Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện tượng xói lở bờ biển khu vực mũi gãnh, xã tây yên, huyện an biên, tỉnh kiên giang và kiến nghị giải pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - A CHT

H TN TI

NGHIÊN CứU ĐáNH GIá HIệN TƯợNG XóI Lë
Bê BIĨN KHU VùC MịI G·NH, X· T¢Y Y£N, HUN AN BIÊN,
TỉNH KIÊN GIANG Và KIếN NGHị GIảI PHáP PHòNG CHèNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - A CHT

H TN TI

NGHIÊN CứU ĐáNH GIá HIệN TƯợNG XóI Lë
Bê BIĨN KHU VùC MịI G·NH, X· T¢Y Y£N, HUN AN BIÊN,
TỉNH KIÊN GIANG Và KIếN NGHị GIảI PHáP PHòNG CHèNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 60520501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Viết Tình

HÀ NỘI – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
đúng sự thật và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2015
Học viên lớp cao học K26

Hồ Tấn Tài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ của luận văn................................................................................ 2
5. Nội dung của luận văn................................................................................. 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
8. Nguồn tài liệu .............................................................................................. 3
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................5
1.1. Thế giới .................................................................................................... 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu biến động bờ biển, cửa sông ......................... 5
1.1.2. Các trƣờng phái nghiên cứu bờ biển, cửa sông............................. 6
1.1.3. Nghiên cứu về bờ biển .................................................................. 7
1.1.4. Nghiên cứu về cửa sông ................................................................ 8
1.2. Việt Nam................................................................................................ 10
1.2.1. Nghiên cứu về bờ biển ................................................................ 10

1.2.2. Nghiên cứu về cửa sông .............................................................. 13
1.3. Khu vực nghiên cứu ............................................................................. 16
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ĐỚI BỜ ............................................ 20
2.1. Đặc điểm khí tượng, thủy - hải văn .................................................... 20
2.1.1. Yếu tố khí tƣợng ......................................................................... 20
2.1.2. Yếu tố thủy - hải văn ................................................................... 21
2.2. Đặc điểm địa hình địa mạo đới bờ ...................................................... 24
2.3. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu .............................................. 27


2.3.1. Địa tầng ....................................................................................... 27
2.3.2. Đặc điểm kiến tạo ....................................................................... 29
2.4. Đặc điểm địa chất thủy văn ................................................................. 33
2.4.1. Các phức hệ chứa nƣớc lỗ hổng .................................................. 33
2.4.2. Dòng chảy của nƣớc dƣới đất ..................................................... 35
2.5. Đặc điểm địa chất cơng trình .............................................................. 35
2.5.1. Phân bố và đặc điểm địa tầng...................................................... 35
2.5.2. Tính chất cơ lý của nền đất ......................................................... 36
Chương 3: HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI LỞ ............ 38
3.1. Khái niệm hiện tượng xói lở bờ biển .................................................. 38
3.2. Hiện trạng và đặc điểm xói lở bờ khu vực nghiên cứu ..................... 38
3.2.1. Hiện trạng xói lở bờ khu vực nghiên cứu ................................... 38
3.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng .................................................. 40
3.2.3. Nguyên nhân và cơ chế xói lở..................................................... 40
3.3. Các phương pháp đánh giá xói lở bờ biển ......................................... 44
3.3.1. Điều tra, khảo sát thực tế ............................................................ 44
3.3.2. Xử lý thống kê, phân tích tổng thể .............................................. 54
3.3.3. Sử dụng ảnh viễn thám................................................................ 62
3.3.4. Thí nghiệm trong phịng.............................................................. 65
3.3.5. Phƣơng pháp phân tích hệ thống................................................. 68

3.4. Phân vùng, đánh giá và dự báo xói lở bờ biển phạm vi nghiên cứu ... 71
3.4.1. Cơ sở phân vùng đoạn bờ bị xói lở ............................................. 71
3.4.2. Sơ đồ phân vùng.......................................................................... 76
3.4.3. Đánh giá và dự báo nguy cơ xói lở ............................................. 77
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHỊNG CHỐNG XĨI LỞ BỜ BIỂN...... 78
4.1. Sơ lược về cơng trình bảo vệ bờ biển ................................................. 78
4.2. Giải pháp cơng trình ............................................................................ 79


4.2.1. Phƣơng án A: Kè mỏ hàn ............................................................ 79
4.2.2. Phƣơng án B: Kè bờ .................................................................... 81
4.2.3. Phƣơng án C: Rào cản sóng ........................................................ 84
4.3. Giải pháp phi cơng trình ..................................................................... 97
4.3.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo điều hành của chính quyền địa phƣơng . 98
4.3.2. Vận động ngƣời dân có ý thức trong việc giữ gìn bảo vệ rừng .. 99
4.4. Các giải pháp đã áp dụng .................................................................. 100
4.4.1. Dời tuyến đê biển ...................................................................... 100
4.4.2. Kè rọ đá ..................................................................................... 101
4.4.3. Phục hồi rừng ngập mặn ........................................................... 102
4.4.4. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng ...................... 102
4.5. Lựa chọn phương án và kết luận giải pháp khắc phục .................. 103
4.5.1. Phân tích lựa chọn phƣơng án phƣơng án................................. 103
4.5.2. Kết luận giải pháp khắc phục .................................................... 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................................117
PHỤ LỤC KÈM THEO....................................................................................................................120


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1. Lƣợng mƣa bình quân 12 tháng từ năm 2007 – 2014 .................... 20

Bảng 2-2. Quy luật của gió ............................................................................. 21
Bảng 2-3. Vận tốc và hƣớng gió trong năm .................................................... 21
Bảng 2- 4. Đặc trƣng sóng khu vực Rạch Giá ................................................ 22
Bảng 2-5. Đặc trƣng mực nƣớc triều tại trạm Rạch Giá ................................. 23
Bảng 2-6. Mực nƣớc (Hmax) cao nhất qua số năm lũ lớn nhất ........................ 23
Bảng 2-7. Tần suất mực nƣớc lớn nhất năm tại trạm Rạch Giá...................... 24
Bảng 2-8. Bảng tóm tắt tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất............... 36
Bảng 3-1. Thống kê các đặc trƣng sóng biển .................................................. 55
Bảng 3-2. Nghiên cứu thống kê sóng do phƣơng tiện thủy ............................ 57
Bảng 3-3. Nghiên cứu thống kê dòng chảy trên sơng ..................................... 59
Bảng 3-4. Thống kê tác động của dịng hải lƣu trong vịnh Rạch Giá ............ 61
Bảng 3-5. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ, lý của các lớp đất .................................. 66
Bảng 3-6. Đánh giá đặt điểm các yếu tố theo cấp độ ...................................... 74
Bảng 3-7. Hệ số tầm quan trọng của các yếu tố môi trƣờng........................... 74
Bảng 3-8. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ bị tác động ............................. 75
Bảng 4-1. Phân loại các cơng trình bảo vệ bờ biển theo hình dạng................ 78
Bảng 4-2. Phân loại các cơng trình bảo vệ bờ biển theo chức năng ............... 78
Bảng 4-3. Ƣu nhƣợc điểm của mỗi loại kết cấu đê chắn sóng, giảm sóng. .... 86
Bảng 4-4. Phân tích chỉ tiêu vật lý bùn của bờ biển ở Vĩnh Tân, tỉnh Sóc trăng ... 109


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1-1. Bản đồ tỉnh Kiên Giang .................................................................. 17
Hình 1-2. Hình ảnh vị trí đoạn nghiên cứu khu vực Mũi Rãnh ...................... 17
Hình 1-3. Hình ảnh mất rừng phịng hộ, xói lở bờ biển tỉnh Kiên Giang....... 18
Hình 1-4. Hình ảnh rừng phịng hộ bị phá hủy ............................................... 18
Hình 1-5. Hình ảnh vị trí bị xói lở mạnh......................................................... 19
Hình 2-1. Dịng hải lƣu mùa đơng và mùa hè trên biển Việt Nam. ................ 24
Hình 2-2. Mặt cắt địa chất cơng trình ............................................................. 36
Hình 3-1. Sơ đồ tổng hợp nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển ................. 43

Hình 3-2. Cơ chế biến đổi đƣờng bờ tại khu vực nghiên cứu......................... 44
Hình 3-3. Ảnh lộ trình đƣờng bộ ven bờ......................................................... 45
Hình 3-4. Ảnh lộ trình đƣờng thủy ................................................................. 46
Hình 3-5. Ảnh lộ trình đƣờng thủy ................................................................. 46
Hình 3-6. Ảnh gặp gỡ ngƣời dân khu vực xói lở ............................................ 49
Hình 3-7. Mặt bằng vị trí hố khoan thăm dị................................................... 49
Hình 3-8. Mặt mặt cắt địa chất tuyến HK1- HK2 Mũi Giãnh ........................ 50
Hình 3-9. Mơ tả cách đo mặt cắt sơng, ven biển............................................. 51
Hình 3-10. Ảnh tác giả sử dụng máy thủy bình để đo vẽ mặt cắt................... 52
Hình 3-11. Tác giả sử dụng thƣớc đo sâu và GPS cầm tay để đo vẽ mặt cắt . 52
Hình 3-12. Mặt bằng tuyến đo mặt cắt sơng, ven biển ................................... 53
Hình 3-13. Mặt cắt tuyến bờ Mũi Gãnh – Bờ Cái Bé ..................................... 53
Hình 3-14. Mặt cắt tuyến bờ Mũi Gãnh - hƣớng ra vịnh Rạch Giá ................ 53
Hình 3-15. Mặt cắt theo phƣơng đứng của sóng lý tƣởng .............................. 55
Hình 3-16. Biểu đồ thống kê năng lƣợng sóng biển ....................................... 56
Hình 3-17. Biểu đồ thống kê năng lƣợng sóng do phƣơng tiện thủy ............. 57
Hình 3-18. Biểu đồ thống kê dịng chảy của sơng .......................................... 59
Hình 3-19. Ảnh bồi lắng ở cửa sông cái bé và bờ biển huyện An Minh ....... 62


Hình 3-20. Hình ảnh đƣờng bờ năm 2007 ...................................................... 63
Hình 3-21. Hình ảnh đƣờng bờ năm 2014 ...................................................... 63
Hình 3-22. Ảnh đƣờng bờ đoạn BC ngày 6/2/2007 ........................................ 64
Hình 3-23. Ảnh chập đƣờng bờ 6/2/2007 và ngày 21/2/2014 ........................ 65
Hình 3-24. Mơ hình khái niệm dự báo xói lở Mũi Gãnh trong 10 năm tới .... 70
Hình 3-25. Sơ đồ phân vùng nguy cơ xói lở tại Mũi Gãnh xã Tây Yên huyện
An Biên ................................................................................................. 76
Hình 4-1. Các kiểu bố trí kè mỏ hàn ............................................................... 79
Hình 4-2. Hệ thống mỏ hàn vng góc bờ ở Mỹ ............................................ 79
Hình 4-3. Mỏ hàn Tổng kho xăng dầu Nhà Bè ............................................... 80

Hình 4-4. Kè bờ cửa sơng Gành Hào .............................................................. 82
Hình 4-5. Kè lát mái bờ biển Duyên Hải, Trà Vinh........................................ 83
Hình 4-6. Đê ngầm giảm sóng song song đƣờng bờ ở Mỹ ............................. 84
Hình 4-7. Tổng thể đê chắn sóng Dung Quất ................................................. 85
Hình 4-8. Kè ngầm giảm sóng tạo bãi đê biển Cà Mau .................................. 85
Hình 4-9. Bảo vệ bờ bằng hàng rào ngang và dọc .......................................... 87
Hình 4-10a. Phân bố dịng chảy và vận chuyển bùn cát trong ơ hàng rào...... 88
Hình 4-11b. Phân bố dịng chảy và vận chuyển bùn cát trong ơ hàng rào ..... 89
Hình 4-12. Xây dựng hàng rào tạo khu vực bồi lắng...................................... 90
Hình 4-13. Mối buộc với các dây thép khơng gỉ ............................................ 92
Hình 4-14. Hàng rào tre hình chữ T tại bờ biển của tỉnh Bạc Liêu ................ 93
Hình 4 -15. Xây dựng giai đoạn 2 hàng rào tre hình chữ T tại bờ biển của tỉnh
Bạc Liêu ................................................................................................ 93
Hình 4-16. Hình vẽ thiết kết chi tiết mặt cắt ngang hàng rào chắn sóng bằng
vật liệu tre .............................................................................................. 94
Hình 4-17. Hình vẽ thiết kết chi tiết kết nối phần vng góc và phần dọc bờ
hàng rào chắn song bằng vật liệu tre ..................................................... 95


2
Hình 4-18. Hình vẽ thiết kết chi tiết kết nối mặt cắt đứng hàng rào chắn song
bằng vật liệu tre ..................................................................................... 95
Hình 4-19. Hiện trạng đê biển khu vực Mũi Gãnh giai đoạn (1997-2000) .. 101
Hình 4-20. Mặt cắt ngang kè rọ đá áp sát chân đê ........................................ 101
Hình 4-21. Trồng cây phục hồi rừng ngập mặn ............................................ 102
Hình 4-22. Hình ảnh kè rọ đá bị sập và rừng trồng đã chết .......................... 103
Hình 4-23. Chuổi thời gian của chiều cao sóng ............................................ 105
Hình 4-24. Mơ hình vật lý thí nghiệm truyền sóng với hang rào bằng tre ... 106
Hình 4-25. Thay đổi bờ biển tại vị trí nghiên cứu Vĩnh Tân, tỉnh Sóc Trăng
sau khi lắp đặt hàng rào tre tháng 5 năm 2012 ................................... 107

Hình 4-26. Thay đổi bờ biển tại vị trí I, II điểm nghiên cứu Vĩnh Tân, tỉnh
Sóc Trăng sau khi lắp đặt hàng rào tre tháng 9 năm 2012 .................. 107
Hình 4-27. Thay đổi bờ biển tại vị trí I, II điểm nghiên cứu Vĩnh Tân, tỉnh
Sóc Trăng sau khi lắp đặt hàng rào tre tháng 12 năm 2012 ................ 108
Hình 4-28. Biểu đồ thí nghiệm kéo hang rào tre........................................... 110


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An Biên là một huyện của tỉnh Kiên Giang cách trung tâm thành phố
Rạch Giá về phía Đơng Bắc 23,5 km theo đƣờng chim bay; phía Tây và phía
Bắc giáp vịnh Thái Lan; Nam giáp huyện An Minh và huyện U Minh
Thƣợng; Đông giáp sông Cái Lớn. An Biên là huyện nằm ở cửa ngõ đi vào
vùng bán đảo Cà Mau, trải dài trên trục quốc lộ 63, có đƣờng hành lang ven
biển Tây đi qua, sơng Cái Lớn chảy dọc phía Đơng là tuyến đƣờng thủy chiến
lƣợc trong vùng bán đảo Cà Mau, Tây sông Hậu.
An Biên giáp với biển Tây Nam về phía Tây và phía Bắc, là vị trí thuận
lợi cho nuôi trồng và khai thác chế biến thủy, hải sản. Tuy nhiên thực tế hiện
nay tại vị trí phía Tây và phía Bắc của huyện thuộc xã Tây Yên nơi giáp với
biển Tây bị xói lở mạnh, nhiều tuyến đê quốc phòng hành lang ven biển bị
phá vỡ, diện tích canh tác bị thu hẹp ảnh hƣởng lớn đến tiến trình phát triển
kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới hiện tƣợng xói
lở bờ biển diễn ra ngày càng tăng trên diện rộng do những nguyên nhân của tự
nhiên và con ngƣời gây ra vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và đề
ra giải pháp khắc phục thông qua các cơng trình nghiên cứu khoa học đƣợc ứng
dụng rộng rãi trong thực tế mang lại hiệu quả cao và đƣợc trao đổi trên các hội
thảo khoa học ở trong nƣớc và thế giới nhƣ: Hội thảo tham vấn báo cáo quốc gia
về “Đánh giá xói lở bờ biển Việt Nam” diễn ra vào ngày 17/7/2013 do Tổng cục

Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tổ chức; Hội nghị Quốc
tế lần thứ 4 về Cửa sông và bờ biển do trƣờng Đại học Thủy Lợi và Trung tâm
nghiên cứu và đào tạo quốc tế về xói mòn và bồi lắng phối hợp tổ chức diễn ra
trong 3 ngày từ ngày 8 đến 11/10/2012…
Hiện tƣợng xói lở bờ biển ở Mũi Gãnh xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh


2
Kiên Giang đang và sẽ còn gây nên những tổn thất rất lớn, là mối đe dọa
nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhà nƣớc và nhân dân, gây mất ổn
định khu dân cƣ, ảnh hƣởng đến quy hoạch phát triển dân sinh, kinh tế, xã
hôi, môi trƣờng của khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực
trạng xói lở, xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị đƣợc giải pháp phòng
chống giảm nhẹ thiệt hại do xói lở bờ biển trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh
Kiên Giang đáp ứng đƣợc những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật là hết sức cấp
thiết. Chính vì thế, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện tượng xói
lở bờ biển khu vực Mũi Gãnh, xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang và
kiến nghị giải pháp phòng chống” là thực sự cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Sáng tỏ đặc điểm xói lở bờ biển khu vực Mũi Gãnh, xã Tây Yên,
huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang;
- Đề xuất giải pháp phòng chống khả thi hiện tƣợng xói lở khu vực nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đoạn bờ biển dài 4km tại Mũi Gãnh, xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh
Kiên Giang
4. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt đƣợc mục tiêu của đề tài, nhiệm vụ của luận văn cần làm sáng tỏ:
- Điều kiện tự nhiên, địa chất đới bờ biển;
- Thực trạng xói lở của khu vực nghiên cứu;
- Nguyên nhân gây xói lở khu vực nghiên cứu;

- Giải pháp phịng chống hiện tƣợng xói lở tại khu vực nghiên cứu.
5. Nội dung của luận văn
Để đạt đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn, nội dụng nghiên cứu của
luận văn tập trung giải quyết các vấn đề:
- Đặc điểm tự nhiên và địa chất đới bờ biển khu vực nghiên cứu;
- Thực trạng và quy mơ xói lở bờ biển khu vực nghiên cứu;
- Luận chứng các phƣơng pháp đánh giá hiện tƣợng xói lở bờ biển;


3
- Phân vùng đánh giá, dự báo xói lở khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp phòng chống;
- Kết luận và kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực tế;
- Xử lý thống kê, phân tích tổng thể;
- Sử dụng ảnh viễn thám;
- Thí nghiệm trong phịng;
- Sử dụng những kỹ thuật bảo vệ bờ cổ điển, truyền thống kết hợp với
những kỹ thuật tiên tiến, vật liệu tại chỗ mang lại hiệu quả kinh tế;
- Áp dụng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hiện hành.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiến nhƣ sau:
- Tài liệu nghiên cứu là cơ sở khoa học định hƣớng cho việc khai thác
hợp lý và bảo vệ môi trƣờng địa chất đới bờ biển khu vực Mũi Gãnh, xã Tây
Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang;
- Là tài liệu tham khảo phục vụ thiết kế các giải pháp phòng chống xói
lở bờ biển;
- Là tài liệu tổng hợp và hệ thống hóa các đặc điểm xói lở bờ biển phục vụ
giảng dạy cho sinh viên ngành ĐCCT - ĐKT ở trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất.

8. Nguồn tài liệu
- Ảnh vệ tinh trên phần mềm Google Earth;
- Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tờ An Biên - Sóc Trăng tỷ lệ
1:200000;
- Bản đồ phân vùng nƣớc dƣới đất huyện An Biên tỷ lệ 1:50000;
- Tài liệu khí tƣợng thủy văn Kiên Giang;
- Tài liệu quan trắc bờ biển - cửa sông Cái Lớn - sông Cái Bé tỉnh Kiên Giang;
- Tài liệu thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của đất ở đƣờng bờ Mũi Gãnh vị trí
bị xói lở;


4
- Niên giám thống kê huyện An Biên tỉnh Kiên Giang;
- Các cơng trình khoa học nghiên cứu xói lở, bồi lắng bờ biển Việt Nam.
9. Cấu trúc của luận văn
Gồm phần mở đầu và 4 chƣơng, trình bày trên khổ giấy A4 có 116
trang, 20 bảng , 60 hình và 6 phụ lục kèm theo.
Hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp, trƣớc tiên tác giả xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Viết Tình!
Xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ quy báu của
Thầy cô giáo trong Bộ môn Địa chất cơng trình và thầy cơ, cán bộ nhân viên
các phòng khoa của Trƣờng Đại học Mỏ địa chất đã giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu!
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo khoa Xây
dựng, lãnh đạo trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học cao học. Cảm ơn các Sở, cơ
quan chuyên môn của tỉnh Kiên Giang, lãnh đạo xã Tây Yên huyện An Biên
và nhân dân sống gần khu vực bị xói lở đã giúp đỡ tác giả trong quá trình
nghiên cứu, thu thập tài liệu để viết luận văn !
Tác giả cũng xin tỏ lịng biết ơn đến những ngƣời thân trong gia đình

đã dành những tình cảm và sự giúp đỡ to lớn, tạo điều kiện về mọi mặt để
luận văn này đƣợc hồn thành !
Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng, quyết tâm hồn thiện luận văn, tuy
nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng
góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn !


5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu biến động bờ biển, cửa sông
Lịch sử nghiên cứu về bờ biển cửa sông gắn liền với các cơng trình xây
dựng cảng phục vụ hàng hải từ các năm 3500 năm trƣớc Công Nguyên.
Thƣơng thuyền trên biển, gắn liền với sự phát triển của nền văn minh nhân
loại, phục vụ cho buôn bán trao đổi của cải và chiếm lĩnh nơ lệ u cầu cần có
các hải cảng với các tuyến luồng ra vào và bảo vệ duy tu chúng. Nhiều cơng
trình chắn sóng, hải cảng đƣợc xây dựng bằng các phƣơng pháp thủ công từ
thời xa xƣa cũng có các giá trị cổ kính của nền văn minh nhân loại nhƣ kim tự
tháp, đền chùa lâu đời. Một số dấu vết về các cơng trình cảng cổ xƣa còn tồn
tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên phần lớn các cảng và cơng trình bảo vệ bờ
biển lâu đời này đã bị phá hủy do động đất, sụt lún hoặc bị đất chôn vùi.
Các nghiên cứu xây dựng cơng trình biển cổ xƣa chủ yếu tập trung vào
việc xây dựng cảng, trừ một số ít các cơng trình liên quan đến bảo vệ bờ biển.
Việc bảo vệ thành phố Venice là một ví dụ về cơng trình xây dựng bảo vệ bờ
biển. Các cơng trình bảo vệ bờ biển của dân Venice từ cổ xa tồn tại cho đến
ngày nay vẫn còn làm cho chúng ta kính nể. Các tài liệu tiếng Hy Lạp và
Latinh của Herodotus, Josephs, Suetonius . . . đƣa ra các mô tả về các nghiên
cứu ven bờ, đã cho thấy sự hiểu biết khá đầy đủ của họ về các quá trình phức
tạp ven bờ chỉ với các số liệu đo đạc hạn chế và các công cụ xây dựng thô sơ.

Các nhà nghiên cứu về bờ biển cổ xƣa đã nắm vững đƣợc các quá trình động
lực ven bờ nhƣ dòng chảy của khu vực ven bờ biển Địa Trung Hải, chế độ gió
và tác động của gió và sóng. Ngƣời La Mã là những ngƣời đầu tiên thiết lập
hoa gió biểu thị chế độ gió vùng ven bờ.


6
Ngƣời Ai Cập cổ đại đã xây dựng cảng với đê chắn sóng tại sơng Nile
vào khoảng 2500 năm trƣớc Cơng Ngun. Tại Địa Trung, kích thƣớc và kiến
trúc của đê chắn sóng đƣợc phát triển rất nhanh theo thời gian từ thời Ai Cập
đến La Mã. Đê chắn sóng cũng đƣợc xây dựng ở các vùng ven bờ biển Trung
Quốc nhƣng rất lâu sau đó, nếu so với các đê chắn sóng đầu tiên đƣợc xây
dựng ở ven bờ biển Địa Trung Hải. Ngƣời La Mã đã tiến hành nạo vét luồng
ra vào cảng và tận dụng trƣờng sóng phản xạ để hạn chế sa bồi luồng lạch. Họ
đã bắt đầu khai thác bờ biển để nghỉ dƣỡng, tắm biển từ thời cổ xƣa [24].
1.1.2. Các trường phái nghiên cứu bờ biển, cửa sông
Những chuyên gia nghiên cứu chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới về
bờ biển cửa sông là các nhà địa lý và địa mạo. Cho đến nay trƣờng phái địa
lý, địa mạo vẫn giữ một vai trị đáng kể trong nghiên cứu bờ biển cửa sơng.
Mục tiêu của các nghiên cứu của họ là tìm hiểu những biến động của các dạng
bờ biển khác nhau. Đã đạt đƣợc các kết quả nghiên cứu về biến động của các
đoạn bờ biển bằng cách so sánh vị trí hiện trạng bờ biển với các số liệu lịch
sử, gồm các hình ảnh, số liệu đo đạc. Đã mơ tả cấu trúc của các dạng bờ biển,
đƣa ra phân loại các dạng bờ biển khác nhau và sự phát triển có tính chu kỳ
của chúng theo thời gian. Ngồi ra cũng đƣa ra các phƣơng án sử dụng có
hiệu quả các tài nguyên vùng ven bờ.
Các nhà địa chất - trầm tích học cũng đóng góp các kết quả nghiên cứu
quan trọng về bờ biển cửa sông đặc biệt trong nghiên cứu về cấu tạo trầm tích
tại các vùng bờ. Họ đã có các nghiên cứu về đặc điểm trầm tích, phân bố cấp
hạt theo mặt cắt từ bờ ra khơi, độ chọn lọc của trầm tích và dạng của các hạt

trầm tích cũng nhƣ cấu trúc của trầm tích sa lắng tại các vùng bờ bồi tụ.
Ngoài ra, các nhà địa chất cũng có các kết quả nghiên cứu quan trọng về địa
hình của mặt cắt bãi biển, nghiên cứu về lịch sử thành tạo các đảo chắn tách
rời với bờ biển.


7
Các nhà nghiên cứu về cơng trình ven biển, đã tiến hành các nghiên
cứu về các cơng trình bảo vệ bờ biển, cửa sơng phịng chống xói lở, duy trì
bãi biển với các cơng trình bảo vệ bờ nhƣ mỏ hàn, đê, kè chắn sóng, đê biển,
đê nắn chỉnh dịng tại các cửa sông, luồng tàu ra vào cảng vv...và các loại
cơng trình bảo vệ bờ biển, cửa sơng khác. Nói chung các cơng trình bảo vệ đó
sẽ ln gây tác động có hại đối với các đoạn bờ biển, bãi biển lân cận, thậm
chí có thể ảnh hƣởng đến các bãi biển cách rất xa nơi xây dựng. Các nhà kỹ
thuật cần biết đƣợc điều đó và có các phƣơng án bảo vệ, giảm thiểu các tác
động có hại do các cơng trình xây dựng của mình gây ra. Do đó, cần có các
nghiên cứu cơ bản về các quá trình thuỷ thạch động lực ven bờ. Nhờ vậy các
kết quả nghiên cứu của họ đã đóng góp rất quan trọng vào sự hiểu biết về môi
trƣờng ven bờ của chúng ta [25].
1.1.3. Nghiên cứu về bờ biển
Các nghiên cứu về cơ sở khoa học của các quá trình thành tạo và biến
đổi địa mạo bờ biển đƣợc công bố trong các cơng trình của Steers (1948,
1962), Guilcher (l958), Ottmann (1965), Bird (1969), Zenkovich (l967),
Davies (1973). Trong đó, cơng trình của King (1972) đƣợc sử dụng rất rộng
rãi khi tham khảo về các quá trình xảy ra trên bãi biển. Shepard và Wanless
(1971) đã có các thử nghiệm nghiên cứu tổng hợp về lịch sử biến động bờ
biển của Mỹ bao gồm cả Alaska và Hawaii. Các cuốn sách về kỹ thuật bờ
biển của Wiegel (l964), Ippen (1966), Mui Wood (1969) đã đề cập đến các
vấn đề về áp dụng các loại kỹ thuật khác nhau trong công nghệ ven biển.
Cuốn "Hƣớng dẫn bảo vệ bờ" [29] do Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật bờ

biển của Mỹ công bố vào các năm 1973, 1977 và tái bản lần suối cùng năm
1984 là một cuốn sách cẩm nang cho các nhà kỹ thuật bờ biển. Năm 2000,
Trung tâm này đã cho ra đời cuốn sách tổng hợp về nghiên cứu bờ biển
(CEM) [24] "Hƣớng dẫn về công nghệ bờ biển". Trong cuốn sách này đƣa ra


8
các cơ sở khoa học về các quá trình ven bờ, các phƣơng pháp tính tốn các
thơng số kỹ thuật phục vụ bảo vệ bờ biển cửa sông, và hƣớng dẫn lập kế
hoạch nghiên cứu giảm thiểu tác động của bão đến bờ biển, bảo vệ bờ và các
cơng trình xây dựng ven biển. Đồng thời trong cuốn sách hƣớng dẫn này, đã
nghiên cứu một cách khái quát, rộng rãi tất cả các vấn đề liên quan đến bờ
biển bao gồm cả vấn đề hàng hải và thiết kế cảng, nạo vét luồng ra vào
cảng, vị trí xả thải các bùn cát nạo vét, duy tu và phục hồi công trình biển,
các quá trình đất ngập nƣớc và bảo vệ các vùng bờ biển có năng lƣợng yếu,
bờ biển cấu tạo từ bùn cát kết dính, đánh giá rủi ro, mơ phỏng số các q
trình ven bờ và các q trình khác liên quan đến ven bờ biển. Hƣớng dẫn
về công nghệ bờ biển gồm hai mảng đề cập đến cơ sở khoa học và cơ sở
công nghệ ven bờ biển [3].
1.1.4. Nghiên cứu về cửa sơng
Cửa sơng đóng vai trị quan trọng trong việc thơng thƣơng với thế giới
bên ngồi. Từ xa xƣa, cửa sơng đã gắn kết với đời sống của con ngƣời và
nhiều khu vực cửa sông lớn đã từng là những cái nôi của nền văn minh cổ đại.
Do có vị trí quan trọng nhƣ vậy, nên từ lâu cửa sông là đối tƣợng nghiên cứu,
khai thác phục vụ đời sống của con ngƣời. Những nghiên cứu điển hình vào
thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX mang tính chất xây dựng cơ sở phƣơng pháp
luận, các cơng trình của Danhinski A. (1869), Cretner G. R (1878), Rusell R.
J (1936)... chỉ dừng ở mức độ định hƣớng lý thuyết cơ bản. Trong những
nghiên cứu về cửa sông trên cơ sở đánh giá các điều kiện về địa chất, kiến tạo,
thạch học có các cơng trình điển hình của Zenkovic V. P (1946), Leontiev O.

K (1955)... Nghiên cứu các vùng cửa sông trên cơ sở đo đạc các đặc trƣng
thủy văn, có các tác giả Trenkhovic P. S (1904), Apolov B. A (1930). . .
Nghiên cứu, đánh giá các vùng cửa sông thông qua các yếu tố hải văn (sóng,
gió, thủy triều, dịng chảy. . .) có các tác giả nhƣ Zubov N. N, Makarov S. O...


9
Những nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở phân tích điều kiện tự nhiên vùng
cửa sơng, chƣa đề cập đến cơ chế tác động qua lại giữa các yếu tố động lực
sông - biển [20].
Nghiên cứu về cửa sông của Xamoilov I. V (1952) đã khái quát hóa về
lý thuyết mối tƣơng tác giữa các yếu tố động lực sông - biển trong cơ chế phát
triền và biến động cửa sông. Dựa trên ý tƣởng về mối tƣơng tác này, các nhà
khoa học Xơ Viết, thời đó, đã phát triển nghiên cứu cửa sông theo những
hƣớng khác nhau. Điển hình là Simonov A. I trong nghiên cứu vùng biển
nơng trƣớc cửa sơng với mơ hình hồn lƣu gió, tính tốn tốc độ dịng chảy và
phân bố độ mặn vùng cửa sông. Một tác giả khác là Mikhailov V. N đã phát
triển mơ hình thủy văn về dịng chảy phân tầng ở vùng biển trƣớc cửa sông do
sự thay đổi của các đặc tính hóa - lý của các lớp nƣớc pha trộn vùng cửa sông.
Nghiên cứu động lực học vùng cửa sơng thơng qua tƣơng tác gió - dịng chảy
đƣợc Alsyler V. M, Sadrin I. F và các tác giả khác phát triển trong các mơ
hình thủy văn, tính tốn dịng chảy lớp nƣớc mặt, và vận chuyển dịng bùn cát
vùng cửa sơng.
Trong các cơng trình nghiên cứu về sự hình thành châu thổ (delta) và phát
triển cửa sơng, phải kể đến các cơng trình của Zenkovỉc V. P (1960-1962),
Leontiev I. O (1961), Koleman J. M (1974), Wright L. D (1974). Về các q
trình phát triển cửa sơng và phân nhánh lịng dẫn có các nghiên cứu của
Makkavev N. I (1955), Baidin S. S (1962, 1971) vv... Các nghiên cứu vùng ven
biển cửa sơng có sử dụng cơng nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
(GIS) đƣợc phát triển trong những năm cuối của thế kỷ XX. Hƣớng nghiên cứu

này gắn liền với các thành tựu của công cuộc chinh phục vũ trụ và phát triển các
ngành công nghệ mới nhƣ tin học, và địa tin học. Về lĩnh vực này có các cơng
trình nghiên cứu điển hình của Regrain R (1980), Gross M. F (1983), Lessard G.
L (1983), Lavie A. (1985), O’Neil R. A (1985), Dubois J. M. M (1988) [20] .


10
Tóm lại nghiên cứu q trình xói lở bờ biển, cửa sông là một trong
những vấn đề lớn về ổn định lục địa và đại dƣơng ảnh hƣởng trực tiếp đến đời
sống con ngƣời trên toàn cầu ở hiện tại và tƣơng lai đƣợc thế giới nghiên cứu
và thực hiện nhiều giải pháp phịng chống có hiệu quả ví dụ tại một số quốc
gia nhƣ Pháp năm 1962, Italia năm 1969, Đức năm 1951, Hà Lan năm 1970,
Tây Ban Nha năm 1985, Anh năm 1954, Đan Mạch năm 1974 đã sử dụng
phƣơng pháp nuôi bãi cũng nhƣ một số giải pháp kỹ thuật khác để phịng
chống xói lở bờ biển mang lại hiệu quả tích cực.
1.2. Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về bờ biển
Nghiên cứu biến động bờ biển nói chung và chủ yếu là nghiên cứu
xói lở, bảo vệ bờ biển nói riêng trong những năm gần đây chủ yếu đƣợc
tiến hành trong khn khổ các chƣơng trình nghiên cứu thuộc chƣơng
trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà Nƣớc và hiện nay là các chƣơng
trình khoa học cơng nghệ biển cấp Nhà Nƣớc. Trong chƣơng trình Biển
KT.03 (1990- 1995) có đề tài cấp Nhà Nƣớc nghiên cứu về hiện trạng xói
lở bờ biển Việt Nam. Trong chƣơng trình biển KHCN.06 (1996-2000) có
đề tài "Nghiên cứu quy luật và dự đốn xu thế bồi tụ-xói lở vùng ven biển
và cửa sơng Việt Nam". Vấn đề xói lở cịn đƣợc đặt ra trong khuôn khổ đề
tài độc lập cấp Nhà Nƣớc KHCN-5, Giai đoạn 1990-2000: "Nghiên cứu
dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Việt Nam" và một số đề tài có các nội
dung nghiên cứu về biến động bờ biển trong chƣơng trình biển giai đoạn
2001-2005. Ngồi ra nhiều đề tài liên quan đến xói lở ở cấp Bộ, đƣợc thực

hiện tại Bộ NN & PTNT, Trung tâm KHTN&CNQG (nay là Viện hàn lâm
khoa học Việt Nam). Cho đến nay, nhờ các kiến thức về địa mạo, địa chất,
chúng ta đã mô tả đƣợc khá chi tiết trên các bản đồ 1/250.000, 1/100.000
bức tranh biến động bờ biển, bồi, xói tổng quát dọc bờ biển Việt Nam và
đã sơ bộ lý giải nguyện nhân, trong đó nguyên nhân ngoại sinh là quan


11
trọng nhất. Cịn đối với từng khu vực bồi, xói cụ thể, đã chuẩn bị đƣợc lực
lƣợng cả về trang thiết bị, phƣơng pháp và con ngƣời để nghiên cứu tìm
cơ chế của q trình bồi xói, đặc biệt là khả năng mơ phỏng số q trình
đó, nhƣng mới chỉ ứng dụng đƣợc cho một vài vùng cụ thể. Ở nƣớc ta,
hiện nay việc áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ chế xói lở, bồi tụ
cho các đoạn bờ cụ thể là phƣơng pháp kỹ thuật bờ, trong đó có tham
khảo các kết quả từ địa chất, địa mạo đang đƣợc thực hiện tại Viện cơ
học, Trung tâm Động lực, Cửa sông, ven biển và Hải đảo (Viện Nghiên
cứu Khoa học Thủy lợi), Viện Hải dƣơng học tại Nha trang, Khoa Khí
tƣợng, Thủy Văn và Hải dƣơng học (Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học
Quốc gia Hà Nội), Đại học Thuỷ lợi... Các tập thể khoa học nói trên đã
cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu về biến động bờ biển cửa sơng tại
nhiều hội nghị, tạp chí trong nƣớc và quốc tế. Tuy vậy, chúng ta còn ở
trình độ thấp so với mức độ cần thiết trong lĩnh vực này. Các cơng trình
chỉnh trị chống xói lở bờ biển đã đƣợc thực hiện ở nhiều nơi, nhƣng cịn
nhiều cơng trình thiếu cơ sở khoa học: đê Hải Hậu (Nam Định) đã lui sâu
vào đất liên lần thứ 3; hệ thống kè bảo vệ bờ ở Hòa Duân (Huế); kè 5 tấn
ở Gị Cơng (Tiền Giang); đê kè ở Cần Giờ trƣớc 1991., v .v . . . Đề tài cấp
Nhà Nƣớc KT.03.14, đã sử dụng các bản đồ địa hình và ảnh hàng khơng,
viễn thám đƣợc vẽ, chụp trong các thời kỳ khác nhau. Có thể tổng kết một
số các phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng trong nghiên cứu biến động bờ biển
cửa sông ở Việt Nam nhƣ sau [3]:

1.2.1.1. Phương pháp bản đồ - viễn thám
Nghiên cứu biển động hình thái đƣờng bờ bằng cách chập ảnh và chập
bản đồ cùng tỷ lệ nhƣ nhau và khác thời gian để so sánh biến động bờ biển
cửa sông. Phƣơng pháp này cho phép nghiên cứu các vùng lãnh thổ rộng lớn,
có tính đồng bộ, một cách khách quan, tổng thể hiện trạng đƣờng bờ biển tại
các thời điểm vẽ bản đồ cũng nhƣ thời điểm chụp ảnh.


12
1.2.1.2. Phương pháp điều tra theo phiếu
Đây là phƣơng pháp lần đầu tiên đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu hiện
trạng xói lở dải ven bờ biển Việt Nam vào những năm 80 thế kỷ XX. Phƣơng
pháp này đơn giản, thời gian ngắn, ít tốn kém và cho nhiều thơng tin bổ sung
kịp thời. Phƣơng pháp này đã góp phần giúp ta có đƣợc các thơng tin định
tính và định lƣợng về mỗi đoạn bờ xói lở khác nhau lịch sử và xu thế phát
triển của chúng, đồng thời bằng phƣơng pháp này cũng đã phát hiện ra nhiều
đoạn bờ xói lở mới, có kích thƣớc bé, hoặc mới xảy ra mà phƣơng pháp bản
đồ - viễn thám đã bỏ qua do độ phân dải ảnh không cao.
1.2.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Phƣơng pháp này cần thiết, không thể thiếu đƣợc và đƣợc sử dụng sau
khi đã nghiên cứu phƣơng pháp bản đồ viễn thám và phƣơng pháp điều tra
theo phiếu. Mục đích của phƣơng pháp này là để kiểm tra và xác định các
thông tin đặc trƣng kỹ thuật bị sai lệch hoặc có mâu thuẫn của 2 phƣơng pháp
thực hiện trên. Ngồi ra, đối với các đoạn xói lở nghiêm trọng dùng phƣơng
pháp này điều tra chỉ tiết, cụ thể về địa chất, địa mạo, dòng bùn cát.
1.2.1.4. Phương pháp mơ hình số
Mơ hình tốn là một trong những phƣơng pháp có hiệu quả để tính
tốn biến động bờ biển, cửa sơng.
1.2.1.5. Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp
Các tài liệu thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp khác nhau đƣợc phân

tích tổng hợp theo một hệ thống thống nhất, lập bảng biểu tổng hợp. Trên các
bảng thống kê đƣợc chỉ rõ địa điểm xảy ra các đoạn bờ đang xói lở và các số liệu
quan trọng cần thiết đã đƣợc tổng hợp. Các kết quả nghiên cứu đã đƣợc phân
tích tổng hợp để xây dựng nội dung về hiện trạng xói lở và trình bày trên các sơ
đồ xói lở, tổng hợp các số liệu để tìm quy luật sơ bộ, tìm nguyên nhân, tìm đặc
điểm. Một trong các kết quả sử dụng phƣơng pháp viễn thám để nghiên cứu diễn


13
biến bồi xói bờ biển, cửa sơng trên tồn dải ven biển Việt Nam là kết quả nghiên
cứu của đề tài cấp Nhà Nƣớc KHCN-06-08. Sử dụng phƣơng pháp viễn thám,
Tô Quang Thịnh đã đánh giá định lƣợng đƣợc mức độ bồi tụ và xói lở trên tồn
bộ dải ven biển Việt Nam trong các thời kỳ 1965-1985 và 1985-1995 và thành
lập hệ thống bản đồ biến động bờ biển cửa sông Việt Nam tỷ lệ 1/100.000 gồm
33 mảnh bao quát toàn dải ven biển Việt Nam.
Các nghiên cứu về rừng ngập mặn đã đánh giá đƣợc vai trò chắn sóng
ngăn chặn xói lở bờ biển trong các điều kiện sóng lớn của rừng ngập mặn. Kết
quả nghiên cứu rừng ngập mặn khu vực Cần Giờ cho thấy với diện tích
75.740 ha rừng khơng những đƣợc xem là "lá phổi xanh" của Thành phố Hồ
Chí Minh mà cịn là "rào chắn bảo vệ" ngƣời dân thành phố trƣớc những cơn
bão lớn, nhƣ cơn bão số 9 Dutian vào ngày 05/12 năm 2006 ...
Trƣớc tình hình thiên tai xảy ra ngày càng tăng về cƣờng độ và tần suất
và mực nƣớc dâng toàn cầu, trong các năm từ 2008 đến 2010, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện Chƣơng trình Nâng cấp đê biển
trên tồn dải bờ biển nƣớc ta, trong nội dung nghiên cứu của chƣơng trình này
đã tính tốn trƣờng sóng, triều cƣờng, nƣớc dâng do bão với các chu kỳ xuất
hiện khác nhau từ 10 năm đến 200 năm. Các kết quả tính tốn này là các số
liệu rất cần thiết để thiết kế đê biền, thiết kế cơng trình xây dựng ven biển và
các cơng trình bảo vệ bờ biển trong các điều kiện tác động của bão và nƣớc
dâng, thủy triều cực đại.

1.2.2. Nghiên cứu về cửa sơng
Trên tồn bộ chiều dài bờ biển tính trung bình cứ khoảng 25km lại có
một cửa sơng, tức là có hơn 130 cửa sơng lớn nhỏ. Các cửa sơng có mật độ
khá dầy ở hai khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kơng. Trên
hai vùng châu thổ này trung bình khoảng 10 đến 15km đƣờng bờ biển lại có
một cửa sơng khá lớn, có nơi khoảng cách giữa hai cửa sơng lớn chỉ khoảng 5


14
đến 7km nhƣ vùng ven biền Hải Phòng hoặc ven biển Vũng Tàu - Gị Cơng.
Nghiên cứu các cửa sơng nói chung và biến động cửa sơng nói riêng đƣợc tiến
hành từ nhiều triều đại phong kiến trƣớc đây, điển hình vào thời nhà Trần (Trần
Thái Tơng - năm 1248). Ông cha ta đã rất chú trọng đến công việc phòng thủ bảo
vệ đất nƣớc và đắp đê ngăn lũ bảo vệ bờ biển cửa sông, mở rộng khai phá các
vùng bồi ven cửa sông. Vào đầu thế kỷ XIX, đáng chú ý nhất là công cuộc khai
khẩn nổi tiếng do Nguyễn Công Trứ lãnh đạo (năm 1828-1830) ở vùng ven biển
cửa sông Hồng và lập ra các huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), Kim Sơn (tỉnh
Ninh Bình). Cho đến nay, bài học của công cuộc khai khẩn này vẫn cịn ngun
giá trị khoa học và thực tiễn. Các cơng trình đắp đê ngăn lũ, đê bao, xây cống
ngăn mặn tại các vùng ven biển châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông đƣợc tiến
hành trong suốt các triều đại phong kiến cho đến nay. Hiện nay các cơng trình
nghiên cứu khoa học vùng cửa sông ven biển chủ yếu đƣợc tiến hành trong các
chƣơng trình khoa học cơng nghệ cấp Nhà Nƣớc, các cơng trình nghiên cứu
chỉnh trị sơng ngịi của các Bộ Giao thơng Vận tải, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Bộ Xây dựng vv. . . [3].
Trong khuôn khổ Dự án "Sông Cửu Long”' do EU tài trợ đã nghiên cứu
khá chi tiết về chế độ khí tƣợng thủy văn, vận chuyền bùn cát khu vực châu
thổ sơng Cửu Long. Đã giải thích đƣợc cơ chế hình thành các vùng bồi lớn Cù lao Dung tại cửa Định An vv... và hiện tƣợng lấn biển tại bờ phía tây mũi
Cà Mau.
Các nghiên cứu chi tiết về biến động bờ biển cửa sông Việt Nam đƣợc

thực hiện thông qua Dự án “Sự tiến triển và quản lý bền vững các vùng bờ
biển Việt Nam" thuộc Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thụy
Điển giai đoạn 2004-2007 và 2007- 2011. Đây là một chƣơng trình nghiên
cứu có quy mơ lớn và dài hạn với sự tài trợ và tham gia của các nhà khoa học
Thụy Điển, nổi tiếng trên thế giới về nghiên cứu biến động bờ biển.


15
Cơng trình “Thành lập bộ bản đồ hiện trạng và biến động diện tích
ni trồng thủy sản, các vùng cát và bãi bồi cửa sông, ven biển tỷ lệ
1:100.000” do Trung tâm Viễn thám Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện
trong các năm 2002-2003 trong khuôn khổ của hợp phần "Đánh giá môi
trƣờng trong nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp
quản lý" thuộc nhiệm vụ "Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trƣờng phục
vụ sản xuất thủy sản bền vững" do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Bộ
Thủy sản trƣớc đây) chủ trì. Bộ bản đồ đƣợc thành lập cho toàn bộ dải ven
biển của Việt Nam sử dụng phƣơng pháp viễn thám. Cũng trong khuôn khổ
Dự án "Sông Cửu Long” và chƣơng trình nghiên cứu của Tổng cục Khí tƣợng
Thủy văn (trƣớc đây), đã tiến hành các nghiên cứu đo đạc thực nghiệm và
nghiên cứu sa lắng bùn cát vùng cửa sông Mê Kông [3].
Các cửa sông, lạch triều khu vực miền Trung đóng vai trị rất quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh miền Trung. Dƣới
tác động của các quá trình thủy thạch động lực ven bờ, đặc biệt là ảnh hƣởng
của thiên tai - bão lũ và mực nƣớc biến đổi gây ra các biến đổi phức tạp luồng
lạch, địa hình cửa sơng khu vực này. Nhóm các cán bộ nghiên cứu của
Trƣờng Đại học Thủy lợi đã có các nghiên cứu về chu trình biến đổi cửa sơng
khu vực miền Trung. Đƣa ra các chu trình biến đổi cửa sơng là các đóng góp
quan trọng vào sự hiểu biết quy luật biến động đƣờng bờ cửa sơng .
Tóm lại, nhờ các chƣơng trình khoa học cấp Nhà Nƣớc, các dự án
nghiên cứu của các Bộ Ngành, trong những năm gần đây chúng ta đã có đƣợc

các bƣớc tiến đáng kể về nghiên cứu biến động bờ biển cửa sông. Các nghiên
cứu này, đã sử dụng các phƣơng pháp tiên tiến trong nghiên cứu (viễn thám,
GIS), sử dụng các mô hình tính tốn hiện đại trong việc mơ phỏng dự báo
biến động bờ biển, cửa sông. Các cơ sở nghiên cứu đã đƣợc trang bị các thiết
bị hiện đại trong đo đạc các yếu tố động lực, vận chuyển bùn cát và địa hình


×