Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Một số bệnh thường gặp ở bò nuôi tại trại của công ty cổ phần nam việt xã hồng tiến thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.37 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN XUÂN THÀNH

Tên khóa luận:
“MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở BÕ NI TẠI TRẠI
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT - XÃ HỒNG TIẾN
THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn ni Thú y
Chăn ni Thú y
2012 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------


NGUYỄN XUÂN THÀNH
Tên khóa luận:
“MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở BÕ NI TẠI TRẠI
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT - XÃ HỒNG TIẾN
THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chính quy
Chun ngành:
Chăn nuôi Thú y
Lớp:
K45 - CNTY - N01
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Khóa học:
2012 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Đặng Thị Mai Lan

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Nam Việt tôi
luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể để tôi nâng cao được

kiến thức chuyên môn và công việc của một cán bộ kỹ thuật, từ đó giúp tơi
vững tin trong cơng việc sau này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc
của mình đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong Khoa đã
dìu dắt tơi trong q trình học tập tại trường và đợt thực tập tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cơ
hướng dẫn ThS. Đặng Thị Mai Lan đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành tốt khóa thực tập tốt
nghiệp này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới các cô chú quản lý, cán bộ kỹ
thuật tại trại chăn nuôi đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành
theo dõi, thu thập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, cùng tất cả bạn bè
đã động viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập này.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày…..tháng…..năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Xuân Thành


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Khẩu phần thức ăn dinh dưỡng cho bị, bê ..................................... 30
Bảng 4.2. Kết quả cơng tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn bị ni tại trại từ năm 2014 - 2016 . 34
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò theo lứa đẻ ............ 35
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bị ni tại trại qua các

tháng theo dõi ........................................................................................ 36
Bảng 4.6. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bị theo lứa tuổi ................... 37
Bảng 4.7. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bò theo tháng theo dõi ........ 38
Bảng 4.8. Tình hình mắc ngoại ký sinh trùng ở bị ni tại trại ..................... 39
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho bò ........................................................... 40


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs.:

Cộng sự

LMLM: Lở mồm long móng
Nxb:

Nhà xuất bản

STT:

Số thứ tự

THCS: Trung học cơ sở


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 3
2.1.1.2. Đất đai .................................................................................................. 3
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập .................... 6
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 8
2.2.1. Đặc điểm chung về giống bị ni tại Công ty........................................ 8
2.2.2. Những nguyên nhân gây bệnh trên bị .................................................... 9
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 22
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 22
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 23
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
TIẾN HÀNH .................................................................................................. 25
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 25


v

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25

3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 25
3.3.1. Tình hình mắc bệnh của đàn bò tại trại ................................................. 25
3.3.2. Một số loại thuốc điều trị bệnh ............................................................. 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 26
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 26
3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 26
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 28
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 28
4.1.1. Công tác chăn nuôi tại trại .................................................................... 28
4.1.1.1. Công tác chọn giống........................................................................... 28
4.1.1.2. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng .......................................................... 29
4.1.1.3. Chuồng trại ......................................................................................... 30
4.1.2. Cơng tác phịng và trị bệnh ................................................................... 31
4.1.2.1. Cơng tác phịng bệnh .......................................................................... 31
4.1.2.2. Cơng tác trị bệnh ................................................................................ 32
4.1.3. Cơng tác khác ........................................................................................ 33
4.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn bị ni tại trại bị Cơng ty cổ phần Nam
Việt - xã Hồng Tiến - Thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên ............................ 34
4.2.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn bị theo lứa đẻ ......................................... 35
4.2.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn bị theo tháng theo dõi ............................ 36
4.2.3. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bị theo lứa tuổi ......................... 37
4.2.4. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bò theo tháng theo dõi ............... 38
4.2.5. Tình hình mắc ngoại ký sinh trùng ở bị ni tại trại ........................... 39
4.2.6. Kết quả điều trị một số bệnh cho bò ..................................................... 40


vi

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 41

5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 43
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 44
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, ngành chăn nuôi bị ở Việt Nam ngày càng khẳng định được
vị trí quan trọng trong lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói
chung. Chăn ni bị khơng chỉ cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho nhu
cầu trong nước mà cịn góp phần thu ngoại tệ đáng kể thông qua xuất khẩu
các sản phẩm chăn nuôi.
Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về sử dụng thực
phẩm sạch đang là vấn đề mà xã hội quan tâm, do đó ngành chăn ni nói
chung và ngành chăn bị nói riêng phải tạo ra số lượng thịt nhiều và chất
lượng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều
vấn đề đặt ra trong ngành ni chăn bị.
Với hình thức chăn ni cơng nghiệp tập trung hiện nay thì bệnh dịch
xuất hiện ngày một nhiều, gây ra những thiệt hại không nhỏ. Một số bệnh bị
hay mắc như: lở mồm long móng, bệnh ký sinh trùng, chướng hơi dạ cỏ, viêm
tử cung, viêm vú, ngộ độc thức ăn... đã gây thiệt hại kinh tế lớn, mầm bệnh
tồn tại lâu trong cơ thể bò cũng như ngồi mơi trường làm cho cơng tác phịng
bệnh gặp khó khăn, khi bị nhiễm bệnh chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị
lâu dài.

Xuất phát từ điều kiện thực tiễn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế trong chăn ni bị, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Một số bệnh thƣờng gặp ở bị ni tại trại của Cơng ty cổ phần Nam
Việt - xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp
phòng trị”.


2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình mắc bệnh trên đàn bị hướng thịt ni tại Trại bị của
cơng ty cổ phần Nam Việt - xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
để đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.
- Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị, chọn được loại thuốc có hiệu
lực cao và an tồn đối với bò.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả của đề tài bổ sung thêm những hiểu biết về những bệnh
thường gặp ở bò, là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng và trị bệnh có
hiệu quả.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được tỷ lệ mắc bệnh trên đàn bò hướng thịt ni tại trại bị
Nam Việt.
- Những khuyến cáo từ kết quả của đề tài giúp cho người chăn nuôi hạn
chế được những thiệt hại do những bệnh ở bò gây ra.


3

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hồng Tiến là xã thuộc Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Ngun. Xã nằm tại
cực Bắc khu vực phía Đơng của huyện và có tuyến đường quốc lộ, đường cao
tốc Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua ranh giới phía Tây. Ngồi ra, Hồng Tiến
có tuyến đường liên huyện Phú Bình, Phổ Yên cùng tuyến đường nối thị xã
Sông Công và quốc lộ 3 tới xã Điềm Thụy của huyện Phú Bình, tuyến đường
sắt Hà Nội - Thái Nguyên cũng đi qua địa bàn xã Hồng Tiến.
Hồng Tiến có dạng địa lí đặc biệt và có hình chữ V tính theo chiều kim
đồng hồ từ phía Bắc.
- Phía Bắc giáp xã Lương Sơn thành phố Thái Nguyên.
- Phía Tây giáp Thị xã Sơng Cơng.
- Phía Nam giáp xã Đồng Tiến, thị trấn Bãi Bơng và thị trấn Ba Hàng.
- Phía Đơng giáp xã Điềm Thụy, xã Nga Mi của huyện Phú Bình.
Xã Hồng Tiến nằm trong vùng 2 thuộc trung du miền núi của huyện
Phổ Yên mang đặc điểm của vùng trung du miền núi Bắc bộ, đồi núi thoai
thoải lượn sóng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Chia thành 2 vùng:
Vùng 1 địa hình tương đối bằng phẳng dân cư sống tập trung.
Vùng 2 địa hình đồi núi chia cắt dân cư khơng tập chung khó khăn cho
giao thông và đời sống sinh hoạt.
2.1.1.2. Đất đai
Xã Hồng Tiến có 2 loại đất chính sau:
Đất đồi núi: tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến


4

trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá. Loại đất này thích hợp cho các loại

cây cơng nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
Đất ruộng: chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất cát pha, có tầng đất dày, hàm
lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, ka li ở mức trung bình đến khá,
loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu.
2.1.1.3 Dân cư
Xã Hồng Tiến có diện tích 18,4 km² nằm trong dự án khu công nghiệp
Điềm Thụy, dân số là 11.314 người, mật độ cư trú đạt 615 người/km². Hồng
Tiến được chia thành 15 xóm gần: Mãn Chiêm, Ngồi, Giếng, Hắng, Yên Mễ,
Hanh, Chùa, Hiệp Đồng, Đông Sinh, Ấm, Diện, Thành Lập, Cống Thượng,
Liên Minh, Liên Sơn.Ngoài ra, trên địa bàn xã Hồng Tiến cịn có quy hoạch
cơng nghiệp nhỏ Vân Thượng tổng diện tích tồn khu có 69 ha, nằm cách
trung tâm huyện lị 1,5 km về phía Đông.
Thu nhập của người dân trong xã khá ổn định khi được quy hoạch sản
xuất tập trung, định hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, các ngành
nghề và dịch vụ nông thôn,phát triển các vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ; phối hợp với các cấp, ngành chức năng
giải phóng mặt bằng khu dân cư Hồng Diện (5 ha), dự án xây dựng nhà máy
Samsung (thuộc địa phận xã hơn 10 ha), dự án xây dựng Trường Trung cấp
nghề Nam Thái Nguyên (20 ha).
Hiện, trên địa bàn xã có 11 doanh nghiệp; 174 cơ sở sản xuất, kinh
doanh cá thể về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; 313 cơ sở thương mại,
dịch vụ… đang hoạt động khá ổn định, góp phần giải quyết việc làm, nâng
cao thu nhập đáng kể cho người dân.
Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và Trạm Y tế xã đã đạt chuẩn. Xã
khơng cịn nhà tạm, nhà dột nát, 75% nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.


5

2.1.1.4. Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Hồng Tiến chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu vùng miền núi phía Bắc.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là: 23,500C (tháng 6); tháng thấp
nhất là 8,80C (tháng 1, 2).
- Lượng mưa trung bình năm là 1.321 mm. Lượng mưa năm cao nhất
1.780 mm (tập trung vào các tháng 6, 7, 8), lượng mưa thấp nhất là 912 mm,
tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
- Độ ẩm khơng khí trung bình năm 81,8% cao nhất là 85%, tháng 12 có
độ ẩm thấp nhất là 77%
- Gió: có 2 loại gió chính: Gió mùa Đơng Bắc và gió Đơng Nam.
+ Gió mùa Đơng Bắc kèm theo khí hậu lạnh ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển cuả cây trồng vụ Đông Xuân, thường xuất hiện vào tháng
12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nơng
nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xn đến muộn, độ ẩm khơng
khí cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều
kiện cho phát triển nơng nghiệp.
Hồng Tiến ít chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Cầu và
sông Công, nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất của nhân dân trên địa
bàn xã được lấy từ hệ thống kênh mương dẫn nguồn nước từ hồ núi Cốc. Diện
tích đất sơng suối trên địa bàn xã là 18,70 ha
Hồng Tiến có 10 ha đất ao, hồ sơng ngòi và hệ thống kênh mương thủy
lợi từ Hồ Núi Cốc đây cũng là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp cũng như chăn nuôi thuận lợi, bởi vì nguồn nước dồi dào dễ dàng điều
tiết được nguồn nước uống cho bò trong trại,cũng như thực hiện các công tác
vệ sinh chuồng trại.


6

2.1.1.5. Giao thơng, thủy lợi

Xã Hồng Tiến cũng có tuyến đường liên huyện Phú Bình và Phổ Yên
cùng tuyến đường nối thị xã Sông Công và quốc lộ 3 tới xã Điềm Thụy của
huyện Phú Bình chạy qua, tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên cũng đi qua
địa bàn xã Hồng Tiến.
Trại bị của Cơng ty Nam Việt, nơi tôi thực tập được xây dựng xa khu
dân cư 1 km, xung quanh trại có hệ thống mương thốt nước rộng 2 m sâu
1,7 m đảm không bị ngập úng gây mùi ảnh hưởng đến những hộ dân xung
quanh, nguồn nước phục vụ cho công tác sản xuất, sinh hoạt lấy từ giếng
khoan nên đảm bảo vệ sinh,bên cạnh trại có sơng cách 1 km. Có trục đường
bê tơng xóm dài 3 km thuận tiện cho việc đi lại, phục vụ cho công tác vận
chuyển vật liệu, nguyên liệu, sản phẩm ra vào trại. Trại nằm xa trục đường
giao thông chính là quốc lộ 3 theo Hà Nội 5 km nên khơng gây trở ngại trong
q trình chăn ni và dịch bệnh xâm nhập và dễ cách ly.
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập
2.1.2.1. Cơ sở vật chất
Để phục vụ tốt cho việc chăn nuôi tại trại Công ty đã đầu tư các máy
móc, thiết bị, dụng cụ sau:
+ Xe chở cỏ cho bò: 01 chiếc.
+ Máy cắt cỏ bằng tay: 01 cái.
+ Máy băm cỏ cho bò: 01 cái.
+ Máy bơm nước: 02 cái.
+ Gióng ăn trong chuồng: 128 gióng.
+ Tủ chứa thuốc: 01 cái.
+ Dụng cụ thú y: xilanh, panh, dao mổ, kìm bấm số tai…


7

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Chăn nuôi là nhiệm vụ chủ yếu, đóng vai trị quyết định đối với sự phát

triển của trại. Vì vậy, quy mơ chăn ni càng được mở rộng, mức đầu tư về
trang trại kỹ thuật ngày càng cao.
* Khu nhà điều hành
- Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép sử dụng quy định trên 80 năm;
- Bao che nhà và tường ngăn cách các phịng bằng gạch;
- Mái bằng bê tơng cốt thép, có hệ thống cách nhiệt tốt;
- Vật liệu hoàn thiện trong và ngồi nhà tốt;
- Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ, tiện lợi, có ti vi,
tủ lạnh;
* Hệ thống chuồng nuôi
- Chuồng được xây dựng kiên cố theo hướng Đơng Nam - Tây Bắc, đảm
bảo thống mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông và được xây dựng theo kiểu
ni 2 dãy: dãy ni bị và dãy nuôi bê.
- Chuồng được xây trên khu đất khá cao, dễ thoát, được tách biệt khu
nhà kho và nhà ở. Xung quanh chuồng ni có hàng rào bao bọc và có cổng
ra vào riêng.
Dãy ni bị được chia làm 2 chuồng:
+ Chuồng ni bị chờ phối và bị chửa có diện tích 80m được chia làm
2 khu.
+ Chuồng ni bị gầy và bị loại thải có diện tích 20 m.
Dãy nuôi bê được tách riêng ra là 2 chuồng:
+ Chuồng ni bê dưới 6 tháng tuổi có diện tích 25 m.
+ Chuồng ni bê trên 6 tháng tuổi có diện tích 75 m.
Khu sân chơi dành cho bị được xây dựng sau chuồng có cây xanh che mát,
có tổng diện tích: 56 m


8

+ Để phục vụ cho việc sinh đẻ của bò tại trại Công ty đã xây dựng 2

chuồng tách riêng có tổng diện tích 16 m.
+ Hệ thống nước sinh hoạt: 01 bể chứa nước (20 m3).
+ Hệ thống nước phục vụ cho chăn ni bị: 01 bể chứa nước (30m3).
+ Hệ thống nước uống cho bò: 6 bể chưa nước (2 m3/bể).
+ Bể lưu trữ phân và nước thải: 01 bể.
* Hệ thống nhà ở dành cho công nhân, nhà kho chứa cám hỗn hợp và
nhà chứa cỏ ủ
- Nhà ở dành công nhân (được cách xa khu chuồng trại): 01 nhà.
- Nhà kho chứa cám hỗn hợp: 01 nhà.
- Nhà chứa cỏ ủ (cung cấp thức ăn cho bò vào mùa lạnh): 01 nhà.
* Khu trồng cỏ
- Diện tích trồng cỏ: 5ha.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm chung về giống bị ni tại Cơng ty
- Đối tượng nghiên cứu tại trại: bị Lai sind.
- Ngoại hình: Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát
triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn. U vai nổi rõ. Âm hộ có
nhiều nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Bầu vú khá phát triển. Đi
dài, chót đi thường khơng có xương. Màu lơng thường là vàng hoặc sẫm.
- Thể vóc: Khối lượng sơ sinh 17 - 19kg, trưởng thành 250 - 350kg
đối với con cái, 400 - 450kg đối với con đực. Có thể phối giống lần đầu lúc 18
- 24 tháng tuổi, khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng.
Năng suất sữa khoảng 1200-1400kg/240 - 270 ngày, mỡ sữa: 55,5 tỷ
lệ thịt xẻ 48 - 49% (bị thiến). Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên
dụng thịt thành bò lai hướng thịt. Bị này có khả năng cày kéo tốt: sức kéo
trung bình 560N-600N, tối đa: cái 1300N - 2500N, đực 2000N - 3000N.


9


2.2.2. Những ngun nhân gây bệnh trên bị
* Chăm sóc ni dưỡng
Kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng chưa đúng: chưa đáp ứng được nhu cầu
về số lượng thức ăn và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của bò ở các độ tuổi, chưa cung cấp đủ nguồn nước uống
cho bị, cơng tác tiêm phịng định kì khơng thường xun cũng là ngun
nhân gây bệnh cho bị, khu vực chăn ni chưa được vệ sinh sạch sẽ hay ít vệ
sinh cũng là nơi nguồn bệnh có thể phát sinh.
* Dinh dưỡng
Thức ăn cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của
bị, cũng như các gia súc khác, bị khơng thế tồn tại khi khơng có thức ăn và
cũng khơng thể cho năng suất cao nếu nguồn thức ăn không ổn định hoặc kém
chất lượng. Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp
tận dụng chăn thả tự nhiên, tuy nhiên phụ phẩm nông nghiệp nếu khơng được
chế biến đúng cách có thể bị hỏng và bị ăn những phụ phẩm hỏng đó cũng có
thể gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con vật.
* Vi khuẩn
Điều kiện vệ sinh chuồng trại chưa tốt cũng là điều kiện cho mầm bệnh
phát triển: Vi khuẩn: E.coli, Samonella gây bệnh tiêu chảy, tụ huyết trùng..
* Yếu tố tự nhiên
Khí hậu thời tiết khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc,
mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng và các nguồn
thức ăn thô xanh khác, nghĩa là tác động dán tiếp đến chăn ni bị thịt thơng
qua nguồn thức ăn của chúng.
Sự phân bố lượng mưa cũng ảnh hưởng đến bò, mùa mưa, cỏ dồi dào,
bò phát triển tốt và ngược lại vào mùa khơ, nắng nóng kéo dài cây cỏ khơng
phát triển được, bị bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém.


10


Nước rất cần cho sự phát triển của bò, trung bình mỗi ngày một cần bị
cần 30 - 45 lít nước, cần phải thường xuyên xung nước uống cho bò cùng với
một lượng muối ăn nhất định vì muối của cơ thể bị cũng bị mất đi theo mồ
hơi và nước.Và nước cũng là một trong những môi trường lây lan dịch bệnh.
2.2.3. Một số bệnh thƣờng gặp trên bò
* Tụ huyết trùng
+ Nguyên nhân
Bệnh Tụ huyết trùng ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây
ra, thể hiện đặc trưng là tụ và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể. Vi
khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu, thể nặng gọi là bại xuất huyết trâu bò.
Vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc mũi, hầu và tuyến hạnh. Trên đàn gia súc
đã từng xảy ra bệnh, có đến hơn 40% trâu bò khoẻ mạnh vẫn mang trùng.
+ Triệu chứng
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [5] triệu chứng của bò mắc bệnh
gồm 3 thể:
- Thể quá cấp tính: Trâu, bị thường phát bệnh rất nhanh, con vật đột
nhiên lên cơn sốt cao (41 - 420C) và trở nên hung giữ, điên loạn, đập đầu vào
tường và có thể chết trong 24 giờ. Một số bê nghé từ 3 - 18 tháng tuổi có biểu
hiện triệu chứng thần kinh như giãy giụa, ngã vật xuống rồi chết. Có khi con
đang ăn bỗng chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống và lịm đi.
- Thể cấp tính: Thời gian nung bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, con vật không
nhai lại, mệt lả, bứt dứt, sốt cao đột ngột 40 - 420C. Các niêm mạc mắt, mũi
đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy ra liên tục. Các hạch lâm ba
đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, con vật thường lè lưỡi
do thở khó (thường gọi là bệnh “trâu hai lưỡi”). Hạch lâm ba trước vai, trước
đùi sưng, thủy thũng làm cho con vật đi lại khó khăn, ngồi ra:


11


Con vật thể hiện hội chứng hô hấp: ho, thở mạnh và khó khăn do viêm
màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.
Một số trâu, bò bị thể bệnh đường ruột: lúc đầu phân táo sau đó đi ỉa
chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Bụng chướng to, viêm phúc
mạc và có tương dịch trong xoang bụng.
Lúc sắp chết, con vật kiệt sức, nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có
nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển từ 3 - 5 ngày.
Tỷ lệ chết 90 - 100%. Nếu bệnh chuyển sang nhiễm trùng máu thì con vật sẽ
chết trong thời gian 24 - 36 giờ.
- Thể mãn tính: Con vật mắc bệnh ở thể cấp tính nếu khơng chết, bệnh
sẽ chuyển thành mãn tính, con vật biểu hiện viêm ruột mãn tính: lúc ỉa chảy,
lúc táo bón, viêm khớp làm cho con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và
viêm phổi mãn tính. Bệnh tiến triển trong vài tuần. Con vật có thể khỏi bệnh,
các triệu chứng nhẹ dần, nhưng thường gầy rạc và chết do kiệt sức.
+ Phòng bệnh
Từ năm 1880 đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chế tạo vắc xin
phòng bệnh tụ huyết trùng và được đưa vào sử dụng như vắc xin vô hoạt
giảm độc, vắc xin bổ trợ dầu. Vắc xin được sử dụng rộng rãi là vắc xin bổ
trợ keo phèn, được tiêm hai lần trong năm, tạo được hiệu lực phòng hộ cao,
độ dài miễn dịch kéo dài đang được sử dụng nhiều nước như Mã Lai,
Indonexia, Ai Cập, I rắc và Srilanka (FAO, 1991) [20]
Bùi Quý Huy (1998) [2] cho rằng, việc tiêm phòng bệnh cho gia súc
bằng vắc xin là một nhu cầu cần thiết và là biện pháp phịng bệnh tích cực
nhất. Phạm Huy Thụy (2000) [17] cho biết, khi kết quả tiêm phịng đạt trên
90% thì bệnh được ổn định.
Ở Việt Nam, hiện đang có các loại vắc xin phịng bệnh tụ huyết trùng
cho trâu, bò như vắc xin tụ huyết trùng trâu, bị nhũ hóa với liều tiêm



12

2ml/con, độ dài miễn dịch 12 tháng (Phan Thanh Phượng, 2000) [12]. Vắc
xin tụ huyết trùng nhũ dầu chủng P52 do Công ty thuốc thú y TW nghiên
cứu sản xuất với liều tiêm 2ml/con, độ dài miễn dịch 12 tháng (Phạm
Quang Thái và cs., 2007) [15].
Theo De Alwis (1999) [19], để phịng bệnh tốt hơn, ngồi việc tiêm
phịng bằng vắc xin, cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống chuyên môn, quản lý thông báo dịch tốt. Điều này
sẽ làm cho thông tin về những ổ dịch xảy ra được nhận biết nhanh nhất, từ đó
có biện pháp phòng, chống nhanh, hiệu quả, tránh được lây lan bệnh.
- Thúc đẩy nhận thức của người chăn nuôi về bệnh, hướng dẫn họ
cách phát hiện bệnh và biện pháp phịng, chống. Hướng dẫn chăm sóc, ni
dưỡng, sử dụng trâu, bò hợp lý; tránh gây ra các stress.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát, kiểm dịch. Ngăn chặn việc
sát nhập, vận chuyển gia súc từ vùng có dịch vào hoặc đi qua các địa
phương để tránh lây lan.
+ Điều trị
Điều trị bằng huyết thanh miễn dịch với bệnh tụ huyết thanh trâu bò
theo liều trong ngày như sau:
Bê, nghé tiêm liều: 20 - 40ml và liều phòng 10 - 20 ml.
Trâu, bị tiêm liều: 60 - 100 ml và liều phòng 30 - 35 ml.
Huyết thanh miễn dịch tác dụng tốt trong phòng bệnh, điều trị ở giai đoạn
đầu. Trong trường hợp nặng có thể tăng liều 100 - 250 ml. Có thể sử dụng các
loại kháng sinh sau:
- Streptomycin: Tiêm 10mg cho 01 kg thể trọng trong 01 ngày. Liều này
chia làm 3 - 4 lần tiêm, mỗi lần cách nhau 3 - 4 giờ và tiêm liên tục 3 - 4 ngày.
- Tracyclin: Tiêm 10 - 15mg cho 01 kg thể trọng trong ngày. Uống
dựng 20 mg/kg P/ ngày. Dùng liên tục 4 - 5 ngày.



13

- Sulfametazin: Tiêm tĩnh mạch dung dịch 6% với liều 0,13 g/kg trong
ngày, nếu uống dùng 0,2 - 025 g/kg P dùng liên tục 05 ngày.
- Teramycin: Tiêm vào bắp thịt 04 mg/kg P. Trường hợp nặng dùng kết
hợp với Sulfamerazin và Penicillin với liều 100.000 UI cứ 03 giờ tiêm 1 lần.
Cần kết hợp với các loại thuốc chữa triệu chứng khác như thuốc trợ tim mạch,
vitamin B1, vitamin C và chăm sóc ni dưỡng tốt.
* Hội chứng tiêu chảy ở bê nghé
+ Nguyên nhân
- Môi trường ngoại cảnh thay đổi: Trong các yếu tố của khí hậu thì
nhiệt độ lạnh và ẩm độ của gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản
ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn
gây bệnh. Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn
khơng tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi
sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia
súc (Hồ Văn Nam và cs., 1997) [8].
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về
thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của
con vật thì các vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh.
- Do thức ăn, nước uống: Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [8] cho biết:
nếu khẩu phần ăn cho vật nuôi không cân đối, thức ăn không đảm bảo chất
lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm các vi sinh vật có hại thì gia súc rất dễ bị rối
loạn tiêu hoá dẫn tới ỉa chảy, thức ăn thiếu các chất khoáng và vitamin cần
thiết cho cơ thể, đồng thời phương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm
sức đề kháng của cơ thể gia súc, tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hoá
phát triển và gây bệnh.
- Do vi sinh vật: Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn và nấm
mốc. Chúng vừa là nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ

phát gây tiêu chảy.


14

Thành phần vi khuẩn trong phân bê, nghé tiêu chảy thấy tập trung có
4 lồi: E.coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, trong đó chủ yếu là E.coli
và Salmonella có tỷ lệ nhiễm cao
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [7] Pestivirut thuộc họ Togaviridae
khi xâm nhập vào cơ thể trâu bò sẽ gây ra các triệu chứng chảy nước dãi,
nước mũi, ỉa chảy liên tục, phân có máu, sợi huyết và màng niêm mạc ruột,
gầy sút nhanh, ngừng nhai lại.
- Do ký sinh trùng: Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006) [4] cho biết:
Các loài ký sinh trùng gây tiêu chảy cho trâu bò thường gặp là: Nematode,
Strongyloides, Ascaris suum, Fasciola herpatica.
Nguyễn Thị Lan Anh và cs.(2000) [1] cho biết: Trâu bò bị nhiễm giun
sán đường tiêu hóa rất sớm và nhiễm ở mọi lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi từ 1 đến
4 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm giun tròn là 82,1%.
Giun đũa Toxocara vitulorum thường gây ỉa chảy phân trắng cho bê,
nghé non 1 - 3 tháng tuổi. Sán lá gan Fasciola gigantica trong quá trình ký
sinh cũng tiết độc tố gây ỉa chảy cho bê non. Những ký sinh trùng thường là
nguyên nhân tiền phát cho nhiễm khuẩn và ỉa chảy nặng ở bê nghé (Phạm Sỹ
Lăng và cs., 2002) [7].
Lê Văn Năm (2004) [9] cho biết: ở lợn con, bê, nghé nhiễm cầu trùng,
do các kỹ thuật viên thường sai sót trong chẩn đốn, dẫn tới 30 - 50% gia súc
non bị bệnh chết, số còn lại còi cọc và chậm lớn.
+ Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy nói chung, dễ thấy và điển
hình nhất là hiện tượng ỉa chảy. Phân lúc đầu có thể táo hoặc khơng, sau đó ỉa
chảy, có thể sền sệt hoặc lỏng do các bệnh ký sinh trùng, trong khi các bệnh

phó thương hàn, dịch tả ở giai đoạn cuối phân lỏng hoặc vọt cần câu.


15

Theo Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân (1997) [6] thì bệnh xảy ra chủ
yếu ở bê, nghé non, sau khi mắc bệnh con vật bị tiêu chảy lỏng, đầu tiên có
phân sền sệt, sau tiêu chảy nặng, phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng
và có mùi tanh.
Bê, nghé tiêu chảy nặng có thể đến 10-15 lần /ngày, mất nước rất
nhanh, làm cho con vật rối loạn chất điện giải trong máu và chết trong tình
trạng mất nước. Trường hợp bị nặng ruột bị xuất huyết, thể hiện: phân có lẫn
máu và niêm mạc ruột lầy nhầy. Bê non thường bị chết sau 3-4 ngày với tỷ tệ
cao 30-40% số súc vật nếu như không điều trị kịp thời.
+ Phòng bệnh
Để phòng hội chứng tiêu chảy bê nghé trước hết bê mới đẻ phải cho bú
đầy đủ sữa đầu. Chuồng nuôi phải dọn rửa sạch mỗi ngày.
Đảm bảo chuồng nuôi đủ ấm cho bê về đêm, tránh mưa tạt, gió lùa.
Nên lót một lớp rơm khơ hoặc cỏ khô hoặc cát nhuyễn hoặc trấu tại một gốc
chuồng khô ráo.
Không để bê nghé uống phải nước tiểu, phân, nước bẩn ở xung quanh
chuồng trại. Nước uống cho bê nghé phải đảm bảo sạch vệ sinh không nhiễm
khuẩn, nhiễm độc do phân hóa học, thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
Thức ăn xanh phải rửa sạch, có thể bổ sung các loại vitamin A, D để
năng cao sức đề kháng của bê. Thường xuyên tiêu độc chuồng trại nuôi bê,
định kỳ tẩy kí sinh trùng theo hướng dẫn của từng loại.
+ Điều trị
Việc trị tiêu chảy ở bê phải thực hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ cho kết
quả điều trị cao. Nên phối hợp nhiều kháng sinh theo phương thức một kháng
sinh tấn công chủ lực và một đến hai kháng sinh bổ trợ thường cho hiệu quả

cao hơn là sử dụng đơn điệu một loại kháng sinh. Các thử nghiệm cho thấy,
việc điều trị bằng hỗn hợp kháng sinh cho hiệu quả cao và nhanh hơn so với
điều trị bằng kháng sinh đơn chất (Võ Văn Sơn và cs., 2003) [13]


16

Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) [7] đã đề xuất một số phác đồ
điều trị tiêu chảy cho bê nghé như sau:
Cách 1: Điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn:
- Điều trị nguyên nhân: phối hợp kháng sinh và sulfamid.
Kanamycin: 20 - 30mg/kg thể trọng/ngày.
Tetracyclin: 20 - 30mg/kg thể trọng/ngày.
Bisepton hoặc Sulfaguanidin: 30-50mg/kg thể trọng/ngày.
Thuốc kháng sinh có thể cho uống hoặc tiêm. Sulfamid cho uống. Ba
loại thuốc phối hợp dùng liên tục 3 - 5 ngày. Mỗi liều thuốc chia làm 2 liều
nhỏ cho gia súc uống ngày 2 lần.
- Điều trị triệu chứng: Chống mất nước: truyền huyết thanh mặn
ngọt vào tĩnh mạch, cứ 1000ml/100kg thể trọng/ngày. Nếu khơng có huyết
thanh mặn ngọt thì cho uống dung dịch Oresol.
Chống chảy máu ruột: tiêm vitamin K, C.
Thuốc trợ tim mạch: Tiêm vitamin B1, long não nước hoặc cafein.
Cách 2: Điều trị tiêu chảy do giun tròn, cầu trùng và nhiễm khuẩn bằng
cách phối hợp thuốc tẩy giun và kháng sinh.
+ Tẩy giun có thể dùng thuốc:
Mebendazol: 10 - 15mg/kg thể trọng/ngày
* Bệnh ngoại ký sinh trùng
+ Nguyên nhân
- Do thời tiết chuyển đổi mùa bệnh thường xuất hiện và mùa ẩm.
- Bệnh do các loại ve ký sinh ngồi da và hút máu trâu bị: Ve cứng

(họ Ixodidae), gồm 7 giống ve: Bophilus, Ixodes, Aonomma, Amblyomma,
Hyalomma, Rhipicephalus, Dermacentor. Ve mềm (họ Argasidae), gồm các
giống: Argas, Ornithodoros Otobius.


17

+ Triệu chứng
- Ve ký sinh hút máu bò, làm bò thiếu máu, ngứa, đau, nếu nhiễm nhiều
sẽ làm bò giảm ăn, kém ngủ, giảm tăng trọng, giảm sản lượng sữa. Phá hoại
các tế bào tổ chức da, giảm chất lượng lơng da của trâu bị. Nếu bị ký sinh
nhiều và nhiễm kế phát các loại vi khuẩn thì có thể có mủ, nóng sót và da loét
khó lành. Ve sống ký sinh còn là tác hại truyền các bệnh ký sinh trùng đường
máu như Babesia, Theileria, Plasmodium.
+ Phòng bệnh
- Khử trùng chuồng trại định kỳ bằng thuốc khử trùng.
- Thường xuyên tắm chải, bắt ve, vệ sinh gia súc, chuồng trại sạch sẽ.
Ve bắt được phải đem chôn, đốt, không được dùng tay để giết.
+ Điều trị
- Dùng Hantox-spray (hoặc Fiptox) xịt trực tiếp lên bò để diệt ve.
- Dùng Hantox-200 phun định kì 2-3 tuần/lần, phun vào chuồng trại,
bãi chăn, kể cả lên thân gia súc để diệt ve.
* Bệnh lở mồm long móng
+ Nguyên nhân
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây
lan rất nhanh, rất mạnh, rất rộng của các lồi móng guốc chẻ đơi như trâu,
bị, lợn, dê, cừu và lồi linh dương.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [11], virus LMLM có tính hướng
thượng bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da, chủ
yếu là ở những tế bào thượng bì non. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó

nhân lên trước tiên ở trong lớp thượng bì của nơi xâm nhập.
Bị mắc bệnh do hít phải khơng khí hoặc ăn uống phải thức ăn, nước
uống có chứa mầm bệnh. Sau khi vào cơ thể, ngay lập tức virus vào máu và
phát triển mạnh ở biểu bì miệng, chân và đầu vú.


×