Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu xác định thành phần hóa học và chiết tách alkaloid tổng từ hoa đu đủ đực được thu hái tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 85 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA



ĐỖ THỊ LỆ UYÊN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC VÀ CHIẾT TÁCH ALKALOID
TỔNG TỪ HOA ĐU ĐỦ ĐỰC ĐƯỢC THU
HÁI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng, 2015


2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA



NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC VÀ CHIẾT TÁCH ALKALOID
TỔNG TỪ HOA ĐU ĐỦ ĐỰC ĐƯỢC THU


HÁI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ LỆ UYÊN
Lớp
: 11CHD
Giáo viên hướng dẫn : Ts. Giang Thị Kim Liên

Đà Nẵng, 2015


3

Đại học Đà Nẵng

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam
Trường Đại học Sư Phạm

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Hóa
NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ LỆ UYÊN
Lớp

: 11CHD


1. Tên đề tài: “ Nghiên cứu xác định thành phần hóa học và chiết tách alkaloid
tổng từ hoa đu đủ đực được thu hái tại thành phố Đà Nẵng ”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
- Nguyên liệu: Hoa đu đủ đực thu hái tại thành phố Đà Nẵng.
- Dụng cụ, thiết bị: Bộ chiết soxhlet, bình định mức, bình tam giác, cốc thủy
tinh, bộ chiết lỏng- lỏng, cân kỹ thuật, tủ sấy, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
AAS, máy đo sắc ký lỏng - khối phổ Xevo TQ hãng Waters, Mỹ và thiết bị đo sắc
ký- khối phổ Agilent 7890A/5975 .
3. Nội dung nghiên cứu:
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý trong hoa đu đủ đực.
- Xác định thành phần hóa học các dịch chiết từ hoa đu đủ đực.
- Định tính và chiết tách alkaloid trong hoa đu đủ đực.
4. Giáo viên hướng dẫn: Ts. Giang Thị Kim Liên
5. Ngày giao đề tài: 10/01/2014
6. Ngày hoàn thành: 03/05/2015
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo về cho Khoa ngày…tháng…năm…
Kết quả điểm đánh giá:………….
Ngày…tháng…năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


4

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã học hỏi được nhiều
điều bổ ích và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu về lĩnh vực mà em nghiên cứu.

Do đó, trong trang đầu của luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình:
Em xin chân thành cảm ơn cơ Ts. Giang Thị Kim Liên, người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo giảng dạy bộ mơn. các thầy cơ
cơng tác tại phịng thí nghiệm cùng các cán bộ trong khoa Hóa – Trường Đại H ọc
Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiến hành thí nghiệm
phục vụ cho đề tài luận văn của mình.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp 11CHD, gia đình đã
động viên và giúp đỡ tơi hồn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Lệ Uyên


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS
GC
LC
MS
GC-MS
LC-MS
HD1
HD2
HD3
TR
CTPT


Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử
Sắc ký khí
Sắc ký lỏng
Khối phổ
Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ
Phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ
Dịch chiết hoa đu đủ trong n-hexan
Dịch chiết hoa đu đủ trong etyl axetat
Dịch chiết hoa đu đủ trong ethanol
Thời gian lưu
Công thức phân tử


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm của hoa đu đủ đực ............................................................. 30
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro trong hoa đu đủ đực .............................................. 32
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng một số kim loại trong hoa đu đủ đực ........................... 32
Bảng 3.4. Hiệu suất chiết ..................................................................................................... 34
Bảng 3.5. Thành phần hóa học chính dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung mơi
n-hexan ............................................................................................................................... 35
Bảng 3.6. Thành phần hóa học chính dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung môi etyl axetat ...... 40
Bảng 3.6. Thành phần hóa học chính dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung môi chloform ........ 47


7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vườn cây đu đủ ...................................................................................................... 4
Hình 1.2. Cây đu đủ (Carica papaya) ................................................................................... 5
Hình 1.3. Quả đu đủ chín ....................................................................................................... 6
Hình 1.4. Hoa đu đủ đực ...................................................................................................... 6
Hình 1.5. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ ............................................................. 15
Hình 1.6. Sơ đồ thiết bị sắc ký lỏng ghép khối phổ ........................................................... 17
Hình 2.1. Hoa đu đủ đực .................................................................................................... 22
Hình 2.2. Bột hoa đu đủ đực khơ ....................................................................................... 22
Hình 3.1. Các hình ảnh về kết quả chiết hoa đu đủ đực lần lượt với từng dung mơi ........ 33
Hình 3.2. Sắc ký đơ GC của dịch chiết hoa đu đủ đực trong n -hexan............................... 34
Hình 3.3. Phổ khối của stigmasterol .................................................................................. 38
Hình 3.4. Phổ khối của gamma - sitosterol......................................................................... 38
Hình 3.3. Phổ khối của vitamin E ...................................................................................... 38
Hình 3.4. Phổ khối của n -hexadecanoic acid..................................................................... 39
Hình 3.5. Phổ khối của 9,12 -Octadecadienoic acid.......................................................... 39
Hình 3.8. Sắc ký đồ của dịch chiết hoa đu đủ đực trong etyl axetat .................................. 40
Hình 3.9. Phổ khối của Triacetin ....................................................................................... 42
Hình 3.10. Phổ khối của Tetradecanoic acid ..................................................................... 42
Hình 3.11. Sắc ký đồ LC của dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung mơi etyl acetat ......... 43
Hình 3.12. Sắc ký đồ LC của dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung mơi methanol ........... 44
Hình 3.13. Các hình ảnh của mẫu thử lần lượt với các thuốc thử ..................................... 45
Hình 3.14. Dịch chiết chloform ban đầu ............................................................................ 46
Hình 3.15. Dịch chiết chloform chứa alkaloid tổng ................................................................ 46
Hình 3.16. Sắc ký đồ của dịch chiết hoa đu đủ đực trong chloform ................................. 47


8

MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1.Tổng quan về cây Đu đủ .......................................................................................... 4
1.1.1. Sơ lược về họ Đu đủ ............................................................................................. 4
1.1.2. Sơ lược về chi Đu đủ ............................................................................................ 4
1.2.Khái quát về cây Đu đủ ở Việt Nam ....................................................................... 5
1.2.1.Hình thái............................................................................................................... 6
1.2.2. Giới tính của đu đủ ............................................................................................. 7
1.2.3. Thành phần hóa học ............................................................................................. 7
1.3.Một số ứng dụng thực tế .......................................................................................... 8
1.3.1.Tác dụng dinh dưỡ ng ............................................................................................ 8
1.3.2.Tác dụng dưỡ ng sinh............................................................................................. 8
1.3.3.Tác dụng làm đẹ p .................................................................................................. 9
1.3.4.Tác dụng chữa bệnh .............................................................................................. 9
1.4.Tình hình nghiên cứu về cây đu đủ ở Việt Nam và trên thế giới hiệ n nay ............ 10
1.5.Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
(AAS) ........................................................................................................................... 11
1.6. Phương pháp ngâm chiết ....................................................................................... 13
1.7.Khảo sát thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ
(GC-MS)....................................................................................................................... 14
1.7.1. Phương pháp sắc ký khí (GC) ............................................................................ 14
1.7.2. Phương pháp khối phổ (MS) .............................................................................. 14
1.7.3.Sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS).................................................................. 15
1.7. Khảo sát thành phần hóa học bằng phương pháp sắ c ký lỏng – khối phổ (LC MS)............................................................................................................................... 16
1.7.1. Phương pháp sắc ký lỏng ................................................................................... 16
1.7.2. Phương pháp sắc ký lỏng – khối phổ (LC - MS) ................................................ 17
1.8. Phân tích định tính alkaliod trong hoa đu đủ đực ................................................ 18
1.8.1. Các thuốc thử để định tính alkaloid ................................................................... 19
1.9. Phương pháp chiết tách alkaloid ra khỏi cây ........................................................ 19

1.9.1. Phương pháp chiết tách alkaloid bằng dung môi hữu cơ ................................... 20
1.9.2. Phương pháp chiết tách alkaloid bằng dung dịch nước acid.............................. 21
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 22
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất ......................................................................... 22
2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................................ 22
2.1.2. Xử lí nguyên liệu ................................................................................................ 22
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ............................................................................. 23
2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 24
2.3. Các phương pháp nghiên cứu................................................................................ 25
2.3.1. Các phương pháp xử lí mẫu ............................................................................... 25
2.3.2. Xác định độ ẩm .................................................................................................. 26
2.3.3. Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hó a mẫu .................................. 26


9

2.3.4. Xác định nồng độ ion kim loại bằng phương pháp AAS ................................... 26
2.3.5. Khảo sát thành phần hoá học bằng phương pháp GC -MS................................. 27
2.3.6. Định tính alkaloid ............................................................................................... 28
2.3.7. Chiết alkaloid tổng ............................................................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 30
3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của hoa đu đủ đực .................................. 30
3.1.1. Độ ẩm ................................................................................................................. 30
3.1.2. Hàm lượng tro .................................................................................................... 31
3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại ............................................................................. 32
3.2. Hiệu suất chiết ....................................................................................................... 33
3.3.Thành phần hóa học trong hoa đu đủ đực .............................................................. 34
3.3.1. Thành phần hóa học trong hoa đu đủ đực trong dung môi n-hexan .................. 34
3.3.2. Thành phần hóa học dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung môi etyl axetat ....... 39
3.4. Sắc ký đồ LC-MS của dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung môi etyl axetat ....... 42

3.5. Sắc ký đồ LC-MS của dịch chiết hoa đu đủ đực trong dung môi methanol ......... 43
3.6. Định tính các hợp chất alkaloid bằng phản ứng hoá học ..................................... 44
3.7. Chiết tách alkaloid tổng từ hoa đu đủ đực ............................................................ 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 53


10

MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Xã hội phát triển cùng với những mặt tích cực của nó thì con người đang phải
đối mặt với nguy cơ xuất hiện bệnh tật ngày càng nhiều hơn. Từ ngàn xưa con
người đã biết tìm và sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh .
Và ngày nay con người có xu hướng sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc tự
nhiên hơn là tổng hợp bằng con đường nhân tạo, nhất là hợp chất thiên nhiên từ các
thực vật xung quanh chúng ta.
Trong vơ số các lồi thực vật đa ng tồn tại và phát triển, đu đủ là một trong
những loại cây đượ c trồng trong vườn khá phổ biến ở Việt Nam. Đu đủ có r ất nhiều
ứng dụng trong cuộc sống, quả đu đủ chín được coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự
tiêu hóa các chất có trong nhiều loại thịt, lịng trắng trứng. Quả đu đủ xanh dùng nấu
với thịt cứng cho mau mềm, hay trộn gỏi ăn hàng ngày. Nhựa đu đủ sử dụng làm
thuốc giun.Lá đu đủ dùng gói thịt khi nấu cho chóng mềm; nước sắc lá đu đủ dùng
giặt những vết máu trên vải hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét và chữa ung thư .
Rễ đu đủ sắc uống làm cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Hoa đu đủ
đực tươi hoặc khô hấp với đường phèn chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng . Tại
Mỹ, nhựa đu đủ dùng làm trong kỹ nghệ chế bia, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ
thuốc, kỹ nghệ tơ sợi để làm cho sợi cỏ khô, kỹ nghệ làm da[1,2].
Tuy có nhiều cây đu đủ có nhiều ứng dụng nhưng vẫn cịn rất ít nghiên cứu
về các bộ phận của cây đu đủ.

Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích góp phần nghiên cứu thành phần hóa
học lồi cây này và làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn các hoạt tính sinh học
cũng như việc sử dụng cây đu đủ trong tương lai tôi xin chọn đề tài: “ Nghiên cứu
xác định thành phần hóa học và chiết tách alkaloid tổng từhoa đu đủ đực được
thu hái tại thành phố Đà Nẵng ”. Qua đó, góp phần tăng thêm giá trị sử dụng của
loại cây này.
2.Đối tượng nghiên cứu
- Hoa đu đủ đực được thu hái tại thành phố Đà Nẵng .


11

3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định một số thơng số hóa lý của hoa đu đủ đực.
- Xác định thành phần hóa học, cơng thức cấu tạo của một số cấu tử chính có
trong các phân đoạn dịch chiếttừ hoa đu đủ đực.
- Thực hiện các phản ứng hoá học để định tính alkaloid.
- Chiết tách alkaloid tổng từ hoa đu đủ đực.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngồi nước có liên
quan đến đềtài, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng
nghiệp.
4.2.Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lí mẫu.
- Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng hữu cơ.
- Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượ ng các kim
loại trong hoa đu đủ đực.
- Phương pháp ngâm chiết mẫu.
-Phương pháp sắc ký khí – khối phổ (GC –MS), phương pháp sắc ký lỏng –

khối phổ hỗn hợp (LC –MS) nhằm phân tách và xác định thành phần định tính và
định lượng các cấu tử chính trong các dịch chiết.
- Các phương pháp định tính alkaloid.
- Phương pháp chiết tách alkaloid.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1.Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những thông tin khoa học ban đầu về thành phần hóa học có
trong hoa đu đủ đực tại thành phố Đà Nẵng .
- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giải thích một cách khoa học một số cách chữa bệnh trong dân gian bằng
cách sử dụng hoa đu đủ đực.


12

- Nhằm gi úp cho việc ứng dụng hoa đu đủ ở phạm vi rộng một cách khoa
học hơn .
6. Bố cục của đề tài
Luận văn gồm 53 trang; được bố cục như sau:
Mở đầu: 3 trang
Tổng quan:18 trang
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu: 8 trang
Kết quả và thảo luận: 20trang
Kết luận và kiến nghị: 2 trang
Tài liệu tham khảo: 2 trang


13


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây Đu đủ
1.1.1. Sơ lược về họ Đu đủ
- Họ Đu đủ (Caricaceae) là một họ thực vật có hoa thuộc bộ Cải (Brassicales) của
nhánh Hoa hồng (Rosids), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Trung, Nam Mỹ và
Châu Phi. Chúng là các loài cây bụi hay 1 cây thân xốp và mập, thường xanh,tuổi
thọ thấp, cao chừng 5-10 m; nhiều lồi có quả ăn được. Cụm hoa mọc ở nách lá
kiểu xim hoa. Lá chân vịt hay xẻ thùymọ c so le. Lá và quả xanh chứa nhựa mủ màu
trắng.Hạt có chứa nội nhũ nhiều dầu[21].
Họ Đu đủ chứa khoảng 4 -6 chi và 34 lồi:
+ Chi Carica có 20-25 lồi Đu đủ (Carica papaya),phân bốchâu Mỹ (có thể bao
gồm ho ặc tách riêng chi Vasconcellea có 19- 24 lồi, nếu tách riêng thì chi Carica
chỉ cịn 1 lồi).
+ Chi Cylicomorpha có 2 lồi, phân bố ở châu Phi.
+ ChiJacaratia có 5 lồi phân bố ở châu Mỹ ( có thể bao gồm cả Jarilla: 3 lồi và chi
Pileus).
1.1.2. Sơ lược về chi Đu đủ
Đu đủ (danh pháp khoa học: Carica papaya) là một cây thuộc Họ Đu đủ.
Đây là cây thân thảo to, khơng hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân
vịt, cuống dài, đường kính 50 –70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài
nhỏ, vành to năm cánh.Quả đu đủ to trịn, dài, khi chín mềm, hạt vàng cam, có
nhiều hạt [22].

Hình 1.1. Vườn cây đu đủ


14

Là cây có nguồn gốc từ nam México, Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ, đu đủ
ngày nay được trồng ở phần lớn các nước nhiệt đới như Brasil, Ấn Độ, Nam

Phi, Srilanka,Philippines, Việt Nam.
Quả đu đủ xanh thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm)
và ăn chín như một loại trái cây. Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain, một
chất protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh
thường được hầm chung với thịt giúp thịt nhanh mềm.
1.2. Khái quát về cây Đu đủ ở Việt Nam
Tên thường gọi

: Cây đu đủ.

Tên khác

: Mộc Qua ( theo đông y), Phan Qua Thụ, Lô Hong

Phlê(Campuchia), Mắc Hung (Lào), Cà Lào, Phiên Mộc.
Tên khoa học

: Carica papaya.

Hình 1.2. Cây đu đủ (Carica papaya)
Phân loại khoa học
Giới

: Thực vật ( Plantae)

Nghành

:Hạt kín (Angiospermae)

Lớp


: Thực vật hai lá mầm thực sự (Eudicots)

Bộ

: Cải ( Brassicales)

Họ

: Đu đủ (Caricaceae)

Chi

: Đu đủ (Carica)

Loài

: Cây đu đủ (Carica papaya) [22].


15

1.2.1. Hình thái.
Thân đạt chiều cao 2-10m, đường kính gốc có thể đạt 30cm. T hân ít hoặc
khơng phân nhánh, mang nhiều sẹo lá, các đốt sít nhau. Cấu tạo của thân: thân vỏ
sau lớp biểu bì là mạng lưới dày đặc các bó sợi gỗ có tác dụng chống đổ cho cây.
Phần trong sau lớp vỏ là các tế bào nhu mô làm nhi ệm vụ dự trữ dinh dưỡng [22].
Lá chỉ có nhiều ở ngọn, lá chia 6, 7 thùy, hình trứng, mép có răng cưa khơng
đều. Lá to, cuống rỗng, dài 30 -50cm, gân lá hình chân vịt [13].
Hoa màu trắng nhạt hay xanh nhạt, mọc ở kẽ lá, hoa thường khác gốc nhưng

cũng cónhững kiểu tạp tính (vừa hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính) hoặc hoa đực
cùng gốc (đực, lưỡng tính). Hoa cái có tràng nhiều hơn tràng của hoa đực, mọc
thành chùm ở kẽ lá.Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, cụm hoa cái chỉ có 2 -3 hoa.Sau
1 tháng hoa thụ phấn.Lá mang hoa rụng, sẽ để lại sẹo trên cây[13].
Quả thịt dày mọng, ở giữa rỗng, có nhiều hạt hình trứng.Hạt có hai lớp vỏ,
vỏ trong cuống màu sạm đen, vỏ ngoài mọng nước.Quả hình trứng to dài 20 -30cm,
đường kính 15-20cm, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam[13].

Hình 1.3. Quả đu đủ chín.

Hình 1.4. Hoa đu đủ đực


16

1.2.2. Giới tính của đu đủ.
Cây đu đủ đực: mang hoa đực, khơng có quả. Một số hoa ở đầu các nhánh
có bầu hoa khá phát triển và có thể hình thành quả nhưng quả nhỏ, ăn đắng và
khơng có giá trị thương phẩm.
Cây đu đủ cái: mang hoa cái. Để tạo thành quả các hoa này phải nhận được
phấn từ các cây đực và cây lưỡng tính song chúng cũng có thể phát triển đơn tính
sinh. Q trình ra hoa của cây cái ổn định ít bị ảnh hưởng và chi phối bởi điều kiên
ngoại cảnh.
Cây đu đủ lưỡng tính : mang hoa lưỡng tính mọc thành chùm hoặc đơn độc;
nếu mọc thành chùm thì ngồi hoa lưỡng tính trên chùm cịn có hoa đực. Tùy vào
điều kiên dinh dưỡng và điều kiên ngoại cảnh trong năm, cây lưỡng tính ra các loại
hoa khác nhau.
1.2.3. Thành phần hóa học
Trong quả chín có chừng 95% nước, các chất đường, trong lá chủ yếu là
glocuse 8,5%, một ít pectin, chất béo, một ít muối vơ cơ (Ca. P.Mg. Fe), vitamin A,

B, C [18].
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá, đều chứa chất
nhựa mủ. Trong nhựa mủ này có men papain có khả năng hoà tan một khối lượng tơ
huyết (fibrin) gấp 2000 lần khối lượng của nó. Men này có tác dụng tiêu hố protid,
biến đổi các chất có albumin thành pepton; cũng có tác dụng tiêu mỡ, tiêu các
hydrat cacbon trong mơi trường hơi kiềm hay trung tính. Nó cũng có tính chất làm
dễ tiêu hố và giải độc. Nó làm triệt tiêu progosteron, một hormon sinh dục cần
thiết chuẩn bị cho tử cung thụ thai và duy trì sự sống cho bào thai sau đó.
Carpain (có nhiều trong lá) có tác dụng gần như digitalin là loại thuốc làm
mạnh tim.
Hạt đu đủ chứa mysorin và kali myronat khi kết hợp với nhau tạo thành tinh
dầu mùi diêm sinh hắc. Trong rễ, có nhiều kali myronat, trong lá có nhiều myrosin.


17

1.3.

Một số ứng dụng thực tế
1.3.1. Tác dụng dinh dưỡng
Đặc biệt trong quả đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả
khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá
thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trị là chống oxy hố
mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác
dụng nhuận tràn g. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta carotene[22].
Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, n ếu ăn quá nhiều, liên tục
sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng
beta caroten ăn vào.
Ngồi ra trong đu đủ cịn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ
thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74–

80 mg vitamin C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản
xuất ra thuốc chống lại bệnh qng gà ở trẻ em. Đu đủ cịn có các vitamin B1, B2,
các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.Ăn đu đủ
thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có
nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hố, tăng sức đề kháng
cho cơ thể.
1.3.2. Tác dụng dưỡng sinh
Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa
hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông,
đu đủ giúp nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm [22].
Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng
khơng sung mãn, có các bệnh mạn tính. Dùng đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 3
thứ trên xay trong nước dừa non, uống hằng ngày. Đây là phép dưỡng sinh chống
lão suy của người xưa.
Đu đủ chín coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hố các chất thịt. Cịn
trong nấu ăn khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường cho quả đu đủ xanh
vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu hoá tốt .


18

1.3.3. Tác dụng làm đẹp
Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da,
mau lành các tổn thương trên da.Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi
phục sự tươi trẻ cho làn da [22].
Hỗn hợp massage da mặt từ đu đủ: Trộn đu đủ xay với một thìa dầu aloe
vera và massage khắp cơ thể. Nên thực hiện đều đặn mỗi tháng 1 lần để tái tạo làn
da.
Mặt nạ dành cho mọi loại da: Xay nhuyễn 1 quả đu đủ, 1 muỗng cà phê mật
ong và chút nước cốt chanh. Đắp lên mặt 20 phút, rồi rửa sạch.

Với da mụn: dùng đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da
mặt, giúp chữa khỏi mụn trứng cá.
Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng b ôi mặt hoặc tay để chữa chai
chân và bệnh eczema.
Chú ý: Đặc tính tẩy tế bào chết ở đu đủ rất mạnh nên tránh dùng đu đủ trên
các vùng nhạy cảm như vùng mắt, da non...
1.3.4. Tác dụng chữa bệnh
Trong đu đủ có chứa rất nhiều loại enzim, ví như enzim papain rất tốt cho
tiêu hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Đối với
những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà khơng thể tiêu hố protein
trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này .
Ở Ấn Độ, Srilanka và Malaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để
phá thai. Các cơng trình nghiên cứu cho thấy tác dụng phá thai có được là do chất
nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Chất này khi vào cơ thể sẽ phá
huỷ progesterol là một trợ thai tố. Q uả đu đủ đã chín ít nhựa thì khơng còn tác dụng
này nữa.
Ở Mỹ người ta đã chứng minh rằng quả đu đủ có thể chế biến thuốc để chữa
bệnh lệch khớp xương hay có thể chế ra thuốc tiêm, có cơng dụng làm giảm đau do
các dây thần kinh gây nên [22].
Papain cịn có tác dụng làm đơng sữa và tác dụng giảm độc đối với toxin và
toxanpunin [19].


19

Nhựa và hạt đu đủ dùng làm thuốc tẩy nhiều loại giun (trừ giun móc
ankylostome). Đặc biệt có chất cacpain làm chậm nhịp tim như một digitalin. Hạt
đu đủ còn có tính kháng khuẩn mạ nh, dùng ngồi để làm sạch vết thương bẩn,
nhiễm trùng [19].
Hoa đu đủ đực tươi hoặc khô hấp với đường phèn chữa bệnh ho, viêm ống

phổi, mất tiếng [5].
1.4.

Tình hình nghiên cứu về cây đu đủ ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của
cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư.Kết quả
nghiên cứu mới này được đăng tải trên “Tạp chí dược lý dân tộc” của Nhật Bản.
Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phịng thí
nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo,
chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích
với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phịng thí nghiệm, gồm ung thư
cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy…Khi cho 10
loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với chất chiết xuất này, 24 giờ sau có thể
thấy tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại, và nếu nồng độ chất chiết xuất càng
cao, hiệu quả kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt. Cũng trong
một thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học còn phát hiện ra chất chiết xuất từ lá đu
đủ có khả năng thúc đẩy tế bào Th1 - tế bào đóng vai trị quan trọng trong hệ miễn
dịch - sinh trưởng và phát triển [ 20].
Nhà nghiên cứu Hồ Thị Hà và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc hóa
học, đồng thời đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, kháng khuẩn và chố ng oxy hóa
của hợp chất alkaloid mới được đặt tên là Carpainone [3].
Theo nghiên cứu Nguyễn Văn Rư, Vũ Quang Thái đã tách chiết
chymopapain từ nhựa quả đu đủ xanh và chế thử thành dạng bột pha tiêm [10].
Theo Solano Salcedo, năm 1964, ông đã nghiên cứu quả đu đủ ở châu Mỹ
thấy: acid toàn bộ 7, acid bay hơi 1, 3, acid không bay hơi 6,1, nước 64%, xenluloza
0,9-11%, đường 4,3-7%, chất có chứa nito 0,6 -0,86%, protein tinh chế 0,35 -0,64%.


20


Khơng phải protein 0,035%, protein tiêu hóa dược 0,38 -0,47%, photpho 0,223%,
canxi 0,245%, magie, sắt, thiamin, riboflavin và vitamin C [5].
Theo Hooper, hạt đu đủ có chứa 26,3% dầu, 24,3% chất anbuminoit, 17%
sợi, 15,5% hydratcacbon, 8,8% tro và 8,2% nước [5].
Như vậy, hoạt tính dược lý và thành phần hóa học của cây đu đủ đã được
nghiên cứu. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu chủ yếu là lá và quả đu đủ, các
cơng trình nghiên cứu hoa đu đủ đực hầu như cịn rất ít.
1.5. Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử (AAS)
 Nguyên tắc phép đo AAS
Phương pháp phân tích dựa trên cơ sở đo phổ hấp thụ nguyên tử của một
nguyên tố được gọi là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (phép đo AAS). Cơ sở lý
thuyết của phép đo này là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử tự
do ở trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của ngun tố ấy
trong mơi trường hấp thụ [8,9]. Vì thế muốn thực hiện được phép đo quang phổ hấp
thụ nguyên tử (phép đo AAS) cần thực hiện các quá trình sau:
- Q trình ngun tử hóa mẫu: chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu
(rắn hay dung dịch) về trạng thái hơi của các nguyên tủ tự do. Mục đích của q
trình này là tạo ra được đám hơi các nguyên tử tự do từ mẫu phân tích, làm môi
trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử. Có thể nguyên tử hóa mẫu
phân tích bằng ngọn lửa hoặc kỹ thuật nguyện tử hóa không ngọn lửa. Đây là giai
đoạn quan trọng nhất và có ảnh hưởng đến phép đo AAS. Bởi vì chỉ có các nguyên
tử tự do ở trạng thái hơi mới cho phổ hấp thụ nguyên tử.
- Chọn nguồn tia sáng đơn sắc có bước sóng phù hợp với nguyên tố cần phân
tích, chiếu chùm tia sáng đơn sắc đó vào đám hơi của nguyên t ố cần phân tích. Các
nguyên tử của nguyên tố cần xác định sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo
ra phổ hấp thụ của nó. Phần cường độ của chùm tia sáng đã bị một loại nguyên tử
hấp thụ sẽ phụ thuộc vào nồng độ của nó trong mơi trường hấp thụ.



21

- Thu toàn bộ chùm tia sáng sau khi qua môi trường hấp thụ, phân li chúng
thành phổ và chọn vạch phổ cần đo của nguyên tố cần phân tích vào khe đó để đo
cường độ của chúng. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ.
- Ghi nhận tín hiệu và đo kết quả đo của cường độ vạch phổ hấp thụ bằng
thiết bị thích hợp.
 Các bộ phận trong máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS
* Nguồn đơn sắc
Nguồn đơn sắc là nguồn phát ra chùm bức xạ đơn sắc của nguyên tố cần
phân tích, nguồn này sẽ chiếu vào đám hơi nguyên tử tự do và nó phải thỏa mãn các
điều kiện sau:
- Nguồn phát ra tia bức xạ đơn sắc tạo ra phải là các tia bức xạ nhạy của
nguyên tố cần phân tích. Chùm tia phát xạ phải có cường độ ổn định, lặp lại được
nhiều lần đo khác nhau trong cùng một điều kiện và phải điề u chỉnh được để có
cường độ cần thiết cho mỗi phép đo
- Phải tạo ra được chùm tia phát xạ thuần khiết, chỉ bao gồm một số vạch
nhạy của nguyên tố cần phân tích, phổ nền của nó khơng đáng kể
- Phải có cường độ cao nhưng bền với thời gian.
* Hệ thống ngun tử hóa mẫu phân tích
Bộ phận ngun tử hóa mẫu chuyển mẫu cần phân tích từ trạng thái ban đầu
thành dạng hơi của nguyên tử tự do dưới tác dụng của nhiệt độ. Đám hơi của các
nguyên tử tự do này chính là mơi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ
nguyên tử.
* Hệ quang và detecter
Hệ thống trang thiết bị để thu, phân li chọn lọc một số vạch thích hợp của
nguyên tố cần phân tích và ghi nhớ lại nó.
* Bộ phận xử lí kết quả
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử cho phép điều khiển hai chế độ.Một là
điều khiển trực tiếp bằng cách xử dụng bàn được cài đặt trong máy vi tính kết nối

với máy AAS.


22

 Những ưu điểm và nhược điểm phím gắn trên máy tính. Hai là điều khiển thơng qua
phần mềm của phép đo AAS
* Ưu điểm
- Độ nhạy và độ chọn lọc cao.Gần 60 nguyên tố hóa học có thể xác định
bằng phương pháp này với độ nhạy từ 1.10 -4 đến 10-5. Phương pháp nà áp dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định vết các kim loại.
- Không cần làm giàu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích. Do đó tốn
ít ngun liệu mẫu, tốn í t thời gian và khơng cần dùng nhiều hóa chất tinh khiết cao
khi làm giàu mẫu. Mặt khác cũng tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lí qua các
giai đoạn phức tạp.
- Các động tác thực hiện nhẹ nhàng, các kết quả phân tích lại có thể ghi lại
trên băng giấy để lư u trữ lại sau này. Đồng thời có thể xác định liên tiếp nhiều
nguyên tố trong một mẫu.Các kết quả phân tích lại rất ổn định, sai số nhỏ.
* Nhược điểm
- Muốn thực hiện phép đo này cần phải có hệ thống máy đo tương đối đắt
tiền.
- Do phép đo có độ nhạy cao nên mơi trường khơng khí phịng thí nghiệm
phải khơng có bụi, các dụng cụ, hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết
cao.
- Cần phải có kĩ sư có trình độ cao để bảo dưỡng và chăm sóc các trang thiết
bị máy móc khá là tinh vi và phức tạp.
- Chỉ cho biết thành phần nguyên tố của chất ở trong mẫu phân tích, mà
khơng chỉ ra trạng thái liên kết của nguyên tố ở trong mẫu.
1.6. Phương pháp ngâm chiết
Phương pháp ngâm chiết là phương pháp hoá học dùng để tách một hoặc

nhiều cấu tử ra khỏi một hỗn hợp bằng cách ngâm hỗn hợp vào một dung môi thích
hợp để hồ tan cấu tử định tách trước khi chiết [6].Phương pháp này được áp dụng
rộng rãi trong hoá dược để tách các hợp chất từ các vị thuốc có nguồn gốc từ động,
thực vật.


23

1.7. Khảo sát thành phần hóa học bằng p hương pháp sắc ký khí ghép khối phổ
(GC-MS)
1.7.1. Phương pháp sắc ký khí (GC)
Sắc ký khí là một trong những phương pháp quan trọng nhất hiện nay để
tách, định lượng, xác định cấu trúc các chất, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu các hợp chất hữu cơ [9,11].
Pha động trong GC là chất khí nên chất phân tích cũng phải được hóa hơi để
đưa vào cột sắc ký, thường hóa hơi dưới 250 0C. Pha tĩnh có thể là chất rắn được
nhồi vào cột hay một màng film mỏng bám lên trên bề mặt chất mang trơ, hoặc có
thể tạo thành một màng mỏng bám lên mặt trong của thành cột (cột mao quản).
Sắc ký khí được dùng để chia tách các hỗn hợp của hóa chất ra các phần
riêng lẻ, mỗi phần có một giá trị riêng biệt. Trong sắc ký khí (GC) chia tách xuất
hiện khi mẫu bơm vào pha động, pha động là một khí trơ. Pha động mang hỗn hợp
mẫu đi qua pha tĩnh, pha tĩnh đượ c sử dụng là các hóa chất, hóa chất này có độ nhạy
và hấp thụ thành phần hỗn hợp trong mẫu.
Thành phần hỗn hợp trong pha động tương tác với pha tĩnh, mỗi hợp chất
trong hỗn hợp tương tác với một tỷ lệ khác nhau, hợp chất tương tác nhanh sẽ thoát
ra khỏi cột trước và hợp chất tương tác chậm sẽ ra khỏi cột sau. Đó là đặc trưng cơ
bản của pha động và pha tĩnh, hơn nữa q trình chia tách có thể xảy ra bởi sự thay
đổi nhiệt độ của pha tĩnh hoặc là áp suất của pha động.
Trong khi các thiết bị chạy, máy sẽ đưa ra các biểu đồ, được gọi là sắc ký đồ.
Mỗi peak trong sắc ký đồ mô tả một tín hiệu tạo nên khi chất giải hấp từ cột sắc ký

và đi vào đầu dị detector, trục hồnh biểu diễn thời gian lưu và trục tung biểu diễn
cường độ của tín hiệu.
1.7.2. Phương pháp khối phổ (MS)
Khối phổ được dùng để xác định một chất hóa học dựa trên cấu trúc của nó
[7,8]. Khi giải hấp các hợp chất riêng lẻ từ cột sắc ký, chúng đi vào đầu dị có dịng
điện ion hóa (mass spectrometry). Khi đó, chúng sẽ tấn cơng vào các luồng, do đó
chúng bị vỡ thành những mảnh vụn, những mảnh vụn này có thể lớn hoặc nhỏ.
Những mảnh vụn thực tế là các ion, tiêu điểm của các mảnh vụn đi xuyên qua các


24

khe hở và đi vào đầu dò detector, được thành lập bởi phần mềm chương trình và
hướng các mảnh vụn đi vào các khe củ a khối phổ.
Về việc phân tích kết quả máy tính sẽ ghi lại các biểu đồ của mỗi lần quét.
Trục hoành biểu diễn tỉ lệ m/z cịn trục tung biểu diễn cường độ tín hiệu của mỗi
mảnh vụn được quét bởi đầu dò detector. Đây là đồ thị của số khối.
Các nhà nghiên cứu có thể so sánh khối phổ thu được trong thí nghiệm của
họ với một thư viện khối phổ của các chất đã được xác đinh trước. Việc này có thể
giúp họ định danh được chất đó (nếu phép so sánh tìm được kết quả tương ứng)
hoặc là cơ sở để đăng ký một chất mới (nếu phép so sánh khơng tìm được kết quả
tương ứng).
1.7.3.Sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS)

Hình 1.5.Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS) là một trong những phương pháp sắc ký
hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặ c hiệu cao và được sử dụng trong các
nghiên cứu và phân tích kết hợp. Thiết bị GC/MS được cấu tạo thành 2 phần: phần
sắc ký khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích,
phần khối phổ (MS) mơ tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách m ô tả số khối. Bằng sự

kết hợp 2 kỹ thuật này, các nhà hố học có thể đánh giá, phân tích định tính và định
lượng và có cách giải quyết đối với một số hóa chất. Ngày nay, người ta ứng dụng
kỹ thuật GC/MS rất nhiều và sử dụng rộng rãi trong các nghành như y học, môi
trường, nông sản, kiểm nghiệm thực phẩm…


25

Sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS)có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất
phức tạp như khơng khí, nước…Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ
có thể nhận dạng cấu trúc hóa học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu vân tay).
Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu trúc các chất đã
biết. Nếu không tìm ra được chất tương ứng trong thư viện thì nhà nghiên cứu, có
thể dựa trên cấu trúc mới tìm được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc hóa học.
Nói cách khác, nhà nghiên cứu thu được 1 dữ liệu mới và có thể đóng góp vào thư
viện cấu trúc nói trên, sau khi tiến hành thêm các biện pháp để xác định chính xác
loại hợp chất mới này.
Khi GC kết hợp với MS, nó sẽ trở thành 1 máy phân tích đa năng, các nhà
nghiên cứu hóa học có thể hịa tan hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, tách chiết và bơm
vào máy để nhận dạng chúng, hơn nữa các nhà nghiên cứu cũng xác định nồng độ
của mỗi thành phần hóa chất.
1.7. Khảo sát thành phần hóa học bằng phương pháp sắ c ký lỏng – khối phổ
(LC- MS)
1.7.1. Phương pháp sắc ký lỏng
Sắc ký lỏng là phương pháp tách sắc ký các chất dựa trên sự phân bố khác nhau của
chúng giữ hai pha khơng trộn lẫn. Trong đó:
- Pha động ở trạng thái lỏng có thể là hợp chất hữu cơ hoặc là hỗn h ợp hợp
chất hữu cơ với nước.
- Pha tĩnh thường là các hạt nhỏ hoặc màng mỏng lỏng bám đều lên bề mặt
của chất mang trơ.

- Phân loại: có hai loại
+ Sắc ký lỏng áp suất thường.
+ Sắc ký lỏng áp suất cao (sắc ký lỏng cao áp ).
- Trước đây chủ yếu sử dụng sắc ký lỏng áp suất thường, tuy thiết bị rẻ
nhưng hiệu suất tách thấp, rất tốn dung môi để rửa giải, nên hiện nay dùng HPLC.
- Kỹ thuật:
+ Giữ cho thành phần và tốc độ của pha động là không đổi: tách kém hiệu
quả.


×