Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.54 KB, 105 trang )

-------------------------

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THỊ HỒNG NHUNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
THƠ HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THỊ HỒNG NHUNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
THƠ HỮU THỈNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số
: 60. 22. 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hường



Đà Nẵng - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

HỒ THỊ HỒNG NHUNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH ..................... 9
1.1. Thơ Hữu Thỉnh trong mạch nguồn thơ ca hiện đại Việt Nam ................... 9
1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh - hành trình hịa nhập (giai đoạn 1965 - 1975) ........ 9
1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh - quá trình tự khẳng định (giai đoạn sau 1975) ...... 15
1.2. Quan điểm nghệ thuật của Hữu Thỉnh ..................................................... 22
1.2.1. Quan niệm về thơ .............................................................................. 22
1.2.2. Quan niệm về nhà thơ ....................................................................... 24

Chương 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HỮU
THỈNH............................................................................................................ 28
2.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................... 28
2.1.1. Cái tôi trữ tình ................................................................................... 28
2.1.2. Bản chất của cái tơi trữ tình trong thơ.............................................. 29
2.2. Sắc thái đa dạng của cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh....................... 32
2.2.1. Cái tơi gắn bó với đất nước, quê hương ........................................... 32
2.2.2. Cái tôi suy tư về cuộc sống ............................................................... 39
2.2.3. Cái tôi trong thế giới riêng tư của tình yêu....................................... 45
2.3. Sự vận động của cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh ............................. 50
2.3.1. Cái tôi đại diện cho thế hệ ................................................................ 51
2.3.2. Cái tôi tự biểu hiện ............................................................................ 56


Chương 3: PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH TRONG THƠ HỮU THỈNH 62
3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 62
3.1.1. Thơ lục bát ......................................................................................... 62
3.1.2. Thơ tự do ........................................................................................... 65
3.1.3. Các thể thơ khác ................................................................................ 67
3.2. Không gian nghệ thuật và những biểu tượng ........................................... 70
3.2.1. Các hình tượng khơng gian đặc trưng .............................................. 70
3.2.2. Biểu tượng ......................................................................................... 73
3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................. 77
3.3.1. Ngôn ngữ đời thường giản dị ............................................................ 77
3.3.2. Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm ........................................................ 82
3.4. Giọng điệu ................................................................................................ 86
3.4.1. Giọng tâm tình, thiết tha ................................................................... 86
3.4.2. Giọng suy tư, triết lý .......................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀ I LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các thể loại văn học, thơ là một trong những thể loại mang
những đặc trưng và ưu thế riêng biệt. Từ sau 1986, thơ có sự vận động phát
triển và tập hợp được nhiều cá tính sáng tạo độc đáo. Trong số các nhà thơ
sớm đổi mới tư duy nghệ thuật, có đóng góp khơng nhỏ cho thành tựu của thơ
đương đại, phải kể đến Hữu Thỉnh.
Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Giữa dàn đồng ca chung của những nhà thơ cùng thời, Hữu
Thỉnh đã góp vào một giọng thơ trong sáng, sâu lắng, giàu suy tưởng và ấm
áp tình người. Sau 1975, thơ Hữu Thỉnh đã phác họa một diện mạo mới mẻ và
đặc sắc cho thơ Việt Nam hiện đại với một giọng thơ trăn trở, suy tư và đầy
triết lý. Bằng nhiều bài thơ tài hoa và tinh tế, Hữu Thỉnh đã khẳng định được
vị trí của mình trong nền thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ nói
riêng và nền thơ hiện đại Việt Nam nói chung.
Hữu Thỉnh là nhà thơ có một phong cách nghệ thuật riêng. Thế giới
nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh phong phú đa dạng và mang dấu ấn rõ nét. Với một
hồn thơ mang cảm xúc tinh tế đôn hậu, Hữu Thỉnh đã đưa thơ về với những
điều trong cuộc sống đời thường, xoáy sâu vào lòng người những âu lo và đặt
ra những câu hỏi về lẽ sống. Có thể nói, Hữu Thỉnh đã có những đóng góp to
lớn trong nền thơ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và là một
trong những nhà thơ đã thể hiện bản lĩnh sáng tạo của mình qua hai chặng
đường lớn: thơ ca những năm chống Mỹ cứu nước và thơ ca đương đại Việt
Nam. Những sáng tác của Hữu Thỉnh khá thành công, nhiều bài được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường và được các nhạc sỹ phổ nhạc.
Việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp chúng tơi có

cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về thơ ơng, có thể tìm hiểu những phương


2

diện làm nên giá trị nội dung và hình thức thơ Hữu Thỉnh. Đồng thời, chúng
tơi hy vọng góp phần nhỏ vào việc khẳng định một phong cách thơ, một cái
tơi trữ tình với nhiều sắc điệu riêng trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Hữu Thỉnh là một cây bút bền bỉ, có con đường thơ không dễ dàng từ
buổi đầu. Mặc dù vậy, qua những năm tháng kiên nhẫn và tự tin, Hữu Thỉnh
đã tìm được cho thơ mình một hướng đi và bản sắc riêng, thu hút được sự chú
ý của bạn đọc cũng như giới phê bình.
Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu có giá trị đề
cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ. Tuy nhiên, các
cơng trình nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh không nhiều. Ở
đây, chúng tôi chỉ lựa chọn và xin điểm qua một số cơng trình, bài viết có liên
quan đến đề tài.
Lưu Khánh Thơ trong bài viết Hữu Thỉnh một phong cách thơ sáng tạo
đăng trên Tạp chí văn học số 2/1988 đã nhận thấy “hướng đi riêng” trong
phong cách thơ Hữu Thỉnh với những nét nổi bật cũng như điểm hạn chế. Khi
nói về tập thơ Âm vang chiến hào của Hữu Thỉnh, tác giả đưa ra nhận định:
“Nhưng ngay ở phần thơ cịn mỏng nhẹ này ta đã có thể nhận ra một giọng
điệu riêng của Hữu Thỉnh” [54, tr. 75]. Cùng với nét riêng về giọng điệu, tác
giả chỉ ra nét đặc sắc, nổi bật trong phong cách thơ Hữu Thỉnh đó chính là sự
vận dụng một cách nhuần nhuyễn những câu tục ngữ dân gian. Tác giả cho
rằng: “Vốn kiến thức phong phú này đã làm cho Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo
thuận lợi cho những tìm tịi, sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền
thống dân tộc khơng những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh, mà còn ở

cách tư duy, cách liên tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xơi khó nhận biết.
Phải chăng sự ảnh hưởng đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có được
những câu thơ ý nghĩa, có tính hàm ẩn cao, mới lạ trong cách diễn đạt, bất ngờ


3

trong cảm xúc” [54, tr. 76-77]. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những điểm
còn hạn chế về thơ Hữu Thỉnh: “Trong các sáng tác của Hữu Thỉnh thường sử
dụng thể thơ tự do. Thể thơ này dường như thích hợp với giọng điệu của anh
hơn cả. Nhưng có những khi khơng làm chủ được ngịi bút của mình, thơ anh
bị rơi vào tình trạng lan man khơng cần thiết” [54, tr. 81-82].
Trần Mạnh Hảo trong bài viết Thư mùa đơng của Hữu Thỉnh in trên
Tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 4/1996 cũng nhận thấy nét độc đáo và mặt
hạn chế của Hữu Thỉnh qua tập thơ Thư mùa đơng, đó là: “Sự thành cơng của
Hữu Thỉnh là nói ít, cảm nhiều, theo truyền thống thi pháp phương Đông:
“Thi tại ngôn ngoại” [20, tr. 102]. Theo tác giả thì trong tập Thư mùa đơng ở
một số bài thơ Hữu Thỉnh vẫn “chưa thoát được cái hơi trường ca” nên “khi đi
ra khỏi rơm rạ, bọt bèo, buồn đau, thao thiết, cô đơn, nghĩa là đi ra khỏi sở
trường năm phần trăm ruộng cá thể của mình, thế nào khơng ít thì nhiều, Hữu
Thỉnh cũng sa vào cõi khơng tìm thấy mình, cũng đơi lúc uốn éo, lan man, dễ
dãi” [20, tr. 106].
Lý Hoài Thu trong bài viết Thơ Hữu Thỉnh - Một hướng tìm tịi và sáng
tạo từ dân tộc, đến hiện đại đăng trên Tạp chí Văn học số 12/1999 là một sự
đóng góp thêm trong cách đánh giá về phong cách nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh.
Lý Hoài Thu đã chỉ ra nét đặc trưng nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh chính là sự hịa
quyện giữa truyền thống và hiện đại: “Thơ anh có sự kết hợp giữa phẩm chất
dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lý và độ xúc cảm tràn trào, giữa
sự hiền hịa lắng đọng và mãnh liệt sục sơi, giữa khả năng viết những tác
phẩm trường ca dài và thơ trữ tình ngắn...” [56, tr. 56].

Trường Lưu trong bài viết Mấy ghi nhận về thơ người lính của Hữu
Thỉnh in trên Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 6/2001 đã nhận thấy ở thơ Hữu
Thỉnh một sự tinh túy có sức lôi cuốn tuyệt vời: “Với Hữu Thỉnh, điều đập
vào mắt ta trước tiên sau khi xuyên suốt các tập thơ và trường ca của anh, là


4

một con người ln tìm đến cái cốt lõi cuả hiện thực bao quanh để chắt chiu
từng câu thơ nhằm đạt đến cái tinh túy của hồn thơ, cái xung lực của vần điệu.
Anh thốt ra ngồi mọi khn sáo, mọi câu chữ đã mòn, mọi cách cảm nghĩ
đơn điệu, mà gợi mở vào lịng người những hình ảnh tân kỳ có nhiều sức lơi
cuốn” [27, tr. 42].
Nguyễn Đăng Điệp với bài viết Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ
trong Tạp chí Văn học số 9/2003 đã nhận ra ở Hữu Thỉnh “niềm mê đắm thi
ca và khát khao đổi mới”. Với những khám phá rất riêng, đầy ý nghĩa về thơ
Hữu Thỉnh, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “... Chiều sâu và nét riêng trong cái
nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh chính là những suy tư khơng ngừng về nhân
thế bằng chất giọng trầm lắng. Trước đây, anh suy tư về dân tộc, về những lẽ
sống lớn. Nay, Hữu Thỉnh suy tư về lẽ đời, về sự tồn tại của các số phận cá
nhân, về sự suy thoái của các giá trị nhân sinh. Đó khơng phải là những suy tư
trừu tượng, những triết lý đại ngôn mà là những suy tư xuất phát từ những
cảm nhận rất riêng của một trái tim đa cảm” [13, tr. 30].
Nguyễn Nguyên Tản trong chuyên luận Thi pháp thơ Hữu Thỉnh, do
Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội ấn hành năm 2005, đã tiếp cận thơ Hữu
Thỉnh một cách có hệ thống nhìn từ góc độ thi pháp. Các vấn đề thuộc thi
pháp như quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật và thời
gian nghệ thuật, phương thức thể hiện đã được tác giả quan tâm và lý giải cụ
thể [41].
Trần Đăng qua bài viết Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ in trên

Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số ra ngày 24/04/2006 đã nhận ra là có một dịng
chảy xun suốt tập thơ, đó chính là “sự tiếc nuối thời gian đã mất, hay đúng
hơn là sự tự ý thức về cái hữu hạn của chính mình”. Tác giả cho rằng: “Trong
thế hệ thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh là nhà thơ tạo được một giọng riêng. Cho
đến tập thơ này, dù có riết róng hơn hay quặn thắt hơn, ông vẫn giữ được cái


5

giọng riêng ấy” [11].
Nguyễn Văn Long (chủ biên) trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam
hiện đại tập 2 (do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm in năm 2007) qua phân tích
đặc điểm nghệ thuật của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã khẳng định: “Nguyễn
Đức Mậu, Hoàng Cầm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... đều có ý thức đưa văn xuôi
vào thơ, tạo nên những câu thơ văn xuôi. Những câu thơ mấp mé văn xuôi
nhưng vẫn ở bên này ranh giới, vẫn cịn giữ được đặc trưng của ngơn ngữ thơ
ca” [26, tr. 115].
Trần Thanh Phương, Phan Thu Hương trong cuốn Chân dung và bút
tích nhà văn Việt Nam tập 2 (do Nhà xuất bản Giáo dục in năm 2008) đã giới
thiệu về tác giả Hữu Thỉnh trên các phương diện như vài nét về tiểu sử văn
học, những tác phẩm chính đã xuất bản và lời nhận xét của các tác giả đồng
nghiệp [37].
Anh Chi với bài viết Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh đăng trên
website http:// honvietquochoc.com.vn, ngày 21/07/2010 đã trình bày một
cách khái quát những đánh giá của mình về đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh.
Riêng về hai tập thơ Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian, tác giả đã
bày tỏ cách nghĩ, cách cảm rất riêng của mình về phong cách thơ Hữu Thỉnh.
Theo Anh Chi thì có một phẩm chất đáng chú ý trong thơ Hữu Thỉnh đó là mơ
mộng gắn liền với nhận thức [7].
Đoàn Trọng Huy ở bài viết Hữu Thỉnh - Hoa trái nghệ thuật dọc đường

thơ đăng trên website http:// vannghequandoi.com.vn, đăng ngày 27/09/2011
đã đưa ra những nhận định khá tinh tế về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh:
“Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh phong phú đa dạng và mang dấu ấn rõ
nét. Đó là thành quả của một tư tưởng nghệ thuật chính xác, cao đẹp, một tư
duy nghệ thuật mạnh mẽ, hiệu quả. Và cũng là của một bản lĩnh nghệ thuật
kiên định, vững vàng, một thi pháp năng động, biến hóa, một phong cách đa


6

dạng, sáng tạo” [22].
Nhìn chung, các bài viết về thơ Hữu Thỉnh đã nghiên cứu một số nét
nổi bật trong phong cách nghệ thuật. Các tác giả trên trong từng bài viết cụ thể
của mình đều bàn đến thơ Hữu Thỉnh ở những khía cạnh về nội dung và nghệ
thuật. Các bài viết, cơng trình nghiên cứu nói trên là những tài liệu rất quan
trọng và có ý nghĩa, giúp chúng tôi phần nào hiểu thế giới nghệ thuật của nhà
thơ Hữu Thỉnh.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơng trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách
có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua hai chặng đường sáng
tác của nhà thơ. Kế thừa và phát triển thành tựu nghiên cứu của những người
đi trước, chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vào thế giới nghệ
thuật thơ Hữu Thỉnh để khẳng định phong cách nghệ thuật và sự đóng góp của
ơng trong nền thơ Việt Nam hiện đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ Hữu Thỉnh; cụ thể là những
tập thơ sau:
+ Âm vang chiến hào (in chung với Lâm Huy Nhuận)
+ Tiếng hát trong rừng

+ Thư mùa đông
+ Thương lượng với thời gian
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi có liên hệ, đối sánh và
dẫn chứng một số bài thơ lẻ được in chung với trường ca của Hữu Thỉnh và cả
những bài thơ trong một số tuyển tập khác. Những tác phẩm trường ca, tiểu
luận phê bình của Hữu Thỉnh được xem là tài tiệu tham khảo khi vận dụng
vào nghiên cứu quá trình sáng tác để rút ra những vấn đề về lý luận và thực
tiễn.


7

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu là thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
trên các bình diện: hình tượng cái tơi trữ tình và phương thức biểu hiện.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật
trong thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi đặt thế giới nghệ thuật ấy trong một cấu trúc
toàn vẹn với mối quan hệ nội tại chặt chẽ. Luận văn chú trọng việc tìm ra
những thành tố và quy luật cấu trúc nên nó. Mọi vấn đề khảo sát chúng tơi đặt
trong tương quan hệ thống, trong quy luật cấu trúc này.
* Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này nhằm đối chiếu với các
tác giả khác để tìm ra những nét riêng làm nên phong cách thơ Hữu Thỉnh so
với một số nhà thơ cùng thế hệ.
* Phương pháp thống kê: Từ việc thống kê những yếu tố làm nên Thế
giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi tiến hành phân loại theo từng tiêu
chí riêng. Phương pháp này nhằm chỉ ra những tần suất nghệ thuật về ngơn
ngữ, hình ảnh, biểu tượng trong thơ Hữu Thỉnh.

Ngồi ra, chúng tơi có sử dụng các thao tác cần thiết trong nghiên cứu
văn học như phân tích, tổng hợp để làm rõ ý nghĩa và giá trị nghệ thuật thơ
Hữu Thỉnh.

5. Đóng góp của luận văn
- Tập trung nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh ở hai chặng đường, luận văn
nhằm xác định và giới thiệu những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật
thơ Hữu Thỉnh, qua đó khẳng định phong cách nhà thơ.
- Khẳng định những đóng góp nhất định và vị trí của Hữu Thỉnh trong
nền thơ Việt Nam hiện đại.


8

- Từ việc tìm hiểu và phân tích thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, luận
văn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và học tập về thơ Việt Nam hiện
đại.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận
văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tác của Hữu Thỉnh
Chương 2: Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh
Chương 3: Phương thức trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh


9

Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH

1.1. Thơ Hữu Thỉnh trong mạch nguồn thơ ca hiện đại Việt
Nam
1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh - hành trình hịa nhập (giai đoạn 1965 - 1975)
1.1.1.1.Thơ chống Mỹ và thế hệ nhà thơ chiến sĩ
Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều
thể loại, trở thành tấm gương phản ánh trung thành cuộc kháng chiến vĩ đại
của dân tộc. Trong sự phát triển ấy, thơ đã trở thành vũ khí tinh thần, một sức
mạnh tham gia vào cuộc chiến đấu và gắn bó với vận mệnh của đất nước,
nhân dân. Thơ bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ nhanh chóng, thực hiện
sứ mệnh cao cả trên mặt trận văn nghệ, nối liền tình cảm của mỗi người thành
tiếng nói chung, thành nhịp điệu chung của trái tim dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã trở thành nguồn mạch dồi dào cho cảm
hứng thơ ca. Cuộc kháng chiến ấy được mùa trong chiến công và thơ cũng
được mùa lớn. Đề tài và cảm hứng trong thơ là đời sống chiến đấu của cả dân
tộc ở hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, sự thống nhất trong cảm hứng và đề tài
khơng làm cho nền thơ rơi vào tình trạng đơn điệu.
Nền thơ chống Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ nhà
thơ từ trước cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…), thế hệ nhà
thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Pháp (Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi,
Hồng Trung Thơng…) và thế hệ nhà thơ xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ.
Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên với những thế mạnh riêng của mình đã có những
đóng góp cho nền thơ chống Mỹ. Và mỗi nhà thơ, bằng một phong cách riêng
đã đem đến một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách cảm nhận riêng về cuộc
chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc.


10

Thơ kháng chiến chống Mỹ là một giai đoạn mới trong tiến trình thơ
Việt Nam hiện đại với đặc điểm riêng và những thành tựu đặc sắc. Nền thơ

này đã tập trung biểu hiện những tình cảm và tư tưởng lớn, bao trùm trong đời
sống tinh thần của con người thời đại chống Mỹ cứu nước. Có thể nói, chủ
nghĩa yêu nước là nguồn cảm hứng lớn, thấm nhuần trong các tác phẩm thơ ca
và được biểu hiện hết sức phong phú đa dạng. Những vần thơ về Tổ quốc
trong thời kỳ này chứa đựng một tình cảm mãnh liệt, gắn bó, thiết tha:
Việt Nam ơi Tổ quốc thương u
Trong khổ đau Người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
(Chào xuân 67 - Tố Hữu)
Ôi Tổ quốc! ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sơng
Những lúc tột cùng là dịng huyết chảy
(Việt mn đời - Xuân Diệu)
Thơ chống Mỹ, đặc biệt là thơ của các nhà thơ trẻ - nhà thơ chiến sĩ,
nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Thơ trẻ thời kỳ chống
Mỹ là một hiện tượng đáng lưu tâm của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu
sự trưởng thành của một thế hệ nhà thơ cũng như bước phát triển mới của nền
thơ hiện đại.
Thế hệ nhà thơ- chiến sĩ hết sức đông đảo trong thời kỳ chống Mỹ với
những gương mặt thơ trẻ như Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn
Duy, Bằng Việt… Đó là những gương mặt tiêu biểu đã sớm được khẳng định


11

và đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ và thơ sau

1975.
Thế hệ thơ chống Mỹ phần lớn trưởng thành trong chiến đấu. Lửa chiến
trường đã tơi luyện ý chí, đẩy mạnh q trình trưởng thành của những tâm
hồn thi sĩ - chiến sĩ ấy. Từ đó, họ nhận thức sâu sắc sứ mệnh lịch sử lớn lao và
nhận thức một cách đúng đắn con đường đi của thế hệ mình. Đó là khi Phạm
Tiến Duật dõng dạc lên tiếng: “Ta đi hôm nay đã không là sớm/ Đất nước
hành quân mấy chục năm rồi/ Ta đến hôm nay cũng chưa là muộn/ Đất nước
cịn đánh giặc chưa thơi” (Chào những đội qn tun truyền - Chào những
đội quân nghệ thuật). Đó là khi Bằng Việt nhận thức về sứ mệnh lịch sử của
thế hệ mình: “Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai”.
Lớp nhà thơ trẻ với bản lĩnh và sự tự tin của mình đã mang đến nét tươi
mới, sơi nổi cho cả một nền thơ. Thơ của họ trẻ, hồn nhiên nhưng vẫn có
những suy nghĩ sâu sắc đầy trách nhiệm về Tổ quốc. Sống với cả tâm hồn
mình giữa thực tế vĩ đại của cách mạng, với những cái nhìn trẻ, những cảm
xúc chân thật, hồn nhiên… đã tạo nên một nét mới trong phong cách sống và
viết của các nhà thơ chống Mỹ. Đó là Thanh Thảo với sự trải nghiệm của
mình đã nhận ra: “Những tráng ca thưở trước/ Cịn hát trong sách thơi/ Những
thanh gươm yên ngựa/ Giờ đã cũ mèm rồi” và khẳng định: “Bài hát của chúng
tơi/ Là bài ca ống cóng” (Bài ca ống cóng). Đó là Hữu Thỉnh khi nhận ra:
“Muốn tự hát hãy là dòng suối/ Hát về rừng đừng bắt chước tiếng chim”
(Đường tới thành phố). Đó là Nguyễn Duy khi ý thức sâu sắc về giọng điệu
riêng của thế hệ mình: “Mây bay bằng gió của trời/ Là ta ta hát những lời của
ta” (Khúc dân ca)… Và cứ như thế, các nhà thơ trẻ đã khẳng định được vị trí
của mình trong nền thơ chống Mỹ với những nét riêng không dễ lẫn.

1.1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh - Điểm riêng giữa dòng thơ chống Mỹ
Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ với sự đóng góp của thế hệ nhà thơ chiến sĩ


12


là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Tuy cịn có
những hạn chế nhưng lớp trẻ trong thơ chống Mỹ đã thật sự chiếm được cảm
tình của người đọc và những đóng góp của họ đã được dư luận khẳng định.
Một trong những cây bút tiêu biểu, có một vị trí đáng ghi nhận trong thơ
chống Mỹ chính là Hữu Thỉnh.
Sinh ra trong một gia đình nơng dân có truyền thống Nho học, lớn lên
và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh đã trở thành một
tâm hồn thi sĩ đích thực. Khi tìm hiểu về Hữu Thỉnh, chúng ta dễ dàng nhận
thấy đường đời và đường thơ của ơng có sự gắn bó mật thiết với nhau: đường
đời là điểm tựa tạo nên chất men trong thơ và đường thơ góp phần làm phong
phú thêm đường đời. Hữu Thỉnh đã chọn cho mình một con đường thơ riêng
và con đường riêng ấy nhanh chóng nhập vào đường thơ lớn của dân tộc mà
đặc biệt là trong nền thơ chống Mỹ.
Cuộc đời Hữu Thỉnh không chỉ gắn với con đường sáng tác thơ ca mà
ơng cịn tham gia nhiều vào cơng tác chính trị, xã hội. Khi có người hỏi rằng
Hữu Thỉnh đã đến với thơ như thế nào, ông bộc bạch:
Tôi bắt đầu làm thơ từ năm 1958. Mỗi ngày tôi viết mị mẫm và tin
đấy là thơ. Dạo ấy tơi thích nhất là thơ leo thang của bác Hồng
Trung Thơng, sau đó đến thơ Nguyễn Bính. Tơi học Tố Hữu nhiều
bài học lớn về thơ ca. Lớn thêm chút nữa tôi yêu Tế Hanh. Tập Gửi
Việt Bắc của ông tôi thuộc từ đầu đến cuối. Năm 1962 tôi được in
bài thơ đầu tiên ở báo Người Giáo viên Nhân dân [33, tr. 370-371].
Dần dần, Hữu Thỉnh đã nhận được sự chú ý của đơng đảo bạn đọc bởi
“dun thơ”. Ơng đã nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức có uy tín
lớn trao tặng. Trong các cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ ở các năm 1973,
1975, 1976 Hữu Thỉnh đều nhận được giải thưởng với các sáng tác: Mùa xn
đi đón (giải 3); Chuyến đị đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất (giải



13

A). Tên tuổi của Hữu Thỉnh ngày càng được khẳng định khi tiếp tục nhận
được các giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam với trường ca Đường tới
thành phố (1980) và tập thơ Thư mùa đông (1995). Năm 1994, tập Trường ca
biển của Hữu Thỉnh cũng nhận được giải thưởng xuất sắc của Bộ quốc phòng.
Chiến tranh với bom rơi, lửa đạn nhưng thế hệ nhà thơ chống Mỹ vẫn
vừa tay súng, vừa tay bút “trường chinh” với văn chương. Hữu Thỉnh cũng là
khuôn mặt thơ vào loại tiêu biểu của thế hệ này. Từ khi trở thành người lính
trực tiếp cầm súng chiến đấu, cùng chung một lý tưởng của “triệu người yêu
dấu gian lao”, Hữu Thỉnh đã tìm thấy con đường thơ của mình: “Trải qua các
trận chiến, với một tâm hồn đa cảm, ngày sống là lại thêm bao thương nhớ
ngổn ngang, và, nó trở thành thơ anh” [7].
Trong dòng chung của thơ chống Mỹ, các nhà thơ trẻ lấy cảm hứng sử
thi làm cảm hứng chủ đạo cho sáng tác của mình. Là những người lính làm
thơ, những vần thơ của họ đã hịa cùng dàn đồng ca thơ của dân tộc, cất lên
tiếng thơ ca ngợi Tổ quốc, nhân dân, Đảng… Không chỉ cảm nhận về Tổ
quốc, Hữu Thỉnh với tình ấm nồng của mình đã phát hiện về Tổ quốc bằng
nhận thức sâu sắc. Nếu hình tượng Tổ quốc trong thơ chống Mỹ được thể hiện
ở những phương diện như truyền thống văn hóa, lịch sử, đặc điểm địa lý… thì
Hữu Thỉnh lại có cách thể hiện riêng cho mình về Tổ quốc. Trong thơ Hữu
Thỉnh, hình tượng Tổ quốc xuất hiện khơng nhiều và dường như không được
đề cập một cách trực tiếp. Hình tượng này đã hóa thân vào hình tượng quê
hương qua cái nhìn chủ quan của nhân vật trữ tình:
Mùa xuân hẳn bắt đầu
Trên quê mình lất phất
Mấp máy lúa chiêm lên
Cỏ đội bờ thả sức
Ở đây nghe rõ nhất
Bao lời quê nhắn nhe

(Mùa xuân đi đón)


14

Bên cạnh cảm hứng sử thi với sự ngưỡng mộ những đối tượng thiêng
liêng, phong trào thơ trẻ còn vẽ lên bức chân dung tinh thần của thế hệ mình.
Đó là một thế hệ mang khát vọng cao đẹp muốn hiến dâng đời mình cho lý
tưởng độc lập, tự do của dân tộc. Phẩm chất anh hùng của thời đại, nhịp bước
hành quân và tinh thần chiến đấu dũng cảm trong chiến tranh chính là một
trong những nguồn cảm hứng lớn cho phong trào thơ trẻ, trong đó có Hữu
Thỉnh. Tập thơ Tiếng hát trong rừng gồm phần lớn các bài thơ được sáng tác
trong thời kỳ chống Mỹ là tiếng hát về đồng đội, về những người đã chiến đấu
trong bom đạn mà vẫn trẻ trung, lạc quan, yêu đời:
Quay nhìn nhau trẻ lại bất ngờ
Vương trên mi hạt mưa trịn óng ánh
Chẳng ai biết đã qua trăm trận đánh
Chỉ thấy như úp cá ở đâu về
(Tắm mưa)
Giọng thơ ấy thật hồn nhiên, tươi mát. Nó cũng là nét giọng phổ biến
của thơ thời kỳ chống Mỹ. Ở đây, ta nhận thấy điểm gặp gỡ giữa thơ Hữu
Thỉnh và Phạm Tiến Duật:
Khơng có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha…
(Tiểu đội xe khơng kính)
Tính chính luận và chất triết lý, suy tưởng là đặc điểm nổi bật trong thơ
chống Mỹ mà đặc biệt là thơ của các nhà thơ trẻ. Trong nền thơ của thế hệ
mình, Hữu Thỉnh đã có những đóng góp quan trọng trong việc gia tăng chất

liệu đời sống, đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn và đa dạng của
hiện thực chiến tranh. Hữu Thỉnh đã đưa vào trong thơ những chi tiết chân


15

thực, sinh động về cuộc sống chiến trường, chiến đấu và sinh hoạt của người
lính, tình đồng đội, tình u, niềm vui và cả nỗi đau của họ. Trong hoàn cảnh
chiến tranh ác liệt, Hữu Thỉnh đã gắn bó hồn thơ mình với hiện thực chiến
trường. Hữu Thỉnh đã nói thật sâu sắc, thấm thía những hi sinh gian khổ,
những tổn thất đau thương của đời sống chiến tranh nhưng khơng yếu đuối bi
lụy. Nói về những cuộc hành qn đầy gian khổ trong chiến tranh, Hữu Thỉnh
viết:
Một tháng vã hành quân
Hai chân phồng dộp cả
Quấn băng vẫn còn đau
Nhiều lúc “đi bằng đầu”
(Mùa xn đi đón )
Nhìn chung, nền thơ chống Mỹ nhiều thành tựu với sự nở rộ và chín
muồi của nhiều phong cách thơ độc đáo. Thơ chống Mỹ đã ghi nhận sự
trưởng thành khá rõ một đội ngũ người viết trẻ là những nhà thơ chiến sĩ,
trong đó có Hữu Thỉnh. Là nhà thơ áo lính, hồn thơ Hữu Thỉnh được trải
nghiệm và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với những vần thơ
“ghi lấy cuộc đời mình” và đi vào chiều sâu của tâm hồn người đọc. Hữu
Thỉnh với những bản tình ca thơ của mình đã cất lên một tiếng nói riêng hịa
nhập trong tiếng nói chung của thơ ca chống Mỹ, thể hiện bản sắc độc đáo,
góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thơ hiện đại Việt Nam.

1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh - quá trình tự khẳng định (giai đoạn sau 1975)
1.1.2.1. Khái lược diện mạo thơ Việt từ sau 1975

Mốc 1975 là một sự kiện trọng đại làm nên sự chuyển biến to lớn về
nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ta. Đại hội lần
thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện và mở ra
một thời kỳ mới của đất nước. Văn học nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng


16

cũng nằm trong sự ảnh hưởng này. Thơ Việt sau đổi mới đã có sự vận động
và phát triển một cách mạnh mẽ theo hướng hiện đại.
Có thể nhận thấy, thơ ở thời kỳ này có sự thay đổi trong quan niệm
nghệ thuật, trong việc phản ánh hiện thực và khám phá đời sống nội tâm của
con người, đặc biệt là đời sống tâm linh hay những vùng mờ của tiềm thức.
Sự chuyển mình đó xuất phát từ những đổi mới về ý thức nghệ thuật của
người cầm bút. Từ đó, xuất hiện nhiều xu hướng thơ với nhiều biến đổi trong
quan niệm thơ và ý thức cách tân thơ mạnh mẽ. Sự đa dạng về nội dung và
phương thức thể hiện là đặc điểm nổi bật thể hiện sự vận động và phát triển
của thơ Việt sau đổi mới. Đây cũng chính là một trong những thành cơng của
thơ Việt giai đoạn này.
Về nội dung, thơ Việt sau đổi mới thật sự phong phú và đa dạng về đề
tài. Có những đề tài trước đây chỉ thấy trong văn xi bởi dung lượng cuộc
sống ngồn ngộn của nó thì bây giờ đã thấy ở trong thơ. Trong sự đa dạng đó,
đề tài về tình u, về con người cá nhân, về nông thôn và thành thị được viết
nhiều và khá thành cơng.
Đề tài về tình u xuất hiện trong rất nhiều trong các tác phẩm và đạt
tới sự phát triển nở rộ. Nếu thơ tình trước đây gắn với cảm hứng ngợi ca, thần
thánh hóa tình u thì thơ tình thời kỳ sau đổi mới lại gắn với cảm xúc tình
yêu đời thường. Các nhà thơ thời kỳ này đã mạnh dạn thể hiện những khía
cạnh trần tục của tình yêu, kể cả tình dục. Đặc biệt là những năm cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI, những nhà thơ trẻ quan niệm khá phóng khống về vấn

đề này như trong thơ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Tiến…
Đọc những dịng thơ tình của Vi Thùy Linh sẽ thấy được cái mãnh liệt, cuồng
nhiệt, riết róng trong tình yêu: “… Em nghe thấy nhịp cánh đêm ái ân/ Một
làn gió thổi sương thao thác/ Đêm run run theo tiếng nấc/ Về đi anh!/ Cài then
tiếng khóc của em bằng đôi môi anh” (Người dệt tầm gai).


17

Thơ sau 1986 mang đậm yếu tố cái tôi cá nhân. Nhà thơ đã thực sự trải
lịng mình trên trang giấy, con người được khai thác ở những góc độ sâu kín
của tâm hồn trong quan hệ gắn bó với cộng đồng. Vấn đề con người cá nhân
hay cái tôi trữ tình được nhận diện trong mối quan hệ với xã hội như trong thơ
Nguyễn Quang Thiều, Trần Dần, Phùng Khắc Bắc… Nếu trong thơ 1945 1975 cái tôi kết hợp hài hòa với cái ta, là một phần của cái ta thì trong thơ sau
đổi mới nói nhiều đến cái tơi cá nhân. Đây chính là sự vận động, phát triển tự
nhiên của thơ trong một hoàn cảnh lịch sử mới. Các nhà thơ đương đại quan
niệm thơ ca phải là tiếng nói gắn với cái tơi cá nhân, cho dù đó là niềm vui
hay nỗi buồn, hạnh phúc hay đau khổ. Cái tôi cá nhân trong thơ họ rất giản dị,
tự nhiên, trung thực: “Ký hiệu đời tôi là một chấm xanh xanh ngắt/ Ký hiệu
thơ tôi là sự minh bạch trong rắc rối đến không cùng/ Thế mới là tôi/ Thế mới
là đời/ Thế mới là thơ/ Tất cả hòa nhập như ánh sáng trộn cùng bụi” (Một
chấm xanh - Phùng Khắc Bắc).
Bên cạnh đề tài tình yêu, con người cá nhân thì đề tài về thành thị và
nông thôn xuất hiện khá đậm nét trong thơ. Đó là cuộc sống với mn mặt
khác nhau của nó được cảm nhận bằng chính sự trải nghiệm của các nhà thơ.
Vì vậy, thơ mang âm hưởng cuộc sống gần gũi với một thành thị của thời hiện
đại và một nơng thơn mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Điều này có thể thấy rõ
trong thơ của các nhà thơ như Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Vĩnh Tiến… Thành thị hiện ra với những xô bồ, gấp gáp trong thơ Lê Minh
Quốc: “Lên xe. Nổ máy. Rồ ga/ Sao vượt qua được ta bà âm dương/ Bánh xe

dằn vặt mặt đường/ Linh hồn thấp thỏm thất thường lo âu/ Rú ga. Xe chạy. Về
đâu?/ Mặt đường toang hoác nát nhầu mặt tôi/ Vật vờ như cá đang trôi/ Ồ trên
đại lộ mày bơi hướng nào?” (Bây giờ biết đến bao giờ). Rời xa chốn thành thị
ồn ào, Nguyễn Quang Thiều đưa người đọc về nét trữ tình mn thuở của
nơng thôn: “Người nông dân già chiều nay rút rơm khô thổi lửa/ Xa xít một


18

lưỡi cày mơ tên gọi vì sao” (Cánh đồng).
Về phương thức biểu hiện, thơ Việt sau 1986 với quan niệm mới về sự
cách tân, hiện đại hóa được biểu đạt dưới rất nhiều hình thức. Về mặt hình
thức, nó vừa tiếp nối những truyền thống của thơ ca dân tộc vừa trăn trở đổi
mới trong quan niệm hiện đại hóa. Khởi xướng cho những cách tân này là
một số nhà thơ thuộc các thế hệ trước 1975. Vào cuối những năm 80 và đầu
những năm 90, xuất hiện một số tập thơ (trong đó có nhiều bài được viết
trước 1975) của Hoàng Cầm (Về Kinh Bắc, Mưa Thuận Thành), Lê Đạt (Bóng
chữ), Trần Dần (Cổng tỉnh, Mùa sạch, Jờ joạc), Dương Tường (36 bài tình
viết cùng với Lê Đạt), Đặng Đình Hưng (Bến lạ và Ơ mai)… đã đem lại nhiều
cái mới trong quan niệm cũng như phương thức trữ tình.
Bên cạnh các thể thơ truyền thống, nhiều thể loại mới xuất hiện như thơ
tự do, thơ văn xuôi, thơ được biểu hiện bằng các ký hiệu khác ngoài câu,
chữ… Thơ tự do được sử dụng rất nhiều vì nó cho phép người viết được tự do
trong cảm xúc, trong các cách thể hiện: “Nằm nghiêng ở trần thương kiếp
nàng Bân/ ngón tay rỉ máu. Nằm nghiêng/ khe cửa lùa ra một dịng ấm/ cơ
đơn. Nằm nghiêng/ cùng sương triền đê đôi bờ/ ỡm ờ nước lũ” (Nằm nghiêng
- Phan Huyền Thư). Ở thơ văn xuôi cũng vậy, chất văn xi có ở trong thơ
giúp tác giả bộc lộ, diễn đạt những tâm sự tình cảm của mình: “Đơi cánh tay
phóng khống, chúng mình cùng bay lên, từ trên khơng nhìn thế giới, làm
cơng dân thế giới/ Chúng mình sẽ trồng lại vườn vườn đào típ tắp, thảo thảo

nguyên ngút cỏ, rừng nối rừng miên man xứ sở” (Tan biến - Vi Thùy Linh).
Sau 1986, thơ ca có một cuộc chuyển động mạnh mẽ trong sáng tạo
ngôn ngữ. Trường từ ngữ trong thơ đã được mở rộng dường như đến khơng
ngờ. Từ ngữ có khi được nhà thơ đặt trong những kết hợp mang đậm chất
biểu cảm và theo quan niệm “làm thơ là làm chữ”. Một số nhà thơ như Lê
Đạt, Trần Dần, Dương Tường đã hướng sự cách tân chủ yếu vào hình thức


19

ngôn từ thơ: “Chia xa rồi anh mới thấy em/ Như một thời thơ thiếu nhỏ/ Em
về trắng đầy cong khung nhớ/ Mưa mấy mùa/ mây mấy độ thu…” (Bóng chữ
- Lê Đạt).
Từ những đổi mới về nội dung và hình thức, thơ Việt sau 1975 mang
phong vị mới lạ hơn trong sự vận động và phát triển của mình. Thơ đã có sự
vận động và biến đổi hịa nhập với những chuyển biến của đời sống xã hội và
công cuộc đổi mới nền văn học nói chung và thơ nói riêng. Những đổi mới
thơ theo hướng hiện đại đã tạo nên những biến đổi quan trọng trong tư duy
nghệ thuật, trong quan niệm thơ và ngôn ngữ thơ. Đáng chú ý là trong sự đổi
mới thơ sau 1975, có sự đóng góp khơng nhỏ của thế hệ nhà thơ mặc áo lính
giai đoạn trước, trong đó có Hữu Thỉnh.

1.1.2.2. Thơ Hữu Thỉnh trong thành tựu thơ sau 1975
Thơ sau 1975 rất phong phú, có nhiều cách tân mạnh mẽ, làm nên một
giai đoạn mới trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Trong thơ từ sau 1975
có sự tiếp nối của nhiều thế hệ nhà thơ, với những đóng góp cũng như những
giới hạn của mỗi thế hệ. Trong cuộc sống thời bình, các nhà thơ có dịp lắng
lại lịng mình để chiêm nghiệm về cuộc đời cũng như chính bản thân mình.
Hữu Thỉnh và hành trình thơ của mình, đặc biệt từ sau 1975 là một trường
hợp như thế. Với những bài thơ và các trường ca khá nổi tiếng, Hữu Thỉnh đã

có những đóng góp to lớn cho thành tựu thơ sau 1975. Trên con đường thơ
của mình, Hữu Thỉnh đã gặt hái được một số thành tựu được thể hiện qua
nhiều giải thưởng và đã sớm khẳng định cho mình một phong cách riêng đặc
sắc. Những đóng góp của Hữu Thỉnh trong thành tựu thơ sau 1975 được thể
hiện chủ yếu ở một số phương diện như cảm hứng đời tư thế sự, con người cá
nhân, những tìm tịi đổi mới cho thi ca Việt Nam sau chiến tranh, thơ tình
yêu... qua hai tập thơ là Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian.
Từ sau 1975, thơ đã khẳng định được vị trí của nó trong đời sống tinh


20

thần của xã hội và đã có được những gương mặt thơ cũng như những bài thơ
lưu lại được trong lịng độc giả. Một số nhà thơ kiên trì với định hướng đã
chọn, đưa thơ về với cuộc đời giữa những cái xơ bồ mà vẫn khơng đánh mất
mình. Trong xu hướng chung đó, tiếng thơ Hữu Thỉnh đã gây được sự chú ý.
Ta bắt gặp trong thơ Hữu Thỉnh những nỗi niềm trăn trở suy tư về cuộc đời,
con người, bản thân... Đó là những suy ngẫm về cuộc sống, về thế cuộc mang
dư vị đau đớn, xót xa nhiều hơn là ngợi ca. Là một hồn thơ nhạy cảm, Hữu
Thỉnh luôn “trăn trở vui buồn cùng số phận con người”. Chính vì thế, cảm
hứng đời tư thế sự đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác thơ ông. Thơ
Hữu Thỉnh thường quan tâm đến các vấn đề triết lý, đạo đức, nhân sinh và đặc
biệt là những suy tư về thân phận con người. Có thể nói, thơ Hữu Thỉnh giai
đoạn này có sự chuyển biến trong cảm hứng. Đó là q trình tiếp nối cảm
hứng sử thi truyền thống đã có từ thời chống Mỹ, sau đó chất sử thi nhạt dần
và thay vào đó là chất đời tư - thế sự. Càng về sau, thơ Hữu Thỉnh càng đi sâu
vào cảm hứng thế sự với nét trầm tư, sâu lắng rất riêng. Cảm hứng sử thi cảm hứng chủ đạo trong thơ thời chống Mỹ được tiếp nối trong Sức bền của
đất, Đường tới thành phố và Trường ca biển đã gần như vắng bóng trong Thư
mùa đơng và Thương lượng với thời gian. Cảm hứng thế sự hầu như chưa có
ở những sáng tác trước đây đã trở thành cảm hứng chủ đạo ở Thư mùa đông

và Thương lượng với thời gian. Đây chính là nét riêng biệt của thơ Hữu Thỉnh
sau 1975 với những sáng tác trước của Hữu Thỉnh và cũng là nét tương đồng
trong cảm hứng thơ sau 1975, đó là sự mờ dần của chất sử thi và sự tăng lên
của chất thế sự.
Thơ Việt Nam từ sau 1975 đã có sự vận động hịa nhập với sự chuyển
biến của xã hội và công cuộc đổi mới văn học. Thơ giai đoạn này thể hiện rất
rõ nhu cầu đổi mới nghệ thuật với những thể nghiệm, cách tân mạnh mẽ.
Trong xu thế chung đó, tiếng thơ Hữu Thỉnh đã góp phần vào những phát


×