Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện đảo lý sơn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HOÁ
--------------------

TRẦN THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO LƯỢNG
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG
NGÃI

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm

Đà Nẵng - 2013


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HOÁ
--------------------

TRẦN THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO LƯỢNG
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm


Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tuyết
Lớp: 09CQM
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hà

Đà Nẵng - 2013

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Độc lập – Tự do – Hanh phúc

KHOA HÓA HỌC

………………….

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Tuyết


Lớp: 09CQM
1. Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI
HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI”
2. Nội dung nghiên cứu:
 Khảo sát điều tra hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đảo Lý
Sơn – tỉnh Quảng Ngãi và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ năm

2011 đến năm 2030.
 Khảo sát, xem xét và đánh giá đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh
hoạt giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn hiện nay.
 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đảo Lý Sơn – tỉnh
Quảng Ngãi từ nay đến năm 2030.
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hà
4. Ngày giao đề tài: Ngày 10 tháng 11 năm 2012
5. Ngày hoàn thành: Ngày 5 tháng 5 năm 2013
Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng…năm 2013
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…tháng…năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Hóa
Học trường Đại hoc Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã hướng dẫn, dạy dỗ và giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn đến Cô ThS. Phạm Thị Hà, người đã trực tiếp hướng
dẫn và góp ý cho em trong suốt q trình thực hiện khố luận.
Em xin gởi lời cảm ơn đến các cơ chú cùng tồn thể anh chị trong phịng Tài

Ngun và Mơi Trường huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em để có được những thơng tin phục vụ cho đề tài của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả người dân trên địa bàn huyện
đảo Lý Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong quá trình thực hiện công việc đi
điều tra, khảo sát.
Sau cùng em xin cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi, đóng góp ý kiến giúp em hồn thành khố luận này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Tuyết


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị ........................................................ 4
Bảng 1.2: Thành phần CTR đô thị theo nguồn gốc phát sinh ........................................ 5
Bảng 1.3: Độ ẩm của các thành phần trong CTR đô thị ................................................. 6
Bảng 1.4: Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý và phân loại chất thải
rắn tại nguồn ................................................................................................................. 11
Bảng 1.5: Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau ............. 15
Bảng 3.1: Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn .................... 29
Bảng 3.2: Khối lượng rác sinh hoạt dự báo đến năm 2030 .......................................... 38
Bảng 4.1: Danh mục rác thải phân loại cho mỗi loại thùng chứa................................. 43
Bảng 4.2: Kế hoạch đề xuất quản lý CTRSH trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn giai đoạn
2013 – 2030 .................................................................................................................. 46


Khóa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


GVHD: Th.S Phạm Thị Hà
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

Độc lập – Tự do – Hanh phúc
………………….

BẢNG PHỎNG VẤN CƠ QUAN
Về việc thu gom và phân loại phế thải, rác thải sinh hoạt tại nguồn
Phiếu số:………
Lý sơn, Ngày ……. tháng …… năm 2012
Thông tin chung:
 Tên đơn vị điều tra:………………………………………………….
 Địa chỉ:………………………………………………………………
 Số nhân viên trong cơ quan:………………

A. Vấn đề rác thải của cơ quan
1. Cơ quan có được phổ biến và biết về Luật bảo vệ mơi
trường khơng?
2. Tại cơ quan ở có dịch vụ thu gom rác khơng?
 Vì sao khơng có dịch vụ thu gom:
 Cơ quan không sử dụng dịch vụ
 Đường hẹp, xe rác khơng thể vào
 Chuẩn bị có dịch vụ thu gom
 Ý kiến khác:
 Khi khơng có dịch vụ thu gom thì cơ quan bỏ rác ở đâu?
 Bỏ ngồi đường

 Chơn rác trong khn viên
 Đổ xuống biển
 Đổ ra khoảng đất trống
 Đốt
 Số lần thực hiện:
3. Dụng cụ chứa rác tại văn phịng?
 Thùng có nắp đậy
 Thùng khơng có nắp đậy
 Bao tải/ túi nilon
 Sọt
 Xơ

Khơng



Khơng





Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Hà

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HĨA HỌC


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hanh phúc
………………….

BẢNG PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH
Về việc thu gom và phân loại phế thải, rác thải sinh hoạt tại nguồn
Phiếu số:………..
Lý sơn, Ngày ……. tháng …… năm 2012
Thông tin chung:
 Họ và tên:……………………………………....
 Tuổi:……
 Nghề nghiệp:……………………………………
 Địa chỉ:…………………………………………
 Số thành viên trong gia đình:……..
A. Vấn đề rác thải của hộ gia đình
1. Nơi ơng (bà) ở có dịch vụ thu gom rác khơng?

Khơng



 Vì sao khơng có dịch vụ thu gom:
 Gia đình khơng sử dụng dịch vụ
 Đường hẹp, xe rác khơng thể vào
 Chuẩn bị có dịch vụ thu gom
 Ý kiến khác:
 Khi khơng có dịch vụ thu gom thì ơng (bà) bỏ rác ở đâu?
 Bỏ ngồi đường
 Chơn rác trong vườn
 Đổ xuống biển

 Đổ ra khoảng đất trống
 Đốt
 Số lần thực hiện:
2. Gia đình ơng (bà) thường gom rác chứa ở đâu?
 Thùng có nắp đậy
 Thùng khơng có nắp đậy
 Bao tải/ túi nilon
 Sọt
 Xơ
 Ý kiến khác:
3. Gia đình ơng (bà) thường thải những loại rác nào?

SVTH: Trần Thị Tuyết

1


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý Sơn là huyện đảo nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ biển
khoảng 15 hải lý, diện tích gần 10km2, dân số năm 2011 là 21.342 người. Nằm trên
vị trí có đường giao thơng thuận lợi, là cửa ngõ phía Đơng của Khu kinh tế Dung
Quất, Chu Lai. Huyện đảo có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, an ninh,
quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.
Trong những năm vừa qua sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và tỉnh
Quảng Ngãi đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội của
huyện đảo Lý Sơn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện đảo ngày
càng được cải thiện và nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững. Nhu cầu sống

và những đòi hỏi về chất lượng môi trường sống của người dân cũng ngày càng
nâng cao hơn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, huyện đảo đang từng ngày hồn thiện
mình hơn và đề ra những kế hoạch, mục tiêu để đáp ứng và giải quyết những vấn đề
đang còn tồn tại.
Bên cạnh sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì một vấn đề
nữa khơng kém phần quan trọng trong bộ mặt phát triển của huyện đảo, đó chính là
vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường cũng ngày càng được quan tâm. Do đặc thù của
huyện đảo có mật độ dân cư rất cao, hàng ngày phát sinh ra một lượng chất thải sinh
hoạt rất lớn. Ngoài ra, trên đảo cịn có một diện tích lớn trồng hành, tỏi. Vào mùa
thu hoạch, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp thải ra mơi trường tương đối nhiều.
Trung bình tổng khối lượng rác thải hàng ngày phát sinh từ 20 – 25 tấn. Khối lượng
rác thải này hiện nay vẫn chưa được xử lý, trong khi bãi rác cũ của huyện tại khu
vực phía Bắc đảo đã hết cơng suất. Rác thải không được tập trung và xử lý nên hầu
hết xả thải ra biển, gây ô nhiễm môi trường khu vực đảo và biển xung quanh.
Để đảm bảo định hướng phát triển của huyện đảo trong tương lai, trước hết là
giai đoạn 2010 – 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đề án Phát triển kinh tế – xã
hội huyện đảo Lý Sơn thành đảo du lịch gắn với an ninh quốc phịng. Bên cạnh đó,


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý Sơn là huyện đảo nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ biển
khoảng 15 hải lý, diện tích gần 10km2, dân số năm 2011 là 21.342 người. Nằm trên
vị trí có đường giao thơng thuận lợi, là cửa ngõ phía Đơng của Khu kinh tế Dung
Quất, Chu Lai. Huyện đảo có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, an ninh,
quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.
Trong những năm vừa qua sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và tỉnh
Quảng Ngãi đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội của

huyện đảo Lý Sơn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện đảo ngày
càng được cải thiện và nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững. Nhu cầu sống
và những đòi hỏi về chất lượng môi trường sống của người dân cũng ngày càng
nâng cao hơn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, huyện đảo đang từng ngày hồn thiện
mình hơn và đề ra những kế hoạch, mục tiêu để đáp ứng và giải quyết những vấn đề
đang còn tồn tại.
Bên cạnh sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì một vấn đề
nữa khơng kém phần quan trọng trong bộ mặt phát triển của huyện đảo, đó chính là
vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường cũng ngày càng được quan tâm. Do đặc thù của
huyện đảo có mật độ dân cư rất cao, hàng ngày phát sinh ra một lượng chất thải sinh
hoạt rất lớn. Ngoài ra, trên đảo cịn có một diện tích lớn trồng hành, tỏi. Vào mùa
thu hoạch, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp thải ra mơi trường tương đối nhiều.
Trung bình tổng khối lượng rác thải hàng ngày phát sinh từ 20 – 25 tấn. Khối lượng
rác thải này hiện nay vẫn chưa được xử lý, trong khi bãi rác cũ của huyện tại khu
vực phía Bắc đảo đã hết cơng suất. Rác thải không được tập trung và xử lý nên hầu
hết xả thải ra biển, gây ô nhiễm môi trường khu vực đảo và biển xung quanh.
Để đảm bảo định hướng phát triển của huyện đảo trong tương lai, trước hết là
giai đoạn 2010 – 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đề án Phát triển kinh tế – xã
hội huyện đảo Lý Sơn thành đảo du lịch gắn với an ninh quốc phịng. Bên cạnh đó,

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Lý Sơn là huyện đảo nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ biển
khoảng 15 hải lý, diện tích gần 10km2, dân số năm 2011 là 21.342 người. Nằm trên vị
trí có đường giao thơng thuận lợi, là cửa ngõ phía Đơng của Khu kinh tế Dung Quất,
Chu Lai. Huyện đảo có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, an ninh, quốc
phòng của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.
Trong những năm vừa qua sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và tỉnh Quảng

Ngãi đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội của huyện
đảo Lý Sơn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện đảo ngày càng được
cải thiện và nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững. Nhu cầu sống và những đòi
hỏi về chất lượng môi trường sống của người dân cũng ngày càng nâng cao hơn. Để
đáp ứng được nhu cầu đó, huyện đảo đang từng ngày hồn thiện mình hơn và đề ra
những kế hoạch, mục tiêu để đáp ứng và giải quyết những vấn đề đang còn tồn tại.
Bên cạnh sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì một vấn đề
nữa khơng kém phần quan trọng trong bộ mặt phát triển của huyện đảo, đó chính là
vấn đề xử lý ơ nhiễm mơi trường cũng ngày càng được quan tâm. Do đặc thù của
huyện đảo có mật độ dân cư rất cao, hàng ngày phát sinh ra một lượng chất thải sinh
hoạt rất lớn. Ngồi ra, trên đảo cịn có một diện tích lớn trồng hành, tỏi. Vào mùa thu
hoạch, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp thải ra môi trường tương đối nhiều. Trung
bình tổng khối lượng rác thải hàng ngày phát sinh từ 20 – 25 tấn. Khối lượng rác thải
này hiện nay vẫn chưa được xử lý, trong khi bãi rác cũ của huyện tại khu vực phía Bắc
đảo đã hết công suất. Rác thải không được tập trung và xử lý nên hầu hết xả thải ra
biển, gây ô nhiễm môi trường khu vực đảo và biển xung quanh.
Để đảm bảo định hướng phát triển của huyện đảo trong tương lai, trước hết là giai
đoạn 2010 – 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đề án Phát triển kinh tế – xã hội
huyện đảo Lý Sơn thành đảo du lịch gắn với an ninh quốc phịng. Bên cạnh đó, Lý
Sơn đã được thủ tướng chính phủ đưa vào danh mục “Quy hoạch hệ thống Khu bảo
tồn biển đến năm 2020” theo Quyết định 742/QĐ – TTG ngày 26/5/2010. [6]
Trước thực tiễn đó, tơi chọn đề tài “ Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo lượng
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đề xuất các giải pháp quản lý chât thải rắn sinh
hoạt huyện đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Nội dung nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận trong việc xem xét đánh giá thực
trạng quản lý CTR.
+ Đánh giá thực trạng thu gom – vận chuyển – xử lý CTRSH và những khó khăn thuận lợi của huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2006 – 2010.



+ Dự báo khối lượng CTR phát sinh giai đoạn 2011 – 2030 và đề xuất giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý CTR ở huyện đảo Lý
Sơn – tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài phân tích khó khăn và thuận lợi, tích cực và tiêu cực của hệ thống quản lý
trước đây, đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH góp phần làm cho cơng tác
quản lý ngày càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết
một số vấn đề đang đặt ra trên địa bàn huyện đảo này.
Ơ nhiễm mơi trường do CTRSH và giải quyết tình trạng ơ nhiễm đó là một vấn đề
cấp bách và cần thiết nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, sức khỏe người dân,
hệ sinh thái biển và vẻ đẹp cảnh quan trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về chất thải rắn đô thị
1.1.1. Định nghĩa về chất thải rắn [8]
Chất thải rắn “Soild Wastes” là tồn bộ các loại vật chất khơng phải dạng lỏng và
khí được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm
các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…).
Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và
hoạt động sống.
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là các cơ sở
quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý
chất thải rắn.


Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị gồm:
-

Sinh hoạt của cộng đồng


-

Trường học, nhà ở, cơ quan

-

Sản xuất công nghiệp

-

Sản xuất nông nghiệp

-

Nhà hàng, khách sạn

-

Tại các trạm xử lý

-

Từ các trung tâm thương mại, cơng trình cơng cộng

Chất thải đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải trong
quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. Các loại chất thải
sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị [10]

Nguồn

Các hoạt động và vị trí phát sinh
chất thải

Nhà ở

Những nơi ở riêng của một gia
đình hay nhiều gia đình, những
căn hộ thấp, vừa và cao tầng…

Chất thải thực phẩm, giấy, bìa
cứng, hàng dệt , đồ da, chất thải
vườn, đồ gỗ, thủy tinh, hộp
thiếc, nhôm, kim loại khác, tàn
thuốc , rác đường phố, chất thải
đặc biệt ( dầu, lốp xe, thiết bị
điện,…), chất thải sinh hoạt
nguy hại.

Thương mại

Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn
phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa
hiệu in…

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ,
chất thải thực phẩm, thủy tinh,
kim loại, chất thải đặc biệt, chất
thải nguy hại.


Cơ quan

Trường học, bệnh viện, nhà tù,

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ,
chất thải thực phẩm, thủy tinh,

Loại chất thải rắn


trung tâm chính phủ…

kim loại, chất thải đặc biệt , chất
thải nguy hại.

Xây dựng và
phá dỡ

Nơi xây dựng mới, sửa đường, san
bằng các cơng trình xây dựng, vỉa
hè hư hại…

Gỗ, thép, bê tông, đất…

Dịch vụ đô
thị (trừ trạm
xử lý)

Quét dọn đường phố, làm đẹp

phong cảnh, làm sạch theo lưu
vực, công viên và bãi tắm, những
khu vực tiêu khiển khác.

Chất thải đặc biệt, rác, rác đường
phố, vật xén ra từ cây, chất thải
từ các công viên, bãi tắm vá các
khư vực tiêu khiển.

Trạm xử lý,
lị thiêu đốt

Q trình xử lý nước, nước thải và
chất thải công nghiệp. Các chất
thải được xử lý.

Khối lượng lớn buồn dư.

1.1.3. Phân loại chất thải rắn đô thị
Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhau của chất thải rắn
được sinh ra. Khi thực hiện việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả
năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và
bảo vệ mơi trưởng.
Có thể phân loại CTR bằng nhiều cách khác nhau:
+ Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phịng,
thương mại, cơng nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá
nhà xưởng.
+ Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vơ cơ, chất có thể
cháy hoặc khơng có khả năng cháy.
+ Phân loại dựa vào đặc điểm của chất thải có thể phân thành 3 nhóm: chất thải

sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.
1.1.4. Thành phần của chất thải rắn đô thị
Thành phần lý, hóa học của CTR đơ thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa
phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.

Bảng 1.2: Thành phần CTR đô thị theo nguồn gốc phát sinh [9]
% Trọng lượng
Nguồn phát sinh
Dân cư & khu thương mại

Dao động
60 – 70

Trung bình
62,0


Chất thải đặc biệt

3,0 – 12

5,0

Chất thải nguy hại

0,1 – 1,0

0,1

Cơ quan, cơng sở


3,0 – 5,0

3,4

Cơng trình xây dựng

8,0 – 20

14,0

Đường phố

2,0 – 5,0

3,8

Khu vực công cộng

2,0 – 5,0

3,0

Thủy sản

1,5 – 3,0

0,7

Bùn từ nhà máy


3,0 – 8,0

6,0
100

Tổng cộng

1.1.5. Tính chất của chất thải rắn đơ thị
1.1.5.1. Tính chất vật lý
Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là khối
lượng chất thải rắn trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Khối lượng riêng của chất thải rắn
rất khác nhau, tuỳ thuộc vào phương pháp lưu trữ, vị trí địa lý, các thời điểm trong
năm, các quá trình đầm nén. Thơng thường khối lượng riêng của chất thải rắn ở các xe
ép rác dao động từ 200 – 500kg/m3. Khối lượng riêng của chất thải rắn đóng vai trò
quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương pháp xử lý.
Độ ẩm: Độ ẩm chất thải rắn là tỷ số giữa lượng nước có trong một lượng chất thải
và khối lượng chất thải đó.

Bảng 1.3: Độ ẩm của các thành phần trong CTR đô thị [10]
STT

Thành phần

Độ ẩm (% khối lượng)

I

Chất hữu cơ


1

Thực phẩm thừa

70

2

Giấy

6

3

Giấy carton

5

4

Nhựa

2

5

Vải vụn

10


6

Cao su

2


7

Da

10

8

Rác vườn

60

9

Gỗ

20

II

Chất vơ cơ

1


Thủy tinh

2

2

Can thiếc

3

3

Nhơm

2

4

Kim loại khác

3

5

Bụi, tro, …

8

Kích thước và sự phân bố: Kích thước và sự phân bố các thành phần có trong CTR

đóng vai trị quan trọng đối với quá trình thu gom phế liệu, nhất là khi sử dụng
phương pháp cơ học như sàn quay và các thiết bị phân loại từ tính.
Khả năng giữ nước thực tế: Khả năng giữ nước thực tế của CTR là tồn bộ khối
lượng nước có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng
giữ nước của CTR là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính tốn, xác định lượng
nước rị rỉ trong các bãi rác. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào lực nén
và trạng thái phân huỷ của CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao
động trong khoảng 50 - 60%.
1.1.5.2. Tính chất hóa học
Điểm nóng chảy của tro: là nhiệt độ mà ở đó tro tạo thành từ q trình chất thải bị
đốt cháy kết dính tạo thành dạng xỉ. Nhiệt độ do nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ q
trình đốt CTR đơ thị thường dao động trong khoảng 11000 – 1200oC.
Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành chất thải rắn: Phân tích thành phần
nguyên tố tạo thành CTR chủ yếu xác định phần trăm (%) của các nguyên tố C, H, O,
N, S và tro. Trong suốt quá trình đốt CTR sẽ sinh ra các hợp chất Clor hố nên phân
tích cuối cùng cần quan tâm tới xác định các halogen. Kết quả phân tích cuối cùng
được sử dụng để mơ tả các thành phần hố học của chất hữu cơ trong CTR. Kết quả
phân tích cịn đóng vai trị rất quan trọng trong việc xác định tỉ số C/N nhằm đánh giá
chất thải rắn có thích hợp cho q trình chuyển hố sinh học hay khơng.
Nhiệt trị của chất thải rắn: Nhiệt trị là giá trị nhiệt được tạo thành khi đốt CTR có
thể được xác định bằng một trong các phương pháp như:


-

Sử dụng lị hơi hay lị chưng cất quy mơ lớn.

-

Sử dụng bình đo nhiệt trị (bơm nhiệt lượng) trong phịng thí nghiệm.


-

Tính tốn theo thành phần các ngun tố hóa học.

1.1.5.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn
Sự hình thành mùi: Mùi hơi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng
một thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chơn lấp, ở những vùng khí
hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn. Sự hình thành mùi hơi là kết
quả phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ có trong rác đơ thị.
Sự phát triển của ruồi: Vào mùa hè ở những vùng có khí hậu nóng ẩm thì sự sinh
trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề quan trọng cần được quan tâm tại nơi lưu trữ
CTR. Sự phát triển từ trứng thành ruồi khoảng 9 – 11 ngày tính từ ngày đẻ trứng, đời
sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành được mô tả như
sau:
+ Trứng phát triển

8 – 12h

+ Giai đoạn đầu của ấu trùng

20h

+ Giai đoạn thứ 2 của ấu trùng

24h

+ Giai đoạn thứ 3 của ấu trùng

3 ngày


+ Giai đoạn thành nhộng

4 – 5 ngày

Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trị rất quan
trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR trong
thời gian này để các thùng lưu trữ rổng nhằm hạn chế sự di chuyển của các loại ấu
trùng.
1.1.6. Ảnh hưởng của chất thải rắn [2]
1.1.6.1. Chất thải rắn ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Rác sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các sinh
vật gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chó, mèo… Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh
có thể phát triển thành dịch. Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh cho con
người, đặc biệt là bệnh ung thư do rác plastic và khi đốt plastic ở 1.200oC tạo chất
dioxin gây quái thai ở người.
1.1.6.2. Chất thải rắn làm ô nhiễm nguồn nước
Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy
một cách nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước.


Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mịn trong mơi
trường nước. Sau đó oxy hóa hiếu khí và kị khí xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi
trường nước. Những chất thải nguy hại như Hg, Pb, hoặc các chất thải phóng xạ sẽ có
mức độ nguy hiểm hơn, cao hơn rất nhiều lần.
1.1.6.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất
Trong điều kiện hiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt các sản
phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H2O, CO2. Với
q trình kỵ khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là: CO2, CH4, H2O. Với một lượng
vừa phải thì khả năng tự làm sạch của mơi trường đất sẽ làm cho các chất từ rác không

trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải
và gây ô nhiễm. Sự ô nhiễm này sẽ cùng với sự ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại
theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm nước ngầm.
1.1.6.4. Chất thải rắn làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Các chất thải rắn thường có thành phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ơ
nhiễm khơng khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào khơng
khí gây ơ nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm (70 –
80%) sẽ có q trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả quá trình là gây ô
nhiễm không khí.
Từ những đống rác, nhất là những đống rác thực phẩm – nông phẩm chưa hoặc
không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hơi thối.
Q trình phân giải các chất thải chứa nhiều đạm trong rác bao gồm cả lên men
chua men thối, mốc xanh mốc vàng có mùi ơi thiu do vi khuẩn. Tùy điều kiện mơi
trường mà các chất thải có những hệ vi sinh vật phân hủy khác nhau:
-

Trong điều kiện hiếu khí axit amin trong chất thải hữu cơ được men phân giải

và vi khuẩn tạo thành axit hữu cơ và NH3, sự có mặt của NH3 làm có mùi hơi.
-

Trong điều kiện hiếm khí các axit amin trong rác bị phân giải thành các chất

dạng amin và CO2.
Như vậy rác sinh ra các chất khí gồm có: H2S, NH2, O2, CO, CH4, H2. Trong đó,
CO2 và CH4 sinh ra trong q trình phân hủy kỵ khí. Q trình này kéo dài mãi cho
đến 18 tháng mới dừng hẳn.

1.2. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn
Quản lý CTR là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và

vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất cho việc đảm bảo sức


khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác.
Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, cơng nghệ và
chương trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu QLCTR. Một cách tổng
quát, sơ đồ hệ thống kỹ thuật QLCTR đô thị được trình bày tóm tắt trong Hình 1.1.
Nguồn phát sinh

Tồn trữ tại nguồn, phân loại
xử lý chất thải tại nguồn

Thu gom
(hẻm và đường phố)
Trung chuyển & vận

Tái sinh, tái chế

chuyển

& xử lý
Bãi chơn lấp

Hình 1.1. Sơ đồ tổng qt hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị [10]
1.2.1. Quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn
Quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn bao gồm hoạt động nhặt, tập trung và
phân loại chất thải rắn để lưu trữ, chế biến chất rắn trước khi được thu gom. Trong
quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn các loại nhà ở và cơng trình phân loại dựa
vào số tầng. Ba loại thường được sử dụng nhất là:
* Nhà thấp tầng: dưới 4 tầng

* Nhà trung tầng: từ 4 đến 7 tầng
* Nhà cao tầng: trên 7 tầng
Những người chịu trách nhiệm và các thiết bị hỗ trợ được sử dụng cho việc quản lý
và phân loại chất thải rắn tại nguồn được trình bày ở Bảng 1.4.
Bảng 1.4: Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý và phân loại chất
thải rắn tại nguồn [10]

Nguồn

Người chịu trách nhiệm

Thiết bị hỗ trợ


Thấp
tầng

Dân thường trú, người thuê nhà. Các vật chứa rác ở gia đình, thùng
chứa lớn, xe đẩy rác nhỏ.

Trung
tầng

Người thuê nhà, nhân viên phục
vụ, người coi nhà, những người
thu gom theo hợp đồng.

Các máng đổ rác trọng lực, các
băng chuyền chạy bằng khí nén,
máy nâng, xe thu gom.


Cao
tầng

Người thuê nhà, nhân viên phục
vụ, người coi nhà.

Các máng đổ rác trọng lực, các
băng chuyền chạy bằng khí nén,
máy nâng, xe thu gom.

Thương mại

Nhân viên, người gác cổng.

Các xe thu gom có bánh lăn, các
thùng chứa, máy nâng, băng
chuyền chạy bằng khí nén.

Cơng nghiệp

Nhân viên, người gác cổng.

Các xe thu gom có bánh lăn, các
thùng chứa, máy nâng, băng tải.

Khu vực
ngoài trời

Người chủ khu vực, các nhân

viên đơ thị.

Các thùng chứa có nắp che.

Trạm xử lý

Các nhân viên vận hành trạm.

Các loại băng tải khác nhau, các
thiết bị vận hành thủ công.

Nông nghiệp

Người chủ vườn, công nhân.

Thay đổi khác nhau tuỳ theo sản
phẩm.

Khu
dân


1.2.2. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn [5]
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà máy, các công sở hay từ
những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung
chuyển hay chôn lấp.
Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ “sơ cấp” và “thứ
cấp”. Sự phân biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, việc thu gom phải đi qua
một quá trình hai giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom rác tập trung về chỗ
chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp. Giai

đoạn thu gom sơ cấp ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân cũng như đối với mỹ quan
đô thị và hiệu quả của các công đoạn sau đó.


Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó rác thải được thu gom từ
nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ sở thương mại) và chở đến các bãi chứa
chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp. Thường thì các hệ thống thu gom sơ cấp ở
các nước đang phát triển bao gồm những xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay để
thu gom rác và chở đến các bãi chứa chung hay những điểm chuyển tiếp.
Thu gom thứ cấp bao hàm không chỉ việc gom nhặt các chất thải rắn từ những
nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm tiêu hủy.
Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi là một phần của hoạt động thu gom rác thứ cấp.
Như vậy thu gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom
chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng phần hoặc cả tuyến thu
gom đến một trạm chung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại
phương tiện chuyên dụng có động cơ.
Do vậy, thu gom sơ cấp sẽ được cần đến trong mọi hệ thống quản lý thu gom và
vận chuyển, còn thu gom thứ cấp lại phụ thuộc vào các loại xe cộ thu gom được lựa
chọn hay có thể có được và vào hệ thống và các phương tiện vận chuyển tại chỗ.
Khi thu gom rác thải từ các nhà ở hay công sở thường ít chi phí hơn so với việc
quét dọn chúng từ đường phố đồng thời cần phải có những điểm chứa ở những khoảng
cách thuận tiện cho những người có rác và chúng cần được quy hoạch, thiết kế sao
cho rác thải được đưa vào thùng chứa đựng đúng vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho thu
gom thứ cấp.
1.2.2.1. Quy hoạch thu gom chất thải rắn
Quy hoạch thu gom chất thải rắn là việc đánh giá các cách sử dụng nguồn nhân lực
và thiết bị để tìm ra một cách sắp xếp hiệu quả nhất. Các yếu tố cần xem xét khi tiến
hành quy hoạch thu gom chất thải rắn gồm:
-


Chất thải rắn được tạo ra: số lượng, tỷ trọng, nguồn tạo thành.

-

Phương thức thu gom: thu gom riêng biệt hay thu gom kết hợp.

-

Mức độ dịch vụ cần cung cấp: lề đường, lối đi,…

-

Tần suất thu gom và năng suất thu gom: số công nhân và tổ chức của một kíp,

lập trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật kí và báo cáo.
-

Thiết bị thu gom: kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc

khác.
-

Khôi phục nguồn lực: giá thành, thị trường, thu gom, phân loại,…

-

Tiêu huỷ: phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý.


-


Mật độ dân số: kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng chất thải rắn tại

mỗi điểm, những điểm dừng cơng cộng,…
-

Các đặc tính vật lý của khu vực: hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình,

mơ hình giao thơng (giờ cao điểm, đường một chiều…)
-

Khí hậu, mưa gió, nhiệt độ,...

-

Đối tượng và khu vực phục vụ: dân cư (các hộ cá thể và những điểm dừng công

cộng), doanh nghiệp, nhà máy.
-

Các nguồn tài chính và nhân lực.

Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom:
1. Số khối lượng chất thải được thu gom trong một giờ.
2. Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ.
3. Chi phí của một ngày thu gom.
4. Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom.
5. Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần.
1.2.2.2. Các phương thức thu gom
Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình: trong hệ thống này các xe thu gom chạy

theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được thoả thuận trước (2 – 3 lần/tuần hay
hàng ngày). Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình
được u cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác
vào những địa điểm và thời điểm đã được qui định trước.
Thu gom ven đường: trong một số trường hợp, chính quyền Thành phố cung cấp
những thùng rác đã được tiêu chuẩn hố cho từng hộ gia đình. Thùng rác này được
đặc trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác. Hệ thống thu gom này đòi
hỏi phải thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác. Lưu ý rằng, nếu
những thùng rác chưa có dạng chuẩn thì có hiện tượng rác khơng đổ được hết khỏi
thùng (thí dụ như các loại giỏ, hộp carton…). Trong những điều kiện này, rác có thể bị
gió thổi bay hay xúc vật làm vương vãi ra, do vậy làm cho quá trình thu gom chở
thành kém hiệu quả. Ở những nước có thu nhập thấp, hình thức thu gom bên lề đường
khơng hồn tồn phù hợp. Một số vấn đề thường nảy sinh trong cách thu gom này, ví
dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổ những thùng rác này ra để nhận trước, thùng rác
có thể bị mất cắp, súc vật lật đổ hay bị vứt lại ở trên đường phố trong một thời gian
dài.
1.2.2.3. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn


Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm (1) hệ thống
thùng di động, (2) hệ thống xe thùng cố định.
-

Hệ thống xe thùng di động là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy

rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng khơng về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ
thống này phù hợp để vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn tạo ra nhiều chất thải rắn,
cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết.
-


Hệ thống xe thùng cố định là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy

rác vẫn cố định đặt tại nơi tập kết rác, trừ một khoảng thơi gian rất ngắn nhấc lên để
đổ rác vào xe thu gom.
Những loại thùng chứa sử dụng cho các hệ thống thu gom khác nhau được trình
bày ở Bảng 1.5.

Bảng 1.5: Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác
nhau [10]
Xe

Kiểu thùng chứa

Dung tích (m3)

Hệ thống thùng chứa di động
Xe nâng

Xe sàn nghiêng

- Sử dụng với bộ phận ép cố
định.
- Hở phía trên.
- Sử dụng bộ phận ép cố định.
- Thùng chứa được trang bị
máy ép.

4,59 – 9,18
9,18 – 38,23
11,47 – 30,58

15,29 – 30,58

- Hở phía trên có móc kéo.

Xe có tời kéo

- Thùng kín có móc phía trên
được trang bị máy ép.
- Phía trên kín và bốc dở bên
cạnh.

11,47 – 30,58

15,29 – 30,58

0,76 – 6,12
Hệ thống thùng chứa cố định

-Thùng chứa đặc biệt để thu
gom rác sinh hoạt từ các nhà ở
riêng lẻ.


Xe ép, bốc dỡ bằng máy

- Các thùng chứa nhỏ bằng
nhựa dẻo hay kim loại mạ
điện, các túi nhựa hay giấy có
sẵn.


0,18 – 0,34

0,06 – 0,16

1.2.2.4. Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển
 Các yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường vận chuyển:
-

Xét đến chính sách và qui tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trung chất thải

rắn, số lần thu gom/1 tuần.
-

Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe máy vận chuyển.

-

Tuyến đường cần phải chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình

phải ở đường phố chính.
-

Ở vùng địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

-

Chất thải phát sinh tại các nút giao thơng, khu phố đơng đúc thì phải được thu

gom vào các giờ có mật độ giao thơng thấp.
-


Những nguồn tạo thành chất thải rắn với khối lượng lớn cần phải tổ chức vận

chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho mơi trường.
-

Những vị trí có chất thải rắn và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu

gom cho phù hợp.

 Tạo lập tuyến đường vận chuyển:
-

Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung chất thải rắn trên đó có chỉ rõ số

lượng, thơng tin nguồn chất thải rắn.
-

Phải phân tích thơng tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thông tin.

-

Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo hai hay ba phương án. So sánh các tuyến

đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lý.
1.2.3. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn [4]
Hiện nay trên thế giới, các nước đã có những quy trình cơng nghệ khác nhau để
xử lý chất thải rắn đô thị. Việc áp dụng công nghệ thích hợp cho mỗi nước tuỳ thuộc
vào các điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội của các vùng đặc trưng thuộc quốc gia
đó. Mỗi cơng nghệ được áp dụng tuy có cùng mục đích là xử lý chất thải rắn nhưng sẽ

cho những hiệu quả khác nhau. Các công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị tuy có quy


trình xử lý khác nhau nhưng giai đoạn phân loại, chọn lựa rác thải tương đối giống
nhau.
Quá trình phân loại, tách nguyên liệu từ chất thải rắn đô thị được mô tả theo sơ
đồ như sau:

Giấy vụn, nhựa
dẻo, kim loại…

Tái chế

Vải vụn, cao su,
da thuộc…

Thiêu đốt

Rác thải
Xà bần, sành sứ,
chất trơ…

Chất hữu cơ dễ
phân huỷ…

Chơn lấp

Chơn, đốt hoặc
chế biến phân


Hình 1.2. Sơ đồ phân loại chất thải rắn đô thị
1.3. Giới thiệu về huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm về phía Đơng Bắc, cách
đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ ra).


×