Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm quặng hóa pb zn vùng sơn đô, yên sơn tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

-----b-----

VŨ ĐẠI DƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HĨA Pb - Zn
VÙNG SƠN ĐÔ, YÊN SƠN - TUYÊN QUANG

Ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 60520501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Quang Luật

HÀ NỘI - 2015


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào.

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2015
Tác giả

Vũ Đại Dương




2
MỤC LỤC
Danh mục

Trang

MỞ ĐẦU

6

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG SƠN ĐÔ, YÊN

9

SƠN - TUYÊN QUANG
1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên vùng Sơn Đô, Yên Sơn - Tuyên

9

Quang
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản vùng Sơn Đô

12

1.3. Đặc điểm địa chất vùng Sơn Đô

14


1.3.1. Đặc điểm về địa tầng

14

1.3.2. Đặc điểm về cấu trúc kiến tạo

21

1.3.3. Đặc điểm về khoáng sản

25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

27

NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về quặng chì-kẽm và các kiểu mỏ cơng nghiệp

27

của quặng chì-kẽm
2.2. Các khái niệm được sử dụng

34

2.3. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng

34


Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HỐ CHÌ-KẼM

37

VÙNG SƠN ĐÔ, YÊN SƠN-TUYÊN QUANG
3.1. Đặc điểm phân bố và hình thái các thân quặng

37

3.2. Đặc điểm biến đổi nhiệt dịch đá vây quanh thân quặng

45

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG

51

CHÌ-KẼM VÙNG SƠN ĐƠ, N SƠN - TUYÊN QUANG


3
Danh mục

Trang

4.1. Đặc điểm thành phần khoáng vật quặng Pb-Zn

51

4.2. Đặc điểm cấu tạo, kiến trúc quặng


59

4.3. Các giai đoạn tạo khoáng và tổ hợp khoáng vật cộng sinh

65

4.4. Đặc điểm thành phần hố học quặng chì-kẽm và qui luật

69

phân bố các nguyên tố trong quặng chì-kẽm
Chương 5: CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG HỐ VÀ

73

NGUỒN GỐC QUẶNG CHÌ-KẼM VÙNG SƠN ĐÔ - YÊN
SƠN, TUYÊN QUANG
5.1. Các yếu tố địa chất khống chế quặng hố

73

5.2. Nguồn gốc quặng chì-kẽm

74

5.3. Triển vọng quặng chì-kẽm

75


5.4. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng chì-kẽm

76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

PHỤ LỤC CÁC ẢNH KHOÁNG TƯỚNG

74


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Trang
Tên đầu đề bảng

hiệu
bảng
3.1

4.1


4.2
4.3
4.4

5.1

Bảng tổng hợp đặc điểm các thân quạng Chì - kẽm vùng
Sơn Đơ
Danh sách các khống vật trong quặng chì - kẽm vùng Sơn
Đơ
Bảng thứ tụ sinh thành và tổ hợp cộng sinh khoáng vật
trong quặng chì – kẽm vùng Sơn Đơ
Kết quả phân tích mẫu hóa chì - kẽm vùng Sơn Đơ
Hàm lượng một số các nguyên tố trong các thân quặng chì
- kẽm vùng Sơn Đơ
Tổng hợp kết quả phân tích mẫu bao thể trong các thân
quặng vùng Sơn Đô

44

51

68
69
72

75


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tiêu đề hình vẽ

hình

Trang

1.1

Sơ đồ vị trí giao thơng vùng nghiên cứu

11

1.2

Sơ đồ địa chất vùng Sơn Đô, Yên Sơn - Tuyên Quang

15

1.3

Sơ đồ phân vùng sinh khoáng miền Việt Bắc

22

3.1


Bản đồ địa chất khoáng sản khu Sơn Đơ, n Sơn Tun Quang

38

3.2

Hình thái thân quặng 14

40

3.3

Hình thái thân quặng 14

40

3.4

Hình thái thân quặng 15

42

3.5

Hình thái thân quặng 15

42


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khống sản kim loại nói chung và chì-kẽm nói riêng được sử dụng
ngày càng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau trên thế giới. Ngày
nay trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam thì nhu cầu về
chì kẽm càng trở nên cấp thiết.
Tỉnh Tuyên Quang là tỉnh có nhiều khống sản trong đó đặc biệt là
khống sản chì- kẽm. Cơng tác điều tra địa chất và tìm kiếm khống sản chì
kẽm trong khu vực đã được tiến hành liên tục từ đầu thế kỷ 20 tới nay, nhiều
mỏ và điểm quặng chì-kẽm đã được phát hiện, nghiên cứu, đánh giá, trong đó
có một số mỏ đã được đưa vào khai thác. Tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa có
những nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về quặng hóa chì kẽm của tồn vùng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất, xác
định các yếu tố khống chế quặng hoá tạo cơ sở khoa học cho việc dự báo, đánh
giá triển vọng quặng chì- kẽm trong vùng Sơn Đô, Yên Sơn - Tuyên Quang
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các thân quặng chì kẽm vùng Sơn Đơ, n Sơn
- Tun Quang.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Vùng nghiên cứu cách thị xã Tun
Quang khoảng 20km về phía đơng-đơng bắc, thuộc địa phận xã: Xn Vân,
Nơng Tiến, Thái Bình, Phú Thịnh, Cơng Đa và Đạo Viện, huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, đặc điểm hình thái, cấu trúc các thân quặng.
- Nghiên cứu đặc điểm về thành phần khoáng vật, thành phần hoá học,
tổ hợp cộng sinh khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc quặng chì-kẽm, phân chia các
thời kỳ và giai đoạn tạo khống chì kẽm của vùng.



7
- Nghiên cứu mối liên quan giữa quặng hóa với biến đổi cạnh mạch.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên cần thực hiện các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
Thu thập các dạng tài liệu về quặng hóa chì-kẽm, sử dụng tổ hợp các
phương pháp: Lộ trình đo vẽ địa chất và tìm kiếm trên mặt, địa hóa, địa vật
lý, dọn vét vết lộ, thi cơng các cơng trình hào, lị lấy và phân tích các loại
mẫu. Trên cơ sở đó khái quát hóa và cụ thể hóa các đặc điểm về thành phần
khống vật, thành phần hoá học, tổ hợp cộng sinh khoáng vật, cấu tạo, kiến
trúc quặng chì-kẽm, phân chia các thời kỳ và giai đoạn tạo khống chì kẽm
của vùng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Góp phần lám sáng tỏ hệ phương pháp sử lý, phân tích, tổng hợp tài
liệu địa chất - khoáng sản để nâng cao độ tin cậy trong nghiên cứu địa chất
mỏ quặng chì - kẽm vùng Sơn Đơ.
Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất quặng, các yếu
tố khống chế quặng hóa và đặc điểm phân bố của chì - kẽm trong vùng
nghiên cứu.
Cung cấp cho các nhà quản lý và doanh nghiệp về thành phần vật chất
quặng hóa chì - kẽm vùng Sơn Đô, Yên Sơn - Tuyên Quang, làm cơ sở cho
việc xác định giá trị mỏ.
Cung cấp hệ phương pháp nghiên cứu quặng chì – kẽm là tiền đề cho
cơng tác tìm kiếm quặng chì kẽm cho những vùng có đặc điểm địa chất
tương tự.
7. Cơ sở tài liệu hoàn thành luận văn:
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở các tài liệu mới nhất nghiên cứu
của học viên ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu sau:



8
Đovjikov. A. E và nnk, (1965), Địa chất miền Bắc - Bản thuyết minh
cho bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội, 1971.
Lê Văn Giang: Báo cáo "Đo vẽ địa chất tìm kiếm khống sản 1/50.000
nhóm tờ Chợ Chu"-2000-Lưu trữ Liên đồn Địa chất Đơng Bắc.
Báo cáo đánh giá triển vọng quặng chì - Kẽm, Barit vùng Sơn Đơ, Núi
Dùm, Dốc Chò, Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
-Và các tài liệu liên quan khác
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 5 chương và phần kết luận được trình bày
trong 84 trang giấy A4 với 6 biểu bảng, 8 sơ đồ, hình vẽ.
Trong quá trình xây dựng luận văn Học viên đã nhận được sự giúp đỡ
chu đáo và hiệu quả của Khoa địa chất, Bộ mơn Khống sản Trường Đại học
Mỏ Địa chất, đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn
Quang Luật.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sự giúp đỡ quý báu
nêu trên.


9
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG SƠN ĐÔ, YÊN SƠN - TUYÊN QUANG
1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên vùng Sơn Đô, Yên Sơn - Tuyên Quang
Vùng nghiên cứu cách thị xã Tun Quang khoảng 20km về phía đơngđơng bắc, thuộc địa phận xã: Xn Vân, Nơng Tiến, Thái Bình, Phú Thịnh,
Công Đa và Đạo Viện, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Toạ độ địa lý từ: 21o 47' 30" đến 21o 52' 56" Vĩ độ bắc
105o 13' 15" đến 105o 23' 42" Kinh độ đông
Thuộc 2 tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50 000 hệ Gauss F-48-79-B (Thâm
Quan) và F-48-79-D (Sơn Dương).

Diện tích điều tra thuộc vùng núi cao trung bình, cao nhất là đỉnh núi
Niễn (534m) thuộc xã Công Đa, các dãy núi đá lục nguyên thường kéo dài
theo phương đông bắc-tây nam, xen những núi đá vôi dạng chỏm hoặc khối
vách đứng sườn dốc. Địa hình phân cắt mạnh, mức độ lộ đá gốc khá tốt
(>60%) thuận lợi cho cơng tác tìm kiếm khống sản. Ngồi ra cịn có những
thung lũng bằng phẳng khá rộng phát triển cây nông nghiệp và tập trung dân
cư như thung lũng Xóm Húc, Xóm Hoắc và Cơng Đa.
Mạng lưới sơng suối khá phát triển, chủ yếu chảy từ đông bắc xuống
tây nam đổ vào Sơng Lơ: các suối chính có: Ngịi Dùm, Ngòi Đập Tràn, Ngòi
Vạc, Suối Hoắc, Suối Bén và Suối Lê. Cung cấp nước cho nó là những khe,
lạch và suối nhỏ thứ cấp cũng rất phát triển, thuận lợi cho bố trí lộ trình điều
tra địa chất và đánh giá khống sản.
Phía nam vùng nghiên cứu có quốc lộ 37(13A) nối thị xã Tuyên Quang
với thành phố Thái Ngun, phía bắc có quốc lộ 2B từ ngã ba Làng Chanh đi
Chợ Chu Định Hố. Trung tâm vùng có đường ô tô trải cấp phối khá phẳng


10
phục vụ chủ yếu cho khai thác quặng barit ở mỏ Hoắc và mỏ Bảy Mẫu. Ngồi
ra cịn có nhiều đường ô tô đến tất cả các xã trong diện tích điều tra. Tuy
nhiên các thân quặng chì-kẽm, barit đều phân bố trên núi cao, địa hình phân
cắt mạnh cho nên đi lại trong khu mỏ gặp khơng ít khó khăn.
Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới vùng đông bắc Bắc
Bộ, đặc trưng 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ
30÷35o, độ ẩm 90÷95%, lượng mưa 1600÷2000mm. Thị xã Tuyên Quang và
vùng ven Sông Lô thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ. Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, đơi khi có băng giá và sương muối.
Dân cư gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Lùng, Thanh Y, Cao Lan, Sán Chí
… Người Kinh chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu là dân tộc lên khai hoang từ những
năm 1960-1963. Đời sống phần lớn dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Phía

tây nam của vùng giáp thị xã Tun Quang có 2 xí nghiệp nghiền quặng barit,
1 xí nghiệp bột kẽm Tràng Đà và 1 nhà máy xi măng của tỉnh. Hầu hết các
làng, bản đều có điện lưới Quốc Gia, các cơ sở hạ tầng và tiều thủ công
nghiệp tương đối phát triển phục vụ nhu cầu dân sinh và đáp ứng cho nhu cầu
khai khoáng.


11

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí giao thơng vùng nghiên cứu


12
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản vùng Sơn Đô
1.2.1. Thời kỳ trước năm 1945
Công tác nghiên cứu địa chất gắn liền tìm kiếm thăm dị và khai thác
khoáng sản:
Năm 1905 trong khi nghiên cứu địa chất vùng Đông Bắc Bắc Bộ tỷ lệ
1/500.000 H.Lantenois và Zeill đã phát hiện mỏ kẽm-chì Tràng Đà và Núi
Dùm. Sau đó thiết kế khai thác với quy mơ khá lớn vào những năm 19141930. Cơng trình khai thác để lại rất nhiều các tầng lò bằng, xiên và các
moong lộ thiên.
Sau đó từ những năm 1919-1935 nhiều nhà địa chất Pháp đã nghiên
cứu chi tiết vùng mỏ này như: E.Patte, Bourret và Fromaget … tài liệu để lại
cịn rất ít, bị thất lạc nhiều, chỉ có ý nghĩa tham khảo.
1.2.2. Thời kỳ sau năm 1945
Hồ bình lập lại cơng tác nghiên cứu địa chất và điều tra khoáng sản
mới bắt đầu được triển khai đồng bộ có hệ thống với sự trợ giúp của các nhà
địa chất Xô Viết.
Điều tra địa chất khu vực
- Đo vẽ bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam1/500.000 (A.Dovjicob

và nnk-1965), xếp các trầm tích lục nguyên xen carbonat vào tuổi
Protezozoi (Pt).
- Đo vẽ bản đồ địa chất tờ Tuyên Quang 1/200.000 (Phạm Đình Long
và nnk-1968) xếp các trầm tích biến chất vùng Sơn Dương-Yên Sơn vào điệp
Pha Long tuổi Cambri sớm (∈1pl).
- Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ Sơn Dương,
Văn Lãng 1/50.000 (Nguyễn Văn Trang và nnk-1974) các trầm tích lục
ngun xen carbonat ở khu Bình Ca, Thái Bình vào hệ tầng Đạo Viện tuổi
Silur-Devon.


13
- Chỉnh biên bản địa chất loạt tờ Đông Bắc Bộ 1/200.000 ( Nguyễn Văn
Hoành và nnk-1985) xếp các trầm tích lục nguyên xen cabonat trong vùng
vào 2 hệ tầng Pia Phương (D1-2pp) và Đại Thị (D1đt).
- Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ Đoan
Hùng-n Bình 1/50.000 (Hồng Thái Sơn nnk-1998) Liên đồn Địa chất
Tây Bắc đã xếp các trầm tích trong vùng vào 2 hệ tầng Tứ Quận (O3-Stq)
và Đắc Ninh (S2đn).
- Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ Chợ Chu
1/50.000 (Lê Văn Giang và nnk-2000) Liên đồn Bản Đồ Địa chất Miền Bắc
xếp các trầm tích vào 2 hệ tầng Làng Đầu (D1-2lđ) và Trung Trực (D1?tt).
Đánh giá khoáng sản
- Năm 1956 khi nghiên cứu mỏ Kẽm Tràng Đà-Núi Dùm chuyên gia
Liên Xô E.Zeleznob đánh giá quặng chì-kẽm ngun sinh và quặng oxy hố
chất lượng tốt đã bị khai thác khá nhiều, còn lại quặng nghèo với hàm lượng
sắt cao.
- Năm 1976 Nguyễn Văn Trang đã tìm kiếm chi tiết hố quặng barit-chì
ở khu Xóm Húc-Ngịi Bụt bằng cơng trình hào và khoan 1 lỗ khoan sâu
149m, gặp quặng sulfur chì-kẽm trong đá vơi ở độ sâu 60m. Tính TNDB

P2=162 ngàn tấn BaSO4. Đồng thời tìm kiếm quặng barit ở Xóm Hoắc và tính
được TNDB P2=82 ngàn tấn BaSO4.
- Năm 1990 Ma Kim Trung đoàn 109 Liên đồn Địa chất số I tìm kiếm
tỷ mỉ barit Húc-Việt Thắng bằng các cơng trình hào và đã tính được trữ lượng
và TNDB các thân quặng barit gốc ở Làng Chanh, Xóm Húc, Khn Bén 7
thân quặng =101.880 tấn BaSO4 và 3 thân quặng barit sa khoáng ở Làng
Chanh, Khuôn Hỏi, Bảy Mẫu = 31.635 tấn BaSO4.
- Năm 1996 Liên đồn Địa chất Tây Bắc tìm kiếm chi tiết hoá 1/10.000
khu Tràng Đà-Núi Dùm=8km2 gồm 8 thân quặng sulfur và oxyt chì-kẽm, sử
dụng phương pháp địa vật lý mặt cắt phân cực kích thích và đào hào.


14
TNDB cấp P1≈ 500.000 tấn Pb+Zn.
- Năm 1999 Lê Văn Giang đã tìm kiếm chi tiết hố điểm chì-kẽm
Khn Khương, Sơn Đơ đào 1 số cơng trình hào đã khoanh nối được 1 đới
quặng kéo dài ≈7km, rộng hàng trăm mét nhưng hàm lượng nghèo.
- Năm 2001 Nguyễn Trọng Tuyết Liên đồn Địa chất Đơng Bắc đã tìm
kiếm đánh giá chi tiết khoáng sản Pb-Zn 1/2.000 ở 3 khu Sơn Đơ, Núi Dùm,
Dốc Chị, sử dụng tổ hợp các phương pháp địa vật lý, trắc địa, ĐCTV-ĐCCT,
đào hào, sửa lò cũ để lấy tài liệu và khoan máy 4 lỗ khoan. Kết quả đã tính
được 9 thân quặng ở 3 khu:
C2+P1= 242.714 tấn Pb+Zn (trong đó cấp C2 ≈ 33.000 tấn Pb+Zn)
1.3. Đặc điểm địa chất vùng Sơn Đô
1.3.1. Đặc điểm về địa tầng
Căn cứ vào các thành tạo trầm tích có mặt trên mặt cắt: lục ngun,
carbonat-lục ngun, carbonat và lục nguyên-carbonat với tổng chiều dày
khoảng 2000m. Chúng tôi chia các trầm tích trong vùng thành 4 phân vị địa
tầng có tuổi khơng liên tục từ Paleozoi đến Kainozoi gồm hệ tầng Pia
Phương (D1-2pp), hệ tầng Đại Thị ( D1đt) hệ tầng Mía Lé (D1 - D2 ml) và hệ

Đệ Tứ (Q).
Sau đây là đặc điểm chính các phân vị địa tầng trong vùng:


15

Hình 1.2: Sơ đồ địa chất vùng Sơn Đơ, n Sơn - Tuyên Quang


16
Hệ Silur, thống trên-hệ Devon, thống dưới, hệ tầng Pia Phương
(D1-2pp)
Các trầm tích hệ tầng Pia Phương phân bố chủ yếu trong vùng
nghiên cứu
Đặc trưng mặt cắt của hệ tầng là phía dưới chủ yếu là trầm tích lục
nguyên, giữa gồm trầm tích carbonat-lục nguyên và chuyển lên trên cùng là
trầm tích carbonat xen kẹp ít trầm tích lục nguyên. Các đá có hướng cắm
chung theo qui luật từ đơng sang tây: đơng nam-nam-tây nam-tây với góc dốc
từ 20÷40o rất hiếm >40o.
Dựa vào thành phần thạch học, vào cấu tạo, quan hệ địa tầng, mức độ
biến chất, các đá biến đổi và mức độ chứa quặng hoá chia hệ tầng làm 3 tập:
dưới-giữa-trên:
1.3.1.1. Tập dưới (D1-2pp1): các đá của tập lộ ra bắt đầu từ núi Làng
Khôn kéo dài về phía đơng bắc ra ngồi diện tích. Diện lộ có chiều rộng
370÷850m, chiều dài 6000m cấu tạo nên 1 phần nhân nếp lồi Đạo Viện với
diện lộ 4,5km2.
Các thành tạo của tập chủ yếu là đá phiến thạch anh-sericit xen ít cát
kết, cát kết dạng quarzit, phiến thạch anh-felspat-sericit có bề dày 500m.
Đặc điểm của tập từ dưới lên: cát kết, cát kết dạng quarzit màu xám
phân lớp trung bình tới dày xen ít đá phiến sét-sericit.. Chuyển lên là đá phiến

thạch anh-sericit màu xám đen, xám lục xen ít cát kết dạng quarzit, trên cùng
là đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến sét-sericit màu xám đen, xám lục.
1.3.1.2. Tập giữa (D1-2pp2): các đá của tập giữa lộ ra chủ yếu tạo thành
các dải kéo dài phương chính đơng bắc-tây nam bao quanh tập dưới với diện
lộ nơi rộng nhất 4000m (Đèo Bụt) và nơi hẹp nhất 900m (nam Xóm Dùm)
cùng diện lộ nhỏ góc đơng nam với tổng diện lộ 39km2, là thành phần chính
cấu thành nên cánh nam và một phần nhân nếp lồi Đạo Viện.


17
Các thành tạo của tập chủ yếu là đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến
sét-sericit, cát kết, cát kết dạng quarzit xen kẹp ít đá vơi và vơi sét.
Quan hệ dưới chuyển tiếp từ tập dưới lên bởi lớp đá sét vơi duy trì khá
ổn định theo đường phương (dùng làm tập đánh dấu). Phần trên chuyển tiếp
liên tục lên trầm tích carbonat của tập trên.
1.3.1.3. Tập trên ((D1-2pp3)
Các đá của tập lộ ra tạo dải vòng cung đứt đoạn từ Đèo Uy đến Nước
Luân-Dùm và vài diện nhỏ dọc đứt gãy Làng Cháy-Khâu Lấu, Làng NghẹtLàng Cà (phần nhân nếp lồi Đạo Viện) và góc đơng nam vùng với tổng diện
tích lộ 25,5km2. Dải từ Đèo Uy-Bén-Hoắc-Nước Ln có phương kéo dài
chính đơng bắc-tây nam, rộng từ 300÷2000m, dài 12000m gần như trùng với
bản lề cánh nếp lồi. Dải Hoắc-Dùm rộng từ vài trăm mét ÷1000m, dài
8000÷9000m bị đứt gãy cắt xén làm xê dịch, dịch chuyển song vẫn có dạng
kéo dài hình vịng cung cấu thành nên mũi bao nếp lồi Đạo Viện.
Các thành tạo của tập chủ yếu là đá vơi hoa hố màu xám, xám sáng
phân lớp dày đến dạng khối xen thấu kính đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến
sét-sericit dày 350÷450m.
Đặc điểm mặt cắt của tập:
Lớp đáy là đá vôi sét, vôi màu xám phân lớp từ mỏng đến trung bình,
chuyển lên là đá vơi hoa hoá màu xám, xám sáng phân lớp dày đến dạng khối
xen kẹp đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến sét-sericit và trên cùng là đá vơi

hoa hố màu xám đen, xám sáng phân lớp từ trung bình đến dày đơi chỗ dạng
sọc dải kẹp cát kết, cát kết dạng quarzit.
Hệ Devon thống dưới - hệ tầng Đại Thị (D1đt)
Các trầm tích hệ tầng Đại Thị phân bố phía đơng nam, nam, tây nam và
tây vùng nghiên cứu chiếm 79km2. Từ phía bắc nằm chuyển tiếp lên trầm tích
carbonat của hệ tầng Pia Phương (D1-2pp3) và góc đơng nam có quan hệ kiến


18
tạo với hệ tầng Pia Phương còn các hướng khác trầm tích này cịn phát triển ra
ngồi tờ bản đồ.
Đặc trưng mặt cắt của hệ tầng là phía dưới chủ yếu trầm tích lục
nguyên, chuyển lên trên là trầm tích carbonat.
Trên diện tích vùng nghiên cứu tính từ đứt gãy á kinh tuyến Bảy MẫuHoắc- Khn Tứ về phía đơng các đá có hướng cắm chung đơng nam (phía
bắc) và tây bắc (phía nam) với góc dốc 10÷30o tạo nếp lõm thoải. Diện tích
cịn lại (về phía tây) các đá có hướng cắm chung tây nam (Húc) và tây (Tràng
Đà) với góc dốc 20÷40o.
Dựa vào thành phần thạch học, vào cấu tạo, vào quan hệ địa tầng và
mức độ chứa quặng hoá chia hệ tầng thành 2 tập:
2-1. Tập dưới (D1đt)
Các đá tập dưới lộ ra trên diện rộng trải ra từ nửa diện tích phía đơng
qua phía nam sang phía tây với tổng diện tích 64,5km2.
Các đá này tạo lõm thoải Lương Cải và uốn nếp nhẹ Tiến Bộ, phía tây
cấu thành mũi bao nếp lồi Đạo Viện.
Các thành tạo của tập chủ yếu là trầm tích lục nguyên: cát kết, cát kết
dạng quarzit, đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến sét-sericit kẹp thấu kính nhỏ
đá phiến calcit thạch anh, đá sét vôi. Dày 300-400m.
Quan hệ dưới: chuyển tiếp liên tục từ trầm tích carbonat hệ tầng Pia
Phương (D1-2pp3) và chuyển tiếp lên trầm tích carbonat tập trên (D1đt2).
Đặc điểm thành phần mặt cắt tập:

- Mặt cắt Bình Ca:
Phần dưới: cát kết đa khoáng, cát kết dạng quarzit màu xám, trắng xám,
phân lớp dày xen kẹp đá phiến sét-sericit màu xám, xám đen, xám vàng phân
phiến mỏng, bị ép nén uốn lượn mạnh, chiều dày 40÷200m.


19
Phần trên: đá phiến thạch anh-sericit xen đá phiến sét-sericit màu xám,
xám đen, phong hố có màu vàng nhạt, phân phiến mỏng bị ép nén uốn lượn
mạnh. Chiều dày ≈150m.
- Mặt cắt Nông Tiến-Đồng Quán:
Phần dưới: cát kết, cát kết dạng quarzit màu xám, xám trắng, xám sáng
phớt hồng, hạt trung, phân lớp dày, giịn. Chiều dày 60÷150m.
Phần trên: đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến sét-sericit màu xám,
xám đen kẹp lớp đá phiến calcit thạch anh và thấu kính sét vôi màu đen.
Chiều dày ≈200m.
- Mặt cắt Khâm Kheo:
Chủ yếu đá phiến thạch anh-sericit (cát kết, cát kết dạng quarzit) xen
kẹp lớp mỏng đá phiến sét-sericit, cát kết đa khoáng và thấu kính nhỏ đá vơi
phân lớp mỏng.
2-2. Tập trên (D1đt2)
Các đá lộ ra với diện lộ có dạng kéo dài đứt đoạn trên vùng lõm từ
Lương Cải sang Khâm Kheo gồm các dải kéo dài từ vài trăm mét ÷ 6000m,
rộng từ vài trục mét ÷ 800m. Còn từ Khn Tứ-Dốc Chị-Đồng Qn các diện
lộ kéo dài dạng đẳng thước, rộng vài trăm mét - 950m, dài 500÷2000m. Tổng
diện lộ của tập 14,5km2.
Thực tế các trầm tích ở phần lõm Lương Cải-Khâm Kheo là phần cịn
sót lại của các thành tạo carbonat tập trên (D1đt2) trên trầm tích lục ngun
của tập dưới (D1đt1). Trên diện tích từ Khn Tứ-Đồng Quán các thành tạo
carbonat này cấu thành nên mũi bao nếp lồi Đạo Viện và trong chúng thường

thành tạo các thân quặng chì-kẽm cơng nghiệp.
Các thành tạo tập trên chủ yếu đá vôi màu xám sáng, phân lớp dày đến
trung bình, đá vơi tái kết tinh màu xám đen phân lớp mỏng đến trung bình, đá


20
sét vơi màu xám đen phân lớp mỏng xen ít phiến sét màu xám, phiến calcitsericit màu xám đen, cát kết, cát kết dạng quarzit.
Tập trên chuyển tiếp liên tục từ tập dưới lên, quan hệ trên không rõ.
Chiều dày 500÷700m.
Đặc điểm thành phần mặt cắt của tập:
- Mặt cắt Dùm:
Lớp dưới đá vơi, đá vơi hoa hố, đá vơi thạch anh hố xen các lớp
mỏng đá phiến vơi, dày 240m.
Lớp trên: đá vơi hoa hố phân lớp dày, xen kẹp các thấu kính đá phiến
sét vơi, sét-sericit, chiều dày 250m.
- Mặt cắt Dốc Chị:
Lớp dưới: đá vơi phân lớp dày bị hoa hố, chiều dày 160m.
Lớp giữa: đá vơi, phiến vôi phân lớp mỏng xen phiến sét-sericit, cát
kết, cát kết dạng quarzit, dày 210m.
Lớp trên: đá vôi phân lớp dày bị hoa hố chuyển lên đá vơi phân lớp
mỏng, chiều dày 260m.
Hệ Devon thống dưới - hệ tầng Mía Lé (D1ml)
Hệ tầng Mia Lé phân bố một phần nhỏ ở khu vực Tây Nam và Tây Bắc
của khu vực nghiên cứu. Hệ tầng có chiều dày khoảng 500m gồm 2 phần:
+ Phần 1: Gồm bột kết xám lục xen đá phiến sét và sét vôi(50m) chứa
Euryspirifer tonkinensis.
+ Phần 2: Đá phiến sét xen sét vơi, phần trên cùng có một vài lớp đá
vôi sét mỏng (450m), chứa tay cuội Euryspirifer tonkinensis, Atrypa aff
reticulasris, bọ Ba Thùy và Rêu động vật.
Tại mặt cắt Đồng Văn – sông Nho Quế(Hà Giang), ở phần trên của hệ

tầng xuất hiện một số thấu kính và lớp đá vơi xám, xám sẫm xen trong đá
phiến sét vơi phong phú hóa thạch, chủ yếu là san hô và Tay cuộn thuộc phức
hệ Euryspirifer tonkinensis.


21
Hệ tầng Mia Lé nằm chỉnh hợp giữa hệ tầng Bắc Bun(D1lbb) và hệ tầng
Bản Páp(D1-2bp), hoặc hệ tầng Si Phai(D1em-D3fr sp). Tuổi của hệ tầng được
xác định là Paraga dựa vào hóa thạch và quan hệ địa tầng kể trên.
Hệ Đệ tứ (Q)
Các trầm tích hệ Đệ tứ vùng điều tra chiếm diện tích khoảng 15km2,
chúng phân bố dọc các thung lũng Sông Lô, ven theo Suối Lê, Suối Hoắc,
Suối Húc, Suối Cây Hồng,… và trong các thung lũng nhỏ có chiều rộng từ
50÷70m, chiều dài từ vài t
răm mét đến 5÷6km, có chiều dày thay đổi từ 0,5÷12m, gồm 3 nguồn
gốc: bồi tích, lũ tích, sườn tích.
Các trầm tích này có thành phần rất hỗn tạp: cuội, tảng, dăm, cát, bột,
sét. Cuội sỏi có độ lựa chọn và mài trịn từ kém đến trung bình.
Dựa theo nguồn gốc các trầm tích Đệ Tứ khơng phân chia có các thành
tạo: aluvi, aluvi-proluvi, deluvi-proluvi.
1.3.2. Đặc điểm về cấu trúc kiến tạo
Vùng điều tra thuộc phạm vi nhỏ hẹp của khối nâng Sông Lô, hội tụ
khá nhiều các yếu tố kiến tạo:
Các phá huỷ kiến tạo, các hoạt động biến vị với các kiểu nếp uốn, biến
chất, biến đổi và sự đa dạng, phong phú của các khoáng sản.
Với kết quả thu được trong quá trình đánh giá chì-kẽm vùng Đồng
Quán-Bình Ca, đánh giá chì-kẽm, barit vùng Sơn Đơ-Phú Thịnh thuộc 3
cấu trúc:
- Cánh nam nếp lồi Đạo Viện.
- Mũi bao nếp lồi Đạo Viện.

- Uốn nếp mở rộng của cánh nếp lồi.
Và xác định 3 hệ thống đứt gãy chính: hệ thống đứt gãy tây bắc-đông
nam, đông bắc-tây nam và á kinh tuyến, trong đó hệ thống đơng bắc-tây nam


22
phát triển nhất. Bên cạnh các đứt gãy là các hệ thống khe nứt phát triển dày
đặc làm cho đá bị dập vỡ và xê dịch khối tảng, tạo điều kiện cho việc hình
thành các khống sản chì-kẽm, barit…

Hình 1.3: Sơ đồ phân vùng sinh khoáng miền Việt Bắc


23
1.3.2.1. Đặc điểm nếp uốn
a. Cánh nam nếp lồi Đạo Viện (Hoắc-Bảy Mẫu-Khau Quân): Cánh rộng

khoảng 4km, dài 10km. Cấu thành nên cánh nếp lồi là các thành tạo carbonatlục nguyên và carbonat của hệ tầng Pia Phương (D1-2pp) có hướng cắm đơng
nam, góc dốc từ 20÷35o, bị các đứt gãy hệ thống đông bắc-tây nam theo
đường phương và bị hệ thống đứt gãy á kinh tuyến cắt xén làm biến vị, phá
huỷ dịch chuyển khối tảng, biến đổi tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển, lắng
đọng quặng barit nhiệt dịch. Ngay phần diện tích tiếp giáp với nhân nếp lồi
Đạo Viện phân bố ở Nông Tiến-Núi Dùm, cấu thành bởi trầm tích lục nguyên
của tập 1 hệ tầng Pia Phương (D1-2pp1), chiều rộng 1km, dài 4km, có 2 đứt
gãy phân tầng hướng đông bắc-tây nam cắt các đá lục ngun bị phiến hố có
ổ, mạch thạch anh nhiệt dịch chứa vàng.
b. Mũi bao nếp lồi Đạo Viện
Cấu thành nên mũi bao là trầm tích carbonat xen kẹp lục nguyên của
tập 3 hệ tầng Pia Phương (D1-2pp3) của trầm tích lục nguyên-carbonat của hệ
tầng Đại Thị (D1đt) uốn cong dạng cánh cung bao lấy nếp lồi Đạo Viện dài từ

8÷9km, rộng 1÷3km, có đường phương đất đá trùng với đường bao và góc
dốc đá thay đổi từ 25÷ 35o, hiếm hơn là 50÷ 60o. Các lớp đá bị hai hệ thống
đứt gãy tây bắc-đông nam và đông bắc-tây nam cắt xén, xê dịch, dịch chuyển
khối tảng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lắng đọng quặng chìkẽm nhiệt dịch.
c. Cánh nếp lồi uốn nếp mở rộng Khâm Kheo-Lương Cải
Cấu thành nên là các trầm tích lục nguyên và ít phần sót lại của trầm
tích carbonat hệ tầng Đại Thị (D1đt). Các đá này bị uốn nếp, biến vị tạo nên
các nếp lồi, nếp lõm có quy mơ từ hàng trăm mét đến vài trục mét với góc
cắm ở hai cánh thay đổi từ 15÷35o. Nhìn chung các nếp uốn này có trục uốn
nếp phương đơng đơng bắc-tây tây nam là chủ yếu. Hoạt động kiến tạo ít
mạnh mẽ, các đứt gãy ít phát triển và ít khả năng hoạt động khoáng hoá.


24
1.3.2.2. Đặc điểm đứt gãy
Các biến dạng đứt gãy tạo nên bình đồ cấu trúc chính, trong các vùng
đứt gãy hướng đông bắc-tây nam phát triển mạnh quyết định cấu trúc vùng,
hệ thống đứt gãy tây bắc-đông nam và á kinh tuyến cùng phát triển làm phức
tạp thêm bình đồ cấu trúc.
Nghiên cứu các biến dạng khe nứt, đứt gãy kiến tạo khu Đồng QnNơng Tiến, khu Bình ca cho thấy các khe nứt được sinh ra trong ba trường
ứng suất trượt bằng với ba hướng lực tác dụng gồm: á vĩ tuyến, á kinh tuyến
và tây bắc-đơng nam.
Trong đó các biến dạng khe nứt được thành tạo trong các trường hợp
trượt bằng á vĩ tuyến và á kinh tuyến là chủ yếu.
Tiếp theo là các biến dạng khe nứt được thành tạo trong các trượt bằng
phương nén tây bắc-đông nam. Các trường trượt bằng phương nén á kinh
tuyến, á vĩ tuyến thường được đặc trưng bằng góc chứa trục nén là góc tù.
Đây có lẽ là trượt bằng cổ hơn cả trong hoạt động kiến tạo trong vùng. Trượt
bằng hướng nén á kinh tuyến góc chứa trục nén thường là lớn hơn cả, có lẽ
liên quan với các hoạt động uốn nếp. Cịn trượt bằng hướng nén tây bắc-đơng

nam có góc chứa trục nén là góc nhọn có lẽ liên quan tới thành tạo hệ thống
đứt gãy phương đông bắc-tây nam và á kinh tuyến.
a. Hệ thống đứt gãy phương tây bắc-đông nam:
Các đứt gãy hệ thống này phát triển mạnh ở phần phía tây của vùng.
Đứt gãy Sơng Lơ lớn nhất trong vùng, nó chạy dọc theo Sơng Lơ góc tây nam
vùng. Đứt gãy này thường bị che phủ bởi trầm tích aluvi. Chạy song song với
đứt gãy Sơng Lơ là đứt gãy Bình Ca-Nơng Tiến, Dốc Chị-Tràng Đà, Làng
Cháy-Làng Khôn, Làng Cà và các đứt gãy nhỏ mang quặng chì-kẽm. Ở tiểu
khu phía tây dọc theo các đứt gãy thường gặp đới dăm kết, đới dập vỡ của các
loại đá, hiện tượng thạch anh hoá, limonit hoá, đá vơi hoa hố, dolomit hố,
sericit-chlorit hố phát triển.


×