Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi protein và lysine khác nhau đến sức sản xuất của vịt cv super m nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG
TRAO ĐỔI, PROTEIN VÀ LYSINE KHÁC NHAU ĐẾN SỨC
SẢN XUẤT CỦA VỊT CV SUPER M. NUÔI THỊT TRONG
ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
Mã số

: Chăn nuôi
: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THUÝ MỴ
TS. TRẦN QUỐC VIỆT

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới các tập thể, cá nhân đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Trần


Thanh Vân, cô giáo TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ, thầy giáo TS Trần Quốc Việt, các
thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Khoa chăn nuôi thú y,
Khoa Sau Đại học, cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Viện chăn nuôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và tồn
thể bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi cả về vật chất và tinh thần để tơi n tâm
hồn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị hội đồng chấm luận
văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất.
.
Thái Nguyên, ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
- Mọi thơng tin trích dẫn từ các tài liệu tham khảo được trình bày trong luận
văn này đã ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngân



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1

1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục đích của đề tài
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1
1
1
2
2

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc tính sinh học của vịt
1.1.1. Nguồn gốc phân loại vịt, ngan
1.1.2. Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt CV super M
1.2. Đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn
1.2.1. Đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn
1.2.2. Đánh giá giá trị dinh dưỡng protein thức ăn
1.3. Năng lượng trong thức ăn và nhu cầu năng lượng của gia cầm
1.3.1. Vai trò của năng lượng đối với cơ thể gia cầm
1.3.2. Sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể gia cầm
1.3.3. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trong khẩu phần đến sinh
trưởng và khả năng tiêu thụ thức ăn của gia cầm
1.3.4. Nhu cầu năng lượng và cách xác định nhu cầu năng lượng cho gia cầm

1.4. Protein trong thức ăn và nhu cầu protein của gia cầm
1.4.1. Vai trò của protein đối với cơ thể gia cầm
1.4.2. Protein và sự trao đổi protein trong cơ thể gia cầm
1.4.3. Giá trị sinh học của protein
1.4.4. Nhu cầu protein đối với cơ thể và cách xác định
1.4.4.1. Nhu cầu protein cho duy trì
1.4.4.2. Nhu cầu protein cho sinh trưởng
1.4.4.3. Nhu cầu protein cho mọc lông
1.5. Nhu cầu axit amin và cách xác định nhu cầu axit amin cho gia cầm
1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi
1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

2
2
2
4
4
5
6
6
7

8
10
13
13
14
15
16

16
17
18
18
24
24
31


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.3. Địa điểm nghiên cứu
2.4. Thời gian nghiên cứu
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi
2.5.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
2.5.2.2. Khả năng sinh trưởng
2.5.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho 1kg
tăng khối lượng
2.5.2.4. Đánh giá năng suất và chất lượng thịt
2.5.3. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysin trong khẩu
phần đến tỷ lệ ni sống của vịt thí nghiệm
3.2. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysin trong khẩu
phần đến sinh trưởng của vịt thí nghiệm

3.3. Ảnh hưởng của các mức năng lượng – protein và lysin trong khẩu
phần đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn của vịt thí nghiệm
3.4. Ảnh hưởng của các mức năng lượng – protein và lysin trong khẩu
phần đến một số chỉ tiêu về năng suất thịt xẻ của vịt thí nghiệm
3.5. Ảnh hưởng của các mức năng lượng – protein và lysin trong khẩu
phần đến thành phần hóa học của thịt vịt thí nghiệm

39
39
40
41
41
41
43
56
63
67

Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

71
71
71
71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72
72

75

4.1. Kết luận
4.2. Đề nghị

I. Tài liệu tiếng việt
II. Tài liệu tiếng nước ngoài

33
33
33
37
37
37
37
37
38
38
38


CHÚ DẪN CÁC TỪ VIẾT TẮT
AA:
C:

Axit amin
Cao

CP:


Crude Protein - Protein thơ

g:

gam

kg:

kilơgam

ME:

Metabolizable Energy - Năng lượng trao đổi

Tb:

Trung bình

Th:

Thấp

TT:

Tuần tuổi

TTTA:

Tiêu tốn thức ăn



DANH MỤC BẢNG
2.1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho vịt thí nghiệm 34
2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
38
3.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu
phần đến tỷ lệ ni sống của vịt thí nghiệm
42
3.2a. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein trong khẩu phần đến sự
biến đối khối lượng cơ thể (g) của vịt thí nghiệm
42
3.2b. Ảnh hưởng của các mức lysine và axit amin trong khẩu phần đến sự
biến đổi khối lượng cơ thể (g) của vịt thí nghiệm
46
3.2c. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và axit amin
trong khẩu phần đến sự biến đối khối lượng cơ thể (g) của vịt thí nghiệm 48
3.3a. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein trong khẩu phần đến sinh
trưởng của vịt thí nghiệm
51
3.3b. Ảnh hưởng của các mức lysine và axit amin trong khẩu phần đến sinh
trưởng của vịt thí nghiệm
52
3.3c. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và axit amin
trong khẩu phần đến sinh trưởng của vịt thí nghiệm
54
3.4a. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein trong khẩu phần đến hiệu
quả sử dụng thức ăn của vịt thí nghiệm
58
3.4b. Ảnh hưởng của các mức lysine và axit amin trong khẩu phần đến hiệu
quả sử dụng thức ăn của vịt thí nghiệm

59
3.4c. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và axit amin
trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt thí nghiệm
60
3.5a. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein trong khẩu phần đến một
số chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của vịt thí nghiệm
64
3.5b. Ảnh hưởng của các mức lysine và axit amin trong khẩu phần đến một
số chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của vịt thí nghiệm
64
3.5c. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và axit amin
trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của vịt thí nghiệm
68
3.6a. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu
phần đến thành phần hóa học của thịt đùi và thịt lườn của vịt thí nghiệm 69
3.6b. Ảnh hưởng của các mức lysine và axit amin trong khẩu phần đến thành
phần hóa học của thịt đùi và thịt lườn của vịt thí nghiệm
65
3.6c. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và axit amin
trong khẩu phần đến thành phần hóa học của thịt đùi và thịt lườn của
vịt thí nghiệm
70


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein trong khẩu phần
đến sự biến đổi khối lượng cơ thể của vịt thí nghiệm
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của các mức lysine và axit amin trong khẩu phần
đến sự biến đổi khối lượng cơ thể của vịt thí nghiệm
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein

và axit amin trong khẩu phần đến sự biến đổi khối lượng cơ thể
của vịt thí nghiệm
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein trong khẩu phần
đến sinh trưởng của vịt thí nghiệm
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của các mức lysine và axit amin trong khẩu phần
đến sinh trưởng của vịt thí nghiệm
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và
axit amin trong khẩu phần đến sinh trưởng của vịt thí nghiệm
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và
axit amin trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận qua
các giai đoạn của vịt thí nghiệm
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của sự tương tác các mức năng lượng, protein và
axit amin trong khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn qua các giai
đoạn của vịt thí nghiệm

45
47

49
51
52
55

61

61


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi vịt ở nước ta là một nghề truyền thống lâu đời gắn bó với nền
sản xuất lúa nước của nhân dân ta. Nước ta có số lượng vịt xếp hàng thứ nhất
Đơng Nam Á, xếp hàng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Vịt là lồi dễ
ni, có khả năng tận dụng phụ phế phẩm nông lâm ngư, các loại côn trùng thuỷ
sinh để chuyển thành sản phẩm như thịt, trứng, lông phục vụ đời sống dân sinh.
Từ những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước một số giống vịt hướng thịt
cao sản nước ngoài đã nhập vào nước ta và được nuôi rộng rãi ở nhiều vùng
trong cả nước, nhưng trên thực tế sản lượng thịt vịt vẫn còn rất ít so với thịt gà.
Một trong các nguyên nhân làm cho chăn nuôi vịt chậm phát triển là do giống và
thức ăn dinh dưỡng chưa hợp lý. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều cơng
trình nghiên cứu một cách hệ thống nhằm xác định nhu cầu của chúng về các
chất dinh dưỡng trong điều kiện nuôi dưỡng tại nước ta.
Vịt CV Super M. là giống vịt chuyên thịt cao sản, thích hợp với phương
thức ni chăn thả có kiểm sốt và tập trung thâm canh (ni cơng nghiệp). Hiện
nay, ở các trang trại ni vịt thương phẩm thì nuôi giống vịt này là rất phổ biến.
Vịt CV Super M. có khả năng sinh trưởng nhanh, thời gian ni đến khi xuất
chuồng khoảng từ 7-10 tuần tuổi phụ thuộc vào hình thức ni. Tuy nhiên chăn
ni vịt đạt năng suất cao là chưa đủ mà thực phẩm phải có chất lượng tốt để
thỏa mãn với nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của con người. Để thực hiện
được điều đó thì việc ni dưỡng hay tác động của thức ăn là rất lớn, ta phải xác
định được nhu cầu dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi thì chăn ni vịt mới đạt
được hiệu quả cao.
Để có những cơ sở khoa học và thực tiễn khuyến cáo cho người chăn nuôi
vịt thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi, protein và lysine
khác nhau đến sức sản xuất của vịt CV Super M. nuôi thịt trong điều kiện
chăn nuôi tập trung. ”
2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được nhu cầu về: Năng lượng, Protein, và lysin cho vịt CV
Super M. nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đưa ra được cơ sở khoa học cho việc xây dựng công thức thức ăn thích
hợp cho vịt CV Super M. trong điều kiện chăn ni tập trung ở nước ta.
Góp phần đẩy mạnh sự phát triển chăn nuôi thuỷ cầm ở nước ta.


2

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VỊT
1.1.1 Nguồn gốc phân loại vịt, ngan
Thuỷ cầm (Waterfowl) là nhóm chim thuộc bộ Anseriformes, họ Anatidae
gồm một số lồi: vịt (common ducks), ngan (moscovy ducks), vịt lai ngan
(mula); ngỗng và thiên nga, trong đó vịt, ngan, ngỗng được thuần hố từ lâu đời
và được ni ở nhiều điều kiện sinh thái của nhiều nước trên thế giới.
Vịt nhà có nguồn gốc từ vịt trời đầu xanh (green headed Mallard Ducks
Vịt trời hoang dã rất dễ thuần hoá và được thuần hoá độc lập ở nhiều nước. Sự
thuần hoá vịt được tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau, trong một thời
gian dài và điều kiện môi trường hết sức khác nhau, nên các giống vịt hiện nay
có kích thước, hình dáng và màu lơng khác nhau. Nơi thuần hố vịt sớm nhất là
vùng đông nam châu Á, hiện nay số lượng quần thể vịt ở vùng này chiếm 75 %
tổng số vịt toàn cầu (Hetzel, 1985, [63]).
Hiện nay số lượng các giống vịt rất lớn, có khoảng 50 giống, vịt nhà được
chia ra làm 3 loại:
- Vịt hướng trứng: mục đích để sản xuất trứng
- Vịt hướng thịt: mục đích để sản xuất thịt
- Vịt kiêm dụng (trứng - thịt và thịt - trứng): để sản xuất trứng và thịt.

Các giống vịt chuyên thịt là các giống vịt cho năng xuất thịt cao, tỷ lệ thịt
xẻ cao, tuổi thành thục muộn, khối lượng cơ thể lớn và thể hiện rõ cho loại hình
chuyên thịt. Giống vịt chuyên thịt nổi tiếng hiện nay như vịt CV Super M. .
1.1.2 Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt CV Super M
Vịt CV Super M. (vịt Cherry Valley Super Meat): Là giống vịt chuyên thịt
nổi tiếng có năng suất cao vào loại nhất thế giới hiện nay và được nhập vào Việt
Nam tháng 11/1989. Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên lại tiếp tục nhập vịt
CV Super M. ông bà theo dự án “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi vịt


3

VIE/86/2007” Đây là dự án do UNDP và FAO tài trợ. Giống vịt này bắt đầu
được ni thích nghi, chọn lọc và nhân thuần ở trung tâm nghiên cứu vịt Đại
Xuyên và Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn ni thành phố Hồ Chí
Minh, cả hai trung tâm này đều là đơn vị trực thuộc Viện chăn nuôi quốc gia.
Vịt CV Super M. có màu lơng trắng tuyền; chân, mỏ có màu vàng; da
vàng nhạt hoặc trắng; đầu cổ hơi thô, dài; lưng phẳng và rộng; ngực sâu; chân
vững chắc. Đặc điểm ngoại hình đặc trưng rõ cho vịt hướng thịt.
Vịt bố mẹ có tuổi đẻ là 25 tuần, năng suất trứng từ 180 - 220
quả/mái/67tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi nhốt (nuôi công nghiệp) 56 ngày tuổi
hoặc nuôi nhốt kết hợp với bán chăn thả (nuôi bán công nghiệp) 70 ngày tuổi đạt
khối lượng khoảng 3 - 3,5 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,6 2,8 kg. Tỷ lệ nuôi sống dịng ơng, dịng bà, bố mẹ đều trên 90 %. Vịt có khối
lượng lớn khả năng tự kiếm mồi kém, thiên về hướng nuôi nhốt hoặc nuôi nhốt
kết hợp với chăn thả, vịt có thể ni trên khơ khơng cần nước bơi lội.
Trong điều kiện nuôi dưỡng và sản xuất ở Việt nam, vịt CV Super M. đàn
ông bà cũng phát triển và sản xuất gần sát với tiêu chuẩn của giống gốc, năng
suất đẻ trứng và năng suất thịt cao hơn hẳn các giống vịt nuôi ở nước ta trước
đây. Sản lượng trứng 40 tuần đẻ: Ông bà: 170 - 180 trứng/mái; bố mẹ: 180 - 200
trứng/mái. Vịt thương phẩm nuôi ở Anh đạt 3 - 3,2 kg lúc 49 ngày tuổi, tiêu tốn

2,8 kg thức ăn cho 1 kg thịt hơi. Nuôi chăn thả tại Việt nam đạt 2,8 - 3 kg lúc 75
ngày tuổi ( Lương Tất Nhợ, 1993 [16 ] và Nguyễn Thiện, 1993 [22]).
Các tác giả Nguyễn Công Quốc, Dương Xuân Tuyển (1993) [19] và cộng tác
viên đã nghiên cứu về khả năng thích nghi, nhân giống gốc vịt CV Super M. (ông,
bà), đã cho kết quả về tỷ lệ ni sống dịng ơng, dịng bà trung bình qua 3 thế hệ là
rất cao: 94 - 97 %, tỷ lệ nuôi sống của thế hệ sau cao hơn ở các thế hệ trước chứng
tỏ rằng vịt CV Super M. là giống vịt có sức sống cao, có khả năng thích ứng tốt với
điều kiện, khí hậu và tập quán chăn nuôi ở nước ta. Các tác giải trên đã đưa ra thêm
căn cứ cho việc kết luận chắc chắn về tính trạng sản xuất thịt của vịt CV Super M. ,
tỷ lệ thân thịt bỏ nội tạng 79,36 %. Tỷ lệ thịt ức cộng đùi đạt 31,1 %. Tỷ lệ thịt rút
xương đạt 39,85 %. Như vậy, ta có thể kết luận rằng vịt CV Super M. là giống vịt
chuyên thịt cho năng suất thịt cao trên thế giới hiện nay.


4

1.2. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN
1.2.1. Đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn
Trên thế giới, khoảng giữa thế kỷ 2 ở Mỹ và một số nước khác đã dựa trên
hệ thống năng lượng của Kellner để xây dựng hệ thống năng lượng thuần cho gia
cầm, nhưng hệ thống này có nhiều mặt hạn chế nên chỉ sau một thời gian ngắn
chúng đã không được sử dụng trong sản xuất. Ngày nay, tất cả các nước đều
thống nhất sử dụng hệ thống năng lượng trao đổi cho gia cầm.
Ở Việt Nam, trước năm 1978 chúng ta dùng đơn vị yến mạch. Một đơn vị
yến mạch là 1 kg yến mạch có giá trị 1,414 Kcal NE. Sau đó chúng ta chuyển
sang dùng hệ thống năng lượng trao đổi (Vũ Duy Giảng, 2001 [4]).
Phương trình hồi quy của Nerhing (1973) đã được nhiều nước sử dụng để
tính nhu cầu năng lượng trao đổi cho gia cầm:
ME (Kcal/ kg) = 4,26 X1 + 9,5 X2 +4,23 X3 +4,23 X4
Các hệ số 4,26; 9,5; 4,23 và 4,23 lần lượt là giá trị ME Kcal/ kg của các

chất protein, chất béo, xơ và chất chiết không nitơ ở dạng tiêu hố, tính theo g/ kg
thức ăn.
Để chính xác hơn người ta tính năng lượng trao đổi ở gia cầm theo hệ số
hiệu chỉnh lượng nitơ tích luỹ hàng ngày trong cơ thể:
MEC(Kcal/ kg) = ME – Ng tích luỹ trong cơ thể x 8,22 (Hill và Anderson, 1958)
Để tìm nitơ thức ăn tích luỹ trong cơ thể gia cầm chúng ta dùng số liệu
của Blum, 1988:
Gia cầm trưởng thành:

Ntích luỹ = 0

Gia cầm đẻ và sinh trưởng cuối kỳ:

Ntích luỹ = 30 % Nthức ăn

Gia cầm sinh trưởng đầu kỳ:

Ntích luỹ = 40 % Nthức ăn

Để thuận tiện nước ta chọn dùng một con số Ntích luỹ là 35 % cho tất cả các
loại gia cầm (Vũ Duy Giảng, 2008 [5]).


5

Tuy hệ thống năng lượng thức ăn khá phức tạp, nhưng hiện nay ở phần
lớn các nước người ta dùng năng lượng trao đổi để tính tốn năng lượng thức
ăn và biểu thị nhu cầu năng lượng cho gia cầm. Để thuận tiện người ta tính
tốn sẵn năng lượng trao đổi trong các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm và
xây dựng thành những bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn

gia súc, gia cầm.
1.2.2. Đánh giá giá trị dinh dưỡng protein thức ăn
Trong chăn nuôi gia cầm người ta xác định nhu cầu protein của vật ni
theo protein thơ và protein tiêu hố.
* Protein thô
Protein thô của thức ăn được xác định bằng cách đo hàm lượng Nitơ (N)
trong thức ăn nhân với hệ số 6,25
Protein thô = N x 6,25
Hàm lượng nitơ của protein bình quân là 16 %. Vì vậy, một chất hữu cơ
nào đó chứa X gam nitơ thì lượng protein thơ của chất hữu cơ đó là X. N.
(100/16) = x. N. 6,25
Thực chất protein của các loại thức ăn khác nhau chứa một hàm lượng nitơ
xssác định protein thô của các loại thức ăn khác nhau phải dùng các hệ số khác
nhau. Ví dụ: 6,38 đối với sữa; 5,8 đối với ngũ cốc và khô dầu; 5,5 đối với các
loại protein có chất lượng kém hơn (Vũ Duy Giảng, 2001[4]).
Protein thô chứa protein thuần và hợp chất nitơ phi protein. Nitơ phi
protein thường chiếm 20 - 25 % lượng nitơ tổng số ở thức ăn xanh, 70 - 80 % ở
củ cải và 10 % ở thức ăn hạt.
Đối với gia cầm, người ta thường xác định nhu cầu protein hàng ngày cho
chúng theo khối lượng mỗi ngày hoặc theo nồng độ phần trăm trong thức ăn hỗn hợp.
* Protein tiêu hoá
Protein tiêu hoá là phần protein hấp thu được so với phần ăn vào.


6

Protein tiêu hố = Protein thơ x Tỷ lệ tiêu hoá
Tỷ lệ protein tiêu hoá (%)

=


Protein thu nhận (g) – Protein ở phân (g)
Protein thu nhận

x 100

Tỷ lệ tiêu hoá của protein thức ăn khác nhau theo từng loại thức ăn.
1.3. NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN VÀ NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
CỦA GIA CẦM
1.3.1. Vai trò của năng lượng đối với cơ thể gia cầm
Mọi hoạt động sống của cơ thể động vật nói chung và gia cầm nói riêng
đều gắn liền quá trình sử dụng và trao đổi năng lượng. Năng lượng trong thức ăn
được tiềm trữ trong dạng vật chất của thức ăn đó như lipit, gluxit, protit. Hàm
lượng năng lượng trao đổi, (ký hiệu là ME – Metabolizable Energy) coi như một
phần của năng lượng tổng số, được chứa nhiều trong mỡ, bơ, dầu thực vật, trung
bình ở các loại hạt và các thức ăn đạm (Ensminger M. E. et al, 1990 [56]).
Gia cầm nhận năng lượng từ thức ăn bên ngồi vào qua sự tiêu hóa và hấp thu các
chất ở trên đường tiêu hóa. Sau khi hấp thu vào cơ thể, các vật chất của thức ăn có thể
tổng hợp thành lipit, glucogen của cơ thể qua con đường sinh tổng hợp.
Cơ thể gia cầm muốn hoạt động được (bay, nhảy, tiêu hoá, thở, tim đập,
sinh trưởng, đẻ trứng…) đều phải sử dụng năng lượng để biến thành nhiệt năng,
từ nhiệt năng biến thành công năng tác động lên cơ quan của cơ thể để cơ thể
hoạt động một cách nhịp nhàng. Như vậy năng lượng là dạng tích luỹ nhiệt năng,
khi đã biến thành nhiệt năng thì nó khơng thể trở lại dạng tích luỹ năng lượng
được nữa (Nguyễn Duy Hoan và cộng sự, 1999 [8]).
Nếu dư thừa năng lượng so với yêu cầu của cơ thể thì năng lượng sẽ được
dự trữ dưới dạng mỡ của cơ thể. Năng lượng dự trữ không tự thải ra ngoài, đây
là đặc điểm đặc biệt của vật chất chứa năng lượng mà các vật chất khác không có
(trích theo Phạm Cơng Thiếu, 2001 [23]).



7

1.3.2. Sự chuyển hoá năng lượng trong cơ thể gia cầm
Có 4 dạng năng lượng trong thức ăn của gia cầm, đó là năng lượng thơ,
năng lượng tiêu hóa, năng lượng trao đổi và năng lượng thuần
Sơ đồ phân bố năng lượng của thức ăn trong cơ thể gia cầm

NĂNG LƯỢNG THÔ
Gsoss energy (GE)

NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI
Metabolizable – energy (ME)

Trừ

Trừ

Năng lượng trong phân +
nước tiểu (FE + UE)

Năng lượng hoá nhiệt
và đào thải (IH)

Trừ

SẢN XUẤT:
Sinh trưởng
Đẻ trứng
Sinh tinh

Mọc lông

NĂNG LƯỢNG THUẦN
(NE)

DUY TRÌ

Năng lượng thơ (GE - Gross Energy) là năng lượng giải phóng ra khi đốt
mẫu thức ăn trong máy đo năng lượng (Bombe calorimetrique). Năng lượng này
sẽ bị mất mát trong q trình tiêu hóa và chuyển hóa.
Năng lượng tiêu hóa (DE - Disgestible Energy) là phần cịn lại sau khi đem
năng lượng thô trừ đi năng lượng ở phân (FE - Feacal Energy)
DE = GE - FE
Năng lượng trao đổi (ME- Metabolizable Energy) chiếm 40 - 70 % năng
lượng thơ của khẩu phần, nó được dùng vào những phản ứng chuyển hóa của tế


8

bào. Năng lượng trao đổi là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng lượng tiêu
hóa trừ đi năng lượng chứa trong nước tiểu (UE - Urinary Energy).
ME = DE - UE
Theo Bùi Đức Lũng, 1995 [14]; Hoàng Văn Tiến, 1995 [32]; Nguyễn Duy
Hoan, 1999 [8] cho biết:
Đối với gia cầm, phân và nước tiểu được thải chung qua lỗ huyệt, cho nên
cơng thức tính năng lượng trao đổi được rút ngắn như sau:
ME = GE – (FE+UE)
Năng lượng thuần (NE - Net Energy) là phần năng lượng cuối cùng dùng cho
duy trì và sản xuất.
Trong quá trình hoạt động sống, cơ thể bị mất đi phần năng lượng dưới dạng

nhiệt (Heat - H) thải ra ngoài, gọi là nhiệt đào thải (Incrementive Heat - IH), IH
đo được gián tiếp khi biết được lượng oxi hít vào và lượng cacbonic thở ra.
NE = ME – HI
1.3.3. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trong khẩu phần đến sinh trưởng
và khả năng tiêu thụ thức ăn của gia cầm
Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn. Khi lập
khẩu phần ăn cho gia cầm, mức năng lượng thường được chọn là điểm xuất phát.
Một mức năng lượng thích hợp là mức mà phần lớn các kết quả cho giá thành
thức ăn thấp nhất trên đơn vị sản phẩm (tăng khối lượng hoặc đẻ trứng). Ở
những vùng mà các hạt giàu năng lượng và thức ăn mỡ tương đối rẻ, thì các khẩu
phần giàu năng lượng thường kinh tế nhất. Mức năng lượng khẩu phần lựa chọn,
thường được dùng làm cơ sở để lập hầu hết các nồng độ dinh dưỡng trong khẩu
phần. Cách bắt đầu lập công thức khẩu phần cho gia cầm này dựa trên khái niệm
cho rằng: Gia cầm ăn tới khi thoả mãn nhu cầu năng lượng của chúng với điều
kiện khẩu phần có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Trong thức ăn có năng lượng
thấp, gia cầm sẽ ăn nhiều, ngược lại nếu năng lượng ở thức ăn cao, thì gia cầm sẽ
ăn ít đi. Vì vậy mức độ năng lượng trong thức ăn là rất quan trọng, nó quyết định


9

khối lượng thức ăn gia cầm ăn được. Vấn đề mà các nhà dinh dưỡng quan tâm
là, ở khoảng năng lượng nào gia cầm vẫn điều chỉnh được lượng thức ăn ăn vào,
để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, có lợi cho tạo sản phẩm, đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Khi năng lượng trong thức ăn thấp, gia cầm ăn được lượng thức ăn
tối đa, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của nó, còn khi năng
lượng trong thức ăn quá cao, gia cầm ăn được q ít thức ăn, do đó cũng khơng
đủ nhu cầu năng lượng dẫn đến năng suất thấp (Hill and Dansky, 1950 [65];
1954 [66]; Hill et al, 1956 [67]; Scott et al, 1982 [88]).
Mặc dù gia cầm có khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn tiêu thụ, để có

được lượng năng lượng tối thiểu ăn vào từ các khẩu phần có chứa các mức năng
lượng khác nhau, nhưng việc điều chỉnh này thường khơng chính xác (Willsson,
1973 [101]. Dữ liệu từ đa số các thí nghiệm trên gà thịt đã chỉ ra rằng: Các thay
đổi về lượng thức ăn ăn vào không tỷ lệ nghịch với các thay đổi về mức năng
lượng có trong thức ăn. Gà thịt và gà tây giò tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi
ăn khẩu phần năng lượng cao, so với khi ăn khẩu phần năng lượng từ thấp tới
vừa (Sell et al,1981 [90]; Owings và Sell, 1985 [91]; 1984 [93]; Brue và
Latshaw,1985 [43]; Potter và Mc Carth,1985 [83]). Khác với gà, vịt có khả năng
tự điều chỉnh mức tiêu thụ thức ăn bằng cách hấp thu một lượng calo ổn định, tỷ
lệ năng lượng trong khẩu phần không ảnh hưởng tới sinh trưởng. Khối lượng
giết mổ không thay đổi khi tăng năng lượng trong khẩu phần từ 2400 Kcal lên
3200 Kcal (Dơ Cacvin và A. Dơ Crut, 1985 [2]).
Kết quả nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho ngan, vịt của Leclerq B. và De
Carville H. (1985) [72] cho biết: Một trong sự khác biệt chính giữa ngan, vịt thịt
với gà (từ quan điểm dinh dưỡng) là nhu cầu về năng lượng, bởi vì chúng có liên
quan đến các nhu cầu khác như sự tích luỹ mỡ trong thân thịt của ngan vịt cao
hơn gà, hơn nữa nhu cầu sinh nhiệt của chúng cũng cao hơn. Vì vậy trong thực
tế, ngan, vịt có thể chịu được nhiệt độ môi trường thấp hơn khi so với gà (bằng
cách tăng lượng thức ăn ăn vào và sinh nhiệt) chính vì vậy mà nhu cầu về axit
amin và khoáng của ngan, vịt lại thấp hơn gà, và tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối
lượng lại cao hơn. Điều này rất quan trọng đối với các nhà dinh dưỡng khi điều


10

chỉnh thức ăn dựa vào mức tăng khối lượng và khả năng tiêu thụ thức ăn của
ngan và vịt. Xuất phát từ quan điểm trên, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của năng
lượng đến sinh trưởng của ngan, vịt các tác giả kết luận: Lượng thức ăn ăn vào
của vịt giảm, khi mức ME trong khẩu phần cao, cho nên ước tính lượng ME ăn
vào là khơng đổi. Vịt có xu hướng tiêu thụ nhiều năng lượng và lớn nhanh hơn

chút ít ở lơ có mức ME cao nhất. Đặc biệt là tỷ lệ mỡ bụng tăng tỷ lệ thuận với
mức năng lượng trong khẩu phần.
1.3.4. Nhu cầu năng lượng và cách xác định nhu cầu năng lượng cho gia cầm
Nhu cầu năng lượng cho gia cầm gồm năng lượng cho duy trì, năng lượng
cho sản xuất (tăng trưởng và tạo sản phẩm). Muốn có năng lượng cho sản xuất
cần có năng lượng cho duy trì. Con vật ln sử dụng năng lượng của thức ăn
trước tiên cho duy trì sau đó mới cho sản xuất (Singh, 1988 [98]).
* Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Nhu cầu năng lượng duy trì cho cơ thể (gọi là năng lượng trao đổi cơ bản).
Đó là năng lượng dùng để duy trì mọi hoạt động sống sinh lý của cơ thể.
Mỗi một cơ thể gia cầm ngoài yêu cầu năng lượng cho sản xuất thịt và
trứng sẽ cần một lượng năng lượng nhất định để duy trì mọi hoạt động sinh lý
(hoạt động sống) của chúng, cịn gọi là cho q trình trao đổi cơ bản như q
trình tiêu hóa thức ăn, hoạt động cơ, hoạt động thần kinh thể dịch, điều hòa thân
nhiệt. Với điều kiện ni dưỡng bình thường, nhu cầu năng lượng cho hoạt động
chiếm khoảng 50 % so với nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản (singh, 1988
[98]). Tổng chi phí ME cho trao đổi cơ bản của gia súc lớn lớn hơn gia súc nhỏ
nhưng nếu tính theo 1 kg khối lượng thì gia súc càng nhỏ chi phí ME cho trao
đổi cơ bản càng lớn (nhu cầu ME cho trao đổi cơ bản/ kg khối lượng ở gà cao
gấp 3 lần so với bò) (Mc Donal, 1988 [53]).
Theo Ruber thì năng lượng cần thiết cho trao đổi cơ bản của động vật máu
nóng khơng phụ thuộc vào dạng động vật và độ lớn của chúng, mà theo một
chuẩn mực 1000 Kcal ME/ 1m2 bề mặt cơ thể (Nguyễn Duy Hoan và cộng sự,
1999 [8]).


11

Người ta xác định nhu cầu năng lượng duy trì cho con vật bằng cách
nghiên cứu năng lượng trao đổi cơ bản của con vật lúc nhịn đói. Con vật được

nhốt trong phịng kín có nhiệt độ mơi trường thích hợp và dường như không vận
động. Nhu cầu năng lượng này là nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản hay năng
lượng duy trì lý thuyết. Nghiên cứu mối tương quan giữa năng lượng trao đổi cơ
bản với 1 kg khối lượng cơ thể và nhận thấy chỉ tiêu này rất biến động ở các loài
gia cầm khác nhau. Tiếp theo người ta tìm mối tương quan giữa năng lượng trao
đổi cơ bản với 1m2 bề mặt da của gia cầm là rất khó. Cuối cùng người ta tìm ra
mối tương quan chặt chẽ giữa năng lượng trao đổi cơ bản với 1 kg của tổng khối
lượng cơ thể có số mũ là 0,75. Khối lượng cơ thể (W) với số mũ 0,75(W0,75)
được gọi là khối lượng cơ thể trao đổi. Các số liệu thực nghiệm cho thấy nhu cầu
năng lượng trao đổi cơ bản ở những con vật trưởng thành tính trên 1 kg khối
lượng cơ thể trao đổi đều xấp xỉ 70 Kcal trong 1 ngày đêm. Tuy nhiên con số
này chỉ mang tính tương đối vì năng lượng trao đổi cơ bản còn phụ thuộc vào
đặc điểm cá thể, giới tính, trạng thái sinh lý cũng như các giai đoạn phát triển
của con vật [9]
Người ta xác định năng lượng trao đổi cơ bản của vật nuôi bằng cách tính
trọng lượng oxy tiêu thụ của con vật trong 1 ngày đêm và lượng nitơ thải ra qua
nước tiểu khi nhốt con vật trong chuồng thí nghiệm đặc biệt. Năng lượng trao
đổi cơ bản được coi là năng lượng duy trì lý thuyết. Trong thực tế sản xuất năng
lượng duy trì của con vật thường cao hơn đáng kể so với năng lượng duy trì lý
thuyết. Bởi vì con vật được ni trong điều kiện bình thường, chúng chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ môi trường và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn cho vận động
cơ thể, chẳng hạn cho vận động tìm kiếm thức ăn. Do đó, trong thực tế thường
phải đưa thêm các hệ số vào để tính năng lượng duy trì cho từng loại gia súc gia
cầm ở các lứa tuổi khác nhau.
Những vật ni có khối lượng cơ thể càng lớn thì năng lượng duy trì càng
cao. Năng lượng thức ăn dùng để duy trì cơ thể là khơng có lợi cho người chăn
ni. Do đó, người chăn ni cần cho con vật ăn đầy đủ để rút ngắn thời gian
nuôi đối với những vật nuôi lấy thịt. Như vậy là đã làm giảm tổng năng lượng



12

duy trì. Mặt khác cũng cần giữ ấm cho vật ni khi thời tiết lạnh để giảm bớt
nhiệt thất thốt, góp phần giảm bớt chi phí thức ăn.
* Nhu cầu năng lượng cho sản xuất và cách xác định
Nhu cầu năng lượng cho sản xuất phụ thuộc vào các loại sản phẩm chăn
nuôi khác nhau như thịt, trứng, sữa hay sức kéo cũng như năng suất thực tế của
chúng. Ở gia cầm đang sinh trưởng và vỗ béo, nhu cầu năng lượng cho sản xuất
phụ thuộc vào tăng khối lượng hàng ngày và thành phần thân thịt xẻ. Còn đối với
gia cầm đẻ trứng, nhu cầu này phụ thuộc vào sản lượng, khối lượng trứng và tỷ
lệ đẻ của cả đàn.
Về mặt lý thuyết ta tách năng lượng duy trì và năng lượng sản xuất để hiểu
rõ hơn vai trò và mối quan hệ hữu cơ giữa hai dạng năng lượng này, nhưng trong
thực tế sản xuất ở nhiều nước người ta gộp hai dạng năng lượng này với năng
lượng nhiệt thất thoát thành năng lượng trao đổi. Ở nước ta đã dùng năng lượng
trao đổi để biểu thị năng lượng có trong thức ăn và tính tốn nhu cầu năng lượng
cho gia cầm [9].
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [7] cho biết: Ở gia cầm
cứ tăng 1gam khối lượng cơ thể, cần sử dụng hết 4 Kcal, với tỷ lệ tiêu hóa là 80
%. Do vậy để gia cầm tăng được 1 gam khối lượng cơ thể cần cung cấp cho gia
cầm một lượng năng lượng là 5 Kcal ME. Như vậy để tính nhu cầu năng lượng
cho sinh trưởng ta có thể áp dụng theo cơng thức:
ME Kcal

=

Tx4
0,8

Trong đó: T là tăng khối lượng hằng ngày (tính bằng gam).

0,8 là hiệu suất sử dụng thức ăn cho tăng khối lượng là 80 %.
Theo Oluyemi (1979) [78] thì nhu cầu năng lượng cho tăng 1 gam khối lượng cơ
thể là 1,5 – 3 Kcal, nó phụ thuộc vào hàm lượng mỡ trong tế bào.
Bùi Đức Lũng, 1995 [13] đưa ra cơng thức tính năng lượng như sau:


13

MEtt

=

Pt (0,3 x 0,7 x 0,05 x 9,5)
0,82

Trong đó: Mett là nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng/ ngày.
Pt là số gam khối lượng tăng / ngày.
0,3 là tỷ lệ protein trong thịt.
0,7 là số Kcal/g mỡ.
0,82 là hiệu quả sử dụng ME cho tăng khối lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của gia cầm
Nhu cầu năng lượng của gia cầm bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Theo Scott, 1980 [87] thì những yếu tố cơ bản đó bao gồm:
- Những yếu tố sinh lý như: giống, tuổi, tính biệt, khối lượng cơ thể, sinh
trưởng. . .
- Yếu tố dinh dưỡng như thành phần và tính chất của thức ăn, sự cân bằng
các chất dinh dưỡng.
- Những yếu tố thuộc môi trường sống như nhiệt độ mơi trường, kỹ thuật
chăm sóc ni dưỡng.
1.4. PROTEIN TRONG THỨC ĂN VÀ NHU CẦU PROTEIN CỦA GIA CẦM

1.4.1. Vai trò của protein đối với cơ thể gia cầm
Theo Grigorev, 1981 [6] cho biết: protein là thành phần cấu trúc quan
trọng nhất trong cơ thể gia cầm, là nguyên liệu chính tham gia cấu tạo nên các tế
bào sống vì nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể, 1/7 - 1/8 khối lượng trứng, chính vì
vậy khơng có khơng có một chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được vai trị của
nó. Khác với gluxit và lipit, trong cấu trúc của protein bao giờ cũng chứa nitơ
(16 %). Trong cơ thể vật ni nói chung và gia cầm nói riêng khơng thể tổng
hợp protein từ gluxit hay từ lipit, mà bắt buộc phải lấy từ bên ngoài vào qua con
đường thức ăn hàng ngày một cách đều đặn với một số lượng đầy đủ và theo một


14

tỷ lệ thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác (Donald, 1988 [53]; Singh K. S.
và Panda, 1988 [98]; Bùi Đức Lũng, 1995 [13].
Khi cần thiết protein cũng là nguyên liệu giải phóng năng lượng cung cấp
cho hoạt động sống của cơ thể, trong khi đó gluxit và lipit lại khơng thể chuyển
hóa thành protein được. Mặt khác protein còn tham gia cấu tạo nên các men sinh
học và hormon. Những chất này vừa đóng vai trị xúc tác, vừa đóng vai trị điều
hịa q trình trao đổi chất. Chúng là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của các
mô khung và bảo vệ như: xương, sụn, dây chằng, da, lơng vũ, lơng tơ,
móng…Khối lượng chủ yếu các chất hữu cơ của đa số các cơ quan chủ yếu là
protein như: tim, gan, cơ quan sinh sản, các tuyến nội tiết, phổi, thận, máu, lách
và các cơ quan khác. Protein còn được sử dụng vào chức năng bảo vệ đặc biệt
hoặc là các protein miễn dịch, có tác dụng ngăn ngừa các tác động của các
protein lạ, hoặc vi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể.
1.4.2. Protein và sự trao đổi protein trong cơ thể gia cầm
Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử lượng lớn. Nó là thành phần cơ
bản của tế bào. Mỗi loại cơ thể đều có các protein đặc hiệu của mình, chúng thường
chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể và có thể tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên.

Protein cần thiết cho động vật như là nguồn dinh dưỡng không thể thay
thế và đứng hàng đầu trong các chất dinh dưỡng đối với đời sống của đông vật.
Nhờ protein sẵn có trong thức ăn, động vật mới có thể tổng hợp được protein của
cơ thể và các sản phẩm, ngoài ra cịn tổng hợp ra các chất có hoạt tính sinh học
cao như enzym và hormon, cùng các hợp chất khác đóng vai trị quan trọng trong
các q trình sinh lý của cơ thể (Lương Đức Phẩm, 1982 [17]).
Dưới tác động của các men ở trong đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm,
protein sẽ được phân giải thành các axit amin. Các axit amin này sẽ được hấp thu
qua vách ruột vào máu, tới gan và các mô bào, vì thế có sự tăng amin trong
huyết tương sau khi gia súc, gia cầm ăn thức ăn. Theo Bùi Đức Lũng (1995) [13]
trước khi cho ăn, lượng nitơ amin trong huyết tương của gia cầm là 4 - 6 mg/ml
và sau khi cho ăn là 6 - 10 mg/ml. Một phần axit amin sẽ được dùng làm nguyên


15

liệu năng lượng, khi các axit amin này dư thừa so với nhu cầu cầu của cơ thể.
Khả năng tiêu hố, sử dụng protein trong thức ăn hồn tồn phụ thuộc vào giống,
tuổi và tính năng sản xuất của gia súc, gia cầm, vì có mối tương quan di truyền giữa
tăng khối lượng cơ thể với tiêu tốn thức ăn (Chamber và cộng sự, 1984 [44]).
1.4.3. Giá trị sinh học của protein
Giá trị sinh học của protein là thuật ngữ dùng để đánh giá chất lượng
protein. Như chúng ta đã biết, protein được xây dựng nên từ hai nhóm axit amin,
đó là axit amin thiết yếu và khơng thiết yếu. Sự thiếu hụt một số axit amin nào so
với nhu cầu khơng những làm rối loạn q trình tổng hợp protein mà cịn dẫn
đến q trình phá huỷ q trình trao đổi chất và tổng hợp các enzym, các
hormon…Tất cả những điều đó là ngun nhân làm kìm hãm sự sinh trưởng,
giảm năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Xác định giá trị sinh học protein (Biological Value - BV) trên cơ sở xác
định lượng nitơ ăn vào trừ đi lượng nitơ bài xuất ở phân và nước tiểu. Osez đã

đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng protein theo chỉ số axit amin thiết yếu.
Xác định chỉ số axit amin thiết yếu (Essentinal Amino Acid Index - EAAI). Trên
cơ sở biết phần trăm hàm lượng axit amin không thay thế có trong trứng gà và
phần trăm axit amin khơng thay thế có trong thức ăn (Vũ Duy Giảng và cộng sự,
1997 [3]).
Trong dinh dưỡng động vật, người ta thường phân biệt hai loại protein là
protein thô và protein thuần. Protein thô chứa hợp chất nitơ protein và nitơ
phiprotein (cịn gọi là amit). Protein thơ được xác định bằng lượng nitơ tổng số
trong thức ăn theo phương pháp Kjeldahl rồi nhân với hệ số 6,25. Tuy nhiên, hệ
số 6,25 là khơng cố định, vì nó phụ thuộc vào lượng nitơ trong các protein của
thức ăn khác nhau, biến động từ 14 - 19 %. Cịn protein thuần chính là protein
thô trừ đi hợp chất nitơ phiprotein.
Hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn đạt mức tối đa khi tỷ lệ các axit
amin của protein đó gần với tỷ lệ giữa các axit amin mà con vật đòi hỏi. Hiệu
quả này còn phụ thuộc vào tỷ lệ các axit amin thay thế và không thay thế của


16

protein trong khẩu phần. Như vậy sự cân đối giữa các axit amin đặc biệt là các
axit amin không thay thế trong khẩu phần quyết định giá trị sinh học của protein
vì: Sự vắng mặt hoặc thiếu hụt của bất kỳ một axit amin không thay thế nào
trong khẩu phần đều gây ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng các axit amin khác
trong quá trình tổng hợp protein (Grigorev, 1981 [6]). Những axit amin dư thừa
không được dự trữ trong tế bào mà sẽ bị sử dụng làm nguồn thức ăn năng lượng
như là tinh bột, dẫn đến hiệu quả sử dụng protein kém, đồng thời làm tăng lượng
axit uric trong máu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của gia cầm (Singh K. S.
và Panda, 1988 [98]).
Ngày nay các nhà dinh dưỡng đã đưa ra khái niệm về protein “lý tưởng”,
hay protein “hồn chỉnh”. Theo Fuller (1981) [60] thì protein lý tưởng là protein

mà trong đó có sự cân bằng axit amin đạt mức tối ưu nhất so với nhu cầu và
được gia súc, gia cầm sử dụng với hiệu quả cao nhất.
1.4.4. Nhu cầu protein đối với cơ thể và cách xác định
Nhu cầu protein cho gia cầm thịt nói chung và vịt thịt nói riêng bao gồm
nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và cho tổng hợp lơng.
1.4.4.1. Nhu cầu protein cho duy trì
Nhu cầu duy trì giúp con vật khơng thay đổi trọng lượng và các hoạt động
sinh lý. Vì vậy, sự trao đổi protein xảy ra ngay cả khi cơ thể con vật không nhận
được protein từ thức ăn. Nếu kéo dài tình trạng thiếu hụt protein trong thức ăn để
duy trì cho sự hoạt động thì con vật phải huy động protein riêng của cơ thể để
cung cấp cho mọi sự hoạt động sinh trưởng của chúng. Trong quá trình trao đổi
protein (đồng hóa và dị hóa), tạo ra sản phẩm trung gian chứa nitơ, lượng nitơ
này thải ngoài cùng với nước tiểu, người ta gọi đó là nitơ nội sinh. Nó đặc trưng
cho lượng nitơ mất đi tối thiểu cần thiết để tồn tại sự sống. Nhu cầu protein cho
duy trì sự sống được xác định từ giá trị trao đổi chất của cơ thể và mối tương
quan chặt chẽ với nhu cầu năng lượng cho quá trình trao đổi chất cơ bản.


17

Vào năm 1976, qua nghiên cứu theo phương pháp yếu tố trên gia cầm,
Herrie (dẫn theo Bùi Đức Lũng, 1995 [13]) đã đưa ra cơng thức tính nhu cầu
protein cho gia cầm như sau:
CP = 201 x W0,75x 6,25
Hoặc có thể tính theo cơng thức:
CP

=

0,0016 x W (gam)

0,64

Trong đó: CP: Protein cho duy trì (tính bằng gam)
W: Khối lượng cơ thể (tính bằng gam)
0,0016: Nhu cầu protein (gam) cho duy trì 1gam khối lượng cơ thể
0,64: Hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn.
1.4.4.2. Nhu cầu protein cho sinh trưởng
Cũng như các loài động vật khác, khả năng sinh trưởng của gia cầm xẩy ra
nhanh ở giai đoạn còn non và giảm dần theo lứa tuổi. Quá trình tăng trưởng này
gắn liền với sự tích luỹ protein trong cơ thể. Khi tăng hàm lượng protein trong
khẩu phần sẽ làm tăng sinh trưởng, nhưng sự tăng hàm lượng protein trong khẩu
phần chỉ có giới hạn nhất định và tuỳ thuộc vào tuổi và khối lượng cơ thể.
Nhu cầu protein cho tăng trưởng của gia cầm có thể tính theo cơng thức sau:
CP

=

(Wc – Wo) x 0,18
0. 64

Trong đó: CP: Protein cho tăng trưởng (gam)
W0: Khối lượng cơ thể lúc ban đầu (gam)
Wc: Khối lượng cơ thể lúc kết thúc (gam)
0,18: Hàm lượng protein trong thịt
0,64: Hiệu quả sử dụng protein thức ăn của gia cầm hướng thịt


×