Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập về hiđrocacbon không no trong chương trình hóa học lớp 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HĨA
----------

Dỗn Thị Ly

Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập
về Hiđrocacbon khơng no trong chương trình
Hóa học lớp 11 Nâng cao.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM HĨA

SVTH: Dỗn Thị Ly – Lớp 09SHH

i


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
KHOA HÓA

………………………..


…………

NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Dỗn Thị Ly
Lớp: 09SHH
1. Tên đề tài: Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập về Hiđrocacbon không no
trong chương trình Hóa học lớp 11 Nâng cao.
2. Ngun liệu, dụng cụ và thiết bị:
– Hệ thống lí thuyết và các bài tập thuộc chương HC không no trong chương trình
hóa học 11 Nâng cao.
– Gần 200 HS thuộc TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
– Máy tính, phần mềm tin học.
3. Nội dung nghiên cứu:
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập hóa học và cơ sở thực tiễn của đề tài. Nội
dung kiến thức phần HC khơng no trong chương trình hóa học 11 Nâng cao.
– Phân dạng và nêu phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản.
– Sưu tầm được 100 bài tập trắc nghiệm và 45 bài tập tự luận.
– Thực nghiệm sư phạm.
4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
5. Ngày giao đề tài:
6. Ngày hoàn thành:
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ, tên)

(Kí và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng….năm 2013.

Kết quả điểm đánh giá
Ngày….tháng….năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Kí và ghi rõ họ, tên)

SVTH: Dỗn Thị Ly – Lớp 09SHH

ii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn
Thị Lan Anh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong khoa Hóa – Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã dìu dắt, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Qua đây, em xin gởi lời cảm ơn đến các giáo viên và các em học sinh ở 2 trường
THPT Trần Phú thuộc Thành phố Đà Nẵng và trường THPT Cao Bá Quát thuộc tỉnh
Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Và cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy chủ nhiệm cùng tất cả các bạn sinh
viên lớp 09SHH đã động viên em, giúp đỡ em trong thời gian học tập vừa qua.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài khơng tránh khỏi những những
thiếu sót nhất định. Em kính mong được sự góp ý và hướng dẫn thêm từ các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày…...tháng……năm 2013
Sinh viên
Doãn Thị Ly

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH


iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
3.NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2
4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................... 2
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................... 2
6.PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 2
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 3
1.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÀI TẬP HĨA HỌC .......................................................... 3
1.1.1.Bài tập hóa học với việc phát triển năng lực nhận thức ................................ 3
1.1.2.Phân loại bài tập hóa học................................................................................... 6
1.1.3.Một số phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ.................................................. 7
1.1.4.Điều kiện để học sinh giải tốt bài tập hóa học ................................................ 7
1.1.5.Bản chất của việc giải một bài tốn hóa học ................................................. 7
1.1.6.Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 8
1.2.NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN HC KHƠNG NO–LỚP 11 NÂNG CAO.9
1.2.1.Chương trình hóa học phần “HC không no”–Lớp 11 THPT ..................... 9
1.2.2.Mục tiêu của chương 6: “ Hiđrocacbon khơng no” ..................................... 9
1.2.3.Tóm tắt lí thuyết chương 6: “Hiđrocacbon khơng no” ..............................10
CHƯƠNG 2: .....................................................................................................................15
2. 1.Một số phương pháp giải nhanh các bài tập về HC khơng no ..........................15
2.1.1.Phương pháp bảo tồn khối lượng .................................................................15
2.1.2.Phương pháp bảo toàn nguyên tố ...................................................................16
2.1.3.Phương pháp sử dụng các đại lượng trung bình ...........................................17
2.1.4.Phương pháp tăng gi ảm khối lượng ...............................................................18

2.1.5.Phương pháp đường chéo ................................................................................19
2. 2.Phân dạng và phương pháp giải một sô bài tập cơ bản .....................................20
2.2.1.Dạng bài tập chung..........................................................................................20
2.2.2.Dạng bài tập riêng ............................................................................................34
2. 3.Bài tập tổng hợp về HC không no ........................................................................37
2.3.1.Phương pháp về khối lượng ............................................................................37
2.3.2.Phương pháp thể tích .......................................................................................39
2.3.3.Phương pháp biện luận ....................................................................................41
2.3.4.Phương pháp xác đinh thành phần hỗn hợp ................................................45
2. 4.Hệ thống bài tập tổng hợp chương HC khơng no ..............................................47
SVTH: Dỗn Thị Ly – Lớp 09SHH

iv


2.4.1.Bài tập trắc nghiệm .........................................................................................47
2.4.2.Bài tập tự luận: .................................................................................................57
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................63
3.1.Mục đích thực nghiệm ............................................................................................63
3.2.Nhiệm vụ thực nghiệm ...........................................................................................63
3.3.Đối tượng thực nghiệm...........................................................................................63
3.4.Tiến hành thực nghiệm ...........................................................................................63
3.5.Kết quả thực nghiệm...............................................................................................64
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

v



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
-

THPT
HS
GV
CTTQ
CTPT
CTCT

: trung học phổ thông
: học sinh
: giáo viên
: công thức tổng quát
: công thức phân tử
: công thức cấu tạo

-

Đktc
PTPU
HC
TN
ĐC

: điều kiện tiêu chuẩn
: phương trình phản ứng
: hiđrocacbon
: thực nghiệm

: đối chứng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng…………………………..91
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra bài thực nghiệm 1 ở trường THPT Trần Phú – Đà
Nẵng………………………………………………………………………………..92
Bảng 3.3. Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 1 ở trường THPT Trần Phú –
Đà Nẵng……………………………………………………………………..92
Bảng 3.4. Bảng kết quả kiểm tra bài thực nghiệm 1 ở trường THPT Cao Bá Quát –
Quảng Nam………………………………………………………………………...93
Bảng 3.5. Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 1 ở trường THPT Cao Bá
Quát– Quảng Nam…………………………………………………………………94
Bảng 3.6. Bảng kết quả kiểm tra bài thực nghiệm 2 ở trường THPT Trần Phú– Đà
Nẵng………………………………………………………………………………..95
Bảng 3.7. Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 2 ở trường THPT Trần Phú–
Đà Nẵng………………………………………………………………….......95
Bảng 3.8. Bảng kết quả kiểm tra bài thực nghiệm 2 ở trường THPT Cao Bá Quát– Quảng
Nam………………………………………………………………...……....96
Bảng 3.9. Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 2 ở trường THPT Cao Bá
Quát– Quảng Nam…………………………………………………………….......96

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Đồ thị: Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 1 ở trường THPT Trần
Phú– Đà Nẵng………………………………………………………………...92
Hình 3.2. Đồ thị: Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 1 ở trường THPT Cao
Bá Quát– Quảng Nam……………………………………………………........93
Hình 3.3. Đồ thị: Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 2 ở trường THPT Trần
Phú– Đà Nẵng……………………………………………………….………..94
Hình 3.4. Đồ thị: Thống kê chất lượng kiểm tra bài thực nghiệm 2 ở trường THPT Cao
Bá Quát– Quảng Nam………………………………………………….……...96

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

vi


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới đầy
biến động, nhiều cơ hội và nhiều thách thức, mỗi người Việt Nam và cả dân tộc Việt
Nam đang đối mặt với những yêu cầu gay gắt về kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng nghệ,
quốc phịng, an ninh... thì rất cần nghiên cứu, bổ sung để có một xác định cụ thể và đầy
đủ về sứ mạng và mục tiêu của giáo dục. Hơn hai chục năm qua, Đảng đã nêu ra một
loạt quan điểm về giáo dục theo đường lối đổi mới kinh tế - xã hội, khẳng định: “Giáo
dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu”, “coi đầu tư
cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển tạo điều kiện cho
giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trước những yêu
cầu của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì giáo dục không thể nhồi nhét càng
nhiều kiến thức càng tốt, mà giáo dục cần rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thích
ứng mau lẹ trong mọi hồn cảnh, có đủ bản lĩnh tự khẳng định mình, hình thành thói
quen tự học, tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân, có hồi bão lớn lao và ln ý thức về
nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và Tổ quốc nhằm thúc đẩy sự phát triển
của xã hội nhanh chóng và lành mạnh.
Giáo dục hiện nay đang đứng trước một thực trạng là thời gian học có hạn nhưng
kiến thức nhân loại phát triển rất nhanh, từ đó nảy sinh một vấn đề hết sức quan trọng
là: làm thế nào để HS có thể tiếp nhận đầy đủ khối lượng tri thức ngày càng tăng trong
khi quỹ thời gian dành cho dạy và học không thay đổi. Để giải quyết vấn đề này thì
chúng ta cần xây dựng hệ thống bài tập hóa học và phương pháp giải để củng cố và phát
triển kiến thức cho HS trên lớp đồng thời giúp HS có thể tự học ở nhà.
Trong khi đó, hóa học có rất nhiều dạng bài tập, đặc biệt là hóa hữu cơ, nếu khơng
nắm được phương pháp giải thì HS sẽ rất khó nắm bắt được kiến thức. Ở trường THPT,

HS được làm quen với hóa học hữu cơ ở kì II lớp 11 nhưng lượng kiến thức quá nhiều,
số dạng bài tập lại phong phú, mới lạ nên các em khó khăn trong việc định hướng cách
giải và trở nên thụ động trong các tiết bài tập. Vì thế, hệ thống hóa các dạng bài tập là
vấn đề cần thiết giúp học sinh củng cố, tìm tịi và phát triển kiến thức cho riêng mình.
Đây là những dạng bài tập địi hỏi học sinh khơng chỉ tái hiện lại kiến thức mà cịn phải
tìm tịi, phát hiện kiến thức mới, từ đó phát triển kiến thức và tư duy. Chính vì vậy, tơi
chọn đề tài: “Phân dạng và phương pháp giải một số bài tập về Hiđrocacbon khơng
no trong chương trình Hóa học lớp 11 Nâng cao”.
Lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu, sự hạn chế về thời gian và năng
lực bản thân nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong q thầy cơ và các
bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
SVTH: Dỗn Thị Ly – Lớp 09SHH

1


3.

4.

5.
6.

 Hệ thống lại lí thuyết và bài tập Hóa hữu cơ THPT đặc biệt là phần HC không no
ở chương trình học kì II lớp 11, tạo điều kiện thuận lợi cho q trình tiếp thu các
kiến thức hóa học, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường phổ thơng.
 Q trình tìm hiểu, nghiên cứu sẽ giúp tơi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ đồng thời tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân.
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

 Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
 Tóm tắt lí thuyết, phân loại, hệ thống và đề xuất phương pháp giải các dạng bài
tập về HC không no.
 Thực nghiệm sư phạm để khảo sát đóng góp của đề tài.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lí thuyết và bài tập về HC khơng no ở chương
trình Hóa học 11 Nâng cao.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Chương trình Hóa học lớp 11 nâng cao: Chương 6: Hiđrocacbon không no.
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
 Tổng hợp lí thuyết.
 Phân tích một số dạng bài tập mẫu và tổng hợp các bài tập liên quan.
 Thực nghiệm sư phạm.
 Phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm bằng thống kê toán học.

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

2


CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÀI TẬP HĨA HỌC
1.1.1. Bài tập hóa học với việc phát triển năng lực nhận thức [5], [11], [13]
1.1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học
Bài tập hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng
thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hồn thành chúng, HS sẽ nắm
được một tri thức hay kĩ năng nhất định.
Câu hỏi – đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, HS phải tiến hành một

loạt các hoạt động tái hiện có thể là trả lời miệng, trả lời viết…Trong các câu hỏi, GV
phải yêu cầu HS nhớ lại nội dung các định luật, các quy tắc, định nghĩa, khái niệm hay
một mục trong sách giáo khoa…Cịn bài tốn là bài làm mà khi hồn thành chúng, HS
phải tiến hành một hoạt động gồm nhiều thao tác.
Như vậy, bài tập hóa học gồm những bài tốn hay câu hỏi, là phương tiện cực kì
quan trọng để phát triển tư duy cho HS. Nó được xem là phương tiện dạy học then chốt
trong quá trình dạy học, có thể dùng bài tập với nhiều mục đích khác nhau: hình thành
kiến thức, khai thác kiến thức, phát triển kĩ năng, kĩ xảo cho HS, kiểm tra, đánh giá chất
lượng học tập.
1.1.1.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ở trường phổ thơng
 Ý nghĩa trí dục
– Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học, biến những kiến
thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình.
– Làm chính xác hóa các khái niệm đã học. Củng cố, đào sâu mở rộng kiến thức
đã học một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng kiến thức
vào việc giải bài tập, HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc mà không
làm nặng khối lượng kiến thức HS.
– Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, lao động sản
xuất và bảo vệ môi trường.
– Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.
– Sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu các kiến thức mới.
 Ý nghĩa phát triển
Phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông
minh và sáng tạo.
 Ý nghĩa giáo dục
Rèn luyện đức tính chuẩn xác, kiên nhẫn, trung thực và lịng say mê khoa học hóa
học. Bài tập thực nghiệm cịn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao động có
tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
1.1.1.3. Tầm quan trọng của bài tập Hóa học
Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

3


học hiệu nghiệm. Lí luận dạy học coi bài tập là một phương pháp dạy học cụ thể,
được áp dụng phổ biến và thường xuyên ở các cấp học và các loại trường khác nhau,
được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học : nghiên cứu tài liệu mới, củng
cố, vận dụng, khái quát hóa – hệ thống hóa và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo của HS. Nó cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường dành lấy kiến thức,
mà còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của việc tìm ra đáp số.
Bài tập hóa học có nhiều ứng dụng trong dạy học với tư cách là một phương
pháp dạy học phổ biến, quan trọng. Như vậy, bài tập hóa học có hiệu quả sâu sắc trong
việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành phương pháp chung của việc tự
học hợp lý, trong việc rèn luyện kỹ năng tự lực, sáng tạo.
Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để dạy HS tập vận dụng các kiến thức
đã học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học. Kiến thức HS tiếp
thu được chỉ có ích khi sử dụng nó. Phương pháp luyện tập thơng qua việc sử dụng
bài tập là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn. Đối với HS, việc giải bài tập là một phương pháp dạy học tích cực.
1.1.1.4. Vị trí của bài tập hóa học trong q trình dạy học
GV có thể sử dụng bài tập hóa học bất cứ lúc nào khi nhận thấy bài tập hóa học
có thể sử dụng để nâng cao chất lượng bài dạy. Ngược lại, GV cũng có thể khơng sử
dụng bài tập hóa học khi điều đó khơng cần thiết cho cơng việc giảng dạy của mình.
Bài tập hóa học phải phù hợp với nội dung dạy học, với năng lực nhận thức của
HS và phục vụ mục đích dạy học của GV. Khi ra một bài tập cần xác định đúng vị trí
của nó để bài tập trở thành phương tiện hữu ích để truyền thụ kiến thức.
1.1.1.5. Sử dụng bài tập Hóa học để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học
 Sử dụng bài tập hóa học trong q trình nghiên cứu và hình thành kiến thức mới:
Bài tập dùng để nghiên cứu và hình thành kiến thức mới thường là các câu hỏi

và bài tập nhỏ được thiết kế trong các phiếu học tập dùng kèm giáo án. Thông thường,
trong một bài lên lớp, GV cần chuẩn bị các câu hỏi ứng với các giai đoạn trong quá
trình dạy học:
– Giai đoạn 1: Sử dụng các câu hỏi vấn đáp gồm các bài tập lí thuyết hay tính
tốn ở mức độ hiểu, biết, vận dụng các kiến thức cũ có liên quan đến bài mới.
– Giai đoạn 2: Sử dụng các bài tập tương đối dễ, ở mức độ biết, hiểu để dẫn dắt
HS tìm tịi, tiếp thu các kiến thức mới.
– Giai đoạn 3: Sau khi đã có những kiến thức cơ bản, GV có thể cho học sinh
làm một số bài tập vận dụng đơn giản để giúp các em nắm vững, khắc sau kiến
thức đồng thời giúp học sinh hệ thống được các kiến thức đã tiếp thu và tổng
kết bài học.
 Sử dụng bài tập hóa học khi củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo:
Để củng cố và khắc sâu kiến thức, khi kết thúc bài học, người GV thường ra
một số dạng bài tập như: nhận biết, tách các chất hay một bài tập dạng đơn giản. Bài
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

4


tập này sẽ giúp các em vận dụng những gì đã học để giải quyết các vấn đề, các tình
huống thực tế mà thơng qua đó, các em sẽ hình thành được các kĩ năng, kĩ xảo cần
thiết.
 Sử dụng bài tập hóa học để ơn tập, hệ thống hóa kiến thức:
Khi ơn tập, hệ thống hóa các kiến thức người GV có thể sử dụng các bài tập có
nội dung khái quát, tổng hợp nội dung các kiến thức của chương. Với mục đích này,
ta có thể chọn các dạng bài tập sau:
– Nhận biết, tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
– Điều chế, hoàn thành sơ đồ phản ứng.
– Bài tập tính tốn qua nhiều phản ứng hóa học.
Để giải được những bài tập này, HS cần phải nắm được mối quan hệ giữa các

chất. Nhờ đó, giúp các em hệ thống hóa kiến thức, hiểu vấn đề một cách sâu sắc và
ghi nhớ chúng tốt hơn.
 Sử dụng bài tập hóa học để kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Việc kiểm
tra, đánh giá có thể tiến hành ở các giai đoạn khác nhau với nhiều hình thức như: kiểm
tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết bằng trắc nghiệm hay tự luận. Thông
qua kết quả kiểm tra, GV có thể đánh giá một cách chính xác về năng lực của HS,
giúp HS sửa chữa những thiếu sót, lổ hỏng kiến thức. Đồng thời cũng giúp GV điều
chỉnh lại phương pháp dạy học của mình để phù hợp với từng đối tượng HS cụ thể.
1.1.1.6. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học
Bài tập hóa học phải đa dạng, phải có nội dung thiết thực trên cơ sở của định
hướng xây dựng chương trình hóa học phổ thơng thì xu hướng phát triển chung của bài
tập hóa học trong giai đoạn hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu:
– Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, khơng q nặng về tính tốn mà cần
chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy hóa
học cho HS. Chú trọng kiến thức mới hoặc kiểm nghiệm các dự đốn khoa học.
– Bài tập hóa học cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụng
của hóa học trong thực tiễn. Thơng qua các dạng bài tập này làm cho HS thấy
được việc học hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức hóa học rất gần gũi
thiết thực với cuộc sống. Ta cần khai thác các nội dung về vai trò của hóa học với
các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường và các hiện tượng tự nhiên, để xây dựng
các bài tập hóa học làm cho bài tập hóa học thêm đa dạng kích thích được sự đam
mê, hứng thú học tập bộ mơn.
– Bài tập hóa học định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa
bởi các thuật tốn mà chú trọng đến nội dung hóa học và các phép tính được sử
dụng nhiều trong tính tốn hóa học.
– Cần sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan, chuyển hóa một số dạng bài tập tự
luận, tính tốn định lượng sang dạng trắc nghiệm khách quan.
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH


5


Như vậy, xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay hướng đến rèn luyện khả
năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học cho HS ở các mặt: lí
thuyết, thực hành và ứng dụng. Những bài tập có tính chất học thuộc trong các bài tập
lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các bài tập địi hỏi sự tư duy, tìm tịi.
1.1.2. Phân loại bài tập hóa học [4], [11], [13]
Hiện nay, có nhiều cách phân loại bài tập. Vì vậy cần có cái nhìn tổng qt về các dạng
bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại.
 Phân loại dựa vào nội dung toán học của bài tập:
– Bài tập định tính (khơng có tính tốn).
– Bài tập định lượng (có tính tốn).
 Phân loại dựa vào hoạt động của HS khi giải bài tập:
– Bài tập lí thuyết (khơng tiến hành thí nghiệm).
– Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm).
 Phân loại dựa vào nội dung hóa học của bài tập:
– Bài tập hố đại cương: bài tập về chất khí, về dung dịch, về điện phân…
– Bài tập hóa vơ cơ: bài tập về kim loại, về phi kim hay các hợp chất oxit, axit,
bazơ, muối…
– Bài tập hóa hữu cơ: bài tập về HC, về ancol, andehyt, axit cacbonxylic, este...
 Phân loại dựa vào chức năng của bài tập:
– Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng).
– Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
 Phân loại dựa vào kiểu hay dạng bài tập:
– Bài tập xác định CTPT của một hợp chất.
– Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp.
– Bài tập nhận biết các chất.
– Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
– Bài tập điều chế các chất.

– Bài tập bằng hình vẽ…
 Phân loại dựa khối khối lượng kiến thức:
– Bài tập đơn giản (cơ bản).
– Bài tập phức tạp (tổng hợp).
 Phân loại dựa vào cách thức kiểm tra:
– Bài tập trắc nghiệm.
– Bài tập tự luận.
 Phân loại dựa vào phương pháp giải bài tập:
– Bài tập tính theo cơng thức và phương trình.
– Bài tập biện luận.
– Bài tập dùng giá trị trung bình.
 Phân loại dựa vào mục đích sử dụng:
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

6







Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ.
Bài tâp để củng cố kiến thức.
Bài tập dùng để ôn tập, tổng kết.
Bài tập dùng để bồi dưỡng HS giỏi hay phụ đạo HS yếu.
 Phân loại dựa theo các bước của quá trình dạy học:
– Bài tập vào bài, tạo tình huống học tập.
– Bài tập vận dụng khi giải bài mới.
– Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức.

– Bài tập về nhà.
– Bài tập kiểm tra.
Tuy nhiên, mỗi cách phân loại có những ưu và nhược điểm riêng của nó, tùy mỗi trường
hợp cụ thể mà GV sử dụng hệ thống phân loại này hay hệ thống phân loại khác hay kết
hợp các cách phân loại nhằm phát huy hết ưu điểm của nó.
1.1.3. Một số phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ
 Tính theo cơng thức và phương trình phản ứng.
 Phương pháp bảo tồn khối lượng.
 Phương pháp tăng giảm khối lượng.
 Phương pháp bảo tồn electron.
 Phương pháp dùng giá trị trung bình:
– Khối lượng mol trung bình.
– Hóa trị trung bình.
– Số ngun tử C, H trung bình.
– Gốc HC trung bình.
– Số liên kết pi trung bình.
 Phương pháp tự chọn lượng chất.
 Phương pháp biện luận.
1.1.4. Điều kiện để học sinh giải tốt bài tập hóa học [13]
 Nắm chắc lý thuyết: các định luật, khái niệm, các q trình hóa học, tính chất lí
hóa học của các chất.
 Nắm được các dạng bài tập cơ bản, nhanh chóng xác định bài tập cần giải
thuộc dạng bài tập nào.
 Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng dạng bài tập.
 Nắm được các bước giải một bài toán tổng hợp nói chung và với từng dạng
bài nói riêng.
 Biết được một số thủ thuật và phép biến đổi tốn học, cách giải phương trình
và hệ phương trình bậc 1, 2…
1.1.5. Bản chất của việc giải một bài toán hóa học [4]
1.1.5.1. Cấu trúc của bài tốn hóa học

Một bài tốn hóa học thường có cấu trúc sau:
SVTH: Dỗn Thị Ly – Lớp 09SHH

7


 Nội dung hóa học (các dạng phương trình phản ứng hóa học).
 Tính tốn theo các dạng phương trình phản ứng hóa học (tốn học).
 Các thuật tốn (tính toán).
Theo chủ trương đổi mới trong khâu kiểm tra - đánh giá hiện nay phần lớn các bài tốn
hóa học có nội dung hóa học tốt, khơng chú trọng các thuật tốn làm mất bản chất hóa
học, mà chỉ rèn luyện tư duy và kĩ năng hóa học là chủ yếu.
1.1.5.2. Bản chất của việc giải một bài tốn hóa học
Khi giải một bài tốn hóa học:
 Ta phải căn cứ vào các dữ kiện đã cho để viết tất cả các PTPU xảy ra.
 Các dữ kiện cho trong đầu bài thường là những giả thuyết không cơ bản. Trước
khi tính tốn ta phải đưa các giả thuyết khơng cơ bản sang giả thuyết cơ bản.
 Sau khi dùng các giả thuyết cơ bản để tính tốn thì kết quả thu được phải chuyển
ngược lại từ dạng cơ bản sang dạng không cơ bản theo yêu càu của đầu bài.
Nội dung hóa học của bài tốn thể hiện ở các PTPU. Lượng chất tham gia hoặc tạo
thành trong các phản ứng được tính theo phương trình, cịn đáp số của bài tốn nhiều
khi phải phối hợp các phép tính theo phương trình và sử dụng đến các thuật tốn mới
tìm ra được.
1.1.5.3. Các bước giải một bài tốn hóa học tổng hợp
 Bước 1: Viết tất cả các PTPU hóa học xảy ra.
 Bước 2: Đổi các giả thuyết không cơ bản sang giả thuyết cơ bản.
 Bước 3: Đặt ẩn cho lượng các chất tham gia và thu được trong các phản ứng
cần phải tìm. Dựa vào các mối tương quan giữa các ẩn đó trong các PTPU để
lập ra các phương trình đại số.
 Bước 4: Giải phương trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả (nếu cần),

rồi chuyển kết quả thuộc dạng cơ bản sang dạng không cơ bản.
Muốn chuyển đổi các giả thuyết không cơ bản sang các giả thuyết cơ bản, ta sử dụng 4
cơng thức chính.
+ Quan hệ giữa khối lượng (m), khối lượng mol phân tử hay nguyên tử (M) và
số mol (n) của chất: 𝑛 =

𝑚
𝑀

+ Quan hệ giữa thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn (V0) và mol khí (nk):

𝑛=

𝑉
22.4

+ Quan hệ giữa nồng độ mol (CM) với số mol chất tan (nct ) và thể tích dung dịch
(V): = 𝐶𝑀 . 𝑉 ; 𝑛 =

𝑃𝑉
𝑅𝑇

+ Quan hệ giữa nồng độ phần trăm (C%): 𝐶% =

𝑚𝑐𝑡
𝑚𝑑𝑑

.100

1.1.6. Cơ sở thực tiễn [13]

Thực tế nhiều trường phổ thông, số tiết hóa trong tuần ít, phần lớn dùng vào
việc giảng bài mới và củng cố các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. Bài tập giáo
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

8


khoa mở rộng và các bài tập toán chỉ được giải trên lớp rất hạn chế. Khi đọc đề bài tập
hóa nhiều HS bị lúng túng khơng định hướng được cách giải, nghĩa là chưa hiểu rõ
bài hay chưa xác định được mối liên hệ giữa giả thiết và yêu cầu của bài tốn.
Ngun nhân:
+ Chưa hiểu một cách chính xác các khái niệm, ngơn ngữ hóa học hay chưa nắm
được các định luật cơ bản của hóa học.
+ Chưa có kĩ năng viết phương trình hóa học và cân bằng, các kĩ năng tốn học.
+ Khơng nhìn ra được mối tương quan giữa các giả thiết với nhau hay giữa giả
thiết với kết luận để lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp đối với các bài tốn
cụ thể.
Hơn nữa, việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá từ tự luận sang trắc nghiệm
đòi hỏi HS cũng phải thay đổi cách học và GV cũng phải thay đổi cách dạy: giảm bớt
việc biện dẫn, biến đổi dài dịng, trình bày tỉ mỉ và tăng cường những kĩ năng nhận
xét, đánh giá – những kĩ năng giải quyết bài toán nhanh gọn và việc định hướng cách
giải ban đầu là vô cùng quan trọng.
1.2. NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN HIĐROCACBON KHƠNG NO – LỚP 11
NÂNG CAO
1.2.1. Chương trình hóa học phần “Hiđrocacbon khơng no” – Lớp 11 THPT [5],
[16]
Chương 6: Hiđrocacbon không no (8 tiết)
 Bài 39: Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân (1 tiết)
 Bài 40: Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng (1 tiết)
 Bài 41: Ankađien (1 tiết)

 Bài 42: Khái niệm tecpen (1 tiết)
 Bài 43: Ankin (2 tiết)
 Bài 44: Luyện tập hiđrocacbon không no (1 tiết)
 Bài 45: Thực hành: Tính chất của hiđrocacbon khơng no (1 tiết)
1.2.2. Mục tiêu của chương 6: “ Hiđrocacbon không no” [5], [11]
1.2.2.1. Kiến thức
Học sinh biết:
 Cấu trúc electron của liên kết đôi, liên kết ba và liên kết đôi liên hợp.
 Đồng phân, danh pháp và tính chất của anken, ankađien và ankin.
 Phương pháp điều chế và ứng dụng của anken, ankađien, ankin.
Học sinh hiểu:
 Ngun nhân tính khơng no của các HC này là do trong phân tử có liên kết 𝜋
kém bền, dễ bị phá vỡ để hình thành các liên kết 𝜎 bền.
 Các HC không no có nhiều đồng phân hơn HC no vì ngồi đồng phân mạch
Cacbon, các HC khơng no cịn có đồng phân vị trí liên kết đơi, liên kết ba.
 Quy tắc cộng Maccopnhicop.
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

9


1.2.2.2. Kĩ năng
Học sinh vận dụng:
 Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken, ankađien,
ankin.
 Giải thích khả năng phản ứng của HC khơng no.
 Lựa chọn sản phẩm chính trong các phản ứng cộng theo quy tắc Maccopnhicop.
1.2.2.3. Tình cảm, thái độ
HC khơng no và sản phẩm trùng hợp của HC không no có nhiều ứng dụng
trong đời sống và sản xuất. Vì vậy, GV giúp HS thấy được tầm quan trọng của việc

nghiên cứu HC khơng no, từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú học tập, tìm tịi sáng
tạo để chiếm lĩnh kiến thức.
1.2.3. Tóm tắt lí thuyết chương 6: “Hiđrocacbon không no” [9]
1.2.3.1. Anken
a. Khái niệm
 Anken là những HC khơng no, mạch hở, có một liên kết đơi C=C trong phân tử.
 Công thức tổng quát: CnH2n, n≥ 2, n nguyên.
b. Danh pháp
 Tên thường: Tên mạch chính + ilen
 Tên thay thế: Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí
liên kết đơi – en
c. Tính chất hóa học
Phản ứng
PTPU minh họa
Ghi chú
1. CỘNG
a. Cộng H2

CnH2n + H2 → CnH2n+2 (xt: Ni, t0)
Ví dụ: C2H4 + H2 → C2H6

Dùng
ankan

điều

chế

b. Cộng Br2 CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
dung dịch

Ví dụ: CH2=CH2 + Br2 → CH2 Br–CH2Br

Dùng để nhận biết
anken

CnH2n + HA → CnH2n+1 A

Cộng theo quy tắc
Maccopnhicop:
phần H cộng vào C
mang nhiều H hơn,
cịn X cộng vào C
mang ít H.

c. Cộng HA

(với HA là HCl, HOH,…)
CH3–CHCl–CH3
CH2 =CH–CH3+HCl→
CH2Cl–CH2CH3
2.
hợp

𝑥𝑡,𝑝,𝑡

Trùng nCH = CH →
2
2

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH


(– CH2 – CH2 – )n
PE

Dùng để tổng hợp
polime

10


3. Đốt cháy

3

𝑡0

CnH2n + nO2 → nCO2 + nH2O

𝑛 𝐻2𝑂 = 𝑛 𝐶𝑂2 .

2

4.Oxi
hóa 3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O → Dùng để nhận biết
bằng dung 3CnH2n(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
anken
dịch
KMnO4
5000 𝐶
5. Thế

Phản ứng không
CH2 =CH2 + Cl2 →
CH2=CHCl + HCl
đặc trưng
5000𝐶
CH2 =CH–CH3+Cl2→
CH2=CH– CH2Cl
+ HCl
d. Điều chế
Phương
PTPU minh họa
pháp
1. Đề hiđro CnH2n+2 → CnH2n + H2 ( n≥ 2)
của ankan
Ví dụ: C2H6 → C2H4 + H2

Ghi chú
Điều chế anken có
mạch khơng đổi

2. Crackinh CnH2n+2 → CmH2m + Cx H2x+2
ankan
( n=m+x, n≥ 3, m≥ 2).

Điều chế
mạch ngắn

3. Ghép gốc
(Wurtz)
4.Nhiệt

phân muối

Tăng mạch

CH3 Cl + CH2=CHCl + 2Na
→ CH3– CH=CH2 + 2NaCl
CH2 =CH – COONa + NaOH
𝐶𝑎𝑂,𝑡0



anken

C2H4 + Na2CO3

𝐻2 𝑆𝑂4 ,1700 𝐶
5. Tách H2 O
C2H5OH →
C2H4 + H2 O
của ancol

Dùng trong phịng
thí nghiệm

6. Dẫn xuất CH2 Br – CH2Br +Zn → C2 H4 ↑ + ZnBr2
đihalogen
với bột Zn
7. Dẫn xuất CH3 – CH2Cl + KOH
𝑟ượ𝑢
halogen với

→ C2H4 + KCl + H2O
kiềm

rượu

Dùng tái tạo anken
khi tách

1.2.3.2. Ankađien
a. Khái niệm

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

11


 Ankađien là những HC khơng no, mạch hở, có hai liên kết đôi C=C trong phân
tử.
 Công thức tổng quát: CnH2n-2, n≥ 3, n nguyên.
b. Danh pháp
Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + tên mạch chính + a + 2 số chỉ vi trí 2 liên kết
đơi – đien
c. Tính chất hóa học
Phản ứng
PTPU minh họa
Ghi chú
1. CỘNG
a. Cộng H2

Tùy theo lượng tác nhân mà xảy ra theo tỉ Với tỉ lệ 1:1 tạo ra hỗn

lệ 1:1 hoặc 1:2
hợp các sản phẩm cộng
0
𝑁𝑖,𝑡
theo hướng cộng 1,2 và
CH2 = CH – CH = CH2 + H2 →
1,4.
CH2 = CH – CH2 – CH3
CH3 – CH = CH – CH3
CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2
𝑁𝑖 ,𝑡0

→ CH3 – CH2 – CH2 – CH3
b. Cộng dd CH2 =CH – CH=CH2 + 2Br2 →
Br2
BrCH2 – CHBr – CH=CH2
BrCH2 – CH=CH – CH2Br
c. Cộng HX

CH2 =CH – CH=CH2 + HBr →
CH2 = CH – CHBr – CH3

Ở t0 thấp, ưu tiên tạo
thành sp cộng 1,2.
Ở nhiệt độ cao, ưu tiên
tạo thành sp cộng 1,4.
Khi cộng HX tuân theo
quy tắc Maccopnhicop

CH3 – CH=CH – CH2 Br

CH2 = CH – CH2 – CH2Br
2. Trùng hợp

CH2 = CH – CH = CH2

𝑥𝑡,𝑝,𝑡0



Dùng để tổng hợp cao
su

(– CH2 – CH = CH – CH2 – )n
Poli butanđien
3. Đốt cháy

CnH2n-2 +

(3𝑛 −1)
2

O2 → nCO2 + (n-1) H2O

𝑛 𝐻2 𝑂 < 𝑛 𝐶𝑂2
𝑛 𝑎𝑛𝑘𝑎𝑑𝑖𝑒𝑛 = 𝑛 𝐶𝑂2
− 𝑛 𝐻2𝑂

d. Điều chế
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH


12


 Điều chế 1-3 buta đien:
Từ C2 H5OH: 2C2 H5OH → CH2 = CH – CH = CH2
𝑃𝑑 ,𝑡0

Từ vinylaxetien: CH ≡ C – CH = CH2 + H2 →
𝑥𝑡,𝑡0

Từ n- butan: CH3 – CH2 – CH2 – CH3 →
 Điều chế isopren:

CH2 = CH – CH = CH2

CH2=CH–CH=CH2 + 2H2

𝑥𝑡,𝑡0

CH2–CH–CH2 –CH2 →
CH2=C–CH=CH2 + 2H2
CH3
CH3
1.2.3.3.Ankin
a. Khái niệm
 Ankin là những HC khơng no mạch hở, có một liên kết ba C≡C trong phân tử.
 Công thức tổng quát: CnH2n-2, n≥ 2, n nguyên.
b. Danh pháp
Tên thay thế: Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí
liên kết ba - in

c. Tính chất hóa học
Phản ứng
PTPU minh họa
Ghi chú
1. CỘNG

Tùy theo tỉ lệ, có thể qua 2 giai đoạn:

a. Cộng H2

CnH2n-2

+H2

CnH2n
Pb/PbCO3

chế

Nếu dùng xúc tác
Pb/PbCO3 thì phản
ứng chỉ dùng ở giai
đoạn tạo anken.

+H2

CnH2n

Dùng điều
anken, ankan.


CnH2n+2
Ni, t 0

Hay 1 giai đoạn:
+2H2

CnH2n-2

CnH2n+2
Ni, t 0

𝐵𝑟2
𝐵𝑟2
b. Cộng Br2 C H
CnH2n-2Br2 → CnH2n-2Br4
n 2n-2 →
dung dịch

c. Cộng HX

𝐻𝑔𝐶𝑙2 ,1500

CH ≡ CH + HCl →

CH2 = CHCl

Tuân theo quy tắc
Maccopnhicop


CH2 = CHCl + HCl → CH3 – CHCl2
𝐻𝑔𝑆𝑂4 ,800 𝐶

CH ≡CH + H2 O →
2. Đime-Trime

𝑥𝑡,𝑡0

2C2H2 →

CH3 – CHO

CH2 = CH – C ≡ CH

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

Dùng để điều chế
butađien

13


6000 𝐶

3C2H2 →

C6H6

3. Thế bằng ion CH≡CH + 2Ag(NH3)2OH → AgC≡CAg ↓ Nhận biết hợp chất
có nối ba đầu

kim loại
+ 4NH3 + 2H2 O
mạch.
R-C≡CH + Ag(NH3)2 OH → R - C≡ CAg↓
+ 2NH3 + H2O
4. Đốt cháy

CnH2n-2 + (3n-1)/2 O2 → nCO2 + (n-1) H2O

𝑛 𝐻2𝑂 < 𝑛 𝐶𝑂2
𝑛 𝑎𝑛𝑘𝑖𝑛
= 𝑛 𝐶𝑂2 − 𝑛 𝐻2𝑂

d. Điều chế
Phương pháp

PTPU minh họa

1. Tách HX của dẫn CH2Cl–CH2Cl + 2KOH 𝑟ượ𝑢
→ CH≡CH + 2KCl + 2H2O
xuất đihalogen
2. Dùng dẫn xuất tetra CHBr2 – CHBr2 + 2Zn → C2 H2 + 2ZnBr2
brom với Zn
3. Phương pháp riêng
điều chế C2H2:
Nhiệt phân metan

15000 𝐶

2CH4 →


C2H2 + 3H2

CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH) 2

Thủy phân CaC2

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

14


CHƯƠNG 2:
PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ
HIĐROCACBON KHƠNG NO TRONG CHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC 11
NÂNG CAO
2. 1. Một số phương pháp giải nhanh các bài tập về HC khơng no
2.1.1. Phương pháp bảo tồn khối lượng
2.1.1.1. Cơ sở
 Định luật bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối
lượng các chất tạo thành sau phản ứng.
 Trong phản ứng hóa học: A + B → C + D
Ta có: mA + mB = mC + mD
2.1.1.2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các trường hợp cần tính khối lượng của một chất mà có thể biết
hoặc biết được khối lượng các chất còn lại.
2.1.1.3. Cách giải
 Viết phương trình phản ứng xảy ra.
 Từ giả thuyết của bài tốn tìm ∑ 𝑚𝑡𝑟ướ𝑐 và ∑ 𝑚𝑠𝑎𝑢.
 Lập mối phương trình mối quan hệ giữa các chất tham gia và sản phẩm và giải

bài tốn.
2.1.1.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho m gam hỗn hợp khí X gồm etan, hiđro và một ankin đi qua Ni xúc tác,
nung nóng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y qua bình đựng dd Brom, thu
được 6,048 lít khí hỗn hợp Z có tỉ khối so với hiđro bằng 8 và khối lượng trung bình
tăng 0,82 gam. Xác định m?
Hướng dẫn giải:
6,048 lít
𝑁𝑖,𝑡0

m(g) hh X (C2H6 , H2, CnH2n-2) →

𝑑𝑑 𝐵𝑟𝑜𝑚 𝑑𝑢

hhY →

hh Z

𝑑𝑍/𝐻2 = 8

∆𝑚𝑡ă𝑛𝑔 = 0,82 𝑔
Theo định luật bảo tồn khối lượng thì mX = mY
Và mY - mZ = mtăng  mY = mtăng + mZ
Ta lại có mZ = 6,048/22,4 . 8 . 2 = 4,32(g)
Nên mY = 0,82 + 4,32 = 5,14 (g).
Ví dụ 2: Cho 12 gam ankin tác dụng vừa đủ với V lít khí H2 (đkc), sau phản ứng thu
được 13,2 gam ankan. Xác định V.
Hướng dẫn giải:
𝑉 (𝑙)𝐻2


Ta có sơ đồ sau: 12 (g) ankin →
SVTH: Dỗn Thị Ly – Lớp 09SHH

13,2 (g) ankan. Tìm V.
15


Áp dụng định luật bảo tồn khối lượng, ta có:
mankin + mhiđro = mankan  mhiđro = mankan - mankin = 13,2 – 12 = 1,2 (g)
Suy ra: 𝑛 𝐻2 =

1,2
2

= 0,6 (𝑚𝑜𝑙). Vậy V = 0,6 . 22,4 = 13,44(l).

2.1.2. Phương pháp bảo toàn nguyên tố
2.1.2.1. Cơ sở
Định luật bảo toàn nguyên tố: Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì
trước và sau phản ứng ln ln bằng nhau.
2.1.2.2. Phạm vi áp dụng
Có thể áp dụng cho nhiều trường hợp nhưng thường dùng nhất trong các phản ứng
đốt cháy.
2.1.2.3. Cách giải
 Viết sơ đồ các biến đổi.
 Rút ra mối quan hệ về số mol của các nguyên tố cần xác định theo yêu cầu của
đề bài trên cơ sở của định luật bảo toàn nguyên tố.
2.1.2.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy hồn tồn m gam ankin A thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 5,4
gam H2O. Nếu dẫn 2m gam A qua bình chứa nước Brom dư thì khối lượng bình

Brom tăng thêm bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải:
Ta có: 𝑛 𝐶𝑂2 =
𝑛 𝐻2𝑂 =

5,4
18

8,96
22,4

= 0,4 (𝑚𝑜𝑙). Suy ra: nC = 0,4 (mol)

= 0,3 (𝑚𝑜𝑙). Suy ra: nH = 2 . 𝑛 𝐻2𝑂 = 0,6 (mol)

Khối lượng bình Brom tăng chính là khối lượng của ankin A tức là 2m.
mankin = 2.(mC + mH) = 2 . ( 0,4 . 12 + 0,6 ) = 10,8 (g)
Ví dụ 2: Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp A gồm C2 H2, C2H4 và H2 trong bình kín với
xúc tác là Ni, thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp khí B, dẫn sản
phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ca(OH)2 dư thấy
khối lượng bình (1) tăng 14,4 gam. Tính khối lượng tăng lên ở bình (2).
Hướng dẫn giải:
Ta có sơ đồ sau:
𝑁𝑖,𝑡0

hh A (C2H2, C2H4 , H2) →

+𝑂2 ,𝑡0

hh B →


(1) Dd H2 SO4

Tính ∆𝑡ă𝑛𝑔(2)

sp
(2) Dd Ca(OH)2

Qua Ni, lượng C và H không đổi do đó đốt cháy B cũng chính là đốt cháy A.
Gọi C2H2 : x mol, C2H4: y mol, H2 : z mol
Khối lượng bình (1) tăng chính là khối lượng của H2O
14,4
𝑛 𝐻2𝑂 =
= 0,8 (𝑚𝑜𝑙)
18
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

16


Theo định luật bảo toàn nguyên tố H
𝑛 𝐻2𝑂 =

𝑛𝐻
2

 𝑛𝐻 = 2. 𝑛 𝐻2𝑂 = 2 . 0,8 = 1,6 (𝑚𝑜𝑙)

nH = 2x + 4y + 2z = 1,6 (mol)
Theo đề: mhhA = 7,6 g  26x + 28y + 2z = 7,6

 ( 2x + 4y + 2z) + 24( x +y ) = 7,6
Từ (1) và (2)  x + y = 0,25
Khối lượng bình (2) tăng chính là khối lượng CO2
Áp dụng định luật bảo tồn nguyên tố C:
𝑛 𝐶𝑂2 = 𝑛 𝐶 = 2𝑥 + 2𝑦 = 2 (𝑥 + 𝑦) = 0,5 ⇒ 𝑚 𝐶𝑂2 = 44 .0,5 = 22 (𝑔)
2.1.3. Phương pháp sử dụng các đại lượng trung bình
2.1.3.1. Cơ sở
Đối với mỗi hh chất bất kì, ta ln có thể biểu diễn chúng qua một đại lượng tương
đương thay thế cho cả hỗn hợp, đó là đại lượng trung bình (như khối lượng mol
trung bình, số nguyên tử trung bình, số liên kết pi(𝜋) trung bình…).
2.1.3.2. Phạm vi áp dụng
 Áp dụng cho các bài tốn tìm CTPT của các chất thuộc dãy đồng đẳng.
 Cụ thể:
– Khối lượng mol trung bình:
𝑀 .𝑛 +𝑀 .𝑛
̅= 1 1 2 2
Phương pháp khối lượng phân tử trung bình: 𝑀
𝑛1+𝑛2

̅ < M2. Biện luận tìm giá trị M1 và M2 thích hợp.
Suy ra M1 < 𝑀
– Số nguyên tử trung bình:
Số nguyên tử C trung bình 𝐶 ̅ =

𝑠ố 𝑚𝑜𝑙 𝐶𝑂2
𝑠ố 𝑚𝑜𝑙 ℎℎ
𝑠ố 𝑚𝑜𝑙 𝐻2𝑂

̅ = 2.
Số nguyên tử H trung bình 𝐻


𝑠ố 𝑚𝑜𝑙 ℎℎ

– Số liên kết pi(𝜋) trung bình hoặc độ bất bão hịa trung bình: thường được tính
qua tỉ lệ mol của phản ứng cộng.
2.1.3.3. Cách giải
 Xác định trị số trung bình giúp giải quyết u cầu của bài tốn.
 Chuyển hỗn hợp chất về dạng chung 𝐴𝑛̅ 𝐵𝑚̅.
 Xác định trị số trung bình của n và m theo dữ kiện bài toán đã cho, rút ra kết luận
cần thiết.
2.2.3.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 9,8 gam hỗn hợp 2 anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với 1
lít dụng dịch Brom 0,4M. Sau phản ứng hoàn toàn, nồng độ dung dịch Brom giảm
đi 50%. Xác định CTPT của 2 anken.
Hướng dẫn giải
(Áp dụng phương pháp số ngun tử trung bình)
SVTH: Dỗn Thị Ly – Lớp 09SHH

17


Gọi CT chung của 2 anken là: 𝐶𝑛̅ 𝐻2𝑛̅
𝑛𝑏đ
𝐵𝑟2 = 0,4 (𝑀 )
Mà sau khi phản ứng xảy ra, nồng độ dung dịch Brom giảm đi 50% nghĩa là
𝑝𝑢
Brom đã phản ứng một nửa nên 𝑛𝐵𝑟2 = 0,2 (𝑀)
Ta có PTPU: 𝐶𝑛̅ 𝐻2𝑛̅ + 𝐵𝑟2
0,2 ← 0,2




𝐶𝑛̅ 𝐻2𝑛̅ 𝐵𝑟2

̅=
Khối lượng mol trung bình của 2 anken là: 𝑀

9,8
0,2

= 49

Mà ta có: 14𝑛̅ = 49  𝑛̅ = 3,5.
Vậy CTPT của 2 anken trên là: C3H6 và C4H8.
Ví dụ 2: Một hỗn hợp X gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 5,6 lít hỗn
hợp X đi qua dung dịch Br2 thì thấy khối lượng bình tăng là 8,6 g. Xác định CTPT
của 2 ankin.
Hướng dẫn giải:
Theo đề ta có: mankin = 8,6 g.
Số mol của ankin là: 𝑛 𝑎𝑛𝑘𝑖𝑛 =

5,4
22,4

= 0,25 (𝑚𝑜𝑙)

Khối lượng phân tử trung bình của 2 ankin là:
8,6
̅=
𝑀

= 34,4
0,25
Suy ra: M1 < 34,4 < M2 với 2 ankin kế tiếp.
Nên M1 = 26 và M2 = 40.
Vậy CTPT của 2 ankin là: C2H2 và C3H4.
2.1.4. Phương pháp tăng giảm khối lượng
2.1.4.1. Cơ sở
Dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng khi chuyển một mol chất X thành một
hoặc nhiều mol hợp chất Y (có thể qua các giai đoạn trung gian), ta dễ dàng tính được
số mol các chất và ngược lại. Từ số mol hoặc quan hệ về số mol của các chất mà ta biết
được sự tăng hay giảm khối lượng của các chất X,Y.
2.1.4.2. Cách giải
 Xác định mối quan hệ tỉ lệ mol giữa các chất cần tìm và các chất đã biết.
 Lập sơ đồ chuyển hóa giữa 2 chất này.
 Xem xét sự tăng hay giảm của ∆M và ∆m theo PTPU và dữ kiện đề bài.
 Lập phương trình tốn học để giải.
2.1.4.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hiđro hóa hồn tồn 5,3 gam hỗn hợp 2 ankin thu được 5,9 gam hỗn hợp 2
ankan. Tính thể tích hiđro tham gia phản ứng (ở đkc).
Hướng dẫn giải
SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

18


𝑉 (𝑙) 𝐻2

Ta có sơ đồ sau: 5,3 (g) ankin →
5,9 (g) ankan. Tìm V.
Khối lượng tăng sau phản ứng chính là khối lượng của H2 tham gia phản ứng.

Suy ra, khối lượng H2 tham gia phản ứng là:
𝑚𝐻2 = 5,9 − 5,3 = 0,6 (𝑔)
Suy ra: 𝑛 𝐻2 =

0,6
2

= 0,3 (𝑚𝑜𝑙). Vậy V = 0,3 . 22,4 = 6,72(l).

2.1.5. Phương pháp đường chéo
2.1.5.1. Cơ sở
Hỗn hợp khí, nhất là 2 khí là một dữ kiện dễ dàng bắt gặp trong nhiều bài tốn
hóa học mà thơng thường ta phải tính số mol / tỉ lệ mol hoặc thể tích / tỉ lệ thể tích để
tìm ra được giá trị cuối cùng của bài toán.
2.1.5.2. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này thường được áp dụng cho các bài toán hỗn hợp chứa 2 thành
phần mà yêu cầu của bài toán là xác định tỉ lệ giữa 2 thành phần đó.
2.1.5.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là C3H6 và C4H8 vào nước Brom
dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 g. Tính %V mỗi khí.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng sơ đồ đường chéo cho số nguyên tử C trung bình của hỗn hợp X gồm
C3 H6 và C4H8 .
n
C4H8

4

2/3
n

C4H8
n
C3H6

11/3
n
C3H6

3

= 2/1

1/3

%𝑉 (𝐶3 𝐻6 ) =
%𝑉 (𝐶4 𝐻8 ) =

1
3
2

. 100 = 33,33%.

. 100 = 66,67%.
3
Ví dụ 2 (Câu 30 mã 175 – TSĐH khối A – năm 2009):
Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử C trong phân
tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 g và thể tích 6,72 l (đktc). Số mol, cơng thức phân
tử của M và N lần lượt là:
A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2 B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2

C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4 D. 0,2 mol C3 H6 và 0,1 mol C3H4
Hướng dẫn giải

SVTH: Doãn Thị Ly – Lớp 09SHH

19


×