết, khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sản xuất
và đời sống của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây”, luận văn tốt nghiệp
của sinh viên Dương Thị Ni – trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (2010).
Vì vậy, trên cơ sở những vấn đề đã đư ợc nghiên cứu trên, tôi đã l ấy làm căn cứ
cũng như tài li ệu tham khảo để bổ xung hồn chỉnh cho vấn đề mà mình đang
nghiên cứu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và đời sống của người dân ven biển.
5


5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại quận Ngũ Hành Sơn – thành phố
Đà Nẵng. Đây là khu vực có hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản khá phổ
biến. Tuy nhiên do đời sống của người dân ở đây cịn thấp nên việc chịu tác động
của biến đổi khí hậu là rất lớn.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích những tác động của biến đổi khí
hậu đến hoạt động đánh bắt, ni trồng thủy hải sản và đời sống của người dân ven
biển thành phố Đà Nẵng.
6 Một số quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Theo quan điểm này thì hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản chịu
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố về cả tụ nhiên và kinh tế - xã hội: điều kiện thời tiết –
khí hậu (bão, hoạt động gió mùa), sự phát triển của cơ sở vật chất phục vụ đánh bắt
và nuôi trồng,… đồng thời nó lại có sự tác động qua lại với các ngành kinh tế khác.

Vì vậy khi nghiên cứu về sự tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động đánh bắt
và ni trồng cũng c ần có cái nhìn tổng quát tất cả các nhân tố, đặt chúng trong mối
quan hệ tác động qua lại với nhau để đưa ra những nhận định chính xác, mang tính
khoa học cao.
6.1.2 Quan điểm lịch sử - logic
Trong đề tài, quan điểm này rất quan trọng bởi hiểu rõ về lịch sử mới nhận
thấy được các diễn biến, tiến trình của quá tring tác động, sự thay đổi qua thời gian
của các yếu tố khí hậu nhằm đánh giá đúng mức độ tác động.
6.1.3 Quan điểm thực tiễn
Đề tài là một vấn đề mang tính thực tiễn cao. Nó xuất phát từ những vấn đề
thực tiễn: sự thay đổi của các yếu tố khí hậu làm ảnh hưởng đến các hoạt động đánh
bắt, nuôi trồng của ngư dân ven biển. Đồng thời mục đích đề ra của đề tài là ứng
dụng những biện pháp hạn chế tác động vào thực tiễn địa phương. Vì vậy đề tài
ln bám sát thực tiễn, coi thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các tác động.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu là một phương
pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên
cứu địa lí nói riêng. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên
cứu vì:
6


- Phương pháp này thể hiện việc thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác
nhau: sách, báo, Internet…
- Trên cơ sở các thông tin tài liệu thu thập được phân tích, tổng hợp chúng để đưa ra
nhận xét khái quát nhất.
6.2.2 Phương pháp xử lí số liệu
Dựa vào các số liệu thống kê thu thập được từ các cơ quan quan trắc, các cơ
quan chức năng, sử dụng phần mềm Excel để xử lí và biểu diễn số liệu.

6.2.3. Phương pháp thực địa
Trong đề tài này, việc tìm hiểu và nghiên cứu tình hình tác động của biến đổi
khí hậu đến hoạt động đánh bắt và ni trồng thủy sản cũng như tìm hi ểu những tác
động của nó đến người dân ven biển là rất cần thiết. Đối tượng phỏng vấn là những
người dân sống ở khu vực ven biển trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn. S ử dụng
phiếu điều tra và phỏng vấn thăm dò ý ki ến của người dân về những tác động của
biến đổi khí hậu đến đời sống của họ.

7


BẢN ĐỒ QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Đến ngày 02 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số
24/2005/NĐ-CP về việc chia phường Bắc Mỹ An thành 02 phường: Mỹ An và
Khuê Mỹ. Do vậy, hiện nay quận Ngũ Hành Sơn có 04 phư ờng: Mỹ An, Kh Mỹ,
Hịa Hải và Hòa Quý.

8


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1.Một số khái niệm về BĐKH tồn cầu
a. Thời tiết
Thời tiết là những hiện tượng khí tượng hay những q trình vật lí của khí
quyển ở một khu vực hay một địa điểm nào đó trong một khoảng thời gian nhất
định được biểu hiện qua các yếu tố: mây, mưa, tầm nhìn xa.
Thời tiết ln ln biến động, tuy nhiên sự biến động đó chỉ dao động quanh
giá trị trung bình.

b. Khí hậu
Khí hậu là giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết, hay nói cách khác khí hậu
là quy luật của thời tiết.
Khí hậu mang tính chất bền vũng tương đ ối, vì khí hậu của một khu vực có
thể khác nhau giữa năm này qua năm khác và giữa các mùa trong năm nhưng trong
một chu kỳ dài thì nó lại ít có sự khác biệt rõ nét.
c. Sự biến đổi khí hậu
“BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh
thái tự nhiên và đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe
và phúc lợi của con người (Theo công ước chung của LHQ về BĐKH).
Một số nguyên nhân làm biến đổi thời tiết, khí hậu
Có rất nhiều ngun nhân làm cho thời tiết, khí hậu Trái đất bị biến đổi nhưng
hiện nay sự BĐKH trên Trái Đất theo các nhà khoa học khoảng 90% là do con
người gây ra và quan trọng nhất đó là:
- Hiệu ứng nhà kính: Trong q trình phát triển cơng nghiệp con người đã thải ra
bầu khí quyển hàng tỷ tấn các chất độc hại, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa
thạch (than, dầu mỏ khí đốt…) và các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
khí nhà kính như: sinh khối; rừng; các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác là
nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Dân số tăng: Dân số tăng liên tục cũng là một nhân tố gây BĐKH Thế giới, vì
càng nhiều người sinh sống trên Trái Đất sẽ càng thải ra nhiều lượng khí CO2 gây
hiệu ứng nhà kính. Hiện Trên Trái Đất có hơn 7 tỷ người sinh sống, dự đoán tới
năm 2050 sẽ tăng lên hơn 9 tỷ người. Tuy nhiên nếu hạn chế được dân số ở mức 8
tỷ người thì sẽ giảm bớt khoảng 2 tỷ tấn CO2.
- Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi: Như chúng ta được biết rừng là “lá phổi xanh”
của bầu khí quyển, rừng hấp thu khí CO2 và nhã khí O2 làm trong lành bầu khí
9



quyển và giảm sự gia tăng nhiệt do hiệu ứng nhà kính. Rừng cịn giữ cân bằng nhiệt
và cân bằng ẩm trên Trái Đất, đảm bảo cho các quá trình trong khí quyển diễn ra
bình thư ờng. Tuy nhiên hiện nay rừng trên Thế giới đang bị tàn phá nghiên trọng.
Mất rừng không chỉ mất đi nguồn CO2 ở trong khí quyển mà nó cịn sản sinh them
khí CO2 do đốt rừng gây ra. Rừng suy giảm không chỉ ảnh hưởng đến những khu
vực mất rừng mà nó cịn ảnh hưởng đến toàn cầu gây mất cân bằng nhiệt và cân
bằng ẩm trên Trái Đất gây rối loạn trong khí quyển làm cho bão lũ, hạn hán xảy ra
ngày càng nhiều hơn. Các cơn bão khi đổ bộ vào đất liền nếu khơng có rừng phịng
hộ thì sức tàn phá của nó sẽ khủng khiếp hơn.
Ngồi ra, các chất khí độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất của con người cũng là
một trong những nguyên nhân làm cho thời tiết, khí hậu biến đổi:
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phẩm của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
1.2.1. Vị trí địa lí
Ngũ Hành Sơn là một quận của thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị
định số 07/CP ngày 23 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ và Quyết định 181/QĐUB ngày 27 tháng 1 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Đà Nẵng.
Quận Ngũ Hành Sơn đư ợc chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của
thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa H ải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo
Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đơng Nam của thành phố, nằm ở tọa độ
16000' 30" VB- 16000'83"VB, 108015'9" KĐ- 108025'25"KĐ.
Phía Đơng giáp biển Đơng; phía Tây giáp với huyện Hồ Vang và quận Cẩm Lệ;
phía Bắc giáp với quận Hải Châu và quận Sơn Trà; phía Nam giáp với huyện Điện

Bàn của tỉnh Quảng Nam.
Với vị trí địa lí gần như nằm giữa trung điểm của nước ta đã làm cho các
thành phần tự nhiên hầu như mang tính chất chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền
Nam. Trong đó yếu tố khí hậu là yếu tố thể hiện rõ nét nhất tính chất chuyển tiếp
đó, vì vậy nó có tác động và chi phối lớn đến các thành phần tự nhiên khác.
10


1.2.2. Điều kiện tự nhiên
a, Địa hình
Địa hình của Ngũ Hành Sơn tương đ ối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về
tính chất vật lý, hố học. Cấu tạo địa chất chủ yếu là cát, thành phần hạt thô hơn so
với cùng loại ở khu sát biển. Ngoài ra lớp cát mịn được phân bố rộng khắp trong
vùng, với chiều dày biến động từ 4 đến 11m, có kết cấu chặt vừa.
b, Khí hậu
Quận Ngũ Hành Sơn n ằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa và ảnh hưởng khí hậu ven biển của miền Trung. Khí hậu ở đây mang tính chất
chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trọi là khí hậu
nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: một mùa mưa kéo dài từ
tháng VIII đến tháng XII và một mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VII, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng khơng đậm và không kéo dài. Mùa mưa
trùng với mùa đông và mùa khơ trùng với mùa hạ.
Nhiệt độ trung bình là 25,60C; cao nhất vào các tháng VI,VII,VIII trung bình
từ 28 -300C; thấp nhất trong các tháng mưa VIII trung bình từ 18 -230C. Do đặc
điểm địa hình có đ ồng bằng phía Tây và đèo Hải Vân chắn ngang nên khí hậu khu
vực Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng khơng b ị khắc nghiệt như
khí hậu phía Bắc đèo Hải Vân. Ảnh hưởng của gió Tây Bắc khơng lớn. Ngũ Hành
Sơn có nắng ấm gần như quanh năm; chỉ mưa vào các tháng 9, 10 và 11, nhưng vì
nằm trong khu vực gió mùa nên lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn thư ờng
cao hơn một số nơi khác.

Theo thống kê nhiều năm, lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn c ụ thể
như sau: lượng mưa trung bình năm là 2066mm, lượng mưa lớn nhất là 3307mm
(1964), lượng mưa thấp nhất là 1400 mm (1974), lượng mưa ngày thấp nhất là
322mm. Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và các
tháng. Thường thì mưa lớn tập trung vào các tháng 9,10,11,12 và chiếm khoảng
70% tổng lượng mưa của cả năm.
Độ ẩm trung bình trong năm dao động từ 75% đến 90%. Độ ẩm trung bình
năm là 82%, độ ẩm cao nhất trung bình là 90%, độ ẩm thấp nhất trung bình là 75 %
và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối là 18% (tháng 4.1974).
c, Chế độ thuỷ văn
Về chế độ thuỷ văn: Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có 3 con sơng ch ảy qua, đó
là sơng Hàn, sơng Cổ Cị (nhân dân địa phương thường gọi là sơng Bãi Dài, sơng
Dài hay Trường Giang, cịn trong các sách của triều Nguyễn thường ghi là Lộ Cảnh
Giang) và sông Vĩnh Điện. Sông Hàn là hợp lưu của sông Vĩnh Đi ện, sơng Cổ Cị
11


và sông Cẩm Lệ tại khu vực ngã sông, nơi tiếp giáp giữa phường Hoà Cường của
quận Hải Châu, xã Hoà Xuân của huyện Hoà Vang và phường Khuê Mỹ của quận
Ngũ Hành Sơn và đ ổ nước ra Vũng Thùng, hì nh thành nên cảng sơng Hàn và cảng
biển Tiên Sa. Sông Vĩnh Điện, dài 17 km, là một nhánh của con sông Thu Bồn chảy
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đổ ra sông Hàn. Sông Vĩnh Điện chủ yếu phục
vụ cho giao thơng hàng hố giữa các huyện Bắc Quảng Nam với thành phố Đà
Nẵng. Sông Cổ Cị, là con sơng nổi tiếng trong lịch sử ngoại thương của xứ Đàng
Trong trước đây, nối liền tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An sầm uất vào
các thế kỷ XVI, XVII. Sau này, sơng Cổ Cị bị bồi lấp, gãy đứt thành nhiều đoạn.
Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn, sơng C ổ Cị tách thành hai nhánh là sơng Cổ Cị và
sơng Cầu Biện. Sơng Cổ Cị hiện dài 3,5km, rộng 10m, bị bồi lấp nhiều, chưa có
điều kiện để nạo vét nên đáy sơng bị bồi lấp rất khó khăn cho ghe thuyền đi lại, nhất
là vào mùa khô. Sông Cầu Biện dài 2km, rộng 20m, hiện tại bị lấp nhiều, một số

đoạn đã bị chặn lại để nuôi trồng thuỷ sản.
Chế độ thuỷ triều của Biển Đông ở khu vực này là chế độ bán nhật triều; mỗi
ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,5m. Độ nhiễm mặn do nước
biển xâm thực tùy thuộc vào mùa mưa và lượng mưa hàng năm. Lượng mưa càng
lớn độ nhiễm mặn càng nhỏ, ngược lại, lượng mưa càng ít, độ nhiễm mặn càng lớn,
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
d, Thổ nhưỡng – sinh vật
Thổ nhưỡng:
Với diện tích 3858,93 ha, Quận Ngũ Hành Sơn có các lo ại đất khác nhau như:
Cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và
đất xám, đất đỏ vàng, đất xói mịn trơ s ỏi đá.
Trong các nhóm đất trên có 2 nhóm đất chính là đất cát và đất phù sa. Nhóm
đất phù phân bố chủ yếu ở ven các con sông chảy qua địa bàn quận.
- Sinh vật
Với vị trí nằm chuyển tiếp giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam nên
giới sinh vật ở đây cũng có nét đặc trưng so với các vùng khác trên lãnh thổ, đó là
sự đa dạng và phong phú về thành phần loài.
Trên cơ sở nguồn tài ngun khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nguồn tài
nguyên đất đai nêu trên, Ngũ Hành Sơn có nguồn tài nguyên rừng và thảm thực vật
tương đối đa dạng, gồm rừng trồng ở dọc biển và rừng tự nhiên ở khu vực núi Non
Nước - Ngũ Hành Sơn. Th ảm thực vật tự nhiên trên núi Ngũ Hành Sơn đa dạng về
chủng loại: thường xanh quanh năm và có độ che phủ tương đối lớn.
12


Rừng trồng tập trung nhất là ở vùng phía đơng, chạy dọc bờ biển từ Hoà Hải
ra đến Mỹ An với cây trồng chủ yếu là dương liễu và bạch đàn. Mục đích của rừng
trồng là phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mịn rửa trơi đất, làm rừng phòng hộ
ven biển kết hợp với sản xuất lâm nghiệp.
- Tài nguyên biển:

Vùng biển của Quận nằm trong ngư trường lớn biển Bắc Quảng Nam với
nguồn hải sản có giá trị kinh tế, thuận lợi cho các sinh vật biển gồm các lồi cá,
tơm, mực và các loại đặc sản khác như nghêu, bào ngư, rong biển... sinh sôi nảy
nở. Do ở vị trí cuối sơng đầu biển, các con sơng Cổ Cị, cầu Biện của Ngũ Hành
Sơn ở trong môi trường nước mặn lợ độc đáo, một vùng nuôi trồng thủy sản xuất
khẩu giàu tiềm năng.
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Quận được thành lập từ khi thành phố Đà Nẵng tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương vào năm 1997 trên cơ sở
một phường của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 2 xã c ủa huyện Hòa Vang. Quận được
chia làm 4 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Q và Hịa Hải.
Bảng 1.1: Tình hình Dân số quận Ngũ Hành Sơn
Diện tích tự nhiên Dân số trung bình Mật độ dân số
(Km2)

(người)

(người/km2)

Năm 2011

39,12

70621

1806

Mỹ An

3,31


24205

7325

Khuê Mỹ

5,59

11203

2004

Hòa Hải

14,96

22201

1484

Hòa Quý

14,73

13012

884

Năm 2012


39,12

72665

1857

Mỹ An

3,31

24652

7448

Khuê Mỹ

5,59

11524

2062

Hòa Hải

14,96

23265

1555


Hòa Quý

14,73

13224

898

13


a, Giá trị sản xuất ngoài quốc doanh
Bảng 1.2 Giá trị sản xuất ngoài quốc doanh của quận Ngũ Hành Sơn
giai đoạn2009 – 2011 (đơn vị : tỷ đồng)
2009

2010

2011

Giá trị sản xuất ngồi quốc doanh

316,37

382,56

466,87

Nơng – Lâm – Thủy sản


30,30

25,33

24,23

Cơng nghiệp – Xây dựng

166,32

200,98

225,89

Thương mại – Dịch vụ

119,75

156,25

216,75

Theo niên giám thống kê của quận qua các năm, giá trị sản xuất ngồi quốc
doanh của quận từ 2009 đến 2011 có xu hướng tăng: từ 316,37 năm 2009 lên 66,87
năm 2011. Trong đó Thương mại - Dịch vụ là ngành có giá trị tăng nhanh nhất.
b, Dân sô, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số
Về dân số có: 51.914 người (2005) với mật độ dân số: 1.171 người/km2.
Hiện nay, dân số tăng lên 65.095 với 16.470 hộ, trong đó số luợng người trong độ
tuổi lao động là42.893 người, chiếm 65,89 % so với tổng dân số của quận.

Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm là 1,20% .
Bảng 1.3. Tình hình dân số của quận Ngũ Hành Sơn
(Đơn vị tính: người)
Năm

Tồn quận

2005

Chia theo phường
Mỹ An

Kh Mỹ

Hịa Hải

Hịa Q

51.914

16.817

8.275

15.782

11.039

2006


53.116

17.278

8.505

16.116

11.268

2007

54.006

17.595

8.660

16.363

11.449

2008

53.525

17.401

8.573


16.215

11.336

2009

54.606

17.788

8.746

16.510

11.562

2010

55.676

18.091

8.908

16.860

11.817

2011


65.095

22.997

10.218

19.714

12.166
Nguồn: Niêm giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Dân số quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2005 đến năm 2011 có xu hướng tăng:
13.181 người, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hằng năm là 2,1%. Nguyên nhân
dân số tăng nhanh là do mỗi năm có một lượng lớn học sinh, sinh viên, công nhân,
người lao động từ nơi khác đến để sinh sống, học tập và làm việc.
14


-Lao động
Biểu đồ 1.1: Tình hình lao động quận Ngũ Hành Sơn qua các năm

Nguồn: Niêm giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn
1.3 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH
BẮT, NUÔI TRÔNG THỦY HẢI SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
1.3.1 Các tác động của BĐKH đối với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản trên Thế giới
Thời gian gần đây rất nhiều kết quả của các cơng trình khoa học nghiên cứu
về BĐKH và tác động của nó đã đư ợc cơng bố. Nguy cơ phải đối mặt với ngập lụt
vùng duyên hải và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gia tăng là kết luận thu được
trong Báo cáo phát triển con người 2007/2008. Theo bản báo cáo thì Uỷ ban liên

chính phủ về BĐKH (IPCC) dự kiến các hiện tượng thời tiết sẽ diễn ra thường
xuyên hơn, hạn hán và lũ lụt là tác nhân chính gây ra các thảm hoạ liên quan đến
khí hậu đang liên tục gia tăng. Với kịch bản trái đất tăng 20C, các vùng biển nóng
lên sẽ gây ra những trận lốc xốy có sức tàn phá dữ dội. Diện tích khu vực phải chịu
hạn hán tăng lên, môi trường sống bị huỷ hoại, làm triệt tiêu những thành quả đạt
được, những tiến bộ trong y tế và dinh dưỡng. Mực nước biển trong thế kỷ 21 chắc
chắn sẽ dâng cao do lượng phát thải trong quá khứ. Khi nhiệt độ tăng sẽ đẩy nhanh
quá trình nư ớc biển dâng, dẫn đến mất dần nơi cư trú của người dân của các nước
như Băngladet, Ai Cập và Việt Nam. Như vậy sẽ có khoảng 180 đến 230 triệu
người nữa phải hứng chịu nạn ngập lụt ở vùng ven biển.
Ngồi ra, theo kết quả của cơng trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học
Đức, cơng bố trên tạp chí Khoa học (Science, Mỹ) số ra ngày 14/12/2007 cho biết
hiện tượng khí hậu Trái Đất ấm lên có thể làm mực nước biển dâng nhanh hơn mức
15


dự kiến trong thế kỷ này và tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với các đại
dương là "không thể lường trước được". Theo nghiên cứu này đến năm 2100, do
nhiệt độ Trái Đất tăng lên, nước biển sẽ dâng cao thêm 1,44m, tức là gần gấp đơi so
với mức tăng dự đốn của giới khoa học. Nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng sẽ xảy ra ở
những vùng đất thấp trên thế giới, trong khi một số khu vực như thành phố New
York và London sẽ phải hứng chịu những đợt bão tàn phá. Trư ớc đó, giới khoa học
cho rằng cứ mỗi thập kỷ, mực nước biển lại dâng cao thêm 3 cm và đến năm 2100,
mực nước biển có thể sẽ tăng thêm từ 9 đến 88 cm. Trưởng nhóm nghiên cứu trên,
Giáo sư Stefan Rahmstorf thuộc trường Đại học Postdam cho biết nguyên nhân
khiến mực nước biển dâng lên là do sự tan băng, và tình trạng nhiệt độ Trái Đất ấm
lên khiến tốc độ băng tan ở hai cực trở nên nhanh hơn.
Trên đây là những kết luận một cách rất tổng quát về hậu quả của BĐKH và
những nguy cơ có thể xảy ra khi có BĐKH của các nhà khoa học Đức. Nghiên cứu
này đã đưa ra được các giả thuyết với các mực nước biển có thể dâng tương ứng với

mức gia tăng nhiệt độ.
1.3.2. Các tác động của BĐKH đối với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản tại Việt Nam
a. Các tác động của biến đổi khí hậu với khai thác hải sản tại Việt Nam
Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động
chủng quần và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
cộng đồng ngư dân khu vực ven biển. Hiện tượng san hô chết hàng loạt trong 20
năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng
biển đã tăng lên.
Các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với mơi trường và các hệ
thống kinh tế xã hội có thể được đánh giá qua sự nhạy cảm, mức độ thích nghi và
mức độ dẽ bị tổn thương của hệ thống. Tại Việt Nam, hiện chưa có các nghiên cứu
đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, với
những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, các
ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn. Các ảnh hưởng này phần
nào đã đư ợc thể hiện qua số liệu thống kê về thiệt hại do bão gây ra đối với cộng
đồng ngư dân ven biển trong những năm gần đây.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản từ năm 2001-2006: “tình hình thiên tai
ngày càng có diễn biến phức tạp, tần suất ngày một tăng, tính ác liệt ngày một lớn
trên tất cả các loại hình: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét …xảy ra
dồn dập và không theo quy luật”.
16


Bảng 1.4 Thống kê ảnh hưởng của bão đối với ngành thuỷ sản

No
ăm

2


Bão

hình ảnh

Áp

Áp thấp

thấp

Thiệt

nhiệt đới ảnh hại liên quan ớc tính

thành

hưởng

trên

trực

tiếp trên

tiếp đến Việt đồng

Biển

đến


Việt Biển

nam

Đơng

Nam

9

Ư

nhiệt đới hưởng

trực đến

cộng giá trị
ngư thiệt

dân ven biển

hại

Đơng
1

11

0


001

-

261

tàu cá chìm, 7

9
tỉ

135 chiếc bị đồng
va

đập



hỏng
- 4 ngư
dân chết
2

5

1

11


3

-

-

2

7

2

10

1

-

-

2

5

2

4

0


002
003
004

- 11 tàu
cá bị chìm
-

14

ngư dân chết,
7 người bị
thương
2

9

6

5

2

10

3

4

2


-

-

1457

-

005
006

tàu



bị
chìm, va đập
hư hỏng
40
người chết

Số lượng các cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam khơng chỉ có xu hướng tăng
lên mà mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Năm 2006, 10 cơn bão với cường độ
mạnh, các đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường
17


khác đã tác động đáng kể đến hoạt động thuỷ sản và gây ra thiệt hại cho người và
tàu cá hoạt động trên biển, đặc biệt cơn bão số 1 (Chanchu) gây thiệt hại rất lớn cho

ngư dân khai thác vùng biển xa bờ. Ngoài ra, thiệt hại về người và vật chất đối với
cộng đồng ngư dân ven biển cũng là rất đáng kể khi cơn bão số 9 (Durian) đổ bộ
vào bờ.
b. Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đến ni trồng thủy sản ở Việt Nam
- Tình hình phát triển ni trồng thủy sản ở Việt Nam
Ni trồng thuỷ sản (NTTS) là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của Việt
Nam. Những năm gần đây NTTS của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ
và đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngành có vai trị hết sức quan trọng trong việc góp phần xố
đói giảm nghèo, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân, và từng
bước nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đến năm 2003, NTTS và các
hoạt động thuỷ sản chiếm tới 5,1% tổng số lao động trên toàn quốc; đến cuối năm
2006, sản lượng nuôi trồng đạt 1.526.000 tấn, tăng khoảng 14% so với năm 2005.
Nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ, và sau đó là đồng bằng
sơng Hồng (Biểu đồ 1.3)
Biểu đồ 1.2: Tổng sản lượng NTTS cả nước và giá trị xuất khẩu

Giá trị (tỷ đ)

2005

2004

2003

2002

2001

2000


1999

1998

1997

1996

1995

1994

1993

1992

1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0

1991

45
40

35
30
25
20
15
10
5
0

1990

Sản lượng (ngàn tấn)

của Việt Nam 1990 – 2005

Năm
Giá trị (tỷ đ)

Sản lượng (ngàn tấn)

Biểu đồ 1.3: Sản lượng NTTS phân theo các khu vực trong cả nước từ
năm
1995 – 2005

18


Ngàn tấn

1200

1000
800
600
400
200
0
1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Đồng bằng sông Hồng

Đông Bắc

Tây Bắc


Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

2004

2005

Biểu đồ 1.4: Diện tích mặt nước NTTS phân theo các khu vực trong cả
nước từ năm 1995 – 2005

800
700

Đồng bằng sông Hồng

600

Đông Bắc

500

Tây Bắc


400

Bắc Trung Bộ

300

Duyên hải Nam Trung Bộ

200

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

100

Đồng bằng sông Cửu Long

0
1995 1996 1997 1988 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

- Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Nhiệt độ đóng vai trị quan trọng cho q trình sinh trưởng và phát triển của
sinh vật nói chung và các lồi ni trồng thủy sản nói riêng. Mỗi lồi có khoảng
nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới
hạn nhất định. Ví dụ nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tơm sú
giới hạn trong khoảng 25 – 320C, nếu nhiệt độ cao hơn 320C hoặc thấp hơn 250C thì
sự phát triển của tôm sẽ bị ảnh hưởng như tôm chậm lớn.
Nhiệt độ nước trong các ao hồ phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và từng địa
phương (Biểu đồ 1.5). Khi nhiệt độ khơng khí tăng lên làm cho nước nóng lên, tuy
nhiên biến động nhiệt độ nước trong các ao hồ chậm hơn so với khơng khí. Ở Việt

19


Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhi ệt độ
nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các lồi ni.
Nước nóng đã làm cho tơm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao
hồ có độ sâu nhỏ. Đối với các vực nước có độ sâu cao, vực nước lớn hoặc chảy thì
sự thay đổi về nhiệt độ hiện xảy ra chậm hơn và nước ít bị nóng hơn. Vì vậy việc
ni lồng bè trên các vực nước lớn như sông suối, biển thường ít bị ảnh hưởng của
sự tăng nhiệt độ quá mức và lâu dài, còn các vực nước tù và nhỏ thường dễ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng hơn.
Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong
nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật
thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxi làm
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lồi ni, tơm có thể bị chết hoặc
chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao
nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng
hoạt ở các vùng ven biển.
Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều lồi dịch bệnh xảy ra
cho các lồi ni. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các lồi ni, môi trường
nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây
hại. Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay
đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt ở hầu hết
các tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và
BP). Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa
nên mức độ gây rủi ro rất lớn.
Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi, tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi
cho nuôi trồng thủy sản. Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép tăng năng
suất sơ cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy

sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho các lồi ni. Ở các tỉnh miền Bắc, ni trồng
thủy sản bị giới hạn bởi nhiệt độ mùa xuân và ngọt hóa của nước vào mùa hè. Nhiệt
độ nước tăng vào xuân thúc đẩy sự phát triển của sinh khối thủy vực, người dân có
thể thả con giống sớm hơn, cho nên có thể tránh được rủi ro tơm cá chết do độ mặn
của nước giảm đột ngột.
Biểu đồ 1.5: Nhiệt độ trung bình tháng của một số tỉnh trong cả nước

20


Quảng Ninh

35.0

Hải Phịng

Nhiệt độ (độ C)

30.0

Thái Bình
Nam Định

25.0

Ninh Bình
Thanh Hố

20.0


Nghệ An

15.0

Hà Tĩnh
Quảng Bình

10.0

Quảng Trị

5.0

Thừa Thiên Huế
Đà Nẵng

0.0
1

2

3

4

5

6

7


8

9

Tháng

10

11

12

Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên

- Ảnh hưởng của hạn hán và lũ l ụt

Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công cho phát
triển nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm c ạn kiệt nguồn
nước ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi. Đối với các ao nuôi
gần nguồn cung cấp nước hoặc nuôi lồng bè trong vực nước lớn (sơng suối, biển)
thì ảnh hưởng này khơng lớn, nhưng đối với ao ni cách xa nguồn nước thì ni
trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nghiêm trong. Miền Trung là nơi có số ngày nắng,
mức độ bốc hơi nước lớn nhất cả nước, cho nên hạn hán xảy ra nghiêm trọng
nhất.Nhiều ao ni tơm cá đã bị bỏ hoang vì khơng có nước để cung cấp trong q
trình ni. Một số ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch đã b ị cạn kiệt nguồn nước
trong ao, nên người dân phải thu hoạch sớm hoặc bỏ nuôi. Tôm cá chưa đến kích

thước thương phẩm bán với giá quá rẻ hoặc làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Nắng lắm ắt phải mưa nhiều, gây ra hiện tượng lũ lụt ở nhiều nơi. Lượng mưa
trung bình khác nhau ở mỗi vùng (Biểu đồ 1.6). Lũ lụt đã ảnh hưởng rất nghiêm
trọng ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều nơi có thể được xem là nơi thuận lợi
phát triển nếu hiện tượng khơ hạn xảy ra, nhưng chính nơi đây là nơi dễ bị rủi ro
nhất nếu lũ lụt xảy ra. Khơ hạn có thể cung cấp nước, nhưng lũ lụt thì rất khó
chống. Nhiều ao ni đã đư ợc chuẩn bị bao đê kiên cố, cao để chống nước dân cao
vào mùa mưa, nhưng không thể chống được lũ l ụt. Đối với nghề nuôi thủy sản mặn
lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lồi
ni. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra
khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xãy ra còn
làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi
nhuyễn thể, tôm cá, rong đề bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
21


Biểu đồ 1.6: Lượng mưa trung bình tháng của một số tỉnh trong cả nước
Tên tỉnh

Lượng mưa (mm)

1000

Quảng Ninh

800

Hải Phòng

600


Nam Định

Thái Bình
Ninh Bình

400

Thanh Hố
Nghệ An

200

Hà Tĩnh
Quảng Bình

0
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

Tháng

12

Quảng Trị
Thừa Thiên Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam

- Hiện tượng giông bão

Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của hiện
tượng bão và áp thấp nhiệt đới. Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to gió lớn. Bão
đã gây ra những cơn sóng giữ dội có thể tàn phá hồn tồn hệ thống đê bao của các
ao ni, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão
và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng ni – cần thời gian
dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới
thưởng khó có thể dự đốn, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn rất nhiều. Có thể nói rằng, hiện tượng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu
này ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng nuôi trồng thủy sản. Đối với
vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi

trồng thủy sản, nếu băo xảy ra th́ thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế
của họ sẽ bị mất.
1.4 TÁC ĐỘNG CỦA BDDKH CHUNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT CỦA
NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Tác động của BĐKH chung đến đời sống và sản xuất của người dân ven
biển trên Thế giới
Theo báo cáo của Nhóm cơng tác II (WG II) thuộc IPCC diễn ra tại Brussel Bỉ từ ngày 02 đến 06 tháng tư năm 2007. Cuộc họp này có sự tham gia của các
thành viên, các nhà khoa học, các tổ chức Liên hợp quốc. Cuộc họp đã đưa ra k ết
luận toàn cảnh về tác động của BĐKH, những tác động có hại của BĐKH lên con
người và đưa ra phương thức thích ứng. Theo kết quả của báo cáo này, các bằng
chứng quan sát được ở khắp các châu lục và đại dương cho thấy các hệ thống tự
nhiên đang bị ảnh hưởng do tác động của BĐKH, đặc biệt do tác động của sự gia
22


tăng nhiệt độ. Báo cáo này đã chỉ ra tác động của BĐKH khí hậu lên nguồn nước,
phương thức quản lý nguồn nước; tác động lên hệ sinh thái, lương thực và các sản
phẩm rừng,… đối với hệ thống vùng duyên hải và các vùng đất thấp thì báo cáo này
đã chỉ ra các kết quả cụ thể như sau:
Duyên hải là vùng dự kiến gặp nhiều nguy cơ ngày càng tăng như lở bờ, gây
ra do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Tác động càng trầm trọng hơn do áp
lực ngày càng tăng của con người vào các vùng duyên hải. Các dải san hô dễ bị tổn
hại do sự biến đổi khí hậu do khả năng thích ứng kém. Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt
biển từ 1 - 30C sẽ gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô hoặc chết hàng loạt trừ khi san
hơ có khả năng thích nghi với thay đổi nhiệt độ và khí hậu.
Các vùng đất duyên hải ngập nước bao gồm vùng nước ngập mặn và rừng
đước có thể chịu tác động tiêu cực của hiện tượng nước biển dâng. Hàng triệu
người có thể phải chịu cảnh lũ lụt hàng năm do nước biển dâng vào năm 2080.
Nguy cơ các vùng đất thấp và đơng dân kém thích nghi phải chịu những thách thức
khác như bão, s ụt lún. Cư dân thuộc các châu thổ rộng lớn của châu Á và châu Phi

sẽ chịu tác động nhiều nhất, còn các đảo nhỏ đặc biệt dễ bị tổn hại do biến đổi khí
hậu gây ra.
Việc thích ứng với biến đổi khí hậu của các khu vực duyên hải thuộc các quốc
gia đang phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các nước phát triển do hạn chế trong
năng lực thích ứng.
Báo cáo cũng chỉ ra những tác động của BĐKH đến các ngành kinh tế. Theo
báo cáo thì ngành cơng nghiệp, các cộng đồng dân cư vùng duyên hải và đồng bằng
ngập lũ ven sông. Bởi đây là nơi mà nền kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nguồn
tài nguyên nhạy cảm với sự BĐKH, dễ bị tác đơng của hiện tượng khí hậu cực
đoan.
Các cộng đồng dân cư nghèo đặc biệt dễ bị tổn hại, nhất là những cộng đồng
tập trung tại các khu vực có nguy cơ cao. Những cộng đồng dân cư này có khả năng
thích ứng kém và phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên nhạy cảm với khí hậu như
nguồn cung cấp lương thực và nước tại chỗ.
Tại các khu vực thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều cả về tần xuất và
mức độ, các tổn hại về kinh tế và xã hội sẽ càng tăng cao. Tác động của biến đổi khí
hậu sẽ ảnh hưởng từ khu vực và ngành trực tiếp bị tác động lan sang các khu vực và
ngành khác do các mối liên hệ rộng lớn và phức tạp.
Báo cáo này cũng đưa ra tác động của BĐKH với những số liệu cụ thể về tác
động của nó tới từng khu vực trên thế giới. Trong đó thì vẫn là các vùng duyên hải
23


và cộng đồng dân cư sống ven biển sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng
và năng nề nhất của việc nước biển dâng.
Báo cáo này dựa trên sự nghiên cứu của các nhà BĐKH khí hậu trên tồn thế
giới từ trước đến nay. Nó đã đưa cái nhìn tương đ ối hồn chỉnh về tác động của
BĐKH. Vì vậy để hạn chế cũng như giảm nhẹ tác động của nó thì cần sự hợp sức
và phối hợp của tất cả các cộng đồng dân cư cũng như c ủa các quốc gia trên toàn
thế giới.

1.4.2. Tác động của BĐKH chung đến đời sống và sản xuất của người dân ven
biển ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng BĐKH nghiên trọng
nhất. BĐKH đã và đang tác động nặng đến đời sống, sản xuất, môi trường, hạ tầng
cơ sở, sức khỏe cộng đồng ở nước ta đặc biệt là người dân ven biển – khu vực bị
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Với đường bờ biển dài 3260 km, diện tích vùng đặc
quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, Ở nước ta trong những năm gần đây, số lượng người
mất nhà cửa và kinh tế lâm vào khó khăn sau mỗi trận bão, lũ l ụt… là rất lớn. Điển
hình là cơn bão số 4 năm 2008 đã làm 162 người chết, làm sập, hỏng 11.500 căn
nhà, trường học, gây ngập úng 27.200 ha lúa và hoa màu, làm sạt trôi và bồi lấp 2,3
triệu khối đất đá trên các cơng trình giao thơng, thủy lợi và các khu nuôi trồng thủy
sản, làm chết 28.000 gia súc, gia cầm, thiệt hại lên tới 1.900 tỉ đồng. Hậu quả của
thiên tai không chỉ dừng lại ở đó, ảnh hưởng của chúng cịn tồn tại sau một thời
gian dài, chất lượng sống con người ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu ăn, thiếu nhà
ở, y tế và giáo dục không đảm bảo.
Mới đây, theo báo cáo của Uỷ ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định,
BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng
nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh, dịch gia tăng dưới tác động của sự
thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian,
như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, các bệnh đường ruột và các bệnh khác…
Những bệnh này, đặc biệt phát tán nhanh ở các vùng kém phát triển, đơng dân cư và
có tỉ lệ đói, nghèo cao thuộc các nước đang phát triển. Nước ta, trong thời gian qua
cũng đã xu ất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (cúm gia cầm, bệnh lợn tai
xanh…), nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và
gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.
Về giao thông vận tải, thông tin liên lạc bị gián đoạn, các cơ sở hạ tầng, mạng
thông tin bị hư hại nghiêm trọng sau những trận thiên tai. Việc củng cố, khắc phục
sau các sự cố do BĐKH gây ra hết sức khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và kinh
phí.
24



CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH
ĐÁNH BẮT, NI TRỒNG THỦY HẢI SẢN Ở QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
2.1. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BĐKH VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ TẠI QUẬN
NGŨ HÀNH SƠN
Cũng như các địa phương thuộc Thành phố Đà Nẵng và khu vực duyên hải
Miền Trung, quận Ngũ Hành Sơn trong nh ững năm gần đây Đã và đang ch ụi ảnh
hưởng của BĐKH rất mạnh mẽ như: sự nóng lên của Trái Đất, nước biển dâng, diễn
biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt mà điển hình là tình hình phức tạp của bão
lũ trong những năm vừa qua.
Bản đồ tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn

25


×