BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
---------- * * * ----------
VŨ VĂN TÚ
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
ĐOẠN TỪ TUY HÒA ĐẾN NHA TRANG (TỪ 0 ĐẾN 60
MÉT NƯỚC) TRONG GIAI ĐOẠN PLIOXEN – ĐỆ TỨ
VÀ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
---------- * * * ----------
VŨ VĂN TÚ
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
ĐOẠN TỪ TUY HÒA ĐẾN NHA TRANG (TỪ 0 ĐẾN 60
MÉT NƯỚC) TRONG GIAI ĐOẠN PLIOXEN – ĐỆ TỨ
VÀ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN
Ngành:
Mã số:
Địa chất học
60440201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1, TS. Hoàng Văn Long
2, PGS. TS. Trần Thanh Hải
HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin chân thành cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản
thân tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Kết quả cuối cùng
chưa được cơng bố trong cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Văn Tú
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................... 5
1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .......................................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm sông, suối.......................................................................... 6
1.2. Dân cư và hệ thống giao thông.............................................................. 7
1.2.1. Dân cư .............................................................................................. 7
1.2.2. Hệ thống giao thông.......................................................................... 8
1.3. Đặc điểm khí hậu – Hải Văn ................................................................. 8
1.3.1. Đặc điểm khí hậu .............................................................................. 8
1.3.2. Đặc điểm hải văn .............................................................................. 9
1.4. Lịch sử nghiên cứu và điều tra địa chất ............................................. 11
A. PHẦN ĐẤT LIỀN ....................................................................................... 11
1.4.1. Giai đoạn trước năm 1975............................................................... 11
1.4.2. Giai đoạn sau năm 1975.................................................................. 12
B. PHẦN DƯỚI BIỂN ..................................................................................... 14
1.4.3. Giai đoạn trước năm 1975............................................................... 14
1.4.4. Giai đoạn sau 1975 đến nay .......................................................... 15
1.5. Đặc điểm địa chất khu vực .................................................................. 20
1.5.1. Phần đất liền ven biển ..................................................................... 20
1.5.1. Địa tầng .......................................................................................... 22
1.5.2. Các thành tạo magma xâm nhập ..................................................... 46
1.5.3. Kiến tạo .......................................................................................... 52
Chương 2 - CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 59
2.1. Cơ sở tài liệu ........................................................................................ 59
2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................. 60
2.2.1. Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu địa chất, địa vật lý từ các cơng
trình nghiên cứu trước đây........................................................................ 60
2.2.2. Khảo sát thực địa ............................................................................ 60
2.2.3. Phương pháp địa vật lý ................................................................... 60
2.2.4. Các phương pháp địa chất ............................................................... 62
CHƯƠNG 3 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM TỪ
TUY HÒA ĐẾN NHA TRANG (TỪ 0 – 60 MÉT NƯỚC) TRONG GIAI
ĐOẠN PLIOCEN – ĐỆ TỨ ........................................................................... 64
3.1. Địa tầng Pliocen – Đệ Tứ..................................................................... 64
3.1.1. Cơ sở phân chia .............................................................................. 64
3.1.2. Đặc điểm địa tầng ........................................................................... 65
3.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất từ Tuy Hòa – Nha Trang ....................... 69
Chương 4 - ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN ............................ 73
4.1. tổng quan về khoáng sản trong vùng nghiên cứu .............................. 73
4.1.1. Đánh giá chung ............................................................................... 73
4.1.2. Thành lập bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản........................ 73
4.2. Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm .............................................................. 74
4.2.1. Tiền đề tìm kiếm ............................................................................. 74
4.2.2. Dấu hiệu tìm kiếm .......................................................................... 76
4.3. Đánh giá triển vọng khoáng sản ......................................................... 76
4.3.1. Phân vùng triển vọng khoáng sản ................................................... 76
4.3.2. Đánh giá triển vọng sa khoáng ........................................................ 77
4.3.3. Đánh giá triển vọng vật liệu xây dựng ............................................ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 83
1. Kết luận................................................................................................... 83
2. Kiến nghị ................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 85
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng thống kê độ muối theo các tháng trong năm (Nguồn TT Khí
tượng hải văn quốc gia) ...................................................................................... 9
Bảng 1.2. Các thơng số về sóng biển ở khu vực nghiên cứu (Nguồn TT Khí
tượng hải văn quốc gia) .................................................................................... 10
Bảng 3.1. Liên kết địa tầng địa chấn và địa tầng giếng khoan .......................... 66
Bảng 4.1: Vị trí thành tạo các mỏ sa khống ven biển miền Trung .................. 79
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Vị trí và đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu (Nguồn:
www.geomapapps.org)....................................................................................... 1
Hình 1.1. Sơ đồ dịng chảy trên mặt của biển Đơng theo hai mùa khác nhau
[Wyrtki, 1961].................................................................................................. 11
Hình 1.2. Bản đồ địa chất phần đất liền khu vực ven biển Tuy Hòa – Nha Trang
......................................................................................................................... 21
Hình 1.3. Sơ đồ kiến tạo phần đất liền và thềm lục địa nam Trung Bộ ............. 53
Hình 2.1. Vị trí các tuyến địa chấn nơng phân giải cao được sử dụng trong
nghiên cứu........................................................................................................ 61
Hình 2.2. Mơ ranh giới các tập địa chấn và đứt gãy được thể hiện trên băng địa
chấn nơng phân giải cao ................................................................................... 62
Hình 3.1. Phân chia địa chấn địa tầng trên cơ sở tài liệu địa chấn nông phân giải
cao tuyến CP09-TU69. ..................................................................................... 66
Hình 3.2. Mặt cắt địa chấn nơng phân giải cao tuyến CP09-TU76 vắng mặt các
thành tạo trầm tích Pliocen và Pleistocen dưới. ................................................ 68
Hình 3.3. Sơ đồ phân bố các hệ thống đứt gãy trên thềm lục địa nam Trung Bộ . . 70
Hình 3.4. Họng núi lửa xuyên cắt vào các đá trầm tích Pleistocen trên tuyến
CP09-TU72 ...................................................................................................... 71
Hình 3.5. Mặt cắt địa chấn qua thềm lục địa miền Trung và bể Phú Khánh thể
hiện lịch sử tiến hóa kiến tạo khu vực ……. ..................................................... 72
Hình 4.1. Bản đồ phân bố sa khống thềm lục địa Tuy Hịa – Nha Trang [10] . 78
1
MỞ ĐẦU
Vùng biển từ Tuy Hòa đến Nha Trang được đặc trưng bởi thềm lục địa hẹp,
địa hình ven biển là một dải đồng bằng hẹp có nhiều mỏm núi nằm kề bên sườn
đông của dãy Trường Sơn. Những Đặc điểm trên cho thấy khu vực nghiên cứu
có đặc điểm địa chất, địa mạo phức tạp phát triển trên dải địa hình hẹp và dốc, bị
chia cắt bởi các hệ thống dòng chảy ngắn và dốc bắt nguồn từ dãy Trường Sơn
vận chuyển trầm tích đổ ra thềm lục địa miền Trung Việt Nam. Vì vậy khu vực
này có thể nói là một trong những cấu trúc địa chất phức tạp phục vụ cho việc
nghiên cứu tương tác lục địa – đại dương. Khơi phục lịch sử tiến hóa địa chất –
kiến tạo trên thềm lục địa Việt Nam đoạn từ Tuy Hịa đến Nha Trang sẽ góp
phần hiểu rõ hơn về lịch sử tiến hóa địa chất khu vực, q trình hình thành và
tiến hóa biển đơng, mối tương tác lục địa – đại dương và biến đổi khí hậu, và
những tai biến địa chất liên quan,...
Hình 1. Vị trí và đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu
(Nguồn: www.geomapapps.org)
2
Bên cạnh đó, các kết quả điều tra địa chất cơ bản trên thềm lục địa miền
Trung Việt Nam ở các tỷ lệ 1:500.000 và 1:100.000 đã xác định được một số
khu vực có triển vọng về sa khống tích tụ trong các thành tạo trầm tích tầng
nơng ở khu vực nghiên cứu và vùng lân cận.
Trong những năm qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu lịch sử tiến hóa
thềm lục địa miền Trung Việt Nam và đánh giá triển vọng sa khoáng ở khu vực
này nhưng mức độ nghiên cứu còn chưa chi tiết, mới chỉ điều tra ở tỷ lệ nhỏ. Vì
vậy, những vấn đề nêu trên chưa được giải quyết nên đã gây ra những khó khăn
lớn cho cơng tác điều tra địa chất, đánh giá triển vọng sa khoáng và nghiên cứu
lịch sử tiến hóa địa chất và những tai biến địa chất có thể xảy ra trong bối cảnh
mực nước biển đang dâng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề
nêu trên là cấp thiết trong công tác điều tra địa chất – khoáng sản biển, những
vấn đề về tai biến địa chất và phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế
vùng, đặc biệt là kinh tế biển.
Quá trình phát triển thềm lục địa Việt Nam từ Tuy Hịa đến Nha Trang
gắn liền với lịch sử tiến hóa các thành tạo trầm tích Pliocen - Đệ tứ và bị khống
chế bởi các tác nhân nội sinh và ngoại sinh, các chuyển động kiến tạo, với triển
vọng khoáng sản đi kèm. Đòi hỏi hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực địa chất.
Đề tài: “Đặc điểm địa chất thềm lục địa Việt Nam đoạn từ Tuy Hòa đến
Nha Trang (từ 0 đến 60 mét nước) trong giai đoạn Plioxen – Đệ Tứ và triển
vọng khoáng sản” sẽ tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn về đặc điểm địa
chất, kiến tạo, nguồn gốc, bề dày các trầm tích Plioxen – Đệ tứ và các khoáng
sản liên quan.
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và tiềm năng
khống sản thềm lục địa Việt Nam từ Tuy Hịa đến Nha Trang (0 – 60 m nước)
trong giai đoạn Pliocen – Đệ Tứ.
3
2. Nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả đã thực hiện các nội dung nghiên cứu
chính sau đây:
Thu thập, xử lý tài liệu đã được các cơng trình nghiên cứu trước đây thực
hiện, xác định các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết trong khuôn khổ đề
tài.
Minh giải tài liệu địa chấn nông phân giải cao để xác định cấu trúc địa
chất và đặc điểm địa tầng vùng nghiên cứu trong giai đoạn Plioxen – Đệ
Tứ.
Minh giải tài liệu địa chất giếng khoan khu vực ven biển để nghiên cứu
thành phần thạch học, liên kết địa tầng của các thành tạo trầm tích vùng
nghiên cứu.
Thu thập, xử lý tài liệu đánh giá triển vọng sa khoáng trong vùng nghiên
cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các thành tạo địa chất Pliocen – Đệ Tứ trong vùng
nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Thềm lục địa miền Trung Việt Nam đoạn từ Tuy
Hòa đến Nha Trang (0 –đến 60 mét nước).
4. Phương pháp nghiên cứu
* Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu địa chất, địa vật lý từ các cơng trình
nghiên cứu trước đây.
* Phương pháp khảo sát thực địa.
* Phương pháp địa vật lý
4
* Sử dụng các phương pháp địa chất: Phương pháp giải đoán cấu trúc,
phương pháp địa tầng giếng khoan...
5. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm sáng
tỏ cấu trúc địa chất, đặc điểm địa tầng và lịch sử tiến hóa thềm lục địa Việt Nam
từ Tuy Hòa đến Nha Trang trong giai đoạn Pliocen – Đệ Tứ.
* Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá triển vọng các sa khống có mặt trong vùng
nghiên cứu, góp phần định hướng cho cơng tác tìm kiếm, thăm dị và khai thác
khống sản biển. Bên cạnh đó những kết quả thu được còn phục vụ cho việc dự
báo các tai biến địa chất vùng ven biển miền Trung Việt Nam trong điều kiện
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao.
6. Cấu trúc của luận văn
Những nội dung chính của luận văn được trình bày trong 4 chương khơng
kể phần mở đầu và kết luận: Gồm 86 trang với 12 hình vẽ và 4 bảng.
Đề tài được thực hiện tại bộ môn Địa chất biển, khoa Địa chất – trường Đại
học Mỏ - Địa chất. Để hoàn thành đề tài này học viên đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình và những lời khích lệ động viên của các thầy cô giáo trong Bộ môn cùng
các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là hai thầy giáo trực tiếp hướng dẫn tơi TS.
Hồng Văn Long và PGS. TS. Trần Thanh Hải.
Cảm ơn sự tài trợ của Đề tài cấp Nhà Nước “Nghiên cứu đánh giá kiến tạo
hiện đại khu vực biển Miền Trung Việt Nam và vai trị của nó đối với các tai
biến thiên nhiên phục vụ dự báo và phịng tránh thiên tai trong điều kiện biến
đổi khí hậu”, mã số BĐKH 42 do PGS. TS. Trần Thanh Hải làm chủ nhiệm.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên q báu đó!
5
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu trên thềm lục địa miền Trung Việt Nam, kéo dài từ
thành phố Tuy Hòa (địa phận tỉnh Phú Yên) đến thành phố Nha Trang (tỉnh
Khánh Hịa) (Hình 1.1). Tọa độ giới hạn vùng nghiên cứu là:
12o03’16” – 13o14’53” Vĩ độ bắc
109o7’31” – 109o38’24” Kinh độ đơng
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Vùng đất liền ven biển từ Tuy Hòa đến Nha Trang được đặc trưng bởi
thềm lục địa hẹp. Địa hình được chia làm 3 vùng chính:
Vùng núi cao: Đặc trưng cho các khu vực này là sườn núi khá dốc (250400), đường phân thủy có dạng răng cưa, phương á vĩ tuyến. Lòng suối nhiều
ghềnh thác. Điều kiện giao thơng đi lại hầu như khơng có hoặc rất ít đường mịn.
Đá gốc lộ tốt rất thuận lợi cho việc thu thập tài liệu thực địa.
Vùng núi cao trung bình – thấp (200-800m): Địa hình ở đây được hình
thành trên nền của nhiều loại đá có thành phần khác nhau, có độ bền vững đối
với q trình phong hóa cũng khác nhau đã tạo nên bề mặt địa hình phân cắt khá
đa dạng, từ trung bình đến phức tạp, sườn núi thường có độ dốc từ 5-100 đôi khi
đến 200, để lộ nhiều đá gốc rất thuận tiện cho công tác khảo sát và thu thập tài
liệu thực địa.
Khu vực đồng bằng ven biển: Có độ cao từ 5 đến 200m và được hình
thành trên nền đá trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ. Bề mặt địa hình tương đối bằng
phẳng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, nhưng lại không lộ đá gốc.
6
Khu vực đảo hịn Gốm: Được hình thành trên nền đá granitoid và đá phun
trào là chủ yếu với các đỉnh núi cao từ 20-30m đến >300m, sườn núi bị bóc mịn
mạnh để lộ trơ đá gốc, đường bờ biển tương đối bằng phẳng.
Đối với phần địa hình đáy biển nằm trên thềm lục địa miền Trung Việt
Nam nên chúng có đặc điểm là hẹp, độ dốc thay đổi khá lớn theo độ sâu đáy
biển. Dọc theo đường bờ biển có nhiều mỏm đá gốc nhơ ra biển như Vũng Rơ,
Hịn Gốm, Caisung,.. (Hình 1).
1.1.3. Đặc điểm sơng, suối
Trong vùng nghiên cứu khơng có nhiều hệ thống sơng lớn. Tất cả các hệ
thống dòng chảy ở đây đều bắt nguồn từ sườn đông dãy Trường Sơn và đổ ra
biển theo hướng đơng. Các hệ thống sơng chính ở đây có đặc điểm là ngắn, lưu
vực hẹp nhưng thay đổi độ dốc khá nhanh. Vì vậy chúng có ảnh hưởng lớn đến
mức độ xói mịn, vận chuyển và lắng đọng trầm tích trong vùng nghiên cứu theo
các mùa rõ rệt.
Hệ thống sông Ba: Hệ thống sông Ba và các chỉ lưu của nó đều bắt nguồn
từ các sườn núi phía bắc của nhóm tờ Tuy Hịa và phần thượng nguồn sơng Ba
bắt nguồn từ phía tây thuộc địa phận huyện Phú Túc Gia Lai chảy về hướng
đông ra biển qua cửa sơng Đà Rằng – Tuy Hịa. Hệ thống sơng này có lưu lượng
dịng chảy lớn và là tuyến giao thơng đường thủy trong vùng. Hệ thống sông Ba
cũng là nguồn cung cấp phù sa để bồi đắp nên đồng bằng Tuy Hòa và là nguồn
cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất lúa gạo chủ yếu của tỉnh Phú n.
Hệ thống sơng Đà Rằng có chiều dài ~360 km, phần chảy qua tỉnh Phú
Yên dài ~90 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô thuộc địa phận Kon Tum
Sơng Hinh. Sơng cái Nha Trang (cịn có tên là sơng Phú Lộc, sơng Cù),
sơng Cái Nha Trang có độ dài ~79 km bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao ~ 1.812m
chảy qua hai huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thành phố Nha Trang và đổ ra
biển. Sông Cái Nha Trang có 5 phụ lưu chính hội nước vào dịng chính ở hai bên
7
hữu ngạn và tả ngạn, tạo thành dạng nhánh cây. Các phụ lưu của sông Cái Nha
Trang đều bắt nguồn ở độ cao 800 đến 1.500m, nhưng lại rất ngắn, nên độ dốc
rất lớn. Ở thượng lưu và trung lưu, sơng Cái Nha Trang có nhiều thác ghềnh như
thác Ngựa, thác Vóng, thác Dằng Xay...
Sơng Cái Ninh Hịa (Cịn gọi là sông Dinh, sông Vĩnh An, sông Vĩnh
Phú...) bắt nguồn từ vùng núi Chư H Mư (đỉnh cao 2.051m) thuộc dãy Vọng
Phu, chảy theo hướng bắc nam, khi đến Eakrơngru, dịng sơng mở rộng và chảy
lệch sang hướng tây bắc - đơng nam. Qua khỏi Dục Mỹ, về phía hạ lưu, sông
nhận thêm nước của suối Bông và đến Tân Lạc, sông nhận thêm nước của suối
Trầu. Chảy đến Ngũ Mỹ, sơng đổi hướng tây - đơng, cách Ninh Hịa khoảng một
cây số, sông nhận thêm nước của sông Đá Bàn và sơng Tân Lan, cách cửa một
cây số, cịn nhận thêm nước của sông Chủ Chay (sông Dõng). Các phụ lưu lớn
(Đá Bàn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dịng chính ở hạ lưu tạo thành mạng với
sơng Cái Ninh Hịa, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985km2, bao
trùm tồn bộ huyện Ninh Hịa. Sau khi chảy qua thị trấn Ninh Hịa, sơng lại chia
ra nhiều nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn
Ngao, rồi qua cứa Hà Liên đổ ra đầm Nha Phu. Chính nhờ sự điều hịa của đầm
Nha Phu mà triều mặn vào sơng có giảm bớt. Đây là dạng sơng ít thuận lợi cho
sản xuất và mơi sinh. Tuy nhiên sơng Cái Ninh Hịa có tiềm năng thủy điện lớn
hơn sông Cái Nha Trang. Thác Eakrơngru có cơng suất 22.000 kw điện, ở
thượng lưu có hồ Đá Bàn, tưới tiêu cho 4.500ha. Sông Cái Ninh Hịa là nguồn
nước chính yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của huyện Ninh Hòa.
1.2. Dân cư và hệ thống giao thông
1.2.1. Dân cư
Phần lớn cư dân sinh sống trong dải ven biển miền Nam Trung Bộ là
người Kinh. Dân cư chủ yếu sống tập trung ở các thành phố, thị trấn, thị xã, dọc
theo đường, cửa sông, cảng ven biển với các nghề nghiệp khác nhau tuỳ thuộc
vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. hoạt động đánh bắt và nuôi trồng phát
8
triển ở hầu hết các vùng ven biển đặc biệt là vùng biển phía Nam. Các ngành
cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch chủ yếu phát triển ở các đô
thị, thành phố, thị xã ven biển.
1.2.2. Hệ thống giao thơng
Vùng Nam Trung Bộ có đường quốc lộ 1A chạy tương đối gần biển và đây
là mạng lưới giao thơng chính của vùng, tuy nhiên do có đường bờ phức tạp với
địa hình đồi núi ven biển nhiều nên hệ thống đường mịn ven biển ít phát triển.
Giao thơng trong vùng khá phát triển có đủ các loại hình giao thơng:
đường biển có cảng thương mại nước sâu Vũng Rơ; đường khơng có sân bay
Tuy Hồ, sân bay Nha Trang (từ ngày 1-4-2003 đã nối lại đường bay thành phố
Hồ Chí Minh - Tuy Hịa); đường sắt Bắc - Nam; đường bộ có quốc lộ 1A qua
tỉnh dài 118 km, quốc lộ 25 lên Gia Lai và tỉnh lộ 645 qua huyện Sông Hinh lên
Tây Nguyên. Hệ thống giao thông địa phương đến các huyện lỵ đều được trải
nhựa,100% xã có ơtơ đến trung tâm xã và đang được tiến hành kiên cố hố.
Thơng tin liên lạc: mạng lưới điện thoại, viễn thơng của tỉnh đã hồ mạng
viễn thơng tồn quốc, dễ dàng liên lạc với các địa phương trong cả nước và các
nước trên thế giới. Đến năm 2005, mật độ sử dụng điện thoại đạt 10,4 máy/100
dân, 100% thị trấn huyện lỵ trong toàn tỉnh được phủ sóng Vinaphone và
Mobiphone.
1.3. Đặc điểm khí hậu – Hải Văn
1.3.1. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu có những đặc điểm chung của miền duyên hải Nam
Trung Bộ có gió đất, gió biển tuần hồn quanh năm. Nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa rõ rệt đó là mùa khơ và mùa mưa. Nhiệt độ khơng khí ở vùng ven
biển và các đảo ven bờ có sự thay đổi theo mùa khá rõ. Mùa hè, nhiệt độ luôn
cao hơn mùa đơng, và càng về phía nam nhiệt độ càng tăng cao. Trong khi đó,
biên độ lại giảm dần. Điều đó có ảnh hưởng khá rõ nét đến các hiện tượng và
9
q trình tự nhiên khác như phong hố, bóc mịn, hoạt động của thế giới sinh
vật. Nhiệt độ trung bình năm là 26,20C, trung bình cao là 29,20C, trung bình thấp
là 22,50C
Mùa khô được bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 năm sau. Lượng
mưa trung bình mùa khơ là 55mm/tháng. Tháng 4 được coi là tháng nóng nhất
trong năm, tháng 7 và 8 có gió Lào và mưa dông.
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình là 290
mm/tháng. Mưa nhiều nhất là tháng 10 chiếm tới 60% lượng mưa cả năm và
thường có bão lụt.
Lượng mưa trung bình năm là 1573mm.
1.3.2. Đặc điểm hải văn
Do nằm trong vùng nội chí tuyến có khí hậu thay đổi theo mùa và là một
trong những biển lớn bị bao vây bởi các lục địa đồng thời bị chi phối nhiều bởi
Thái Bình dương, nên các đặc trưng hải văn cũng rất đa dạng và phức tạp theo
cả không gian và thời gian.
Độ muối: Nếu như độ muối tầng mặt ở ngồi khơi Biển Đơng có giá trị
cao và biến động khơng nhiều, thì ở vùng ven bờ độ muối có giá trị thấp hơn và
biến thiên khá phức tạp, phụ thuộc rất rõ vào lượng nước ngọt từ lục địa mang
ra. Vào mùa mưa, giá trị độ muối của vùng biển ven bờ hạ xuống rất thấp, đặc
biệt ở các vùng gần cửa sông. (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Bảng thống kê độ muối theo các tháng trong năm (Nguồn TT Khí
tượng hải văn quốc gia)
Địa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
điểm
Nha
Trang
32,2 33,0 33,1 32,2 33,3 33,4 33,5 33,6 32,1 30,0 29,0
30,5
Nhiệt độ nước biển: Các kết quả quan trắc cho thấy, nhiệt độ nước biển
tầng mặt cũng khá cao. Nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt 27,3oC, trong đó
10
ngồi khơi là 27,5oC, cịn ven bờ là 26,6oC. Cả ven bờ lẫn ngồi khơi, càng về
phía nam nhiệt độ càng tăng. So với nhiệt độ khơng khí, thì nhiệt độ nước biển
có biên độ trong năm nhỏ hơn, nghĩa là nhiệt độ nước biển điều hồ hơn: mùa
đơng ấm hơn và mùa hè mát hơn.
Sóng biển: Các đặc trưng của sóng ở vùng biển ven bờ Việt Nam phụ
thuộc chủ yếu vào chế độ gió của hai mùa chính (mùa đơng và mùa hè) kết hợp
với địa hình ở từng đoạn cụ thể (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Các thông số về sóng biển ở khu vực nghiên cứu (Nguồn TT Khí
tượng hải văn quốc gia)
Vùng
Phú n – Khánh Hồ
Đặc trưng
Mùa đơng
Mùa hè
Hướng thịnh hành
Bắc, đơng-bắc
Tây-nam
0,75-1,0
0,75-1,25
4,0-5,0
2,5-3,5
Độ cao trung bình
(m)
Độ cao cực đại (m)
Đặc điểm thuỷ triều: Thuỷ triều vùng biển ven bờ nước ta rất phức tạp cả
về chế độ lẫn biên độ. Dọc ven biển nước ta có đủ các chế độ thuỷ triều khác
nhau của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật
triều không đều. Độ lớn thuỷ triều ven bờ khu vực nghiên cứu dao động từ 0,5
đến 4,5 mét, trong đó phần lớn đạt giá trị từ 1,5 đến trên 2 mét.
Dòng chảy: Chế độ dòng chảy vùng biển ven Nam Trung Bộ chịu sự chi
phối mạnh mẽ của hai mùa gió (đơng bắc và tây nam) đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng khơng nhỏ của yếu tố hình thái đáy biển. Xu hướng chung của dòng chảy
ven biển là từ bắc xuống nam vào mùa đông và ngược lại vào mùa hè (Hình 1.1).
11
Mùa đơng
Mùa hè
Hình 1.1. Sơ đồ dịng chảy trên mặt của biển Đông theo hai mùa khác nhau
[Wyrtki, 1961]
1.4. Lịch sử nghiên cứu và điều tra địa chất
A. PHẦN ĐẤT LIỀN
1.4.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trước năm 1975, công việc nghiên cứu địa chất ở Việt Nam nói chung và
trên diện tích vùng nghiên cứu nói riêng chủ yếu là do người Pháp tiến hành.
Điển hình là một số cơng trình nghiên cứu: chuyên khảo về “Nghiên cứu địa
chất Nam Trung Bộ, Nam Bộ Việt Nam và Campuchia” cùng với các tờ bản đồ
địa chất 1/50.000, Quy Nhơn, Sanrin E., đã phân chia các thành tạo tiền Cambri
theo mức độ biến chất khác nhau. Cịn các đá magma thì ơng dùng chung kí hiệu
là granit và granodiorit Hercin. Các đá bazan được ông chia thành: bazan nghèo
olivin và bazan chứa nhiều olivin và xếp tuổi Pliocen – Đệ Tứ. Các thành tạo lục
địa, vũng vịnh, đầm lầy ở vùng Bản Đơn – Tuy Hịa được góp chung vào thành
tạo Indosinias có tuổi Moscovi muộn đến Creta (C2-K). Các trầm tích gắn kết
yếu ở khu vực Phú Túc, Cheo Reo, sông Ba được ông xác định tuổi Neogen.
12
Điển hình nhất trong số các cơng trình nghiên cứu của các nhà địa chất
Pháp về quy mô cũng như chất lượng là cơng trình “Cấu trúc địa chất Đơng
Dương, các đá các mỏ và mối liên quan có thể của chúng với kiến tạo” của
Fromaget J. (1941) và bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/2.000.000. Tiếp theo
là cơng trình “Từ điển địa tầng Đơng Dương” của Saurin E. năm 1959 đã công
bố các kết quả nghiên cứu của họ trong bộ “Việt Nam địa chất khảo lục” từ số 1
đến số 17 được xuất bản năm 1972 tại Sài Gịn. Liên quan đến khu vực nghiên
cứu có các mô tả mực nước biển cổ ở vùng Ninh Hịa của Fontain H. năm 1964,
tài liệu hóa thạch có tuổi Trias muộn thu thập được ở vùng Cà Lúi của Saurin E.
năm 1966.
Về các cơng trình của người Việt Nam trước năm 1975 có cơng trình “Bản
đồ địa chất kiến tạo Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” của TS Trần Kim Thạch năm
1974 được thành lập trên cơ sở tài liệu ảnh Landsat có đối sánh với tài liệu địa
chất. Thực chất đây là một sơ đồ địa chất phác thảo được những nét hết sức sơ
lược về địa chất Việt Nam. Năm 1972 Trần Huỳnh Anh đã giới thiệu được 66
mẫu granit thu thập được từ Huế đến Vịnh Thái Lan.
Về khoáng sản, các nhà địa chất Pháp đã ghi nhận một số biểu hiện quặng
vàng ở Tân Bình, các sa khống ven biển Tuy Hịa.
Ngồi ra cịn có các bài báo mơ tả một số dị thường khống vật nặng từ vĩ
tuyến 17 trở vào Vũng Tàu của các tác giả Nguyễn Tấn Thi, L.C.Noocxơ... Vào
những năm 70, cơng tác tìm kiếm đánh giá sa khống biển cũng bắt đầu được
chú ý nhờ thiết bị khoan tay gọn nhẹ.
Tóm lại, ở giai đoạn này cơng tác nghiên cứu khống sản biển chưa được
chú ý, mới chỉ có những phát hiện đơn lẻ về một vài điểm sa khoáng quặng
Titan-zircon dọc theo đới ven biển miền Bắc trong khi ở khu vực nam Trung Bộ
và Nam bộ do các vấn đề lịch sử để lại nên chưa được nghiên cứu chi tiết.
1.4.2. Giai đoạn sau năm 1975
13
Sau khi thống nhất đất nước, các cơng trình điều tra địa chất và tìm kiếm
khống sản đã được đẩy mạnh vào các khu vực nam Trung Bộ và Nam Bộ. Một
loạt các cơng trình đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản ở các tỷ lệ khác nhau đã
được triển khai và hoàn thành. Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu chủ
yếu tập trung ở phần đất liền và vùng ven biển. Mở đầu cho giai đoạn này là
cơng trình hiệu đính – thực chất là đo vẽ mới bản đồ địa chất Miền Nam Việt
Nam tỷ lệ 1/500.000 do Nguyễn Xuân Bao làm chủ biên (1976-1979, sau này
(1982) được lắp ghép với bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam
(do Dovjicov làm chủ biên) và các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 (19661980) chỉnh lý thành bản đồ địa chất Việt Nam thống nhất tỷ lệ 1/500.000 do
Nguyễn Xuân Bao và Trần Đức Lương đồng chủ biên.
Năm 1977 Nguyễn Đình Thiêm đã tiến hành tìm kiếm đánh giá mỏ cát
trắng Vân Hải.
Năm 1979 các tác giả Đoàn địa chất 206 đã tìm kiếm đánh giá chi tiết khu
mỏ titan-zircon Bình Ngọc, Vĩnh Thực, Quan Lạn.
Năm 1981 Nguyễn Thị Kim Hoàn và nnk. tiến hành nghiên cứu tổng hợp
“Đặc điểm địa chất và triển vọng khoáng sản titan sa khoáng ven biển Việt
Nam” và đánh giá trữ lượng được 9 triệu tấn.
Năm 1981-1983 Nguyễn Biểu và nnk. đã nghiên cứu chất lượng và điều
kiện thành tạo sa khoáng biển.
Năm 1983- 1985 đề tài 46-06-06 “Điều tra địa chất và khoáng sản rắn ven
biển Việt Nam” do Nguyễn Biểu và nnk nghiên cứu, tổng hợp.
Cũng trong năm 1985 cịn có chương trình nghiên cứu 48-06 do GSTS.
Đặng Ngọc Thanh Viện khoa học Việt Nam chủ trì 4 đề tài về cấu trúc địa chất,
khống sản ven biển đã được hồn thành.
Cơng tác tìm kiếm khống sản phần đất liền ven biển được tiến hành và
tổng hợp trong các cơng trình đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ 1/200.000,
14
1/50.000 và lớn hơn của các tác giả thuộc Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc
và Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam. Kết quả cho thấy đới ven biển Miền
Trung Việt nam giàu sa khoáng, ven biển đồng bằng Bắc bộ có ít sa khống, cịn
ven biển Nam bộ nghèo sa khoáng. Sa khoáng biển được phát hiện đánh giá chi
tiết với quy mô từ lớn đến nhỏ (từ mỏ lớn đến điểm quặng), hiện nay đã và đang
khai thác ở nhiều nơi chủ yếu là quặng titan-zircon-TR.
Năm 1986-1990 chương trình điều tra nguồn lợi thiên nhiên biển đã thực
hiện đem lại nhiều tài liệu mới, đặc biệt về sa khoáng hàng loạt các khu mỏ
titan-zircon (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thuận An, Đề Gi, Sông Cầu, Hàm Tân...) đã
được điều tra đánh giá chi tiết tới cấp trữ lượng C1 – C2 và dự đoán một số mỏ
còn mở rộng xuống biển; hàng loạt các mỏ, điểm quặng phân bố dải rác dọc bờ
biển cũng được các địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn tìm kiếm
đánh giá chi tiết. Cơng tác nghiên cứu khai thác-chế biến quặng sa khoáng biển
(titan-zircon) được phát triển mạnh kể từ năm 1983 đã đem lại hiệu quả kinh tế
đáng kể.
Năm 1995 đề tài KT 01-07 ‘‘Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng
sản liên quan” do Nguyễn Địch Dỹ đã được cơng bố.
Bên cạnh đó cịn có các cơng trình nghiên cứu liên quan tới sa khoáng như
đề tài 50B.01.05 “Nghiên cứu thử nghiệm thu hồi monazit-xenotim trong sa
khoáng Việt nam” do Cao San và nnk. thực hiện; các đề tài nghiên cứu công
nghệ khai thác chế biến sa khoáng biển...
B. PHẦN DƯỚI BIỂN
1.4.3. Giai đoạn trước năm 1975
Năm 1922, Viện Hải dương học Đông Dương được thành lập đánh dấu
một mốc quan trọng trong công tác nghiên cứu biển ở Việt Nam. Ngay sau khi
thành lập Viện, một số cơng trình nghiên cứu đã được tiến hành điển hình là
15
cuộc điều tra xác định độ sâu đáy biển và thu thập mẫu trầm tích ở khu vực vịnh
Bắc Bộ và một số khu vực khác của tàu De Lanessan của Pháp năm 1923-1927.
Giai đoạn sau cách mạng tháng 8, các cơng trình nghiên cứu của Pháp về
biển Đơng đã được thay thế và bổ sung bởi các nhà khoa học khác trên thế giới
mà điển hình là các nhà hải quân Mỹ đã lập bản đồ đáy biển trong đó Shepard đã
có những nghiên cứu đầu tiên về phân bố trầm tích đáy biển Đơng năm 1949.
Nghiên cứu điều kiện địa chất và địa vật lý vùng thềm lục địa phía Bắc được
khởi đầu bằng chương trình điều tra cơ bản tổng hợp vùng biển vịnh Bắc Bộ
nhằm điều tra đặc điểm địa chất tầng mặt bằng các mẫu trầm tích. Đây là cơng
trình đầu tiên được điều tra có hệ thống nhằm nghiên cứu một vùng tương đối
lớn của biển Đông và đã đưa ra được những kết quả khoa học có ý nghĩa.
Đến năm 1963, Emery, Niino tiến hành nghiên cứu vùng biển phía Nam
nhưng vẫn chưa kết nối được với vùng biển vịnh Bắc Bộ. Do đó, trong giai đoạn
này đặc điểm địa chất tầng mặt đáy biển Đông vẫn chưa được nghiên cứu đồng
bộ.
1.4.4. Giai đoạn sau 1975 đến nay
Từ 1975: Công tác điều tra, nghiên cứu về địa chất biển được đẩy mạnh
trong phạm vi cả nước. Các cơng trình, dự án, đề án điều tra có liên quan đến
vùng biển 0-60m nước từ Bình Sơn - Quy Nhơn như sau:
Trong các Chương trình biển quốc gia (KHCN-06 giai đoạn 1996-2000,
KC-09 giai đoạn 2001-2005) đã chú trọng thu thập, khai thác xử lý nhiều nguồn
tài liệu; điều tra khảo sát bổ sung, thành lập bộ bản đồ về địa vật lý, trầm tích
tầng mặt, khí tượng thủy văn, động lực, mơi trường cho những vùng khác nhau
trên biển Đông và thể hiện ở những tỷ lệ khác nhau, như Bản đồ kiến tạo biển
Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1:3.000.000 (Lê Duy Bách, 2000), Bản đồ địa
mạo biển Việt Nam và các vùng kế cận tỷ lệ 1:1.000.000 (Đặng Văn Bát,
Nguyễn Thế Tiệp, 2000), Bản đồ trầm tích đáy biển thềm lục địa Việt Nam và
các vùng kế cận tỷ lệ 1:1.000.000 (Trần Nghi, 2000), Bản đồ cấu trúc kiến tạo
16
thềm lục địa Việt Nam và kế cận tỷ lệ 1:1.000.000 (Lê Như Lai, 2002), Bản đồ
địa chất biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1:1.000.000 (Trần Nghi, Đào Mạnh
Tiến, 2005). Đây là những bản đồ lần đầu tiên được thành lập ở tỷ lệ
1:1.000.000 cho toàn vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, bao gồm cả Trường
Sa, Hồng Sa, Tư Chính, vịnh Thái Lan và các vùng kế cận trên biển Đông.
Nghiên cứu thành lập bản đồ tướng đá – cổ địa lý thềm lục địa Việt Nam tỉ
lệ 1:1.000.000 do GS.TS. Trần Nghi chủ trì; Thành lập bản đồ các thành tạo địa
chất Đệ tứ Biển Đông và các vùng kế cận tỉ lệ 1:1.000.000 do Trần Nghi chủ
biên…
Kết quả nghiên cứu của các đề tài về địa chất và khống sản trong các
chương trình nêu trên được đăng tải ở các tuyển tập Địa chất và địa vật lý Biển
Đông tập I và III, xuất bản năm 2003 và 2010 ít nhiều có liên quan tới vùng điều
tra khảo sát.
Năm 2001, Trung tâm Địa chất và Khống sản biển hồn thành đề án
“Điều tra địa chất và tìm kiếm khống sản rắn biển nơng ven bờ Việt Nam (030m nước) tỉ lệ 1/500.000” do TS KH Nguyễn Biểu làm chủ nhiệm. Đây là một
đề án có qui mơ lớn bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến địa chất, khống
sản, địa chất mơi trường, địa chất tai biến…Kết quả là đã thành lập được bộ bản
đồ tỷ lệ 1/500.000, bao gồm: bản đồ độ sâu đáy biển, địa mạo, địa chất Đệ tứ,
trầm tích tầng mặt, thuỷ động lực, cấu trúc kiến tạo, dị thường xạ phổ, dị thường
địa hóa, phân bố và dự báo khống sản, địa chất mơi trường… Tuy nhiên, do
điều kiện trang thiết bị của Trung tâm vào giai đoạn đó cịn có nhiều hạn chế
(chưa có hệ thống thiết bị đo địa chấn nông độ phân giải cao vào giai đoạn đầu
thực hiện đề án) nên diện tích vùng nghiên cứu từ Đức Phổ đến Quy Nhơn chưa
được đo vẽ bằng phương pháp địa vật lý.
Năm 2003, đề tài "Nghiên cứu địa mạo đáy biển Đông Việt Nam và kế
cận" (Nguyễn Thế Tiệp và nnk) cho thấy vùng biển khảo sát có nhiều dạng địa
hình, địa mạo khác nhau.
17
Trong hai năm 2009 và 2010, Trung tâm Địa chất và khoáng sản biển đã
tiến hành điều tra tỷ lệ 1:500.000 ở độ sâu từ 30 - 100m nước tại các vùng biển
thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định trong khuôn khổ thực hiện Dự
án "Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi
trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000".
Trong hai năm này đã đo địa vật lý bổ sung phần diện tích 0-30m nước với
mạng lưới tuyến các nhau 15x45 km. Kết quả cho thấy địa chất Pliocen-Đệ tứ
vùng biển có độ sâu 20-60m nước khá phức tạp, nhất là địa tầng Đệ tứ. Theo tài
liệu địa chấn nông dự báo được khá nhiều trường phát triển các thân cát có triển
vọng sa khống khống vật nặng ở đáy biển có độ sâu 50-60m nước vào bờ
(Nguyễn Biểu và nnk, 2009).
Năm 2010, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm địa chất-địa chất cơng trình thềm
lục địa miền Trung phục vụ cho việc xây dựng cơng trình và định hướng phát
triển kinh tế biển” hoàn thành (mã số KC.09.01/06-10, chủ nhiệm: Mai Thanh
Tân). Trong khuôn khổ đề tài này đã đo địa chấn nơng phân giải cao 13 tuyến
vng góc bờ từ cửa Thuận An đến cửa Quy Nhơn ra tới độ sâu trên 200m nước
và lấy mẫu ở nhiều trạm, cho nhiều điểm mới về địa chất và là cơ sở để lập cột
địa tầng N2-Q và đo vẽ Sơ đồ địa chất Pliocen-Đệ tứ (N2-Q) biển Miền Trung 0200m nước tỷ lệ 1:500.000.
Năm 2010, Đề tài mã số KC-09-20-06/10: “Nghiên cứu địa tầng phân tập
(sequence stratigraphy) các bể trầm tích Sơng Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn
nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản” (Trần Nghi và nnk) được thực hiện đã
đem nhiều kết quả mới về phương pháp luận trong nghiên cứu, đánh giá khoáng
sản biển.
Trong năm 2013 Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển đã biến hành
khảo sát bước 3 của dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất
khống sản, địa chất mơi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa
Thiên Huế - Bình Định (0-60m nước), tỷ lệ 1:100.000”. Tồn bộ vùng nghiên
18
cứu từ Đức Phổ đến Quy Nhơn đã được tiến hành đo địa chấn nông, sonar và từ
biển ở tỷ lệ 1:100.000. Kết quả sơ bộ xử lý tài liệu địa vật lý để thiết kế mạng
lưới khảo sát cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Kết quả giải đốn sơ bộ (2013)
đã xác định được:
Trường trầm tích hạt thô trong khu vực thường phân bố xung quanh các
diện lộ đá gốc, các đảo, bãi cạn (hòn Con Rùa, hòn Nhàn, hòn Con Trâu, bãi cạn
Quy Nhơn…), nguồn vật liệu có thể được vận chuyển từ nơi khác đến, cũng có
thể được cung cấp ngay từ các khu vực đá gốc và các đảo này. Độ sâu phân bố
của trầm tích hạt thơ trong khu vực thay đổi rất lớn từ 5m đến 60m nước. Biểu
hiện của trầm tích hạt thô trên các băng sonar là tông màu sáng, kiến trúc chấm
thơ cùng với các sóng cát, địa hình mấp mô.
Các khu vực diện lộ đá gốc phân bố tập trung quanh các mũi, các đảo và
khu vực bãi cạn (bãi cạn Quy Nhơn, mũi Yến, đảo Ơng Cị...); ngồi ra cịn bắt
gặp một số diện phân bố nhỏ lẻ, nằm rải rác trong diện tích khảo sát. Các diện lộ
đá gốc thường không liên tục, xen giữa chúng là trầm tích hạt thơ và hạt trung,
chúng thường phân bố ở các độ sâu rất khác nhau, thay đổi từ 5 đến 75 mét
nước.
Kết quả giải đoán sơ bộ tài liệu đo địa chấn nông độ phân giải cao như sau:
Mặt cắt địa chấn trong khu vực từ Đức Phổ đến Quy Nhơn là khá phức tạp.
Các đá có mặt trong khu vực này gồm magma xâm nhập, các đá gắn kết cổ.
Một số đoạn tuyến quan sát được các biểu hiện đào khoét trong các tập
trầm tích. Sơ bộ bước đầu phát hiện 01 trục đới đào khoét (khu vực cuối tuyến
dọc HB13-Tu1123 nằm giữa các tuyến HB13-Tu142 đến HB13-Tu147).
Ở dải đất liền ven biển Quảng Ngãi – Bình Định, cơng tác điều tra nghiên
cứu địa chất, khống sản đã được triển khai khá đồng bộ (toàn vùng ven biển đã
được đo vẽ địa chất ở tỷ lệ 1:50.000). Đặc điểm về cấu trúc địa chất, địa tầng,
magma được đo vẽ, nghiên cứu rõ ràng. Sa khoáng Ti-Zr ở dải ven biển được