Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán điện tử tại NHCT Hai Bà Trưng" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 80 trang )

Lun vn tt nghip
"Mt s gii phỏp nhm nõng
cao cht lng cụng tỏc thanh
toỏn in t ti NHCT Hai B
Trng"
Khoa hoùc
Sửực khoeỷ
Lun vn tt nghip
"Mt s gii phỏp nhm nõng
cao cht lng cụng tỏc thanh
toỏn in t ti NHCT Hai B
Trng"
Khoa hoùc
Sửực khoeỷ
Lun vn tt nghip
"Mt s gii phỏp nhm nõng
cao cht lng cụng tỏc thanh
toỏn in t ti NHCT Hai B
Trng"
Khoa hoùc
Sửực khoeỷ
LỜI MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương phát triển và mở rộng thanh toán qua ngân hàng
để từng bước phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước, ngành ngân hàng đã từng bước triển khai mạnh mẽ
các công việc cụ thể là: hoàn thiện hoá các thể lệ thanh toán hiện đại hoá công
nghệ ngân hàng.
Thực hiện chủ trương hiệ
n đại hoá công nghệ ngân hàng, đổi mới các


nghiệp vụ ngân hàng để phục vụ tốt nhất khách hàng trong nước, từng bước
hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế, phương thức thanh
toán điện tử đã ra đời nối mạng toàn quốc trong hệ thống Ngân hàng công
thương Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và của NHNN, đến nay có thể
nói ch
ủ trương trên được thực hiện là phù hợp với tình hình thực tế. Tuy
phương thức thanh toán điện tử mới được đưa vào áp dụng trong vài năm trở
lại đây, nhưng qua kết quả đã minh chứng rằng việc mở rộng thanh toán điện
tử là cần thiết, hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt thanh toán điện tử sẽ góp
phần tạo thêm nguồn vố
n cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, giảm lượng
tiền mặt lưu thông trên thị trường, thúc đẩy tiến trình đổi mới công nghệ
thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh những ưu điểm, phương thức thanh toán
điện tử cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu để hoàn thiện
hơn nữa.
Xuất phát từ mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên
cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán của NHTM nói chung
và của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà nói riêng.
Vì vậy em đã chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác thanh toán điện tử tại NHCT Hai Bà Trưng".
II. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, tình hình thực tế tại chi
nhánh NHCT Hai Bà Trưng về công tác thanh toán điện tử.
2. Thời gian nghiên cứu được tập trung chủ yếu ở năm 2003 và năm 2004.
Do điều kiện về khả năng nghiên cứu, hiểu biết của cá nhân còn hạn
chế, thời gian thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những
thiếu xót. Em rất mong đượ
c sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo để bài viết của
em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!



tượng mất ổn định tiền tệ có thể dẫn đến lạm phát, song việc đảm bảo an toàn
tài chính rất khó khăn vì có thể xảy ra mất cắp…
Để khắc phục được những mặt tồn tại trên, phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt ra đời. Nó không những giúp giải quyết các khoản nợ
trong nền kinh tế quốc dân một cách dễ dàng mà còn đem lại hiệu quả to lớn
cho nền kinh t
ế - xã hội.
2.2. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt
Trong thực tế, nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì việc thanh
toán, chi trả bằng tiền mặt ngày càng ít đi và thay thế là quá trình thanh toán
không dùng tiền mặt, ở các nước có nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ thanh toán
không dùng tiền mặt là rất lớn, hầu hết mọi giao dịch đều được tập trung
thông qua ngân hàng để thanh toán, chính vì vậy thanh toán không dùng tiền
mặt có ý nghĩa rất lớn.
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng và các tổ chức tài
chính có thể phát huy được khả năng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong
nền kinh tế để cho vay phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, tăng cường nguồn
vốn cho ngân hàng.
Việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thực hiện tốt
chính sách tiền tệ của nhà nước.
Tạo điều kiện giảm chi phí lưu thông tiền mặt, tiết ki
ệm lao động xã
hội, tăng cường độ an toàn và phòng ngừa rủi ro.
II. VAI TRÒ, Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC THANH TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
1. Vai trò

Thanh toán qua lại giữa ngân hàng thể hiện chức năng tập trung thanh
toán của ngân hàng đối với nền kinh tế và điều hoà vốn trong nội bộ ngân
hàng.
Thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng chính là thực
hiện được yêu cầu của công tác thanh toán không dùng tiền mặt đó là: nhanh
chóng, kịp thời, chính xác, an toàn tài sản, tăng nhanh vòng quay vốn góp
phần tiết giảm chi phí lưu thông do không phải in ấn vận chuyển tiền mặt từ
nơi này sang nơi khác.
Để thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng thì đòi
hỏi ngân hàng phải cải tiến thể lệ, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt cho
phù hợp với yêu cầu của việc trao đổi thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ của
toàn xã hội, tăng cường trang thiết bị kỹ thu
ật phục vụ thanh toán nhanh
chóng chính xác, cải tiến việc điều hành và quản lý vốn trong ngân hàng.
2. Ý nghĩa
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là hoạt động nghiệp vụ nhằm thực
hiện đầy đủ chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng và góp phần thực
hiện các chức năng cơ bản khác nhau của ngân hàng.
Là nghiệp vụ tạo nên mối liên hệ nối liền các cơ sở Ngân hàng thành
một hệ thống chặt chẽ, t
ạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi vào Ngân hàng.
Có tác động qua lại và ảnh hưởng đến bản chất của các công cụ hiện có
trên thị trường tiền tệ, tác động đến mức dự trữ của các ngân hàng, từ đó có
tác động đến cơ chế truyền động của chính sách tiền tệ.
3. Các nguyên tắc
Tổ chức tốt công tác thanh toán giữa các ngân hàng trong nền kinh tế được
nhanh chóng, chính xác từ đó góp phầ
n tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Tăng cường quá trình kiểm soát các nghiệp vụ thanh toán, hạn chế di
chuyển tiền mặt giữa các địa phương từ đó hạ chế các hiện tượng tham ô, lợi

dụng và tiết kiệm đáng kể chi phí lưu thông.
Phát huy vai trò của ngân hàng trong việc tập trung công tác thanh toán
của nền kinh tế, tăng cường nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng.
Coi quá trình thanh toán giữa các ngân hàng là một khâu của quá trình
thanh toán không dùng tiề
n mặt.
Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, đất nước càng phát
triển, đời sống của người dân không ngừng tăng lên, sản xuất lưu thông hàng
hoá ngày càng phát triển, việc thanh toán giữa các tổ chức, đơn vị kinh tế
được thực hiện dưới hình thức không dùng tiền mặt, còn với hình thức đa
dạng không chỉ ở cùng một ngân hàng mà họ còn mở tài khoản ở các ngân
hàng khác nhau, chính vì vậy việc tổ chức thanh toán qua lại giữa các ngân
hàng là một yêu cầu cần thiết và khách quan.
Trong thanh toán không dùng tiền mặt: Người trả tiền và người thụ
hưởng đều có tài khoản ở một ngân hàng thì thanh toán chỉ đơn giản là trích
chuyển tiền trên các tài khoản ở cùng một ngân hàng. Nhưng nếu người trả
tiền và người thụ hưởng ở các ngân hàng khác nhau thì đòi hỏi phải có ít nhất
2 ngân hàng tham gia thực hiện thanh toán, thông qua nghiệp vụ thanh toán
qua lại giữa các ngân hàng. Thanh toán giữa các ngân hàng còn do nhu cầu
của việc tập trung và điều hoà vốn thuộc ngân sách nhà nước, của các ngành,
các tổ chức kinh tế.
Ngoài ra, xuất phát từ các nghiệp vụ ngân hàng từ yêu cầu của công
cuộc điều hoà vốn trong từng hệ thống ngân hàng cũng đòi hỏi phải tổ chức
nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng.
4. Các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng
Do cơ cấu tổ chức củ
a hệ thông ngân hàng Việt Nam hiện nay, mỗi hệ
thống độc lập về vốn, mỗi NHTM được tổ chức thành lập từ trung ương đến
cơ sở. Vì vậy thanh toán giữa các đơn vị ngân hàng được thực hiện theo các
phương thức sau:

- Phương thức thanh toán liên hàng
- Phương thức thanh toán bù trừ
- Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN hoặc qua tài
khoản tiền gửi tại tổ chứ
c tín dụng khác.
- Phương thức thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ.
III. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ (TTĐT) Ở NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG
1. Các quy định chung
Quy trình thanh toán điện tử thay thế quy trình thanh toán liên hàng qua
máy vi tính hiện hành là quy trình hạch toán quản lý điều hành vốn tập trung
trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Mọi khách hàng giao dịch với Ngân hàng Công thương Việt Nam đều
được tham gia hệ thống thanh toán điện tử theo cơ chế thanh toán qua ngân
hàng ban hành theo quyết định số 22/QĐ-NH1 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng Công
thương Việt Nam.

×