Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị trong tiểu thuyết lều chõng của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876 KB, 71 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

TÊN GỌI CÁC KÌ THI, TRƯỜNG THI, SĨ TỬ VÀ HỌC VỊ
TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Mai Thu

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Bùi Trọng
Ngỗn, người đã ln tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức suốt bốn năm học. Với
những kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q
trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu giúp tôi vững bước trong


tương lai.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên để tôi hồn thành khóa luận.
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Thu


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Bùi Trọng Ngỗn và khơng sao chép các đề tài nghiên cứu của người khác
để làm sản phẩm của riêng mình.
Các thơng tin sử dụng trong báo cáo có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và ngun bản của đề tài.
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2013.
Người cam đoan

Nguyễn Thị Mai Thu


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những khoa thi Hán học cuối cùng cách đây chưa đầy một thế kỉ nhưng
những đơn vị từ vựng về quan chế, học chế lại trở nên quá xa lạ với những người
học hôm nay. Chính vì thế, với các tác phẩm mang cảm hứng hoài cổ, sử dụng hệ

thống từ vựng về học chế như từ gọi tên các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị đã
phần nào gây khó khăn cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Hơn nữa, hiện nay hệ
thống từ lịch sử gọi tên các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị hầu như vẫn chưa được
tập hợp một cách chuẩn tắc, đặc biệt là trong các tác phẩm viết về đề tài giáo dục
khoa cử.
Trong nguồn cảm hứng hoài cổ, một số nhà văn, những năm 30 – 40 đã tìm
về với một thời vang bóng. Trong đó có thể kể đến một số tác phẩm của Chu Thiên
– Hoàng Minh Giám hay Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, đáng chú ý là Lều
chõng của Ngô Tất Tố. Từ nhan đề cùng việc sử dụng dày đặc những từ lịch sử gọi
tên các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị, tiểu thuyết đã xây dựng sinh động, chân
thật về nền giáo dục khoa cử xưa với quan trường, sĩ tử, bảng vàng… một thời được
xem là nền tảng của sự nghiệp dựng nước, giữ nước và cả những nét văn hóa đặc
sắc ẩn mình đằng sau các lễ nghi khoa cử. Bên cạnh đó cịn thấy được vốn sống
phong phú, sự hiểu biết sâu sắc về chế độ khoa cử và sự tinh tế khi nhận ra bản chất
thực sự của khoa cử thời bấy giờ của tác giả.
Thêm nữa, trong chương trình học ở phổ thơng cũng có nhiều tác giả, tác
phẩm viết về đề tài lịch sử, sử dụng các từ lịch sử về khoa cử và tác giả Ngơ Tất Tố
là một trong số đó. Vì vậy việc tìm hiểu từ lịch sử về kì thi, trường thi, học vị, sĩ tử
sẽ giúp ích rất nhiều cho cơng tác giảng dạy sau này. Cũng chính vì những lí do đó
mà chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài “Tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị
trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về phương diện ngôn ngữ học, các cơng trình về từ vựng học và phong cách
học đều có đề cập và nghiên cứu về từ lịch sử. Trong lĩnh vực từ vựng học có


5

Nguyễn Văn Tu với cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”, Đỗ Hữu Châu với
cuốn “Giáo trình từ vựng học tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp với cuốn “Từ vựng

ngữ nghĩa tiếng Việt” đều là những cơng trình nghiên cứu một cách cách khái quát
về từ vựng, cụm từ và đặc điểm của những nhóm từ khác nhau trong tiếng Việt.
Trong đó, các tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm từ lịch sử và lấy những ví dụ cụ
thể để làm rõ khái niệm.
Trong lĩnh vực phong cách học, có Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hịa với
cuốn “Phong cách học tiếng Việt”. Tác giả ngoài việc đưa ra đặc điểm cũng như các
phong cách ngôn ngữ thường sử dụng thì trong phần tìm hiểu về các phương tiện và
biện pháp tu từ tiếng Việt có nghiên cứu về từ lịch sử. Theo tác giả, từ lịch sử thuộc
nhóm những từ ngữ trung hịa về tư từ học như thuật ngữ, từ danh mục, từ ngoại lai
hay từ vựng mới. Tác giả cũng đã đưa ra được định nghĩa cụ thể và các ví dụ rõ
ràng.
Đối với phương diện lịch sử, tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị
cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu. Trước hết, phải kể đến các cơng trình nghiên
cứu về lịch sử, về chế độ khoa cử ở Việt Nam như là việc giải thích nghĩa của từ
trong các cuốn “Sổ tay từ ngữ lịch sử” của Phạm Văn Hảo (chủ biên) do nhà xuất
bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004. Tác giả đã đi vào giải thích một cách rõ
ràng và đầy đủ khơng chỉ tên gọi các kì thi, học vị mà cịn tên gọi của các học hàm
và những từ ngữ có liên quan đến quan chế trong các triều đại phong kiến Việt
Nam.
Trong “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” của nhà xuất bản Đại học quốc
gia xuất bản năm 2000, Phan Ngọc Liên đã đi vào giải thích các thuật ngữ lịch sử
thông dụng. Trong cuốn từ điển này tác giả đã đi vào giải thích rất rõ ràng và sâu về
một số thuật ngữ lịch sử, trong đó có tên gọi của các kì thi và học vị trong các triều
đại phong kiến Việt Nam, như thi Hương, thi Hội, thi Đình và tên gọi học vị trong
các kì thi đó.
Nguyễn Thị Chân Quỳnh trong tác phẩm “Khoa cử Việt Nam”, tập thượng
xuất bản năm 2003, tập hạ xuất bản năm 2007 của nhà xuất bản Văn học, đã trình


6


bày khá đầy đủ và chi tiết về sự phát triển của cả ba kì thi: thi Hương, thi Hội và thi
Đình. Về thời gian, địa điểm, đều kiện dự thi; quy chế thi, nội dung thi…cũng được
đề cập rất rõ ràng. Tác giả còn đề cập đến các học vị trong cả ba kì thi và có giải
thích về tên gọi của các học vị đó.
Về lĩnh vực văn học, Ngô Tất Tố là một nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa lớn.
Ơng đã để lại cho thế hệ mai sau một khối lượng tác phẩm khá lớn. Bên cạnh những
bài báo nóng hổi, thời sự và giàu tính chiến đấu, bên cạnh những cơng trình nghiên
cứu, dịch thuật để đời, tiểu thuyết của Ngơ Tất Tố đã góp phần làm nên chân dung
văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Cũng vì thế ơng trở thành một tác giả
được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay. Nói đến các cơng trình nghiên cứu về tác
giả Ngơ Tất Tố cũng như tiểu thuyết Lều chõng phải nhắc tới cuốn “Ngô Tất Tố về
tác gia và tác phẩm” do hai tác giả Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và
giới thiệu của nhà xuất bản Giáo dục. Cuốn sách đã tuyển tập khá đầy đủ những bài
viết của các tác giả khác nhau viết về tác giả Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Lều chõng.
Bài viết “Ngô Tất Tố, tài năng và tấm lòng” của tác giả Mai Hương là một
trong những bài viết khá đầy đủ về xuất thân, cuộc đời, tính cách, các sáng tác của
Ngô Tất Tố. Thông qua các sáng tác, người đọc hiểu thêm về tấm lịng, bản lĩnh, tài
năng của ơng “đầu xứ Tố”. Ơng “đầu xứ Tố” đã đặt ngịi bút của mình lên nhiều
lĩnh vực khác nhau và trong mỗi địa hạt đó đều dành được thành cơng, từ làm văn
tới làm báo, từ tiểu thuyết tới phóng sự và dịch thuật. Bài viết cũng đã nhắc đến hầu
hết những tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố và tìm được những nét đặc sắc cũng
như giá trị của từng tác phẩm. Trong đó, tác giả Mai Hương đặc biệt lưu tâm ở hai
tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng. Tác giả khẳng định “Lều chõng dựng lại bức
tranh chân thật, xám ngoét, vừa bi thảm, vừa khôi hài về thực chất giáo dục nhồi sọ
và nền khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn, đồng thời phản ánh tấm bi kịch đau xót
của tri thức Nho học dưới chế độ phong kiến” [13, tr.22].
Nguyên Hồng với bài viết “Ngô Tất Tố” đã đưa tới cho chúng ta cái nhìn sơ
bộ, khái quát về cuộc đời, con đường và hoạt động văn chương của “bác xứ Tố”
trong thời kì lịch sử đầy biến động. Theo Nguyên Hồng, tác giả Ngô Tất Tố đã



7

quyết định đi hẳn sang một con đường khác so với một số tác giả đương thời “chiếc
bút lông thay bằng chiếc bút sắt” [13, tr.42]. Với ngòi bút sắt ấy Ngô Tất Tố đã
“kiếm sống và chống lại những cái ngang trái, bất công của xã hội” [13, tr.42-43],
đã dám nhìn thẳng vào sự thật, bóc trần bản chất thật, bộ mặt thật của các vấn đề và
phá bỏ nó. Tác giả Nguyên Hồng khẳng định, trong Lều chõng “sự ngay thẳng của
một ngòi bút đã dõng dạc cất tiếng chửi vào cái “hay” cái “đẹp” của bọn thống trị
đưa ra và cổ võ ấy” [13, tr.45] và tác phẩm cho thấy “một sự thật trần truồng về
khoa cử” [13, tr.45].
Trong bài viết “Ngô Tất Tố, một cây bút chiến xuất sắc trong văn học Việt
Nam”, tác giả Nguyễn Đức Đàn đã khẳng định ngịi bút của Ngơ Tất Tố là ngịi bút
chiến có phẩm chất cách mạng chứ khơng giống như các tác giả trước đó và cùng
thời, được thể hiện rõ qua các tác phẩm như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng… Tắt
đèn là “bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột
nơng dân đến tận xương tủy” [13, tr.52]. Ở phóng sự Việc làng, đã phơi bày “nhiều
sự thật xấu xa ở nông thôn, không giấu giếm, che đậy” [13, tr.58]. Cùng với Việc
làng, ở Lều chõng, tác giả Ngô Tất Tố đã “vạch cho mọi người thấy chân tướng của
cái xã hội lều chõng. Chân tướng ấy chẳng có gì là đẹp đẽ” [13, tr.60]. Bài viết đã
làm rõ sự suy thoái thảm hại của khoa cử được thể hiện trong Lều chõng và cả
những bi kịch của con người thời đó.
Thế Phong với bài viết “Điển hình hồi vọng dĩ vãng: Ngơ Tất Tố” đã nêu
lên một cách khái quát về tiểu sử cũng như các sáng tác và khuynh hướng của tác
giả Ngô Tất Tố, trong đó tác giả chú trọng tới tác phẩm Lều chõng. Tác giả đã nhận
xét “Lều chõng là cuốn truyện hoài vọng dĩ vãng, một dĩ vãng vàng son của một thế
hệ nho sĩ qua đi, hình ảnh đặc sắc của khoa thi cuối cùng” [13, tr.129]. Thế Phong
còn so sánh tác giả Ngô Tất Tố và tác giả Chu Thiên trên bình diện viết về khoa cử
nước ta: “Với Ngơ Tất Tố chúng ta tìm thấy những hình ảnh của cuộc thi cử trường

ốc. Ngô Tất Tố hơn Chu Thiên ở điểm, ông biết lồng vào một tập hợp sinh hoạt có
tình tiết, một xã hội sống trong văn chương, cịn Chu Thiên chỉ chép đúng những
ảnh hình lượm lặt được để trở thành một thiên hồi ký truyện cũ” [13, tr.129].


8

Bài viết “Lều chõng” của tác giả Vũ Ngọc Phan là một trong những bài viết
tìm hiểu khá chi tiết, cụ thể về tác phẩm Lều chõng. Tác giả khẳng định, trong Lều
chõng, Ngô Tất Tố đã “miêu tả từ lớp sơ học đến lớp đại học và những cảnh thi
hương, thi hội, thi đình thời phong kiến rất có thứ lớp và tỉ mỉ” [13, tr.339]. Qua sự
miêu tả tỉ mỉ đó nhà văn Ngơ Tất Tố đã cho chúng ta thấy được “những nét chính
của cái học và lối thi cử thời phong kiến với tất cả sự thối nát của nó” [13, tr.342].
Sự thối nát đó thể hiện rõ trong từng nhân vật cụ thể, tiêu biểu như nhân vật Đức
Chinh và từ đó tính cách từng nhân vật cũng được thể hiện khá rõ nét. Tác giả Vũ
Ngọc Phan còn khẳng định giá trị giáo dục mạnh mẽ của tiểu thuyết Lều chõng
trong thời đại của nó và tới ngày nay Lều chõng vẫn cịn ngun tác dụng.
Nguyễn Đăng Mạnh với bài viết “Lều chõng và Việc làng của Ngô Tất Tố”
đã rất đề cao giá trị phê phán, ngòi bút châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố cũng như
sự chân thực trong các tác phẩm của ông “không hề tô vàng son cho những sự thối
nát, lỗi thời” [13, tr.380]. Tác giả đã nhấn mạnh tới nhân vật Vân Hạc – nhân vật
chính trong truyện, con người “tài hoa phóng túng khác thường”. Một con người tài
cao nhưng lại ngang tàng, bướng bỉnh. Tuy trong tác phẩm vẫn có một số đoạn chưa
thật sự hay nhưng tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh rằng “Lều chõng đã
làm sống lại trên nhiều trang viết của mình cả khơng khí xã hội thời xưa trong
những kì thi cử” [13, tr.383].
Trong tập “Nhà văn tiền chiến và q trình hiện đại hóa trong văn học Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX cho tới 1945”, tác giả Vương Trí Nhàn có bài viết “Ngơ Tất
Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc”. Bài viết đã cho thấy sự chuyển mình, sự
thích ứng đúng đắn của Ngơ Tất Tố trước những sự thay đổi của đất nước, của nền

Hán học. Với tính cách được xếp cùng thời với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỉ
như Phan Kế Bính, Phạm Duy Tốn… nhưng các tác phẩm của ông lại được xếp
cạnh các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng…trong
đó tiêu biểu là thiên tiểu thuyết Lều chõng. Tác giả Vương Trí Nhàn khẳng định
rằng: “Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một
cái gì cực kì vơ lí, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân


9

Hạc của Ngơ Tất Tố vẫn phóng túng trong ăn nói, cư xử, vẫn đùa giỡn hồn nhiên
với đám cơ đầu Hà Nội, nói chung là vẫn thanh thốt, tự do trong cảnh sống”[18,
tr.91].
Trong “Việt Nam văn học sử yếu”, nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm
2002, Dương Quảng Hàm đã bao quát được một khối lượng kiến thức đồ sộ, bắt
nguồn từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại. Trong cuốn sách này, tác giả
không chỉ chú ý đến sự phát triển của văn học qua các thời kì mà tác giả cịn đề cập
đến những tư liệu có tính chất lịch sử có liên quan đến văn học sử Việt Nam như thể
chế các khoa thi cử thời phong kiến, giải nghĩa tên gọi các kì thi, học vị trong khoa
cử. Cuốn sách là một tài liệu quý cho những ai nghiên cứu các vấn đề về lịch sử văn
học Việt Nam.
Ngoài những cơng trình trên cịn một số cơng trình nghiên cứu khác nữa liên
quan đến đề tài. Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu đó đã phần nào mang
đến cho người đọc một sự hiểu biết nhất định về tác phẩm Lều chõng, về tác giả
Ngô Tất Tố cũng như việc sử dụng từ lịch sử mà cụ thể là các từ ngữ gọi tên các kì
thi, trường thi, sĩ tử và học vị trong tác phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu về những giá
trị của các từ lịch sử này trong tác phẩm Lều chõng thì các cơng trình nghiên cứu
trên chưa đề cập hoặc chỉ đề cập một cách sơ lược chứ chưa đi sâu vào vấn đề. Trên
cơ sở những cơng trình nghiên cứu của các thế hệ đi trước, chúng tôi mạnh dạn đi
sâu vào đề tài để thấy được những giá trị to lớn của từ lịch sử đặc biệt là từ gọi tên

các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị trong tiểu thuyết Lều chõng, để từ đó làm tiền
đề cho cơng tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy về sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu ở
đây chính là tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị.
Phạm vi nghiên cứu: Các đơn vị từ lịch sử trong tiểu thuyết Lều chõng của
Ngô Tất Tố.


10

4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê,
phân loại; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích; phương pháp khảo sát kết
hợp với phương pháp tổng hợp. Cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê, phân loại: Trên cơ sở tổng hợp nguồn tài liệu thu
thập được từ thư viện, các luận văn chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các
loại tài liệu có liên quan đến đề tài. Cụ thể là chia ra những tài liệu liên quan tới vấn
đề lịch sử và những tài liệu liên quan đến vấn đề văn học.
Phương pháp lịch sử: Chúng tơi đi vào tìm hiểu các từ gọi tên các kì thi,
trường thi, sĩ tử và học vị trên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam trong các triều đại
phong kiến mà đặc biệt là ở thời nhà Nguyễn để hiểu rõ hơn giai đoạn lịch sử mà
tác giả thể hiện trong tiểu thuyết. Qua đó thấy được tác dụng của từ lịch sử trong
việc phản ánh bức tranh cuộc sống và khoa cử thời nhà Nguyễn trong tác phẩm.
Phương pháp khảo sát: Sau khi đã thống kê và phân loại tài liệu xong thì
chúng tơi đi vào khảo sát các từ ngữ chỉ tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị
có trong tác phẩm về mặt ngơn ngữ.
Phương pháp phân tích: Sau khi thống kê các tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ
tử và học vị trong tác phẩm ta đi vào phân tích các từ đó trên bình diện ngữ pháp và
ngữ nghĩa để thấy được vai trò, tác dụng của các từ đó trong việc thể hiện một giai

đoạn của lịch sử đã qua và trong việc thể hiện cá tính hóa nhân vật trong tiểu thuyết
Lều chõng.
Phương pháp tổng hợp: Sau khi đã thực hiện các phương pháp trên thì chúng
tơi đi đến tổng hợp, đánh giá về giá trị của việc sử dụng từ lịch sử trong việc khẳng
định tài năng của tác giả Ngô Tất Tố và công hiến của tiểu thuyết tiêu biểu này.
5. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được cấu trúc làm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2. Khảo sát về tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị trong tiểu thuyết
Lều chõng của Ngô Tất Tố.
Chương 3. Vai trị của các từ ngữ gọi tên các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị đối
với giá trị biểu đạt của tiểu thuyết Lều chõng.


11

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.Từ lịch sử
Có nhiều quan niệm về từ lịch sử. Trước hết, trong lĩnh vực từ vựng học có
hai tác giả nghiên cứu khá sâu về từ lịch sử và đưa ra được khái niệm khá hoàn
chỉnh đó là Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Thiện Giáp.
Theo tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”
thì: “Từ lịch sử là những từ thuộc từ cổ và có những từ cổ chỉ gồm những từ trong
vốn từ vựng tiêu cực để chỉ những sự vật đã mất đi rồi. Chúng còn gọi là từ lịch sử
vì chúng khơng có những từ đồng nghĩa với tiếng Việt hiện đại. Phạm vi sử dụng rất
hẹp. Những tác phẩm về lịch sử, những tiểu thuyết lịch sử, những hồi kí, văn kiện
cũ...đều có sử dụng từ lịch sử.
Tên gọi các chức vụ trong thời phong kiến và thực dân Pháp như thái thú,
tuần phủ, tổng đốc, công sứ là những từ lịch sử” [23, tr.239].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, cũng cho
rằng: “Từ ngữ lịch sử là những từ trở nên lỗi thời vì đối tượng biểu thị của chúng đã
bị mất. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật, nhiều hiện tượng bị mất
đi, các tên gọi của những sự vật, hiện tượng này tự nhiên ít hoặc không được dùng
nữa. Thí dụ:
- Tên gọi những chức tước, phẩm hàm thời xưa: thượng thư, tham tri, tuần phủ, án
sát, lãnh binh, tri huyện, chánh tổng, lí trưởng, tồn quyền, cơng sứ...
- Tên gọi những hiện tượng thi cử thời xưa: hương cống, đình nguyên, hội nguyên,
trạng nguyên, phó bảng...
- Tên những thứ thuế thời xưa: thuế thân, thuế đình, thuế điền...
Từ ngữ lịch sử khơng có từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại. Bình
thường chúng ít được dùng nhưng khi cần diễn đạt những khái niệm có tính chất
lịch sử ấy người ta phải dùng đến chúng. Không phải ngẫu nhiên trong các sách văn
học, sử học, viết về các thời kì cổ đại, cận đại, từ ngữ lịch sử chiếm tỉ lệ khá cao.”
[8, tr.282].


12

Tiếp theo, trong lĩnh vựu phong cách học, từ lịch sử cũng được nghiên cứu
và tìm hiểu khá kĩ. Với nhóm tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn
Thái Hòa đã đề cập trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, cho rằng: “Từ lịch sử
là những từ thuộc từ cổ. Do vậy trong các từ cổ, có một loại biểu thị những sự vật,
những khái niệm trong quá khứ được người xưa sử dụng.
Thí dụ: tể tướng ngự sử, ba quân, dấy binh, thần dân,...Ngày nay những sự
vật, những khái niệm đó đã biến mất, khơng cịn hiệu lực thực tế nữa, cho nên
những từ biểu thị chúng cũng trở nên không cần thiết cho sự diễn đạt những vấn đề
hiện nay của cuộc sống. Chúng trở nên cổ song khi nhắc đến chúng người ta có thể
liên tưởng đến cái dĩ vãng xa xưa trong đó những sự vật, những khái niệm cổ được
tồn tại. Đó là các từ lịch sử” [2, tr. 36].

Nhóm tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hịa cho
rằng: Từ lịch sử cần thiết cho việc nói và viết về những cái quá khứ, nó có tác dụng
gợi nên khơng khí cổ xưa vì vậy mà khi đọc các tài liệu viết về lịch sử xa xưa, đọc
các tác phẩm viết về đề tài lịch sử, người đọc cần có tri thức về lịch sử thì mới có
thể hiểu và rung cảm được. Nếu ta chưa thấy nó bao giờ, chưa hiểu rõ nội dung và
sắc thái của nó thì nay đến với ta nó sẽ là mới lạ, với xã hội thì nó là từ lịch sử,
nhưng với cá nhân ta thì nó là từ mới, ta không thể nào rung cảm và phát hiện sắc
thái lịch sử của nó. Những từ lịch sử thời phong kiến như: bệ hạ, quan công, hạ
thần, nương tử, ái khanh, muôn tâu, đại ca, tiểu đệ, hiền muội...bên cạnh sắc thái cổ
còn gợi lại sắc thái khách sáo trống rỗng của một chế độ suy vong, trì trệ chỉ cịn
giữ lại những quan hệ giả tạo, hình thức.
Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng khẳng định rằng: “Từ lịch sử là những từ chỉ
những đối tượng, hiện tượng, khái niệm thuộc vào thời kì q khứ xa xơi. Ví dụ:
Đơng Đô, ba quân, thần dân, dấy binh, bầy tôi, hạ thần, mề đây, cẩm, cu lít..” [16,
tr.328]. Khái niệm này được tác giả đề cập tới trong cuốn “Phong cách học Tiếng
Việt”. Ngồi những quan niệm trên cịn có quan niệm của Cù Đình Tú trong cuốn
“Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, quan niệm của ông trong cuốn sách


13

này cũng có những điểm tương đồng so với những quan niệm của các nhà nghiên
cứu trên.
Nhìn chung tất cả những quan niệm trên chung quy lại thì đều giống nhau về
bản chất khi nói về từ lịch sử: là những từ đã trở nên lỗi thời do đối tượng biểu thị
của chúng trong hiện thực khách quan khơng cịn nữa, nhưng từ ngữ biểu thị về
chúng thì vẫn tồn tại trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Vì vậy nghiên cứu về tên
gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngơ Tất Tố
thì chúng tơi dựa vào cơ sở lí luận của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên.
1.2. Khái quát về giáo dục khoa cử thời nhà Nguyễn

Xã hội phong kiến Việt Nam đã tồn tại suốt mấy ngàn năm lịch sử với sự
phát triển thịnh suy của nó và trải qua biết bao triều đại. Qua mỗi triều đại đã để lại
cho người đời sau những bài học quý giá về dựng nước, giữ nước và các chiến công
của biết bao vị anh hùng dân tộc. Sự phát triển của các triều đại không chỉ dựa vào
tài năng của các đấng minh qn mà cịn có sự góp sức to lớn của người hiền tài
trong các thời đại đó. Trong văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất, niên hiệu
Bảo Đại 3 (1442) có viết: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí vững
thì thế nước mạnh và thịnh, ngun khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các
đấng thánh đế minh vương không ai không gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí”
(12, tr.33-34).
Việc tuyển chọn nhân tài qua các triều đại phong kiến nước ta dựa vào các
hình thức khác nhau, thường dựa vào những nguồn thơng tin chính như dư luận của
quần chúng nhân dân; dựa vào một giấc mộng nào đó của nhà vua; các đại thần tiến
cử, thường là bảo cử. Nhân tài có lúc là được nhà vua mời ra để giúp dân, giúp
nước; có khi là thông qua chiếu dụ của nhà vua mà những người hiền tài tự nguyện
ra giúp nước…Nhưng mà nhân tài ngày càng khan hiếm, vậy thì làm thế nào để có
được người tài giỏi ra giúp nước. Một cách tích cực và hữu hiệu đó là tổ chức thi
tuyển. Những người đã ghi tên đi thi và đậu, họ nhận những học vị khác nhau tùy ở
khả năng của mỗi người cũng như nhận những nhiệm vụ mà triều đình giao phó.
Việc thi cử để lấy cơng danh, vinh dự về cho gia đình là một việc khơng bao giờ


14

thay đổi của đấng nam nhi thời đó. Có những người rất tích cực đi thi, thi khơng đậu
kì này thì đi thi kì khác, suốt cuộc đời dùi mài kinh sử. Bởi thấy được vai trò quan
trọng trong việc tìm kiếm nhân tài ra giúp nước, giúp dân vậy nên các kì thi đã được
tổ chức nhiều, nghiêm túc từ những ngày đầu của chế độ phong kiến. Theo thời
gian, qua các triều đại thì chế độ khoa cử ngày càng được củng cố, kiện toàn và đạt
được đỉnh cao vào khoảng niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1470), Hồng Đức (1470

– 1479) đời Lê Thánh Tông với các loại hình thi hương, thi hội, thi đình và một số
khoa thi đặc biệt.
Nhà Lí là triều đại phong kiến đầu tiên của nước ta tổ chức thi cử để tuyển
chọn nhân tài. Năm 1075, nhà Lí mở khoa thi đầu tiên nước ta, thi Nho học ba
trường gọi là Tam trường, kén người Minh kinh bác học. Năm 1086, Vua lại mở
khoa thi chọn người có tài văn học vào Hàn lâm viện. Tới năm 1195, nhà Lí, đời Lí
Cao Tơng mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Lão). Vương triều nhà Lí được coi là
triều đại đặt nền móng cho việc học, việc thi cử ở nước ta. Thời kì khoa cử mới bắt
đầu nên các điều mục đại cương tuy đầy đủ nhưng cách thức, niên hạn chưa rõ ràng.
Khoa cử chưa có thường lệ, cứ khi nào vua cần thì mở khoa thi.
Tới triều nhà Trần nhận thức được yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng chế
độ giáo dục khoa cử và tiếp thu được kinh nghiệm của các triều đại trước nên chế
độ học hành, thi cử ngày càng quy củ và được chính quy hóa. Triều nhà Trần thì
khoa cử đã có thường lệ, định rõ phép thi có bốn trường và phép bổ dụng, có hai
khoa thi chính được đặt ra là thi Hương và thi Hội, phân biệt thi Hội và thi Đình sau
này. Năm 1232, mở khoa thi Thái học sinh, người đỗ chia ra làm tam giáp là nhất,
nhị và tam giáp theo các bậc từ cao xuống thấp. Tới năm 1247, nhà vua đặt lại thứ
bậc trong tam giáp: bậc nhất giáp có tam khơi là trạng ngun, bảng nhãn, thám
hoa. Đồng thời quy định 7 năm tổ chức thi Hội một lần, sau thi Hội là thi Đình.
Vương triều Trần, khơng những mở mang việc học tập mà việc tổ chức thi cử cũng
được xem là kiểu mẫu cho các đời sau noi theo và học hỏi.
Sau triều đại nhà Trần tới triều nhà Hồ. Nhà Hồ đã thực hiện nhiều cải cách
trong chế độ khoa cử ở nội dung thi, thời gian tổ chức kì thi mang nhiều ý nghĩa


15

tiến bộ. Nhà Hồ cũng quy định năm trước tổ chức thi Hương thì năm sau tổ chức thi
Hội, ai đậu thi Hội thì được vào thi Đình để phân bậc cao thấp. Nhà Hồ đã có những
cải cách tiến bộ trong việc xây dựng nền khoa cử nước nhà và chấn chỉnh lại phép

thi ngày càng quy củ hơn.
Nhà Hồ mất nước, nước ta bị nhà Minh đô hộ trong một thời gian ngắn.
Năm 1428, Lê Thái Tổ khởi nghĩa đánh thắng quân Minh, lập nên nhà Lê, giành lại
độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dưới thời nhà Lê, khoa cử ngày càng được quan tâm
và hoàn thiện hơn để tuyển chọn nhân tài giúp cho đất nước. Nhà nước quy định ba
năm tổ chức thi Hương một lần và sau đó là thi Hội tại kinh đơ cho những ai đỗ kì
thi Hương. Sau đó ai đỗ thi Hội thì vào thi Đình và khi vào thi Đình cần thể hiện sự
hiểu biết thực tiễn của mình. Để đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm túc trong các kì thi,
năm 1462 vua Lê Thánh Tơng đưa ra quy đinh “Bảo kết” tại kì thi Hương (chứng
thực và chịu trách nhiệm về lí lịch của những người đi thi). Nhà Lê còn đặt ra lệ
xướng danh, yết bảng, ban mũ áo và dựng bia tiến sĩ từng khóa. Với sự kế tục từ các
vương triều trước thì chế độ khoa cử nhà Lê hoàn thiện hơn.
Bước sang thế kỉ XVI – XVII với sự suy sụp của triều đại nhà Lê, đất nước
bị chia cắt thành hai với sự tồn tại của chính quyền Lê – Trịnh ở Đằng ngồi và
chính quyền chúa Nguyễn ở Đằng trong. Tuy bị chia cắt nhưng khơng vì thế mà thi
cử bị gián đoạn. Các kì thi vẫn được tổ chức để tuyển chọn nhân tài ở cả Đằng
ngoài và Đằng trong. Trong khi ở Đằng Ngoài chúa Trịnh tổ chức thi cử theo lề lối
cũ thì ở Đằng Trong chúa Nguyễn cũng mở các khoa thi nhưng nhìn chung đã xuất
hiện những biểu hiện của sự sa sút, suy thoái trong khoa cử. Đằng ngoài chịu ảnh
hưởng của tiền tệ và sự thối nát của đội ngũ quan lại còn Đằng trong lại hạn chế thi
cử với niên hạn quá dài, số người lấy đỗ rất hạn chế.
Sau khi đánh tan các thế lực phong kiến cát cứ và thế lực phong kiến ngoại
xâm, Nguyễn Huệ ra sức củng cố đất nước, ban hành nhiều chính sách để phát triển
đất nước trong đó có xây dựng lại chế độ khoa cử. Đến đời vua Quang Trung nền
văn hóa, giáo dục được chấn chỉnh lại, việc học được mở rộng, chế độ khoa cử được
chấn chỉnh lại nhằm đào tạo một lớp quan lại mới có năng lực giúp đỡ chính quyền.


16


Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng vua Quang Trung cũng đã mở được
một số khoa thi ở Thanh Hóa, Nghệ An.
Đến Vương Triều Nguyễn (1802-1945), thời Gia Long đã thống nhất được
đất nước và đây cũng là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam. Chế độ thi cử của triều Nguyễn gần giống với triều Hậu Lê, vẫn có hai khoa
thi thường lệ là thi Hương và thi Hội, thỉnh thoảng có một số kì thi bất thường khác.
Năm 1807, vua Gia Long cho mở lại thi Hương, khoa thi đầu tiên từ Nghệ An ra
Bắc và định phép thi: trước kì thi ý trưởng sở phải ghi tên học trị vào sổ. Những
người có đạo đức khơng tốt thì đều khơng được đi thi, học trị vào trường khơng
được mang theo sách vở, không được rời khỏi lều đi hỏi chữ…Quan Nội trường và
học trị khơng được phạm vào những luật đã ban ra.
Năm 1809, định lệ thi Hương vào những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Nhưng
đến năm 1810 vì việc cứu đói nên thi Hương bị hỗn và định lệ cứ 6 năm cho mở
một khoa thi. Người trúng tứ trường thì gọi là Hương cống. Đỗ tam trường thì gọi là
Sinh đồ.
Năm 1825 thời Minh Mệnh thì triều Nguyễn đã có những thay đổi về tên gọi
của những người trúng tuyển. Thi Hương đỗ 4 kỳ gọi là Cử nhân (Triều Lê gọi là
Hương cống). Đỗ 3 kỳ gọi là Tú tài (Triều Lê gọi là Sinh đồ). Đỗ 2 kỳ gọi là Nhị
trường. Đỗ 1 kỳ gọi là Nhất trường. Thi Hương có nhiều người đỗ hai, ba, bốn…lần
nhưng họ vẫn khơng đỗ cử nhân thì những người đó được gọi là Tú kép, Tú mền,
Tú đụp…
Năm 1828 đặt thêm chức Phân khảo.
Năm 1832 triều đình sửa lại phép thi Hương bốn trường rút bớt còn ba
trường:
Trường nhất: thi kinh nghĩa
Trường hai: thi thơ, phú
Trường ba: thi văn sách.
Đến thời Tự Đức (1842-1883), vào năm 1851, triều đình tổ chức thi lại bốn
trường và bỏ lệ chấm thi hết bốn trường mới cho đỗ.



17

Năm 1852, vua Tự Đức vẫn giữ thi bốn trường cho thi Hội nhưng thi Hương
rút lại còn ba trường: trường nhất thi kinh nghĩa; trường nhì thi chiếu, biểu luận;
trường thứ ba thi văn sách.
Năm đầu thời vua Kiến Phúc quy định bài thi Hương nào có điểm cao phải
thi thêm kỳ phúc hạch. Cử nhân văn chữ kém thì sẽ bị lấy xuống làm Tú tài.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược thì khoa cử nước ta có nhiều thay đổi do ảnh
hưởng của nền văn hóa Tây học. Các kỳ thi Hương dưới các thời Thành Thái, Duy
Tân, Khải Định đều có sửa đổi. Bài thi khơng cịn thi thơ, phú, kinh, nghĩa nữa mà
thay vào đó là bài thơ về Kinh truyện, Nam sử, Bắc sử, Địa lvý, Pháp luật Đơng
Dương, Chính trị, luận chữ Hán, luận quốc sử…Đặc biệt là các kỳ thi Hương quy
định cho điểm từ 0 đến 20 điểm. Qua các kỳ thi đạt từ 30 đến 39 điểm thì đỗ Tú tài.
Từ 40 điểm trở lên phải qua các kỳ thi phúc hạch đạt 7 điểm trở lên mới đậu cử
nhân.
Năm 1915, đời vua Duy Tân (1907-1916) khoa thi Hương cuối cùng được tổ
chức tại miền Bắc.
Năm 1918, đời Khải Định (1916-1925) tổ chức thi Hương cuối cùng ở Nghệ
An, Bình Định.
Còn về thi Hội, đời Gia Long vẫn chưa mở khoa thi Hội. Mãi tới năm 1822
mới mở khoa thi Hội đầu tiên, tiến sĩ chia làm tam giáp như thời Lê. Năm 1825, quy
định Hội thí vào các năm: Sửu, Thìn, Mùi, Tuất. Năm 1829, Minh Mệnh thứ 10,
dưới bậc tiến sĩ lại lấy thêm Phó bảng. Danh hiệu Phó bảng có từ đây. Thi Đình hay
Đình thí là sau thi Hội một tháng. Tới năm 1590, Triều Lê Trung Hưng mở khoa thi
Hội, từ đó về sau lệ cứ ba năm thi một khoa. Năm 1919, là khoa thi Hội và thi Đình
cuối cùng của tồn quốc, cũng là những kì thi cuối cùng của nền khoa cử phong
kiến nước ta.
Có thể thấy, chế độ khoa cử là một đặc trưng cơ bản của nền giáo dục Việt
Nam. Có biết bao khoa thi đã mở ra cùng với đó là bao nhiêu nho sinh đã đạt được

những học vị cao, được vinh danh trên bia đá. Gần hàng ngàn năm qua chế độ khoa
cử đã mang lại cho dân tộc ta biết bao nhiêu nhân tài giúp nước, giúp dân.


18

1.3. Tác giả Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Lều chõng
Với tên gọi thân thuộc “bác Tố” hay ông “đầu xứ Tố”, nhà văn, nhà báo cự
phách Ngô Tất Tố với khối lượng tác phẩm khá đồ sộ đã khẳng định được vị trí của
mình trong nền văn học dân tộc. Tuy khởi nghiệp bằng con đường báo chí nhưng
trên hành trình sáng tác của mình ơng hầu như khơng bỏ sót một lĩnh vực nào. Bởi
vậy khi nhắc tới “bác Tố” là nhắc tới một con người với nhiều tư cách khác nhau:
một cây bút tiểu thuyết, phóng sự xuất sắc; một nhà báo cự phách, có biệt tài; một
nhà nghiên cứu, dịch thuật giàu tâm huyết và là một nhà văn hóa lớn.
Nhà văn Ngơ Tất Tố sinh năm 1893, ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Lâm Hà, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, thành phố
Hà Nội. Ơng xuất thân từ gia đình nho học và ngay từ thủa nhỏ ông đã được hưởng
thụ nền giáo dục nho học. Ơng nội của ơng lận đận bảy khóa thi Hương mà chỉ đậu
tới tú tài, cha ông cũng sáu lần lều chõng đi thi mà về không, đành ngậm ngùi với
cái danh ông đồ ở làng quê. Tới bản thân Ngơ Tất Tố, cũng là một người có tài học
và đỗ đầu xứ trong kì thi hạch nhưng sau hai lần “lôi thôi sĩ tử”, lăn lộn ở trường thi
ông vẫn trắng tay.
Ngay từ thủa nhỏ Ngô Tất Tố đã được ơng nội dạy vỡ lịng chữ Hán ở q,
sau đó ơng theo học ở nhiều làng trong vùng. Lớn lên ơng dự thi nhiều kì thi truyền
thống do nhà Nguyễn tổ chức. Là con người đã từng lặn lôi, dấn thân vào con
đường thi cử, đi thi hoài mà chỉ đỗ kì đệ nhất của thi Hương, khoa thi năm Ất Mão
và cũng là khoa thi cuối cùng ở Bắc Kì. Cũng bởi sinh ra trong nền giáo dục nho
học và từng “lều chõng” đi thi nên ông hiểu cặn kẽ từng chân tơ kẽ tóc của chế độ
khoa cử phong kiến mà đặc biệt là vào thời kì Hán học đã bước vào suy tàn. Đó
chính là cơ sở, là tư liệu hữu ích để hình thành nên một số tác phẩm sau này của ông

mà tiêu biểu là tiểu thuyết Lều chõng.
Sau khi thi hỏng ở kì thi cuối cùng ông trở về làng dạy học và bốc thuốc.
Cho tới năm 1923, lúc ơng 22 tuổi thì bắt đầu bước vào con đường lập nghiệp văn
chương với tác phẩm dịch từ Trung văn Cẩm hương đình. Sau đó, năm 1926 Tản
Đà mời Ngơ Tất Tố vào viết cho An Nam tạp chí. Từ đây, con đường đi vào nghề


19

báo của ơng chính thức bắt đầu. Sau khi An Nam tạp chí bị đình bản Ngơ Tất Tố lại
trở về q, tới năm 1927 thì vào Sài Gịn cùng với Tản Đà tham gia viết bài cho tờ
Đông Dương thời báo, Thần Chung. Từ năm 1930, sự nghiệp viết báo của ông gắn
liền với nhiều tờ báo khác nhau: Phổ Thơng, Đơng Dương, Cơng dân, Hải Phịng
tuần báo, Tương lai, Thời vụ, Hà Nội tân văn…Sau cách mạng tháng tám và cuộc
kháng chiến chống Pháp, ông tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà q ơng.
Năm 1946 ơng gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng
chiến chống Pháp. Từ đây ông tiếp tục viết báo cho các tờ Cứu quốc khu XII, Tạp
chí văn nghệ, Cứu quốc Trung ương. Ngơ Tất Tố đã là ủy viên Ban Chấp hành Hội
Văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ I -1948). Ơng đã
xây dựng được cho mình sự nghiệp báo chí khá đồ sộ và được xem là một nhà báo
lớn của thời kì 30 – 45. Cho dù tham gia viết báo nhưng ông “đầu xứ Tố” vẫn luôn
luôn giữ được cốt cách nhà nho, không bao giờ bẻ cong ngịi bút của mình trước bất
cứ sự mua chuộc nào. Là một người viết nhanh, viết bạo, phong cách làm việc
nghiêm túc nên ông luôn được đồng nghiệp yêu quý, dành tặng cho hai chữ “bác
Tố” thân thương. Nhà văn Nguyên Hông mỗi lần nhớ tới Ngơ Tất Tố là ln gắn
với hình ảnh ơng già tóc ngắn hoa râm, áo dài khăn xếp; cịn với Nguyễn Tuân thì
“khi nhìn những trang viết dở của bác Tố trên bàn, tự nhiên trong người thấy đứng
đắn trở lại”. Ngay tới Vũ Bằng – một nhân vật tầm cỡ trong ngành báo, cũng đã
từng khẳng định: “Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo”. Từ
đó có thể thấy được dấu ấn của Ngơ Tất Tố để lại trong làng báo rất đậm nét, trở

thành cây đại thụ của làng báo trong giai đoạn đó. Trong 28 năm lăn lộn với nghề
báo, Ngơ Tất Tố đã viết gần 1.500 bài báo, cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh
khác nhau như Thục Điều, Lộc Hà, Lộc Đinh, Thân Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn,
Thuyết Hải, Hy Cừ…Trong cuộc đời làm báo của mình, bởi tính thẳng thắn, ln
đấu tranh chống xã hội thực dân phong kiến đang chà đạp lên cuộc sống con người
nên ông từng bị sở mật thám Hà Nội gọi lên “để mua chuộc” và nhiều lần ông bị
cấm viết báo, bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.


20

Cùng với nghề báo thì trong bốn mươi năm cầm bút, ông “đầu xứ Tố” đã để
lại một sự nghiệp văn học khá lớn mà như Vũ Bằng từng nói: “Ngô Tất Tố quả là
một văn tài, được một chỗ ngồi văn học sử quả là một xứng đáng chớ khơng phải là
do sự tình cờ hay may mắn khiến nên…”. Sự nghiệp văn chương của ông dường
như rải đều trên hầu hết các thể loại: tiểu thuyết với các tác phẩm gạo cội như Tắt
đèn, Lều chõng, Trong rừng nho; phóng sự với Việc làng, Tập án cái đình, Dao cầu
thuyền tán; truyện lịch sử với Gia đình Tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt, Vua Tây
chúa Nguyễn, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ - viết chung; khảo cứu,
biên soạn với Văn học đời Lý, văn học đời Trần, Thi văn bình chú…Hầu hết trong
địa hạt nào ơng cũng để lại dấu ấn riêng của mình và thể hiện sự uyên thâm, sâu sắc
của một nhà nho mà đặc biệt là ở địa hạt tiểu thuyết, phóng sự. Là một con người
cương trực, ghét sự giả dối, ti tiện, đồng thời luôn quan tâm tới thời thế vận mệnh
dân tộc và nhân dân nên trong các tác phẩm văn chương của ông luôn đậm tinh thần
đấu tranh, tính chất phản kháng xã hội, nêu lên những gì xấu xa hủ bại trong cuộc
sống đương thời. Con người bước ra từ “cửa Khổng sân Trình” nhưng Ngơ Tất Tố
không hề bảo thủ trong tư tưởng, suy nghĩ mà bên trong cái “khăn đen áo the” của
con người nhà nho đó là một tâm hồn mới mẻ, một con người theo kịp thời cuộc,
một nhà nho có đầu óc phê phán. Ơng đã biến “ngịi bút lơng thành ngòi bút sắt”. Là
thế hệ nhà nho cuối mùa nhưng đã sớm tiếp thu được những tư tưởng lớn của thời

đại và trở thành một đại biểu xuất sắc của trào lưu văn học phê phán Việt Nam.
Nhà văn Ngô Tất Tố mất ngày 20 tháng 4 năm 1954 (tức 18-3 năm Giáp
Ngọ) ở Hà Nội sau 40 năm phục vụ văn chương. Ơng được tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, 1996). Tác phẩm của Ngô Tất Tố sau này
được tập hợp trong tuyển tập: Ngô Tất Tố và tác phẩm, gồm 2 tập do Nhà Xuất bản
Văn học ấn hành 1971- 1976.
Có thể thấy, sự nghiệp văn chương của ông “đầu xứ Tố” là dự cảm, là phát
ngôn, là hiện thân của những vấn đề đất nước, của nhân dân, của thế kỉ. Ông đã đưa
văn chương vào quỹ đạo của các vấn đề xã hội, những vẫn đề nổi cộm, bức xúc, dồn
tụ suốt cả thế kỉ. Đặc biệt, là người đứng vào buổi chiều tà của nền Hán học, thấy


21

được sự thối rữa của nó nên ngịi bút rắn chắc, sắc sảo của ông đã không dề dặt khi
đưa lên sự thật về chế độ khoa cử thối rữa, lụy tàn ngày xưa, đặc biệt qua tiểu thuyết
Lều chõng.
Sinh ra và lớn lên trong thời đại nền Hán học đã rơi vào cảnh chợ chiều, cảnh
lụi tàn với sự suy thoái hiện lên rõ nét. Từ thực tế thi cử của những người thân trong
gia đình và sự dấn thân của chính ơng trên con đường cử nghiệp, con đường “lều
chõng” đi tìm cơng danh đã mang lại cho ơng những bài học, hiểu biết giá trị. Ơng
đã có những hiểu biết tường tận, tỉ mỉ từng li từng tí về chế độ khoa cử thời phong
kiến mà đặc biệt là thời ơng sinh sống. Đó là sự xuống cấp trầm trọng của một nền
Hán học một thời huy hoàng. Xuất thân từ nền Hán học và “cửa Khổng sân Trình”
nhưng Ngơ Tất Tố đã vượt qua sự bảo thủ, những nếp nghĩ xưa cũ về thời huy
hoàng của nho học để nhìn vào sự thật phũ phàng, thức nhận lại, đánh giá lại bản
chất của nho học đương thời. Ngô Tất Tố đã vượt qua cả thế hệ của mình và mang
đến cho người đọc những trang văn đậm chất hiện thực phê phán trong tiểu thuyết
Lều chõng.
Tiểu thuyết Lều chõng được quảng cáo trên báo Thời vụ số 109, ra ngày 103-1939 và được đăng tải dần trên tờ báo này từ số 112 (21-3-1939) đến số 153 (1-91939). Tới năm 1941 được nhà xuất bản Mai Lĩnh ấn hành cùng với phóng sự Việc

làng và Thi văn bình chú.
Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ. Kêu gọi
trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo
lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình
phong kiến. Tuy nhiên, trong đó vấn đề suy tôn đạo nho được xem là vấn đề quan
trọng nhất. Các tác phẩm nằm trong phong trào phục cổ đều viết lên để ca tụng nho
giáo, ca tụng những kẻ sĩ của thời đại phong kiến, trở về với một quá khứ huy
hoàng và đẹp đẽ. Cũng vì thế mà cùng với Nhà nho, Bút nghiên của Chu Thiên và
Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Lều chõng từng được thực dân Pháp trao
tặng giải thưởng Alexandre de Rhodes. Tuy nhiên, trong khi Nhà nho và Bút nghiên
đề cao, ca ngợi chế độ khoa cử thì Lều chõng lại đi ngược lại hoàn toàn với phong


22

trào này. Lều chõng cũng viết về thi cử, về sự nghiệp “lều chõng” nhưng không phải
viết để suy tôn, để ngợi ca mà là vạch trần, phanh phui cho tất cả mọi người thấy
được cái chân tướng, sự thật thối nát của xã hội “lều chõng” đương thời.
Lều chõng là cuốn tiểu thuyết phóng sự viết về giáo dục và thi cử thời phong
kiến ở triều Nguyễn gồm hai mươi mốt chương. Nhân vật chính của tiểu thuyết là
anh chàng Đào Vân Hạc – một nho sĩ trẻ, học giỏi, tài hoa, bướng bỉnh. Tuy sống và
học tập trong môi trường Nho học nhưng Vân Hạc lại phản đối cách học nhồi sọ,
sáo rỗng, giáo điều, giả dối. Văn chương của Vân Hạc rất tài hoa, uyên thâm, sâu
sắc nhưng lại chứa đựng sự bướng bỉnh, không muốn tuân theo những khn phép
có sẵn, ln thể hiện sự phá cách. Vân Hạc là người được các thầy dạy và mọi
người trong làng đánh giá rất cao và được dân làng gửi gắm hy vọng về con đường
đỗ đạt công danh. Con người xuất thân là môn đệ của Khổng Mạnh nhưng lại là một
người không ham thi cử, không tham vọng cơng danh. Tuy vậy, để chiều lịng người
thân, gia đình mà đặc biệt là mong muốn tha thiết, khao khát được làm bà thám, bà
nghè của người vợ – cô Ngọc, chàng vẫn lẽo đẽo, lặn lội trên con đường khoa cử.

Biết bao kì thi Hương, cứ đến kì lại “lều chõng”, “lơi thơi sĩ tử” đi thi mà Vân Hạc
và những người bạn thân của chàng vẫn bị trượt với nhiều lí do khác nhau. Có
người do học lực yếu kém như Nguyễn Khắc Mẫn; có người lại phạm trường quy
như Bùi Đốc Cung, còn Vân Hạc tuy làm bài rất xuất sắc, được các vị chấm thi
khen ngợi nhưng do tuổi còn quá trẻ nên sợ nếu cho đỗ cao sẽ sinh ra tự kiêu nên
đánh hỏng. Để chẩn bị cho một kì thi rất phiền phức lại tốn tiền và công việc đi lại
rất khổ cực. Ngay cả việc ngồi làm bài thi trong trường thi đơi lúc giống như là cực
hình, nhất là vào những ngày trời mưa gió. Vân Hạc đã quá chán chường cảnh “lều
chõng” đi thi nhưng vẫn phải chăm chỉ dùi mài kinh sử để chuẩn bị cho kì thi sau.
Đến khoa thi thứ tư, Vân Hạc thi đỗ thủ khoa, Nguyễn Khắc Mẫn đỗ tú tài và Bùi
Đốc Cung đỗ cử nhân. Đỗ kì thi Hương, Vân Hạc cùng Đốc Cung tiếp tục chuẩn bị
hành trang, vượt chặng đường dài gian nan, vất vả và nguy hiểm để vào dự kì thi
Hội ở kinh đơ Huế. Đang thi giữa chừng thì Đốc Cung bị ốm nặng phải quay trở về
chỉ cịn mình Vân Hạc tiếp tục tham gia các kì thi tiếp theo. Thi Hội năm ấy Vân


23

Hạc đỗ Hội nguyên. Tin vui này truyền từ kinh đô về làng ai nấy đều mừng và tin
chắc Vân Hạc sẽ đạt cịn đậu cao trong kì thi Đình sắp tới. Vào thi Đình, Vân Hạc
làm bài vơ cùng xuất sắc và chính bản thân chàng cũng rất tự tin về bài làm của
mình. Dân làng ai cũng nghĩ chàng sẽ đỗ Đình ngun. Nhưng đúng là mọi chuyện
khơng thể lường trước được, bài làm của chàng có chỗ “phạm húy” vì vậy chàng đã
bị bắt giam vào ngục, không biết rõ sẽ bị xử tội như thế nào. Tin dữ bay về làng,
mọi người ai nấy đều lo lắng mà đặc biệt là gia đình chàng và vợ chàng. Mọi người
ăn ngủ không yên, ngày đêm mong chờ tin tức từ kinh đô, trong nhà không lúc nào
thiếu vắng người tới hỏi thăm tình hình của Vân Hạc. Trong lúc mọi người đang
xao xác, lo lắng không biết mọi chuyện ra sao thì chàng trở về, bị đánh hỏng thi và
cắt luôn cả danh hiệu thủ khoa. Cũng trong lúc này dân làng nghe tin nghè Long đã
từng đỗ đạt cao, được bổ làm tri phủ nay bị đày ra biên ải làm lính. Từ sự việc xảy

ra với nghè Long và những trải nghiệm trên con đường “lều chõng” đi thi của bản
thân với biết bao vất vả, hiểm nguy và những tai họa bất ngờ không lường trước
được, Vân Hạc thấm thía sâu sắc sự vơ nghĩa, phù phiếm của con đường cử nghiệp.
Trước tấm gương của nghè Long, cô Ngọc – vợ chàng cũng đã tỉnh ngộ ra khơng
cịn thúc dục chàng “lơi thơi sĩ tử” đi thi nữa. Vân Hạc đoạn tuyệt với con đường thi
cử, vợ chàng từ bỏ mộng làm bà bảng, bà thám, hai vợ chồng trở về với cuộc sống
ấm cúng thanh nhàn.
Trong khi Bút nghiên hay Nhà nho ra sức thi vị hóa chế độ khoa cử thì Ngơ
Tất Tố đã có cơng đưa chế độ khoa cử trở về đúng vị trí, đúng thực trạng trần trụi
của nó trong xã hội đương thời. Lều chõng ghi lại một tiểu thuyết về chế độ giáo
dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng dưới triều Nguyễn. Tiểu
thuyết đã miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và
được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới
thiệu Lều chõng do nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2002, có đoạn: “Tác phẩm
của Ngơ Tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi
thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi
là tiếng cười ra nước mắt”. Khoa cử giờ đây khơng cịn là chỗ để lựa chọn nhân tài


24

giúp nước, giúp dân và cũng khơng cịn là bậc thang chắc chắn đưa kẻ sĩ vào con
đường danh vọng như vai trị vốn dĩ của nó. Khoa cử trong Lều chõng là một thực tế
tàn nhẫn, một chân tướng khơng lấy gì là đáng ngợi ca. Tất cả những gì xấu xa, vơ
lí, hủ bại của chế độ khoa cử đều được “bác Tố” vạch trần một cách chân thực nhất.
Trường thi khơng cịn mang khơng khí nghiêm túc của ngày xưa mà đó là nơi trao
đổi, bn bán chữ nghĩa. Như tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết “Lều chõng
và Việc làng của Ngô Tất Tố” nhận xét: “Lều chõng bóc trần thực chất thối nát của
chế độ giáo dục và tổ chức khoa cử thời phong kiến”. Quá trình đi thi của các sĩ tử
như là một cuộc tra tấn, cuộc hành xác với những mục đích cá nhân cao cả. Biết bao

sự bất cơng, lũng loạn trong việc đi thi, chấm thi, chọn nhân tài hiện lên rõ nét, chân
thực như những đoạn phim tư liệu. Khơng gì xấu xa mà Ngơ Tất Tố khơng thể hiện
trên từng trang viết của mình. Tác giả Kiều Thanh Quế trong bài “Phê bình Lều
chõng” nhấn mạnh Ngơ Tất Tố đã “vạch được tỉ mỉ tất cả hủ tục mục nát của khoa
cử, trình bày những phút vinh nhục của khoa cử”. Từ những sự thực trần trụi mà tác
giả Nguyễn Đức Đàn trong bài viết “Ngô Tất Tố, một cây bút chiến đấu xuất sắc
trong văn học Việt Nam” phải thừa nhận rằng: “Lều chõng là tiếng chuông cảnh
tỉnh cho những ai đang khát khao muốn trở về với cái thời đại gọi là hoàng kim của
kẻ sĩ”. Không chỉ phơi bày hiện thực khoa cử mà trong Lều chõng cịn chất chứa
biết bao tình cảm, cảm xúc và tâm trạng của chính tác giả - con người được phôi
thai từ nền Hán học và cũng biết bao lần lều chõng đi thi. Những tâm sự đó được
tác giả gửi gắm trong từng trang viết và qua từng nhân vật mà đặc biệt ưu ái với
nhân vật Đào Vân Hạc.
Cùng với dòng chảy của thời gian, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử,
Lều chõng cùng với Tắt đèn và Việc làng đã trở thành ba trụ cốt vững chắc xây
dựng nên hình ảnh ơng “đầu xứ Tố” trong lòng biết bao thế hệ bạn đọc.


25

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT TÊN GỌI CÁC KÌ THI, TRƯỜNG THI, SĨ TỬ VÀ
HỌC VỊ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGƠ TẤT TỐ
2.1. Tên gọi các kì thi
Nhân tài, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, là những người nắm giữ vận
mệnh của dân tộc. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng đất nước các bậc
đế vương đã khơng ngừng tìm mọi cách để chiêu mộ người hiền tài ra phò vua, giúp
dân. Việc tuyển chọn, chiêu mộ người hiền tài được thực hiện bởi nhiều hình thức
khác nhau nhưng phương thức hữu hiệu nhất vẫn là tổ chức thi tuyển. Đây cũng là
hình thức được các triều đại phong kiến nước ta sử dụng để chọn nhân tài và nhà
Nguyễn cũng vậy. Theo dòng chảy của lịch sử, với sự phát triển và biến đổi qua các

triều đại phong kiến thì giáo dục khoa cử nước ta có ba kì thi chính: thi Hương, thi
Hội và thi Đình. Những kì thi này cịn có những tên gọi khác nữa. Các kì thi được tổ
chức theo một quy trình nhất định với những nguyên tắc cụ thể được truyền qua các
triều đại. Trong ba kì thi thì thi Hương là kì thi đầu tiên, trong đó gồm bốn kì thi
nhỏ. Tiếp theo là thi Hội và cuối cùng là thi Đình. Qua các kì thi sẽ có những học vị
tương xứng cho người đỗ đạt. Tất cả những điều này trong tiểu thuyết Lều chõng,
tác giả Ngô Tất Tố đã nêu khá rõ.
Trong tiểu thuyết Lều chõng xuất hiện các từ gọi tên kì thi sau: thi Hương,
Hương thí, khoa Hương, thi Hội, thi Đình, Điện thí, thu vi, phúc hạch, kì đệ nhất, kì
đệ nhị, kì đệ tam, kì thứ nhất, kì thứ hai, kì thứ ba, kì thứ tư, ân khoa, chính khoa.
Tất cả các từ khảo sát nêu trên đều là danh từ. Theo tiêu chí kết cấu cú pháp,
chúng tơi chia các từ trên thành hai nhóm: các từ kết cấu cú pháp Việt (thi Hương,
khoa Hương, thi Hội, thi Đình, kì thứ nhất, kì thứ hai, kì thứ ba, kì thứ tư, ân khoa,
chính khoa) và các từ kết cấu cú pháp Hán Việt (Hương thí, Điện thí, thu vi, kì đệ
nhất, kì đệ nhị, kì đệ tam, phúc hạch).
Để giải thích nghĩa cho các từ khảo sát về tên gọi các kì thi, chúng tơi đã sử
dụng các tài liệu sau: “Hán Việt từ điển” của tác giả Đào Duy Anh, “Sổ tay từ ngữ
lịch sử (quan chế)” của TS. Phạm Văn Hảo, “Khoa cử Việt Nam”, tập thượng và tập


×