Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Hiệu quả sử dụng vắc xin phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.32 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN XUÂN LUÂN
Tên đề tài :
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ
Ở LỢN CON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2012 – 2016

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN XUÂN LUÂN
Tên đề tài :
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VACCINE PHÒNG BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ
Ở LỢN CON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

K44 – Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn:


PGS.TS. Trần Văn Phùng

THÁI NGUYÊN - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, nghiên cứu khoa học là
khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế
nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao tay nghề cho mỗi sinh
viên theo phương châm “học đi đối với hành” . Sau thời gian tiến hành nghiên
cứu khoa học , để hoàn thành được bản báo cáo này ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tơi ln nhận được sự giúp đỡ quý báu , sự chỉ bảo tận tình của các thầ y
cơ trong khoa cũng như các t hầ y cô trong Ban giám hiê ̣u nhà trường đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước tiên, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng
các bác, anh, chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh Nghiên
cứu và phát triển động thực vật bản địa tại xã Tức Tranh – huyện Phú Lương
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướ ng dẫn PGS.TS. Trần Văn Phùng
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt q trình thực tập và hồn thành báo
cáo đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và đạt được nhiều thành tích trong cơng tác có nhiều thành cơng trong
nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Xuân Luân


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái ....................................... 29
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc một số bệnh của lợn rừng con theo
mẹ .................................................................................................. 34
Bảng 4.4. Triệu chứng, bệnh tích của lợn con mắc bệnh viêm ruột hoại tử ... 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử trên đàn lợn rừng lai giai đoạn
theo mẹ và sau cai sữa trong thời gian thực tập ............................ 38
Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử ở đàn lợn rừng lai theo theo
lứa tuổi.......................................................................................... 39
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử của lợn thí nghiệm .................... 41
Bảng 4.8. Tỷ lệ ni sống lợn thí nghiệm ....................................................... 42


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
C. perfringens

: Clostridium perfringens

CFU

: Colony Forming Unit


Cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối Chứng

E. Coli

: Escherichia Coli

EU

: European Union

NC

: Nghiên cứu

PT

: Phát triển

PTLC

: Phân trắng lợn con

SS


: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự

TN

: Thí nghiệm

TT

: Thế trọng

UI

: Internationnal Unit

VRHT

: Viêm ruột hoại tử


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii

MỤC LỤC........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học ............................................................................ 2
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
2.1.Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ......................................................... 3
2.1.1.Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn rừng con ............................................ 3
2.1.2. Khái quát về bệnh viêm ruột hoại tử....................................................... 3
2.1.3.Thiệt hại về kinh tế do bệnh viêm ruột hoại tử gây ra ............................. 3
2.1.4.Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn ...................................... 4
2.1.5. Khái quát về vi khuẩn Clostridium perfringens type A, Clostridium
perfringens type C và cơ chế gây bệnh viêm ruột hoại tử ................................ 4
2.1.6. Triệu trứng và bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử ........................... 12
2.1.7. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy do Clostridiumperfringens type A, Clostridium
perfringens type C, gây ra. ....................................................................................................................... 12
2.1.8. Vắc xin phòng trị bệnh viêm ruột hoại tử ............................................. 13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước..................................... 13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 15


v
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 17
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17
3.2.Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 17
3.3.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 17
3.3.1.Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm ruột hoại tử của lợn rừng lai giai

đoạn theo mẹ và sau cai sữa: ........................................................................... 17
3.3.2.Thử nghiệm vắc xin Litter guard để phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn
con giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa: ............................................................. 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh ...................................... 18
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng vắc xin Litter guard để phòng bệnh
viêm ruột hoại tử ở lợn con ............................................................................. 18
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 18
3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi về tình hình mắc bệnh ............................................... 18
3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm về hiệu quả sử dụng vắc xin ................... 18
3.6.Công thức tính một số chỉ tiêu .................................................................. 19
3.7.Phương pháp sử lý số liệu ......................................................................... 19
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 21
4.1.Công tác phục vụ sản xuất ........................................................................ 21
4.1.1.Công tác giống ....................................................................................... 21
4.1.2.Cơng tác chăm, sóc ni dưỡng đàn lợn................................................ 21
4.1.3.Cơng tác phịng và trị bệnh. ................................................................... 27
4.2.Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học. ................................................. 34
4.2.1. Kết quả nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con .................... 34
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 44
5.1.Kết luận. .................................................................................................... 44
5.2.Tồn tại. ...................................................................................................... 44
5.3. Kiến nghị.................................................................................................. 45


vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
I.Tiếng việt. ..................................................................................................... 46
II.Tiếng anh. .................................................................................................... 48
III. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET .............................................................. 49

PHỤ LỤC


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong
sản xuất nơng nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế của cả nước nói
chung. Chăn ni, với nhiều phương thức phong phú và đa dạng đã góp phần
giải quyết cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người
dân, tạo ra các nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO và các hiệp định tự do thương mại khác thì sản phẩm chăn ni
thuộc ngành nơng nghiệp Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng,
khi làm ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn an tồn vệ sinh, khơng ảnh hưởng tới
sức khỏe con người, mới xuất khẩu ra thị trường thế giới và thu ngoại tệ về cho
đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều
dự án, chương trình như cải tạo giống lợn, xây dựng quy trình chăm sóc
ni dưỡng, quy trình phịng dịch bệnh phù hợp để tạo ra sản phẩm “sạch”,
có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng tiêu chuẩn của người tiêu dùng trong
nước cũng như hướng tới thị trường quốc tế. Hiện nay, các giống lợn địa
phương, lợn rừng đang thu hút sự quan tâm nhiều do phương thức chăn thả tự
do, nhiều nạc, ngon thịt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, đang rất
được ưa chuộng và trở thành “đặc sản” có giá trị trên thị trường.
Lợn rừng mặc dù có sức chống chịu dịch bệnh khá tốt, nhưng vẫn
hay mắc một số bệnh, trong đó có những bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt
bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con… làm tỷ lệ nuôi sống lợn con khá thấp. Lợn
rừng con khi mắc các bệnh này thường khó điều trị do bản năng sinh sống của



2
chúng khá hoang dã, lợn mẹ và lợn con hay sợ hãi khi tiếp xúc với con
người... làm cho bệnh thường trầm trọng, tỷ lệ sống thấp, ảnh hưởng lớn đến
năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con được nhiều tác giả trong và ngồi
nước nghiên cứu, đề cập tới ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bệnh do vi
khuẩn Clostridium gây ra, gồm các loài như: Clostridium perfringens type A
(Viêm ruột hoại tử do sinh ngoại độc tố), Clostridium perfringens type C
(Viêm ruột hoại tử xuất huyết). Để phòng bệnh này cho lợn con, hiện nay đã
có vắc xin Litterguard của hãng Frizer. Vắc xin này đã được sử dụng khá
rộng rãi trên lợn nhà, tuy nhiên việc sử dụng trên lợn rừng chưa được nghiên
cứu. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu
quả sử dụng vắc xin phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con”.
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân gây nên bệnh viêm ruột
hoại tử ở lợn con.
- Thử nghiệm vắc xin phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn rừng giai
đoạn theo mẹ.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học
- Đề tài xác định được hiệu quả của việc sử dụng vắc xin trong phòng
bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn rừng con nuôi tại cơ sở chăn nuôi lợn rừng thuộc
Chi nhánh công ty NC & PT động thực vật bản địa.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo của Chi nhánh công ty NC & PT động thực vật bản địa.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đưa ra các khuyến cáo về sử dụng vắc xin
phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho lợn rừng con, góp phần giảm thiệt hại và

tăng thu nhập cho người chăn nuôi.


3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1.Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn rừng con
Trong cuộc sống hoang dã, lợn con từ 8-12 tuần tuổi mới độc lập với
nguồn dinh dưỡng từ mẹ nên sự thay đổi cần thời gian rất dài. Khả năng tiêu
hóa các chất dinh dưỡng của lợn rừng con giai đoạn đầu còn rất yếu. Lợn
rừng con trong 3 tuần tuổi đầu chỉ có khả năng tiêu hóa cazein, các đường,
lipid của sữa, còn các chất khác từ các thức ăn nhân tạo thì chưa có.
Khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế. Vì lượng axít HCl lúc này
tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch. Ngoài sự thiếu HCl tự
do cịn có sự giảm axít trong dịch vị thức ăn liền với HCl làm cho hàm lượng
HCl tự do rất ít hoặc hồn tồn khơng có trong dạ dày của lợn con bú sữa. Vì
thiếu HCl tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tượng
ỉa chảy ở lợn con.
Để nuôi lợn con thành công trong giai đoạn cai sữa là cần thiết phải
cho lợn con ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa trong ngày.
2.1.2. Khái quát về bệnh viêm ruột hoại tử
Bệnh viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens type C, hoặc type
A gây ra. Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu
hóa của tất cả các lợn con trước khi cai sữa. Nếu chăm sóc ni dưỡng khơng
tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng yếu thì lợn con dễ phát bệnh.
Gây bệnh trên lợn con còn bú, làm lợn con viêm ruột tiêu chảy nặng và
chết. Bệnh thường xuất hiện ở lợn con từ 5 ngày tuổi đến khi cai sữa.
2.1.3.Thiệt hại về kinh tế do bệnh viêm ruột hoại tử gây ra
Ở Việt Nam, bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn do C. perfringens gây ra từ

lâu đã gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi và cho sức khỏe cộng đồng. Các


4
thông báo về bệnh trên người lần đầu tiên đã được công bố vào những năm
70 của thế kỷ XX.
Ở gia súc, năm 1994, bệnh viêm ruột hoại tử đã gây chết rất nhiều
hươu nai. Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1996)[14] đã nghiên cứu và xác định
được nguyên nhân gây bệnh này là do vi khuẩn C. perfringens. Kết quả cho
thấy, C. perfringens không chỉ gây viêm ruột hoại tử cho lợn con, gây nhiễm
độc ruột huyết cho ngựa con mà còn gây viêm ruột hoại tử cho hươu, nai ở
mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vào thời điểm này các nhà khoa học vẫn chưa xác
định được bệnh do C. perfringens thuộc type nào gây ra.
Nghiên cứu của Phan Thanh Phượng và cs (1996)[20] về bệnh viêm
ruột tiêu chảy ở lợn cũng đã thấy số lượng C. perfringens tăng tới hàng triệu
vi khuẩn trong 1 gam phân so với lợn khỏe mạnh.
Năm 1997, tại nhiều địa phương trong nước đã xuất hiện hiện tượng bê,
nghé, trâu, bò chết đột ngột với số lượng lớn. Ban đầu, bệnh này đã nhầm với
bệnh tụ huyết trùng bởi cả hai bệnh này đều gây chết đột ngột. Tuy nhiên, khi
áp dụng các biện pháp phòng trị tụ huyết trùng đối với các gia súc có triệu
chứng của bệnh thì khơng thấy có hiệu quả.
2.1.4.Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn
Do vi khuẩn Clostridium perfringens type C, A. bệnh chủ yếu lây qua
đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ... Bình
thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hoá của tất cả
các lợn con trước khi cai sữa. Nếu chăm sóc ni dưỡng khơng tốt, yếu tố
ngoại cảnh xấu, sức đề kháng của lợn con yếu vì thể lợn con dễ phát bệnh.
2.1.5. Khái quát về vi khuẩn Clostridium perfringens type A, Clostridium
perfringens type C và cơ chế gây bệnh viêm ruột hoại tử
- Hiểu biết về Clostridium perfringens type A

Vi khuẩn C. perfringens type A là vi khuẩn thường xuyên có sẵn trong


5
đường ruột của lợn, có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột ở lợn con lợn
mẹ và lợn sau cai sữa. Mầm bệnh có mặt ở trong đất, phân, chất chứa đường
tiêu hóa nên bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào; cùng một trang trại có thể thấy
nhiều con trong đàn bị mắc bệnh (Taylor, 2006)[32]. Bệnh viêm ruột do C.
perfringens type A chủ yếu là gây hiện tượng tiêu chảy do tiết dịch còn hiện
tượng hoại tử tế bào biểu mơ ruột thì khơng rõ ràng.
-

Mầm gây bệnh
C. perfringens type A cũng giống như C. perfringens type C, nhưng

khuẩn lạc của type A trên môi trường thạch máu tạo thành 2 vòng dung huyết
đặc trưng. Vòng dung huyết ngồi tạo ra do a-toxin, cịn vịng trong do y-toxin.
Một số C. perfringens type A sản sinh ra độc tố ruột khi tạo nha bào
(dạng nha bào), có một số khác (C. perfringens type A dạng dinh dưỡng) sinh
ra độc tố ruột và thường tạo ra nhiều độc tố a. Vì thế đã làm xuất hiện hai hội
chứng có liên quan đến C. perfringens type A. Cả hai nhóm tạo nha bào sản
sinh độc tố ruột và nhóm tạo độc tố ruột sản sinh a - toxin khi ở dạng dinh
dưỡng đều đã được xác minh ở trên lợn (Taylor D.J, 1986; Bergeland M.E,
1986)[33].
-

Đặc điểm dịch tễ
Vi khuẩn thường tồn tại ở chất chứa trong đường ruột và đất. Nha bào

có thể sống sót trong đá lạnh 00C và nước sôi 1000C trong 10 phút, nhưng các

tế bào dinh dưỡng lại rất dễ bị tác động bởi nhiệt. Trong thực tế, đặc điểm
dịch tễ của bệnh do C. perfringens type A gây ra ở lợn đến giờ vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều, vì thế cịn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ.
Bệnh xảy ra ở các trang trại chăn nuôi và trong một ổ lợn là sự kết hợp
của các nhóm C. perfringens type A với các đặc tính sinh vật giống nhau. Tuy
nhiên cho đến nay người ta vẫn chưa có thể xác định một cách chắc chắn chúng
thuộc nhóm vi khuẩn C. perfringens type A nào (dạng nha bào hay dinh dưỡng).


6

Taylor D.J (1986), Bergeland M.E (1986)[33] cho biết: Một số nhóm
C. perfringens type A có gen sản sinh độc tố ruột (Entertoxin) có khả năng
gây ra ngộ độc thực phẩm cho người, thường xảy ra với đồ ăn nguội là thịt
lợn và cho đến bây giờ người ta vẫn chưa biết một cách chính xác mối liên
quan giữa các nhóm vi khuẩn gây ngộ độc cho người này với khả năng gây
bệnh cho vật nuôi.
-

Sinh bệnh học
Bệnh nhiễm khuẩn C. perfringens type A thường xảy ra ở lợn con

sau khi đẻ khoảng vài giờ, vi khuẩn có thể được tìm thấy ở ngay phân sữa.
Trong chất chứa ruột (đoạn ruột chay, ruột hồi) có thể phát hiện được 108 109 CFU/g, tương đương với số lượng vi khuẩn có trong ruột già và trong
phân. Vi khuẩn dạng dinh dưỡng (Vegetative forms) sản sinh độc tố a và
có thể một số độc tố khác gây hoại tử ở tế bào biểu mơ ruột của lợn trong
gây bệnh thực nghiệm.
Dạng hình thành nha bào sản sinh độc tố ruột, gây hoại tử lơng nhung
khá nặng và hút nước vào trong lịng ruột, độc tố cố định vào tế bào biểu mô
của ruột kết, làm mất khả năng tái hấp thu nước. Kháng thể của cả hai loại

độc tố ruột này có trong sữa đầu, bệnh thường quan sát được khi lợn con đã
cai sữa lúc 5 - 7 tuần tuổi (Taylor D.J, 1986; Bergeland M.E, 1986)[33].
-

Triệu chứng
C. perfringens type A thường gây bệnh cho lợn khoảng một tuần tuổi,

nguồn bệnh chủ yếu là do nhiễm từ mẹ. Lợn con có thể chết đột ngột trong
vòng 48 giờ sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của lợn bệnh chủ yếu là ỉa
chảy, phân nát màu vàng có lẫn màng nhày niêm mạc ruột và có các vệt máu
tươi. Con vật chậm chạp, bụng thóp, hậu mơn dính bết, con vật khơng sốt, có
thể chết sau khi sinh 36 - 48 giờ với tỉ lệ chết thấp.
Trường hợp bệnh gây ra bởi C. perfringens dạng nha bào, lợn bệnh


7
tháo chảy ra nước, kéo dài 24 - 48h. Đối với lợn cai sữa từ 5 - 7 tuần tuổi,
thường thấy ỉa chảy hoặc phân nhão khi nhiễm bệnh kéo dài 4 - 7 ngày. Dạng
ỉa chảy này lợn thường ít chết nhưng sau đó rất chậm hồi phục. Lợn mắc
bệnh thường do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm nha bào Clostridia.
-

Bệnh tích
Biến đổi bệnh lý đại thể quan sát được đó là: lợn bị bệnh thường biểu

hiện mất nước, thành ruột non dày, trong đó chất chứa tựa như bột nhão, rất
hiếm trường hợp thấy có máu, niêm mạc viêm nhẹ và có dính chút ít chất
hoại tử. Trong ruột già cũng đầy chất chứa nhão, niêm mạc thường là bình
thường hoặc thỉnh thoảng thấy có mảnh vụn hoại tử. Bệnh xảy ra trên lợn sau
cai sữa rất ít thấy biến đổi bệnh lý trên niêm mạc ruột, nhưng có thể thấy bọt

và các chất nhầy chứa trong ruột.
Ruột non ở những lợn chết thường xung huyết, chất chứa có nhiều dịch
và nước, nhưng khơng có máu. Trên bề mặt niêm mạc không tràng và hồi
tràng quan sát thấy các đám hoại tử. Những quan sát sau khi mổ khám không
thể chứng minh được là trường hợp bệnh do viêm ruột C. perfringens type A.
Tuy nhiên, điều này giúp phân biệt bệnh do C. perfringens type B và C, vì
những con bị bệnh khơng có hiện tượng ruột non có màu đỏ đậm. Ngồi hiện
tượng xung huyết bên ngoài ruột và xác chết màu thẫm, các biến đổi khác
khơng rõ. Trong thể bệnh mãn tính, cũng có thể quan sát thấy một số biến
đổi tương tự C. perfingens type A. C. perfingens type A có thể phân lập được
từ môi trường nuôi cấy ruột non của những động vật bị bệnh viêm ruột do
một số nguyên nhân khác như bệnh viêm dạ dày ruột, rotavirus, cầu trùng và
nhiễm crystosporidia. Bệnh tích quan sát được cũng như phần triệu chứng đã
mơ tả, tuy nhiên C. perfringens type A có thể gây teo lơng nhung và có chứa
nhiều chất nhày niêm mạc.


8
- Khái quát về Clostridium perfringens type C
Bệnh viêm ruột hoại tử ác tính ở lợn gây ra bởi C. perfringens type C
thường gặp nhất ở giai đoạn lợn con theo mẹ từ 1 - 14 ngày tuổi và đặc biệt
xảy ra trầm trọng lúc sơ sinh, dưới 1 tuần tuổi. Bệnh có biểu hiện lâm sàng
tiêu chảy xuất huyết nặng và có tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp thể bệnh
là cấp tính, ở thể á cấp tính mức độ hoại tử thường nhẹ hơn.
Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1955 ở Anh và Hungari, sau đó
Mỹ, Đan Mạch, Đức, Newzealand, Canada, Nhật cũng đều có thơng báo phát
hiện bệnh. Đến nay, bệnh đã được phát hiện hầu hết ở các vùng chăn nuôi
lợn trên thế giới (Taylor D.J, 1986; Bergeland M.E, 1986)[33].
-


Mầm gây bệnh
C. perfringens là vi khuẩn Gram (+), khơng di động, kích thước từ 1 -

1,5 µm x 4 – 8 µm, tạo nha bào to hơn thân vi khuẩn, có hình trứng cân xứng
hay lệch tâm. Trong thực tế rất ít khi có thể quan sát được nha bào (Taylor
D.J, 1986; Bergeland M.E, 1986)[33].
Trên mơi trường thạch máu cừu hay bị 7%, sau 24h nuôi cấy vi khuẩn
phát triển thành những khuẩn lạc rõ ràng, có đường kính 3 - 5mm màu xám,
tròn, dung khuyết kiểu beta. C. perfringens type C sản sinh độc tố phần lớn là a
và p, nhưng chủ yếu là độc tố p gây hoại tử xuất huyết. Đây cũng chính là nhân
tố quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh này.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử do C.
perfringens type C gây ra trên lợn sơ sinh, Harbola P.C, Khera S.S
(1990)[25] cũng thông báo phát hiện thấy độc tố này ở C. perfringens type D.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của Radostits O.M (1994)[31] đã
khẳng định: theo như hầu hết các đặc điểm mơ tả lại thì đều thuộc vai trò gây
bệnh của C. perfringens type C.


9

-

Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn C. perfringens có trong hệ vi sinh vật đường ruột bình thường

của động vật và con người. Vì vây, thường có 2 yếu tố gây nên bệnh: do vi
khuẩn có sẵn trong đường ruột và do thức ăn bị nhiễm C. perfringens, cùng
với một số thay đổi về môi trường, khẩu phần thức ăn, thức ăn chứa nhiều
protein... dẫn tới cơ thể bị giảm nhu động ruột, giữ lại vi khuẩn trong cơ thể

và cuối cùng, cơ thể hấp thu các độc tố gây bệnh. Cacbonhydrat khơng tiêu
hóa được là mơi trường thuận lợi cho vi khuẩn C. perfringens sinh trưởng và
phát triển nhanh chóng. Bình thường, vi khuẩn này có nhiều ở ruột già nhưng
khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn lại xâm nhập lên ruột non và sản
sinh ra một lượng lớn độc tố gây nhiễm độc đường ruột. Trong đường tiêu
hóa, với sự bội nhiễm về số lượng, vi khuẩn C. perfringens tấn công vào lớp
màng nhày rồi vào lớp biểu mô ruột, dưới tác dụng của độc tố gây xuất huyết,
hoại tử tổ chức nhung mao ruột, từ đó lan dần vào sâu tới các lớp niêm mạc
ruột. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn xâm nhập vào thành ruột tạo thành
những ổ viêm nhiễm, gây khí thũng dưới lớp niêm mạc hoặc lớp cơ hay đi
sâu vào trong các tổ chức hay các hạch lympho lân cận.
-

Dịch tễ
Vi khuẩn C. perfringens type C gây bệnh viêm ruột hoại tử cho lợn con

dưới 7 ngày tuổi (thường lợn 3 ngày tuổi có tỉ lệ mắc bệnh rất cao), có thể
gây bệnh mãn tính ở lợn lớn hơn từ 2 - 4 tuần tuổi và cả khi đã cai sữa
(Maeckinnon, 1989)[29].
Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Mầm bệnh thường được
thải qua phân tồn tại lâu ở ngồi mơi trường dưới dạng nha bào, có sức đề
kháng với nhiệt độ, chất sát trùng, tia tử ngoại chính là nguồn lây lan bệnh
cho lợn. Taylor D.J, Bergeland. M.E, (1992)[23] cho biết lợn con bị viêm
ruột hoại tử có tỷ lệ chết khá cao, nhiều khi lên tới 100%. Đối với những


10
chuồng ni khơng đảm bảo điều kiện vệ sinh, chính phân và da của lợn mẹ
bị ô nhiễm bởi vi khuẩn yếm khí này là vật mang trùng, nguồn reo rắc mầm
bệnh cho lợn sơ sinh. Trong phân lợn nái chứa một số lượng ít vi khuẩn C.

perfringens type C nhưng vi khuẩn sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm ưu thế trong
đường tiêu hóa của lợn con (có thể lên tới 108 - 109 CFU/g chất chứa trong
vòng một vài giờ sau khi nhiễm), lấn át các vi khuẩn khác thuộc hệ vi sinh
vật đường ruột và gây bệnh (Ohnuna và cs., 1992)[30]. Mầm bệnh thường
được thải ra ngoài theo phân, tồn tại lâu trong môi trường chăn nuôi dưới
dạng nha bào, có sức đề kháng cao với nhiệt độ, tia tử ngoại, chất sát trùng
chính là nguồn gây bệnh cho lợn.
Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, nóng ẩm từ mùa hè đến
mùa thu. Thơng thường 3 - 4 đàn hoặc một số con trong đàn bị bệnh, nhưng
cũng có những thơng báo về dịch xảy ra trên 50 đàn (Taylor, 2006)[32]. Bệnh
làm lợn chết với tỷ lệ cao 50 - 100%.
Hogh (1967)[27]. Đã theo dõi ở 24 đàn lợn bị bệnh ở Đan Mạch thấy tỉ
lệ chết là 54%. Ở Việt Nam, các đàn lợn con theo mẹ ở lứa tuổi 2 - 3 tuần
tuổi thuộc nơng trường Tồn Thắng (1982) có tỷ lệ chết từ 60 - 80% (Bộ môn
Vi trùng, Viện Thú Y, 1985)[1].
-

Triệu chứng lâm sàng
Lợn có thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 ngày, sau đó thể hiện các thể bệnh sau:
+ Thể quá cấp tính: lợn con bị nhiễm trực khuẩn ngay sau khi sinh, rất

yếu và chết ngay trong ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai. Chúng thường thể
hiện sự nhiễm khuẩn ngay sau 10 giờ đầu sau sinh, thể hiện ỉa chảy và xuất
huyết rất nặng, yếu ớt, không đi lại được, không bú được và chết nhanh.
+ Thể cấp tính: bệnh đột ngột xuất hiện trong khoảng 2 ngày và lợn
thường chết vào ngày thứ 3. Lợn bệnh có biểu hiện và triệu chứng như: phân
lỏng có màu đỏ nâu, hoại tử niêm mạc ruột, yếu ớt không đi lại được và chết


11

thường vào ngày thứ 3 sau khi sinh.
+ Thể thứ cấp tính: thường gặp ở lợn 5 - 7 ngày tuổi, lợn con không
xuất hiện ỉa chảy xuất huyết mà phân của lợn bệnh đầu tiên sệt màu vàng, sau
là chất dịch nhày màu xám có nhiều niêm mạc ruột bị hoại tử bong ra, giống
như nước gạo đặc. Con vật vẫn hoạt động, ăn uống bình thường nhưng ngày
càng gầy cịm và chết do mất nước.
+ Thể mãn tính: lợn bệnh ỉa chảy nhưng gián đoạn kéo dài từ 1 tuần đến
nhiều tuần, phân màu vàng xám và có các mảng niêm mạc bị hoại tử, vùng đuôi
và khoeo chân thường dính đầy phân. Lợn bệnh có thể hồi phục sau 10 ngày hoặc
hơn nhưng sau đó cịi cọc, chậm lớn với tỷ lệ cao. Phần lớn lợn bệnh bị chết sau 5
- 6 tuần do kiệt sức.
-

Bệnh tích
Lợn mắc viêm ruột hoại tử do C. perfringens type C bị chết đột ngột

thường thể trạng bình thường và có thể không quan sát thấy phân ở vùng
mông. Khi dùng tăm bơng ấn vào hậu mơn hoặc kích thích nhẹ nhàng sẽ
khiến cho phân có thể thải ra ngồi. Phân thường nhão và có màu đỏ, vùng
bụng biến màu chuyển sang màu xanh.
Mổ khám lợn chết thấy:
+ Thể quá cấp tính: ruột non đỏ sẫm do xuất huyết. Xuất huyết ở cả dạ
dày, phần ruột non nối với ruột già và cả ruột già. Các hạch ruột cũng sưng và
xuất huyết đỏ. Kiểm tra kính hiển vi có thể thấy lớp nhung mao ruột bị phá
hủy, tróc ra từng mảng và xuất huyết sâu cả trong từng cơ vòng của ruột.
+ Thể cấp tính: thấy hiện tượng hoại tử ruột rõ ràng hơn thể q cấp
tính nhưng xuất huyết thì ít hơn thể quá cấp tính. Ruột có thể tổn thương từng
đoạn dài tới 40 cm (Bergeland, 1992)[23]. Khổng tràng bị viêm, xuất huyết
có màng giả, thường căng phồng, có màu đỏ tím đậm, bên trong đầy chất
chứa sền sệt có lẫn máu.

+ Thể mãn tính: màng ruột có thể nhạt màu và sưng dày lên, trên niêm
mạc ruột hình thành một lớp bựa hoặc nhiều dịch nhày, có nhiều đám hoại tử,


12
mỗi đám kéo dài từ 1 - 2 cm, kiểm tra kính hiển vi ở những đám hoại tử thấy
có nhiều trực khuẩn C. perfringens và tổ chức viêm tiến triển.
2.1.6. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử
2.1.6.1.Triệu chứng của bệnh viêm ruột hoại tử
Thường xảy ra chủ yếu ở lợn sơ sinh, có biểu hiện viêm ruột chảy máu.
Xảy ra với thể quá cấp hoặc cấp tính. Lợn bệnh dễ bị chết rất nhanh và tỷ lệ
chết cao. Tuy nhiên tỷ lệ lợn bệnh lại khơng cao.
- Ở thể q cấp tính: xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi
sinh, lợn con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết. Thường khơng biểu hiện triệu
chứng gì bên ngồi, có khi thấy tiêu chảy ra máu.
- Ở thể cấp tính: thường thấy trên lợn con khoảng 2-5 ngày tuổi. Dấu
hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo ỉa chảy ra máu, bệnh xảy ra rất
nhanh lợn chết sau khi tiêu chảy ra máu.
- Ở thể bán cấp tính: lợn con đi phân thường có màu nâu đỏ có chứa
những mảng hoại tử, lợn trở nên yếu dần rồi chết sau 2-3 ngày mắc bệnh.
2.1.6.2.Bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử
- Cả hệ thống tiêu hóa ở lợn con xung huyết và xuất huyết
- Lợn con gầy còm, yếu ớt rõ rệt trước khi chết.
- Ở thể cấp tính nhẹ và á cấp tính thường ruột viêm xuất huyết, sưng
to và trở nên dày trong ruột có khơ, làm ruột căng phồng.
- Khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng, khó có thể chữa khỏi, do đó
cần có biện pháp phịng bệnh là tốt nhất.
2.1.7. Chẩn đốn bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringens type A,
Clostridium perfringens type C, gây ra.
Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng, các đặc điểm dịch

tễ học và bệnh tích đặc trưng (bệnh thường chỉ xảy ra ở lợn con từ 1 - 30 ngày
tuổi, nặng nhất là lứa tuổi từ 1 - 7 ngày với các hội chứng điển hình: ỉa chảy
ra máu, xuất huyết, lợn chết đột ngột và hoại tử ruột).


13
Lợn có bệnh tích ở đoạn giữa ruột non có màu đỏ của rượu vang và
trên manh tràng có xuất huyết. Một đặc điểm đặc trưng là gan chứa đầy hơi và
chuyển sang màu sơ cơ la rất nhanh. Có thể nhìn thấy viêm màng bụng,
nhưng lợn con thường chết trước khi có bệnh tích này.
2.1.8. Vắc xin phịng trị bệnh viêm ruột hoại tử
Litter Guard là vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn, lợn nái mang
thai do vi khuẩn yếm khí Clostridium perfrigens type C, A gây ra. do hãng
Frizer cung cấp.
Cách dùng: Lắc đều, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 2 ml/con
Bảo quản: 2 – 7 0C, không để trong ngăn đông đá.
Không sử dụng vắc xin trước khi giết mổ 21 ngày.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vai trị gây
bệnh của Clostridium nói chung và vi khuẩn C. perfringens nói riêng. Các tác
giả đã khẳng định được C. perfringens đóng vai trị quan trọng trong việc gây
bệnh (đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa) ở người và các lồi gia súc. Hiện
nay các nghiên cứu thường tập trung vào cấu trúc phân tử các độc tố của C.
perfringens, phương pháp xác định độc tố và vai trò gây bệnh của chúng.
Năm 1865, nhà vi trùng học Feser đã phát hiện ra vi khuẩn C.
perfringens đầu tiên trên mô bào của một số bò bị mắc bệnh tiêu chảy. Vi
khuẩn C. perfringens được phân lập đầu tiên vào năm 1892 bởi Welch và
Nuttall trong tổ chức có hơi của xác người chết.
Năm 1931, bằng phương pháp trung hòa kháng độc tố với độc tố thu



14
được từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn, Wilsdon đã phân lập được 4 type C.
Perfringens gây bệnh là A, B, C, D. Năm 1943, cũng bằng phương pháp trên
Bosworth đã phát hiện thêm type E (Hatheway, 1990)[26].
Fairbrother J.M (2006)[24] cho biết, tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại
đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới. Bệnh xuất hiện ở cả ba lứa
tuổi: lợn sơ sinh, lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa.
Theo Khooteng Huat (1995)[28], ở lợn có tới 11 lồi virus và 16 lồi vi
khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy, trong đó có C. perfringens gây ra bệnh
viêm ruột hoại tử ở lợn con.
Trong các type vi khuẩn C. perfringens gây bệnh, type C có sự phân bố
rộng và khả năng gây bệnh cho người cũng như động vật cao hơn cả so với
những type khác. Viêm ruột hoại tử ở những động vật non do vi khuẩn C.
Perfringens bởi type C được tìm ra ở Anh và Hungari từ năm 1955, sau đó vi
khuẩn này được nghiên cứu và tìm ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như:
Mỹ, Liên Xô, Hà Lan, Canada, Nhật Bản cũng như hầu hết các quốc gia trên
thế giới, Taylor và cs (1986)[33].
Đặc biệt, trong thời gian từ 1/10/2001 đến 31/12/2004, EU đã có
chương trình QLK2-2001-01267 “Nghiên cứu bệnh lý học và mối quan hệ
của giống Clostridium ở người, động vật và thực phẩm – nguyên nhân gây
bệnh, dịch tễ học và cách phòng bệnh”. Mục đích của chương trình giúp các
nhà khoa học Châu Âu có thể trao đổi những nghiên cứu và hiểu biết về
giống Clostridium. Kết quả đã nêu rõ những đặc điểm dịch tễ bệnh do
Clostridium gây ra, xác định các đặc tính của vi khuẩn gây bệnh và đề xuất
biện pháp phịng chống có hiệu quả. Chương trình cũng đem lại một sự hợp
tác nghiên cứu toàn diện về Clostridium trong nhân y, thú y và vệ sinh an
toàn thực phẩm.



15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn do C. perfringens gây ra từ
lâu đã gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi và cho sức khỏe cộng đồng. Các
thông báo về bệnh trên người lần đầu tiên đã được công bố vào những năm
70 của thế kỷ XX.
Trần Thị Hạnh và cs. (2000)[4] đã nghiên cứu vai trò của vi khuẩn E.
Coli và C. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con và đã kết luận ngoài vi
khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh chính, một tác nhân gây bệnh cũng
quan trọng khác là C. perfringens type C. Vi khuẩn này gây viêm ruột hoại
tử, xuất huyết ở lợn sơ sinh và gây ra tỷ lệ chết cao từ 50 – 100%.
Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002)[5]. Khi nghiên cứu nguyên
nhân gây tiêu chảy ở lợn con cũng khẳng định một trong những nguyên nhân
gây bệnh quan trọng là C. perfringens type C. Từ các kết quả thu được, các
tác giả đã nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm thành công chế phẩm sinh học C.
Perfringens – toxoid, EBC để phòng và trị bệnh. Các chế phẩm này đưa vào
sử dụng thử nghiệm không những cho kết quả tốt trong phịng và trị bệnh cho
lợn mà cịn có tác dụng kích thích tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn.
Theo thông báo của Nguyễn Thị Nội và cs (1989)[13]; Lê Minh Chí
(1995)[2] trong một vài thập kỷ qua hội chứng tiêu chảy ở Việt Nam là một
vấn đề thời sự, lợn ở rất nhiều địa phương bị bệnh và gây thiệt hại khá
nghiêm trọng.
Theo các kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Nam và cs (1997)[12],
Hoàng Văn Tuấn và Lê Văn Tạo (1998)[16] cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đường
tiêu hóa ở lợn rất cao, nhất là viêm ruột ỉa chảy.
Các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và cs (1996)[3], Hồ
Văn Nam và cs (1995)[15] cho biết, dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu
chảy, thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm tổn thương thực thể đường
tiêu hóa và cuối cùng là q trình nhiễm trùng.



16
Hồ Văn Nam và cs (1997)[12] nhấn mạnh rằng vi khuẩn đường ruột có
vai trị khơng thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy. Nguyễn Thị Nội và cs
(1989)[13] cho biết, sau khi điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại
một số cơ sở chăn nuôi lợn đã có kết luận nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu
ở một số cơ sở chăn nuôi lợn là do E.coli, Salmonella, Streptococus, C.
perfingens bên cạnh đó cịn thường xun phân lập được Klebsiella, Proteus
và Pseudomonas.
Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và cs (1996)[3] cho biết đứng
đầu trong số các mầm bệnh vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli. Cũng
theo tác giả này, vi khuẩn yếm khí C. perfringens gây bệnh khi có điều kiện
thuận lợi sẽ trở thành vai trị chính gây tiêu chảy.
Kết quả nghiên cứu trong nước của các tác giả Nguyễn Văn Sửu và
cs (2008)[19] về tình hình mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con tại một số
huyện của tỉnh Thái Nguyên cho thấy, C. perfringens là một trong các
nguyên nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn lứa tuổi
1 - 60 ngày.
Nguyễn Quang Tính (2008)[18] đã thơng báo kết quả nghiên cứu xác
định một số đặc tính và định typ của C. perfringens phân lập từ dê bị tiêu
chảy ở tỉnh Thái Nguyên và sử dụng autovacxin phòng bệnh.
Tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs.(2010)[10] đã có báo cáo “Nghiên cứu
tình hình nhiễm, vai trị của vi khuẩn C. perfringens trong hội chứng tiêu
chảy ở bò, lợn nuôi tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận”. Nghiên cứu đã khẳng
định vai trò của vi khuẩn C. perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn và
bò; chỉ ra được khả năng sản sinh độc tố ruột và độc tố ß-2 của các chủng C.
perfringens phân lập từ bị và lợn tại Việt Nam; đã giải trình tự gen một số
chủng của vi khuẩn C. perfringens, đem lại hiểu biết về dịch tễ học phân tử
của vi khuẩn C. perfringens tại Việt Nam.



17
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đàn lợn rừng lai F2 {♂ rừng x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ địa phương)} giai
đoạn theo mẹ và sau cai sữa.
- Phạm vi nghiên cứu: Vắc xin phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn
rừng con.
3.2.Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Cơ sở trại chăn nuôi động vật bán hoang dã –
Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa.
Địa chỉ: Xã Tức Tranh - huyện - Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 05 năm 2016.
3.3.Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm ruột hoại tử của lợn rừng lai giai
đoạn theo mẹ và sau cai sữa:
- Tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ và sau
cai sữa nuôi tại trại chăn ni bán hoang dã.
- Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm ruột hoại tử trên đàn lợn rừng giai
đoạn theo mẹ và sau cai sữa trong thời gian theo dõi
- Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm ruột hoại tử trên đàn lợn rừng theo
tuổi của lợn con
3.3.2.Thử nghiệm vắc xin Litter guard để phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở
lợn con giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa:
Khảo nghiệm hiệu lực phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con giai
đoạn theo mẹ và sau cai sữa.



×