Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà h’mông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 132 trang )

1

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Gà là đối tượng không thể tách rời ngành chăn nuôi tại Việt Nam, trong đó
gà nuôi thả vườn luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của hộ nghèo
(Đặng Thị Hạnh, 1999) [65] vì chi phí đầu tư cho hệ thống chăn nuôi này tương
đối thấp (Okitoi et al., 2007) [173]. Trong các giống gà nuôi thả vườn của Việt
Nam, gà H’mông thuộc nhóm gà có da, thịt và xương đen (Vũ Quang Ninh, 2001
[233]; Đào Lệ Hằng, 2001 [64]; Ngô Kim Cúc và ctv., 2002 [157]; Dương Thị
Anh Đào và ctv., 2011 [64]) và thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao và ngọt nhờ hàm
lượng axit amin cao (Lương Thị Hồng và ctv., 2007 [129]). Gà H’mông được
nuôi ở ĐBSCL từ năm 2007 trên 6.000 con tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long (Hồ
Lâm, 2011) [90], chủ yếu bằng phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả. Hơn nữa
thịt gà H’mông được đánh giá là ngon và ngọt (Trần Trọng Trung, 2011 [226];
Hồ Lâm, 2011 [90]).
Năng lượng trao đổi và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng chính đến sinh
trưởng và phát triển của gà. Đồng thời việc bổ sung protein vào khẩu phần mang
hiệu quả là nhờ sự cân đối các axit amin. Cơ thể chỉ tổng hợp protein từ mẫu axit
amin cân đối, bổ sung axit amin giới hạn để tạo sự cân đối (Lê Đức Ngoan và ctv,
2004) [119]. Trong khi, axit amin là đơn vị nhỏ nhất tổng hợp nên protein (Fuller,
2004) [75], nên nó là thành phần ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà. Ngày nay,
bảng axit amin lý tưởng theo lysine được sử dụng rộng rãi trong công thức khẩu
phần của gà (Baker, 1997 [16]; Mack et al., 1999 [131]; Baker et al., 2002 [18]).
Khi giảm protein thô và bổ sung axit amin vào khẩu phần đã hỗ trợ tốt cho tiêu
thụ thức ăn và tăng trưởng của gà thịt (Yamazaki et al., 1998 [244]; Aletor et al.,
2000 [7]). Hơn nữa, năng lượng trao đổi và axit amin khác nhau đã ảnh hưởng
đến sinh trưởng và chất lượng thịt (Araújo et al., 2005 [11]; Corzo et al., 2005
[42]). Do đó năng lượng trao đổi và axit amin liên quan không chỉ đến từng giai
đoạn phát triển và sản xuất của gà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Chi phí thức ăn nuôi gà chiếm 60 - 90 % tổng chi phí sản xuất (Gunaratne et


al., 1992) [78], nên lợi nhuận thu được phụ thuộc lớn vào chi phí thức ăn. Hơn
nữa, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đã nhập khẩu trên 3,7 triệu tấn
nguyên liệu/năm (Mai Hương, 2013) [133]. Do đó để tăng lợi nhuận cho người
nuôi thì nên tận dụng thức ăn có sẵn của địa phương và kết hợp với chăn thả.
2

Ngoài ra, nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và axit
amin trong khẩu phần lên sức sản xuất và chất lượng thịt gà H’mông chưa có.
Hơn nữa, kết quả thực hiện đề tài này sẽ tạo thêm những lựa chọn mới về giống
và phương thức nuôi gà thả vườn tại ĐBSCL.
1.2 Mục tiêu của luận án
Xây dựng khẩu phần ăn thích hợp dựa trên nhu cầu năng lượng trao đổi và
lysine và xác định phương thức nuôi thích hợp trong từng mùa cho gà H’mông
nuôi ở ĐBSCL.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và lysine lên sức sản
xuất thịt của gà H’mông qua từng giai đoạn sinh trưởng.
Xác định ảnh hưởng của các khẩu phần lên sức sản xuất và chất lượng thịt
gà H’mông.
Xác định ảnh hưởng của phương thức và mùa vụ nuôi lên sức sản xuất và
chất lượng thịt gà H’mông.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu gà H’mông được nuôi thịt tại tỉnh Trà Vinh với phạm vi gồm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và lysine lên sức sản xuất
của gà H’mông nuôi thịt từ 0 đến 14 tuần tuổi;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần khác nhau lên sức sản xuất và chất
lượng thân thịt của gà H’mông từ 0 đến 14 tuần tuổi;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ lên sức sản xuất và
chất lượng thân thịt của gà H’mông từ 5 đến 9 tuần tuổi.
1.4 Những đóng góp mới của luận án

1. Mức năng lượng trao đổi và lysine tốt nhất trong khẩu phần để nuôi gà
H’mông thịt giai đoạn 0-4; 5-9; 10-14 lần lượt là 3.000 và 1,1%; 3.000 và 1,0%;
3.100 kcal/kg thức ăn và 0,85%.
2. Xác định được ảnh hưởng của phương thức và mùa vụ nuôi gà H’mông
cho sức sản xuất và chất lượng thịt tại ĐBSCL.

3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vị trí địa lý, khí hậu và đất đai của tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh nằm trong khu vực Tây Nam bộ của Việt Nam, phía Đông
giáp biển đông, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng,
phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre (Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh, 2013) [39]. Trà
Vinh thuộc nữa Bán cầu Bắc, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (Wikipedia, 2013a) [242].
Diện tích tự nhiên là 2.341 km
2
, được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu,
có 65 km bờ biển. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh
năm, nhiệt độ trung bình 26-27
0
C, độ ẩm trung bình 83-85%, lượng mưa trung
bình 1.500 mm, ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Diện tích đất nông nghiệp là 185 ngàn
ha, đất ở nông thôn là 3.845 ha, đất chưa sử dụng là 900 ha. Đất cát giồng toàn
tỉnh chiếm 6,62% (Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh, 2013) [39].

Hình 2.1: Bản đồ địa lý hành chính của tỉnh Trà Vinh
Như vậy, với diện tích đất giồng cát chiếm 6,62% và đất nông nghiệp chiếm
tỉ lệ lớn nên việc phát triển gà thả vườn theo phương thức chăn thả hoặc bán chăn
thả trên địa bàn tỉnh là hoàn toàn có thể.

2.2 Tình hình chăn nuôi gà thả vườn ở ĐBSCL
Nuôi gà chăn thả phát triển khắp mọi vùng nông thôn và đàn gà thả vườn
chiếm 65-70% tổng đàn gà cả nước (Lê Hồng Mận, 2002) [120]. Giống gà thả
vườn được nuôi bằng 3 phương thức như nuôi thả hoàn toàn, nuôi bán chăn thả và
nuôi nhốt hoàn toàn (Dương Thanh Liêm, 2003) [62]. Kết quả phân tích của
Nguyễn Quốc Nghi và ctv. (2011) [162] cho thấy nuôi gà thả vườn bán công
4

nghiệp ở ĐBSCL mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi và cần mở
rộng qui mô sản xuất để tăng thu nhập cho nông hộ.
Giống gà thả vườn được nuôi phổ biến ở ĐBSCL bao gồm gà Tàu Vàng, gà
Nòi, gà Ác, gà Tre, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng…, trong đó giống gà Nòi
được người dân nuôi nhiều nhất (Nguyễn Văn Quyên, 2008c) [170]. Những hộ
nuôi bán chăn thả với qui mô nhỏ đã chọn mua con giống tại địa phương, còn hộ
nuôi với qui mô lớn thì chọn con giống tại các Trung tâm sản xuất con giống
(Nguyễn Quốc Nghi và ctv., 2011) [162]. Một trong các giống gà bản địa được
chọn nuôi theo phương thức thả vườn ở các địa phương miền Bắc là gà H'mông.
Gà H’mông chứa gen quý và thịt có giá trị dinh dưỡng cao và ngọt nhờ hàm
lượng axit amin cao (Lương Thị Hồng và ctv., 2007) [129].
Năm 2000, Chu Khôi (2010) [36] cho biết kinh phí của dự án "Bảo tồn các
giống vật nuôi có vốn gen quý hiếm tại Việt Nam", TS. Võ Văn Sự đã chủ trì đề
tài và Viện Chăn nuôi đã nuôi thích nghi thành công giống gà H’mông tại Hà
Nội. Năm 2003 Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã giao Viện Chăn nuôi
thực hiện dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi vịt Bầu Quỳ và gà
H’mông”, sau đó giống gà H’mông được liệt vào danh sách nuôi giữ giống gốc.
Xã Cò Nòi (huyện Hát Lót - Sơn La) đã nhận từ Viện Chăn nuôi 1.000 con giống
gà H‘mông, đưa vào chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Công ty Giống vật nuôi quý
hiếm Hà Khánh (thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang) đang liên
kết với nông dân ở Nha Trang, chăn nuôi bao tiêu sản phẩm giống gà H’mông,
với quy mô đàn hiện tại 70.000 con. Công ty TNHH Lạc Hoà (xã Tiến Xuân,

Lương Sơn, Hoà Bình) hiện liên kết với 20 hộ nông dân nuôi gà H'mông, quy mô
đàn 30 ngàn con. Mỗi hộ nông dân chăn nuôi gia công cho Công ty 1.000 - 2.000
con. Tại ĐBSCL, gà H’mông được nuôi từ năm 2010 tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh
Long, gà dễ nuôi và tỉ lệ hao hụt thấp (Trần Trọng Trung, 2011) [226] và sau đó
lan dần sang nhiều tỉnh khác. Như vậy, gà H’mông hiện nay được nuôi rộng rãi từ
Bắc vào Nam.
Thức ăn được sử dụng nuôi gà thả vườn tại ĐBSCL có 3 nguồn như thức ăn
nguyên liệu của địa phương, thức ăn công nghiệp và thức ăn có sẵn trong vườn.
Thức ăn có sẵn trong vườn gồm các loại hạt, các loại cỏ tươi, các loại sâu bọ và
côn trùng (Nguyễn Hữu Tỉnh, 1999) [160]. Tấm gạo được nông hộ sử dụng để
nuôi gà Nòi con và lúa nguyên hạt được dùng để nuôi gà giò, gà trưởng thành và
gà sinh sản (Nguyễn Văn Quyên, 2008c) [170]. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Võ
5

Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2012) [66] cho thấy hầu hết thức ăn công
nghiệp đang có ngoài thị trường đều đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gà Tàu
Vàng giai đoạn úm, tỉ lệ nuôi sống của gà 1-4 tuần tuổi với các loại thức ăn công
nghiệp không khác biệt và đạt tỉ lệ 97,92%.
Tỉ lệ nhiễm bệnh trên gà nuôi thả hoàn toàn là 75%, cao hơn gà nuôi bán
chăn thả 69,23% và nuôi nhốt hoàn toàn 36,57%. Nguyên nhân gà nuôi thả hoàn
toàn mắc bệnh cao là do gà được thả để tự kiếm thức ăn nên nguy cơ nhiễm mầm
bệnh từ môi trường bên ngoài cao (Hồ Thị Việt Thu, 2012) [91]. Một trong những
loại bệnh nguy hiểm là bệnh Newcastle, bệnh này được lưu hành từ lâu và suốt từ
Bắc đến Nam (Nguyễn Vĩnh Phước và ctv., 1978) [172]. Một số nghiên cứu ở
ĐBSCL cũng cho thấy tỉ lệ mắc bệnh Newcastle ở những đàn gà không được tiêm
phòng là rất cao: 58% ở An Giang (Mai Hoàng Việt, 1998) [132] và 47,4% ở
Đồng Tháp (Dương Nghĩa Quốc, 2007) [60].
Gà được nuôi thả vườn chiếm khoảng 70% trong ngành chăn nuôi gà và nó
đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của đất nước. Hơn nữa, gà thả vườn của Việt
Nam có nguồn gen đa dạng và thịt gà thả vườn đáp ứng được thị hiếu của người

tiêu dùng và phù hợp với ẩm thực của người Việt. Trong khi chi phí thức ăn
chiếm 60-90% tổng chi phí sản xuất gà thả vườn (Gunaratne et al., 1992) [78]. Vì
vậy để nâng cao hiệu quả nuôi gà thả vườn tại ĐBSCL cần phải giảm chi phí thức
ăn bằng nhiều cách khác nhau như: (1) Tận dụng thức ăn có sẵn trong vườn như
côn trùng, các loại hạt và cây cỏ. Đồng thời thả gà với mật độ thích hợp để đảm
bảo nguồn thức ăn có sẵn trong vườn có thể tái sinh. Tăng cường trồng cây ăn trái
để tạo bóng mát cho gà và trồng thêm rau và cỏ làm thức ăn xanh. Hơn nữa, tạo
hệ thực vật phong phú sẽ tạo điều kiện tốt cho côn trùng và các động vật khác
phát triển. (2) Bổ sung axit amin tổng hợp vào khẩu phần từ các nguồn thức ăn có
sẵn của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng protein thô của khẩu phần,
qua đó nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn của gà và giảm chi phí.
2.3 Đặc điểm và khả năng sản xuất của gà H’mông
Gà H’mông thuộc giống gà thả vườn nội địa, có nguồn gốc ở vùng núi phía
Bắc, được nuôi theo phương thức truyền thống và chiếm tỉ lệ 13-14% trong cơ
cấu đàn gà tại các huyện vùng núi của tỉnh Hà Giang (Trần Thanh Vân và ctv.,
2006) [222]. Gà thuộc nhóm gà da, thịt và xương đen (Vũ Quang Ninh, 2001
[233]; Đào Lệ Hằng, 2001 [64]; Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011 [63]). Hơn
nữa, thịt gà H’mông có giá trị dinh dưỡng cao và ngọt nhờ hàm lượng axit amin
6

cao (Lương Thị Hồng và ctv., 2007) [129]. Bên cạnh đó, gà H’mông còn chứa
gen quý của giống gà bản địa và hiện nay được Viện Chăn nuôi nuôi giữ quỹ gen
và sản xuất giống đưa xuống vùng đồng bằng nuôi tập trung để cung cấp thực
phẩm cho con người.
Gà H’mông mới nở có 4 màu lông chính là đen tuyền, tro, vàng rơm và
trắng (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011) [63]. Lúc trưởng thành gà có màu sắc
đa dạng, trong đó màu lông xám chiếm tỉ lệ 34,1%, màu đen 16,6% và màu vàng
rơm 3,4%, khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi là 942 g/con và lúc 24 tuần đạt
1.820 g/con trống và 1.400 g/con mái (Trần Thanh Vân và ctv., 2006) [222]. Theo
Dương Thị Anh Đào và ctv. (2011) [63] cho biết gà trưởng thành khi nuôi trên 12

tháng thì con trống có tầm vóc cao to, dáng hùng dũng, nhanh nhẹn và khối lượng
có thể đạt trên 3 kg, còn gà mái có tầm vóc trung bình, khối lượng đạt 2,5-2,6 kg;
100% gà có mào cờ, màu đen hoặc đỏ thẫm; chân đen chiếm trên 90%, chân vàng
chiếm 5-10%; chân có 4 ngón chiếm 98%, một số ít có 5 ngón, chân có lông
chiếm 5-10%; bộ lông dầy, mượt, màu sắc lông đa dạng, đuôi dài và vểnh.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể là 3,3 kg, tỉ lệ nuôi sống
trên 92%, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của Việt Nam và tuổi đẻ trứng đầu
tiên khoảng 135-140 ngày (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011) [63]. Gà H'mông
lông đen nuôi nhốt 3 tuần đầu sau đó nuôi thả cho thấy gà thích nghi với điều
kiện nuôi bán chăn thả tại nông hộ, sau 12 tuần tuổi tỉ lệ nuôi sống đạt 85,84%,
đặc tính sinh dục thứ cấp hoạt động sớm, khối lượng cơ thể đạt 1.206 g và tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,54 kg (Trần Thanh Vân, 2005) [221].
Gà H’mông rất háu ăn, bản tính chăm chỉ và chịu khó bới tìm thức ăn; khi
ngủ gà rụt cổ, đầu chúi xuống, bụng ép xuống nền và 2 cánh khép; hiếu động và
nhạy cảm, đặc biệt nhạy cảm với tín hiệu âm thanh và màu sắc, gà hung dữ và
hiếu chiến (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011 [63]; Đào Lệ Hằng, 2001 [64]).
Hành vi tranh giành con mái, ghẹ mái, cường độ hoạt động sinh dục và đẻ trứng
diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng biểu hiện đòi ấp của gà
H’mông không cao (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011) [63].
Gà H’mông được nuôi ở miền Nam từ những năm 2007 để lấy thịt cung cấp
cho con người. Đây là giống gà thích nghi lâu đời tại vùng núi cao, nhưng được
Viện Chăn nuôi Quốc gia đánh giá là có khả năng thích nghi tốt tại vùng Đồng
bằng phía Bắc và phát triển được ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và axit amin
7

lên khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà H’mông và việc đánh giá khả năng
sinh trưởng và chất lượng thịt gà H’mông với các phương thức nuôi và mùa vụ tại
vùng ĐBSCL còn hạn chế. Hơn nữa, năng lượng trao đổi và hàm lượng một số
axit amin thiết yếu trong khẩu phần đã được đánh giá là ảnh hưởng đến khả năng

sinh trưởng và chất lượng thân thịt của giống gà công nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu
này nhằm làm rõ hơn sự ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và một số axit amin
thiết yếu khác nhau trong khẩu phần lên khả năng sinh trưởng và chất lượng thân
thịt của gà H’mông.
2.4 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và axit amin khẩu phần lên
sinh trưởng và chất lượng thịt gà
2.4.1 Ảnh hưởng của năng lượng khẩu phần lên tiêu thụ thức ăn của gà
Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể gà bao gồm năng
lượng phục vụ cho các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, hoạt động sinh sản,
bài tiết và quá trình trao đổi chất. Cơ thể gà cần năng lượng từ protein, lipid và
carbohydrate trong thức ăn để duy trì sự sống và tích lũy lại trong cơ thể, trong đó
carbohydrate cung cấp năng lượng chiếm tỉ lệ 40-60% (Võ Bá Thọ, 1996) [231].
Khi xây dựng khẩu phần cho gà thì mức năng lượng trong khẩu phần là yếu
tố được quan tâm đầu tiên, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiêu thụ thức ăn. Hơn
nữa, cũng phải chú ý đến tỉ lệ giữa năng lượng và protein hoặc tỉ lệ giữa năng
lượng và axit amin. Theo Dương Thanh Liêm (2003) [62] cho biết việc tổ hợp
khẩu phần thức ăn cho gà nếu thừa protein hoặc mất cân đối axit amin đều dẫn
đến sự khai thác năng lượng trong thức ăn không hiệu quả. Ngoài ra, việc xác
định mức năng lượng trao đổi tối thiểu trong khẩu phần thức ăn của gà cũng được
căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của chúng và được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nhu cầu năng lượng trao đổi của gà theo tốc độ sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng Mức năng lượng trao đổi tối thiểu, kcal/kg thức ăn
Năng lượng trao đổi Năng lượng tiêu hóa
Mức cao
 3.000  3.200
Mức trung bình 2.750-3.000 2.970-3.200
Mức thấp
 2.750  2.970
Để năng suất gà đạt tối ưu trên lượng thức ăn được tiêu thụ, thì nhu cầu
năng lượng trao đổi cho gà thịt công nghiệp ở các giai đoạn theo tiêu chuẩn NRC

8

(1984) [154] là 3.011 kcal/kg thức ăn. Tuy nhiên, đối với gà Nòi nuôi thịt ở các
giai đoạn tuổi thì nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng tối ưu là 2.900
kcal/kg thức ăn (Nguyễn Văn Quyên và Võ Văn Sơn, 2008a [168]; 2008b [169]).
Lượng ăn vào của gà tương quan nghịch với mức năng lượng trao đổi khẩu
phần, chẳng hạn gà sẽ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn với khẩu phần thấp năng lượng,
ngược lại gà tiêu thụ ít thức ăn hơn với khẩu phần cao năng lượng (Summers,
2000) [212]. Kết quả nghiên cứu của Brue and Latshaw (1985) [28] cũng cho
thấy gà giò nuôi thịt tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi ăn khẩu phần năng lượng
cao so với gà được nuôi bằng khẩu phần năng lượng từ thấp tới vừa. Bên cạnh đó,
gà có thể tự điều chỉnh năng lượng ăn vào nhưng không chính xác, nên khi ăn
khẩu phần cao năng lượng gà sẽ tích lũy mỡ trong cơ thể, từ đó lượng ăn vào
giảm dẫn đến thiếu dưỡng chất và giảm tăng trọng (NRC, 1994) [155]. Theo Bùi
Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) [30] cho biết năng lượng không bị bài thải ra
ngoài khi lượng tiêu thụ của gà dư thừa mà năng lượng được tích lũy vào cơ thể.
Tuy nhiên gà thịt điều hòa lượng ăn vào chính xác hơn khi được nuôi bằng khẩu
phần năng lượng thấp (Latshaw et al., 1990) [117].
Khẩu phần của gà nuôi thịt chăn thả vườn theo khuyến cáo của Trần Công
Xuân và ctv (1999) [220] thì mức năng lượng trao đổi là 3.100 kcal/kg thức ăn đã
cho năng suất tốt nhất. Đồng thời, tác giả Nguyễn Bá Thuyên (1998) [158] đề
nghị sử dụng khẩu phần có hàm lượng dinh dưỡng cho gà Ta Vàng nuôi ở thành
phố Hồ Chí Minh với năng lượng trao đổi là 3.000 kcal/kg thức ăn. Do đó, việc
nghiên cứu mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần của gà H’mông nuôi thịt từ
3.000 kcal/kg thức ăn trở lên là điều cần thiết.
2.4.2 Ảnh hưởng của axit amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng
thịt gà
2.4.2.1 Axit amin thiết yếu
Axit amin là acid hữu cơ, đơn vị nhỏ nhất để tổng hợp nên protein và được
cấu tạo bởi carbon, hydro, oxy, nitơ, một số axit amin còn chứa lưu huỳnh và

selen (Fuller, 2004) [75]. Có 20 loại axit amin tham gia vào quá trình sinh tổng
hợp protein trong cơ thể gà và về chức năng sinh lý thì tất cả đều quan trọng. Tuy
nhiên, các loại axit amin này được chia thành 2 nhóm đó là axit amin thiết yếu và
axit amin không thiết yếu. Axit amin thiết yếu là các axit amin phải được cung
cấp từ thức ăn, còn axit amin không thiết yếu là axit amin mà cơ thể có thể tổng
9

hợp từ các axit amin khác (D’Mello, 2003a) [56]. Ngoài ra, các axit amin thiết
yếu có trong thức ăn với tỉ lệ so với nhu cầu thấp nhất bên cạnh các axit amin
thiết yếu khác, nó quyết định mức độ tổng hợp protein trong cơ thể gà là axit
amin giới hạn (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002) [61]. Vì vậy khi xây dựng khẩu
phần cho gà phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu.
Cơ thể gà cần 12 axit amin thiết yếu, trong đó lysine là axit amin thiết yếu
được quan tâm đầu tiên (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002) [61]. Một số axit amin
thiết yếu có thể chuyển hóa cho nhau như methionine có thể chuyển hóa thành
cystein và cystin nhưng không thể chuyển hóa ngược lại (Baker, 1976) [14]. Do
đó nhu cầu methionine chỉ được thỏa mãn bằng methionine và methionine tối
thiểu phải chiếm 40-60% so với tổng số methionine + cystin (Dương Thanh Liêm
và ctv., 2002) [61]. Ngoài ra, phenylalanin có thể chuyển hóa thành tyrosine
(Sasse and Baker, 1972) [193], nhưng sự chuyển hóa ngược lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ
(Ishibashi, 1972) [98]. Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (2002) [61] thì tyrosine
phải chiếm 46% tổng số của phenylalanin + tyrosin.
2.4.2.2 Bảng axit amin lý tưởng và nhu cầu axit amin của gà thịt
Hiện nay, bảng axit amin lý tưởng theo lysine được sử dụng để xây dựng
công thức khẩu phần cho gà (Baker and Han, 1994 [15]; NRC, 1994 [155]; Baker,
1997 [16]; Emmert and Baker, 1997 [69]; Mack et al., 1999 [131]; Baker et al.,
2002 [18]). Bảng axit amin lý tưởng không phải là nhu cầu axit amin, mà là tỉ lệ
axit amin không thay đổi khi protein trong khẩu phần thay đổi. Vì vậy, khi nhu
cầu axit amin của gà thay đổi thì phải tuân theo bảng axit amin lý tưởng lysine.
Theo Mack et al. (1999) [131] để xác định bảng axit amin lý tưởng chính

xác cần lưu ý: thí nghiệm phải sử dụng khẩu phần cơ bản giống nhau, gà và giai
đoạn thử nghiệm giống nhau; biết khả năng tiêu hóa axit amin thực sự của khẩu
phần cơ bản; phân loại axit amin rõ ràng để giới hạn axit amin được nghiên cứu;
mục tiêu và qui trình rõ ràng để dự đoán nhu cầu mỗi axit amin. Bảng axit amin
lý tưởng theo lysine để xây dựng khẩu phần cho gà được trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng axit amin lý tưởng theo lysine của Baker (1997) [16] được hiệu chỉnh
một phần từ kết quả của Baker and Han (1994) [15], tỉ lệ này đã được so sánh với
kết quả của NRC (1994) [155] và một số tỉ lệ đã dựa vào số liệu của Han and
Baker (1994) [82]. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bảng axit amin lý tưởng này thì nhu
cầu lysine duy trì cao hơn so với các kết quả trước đó của Edwards and Baker
10

(1999) [68]. Emmert and Baker (1997) [69] đề nghị không thay đổi tỉ lệ
tryptophan và axit amin có gốc lưu huỳnh đối với gà thịt tuần 6, 8 hay 10 và tỉ lệ
threonine:lysine này tăng nhẹ khi gà lớn dần. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
Salehifar et al. (2012) [191] cho thấy tăng trọng của gà thịt giai đoạn 29-42 ngày
tuổi tăng khi tỉ lệ các axit amin so với lysine tăng ở mức như leucine:lysine
(144:100), isoleucine:lysine (75:100), methionine:lysine (48:100), valin:lysine
(85:100) và met+cys:lys (81:100). Tương tự, Mack et al. (1999) [131] yêu cầu tỉ
lệ methionine+cystin so với lysine cho gà thịt thấp nhất là 77:100.
Bảng 2.2: Bảng axit amin lý tưởng theo lysine trong khẩu phần của gà
Axit amin Baker (1997)
[16]

NRC (1994)
[155]

Mack et al. (1999)
[131]


Baker et al. (2002)
[18]

Lysine 100

100

100

100

Methionine 36

42

-

-

Cystine 36

33

-

-

SAA 72

75


70

-

Threonine 67

67

59

56

Valine 77

75

76

78

Isoleucin 67

67

66

61

Leucine 109


100

-

-

Tryptophan 16

17

17

17

Arginin 105

104

104

105

Histidine 35

29

-

-


Phe + tyr 105

112

-

-

Chú thích: SAA: axit amin chứa lưu huỳnh; Phe + tyr: phenylalanin + tyrosine.
Nhu cầu axit amin duy trì khác với nhu cầu axit amin cho tăng trọng tối ưu
ở gà thịt. Nhu cầu axit amin cho duy trì hàng ngày thấp ở giai đoạn gà con, sau đó
nhu cầu này tăng dần khi gà thịt lớn dần lên. Hơn nữa, mỗi dòng gà thịt có tỉ lệ
tăng trưởng và thành phần thân thịt khác nhau thì nhu cầu axit amin cũng khác
nhau. Nhu cầu lysine của gà thịt theo khuyến cáo của NRC (1994) [155] ở giai
đoạn 0-3; 3-6 và 6-8 tuần tuổi lần lượt là 11; 10 và 8,5g/kg thức ăn. Tuy nhiên
hàm lượng axit amin trong khẩu phần nuôi gà thịt trong những năm gần đây đã
được nâng lên và được trình bày ở Bảng 2.3.

11

Bảng 2.3: Hàm lượng axit amin trong khẩu phần gà thịt từ năm 2001 đến 2006
Hàm lượng protein thô và axit amin
Năm CP (%)

Lys (%)

Met (%)

Met+Cys (%)


Thr (%)

Giai đoạn gà úm
2001 22,4

1,20

0,51

0,87

0,83

2002 22,3

1,23

0,53

0,90

0,83

2003 22,0

1,26

0,53


0,88

0,83

2004 22,0

1,26

0,53

0,88

0,83

2005 22,3

1,28

0,54

0,89

0,85

2006 22,2

1,29

0,55


0,9

0,86

Giai đoạn gà giò
2001 20,9

1,12

0,50

0,86

0,76

2002 20,8

1,12

0,50

0,85

0,76

2003 20,2

1,12

0,48


0,84

0,75

2004 20,4

1,15

0,48

0,82

0,76

2005 20,6

1,17

0,50

0,84

0,77

2006 20,4

1,16

0,49


0,83

0,77

Giai đoạn vỗ béo
2001 19,8

1,02

0,42

0,77

0,73

2002 19,7

1,06

0,46

0,82

0,73

2003 19,2

1,06


0,46

0,80

0,71

2004 19,7

1,10

0,44

0,78

0,73

2005 19,8

1,10

0,48

0,81

0,73

2006 20,2

1,13


0,49

0,81

0,77

Nguồn: Petri and Lemme (2007) [181].
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng sinh trưởng của gà
thịt thì việc cân bằng axit amin trong khẩu phần đã sử dụng theo bảng lý tưởng
của lysine. Vì vậy, để gà H’mông sử dụng thức ăn hiệu quả và cho năng suất cao
thì việc cân bằng axit amin trong khẩu phần cũng tuân theo tỉ lệ lysine. Hơn nữa,
hàm lượng lysine trong khẩu phần được thử nghiệm ở mức sử dụng cho gà công
nghiệp nuôi thịt để theo dõi khả năng sinh trưởng của gà H’mông.
12

2.4.2.3 Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần lên thân thịt và chuyển
hóa thức ăn của gà thịt
Lysine là axit amin thiết yếu và cũng là axit amin giới hạn đầu tiên của khẩu
phần gà nên phải được cung cấp từ thức ăn (Wikipedia, 2013b) [243]. Hơn nữa,
lysine được dùng để tính theo bảng axit amin lý tưởng nên việc xác định nhu cầu
lysine phải được thực hiện đầu tiên và chính xác (Baker, 2003) [19].
Bổ sung lysine vào khẩu phần ở mức thấp hay cao hơn nhu cầu đều ảnh
hưởng đến chất lượng thịt và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà. Chẳng hạn khi bổ
sung lysine cao hơn mức nhu cầu sẽ làm gà lớn nhanh hơn (Leclercq, 1997) [125]
và đặc biệt là năng suất thịt ức của gà tăng (Hickling et al., 1990 [88]; Moran and
Bilgili, 1990 [148]). Tương tự, Leclercq (1997) [125] cho biết bổ sung lysine 13
g/kg thức ăn trong khẩu phần cho gà thịt từ 21-49 ngày tuổi làm giảm hệ số
chuyển hóa thức ăn còn 2,05 và lượng mỡ bụng giảm còn 26,7 g/kg thân thịt. Tuy
nhiên, để gà thịt từ 3-6 tuần tuổi tăng trọng tốt nhất và mỡ thấp nhất thì nhu cầu
lysine tương ứng là 10,14 và 10,6 g/kg thức ăn (Han and Baker, 1994) [82].

Tesseraud et al. (1996) [217] cho biết khi giảm lysine xuống 7,7 g/kg thức ăn dẫn
đến sợi cơ IIb giảm do tăng sự phân giải của loại cơ này, trái lại với mức lysine
10,1 g/kg thức ăn thì cơ I và IIb sẽ ít ảnh hưởng hơn ở gà 2, 3 và 4 tuần tuổi. Ảnh
hưởng của việc bổ sung lysine lên năng suất và thành phần thân thịt của gà trống
thịt 20-40 ngày tuổi được trình bày ở Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung lysine lên năng suất và thành phần
thân thịt của gà trống thịt 20-40 ngày tuổi
Lysine
(g/kg TA)
Chuyển hóa TA (g
TA/1.000g TT)

Thịt ức (g/kg KLCT)

Mỡ bụng (g/kg
KLCT)

8,0 1.982
a

148,7
a

25,4
c

8,9 1.846
b

159,5

b

24,3
bc

9,8 1.755
cd

169,0
c

22,4
ab

10,7 1.796
c

171,3
c

20,4
a

11,6 1.719
cd

168,1
c

20,4

a

12,5 1.710
d

170,3
c

19,4
a

Nguồn: Leclercq (1997) [125]; Chú thích: TA: thức ăn, TT: tăng trọng, KLCT: khối lượng cơ thể.
Khi thiếu lysine thì tăng trưởng của gà thịt giảm, nhưng hệ số chuyển hóa
thức ăn tăng (Leclercq, 1997) [125], trái lại khi tăng lysine trong khẩu phần thì
13

giảm hệ số chuyển hóa thức ăn do giảm sự tích lũy mỡ. Kết quả nghiên cứu của
Leclercq (1997) [125] đã nêu được nhu cầu lysine cho gà thịt từ 21-49 ngày tuổi
để hệ số chuyển hóa thức ăn đạt 2,03 là 10,07 g/kg khối lượng cơ thể tăng thêm.
Trong khi, nhu cầu lysine của gà thịt từ 3-6 tuần tuổi cho hệ số chuyển hóa thức
ăn tốt nhất theo Han and Baker (1994) [82] là 11,55 g/kg. Theo phân tích của
Leclercq (1997) [125] cho thấy nhu cầu lysine để gà thịt đạt tăng trọng tốt là 9,69
g/kg, nhưng để hệ số chuyển hóa thức ăn giảm thì nhu cầu lysine trong khẩu phần
là 11,84 g/kg thức ăn, như vậy nhu cầu lysine của gà thịt để giảm hệ số chuyển
hóa thức ăn cao hơn nhu cầu lysine để tăng tăng trọng.
Trong khi gà H’mông thuộc nhóm giống gà thả vườn của địa phương,
nhưng được nuôi để lấy thịt, đòi hỏi tăng trọng nhanh và thân thịt đạt chất lượng
cao. Do đó có thể sử dụng nhu cầu lysine trong khẩu phần của các giống gà
chuyên thịt để thăm dò trên giống gà H’mông.
2.4.2.4 Ảnh hưởng của methionine và cystine trong khẩu phần lên thân

thịt và chuyển hóa thức ăn của gà thịt
Methionine và cystine là axit amin thiết yếu có chứa gốc lưu huỳnh, tham
gia vào quá trình tổng hợp protein, ngoài ra methionine còn là axit amin cho
nhóm metyl trong quá trình trao đổi chất (D’Mello, 2003b) [57]. Nhu cầu
methionine+cystine cho gà thịt giai đoạn 0-3 tuần tuổi là 9 g/kg thức ăn theo
NRC, (1994) [155] và Wadroup et al. (1979) [234]. Đối với gà thịt giai đoạn 3-6
tuần tuổi thì nhu cầu methionine+cystine là 7,2g/kg thức ăn, giai đoạn 6-8 tuần
tuổi là 6 g/kg thức ăn (NRC, 1994) [155], cao hơn mức đề nghị của Boogaardt
and Baker (1973b) [25] về nhu cầu methionine+cystine cho gà thịt giai đoạn 6-8
tuần tuổi là 5,1 g/kg thức ăn.
Kết quả nghiên cứu của Dilger and Baker (2008) [49] cho biết khi bổ sung
0,8 g DL-methionine vào khẩu phần thiếu methionine làm tăng lượng ăn vào từ
15,7 g/ngày lên 27,6 g/ngày, từ đó cải thiện tăng trọng từ 5,9 g/ngày lên 17,2
g/ngày ở gà con công nghiệp. Bổ sung methionine với các mức 3,2; 3,8; 4,4 và 5
g/kg thức ăn lên gà Ross 308 giai đoạn 0-3 tuần tuổi, mặc dù không làm ảnh
hưởng đến tăng trọng nhưng chuyển hóa thức ăn được cải thiện khi methionine
tăng dần (Kalinowski et al., 2003) [104]. Hơn nữa, chuyển hóa thức ăn được cải
thiện rõ rệt khi tăng methionine trong khẩu phần đến 5 g/kg thức ăn đối với gà
Ross 308 giai đoạn 3-6 tuần tuổi. Schutte and Pack (1995a [197]; 1995b [198])
cũng cho biết với mức methionine 5 g/kg thức ăn trong khẩu phần đã làm hiệu
14

quả sử dụng thức ăn và năng suất thịt ức tốt nhất ở gà cùng độ tuổi được nuôi
bằng khẩu phần chứa methionine thấp hơn.
Mặc dù methionine trong khẩu phần có thể làm thay đổi sự thủy phân mỡ
bụng do enzym (Takahashi and Akiba, 1995) [215], nhưng việc bổ sung đầy đủ
axit amin chứa lưu huỳnh cho thấy methionine ảnh hưởng lớn hơn sự tác động
của enzym (Jensen et al., 1989 [101]; Mendonca and Jensen, 1989 [143]; Moran,
1994 [150]; Jeroch and Pack, 1995 [102]; Schutte and Pack, 1995a [197]). Hơn
nữa, việc bổ sung methionine để đáp ứng nhu cầu axit amin chứa gốc lưu huỳnh

cho thấy đã cải thiện năng suất thịt ức cho gà thịt lúc 6 tuần tuổi (Hickling et al.,
1990 [88]; Schutte and Pack, 1995a [197]; b [198]; Huyghebaert and Pack, 1996
[97]). Kết quả nghiên cứu của Kalinowski et al. (2003) [104] cho thấy bổ sung
methionine 4,6 g/kg thức ăn làm chất lượng thịt gà từ 3-6 tuần tuổi đạt tối ưu.
2.4.2.5 Ảnh hưởng của threonine trong khẩu phần lên thân thịt và
chuyển hóa thức ăn của gà thịt
Threonine là axit amin giới hạn thứ 3 sau lysine và methionine của cơ thể gà
(Han et al., 1992 [81]; Fernandez et al., 1994 [74]; Kidd et al., 1997 [107]). Nhu
cầu threonine của gà thịt từ 0-3 tuần tuổi phần lớn đều thống nhất là 8 g/kg thức
ăn (NRC, 1994) [155], cao hơn nhu cầu threonine theo cách tính của Baker
(2003) [19] ở mức 6,85 g/kg thức ăn và cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của
Kidd et al. (1997) [107]. Mô tả threonine:lysine lý tưởng theo Baker et al. (2002)
[18] là 56:100, thấp hơn kết quả đã được xác định trước đó của Baker (1997) [16]
là 67:100 và của Mack et al. (1999) [131] là 59:100 đối với gà từ 20-40 ngày tuổi.
Do đó mô tả tỉ lệ lý tưởng của threonine:lysine được đề nghị là dưới 60:100 cho
gà thịt từ 0-40 ngày tuổi (Mack et al., 1999) [131].
Gà được bổ sung threonine lúc 21-42 ngày tuổi ở mức 7,3-8,7 g/kg thức ăn
cho lượng ăn vào và tăng trọng hàng ngày cao hơn khi chỉ bổ sung ở mức 5,2-6,6
g/kg thức ăn (Kidd et al., 2004) [112], đồng thời chuyển hóa thức ăn giảm ở mức
threonine 6,6-8,7 g/kg thức ăn so với mức threonine 5,2-5,9 g/kg thức ăn. Ngoài
ra, gà được nuôi với khẩu phần 7,3 g threonine/kg thức ăn cho khối lượng thịt ức
và thân thịt cao hơn so với khẩu phần chứa threonine 5,2-6,6 g/kg thức ăn. Tuy
nhiên, khối lượng thân thịt và thịt ức đã tăng khi threonine khẩu phần tăng từ 5,2
lên 5,6 g/kg thức ăn. Để tăng trọng tốt thì threonine được bổ sung vào khẩu phần
ở mức 5,9 g/kg theo Mack et al. (1999) 131], ở mức 7 g/kg thức ăn theo Webel et
al. (1996) [239], Kidd and Kerr (1997) [108] và Penz et al. (1997) [178]. Trong
15

khi đó Kidd and Kerr (1997) [108] cho biết khối lượng thịt ức tăng dần với mức
threonine từ 7,8 g/kg thức ăn trở lên ở gà 30-42 ngày tuổi. Tuy nhiên, ở gà 42-56

ngày tuổi thì nhu cầu threoninee cho thịt ức tốt cao hơn nhu cầu threoninee cho
tăng trọng tốt (Dozier et al., 2006) [58], trong khi đó Kidd et al. (1999) [110] và
Kidd et al. (2003) [111] không đồng ý với nhận định này. Theo nghiên cứu của
Kidd and Kerr (1997) [108] và Kidd et al., (1999) [110] cho thấy nhu cầu
threonine tạo mỡ bụng thấp nhất đã thấp hơn nhu cầu threonine cho tăng trọng
cao nhất. Hơn nữa, đối với 2 khẩu phần đều thiếu threonine, nếu khẩu phần nào
có protein thô thấp thì lượng mỡ bụng của gà được nuôi bằng khẩu phần đó thấp
hơn (Kidd et al., 1999) [110]. Kidd et al. (1999) [110] còn cho biết threonine là
axit amin tới hạn cho sự phát triển cơ ức đối với gà từ 54 ngày tuổi trở lên.
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng axit amin
Sự đáp ứng axit amin riêng biệt của gà đang tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố bao gồm nhiệt độ môi trường, stress, giới tính, tuổi, giống gà và
khẩu phần nuôi dưỡng.
Hiệu quả sử dụng lysine của gà trống tơ khi nuôi ở nhiệt độ 31,1°C giảm so
với gà nuôi ở nhiệt độ 20°C (March and Biely, 1972) [134]. Hơn nữa, phần lớn gà
con được nuôi ở nhiệt độ 31,1°C tiêu thụ thức ăn giảm, do đó khẩu phần phải có
hàm lượng lysine cao hơn để bù đắp cho lượng ăn vào giảm. Đối với gà 8-22
ngày tuổi, khi bị stress nhiệt sẽ làm tăng trọng và lượng ăn vào giảm khoảng 22%
và nhu cầu lysine của gà mái tăng nhưng nhu cầu của gà trống không tăng. Gà thịt
21-42 ngày tuổi, khi nuôi ở nhiệt độ 25-33
o
C đã làm tăng trọng, lượng ăn vào, thịt
ức và năng suất thịt đùi giảm, nhưng hệ số chuyển hóa thức ăn tăng so với gà nuôi
ở nhiệt độ 21,1
o
C; trái lại nếu gà nuôi ở nhiệt độ dưới 21,1
o
C làm tăng lượng ăn
vào và tăng tỉ lệ chết (Mendes et al., 1997) [142].
Ngoài ra, nhu cầu lysine và axit amin có gốc lưu huỳnh của gà giò giảm dần

sau khi gà được tiêm kháng nguyên theo kết quả nghiên cứu của Klasing and
Barnes (1988) [113] như: nhu cầu lysine của gà được tiêm nước muối là 9,5 g/kg
thức ăn, trong khi đó gà được tiêm kháng nguyên thì nhu cầu lysine chỉ còn 7-9,5
g/kg thức ăn. Tuy nhiên, nhu cầu axit amin cho tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn không thể xác định từ ảnh hưởng của stress miễn dịch (Swain and Johri,
2000) [213]. Thiếu axit amin sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của gà con nuôi
thịt và khi đưa axit amin vào cơ thể gà sẽ làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch
chứ không phải là nhu cầu (Konashi et al., 2000) [114].
16

Lượng axit amin trong khẩu phần của gà thịt giảm dần theo độ tuổi (NRC,
1994) [155], phù hợp với với nhu cầu axit amin của gà thịt cũng giảm dần theo
tuổi (Behrends and Waibel, 1980) [23]. Tuy nhiên, nhu cầu lysine cho tăng trọng
cao nhất là 4,62 g/kg protein ở gà 14-28 và 42-56 ngày tuổi, nhưng nhu cầu axit
amin chứa gốc lưu huỳnh giảm từ 3,05 g/kg protein ở gà 14-28 ngày tuổi xuống
2,56 g/kg protein ở gà 42-56 ngày. Kết quả của D’Mello (1983) [54] cho thấy nhu
cầu axit amin chứa gốc lưu huỳnh ở giống gà tây cũng khác nhau theo độ tuổi.
Ở những giống gà khác nhau thì nhu cầu axit amin cũng khác nhau, đặc biệt
là nhu cầu arginin của gà con nuôi thịt là 12,5 g/kg thức ăn, còn gà tây là 16 g/kg
thức ăn (NRC, 1994) [155]. Sử dụng nhu cầu arginin khác nhau ở các giống ít
được giải thích và thường được chấp nhận theo qui luật chung (Nesheim, 1968)
[156]. Tuy nhiên, nhu cầu arginin ở những giống gà thịt thương phẩm không khác
nhau (Wilburn and Fuller, 1975) [241]. Từ kết quả so sánh nhu cầu axit amin ở gà
con nuôi thịt và gà tây con, D’Mello (1979) [53] cũng ghi nhận được nhu cầu axit
amin ở những giống gà khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên nhu cầu isoleucin và
valin ở gà tây và gà con giống nhau (D’Mello, 1975) [51] và nhu cầu axit amin
chứa gốc lưu huỳnh cũng giống nhau ở 2 giống gà này (D’Mello, 1976) [52]. Bên
cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của Leclercq et al. (1997) [125] cho thấy không
phân biệt được nhu cầu axit amin gốc lưu huỳnh của gà thịt ít mỡ và gà thịt nhiều
mỡ, nhưng gà thịt tích lũy mỡ ít đã chuyển hóa axit amin này thành protein hiệu

quả hơn và tăng trọng là yếu tố đánh giá hiệu quả của axit amin chứa gốc lưu
huỳnh được ăn vào. Hơn nữa, nhu cầu threonine là rất giống nhau ở 2 nhóm gà
này (Alleman et al., 1999) [9], nhưng lysine được sử dụng hiệu quả hơn ở nhóm
gà thịt mỡ thấp (Tesseraud et al., 1996) [217].
Năng lượng trao đổi là yếu tố điều hòa lượng ăn vào của gà thịt đang sinh
trưởng. Kết quả nghiên cứu của Boomgaardt and Baker (1973a) [24] cho thấy
tăng trọng của gà thịt thay đổi tương ứng với 3 mức năng lượng trao đổi trong
khẩu phần, nhưng hiệu quả sử dụng axit amin chứa gốc lưu huỳnh của gà không
bị ảnh hưởng bởi năng lượng trao đổi của khẩu phần. Thật ra, năng lượng trao đổi
khẩu phần chỉ ảnh hưởng thông qua sự thay đổi lượng ăn vào, mà không ảnh
hưởng đến khả năng sử dụng axit amin (Boomgaardt and Baker, 1973a) [24].
Khẩu phần cân bằng axit amin sẽ làm giảm lượng ăn vào, trong khi hiệu quả
sử dụng axit amin không thay đổi (Harper and Rogers, 1965) [85]. Tuy nhiên,
quan điểm trên vẫn còn nhiều tác giả như Morris et al. (1987) [151]; Mendonca
17

and Jensen (1989) [143]; Abebe and Morris (1990) [2] chưa chấp nhận. Bởi vì khi
protein thô trong khẩu phần tăng từ 140 g lên 280 g/kg thức ăn thì hiệu quả sử
dụng lysine giảm, đặc biệt ở khẩu phần chứa hàm lượng protein thô cao (260 g và
280 g/kg thức ăn). Ngoài ra, Abebe and Morris (1990) [2] còn cho rằng đây là
ảnh hưởng của cân bằng chung do axit amin được hấp thu vượt trội khi tiêu hóa
khẩu phần chứa protein cao. Tuy nhiên, năng suất sinh trưởng của gà con giảm
thấp khi được nuôi với khẩu phần thiếu lysine (D’Mello, 1990) [55], bên cạnh đó
lượng lysine ăn vào và tăng trọng có mối quan hệ tuyến tính dương với nhau.
2.4.4 Ảnh hưởng của axit amin tổng hợp lên năng suất gà thịt
Việc tận dụng nguồn thức ăn địa phương để phát triển gà thả vườn là điều
cần thiết, nhưng thức ăn này thường khiếm khuyết một số axit amin thiết yếu, do
đó cần bổ sung axit amin tổng hợp vào khẩu phần để cải thiện hiệu quả sử dụng
protein. Hơn nữa, axit amin tổng hợp có giá trị sinh học cao hơn khi các axit amin
được liên kết với nhau (Izquierdo et al., 1988 [99]; Han et al., 1990 [79]; Chung

and Baker, 1992 [37]; Ciftci and Ceylan, 2004 [38]). Do đó, Izquierdo et al.
(1988) [99] và Chung and Baker (1992) [37] cho biết axit amin tổng hợp theo lý
thuyết là được hấp thu vào ruột 100%. Han and Lee (2000) [84] cho biết axit
amin tổng hợp ảnh hưởng đến tăng trọng của gà và đóng vai trò quan trọng trong
giai đoạn 3-6 tuần tuổi. Hơn nữa, nuôi gà bằng khẩu phần chứa axit amin thiết
yếu cân bằng và đầy đủ sẽ làm giảm lượng nitơ tiêu thụ/con/ngày (Han, 1996)
[83]. Hơn nữa, năng suất gà thịt không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng protein thô
của khẩu phần khi bổ sung đầy đủ lysine và methionine (Han and Lee, 2000) [84]
và bổ sung thêm 0,1% lysine trong khẩu phần có thể giảm 2% lượng protein thô.
Theo Cho et al. (1996) [35], có thể giảm 3% lượng protein thô bằng cách bổ sung
cho mỗi axit amin lysine, methionine, threonine và tryptophan vào khẩu phần
0,1%, sẽ làm tăng trọng và hiệu quả thức ăn được cải thiện 1,6% và 15,6% ở giai
đoạn 0-3 tuần tuổi và giai đoạn 3-6 tuần tuổi là 2,1% và 0,4%. Năng suất gà thịt
tương tự khi nuôi bằng khẩu phần 22% hoặc 18% protein thô và được bổ sung
0,03% lysine và 0,13% methionine tổng hợp (Fancher and Jensen, 1989a [71];
1989b [72]). Trong khi đó, bổ sung methionine tổng hợp có thể giảm 2% protein
thô khẩu phần (Summers et al., 1992) [211] và bổ sung lysine và methionine tổng
hợp thì protein thô có thể được giảm 4% (Summers and Leeson, 1984) [209].
Kết quả nghiên cứu của Abdel-Maksoud et al. (2010) [1] cho thấy protein
thô trong khẩu phần là 21% được bổ sung axit amin tổng hợp thiết yếu để đạt
18

protein thô (21,68%), cho tăng trọng cao hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn
khi nuôi gà bằng khẩu phần chứa 23% protein thô ở giai đoạn 0-18 ngày tuổi. Kết
quả tương tự, khi nuôi gà bằng khẩu phần chứa 19% được bổ sung axit amin thiết
yếu để đạt 21,4% protein thô (Waldroup et al., 2005) [236] và nhiều nghiên cứu
cũng cho kết quả tương tự (Summers and Leeson, 1985 [210]; Schutte, 1987
[196]; Stillborn and Waldroup, 1989 [208]; Parr and Summers, 1991 [174]; Han
et al., 1992 [81]; Moran et al., 1992 [149]; Descherpper and de Groote, 1995
[48]). Ciftci and Ceylan (2004) [38] đã chứng minh khi sử dụng khẩu phần (đối

chứng) có protein thô 21,3% thì năng suất gà thu được ở giai đoạn úm thấp hơn
nuôi gà bằng khẩu phần với protein thô (19,13% và 17,97%) được bổ sung axit
amin tổng hợp để protein thô đạt bằng với khẩu phần đối chứng. Việc bổ sung
axit amin tổng hợp vào khẩu phần 21% protein thô cho kết quả tốt hơn khẩu phần
23% protein thô là do axit amin dạng tự do được trao đổi và hấp thu tốt hơn ở
dạng peptid (Bregendahl et al., 2002) [26].
Tiêu thụ thức ăn của gà con được nuôi bằng khẩu phần 23% protein thô thấp
hơn so với khẩu phần thấp protein thô được bổ sung axit amin tổng hợp (Parsons
and Baker, 1982 [175]; Nakhata and Anderson, 1982 [153]; Pesti and Fletcher,
1984 [180]; Fancher and Jensen, 1989b [72]; Aletor et al., 2000 [7]; Sklan and
Plavnik, 2002 [204]). Hơn nữa, nuôi gà bằng khẩu phần thấp protein có bổ sung
axit amin tổng hợp cho thấy lượng ăn vào tăng (Aletor et al., 2000 [7];
Rosebrough and McMurtry, 1993 [190]; Fancher and Jensen, 1989a [71], 1989b
[72]; Rosebrough and Steele, 1985 [189]). Ngoài ra, tương tác giữa protein thô và
lysine khẩu phần chứa 23% protein thô và lysine cao làm tăng khối lượng cơ thể
và hiệu quả thức ăn ở giai đoạn gà úm (Sterling, 2002) [207]. Như vậy, khi thêm
axit amin tổng hợp vào khẩu phần thấp protein thô cho hiệu quả cao hơn khi bổ
sung protein để cân bằng axit amin trong khẩu phần (Hurwitz et al., 1998) [95].
Tuy nhiên, Parsons and Baker (1982) [175]; Bregendahl et al. (2002) [26];
Si et al. (2004) [201]; Jiang et al. (2005) [103]; Waldroup et al. (2005) [236] cho
rằng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà giảm khi ăn khẩu phần thấp
protein thô có bổ sung axit amin tổng hợp. Điều này, Aftab et al. (2006) [5] cho
rằng khi bổ sung nhiều axit amin tự do trong khẩu phần thấp protein thô làm tăng
quá trình dị hóa axit amin ở cơ. Do đó, axit amin tổng hợp chỉ có thể thay thế cho
protein thô ở mức độ nhất định (Pinchasov et al., 1990) [184], trường hợp protein
thô quá thấp thì axit amin tổng hợp không thể bù đắp đủ cho khẩu phần. Việc bổ
19

sung axit amin tổng hợp vào khẩu phần chăn nuôi gà thịt cho thấy năng suất được
nâng lên và đã được ứng dụng rộng rãi trên các giống gà năng suất cao. Tuy nhiên

tại ĐBSCL, việc nghiên cứu bổ sung axit amin tổng hợp thiết yếu trên các giống
gà thả vườn còn rất hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu bổ sung axit amin tổng hợp
thiết yếu vào khẩu phần nuôi gà H’mông nhằm nâng cao năng suất sinh trưởng và
chất lượng thịt là cần thiết.
2.4.5 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và axit amin khẩu phần lên
sinh trưởng và chất lượng thịt gà
Năng lượng trao đổi trong khẩu phần là yếu tố điều hòa lượng ăn vào
(Leeson et al., 1996 [127]; Dozier et al., 2006 [58]), nên mức năng lượng trao đổi
trong khẩu phần sẽ có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà thịt. Lượng ăn
vào của gà giảm sau khi thu nhận đủ nhu cầu năng lượng. Đồng thời, gà có khả
năng điều chỉnh lượng ăn vào để bù đắp sự thay đổi năng lượng khẩu phần
(Dozier et al., 2006 [58]; Leeson et al., 1996 [127]).
Nhu cầu năng lượng của gà thịt trên 44 ngày tuổi là trên 3.200 kcal ME/kg,
vì khi năng lượng khẩu phần ở mức 3.400-3.600 kcal/kg thì lượng ăn vào cũng
tăng (Araújo et al., 2005 [11]). Khi gà được nuôi bằng khẩu phần năng lượng
thấp (3.300 kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn) đã cho tăng trọng thấp, mặc dù
hiệu quả chuyển hóa của năng lượng vào cơ thể cao hơn (Summers and Leeson,
1984) [209]. Hơn nữa, lượng ăn vào của gà thịt giai đoạn vỗ béo giảm, nhưng
chuyển hóa thức ăn được cải thiện khi năng lượng trao đổi của khẩu phần tăng từ
2.700 lên 3.300 kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn (Leeson et al., 1996) [127].
Tương tự, năng suất gà thịt không ảnh hưởng khi tăng năng lượng khẩu phần từ
2.600 lên 3.200 kcal/kg, mặc dù lượng ăn vào giảm nhưng khi năng lượng tăng
lên đã cải thiện chuyển hóa thức ăn (Waldroup et al., 1990) [235]. Holsheimer
and Veerkamp (1992) [92] cho rằng gà tăng trọng cao hơn 4,2% và chuyển hóa
thức ăn cải thiện 12,1% khi tăng năng lượng trao đổi. Đồng thời, năng suất gà thịt
trong giai đoạn vỗ béo tăng tuyến tính với các mức năng lượng trong khẩu phần
3.200, 3.400 và 3.600 kcal năng lượng trao đổi/kg (Pesti et al., 1983) [179].
Nghiên cứu của Deaton et al. (1983) [47] và Holsheimer and Veerkamp
(1992) [92] cho thấy khi tăng năng lượng trong khẩu phần thì năng suất ở các
phần thân thịt không tăng, nhưng tỉ lệ mỡ bụng tăng. Trong khi Jackson et al.

(1982) [100] cho rằng tăng năng lượng trong khẩu phần dẫn đến lượng mỡ bụng
tăng, nhưng kết quả của Griffiths et al. (1977) [77] cho thấy lượng mỡ bụng
20

không tăng. Leeson et al. (1996) [127] cho rằng gà tiêu thụ năng lượng thấp hơn
có khuynh hướng tích lũy mỡ trong thân thịt ít hơn. Mabray and Waldroup (1981)
[130] đã giải thích rằng lượng mỡ cao là do tỉ lệ năng lượng so với protein trong
khẩu phần là cao, mất cân bằng axit amin và loại mỡ được dùng trong khẩu phần.
Năng lượng trao đổi của khẩu phần tăng từ 3.175 lên 3.310 kcal/kg đã làm
giảm lượng ăn vào và chuyển hóa thức ăn ở gà 30-59 ngày tuổi (Dozier et al.,
2006) [58], nhưng khối lượng cơ thể, tăng trọng và tỉ lệ sống sót không bị ảnh
hưởng. Ngoài ra, năng lượng trao đổi trong khẩu phần tăng từ 3.175 lên 3.220
kcal/kg không làm ảnh hưởng đến mỡ bụng hay năng suất thịt ức, nhưng năng
lượng tăng từ 3.220 lên 3.310 kcal/kg làm ảnh hưởng xấu đến năng suất thịt ức
(Dozier et al., 2006) [58]. Nuôi gà thịt bằng khẩu phần năng lượng trao đổi cao đã
cải thiện được sự chuyển hóa thức ăn (Hidalgo et al., 2004 [89]; Leeson et al.,
1996 [127]; Cheng et al., 1997 [34]; Proudfoot and Hulan, 1987 [186];
McNaughton and Reece, 1982 [139], 1984 [140]; Griffiths et al., 1977 [77];
Sinurat and Balnave, 1985 [202]; Dale and Fuller, 1980 [45]). Tuy nhiên, nuôi gà
thịt bằng khẩu phần chứa năng lượng trao đổi 3.220 kcal/kg mang lại hiệu quả
kinh tế (Dozier et al., 2006) [58].
Cho gà thịt ăn khẩu phần cao năng lượng sẽ giúp nhiệt độ cơ thể cao làm cải
thiện năng suất (McNaughton and Reece, 1984 [140]; Dale and Fuller, 1980
[45]). Do đó, nhu cầu năng lượng trao đổi để duy trì hoạt động cơ thể còn bị ảnh
hưởng bởi nhiệt độ môi trường (Hurwitz et al., 1980) [94]. Theo May and Lott
(2001) [136] thì nhiệt độ tối ưu cho tăng trọng và chuyển hóa thức ăn của gà
trống Ross 308 khối lượng cơ thể 2,5-3,0 kg là 16°C.
Axit amin là đơn vị nhỏ nhất gắn kết với nhau tạo thành protein và protein là
cơ sở được sử dụng để xây dựng khẩu phần (Fuller, 2004) [75]. Hàm lượng axit
amin trong khẩu phần không ảnh hưởng hoàn toàn lên thành phần hóa học của cơ

thể gà thịt (D’Mello, 2003b) [57]. Tuy nhiên hàm lượng isoleucin trong khẩu
phần tăng lên dần đến 6g/kg thức ăn đã làm lượng mỡ của cơ thể tăng (Velu et
al., 1972) [229], nhưng tác giả Burnham et al. (1992) [31] cho biết hàm lượng
isoleucin của khẩu phần từ 4g/kg thức ăn trở lên đã làm lượng mỡ cơ thể giảm lúc
3 tuần tuổi. Trong khi đó khi bổ sung lysine vào khẩu phần ở mức 5g/kg thức ăn
trở lên đã làm hàm lượng mỡ cơ thể giảm lúc 3 tuần tuổi (Velu et al., 1972 [229];
Gous and Morris 1985 [76]). Như vậy, hàm lượng isoleucin hay lysine ở mức quá
thấp đã làm lượng mỡ cơ thể thấp, nhưng khi tăng dần 2 axit amin này đã làm cho
21

lượng mỡ cơ thể tăng lên, điều này là do thiếu hụt axit amin từ lượng ăn vào thấp.
Tuy nhiên khi bổ sung thêm axit amin đã dẫn đến giảm lượng mỡ cơ thể, do đó
quan điểm cho rằng lượng mỡ cơ thể tăng tương quan dương với axit amin ăn vào
là không có cơ sở (D’Mello, 2003b) [57]. Ngoài ra, nghiên cứu của Seaton et al.
(1978) [199] cho thấy bổ sung lysine 7,2-16,8 g/kg thức ăn ở gà lúc 3 tuần tuổi,
đã không ảnh hưởng đến hàm lượng mỡ trong cơ thể gà.
Khi nuôi gà trống thịt 3-6 tuần tuổi bằng khẩu phần chứa protein thô
153g/kg thức ăn làm giảm lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn tăng so với
gà được nuôi bằng khẩu phần protein thô cao hơn (Aletor et al., 2000) [7] và khi
gà thịt được nuôi bằng khẩu phần thấp protein thô làm lượng mỡ cơ thể tăng.
Năng suất của gà trống thịt 0-55 ngày tuổi không thay đổi khi bổ sung lysine
trong khẩu phần ở 3 mức (9,5; 10,5 và 11,5 g/kg thức ăn) (Araújo et al., 2005)
[11], lượng ăn vào và chuyển hóa thức ăn giảm khi lysine trong khẩu phần tăng.
Han and Baker (1991) [80] cho biết khi tăng lysine trong khẩu phần có thể làm
giảm lượng ăn vào nhưng tăng trọng không giảm, dẫn đến hệ số chuyển hóa thức
ăn giảm. Tuy nhiên, Parr and Summers (1991) [174] cho biết bổ sung lysine vượt
10% so với nhu cầu bình thường thu được năng suất không đổi, nhưng Kidd et al.
(1997) [107] cho rằng bổ sung lysine vượt 105% nhu cầu lysine theo Skinner et
al. (1992) [203] cho thấy tăng trọng và chuyển hóa thức ăn tốt hơn.
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và lysine lên tỉ lệ thân thịt,

thịt ức và mỡ bụng của gà
Các chỉ tiêu
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) Lysine (g/kg thức ăn)

CV
(%)

3.200

3.400

3.600

9,5

10,5

11,5

Khối lượng (g) 2.700
c

2.775
b

2.886
a

2.793


2.767

2.800

0,98

Tỉ lệ thân thịt (%) 82,81
c

83,71
b

84,71
a

83,45

83,61

84,16

0,84

Tỉ lệ thịt ức (%) 23,44
c

24,43
b

25,21

a

24,16
b

24,32
ab

24,60
a

1,43

Tỉ lệ mỡ bụng (%) 1,72

1,77

1,83

1,7

1,79

1,82

8,84

Nguồn: Araújo et al. (2005) [11]; Chú thích: a, b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký
hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05.
Tăng lysine trong khẩu phần dẫn đến năng suất và tỉ lệ các phần thân thịt

được cải thiện (Han and Baker, 1991) [80], nhưng năng suất thịt không ảnh
hưởng bởi tăng lysine trong khẩu phần ở giai đoạn vỗ béo. Mỡ bụng thấp hơn và
năng suất thịt ức cao hơn khi tăng lysine trong khẩu phần (Acar et al., 1991 [4];
22

Holsheimer and Veerkamp, 1992 [92]). Mặc khác, khẩu phần thiếu lysine làm
giảm 45% tăng trọng so với khẩu phần chứa lysine ở mức bình thường (Tesseraud
et al., 1996) [217] và protein sinh học làm gà tăng trọng cao hơn protein tổng
hợp. Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và lysine lên tỉ lệ thân thịt, thịt ức và mỡ
bụng của gà theo Araújo et al. (2005) [11] được trình bày ở Bảng 2.5.
Thức ăn nuôi gà thịt có protein thô thấp làm giảm năng suất thịt (Moran et
al., 1992) [149] và làm tăng tích lũy mỡ (Moran et al., 1992 [149]; Bartov, 1996
[20]). Tuy nhiên, bổ sung protein thô và axit amin (Met, Lys và Thr) trong khẩu
phần vượt mức trung bình làm năng suất thịt ức tăng (Bartov and Plavnik, 1998
[21]; Han and Baker, 1994 [82]; Schutte and Pack, 1995a [197], b [198]; Kidd
and Kerr, 1997 [108]). Bổ sung lysine vào khẩu phần ở mức 12,2 g/kg thức ăn
không ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng sống sót của gà con nuôi thịt (Corzo
et al., 2005) [42], nhưng bổ sung lysine trên 13,9 g/kg thức ăn làm ảnh hưởng đến
sức khỏe gà con nuôi thịt (Kidd et al., 1998 [109]; Latshaw, 1993 [118]).
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của axit amin lên hệ số chuyển hóa thức ăn, khối
lượng cơ thể, tỉ lệ thân thịt và thịt ức
Mức axit amin FCR

Khối lượng (kg)

Tỉ lệ thân thịt (%)

Tỉ lệ thịt ức (%)

Thiếu axit amin 1,8

a

2,55
c

68,5

19,51
b

Thấp axit amin 1,75
b

2,63
bc

68,9

19,86
ab

Cao axit amin 1,69
c

2,7
ab

68,3

20,14

a

Thừa axit amin 1,65
d

2,73
a

68,7

20,23
a

SEM 0,01

0,04

0,24

0,01

P <0,01

<0,01

0,19

<0,01

Nguồn: Lilly et al. (2011) [128]; Chú thích: a, b các giá trị ở cùng cột mang ít nhất một chữ ký

hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05; FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
Khẩu phần cao axit amin làm tăng tỉ lệ tăng trọng của gà, cũng như cải thiện
hệ số chuyển hóa thức ăn (Corzo et al., 2005) [42]. Do đó, để đảm bảo tăng trọng
và hiệu quả sử dụng thức ăn là cần bổ sung axit amin ở mức vượt trội (Bartov and
Plavnik, 1998 [21]; Skinner et al., 1992 [203]).
Nghiên cứu của (Corzo et al., 2005) [42] cho thấy khẩu phần thấp axit amin
làm mỡ bụng cao, năng suất thịt ức thấp và khối lượng cơ thể giảm. Gà Ross
trống giai đoạn 28-42 ngày tuổi được nuôi bằng khẩu phần thừa axit amin dẫn
23

đến gà đạt khối lượng cao nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn giảm (Lilly et al.,
2011) [128] và được trình bày ở Bảng 2.6.
Khi gà được nuôi bằng khẩu phần thấp axit amin đã làm giảm tăng trọng và
tăng hệ số chuyển hóa thức ăn (Kidd et al., 2004 [112]; Corzo et al., 2005 [42]),
nhưng gà được nuôi bằng khẩu phần cao axit amin cho kết quả tăng trưởng, năng
suất thịt, khối lượng cơ thể đạt cực đại và làm giảm đáng kể hệ số chuyển hóa
thức ăn (Kidd et al., 2004 [112]; Corzo et al., 2005 [42]; Dozier et al., 2008 [59]).
Tuy nhiên, nuôi gà thịt bằng khẩu phần cao axit amin để cải thiện năng suất thì
làm tăng chi phí thức ăn, trái lại thức ăn thấp axit amin thì làm giảm hiệu quả sản
xuất vì thịt ức và năng suất thịt giảm nhưng hệ số chuyển hóa thức ăn cao (Kidd
et al., 2004) [112]. Bảng 2.7 trình bày ảnh hưởng của axit amin khẩu phần lên
thành phần hóa học của thịt đùi và ức.
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của axit amin khẩu phần lên thành phần hóa học của
thịt đùi và ức (% của thịt tươi)
Mức axit amin
Thịt đùi

Thịt ức

Nước,

%

Protein,

%

Mỡ,
%

Nước,
%

Protein,

%

Mỡ,
%

pH 24
giờ

Thiếu axit amin 71,5
b

19,1
b

7,6
a


74,1

23,1

1,0

5,9

Thấp axit amin 72,3
a

19,3
ab

6,4
b

73,9

23,4

0,9

5,9

Cao axit amin 72,4
a

19,6

a

6,4
b

74,1

23,2

0,9

5,9

Thừa axit amin 72,6
a

19,7
a

6,0
b

74,1

23,3

1,1

5,9


SEM 0,26

0,16

0,38

0,11

0,19

0,1

0,02

P <0,05

<0,05

<0,05

0,67

0,76

0,3

0,37

Nguồn: Lilly et al. (2011)[128]; Chú thích: a, b các giá trị ở cùng cột mang ít nhất một chữ ký hiệu
chung không sai khác nhau ở P = 0,05.

Gà được nuôi bằng axit amin khác nhau thì thành phần hóa học của thịt ức
không khác nhau (Lilly et al., 2011) [128], nhưng lượng mỡ thịt đùi được nuôi
bằng khẩu phần thiếu axit amin cao hơn. Nghiên cứu của Corzo et al. (2005) [42]
cho thấy khi axit amin trong khẩu phần tăng sẽ làm tỉ lệ mỡ giảm. pH của thịt ức
lúc 24 giờ ở gà được nuôi bằng các khẩu phần đều giống nhau (Lilly et al., 2011)
[128]. Tác giả Van Laack et al. (2000) [228] và Remignon et al. (2007) [187] cho
biết thịt chất lượng thấp liên quan đến pH giảm mạnh và pH cuối cùng thấp hơn
thịt gà bình thường. Hơn nữa, độ mất nước sau khi nấu của thịt ức không khác
nhau ở các mức axit amin khẩu phần từ 21,5-22,3% (Lilly et al., 2011) [128]
24

nhưng cao hơn so với kết quả của (Corzo et al., 2009 [43]; Schilling et al., 2010
[195]) với độ mất nước sau khi nấu là 20%. Khả năng chấp nhận của người tiêu
dùng đối với thịt gà được nuôi với các mức axit amin khác nhau đều giống nhau
(Lilly et al., 2011) [128]. Năng lượng trao đổi, lysine và methionine+cystin trong
khẩu phần gà thịt năm 1957 và 2001 được trình bày ở Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Năng lượng trao đổi, lysine và methionine+cystin trong khẩu
phần gà thịt năm 1957 và 2001
Khẩu phần năm 1957

Khẩu phần năm 2001

Năng lượng và axit amin Gà con

Gà giò

Gà con

Gà giò


Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 2.895

2.930

3.200

3.150

Lysine (%) 1,18

0,90

1,25

1,10

Met+Cys (%) 0,75

0,65

0,91

0,87

Nguồn: Havenstein et al. (2003a) [86],( b) [87].
Bên cạnh đó, gà thay đổi lượng ăn vào không chỉ lệ thuộc vào năng lượng
khẩu phần mà còn bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ giữa năng lượng và protein hoặc axit
amin (Thomas et al., 1986) [218]. Do đó, nếu khẩu phần nuôi không thiếu axit
amin thì sự sinh trưởng của gà sẽ đáp ứng tốt nhất với năng lượng ăn vào (Leeson
and Summers, 1989) [126]. Aletor et al. (2000) [7] còn cho rằng tỉ lệ năng

lượng/protein trong khẩu phần thấp protein thô làm năng lượng tiêu thụ của gà
tăng, dẫn đến axit amin tiêu thụ tăng. Havenstein et al. (2003a [86]; b [87]) cho
biết hàm lượng năng lượng và axit amin trong khẩu phần đã thay đổi liên tục
trong thời gian dài từ năm 1957 đến 2001.
Tóm lại, năng lượng trao đổi và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn
đến sinh trưởng và chất lượng thịt gà. Sự thay đổi năng lượng trong khẩu phần
tương ứng với từng mức độ axit amin đã làm năng suất của gà thay đổi khác
nhau. Đối với năng suất của gà thả vườn cũng bị ảnh hưởng bởi năng lượng và
axit amin, nên việc nghiên cứu những mức axit amin ứng với các mức năng lượng
để tìm ra năng suất tốt nhất của gà H’mông là cần thiết.
2.4.6 Ảnh hưởng của dinh dưỡng và thức ăn lên chất lượng thịt gà
Dinh dưỡng trong thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ, xương và
mỡ trong cơ thể gà, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt (Mead,
2004) [141]. Trong sự thay đổi cơ thì cơ ức chiếm tỉ lệ cao và được đánh giá là
25

quan trọng nhất (Mead, 2004) [141]. Ngoài ra, tỉ lệ năng lượng/protein trong khẩu
phần cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt (Mead, 2004) [141], vì năng lượng khẩu
phần ảnh hưởng đến thức ăn và protein thô ăn vào.
Khi năng lượng khẩu phần cao hơn nhu cầu protein tối ưu thì mỡ cơ thể tăng
và thịt ức giảm (Mead, 2004) [141], trái lại khi protein vượt trội hơn năng lượng
thì mỡ giảm và thịt ức tăng. Hơn nữa, mỡ bụng tăng hay giảm đều lệ thuộc vào tỉ
lệ năng lượng/protein. Theo Basker et al. (1987) [22] nuôi gà thịt bằng khẩu phần
có tỉ lệ năng lượng/protein tăng thì chất lượng thịt được đánh giá cao nhất ở khẩu
phần giai đoạn úm có 136kcal/100gprotein và giảm đáng kể khi năng lượng tăng
đến 150kcal đối với gà trống. Vì vậy, tỉ lệ năng lượng/protein có thể duy trì,
nhưng năng lượng và protein có thể thay đổi để giảm chi phí thức ăn (Mead,
2004) [141]. Khi khẩu phần được duy trì tỉ lệ năng lượng/protein theo nhu cầu
NRC (1994) [155] và giảm năng lượng dưới 3.200 kcal/kg (Moran, 1980) [147],
dẫn đến khối lượng cơ thể giảm, nhưng thịt ức giảm ít so với mỡ cơ thể. Trái lại,

khẩu phần ít chất béo nhưng năng lượng cao thì tăng trọng, năng suất thịt và mỡ
giảm nhưng khối lượng cơ thể vẫn duy trì (Skinner et al., 1992) [203].
Ngoài ra, khối lượng cơ thể và chất lượng thịt bị ảnh hưởng bởi cân bằng
axit amin lý tưởng như khi cung cấp đầy đủ lysine và threonine làm cho lượng
thịt và mỡ phù hợp, nhưng cung cấp thiếu lysine và threoninee dẫn đến tỉ lệ
thịt/mỡ không đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng (Mead, 2004) [141]. Lysine dưới
mức giới hạn làm giảm cơ ức và khi năng lượng thừa cho quá trình tổng hợp
protein đã làm mỡ giảm phân giải và tăng dự trữ (Mead, 2004) [141]. Như vậy
chất lượng thịt gà chịu ảnh hưởng phần lớn bởi dưỡng chất trong thức ăn, do đó
việc tìm ra khẩu phần nuôi gà cân đối là cần thiết.
2.5 Ảnh hưởng của phương thức nuôi lên sinh trưởng và chất lượng thịt gà
Các giống gà thả vườn của Việt Nam được nuôi với 3 phương thức như nuôi
thả rông, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh (Dương Thanh Liêm, 2003) [62].
Trong đó, giống gà địa phương được nuôi thả là phù hợp nhất (Alemu and
Tadelle, 1997) [6]. Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà bị ảnh hưởng bởi
phương thức chăn nuôi. Tăng trọng và chuyển hóa thức ăn không đổi giữa gà
nuôi nhốt và nuôi thả, nhưng gà nuôi thả thì manh tràng dài hơn và gan nặng hơn
so với nuôi nhốt (Nguyen Thi Kim Khang and Ogle, 2004) [165].

×