Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ảnh của phương thức trồng và chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây sa mộc dầu cunninghamia konishi hayata tại tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

NGÔ THỊ LINH PHƢỢNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG THỨC TRỒNG
VÀ CHẾ ĐỘ CHE BÓNG ĐẾN SINH TRƢỞNG SA MỘC DẦU
(CUNNINGHAMIA KONISHII HAYATA) TẠI TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khố học

: 2013-2017

Thái Nguyên, 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGÔ THỊ LINH PHƢỢNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG THỨC TRỒNG
VÀ CHẾ ĐỘ CHE BÓNG ĐẾN SINH TRƢỞNG SA MỘC DẦU
(CUNNINGHAMIA KONISHII HAYATA) TẠI TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K45 LN - N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2013-2017


Giảng viên hƣớng dẫn : T.S Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh của phương
thức trồng và chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây Sa Mộc Dầu
(Cunninghamia Konishi Hayata) tại Tỉnh Hà Giang” là cơng trình nghiên cứu
khoa học của bản thân tơi, cơng trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Hồ Ngọc Sơn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận
đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trình bày trong khóa luận là q trình theo dõi hồn tồn trung thực, nếu
có sai sót gì tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật
của khoa và nhà trường đề.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HD

TS . HỒ NGỌC SƠN

Ngƣời viết cam đoan

Ngô Thị Linh Phượng


ii
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN


Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
của Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp!


iii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tiến hành làm việc nghiêm túc tơi đã hồn thành bản
khóa luận. Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp,
xin cảm ơn các thầy giáo đã tận tình dạy dỗ tơi trong suốt những năm qua.
Đặc biệt hơn là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của giáo viên hướng dẫn: TS.
Hồ Ngọc Sơn là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn
thành bài hồn thành khóa luận này.
Vì năng lực của bản thân và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với
thực tế và phương pháp nghiên cứu nên bản khố luận tốt nghiệp của tơi
khơng thể tránh khỏi những thiếu xót. Chính vì vậy rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ giáo và các bạn để bản khố luận tốt
nghiệp của tơi được hồn chỉnh và hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Ngô Thị Linh Phƣợng


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ............................................................... 25
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí nghiệm 2 ..................................................................... 26
Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 ................................................................ 26
Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4. .............................................................. 27
Bảng 3.5. Sơ đồ bố thí nghiệm 5 .................................................................... 27
Bảng 3.6: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố ..... 30
Bảng 3.7: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA .............................. 33
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng H vn (cm ) của cây Sa mộc
dầu ................................................................................................... 35
Bảng 4.2 : Kết quả theo dõi qua trình sinh trưởng về D 00

(cm)

của cây Sa

mộc dầu .......................................................................................... 37
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng H vn (cm ) của cây SMD... 39
Bảng 4.4 Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D 00 (cm) của cây SMD ... 41
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng H vn (cm ) của cây SMD ..... 43
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D 00 (cm) của cây SMD ... 45
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng H vn (cm ) của cây SMD. ... 47
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D 00 (cm) của cây SMD ... 49
Bảng 4.9. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng H vn (cm ) của cây SMD
lần đo cuối ....................................................................................... 51
Bảng 4.10. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D 00 (cm) của cây SMD
lần đo cuối ...................................................................................... 53



v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Q trình sinh trưởng về chiều cao của cây Sa mộc dầu ............... 36
Hình 4.2 : Q trình sinh trưởng về đường kính gốc của cây Sa mộc dầu .. 38
Hình 4.3 : Quá trình sinh trưởng chiều cao của cây Sa mộc dầu .................. 40
Hình 4.4: Q trình sinh trưởng về đường kính gốc của cây Sa mộc dầu ... 42
Hình 4.5 : Quá trình sinh trưởng về chiều cao của cây Sa mộc dầu .............. 44
Hình 4.6 : Quá trình sinh trưởng về đường kính gốc của cây Sa mộc dầu .. 46
Hình 4.7: Quá trình sinh trưởng về chiều cao của cây Sa mộc dầu ............... 48
Hình 4.8. Quá trình sinh trưởng về đường kính gốc của cây Sa mộc dầu ... 50
Hình 4.9 : Quá trình sinh trưởng về chiều cao của cây Sa mộc dầu ....................... 52
Hình 4.10. Quá trình sinh trưởng về đường kính gốc của cây Sa mộc dầu . 54


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

CT

: Công thức

CTĐC


: Công thức đối chứng

CTTN

: Công thức thí nghiệm

D00

: Đường kính cổ rễ

Di

: Là giá trị đường kính gốc của một cây

Hi

: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

HVN

: Chiều cao vút ngọn

N

: Là dung lượng mẫu điều tra

STT

: Số thứ tự


TB

: Trung bình


vii

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
MỤC LỤC ...................................................................................................... vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích,mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 6
2.2.1. Những nghiên cứu về cây Sa mộc dầu .................................................... 6
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 9
2.3.1. Những nghiên cứu về cây Sa mộc dầu .................................................... 9
2.3.2. Ảnh hưởng của phương thức trồng và chế độ che bóng đến khả năng
sinh trưởng ,phát triển của rừng trồng .................................................. 11
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu của huyện Vị Xuyên ............................. 13
2.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 13

2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 17
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu của huyện Hồng Su Phì ....................... 20
2.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20
2.5.2. Kinh tế ................................................................................................... 20
2.5.3. Dân cư ................................................................................................... 20


viii

2.5.4. Văn hóa ................................................................................................. 21
2.5.5. Giáo dục ................................................................................................ 21
2.5.6. Địa lý, thủy văn ..................................................................................... 22
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng của
rừng trồng .............................................................................................. 24
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng của
rừng trồng . ............................................................................................ 24
3.3.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của rừng trồng ................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 24
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25
3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu ............................................. 28
3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35
4.1. Ảnh hưởng của phương thức trồng thuần loài và hỗn giao đến sinh
trưởng SMD ............................................................................................ 35

4.1.1. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng chiều cao ............ 35
4.1.2. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng đường kính. ....... 37
4.2. Ảnh hưởng của kích thước hố trồng đến sinh trưởng Sa Mộc Dầu ......... 39
4.2.1. Ảnh hưởng của kích thước hố đến sinh trưởng chiều cao. ................... 39
4.2.2. Ảnh hưởng của kích thước hố đến sinh trưởng đường kính. ............... 41
4.3. Ảnh hưởng của trồng tập trung và phân tán đến sinh trưởng SMD....... 42


ix

4.3.1. Ảnh hưởng của trồng tập trung và phân tán đến sinh trưởng chiều
cao. ........................................................................................................ 43
4.3.2. Ảnh hưởng của trồng tập trung và phân tán đến sinh trưởng đường
kính. ....................................................................................................... 45
4.4. Ảnh hưởng của chế độ che bóng khi trồng đến sinh trưởng SMD .......... 46
4.4.1. Ảnh hưởng của chế độ che bóng khi trồng đến sinh trưởng chiều cao. 46
4.5. Ảnh hưởng của độ che bóng trong chăm sóc rừng trồng đến sinh
trưởng SMD ............................................................................................ 51
4.5.1. Ảnh hưởng của chế độ che bóng trong chăm sóc rừng trồng đến sinh
trưởng chiều cao. ................................................................................... 51
4.5.2. Ảnh hưởng của chế độ che bóng trong chăm sóc rừng trồng đến sinh
trưởng đường kính................................................................................. 53
4.6. Đề xuất giải pháp quản lý và kỹ thuật nâng cao chất lượng rừng trồng
SMD. ....................................................................................................... 55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.3. Kiến Nghị ................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
PHỤ LỤC



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ
phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá trị to lớn với nền kinh tế
quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay, diện tích rừng và
đất rừng ngày càng bị thu hẹp cả về chất lượng và số lượng mà nguyên nhân
chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020: Mục
tiêu đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững
16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 4243% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi
của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm
đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường
sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ mơi trường; góp
phần xố đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền
núi và giữ vững an ninh quốc phòng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của
ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ
môi trường) từ 3,5% đến 4%/năm, phấn đấu đến 2020 GDP lâm nghiệp đạt
khoảng 2-3% GDP quốc gia. Ở Việt Nam, trong 10 năm tới, nguồn cung cấp
gỗ trong nước chủ yếu dựa vào khai thác rừng trồng và cây phân tán[2].
Cùng với những dự báo này, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp đến năm
2020: Thiết lập lâm phận quốc gia ổn định cho 3 loại rừng, lập bản đồ và cắm
mốc trên thực địa, trong đó quản lý bền vững và hiệu quả tồn bộ diện tích
rừng sản xuất ổn định 3,63 triệu ha rừng tự nhiên 4,15 triệu ha rừng trồng
(bao gồm rừng trồng ngun liệu cơng nghiệp, lâm sản ngồi gỗ và các loại



2
rừng trồng khác). Sản xuất gỗ ổn định từ rừng tự nhiên, rừng trồng và cây
trồng phân tán đến năm 2020 đạt 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu
m3 gỗ lớn) và phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu; Cung cấp gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy: đến
năm 2020 là 8,3 triệu m3; Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng trung
bình đạt 15 m3 gỗ/ha/năm trên cơ sở thực hiện Chiến lược giống cây lâm
nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. Làm giàu 0,5 triệu ha rừng nghèo kiệt góp phần
nâng cao chất lượng rừng tự nhiên. Trồng rừng mới đến năm 2020 đạt 1,5
triệu ha, trồng lại rừng sau khai thác từ 0,3 triệu ha/năm.
Cây Sa Mộc Dầu là Cây gỗ to, thường xanh, có thể cao đến 35 - 40 m
hay hơn nữa với đường kính thân đến hơn 1,5 m, tán lá hình tháp. Lá mọc
xoắn ốc rất xít nhau, gốc vặn, do đó ít nhiều xếp thành 2 dãy, hình dải, dài 1,1
- 1,9 cm, rộng 0,20 - 0,25 cm, thót ngắn thành mũi tù và khơng cứng, mép hơi
răng cưa, mặt dưới có hai dải lỗ khí. Cây cùng gốc. Nón đực mọc thành cụm
ở nách lá gần đầu cành. Nón cái đơn độc hoặc cụm 2 - 3, khi trưởng thành dài
2,4 - 2,8 cm, rộng 2,0 - 2,6 cm. Vẩy nón cái hình tam giác rộng, có mũi nhọn
ở đầu, có răng cưa ở hai mép và hai tai tròn ở giữa, mang 3 hạt trong mỗi vẩy.
Lồi thuộc yếu tố Đơng á. Gỗ nhẹ, thớ mịn và có mùi thơm, dễ thao tác và
bền, có giá trị sử dụng lớn để đóng đồ dùng cho gia đình, làm nhà, làm cột
điện, đóng thuyền v.v. Từ vỏ cây tiết ra nhiều nhựa dầu dùng làm thuốc, để
gắn hoặc có một số cơng dụng riêng .....Tinh dầu Sa mộc dầu được chiết xuất
làm mỹ nghệ, dược phẩm nhờ có khả năng sát trùng cao, cũng được làm thuốc
xoa bóp, chữa bệnh ngồi da, đặc biệt dùng để ướp xác. Hiện nay vùng phân
bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của loài bị
giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác
gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ nghệ, điều kiện hoàn
cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém. Vì vậy, lồi



3
này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp
thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây gỗ quý, hiếm ở
vùng núi đá vơi.
Để bảo tồn lồi q hiếm này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu
về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây Sa mộc dầu. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng của lồi cây này, trong đó
có 2 yếu tố vơ cùng quan trọng đó là phương thức trồng và chế độ che bóng
đến lồi cây Sa mộc dầu
Vì vậy hiện nay có rất ít thơng tin cũng như nghiên cứu về loài cây Sa
mộc dầu, để góp phân bảo vệ lồi cây này ngay từ trong giai đoạn rừng trồng
chúng ta cần tìm hiểu rõ về phương thức trồng và chế độ che bóng đến sinh
trưởng của cây nhằm đảm bảo cho cây đạt chất lượng tốt nhất. Chính vì vậy
tơi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức
trồng và chế độ che bóng đến sinh trưởng sa mộc dầu (Cunninghamia
Konishii Hayata) tại tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục đích,mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của rừng trồng nhằm bảo
tồn và phát triển loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia Konishii Hayata)
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của phương thức trồng và chế độ che bóng
đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu(Cunninghamia Konishii Hayata) trong
giai đoạn rừng trồng
Lựa chọn được chế độ che bóng và phương thức trồng phù hợp cho
sinh trưởng tốt nhất ở giai đoạn rừng trồng của cây Sa mộc dầu
(Cunninghamia Konishii Hayata)


4

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
+ Các kết quả nghiên cứu là cơ sở nghiên cứu khoa học cho các nghiên
cứu tiếp theo và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây Sa mộc dầu trên các
dạng phương thức trồng và chế độ che bóng khác nhau.
+ Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, biết áp dụng và kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học.
+ Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế.- Nắm
được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã
được học trong trường vào công tác nghiên cứ khoa học, áp dụng tiến bộ khoa
học vào trồng cây, bảo tồn loài.
Đây là một giải pháp bảo tồn và phát triển của loài cây Sa mộc dầu.
Giúp sinh viên củng cố thêm về những kiến thức đã được học ở lý thuyết, vận
dụng lý thuyết vào thực tế. Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, bố trí
thí nghiệm, xử lý, tổng hợp số liệu, viết báo cáo.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về khả năng sinh trưởng
của loài thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần là Sa mộc
dầu trên các dạng phương thức trồng và chế độ che bóng khác nhau, cung cấp
thơng tin phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng quý
hiếm của Việt Nam
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở để đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu
trong sản xuất giống cây Sa mộc dầu trong giai đoạn rừng trồng
Áp dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ cho công tác sản xuất cây con
Sa mộc dầu giai đoạn rừng trồng có tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh
đảm bảo chất lượng tốt, chuẩn.



5
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Như chúng ta đã biết sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung
và cây rừng nói riêng ln chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố sinh
thái, trong đó một số nhân tố giữ vai trò lớn hơn những nhân tố khác như
nước và dinh dưỡng .......Trong giai đoạn rừng trồng, phương thức, chế độ che
bóng, ánh sáng đóng vai trò là một trong những nhân tố sinh thái chủ đạo.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên
ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi
trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon lồi và dưới loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các lồi của IUCN (2006),
Việt Nam cũng cơng bố trong Sách đỏ Việt Nam năm (2007) phần II Thực vật
để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên phân
chia ra các thứ hạng sau:
+ Bị tuyệt chủng (EX)
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên(EW)
Nhóm các lồi nguy cấp được chú trọng bảo vệ hàng đầu gồm các phân
hạng chính sau:
+ Cực kì nguy cấp(CR)
+ Nguy cấp (EN)
+ Sắp nguy cấp (VU)
Nhóm các lồi ít nguy cấp:
+ Ít nguy cấp: (LR)
- Phụ thuộc bảo tồn: (LR/cd)
- Sắp bị đe dọa: (LR/nt)



6
- Ít quan tâm: Least Concern (LR/lc)
+ Thiếu dẫn liệu: Data Deficient (DD)
+ Không đánh giá: Not Evaluated (NE)
Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ
Việt Nam (2006) đã ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Nghị định quy định các loài động, thực vật q, hiếm gồm hai nhóm
chính:
+ IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).
+ IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại tỉnh Hà Giang có rất
nhiều lồi động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được
bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, một trong những lồi thực vật cần
được bảo tồn đó chính là Sa mộc dầu, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi
tiến đến nghiên cứu và thực hiện đề tài.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1. Những nghiên cứu về cây Sa mộc dầu
Theo Warm (1980), Loài Sa mộc dầu thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Các loài cây thuộc họ này có dạng gỗ lớn. Trên thế giới họ này có 8
chi, khoảng 13 - 14 loài, trong thời đại cổ sinh và Ecơxen, các lồi của họ này
đã tạo thành những cánh rừng rộng lớn ở vùng Bắc bán cầu. Hiện tại hầu như
tất cả chúng chỉ cịn sót lại tại những vùng rất nhỏ với những loài mọc tự
nhiên, đa phần đều tồn tại ở trạng thái trồng. Các chi trong họ là: Sequoia,
Metasequoia, Sequoiadendron, Taiwania, Cunninghamia, Taxodium, Glyptostrobus, Cryptomeria. Phân bố ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam) và châu


7
Mỹ. Nhiều lồi có kích thước rất lớn như Squoiadendron giganteum, gỗ đỏ

Sequoia sempervirens, Bụt mọc Taxodium mucronatum có chiều cao tới 100m
hoặc hơn và đường kính tới 10m và có thể tồn tại tới 3-4 ngàn năm. Một điều
rõ ràng rằng các loài thuộc họ này cho gỗ đẹp, dáng cây cao rất thẳng được
trồng rộng rãi ở các vùng có khí hậu ơn đới nóng với mục đích làm cảnh và
cho gỗ. Thuộc họ này ở Việt Nam có ba chi với 3 lồi mọc hoang dại như:
Thủy tùng (Glytostrobus pensilis) (Staunt. Ex D. Don) K. Koch, Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii Hayata) và Bách tán Đài loan kín (Taiwania cryptomerioides Hayata) và một số loài nhập trồng làm cảnh lấy bóng mát hay trồng
như: Sa mộc (Cunninghamia lanceolata) (Lamb.) Hook., Bụt mọc (Taxodium
distichum) (L.) Rich. và(Cryptomeria japonica). Riêng chi Taiwania chỉ có
một lồi T. Cryptomerioides được tìm thấy ở Đài Loan từ năm 1906 và gần
100 năm chúng được coi là chỉ có phân bố ở Đài Loan, Tây Nam Vân nam.
Việc phát hiện loài này ở Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn,
khơng chỉ bổ sung thêm một loài cho hệ thực vật Việt Nam, mở rộng phân bố
của loài trên thế giới mà cịn đóng góp nguồn gen phục vụ cho việc trồng
rừng (dẫn theo Lê Xn Tồn, 2012)[13].
Ngồi ra có tài liệu nêu chi Sa mộc dầu (danh pháp khoa học: Cunninghamia) là một chi có 1 lồi cây thân gỗ, thường xanh, thuộc họ Hồng
đàn (Cupressaceae). Chúng có nguồn gốc ở khu vực Trung Quốc, Đài Loan
và Việt Nam, các cây lớn có thể cao tới 50-55m. Tên gọi khoa học của chi
này được đặt theo tên của Dr. James Cunningham, một bác sĩ người Anh đã
đưa các loài này vào gieo trồng năm 1702 (Lê Xuân Toàn, 2012)[13]
Các loài trong chi Cunninghamia có các lá kim với ngạnh mềm, dai
như da, cứng, màu xanh lục tới xanh lục-lam, mọc vịng xung quanh thân theo
hình cung đi lên; các lá này dài 2-7cm và rộng 3-5 mm (tại phần gốc lá), và
mang hai dải khí khổng màu trắng hay trắng ánh lục ở phía dưới và đơi khi là


8
ở phía trên mặt lá. Tán lá có thể trở thành màu nâu đồng khi thời tiết quá lạnh.
Các nón nhỏ và không dễ thấy khi thụ phấn vào cuối mùa đơng, các nón đực
mọc thành cụm khoảng 10-30 nón, cịn các nón cái mọc đơn lẻ hoặc 2-3 nón

cùng nhau (Lê Xuân Toàn, 2012)[13].
Gỗ Sa mộc dầu là loại gỗ được đánh giá cao tại Trung Quốc, do nó là
loại gỗ mềm có hương thơm và khá bền, tương tự như của Hồng sam Bắc Mỹ
(Sequoia sempervirens) và Bách Nhật Bản (Cryptomeria japonica). Cụ thể,
nó được dùng sản xuất các loại quan tài cũng như trong xây dựng đền miếu,
tại những nơi mà hương thơm được đánh giá cao. Nó cũng được trồng làm
cây cảnh trong các cơng viên và các khu vườn lớn, tại đây thơng thường nó
cao khoảng 15-30m (Lê Xuân Toàn, 2012) [13].
Các tài liệu nghiên cứu gần đây của Tổ chức Bảo tồn thế giới (IUCN)
cho thấy ở phạm vi tồn cầu có khoảng 13% số loài thực vật trên thế giới
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đe dọa tiềm năng sử dụng của nhân
loại trong tương lai. Qua xem xét dữ liệu từ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ,
mới đây các nhà khoa học Mỹ cho thấy có khoảng 22-47% số lồi thực vật có
thể bị đe dọa, cao hơn nhiều so với dự đốn 13% của IUCN. Các số liệu cơng
bố năm 1998 cho thấy ở Hoa Kỳ, có tới 29% số loài thực vật (4669 loài trong
tổng số 16.108 loài ) đã được liệt kê vào danh sách bị đe dọa. Con số các loài
thực vật bị đe dọa ở Thổ Nhĩ Kỳ là 21,7%; Tây Ban Nha là 19,5%; Cu Ba
13,6%; Pê Ru 13,1%; Nhật Bản 12,7%; Ôxtrâylia là 14,4% và Braxin là 2,4%
(Lê Đình Khả, Nguyễn Hồng Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, 2006) [10].
Tại Đài Loan, Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) cũng được
coi là gỗ tốt nên bị khai thác trên quy mô lớn, kết quả là các quần thể hiện tại
bị chia cắt, nằm rải rác không tập trung. Nguồn gen Sa mộc dầu tại Đài Loan
đang được lưu giữ bảo tồn trong Ngân hàng hạt giống (Tree Seed Bank) cùng
với 152 loài thực vật khác. Bên canh đó nguồn gen Sa mộc dầu cịn được lưu


9
tại một số Vườn thực vật ở Châu Âu.Tại Đài Loan, sau nhiều thập kỷ khai
thác cạn kiệt, từ năm 1950 chương trình trồng rừng quy mơ lớn được thực
hiện đã góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen loài này. Tại Đài Loan Sa

mộc dầu phân bố ở độ cao 1300-2800m. Sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trung
bình năm 17-220C và lượng mưa 2000-3500mm/năm. Trên các điều kiện phù
hợp cây có thể tăng 1m về chiều cao và 1cm đường kính một năm. Nhằm
nâng cao chất lượng gỗ và sinh trưởng thì nhiều chương trình nghiên cứu,
khảo nghiệm đã được thực hiện từ những năm 1970. Từ những năm 1990
chính phủ đã đóng cửa rừng nhằm ngăn chặn suy giảm nguồn gen lâm nghiệp
đồng thời nâng cao giá trị giải trí của rừng (Huang, S.C., Wu, M.C., Liu, F.G.,
Chieu, C.T., 2008)[16].
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Những nghiên cứu về cây Sa mộc dầu
Tại Việt Nam Sa mộc dầu phân bố ở Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La và
Hà Giang (Tây Côn Lĩnh). Tại Hà Giang khi cơn sốt gỗ và tinh dầu rộ lên
cách đây hơn 10 năm, việc khai thác trái phép đã đẩy loài này đến nguy cơ tiệt
chủng. Năm 2013, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Chi
cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Hà Giang nghiên cứu đánh giá phân
bố và bảo tồn của SMD tại Hà Giang, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay
Hà Giang chỉ còn khoảng 80-90 cây SMD trưởng thành (15 tuổi trở lên). Các
khu vực phân bố SMD tại Hà Giang chủ yếu ở xã vùng cao núi đất của 3
huyện Vị Xun, Hồng Su Phì và Quản Bạ gồm xã Lao Chải, Xin Chải, Cao
Bồ, Thượng Sơn, Nậm Ty, Bản Péo, Ta Sủ Choong, Túng Sản, Nậm Dịch, Hồ
Thầu và Nam Sơn. Ngồi ra cịn một số cây SMD cịn non do người dân tự
thu hái hạt và trồng trong vườn nhà. Sau nhiều năm bị khai thác bán sang
Trung Quốc thì SMD đã bị cạn kiệt, rất khó tìm. Hiện nay các cây SMD còn
lại chủ yếu trong các vườn rừng của gia đình.


10
Tại Nghệ An nghiên cứu đã được tiến hành để xác định toàn bộ khu
vực phân bố của loài Sa mộc dầu trong tỉnh và nghiên cứu các đặc điểm sinh
học và sinh thái của loài. Nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Pù Mát, Nghệ An

cho thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu rất kém. Cây tái sinh chủ yếu xuất
hiện ở giai đoạn cây mạ và khi chuyển sang giai đoạn cây con thì ít bắt gặp, tỷ
lệ cây con có triển vọng thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn
đang đạt ra trong cơng tác bảo tồn lồi q hiếm này. Quả Sa mộc dầu sau khi
chín thì hạt khơng được tách ra mà vẫn nằm nguyên ở trên nón. Nón rụng
xuống gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cây tái sinh ngay trên nón. Hiện
tượng này hồn tồn khác so với các loài thuộc ngành Hạt trần mà chúng ta đã
nghiên cứu và tìm hiểu. Qua đây chúng ta có thể giải thích được tại sao trong
tự nhiên thường thấy Sa mộc dầu tái sinh theo cụm hoặc theo đám (Nguyễn
Văn Sinh, 2009)[11].
Hiện nay có một số nghiên cứu mới: Luận văn thạc sĩ lâm học của
Nguyễn Công Hoan (2015) [6] “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật
gieo ươm Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) từ hạt tại Khu bảo tồn
Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang”. Đề tài tốt nghiệp của Mạc Đăng Trung (2014)
[15]“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và phân bố của loài Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii Hayata ) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha,
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.
Ngoài những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, kỹ thuật gieo ươm,
tình hình phân bố… và bảo tồn của SMD. Cũng đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến khả năng sinh trưởng của
SMD: Đề tài tốt nghiệp của Vi Thị Đặng (2015) [5] “Nghiên cứu ảnh hưởng của
chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu(Cunninghamia konishii
Hayata) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.Đề
tài tốt nghiệp của Lê Khắc Sơn (2015) [12], “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn


11
hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sa Mộc Dầu (Cunninghamia konishiiHayata) tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Tuy nhiên, với những kết quả trên ta thấy, các yếu tố như phương thức
trồng và chế độ che bóng có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh trưởng

của SMD chưa được làm rõ.Vì vậy, việc tiến hành làm đề tài này là cần thiết.
2.3.2. Ảnh hưởng của phương thức trồng và chế độ che bóng đến khả năng
sinh trưởng, phát triển của rừng trồng
Phương thức trồng và chế độ che bóng là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên sự tăng trưởng và phát triển tốt nhất của rừng trồng.
Là một trong những tổng thể các điều kiện hoàn cảnh của thực vật mà chúng
là những nhân tố tác động đến sinh trưởng của cây. Như chúng ta đã biết rừng
trồng là là nguồn cung cấp gỗ lớn cho chúng ta hiện nay, rừng trồng gỗ
nguyên liệu thì sản phẩm lấy ra từ rừng chủ yếu là gỗ. Muốn có sản lượng gỗ
cao chất lượng gỗ tốt, đảm bảo quy cách phẩm chất đám ứng được yêu cầu và
mục đích sử dụng thì phương thức trồng và chế độ che bóng cũng cần phải
phù hợp để cây sinh trưởng tốt. Vì vậy có thể nói phương thức trồng và và chế
độ che bóng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong trồng
rừng và trong đó có Sa mộc dầu.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Xuân Lý (1993) tỷ lệ che bóng cho cây
Thơng đất và cây Cẩm lai giai đoạn rừng trồng phải được che bóng 75% ánh
sáng trực xạ …..
Kết quả nghiên cứu của Phan Văn Thắng (2014) (4) về loài cây Giổi
xanh (Michelia mediocris Dandy) Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là
lồi cây gỗ lớn bản địa. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng
của Giổi xanh đã được trồng dưới tán rừng thông xen keo tại Chi Lăng – Lạng
Sơn, và trồng dưới tán rừng tự nhiên tại Hồnh Bồ – Quảng Ninh. Thí nghiệm
ảnh hưởng của loại phân bón đến sinh trưởng của Giổi xanh cũng được tiến


12
hành tại Hoành Bồ, Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian
2 năm đầu sau khi trồng, cây Giổi xanh vẫn là cây chịu bóng, thí nghiệm độ
tàn che 0,25-0,45 thích hợp nhất cho khả năng sinh trưởng cả về đường kính
gốc và chiều cao Giổi xanh. Năm thứ 3 sau khi trồng, Giổi xanh vẫn là cây

chịu bóng nhẹ, thích hợp nhất cho sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều
cao ở thí nghiệm độ tàn che 0,0 – 0,25. Từ 4 năm tuổi trở đi Giổi xanh là cây
ưa sáng hồn tồn, thích hợp với điều kiện được chiếu sáng hồn tồn, thí
nghiệm độ tàn che 0,0 thích hợp nhất cho cây sinh trưởng cả về đường kính
và chiều cao che bóng cho cây Giổi xanh sau khi trồng là cần thiết, nhưng độ
tàn che cần được điều chỉnh ở các năm sau để cung cấp ánh sáng thúc đẩy
sinh trưởng của cây. Phân bón hữu cơ phù hợp với sinh trưởng của Giổi xanh.
Kết quả của Đoàn Trọng Đức và Trần Văn Minh cho thấy phương thức
trồng Cây giống đảng sâm Việt Nam được sản xuất bằng các phương pháp
khác nhau như nuôi cấy mô, gieo hạt, từ củ và mầm củ, được trồng thuần và
trồng xen. Kết quả trồng khảo nghiệm cho thấy: tỷ lệ sống sau 90 ngày của
cây giống nhân giống từ hạt giữa trồng thuần và trồng xen không có sai khác
nhiều. Cây trồng từ củ có tỷ lệ sống cao nhất và cây trồng từ mầm củ có tỷ lệ
sống thấp nhất. Trong điều kiện trồng thuần và trồng xen: Cây nhân giống từ
củ có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội hơn so với cây nhân giống từ hạt, từ
mầm củ và từ nuôi cấy mô. Với kết quả năng suất thực thu cho thấy: Trồng
cây nhân giống từ củ cho năng suất cao. Trồng cây nhân giống từ nuôi cấy
mô sạch bệnh, tăng hệ số nhân giống. Cây nuôi cấy mô và cây nhân giống từ
hạt có năng suất khơng sai khác. Cây nhân giống từ mầm củ cho năng suất
thấp nhất trong các điều kiện trồng khảo nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có thể mở rộng vùng nguyên liệu đảng sâm bằng sử dụng cây nhân giống
bằng nuôi cấy mô và bằng củ đạt hiệu quả cao hơn cây từ hạt và cây nhân
giống từ mầm củ.


13
Khi nghiên cứu về cây Huỷnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) tronggiai
đoạn 6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [12] nhận thấy độ che sáng
thích hợp là 60%. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ che sáng đến
sinh trưởng của gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) nhận thấy rằng độ tàn che

thay đổi cóảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh
khối của cây con gỗ đỏ. Sau 6 tháng, đường kính của gõ đỏ dưới các chế độ
che sáng khác nhau có sự phân hóa thành 4 nhóm, trong đó thấp nhất ở độ tàn
che 100%, cao nhất ở chế độ che sáng 25%. Chiều cao thân cây gõ đỏ 6 tháng
tuổi phân hóa thành 3 nhóm; trong đó thấp nhất ở thí nghiệm thức đối chứng,
kế đến ở chế độ che sáng 25% – 75%, cao nhất ở chế độ che sáng 100%, Kết
quả nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng, giá trị lớn nhất về sinh khối của gõ đỏ
6 tháng tuổi chỉ đạt được dưới chế độ che sáng25%, thấp nhất ở chế độ che
sáng 100% (Nguyễn Văn Thêm, 2006) [15].
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu của huyện Vị Xuyên
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí và lãnh thổ: Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía
bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng
22029’30’’B đến 23002’30’’B và 104023’30’’Đ đến 105009’30’’Đ. Phía bắc
giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện
Hồng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đơng giáp thị xã Hà
Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang).
Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện
tích 1500,7 km2, dân số 96168 người (chiếm 18,9 % diện tích và 13,6 % dân
số của tỉnh năm 2008). Trung tâm huyện lỵ là TT Vị Xuyên, nằm cách thị xã
Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đơ Hà Nội 265 km về phía Bắc.
Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi
chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện


14
tích rộng lớn gần như ơm gọn thị xã Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu
Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với
Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị
Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác

trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời cịn có vị trí chính trị,
an ninh quốc phịng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía
bắc Tổ quốc.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình - thổ nhưỡng:
Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung
lũng.Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Phía tây có núi Tây Cơn
Lĩnh cao 2419m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2274m. Sơng suối có độ dốc lớn
tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau.
Tổng diện tích đất tự nhiên 150,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản
xuất nơng - lâm nghiệp là 106,1 nghìn ha, chiếm 70,7%; diện tích đất chuyên
dùng và đất ở chỉ có 3985,27 ha, chiếm 2,7%; đất chưa sử dụng 39975,89 h a
Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu
đỏ trên đá vơi, đất đỏ vàng, ngồi ra cịn có đất phù sa ven các sông, suối, đất
thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích khơng đáng kể.
Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây
công nghiệp.
+ Khí hậu - thủy văn: Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió
mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đơng lạnh kéo
dài, khơ hạn. Nhiệt độ trung bình năm 230C, biên độ dao động nhiệt độ trong
năm là 120C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa
tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 - 85000C, số giờ
nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 -


×