Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu hiện trạng nước thải tại khu công nghiệp dịch vụ thủy sản thọ quang, quận sơn trà – tp đà nẵng và một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

PHÙNG BÍCH NGÂN

Nghiên cứu hiện trạng nước thải tại Khu
cơng nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang,
Quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng và một số giải
pháp giảm thiểu ơ nhiễm

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ, sự tiến bộ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, con người cũng thải ra ngày càng nhiều
chất thải vào môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước đã
đang và sẽ là thách thức của xã hội lồi người. Cơng nghiệp chế biến thủy sản là một
trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh trên cả nước và tập trung chủ yếu ở khu
vực phía Nam. Bên cạnh những lợi ích đạt được to lớn về kinh tế xã hội, ngành công
nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết. Trong đó
ơ nhiễm do nước thải và mùi phát sinh từ quá trình sản xuất là một trong những mối quan
tâm hàng đầu.
Hiện nay ở nước ta sự quan tâm đến công tác xử lý nước thải cịn yếu kém. Do đó
nước thải vẫn được thải ra môi trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường xung quanh.


Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang gồm cảng cá với quy mô lớn nhất miền
Trung. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hệ thống thốt và xử lý nước thải hồn chỉnh. Vì
nhiều lý do khách quan và chủ quan, những cơng trình xử lý nước thải của khu công
nghiệp này chưa phát huy hết hiệu quả, kết quả là chất lượng nước đầu ra chưa đạt quy
định, chất hữu cơ bị phân hủy gây mùi rất khó chịu. Đáng chú ý là tình trạng xả thải trực
tiếp ra mơi trường của khu công nghiệp, khiến môi trường phụ cận bị ô nhiễm nghiêm
trọng, đặc biệt là ở Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
Với những bất cập nêu trên, vấn đề nước thải tại các KCN đã và đang đặt ra nhiều
thách thức đối với doanh nghiệp, cơ quan quản lý và tồn thể xã hội. Đồng thời, nước thải
ơ nhiễm từ các KCN sẽ gây ra những tác động rất lớn đến môi trường, dân sinh và kinh tế
xã hội.
Để làm rõ vấn đề nước thải của KCN Thọ Quang có gây ô nhiễm cho Âu thuyền
và Cảng cá Thọ Quang hay không, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
2


“ Nghiên cứu hiện trạng nước thải tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ
Quang, Quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng và một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”. Để
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng nước thải của khu công nghiệp dịch vụ thủy sản:
+ Đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm đưa vào môi trường phụ cận
+ Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ các vấn đề môi trường
chung của thành phố
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình hoạt động của KCN
- Tìm hiểu tình hình xử lý nước thải của KCN
- Tìm hiểu ảnh hưởng của nước thải đến Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang
- Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nước thải của KCN, trong đó tập trung nghiên cứu một số cơ sở sản xuất
thuộc loại hình chế biến Thủy sản
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian : KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Khía cạnh : Tìm hiểu hiện trạng nước thải tại KCN và tình hình ơ nhiễm nước thải
ở các doanh nghiệp trong KCN
4. Lịch sử nghiên cứu
Ơ nhiễm mơi trường là một vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp trong nghiên cứu về
thiên nhiên. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân nên đã được
mọi người khai thác để nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tế.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật
khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (Sở tài nguyên và môi trường thành phố Đà
Nẵng)

3


Các báo cáo về tình hình ơ nhiễm mơi trường của thành phố Đà Nẵng (Sở tài
nguyên và môi trường thành phố Đà Nẵng)
Chuyên đề hiện trạng môi trường các khu công nghiệp Đà Nẵng (Ban quản lý các
khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng)
Trên cơ sở thu thập các nguồn tư liệu đã báo cáo hằng năm của Sở Tài nguyên và
môi trường Đà Nẵng, các tài liệu tham khảo trên Tạp chí Mơi trường, báo chí…Vấn đề
tìm hiểu về KCN Thọ Quang trước đây đã có một đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu hoạt động
Khu cơng nghiệp dịch vụ thủy sản và ảnh hưởng của nó đến môi trường địa phương. Một
số giải pháp hạn chế mức độ ô nhiễm của sinh viên Phan Thị Thu Linh
Tôi tìm hiểu về hiện trạng nước thải của khu cơng nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ
Quang. Khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang, Đà Nẵng hình thành gần 10 năm,

thu hút hàng chục DN thu mua, chế biến thuỷ sản. Tuy nhiên, tình trạng gây ơ nhiễm mơi
trường xảy ra liên tục, kéo dài nhiều năm, nhưng giải pháp của chính quyền chỉ nửa vời,
kéo dài và kém hiệu quả...
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Mỗi vấn đề gồm nhiều chi tiết nhỏ sự thống nhất giữa các vấn đề nhỏ chính là
lơgic của vấn đề lớn. Khi nghiên cứu hiện trạng xả thải ở KCN Thọ Quang - Đà Nẵng đặt
nó trong việc tác động đến môi trường phụ cận.
5.2. Quan điểm tổng hợp
Các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ qua lại với nhau tương tác giữa các mối
quan hệ này tạo điều kiện cho sự vật hiện tượng phát triển. Vì vậy khi nghiên cứu một vấn
đề cần đặt nó trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần nghiên cứu. Nước thải ở
KCN Thọ Quang còn đặt trong mối quan hệ tổng hợp giữa sự phát triển kinh tế - xã hộ và
ảnh hưởng của nó tới mơi trường phụ cận.
5.3. Quan điểm lịch sử
Chúng ta đều biết rằng các hiên tượng trong tự nhiên hay xã hội đề có q trình
phát sinh, phát triển và suy vong. Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá
cần phải đứng trên quan điểm lịch sử. Chúng ta cần phải nhìn nhận q khứ để lí giải mức

4


độ nhất định cho hiện tại và dự báo tương lai của việc phát triển công nghiệp sẽ ảnh
hưởng đến môi trường trong vùng.
5.4. Quan điểm sinh thái
Là quan điểm dùng để nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa tự nhiên và phát triển
khu công nghiệp. Từ quan điểm này ta có thể tìm ra được tác động của khu công nghiệ p
đến môi trường, để bảo đảm cân bằng về sinh thái cần phải tìm ra những giải pháp phát
triển gắn liền với việc bảo vệ môi trường
5.5. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai. Quan điểm này đòi hỏi
phải đảm bảo về mặt kinh tế là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và sự ổn định của khu công
nghiệp, về mặt xã hội là tạo công ăn việc làm cho người dân, về mặt xã hội là bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường trong vùng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích tài liệu
Phương pháp này địi hỏi rất nhiều tài liệu của các cơ quan ban ngành có liên quan
do đó phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn, phân tích để tìm ra những tài liệu phù hợp nhất
với đề tài nghiên cứu của mình góp phần đưa ra những nhận xét hướng đi đúng đắn nhất.
6.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa: là phương pháp không thể thiếu được của ngành địa lí giúp
ta nắm chắc được những đặc trưng cần thiết và thơng tin chính xác hơn.
6.3. Phương pháp so sánh
So sánh và đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường của nước
thải dựa trên các tiêu chuẩn cho phép
6.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các kết quả thu được thống kê thành các bảng và hiệu chỉnh hợp lý.
7. Cấu trúc đề tài
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
5


Chương 2. Hiện trạng nước thải KCN DVTS Thọ Quang
Chương 3. Đánh giá tác động của việc xả thải chưa được xử lý của KCN ra môi
trường phụ cận và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
C. Phần kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm ơ nhiễm mơi trường
1.1.1.1. Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học và sinh học do thải
vào mơi trường những chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép đến mức có thể gây tác
hại đến sức khỏe con người, vật liệu và sự phát triển sinh vật.
1.1.1.2. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động
sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt
quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật.
Hiến chương Châu Âu: ”Sự ô nhiễm nước là một biến đổi nói chung do con người
gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại đối với việc sử dụng
của con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cũng như đối
với các động vật ni, các lồi hoang dại ”
1.1.1.3. Nguồn gốc ơ nhiễm nước
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các
vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ
quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hố được. Kết quả
làm cho hàm lượng ơxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của
nước, gây suy thối thủy vực.
- Ơ nhiễm tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt...đưa vào môi trường nước
chất thải bẩn, sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng, thuốc trừ sâu, phân

6


bón, dầu mỏ, hóa chất...Nhiễm mặn do thủy triều, nhiễm phèn...làm suy giảm chất lượng
nước ở vùng ven biển và vùng bị tác động.

- Ô nhiễm nhân tạo: chất thải, nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông vận tải.

1.1.1.4. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô
nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ơ nhiễm hóa chất, ơ nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm cơ học hay
vật lý, ô nhiễm phóng xạ...
Theo phạm vi thải vào mơi trường nước, người ta phân biệt: ô nhiễm điểm (ô nhiễm
từ một miệng cống thải nhà máy), ô nhiễm diện (ô nhiễm từ một vụ tràn dầu trên một
vùng biển...)
Theo vị trí khơng, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô
nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm...
- Tác nhân ơ nhiễm hóa lý:
+ Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu. Khi nước chứa
nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, chất hữu cơ... nước có màu. Chất lượng nước suy
giảm có tác động xấu tới các hoạt động bình thường của con người.
+ Mùi và vị: Nước tự nhiên sạch khơng có mùi, vị hoặc có mùi vị dễ chịu đối với
con người. Khi trong nước có mặt các sản phẩm phân hủy chất hữu cơ hoặc chất thải công
nghiệp, các kim loại, mùi và vị của nước trở nên khó chịu đối với con người
+ Độ đục: Nước tự nhiên sạch thường không màu và trong suốt. Khi chứa các hạt
sét, mùn, vi sinh vật, bụi, hóa chất kết tủa nước trở nên đục. Các chất rắn trong nước ngăn
cản các hoạt động bình thường của sinh vật và con người.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu
vực nước hay môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải nhà máy
nhiệt điện, nhà máy hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong lưu vực
nhận nước làm cho nước nóng lên. Nhiệt độ cao của nước làm thay đổi các q trình sinh,
hóa, lý bình thường của hệ sinh thái thủy vực bị biến đổi.
7



+ Chất rắn lơ lửng: là các hạt chất rắn vơ cơ hoặc hữu cơ, kính thước nhỏ, rất khó
lắng trong nước. Sự có mặt nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước gây nên độ đục, màu sắc
và các tính chất khác.
+ Độ cứng: độ cứng của nước gây ra do sự có mặt của các muối Ca và Mg trong
nước. Người ta chia độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. Theo giá trị, độ cứng tính
bằng mg/l CaCo 3 có thể phân nước theo độ cứng thành nước mềm khi giá trị đo nhỏ hơn
50, nước cứng trung bình khi giá trị đo xấp xỉ 150 và nước quá cứng khi giá trị đo lớn hơn
300.
Độ cứng (mg CaCO3/l) = 2,55 Ca (mg/l) + 3,58 (mg/l)
+ Độ pH: là độ chua hay độ mặn của nước. Độ pH có ảnh hưởng đến điều kiện sống
bình thường của sinh vật thủy sinh. Cá thường không sống được khi nước có 4 < pH > 10.
Sự thay đổi pH của nước liên quan đến sự có mặt của các axit hoặc kiềm, sự phân hủy
hữu cơ, sự hòa tan của một số anion.
+ Oxy hòa tan (DO – Dissolved oxygen): Oxy tự do hòa tan trong nước cần thiết cho
sự hô hấp của các sinh vật thủy sinh. Nồng độ oxy tự do tan trong nước khoảng 8-10 ppm.
Khi nồng độ DO thấp, các loài thủy sinh giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một
chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của thủy vực.
+ Nhu cầu oxy sinh học ( Biologycal oxygen demand - BOD ): là lượng oxy cần
thiết để vi sinh vật oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ có trong nước. Để xác định giá
trị BOD của mẫu nước, người ta thường dùng giá trị BOD5 bằng cách xác định nồng độ
oxy hòa tan của mẫu nước sau khi pha loãng và ủ mẫu ở nhiệt độ 20 0C trong 5 ngày
+ Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical Oxygen Demand - COD ): Là lượng oxy cần
thiết để oxy hóa tồn bộ các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vơ cơ và hữu cơ. Để
xác định giá trị COD, người ta thường dùng phương pháp bicromat.
- Tác nhân ơ nhiễm hóa học:
+ Kim loại nặng: Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Zn, Mn...có mặt trong mơi trường nước tự
nhiên với nồng độ lớn đều làm cho nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng có mặt trong mơi
trường nước từ nhiều nguồn như: nước thải công nghiệp và sinh hoạt, giao thông, y tế,
nơng nghiệp, khai thác khống sản.


8


+ Các anion: NO3 -, PO34-, SO24-. Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ thấp là các
nguyên tố dinh dưỡng đối với tảo và thực vật thủy sinh. Khi ở nồng độ cao, các nguyên tố
này gây ra hiện tượng phú dưỡng hoặc các biến đổi sinh hóa trong cơ thể sinh vật và con
người. Nhiều NO3- có thể gây ra bệnh ung thư.
+ Thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...
+ Các hóa chất hịa tan khác: Các hóa chất nhóm xyanua, phenol, các chất tẩy rửa.
Các cơng xưởng, xí nghiệp nhà máy sản xuất và sử dụng hóa chất đã thải vào mơi trường
các chất này.
- Tác nhân ô nhiễm sinh học:
Sinh vật có mặt trong mơi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh
vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho sinh vật và con người.
Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh
như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét...
Nguồn gây ô nhiễm tác nhân sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải của các bệnh viện...Để đánh giá chất
lượng nước dưới gốc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số
Coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Coliform trong nước thường không
gây bệnh cho động vật và con người, nhưng biểu hiện cho ô nhiễm nước bởi các tác nhân
sinh học.
1.1.2. Các khái niệm liên quan khác
1.1.2.1. Nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980, Nước thải là nước đã
được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một q trình cơng nghệ và khơng
cịn giá trị trực tiếp đối với q trình đó.
1.1.2.2. Nước thải cơng nghiệp
Nước thải cơng nghiệp (hay cịn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà
máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải cơng nghiệp là chủ yếu.


9


1.1.2.3. Chất gây ô nhiễm
Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong mơi trường thì làm cho mơi trường
bị ơ nhiễm. Chúng có thể ở thể rắn, lỏng, khí hoặc các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức
xạ...
1.1.2.4. Quan trắc mơi trường
Là q trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi
trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi
trường và các tác động xấu đối với môi trường.
1.1.2.5. Tiêu chuẩn môi trường
Là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản
lý môi trường. Một khi chuẩn mực hoặc giới hạn các tác nhân gây ơ nhiễm vượt q tiêu
chuẩn thì mơi trường ở đó có thể xem là bị ơ nhiễm mặc dù chưa có bằng chứng về tác hại
của các chất gây ơ nhiễm. Tiêu chuẩn môi trường được quy định cho từng vùng cụ thể và
không giống nhau ở mọi nơi, mọi mục đích sử dụng

10


1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TP. ĐÀ NẴNG

1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm
diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2.
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15 055' đến 16 014' vĩ Bắc, 107 0 18' đến 108 020' kinh
Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp

11


Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía
Bắc cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng cịn là trung điểm của 3
di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Cổ đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và 1 di
sản thiên nhiên thế giới là Rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
1.2.1.2. Địa hình
Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và
Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng
ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn
(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái
của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu
chức năng của thành phố.
1.2.1.3. Điều kiện khí tượng


Khí tượng

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.




Nhiệt độ khơng khí

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,20C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung
bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 20-220C
Số giờ nắng bình quân trong năm là 1781,6 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,7,8,
trung bình từ 220 đến 260 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 18 đến 116
giờ/tháng
12


Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu ở Đà Nẵng
Độ ẩm khơng khí

Tháng

Nhiệt (0C)

Nắng (h)

I

20,0

39,8

83

II


21,5

161,9

81

III

21,5

113,0

81

32,1

IV

24,9

174,8

82

8,0

V

28,1


258,7

77

35

VI

29,3

222,9

74

100,5

VII

29,7

232,8

70

12,8

VIII

29,2


231,1

75

139,1

IX

26,9

105,5

87

812,1

X

25,6

107,7

86

791,3

XI

24,6


115,3

85

1218,0

XII

20,8

18,1

88

339,2

Năm

25,2

1781,6

80,8

3647,8

(%)

Mưa (mm)
160,6


(Nguồn: Niên giám thống kê – 2011)


Độ ẩm khơng khí

Độ ẩm khơng khí là yếu tố ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa các chất ô nhiễm và
là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Độ ẩm lớn sẽ
làm cho các phản ứng hóa học của các chất thải (Sox…) mạnh hơn tạo ra H2 SO3 , H2 SO4.
Độ ẩm khơng khí có đặc điểm như sau:
- Độ ẩm trung bình năm: 82%
- Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 87%
- Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 74%
Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10,
11,12 trung bình từ 85- 87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 70 - 74 %, nằm
trong ngưỡng từ dễ chịu (thời tiết khô) tới tương đối dễ chịu (rất khô)


Mưa
13


Lượng mưa trung bình hàng năm là 3647.8 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung
bình từ 23-40 mm/tháng.


Gió

Chế độ gió: Đà Nẵng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính

là: gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa hạ.
Hướng gió thịnh hành: Hướng gió tại Đà Nẵng tương đối phân tán, do địa hình chi
phối nên hướng gió khơng phản ánh đúng cơ chế hồn lưu. Tuy nhiên, hướng gió thịnh
hành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt.
+ Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là Bắc, Đông và Tây Bắc
+ Tháng 4 là tháng chuyển mùa, gió thịnh hành có hướng Đơng
+ Từ tháng 5 đến tháng 8 có hướng Đơng và Tây Nam.
Đà Nẵng là thành phố nằm ven biển tiếp giáp với dãy Trường Sơn, cho nên hoàn lưu
đất biển và địa hình ảnh hưởng đến tốc độ gió. Song do tính trội của gió mùa nên hồn
lưu đất biển được thể hiện gián tiếp: vào ban đêm phần lặng gió tăng lên đáng kể, tốc độ
gió giảm và tần suất hướng gió biển giảm so với ban ngày. Tốc độ gió trung bình năm tại
Đà Nẵng khoảng 1,5m/s
Bão và áp thấp nhiệt đới: Trung bình hàng năm có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới
hoạt động trên biển Đông, trong đó có từ 5 đến 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết
Việt Nam và thành phố Đà Nẵng có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp khơng dưới
0,5cơn/năm.

1.2.1.4. Thủy văn
 Chế độ sóng
Các chất ơ nhiễm sẽ lan truyền theo hướng sóng nên hướng sóng là cơ sở để xây
dựng các phương án phòng chống sự cố ô nhiễm. Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng phụ
thuộc vào mùa trong năm, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, sóng có hướng thịnh hành là
Đơng Bắc với tần suất ổn định vào tháng 7 là 75,21%. Vào mùa đơng tần suất sóng theo
hướng Đơng Bắc giảm dần và chuyển sang hướng Đông (đạt 32,34% vào tháng 4).
14


Từ tháng 5 đến tháng 8 (mùa hè) hướng sóng Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất
61% (vào tháng 7). Tháng 8 (cuối mùa hè) sóng chuyển dần sang hướng Nam với tần suất
55,37%. Khi có bão, tốc độ gió trong bão rất lớn nên sóng trong bão sẽ lớn hơn nhiều so

với các trường hợp thời tiết nguy hiểm khác như dơng, gió mùa Đơng Bắc mạnh. Trên cơ
sở số liệu bão, có thể tính độ cao của sóng cực đại ứng với chu kỳ tại vùng biển ngồi
khơi Đà nẵng và Quảng Nam. Độ cao sóng cực đại có thể đạt tới mức 7,5m (chu kỳ lặp lại
sau 5 năm) và14,5m (chu kỳ lặp lại 100 năm).
 Dịng chảy
Chế độ dịng chảy có ảnh hưởng rất lớn đến việc pha lỗng và phát tán chất ơ nhiễm.
Dịng chảy tại vùng biển Đà Nẵng chịu tác động của gió, do vậy dịng chảy chủ yếu là
Đơng Bắc vào mùa đông và Tây Nam vào mùa hè. Tốc độ dịng chảy mùa đơng lớn hơn
mùa hè. Vịnh Đà Nẵng có bờ dạng vịng cung, được núi Sơn Trà và đèo Hải Vân che chắn
nên tạo ra các dòng chảy gần như một xoáy nước lớn và kèm theo các xốy nhỏ phụ thuộc
vào hướng gió, địa hình và các dòng chảy khác.
 Chế độ triều
Vùng biển Đà Nẵng nằm trong vùng bán nhật triều khơng đều, hàng tháng có
khoảng 1–8 ngày có tính chất nhật triều. Biên độ triều lớn nhất tại cửa sông Hàn đạt 136
cm và trung bình là 68 cm. Càng vào sâu trong sơng biên độ triều càng giảm dần. Trong
những ngày nhật triều, thời gian triều lên gần gấp đôi thời gian triều xuống. Trong những
ngày bán nhật triều, thời gian triều lên, xuống thường đều nhau.
1.2.2. Khái quát về kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số của Đà Nẵng năm 2010 là 926.018 người, đạt tốc độ
tăng dân số bình quân giai đoạn 1997 - 2010 là 2,4%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng dân
số bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn là 1,2%/năm; trong đó tỉ lệ tăng dân số tự
nhiên của thành phố trong cả giai đoạn 1997 - 2010 là 12,47 %
Do tốc độ đơ thị hóa nhanh nên tỉ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số cũng tăng
theo, từ 539 người/km2 năm 1997 lên mức 721 người/km2 năm 2010. Tuy nhiên, dân cư
phân bố không đều giữa các quận, huyện; trong đó dân số tập trung cao nhất ở hai quận
nội thành là Thanh Khê (19.064 người/km2) và Hải Châu (9.185 người/km2 ) và thấp nhất
15



là ở huyện Hòa Vang với mật độ 164 người/km2 . Về cơ cấu giới tính, năm 2010, tỉ lệ dân
số nam của thành phố Đà Nẵng chiếm 48,68%, nữ chiếm 51,32%; tỉ lệ này khơng có sự
thay đổi nhiều so với năm 1997 (48,63% và 51,37%).
1.2.2.2. Tình hình kinh tế
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cơ cấu kinh
tế Đà Nẵng chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nơng nghiệp. Tỷ trọng nhóm
ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và
nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động
nơng nghiệp (thủy sản - nơng - lâm) cịn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1%
và dịch vụ 55,3%.
GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm và khá ổn định, dù chịu tác động
của hai cơn bão siêu lớn của Chan Chu và Sangsane, cộng với ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu. GDP bình qn đầu người năm 2010 đạt
33,2 triệu đồng (2.010 USD), gấp 2,2 lần so với năm 2005, cao hơn gấp 1,6 lần so với
mức bình quân của cả nước năm 2010 (1.220 USD).
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp
trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về mơi
trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại
Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã
đi vào hoạt động
1.2.2.3. Tình hình xã hội
 Về y tế: Thành phố Đà Nẵng hiện có 19 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11
bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 1.000 phòng
khám chữa bệnh tư nhân. Với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại
học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành
một trung tâm y tế lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Cung cấp
nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
 Về giáo duc: Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất
của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 14
16



trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung
tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non
 Về cơ sở hạ tầng: Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thơng thơng dụng là:
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi.
Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế
giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sơng Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi,
trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực
hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới.
Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được nâng
cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng như
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI KCN DVTS THỌ QUANG
2.1. Tổng quan KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang
2.1.1. Lịch sử hình thành KCN DVTS Thọ Quang
Công ty phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng được UBND thành phố giao
đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng theo Quyết định
số 9808/QĐ-UB ngày 02/12/2002 về việc thay đổi chủ đầu tư dự án hệ thống hạ tầng kỹ
thuật KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.
Khu Công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang Đà Nẵng được thành lập theo Quyết
định số 5210/UĐ-UB ngày 4/9/2001 (giai đoạn 1) và Quyết định số 10939/UĐ-UB ngày
31/12/2012 (giai đoạn 2) của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Khu công nghiệp dịch
vụ thuỷ sản Đà Nẵng hiện có diện tích là 77,3 ha theo Quyết định số 5803/QĐ-UBND
ngày 29/8/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mặt
bằng quy hoạch chi tiết khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang.

17



2.1.2. Vị trí địa lý
Khu cơng nghiệp dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang nằm ở Quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng cách trung tâm thành phố 3.5 km, cách Cảng biển Tiên Sa 2.5 km, cách Cảng biển
Liên Chiểu 18.5 km, cách sân bay Quốc tế Đà Nẵng 5.5 km, khu công nghiệp nằm gần
bên bờ sông Hàn và rất gần khu dân cư.
+ Phía Bắc: giáp khu dân cư và nhà máy X50 Hải qn
+ Phía Đơng: giáp khu tái định cư Thọ Quang và các cơ quan, kho cảng
+ Phía Nam: giáp đường quy hoạch tái định cư An Hịa, Nại Hiên 2, Mân Thái
+ Phía Tây: giáp khu Âu thuyền Thọ Quang

Hình 1: Sơ đồ KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng
2.1.3. Quy hoạch sử dụng đất
Theo thống kê của Cty phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng, tính đến năm
2011 tại KCN DVTS Đà Nẵng có tổng số 31 DN thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất,
trong đó có 14 DN đang hoạt động với ngành nghề hoạt động chính là chế biến thủy sản
tươi sống.
Tổng diện tích

: 77.3 ha

Diện tích quy hoạch

: 57,90 ha

Diện tích dành để cho thuê

: 43,68 ha


Diện tích đã cho thuê

: 31,14 ha (71,29%)

Bảng 2.1: Bảng quy hoạch sử dụng đất KCN
TT

Loại đất

Diện tích (ha)

18

Tỉ lệ (%)


1

Đất xây dựng nhà máy

46,41

69,89

2

Đất giao thông, bãi đậu xe

12,51


18,84

3

Đất cây xanh, vườn hoa

4,94

7,44

4

Đất khu xử lý nước thải

0,6

0,90

5

Đất công trình dịch vụ, điều hành

1,95

2,94

Cộng

66,41


100

19


Hình 2: Quy hoạch KCN DVTS Đà Nẵng

20


2.1.4.

Phân khu và sử dụng đất theo phân khu chức năng

Khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản được phân làm các khu chức năng chính như sau:
 Đất xây dựng nhà máy (Khu A, B, C, D, E, F): Diện tích 46,41 ha, chiếm 69,89%
diện tích KCN. Trong đó bao gồm :
- Diện tích DN đã hoạt động và đang xây dựng

: 17,33 ha

- Diện tích DN đã đăng ký

: 10,9 ha

- Diện tích đất cịn trống

: 18,18 ha

 Đất giao thơng, bãi đỗ xe : Diện tích 12,51 ha, chiếm 18,84% diện tích KCN

 Khu xử lý nước thải tập trung (Khu G): Diện tích 0,6 ha, chiếm 0,9% diện tích
KCN, nằm ở phía Tây Nam KCN
 Đất cơng trình dịch vụ (Khu I): Khu cơng trình dịch vụ, điều hành có diện tích
1,95 ha, chiếm tỉ lê 2,94%
 Đất cây xanh:
Quy hoạch các dải cây rộng cách ly với khu dân cư phía Đơng và hai bên các tuyến
đường nội bộ KCN. Qui hoạch khu cây xanh tập trung ở phía Nam KCN, giáp đường qui
hoạch khu tái định cư An Hoà, Mân Thái, Nại Hiên 2. Diện tích cây xanh qui hoạch là
4,94 ha, chiếm 7,44 % diện tích KCN.
2.1.5. Sản phẩm của KCN
KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang là KCN chuyên biệt dành để phát triển các nhà
máy thuộc ngành công nghiệp thủy sản, bao gồm các loại hình sau:
- Cơng nghiệp chế biến thủy sản
+ Công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh
+ Công nghiệp chế biến hàng thủy sản khô
+ Công nghiệp sản xuất thức ăn nuôi tôm
- Dịch vụ hậu cần cảng cá
Gồm các doanh nghiệp sau:
1. Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D & N
2. Công ty CP thủy sản & thương mại Thuận Phước
3. Công ty chế biến & xuất khẩu thủy sản Thọ Quang
4. Công ty TNHH thương mại Minh Nghĩa
21


5. Công ty TNHH Thiên An Long
6. Công ty TNHH MTV đồ hộp Hạ Long Đà Nẵng
7. Công ty CP thủy sản Nhật Hồng
8. Cơng ty TNHH Hải Thanh
9. Cơng ty Bắc Đẩu

10. Công ty CP Procimex
11 .Công ty TNHH Thái An
12. Công ty TNHH Đại Phúc
13. Công ty TNHH Hải Dương Thịnh
14. Công ty TNHH Vinh Quý
Khu công nghiệp gồm nhiều nhà máy chế biến thủy sản với công suất trung bình
mỗi nhà máy khoảng 1200 tấn/năm. Trong mỗi nhà máy bao gồm nhiều dây chuyền sản
xuất cho các mặt hàng thủy sản khác nhau. Ngồi tơm sú và tôm thẻ chân trắng vốn là sản
phẩm chủ đạo, khu cơng nghiệp cịn chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản khác như
mực nang, mực ống, bạch tuộc, cá biển, cá tra/basa và các mặt hàng giá trị gia tăng đa
dạng về chủng loại và thành phần.
Sản phẩm được sản xuất nhằm hướng đến những thị trường có nhu cầu về sản phẩm
chế biến từ nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên.
Một trong những mục tiêu hàng đầu hiện nay là cung ứng các sản phẩm có chất
lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về dinh dưỡng và vệ sinh.
Giá trị sản xuất của các doanh nghiêp trong khu công nghiêp liên tục tăng qua mỗi
năm, đặc biệt nhiều đơn vị đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn HACCP, GMP và đạt tiêu chẩn Cod EU, nhờ vậy sản phẩm xuất khẩu đều được
các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và EU chấp nhận.

22


2.2. Công tác quản lý môi trường hiện nay ở Tp. Đà Nẵng
2.2.1. Phân cấp tổ chức trong quản lý mơi trường tại KCN DVTS Thọ Quang
Mơ hình tổ chức hiện nay đang vận hành trong quản lý nước thải của các doanh
nghiệp bên trong KCN DVTS Thọ Quang gồm có các đơn vị sau:
Cơng ty PT & KT
hạ tầng KCN Thọ
Quang


Doanh
Phòng đầu tư

BQL các KCN
Tp. Đà Nẵng

nghiệp

Phòng
QLMT

UBND
Tp. Đà
Nẵng

TT QTMT
Sở TN&MT

Chi cục
BVMT

Tp. Đà Nẵng

Phịng TNN
Cảnh sát mơi

KCN
Thọ
Quang


Doanh
nghiệp

trường

Bảng 2.2. Sơ đồ phân cấp trong tổ chức quản lý môi trường KCN Thọ Quang
Ban Quản lý các KCN Đà Nẵng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định
số 514/TTg ngày 17 tháng 9 năm 1994. Trong Ban có Phịng Quản lý mơi trường là có
chun mơn giúp việc cho Ban về vấn đề môi trường. Ban quản lý các KCN kết hợp với
các Sở ban ngành có liên quan tiến hành mở các cuộc kiểm tra môi trường tại các doanh
nghiệp định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.
Sở Tài Nguyên Mơi Trường Thành Phố Đà Nẵng chính thức được thành lập theo
quyết định số 114/2003/QĐUB ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành
Phố Đà Nẵng trên nền tảng Sở Địa Chính và Nhà Đất Thành Phố. Đây là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

23


Phịng Cảnh sát mơi trường Tp Đà Nẵng trực thuộc Sở Cơng an với chức năng
phịng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, điều tra xử lý các vi phạm khác về môi
trường theo quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp trong tỉnh. Việc thành lập có tính
chất rất thiết thực đáp ứng được tính phức tạp trong tình hình mơi trường hiện nay.
Cơng ty phát triển và khai thác hạ tầng KCN Thọ Quang - đơn vị sự nghiệp có thu
trực thuộc Ban quản lý các KCN Tp Đà nẵng. Công ty PT&KT hạ tầng thực chất là một
dịch vụ. Mục tiêu là kinh doanh cho thuê đất trong KCN. Nhưng hiện nay Công ty đã đảm
nhiệm nhiều chức năng hơn, không chỉ kinh doanh cho thuê đất, dịch vụ thiết yếu như cấp

nước, điện… mà cả làm xử lý chất thải. Cụ thể, công ty đang là chủ đầu tư xây dựng trạm
xử lý nước thải tập trung của cả KCN Thọ Quang.
Hiện nay, khi doanh nghiệp muốn vào đầu tư vào KCN DVTS Thọ Quang, trước
tiên phải liên hệ với phòng đầu tư, tư vấn xem dự án có phù hợp với quy hoạch không, khi
đã được chấp thuận đầu tư, dự án tùy theo quy mô mà phải tiến hành lập bản ĐTM (danh
mục quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày
28/02/2006 của Chính phủ), hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành lập hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thuộc trách nhiệm quản lý của phòng Tài
nguyên nước và Khống sản thuộc Sở Tài ngun và mơi trường quản lý. Đồng thời
doanh nghiệp cần thực hiện nội dung trong ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn quy định, quan trắc nước thải định kỳ.
2.2.2. Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại KCN DVTS Thọ Quang
2.2.2.1. Công tác lập, phê duyệt, thực hiện ĐTM, cam kết BVMT
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường là một nội dung
lớn, trọng tâm trong quản lý môi trường KCN.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang khi đầu tư xây dựng tùy
theo quy mô bắt buộc cần phải lập ĐTM, hoặc cam kết bảo vệ môi trường. ĐTM và bản
cam kết hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày
08 tháng 12 năm 2008.
Theo thống kê của phịng Quản lý mơi trường, KCN DVTS Thọ Quang đã thực hiện
tốt công tác ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường, 100% doanh nghiệp trong KCN DVTS
24


Thọ Quang đã lập ĐTM và cam kết bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp
vẫn cịn mắc phải sai phạm trong việc thực hiện cam kết như vượt tiêu chuẩn thải nước
thải (tiêu chuẩn B-5945-2005).
KCN DVTS Thọ Quang cũng như các KCN khác trong cả nước đang gặp phải tình
trạng doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận kinh tế mà chưa quan tâm đến công tác bảo vệ

môi trường, không thực hiện đúng nội dung đã cam kết, phê duyệt. Việc thực hiện của
nhiều cơng ty cịn mang tính hình thức cho đủ thủ tục, chưa mang tính tự giác để nhận
thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong vấn đề xử lý nước
thải, các bản ĐTM, bản cam kết đều thể hiện rất rõ nội dung xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn cho phép. Nhưng khi đi vào hoạt động, lượng thải nước phát sinh thường thải trực
tiếp hoặc qua xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn ra hệ thống thoát nước thải của KCN, vi
phạm các nội dung đã cam kết trước đó.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động của các đơn vị trong KCN DVTS Đà Nẵng
Lượng

Số điểm thải

thải

STT

Tên



sở

Công suất
thiết kế

Nước

Nước

thải


thải

(m3 /

sản

sinh

ngày

xuất

hoạt

trung
Sản phẩm

Hồ sơ mơi trường

bình

đêm)
Bản

1

chế biến
thực
phẩm D




đạt

TCMT Dự án mở rộng

Công ty
TNHH

đăng

2.980 tấn
sản
phẩm/năm



phân xưởng chế biến

san

ma


thủy sản và đã được Sở

300-

Tài nguyên và Môi 1


hồi 400

trường cấp phiếu xác

Mực, tôm

nhận

&N

số

STNMT

34/PXNngày

4/8/2004.
Công ty
2

CP thủy
sản
thương



6.500 tấn
sản
phẩm/năm


Đề án BVMT Dự án

Tôm
nguyên

450-

Nhà máy chế biến thủy

liệu,

500

sản và thực phẩm đông
lạnh xuất khẩu Công ty



25

1

Ghi
chú


×